1111
Hai chân song song, mở rộng bằng vai.
Đứng với 10 đầu ngón chân bám chặt vào mặt đất nhưng không được dùng nhiều lực.
Khớp gối gập cong nhưng đầu gối không đưa ra trước mũi bàn chân.
Háng tròn, thả lỏng hông và khớp háng.
Hàm hung bạt bối (không ưỡng ngực, vai vươn tự nhiên).
Cổ vươn thoải mái.
Lưỡi chạm nhẹ vào phần nứu chân răng ở hàm trên.
Mắt nhìn thẳng phía trước.
Đường thẳng nối chóp mũi với rốn vuông góc với mặt đất.
Bách hội (đỉnh đầu) và hội âm (phía trước hậu môn) tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất.
Nách mở hờ như kẹp quả trứng vào giữa.
Vai và khuỷu tay (chỏ) buông tự nhiên.
Phần cánh tay trước (đoạn từ chỏ đến bàn tay) song song với mặt đất.
Hai cánh tay trước song song với nhau.
Phần gốc của ngón tay giữa với cánh tay trước tạo thành đường thẳng.
Lòng bàn tay hơi tròn một tí, giống như miếng ngói.
Ngón tay thành bậc thang, ngón ngữa và ngón trỏ thành hình mỏ vịt.
Địa điểm tập lý tưởng
Mã bộ trạm trang công
Trung Hoa có rất nhiều môn phái khí công. Về phương pháp luyện công, mỗi môn phái đều có cái hay riêng, không chỉ có khác biệt cực lớn giữa các môn phái khí công mà ngay trong cùng một môn phái cũng mỗi người mỗi vẻ riêng. Đây là sự khắc họa về sự phong phú và lịch sử lâu dài của Khí công Trung Hoa.
Nội kình nhất chỉ thiền là thuật luyện công riêng của chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến Trung Quốc. Công pháp này được sàng lọc bổ sung trải qua mười mấy triều đại trong hàng trăm năm qua đã trở thành công pháp thượng thặng được giới Võ thuật và nay là giới Y học suy tôn. Công pháp này không giống Thiếu Lâm động công, cũng khác với Thiếu Lâm tĩnh công, mà là một công pháp độc đáo bao gồm các công pháp động công, tĩnh công, ” cạnh kỹ ”,” kỹ kích ”, v.v….Công pháp ” Nội kình nhất chỉ thiền ” hết sức phong phú đa dạng, phương pháp huấn luyện cũng đặc biệt kỳ lạ. Mạc dù trong huấn luyện không nhấn mạnh việc nhập tĩnh thủ ý nhưng đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt về sự chính xác của tư thế, thứ tự trước sau của từng động tác. Công pháp này có thể khôi thông kinh lạc, điều chỉnh khí huyết trong cơ thể con người, khiến cho âm dương cân bằng, tạng phủ điều hoà, nhờ đó dẫn đến tác dụng phòng và trị bệnh, tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và đặc biệt với Võ thuật khiến cho Ý, Khí, Thần, Lực cùng hợp nhất. Kiên trì rèn luyện công pháp này trình độ công phu sẽ theo thời gian ngày càng thâm hậu, không những có thể ” ngoại khí nội thu ”, tích luỹ ” nội kình ”, mà còn có thể ” nội khí ngoại phóng ” để đạo dẫn chữa bệnh. Công phu ” nội khí ngoại phóng ” của công pháp này có hiệu quả tốt với các chấn thương về xương, thần kinh, nội khoa, v.v….cùng các bệnh nan y khác. Tay của người luyện công có thể thay kim châm mà tác động vào huyệt như khoa Châm cứu, phát công chữa bệnh , thiết nghĩ đây mà một báu vật không chỉ dành riêng cho giới Võ thuật mà còn cho cả giới Y học nữa.
