CHƯƠNG 4
Bao nhiêu năm bên nhau từ lâu đã trở thành thói quen, người trước mặt tự bao giờ không biết đã là người trong tim. Hai năm xa nhau, bao lá thư tay Trần Nguyên Khang gửi từ chiến trường sang Liên Xô chưa lần nào được hồi đáp. Bao lần nhớ anh chỉ biết gửi đôi lời theo gió hòa vào ánh trăng gửi đến bên anh.
Cuối năm 1967, Dương Quang Minh ôm theo balo chất đầy lá thư hồi đáp của anh và Nguyên Khang lên đường trở về Việt Nam. Không ai biết vì lí do gì sau ngần ấy năm trời không một lá thư nào của Nguyên Khang được hồi đáp, có lẽ đó chính là bí mật lớn nhất mà Quang Minh vĩnh viễn giữ cho riêng anh... chuyện mà Nguyên Khang cả đời canh cánh trong lòng.
Ngày anh trở về cũng là lúc bằng lăng vừa thay lá mới, xanh mơn mởn. Hàng cây xum xuê lá kéo dài thành hàng trên nẻo đường làng, thứ đổi thay duy nhất chắc là đoạn đường đất năm nào đã thay thế bằng lớp đá vỡ vụn. Vài ngôi nhà trong sớm đã thay vách nhà lợp lá khô bằng gạch nung ngói đỏ còn lại mọi thứ vẫn như ngày nào, chắc bởi thiếu vắng cậu bé của anh nên xung quanh dường như đều trở nên xa lạ bất ngờ.
Anh trở về nhà mình, thắp cho cha 3 nén nhang thơm mới tinh. Tầm chạng vạng tối hôm đó anh xách theo chiếc balo đựng đầy thư tay lốc cốc con xe đạp sang nhà bác Hạnh hỏi thăm bác sau hai năm rời quê. Như có gì đó thôi thúc, anh mỉm cười cực kỳ sáng lạng, xin gửi lại balo chứa đầy kỷ niệm giữa anh và Nguyên Khang cho bác giữ gìn.
"Bác ơi, con xin gửi bác giữ giúp con."
"Sắp tới con sợ... Con có cảm giác mai này con không thể tận tay đưa cho em."
"Bác thương con mong bác giúp con chuyện này."
"Mai mốt con lên xã xin gia nhập quân đội cộng sản mình. Con nhớ ơn bác cả đời ạ."
"Ừ... Chỉ lần này thôi, lần sau bây phải tự tay đưa cho nó biết chưa."
Bác Hạnh khẽ gật đầu đồng ý, thở dài thườn thượt lòng bác nặng trĩu, nhận lấy balo từ tay Quang Minh, lúc sau lại giơ tay xoa đầu Quang Minh. Từ lâu trong lòng bác đã xem anh như là con cháu trong nhà, ở cái thời đại mạng sống ngàn cân treo sợi tóc như thế này, sống nay chết mai ai mà biết tương lai ra sao, bác cũng già rồi bất quá có chết cũng không sao, chỉ thương cho sáp nhỏ chúng quá trẻ chúng còn tương lai rộng mở phía trước.
Ngày hôm đó anh nói rất nhiều thứ, kể cho bác nghe những chuyện mới mẻ lúc còn đi học bên Liên Xô, khoảnh khắc ngắn ngủi ấy đã góp nhặt từng chút một vào đoạn thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời Dương Quang Minh.
Mặt trời dần dà lấp ló sắp biến mất sau rặng dừa xa xa, anh cúi người chào tạm biệt bác, lặng lẽ dắt con xe chậm chạp đi đến trước cửa nhà Nguyên Khang, dẫu biết sẽ không gặp được người anh ngày đêm mong nhớ nhưng anh vẫn dừng chân lại thật lâu thật lâu. Anh hít một hơi thật sâu để lấy động lực, lặng lẽ đi đến bên góc nhà trộm nhìn vào bên trong, giữa những ánh đèn dầu leo lắc, bà cụ đưa lưng về phía anh chăm chú khâu vá lại những chỗ áo đã rách của Nguyên Khang, chiếc áo nhỏ xíu tuy cũ kĩ nhưng vẫn được giữ gìn rất cẩn thận.
Mắt anh hơi đỏ lên, lau vội nước mắt anh lững thững đi vào nhà, cúi đầu chào bà.
"Con chào bà ạ."
Bà cậu chỉ ngước đầu nhìn một cái gật đầu nhẹ rồi tiếp tục cúi đầu khâu vá như cũ.
