binh luan HD nghe ca
Qua nội dung của Hiệp định, ta có thể đưa ra 1 số bình luận và đánh giá về sự phù hợp của Hiệp định với các công ước quốc tế về biển, đặc biệt là công ước luật biển UNCLOS, sự phù hợp của nó với pháp luật quốc gia vủa Việt Nam, các yếu tố lịch sử, thực tiễn và hiệu quả thực thi của Hiệp định...Từ những ưu điểm và nhược điểm của hiệp định, Việt Nam được gì và mất gì, ta sẽ đưa ra được những kiến nghị để tiếp tục thực hiện tốt hiệp định.
1) Về phạm vi của vùng đánh bắt chung:
a) Cơ sở pháp lý
Phần mở đầu của qui định hiệp định này được "Căn cứ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định liên quan trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển ký ngày 10 tháng 12 năm 1982 cũng như Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 (dưới đây gọi tắt là Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ)".
Điều này thể hiện, hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được coi là tiền đề, cơ sở cho việc xây dựng hiệp định hợp tác nghề cá, tuy nhiên, trên thực tế, hiệp định hợp tác nghề cá này đã được đưa vào đàm phán kể từ tháng 4 năm 2000, khi mà hiệp định phân định Vinh Bắc Bộ còn chưa ra đời,như vậy, quá trình đàm phán của 2 hiệp định này diễn ra song song, hay chỉ khi ta chấp nhận đàm phán hiệp định nghề cá thì hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mới có thể đi đến hồi kết. Nghĩa là, có thể nói, hiệp định hợp tác nghề cá đã được thảo luận trước khi ta có 1 đường cơ sở hoàn chỉnh (ít nhất là trong khu vực Vịnh Bắc Bộ). Điều này đã tạo những bất lợi to lớn cho ta.
b) Yếu tố các đảo- xác định vùng nước đánh bắt chung
Ðiều 1: "Hiệp định này áp dụng cho một phần vùng đặc quyền kinh tế và một phần vùng giáp giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là Vùng nước Hiệp định)."
Tuy nhiên, khi Việt Nam còn chưa có 1 đường cơ sở rõ ràng, thì việc buộc ta phải xác định vùng đặc quyền kinh tế và vùng giáp giới lãnh hải là việc rất phi lý.
Hiệp định còn bỏ qua, không tính đến yếu tố các đảo của Việt Nam trong Vịnh. Với 1.300 hòn đảo ở Vịnh Bắc Bộ (trong khi phía Trung Quốc chỉ có đảo Hải Nam và 6 đảo khác), theo Công ước luật biển UNCLOS 1982, điều 121 về qui chế cho các đảo thì: "lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các qui định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác" Như vây, mỗi đảo trong Vịnh của chúng ta lại có 1 vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng...Diện tích này chắc chắn không phải là nhỏ và phạm vi của vùng đánh cá chung theo đó cũng chưa chắc đã là thuộc vùng đặc quyền kinh tế mà có thể có những phần thuộc vùng nước nội thủy hoặc lãnh hải của 1 đảo nào đó (VD:hiện nay vùng đánh cá chung đang gần như bao bọc đảo Bạch Long Vĩ, với những điều kiện đã nêu trong UNCLOS 1982, đây là phạm vi nội thủy của đảo này).
Cũng cần chú ý là Vịnh Bắc Bộ không tuân theo qui định tại điều 10 của UNCLOS, do bờ Vịnh không phải chỉ thuộc 1 quốc gia duy nhất (cả Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia ở bờ Vịnh) do đó sẽ tuân thủ qui định về chế độ các đảo tại điều 121.