Nguyên tắc luyện công : ” mọc rễ trong đất, tăng kình trong thân, luyện khí nơi phủ tạng, và tiếp thu dinh dưỡng của trời đất. ”
” Nội kình ” trong ” nội kình nhất chỉ thiền ” là năng lượng hoạt động trong cơ thể , là cơ sở vật chất trong hoạt động sinh mạng, là tiền lực ẩn náu trong cơ thể cơ người. 10 đầu ngón tay ngón chân là nới bắt đầu và kết thúc của 12 đường kinh trong cơ thể, sự ban động của ngón tay và án động của ngón chân không những có thể tích luỹ ” nội kình ”, điều tiết giải phóng ” nội khí ”, mà còn có thể đơn giản hoá công pháp, rút ngắn thời gian luyện công, khiến việc luyện công có kết quả gấp nhiều lần trong cùng một thời gian.
” Thiếu Lâm nội kình nhất chỉ thiền ” do cụ Khuyết A Thuỷ truyền dậy đầu tiên ra khỏi phạm vi chùa Thiếu Lâm, năm 7 tuổi ông học võ với sư Đỗ Thuận Bưu tại chùa Thiếu Lâm Phúc Kiến và đạt đến chân công tuyệt kỹ của công pháp ” Nội kình nhất chỉ thiền ”, trước đó giới luật nhà chùa nghiêm ngặt công pháp chỉ được truyền miệng từ thầy sang trò không truyền ra ngoài, do đó có rất ít người biết công pháp này, sau giải phóng cụ Khuyết A Thuỷ là người đầu tiên mang Quốc báu đã chôn vùi mấy trăm năm truyền dạy ra ngoài. Công pháp này dã được nghiêm cứu tại Phòng nghiên cứu Khí công việm Trung Y Thượng Hải, năm 1980 ” Trung Quốc bách khoa niêm giám ” có ghi chéo những thành tựu thực nghiệm về ” khí ” trong Khí công ” Nội kình nhất chỉ thiền ”, Khí công đã được đưa vào các sách khoa học kỹ thuật.
” Nội kình trạm trang công ” là công pháp sơ cấp của ” Nội kình nhất chỉ thiền ”, kết hợp giữa môn ” Nội kình nhất chỉ thiền ” với võ thuật nội gia quyền qua thực tiền công pháp đã được nâng cao hình thành động tĩnh hỗ trợ nhau, không cần thủ ý, lấy lực dẫn khí, cảm giác đắc khí mau và đầy, không có những biến cố sai lệch.
Mã bộ trạm trang công là công pháp cơ sở của công pháp này tức là nền tảng cơ bản cho toàn bộ công pháp.
Học thuyết kinh lạc của y học Trung Quốc cho rằng kinh lạc là con đường vận hành khí huyết trong cơ thể. Kinh lạc như mạng lưới gắn bó chặt chẽ với nhau, trải khắp cơ thể, trong thông với tạng phủ ngoài dẫn tới tứ chi xương khớp, khơi thông từ trong ra ngoài tạo nên một hệ thống chức năng hoàn chỉnh, độc đáo khiến cho trong và ngoài, trên và dưới của cơ thể thống nhất hài hoà. Mã bộ trạm trang công là qua sự điều chỉnh và duy trì tư thế đặc biết sẽ tăng gia tốc vận hành của kinh khí, khiến kinh lạc toàn thân được thông suốt, khí huyết điều hoà, âm dương cân bằng.
Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng thả lỏng, hai chân rộng bằng vai, hai mũi chân thu vào nhau ( khoảng 13 độ ) thành hình chéo vào trong, hai cánh tay buông thõng tự nhiên lòng bàn tay hướng vào trong thân ngay ngắn mắt nhìn thẳng ( hình 20 ).