"Bây sang đây làm gì?"
"Dạ con sang thăm bà, đốt giúp Nguyên Khang vài cây nhang cho ông."
Bà Nguyên Khang cắn môi, bà để anh đốt nhang xong rồi ngoắc tay ý bảo anh đến gần, anh ngoan ngoãn tiến lại.
"Dạ?"
"Bây... thích nó phải không?"
Anh sững người xong vẫn gật đầu.
"Dạ, con thích em. Con..."
Bà thở dài, đặt chiếc áo đang khâu dở lên bàn, lom khom đứng thẳng người đến giữa bàn thờ thắp cho chồng nén nhang thơm, bà đưa lưng về phía anh cất giọng hơi khàn.
"Bây về sắp xếp theo cộng sản đi, đợi nó về nếu nó an toàn giữ mạng bà sẽ chấp nhận hai đứa bây, cha mẹ nó thương con nên bây yên tâm chỉ cần nó vui cái gì cha mẹ nó cũng chiều."
"Bà ơi, bà xoa đầu con được không bà?"
"Lại đây"
Anh bước lại gần cúi thấp đầu để bà xoa đầu, cậu cười toe toét.
"Con hứa con cũng sẽ trở về. Bà đợi tin hòa bình nhé."
Anh ôm bà lần cuối, chào tạm biệt bà rồi xoay người bước ra khỏi nhà, đạp xe trở về nhà. Ngày hôm đó Quang Minh vui đến mức cả đêm mất ngủ.
Ngày trưa 27 tháng 1 năm 1968, anh đạp xe lên xã xin giấy gia nhập cộng sản, ghé qua nhà thông tin thăm bác ba Gòm, chào hỏi đôi lời rồi nhận giấy báo chuẩn bị 2 3 ngày nữa lên đường.
Không lâu cũng đạp lóc cóc xe trở về nhà, không biết ma xui quỷ khiến thế nào dựng bậy con xe bên cạnh sông rửa tay vô tình nghe được mấy lời lúc bấy giờ lại là chuyện tốt cho quân đội Việt Nam. Cái ghe đậu gần đó có vài tên quân phản loạn ẩn nấp giả dạng thành ghe chở muối, thấy bọn cũng ngà ngà say nhìn sơ qua cũng 3 4 người già trẻ có. Chúng đang bàn chuyện tiếp tay ám sát tiểu đội du kích K đang bí mật canh giữ ở Điện Biên, muốn gài mìn giết sạch đầu não ở địa phận Điện Biên. Nhưng ở đó có Nguyên Khang của anh, còn có bộ đội Việt Nam đang canh giữ, nghe sơ thôi cũng biết bao nhiêu là mạng người.
Anh hốt hoảng nhanh chóng lao nhanh lên xe đạp bỏ chạy. Xui xẻo thay bọn chúng nghe tiếng động vô tình thế nào lại thấy anh, ngoại hình anh vốn nổi bật không khó để tìm ra danh tính. Nỗi lo này chồng lên nỗi lo kia, không chờ đợi nhiều, anh thu xếp vội hành lý với hai bộ quần áo cũ, siết chặt chiếc khăn mùi soa cậu tặng trong tay rồi gấp gọn gàng bỏ vào túi. Tìm cơ hội lẻn đến tìm chị cả và mẹ đang lánh nạn tại nhà cha mẹ Nguyên Khang, anh kể rõ ngọn ngành cho cả hai, gào khóc van xin chị gái bí mật tìm đường mang tin ám sát đến cho bộ đội đang làm nhiệm vụ tại Điện Biên. Anh quỳ xuống bên cạnh mẹ, dập đầu tạ ơn công sinh thành lần cuối thay lời từ biệt, nắm chặt lòng bàn tay mẹ trong tay rồi áp lên má anh thật lâu, dụi mặt thật sâu vào lòng bàn tay mẹ, cuối cùng dúi vào tay mẹ lá thư tay anh viết vội đêm qua, nhờ mẹ giúp anh trao nó đến cho em.
"Mẹ ơi, Mẹ ơi... lỡ mai này con đi xa xin mẹ hứa với con vẫn sống thật khỏe mạnh."
"Mẹ ơi con chết cho em, chết cho hòa bình."
