Chương 1: Điềm báo vong quốc
Năm Các Bân thứ mười sáu của đại Kì.
Hoàng đế Ngô Thống tại vị được ba mươi sáu năm, có đến mười hoàng nam và sáu hoàng nữ. Ai ai cũng tư chất hơn người, nhưng nổi trội nhất thì chỉ có một người mà thôi.
Đó là thập tứ hoàng tử Ngô Kiên.
Từ nhỏ thập tứ hoàng tử Ngô Kiên đã thông minh tài trí hơn người, nên rất được tiên đế kì vọng truyền ngôi đế vương.
Một lần, đi dạo ngự hoa viên, hoàng đế Ngô Thống bị thích khách hành thích, thích khách không dưới mười tên, bá quan lẫn thị vệ đều bị một phen hoảng hốt. Duy chỉ có Ngô Kiên can đảm rút kiếm bảo vệ vua cha.
Bá quan văn võ chứng kiến từ đầu đến cuối ai cũng thán phục trước võ công của Ngô Kiên, thay nhau chúc mừng hoàng đế.
Ngô Kiên tra kiếm vào vỏ đến quỳ trước mặt Ngô Thống:
- Phụ hoàng! Nhi cứu giá chậm trễ. Làm người kinh sợ.
Hoàng đế Ngô Thống phất tay cho thập tứ hoàng tử lui xuống và sai bảo thái y đến Hà Y cung chẩn mạch trị thương cho hoàng tử. Đồng thời cũng truyền chỉ ý cho Bình Quận vương Vương Thành cẩn thận điều tra thích khách.
Rạng sáng ngày hôm sau, các đại thần trong triều lập tức lên Long Đức điện diện thánh.
Trên đại điện, Bình Quận vương Vương Thành đứng trước đại điện tâu rõ kẻ đứng sau trận hành thích ngày hôm trước. Kẻ đó không ai khác chính Tư Đồ Mã Khanh.
Một kẻ có âm mưu chiếm đoạt ngôi vua.
Thừa tướng Ngô Sử và Lại bộ thượng thư Phúc Xà đến trước mặt hoàng đế Ngô Thống bẩm tấu:
- Khởi tâu bệ hạ! Thập tứ hoàng tử trí dũng hơn người, khẩn xin bệ hạ lập điện hạ làm thái tử.
Vào năm Các Bân thứ mười sáu Đại Kì. Hoàng đế Ngô Thống chiếu cáo thiên hạ, sắc phong thập tứ hoàng tử Ngô Kiên làm thái tử. Phong hiệu là Chiêu Vinh thái tử.
Lúc ấy, Ngô Kiên vừa tròn hai mươi hai tuổi.
Ngày 18 tháng giêng năm Các Bân thứ mười sáu, hoàng đế Ngô Thống ban hôn cho thập tam hoàng tử với trưởng nữ của lão tướng quân Vương Thiên Hành- đại tiểu thư Vương Như Ngọc, phong nàng làm thái tử phi. Và chọn ngày sinh thần của nàng để làm ngày thành hôn.
Ngày gả vào phủ thái tử, Vương Như Ngọc vừa tròn mười tám, hoa nhường nguyệt thẹn. Gót ngọc bước đi thướt tha tựa liễu, phượng nhãn sáng như trăng rằm. Khi cười lại càng say đắm hồn phách nam nhân.
Một tháng sau đó, tức là ngày 18 tháng hai. Hoàng đế Ngô Thống lại hạ chỉ hôn cho Tiêu Minh Châu- thứ nữ của Bắc hầu gia Tiêu Khánh An-và Chu Hạ ái nữ của thứ sử phủ Vĩnh Xương- Chu Hảo. Đồng thời chọn ngày 24 tháng hai làm ngày thành hôn, cho hai nàng nhập phủ thái tử làm trắc phi.
Năm Các Bân thứ mười bảy, hoàng đế Ngô Thống bạo bệnh, nằm mê man nhiều ngày trên giường. Tất cả các thái y trong cung đã hết lòng chẩn trị, nhưng hoàng đế đã giống như ngọn đèn đã cạn dầu. Có dùng đến linh đan diệu dược của Thái Thượng lão quân, thì cũng không có tác dụng gì.
Hoàng đế Ngô Thống đã đến lúc hào quang phản chiếu.
Trước lúc lâm chung, hoàng đế Ngô Thống đã dùng một chút hơi tàn còn sót lại của mình để lại một bản chiếu thư truyền ngôi vị lại cho Chiêu Vinh thái tử. Và không ngừng căn dặn hai vị hiền thần hãy hết sức phò trợ tân đế như đã từng phò trợ mình.