Khởi thế : Lòng bàn tay hướng vào nhau, hai cánh tay đưa ra phía sau rồi từ từ đưa ra phía trước và đưa lên ngang vai ( hình 21 ), lật lòng bàn tay lên trên, cong khuỷu tay, vòng bàn tay về phía eo lưng cạnh sườn, lại vẽ cong đưa ra phía trước ( hình 22 ). Trở xoay lòng bàn tay xuống dưới, cánh tay hơi co vào đồng thời cong đầu gối xuống thành ” mã bộ trạm trang ” ( hình 23 )
Yếu lĩnh trạm trang :
1. Hai bàn chân đứng rộng ngang với hai vai
2. Hai mũi chân châu vào nhau với góc 13độ
3. Mươid ngón chân bám chặt đất, nhưng không được quá dùng lực
4. Đầu gối cong, xuống tấn nhưng đầu gối không được nhô ra quá mũi bàn chân
5. Bụng thót, hậu môn co lên
6. Hai đùi và háng thành hình tròn, lưng háng thả lỏng
7. Thu ngực nâng lưng
8. Cổ vươn thẳng nhưng không gồng cứng
9. Đầu lưỡi sát vòm trên
10. Mắt nhìn ngang tầm
11. Đầu mũi và rốn tạo thành một tuyến thẳng
12. Huyệt bách hội và huyệt hội âm tạo thành một tuyến thẳng đứng
13. Nách hư ( buông lỏng không có cảm giác đầy chặt mà thấy như rỗng )
14.Hai vai trĩu xuống, khuỷu tay trĩu xuống
15. Hai cẳng tay song song với mặt đất
16. Ngón tay giữa với cẳng tay tạo thành một tuyến thẳng
18. Bàn tay khum như đang ôm một ống tre
19. Ngón tay xếp như hình bậc thang, ngón tay cái với ngón trỏ thành hình mỏ vịt
20. Thượng hư hạ thực ( trên thấy rỗng nhẹ – dưới nặng trầm ), nét mặt tươi, thở tự nhiên.
Khi trạm trang công không đựơc nhập tĩnh, không được thủ ý, không được đem khái niệm của công pháp khác nhập vào công pháp này, nhưng chú trọng đặc biệt về sự chuẩn xác của tư thế. Trạm trang công không nên dưới 30 phút ( với người mới tập thì làm từ ít đến nhiều ), Đều đặn sau khoảng 1 tuần sẽ vượt qua giai đoạn mệt mỏi, nghĩa là không còn thấy mệt hay mỏi cơ bắp khi đứng lâu nữa, lúc đó thời gian trạm trang sẽ là khoảng thời gian vô cùng thú vị và dần lãnh hội được thành tựu của công pháp.
* Công lý : Từ động tác khởi thế tức là sau khi đưa cánh tay lên ngang vai, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, bắt đầu cong đầu gối, thì khí của Tam âm kinh và Tam dương kinh của tay chân bắt đầu tăng gia tốc vận hành nhanh dần. Mạch Đới bắt đầu ở hai sườn vòng quanh thân như dây cuốn vòng xuống bụng dưới, phía lưng Mạch Đới thắt tạng Thận và thông trực tiếp với Túc tam dương kinh cùng mách Xung, Nhân, Đốc. Cho nên khi trở bàn tay lên trên kéo khuỷu tay co vào, ngón tay tiếp xúc với Mạch Đới, thông qua sự khởi động Đới mạch sẽ dẫn đến gia tốc sự vận hành hai mạch Nhâm Đốc và cả kinh khí của kinh lạc ở phía trên, dưới toàn thân. Hai chân đứng chếch mũi vào trong sẽ khiến cho kinh khí từ dưới đẩy lên trên Mạch Đốc một cách mạnh mẽ và sẽ nới thông một cách từ nhiên với Mạch Nhâm ở phía trước. Như vậy không nhưng tăng cường sự vận hành của kinh Túc tam âm và Túc tam dương ( 3 kinh âm, 3 kinh dương ở chân ), đồng thời còn thúc đẩy sự vận hành của khí Thủ tam âm Thủ tam dương ( 3 kinh âm, 3 kinh dương ở tay ) khi cánh tay quay một vòng khí huyết trên vai trào lên mạnh mẽ, một khi thả lỏng 2 vai , hai tay đưa ra phía trước, khí huyêt sẽ theo 2 cánh tay trào lên mạnh hơn, bàn tay ngón tay tiếp đó sẽ có khí cảm một cách rõ rệt. Qua đó cho thấy, thông qua động tác, tư thế chính xác có thể khơi thông một cách cơ bản các kinh lạc trong toàn thân.
