Binh Pháp Tôn Tử (Art of war)
Binh Pháp
Tôn Tử
• Thiên 01 - KếSách
• Thiên 02 - Tác Chiến
• Thiên 03 - Mưu Công
• Thiên 04 - Hình
• Thiên 05 - Thế
• Thiên 06 - HưThực
• Thiên 07 - Quân Tranh
• Thiên 08 - Cửu Biến
• Thiên 09 - Hành Quân
• Thiên 10 - Địa Hình
• Thiên 11 - Cửu Địa
• Thiên 12 - Hỏa Công
• Thiên 13 - Dùng Gián Điệp
• Các Loại Địa Hình Chiến Đấu
• PhụLục
• Phương Pháp 4 Làm Chủ
• Tam Thập Lục Kế
• Tôn Vũ Đã Cầm Quân Bao Nhiêu Lần
Thiên 01: Kếsách
Tôn tửnói:
Chiến tranh là đại sựcủa quốc gia, quan hệtới việc sống chết của nhân dân, sựmất
còn của nhà nước, không thểkhông khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải
dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa
hai bên đối địch, đểtìm hiểu tình thếthắng bại trong chiến tranh:
1.- Một là đạo.
2.- Hai là Thiên.
3.- Ba là Địa.
4.- Bốn là Tướng.
5.- Năm là Pháp.
Đạo là chỉviệc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua
nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có nhưvậy, trong chiến tranh mới có thểbảo
nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợhiểm nguy. Thiên là thiên thời,
nói vềngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng vềkhí hậu thời
tiết. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thếhiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực
tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối
lui. Tướng là tướng soái, tức nói vềtài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sựuy
nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói vềtình trạng tổchức, biên chế, sựquy
định vềhiệu lệnh chỉhuy, sựphân chia chức quyền của tướng tá, sựcung ứng vật tư
cho quân đội và chế độquản lý... Tình huống vềnăm mặt nói trên, người tướng soái
không thểkhông biết. Chỉkhi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì
mới có thểgiành được sựthắng lợi. Không thật sựhiểu rõ và nắm chắc được thì
không thể đắc thắng. Cho nên phải từbảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều
kiện đôi bên giữa địch và ta đểtìm hiểu tình thếthắng bại trong chiến tranh. Tức là
phải xem xét:
1. Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn?
2. Tướng soái bên nào có tài năng hơn?
3. Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn?
4. Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn?
5. Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn?
6. Binh sỹbên nào được huấn luyện thành thục hơn?
7. Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
Căn cứvào những điều đó, ta có thểtính toán mà biết trước được ai thắng ai thua.
Nếu chịu nghe mưu kếcủa ta, đểcho ta chỉhuy tác chiến thì chiến tranh có thểthắng
lợi, ta sẽ ởlại; Nếu không chịu nghe mưu kếcủa ta, cho dù có dùng ta đểchỉhuy tác
chiến, chiến tranh tất nhiên bịthất bại, ta sẽrời đi (nguyên tác"Tướng thinh ngã kế,
dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứchi")Nếu kế
sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thếcó lợi đểlàm điều
kiện phụtrợbên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứvào tình
huống phải chăng có lợi đểmà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc là hành
động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của
các vịtrí tướng). Thông thường, nếu có thểtấn công thì giảnhưkhông thểtấn công,
muốn đánh nhưgiảnhưkhông muốn đánh, muốn hành động ởgần nhưng giảnhư
muốn hành động ởxa, muốn hành động ởxa nhưng lại giảnhưmuốn hành động ở
gần. Lấy lợi mà dụkẻtham, chiến thắng kẻloạn, phòng bịkẻcó thực lực, tránh kẻthù
mạnh, khiêu khích kẻhay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch
nhàn hạthì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻthù lúc
chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờtới (nguyên tác "Công kỳvô
bị, xuất kỳbất ý"). Tất cảnhững điều nói trên đều là sựkhôn khéo đểthủthắng của
nhà quân sự, nhưng lại không thểquy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi
khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán
không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồkhông
tính toán gì. Quan sát đủcác mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.
Thiên 02 Tác chiến
Tôn Tửnói:
Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc,
xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình
huống đó, chi phí ởtiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứthần, bảo
dưỡng và bổsung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thểcho mười vạn quân xuất chinh
được. Dùng một đạo quân khổng lồnhưthế đểtác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh.
Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽmệt mỏi, nhuệkhí sẽsuy giảm; tấn công thành trì
sẽhao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ởngoài lâu có thểlàm nền tài chính của
quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệkhí suy giảm thì lúc đó cho dù là
người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thểcứu vãn tình thế được. Cho nên dùng
binh đánh giặc, chỉnghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng vềchứkhông
bao giờcó việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả. Cho nên người không hiểu biết chỗ
hại khi dụng binh thì không thểhiểu được chỗlợi trong dụng binh. người giỏi dụng
binh, lính mãn ngũkhông gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại
nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng
cho quân đội sẽ được thoảmãn. Sởdĩquốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải
lương thực đi quá xa. Vận tải lượng thực xa, bá tánh sẽnghèo. Chung quanh nơi quân
đội tập kết, vật giá sẽcao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽlàm cho tiền tài của bách
tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết,
tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bách tính thì tiền
tài 10 phần hao bẩy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. Cho nên
tướng soái giỏi lấy lương thực ởnước địch. Ăn 1 chung gạo ởnước địch bằng 20
chung gạo ởnước nhà. Dùng 1 thạch cỏ ởnước địch bằng 20 thạch cỏ ởnước nhà.
Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch. Cướp của địch mà thưởng
cho quân nhà. Đánh bằng xe, cướp được hơn 10 cái thì thưởng cho người đầu tiên
cướp được. Bỏcờxe địch, cắm cờquân nhà mà dùng chung với xe nhà. Đãi tù binh tử
tếthì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh. Thếnên dụng binh cốt thắng, không
cốt kéo dài.
Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộmệnh của dân, là người giữsựan nguy cho quốc
gia.
Thiên 03 Mưu công
Tôn Tửnói:
Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cảnước địch khuất phục trọn vẹn là thượng
sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách,
đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữquân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là
kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thếnên
bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sựsáng suốt. Không cần
đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sựsáng suốt. Cho
nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược đểthắng địch, kế đó là thắng
địch bằng ngoại giao, kếnữa là dùng binh thắng địch, hạsách là tấn công thành trì.
Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chếtạo chiến xa, vũkhí phải mất 3 tháng mới
hoàn thành, chuẩn bịbinh mã lại mất 3 tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh
thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc
đánh thành. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt
thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất địch phải dùng
mưu lược toàn thắng mà thủthắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành
được thắng lợi hoàn toàn.
Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi
chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh
với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bịbắt làm tù binh. Tướng soái là trợthủcủa
quốc gia, trợthủtốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu. Vua có thểgây bất
lợi cho việc quân trong 3 trường hợp: không biết quân không thểtiến mà bắt tiến,
không biết quân không thểthoái mà bắt thoái, đó là trói buộc quân đội. không biết
việc quân mà can dựvào khiến tướng sĩhoang mang khó hiểu. không biết mưu kế
dụng binh mà can dựvào khiến tướng sĩbăn khoăn nghi ngờ. Quân hoang mang nghi
ngờthì các nước chưhầu thừa cơtấn công. Đó là tựlàm rối mình khiến địch thắng.
Cho nên có năm điều có thểthắng: Biết có khảnăng đánh hay không có khảnăng
đánh, có thểthắng, biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thểthắng, quân tướng
đồng lòng có thểthắng, lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bịcó thểthắng,
tướng giỏi mà vua không can thiệp vào có thểthắng. Đây là 5 điều có thể đoán trước
được thắng lợi.
Cho nên có thểnói: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch
trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. (nguyên văn: Tri
bỉtri kỷgiả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉnhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉbất
tri kỷ, mỗi chiến tất đãi.
Thiên 04 Hình
Tôn Tửnói:
Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không đểbại, sau mới đánh
bại kẻ địch. không đểbại là do mình, giành chiên thắng là tại địch. Thếnên người giỏi
dụng binh có thểlàm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch
bịta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thểdựkiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi
được (tối nghĩa quá:"thắng khảtri,i nhi bất khảvi")không thểthắng được thì thủ, có
thểthắng được thì công. Thủlà do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.
Người giỏi thủém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thếmạnh,
thếnên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng ("thiện thủgiả, tàng ưcửu địa chi
hạ, thiện công giả, động ưcửu thiên chi thượng"). Dự đoán chiến thắng mà không
hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, thắng 1 trận mà thiên hạ
gọi là giỏi thì cũng chưa gọi là giỏi trong những người giỏi.. Cũng nhưnhấc một cọng
lông thì không kểlà khoẻ, nhìn thấy nhật nguyệt không kểlà mắt tinh, nghe được sấm
sét không kểlà tai thính. Thời xưa, người giỏi dụng binh thường đánh bại kẻ địch dễ
thắng nên việc giành được chiến thắng ấy không được tiếng là trí dũng. Chiến thắng
của họlà không có gì phải nghi ngờvì nó dựa trên cơsởtất thắng kẻ địch đã lâm vào
thếthất bại. Cho nên người giỏi dụng binh bao giờcũng đặt mình vào thếbất bại mà
cũng không bỏqua cơhội nào đểthắng địch. Vì vậy, đội quân chiến thắng bao giờ
cũng tạo điều kiện đểthắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh
tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sựcầu may. Người giỏi dụng binh có thểtừ
các mặt tu sửa cái lẽkhông thểthắng đểnắm được quyền quyết định sựthắng bại.
Phép dụng binh là: Thứnhất là "độ", thứhai là "lượng", thứ3 là "số", thứ4 là "xứng",
thứ5 là "thắng". Tính thếsinh độ, độsinh lượng, lượng sinh số, sốsinh xứng, xứng
sinh thắng. Thắng binh dùng "dật" đánh "thù", bại binh dùng "thù" chống "dật".
Người chiến thắng là người có quân lực hùng mạnh, chỉhuy tác chiến dùng binh như
tháo nước đổtừtrên trời xuống vậy, cái này gọi là Hình của binh lực quân sự. Nguyên
văn "Thắng giảchi chiến dân dã, nhược quyết tích thuỷ ưthiên nhẫn chi khê giả, hình
dã.
Thiên 05 Thế
Tôn Tửnói:
Phàm điều khiển quân, bất kểnhiều hay ít đều là việc tổchức biên chếquân đội, chỉ
huy quân nhiều hay ít là vấn đềhiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà
không bịbại trận, ấy là nhờvào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng
binh công địch được thếnhưlấy đá chọi trứng, ấy là nhờbiết vận dụng chính xác
tránh thực chọn hư.
- Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳbinh thủthắng. Tướng giỏi dùng
binh sẽbiết biến hóa tác chiến nhưtrời đất không bao giờcùng đường, sông biển
không bao giờcạn nước. Nhưmặt trăng mặt trời, lặn rồi lại mọc; nhưbốn mùa thay
đổi, qua rồi lại đến. Âm nhạc cũng không quá 5 thanh âm, nhưng biến hóa khôn
lường, nghe sao cho hết được; sắc màu cũng chỉcó 5 màu, nhưng biến hóa nhìn sao
cho tận; vịbất quá cũng chỉcó 5 vị, nhưbiến hóa nếm sao cho đủ. Chiến thuật cũng
chỉcó kỳvà chính, nhưng biến hóa của kỳvà chính là vô cùng vô tận. Kỳchính
chuyển hóa lẫn nhau nhưvòng tròn không có khởi điểm cũng không có kết thúc, ai có
thểbiết được?
- Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờthếnước lũ. Chim ưng vồmồi chỉ
1 cú có thểxé nát con mồi, đó là dựa vào thếtiết nhanh nhưchớp nhoáng. Người chỉ
huy giỏi là người biết tạo nên thếhiểm hay tiết chớp nhoáng. Thếhiểm nhưcung đã
giương hết mức, tiết chớp nhoáng nhưlấy nỏphóng tên, nhanh vô cùng.
- Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn. Hỗn loạn
mù mịt mà vẫn đâu ra đấy, duy trì được thế, tiết thì không bịbại.
- Ta có tổchức chặt chẽthì khiến địch hỗn loạn, ta có lòng dũng cảm thì khiến địch
khiếp sợ, ta có binh lực lớn thì khiến địch suy yếu. Chặt chẽhay hỗn loạn là do ởtổ
chức biên chế, dũng cảm hay khiếp sợlà do ưu thếtạo nên, lớn mạnh hay suy yếu là
do thực lực đối sách thểhiện ra. Tướng giỏi là biết cách điều khiển quân địch, ngụy
trang đểdụ địch khiến kẻ địch di động theo ý mình, dùng lợi nhỏdụkẻ địch, địch ắt
đến đểchiếm. Dùng cách đó mà khiến quân địch đến nạp mạng.
- Người giỏi tác chiến là biết tạo ra tình thếcó lợi chứkhông trách thuộc cấp, biết
chọn lựa và sửdùng nhân tài đểtạo nên lợi thế. Người giỏi tác chiến tạo ra thếgiống
nhưlăn gỗ đá, gỗ đá ởchỗbằng thì nằm im, ởchỗnghiêng dốc thì dịch chuyển,
vuông thì dừng, tròn thì lăn. Bởi vậy mà người giỏi chỉhuy tác chiến cũng nhưlăn
hòn đá tròn từtrên núi cao vạn trượng xuống chân núi vậy. Thếtạo ra chính là như
vậy.
Thiên 06 Hưthực
Tôn Tửviết:
- Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thếchủ động an nhàn, đến chiến
địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thếmệt mỏi. Vì thế, người chỉhuy tác chiến
giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứkhông thểtheo sự điều khiển của quân
địch.
- Khiến quân địch đến nơi ta làm chủtrước là kết quảcủa việc dùng lợi nhỏnhữ địch.
Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó. Do thế, địch
đang nghỉngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi, địch đầy đủlương thảo, ta phải làm cho
chúng đói khát, địch đóng trại yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển, đó là vì nơi ta
tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu. Quân ta đi được nghìn dặm mà không mệt mỏi là
do ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công
vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủvững chắc do ta biết trước nơi sẽ
bị địch tấn công.
- Người giỏi tiến công là người có thểlàm cho địch không biết nơi mà phòng thủ,
người giỏi phòng thủlà người có thểlàm cho địch không biết phải tiến công vào nơi
nào. Vi diệu, vi diệu đến mức vô hình. Thần kỳ, thần kỳ đến mức vô thanh. Vì thếmà
ta có thểnắm vận mạng của quân địch trong tay. Ta tiến công mà địch không cản nỗi
vì ta nhưtiến vào chỗkhông người, ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành
động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp. Bởi thế, ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào
sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu, ta không
muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho
chúng phải đổi hướng tiến công.
- Ta khiến địch đểlộthực lực mà ta thì vô hình thì ta có thểtập trung binh lực, còn
địch thì phân tán lực lượng. Ta tập trung binh lực ởmột nơi mà địch phân tán lực
lượng ởmười chốn, tức là ta dùng mười đánh một (he he … địch không chột cũng …
chết vì bịhội đồng), nhưthếquân ta đông quân địch ít, lợi thếhẳn cho ta. Dùng nhiều
đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng. Nơi ta muốn tiến
công, địch chẳng thểnào biết, không thểbiết ắt địch phải bốtrí phòng thủnhiều nơi,
đã phòng bịnhiều nơi thì quân sốbịphân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽcó ít quân địch.
Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu
mỏng. Binh lực mỏng là vì phòng bịkhắp nơi, binh lực dồi dào là nhờbuộc địch phải
phòng bịkhắp chỗ.
- Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể
giao phong với địch. Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái không thể
tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt tiền không thể ứng
cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền, huống hồxa ngoài ngàn dặm,
gần trong vài dặm thì thếnào? Theo ý ta, vượt người vềsốquân đâu có ích chi cho ta
trong việc thắng bại, thắng lợi có thểdo ta tạo thành. Quân địch tuy đông, có thểlàm
cho chúng không thể đấu với ta được.
- Phải bày mưu lập kế, phân tích kếhoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch
đểnắm tình hình và phương cách hành quân của địch, trinh sát xem chỗnào có lợi,
chỗnào bất lợi, đánh thửxem binh lực của địch mạnh yếu thực hưthếnào. Ta ngụy
trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội
hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng biết cách
đối phó với quân ta. Căn cứvào sựthay đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt
chiến thuật, dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu
của nó. Người ngoài chỉbiết ta dùng phương kếthắng địch chứkhông biết ta đã vận
dụng phương kế đó thếnào. Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã
dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.
- Cách dùng binh cũng nhưdòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của nước là từ
chỗcao đổxuống thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗcứng, chỗ
thực của quân địch mà đánh vào chỗmềm, chỗhưcủa địch. Nước tùy địa hình cao
thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứvào tình hình của địch mà quyết định
cách đánh. Dụng binh tác chiến không có hình thếcố định, không có phương thức
nhất định. Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh nhưthần.
Ngũhành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp
nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành
trăng có khi tròn khi khuyết.
Thiên 07 Quân tranh
Tôn Tửviết:
- Phàm dụng binh chi pháp …ý quên … phép dùng binh thường, tướng soái nhận lệnh
vua, trưng tập dân chúng, tổchức quân đội, sau mới bày trận đối địch. Trong quá trình
đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa là giành lấy lợi thế. Cái khó nhất của việc này là
phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi. Tuy đi đường
vòng nhưng lấy cái lợi nhỏdụ địch thì mới có thểxuất phát sau mà tới được trước yếu
địa cần tranh, thếlà hiểu được phương pháp biến cong thành thẳng.
- Quân tranh vừa có cái lợi, vừa có nguy hiểm. Nếu đem toàn quân có trang bịnặng
nề đi tranh thì không thể đạt được dự định, nếu bỏlại trang bịnặng thì trang bịnặng
sẽtổn thất. Vì thế, cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm không nghỉ để đi trăm dặm tranh lợi
thì tướng lĩnh ba quân có thểbịbắt, lính khỏe tới trước, yếu tới sau. Cuối cùng chỉcó
một phần mười binh lực đến trước. Đi năm mươi dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân
sẽbịchặn, chỉcó một nửa binh lực tới trước. Đi ba mươi dặm tranh lợi, chỉcó hai
phần ba binh lực tới trước. Quân đội không có trang bịnặng ắt thua, không có lương
thảo ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
- Chưa biết ý đồchiến lược của các chưhầu, không thểtính việc kết giao; chưa thông
địa hình sông núi, đầm hồ, không thểhành quân; không dùng người dẫn đường không
thểchiếm địa lợi. Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong
thành công, phải căn cứvào chỗcó lợi hay không mà hành động, tùy sựphân tán hay
tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật. Quân đội hành động thần tốc thì nhanh
nhưgió cuốn, hành động chậm rãi thì lừng khừng nhưrừng rậm, khi tấn công thì như
lửa cháy, khi phòng thủthì nhưnúi đá, khi ẩn mình thì nhưbóng tối, khi xung phong
thì nhưsấm sét. Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mởrộng lãnh thổ, phải
phân binh trấn giữ; cân nhắc lợi hại được mất rồi mới tùy cơhành động. Trước hết
phải rõ phương pháp biến cong thành thẳng đểgiành thắng lợi, ấy là nguyên tắc hành
quân.
- Quân Chính viết: “Ngôn bất tương văn, cốvi kim cổ, thịbất tương kiến, cốvi tinh
kỳ” có nghĩa là “khi tác chiến mà dùng lời nói chỉhuy e quân nghe không được, phải
cần đến chiêng trống; dùng động tác e quân không nhìn thấy, phải cần đến cờlệnh.
Chiêng trống, cờlệnh dùng đểthống nhất hành động của toàn quân. Toàn quân đã
hành động nhất nhất thì người lính dũng cảm không thểtiến một mình, người lính
nhút nhát cũng không thểlùi một mình, đó là phương pháp chỉhuy toàn thể đội hình
tác chiến”.
- Đối với quân địch, có thểlàm tan nhuệkhí của chúng; đối với tướng địch, có thểlàm
dao động quyết tâm của họ. Sĩkhí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau
một thời gian dần dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan. Người giỏi dùng binh phải tránh
nhuệkhí hăng hái của địch cho đến khi nhuệkhí đó của chúng bịtiêu tan giảm sút thì
đánh, đó là cách nắm chắc sĩkhí quân đội. Lấy sựnghiêm chỉnh của quân ta đối phó
với sựhỗn loạn của quân địch, lấy sựbình tĩnh của quân ta đối phó với sựhoang
mang của quân địch, đó là cách nắm chắc tâm lý quân đội. Lấy gần chờxa, lấy nhàn
chờmệt (dĩdật đãi lao), lấy no chờ đói, đó là cách nắm chắc sức chiến đấu của quân
đội. Không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũchỉnh tề, không đánh kẻ địch có
thếtrận và lực lượng hùng mạnh, đó là cách nắm vững biến hóa chuyển động.
- Nguyên tắc dùng binh là: địch chiếm núi cao thì không đánh lên, địch dựa vào gò
đống thì không nên đánh chính diện, địch vờthua chạy thì không nên đuổi theo, quân
địch tinh nhuệthì chưa nên đánh vội, địch cho quân ta nhửmồi thì mặc kệchúng,
địch rút vềnước thì không nên chặn đường, bao vây quân địch nên chừa một lối thoát
cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng. Phép dùng binh là như
thế.
Thiên 08 Cửu biến
Tôn Tửnói:
- Phàm dụng binh chi pháp, chủtướng nhận lệnh của vua, tập hợp quân đội, quân nhu
(giáo, khí, lương, tiền, …), khi xuất chinh ở“phỉ địa” (đất xấu) thì không dựng trại, ở
“cù địa” (đất có đường lớn thông suốt) phải kết giao với nước láng giềng, ở“tuyệt
địa” không được nấn ná, ở“vi địa” (đất bịvây) thì phải tính kế, ở“tử địa” phải liều
chết quyết chiến. Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh,
có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua
không nên nghe. Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách
dùng binh. Không tinh thông những ứng biến ấy, dù có nắm được địa hình cũng
không thểgiành được địa lợi. Chỉhuy quân đội mà không biết dùng những ứng biến
ấy thì dù biết năm điều lợi cũng không thểphát huy được toàn bộtác dụng của quân
đội.
- Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại. Khi gặp
tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành được đại sự. Gặp tình hình
thuận lợi, phải cốthấy rõ những yếu tốbất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
- Muốn khuất phục chưhầu, phải đánh vào chỗnguy hại của họ; muốn điều khiển
chưhầu, phải buộc họlàm những việc họkhông thểkhông làm ; muốn ép họvào thế
bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụhọ.
- Nguyên tắc dùng binh là : không chờ địch đến đánh ta, mà phải tập trung vào việc
sắp sẵn kếsách đối phó ; không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của
ta vững chắc, địch không thểhạ được.
- Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm : liều chết khinh suất có thểbịgiết, tham sống sợ
chết có thểbịbắt, nóng giận hồ đồcó thểmắc mưu, liêm khiết tựtrọng không chịu
được nhục nhã, thương dân có thểlo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm đó thì tai họa khó
lường cho việc dùng binh. Quân bịdiệt, tướng bịgiết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà
ra, không thểkhông suy xét kỹ.
Thiên 09 Hành quân
Tôn Tửviết:
- Khi hành quân và dựng trại ởnhững dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình
hình quân địch, phải chú ý : ởvùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc có nước và cỏ, hạ
trại tại chỗcao, hướng vềánh sáng. Nếu địch chiếm được chỗcao thì không đánh lên.
Khi vượt sông, nên hạtrại xa bờ. Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến
với địch ởdưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi. Nếu
muốn quyết chiến với địch, nên bày trận sát bờsông. Hạtrại bên bờsông cũng phải
chiếm chỗcao, đón ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông công địch.