Về dân số sống quanh Vịnh: Dân cư Việt Nam sống tiếp cận Vịnh Bắc Bộ trong vành đai cách biển 60 hải lý lên đến 40 triệu (trong khi dân số Trung Quốc sống ở phía tây bán đảo Liêu Châu rất thưa, dân ở toàn đảo Hải Nam là 7 triệu, do đó số dân Trung Quốc tiếp cận Vịnh Bắc Bộ chỉ chừng 4 triệu, bằng 1/10 của phía Việt Nam). Quanh Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam có hàng loạt đô thị khá đông dân, từ thành phố Hải Phòng, Móng Cái, Vinh, Ðồng Hới, trong khi không có một đô thị đáng kể nào của Trung Quốc trên bờ vịnh từ bán đảo Liêu Châu đến mũi Oanh Ca, ở đông nam đảo Hải Nam, nằm tại cửa Vịnh Bắc Bộ.
Như vây, các đảo của Việt Nam không vi phạm vào khoản 3 của điều 121 (những hòn đảo không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho đời sống kinh tế thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng). Như vậy, theo nguyên tắc "đất thống trị biển", đất là điều kiện để mở rộng chủ quyền của quốc gia trên biển, với số đảo lớn và số lượng dân cư đông đúc như vậy, Việt Nam lẽ ra phải được hưởng những quyền lợi lớn hơn trong việc hoạch định Vịnh, cũng như hiệp định hợp tác nghề cá.
c) Công bằng trong phân chia lãnh hải- Yếu tố đường bờ biển dài
Điều 3, phần II qui định: "Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20o Bắc và cách đường phân định đườc xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là Ðường phân định) 30,5 hải lý về mỗi phía". Phạm vi này được giới hạn trong 16 điểm tọa độ xác định, và có thể thể hiện trên bản đồ như sau:
Nhìn trên bản đồ, ta có thế thấy, mặc dù vùng đánh cá chung này được qui định theo nguyên tắc có vẻ rất công bằng (cách đều 30 hải lý về mỗi bên tính từ đường phân định), nhưng trên thực tế, với 1 đường bờ biển dài gần như gấp đôi bờ biển phía đối diện của Trung Quốc và gần như ôm trọn Vịnh Bắc bộ của Việt Nam, vùng đánh cá này đã trải rộng về phía ta hơn và sẽ có những ảnh hưởng lớn hơn tới việc khai thác nguồn lợi của các vùng ven biển (phía Trung Quốc, vùng đánh cá này chỉ nằm gần phần đất liền thuộc đảo Hải Nam, chứ không nằm gần đường bờ biển của lục địa Trung Quốc). Có nghĩa là, với Trung Quốc, việc khai thác cá ở đây là đánh bắt cá xa bờ, thuận lợi cho việc bảo tồn các nguồn lợi thủy sản hơn.
d) Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Ðiều 3: "Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20 độ Bắc và cách đường phân định đườc xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là Ðường phân định) 30,5 hải lý về mỗi phía".
Vịnh Bắc Bộ là 1 vùng biển giàu tài nguyên, có ý nghĩa lớn về kinh tế, có nguồn lợi hải sản phong phú. Vùng đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ, có tổng diện tích là 33.500 km2 (chiếm 27,9% diện tích Vịnh), nằm từ vĩ độ 20 (ngang cửa sông Hồng) xuống đến Cửa Vinh (ngang đảo Cồn Cỏ, Vĩnh Linh, Quảng Trị). Đây là vùng trung tâm Vịnh Bắc Bộ, vùng có nhiều cá nhất, cũng là vùng bào ngư nổi tiếng, vùng có nhiều trữ lượng dầu, khí đốt nhất.
Quan sát các bản đồ về phân bố dầu khí và các nguồn lợi thủy, hải sản trong khu vực
Theo số liệu thống kê:
Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.
Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2.
Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi có thể chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm
Đặc biệt, Việt Nam, với đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, là hạ lưu của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Chu... với lượng phù sa và sinh vật phù du phong phú, nuôi lớn nhiều loài thủy, hải sản...
