bimat vutru
Sắp xếp
Các cố gắng ban đầu để liệt kê các nguyên tố nhằm thể hiện quan hệ giữa chúng thông thường là sắp xếp theo trật tự của nguyên tử lượng. Sự hiểu biết sâu sắc cơ bản của Mendeleev trong phát minh ra bảng tuần hoàn là sắp đặt các nguyên tố để minh họa sự tuần hoàn của các tính chất hóa học (thậm chí nếu như điều đó có nghĩa là một số nguyên tố nhất định không theo trật tự khối lượng, ví dụ Argon có nguyên tử lượng là 39,948(1) trong khi Kali là nguyên tố xếp sau nó lại chỉ có nguyên tử lượng là 39,0983(1).), và để lại các lỗ hổng cho các nguyên tố "bị bỏ sót" (chưa tìm thấy vào thời kỳ đó). Mendeleev sử dụng bảng của mình để dự đoán các tính chất của các "nguyên tố bị bỏ sót" này, và nhiều trong số chúng sau này đã được phát hiện ra là phù hợp khá tốt với các dự đoán.
Với sự phát triển của các học thuyết về cấu trúc nguyên tử (ví dụ thuyết của Henry Moseley) nó trở thành rõ ràng là Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố theo trật tự tăng của số nguyên tử (tức là số lượng proton trong hạt nhân). Trật tự này gần như là đồng nhất với kết quả thu được từ trật tự tăng của nguyên tử lượng.
Nhằm minh họa các thuộc tính tuần hoàn, Mendeleev đã bắt đầu các hàng mới trong bảng của mình sao cho các nguyên tố với các tính chất tương tự nhau nằm trong cùng một cột đứng ("nhóm").
Với sự phát triển của các lý thuyết trong cơ học lượng tử hiện đại về cấu hình electron trong phạm vi nguyên tử, nó trở thành rõ ràng là mỗi hàng ngang ("chu kỳ") trong bảng tuần hoàn tương ứng với sự điền đầy lớp lượng tử của các electron. Trong bảng ban đầu của Mendeleev, mỗi chu kỳ đều có độ dài như nhau. Các bảng ngày nay có các chu kỳ dài hơn tăng dần lên về về phía cuối bảng, và nhóm các nguyên tố trong các khối s, p, d và f để thể hiện sự hiểu biết của con người về cấu hình electron của chúng.
Trong các bảng in ra, mỗi nguyên tố thường được thể hiện bằng ký hiệu nguyên tố và số nguyên tử; nhiều phiên bản còn liệt kê cả nguyên tử lượng và các thông tin khác, như cấu hình electron vắn tắt của chúng, độ âm điện và các hóa trị phổ biến nhất. Vào thời điểm năm 2005, bảng tuần hoàn chứa 116 nguyên tố hóa học mà sự phát hiện ra chúng đã được xác nhận. Trong số đó, 94 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên trên Trái Đất, phần còn lại là các nguyên tố tổng hợp đã được tạo ra một cách nhân tạo trong các máy gia tốc hạt.
[sửa] Tính tuần hoàn của các tính chất hóa học
Giá trị chính của bảng tuần hoàn là khả năng dự đoán các tính chất hóa học của nguyên tố, dựa trên vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Cũng cần lưu ý là các tính chất hóa học đó thay đổi đáng kể khi chuyển từ cột này sang cột kia hơn là khi thay đổi từ hàng này sang hàng kia.
[sửa] Nhóm và chu kỳ
[sửa] Nhóm
Một nhóm, còn gọi là một họ, là một cột thẳng đứng trong bảng tuần hoàn.
Các nhóm được coi là phương thức quan trọng nhất trong phân loại các nguyên tố. Trong cùng một nhóm, các nguyên tố có các tính chất rất giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng (mạnh dần lên hay yếu dần đi) trong các tính chất dọc theo chiều tăng của nhóm - các nhóm này được đặt các tên gọi chung, chẳng hạn nhóm các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, kim loại chuyển tiếp, halogen và khí hiếm. Một số nhóm trong bảng tuần hoàn thể hiện sự giống nhau ít hơn và/hoặc các xu hướng theo chiều đứng cũng ít hơn (ví dụ các nhóm 14 và 15). Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và đây là yếu tố lớn nhất trong việc xem xét sự giống nhau của chúng về các tính chất hóa học.
[sửa] Chu kỳ
Một chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gồm những nguyên tố có cùng số lớp electron. Trong một chu kì theo chiều tăng của Z, bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện và năng lượng ion hóa tăng dần, do đó khả năng nhường e của nguyên tố giảm, đồng thời khả năng nhận e của nguyên tố tăng dần. Do đó trong một chu kì thì tính kim loại giảm còn tính phi kim tăng dần.
Mặc dù nhóm là cách thức thông dụng nhất để phân loại các nguyên tố, nhưng ở đây có một vài vùng trong bảng tuần hoàn mà các xu hướng theo chiều ngang và sự giống nhau trong các tính chất lại là đáng kể hơn so với các xu hướng theo chiều đứng. Điều này có thể là đúng trong khối d (hay "các kim loại chuyển tiếp"), và đặc biệt là trong khối f, trong đó các nguyên tố thuộc các nhóm lanthanoid và actinoid tạo ra hai nhóm cùng gốc giống nhau một cách đáng kể theo chiều ngang. Số chu kỳ cũng chỉ ra là có bao nhiêu lớp điện tử có trong nguyên tố thuộc chu kỳ đó.
[sửa] Ví dụ
[sửa] Khí hiếm
Tất cả các nguyên tố của nhóm 18 (8 hay 0 nếu không kể đến các nguyên tố chuyển tiếp), là các khí hiếm (khí quý), có lớp hóa trị được điền đầy. Ngày nay người ta không gọi chúng là khí trơ nữa, vì đã tìm thấy hợp chất của Xe. Helium là nguyên tố trơ nhất trong các khí hiếm và khả năng phản ứng trong nhóm này tăng dần lên theo chu kỳ: có thể làm cho các khí hiếm nặng nhất phản ứng do chúng có các lớp electron lớn hơn. Tuy nhiên, khả năng phản ứng của chúng về tổng thể vẫn là rất thấp và kém.
[sửa] Halogen
Trong nhóm 17, (7 nếu loại đi các kim loại chuyển tiếp) được biết đến như là nhóm các halogen, các nguyên tố đều chỉ còn thiếu 1 electron là điền đầy lớp điện tử hóa trị. Vì thế, trong các phản ứng hóa học chúng có xu hướng thu thêm điện tử (xu hướng thu thêm điện tử gọi là độ âm điện). Thuộc tính này là rõ nét nhất ở Flo (nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố) và nó giảm dần theo sự tăng lên của chu kỳ.
Kết quả là tất cả các halogen tạo ra các axit với Hidro, chẳng hạn axit flohiđric, axit clohiđric, axit brômhiđric và axit iốthiđric, tất cả đều trong dạng HX. Độ axit của chúng tăng lên theo sự tăng của chu kỳ, do ion I- lớn là ổn định hơn trong dung dịch khi so với ion F- nhỏ.
[sửa] Kim loại chuyển tiếp
Trong các kim loại chuyển tiếp (các nhóm từ 3 đến 12), sự khác nhau giữa các nhóm là không quá lớn, và các phản ứng diễn ra ở trạng thái hỗn hợp, tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện các dự đoán có ích tại đây được.
[sửa] Các nhóm Lantan và Actini
Các tính chất hóa học của nhóm Lantan (các nguyên tố từ 57 đến 71) và nhóm Actini (các nguyên tố từ 89 đến 103) là rất giống nhau trong nội nhóm hơn là giống các kim loại chuyển tiếp khác, và việc tách hỗn hợp các nguyên tố này có thể là rất khó. Nó là quan trọng trong sự làm tinh khiết hóa học cho urani (số nguyên tử bằng 92), một nguyên tố quan trọng trong năng lượng nguyên tử.