Nhìn thấy cái gật đầu của hai vị hiền thần, vào rạng sáng ngày mùng 3 tháng chạp, năm Các Bân thứ mười bảy. Hoàng đế Ngô Thống băng hà tại Thượng Hoa cung, hưởng thọ sáu mươi tám tuổi.
Quốc tang của hoàng đế Ngô Thống diễn ra trong vòng ba ngày.
Trong ba ngày này, khắp nơi trên lãnh thổ của đại Kì, đi đâu bá quan cũng nghe tiếng khóc thương, cho một vị minh quân cả đời yêu thương bách tính của Đại Kì.
Một đại quốc không thể nào một ngày không có thiên tử, nên sau khi tiên hoàng đế Ngô Thống băng hà được một trăm ngày. Bá quan văn võ cũng lễ bộ đã nhanh chóng chọn ngày lành tháng tốt để phò trợ tân đế lên ngôi.
Ngày mùng 8 tháng 8, Ngô Kiên lên ngôi hoàng đế. Giữ lại phong hiệu Chiêu Vinh làm niên hiệu và dùng năm 760 làm năm Chiêu Vinh thứ nhất.
Trong triều, quan võ thì có Thái sư Triệu Lỗi, quan văn thì có thừa tướng Ngô Kì và tể tướng Phúc Xà. Chư hầu thì có bốn chư hầu lớn nhất cai trị bốn phương:
1/ Đông Bá Hầu- Dương Nhất Thiên
2/ Tây Bá Hầu- Nhạc Thuận
3/ Nam Bá Hầu- Thôi Cảnh
4/ Bắc Bá Hầu- Nhuận Phi
Mỗi một chư hầu cai quản gần một trăm chư hầu nhỏ, tổng gần bốm trăm lộ chư hầu. Mưa thuận gió hòa, dân chúng yên ổn. Ngô Kiên an nhàn không cần bận tâm.
Sau khi đăng cơ, Ngô Kiên, lập thái tử phi Vương Như Ngọc làm Hiếu Nghi hoàng hậu cư ngụ tại Trường Xuân cung, trắc phi Chu Hạ làm Chu phi, trắc Tiêu Hương làm Tiêu Quí phi. Cả ba vị nương nương tài sắc vẹn toàn, đức hạnh hơn người, thân như tỉ muội.
Có thể nói, tiền triều yên ổn, hậu cung hòa thuận là phúc của hoàng đế.
Nhưng có ai ngờ rằng, hoàng đế sau khi đăng cơ được hai năm, binh biến lần nữa diễn ra. Loạn quân xuất phát từ Tây Bắc, do tên đại tướng Ách Xích cầm đầu. Thái sư Triệu Lỗi nhận chiếu chỉ xuất binh chinh phạt, trong triều thiếu người, tạo cơ hội cho bọn gian thần kéo bè kết cánh. Cầm đầu là tên gian thần Tô Quỳnh.
Trước khi xuất binh, Thái Sư Triệu Lỗi đã đến trước thiên tử hết lòng căn dặn:
- Khởi bẩm bệ hạ!Trước khi thần xuất binh chinh phạt Tây Bắc, thần có việc bẩm tấu bệ hạ. Tô Quỳnh là kẻ nịnh thần, bệ hạ không thể không phòng. Nay binh biến đang diễn ra, trong triều lại có gian thần đang âm thầm kéo bè kết phái, giang sơn đại nghiệp của Thái Tổ đang có nguy cơ diệt vong.
Ngô Kiên thấy vị lão thái sư quỳ xuống hành lễ, liền nhanh chân bước tới dìu Triệu thái sư đứng lên:
- Hoàng cửu mau đứng lên...mau đứng lên...
Thái sư Triệu Lỗi biết lời nói của mình sẽ không lọt vào tai của hoàng đế, nên đã không đứng lên mà chậm rãi trình bày nỗi lòng:
- Bệ hạ! Triệu Lỗi là thần tử biết rõ bất kính với thiên tử là phạm trọng tội, nhưng thần không thể không màng sống chết trơ mắt đứng nhìn Đại Kì bị lũ gian thần đục khoét. Xin bệ hạ suy xét.
Ngô Kiên thấy thái độ của Triệu thái sư, cũng biết nếu mà không có câu trả lời thì vị lão thần này sẽ không đứng lên. Hoàng đế bất đắc dĩ phải gật đầu:
- Hoàng cửu yên tâm. Trẫm nhất định sẽ không trọng dụng.