Có thể đây chính là lý do tại sao khu vực đánh cá lại nằm ở vị trí dưới vĩ tuyến 20o Bắc và rộng 30 hải lý về 2 bên của đường phân định mà không phải là bất cứ vị trí nào khác bên trong Vịnh.
Năm 2004 Trung Quốc đã tự ý kéo giàn khoan dầu Kantan 3 tới hoạt động tại khu vực có toạ độ 17°26′42″ Bắc, 108°19′05″ Đông, cách Việt Nam 63 hải lý và cách Trung Quốc 67 hải lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối với lý do "Căn cứ vào luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam". Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng khu vực này nằm bên Trung Quốc của vùng biển ngoài của Vịnh Bắc Bô, do đó Trung Quốc cho rằng sự phản đối của Việt Nam "không có cơ sở và không thể chấp nhận được".
Cho tới nay Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã công bố một số lô dầu khí vượt qua đường trung tuyến, lấn về phía Việt Nam. Trong những lô dầu khí này, vùng LD29-1 nằm hoàn toàn bên Việt Nam và phân nửa vùng LD20-1 nằm bên Việt Nam của đường trung tuyến. Theo bản đồ năm 2002 của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thì hai vùng dầu khí này đang bị Trung Quốc khai thác.
Sự việc trên đã cho thấy, việc Trung Quốc cố ý nhằm vào trữ lượng dầu khí giàu có tại Vịnh Bắc Bộ, và việc thiết lập 1 vùng đánh cá chung đồng thời cũng tạo cơ hội cho tàu bè của Trung Quốc xâm nhập vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 1 cách dễ dàng hơn. Và Việt Nam, với điều kiện kinh tế yếu hơn sẽ khó có thể kiểm soát được việc khai thác trộm ngoài khơi xa của các tàu bè Trung Quốc.
e) Vùng dàn xếp quá độ
Điều 11 hiệp định qui định: "Mỗi Bên ký kết nên đưa ra dàn xếp quá độ đối với hoạt động nghề cá hiện có của Bên ký kết kia trong vùng đặc quyền kinh tế nước mình nằm về phía Bắc Vùng đánh cá chung (tính từ vĩ tuyến 20o Bắc)". Theo nghị định thư bổ sung về vùng dàn xếp quá độ này thì đây là "vùng nước được giới hạn bằng các đoạn thẳng nối các điểm ở phía Bắc vĩ tuyến 20o Bắc theo thứ tự dưới đây, nhưng giữa hai điểm K, L được nối bằng cung tròn có tâm là đèn biển đảo Bạch Long Vỹ (20o0800) Bắc; 107o4340 Ðông) và bán kính 15 hải lý.
Ðiểm Vĩ độ Bắc Kinh độ Ðông
A(6) 20o0000 108o4232
B 20o0425 108o48;15
C 20o3730 108o4130
D 20o4940 108o3410
E 20o5400 108o1625
F 20o4320 108o0140
G 20o2535 107o0740
H 20o1925 107o2300
I 20o0930 107o0741
J(11) 20o0000 107o0741
K 20o0000 107o3000
L 20o0000 107o5700
A(6) 20o0000 108o4232
Ngoài ra, điều 12 hiệp định qui định về 1 vùng đệm ở bên ngoài cửa sông Bắc Luân: "Ðể tránh xảy ra tranh chấp do việc tầu cá loại nhỏ của hai Bên ký kết đi nhầm vào lãnh hải của Bên ký kết kia, hai Bên ký kết thiết lập vùng đệm cho tầu cá loại nhỏ ở vùng giáp giới lãnh hải của hai nước, chiều dài tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam theo đường phân định 10 hải lý, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lý tính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo thành bởi các đoạn thẳng tuần tự nối 7 điểm từ Vĩ độ 21o2812.5 Bắc Kinh độ 108o0604.3 Ðông đến Vĩ độ 21o2812.5 Bắc Kinh độ 108o0604.3 Ðông"
Như vậy, hiệp định cho phép phạm vi hợp tác nghề cá (bao gồm vùng đánh cá chung, vùng đêm, và vùng dàn xếp quá độ) của Trung Quốc sẽ chiếm tới quá nửa diện tích Vịnh. Rõ ràng, phạm vi này là quá bất công đối với Việt Nam. Và nó còn thể hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc. Phạm vi vùng được phép hoạt động của tàu bè Trung Quốc rộng và quá gần như vậy sẽ có nhiều ảnh hưởng đối với vấn đề an ninh và đối ngoại của Việt Nam.
