CHƯƠNG 1

Tôi kể chuyện ngày xưa.

Ngày xưa ấy....

 Có một cậu bé tên Trần Nguyên Khang, ngay từ khi vừa mới lọt lòng đã mang tính cách nghịch ngợm, thuở tấm bé đã nổi tiếng khó dạy dỗ, tuy gia đình có cha là sĩ quan cao cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước thời bấy giờ, nhưng để rèn giũa tính con cha mẹ cậu đã gửi cậu cho bà nội ở bên kia cách một huyện nhỏ phía xa ngoại ô thành phố, vốn từ nhỏ đã được bà nuôi nấng, dạy dỗ thế nên cậu chỉ được học một trường nhỏ trong khu xóm nhỏ, cuộc sống tuy không phải giàu có nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc, chí ít cũng không phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền.

Đầu năm 1956, năm ấy Trần Nguyên Khang vừa tròn 8 tuổi, ở cái tuổi lông bông suốt ngày chỉ biết ăn chơi vô lo vô nghĩ đó không ai ngờ được một ngày kia cậu lại gặp người mà cho dù cậu dùng hết cả cuộc đời này cũng không thể nào có thể quên, dường như những ký ức tuổi trẻ cứ trôi dạt theo năm tháng, từng hồi ức xưa cũ rồi cứ khắc sâu mãi hình bóng chàng thiếu niên năm nào.

Cậu gặp anh vào một chiều nắng oi ả. Hôm ấy trong lúc giúp bà nội gánh nước từ cái giếng cũ đầu làng trở về nhà, trên vai gánh hai bô nước đầy to gần bằng cơ thể nhỏ nhắn của cậu, vừa tung tăng vừa rêu rao câu hát mới học lỏm được đôi ba hôm trước chỗ cái gánh hát gần nhà, con đường làng quanh co được tạo ra từ tàn tích của hàng vạn dấu chân ông bà ta từ những ngày đầu tiên khai khẩn, dọc theo nẻo đường làng không biết tự bao giờ đã thấy những hàng bằng lăng mọc dại cao lớn sừng sững ngay cạnh con sông nối liền từ thành phố lớn đổ về hạ lưu sông H bốn mùa quanh năm đón gió.

Để rồi cái bóng dáng lạ lẫm lọt thỏm vào đôi mắt non nớt của cậu, một cậu bé trắng trẻo bụ bẫm đang ngồi tựa lưng dưới gốc cây bằng lăng cổ thụ đang vào mùa rộ nở, mặt cậu bé hơi cúi xuống nhìn những cánh hoa bằng lăng rơi vội trên mặt đất. Cậu bé ngoại quốc với nước da trắng hồng, gương mặt bụ bẫm cùng đôi mắt màu hoa đậu biếc trong veo, mái tóc vàng nổi bật như phát ra ánh sáng dưới ánh nắng mặt trời, trên người cậu mặc bộ bà ba nâu đã sờn bám víu chút bụi bẩn, bất giác làm một đứa trẻ như cậu nhìn đến thơ thẩn cả gánh nước cũng bị bỏ lại khi nào cũng chẳng nhớ nổi. Lần đầu tiên trong đời cậu được gặp gỡ một người đẹp đến thế, như có gì đó thôi thúc cậu ngay bây giờ thật muốn đến hỏi tên, kết bạn.

Cậu bước từng bước đến bên cạnh anh, bắt chước dáng vẻ người lớn đến làm quen kẻ đường xa, ngồi xổm xuống trước mặt anh, chìa tay búp măng đầy thịt về phía anh tỏ ý muốn kết bạn. Thấy người lạ anh vội ngước đầu lên nhìn cậu, đôi mắt xanh treo trẻo mang theo bất ngờ, rồi nở nụ cười tươi, chìa tay nắm lấy đôi tay hơi giơ ra của cậu. Cứ như vậy hai kẻ xa lạ lại trở thành đôi bạn tri kỷ không bao giờ tách rời.

Hai đứa trẻ cứ như đôi bạn thân tha phương lâu ngày gặp gỡ, họ nói cho nhau nghe rất nhiều chuyện trong cuộc sống, tỷ như nhà anh cũng chỉ vừa mới chuyển tới đây hơn một tuần trước ở ngay con kênh Rạch R đối diện vườn chôm chôm của bác hai Mốt cuối làng, cả khiếm khuyết bẩm sinh khiến thính lực của anh yếu đi, cuối cùng sau tất cả anh nói với cậu anh tên là Dương Quang Minh, Quang trong hào quang, Minh trong bình minh, Quang Minh tức là ước ao tương lai phía trước tươi sáng như ánh bình minh.

