BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

LỤC KINH BIỆN CHỨNG

          Biện chứng của bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh) nói chung có phân ra 3 loại:  Lục kinh biện chứng , Vệ khí doanh huyết biện chứng và Tam tiêu biện chứng. Căn cứ vào chứng mà ta hay gặp trên lâm sàng và những tài liệu gần đây hướng dẫn, khi chẩn trị bệnh truyền nhiễm, thường sử dụng Vệ, khí, doanh, huyết biện chứng, cho nên chúng ta đã giới thiệu điểm phía trên về Vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị, ở đây chỉ thuật qua về Lục kinh biện chứng và Tam tiêu  biện chứng cung cấp cho người học tham khảo.

A. LỤC KINH BIỆN CHỨNG

          Lục kinh bao gồm Thái dương kinh, Dương minh kinh, Thiếu dương kinh, Thái âm kinh, thiếu âm kinh và  Quyết âm kinh, vốn nó là tên gọi của kinh lạc, sau đó ngày xưa dùng nó để khái quát 6 giai đoạn biến hóa trong quá trình phát triển của bệnh Thương hàn , thành ra là cương lĩnh của biện chứng luận trị về bệnh Thương hàn.

1. Thái dương chứng :

Bệnh Thái dương chia ra làm 2 loại chủ yếu là “Kinh Chứng ” và “Phủ Chứng ”.

          a. Thái dương kinh chứng là bệnh tà xâm phạm cơ biểu, lại chia ra làm 2 loại: “Trúng  phong” và “Thương hàn”. Trúng phong là biểu hư, Thương hàn là biểu thực.

          - Bệnh Thái dương “Trúng phong”: thấy chứng phát sốt sợ gió, ra mồ hôi, đầu gáy cứng đau, mạch phù hoãn, biểu hư. Chữa thì dùng phép giải cơ phát biểu, lấy Quế chi  thang làm phương chủ yếu.

                                                         

                                      Quế chi thang  . Điều hòa Dinh vệ, Giải cơ

                            Quế chi     12g      Bạch thược   12 g

                            Chích thảo 6 g       Sinh khương12 g          Táo      4 trái

          - Bệnh Thái dương “Thương hàn”thấy chứng sợ lạnh, phát sốt, không có mồ hôi, xương khớp đau đớn, mạch phù khẩn, biểu thực, chữa thì dùng phép phát hãn giải biểu, lấy Ma hoàng thang làm phương chủ yếu.

Ma hoàng thang.  Tân ôn giải biểu

                             Ma hoàng  8g,           Hạnh nhân 8g

                             Quế chi      12g,        Cam thảo   8g.

          b. Thái dương phủ chứng là nhân biểu tà chưa giải, Truyền  vào trong bàng quang gây nên. Có hai chứng hậu là Súc thủy và Súc huyết .

          - Chứng Súc Thủy: là Tà khí  ở khí phận, nếu thấy chứng phát sốt, sợ gió, tiểu tiện không lợi, nhiều mồ hôi phiền khát muốn uống nước, nhưng uống vào thì nôn mữa , tiểu tiện không lợi, bụng dưới đầy mạch phù sác .

                                      Ngũ linh tán  .  Hóa khí hành thủy

                            - Trư linh    - Bạch truật      

                            - Trạch tả    - Phục linh         - Quế chi

          -Chứng Súc Huyết : là Tà khí  ở huyết  phận, biểu hiện lâm sàng  bụng dưới quặn đau đầy rắn, phát cuồng,  tiểu tiện lợi, đại tiện phân đen.

                                      Đào nhân thừa khí.  Hoạt huyết trục ứ

                          - Đào nhân 12g   -Quế chi  8g   - Mang tiêu 8g

                          - Đại hoàng 12g  - Chích thảo  8g

2. Dương minh Chứng :

          Bệnh Dương minh do Thái dương truyền kinh mà đến, biểu hiện là vị trường thực nhiệt, phân làm 2 loại hình:

          a. Dương minh kinh chứng  có sốt cao, khát nhiều, ra mồ hôi, mạch hồng đại. Chữa           dùng phép Thanh giải lý nhiệt, lấy Cắt căn thang  làm phương chủ yếu.