f) Yếu tố lịch sử
Từ xưa, người dân Việt Nam đã sinh sống và hoạt động đánh bắt trong vùng biển thuộc Vịnh Bắc Bộ, điều này được chứng minh rõ ràng bằng tỷ lệ dân cư và đời sống kinh tế trên các đảo. Trước đó, trong Hiệp định Pháp- Thanh, đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh của ta được xác định là đường 108o03'13'', với đường phân định như vậy, chủ quyền trên biển của Việt Nam chiếm tới 60% Vịnh Bắc Bộ, Vịnh đóng vai trò to lớn đối với người dân miền Bắc và miền Trung nước ta. Sông Hồng và một loạt sông khác cũng góp phần đã tải đất bồi, đất phù sa, từ vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ để tạo nên vùng đất thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, từ đó hình thành nên vùng cá và hải sản phong phú, đa dạng (với Trung Quốc, sự đóng góp vào việc hình thành vịnh và hải sản là không đáng kể)
Nếu ta duy trì được đường phân định trên biển này thì rõ ràng vùng hợp tác đánh cá chung đã hầu như hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
g) Yếu tố an ninh quốc gia
Từ bản đồ trên, ta có thể thấy, phạm vi được phép hoạt động trên thực tế của các tàu Trung Quốc đã tiến đến khá gần với bờ biển Việt Nam, và hơn thế, hầu như bao vây đảo Bạch Long Vĩ.
Bạch Long Vĩ là một huyện đảo thuộc Hải Phòng, nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 2,5 km. Đảo nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam (20°07'35" và 20°08'36" vỹ độ Bắc; 107°42'20" - 107°44'15" kinh độ Đông), nằm ở giữa Vịnh Bắc Bộ (cách Hòn Dấu - Hải Phòng 110 km, cách đảo Hạ Mai 70 km, cách mũi Ta Chiao - Hải Nam 130 km). Đây là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, với chức năng nhiệm vụ là đơn vị hành chính cấp huyện; trung tâm chế biến, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ; phát triển dịch vụ du lịch, hàng hải, dầu khí và tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm quốc phòng an ninh và lợi ích quốc gia trên biển. Nếu như Vịnh Bắc Bộ là 1 Vịnh gần kín, có vị trí chiến lược trong phòng thủ và an ninh cho cả Việt Nam và Trung Quốc, thì đảo Bạch Long Vĩ là vị trí chiến lược trong phòng thủ và an ninh của Việt Nam. Đây là 1 trong số các đảo thuộc hệ thống đảo tiền tiêu. Trên đảo có những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
Với vị trí chiến lược như vậy, nhưng lại bị bao vây bởi 1 vùng hợp tác đánh cá, công tác bảo mật và bảo đảm an ninh quốc gia của ta không thể thắt chặt (không thể cấm các tàu với danh nghĩa đánh cá đi vào vùng biển của đảo, trong khi như đã phân tích ở trên, vùng biển này lý ra thuộc phạm vi nội thủy và lãnh hải, bị hạn chế xâm nhập của đảo. Vì vậy khó có thể kiểm soát được việc tàu Trung Quốc trà trộn hay do thám tình hình an ninh của ta)
Thỏa thuận về phạm vi của vùng đánh cá nhìn chung đã gây ra nhiều bất lợi cho ta trên mọi mặt
2) Về việc quản lý và thực thi hiệp định
A/ Các qui định về quản lý và thực thi trong Hiệp định
a) Các yếu tố bảo tồn sinh vật biển
Công ước UNCLOS 1982, qui định tại mục 2 về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của biển cả và điều 63 đến điều 68, đã qui định rất rõ ràng và chi tiết về việc nghiên cứu, khai thác và bảo tồn các nguồn lợi sinh vật biển. Trong đó có phân chia rõ ràng các qui định về từng loại cá, tuổi cá, cỡ cá, các loài cá di cư, các loài có vú... Việc phân chia này là do cá vốn là 1 loài có đặc tính sinh sản và di cư theo mùa, nếu không nắm rõ những đặc tính của chúng thì không thể tiến hành khai thác hay bảo tồn 1 cách hiệu quả được. Tuy nhiên, trong công ước, có thể thấy những điều khoản qui định về tập tính hay điều kiện để khai thác các loài cá là rất chung chung và hầu như không đề cập tới. Điều này có thể coi là 1 thiếu sót lớn của 1 Hiệp định về nghề cá.