Nếu gặp vùng đầm lầy nước mặn, phải ởgần nơi có nước và cỏ, lưng dựa vào lùm
cây. Nếu gặp vùng đồng bằng, phải chiếm nơi rộng rãi, bên phải có gò cao, phía trước
mặt thấp, phía sau lưng cao. Nhờlợi thếcủa 4 cách xửtrí đó mà Hoàng Đế đã thắng 4
vịvua khác.
- Phàm hạtrại nên ởnơi cao ráo tránh ẩm thấp, ởnơi sáng tránh chỗtối tăm, ởnơi gần
cỏvà nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩkhông bịnhiễm bệnh, đó
là đảm bảo cho chiến thắng. Hành quân ởvùng nhiều gò đống, đê điều, tất phải chiếm
phần cao ráo sáng sủa, chủyếu dựa vào phía bên phải. Cái lợi của cách dùng binh này
là được lợi thế địa hình hỗtrợ.
- Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽdâng lên, nhất định không được vượt
sông, phải chờkhi nước rút.
- Hành quân qua những vùng như“Thiên giản” là khe suối hiểm trở, “Thiên tỉnh” là
nơi vách cao vây bộc, “Thiên lao” là nơi 3 mặt bịvây vào dễra khó, “Thiên hãm” là
nơi đất thấp lầy lội khó vận động, “Thiên khích” là nơi hẻm núi khe hở. Khi gặp 5 loại
địa hình đó tất phải gấp rút chuyển đi, không nên đến gần, đểcho địch ởgần nơi đó,
ta nên hướng mặt vềphía địa hình ấy mà cho địch xoay lưng vào đó.
- Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗhiểm trở, ao hồ đầm lầy,
lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là những nơi địch dễ
có thểmai phục.
- Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận
lợi. Địch ởxa mà đến khiêu chiến là chúng muốn dẫn dụta tiến lên. Địch đóng quân ở
nơi bằng phẳng là đã chiếm được địa hình lợi thế. Cây cối rung động là địch đang
lặng lẽtiến gần. Trong cỏcó nhiều chướng ngại vật là địch cốý bày nghi trận, chim
xáo xác bay lên là bên dưới có phục binh. Thú kinh hãi bỏchạy là địch kéo quân đến
đánh úp. Bụi bốc cao mà nhọn là chiến xa địch tới, bụi bay thấp mà tản rộng là địch
kéo bộbinh đến. Bụi bay tản mác là địch chia quân đi kiếm củi. Bụi bay ít mà lúc có
lúc không là địch đang dựng trại. Sứgiảnói năng khiêm nhượng mà địch lại tăng
cường là đang chuẩn bịtiến công. Sứgiảnói cứng lại giảtiến lên là địch đang chuẩn
bịlui. Chiến xa hạng nhẹchạy ra hai bên sườn là địch đang bày thếtrận. Địch chưa
thua đã vội cầu hòa là đang có âm mưu. Địch gấp bày trận là đã định kỳhạn tấn công.
Địch nửa tiến nửa lui là đang muốn dụta. Quân lính chống binh khí làm thế đứng dựa
vào là đang … đói bụng. Quân địch đi lấy nước mà uống trước mới đem vềlà địch
đang khát. Địch thấy lợi mà không tiến lên tranh đoạt là đang mệt mỏi. Chim chóc
đậu trên doanh trại địch là trại đang bỏtrống. Đang đem địch hốt hoảng gọi nhau là
biểu hiện hoảng sợ. Quân lính trong trại nhiễu loạn là tướng địch không có uy
nghiêm. Cờxí ngảnghiêng là đội ngũ địch đã rối loạn. Quan quân dễnổi nóng là toàn
quân đã mệt mỏi. Dùng cảlương thực cho ngựa ăn, giết ngựa lấy thịt, thu dọn dụng cụ
nấu ăn, lính không vềtrại là địch đã khốn cùng, liều chết phá vòng vây. Quân lính thì
thầm bàn tán là tướng địch không được lòng quân. Liên tiếp khao thưởng quân sĩlà
địch không có biện pháp hành động, liên tiếp trừng phạt hạcấp là quân địch đang
quẫn bách. Thoạt đầu hung hãn, sau lại sợsệt cấp dưới là tướng địch quá dốt, trí lực
quá kém. Phái sứ đến tặng quà (hối lộ) và nói năng mềm mỏng là địch muốn đình
chiến. Địch giận dữkéo quân bày trận đối diện với quân ta mà đã lâu lại không tiến
không lui thì ta nên cẩn trọng xem xét vì sợ địch đang có mưu kế.
- Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập
trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủsựtín nhiệm và ủng hộcủa hạcấp là
được. Kẻkhông biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.
- Chưa có ân đức đã vội ra uy trừng phạt thì quân sĩkhông phục. Quân sĩkhông phục
thì khó có thểsai khiến được. Đã có ân đức với quân sĩmà không áp dụng kỷluật
quân pháp thì cũng không thểsai khiến được họ. Vì thếmà phải mềm mỏng, độlượng
đểquân sĩ đồng lòng, dùng quân pháp nghiêm minh đểquân sĩnhất nhất tềchỉnh thì
mới có thểkhiến quân sĩkinh sợvà phục tùng. Uy lệnh có nghiêm thì quân sĩmới
quen phục tùng. Thời bình mà mệnh lệnh được nghiêm chỉnh chấp hành thì đó là
tướng đã phục được lòng quân, trên dưới đều được hòa thuận hợp nhất.
Thiên 10 Địa hình
Tôn Tửviết:
- Địa hình có 6 loại gồm: thông, quải, chi, ải, hiểm, viễn.
- “Thông” là ta có thể đi, địch có thể đến. Địa hình này ai chiếm trước được chỗcao,
bảo đảm đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì đắc lợi.
- “Quải” là nơi tiến đến thì dễvà trởlui thì khó. Địa hình này nếu địch không phòng
thì ta có thểbất ngờtấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng ta đem quân đến đánh
mà không thắng thì khó có thểrút về, rất bất lợi.
- “Chi” là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi. Địa hình này thì địch dù
có đem lợi dụta cũng chớnên xuất kích, nên giảthua rút đi, dụ địch tiến ra nửa chừng
hãy đem quân trởlại công kích thì ta đắc lợi.
- “Ải” là ơi đâ hẹp, ở địa hình ta nên tìm ách chiếm trước mà chờ địch đến. Nếu địch
chiếm trước ta mà dùng nhiều quân giữcửa thì ta không nên đánh, còn nếu địch
không nhiều binh phòng thì ta có thểtiến đánh.
- “Hiểm” là nơi hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên đóng ởchỗ
cao, dễquan át đểchờ địch tới, nếu địch chiếm trước thì ta nên lui quân, chớtiến
đánh.
- ”Viễn” là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thếlực đôi bên ngang nhau thì
không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.
- Sáu điều nói trên là nguyên tắc lợi dụng địa hình, tướng lĩnh có trọng trách không
thếkhông suy xét kỹ.
- Việc binh có sáu tình huống tất bại là tẩu, trì, hãm, băng, loạn, bắc. Không phải do
tai họa trời đất mà là sai lầm của tướng lĩnh gây ra.
- ”Tẩu” là địa thếnhưnhau mà chỉhuy nhu nhược, không quyết đoán.
- ”Trí” là binh sĩhăng hái mà chỉhuy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu.
- ”Băng” là chỉhuy nổi giận mà binh sĩkhông phục, gặp phục địch cứtựý xuất chiến,
chủtướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽbại nhưnúi lở.
- ”Loạn” là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không có bài bản,
quan hệtrên dưới không ra thểthống gì, bày trận lộn xộn, tựmình làm rối quân đội
của mình.
- ”Bắc” là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh
nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, cầm chắc thất
bại.
- Sáu tình huống ấy là nguyên nhân dẫn đến thất bại, tướng lĩn có trọng trách không
thểkhông suy xét kỹ.
- Địa hình là điều kiện hỗtrợcho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy
thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng
lĩnh tài giỏi phải nắm vững. Nắm vững phương pháp rồi mới chỉhuy tác chiến thì
chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo chỉhuy tác chiến thì tất bại.
- Sau khi phân tích quy luật, thấy đánh được chắc thắng, dù chúa bảo không đánh vẫn
phải kiên trì đánh. Thấy đánh ắt thua, dù chúa bảo nhất định phải đánh cũng có thể
không đánh. Tiến không cầu danh thắng, lui không sợphạm lệnh, chỉcốt bảo vệlợi
ích của nhân dân và quốc gia, tướng lĩnh thếmới thực sựlà người quý của đất nước.
- Đối xửvới sĩtốt nhưcon em, họsẽcùng ta xông pha vào những nơi hung hiểm, coi
sĩtốt nhưcon yêu quý, họsẽcùng sống chết bên ta.
- Hậu đãi quân sĩmà không sửdụng, nuông chiều quân sĩmà không giáo huấn, phạm
pháp mà không phạt thì họkhác nào những đứa con hư, chẳng thểdẫn đi chinh chiến
được.
- Chỉbiết quân mình có thể đánh mà không hiểu có thể đánh địch được hay không thì
mới có nửa phần thắng. Biết có thể đánh được địch mà không hiểu quân mình có đánh
nổi không cũng chỉmới có nửa phần thắng. biết kẻ địch có thể đánh bại được, biết
quân ta có thể đánh nổi mà không hiểu địa hình bất lợi cho việc tác chiến thì thắng lợi
cũng mới nắm được một nửa.
- Người biết dùng binh thì hành động quyết không mê muội, sửdụng chiến thuật biến
hóa khôn lường. Thếmới nói: biết địch biết ta, thắng mà không nguy; nắm vững thiên
thời địa lời sẽgiành được thắng lợi hoàn toàn.
Thiên 11 Cửu địa
Tôn Tửnói rằng:
Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau:
-Thế đất ly tán:
-Thế đất dễlui (vào cạn);
-Thế đất tranh giành;
-Thế đất giao thông;
-Thế đất ngã tư;
-Thế đất khó lui(vào sâu)
-Thế đát khó đi lại;
-Thế đất vây bọc;
-Thế đất chết kẹt;
Chưhầu tự đánh trên đất mình, đó là thế đất ly tán:
Vào đất người chưa đuược sâu, đó là thế đất vào cạn hay dễlui; Ta chiếm được thì lợi
cho ta,địch chiếm được thì lợi cho địch, đó là thế đất tranh giành.
Ta đi lại dễdàng, địch đi lại cũng dễdàng, đó là thế đất giao thông. Đất tiếp giáp với
ba nước chưhầu, ai đến trướcthì giao kết được với dân chúng trong thiên hạ, đó là thế
đất ngã tư.
Đi sâu vào đất nước của người, đã vượt qua nhiều thành ấp của địch, đó là thế đất vào
sâu hay khó lui.
Ởnhững vùng núi rừng hiểm trở, có nhiều đầm lầy, các đường xá đi lại rất khó khăn,
đó là thế đất khó đi lại; Lối vào thì chật hẹp,lối ra thì quanh co, binh địch ít có thể
đánh được binh ta nhiều, đó là thế đất vây bọc; Đánh gấp thì còn sống, không dám
đánh gấp thì phải thua chết, đó là thế đất chết kẹt.
Bởi thếcho nên:
Ở đất ly tán thì không nên đánh đường hoàng.
Ở đất vào cạn (dễlui) thì chớdùng binh.
Ở đất tranh giành thì chớtấn công.
Ở đất giao thông thì chớ đóng binh ngăn đường.
Ở đất ngã tư, thì nên kết giao với các nước chưhầu.
Ở đất vào sâu (khó lui) thì nên cướp đoạt.
Ở đất khó đi lại thì nên bỏ đi nơi khác.
Ở đất vây bọc thì nên dùng mưu.
Ở đất chết kẹt thì nên liều đánh.
Ngày xưa kẻgiỏi dùng binh có thểkhiến cho quân địch trước sau mất liên lạc, binh
nhiều và ít không thểcậy nhờnhau, người sang và kẻhèn không thểcứu nhau người
trên và kẻdưới không thểgiúp nhau, sĩtốt ly tán mà không thểtập trung được, binh tụ
hợp mà không thểchỉnh tềkẻdùng binh thấy có lợi thì dấy không có lợi thì dừng.