[sửa] Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn
Nhóm → 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
↓ Chu kỳ
1 1
H
2
He
2 3
Li 4
Be
5
B 6
C 7
N 8
O 9
F 10
Ne
3 11
Na 12
Mg
13
Al 14
Si 15
P 16
S 17
Cl 18
Ar
4 19
K 20
Ca 21
Sc
22
Ti 23
V 24
Cr 25
Mn 26
Fe 27
Co 28
Ni 29
Cu 30
Zn 31
Ga 32
Ge 33
As 34
Se 35
Br 36
Kr
5 37
Rb 38
Sr 39
Y
40
Zr 41
Nb 42
Mo 43
Tc 44
Ru 45
Rh 46
Pd 47
Ag 48
Cd 49
In 50
Sn 51
Sb 52
Te 53
I 54
Xe
6 55
Cs 56
Ba 57
La *
72
Hf 73
Ta 74
W 75
Re 76
Os 77
Ir 78
Pt 79
Au 80
Hg 81
Tl 82
Pb 83
Bi 84
Po 85
At 86
Rn
7 87
Fr 88
Ra 89
Ac **
104
Rf 105
Db 106
Sg 107
Bh 108
Hs 109
Mt 110
Ds 111
Rg 112
Uub 113
Uut 114
Uuq 115
Uup 116
Uuh 117
Uus 118
Uuo
* Nhóm Lantan 58
Ce 59
Pr 60
Nd 61
Pm 62
Sm 63
Eu 64
Gd 65
Tb 66
Dy 67
Ho 68
Er 69
Tm 70
Yb 71
Lu
** Nhóm Actini 90
Th 91
Pa 92
U 93
Np 94
Pu 95
Am 96
Cm 97
Bk 98
Cf 99
Es 100
Fm 101
Md 102
No 103
Lr
Các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ nhóm Lantan nhóm Actini Kim loại chuyển tiếp
Kim loại yếu Á kim Phi kim Halôgen Khí trơ
Trạng thái ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
Màu số nguyên tử đỏ là khí ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
Màu số nguyên tử lục là chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
Màu số nguyên tử đen là chất rắn ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn
Tỷ lệ xuất hiện tự nhiên
Viền liền: có đồng vị già hơn Trái Đất (chất nguyên thủy)
Viền gạch gạch: thường sinh ra từ phản ứng phân rã các nguyên tố khác, không có đồng vị già hơn Trái Đất
Viền chấm chấm: tạo ra trong phòng thí nghiệm (nguyên tố nhân tạo)
Không có viền: chưa tìm thấy
[sửa] Cấu hình electron
Lớp
Chu kỳ s f d p
1 1s
2 2s 2p
3 3s 3p
4 4s 3d 4p
5 5s 4d 5p
6 6s 4f 5d 6p
Các lớp electron có thể theo chu kỳ
hay cấu hình điện tử cho biết sự phân bố của electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng hay những vùng có mặt khác nhau của chúng. Dựa vào cấu hình electron các nguyên tố được xếp vào các chu kỳ và các nhóm khác nhau, đặt biệt là các electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là nlm, trong đó:
n: số lượng tử chính = số chu kỳ, với n = 1, 2, 3, ...
l: số lượng tử phụ, có giá trị từ 0 đến n-1, tương ứng với các lớp s, p, d, f, ...
m: số lượng tử từ, tổng electron lớp ngoài cùng = số nhóm, với m = 1, 2, 3, ...
(ngoài ra còn có số lượng tử m spin đặc trưng cho chuyển động tự quay của electron) thì X ở chu kỳ n, nhóm m trong bảng tuần hoàn. Ví dụ khí oxy 8O với cấu hình 1s2 2s2 2p4 là nguyên tố ở chu kỳ 2 nhóm 6 (nhóm cũ, nhóm mới theo IUPAC là 16).
Xem thêm bài Cấu hình electron
[sửa] Lịch sử
Sự ghi chép và sắp xếp các nguyên tố đã có từ rất xa, từ thời cổ đại, đặt biệt là từ thế kỷ 18 đã có những bảng liệt kê gần hơn 15 nguyên tố. Phần lớn các nguyên tố được phát hiện trong thế kỷ 19 và được ghi chép một cách khoa học. Đầu thế kỷ 20 chỉ khoảng 10 nguyên tố tự nhiên nữa được phát hiện, các nguyên tố còn lại là các nguyên tố nhân tạo và có tính phóng xạ. Tận đến tháng 12 năm 1994, hai nguyên tố nhân tạo là darmstadti (Ds) và roentgeni (Rg) mới được tạo ra.
Đầu thế kỷ 19, Johann Döbereiner đã lập ra bảng ghi chép mối liên hệ giữa khối lượng nguyên tử và các tính chất hóa học của từng nguyên tố. Năm 1863 John Newlands lập một bảng các nguyên tố gồm 8 nhóm. Bảng tuần hoàn đầu tiên được lập vào năm 1869 bởi Dmitri Ivanovich Mendeleev và Lothar Meyer, trong đó các nguyên tố được sắp tăng theo khối lượng nguyên tử, các nguyên tố có tính chất giống nhau được xếp thành một hàng (cùng electron hóa trị). Vào thế kỷ 20, các
********************
Mã bài: 31 #1
quanph
Lecturer
Tham gia ngày: Sep 2005
Location: Khoa Hoá - ĐH KHTN Tp.HCM
Posts: 73
Thanks: 2
Thanked 9 Times in 7 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 11
Một số bài thơ vui về Hóa Học (st)
--------------------------------------------------------------------------------
Hóa học là gì?
Là hoá học nghĩa là chai với lọ
Là bình to bình nhỏ... đủ thứ bình
Là ống dài , ống ngắn xếp linh tinh
Là ống nghiệm , bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng
*
Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng
cho bay hơi , ngưng tụ , thăng hoa
Nào là đun , gạn, lọc , trung hoà
Ôxi hóa , chuẩn độ , kết tủa
*
Nhà Hoá học là chấp nhận "đau khổ"
Đứng run chân , tay mỏi lắc , mắt mờ
Nhưng tìm ra được triệu chất bất ngờ
Khiến cuộc đời nghiêng mình bên Hoá học.
Bài ca hoá trị
Kali (K), iốt (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với bạc (Ag) , clo (Cl) một loài
Là hoá trị ( I ) hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg) , kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O) , đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C) ,silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II , III nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ IV
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn quanph vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn: chem0407p (01-10-2009)
quanph
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới quanph
Tới trang web của quanph
Find More Posts by quanph
09-25-2008 Mã bài: 28846 #2
vtthn
Thành viên ChemVN
superman
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Hà nội
Tuổi: 17
Posts: 9
Thanks: 2
Thanked 8 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
Hữu cơ vô lường ai biết được
Ankan nối đơn ngỡ dễ ăn
Phản ứng quy tắc ai biết trước
Thì nắm trong tay chẳng khó khăn.
Anken nối đôi lại thêm en
Em nhìn em tưởng khó thật đấy
Hóa ra đơn giản như ăn kem
Vì có họ hàng bác ankan.
Cũng brom cũng clo cộng rồi thế
Nửa đêm tỉnh giấc đòi cracking
Oxi bốc cháy thì có thể
Duy trì sự sống cho đôi mình.
Đien, trien cả poli
Nghe gần gần giống tiền Việt Nam
Hóa ra mọi chất bé tí ti
Phút chốc bay lượn xung quanh ta.
Hidrocacbon lại còn thơm
Anhkan lạ chưa lái xyclo
OH vừa rượu vừa ancol
Hidrocacbon lại còn no.
