BÀI LÀM
A: Mở Bài
Thanh Thảo là một trong những nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông đã đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói riêng ấn tượng và được coi là một trong số không nhiều những cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu nội cảm. Thơ Ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về vấn đề xã hội và thời đại và cũng đặc biệt quan tâm đến những con người tài hoa nhưng có số phận ngang trái, bất hạnh. Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca rút ra trong tập Khối vuông ru bích. Đây là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng, nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. Bài thơ này lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn trong cuộc đời của Lorca và câu nói " khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" ( G- Lor-ca) để sáng tác bài thơ này.
Về bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" có ý kiến cho rằng: " Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca". Lại có ý kiến cho rằng:" Bài thơ là tiếng lòng tri ân của Thanh Thảo danh cho người thầy của mình".
B: Thân Bài
(1. Giải thích ý kiến)
Ý kiến " Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca" là muốn khẳng định P.G Lorca là hình tượng chung tâm của bài thơ và được Thanh Thảo khắc họa thành công. Đó là nghệ sĩ thiên tài của đất nước Tây Ban Nha với tài năng vĩ đại và số phận bị thảm.
Còn với ý kiến "Bài thơ là tiếng lòng tri ân của Thanh Thảo dành cho người thầy cảu mình" là khẳng định: Qua bài thơ, Thanh Thảo bộc lộ sự thấu hiểu, niềm ngưỡng mộ và lòng biết ơn sâu sắc đối với Lorca- người thầy vĩ đại của mình.
(2. Phân tích, chứng minh làm rõ từng ý kiến)
a, Cảm nhận về hình tượng Lorca trong bài thơ
Trong toàn bộ bài thơ hình tượng Lorca được hiện hữu qua từng câu chữ âm thanh và hình ảnh. Mở đầu, Lorca hiên lên là một nghệ sĩ tự do và cô đơn. Hình ảnh người nghệ sĩ Lorca được xây dựng trên phông nền văn hóa đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha với âm thanh của những tiếng đàn, loài hoa tử đinh hương thơm ngát và những đấu trường với hiệp sĩ đấu bò tót.
"những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn"
"Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt" là hình ảnh đấu trường với những hiệp sĩ đấu bò tót cũng gợi hình ảnh đất nước Tây Ban Nha với không khí chính trị ngột ngạt căng thẳng qua những cuộc đấu. Cuộc đấu giữa Lorca dũng cảm, kiên cường cổ vữ cho nhân dân đấu tranh cho tự do với nhà cầm quyền của đất nước Tây Ban Nha (về chính trị). Cuộc đấu giữa Lorca- nhà cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua cổ hủ của Tây Ban Nha (về nghệ thuật). Hàng loạt những từ láy như "lang thang", "đơn độc", "chếnh choáng", "mỏi mòn" cùng hình ảnh vầng trăng, yên ngựa... giúp người đọc hình dung hình ảnh Lorca cô đơn mòn mỏi đẹp đẽ trong thế giớ nghệ thuật riêng của mình.
"Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du"
"bỗng kinh hoàng" không chỉ là lời chuyển ý bất ngờ diễn tả nỗi bàng hoàng, sững sờ của nhân dân trước cái chết của Lorca mà còn vì cách ứng xử tàn bạo, vô nhân đạo trước khát vọng tự do của con người. Ở khổ thơ đầu, hình ảnh "áo choàng đỏ gắt" gợi ra cốt cách tự do và tính cách dữ dội, hình ảnh "áo choàng bê bết đỏ" lại gợi ra một taam thảm kịch của con người mang khát vọng tự do. "áo choàng bê bết đỏ" là một biểu tượng có chức năng khái quát và cũng là một sự kiện cụ thể: cái chết oan khuất, bi phẫn của Lorca bởi nhà cầm quyền Tây Ban Nha. Chàng bị bắt giam, bị giết và bị ném xác xuống một cái giếng để phi tang.
Trong bài thơ, hình tượng Lorca còn là một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt.
"chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt"
"lá bùa cô gái Digan" là vật có phép thiêng để trừ tà tránh tai họa. Nhưng "chàng ném lá bùa" "vào xoáy nước", đây là hành động của một hiệp sĩ dám coi khinh cai chết do kẻ thù gây ra, cũng không thể ngăn cản được tư tưởng, tâm hồn Lorca hòa vào sự sống bất tử của nhân dân. "chàng ném trái tim mình" "vào lặng yên" là hành động của người nghệ sĩ sẵn sàng và tự nguyện tâm hồn mình cho cuộc đời để ra đi yên lặng. Đây chính là sức mạnh về sự bất diệt và niềm kiêu hãnh của Lorca.
Qua bài thơ ta có thể thấy được, Lorca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực của giai cấ thống trị, người nghệ sĩ đã sống và chết rất cao đẹp.
b, ý kiến 2: Tấm lòng của Thanh Thảo với P.G-Lorca
Ẩn sâu trong từng câu chữ của bài thơ còn là sự thấy hiểu, cảm thông, thương xót của Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ tài năng nhưng có số phận bi thảm:
" giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng"
Hình ảnh "vầng trăng" được gợi ra trong một nỗi đau rất con người mà cũng thẳm sâu như chính vũ trụ- nơi trăng kia hiện hữu. Trăng khóc cho cái chết oan khuất của Lorca hay chính là vũ trụ đã cảm thấu nỗi đau khôn cùng của con người.
"tiếng ghi ta lá xanh biết mấy"
Tiếng đàn như mà xanh đầy sức sống của cỏ cây . Từ "biết mấy" vừa ngợi ca tuổi thanh xuân và lí tưởng sống của Lorca vừa tjeer hiện sự nuối tiếc vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo. Đó là tiếng nói cảm phục ngợi ca trước tài năng bản lĩnh phi thường của Lorca.
" không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
Câu thơ là những hình ảnh biểu tượng và siêu thực và hình ảnh hoán dụ "không ai chôn cất tiếng đàn" và hình ảnh so "sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang". "không ai chôn cất tiếng đàn" là tiếng đàn không thể chôn cất được bởi nó là một giá trị tinh thần, sự trường tồn của nó vượt ra ngoài mọi giới hạn vật chất. "cỏ mọc hoang" gợi sức sống mãnh liệt , hoang dại, sức lan tỏa không hì ngăn cản được. Vì vậy, theo Thanh Thảo, những sáng tạo nghệ thuật của Lorca có sức sống mãnh liệt không gì ngăn cản được . Những sáng tạo ấy được trường tồn mãi mãi và làm cho nghệ thuật của Tây Ban Nha và nghệ thuật của thế giới phát triển.
3. Bình luận về 2 ý kiến
Hai ý kiến trên đề cập đến những phương diện nội dung khác nhau của bài thơ. Nếu nói "Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca" cũng đúng; nếu nói: " Bài thơ đề cập đến tâm trạng của tác giả: sự thấu hiểu ngợi ca và tiếng nói tri ân của Thanh Thảo dành cho Lorca" thì cũng không sai. Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau tạo nên giá trị nội dung và tư tưởng của bài thơ này; thể hiện tài năng và tấm lòng của nhà thơ Thanh Thảo đối với một nghệ sĩ chân chính-người thầy vĩ đại của ông.
C: Kết Bài.
Đúng như những ý kiến trên. Với bạn đọc đọc lần đầu tiên sẽ thấy được bài thơ nói về hình tượng của Lorca; nhưng đọc kĩ ngẫm sâu trong từng câu chữ thì ta sẽ thấy được bài thơ là tiếng lòng tri âm Thanh Thảo dành cho người Lorca.
Tóm lại bài thơ đã xây dựng được thành công hình tượng Lorca-là một hình tượng bi tráng về những người nghệ sĩ chân chính sống trong môi trường bạo lực thống trị đã sống và chết rất cao đẹp. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lorca, bài thơ còn là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lorca. Với hình ảnh thơ phong phú ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca Việt Nam sau năm 1975
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top