Chính thiếu sót này đã gây ra sự tranh chấp gần đây về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá có thời hạn trên vùng biển Đông. Theo phía Trung Quốc đưa ra, thời điểm mà họ cấm đánh bắt cá chính là thời điểm mà cá vào vụ sinh sôi nảy nở, chủ yếu là cá con, và nhằm mục đích duy trì, bảo tồn đàn cá nên Trung Quốc đã ra lệnh cấm. Tuy nhiên, do không có 1 qui định cụ thể và rõ ràng trong Hiệp định, nên ta rất khó có thể kiểm soát được độ chính xác của thông tin này, trong khi, với các ngư dân Việt Nam chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), thì ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Quốc cấm.
Tuy nhiên, theo Ðiều 5- Hiệp định qui định: "Hai Bên ký kết căn cứ theo điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm của tài nguyên sinh vật, nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi Bên ký kết trong Vùng đánh cá chung, cùng đặt ra những biện pháp về việc bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật trong Vùng đánh cá chung." Và khoản 3 điều 13 về thẩm quyền của Ủy ban liên hợp nghê cá: "Uỷ ban Liên hợp Nghề cá có chức trách như sau:.... 3.3 Căn cứ theo Ðiều 5 của Hiệp định này đặt ra những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung cũng như các biện pháp thực thi các quy định đó."
Như vậy, việc Trung Quốc không thông qua thỏa thuận và ý kiến của Ủy ban hợp tác nghề cá mà đã ra lệnh cấm là sai, kể cả trong trường hợp hành động của Trung Quốc là nhằm bảo tồn nguồn lợi biển cả.
b) Về Ủy ban liên hiệp nghề cá
Phần V của Hiệp định được dành riêng cho các qui định về Ủy ban liên hiệp nghề cá, tuy nhiên, phần này thực tế chỉ gồm 1 điều với 5 khoản, qui định 1 cách chung nhất về thẩm quyền và hoạt động của Ủy ban. Đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền với toàn bộ việc đánh cá chung giữa 2 nước, là cơ quan đặt ra tiêu chuẩn, số lượng, biện pháp thực hiện cũng như là cơ quan giải quyết tất cả các tranh chấp xảy ra trong vùng đánh cá chung. Việc qui định 1 cách sơ sài như vậy vô tình đã tạo ra rất nhiều khe hở, khiến cho các hoạt động khai thác chung từ khi có hiệp định dường như lại càng trở nên căng thẳng hơn.
Điều 7: "Mỗi Bên ký kết thực hiện chế độ cập phép đánh bắt đối với tầu cá Bên mình tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung. Việc cấp phép đánh bắt phải căn cứ theo số lượng tầu cá hoạt động đánh bắt mà Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung định ra cho năm đó, đồng thời thông báo cho Bên ký kết kia tên, số hiệu tầu cá được cấp phép. Hai Bên ký kết có nghĩa vụ giáo dục và đào tạo những ngư dân vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung."