Danh pháp anh ơi đừng hỏi nữa
Đau đầu lâu lâu hoá điên điên
Học lâu lại khóai dãy đồng đẳng
Đồng phân bí quyết học thật siêng.
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn vtthn vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn: chem0407p (01-10-2009), quiz10A1 (03-30-2009)
vtthn
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới vtthn
Find More Posts by vtthn
09-25-2008 Mã bài: 28847 #3
vtthn
Thành viên ChemVN
superman
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Hà nội
Tuổi: 17
Posts: 9
Thanks: 2
Thanked 8 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
Khi tôi nói em đừng " phản ứng "
Hãy ngồi nghe "khái niệm" tình tôi
Trái tim nầy dù "điện giải" thành hai
Tôi cũng sẽ vì em làm "thí nghiệm"
Sắc đẹp em như một " giây dẫn điện "
Vì đó là " đặc tính" tự ngàn xưa
Một nụ cười" công dụng " của em ư ?
Hay " nguyên tắc " giết người qua khoé mắt
Theo " định luật " của tình tôi " đậm đặc "
Kẻ si tình bị " điều chế " nơi em
Một cuộc đời son trẻ phải lên men
Bởi " nồng độ" ái tình không hạn chế
Tôi yêu em không cùng " hoá trị "
Biết lấy gì do " thể tích " sầu thương
Em đã làm "tỏa nhiệt " trái tim hoang
Và " trọng lượng " đã mấy lần co giãn
Tôi đau khổ tim tôi vì nứt rạn
Nên vội thay " cường độ" của tình yêu
Giải thích rồi nhưng em vẫn làm kiêu
Không phát biểu 1 đôi lời " cảm ứng"
Tôi buồn chán nhưng bị em " tác dụng "
Vì tương tư là" trạng thái thiên nhiên "
Nếu không tin em "khảo sát " mà xem
Rồi sẽ thấy tôi " cân bằng " lời nói
Tôi sống với 1 tình yêu " tuyệt đối"
Lòng nát tan như " tia sáng phân kỳ"
Tôi thầm mong "hội tụ " một ngày kia
Và chẳng muốn đặt tình nơi " vô cực "
Tôi yêu em chẳng kể gì quy ước
Không kể gì " áp lực" của riêng ai
Nụ cười mà em " phóng phích " trên môi
Mềm rạo rực như là đang " xuất hiện"
Phải chăng tôi đi ngược chiều dòng điện
Quá vội vàng nên "quy tắc " không dùng
Tìm hơi say bao " nhiệt độ" nhớ nhung
Trong giây phút đã tan vào " không khí"
Niềm sầu tủi " bốc hơi" lên thành lệ
Nhưng càng thương " điện trở" càng gia tăng
Có nhiều đêm "ão ảnh" của giai nhân
Đã "Phản chiếu" qua giấc mơ êm ái
Khi tỉnh dậy thấy hồn như " điện giải"
Đang lạc về " tiêu điểm" tận hư vô
Có khi buồn " phân tích " lệ thành mưa
Mong "tổng hợp " tình yên vào lòng đất
Cuối dâng em 1 tình yêu " nguyên chất "
Tôi thật tình không" phóng đại" thêm đâu
Quá si mê tôi " tích tụ " từ lâu
Một" dung dịch " chứa rất nhiều vàng bạc
Tôi " đơn chất" em ơi đừng lãnh đạm
Xin em về " điều chỉnh" hộ con tim
Tôi dành riêng 1 "vị trí" cho em
Cao sang nhất "Trong Tình Yêu Lý Hoá " .
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn vtthn vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn: chem0407p (01-10-2009), quiz10A1 (03-30-2009)
vtthn
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới vtthn
Find More Posts by vtthn
09-25-2008 Mã bài: 28849 #4
vtthn
Thành viên ChemVN
superman
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Hà nội
Tuổi: 17
Posts: 9
Thanks: 2
Thanked 8 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
Nếu em là axit
Anh xin làm bazo
Để tình yêu bất ngờ
Mãi trung hòa ko kịp
Em thích làm axit
Có vị chát vị chua
Như hương vị tình yêu
Ko ngọt ngào đằm thắm
Tính cách em quái lắm
Đâu chỉ một proton
Em cứ chạy lông nhông
Tìm đến OH khác
Anh phải dùng xúc tác
Mới tách được em ra
Để dắt em về nhà
Xin lời bình hai họ
Em biến quỳ thành đỏ
Anh biến quỳ thành xanh
Hai chúng ta làm lành
Tình yêu ta sáng mãi
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn vtthn vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn: chem0407p (01-10-2009), quiz10A1 (03-30-2009), tieutuhoahoc@@@ (04-05-2009)
vtthn
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới vtthn
Find More Posts by vtthn
10-16-2008 Mã bài: 29956 #5
I love Việt Trinh
Thành viên ChemVN
Thiên hạ đệ nhất Hóa
Tham gia ngày: Oct 2008
Posts: 4
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
THƠ TÌNH HÓA HỌC
Anh ngỏ ý xin em đừng phản ứng
Hãy vui lòng cho tác dụng vào tim
Anh yêu em như axit yêu kiềm
Nếu hóa trị II ta cùng tương đối
Anh biết em trong phương tình hóa học
Và quen em trong phản ứng cân bằng
Từ phương trình oxi hóa mangan
Tình hai đứa hòa trong dung dịch
Em chuẩn độ tình anh bằng axit
Từng giọt lắng nhỏ vào trong tim
Điểm dừng khi tình anh thay đổi
Bỏ lại em trong dung dịc thắm làn môi
Em là oxi rỉ xét đời anh
Đừng trách em sao tâm hồn phù thủy
Bởi hóa học biến đổi khôn lường
Tình trong em còn mãi vấn vương
Dẫu có lúc em thay đổi nhanh như phản ứng trung hòa
Dẫu có lúc đầu em nóng như phản ứng tỏa nhiệt
Và những khi bản thân em như nước gặp axit đậm
Là những khi anh như tra tấn bởi bazơ
Tại lúc này như có TNT một mớ
Cứ đùng đùng khói bốc cả hai bên
Mà anh dây đỏ như phenolphatalein gặp xút
Chỉ bởi rằng tay trái cứ như trên
Nhưng anh vẫn yêu em tha thiết
Mặn mà như muối
bền chặt như vôi
Rất ngọt ngào như đường saccarozo
Lấp lánh như những viên kim cương
Nồng nàn như oxi với hiđro
Có một thời ai say mê học hóa
Axit cộng Bazơ là phản ứng trung hòa
Muối Cộng nước là phản ứng cháy nổ
Tái hợp thành valentine đầy hoa
Xúc tác Noel ta sẽ thấy quà
Thêm sinh nhật thì chất N vừa đủ
Ánh sáng khuếch tán hỗn hợp mau tan
Rồi Một hôm ai hí hoáng lên bàn
Đố ai đó một phương trình vô định
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn I love Việt Trinh vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn: chem0407p (01-10-2009), quiz10A1 (03-30-2009), tieutuhoahoc@@@ (04-05-2009), toanhvu (11-09-2008)
I love Việt Trinh
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới I love Việt Trinh
Find More Posts by I love Việt Trinh
03-12-2009 Mã bài: 36093 #6
flame
Thành viên ChemVN
Hóa học gia Flame
Tham gia ngày: Feb 2009
Location: Hà Nội
Tuổi: 15
Posts: 57
Thanks: 6
Thanked 8 Times in 5 Posts
Groans: 3
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
Mình xin phép được đăng những bài thơ này trên flameandleaf.sky.vn mong mọi người không phản đối.
