Biểu hiện của tính dân tộc trong nội dung và hình thức của bài thơ Việt Bắc
I. Mở bài
Kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu nói chung, bài thơ Việt Bắc nói riêng, đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức biểu hiện.
II. Thân bài
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
2. Nêu những biểu hiện của tính dân tộc trong nội dung và hình thức của bài thơ.
a. Tính dân tộc trong NỘI DUNG của bài thơ Việt Bắc
- Về nội dung biểu hiện, tính dân tộc của tác phẩm văn học bao giờ cũng được bộc lộ trước hết ở việc tác phẩm ấy đề cập tới và thể hiện rõ tính cách của dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.
+ Đoạn trích đề cập đến một sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại của dân tộc (hoàn cảnh sáng tác bài thơ)
+ Với bài thơ Việt Bắc, nhất là trong đoạn thơ mở đầu và phần 1, hồn thơ Tố Hữu đã tập trung thể hiện nhiều vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của dân tộc người Việt như: đạo lí uống nước nhớ nguồn, thiết tha gắn bó với nguồn cội, với quá khứ, không bao giờ quên những tình cảm gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.. Bên cạnh đó còn thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, yêu đời, tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến...
- Tính dân tộc còn được thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập đến những phương diện đặc trưng nhất trong đời sống của con người VN như đời sống sinh hoạt với "bát cơm sẻ nửa", đời sống học tập với "lớp học i tờ", đời sống công tác "ngày tháng cơ quan", đời sống lao động "chày đêm nện cối đều đều suối xa".. cũng như cái dáng tảo tần, lam lũ của 1 người mẹ miền núi "địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô".
- Thể hiện thành công những bức tranh đặc trưng cho thiên nhiên dân tộc: có khi là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng "Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương", có khi là kỉ niệm về thiên nhiên hoa với người bên nhau qua 4 mùa độc đáo... Nhưng đặc trưng nhất cho hình ảnh thiên nhiên đất nước VN vẫn là những địa danh: "Nhớ từng rừng nứa bờ tre/ Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy". Mỗi 1 hình ảnh thiên nhiên ở đây như đều mang linh hồn thiên nhiên đất Việt, đều gửi gắm 1 phần linh hồn của dân tộc.
- Hiện thân tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất cho tính cách VN, con người VN trong kháng chiến chính là hình ảnh Bác Hồ. Chính vì vậy hình ảnh Bác Hồ cũng như chiến khu Việt Bắc đã trở thành những chuẩn mực, những phẩm chất cao quý thiêng liêng nhất để con người ở mọi nơi hướng về noi theo.
b. Tính dân tộc trong hình thức biểu hiện của bài thơ Việt Bắc (NGHỆ THUẬT)
- Việt Bắc đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca của dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ ca cổ điển khi sử dụng đặc biệt nhuần nhuyễn thể thơ lục bát thuần tuý dân tộc. Thể thơ này vốn có truyền thống trong ca dao, dân ca của người Việt, âm điệu của lời thơ lục bát vốn ngọt ngào tha thiết, thân thuộc gần gũi, dễ thấm sâu vào tâm hồn người Việt, lại được Tố Hữu sử dụng nhiều phép tiểu đối, nhất là ở các dòng thơ 8 chữ, tạo nên 1 vẻ cân đối hài hoà, nhịp nhàng uyển chuyển, vừa giản dị, mộc mạc mang âm điệu của dân ca, vừa có vẻ đẹp cổ điển bác học giống lời thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
- Việt Bắc cũng thừa kế và sử dụng nhuần nhuyễn hình thức đối đáp dân gian - 1 hình thức rất phổ biến và đặc trưng cho đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc VN. Hình thức đối đáp dân gian giúp cho mọi câu hỏi, mọi niềm băn khoăn đều được giải đáp cặn kẽ, và tạo nên 1 cuộc biệt ly được nhìn từ cả 2 phía, nỗi lòng của cả kẻ ở lẫn người đi đều sâu nặng thắm thiết như nhau. Cái hay của Việt Bắc chính là ở chỗ tình cảm đáp lại tình cảm, kỉ niệm đáp lại kỉ niệm.
+ Lối xưng hô "mình - ta" vốn rất riêng tư và phổ biến trong ca dao dân ca đã đượ Tố Hữu tiép thu, sử dụng 1 cách sáng tạo để chỉ kẻ ở, người đi trong 1 cuộc biệt ly tập thể.
- Tố Hữu sử dụng phổ biến và thành công những lối so sánh, cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt như "Nhớ gì như nhớ người yêu", hay "Đêm đêm rầm rập như là đất rung". Nhìn chung sáng tạo hình ảnh ở bài thơ Việt Bắc thiên về cổ điển hơn là hiện đại thậm chí còn có nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc.
- Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu nói chung, bài thơ Việt Bắc nói riêng là ở nhạc điệu. Lời thơ Việt Bắc đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc như những lời ru trong ca dao. Nhạc điệu trong bài thơ Việt Bắc còn được tạo nên qua hàng loạt các cấu trúc trùng điệp, các phép liệt kê liên tiếp, các điệp từ "nhớ", các lời hỏi "có nhớ", "còn nhớ"... Đặc biệt trong nhiều đoạn thơ của Việt Bắc có sự láy đi láy lại của các điệp khúc "Mình đi - mình về", nhất là ở các dòng thơ 6 chữ tạo thành phép láy đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top