Nếu quân địch kéo đến đông đảo và chỉnh tềthì ta phải làm thếnào?
Trước hết hãy đoạt hết chỗthiết yếu của chúng, nhưthế ắt chúng phải nghe theo ta.
Việc binh cốt yếu phải mau lẹ, thừa dịp địch không kịp xoay trở, ta đi theo nhưng
đường lối mà chúng không ngờtới để đánh vào những chỗmà chúng không phòng bị.
Binh giữvai khách ởnước người, tiến vào sâu thì được chuyên nhất, chủnhân không
thểkhắc trịnổi. Ta chiếm đoạt những đồng ruộng phì nhiêu đểnuôi sống ba quân; ta
bồi dưỡng sĩtốt đừng bắt họlàm lụng vất vả, đểdồn chứa khí lực cho họ, khi động
dùng thì dùng mưu kếlạkhiến cho kẻ địch không thểlường được. Ta ném binh vào
chỗkhông thểtháo lui nên binh ta dẫu chết cũng không trốn chạy thếmà không lẽ
chịu chết mà không được gì sao bởi thếnên sĩtốt hết lòng chiến đấu.
Binh sĩbịvây hãm quá mức ắt không còn lo lắng sợhãi nữa, không có chỗchạy nên
phải vững chí, tiến vào sâu nên không bịtrói buộc cực chẳng đã phải đánh vậy. Cho
nên binh ấy không cần phải căn dặn gì mà vẫn giữgìn, không cầu mong mà được lòng
sĩtốt, không cần ước thúc mà thương yêu bềtrên không ccàn nói mà đã tin cậy. Cấm
bàn điềm gở, trừkhửngi ngờthì binh ấy đến chết cũng không thay lòng.
Sĩtốt ta không thừa tiền của không phải họghét tiền của, họkhông tiếc tính mạng
không phải họghét sống lâu. Ngày ra lệnh sĩtốt kẻthì ngồi khóc nước mắt chảy ướt
áo, kẻthì nằm khóc lệtràn ướt má. Ném binh ấy và chỗkhông chạy được thì họsẽ
dũng cảm nhưChuyên Chưvà Tào Quệ.
Binh biết dùng sẽnhưcon suất nhiên. Suất nhiên là giống rắn ởThường Sơn. Đánh
vào đầu thì đuôi quặt lại đâm, đánh vào đuôi thì đầu quay lại cắn, đánh vào mình thì
đầu đuôi đều quặp vào giữa.
Có thểdùng binh nhưcon suất nhiên được không? Có thể. Người ởnước Ngô và
người ởnước Việt tuy ghét nhau nhưng khi ngồi chung một thuyền đểqua sông gặp
phải sóng gió, thì cùng cứu nhau nhưtay trái và tay mặt vậy.
Trói chân ngựa chôn bánh xe đều chưa đủtin rằng đứng yên một chỗ. Làm sao cho
mọi người cùng một lúc trởnên bạo dạn nhưmột người, nhưthếmới đúng là phép
cầm binh. Ba quân cứng hay mềm mạnh hay yếu, đều có thểdùng được cả, đó là nhờ
địa thếvậy. Cho nên kẻgiỏi dùng binh, sai sửba quân giống nhưdẫn dắt một người
thành thửhọcực chẳng đã phải tuân theo vậy.
Khi mưu đồviệc gì bậc tướng súy phải lặng lẽ để được sâu kín, phải ngay thẳng chỉnh
tề để được trị được yên, phải bịt tay che mắt sĩtốt khiến cho họchẳng biết được ý
mình, phải đổi công việc thay mưu kếkhiến cho sĩtốt không hiểu được việc mình,
phải dời chỗ ởdẫn binh đi quanh kẹo, khiến cho sĩttốkhông lường được kếmình.
Tướng sĩdẫn binh đi lâm trận cũng nhưleo lên cao rồi vứt thang đi; dẫn quân đi sâu
và đất chưhầu, đốt thuyền đập nồi đểphát động tâm cơcủa sĩtốt, giống nhưlà xua
một bầy dê xua qua thì qua xua lại thì tìm lại, chẳng biết là đi đâu; nắm ba quân, ném
vào nơi hiểm yếu đó là công việc của tướng súy.
Cách ứng biến của chín thế đất, điều lợi hại sựco duỗi, lẽthường của nhân tình, đó là
những điều mà tướng súy không thểkhông xét kỹ.
Theo phép đem quân giữvai khách ởnước người thì:
• Vào sâu ắt được chuyên nhất;
• Vào cạn ắt phải ly tán;
• Ra khỏi nước mình, vượt biên giới để đóng quân đó là đất cách tuyệt;
• Giao thông được bốn nước đó là đất ngã tư;
• Đã vào sâu rồi đoa là đất khó lui;
• Mới vào cạn đó là đất dễlui;
• Mặt sau hiểm trởkhông lui được, mặt trước có đèo ải khó qua,đó là ở đất vây bọc;
• Không có lối thoát đó là ở đất chết kẹt;
Bởi thếcho nên:
• Ở đất ly tán ta thống nhất ý chí của ba quân;
• Ở đất dễlui ta cho ba quân đi liền nhau vì đó đồn chấn giữliền nhau;
• Ở đất tranh giành ta đem quân đánh vào lưng địch;
• Ở đất giao thông ta giữgìn cẩn thận;
• Ở đất ngã tư, ta củng cốtình giao hảo với các nước chưhầu;
• Ở đất vào sâu (khó lui) ta lo chu cấp đều dặn lượng thực cho quân sĩ;
• Ở đất chết kẹt ta cho sĩtốt biết rằng không thểsống còn;
• Ở đất vây bọc ta cho bít chỗhở;
• Ở đất khó đi lại ta đi qua khỏi cho gấp rút.
Cho nên tình trạng việc binh phải nhưsau:
• Bịvây thì phải chống cự.
• Cực chẳng đã nên phải đánh.
• Bị địch bức bách quá nên phải tuân lệnh tướng súy.
• Không biết được mưu kếcủa chưhầu thì không tính trước việc kết giao.
• Không biết hình thếnúi rừng, đầm lầy hiểm trởnhưthếnào thì không thểhành
quân.
• Không dùng kẻhướng đạo thì không thểlấy địa lợi.
Trong những điều đấy không biết một thì không đáng gọi là binh của bậc bá vương
Binh của bậc bá vương hễ đanh nước lớn nào thì khiến cho binh của họkhông thểtụ
hợp được, uy hiếp địch đến nỗi các nước khác không giám đến kết giao với địch.
Bởi thếcho nên không cần tranh giành việc kết giao với thiên hạ, không cần bồi đắp
quyền thếcủa mình đối với thiên hạ, chịtin cậy thực lực riêng của mình đểuy hiếp
địch quốc nên có thể đánh lây thành của họ. Nên ban thưởng đạc biệt ra ngoài phép
ban thưởng, nên ra những mệnh lệnh đặc biệt ra ngoài thông lệ, thì có thểsửdụng ba
quân nhưsai khiến một người. Bày công việc ra đểsai khiến mà chớnói trước cho
biết, bày điều lợi đểsai khiến mà chớcho thấy điều hại.
Ném binh vào đất mất rồi mới còn, đểbinh bịvây hãn ở đất chết rồi sau mới cho
sống. Đểcho binh thấy sựnguy hại đe dọa ròi sau ta mơi làm chủsựthắng bại được.
Phép dùng binh là giảvờthuận theo ý địch, dồn binh đánh vào một hướng , từngàn
dặm đếgiết tướng địch, đó gọi là khéo nên làm nên việc.
Ngày quyết định dấy binh hãy đóng chặt các nơi quan ải, hủy bỏphù tiết không thông
sứvới địch quốc, truớc phải tính toán cẩn thận chốn miếu đường đểsắp đặt công việc
cho được chu đáo. Thấy địc sơhởchỗnào thì vội len vào. Muốn đánh chiếm chỗthiết
yếu nào thì phải giấu kín ý địng của ta, phải tùy theo địch tình mà sắp đặt kếhoạch
chiến đấu.
Lúc mới đầu binh phải nhưgái tơ, chờ địch hé cửa thì sông vào nhưthỏchạy chốn
khiến địch không kịp chống cự.
Thiên 12 Hỏa công
Tôn Tửnói:
Có năm cách đánh bằng lửa:
-Thứnhất là đốt dinh trại đểgiết người;
-Thứhai là đốt lương thảo tích trữ;
-Thứba là đốt xe cộ;
-Thứtưlà kho lẫm;
-Thứnăm là đốt đội ngũ đểlàm giặc rối loạn.
Muốn dùng hoảcông, phải có nhân duyên, các hoảkhí phải cụu bịsẵn sàng.
Muốn phóng hoảphải chờthời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.
Ngày thuận lơịlà ngày mà mặt trăng ởlại trong các sao Cơ, bích, Dực,Chẩn. Những
ngày mặt trăng ởlại trong các sao ấy là những ngày nổi gió.
Khi dùng hoảcông, phải biết ứng biến tuỳtheo năm trường hợp phóng hoả:
-Lửa cháy ởbên trong thì gấp tiếp ứng ởbên ngoài;
-Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờxem mà chớvội đánh;
-Khi lửa cháy to, vào được thì vào, không vào được thì thôi;
- Lửa đã cháy được ởngoài, thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
-Lửa cháy ởtrên luồng gió thì chớ ởdưới luồng gió đánh lên.
-Ban ngày có gió nhiều, thì ban đêm không có gió.
Nhà binh phải biết năm trường hợp phát hỏa ấy và phải tính toán ngày giờ, phương
hướng đểmà giữgìn.
Dùng lửa đểtrợgiúp vào sựtấn công thì sáng sủa dễthấy, dùng nước đểtrợgiúp vào
sựtấn công thì được mạnh thếhơn. Nước có thểdung đểngăn chặn, chớkhông thể
dùng đểchiếm đoạt.
Đánh thì thắng, giành thì lấy được, mà không tưởng thưởng công lao của sĩtốt, đó là
một điều nguy hại, nhưthếchỉ ởlại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích. Cho nên
Vua sáng phải lo tính điều ấy, tướng tài phải sắt đặt việc ấy.
Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.
Nhà vua không nên vì giận giữmà dấy binh, tướng không nên vì oán hờn mà gây
chiến. thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh, không thấy ích lợi thì thôi.
Đã giận có thểmừng trởlại, đã hờn có thểvui trởlại; nước mất rồi thì khó lấy lại
người chết rồi thì không thểsống lại.
Cho nên vua sáng phải cẩn thận vềviệc ấy, tướng tài phải cảnh giác về điều ấy, đó là
phép yêu nước, giữbinh được vẹn toàn.
Thiên 13 Dùng gián điệp
Tôn Tửnói:
Phàm dấy binh mười vạn, đi xa ngàn dặm, tính chung các phí tổn của trăm họ, sự
cung phụng của các nhà công. mỗi ngày lên tới ngàn lạng vàng; trong ngoài phải náo
động, nhân dân chịu vất vảvì việc phu dịch ởdọc đường, bỏbê công việc làm ăn, lên
tới bảy mươi vạn nhà.
Kéo dài đến nhiều năm đểtranh thắng lợi trong một ngày,mà lại không dám ban tước
lộc,không dám thưởng trăm lạng vàng đểdùng gián điệp, đến nỗi không biết tình hình
quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân: người ấy chẳng đáng làm chủtướng cuả
mọi người, chẳng đáng làm tôi phò chúa,không thểlàm chủ đựơc sựthắng lợi vậy!
Cho nên các bậc vua sáng tướng tài, sởdĩdấy binh thắng địch, thành công hơn người,
đó là nhờbiêt trước vậy.
Biết trước đây, không phải nhờquỷthần mách bảo, không phải nhờso sánh các việc
tương tựmà tìm biết được, phải nhờngười mà biết được tình hình của quân địch.