flame
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới flame
Find More Posts by flame
03-28-2009 Mã bài: 37054 #7
hoangquynhdt
Thành viên ChemVN
mình là người vui tính
Tham gia ngày: Mar 2009
Tuổi: 19
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
FRIENDSHIP-TÌNH BẠN HÓA HỌC
(9/3/2008,tại một căn phòng nhỏ)
Hôm nay cảm xúc dâng trào
Nhớ về 12 thời hoa đỏ diệu kỳ
Yêu sao những tà áo trắng
Yêu sao những ngày mộng mơ
Và ước sao
Tình bạn của chúng ta mãi là hợp chất của beri
Để tâm hồn sáng như liti rubi
Tình bạn chúng ta không bao giờ là calx
Dù nung trong lò lửa đỏ
Chúng ta mãi là amiang
Dù cuộc đời có nhiều bão tố
Chúng ta mãi là crom
Dù cuộc đời có nhiều cay nghiệp
Chúng ta mãi là vonfram
Tình bạn chúng ta không bao giờ là bromime
Nếu tôi NaHCO3 trong đời có lầm đường lạc lối
Bạn hãy là dung dịch NaCl bão hòa
Đưa tôi trở về "quê hương"
Dù cuộc đời có nhiều sóng gió
Chúng ta hẫy là những chàng asenic
Dù cuộc đời có lắm cám dỗ
Chúng ta hẫy là argon
Ngôn ngữ Hilap thật tuyệt vời
Tôi ước mình mãi là flo
Để cuộc đời mãi luôn nồng cháy
Đưa tôi đi hết cuộc đời.
Hoàng thị quỳnh,THPT phương sơn,lục nam ,bắc giang
hoangquynhdt
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới hoangquynhdt
Find More Posts by hoangquynhdt
04-16-2009 Mã bài: 37644 #8
ethanollaem
Thành viên ChemVN
ethanollaem
Tham gia ngày: Oct 2007
Tuổi: 26
Posts: 13
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0
--------------------------------------------------------------------------------
Góp vui cùng các bác.....
Benzen là hợp chất vòng
dễthế khó cộng em ko nhớ àh
oxid hóa thật khó là
tính chất như vậy gọi là vòng thơm
************************
Nhà tài trợ BKEPS Community
Home Thông tin Công nghệ Công nghệ truyền điện không dây, tương lai không còn xa
Công nghệ truyền điện không dây, tương lai không còn xa
Tuesday, 12 June 2007 20:50 [email protected]
Article Index
Công nghệ truyền điện không dây, tương lai không còn xa
Page 2
All Pages
Page 1 of 2
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa thử nghiệm thành công một hệ thống có khả năng cấp điện cho các thiết bị mà không cần tới dây dẫn.
Vụ thử nghiệm này, đã được đăng tải trên tờ tạp chí Khoa học (Science), đã thành công trong việc thắp sáng một chiếc bóng đèn có công suất 60W từ khoảng cách 2m.
Công nghệ truyền điện không dây có tên là WiTricity này sử dụng những hiện tượng vật lý cơ bản và có thể thay đổi để phù hợp cho việc nạp điện cho những thiết bị khác như máy tính xách tay.
GS John Pendry thuộc trường ĐH Hoàng gia Luân Đôn, người đã chứng kiến việc thử nghiệm nói: "Người ta đã có thể phát minh ra công nghệ này từ 10 hay thậm chí 20 năm trước đây. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là vấn đề thời gian. Trong vòng vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ của các thiết bị di động và nhu cầu về điện năng. Các dây dẫn điện là những thiết bị kết nối cuối cùng cần phải loại bỏ khỏi một kết nối không dây".
Còn GS Moti Segeb thuộc Viện Công nghệ Israel thì miêu tả công trình nghiên cứu này như một "sự khai phá".
Khoảng cách năng lượng
Từ năm 2006, các nhà khoa học thuộc MIT đưa ra được phác thảo về lý thuyết công nghệ này, nhưng đây là lần đầu tiên, thử nghiệm của họ thành công.
GS Marin Soljacic.
Ông Marin Soljacic, một thành viên nhóm nghiên cứu nói: "Chúng tôi rất tin tưởng vào lý thuyết của mình, nhưng việc thử nghiệm thực tế mới là quan trọng. Bởi vậy, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và chắc chắn là đã đạt được thành công. Các cuộc thử nghiệm cho kết quả rất giống với lý thuyết của chúng tôi".
Hệ thống thử nghiệm của các nhà khoa học MIT bao gồm hai cuộn dây đồng có đường kính 60cm, một bộ phát sóng gắn với nguồn điện và một bộ nhận sóng đặt cách đó 2m, được gắn với một bóng đèn dây tóc.
Khi nguồn điện được bật lên ở đầu phát sóng, bóng đèn đã phát sáng mặc dù không hề có một kết nối vật lý nào giữa hai thiết bị này.
Các thông số đo đạc đã cho thấy hiệu suất của việc truyền điện không dây này đạt khoảng 40%. Thậm chí, chiếc bóng đèn vẫn có thể sáng lên khi giữa hai cuộn dây đồng có những vật cản như kim loại, gỗ hay những thiết bị điện tử.
GS Soljacic nói: "Kết quả rất thuyết phục. Các số liệu cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ này vào thực tế là rất lớn".
Prev - Next >>
--------------------------------------------------------------------------------
Newer news items:
26/08/2007 - Xác định lưu lượng tối ưu làm mát của nhà máy nhiệt điện
18/08/2007 - Xây dựng hệ thống quản lí thiết bị nhà máy điện
10/08/2007 - Về sự cố máy biến áp 500 kV Nhà máy thủy điện Ialy: "Thủ phạm" là hạt silica
09/07/2007 - Tích hợp AM/AF và GIS dùng cho hệ thống phân phối điện
26/06/2007 - Nhà máy điện mặt trời trên không gian
Older news items:
10/06/2007 - Công nghệ chuỗi cách điện Silicon: Tiết kiệm chi phí, tuổi thọ cao
10/06/2007 - Phân tích ngành năng lượng thế giới
03/06/2007 - Phòng thử nghiệm cao áp trường ĐHQG Ohio
03/06/2007 - Lắp chống sét van lên đường dây để giảm suất sự cố cắt điện
03/06/2007 - Dây dẫn ACCR có khả năng công suất cao gấp bội so với dây dẫn ACSR
>
--------------------------------------------------------------------------------
Phân tử khối (PTK) là khối lượng của một phân tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C).
Ví dụ: PTK của H2O = 2 + 16 = 18 đ.v.C, của NaOH = 23 + 16 + 1 = 40 đ.v.C.
Chú ý: Giống như khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử cũng được biểu diễn bằng kg và bằng tổng khối lượng các nguyên tử tạo thành phân tử.
***************************
Mol là lượng chất chứa 6,02.1023 hạt đơn vị (nguyên tử, phân tử, ion, electron, ...)
- Số 6,02.1023 được gọi là số Avôgađrô và ký hiệu là N (N = 6,02.1023). Như vậy:
1 mol nguyên tử Na chứa N nguyên tử Na.
1 mol phân tử H2SO4 chứa N phân tử H2SO4
1 mol ion OH- chứa N ion OH-.
- Khối lượng của 1 mol chất tính ra gam được gọi là khối lượng mol của chất đó và ký hiệu là M.
Khi nói về mol và khối lượng mol cần chỉ rõ của loại hạt nào, nguyên tử, phân tử, ion, electron... Ví dụ:
- Khối lượng mol nguyên tử oxi (O) bằng 16g, nhưng khối lượng mol phân tử oxi (O2) bằng 32g.
- Khối lượng mol phân tử H2SO4 bằng 98g, nhưng khối lượng mol ion bằng 96g.
Như vậy khái niệm nguyên tử gam, phân tử gam chỉ là những trường hợp cụ thể của khái niệm khối lượng mol.