Vậy mà rất mãi lâu sau này đến cả Trần Nguyên Khang cũng không nhận ra, bất giác tự bao giờ cái tên ấy lại trở thành chấp niệm thuở thiếu thời.

Sau lần gặp gỡ thoáng qua đó, cậu vội vàng tiếp tục gánh nước trở về nhà chỉ phút chốc lơ đễnh hai bô nước đã đổ vơi đi hơn nửa phần, chắc vì cái tội vụng về hôm ấy cậu bé bị bà nội đánh cho hai roi rõ đau ôm cặp mông đầy thịt khóc thút thít đến tận chập choạng tối. Người ta thường nói vui với nhau không có gì bức bối khó chịu bằng sự tò mò, có lẽ bởi thế nên cậu bé Trần Nguyên Khang lúc nào cũng quấn quanh bà nội, ríu rít hỏi thăm về gia đình ở ngay con kênh Rạch R, sau những lần như vậy bà cậu chỉ im lặng mím môi không chịu trả lời.

Ngày kia khi cậu đến trường, có lẽ do chiến tranh cũng có thể do chuyện gia đình, tuy giữa họ vẫn có khoảng cách tuổi tác xong họ vẫn học với nhau trong cùng một lớp, một lần nữa gặp lại anh vẫn đẹp đẽ như lần đầu tiên họ gặp nhau, không còn bộ bà ba nâu bạc màu, bộ đồng phục học sinh lúc bấy giờ không phải như những năm sau giải phóng, nó chỉ là chiếc áo trắng đơn giản, quần vải xanh than cùng với chiếc khăn quàng đỏ, đôi mắt xanh đậu biếc, mái tóc vàng nổi bật đặc trưng của người ngoại quốc khiến anh như tách biệt khỏi xã hội xung quanh, những đứa trẻ trong ngoài lớp dường như chẳng mấy thích anh, họ mắng anh là quân bán nước, nguyền rủa ba mẹ anh sẽ chết không toàn thây, uất hận chỉ vì gia đình anh mà khiến cho họ phải sống trong khói lửa chiến tranh, tổ quốc máu đổ thành sông, chẳng biết bao giờ hòa bình mới lập lại trên mảnh đất quê hương.

Không biết sao cậu lại thương anh quá, thù nước vẫn đó nhưng mà cậu biết làm sao một đứa trẻ như anh lại có thể khiến đất nước của anh lâm vào cảnh nước mất nhà tan, khó chịu trong lòng cậu bất bình đứng lên bảo vệ anh, đều là những đứa trẻ trạc tuổi nhau tay trói gà chưa chặt lấy đâu sức để khiến cả dân tộc diệt vong? Cậu nắm lấy tay anh chạy một mạch ra khỏi lớp, đến trước cây bằng lăng cổ thụ nơi họ gặp nhau lần đầu tiên, kéo anh ngồi xuống tựa lưng vào gốc cây cằn cỗi, đưa đôi tay nhỏ bé lau đi những giọt nước mắt còn đọng lại trên gương mặt xinh xắn của anh, hơi đứng dậy khom người một tay chống lên đầu gối tay còn lại xoa xoa mái tóc bay loạn theo gió của anh, cười tít cả mắt nhẹ giọng an ủi, đưa ngón út ngỏ ý cùng nhau móc ngoéo.

"Anh đừng khóc xấu lắm, sau này em sẽ bảo vệ anh."

"Cảm ơn cậu Trần Nguyên Khang."

Anh cũng cười theo, cặp mắt xanh trong đầy cảm kích, anh cũng thuận theo giơ ngón út đáp trả, lần đầu tiên anh có cảm giác bản thân được mọi người xung quanh trân trọng ngoài gia đình, từ khi cha sinh mẹ đẻ đã bị xã hội coi thường gần như luôn phải sống trong những lời cay nghiệt rằng anh là con của kẻ bán nước, thế nhưng có mấy ai thật sự biết được anh đã đau đớn đến mức nào, sau tất cả anh vẫn mang một nửa dòng máu Việt Nam, vẫn chứa chan tình yêu đối với tổ quốc.