Ban chỉ pháp
Ban chỉ các ngón tay ngón chân là một công pháp đặc sắc mà không có ở các môn phái khác của Khí công , là công pháp đặc sắc cũng là Then chốt nhất của ” Nội kình nhất chỉ thiền ”.
Trong luyện công, đứng mã bộ trạm trang công từ 10 đến 20 phút thì bắt đầu ban động ngón tay một cách có quy luật mà theo thứ tự trước sau, lúc đó sẽ cảm thấy ấm nóng trong người, ” khí cảm ” trên tay theo đó tăng dần lên. Những người kiên trì luyện công ít nhất 10 ngày, lâu hơn là hai tháng, theo sự ban động cảu ngón tay ngón chân, thân thể sẽ hơi nghiêng ngửa, thậm trí có cảm giác trấn động mạnh mẽ và có cảm giác có một dòng hơi ấm từ mạch Đốc sau lưng vận chuyển lên rồi nối xuống mạch nhân phía trước chuyển xuống, chu chuyển tuần hoàn làm cho Nhân Đốc đước lưu thông. Y học cho rằng bát mạch kỳ kinh ( Nhâm, Đốc, Xung, Đới, Âm kiểu, Dương kiểu, Âm duy, Dương duy ) trong người thường bị phong bế không thông, chỉ có người luyện công mới có thể khơi thông chúng. Nói chung người tập tĩnh công, các pháp môn khác kiên trì tối thiểu 3 tháng không thì nửa năm mới thông được Tiểu Châu Thiên ( Nhâm – Đốc ), Còn với công pháp này chỉ trong một thời gian ngắn có thể đạt được điều đó, người nhanh thì 10 ngày, lâu thì 2 tháng. chứng tỏ ban chỉ là một công pháp then chốt.
THỨ TỰ BAN CHỈ PHÁP:
Ấn áp ngón trỏ xuống (tức là ấn áp khớp ở ngón tay trỏ xuống ,nhưng các đốt ở ngón tay trỏ vẫn giữ thẳng ), các ngón tay khác vẫn để bằng phẳng , song song với mặt đất . Để nguyên ngón tay trỏ ở vị trí đó từ 1-2 phut, sau đó nâng từ từ lên đến vị trí cao hơn ngón khác một chút và trở về vị trí tất cả các ngón tay song song với mặt đất . Để nguyên ngón tay trỏ ở vị trí đó từ 1-2 phút . Tiếp tục làm tương tự theo thứ tứ ngón áp út , ngón cái , ngón út , ngón giữa .
Tại sao ” ban chỉ pháp ” có tác dụng lớn như vậy ?
1. Trong quá trình phát triển của loài người, con người lao động bằng cả chân tay và đầu óc, trên thực tế sự phát triển, tiến hoá của các cử động ngón tay và tiến hoá của bộ não đã thôi thúc lẫn nhau hình thành mối liên hệ mật thiết giữa các ngón tay và bộ não. Mà não và các vận động của khí có một sự thống nhất ( Ý – Khí ) đưa tới các công năng Khí công. Có câu ” Thập chỉ liên tâm ” hay ” Tâm linh thủ xảo ” nói lên mối liên hệ nhất quán của ngón tay với não ( hay nói cách khác là Khí ).Khí banđộng ngón tay thì cũng cố hết sức bấm ngón chân tương ứng.
2. Sự ấn xuống và nâng lên của ngón tay, ngón chân có thể làm thay đối quy luật thông thường của đường vận hành khí trong các kinh mạch có liên quan, cho nên chúng ta áp ngón ta, ngón chân một cách có quy luật sẽ có thể điều chỉnh trực tiếp về lưu lượng và vận tốc, nhờ đó thúc đẩy sự vận hành của khí huyết, khơi thông kinh lạc, kích phát và tích luyện ” nội kình ” ( tiềm năng trong cơ thể con người ) dẫn đến tác dụng tăng nhanh tiến trình luyện công để đạt đến hiệu quả làm một mà có hiểu quả gấp đôi.