Điều 9: "Căn cứ vào các quy định do Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung đặt ra trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của Vùng đánh cá chung cũng như phù hợp với luật pháp của mỗi nước về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với công dân và tầu cá của hai Bên ký kết ở Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình."
..."Khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết phát hiện công dân và tầu cá Bên ký kết kia vi phạm các quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung ở Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình thì có quyền xử lý các hành vi vi phạm đó theo các quy định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung, và nên thông báo nhanh chóng cho Bên ký kết kia tình hình liên quan và kết quả xử lý theo đường do Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung thoả thuận. Các tầu cá và thuyền viên bị bắt giữ cần phải được phóng thích nhanh chóng sau khi có sự bảo lãnh thích đáng hoặc những bảo đảm khác."
..."Mỗi Bên ký kết có quyền căn cứ vào luật pháp của nước mình xử phạt những tầu cá chưa được cấp phép mà vào Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình tiến hành hoạt động nghề cá, hoặc tuy được cấp phép vào Vùng đánh cá chung nhưng có các hoạt động bất hợp pháp ngoài hoạt động nghề cá."
Điều này có nghĩa là, việc kiểm soát số lượng tàu cũng như sản lượng đánh bắt của mỗi bên là do bên đó tự tiến hành và Ủy ban liên hợp nghề cá chỉ có nhiệm vụ nhận báo cáo hàng năm, còn việc thanh tra sự chấp hành của mỗi nước lại là do quốc gia bên kia đảm nhiệm. Các quốc gia có quyền, trong trường hợp phát hiện vi phạm, tự xử lý theo luật pháp nước mình và theo qui định của Ủy ban. Ủy ban, theo hiệp định lý ra phải có chức năng giải quyết các tranh chấp thì ở đây lại chỉ đơn thuần là 1 cơ quan tiếp nhận thông tin về vi phạm và có quyền thông báo hoặc không thông báo ("...nên thông báo...") cho phía bên kia biết. Việc qui định như vậy, rõ ràng là đã gây bất lợi rất lớn cho Việt Nam. Với tư cách là 1 nước nhỏ, yếu thế, công nghệ, kỹ thuật thô sơ, Việt Nam không thể đảm bảo cho việc tuần tra và nhắc nhở ngư dân của mình 1 cách thường xuyên, cũng như kiểm soát việc vi phạm của các tàu bè Trung Quốc. Trình độ dân trí thấp, các ngư dân Việt Nam dễ bị xâm phạm các quyền lợi chính đáng khi chẳng may đi quá vùng đánh cá chung. Việc không có 1 cơ quan giải quyết tranh chấp riêng biệt dễ dẫn đến việc lạm dụng quyền hạn tự xử lý và dẫn đến những tranh chấp, gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Thực tế cho thấy, mặc dù hiệp định đã qui định hầu như tất cả các trường hợp tranh chấp đều phải xử lý bằng con đường ngoại giao, thương lượng và hạn chế đến mức thấp nhất việc bắt giữ tàu bè hay thuyền viên trên tàu
(Ðiều 18: Bất cứ tranh chấp nào nảy sinh giữa hai Bên ký kết trong việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này nên được giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị
Điều 12: Nếu một Bên ký kết phát hiện tầu cá loại nhỏ của Bên ký kết kia vào hoạt động nghề cá trong vùng đệm cho tầu cá loại nhỏ thuộc vùng nước của mình có thể cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tầu đó rời khỏi vùng nước đó, nhưng nên kiềm chế : không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực; nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá thì nên báo cáo Uỷ ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt - Trung để giải quyết...)