- Cách tính số mol chất.
Số mol n của chất liên hệ với khối lượng a (tính ra gam) và khối lượng mol M của chất đó bằng công thức:
+ Đối với hỗn hợp các chất, lúc đó n là tổng số mol các chất, a là tổng khối lượng hỗn hợp và M trở thành khối lượng mol trung bình M, (viết tắt là khối lượng mol trung bình).
+ Đối với chất khí, n được tính bằng công thức:
Trong đó, V0 là thể tích của chất khí hay hỗn hợp khí đo ở đktc (00C, 1 atm).
***************************
Định luật tuần hoàn.
Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần, tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
2. Bảng hệ thống tuần hoàn.
Người ta sắp xếp 109 nguyên tố hoá học (đã tìm được) theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Z thành một bảng gọi là bảng hệ thống tuần hoàn.
Có 2 dạng bảng thường gặp.
a. Dạng bảng dài: Có 7 chu kỳ (mỗi chu kỳ là 1 hàng), 16 nhóm. Các nhóm được chia thành 2 loại: Nhóm A (gồm các nguyên tố s và p) và nhóm B (gồm những nguyên tố d và f). Những nguyên tố ở nhóm B đều là kim loại.
b. Dạng bảng ngắn: Có 7 chu kỳ (chu kỳ 1, 2, 3 có 1 hàng, chu kỳ 4, 5, 6 có 2 hàng, chu kỳ 7 đang xây dựng mới có 1 hàng); 8 nhóm. Mỗi nhóm có 2 phân nhóm: Phân nhóm chính (gồm các nguyên tố s và p - ứng với nhóm A trong bảng dài) và phân nhóm phụ (gồm các nguyên tố d và f - ứng với nhóm B trong bảng dài). Hai họ nguyên tố f (họ lantan và họ actini) được xếp thành 2 hàng riêng.
Trong chương trình PTTH và trong cuốn sách này sử dụng dạng bảng ngắn.
3. Chu kỳ.
Chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
Mỗi chu kỳ đều mở đầu bằng kim loại kiềm, kết thúc bằng khí hiếm.
Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần.
- Lực hút giữa hạt nhân và electron hoá trị ở lớp ngoài cùng tăng dần, làm bán kính nguyên tử giảm dần. Do đó:
+ Độ âm điện c của các nguyên tố tăng dần.
+ Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Tính bazơ của các oxit, hiđroxit giảm dần, tính axit của chúng tăng dần.
- Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng từ I đến VII. Hoá trị đối với hiđro giảm từ IV (nhóm IV) đến I (nhóm VII).
4. Nhóm và phân nhóm.
Trong một phân nhóm chính (nhóm A) khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
- Bán kính nguyên tử tăng (do số lớp e tăng) nên lực hút giữa hạt nhân và các electron ở lớp ngoài cùng yếu dần, tức là khả năng nhường electron của nguyên tử tăng dần. Do đó:
+ Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
+ Tính bazơ của các oxit, hiđroxit tăng dần, tính axit của chúng giảm dần.
- Hoá trị cao nhất với oxi (hoá trị dương) của các nguyên tố bằng số thứ tự của nhóm chứa nguyên tố đó.
5. Xét đoán tính chất của các nguyên tố theo vị trí trong bảng HTTH.
Khi biết số thứ tự của một nguyên tố trong bảng HTTH (hay điện tích hạt nhân Z), ta có thể suy ra vị trí và những tính chất cơ bản của nó. Có 2 cách xét đoán.:
Cách 1: Dựa vào số nguyên tố có trong các chu kỳ.
Chu kỳ 1 có 2 nguyên tố và Z có số trị từ 1 đến 2.
Chu kỳ 2 có 8 nguyên tố và Z có số trị từ 3 ® 10.
Chu kỳ 3 có 8 nguyên tố và Z có số trị từ 11® 18.
Chu kỳ 4 có 18 nguyên tố và Z có số trị từ 19 ® 36.
Chu kỳ 5 có 18 nguyên tố và Z có số trị từ 37 ® 54.
Chu kỳ 6 có 32 nguyên tố và Z có số trị từ 55 ® 86.
Chú ý:
- Các chu kỳ 1, 2, 3 có 1 hàng, các nguyên tố đều thuộc phân nhóm chính (nhóm A).
- Chu kỳ lớn (4 và 5) có 18 nguyên tố, ở dạng bảng ngắn được xếp thành 2 hàng. Hàng trên có 10 nguyên tố, trong đó 2 nguyên tố đầu thuộc phân nhóm chính (nhóm A), 8 nguyên tố còn lại ở phân nhóm phụ (phân nhóm phụ nhóm VIII có 3 nguyên tố). Hàng dưới có 8 nguyên tố, trong đó 2 nguyên tố đầu ở phân nhóm phụ, 6 nguyên tố sau thuộc phân nhóm chính. Điều đó thể hiện ở sơ đồ sau:
Dấu * : nguyên tố phân nhóm chính.
Dấu · : nguyên tố phân nhóm phụ.
Ví dụ: Xét đoán vị trí của nguyên tố có Z = 26.
Vì chu kỳ 4 chứa các nguyên tố Z = 19 ® 36, nên nguyên tố Z = 26 thuộc chu kỳ 4, hàng trên, phân nhóm phụ nhóm VIII. Đó là Fe.
Cách 2: Dựa vào cấu hình electrong của các nguyên tố theo những quy tắc sau:
- Số lớp e của nguyên tử bằng số thứ tự của chu kỳ.
- Các nguyên tố đang xây dựng e, ở lớp ngoài cùng (phân lớp s hoặc p) còn các lớp trong đã bão hoà thì thuộc phân nhóm chính. Số thứ tự của nhóm bằng số e ở lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tố đang xây dựng e ở lớp sát lớp ngoài cùng (ở phân lớp d) thì thuộc phân nhóm phụ.
Ví dụ: Xét đoán vị trí của nguyên tố có Z = 25.
Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2.
- Có 4 lớp e ® ở chu kỳ 4.
Đang xây dựng e ở phân lớp 3d ® thuộc phân nhóm phụ. Nguyên tố này là kim loại, khi tham gia phản ứng nó có thể cho đi 2e ở 4s và 5e ở 3d, có hoá trị cao nhất 7+. Do đó, nó ở phân nhóm phụ nhóm VII. Đó là Mn.
**********************
Cấu tạo nguyên tử
- Nitơ có cấu hình electron
Do có 3 e độc thân nên nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác.
- Độ âm điện của N là 3, chỉ nhỏ hơn của F và O, do đó N có số oxi hoá dương trong hợp chất với 2 nguyên tố này. Còn trong các hợp chất khác, nitơ có số oxi hoá âm.
Số oxi hoá của N : -3, 0, +1, +2, +3, +4 và +5.
- Nitơ tồn tại bền ở dạng phân tử N2 (N º N).
- Nguyên tố nitơ tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị và với tỷ lệ 272 : 1. Nitơ chiếm 0,01% khối lượng vỏ Trái Đất. Dạng tồn tại tự do là những phân tử hai nguyên tử.
2. Tính chất vật lý
Nitơ là chất khí, không màu, không mùi, không cháy, hoá lỏng ở -195,8oC và hoá rắn ở -209,9oC.
Nitơ nhẹ hơn không khí (d = 1,2506g/lít ở đktc), hoà tan rất ít trong nước.
3. Tính chất hoá học
Vì có liên kết ba nên phân tử N2 rất bền, chỉ ở nhiệt độ rất cao mới phân li thành nguyên tử. Do vậy ở nhiệt độ thường nitơ rất trơ, không phản ứng với các nguyên tố khác.
