Biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong thi công xây dựng

Biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong thi công xây dựng

Thi công xây dựng là một ngành nghề có nhiều yếu tố rủi ro cao, mức độ nguy hiểm tăng theo chiều sâu của tầng hầm và chiều cao của toà nhà; trên một công trình có rất nhiều đơn vị cùng tham gia thi công, điều kiện thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến việc gây ra sự cố công trình và tai nạn lao động. Để ngăn ngừa và hạn chế tai nạn lao động là trách nhiệm của toàn xã hội, đây là một công việc mang tính xã hội nhân văn sâu sắc, công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng là công việc giữ gìn sinh mạng của người lao động cũng là giữ vững hạnh phúc của gia đình người lao động, ngoài ra khi thực hiện tốt công tác này còn đem lại thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp.

Để giảm thiểu tai nạn lao động và sự cố cháy nổ trong thi công, chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp sau:

1. Đối với chủ đầu tư

- Cần xem xét kỹ khi chọn nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư cần tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để hiểu rõ thêm về các doanh nghiệp mà ta chuẩn bị ký kết hợp đồng.

- Yêu cầu nhà thầu thi công báo cáo phương án an toàn cho từng hạng mục công trình, yêu cầu tư vấn giám sát thẩm định các phương án an toàn đó, có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, cương quyết đình chỉ khi nhận thấy có nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động.

2. Nhà thầu thi công

- Khi xây dựng phương pháp thi công phải xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn cho từng hạng mục công trình, quy định tại Điều 1.3 của TCVN 5308 - 91.

- Tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 37/2005/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội. Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu và thành lập tổ sơ cấp cứu tại công trường.

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 10/1998/TT - BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Thành lập Ban An toàn tại công trường khi có nhiều nhà thầu cùng thi công theo quy định tại Điều 1.6 của TCVN 5308 - 91.

- Có hồ sơ sức khoẻ người lao động, chỉ được phép phân công người lao động làm việc trên cao khi sức khoẻ đảm bảo không có bệnh lý về tim mạch.

- Không khoán trắng việc đảm bảo an toàn cho các cai thầu.

- Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện kiểm định và đăng ký đúng theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT - BLĐTBXH. Người vận hành phải có chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề, được huấn luyện an toàn và cấp thẻ an toàn.

- Trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến công việc hiện có.

3. Đơn vị tư vấn giám sát

- Phải tư vấn, xem xét và góp ý cho tất cả các phương án an toàn của nhà thầu thi công.

- Phải được nâng cao hiểu biết các quy định của nhà nước về công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ.

- Phải có mặt tại công trường khi đơn vị thi công các hạng mục công trình quan trọng. Kiên quyết đình chỉ khi xét thấy công việc trên có khả năng gây nên sự cố tai nạn lao động.

4. Các cơ quan quản lý nhà nước

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Nhà nước cần nâng cao chất lượng và số lượng thanh tra viên chuyên ngành, sửa đổi luật và những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong tình hình hiện nay.

- Phải có phẩm chất đạo đức chính trị của người cán bộ nhà nước.

- Kiên quyết xử lý những vấn đề vi phạm pháp luật liên quan, kể cả những vấn đề vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm kiên quyết đề nghị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vandan