Triệu thái sư không yên lòng với hoàng đế, bèn gặp riêng thừa tướng Ngô Sử và Lại Bộ thượng thư Phúc Xà:
- Hai vị đại nhân! Hôm nay, Triệu mỗ gặp riêng hai vị là vì chuyện của bệ hạ. Sau khi Triệu mỗ rời kinh, phiền hai vị đại nhân tuyệt đối đừng để bệ hạ gần tên gian thần Tô Quỳnh. Nếu không giang sơn đại nghiệp hơn hai trăm năm của Đại Kì sẽ bị hủy trong tay bệ hạ hay sao.
Thừa tướng Ngô Sử nghe Triệu thái sư phó thác liền hành lễ:
- Thái sư xin hãy yên tâm. Ngô mỗ và Phúc huynh sẽ hết lòng can gián bệ hạ tin dùng tên gian thần Tô Quỳnh đó. Ngày nào còn Ngô mỗ và Phúc huynh. Chúng tôi nhất định sẽ không để tên nịnh thần đó làm lũng đoạn triều chính đâu.
Hai vị đại nhân nhận lời phó thác của Triệu thái sư, khiến ông yên lòng phần nào.
Ai ngờ đâu, việc Triệu thái sư xuất binh chinh phạt Tây Bắc là điềm báo Đại Kì sắp vong quốc.
Ngày rằm tháng giêng, năm Chiêu Vinh thứ năm, Ngô Kiên thượng triều. Thừa tướng Ngô Sử bước ra dâng sớ:
- Khởi tấu bệ hạ! Hôm nay là ngày rằm, khẩn xin bệ hạ đến Hàm Quang Tự thắp hương cầu phúc cho dân.
Ngô Kiên lại hỏi Thừa Tướng Ngô Sử:
- Hàm Quang tự là nơi nào phải khiến trẫm đích thân dâng hương? Chẳng phải cử một người trong số các khanh thay mặt trẫm đến Hàm Quang tự dâng hương là được rồi sao?
Thừa tướng Ngô Sử lại cung kính trả lời:
- Khởi bẩm bệ hạ! Hàm Quang tự là một ngôi chùa nằm ở ngoại thành, trăm năm nay hoàng đế các đời, vào ngày rằm đều đến Hàm Quang tự thắp hương và trai giới ba ngày. Đây cũng là quy định của Thái Tổ hoàng đế, khẩn xin bệ hạ ân chuẩn.
Ngô Kiên miễn cưỡng trả lời:
- Chuẩn tấu! Ngày mai trẫm sẽ đến Hàm Quang Tự dâng hương.
Ngày hôm sau, Ngô Kiên long giá Hàm Quang tự theo hộ giá là Thống Lĩnh Cấm Vệ đại tướng quân Vương Thành, Tả Hổ Lâm Vũ Vệ đại tướng quân Di Quang và hơn 1000 thiết giáp quân đi sau.
Long giá đi đến đâu dân chúng quỳ xuống thỉnh an đến đó. Đến Hàm Quang tự, bá quan văn võ đồng cúi đầu trước thiên tử.
Trong tự giữa chính điện đặt một lư đồng, các tăng lữ ngồi niệm kinh hai bên, mùi trầm hương nhè nhẹ, trang nhã mà chẳng kém phần uy nghiêm.
Ngô Kiên ngồi xuống giữa chính điện cùng các tăng lữ niệm kinh cầu phúc, trong lúc đang niệm kinh cùng các tăng lữ, một cơn gió nhẹ thoáng qua theo mùi thơm của Nữ Nhi hương, rèm che bị thổi bay, Ngô Kiên nhìn thấy một nữ nhân đang đứng nấp sau tượng phật.
Ngô Kiên thẩn thờ, dung mạo nàng thoát tục, diễm lệ còn đẹp hơn cả Tây cung Tiêu Quí Phi, mĩ nhân của tử cấm thành. Nụ cười e lệ của nàng đã câu hồn của Ngô Kiên theo bóng nàng khuất sau rèm che.
Buổi dâng hương kết thúc, Ngô Kiên hồi cung, bá quan ai về dinh nấy. Bỗng nhiên trên trời mây đen kéo đến vần vũ, sấm chớp nổ rền vang một vùng, có tia đánh xuống đất nổ lớn, có tia đánh xuống bốc cháy một cái cây...
Thượng thư Phúc Xà nhìn trời sấm chớp rền vang, trong lòng khó tránh cảm thấy kì lạ:
- Uông huynh! Trời đang là mùa xuân, tại sao lại có sấm chớp đáng sợ như thế này?
Nam hầu gia Uông Cảnh lén thở dài:
- Ý trời...tất cả là ý trời...