Không sao nữa rồi sau này anh cũng có bạn, có Trần Nguyên Khang bảo vệ, mà làm sao đây anh cũng muốn bảo vệ cậu, đứa em không ruột thịt máu mủ này. Anh vội đứng thẳng người dùng tay xoa xoa đôi má đầy thịt của cậu, mang trong mình một nửa dòng máu Pháp nên anh cao hơn cậu rất nhiều, chắc chắn tương lai mai này anh sẽ bảo vệ đứa trẻ này thật tốt, không để cậu phải chịu tổn thương, đời này nguyện bảo vệ cậu một đời bình an. Dường như trong lòng đã hạ quyết tâm.

"Cậu có muốn... nghe anh kể chuyện về gia đình không?"

"Muốn"

Anh chỉ khẽ mỉm cười nhẹ.

"Cha anh là người Pháp, trước từng là một trong những sĩ quan lục chiến trong thế chiến thứ II, từ khi biết đến và gia nhập vào nhà nước cha anh đã buộc phải cầm súng ra chiến trường, vốn gia đình cha anh từ lâu đã có gốc gác từ quân đội nên cha anh không tránh việc sẽ cưới một người vợ cũng thuộc xuất thân giống ông, sau khi sinh được con gái đầu lòng là chị gái anh, năm tiếp theo sau thế chiến thứ II cha anh quyết định xuất ngũ, không phải vì sợ hãi mà bởi cha anh quá thương xót cho những con người đã ngã xuống dưới nòng súng chiến tranh, vì đã chứng kiến quá nhiều tội ác, thương đau, mất mát. Người vợ trước, lúc bấy giờ còn có gia đình cha anh, xem cha anh như một kẻ hèn nhát rồi coi thường, cha anh lặng lẽ rời quê hương mang chị gái anh lên thuyền buôn rời cảng, sau này khi đặt chân đến Việt Nam cha anh đã yêu quý mảnh đất nơi đây, yêu quý những con người với tấm lòng hiếu khách, lương thiện, Nhưng chẳng bao lâu anh đã phải lòng mẹ anh bây giờ. Nhưng mà chắc cũng bởi mang cái danh người ngoại quốc nên đại đa số đều không coi trọng gia đình anh, luôn vì lí do xưa nên ghi thù. Nhưng mà em biết không?

Cậu đang chăm chú nghe anh kể thì cũng giật mình, chớp mắt biểu lộ ý không hiểu.

"Sao vậy anh?"

Anh lấy tay lau vội vào vạt áo sơ mi, trông tay đã sạch sẽ rồi mới dùng tay đó xoa đầu cậu, cười cười.

"Anh luôn kiên nhẫn chờ đợi, có đôi lúc anh cũng cảm thấy tuyệt vọng, nhưng rồi cũng sẽ gặp những người như em, cảm thông và thấu hiểu cho những sai lầm trong quá khứ, họ vẫn yêu mến, tốt bụng giúp đỡ gia đình anh, năm đó nhà anh suýt chút nữa bị lửa trong lò đun nước bén cháy, mọi người tuy độc mồm, độc miệng nhưng đến khi gia đình anh gặp nạn họ luôn là người giúp đỡ đầu tiên, có lẽ vì thế anh từ sớm đã quen, dù sao anh vẫn yêu mến những con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này."

Có trời mới biết được anh cũng chỉ là đứa trẻ mười mấy đôi mươi, không biết sao cậu thương anh quá, cậu mở to đôi mắt tròn xoe nhìn người con trai đẹp đẽ ấy, tận sâu trong đôi mắt anh cậu thấy sự chân thành thầm kín lạ thường. Cậu lặng im nghiêng người nhìn mái tóc vàng cháy lập lòe dưới thứ ánh sáng len lỏi qua tán cây bằng lăng, làng gió thổi nhè nhẹ qua tóc anh làm chúng bị thổi tung lên trong không khí, bấy giờ đâu đó trong cậu chợt nhận ra cậu đã yêu anh tự bao giờ, mà rất mãi lâu sau này cậu mới biết hóa ra khi ấy một đứa trẻ người non dạ như cậu lần đầu tiên biết được cảm giác rung động.

