CHƯƠNG II: TTHCM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khác với C.Mác và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều đến
A. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
B. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
C. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
D. Cuộc đấu tranh chống phong kiến và tay sai
2. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
A. Vấn đề dân tộc nói chung
B. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
C. Đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng dân tộc
D. Đấu tranh chống chủ nghĩa phong kiến và thực dân
3. Từ thực tiễn phong trào cứu nước của cha ông và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là
A. Đi tới xã hội cộng sản
B. Đi tới xã hội phát triển hơn về mọi mặt
C. Đi tới xã hội phong kiến
D. Đi tới xã hội tư bản
4. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường của cách mạng Việt Nam là:
A. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội tư bản
B. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
C. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội xã hội chủ nghĩa
D. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội chủ nghĩa
5. "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Theo Hồ Chí Minh, con đường này:
A. Kết hợp cả nội dung dân tộc, giai cấp
B. Kết hợp cả nội dung dân tộc, giai cấp, dân chủ
C. Kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
D. Kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa cộng sản
6. Lựa chọn phương án sai: Theo Hồ Chí Minh, ở nước ta "Đi tới xã hội cộng sản" là hướng phát triển lâu dài, bởi vì:
A. Con đường này phù hợp hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa
B. Là nét độc đáo, khác biệt so với con đường phát triển các dân tộc phương Tây
C. Nó quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
D. Vì không còn sự lựa chọn nào khác
7. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc được hiểu là:
A. Dân tộc thuộc địa
B. Dân tộc theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc
C. Dân tộc theo nghĩa hẹp là các tộc người
D. Dân tộc nói chung
8. Đâu là quan điểm của Hồ Chí Minh:
A. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
B. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
C. Tất cả các dân tộc thuộc địa trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
D. Tất cả các dân tộc đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
9. Đâu không phải là quan điểm của Hồ Chí Minh:
A. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc
B. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa
C. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu
D. Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy
10. Đâu là luận điểm của Hồ Chí Minh khi nói về nội dung của độc lập dân tộc:
A. Phải là một nền độc lập thực sự, hoàn toàn về kinh tế, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
B. Phải là một nền độc lập thực sự, hoàn toàn về chính trị, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
C. Phải là một nền độc lập thực sự, hoàn toàn, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
D. Phải là một nền độc lập hoàn toàn, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
11. Đâu là luận điểm của Hồ Chí Minh khi nói về nội dung của độc lập dân tộc:
A. Độc lập dân tộc, cuối cùng, phải đánh đuổi đế quốc thực dân ra khỏi biên giới quốc gia
B. Độc lập dân tộc, cuối cùng, phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân
C. Độc lập dân tộc, cuối cùng, phải tạo điều kiện cho mọi người tự do quyết định vận mệnh của mình
D. Độc lập dân tộc là phải khẳng định trong bản tuyên ngôn
12. Đâu là quan điểm của Hồ Chí Minh khi đề cập đến mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp:
A. Chỉ có thể đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản thì mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc
B. Vấn đề dân tộc tách biệt với vấn đề giai cấp
C. Vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu
D. Coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc.
13. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện:
A. Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam
B. Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam
C. Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, nông dân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam
D. Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân
14. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện:
A. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
B. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng
C. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng
D. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và trí thức
15. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết vì:
A. Ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc nổi trội hơn
B. Ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với phong kiến nổi trội hơn
C. Ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc không sâu sắc bằng mâu thuẫn giữa giữa địa chủ và nông dân
D. Ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc nổi trội hơn
16. Luận điểm nào là sai trong quan điểm của Hồ Chí Minh khi đề cập đến mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
A. Không giành được độc lập dân tộc thì không thể tiến hành được cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Giành được độc lập mới chỉ là bước đầu của việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
C. Càng thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta càng có điều kiện bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
D. Không giành được độc lập dân tộc thì vẫn tiến hành được cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu biết dựa vào các nước phát triển
17. Đâu không phải là quan điểm của Hồ Chí Minh khi đề cập đến mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc:
A. Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc
B. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp
C. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc
D. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, lợi ích của dân tộc phải phục tùng lợi ích của giai cấp
18. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng ở Việt Nam thuộc hình thức cách mạng nào?