Nhưng từ khi ký kết đến nay, các tranh chấp thường xuyên xảy ra mà trong đó ngư dân bị bắt luôn là người Việt Nam và với những lý do mà phía Trung Quốc cũng không thể đưa ra bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, "trong khi chính quyền 2 bên giằng co nhau thì người dân vẫn là người chịu thiệt" (trích bình luận báo Thanh niên). Và hiện nay thì tâm lý e ngại đã khiến nhiều ngư dân từ bỏ việc đánh bắt cá trong vùng đánh bắt chung hoặc không dám tiến ra xa bờ.
Các thiết chế kiểm soát như lực lượng hải quân, công an, cảnh sát biển của ta thì quá mỏng và không chuyên trách về vấn đề này, chưa có các thiết bị viễn thám để thao dõi hoạt động từ xa...nên ta rất khó lòng kiểm soát các hoạt động trên 1 vùng biển rộng lớn ngoài xa như vậy.
Mặc dù đã được cụ thể hóa bằng các Nghị định 43/2003/NÐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, Quyết định số 407/QÐ-BTS ngày 20/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, Quyết định số 01/QÐ-BTS của Bộ trưởng Bộ thủy sản về việc thiết lập và đảm bảo hoạt động của Ủy ban Liên hiệp nghề cá Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, tuy nhiên, kể từ khi thành lập, cơ quan này hoạt động phần nhiều vẫn mang tính hình thức, phụ thuộc vào việc abos cáo tổng kết từ các địa phương và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong cả vấn đề thúc đẩy nghề cá phát triển hay trong việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam.
c) Về các điều khoản luật áp dụng
Ðiều 18- Hiệp định qui định: "Bất cứ tranh chấp nào nảy sinh giữa hai Bên ký kết trong việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này nên được giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị." Tuy nhiên lại không có điều khoản nào đề cập tới vấn đề luật nào sẽ được áp dụng khi có hành vi vi phạm Hiệp định của 1 bên xảy ra trong vùng đánh bắt chung.
Trong những tranh chấp về việc bắt tàu hay ngư dân Việt Nam vừa qua vì vậy cũng không có cơ sở pháp lý nào để xử phạt các hành vi vi phạm của Trung Quốc. Có thể thấy, việc giải quyết mọi tranh chấp thông qua con đường thương lượng hữu nghị như Hiệp định đã đề cập có thể không đủ để điều chỉnh các quan hệ vốn phức tạp và có liên quan đến chủ quyền cũng như tình hữu nghị giữa 2 quốc gia. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là nên đề ra 1 cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập, rõ ràng và có hiệu quả. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cả 2 bên.
d) Qui định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thứ 3 khi tham gia trong vùng đánh bắt chung hoặc xảy ra vi phạm trong vùng đánh bắt chung
Hiệp định chỉ có các qui định điều chỉnh quan hệ đánh bắt của 2 bên Việt Nam và Trung Quốc, mà không có bất cứ 1 qui định nào về việc hợp tác với bên thứ 3 hay về việc xử lý các vi phạm của 1 bên thứ 3 trong vùng nước hiệp định sẽ thuộc thẩm quyền của bên nào, áp dụng luật pháp nước nào v.v... Điều này sẽ gây ra những cản trở và hạn chế nhất định. Ví dụ, Việt Nam do có đội tàu nhỏ, yếu nên muốn hợp tác với đội tàu của Mỹ trong khi khai thác có được không? Có phải được sự chấp thuận của phía Trung Quốc hay không?
Điều 17 của Hiệp định có thể được coi là đề cập tới việc hợp tác quốc tế, nhưng lại chỉ trong nghiên cứu khoa học nghề cá "Mỗi Bên ký kết có thể tiến hành hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học nghề cá trong Vùng Hiệp định thuộc Bên mình", và sự hợp tác này cũng chỉ được giới hạn trong vùng hiệp định thuộc bên mình. Dù đây là 1 sự bỏ ngỏ hay thiếu sót thì nó cũng đang tạo ra nhiều hạn chế cho Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top