Sau những giây phút tưởng chừng như là nốt bỗng nồng cháy giữa tuổi trẻ bừng sức sống, cậu tạm biệt anh trở về nhà, hôm ấy cậu cứ trằn trọc mãi không tài nào tập trung vào bất kì việc gì, bà nội kế bên thao thao bất tuyệt mãi về chuyện hôm nay cậu bỏ học đi chơi, lúc nãy cũng mới cho cậu vài ba roi vào đít, dù sao cũng thương thằng cháu nội đích tôn duy nhất trong nhà, tuổi bà đã già có đứa trắc hủ hỷ thôi thương không hết.

Nghe bà nội ngồi kế bên vừa khâu lại chiếc áo của cậu, cái mà mấy hôm trước bị cậu làm rách một mảng lớn trên bả vai, bên ngoài sắc trời đen như mực, ánh sáng duy nhất trong nhà chỉ còn níu lại bởi ngọn đèn dầu đã vơi hơn phân nửa, mắt cậu hơi nhíu lại, rồi lại đảo mắt sang nhìn mái tóc đã ngả màu sương của bà, lòng chợt bỗng nảy ra suy nghĩ lớn mật đến cả cậu cũng giật mình không hiểu, thật lòng sự tình tò mò cộng thêm bực dọc khiến nội tâm không tài nào trút bỏ được, miệng cũng bắt đầu hoạt động nhanh hơn não.

" Bà nội... bà.... cho con hỏi vì sao bà lại ghét người ngoại quốc vậy ạ?"

Vừa hỏi cậu lại lén nhìn sắc mặt bà, chỉ sợ một phút nữa thôi lại phải ăn roi vào đít dù sao cũng thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi mà, nghĩ đi nghĩ lại cũng bất giác xoa xoa cặp mông tròn tròn, cảm thấy mông lại sắp nở hoa, đau lòng muốn chết nhiều hơn vẫn là sợ đau, trẻ con mà ai lại không sợ đau cơ chứ.

Mà sao mãi lúc lâu cũng không thấy bà lên tiếng trả lời, nhưng mà hành động khâu quần áo cho cậu vẫn giữ nguyên như cũ, không thấy bà muốn hồi đáp cậu cũng không dám hỏi lại lần hai, nếu như bà giận cậu cũng no đòn.

Sau một khoảng lặng, bà cậu cất tiếng, chất giọng già nua quen thuộc không biết có phải do cảm xúc chi phối hay bởi vì lí do đặc biệt nào đó mà trở nên nghèn nghẹn, khàn đến độ gần như không còn phát ra âm thanh nào nữa, ngọn đèn dầu leo lắc gần như đã cạn, kim hỏa càng lúc càng lụi tàn thế nhưng rồi vẫn cố bám víu lại chút ánh lửa cuối cùng, nếu đem đi so sánh chẳng khác nào mạng sống của một người đang ngàn cân treo sợi tóc bất cứ lúc nào cũng có thể rơi vào cõi vĩnh hằng, ánh lửa nhỏ xíu đôi lúc tàn rồi lại bừng sáng lập lòe khó tả, người vẫn thế chỉ là cảnh vật xung quanh tối ôm, dường như mọi thứ đều cộng dồn theo cấp số nhân hợp thành một chỗ, muốn bao nhiêu khốn khổ lại chất đầy bấy nhiêu.

Cụ bà dừng động tác khâu vá trên tay một lúc, hai tay vuốt vuốt lại mái tóc đã lấm tấm những sợi bạc hơi rũ, theo thói quen bới lại tóc, xong hết thảy lại lần mò trên mặt bàn gỗ đã sờn, tìm vội chiếc lược cài tóc cũ kĩ nằm lăn lóc trên bàn rồi được bà cài lên đỉnh đầu. Xong xuôi mọi thứ tươm tất bà đứng lên bước lại gần cái bộ ngựa chỗ cậu đang nằm, ngồi quay lưng về phía cậu, chỉ chừa lại tiếng thở dài thườn thượt.

Dường như ý thức được bản thân đã chạm không đúng chỗ, cả người cậu căng cứng không dám gây ra bất kỳ tiếng động nào, dồn toàn lực chú ý xuống cái bóng đổ rạp của bà trên nền đất nhấp nhô.

" Nếu con đã muốn biết, nội nên kể cho con nghe...."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top