A. Tư bản cách mạng
B. Dân tộc cách mạng
C. Giai cấp cách mạng
D. Vô sản cách mạng
19. Hồ Chí Minh đã dựa vào đâu để xác định tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng thuộc địa?
A. Phân tích kết cấu giai cấp xã hội ở phương Đông và thấy được sự khác biệt về phân hóa giai cấp
B. Phân tích kết cấu giai cấp xã hội ở phương Đông và thấy được sự phân hóa giai cấp phương Đông và phương Tây không có gì khác nhau
C. Phân tích cách mạng tháng Mười Nga và lựa chọn theo con đường này
D. Rút ra từ bài học của các con đường cách mạng trước đó của dân tộc
20. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, theo Hồ Chí Minh, đối tượng của cách mạng thuộc địa là?
A. Giai cấp tư sản bản xứ
B. Giai cấp địa chủ nói chung
C. Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
D. Chủ nghĩa đế quốc
21. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, theo Hồ Chí Minh, yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là:
A. Lật đổ giai cấp tư sản bản xứ
B. Lật đổ giai cấp địa chủ nói chung
C. Đánh đổ chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
D. Độc lập dân tộc
22. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn chủ yếu ở các nước thuộc địa là:
A. Giữa giai cấp tư sản bản xứ và nông dân
B. Giữa giai cấp địa chủ và nông dân
C. Giữa chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
D. Giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân
23. Trong cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, theo Hồ Chí Minh, tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là:
A. Giải phóng dân tộc
B. Giải phóng giai cấp
C. Giải phóng con người
D. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
24. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải:
A. Đi theo con đường của các bậc tiền bối Việt Nam
B. Đi theo con đường của cách mạng Pháp, Mỹ
C. Đi theo con đường của cách mạng vô sản
D. Đi theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
25. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải:
A. Có tổ chức đoàn thể lãnh đạo
B. Có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
C. Có một cá nhân xuất sắc lãnh đạo
D. Có Đảng của tầng lớp trí thức lãnh đạo
26. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của:
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp công nhân và nông dân
C. Toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông
D. Giai cấp công nhân và trí thức
27. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải:
A. Tiến hành chủ động và sáng tạo
B. Dựa vào sự thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa khác
C. Dựa vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc
D. Dựa vào sự ủng hộ của các nước phát triển
28. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải:
A. Thực hiện bằng con đường bạo lực
B. Kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
C. Thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
D. Bằng thương lượng hòa bình
29. Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản?
A. Con bạch tuộc
B. Con đỉa hai vòi
C. Con chim đại bàng
D. Con rồng tre
30. Luận điểm "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai cái vòi ấy" của Hồ Chí Minh được trích từ tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường cách mệnh
C. Báo người cùng khổ
D. Báo thanh niên
31. Luận điểm của Hồ Chí Minh "Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã" được trích từ tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường cách mệnh
C. Chánh cương vắn tắt của Đảng
D. Tuyên ngôn Độc lập
32. Hồ Chí Minh viết: "... mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người. Mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử". Hãy điền vào chỗ chấm để hoàn thiện câu trên.
A. Cách mạng tư sản Pháp
B. Cách mạng Tháng Mười
C. Cách mạng Tân Hợi
D. Cách mạng Tháng Tám
33. "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Câu trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Bản án chế độ thực dân pháp
B. Chính cương sách lược vắn tắt
C. Tuyên ngôn độc lập
D. Đường cách mệnh
34. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B. Đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân
C. Đòi quyền tự trị dân tộc dưới sự bảo hộ của ngoại bang.
D. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
35. Biện pháp hàng đầu để giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc phải:
A. Dựa vào bạo lực vũ trang thuần tuý
B. Dùng phương pháp đàm phán hoà bình
C. Kêu gọi quân đội nước ngoài trợ giúp
D. Sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp bạo lực chính trị của quần chúng với bạo lực vũ trang
36. "... là phá cái cũ đổi ra cái mới, cái xấu đổi ra cái tốt". Hãy hoàn thiện quan điểm trên của Hồ Chí Minh
A. Cải cách
B. Cách mạng xã hội
C. Cách mạng
D. Cách mạng vô sản
37. "Trong lúc này, quyền lợi của dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy". Kết luận trên là nội dung của Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì?