                                                Cắt căn thang 

                               -Cắt căn         -Ma hoàng   -Quế chi          -Bạch thược

                               -Sinh cương   -Đại táo        -Cam thảo       

          b. Dương minh phủ chứng có sốt về chiều, ra mồ hôi, bụng đầy mà cứng, đại tiện bí kết, nói nhảm, thần mờ tối, lần áo sờ giường, mạch trầm thực. Chữa dùng phép thông phủ tả nhiệt, lấy bạch hổ thang làm phương chủ yếu .

                                                     Bạch hổ thang

                                        - Tri mẫu                - Cánh mễ

                                        - Thạch cao             - Cam thảo

     Tùy thể bệnh có thể sử dụng các thang: Đại Thừa khí, Tiểu thừa khí và Điều vị thừa khí.

3. Thiếu dương chứng: ( bán biểu bán lý )

          Bệnh thiếu dương lấy chứng trạng chủ yếu là nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, tâm phiền, hay nôn, miệng đắng họng khô, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Bệnh ở khoảng giữa Thái dương và Dương minh, gọi là chứng đàm nhiệt bán biểu bán lý. Chữa dùng phép hòa giải biểu lý, lấy Tiểu sài hồ thang làm phương chủ yếu.

                                                Tiểu sài hồ thang

                                        Sài hồ              huỳnh cầm          nhân sâm

                                      Bán hạ            Cam thảo            Đại táo

4. Thái âm chứng :

          Bệnh Thái âm thường thấy từ 3 kinh dương chuyển biến mà đến, cũng có trường hợp ngoại tà trúng thẳng vào Thái âm. Ngoại tà vào lý hóa làm hàn thấp, thấy chứng tứ chi mệt mỏi, cơ bắp  đau ê ẩm, bụng trên trướng đầy, không nghĩ đến ăn uống, đại tiện ra lỏng, miệng không khát, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hoãn, bệnh Thái âm là tỳ hư hàn thấp. Chữa dùng phép ôn trung tán hàn, lấy Lý trung thang làm phương chủ yếu.

                                                Lý Trung Thang

                             Nhân sâm       can khương     chích thảo    bạch truật

                Hoặc cỏ thể sử dụng  Tứ nghịch thang

                             Cam thảo,      Can khương       Phụ tử

5. Thiếu âm chứng :

          Bệnh Thiếu âm là do các kinh khác chuyển đến, cũng có trường hợp trúng thẳng vào, là giai đoạn tâm thận hư suy nghiêm trọng. Chứng trạng chủ yếu là không sốt mà sợ lạnh, mạch vi tế,  nhưng muốn nằm ra giường (muốn ngủ không ngủ được, tựa như ngủ mà không ngủ), tứ chi quyết lạnh, tiểu tiện trong mà dài. Biểu  hiện lý hư hàn chứng

          Chia ra làm hai thể bệnh

a.     Hàn hóa   Sốt nhưng lại ớn lạnh, ẩu thổ, khát muốn uống nóng, nhưng không uống nhiều, tiểu trong nhiều, chân tay móp lạnh co quắp (dương hư, hư hàn  có khi có giả nhiệt) chỉ muốn ngũ. Pháp  trị phù dương ôn bổ;

                                      Thang Ma hoàng phụ tử tế tân

                    Ma hoàng         phụ tử               tế tân

b.     Nhiệt hóa ( biến chứng từ thiếu âm) tiêu chảy . khát nước tâm phiền ngực đây, nằm không yên, đau họng , mọc mụt trong cổ họng ( âm hư) pháp trị dưỡng âm thanh nhiệt dung thang huỳnh liên a giao:

                                                Huỳnh Liên A Giao thang

                             Huỳnh liên    huỳnh cấm,   bạch thược    kê tử hoàng      a giao

6.  Quyết âm chứng

          Bệnh Quyết âm  là giai đoạn cuối của bệnh thương hàn , giai đoạn cuối của chính tà đấu tranh nhau,giai đoạn phức tạp và nguy hiểm Chính khí không vững, âm dương không điều hòa. Chứng trạng chủ yếu là tứ chi quyết lạnh, nóng rét giao lẫn nhau, dưới thì đi lị, trên thì nôn ra tanh, miệng khát họng khô, mửa ra giun, bệnh ở Can và Tâm bào là chủ yếu, chứng hậu của bệnh tình rất là phức tạp, chữa phải cùng dùng ôn và thanh

          Có 4 loai bệnh cách:    

a.      Thượng nhiệt hạ hàn.