Lời từ biệt vừa thoát khỏi môi, mẹ anh đau lòng ôm anh vào lòng tiếng nức nở đứt gãy vang lên từng hồi, vòng tay bà siết chặt con vào lòng đôi tay thô ráp sờ vội lên gương mặt con thật lòng thật dạ chẳng người mẹ nào muốn con mình phải chết cả, anh cắn môi đứng thẳng người gỡ nhẹ tay mẹ ra rồi nhanh chóng xoay lững thững bước đi mỗi một bước đều nhẹ tênh như nãy giờ chẳng có lời tạm biệt nào cả. Sau lưng bóng dáng người mẹ gầy gò lòng dạ ngổn ngang trăm bề, không còn từ nào để diễn đạt cảm xúc bà lúc này đau đớn nức nở chua sót hòa vào nước mắt chảy xuôi. Hai năm không gặp vậy mà giây phút gặp lại không ngờ lại là ngày cuối cùng được nhìn thấy mặt con.
"Con à...Đi đường cẩn thận"
Anh mỉm cười gật đầu thay lời hồi đáp, vai quẩy balo, tay phải đặt trước ngực "trong tim là tổ quốc, trong lòng có em" rồi lại ngẩng cao đầu nhìn bầu trời xanh trong xanh trước mắt.
--------------------------------------------------------------
Anh trả rất nhiều tiền để mua lại một chiếc xe máy cũ, chỉ kịp nhìn nó một lần rồi lên xe tìm đường đến Huế. Trên đường đi anh cứ suy nghĩ mãi, chỉ cầu mong chị gái bình an mang tin đến cho người anh yêu, chỉ như vậy sự hy sinh của anh mới thật sự có ích. Anh muốn nhìn thấy sông Hương, thật muốn mang hương gió năm đó cài lên mái tóc cậu thiếu niên mà anh yêu. Kiếp này không thể cùng cậu đầu bạc răng long vậy chỉ mong bỏ lại thân xác nơi xứ Huế yên bình.
Ngày đặt chân đến tả ngạn sông Hương anh vui đến mức cười suốt, ấy vậy mà chỉ kịp liếc nhìn dòng nước chảy chậm phía xa xa, trên bầu trời mưa boom như trút nước, tiếng boom nổ chậm rì rì rít lên bên tai, anh khẽ mỉm cười ngẩn cao đầu ngắm nhìn bầu trời xanh lần cuối, biết rõ thời khắc này cũng tới làm sao anh không biết được "bọn chúng" đã theo anh từ lâu, chỉ chờ lợi dụng ngày hôm nay để đưa anh vào chỗ chết, "chết" là kết thúc cũng là khởi đầu, nhưng mấy ai mà chẳng sợ chết - cho dù muốn hay không, anh từ từ nhắm chặt mắt chờ cái chết xâm chiếm, giữa thời khắc sinh tử anh moi từ trong túi ra chiếc khăn tay nhỏ được anh cẩn thận xếp gọn gàng, siết chặt trong lòng bàn tay để bảo vệ, đưa lên trước miệng nhẹ nhàng áp lên môi.
"May mắn anh không ra đi vào tháng 6 của em chỉ mong em phải thật khỏe mạnh, sống cho hòa bình, sống cho anh."
Trên đỉnh đầu từng đợt máy bay chiến đấu của địch lao vun vút, dội xuống mảnh đất quê hương là hàng chục hàng trăm quả boom mìn càn quét biết bao xương máu dân tộc. Tiếng boom nổ vang lên xé rách màng nhĩ bất kỳ thứ gì tồn tại gần nó, từng đợt sóng xung kích lao vun vút trong không khí, khói bụi bao trùm lấy một vùng trời, gió mang hơi nóng kéo theo mùi cỏ cây cháy khét hòa cùng mùi máu tanh tưởi nồng đậm dồn dập ập thẳng vào khoang mũi khó chịu đến mức nghẹt thở, tim đập nhanh, không trốn tránh chỉ có nuối tiếc vì chuyện tình còn dang dở, tiếc nuối cho các chiến sĩ những người đã ngã xuống cho bốn chữ "hòa bình - tự do".
Giây phút cuối đời anh chỉ kịp hô to:
"Việt Nam độc lập muôn năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm."
Tiếng boom rít lên bên tai, cơ thể anh nổ tung tan nát mỗi nơi một mảnh, chiếc khăn mùi xoa được anh ra sức siết chặt - bảo vệ cũng bị khói lửa thiêu rụi thành tro tàn.
Dương Quang Minh: Sinh ngày 3/11/1946 từ trần ngày 3/2/1968 hưởng dương 22 tuổi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top