Ở nhiệt độ cao, đặc biệt là có chất xúc tác, nitơ phản ứng với nhiều nguyên tố kim loại và phi kim.
a) Tác dụng với hiđro
Ở 400oC, có bột Fe xúc tác, áp suất cao, N2 tác dụng với H2. Phản ứng phát nhiệt:
b) Tác dụng với oxi
Ở 3000oC hoặc có tia lửa điện, N2 tác dụng với O2. Phản ứng thu nhiệt:
Ở nhiệt độ thường, NO hoá hợp ngay với O2 của không khí tạo ra NO2 màu nâu:
c) Tác dụng với kim loại:
Nitơ không phản ứng trực tiếp với halogen, lưu huỳnh.
4. Điều chế và ứng dụng
a) Trong công nghiệp : Hoá lỏng không khí, sau đó chưng cất phân đoạn và thu N2 ở -196oC.
b) Trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân 1 số muối amoni. Ví dụ:
Nitơ chủ yếu được dùng để sản xuất amoniac, axit nitric, phân đạm, tạo môi trường lạnh.
5. Các hợp chất quan trọng của nitơ.
a) Amoniac
Phân tử NH3 tồn tại trong không gian dưới dạng tứ diện, góc liên kết là 109o28' (ba liên kết tạo thành bởi 3 obitan lai hoá sp3 của N)
Liên kết giữa N và 3H là liên kết cộng hoá trị có cực, cặp e dùng chung lệch về phía N. Phân tử NH3 là phân tử phân cực, ở N còn 1 cặp electron tự do làm cho NH3 tạo được liên kết hiđro.
- Tính chất vật lý:
NH3 là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong H2O (ở 20oC, một thể tích nước có thể hoà tan 700 thể tích NH3 khí). NH3 hoá lỏng ở -33,6oC, hoá rắn ở -77,8oC.
- Tính chất hoá học
+ Tính bazơ: NH3 là một bazơ vì có khả năng nhận proton.
Kbazơ = 1,8.10-3
* NH3 tác dụng với axit tạo thành muối amoni:
Dạng ion:
Nếu thực hiện phản ứng giữa NH3 (khí) và HCl (khí) thì tạo thành đám khói trắng - đó là những tinh thể rất nhỏ NH4Cl.
* Dung dịch NH3 làm xanh quỳ tím, làm hồng phenolphtalein
* Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AlCl3, ZnCl2 tạo kết tủa hiđroxit không tan trong NH3 dư:
+ Điểm đặc biệt của NH3 là tạo phức với một số ion kim loại như Ag+, Cu2+, Ni2+, Hg2+, Cd2+,...
Vì vậy, khi cho dung dịch NH3 tác dụng từ từ với dung dịch muối của các kim loại trên thấy kết tủa (hiđroxit hoặc muối bazơ) sau đó kết tủa tan vì tạo phức:
+ Tính khử:
NH3 cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng:
NH3 cháy trong Cl2 tạo khói trắng NH4Cl
và
NH3 + HCl = NH4Cl
NH3 khử được một số oxit kim loại:
+ Bản thân NH3 có thể bị nhiệt phân thành N2, H2 :
+ Các muối amoni dễ bị nhiệt phân:
NH4HCO3 là bột nở, ở 60oC đã phân huỷ, được dùng trong công nghệ thực phẩm.
+ Muối amoni nitrat bị nhiệt phân theo 2 cách:
- Điều chế:
Điều chế NH3 dựa trên phản ứng.
Muốn phản ứng đạt hiệu suất cao cần tiến hành ở áp suất cao (300 - 1000 atm), nhiệt độ vừa phải (400oC) và có bột sắt làm xúc tác.
Khí N2 lấy từ không khí.
Khí H2 lấy từ khí tự nhiên hoặc từ sản phẩm của phản ứng giữa cacbon và H2O.
- Ứng dụng:
NH3 dùng để điều chế axit HNO3, các muối amoni (NH4Cl, NH4NO3), điều chế xôđa...
b) Các oxit của nitơ.
Nitơ tạo với oxi 5 loại oxit:
N2O, NO, N2O3, NO2 và N2O5.
Số oxi hoá: +1, +2, +3, +4, và +5.
Chỉ có NO và NO2 điều chế trực tiếp được.
- NO2 : khí không màu, mùi dễ chịu, hơi có vị ngọt. N2O không tác dụng với oxi. ở 500oC bị phân huỷ thành N2 và O2.
- NO: khí không màu, để trong không khí phản ứng với oxi tạo thành NO2 màu nâu.
- NO2: khí màu nâu, rất độc, bị đime hoá theo cân bằng.
Ở điều kiện thường, tồn tại hỗn hợp NO2 và N2O4. Tỷ lệ số mol NO2 : N2O4 phụ thuộc nhiệt độ. Trên 100oC chỉ có NO2
NO2 là oxit axit hỗn hợp. Khi tác dụng với H2O cho hỗn hợp hai axit:
và
Khi tác dụng với kiềm được hỗn hợp gồm muối nitrat và muối nitrit.
Các oxit NO và NO2 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất khử mạnh:
Và thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hoá mạnh như Cl2, Br2, O3, KMNO4...
c) Axit nitrơ HNO2
Là axit yếu, kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng. Khi đặc hoặc nóng dễ bị phân huỷ.
HNO2 và muối nitrit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử:
d) Axit nitric HNO3
Trong phân tử HNO3 có một liên kết cho - nhận và hoá trị của N là IV (4 cặp e dùng chung), còn số oxi hoá của N là +5 (về hình thức N có hoá trị V).
- Tính chất vật lý:
Axit nitric nguyên chất là chất lỏng không màu, sôi ở 86oC, hoá rắn ở -41oC.
HNO3 dễ bị phân huỷ ngoài ánh sáng thành NO2, O2 và H2O nên dung dịch HNO3 đặc có màu vàng (vì có lẫn NO2)
HNO3 đặc gây bỏng, làm vàng da, phá hỏng vải, giấy.
- Tính chất hoá học:
* Tính axit: Là axit mạnh, phân li hoàn toàn.
* Tính oxi hoá: Là chất oxi hoá manh, tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ vàng và platin), lúc đó N+5 có thể bị khử thành N+4, N+2, N+1, No và N-3 tuỳ thuộc vào nồng độ axit, nhiệt độ và độ hoạt động của kim loại.
Đối với axit HNO3 đặc, nóng: Oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), sản phẩm khí là NO2 màu nâu.
HNO3 đặc, nguội làm thụ động hoá Fe và Al
Đối với axit HNO3 loãng: Oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), sản phẩm khí là NO, N2O hoặc NH4NO3. Khi axit càng loãng, chất khử càng mạnh thì N+5 (trong HNO3) bị khử về số oxi hoá càng thấp.
Ví dụ:
Hỗn hợp dung dịch đậm đặc của HNO3 và HCl có tỷ lệ mol 1HNO3 + 3HCl gọi là nước cường toan, hoà tan được cả Au và Pt.
Axit HNO3 cũng oxi hoá được nhiều phi kim như C, Si, P, S:
- Điều chế axit HNO3:
* Trong phòng thí nghiệm
Để thu HNO3, người ta chưng cất dung dịch trong chân không.
* Trong công nghiệp, sản xuất HNO3 từ NH3 và O2:
- Ứng dụng:
HNO3 là nguyên liệu cơ bản để điều chế muối nitrat, phân bón, chất nổ, nhiên liệu tên lửa, các hợp chất nitro, amin.
e) Muối nitrat
- Tính tan: Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong H2O, là những chất điện li mạnh.