A. Hội nghị Trung ương 6 (11-1939)
B. Hội nghị Trung ương 7 (11-1940)
C. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941)
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945)
38. Chọn phương án trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
A. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời với cách mạng vô sản ở chính quốc
B. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi sau cách mạng vô sản ở chính quốc
C. Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
D. Thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc
39. Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Chủ nghĩa yêu nước
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu
D. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
40. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh coi là động lực lớn của đất nước. Đó là:
A. Chủ nghĩa dân tộc nước lớn
B. Chủ nghĩa dân tộc nhược tiểu
C. Chủ nghĩa quốc gia
D. Chủ nghĩa dân tộc chân chính
41. Hồ Chí Minh đứng trên quan điểm nào để giải quyết vấn đề dân tộc?
A. Quan điểm quốc gia dân tộc
B. Quan điểm chủng tộc (huyết thống, màu da, tiếng nói...)
C. Quan điểm đại dân tộc
D. Quan điểm giai cấp công nhân
42. Đâu là quan điểm của Hồ Chí Minh:
A. Giải phóng giai cấp là tiền đề để giải phóng dân tộc
B. Giải phóng con người là tiền đề để giải phóng dân tộc
C. Giải phóng dân tộc là tiền đề giải phóng giai cấp
D. Giải phóng xã hội là tiền đề giải phóng giai cấp
43. Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là gì?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản dân tộc
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân, trí thức với địa chủ phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân
44. Theo Hồ Chí Minh, đối tượng của cách mạng thuộc địa là:
A. Giai cấp tư sản bản địa
B. Địa chủ phong kiến
C. Bọn phản động, tay sai ôm chân đế quốc.
D. Chủ nghĩa thực dân và bọn tay sai phản động
45. Theo Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là:
A. Ruộng đất cho nông dân
B. Là vấn đề dân chủ xã hội
C. Cải thiện dân sinh
D. Độc lập dân tộc
46. Chọn phương án sai khi đề cập cơ sở khoa học để Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản:
A. Bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
B. Bài học từ cách mạng Tân Hợi
C. Nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản
D. Nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga
47. "Cách mệnh thành công đã hơn 150 năm, nhưng công nông vẫn cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai". Đây là kết luận của Hồ Chí Minh khi nghiên cứu cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Mỹ (1776)
B. Cách mạng tư sản Pháp (1789)
C. Cách mạng Tân Hợi
D. Cách mạng tháng Mười Nga
48. Điền từ còn thiếu vào đoạn trích: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng ........... là đã thành công, và thành công ......................, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe khoang bên An Nam".
A. Tư sản Pháp - đến nơi
B. Tư sản Mỹ - đến chốn
C. Nga - đến nơi
D. Tháng Mười Nga - đến nơi
49. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường ......................."
A. Cách mạng vô sản
B. Cách mạng tư sản
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Cách mạng tháng Mười Nga
50. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc vì:
A. Kẻ thù ở thuộc địa yếu hơn kẻ thù của giai cấp vô sản ở chính quốc
B. Lực lượng cách mạng ở thuộc địa đông và mạnh hơn lực lượng cách mạng ở chính quốc
C. Đối tượng của thuộc địa là chủ nghĩa thực dân, tay sai phản động
D. Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở thuộc địa hơn ở các nước chính quốc
II. CÂU TRẢ LỜI NGẮN
1. Hồ Chí Minh không bàn đến vấn đề dân tộc nói chung, cũng không bàn vấn đề dân tộc theo nghĩa hẹp là các tộc người, nội dung mà Hồ Chí Minh bàn đến là gì? (vấn đề dân tộc thuộc địa)
2. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? (giải phóng dân tộc)
3. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường nào? ( Cách mạng Vô Sản)
4. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa muốn giành được thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của ai? ( Đảng Cộng Sản)
5. Hoàn thành quan điểm sau của Hồ Chí Minh: "(Tất cả các dân tộc) trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"
6. "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Quan điểm này được đề cập trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? ( Tuyên ngôn độc lập 1945)
7. Hoàn thành đoạn trích sau: "Luận cương của V.I Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta". ( đã đầy đủ)
8. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gì? (Đường Kách Mệnh)
9. Hoàn thành đoạn trích sau của Hồ Chí Minh: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới (Xã Hội Cộng Sản) "
10. Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô và cường độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh đã nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại. Đó là chân lý nào? (Không có gì quý hơn độc lập tự do)
11. Hoàn thành luận điểm sau của Hồ Chí Minh: "Nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì (độc lập) cũng chẳng nghĩa lý gì"
12. Khi phân tích kết cấu giai cấp xã hội ở phương Đông, Hồ Chí Minh đã nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đối tượng nào? ( chủ nghĩa thực dân)
13. Hồ Chí Minh đã chỉ ra đối tượng cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và đối tượng nào nữa? (tay sai phản động)
14. Theo Hồ Chí Minh, yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là gì? (độc lập dân tộc)
15. Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Đây là kết luận sau khi Hồ Chí Minh khảo sát cuộc cách mạng nào trong lịch sử? ( CM tháng 10 Nga)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top