Dùng gián điêp thì có năm loại:
- Nhân gián( hương gián )
- Tửgián
- Nội gián;
- Sinh gián
- Phản gián.
Khi năm hạng gián điệp ấy cùng khởi sự, không ai biết được các đường lối dò xét
hiểm hóc của họnhưthếmới là thần bí, đáng gọi là vật báu của vua loài người vậy.
Nhân gián, là nhân lấy người làng bên nước địch đểdùng làm gián điệp.
Nội gián là nhân lấy quan lại của địch đểdùng làm gián điệp.
Phản gián là nhân lấy gián điệp của địch đểdùng làm gián điệp cho mình.
Tửgián là ta phô trương các vật trảgiá ngoài, báo cho gián điệp của ta biết đểtruyền
tin cho địch;
Sinh gián là hạng gián điệp trởvề được đểbáo cáo tình hình.
Trong ba quân, xét chung những người thân thiết với tướng suý thì không ai thân thiết
cho bằng gián điệp,xét chung những kẻ được thưởng thì không ai được thưởng nhiều
cho bằng gián điệp, xét chung các việc bí mật thì không việc nào bí mật cho bằng gián
điệp.
Không phải là bậc thánh trí thì không dùng được gián điệp, không phải là bậc nhân
nghĩa thì không sai khiến được gián điệp,không tinh vi khéo léo thì không biết được
thực tình nhờgián điệp
Vi diệu thay! Vi diệu thay! Không có việc gì mà không dùng gián điệp.
Gián điệp của địch chưa do thám ta xong mà ta nghe biết trước rồi, thì gián điệp của
địch và kẻcáo giác cho ta biết đều phải giết chết.
Khi muốn đánh quân nào, đều phải biết rõ người tướng trấn giữ, các người thân tín
của người tướng, người tiếp khách, người gác cửa, người giữnhà(quản gia), tên họ
của từng người, đều phải kiếm gián điệp của ta tìm tòi mà biết cho đủ.
Tìm cho ra gián điệp mà địch sai tới do thám ta, lấy điều lợi mà dụdỗhọ, dẫn dắt họ,
cho họ ăn ở: nhưthếcó thểdùng họlàm phản gián cho ta được.
Nhờhọlàm phản gián mà ta biết tình hình của nước địch, do đó kiếm được hương
gián và nội gián bên nước địch đểmà lợi dụng.
Nhân sựphản gián mà biết địch hình, cho nên khiến tửgián bày đặt việc dối trá để
đến cáo giác với quân địch.
Nhân sựphản gián mà biết địch tình, cho nên có thểsai phái sinh gián đi về đúng kì
hạn.
Năm việc gián điệp nói trên, nhà vua phải biết đủ.
Biết đủlà nhờ ởphản gián, cho nên phản gián không thểkhông hậu đãi.
Ngày xưa khi nhà Ân khởi nghĩa thì ông Y Doãn ởbên đất nhà Hạ đểdò xét; khi nhà
Chu khởi nghĩa thì ông Lã Vọng ởbên đất nhà Ân dò xét. Chỉbậc vua sáng, tướng tài
mới có thểdùng bậc Thượng Trí làm gán điệp nên đều thành công lớn. đó là điều cốt
yếu của việc binh bị, ba quân nhờcậy vào đó mà hành động.
Các loại địa hình chiến đấu
Nghiên cứu vềbinh pháp Tôn Tử
Tản địa - Khu vực xảy ra tác chiến trong nội địa của bản quốc, được gọi bằng tản địa.
Tại sao gọi là tản địa? Tào Tháo bảo: Vì quân sĩquyến luyến quê hương, đường sá
tương đối gần, con người dễtan tác mất mát. Tôn Vũcho rằng ''tản địa thì đừng
đánh''. Hà cớgì tản địa lại dừng đánh? Kẻ địch dám xâm phạm, chứng tỏchúng có ưu
thế, quân phòng thủ ởvào cái thếtương đối yếu cho nên tránh việc vội vàng tác chiến,
chỉnên dùng phương cách phòng thủ, tiêu diệt dần sinh lực địch, đợi thời cơcó lợi sẽ
quyết chiến với kẻthù. Do vậy, Tôn Vũlại nhấn mạnh: quân sĩ đóng nơi tản địa, điều
quan trọng là họphái có ý chí chiến đấu thống nhất, lòng người son sắt. ''Không tảc
chiến'' không có nghĩa không đánh. Ý nói không dùng thếcông mà chủyếu dùng
phương cách phòng thủ.
Khinh địa - Khu vực tác chiến tung thâm gần đất nước của kẻthù được gọi bằng
khinh địa. Tiến vào đất nước của kẻthù chưa sâu, tương đối gần đất nước mình,
đường giao thông của tuyến sau không dài, dễvận chuyển lương thực và vũkhí.
Nhưng đã tiến sâu vào nội địa của kẻthù, khó tránh khỏi sựchống trảcủa đối phương,
cho nên quân sĩ đóng ởvùng khinh địa phải bảo vệchặt trận địa của bên mình. Tôn
Vũbảo: “Khinh địa thì không ngừng hoạt động''. Phàm quân đội đã tiến vào đất nước
của kẻthù thì nhất thiết phải dựa vào ưu thếquân sựcủa mình mà đánh vào mặt yếu
của đối phương. Thành ra, lúc mới tác chiến phải chủ động phát huy ưu thếtấn công,
không được án binh bất động. Phải ra sức tiến sâu vào đất nước của đối phương, tiêu
diệt kẻthù trước khi chúng nghĩra cách phòng thủmới nhằm đạt được mục đích
chiến đấu.
Tranh địa - Là khu vực quan trọng vềchính trị, kinh tếvà quân sự. Tôn Vũnhận định,
bên nào có được tranh địa thì bên đó có lợi thế. Thành ra tranh địa là mục tiêu tranh
giành của đôi bên. Tác chiến trong vùng tranh địa phải chú ý mấy phương diện sau
đây:
- Một là: vùng đất quan trọng nhưng trống vắng. Sựtranh chấp của đôi bên (vềnó)
chưa phân thắng bại. Mấu chốt của sựthắng bại lúc này là ởcựly gần xa của đôi bên
đối với vùng đất đó, tình trạng đường giao thông qua lại ở đấy và dụng cụlàm đường
của bộ đội. Trước tình hình ấy, bộ đội trước hết nên nhanh chóng hành quân tới con
đường mà kẻ địch sẽngăn chặn đường tiến quân của đối phương nhằm bảo đảm cho
bộ đội chủlực chiếm lĩnh được địa hình.
- Hai là: kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó, nhưng chưa ởthếvững vàng. Nếu bên ta
lúc này có ưu thếvềbinh lực, nên lập tức dùng phương pháp tấn công. (Ngày nay gọi
là đánh vào nơi địch tạm trú quân, chưa ổn định)
- Ba là, kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó và có đông quân cốthủ. Trong trường hợp
này, không nên công khai tấn công. Có thể điều một ít lực lượng tinh nhuệ, gấp rút
đánh thọc vào sau lưng địch, tiến sâu vào hậu phương của chúng, phá hoại đường giao
thông, quấy rối kẻthù.
- Bốn là, bên ta đã chiếm được vùng đất quan trọng đó, nhưng kẻ địch có ưu thếtuyệt
đối vềbinh lực và vũkhí, bên ta khó giữnổi thì đành bỏmặc vùng đất đó cho kẻ địch
chiếm giữ, thừa cơphân tán binh lực của chúng.
Giao địa - Vùng đất nằm ởgiao điểm của hai trục đường ngang dọc. Ởvùng đất này,
quân ta có thể đi qua, kẻ địch cũng có thểlại đến. Tôn Vũnhận định: ''Giao địa thì vô
tuyệt''. Vềhàm nghĩa của câu này, sách ''Mười nhà chú thích Tôn Tử'' đều có những
cách giải thích khác nhau. Chữ''tuyệt'' ở đây nên hiểu là đoạn tuyệt, tựa nhưlời nói
đầu vềvấn đềhành quân mà người chỉhuy phải ghi nhớ. Bởi là tụ điểm giao thông,
dễbịkẻ địch cắt đứt. Cho nên, Tôn Vũmới nhắc nhở''bên ta phải cẩn thận bảo vệ
nó'', nhấn mạnh khi tác chiến ởvùng đất này, quân đội phải tăng cường việc phòng
thủ.
Cù địa - Khu vực ranh giới giữa nhiều nước với hệthống giao thông phát triển. Với
khu vực này, một nước nào tấn công, thường thường ảnh hưởng đến các quốc gia
khác. Hoặc giả, có thểlợi dụng được quốc gia khác. Bởi vậy phải tìm cách tranh thủ
các quốc gia khác, tăng cường thực lực bên mình. Tôn Vũnêu bật công việc kết thân
với các chưhầu, không phải chỉtiến hành khi chiến tranh nguy cấp. Điều chủyếu là
phải có chính sách láng giềng hữu hảo lúc thời bình, bang giao gắn bó.
Trọng địa - Khu vực nằm sâu trong nội địa của kẻthù, rời xa thành phốvà ấp trại của
bên ta, được gọi bằng trọng địa. Tôn Vũquan niệm: trong việc tác chiến, ''trọng địa
thì giành lấy'', ''trọng địa giúp bên ta vận chuyển đều đặn lương thực'' (thiên cửu địa).
Quân đội tiến sâu vào khu tung thâm của địch, đường giao thông giữa hậu phương và
mặt trận kéo dài ra, còn luôn bịkẻthù đánh phá, thường xảy ra tình trạng giao thông
gián đoạn. Thành thửcó một sốvật tưchiến tranh, nhất là lương thực, cần phải cướp
tại chỗ đểbảo đảm cho cuộc sống của quân đội ta, là hiện tượng bình thường.
Tỵ địa - Khu vực núi non hiểm trởvà ao hồ được gọi là tỵ địa. Đặc điểm của tỵ địa là
đi lại khó khăn. Vì thếnhắc nhở''tỵ địa thì bước qua'', nghĩa là quân sĩkhi tác chiến ở
khu vực này cần nhanh chóng xa rời nó, không nên ởlại lâu.
Vi địa - Đường tiến chật hẹp, đường thoái xa xăm, khu vực tác chiến này được gọi là
vi địa. Tôn Vũcảnh báo: ''vi địa thì phải tìm mưu kế''; Quân đội hoạt đông trong khu
vực vi địa phải nghĩra mưu kế đểvừa có thểtiến, vừa có thểthoái, đồng thời còn phải
đánh lừa kẻ địch, chờlúc chúng chểnh mảng, đột nhiên tấn công. Tôn Vũcòn bảo:
''Với vi địa, bên ta cần đóng cửa phòng thủ'' (thiên cửu địa). Câu này ý chỉtrong
trường hợp bên ta bịbao vây, cần chủ động lấp cửa phòng thủ, nhằm tránh việc kẻthù
dùng mẹo ''ba vây một đóng'' đểlàm lung lay quyết tâm cốthủtrận địa của tướng sĩ.
Ngược lại khi kẻthù vướng, mắc trong vòng vây nên dùng mưu lược, thực hiện chiến
thuật tấn công bằng tâm lý, vận dụng các phương cách làm tan rã đội ngũ, gọi hàng và
công phá, nhằm thực hiện mục đích của việc chiến đấu.
Tử địa - Khu vực không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu vực tử địa nếu
tham sống sợchết thì bỏmạng là cái chắc. Chiến đấu dũng cảm sẽ được tồn tại. Do
đó, ởtrong vùng “tử địa”, phải ra sức chiến đấu, trong cái chết mưu cầu sựsống. Khi
quân sĩrơi vào vùng tử địa, tướng lĩnh phải thểhiện trước ba quân lòng cảm tử, khiến
toàn thểquân sĩquyết giành lấy sựsống trong vùng tử địa.
Việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình là nguyên tắc tác chiến cơbản
của bộbinh. Thời xưa chưa có các quân chủng hiện đại nhưkhông quân và hải quân.
Mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra trên mặt đất, dẫu là trong chiến tranh hiện đại,
không quân và hải quân cũng phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của cơcấu lục quân đối với
mình. Vì vậy, việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình vẫn là điều cực
kỳquan trọng đối với chiến tranh hiện đại.
PhụLục
Thắng chiến kếgồm có:
1-Man thiên quá hải (dối trời qua biển)
2-Vi Ngụy cứu Triệu (vây Ngụy cứu Triệu)
3-Tá đao sát nhân (mượn dao giết người)
4-Dĩdật đãi lao (lấy nhàn đãi mệt)
5-Tấn hỏa đảcướp (nhân cháy nhà đánh cướp)
6-Thanh ngôn kích tây (nói thẳng là đánh phía tây)
Địch chiến kếgồm có:
1-Vô trung sinh hữu (trong không sinh có)
2-Ám độTrần Thương (lén đi qua Trần Thương - ghi chú người đọc: nay ởtỉnh
Thiểm Tây)
3-Cách ngạn quan hỏa (cách bờxem lửa)
4- Lý đại đào cương (mận chết thay đào)
5-Thuận thủkhiên dương (thuận tay bắt dê)
6-... đây thiếu một kế
Công chiến kếgồm có:
1-Đảthảo kinh xà (đánh cỏ động rắn)
2-Tảthi hoàn hồn (mượn xác trảhồn)
3-Điệu hổly sơn (bắt hổlìa núi)
4-Dục cầm cốtúng (muốn bắt thì thả)
5-Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đưa ngọc đến)
6-Cầm tặc cầm vương (bắt giặc bắt vua)
Hỗn chiến kếgồm có:
1-Phú đểtrừu tân (rủi củi dưới đáy nồi)
2-Hỗn thủy mô ngư(đục nước mò cá)
3-Kim thiền thoát xác (ve vàng lột xác)
4-Quan môn trúc tặc (đóng cửa bắt giặc)
5-Viễn giao cận công (xa thì chơi, gần thì đánh)
6-Giả đạo phạt Quắc (mượn đường đánh Quắc)
Tịch chiến kếgồm có:
1-Du lương hoán trụ(trộm rường thay cột)
2-Chỉtang mạhoè (chỉcây dâu mắng cây hoè)
3-Giảsi bất điên (giảngu không điên)
4-Thượng ốc trừu thê (lên nhà rút thang)
5-Thụthượng khai hoa (trên cây hoa nở)
6-Phản khách vi chủ(đổi khách làm chủ)
Bại chiến kếgồm có:
1-Mỹnhân kế
2-Không thành kế
3-Phản gián kế
4-Khổnhục kế
5-Liên hoàn kế
6-Tẩu vi thượng.
Đó là 36 kếcủa người Trung Hoa.
Phương pháp 4 làm chủ
Nghiên cứu vềbinh pháp Tôn Tử
Tôn Vũ(Tôn Tử) cho rằng, sựtốt xấu vềnhân tốtinh thần, sựmạnh yếu vềtình trạng
thểlực, cái ưu cái khuyết trong việc bốtrí trận địa chiếm một vịtrí quan trọng trong
vấn đềtác chiến. Do vậy ông nêu lên phương pháp “bốn làm chủ”: “Làm chủchí khí,
làm chủnhân tâm, làm chủnhân lực và làm chủsựbiến đổi”. Ông phát biểu trong
“Thiên quân tranh”: “Ban ngày thì chí khí sắc sảo, ban đêm thì chí khí cùn nhụt, chập
tối thì chí khí trởvề, đó là làm chủchí khí; đối xửvới rối loạn bằng sựlàm chủ, đối
xửvới ồn ào bằng yên tĩnh, đó là làm chủnhân tâm; đối xửvới cái xa bằng cái gần,
đối xửvới cái đói bằng cái no, đó là làm chủnhân lực; không cầu được cờchính
thống, chớ đánh vào trận địa một cách đường hoàng”, đó là làm chủsựbiến đổi.
Phương pháp “Bốn làm chủ” được Tôn Vũnêu lên nhưsau:
Làm chủchí khí:
Thời xưa, tác chiến gắn liền với việc đánh nhau trực tiếp, sựthắng bại của chiến tranh
với dũng khí của quân sĩcó mối quan hệcực kỳmật thiết. Sĩkhí và ý chí chiến đấu là
nhân tốhàng đầu của sức chiến đấu. Sĩkhí dâng cao thì dễdành thắng lợi, sĩkhí sa
sút thì thường dẫn đến thất bại.
Làm chủnhân tâm:
Ý nói trước trận đánh và trong trận đánh, tướng soái không được dao động hoặc dễ
dàng thay đổi quyết tâm chiến đấu như đã tuyên thệ. Chữ“Tâm” ở đây người thời
trước gọi bằng “bản tâm”, “tâm mưu”, mặc dầu nội dung của nó bao gồm các phương
diện khí chất tinh thần và tu dưỡng tưtưởng, nhưng hạt nhân là lòng quyết tâm chiến
đấu của tướng soái.
Xung quanh vấn đềlòng quyết tâm chiến đấu của người chỉhuy, Tôn Tửnói trong
“Thiên quân tranh”: “Tướng có thểdành lòng người”. Ông còn bảo: “Đối xửvới rối
loạn bằng việc làm chủ, đối xửvới sự ồn ào bằng sựyên tĩnh, đó là làm chủnhân
tâm”. Điều này nói lên cuộc đấu tranh giữa lòng quyết tâm chiến đấu của bên ta với
lòng “lung lay” hay cái “vững tâm”, “Đoạn tâm” trong quyết tâm chiến đấu của đối
phương. Về“vững tâm” một nhà học giảhọHà chú thích: “Không có vịtướng nào lại
muốn đơn độc một mình, chỉdựa vào sựtinh tếkhôn ngoan của một cá nhân, mà
muốn liên kết với hàng vạn con người, để đối phó với kẻ địch nhưhổ, báo. Cái lợi cái
hại đan xen, cái thắng cái bại lẫn lộn, người tài trí phải biến, trù liệu trong tâm trí,
không phóng đại sựviệc, phải ngăn nắp được thếsao chẳng đáng gọi là ứng biến khôn
cùng, xửsựrạch ròi?”. Đó là nói vềtầm quan trọng của “vững tâm”. ĐỗMục phát
biểu: “TưMã Pháp nói: Bản chất phải vững vàng, biết được kẻ địch sẽcó cách đối
phó, bản tâm ổn định, nhưng còn phải biết điều khiển nó, làm cho thế ổn định càng trở
nên chắc chắn, đừng bận tâm đến sựnhiễu loạn, đừng vì cái lợi trước mắt. Đợi chừng
nào kẻ địch rối loạn, ồn ã thì xuất quân tấn công”. Đấy là nói vềyêu cầu của “vững
tâm”. Trương Dựbảo: “Lấy trừng trị đối xửvới rối loạn, lấy cái tĩnh lặng đối xửvới
cái ồn ào, lấy cái bình tâm đối xửvới cái nôn nóng, lấy sựnhẫn nại đối xửvới giận
dữ, đó là nói vềphương pháp của “vững tâm”. Về“đoạn tâm”, Lý Chuyên nói: “Bực
tức dẫn đến phẫn nộ, càn quấy dẫn đến rối loạn, nhỏnhen đi đến kiêu căng, ngăn cách
dẫn đến xa lạ”. Đó là nói vềcác phương pháp “đoạn tâm”.
Làm chủnhân lực:
Ý chỉviệc tiêu hao và làm mỏi mệt sức chiến đấu của kẻthù. Tôn Vũnêu lên phương
pháp “làm chủnhân lực” trong “Thiên quân tranh”: “Đối xửvới cái xa bằng cái gần,
đối xửvới cái mệt nhọc bằng cái thưnhàn, đối xửvới cái đói bằng cái no”. Ông cho
rằng lúc tác chiến phải nuôi dưỡng bằng cái tinh nhuệ, có thếmới có khảnăng giành
thắng lợi. Tôn Vũcòn bảo: “Giao chiến với kẻ địch sau cuộc hành quân đường dài,
điều đó làm hao tổn binh lực, vì binh sĩ đã chịu nhiều cơcực trên đường đi, sinh lực
mệt mỏi dẫn đến cạn kiệt, tất nhiên dẫn đến tình trạng hao binh tổn tướng.
Làm chủsựbiến đổi:
Cơmưu quân sựbiến đổi khôn lường, khi đã nắm được quyền chủ động trên chiến
trường, vẫn không thểxem nhẹvai trò của chiến thuật “làm chủsựbiến đổi”, cái gọi
là làm chủsựbiến đổi ấy là nắm vững phương pháp biến hóa cơ động. Điều mà Tôn
Vũ đềcập trong “Thiên quân tranh”: “Không cầu được cờchính thống, chớ đánh vào
trận địa một cách đường hoàng” chính là ứng biến. “Cờchính thống”, “trận địa đường
hoàng” là chỉtình thếquân đội khi có khí thịnh vượng, quân dung nghiêm chỉnh, thực
lực hùng hậu và có sựchuẩn bị, đầy đủvềmặt tưtưởng, loại kẻthù này, vừa mạnh
vừa có sựchuẩn bị, tất nhiên là khó đánh, lúc này phải gác lại ý định tác chiến với bọn
chúng. Cần sửdụng nhiều thủpháp của chiến thuật làm chủý chí, làm chủnhân tâm,
làm chủnhân lực… biến đổi chúng theo tình hình của địch, hoặc công phá hay cốthủ,
hoặc tiến hay thoái, hoặc chính quy hay kỳlạ, nhằm giành thắng lợi.
Tam thập lục kế
Nghiên cứu vềbinh pháp Tôn Tử
1. Dương đông kích tây(Đánh lạc hướng đối phương)
Kế"Dương đông kích tây" là reo hò giảvờnhưthật sự đánh vào phía đông, nhưng
chủyếu lại đánh vào phía tâỵ
Trong tất cảmọi vấn đềcủa xã hội, từchiến trường, thương trường, chính trường cho
đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giảlàm điều kia, nói điều này mà làm
điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ
Kếnày mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kếnày nhằm
chuyển mục tiêu đểlừa dối đối phương, khiến cho địch sơý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ
không chuẩn bị.
Có nhiều cách thức đểthực hiện kếnày, như:
- Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch.
- Buộc đối phương lo nhiều mặt.
- Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh.
- Làm phân tán lực lượng đối phương.
- Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi nhưphải
chịu sựkhống chếcủa địch.
Điều kỵkhi dùng kế" Dương đông kích tây" là đểlộcơ.
Lộcơlà mất hết khảnăng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường
hay chính trường cũng đều phải giữbí mật và nắm được thếchủ động.
2. Điệu hổly sơn(Dụhổra khỏi rừng)
Kế"Điệu hổly sơn" là nhử, dụhay khuấy động làm cho con hổra khỏi rừng.
Kế"Điệu hổly sơn" có hai lối: Một là nhửhổra khỏi rừng đểdễdàng giết hổ. Hai là
đuổi hổ đi đểdễbắt giết những loại hồly vẫn dựa oai hổmà hoành hành.
3. Nhất tiễn hạsong điêu(Một mũi tên hạhai con chim)
Kế"Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.
Ý của mưu kếnày là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quảtối đa.
4. Minh tri cốmuội(Biết rõ mà làm nhưkhông biết)
Kế"Minh tri cốmuội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻkhông biết gì.
Với người xưa, đây là một triết lý xửthếrất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cảnhững
tiếng thịphi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độthâm sâu.
Cái đức của người quân tửkhông thểkhông cho thiên hạbiết, nhưng cái mưu kếcủa
trượng phu không thểkhông giấu thiên hạ.
Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏra không biết một là kế"Minh tri cốmuội" vậy.
5. Du long chuyển phượng(Biến rồng thành phượng)
Kế"Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó,
nhưng làm cho nó trởthành phượng.
Cái kếnày rất phổbiến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".
6. Mỹnhân kế(Kếdùng gái đẹp)
"Mỹnhân kế" là dùng gái đẹp đểlàm xoay chuyển, thay đổi tình thếmà những cái
khác không thểthực hiện được.