- Phân huỷ nhiệt: Tất cả các muối nitrat đều không bền ở nhiệt độ cao. Tuỳ thuộc ion kim loại có trong muối, các nitrat bị phân huỷ tạo thành những loại hợp chất khác nhau (nhưng đều phải giải phóng O2)
* Nhiệt phân muối nitrat của kim loại mạnh (đứng trước Mg trong dãy Bêkêtôp)
* Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trung bình (Từ Mg ® Cu)
* Nhiệt phân muối nitrat của kim loại yếu (sau Cu)
- Ứng dụng của muối nitrat: dùng làm phân bón, thuốc nổ.
Kali nitrat dùng để chế tạo thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói). Thành phần thuốc nổ đen : 75% KNO3, 10% S, 15% C. Khi hỗn hợp nổ, xảy ra phản ứng.
- Nhận biết ion :
Để nhận biết ion (HNO3, muối nitrat) có thể dùng Cu trong môi trường axit (ví dụ H2SO4)
Ta thấy Cu tan, dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra, rồi hoá nâu trong không khí.
************Photpho có điện tích hạt nhân +15
Cấu hình e:
Photpho ở phân nhóm chính nhóm V, chu kỳ 3. Nguyên tử P có 3 electron ở phân lớp 3p và phân lớp 3d còn trống (chưa có electron) nên 1e ở phân lớp 3s có thể nhảy lên 3d làm cho P có 5e độc thân và như vậy có thể có hoá trị V (khác N)
2. Tính chất vật lý và các dạng thù hình.
Đơn chất photpho có thể tồn tại dưới nhiều dạng thù hình khác nhau. Hai dạng thù hình quan trọng là photpho trắng và photpho đỏ.
- Photpho trắng: là chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng, rất độc. ở 280oC, photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.
Photpho trắng tự bốc cháy trong không khí, phát sáng trong bóng tối (lân tinh). Người ta bảo quản nó bằng cách ngâm trong nước, tránh ánh sáng.
- Photpho đỏ: là chất rắn có màu đỏ, không độc. ở nhiệt độ cao, P đỏ thăng hoa. Gặp lạnh, hơi P đỏ ngưng tụ thành P trắng.
P đỏ khá bền, khó nóng chảy, không tan trong bất kỳ dung môi nào.
3. Tính chất hoá học:
Lớp ngoài cùng của nguyên tử P có 5e. Trong các hợp chất, P có số oxi hoá là -3, +3 và +5.
So với nitơ, photpho hoạt động hơn, đặc biệt là P trắng.
- Tác dụng với oxi: Photpho cháy trong không khí tạo ra điphotpho pentaoxit P2O5.
P trắng bị oxi hoá chậm trong không khí thành P2O3, khi đó phản ứng không phát nhiệt mà phát quang.
- Tác dụng với axit nitric:
- Tác dụng với halogen: P bốc cháy trong clo và nổ trong flo.
- Tác dụng với muối : P có thể gây nổ khi tác dụng với những muối có tính oxi hoá mạnh như KNO3, KClO3, ...
- Tác dụng với hiđro và kim loại (P thể hiện tính oxi hoá).
Ví dụ: PH3 (photphin)
Ca3P2 (canxi photphua)
PH3 là chất khí, rất độc. Trên 150oC bị bốc cháy trong không khí:
PH3 sinh ra do sự thối rữa xác động thực vật, nếu có lẫn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy phát ra ánh sáng xanh (đó là hiện tượng "ma trơi")
4. Điều chế và ứng dụng
- P khá hoạt động, trong tự nhiên nó tồn tại ở dạng hợp chất như các quặng photphorit Ca3(PO4)2, apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.
- P được dùng để chế tạo diêm: Thuốc gắn ở đầu que diêm gồm một chất oxi hoá như KClO3, KNO3.., một chất dễ cháy như S... và keo dính. Thuốc quét bên cạnh hộp diêm là bột P đỏ và keo dính. Để tăng độ cọ sát còn trộn thêm bột thuỷ tinh mịn vào cả 2 loại thuốc trên.
- P đỏ dùng để sản xuất axit photphoric:
- Trong công nghiệp, người ta điều chế P bằng cách nung hỗn hợp canxi photphat, SiO2 (cát) và than:
5. Hợp chất của photpho
a) Điphotpho pentaoxit P2O5.
P2O5 là chất rắn, màu trắng, rất háo nước, tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành axit photphoric:
Chính vì vậy người ta dùng P2O5 để làm khô nhiều chất.
b) Axit photphoric H3PO4.
- H3PO4 là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 42,5oC, tan vô hạn trong nước.
Trong P2O5 và H3PO4, photpho có số oxi hoá +5. Khác với nitơ, photpho có độ âm điện nhỏ nên bền hơn ở mức +5. Do vậy H3PO4 và P2O5 khó bị khử và không có tính oxi hoá như HNO3.
- H3PO4 là axit trung bình, trong dung dịch điện li theo 3 nấc: trung bình ở nấc thứ nhất, yếu và rất yếu ở các nấc thứ hai, thứ ba.
Dung dịch axit H3PO4 có những tính chất chung của axit: làm đỏ quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối axit hoặc muối trung hoà như NaH2PO4, Na2HPO4, Na3PO4.
- H3PO4 có thể tác dụng với những kim loại đứng trước H trong dãy Bêkêtôp cho H2 thoát ra.
Ví dụ:
c) Muối photphat
Ứng dụng với 3 mức điện li của axit H3PO4 có dãy muối photphat:
- Muối photphat trung hoà:
- Muối đihiđro photphat
- Muối hiđro photphat:
Các muối trung hoà và muối axit của kim loại Na, K và amoni đều tan trong nước. Với các kim loại khác chỉ muối đihiđro photphat là tan được, ngoài ra đều không tan hoặc tan ít trong H2O.
d) Điều chế và ứng dụng
- Trong công nghiệp, điều chế H3PO4 từ quặng Ca3(PO4)2 và axit H2SO4:
- Trong phòng thí nghiệm, H3PO4 được điều chế từ P2O5 (hoà tan vào H2O) hay từ P (hoà tan bằng HNO3 đặc).
Axit photphoric chủ yếu được dùng để sản xuất phân bón.
6. Phân bón hoá học
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất.
Những hoá chất dùng làm phân bón phải là những hợp chất tan được trong dung dịch thấm trong đất để rễ cây hấp thụ được. Ngoài ra, hợp chất đó phải không độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Có ba loại phân bón hoá học cơ bản: phân đạm, phân lân và phân kali.
a) Phân đạm là phân chứa nguyên tố nitơ. Cây chỉ hấp thụ đạm dưới dạng ion và ion . Các loại phân đạm quan trọng:
- Muối amoni: NH4Cl (25% N), (NH4)2SO4 (21% N), NH4NO3 (35% N, thường được gọi là "đạm hai lá")
- Ure: CO(NH2)2 (46% N) giàu nitơ nhất. Trong đất ure bị biến đổi dần thành amoni cacbonat.
Các muối amoni và ure bị kiềm phân huỷ, do đó không nên bảo quản phân đạm gần vôi, không bón cho các loại đất kiềm.
- Muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2,...thường bón cho các vùng đất chua mặn.
b) Phân lân là phân chứa nguyên tố photpho. Cây hấp thụ lân dưới dạng ion . Các loại phân lân chính.
- Phân lân tự nhiên: Quặng photphat Ca3(PO4)2 thích hợp với đất chua ; phân nung chảy (nung quặng photphat với đolomit).
- Supephotphat đơn: Hỗn hợp canxi đihiđro photphat và thạch cao, được điều chế theo phản ứng:
- Supe photphat kép: là muối canxi đihiđro photphat, được điều chế theo phản ứng:
- Amophot: chứa cả đạm và lân, được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit photphoric thu được hỗn hợp trong mono và điamophot NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
c) Phân kali: chứa nguyên tố kali, cây hấp thụ kali dưới dạng ion K+. Phân kali chủ yếu là KCl lấy từ quặng muối cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O), sinvinit (KCl.NaCl). Ngoài ra người ta cũng dùng KNO3.K2SO4.
d) Phân vi lượng: là loại phân chứa một số lượng rất nhỏ các nguyên tố như đồng, kẽm, molipđen, mangan, coban, bo, iot... Chỉ cần bón một lượng rất nhỏ các nguyên tố này cũng làm cho cây phát triển tốt.