3. Kinh lạc với tạng phủ có liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời do ” Huyết vi khí cho mẫu – Khí vi huyết chi soái ” ( Huyết là mẹ của Khí – Khí là tướng soái của Huyết ) cho nên lưu lượng và lưu chuyên của sự vận hành Khí – Huyết sẽ nảy sinh sự thay đổi do ban áp một cách có quy luật. Do đó, thông qua sự ban chỉ có mục tiêu sẽ làm cho tạng phủ đầy đủ khí huyết, làm cho các tổ chức bị nhiễm bệnh nhờ đó mà lui bệnh phục hồi, âm dương đước cân bằng.
4. Huyệt Lao cung và Dũng tuyền ( ngoài ra còn có Bách hội ) là 2 trong 3đường thông ví như cửa sổ chủ yếu của sự trao đổi khí giữa cơ thể con người với thiên địa âm dương, do vậy khi chúng ta ban áp bất cứ ngón tay ngón chân nào đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sựđóng mở của huyệt Lao cung và Dũng tuyền, và sựđóng mở có thể tác động mạnh thêm một bước trong quá trình nạp khí và phòng khí.
5. Trời đất là một trường năng lượng lớn, cơ thể con người là một truờng năng lượng nhỏ, chân tay lại là một trường nhỏ hơn của cơ thể, qua sự huấn luyện đặc biệt của chúng ta bằng cách ban áp chỉ – cả ngón tay và ngón chân, do cắt mạch trực tiếp và cắt đi cắt lại, khiến trường năng lượng của cơ thể dần dần đi vào nề nếp và được tăng cường. Thực tế cho qua tổng kết cho thấy rằng những người kiên trì luyện công pháp này sau nửa năm có thể đạt đến trình độ ” nội khí ngoại phóng ” như một khí công sư – lúc này người luyện có thể chữa bệnh cho người khác – Cách vận dụng bàn tay, ngón tay, cách vận khí chữa bệnh xin nói sau.
Khí công ” Thiếu Lâm nội kình nhất chỉ thiền ” là một công pháp theo kiểu ” phát phóng ngoại khí. ” Nhất chỉ thiền ” có một hệ thống công pháp hoàn chỉnh : luyện khí, dưỡng khí, nạp khí, tụ khí, phóng khí, còn ” Ban pháp ” chính là một thủ pháp nhằm thực hiện những mục tiêu đó. Qua ban chỉ chúng ta có thể kích thích sự vận hành kinh khí, trừ bệnh, tăng sức khoẻ, tích luyện nội kình, nâng cao công lực ( đặc biệt quan trọng với võ thuật ), qua ban chỉ có thể điều tiết khống chế lưu lượng ” Nội khí ngoại phóng ” . Người được tập luyện về ban chỉ pháp khi vận dụng ” nội khí ngoại phóng ” để chữa bệnh cho người khác không cần động tác chuẩn bị, lúc nào phát công cũng được, có thể khống chế tuỳ ý lưu lượng lớn nhỏ của khí ở các kinh lạc , thậm chí có thể căn cứ vào tình trạng bệnh tình, nguyên nhân gây bệnh của người bệnh mà tuỳ ý điều động khí ở các kinh khác nhau, ở các tạng phủ tương ứng. Ở giai đoạn của công pháp cao cấp ” ý đến khí đến, khí đến kình đến, đac đến thì không nơi nào không đến” , đạt đến mức độ dung hoà, tương thông, giữa tinh khí của trời đất với tinh, khí, thần, kình trong cơ thể. Như vậy có thể huy động chân nguyên vô tận của trời đất phục vụ cho việc chữa bệnh nâng cao công lực
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top