             Tiêu khát uông nước nhiều, khí xông lên ngực, vùng ngực đau nóng, (Thượng nhiệt) đói mà không muốn ăn , ăn vào thì nôn lãi , nếu công nhiều thì tiêu không cầm lại được. (Hạ hàn  hư hàn ở trung và hạ tiêu)

b.     Quyết nhiệt thắng phục

            Quyết thắng nhiệt hoặc quyết nghịch không khỏi là bệnh đang tiến triển tiên lượng xấu

           Nhiệt thắng quyết hoặc quyết khỏi rồi nhiệt là chính khí đang hồi phục tiên lượng tốt, bệnh sắp khỏi .

c.     Quyết nghịch: Tay chân lạnh giá.

                   Hàn huyết  Đổ mồ hôi nhiều, sốt không lui, bên trong co thắt , tay                 chân đau nhức.

                   Nhiệt quyết   Phần lý nhiệt, mạch đi hoạt.

                   Hồi quyết  ăn vào nôn ra khó chịu, nôn ra lãi, mạch vi.

                   Tạng quyết  Người vật vã không yên da lạnh , mạch vi

d.     Tiêu chảy nôn mữa

                                  Tiếu chảy Thấp nhiệt có mót rặn,

                              Thực nhiệt phân dính lại, thức ăn đình trệ,  nói sảng                                                          Hư hàn tiêu lợn cợn phân nhiều nước .

e.           Trong quyết âm chứng hai loại bệnh cảnh chính là  Thượng nhiệt hạ hàn và Quyết nhiệt thắng phục Tủy chứng mà trị liệu. Nhiệt thì thanh, haj hàn thì ôn bổ, hàn nhiệt lẫn lộn thì phối hợp phép cứu, quyết lãnh thì hồi dương cứu nghịch bảo tồn âm dịch.  Phương thuốc chính là ô mai hoàn Ô mai hoàn. Gia giảm

                                                          Ô mai hoàn.

                             Ô mai        Tế Tân        Can khương       huỳnh liên      Đương Qui

                             Phụ Tử      Thục Tiêu   Quế chi              Nhân sâm        Huỳnh bá

          Quy luật truyền  biến nói chung của bệnh thương hàn: Dương kinh thường bắt đầu từ Thái dương, sau đó mới chuyển đến Dương minh hoặc Thiếu dương. Nếu chính khí bất túc, cũng có thể chuyển vào âm kinh. Âm kinh thường bắt đầu từ Thái âm, sau đó chuyển vào Thiếu âm, Quyết âm. Nhưng bệnh đã có thể phát ở dương, cũng có thể phát ở âm; đã có thể thuận kinh mà chuyển, cũng có thể vượt kinh mà chuyển (như bệnh Thái dương có thể chuyển vào Thái  âm). Có thể 2 kinh hợp bệnh (như Thái dương, Dương minh hợp bệnh), hoặc cũng có đồng  bệnh (như Thái dương, Thiếu dương đồng bệnh).

TAM TIÊU BIỆN CHỨNG

          Tam tiêu biện chứng là mượn tên Tam tiêu để khái quát 3 loại hình chứng trong quá trình phát  triển của bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh).

          Bộ vị của Tam Tiêu:

          - Thượng tiêu: từ miệng tới tâm vỵ, chi phối vùng ngực, cách mạc bao gồm Tâm Phế

          - Trung tiêu : Từ tâm vị đến môn vị , Bao gồm tỳ vỵ

          - Hạ tiêu: từ môn vị đến hậu môn Bao gồm Can, Thận, Đại Trường, Tiểu Trường.

          Sinh Lý Tam Tiêu

          - Khí của tam tiêu như sương móc tưới bón khắp châu thân

          - Công năng của trung tiêu là vận hóa tiếp thu tinh ba thức ăn uống theo khí chu lưu           dinh dướng toàn thân (chủ về vận hóa)

          - Công năng của hạ tiêu là bài tiết cặn bả (chủ về truyền tống, chủ việc bài tiết)

          Bệnh lý Tam Tiêu

1. Chứng của thượng tiêu

          Bao quát chứng trạng của bệnh phế và tâm bào, chủ về vệ ngoại Nếu bất thông thì bì phu vít chặt  tấu lý bế tắc, cơ khí không thông,  vệ khí không tỏa ra được.