Lúc này, tại ngọn núi mây mù che phủ quanh năm, một vị đạo sĩ nhìn thiên tượng thuận tay bói một quẻ, thấy kiếp số Đại Kì sắp tận. Hoàng đế đam mê tử sắc, gần gũi nịnh thần, đoán được lại sắp có một trận binh đao.
Lại nói đến Ngô Kiên, từ sau khi dâng hương ờ Hàm Quang tự trở về, ngày nào cũng thẩn thờ, không màn triều chính. Tâm trạng cứ u uất không vui, Tô Quỳnh thấy thiên tử từ khi gặp phải tiên nữ hồn bị câu mất, liền nghĩ ra cách dùng lời nịnh nọt để lấy lòng.
Tô Quỳnh đến cúi đầu trước mặt Ngô Kiên:
- Khởi tấu bệ hạ! Vi thần thấy từ sau khi dân hương trở về bệ hạ cứ buồn rầu không vui.
Ngô Kiên lần nữa thở dài trả lời:
- Hậu cung của trẫm hơn ba ngàn giai nhân. Nhìn ai cũng là hoa đang khoe sắc. Nhưng trẫm không thấy ai có thể sánh bằng nàng, ngay cả Tây Cung Tiêu Quí Phi cũng không bì được. Khanh có cách nào giúp trẫm tìm nàng không?
Tô Quỳnh lại tâu:
- Khởi bẩm bệ hạ! Ngày mai thượng triều, bệ hạ cứ ban chiếu chỉ tuyển tú nữ, như vậy mỹ nữ trong thiên hạ chẳng phải đều được dâng cho bệ hạ sao?
Ngô Kiên mừng rỡ trả lời:
- Hay, hay lắm! Vậy mà trẫm không nghĩ ra, mỹ nhân trong thiên hạ không thiếu, còn sợ không tìm được mĩ nhân như họa sao. Ngày mai thượng triều trẫm sẽ ban chiếu chỉ.
Tô Quỳnh trả lời:
- Bệ hạ anh minh.
Quả nhiên sáng hôm sau, Ngô Kiên thượng triều liền ban chiếu chỉ:
- Trẫm muốn các chư hầu mỗi người chọn ra một trăm mỹ nhân, không luận xuất thân, chỉ cần dung mạo xinh đẹp ôn thuận nho nhã sẽ được triệu vào cung làm phi tần.
Thừa tướng Ngô Sử cả kinh, bước ra khỏi hàng quan văn bẩm tấu:
- Khởi bẩm bệ hạ! Từ cổ chí kim đến nay, thân là vua một nước phải lo lắng chăm sóc cho dân. Nay hậu cung của bệ hạ đã hơn ba ngàn cung tần mĩ nữ. Huống hồ từ trước đến nay, là thiên tử phải dùng an lạc ấm no của bá tính làm niềm vui. Hơn nữa hiên nay nạn đói, hạn hán, lũ lụt diễn ra liên miên, bệ hạ tuyển tú lúc này không hợp lẽ thường. Bệ hạ! Đời Mãn Cân, lấy đức trị dân, lấy nhân nghĩa trị quốc, mưa thuận gió hòa muôn dân trong thiên hạ an cư lạc nghiệp, hoa nở đẹp cả một vùng. Đó mới là điềm thịnh quốc.
Ngô Kiên trả lởi:
- Trẫm đăng cơ kế vị Đại Kì đã được năm năm, tuy không hưng thịnh bằng Thái Tông hoàng đế, nhưng trăm họ vẫn an lạc yên vui. Như vậy chẳng phải là điềm lành sao?
Thừa tướng Ngô Sử tiếp tục bẩm tấu:
- Khởi bẩm bệ hạ! Hiện nay Tây Bắc đang có biến loạn, Triệu thái sư không màng tính mạng, xuất chinh thảo phạt loạn đảng Ách Xích hiện chưa rõ tung tích. Nếu bệ hạ thật lòng lo cho dân thì hãy gân trung thần, rời xa nịnh thần, dùng nhân nghĩa trị quốc, thiên hạ ắt thái bình. Nếu bệ hạ nghe lời sàm ngôn của nịnh thần, xa rời trung lương, đắm chìm trong nữ sắc, thiên hạ nhất định đại loạn. Thần cả gan, xin bệ hạ suy xét.
Ngô Kiên suy ngẫm một hồi thì lên tiếng:
- Khanh nói chí phải. Trẫm không nhắc đến việc tuyển tú nữa. Bãi triều.
------------------------------
Ngày reup: 1/8/2022
Mỏi lưng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top