Giai nhân từngàn xưa đến nay bao giờcũng là đềtài chính. Tuy là phái yếu, không
thểvác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thểthắng được bằng đôi mắt biếc
và nụcười xinh đẹp.
Có những bức thành kiên cốcảmười vạn quân không hạnổi, nhưng nó có thểbịsụp
đổbởi ánh mắt mỹnhân.
Sức mạnh của mỹnhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có
quyền thế.
7. Sấn hỏa đảkiếp(Theo lửa mà hành động)
Kế"Sấn hỏa đảkiếp" là lợi dụng lúc loạn đểthao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp
xếp theo ý muốn.
Có hai loại "Sấn hỏa đảkiếp": Một là theo lửa đểmà đánh cướp. Hai là chính ta
phóng hỏa mà đánh cướp.
Theo lửa tức là thừa lúc người ởtrong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm.
Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sựhỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta.
Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của
địch đểtạo cơhội cho ta.
Theo lửa thì dựa vào thời cơsẵn có.
Phóng hỏa thì tựta tạo ra thời cơ.
Không thểphê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái
nào xấu, vì cảhai giống nhưmột sựbiến ảo giữa không khí và nước.
Trong sửsách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương
Nghi đã phá tan thếhợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp
Sở.
Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cảsáu nước, dựng thành
cơnghiệp thống nhất cho nhà Tần.
Khổng Minh tuy là một nhà chính trịlỗi lạc tài tình, nhưng cái thếcủa ông ngay từ
đầu chỉlà cái thếphải theo lửa đểgây vốn: Lưu BịbịTào Tháo đánh chạy đến cùng
đường, Khổng Minh đành tính kếnương nhờTôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh
Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích đểcướp Kinh Châu.
"Sấn hỏa đảkiếp" đòi hỏi một khảnăng hành động mau lẹnhưcon ó bắt mồi.
8. Vô trung sinh hữu(Không có mà làm thành có)
Kế"Vô trung sinh hữu" là từkhông mà tạo thành có.
Thiên hạkhông loạn, trật tựkhông rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những
anh hào thường được gọi là kẻ"chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là
làm rối beng sựviệc lên đểdễbềthao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng
tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủlợi.
Kế"Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻnhờ, tổthì chim khác làm, nhưng con tu
hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờloài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng
nởthành chim, tu hú con bay vềvới bầy tu hú.
9. Tiên phát chếnhân(Ra tay trước đểchếphục đối phương)
"Tiên phát chếnhân" là ra tay trước đểdành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, đểbắt lấy sự
chiến thắng.
Kế"Tiên phát chếnhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tếgần
nhất.
Các vụxảy ra trong lịch sửnhư: Lý ThếDân tại Huyền VũMôn, Võ Tắc Thiên phế
lập LưLăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, TừHi độc sát Quang Tự, Gia Cát
Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không
cho địch kịp trởtay, không cho dưluận phản ứng kịp.
Vẫn có câu "Tiên hạthủvi cường" là vậy.
10. Đảthảo kinh xà(Đập cỏlàm cho rắn sợ)
Kế"Đảthảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.
11. Tá đao sát nhân(Mượn đao đểgiết người)
Kế"Tá đao sát nhân" là mượn dao đểgiết người, mượn tay người khác đểgiết kẻthù
của mình.
Ngạn ngữTrung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”.
(Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng).
Trên đời dĩnhiên chưa có kẻnào chỉgiết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm
có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ởcó hay không, mà ở
chỗthông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết NễHành, mượn lòng
quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kểlà một
tay thông minh, gian hùng.
12. Di thểgiá họa(Dùng vật gì đểvu khống người ta)
Kế"Di thểgiá họa" là đem xác chết hay đồvật gì bỏvào nhà người khác đểgiá họa.
Kếnày thường được dùng bởi khối óc quỷquyệt thông minh, tựmình không ra mặt
mà làm cho đối phương bịhại. Nhưvậy gọi là "giết người không thấy máu".
13. Khích tướng kế(Kếchọc giận tướng giặc)
"Khích tướng kế" là kếchọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ
mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tựchủ được con người mình. Mạnh Tửnói:
"Nhất nộnhi an thiên hạ".
Trong đời có nhiều sựviệc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc
thất bại bởi một cơn giận.
Bởi vậy cái kếkhích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên
hạ, cùng thì mang họa vào thân.
Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác đểngười ấy làm việc cho ta.
Đối tượng tốt nhất của kếkhích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn
sàng phẫn nộ.
Tuân Tửbảo rằng: “Lời nói khéo êm nhưlụa, lời nói ác nhọn nhưgiáo mác”.
Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo.
Hiệu quảcủa thuyết rất lớn. Bởi thếmới có câu: "Thiên hạtĩnh, nhất ngôn sửchi
động. Thiên hạ động, nhất ngôn sửchi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm
náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu).
Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tửcó bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến.
- Cơ: Là xem thời độthế, nhân lợi thuận tiện.
- Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói.
- Trí: Là biết rõ sựtình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chếphục được người.
- Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc.
Mục đích của thuyết có năm điều:
- Làm cho người hiểu rõ.
- Làm cho người tin tưởng.
- Làm cho người đồng tình.
- Làm cho người phục.
- Làm cho người theo.
Đạt được năm mục đích trên thì kểnhưnắm chắc phần thắng trong tay.
14. Man thiên quá hải(Lợi dụng sương mù đểlẩn trốn)
Kế"Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành
động ngay trong lúc sương mù.
Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi nhưmột quẻtrong Dịch
lý đã nói. Man thiên, không thểngồi đợi nó tới nhưsương mù do thời tiết thiên nhiên,
mà phải tạo ra nó.
Kế"Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cảhai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.
Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thếmờmịt.
Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơhội sơhởcủa địch đểthoát bí.
Ởtrận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đềthiếu tên bắn cho các cung thủ
bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm
đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm nhưtấn công. Tào sợngụy kế, không dám xông
ra, chỉbắn tên nhưmưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không
chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cảtrăm ngàn mũi tên.
15. Ám độtrần sương(Đi con đường mà không ai nghĩ đến)
Kế"Ám độtrần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩrằng ta
sẽ đi qua.
Kếnày áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau.
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giảmà lừa đối
phương.
Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như"Tôn TửBinh Pháp"
viết: “Việc binh là trá ngụy, có thểmà làm ra vẻkhông có thể, dùng đấy mà tỏra
không dùng, gần giảlàm nhưxa, xa giảlàm nhưgần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi,
thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới
tiến hành dự định.
Muốn dụng kếnày phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.
16. Phản khách vi chủ(Đổi vịkhách thành vịchủ)
Kế"Phản khách vi chủ" là đổi địa vịkhách thành địa vịchủ.
"Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ởvào thếbị động nên phải tìm kếhoạch
đến chủ động, khách vốn là địa vịbịchi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp.
"Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới
khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thểthắng lợi.
17. Kim thiền thoát xác(Ve sầu vàng lột xác)
"Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác.
Kếnày dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng đểlừa dối, che
mắt đối phương, đặng đào tẩu chờmột cơhội khác.
Kế"Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổbiến, bất cứai ởhoàn
cảnh nào cũng có thểsửdụng được.
18. Không thành kế(Kếbỏtrống cửa thành)
"Không thành kế" là kếbỏthành trống, thành bỏngỏ.
Kếnày có hai loại:
- Một là lúc tình thếcực khẩn cấp, nguy hiểm nhưtreo trên sợi tóc, buộc phải dùng
nghi binh đểlừa dối đối phương mà dựa vào đó đểtrốn thoát.
- Hai là rút lui với đầy đủkếhoạch dụcho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu
diệt.
"Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không
cho đối phương sớm có một quyết định.
19. Cầm tặc cầm vương(Dẹp giặc phải bắt tướng giặc)
"Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc.
Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứbằng sức mạnh hay
bằng trí khôn. Các kếkhác như"Điệu hổly sơn", "Mỹnhân kế" hay "Man thiên quá
hải" đều có thểdùng cho kế"Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh
hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹnhân kếmà nhửthì cũng nhưnhau.
Nhưng đa sốâm mưu cầm vương được hiệu quảbằng kích thích anh hùng và mỹnhân
kế.
"Tựcổanh hùng đa hiếu sắc" là vậy.
Việt Vương thua trận rồi, mà chỉdùng một nàng Tây Thi đã đủgiam cầm Phù Sai. Lý
Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì
thiếp. Đó là những cách gián tiếp đểcầm vương.
20. Ban chưngật hổ(Giảlàm con heo để ăn thịt con hổ)
Kế"Ban chưngật hổ" là giảlàm con heo để ăn thịt con hổ.
Lão Tửnói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng nhưcâu "đại trí nhược
ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tựgiảlàm heo đểnhửcon hổ.
Đối với kẻthù, ta hãy giảngu nhưmột con heo, trên bềmặt cái gì cũng thuận chịu,
lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính đểcho địch mất hết nghi âm. Chờthời cơ
chín, tìm thấy chỗnhược của kẻthù mà đập đòn sấm sét.
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻloạn mà bên trong rất có cơngũ.
- Tỏra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế"Ban chưngật hổ" vậy.
21. Quá kiều trừu bản(Qua cầu rồi phá cầu)
"Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công,
muốn hưởng thụmột mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao
cộng khổvới mình.
Kế"Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế"Ban chưngật hổ". Qua cầu cất nhịp
là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạra mà khai đạo. Còn giảtiếng heo là kếáp dụng
giữa lúc ởvào thếkẹt.
Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa.
Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang
hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủcác điều ngon ngọt dễnghe đểtựu chúng
lập đảng. Đến khi nên cơnghiệp rồi, lo việc củng cốquyền thế, Lưu Bang chẳng ngại
gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần.
Người thứnhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏtù
Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái.
Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏtrốn lên
rừng học đạo tu tiên.
22. Liên hoàn kế(Kếmóc nối nhau)
"Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích.
"Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật đểtạo phản ứng dây chuyền cho đối
phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt.
Mỹnhân kếlà vũkhí phổbiến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người
đẹp ví nhưnước, anh hùng ví nhưbùn, nước làm cho bùn nhão ra.
Từngàn xưa, đa sốanh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏlãng nhiệm vụ.
Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹnhân kế" với "Liên hoàn kế".
Liên hoàn kếlà một hình ảnh của thực tiễn, bất cứviệc gì xảy ra cũng gây thành phản
ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tựdưng mọc ra, nó phải là kết quả
dây chuyền từnhững sựviệc trước.
23. Dĩdật đãi lao(Lấy khỏe để đối phó với mệt)
Kế"Dĩdật đãi lao" là lấy sựthanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức
mà đợi kẻphí sức.
Kếnày viết ởtrong thiên "Quân Tranh" của bộ"Tôn TửBinh Pháp": "Lấy gần đợi xa,
lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vịchủ động để ứng
phó với mọi tấn công của địch.
Cũng có ý nói nên chuẩn bịchu đáo, dễdàng lấy cái thếbình tĩnh xem xét tình hình
biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ
khí rồi mới thừa cơxuất kích.
Tôn Tửgọi thếlà: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời".
Sửdụng sách lược này đòi hỏi thái độtuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻthù,
hoàn cảnh kẻthù, thực lực kẻthù. Nếu thời cơchưa chín thì đứng yên nhưtrái núi.
Khi cơhội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể.
TưMã Ý ngăn Gia Cát Lượng ởKỳSơn.
Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.
Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ.
TạHuyền đuổi BồKiên ởPhi Thủy.
Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thếkém vượt thếkhỏe. Tất cả đều là kết quảsửdụng tài
tình sách lược "Dĩdật đãi lao".
24. Chỉtang mạhòe(Chỉvào gốc dâu mà mắng cây hòe)
"Chỉtang mạhòe" là chỉvào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng
thẳng mặt nên mượn một sựkiện khác đểtỏthái độ.
25. Lạc tỉnh hạthạch(Ném đá vào người dưới giếng)
"Lạc tỉnh hạthạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức
Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một
mưu kếthì hành động này lại là một hành động sáng suốt.
Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạthạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và
nhân từvới kẻthù tức là tàn nhẫn với chính ta.