Ở nước ta có một số nhà máy lớn sản xuất supephotphat (Lâm Thao - Phú Thọ), sản xuất phân đạm (Hà Bắc) và có một số địa phương sản xuất phân lân nung
**********
Nhôm oxit Al2O3
- Màu trắng, rất bền với nhiệt, khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy > 2000oC)
- Không tác dụng với nước, không tan trong nước.
- Al2O3 là oxit lưỡng tính, tác dụng với dung dịch axit mạnh và dung dịch kiềm. Dễ phản ứng với kiềm nóng chảy.
2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3
- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo, ít tan trong nước.
- Là hiđroxit lưỡng tính, dễ tan trong axit và trong dung dịch kiềm, đặc biệt không tan vào dung dịch NH4OH loãng.
- Al(OH)3 nung nóng bị mất nước.
- Điều chế Al(OH)3 bằng phản ứng trao đổi với dung dịch NH4OH:
3. Muối nhôm
- Các muối nitrat, sunfat, halogenua của nhôm đều tan nhiều trong nước.
- Một loại muối Al phổ biến là phèn chua. Đó là muối kép Al - K có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, phèn chua được dùng để làm trong nước, dùng trong kỹ nghệ thuộc da và giấy.
- Muối aluminat: Có ion , chỉ bền trong dung dịch kiềm (ví dụ NaAlO2). Trong môi trường axit yếu tạo thành Al(OH)3 kết tủa. Ví dụ:
**************Trong công nghiệp, sản xuất nhôm chủ yếu bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
Khi nóng chảy:
Điện phân ở 950oC, điện thế 4 - 5 von.
Các điện cực làm bằng than graphit, do đó anôt bị ăn mòn bởi phản ứng.
Vì vậy, khi điện phân phải thường xuyên bổ sung than ở anôt. Al2O3 lấy từ quặng boxit.
***
*******************
--------------------------------------------------------------------------------
1. Tính chất vật lý
- Sn là kim loại màu trắng, Pb là kim loại màu xám.
- Đều có nhiệt độ nóng chảy khá thấp.
2. Tính chất hoá học
Là những kim loại hoạt động trung bình. Trong các hợp chất tồn tại ở 2 số oxi hoá: +2 và +4.
a) Phản ứng với oxi:
Ở nhiệt độ thường, trên bề mặt tạo thành lớp oxit bảo vệ. Khi nung nóng phản ứng mạnh với oxi tạo thành SnO2 và PbO.
b) Phản ứng với halogen
Phản ứng tạo thành halogenua SnX4, PbX2:
c) Phản ứng với nước
Ở nhiệt độ thường tạo thành lớp hiđroxit bảo vệ. Khi có mặt oxi, Pb phản ứng được với H2O.
d) Phản ứng với axit thường (HCl và H2SO4 loãng).
- Sn phản ứng chậm.
- Pb hầu như không phản ứng vì tạo thành muối không tan bảo vệ.
e) Phản ứng với axit oxi hoá
- Pb phản ứng tạo thành muối Pb2+
- Sn phản ứng tạo thành muối Sn2+ và Sn4+ tuỳ từng trường hợp:
f) Phản ứng với dung dịch kiềm
Cả 2 kim loại đều tan:
3. Hợp chất của Sn và Pb.
a) Oxit: SnO2, PbO2, SnO, PbO
Các oxit đều là chất rắn, không tác dụng với nước. Tác dụng với axit rất khó khăn (cả khi đun nóng).
Tác dụng với kiềm nóng chảy
PbO2 thể hiện tính oxi hoá:
b) Hiđroxit: Sn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)4, Pb(OH)4 đều là những chất không tan trong nước lưỡng tính.
Ví dụ:
c) Muối
- Muối Pb4+ : kém bền, dễ chuyển thành muối Pb2+.
- Muối halogenua và sunfat Pb2+ : ít tan.
- Muối Sn2+ có tính khử:
*********************
1. Nguyên tắc
Tách bớt khỏi gang một phần lớn C, Cr, Si, Mn và hầu hết P, S.
2. Phản ứng xảy ra khi luyện thép.
- O2 của không khí oxi hoá một phần Fe trong gang lỏng.
- FeO oxi hoá các tạp chất như Si, Mn, C:
SiO2 và MnO bị loại cùng xỉ lò, CO cháy:
- Loại P, S:
Ca3(PO4)2, CaO và CaS được loại cùng với xỉ.
- Khử FeO còn sót lại trong thép
FeSiO3, MnSiO3 được loại cùng xỉ.
********************
Công thức tổng quát
R(OH)n với n ³ 1.
R là gốc hiđrocacbon
Đặc biệt rượu no, mạch thẳng, một lần rượu có CTPT : CnH2n+1OH.
2. Cấu tạo
- Nhóm hiđroxyl OH với mối liên kết O - H phân cực đáng kể.
- Gốc R có thể là mạch hở no hay chưa no hoặc mạch vòng.
Ví dụ:
CH3 - OH, CH2 = CH - CH2 - OH, C6H5 - CH2 - OH.
- Nhóm OH có thể đính vào nguyên tử C bậc 1, bậc 2, bậc 3 tạo thành các rượu tương ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3.
Ví dụ:
- Rượu không bền khi:
+ Nhiều nhóm OH cùng đính vào 1 nguyên tử C.
+ Nhóm OH đính vào nguyên tử C có nối đôi.
Ví dụ:
- Hiện tượng đồng phân là do:
+ Mạch C khác nhau.
+ Vị trí của các nhóm OH khác nhau.
+ Ngoài ra rượu đơn chức còn đồng phân là ete oxit R - O - R'.
Ví dụ: Chất đơn giản C3H8O có 3 đồng phân.
3. Cách gọi tên
a) Tên thông dụng:
Tên rượu = Tên gốc hiđrocacbon no tương ứng + ic.
Ví dụ: CH3 - CH2 - OH rượu etylic
b) Tên hợp pháp
Tên rượu = tên hiđrocacbon no tương ứng + ol.
**************
Giới thiệu một số rượu một lần rượu
--------------------------------------------------------------------------------
1. Rượu metylic CH3OH
- Là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, có mùi đặc trưng, nhiệt độ sôi = 65oC.
- Rất độc: uống phải dễ mù, uống nhiều dễ chết.
- Dùng để điều chế anđehit fomic, tổng hợp chất dẻo, làm dung môi.
- Điều chế:
+ Tổng hợp trực tiếp:
+ Bằng cách chưng gỗ
2. Rượu etylic CH3 - CH2 - OH
- Là chất lỏng, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, có mùi thơm, nhiệt độ sôi = 78oC.
- Có ứng dụng rất lớn trong thực tế: Để chế tạo cao su và một số chất hữu cơ tổng hợp khác như este, axit axetic, ete...
Để làm dung môi hoà tan vecni, dược phẩm, nước hoa.
3. Rượu butylic C4H9OH
Có 4 đồng phân là những chất lỏng, ít tan trong nước hơn 3 chất đầu dãy đồng đẳng. Có mùi đặc trưng.
4. Rượu antylic CH2 = CH - CH2OH
- Là chất lỏng không màu, mùi xốc, nhiệt độ sôi = 97oC
- Được dùng để sản xuất chất dẻo.
- Khi oxi hoá ở chỗ nối đôi tạo thành glixerin:
- Điều chế đi từ propilen
*****************************************
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top