Lưu Bịlúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt,
nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạthạch" nhất.
Chẳng vậy mà khi Lã Bốvốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn
kích ởViên Môn, nào việc cho Lưu Bịnương tựa ởcăn cứmình... Đến lúc Lã Bốbị
bắt sau khi thất trận TừChâu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ
dỗLã Bố, Lưu Bịngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào
Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớchuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?”
(Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bốlàm con nuôi, nhưng đều bịchết vì tay
Lã Bố.
Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạthạch" hạLã Bố.
Nhưvậy, Lã Bốlàm sao khỏi chết!
26. Hưtrương thanh thế(Thổi phồng thanh thế)
"Hưtrương thanh thế" là thổi phồng thanh thế đểcho người ta chóa mắt, nểsợ.
Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộcảtrăm vạn hùng quân.
Tháo định dùng ưu thếtuyệt đối đểbuộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng
Minh trông thấy âm mưu này nên chỉba vạn quân với một sốmưu kếvà trận gió đông
đã đánh bại quân Tào.
Khi sửdụng kếnày, trước hết phải xem mục đích và giá trịcủa nó thếnào đã, rồi mới
định cỡto nhỏ.
27. Phủ đểtrừu tân(Bớt lửa dưới nồi)
Kế"Phủ đểtrừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn
đề, chủý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không đểnó tiếp tục
ác liệt.
Chỗdiệu dụng kế"Phủ đểtrừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình,
vô cùng nhưtrời đất, khó hiểu nhưâm dương, khiến cho kẻthù rơi vào kếcủa mình
mà họkhông biết.
Không kểtình trường, chiến trường hay thương trường, kế"Phủ đểtrừu tân" lúc nào
cũng là kếrất âm độc, lớn mang hiệu quảlớn, nhỏcó hiệu quảnhỏ.
Ởtình trường, anh chàng kém vếthường o bếsong thân hoặc anh em của đào, hơn là
tấn công chính nàng!
Ởchiến trường, kế"Phủ đểtrừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc nhưmạng nhện.
28. Sát kê hách hầu(Giết gà cho khỉsợ)
"Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉsợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉrất sợtrông thấy máu, cho nên khi người ta
muốn dạy khỉ, trước hết họgiết một con gà, bắt con khỉnhìn thấy đống máu bê bết rồi
mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉcũng thế, người ta vặn cổcon gà cho nó kêu lên
những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉbủn rủn chân tay thì đến bắt.
"Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụmới nởra trong trứng nước bịrơi
vào cảnh bối rối, sợsệt.
29. Phản gián kế(Dùng kếcủa đối phương đểquật lại)
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa
địch.
Tôn Tửnói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụcủa mình. Biết người là biết thực
lực và ý đồcủa địch. Biết mình thì tương đối dễhơn biết người. Cho nên muốn biết
người thì phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương(Đưa cây lý chết thay cây đào)
"Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻtác gian phạm tội lại
bắt người khác thếthân.
31. Thuận thủkhiên dương(Thuận tay dắt con dê về)
"Thuận thủkhiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về.
Sựviệc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳdiệu. Phải biết nắm lấy bất cứcơhội nào
vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
32. Dục cầm cốtung(Muốn bắt mà lại thảra)
"Dục cầm cốtung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thảra.
Muốn thực hành kếnày, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô
song. Những kẻcấp công cận lợi không bao giờcó đủtài trí đểthi hành nó.
Kế"Dục cầm cốtung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kếnày nói lên sự
mềm dẻo cho mọi chính sách, thứnhất là chính sách thu phục lòng người, giữngười.
33. Khổnhục kế(Hành hạthân xác mình đểngười ta tin)
"Khổnhục kế" là hành hạmình, rồi đem cái thân xác bịhành hạ ấy đểlàm bằng
chứng mà tiếp cận với địch đểhoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc(Ném hòn ngói đểthu vềhòn ngọc)
"Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói đểthu vềhòn ngọc. Tức là dùng tiểu
vật để đoạt một đại vật, nhưngười đi câu vậy.
Dân gian thường nói "thảcon tép bắt con tôm" cũng là kếnày.
35. Tá thi hoàn hồn(Mượn xác đểhồn về)
"Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác đểhồn về.
Ý kếnày chỉrằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để
khởi lên thi hành trởlại chủtrương của mình.
Tuy nhiên, dùng kếnày rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơxuất thì tỷnhư
rước voi vềgiày mảtổ.
Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết vềnhà.
36. Tẩu kế(Chạy, lùi, thoát thân)
"Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kếsau chót cổnhân lại đặt là "kếchạy"?
Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn
hết!)
Bởi vậy kếnày liên quan nhiều đến sựthành bại của một công việc lớn. Bất luận là
đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thểthắng hoài. Trong quá trình chiến
đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn
dập cảtrăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ đểtránh những cảnh bất
lợi, đểnắm mau lợi thếmà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.
Chạy có nhiều phương thức. Bỏgiáp, bỏvũkhí mà chạy, bỏ đường nhỏmà chạy tới
đường lớn, bỏ đường bộmà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không
giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa đểbảo đảm an
toàn, đểbảo toàn lực lượng.
"Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉlà một giải pháp đểmà sẽquay lại. Tinh
hoa của kếchạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vịtrí mới, cho tưthếvững mạnh hơn, tập trung nỗlực và củng cố
tinh thần, chọn một cơhội thuận tiện đểquật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế".
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kếchạy: Khi chạy, sẽmất tinh thần, sựviệc hoàn
toàn lỏng lẻo, mất sựtin tưởng ởxung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác
những vấn đềtrên thì "tẩu" không còn là một kếhoạch nữa, mà là một sựtan rã vậy!
Tôn Vũ đã cầm quân bao nhiêu lần
Nghiên cứu vềbinh pháp Tôn Tử
Tôn Tửbinh pháp đã nổi tiếng trên thếgiới từkhá lâu rồi. Đến nay nó được dịch ra 29
loại ngôn ngữ, các ấn phẩm bổsung mởrộng lên tới hơn 700 bản. Thếkỷ18, cuốn
Tôn TửBinh Pháp được truyền nhập vào châu Âu, ngay lập tức gây ra náo động đối
với giới quân sựphương Tây. Nhà lý luận quân sựnổi tiếng người Anh, người đặt nền
móng lý luận ''đại chiến lược'' Lydern Hatill không chỉtựmình dịch toàn bộnguyên
bản cuốn Tôn TửBinh Pháp ra tiếng Anh mà ông còn viết thêm một quyển “Luận
chiến lược'' đểdẫn giải và tường thuật lại. Hatill cho biết, trong tác phẩm quân sựcủa
ông, giải nghĩa rất nhiều quan điểm tìm thấy qua nguyên bản cuốn Tôn TửBinh Pháp
từhơn 2500 năm trước.
Trong bộsửký của mình, TưMã Thiên có viết vềtài năng quân sựcủa Tôn Vũ(Tôn
Tử) nhưsau: "Tôn Vũphía tây đại phá nước Sởmạnh, phía Đông dẹp yên Tề, Tần uy
danh lừng lẫy khắp chưhầu, làm tướng nhưthếthật khó ai so bì". Quảthật trong 30
năm sựnghiệp quân sựcủa mình, Tôn Vũ đã lập nhiều chiến công hiển hách và luôn
xứng đáng với những lời tôn vinh trong sửsách. Tuy nhiên có một vấn đềluôn gây ra
sựtranh cãi kịch liệt từtrước đến nay đó là: rốt cuộc Tôn Vũ đã thân chinh chỉhuy
bao nhiêu trận đánh. Vừa qua giới nghiên cứu lịch sửcổ đại Trung Quốc khi đã
nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp, so sánh từcác sửliệu như: "Ngô việt Xuân Thu",
"Việt sắc thư", "Tảtruyện", "Sửký" đã đưa ra kết luận: Trong sựnghiệp quân dịch
của mình, Tôn Vũchỉtrực tiếp chỉhuy 5 trận đánh và chính 5 trận chiến "để đời" này
đã góp phần đưa tên tuổi của ông bất hủcùng thời gian.
- Lần chỉhuy thứnhất: Xảy ra vào tháng 12 năm 512 trước công nguyên, khi đó Ngô
Vương là Hạp Lưra lệnh cho Tôn Vũchỉhuy quân tiêu diệt 2 nước nhỏlà Chung
Ngô và nước Từ. Trong lần cầm quân đầu tiên này, Tôn Vũ đã xuất sắc hạgọn 2 nước
trên đồng thời thừa thắng chiếm được đất Thưthuộc nước Sởlập công lớn được Ngô
Vương ban thưởng.
- Lần chỉhuy thứhai: Theo lệnh của Hạp Lư, năm 511 trước công nguyên, Tôn Vũlại
thống lĩnh ba quân cùng NgũTửTư, Bạch Hỷ đi chinh phạt nước Sởbởi lý do "Sở
Vương từchối không chịu trao thanh bảo kiếm Trạm Lô cho Hạp Lư". Dưới quyền
chỉhuy của Tôn Vũquân Ngô đánh hai trận thắng cảhai, chiếm gọn 2 xứLục và
Tiềm thuộc đất Sở.
- Lần chỉhuy thứba: xảy ra vào năm 510 trước công nguyên, lúc này giữa nước Ngô
và nước Việt lần đầu tiên xảy ra cuộc chiến tranh quy mô lớn mà sửsách còn ghi lại
đó là cuộc "Đại chiến Huề-Lý". Trong cuộc chiến này lần đầu tiên Tôn Vũ đưa ra
cách dụng binh "Quý hồtinh bất quý hồ đa" trong đánh trận do vậy chỉvới 3 vạn quân
với phép dụng binh tài tình của Tôn Vũ đã đánh bại 16 vạn quân nước Việt.
- Lần chỉhuy thứtư: Vào năm 509 trước công nguyên xảy ra cuộc "đại chiến Dự
Chương" giữa hai nước Ngô và Sở. Khi đó vua Sởsai con trai là công tửTửThương
và công tửTửPhàm dẫn đại quân tiến đánh nước Ngô, nhằm báo thù nỗi nhục mất đất
năm xưa. Một lần nữa Ngô Vương Hạp Lưlại giao cho Tôn Vũcầm quân chống giặc.
Lần này Tôn Vũkhôn khéo vòng tránh đội quân chủlực của công tửThường, dùng
lối đánh vu hồi tập kích doanh trại bắt sống công tửPhàm, quân Sởtừthếmạnh,
chuyển sang yếu cầm cựchưa đầy một tháng phải rút chạy vềnước.
- Lần chỉhuy thứnăm: Vào ngày 18-11-506 trước công nguyên, 2 nước Ngô-Sởmột
lần nữa xảy ra chiến tranh, sửsách gọi đây là "cuộc chiến Bách Cử". Đây là cuộc
chiến lớn nhất trong lịch sử2 nước. Lần này quân Sởhuy động 25 vạn quân tiến đánh
nước Ngô, khí thếbáo thù rất sôi sục. Theo kếcủa Tôn Vũvà NgũTửTư, vua Ngô bí
mật liên kết với 2 nước nhỏlà Đường và Thái làm thành liên minh chống Sở. Khi tác
chiến, Tôn Vũtriệt đểlợi dụng địa hình thuận lợi của 2 nước "đồng minh" đểtriển
khai chiến thuật "Khống chếchính diện", "Tập kích vu hồi mạn sườn" của mình. Sau
5 lần giao chiến với quân Sở, Tôn Vũ đều giành thắng lợi. Cuối cùng 3 vạn quân Ngô
đã phá tan 25 vạn quân Sởtiến vào kinh đô nước Sởbuộc Sởvương phải tháo chạy.
Với 5 trận đánh "để đời" này, uy danh và tài thao lược quân sựcủa Tôn Vũ(Tôn Tử)
lừng lẫy khắp thiên hạ. Thêm vào đó là bộ"Tôn TửBinh Pháp" dài 13 thiên bất hủ
của ông đã khiến cho tên tuổi của Tôn Vũnổi tiếng khắp thếgiới cho tới ngày nay.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top