          Phế chứng: phát sốt sợ lạnh, ho hắng, đỏ mồ hôi khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng,  khí suyễn,  mạch phù,

          Tâm bào chứng : thì thấy thần mờ tối, nói  nhảm, lưỡi cứng, chi lạnh lưỡi đỏ thẩm quyết lãnh .

2. Chứng của trung tiêu

          Bao quát chứng của bệnh ở vị, và tỳ,  chủ vận hóa Thực thì sinh nhiệt  làm bế tắc không thông . Hư thị sinh hàn  làm đau bụng tiêu chảy , thượng ẩu hạ tả.

          Vị chứng : Phát sốt không sợ lạnh sốt âm triều nhiệt, mặt mắt đỏ, tiếng nói nặng đục, thở to , tiểu tiện bế vít,  bụng đầy , rêu lưỡi vàng khô mạch sác ( chủ táo thuộc thực)

          Tỳ Chứng ;  Sốt nóng vừa, bụng đầy, mình nặng  rêu lưỡi trơn nhầy, tiêu lõng, muốn mữa, mạch hoãn ( chủ thấp thuôc hư)

 3. Chứng của hạ tiêu. Bao quát chứng trạng của bệnh can, thận, Nếu thực thì đại tiểu tiện không thông. Khí nghịch trên dưới nối tiếp nhau không được  sinh ụa mữa không cầm được. Nếu hư thì tiêu chảy không cầm , tân dịch tuyệt.

          Thận chứng: Mặt đỏ minh nóng long bàn tay chân nóng, miệng lưỡi khô răng đen, môi nứt , tiểu ngắn, đỏ và gắt, tâm phiền mất ngũ không nằm được.

          Can chứng : Tay chân lạnh, co giật tinh thần mệt mõi, hồi hộp, bứt rứt.

VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


Vệ, Khí, Doanh, Huyết vốn là một bộ phận công năng kết cấu bình thường của cơ thể con người, nhưng sau khi mắc bệnh sốt thì vệ khí doanh huyết đều cùng phát sinh những cải biến tương ứng với bệnh lý, theo một quy hoạch nhất định. Bởi vậy, người ta dùng Vệ, khí, doanh, huyết khái quát thay cho những loại hình chứng ở 4 giai đoạn khác nhau của bệnh sốt thời khí.
Nó chỉ ra mức độ nông sâu, tình trạng nặng nhẹ của bệnh. mức tiến thoái trong quá trình phát triển bệnh sốt thời khí, và cách chữa bệnh sốt thời khí cũng dựa vào đó. Vì thế, giảng về hàm nghĩa của vệ, khí, doanh, huyết ở đây với hàm nghĩa của vệ, khí, doanh, huyết trên sinh Lý  có khác nhau.
A. Biện chứng luận trị của Vệ, khí, doanh, huyết :

          1. Biện chứng nơi có bệnh biến:

          Phần vệ của bệnh sốt thời khí tương đương với phần biểu của bát cương biện chứng; bệnh phần khí, doanh, huyết tương đương với lý  chứng của bát cương biện chứng. Bệnh phần vệ thường xâm phạm phế vệ, tứ chi, đầu mặt, hầu họng; bệnh phần khí thường xâm phạm phế, tỳ, vị, đại trường, đảm; bệnh phần doanh thường xâm phạm tâm và can; bệnh phần huyết thường xâm phạm tâm, can, thận.
          2. Phần chia trình độ và giai đoạn bệnh:

          Bệnh sốt thời khí được đem chia ra làm 4 giai đoạn: Vệ, Khí, Doanh, Huyết.
- Đặc trưng của bệnh phần vệ là phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù hoặc sác.
- Đặc trưng của bệnh phần khí là sốt cao, không sợ lạnh, ra mồ hôi, miệng khát, đòi
uống, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, sác, hoặc trầm, thực.
- Đặc trưng của bệnh phần doanh là sốt về đêm nhiệt độ càng cao, bứt rứt, thần chí
nửa mê chìm, nói mê, miệng không khát lắm, hoặc ở da có nốt ban chìm, lưỡi đỏ tía,
không rêu hoặc ít rêu, mạch tế, sác.
- Đặc trưng của bệnh phần huyết là trên cơ sở đặc trưng bệnh ở phần doanh lại thấy thần chí không rõ ràng hoặc múa may lung tung, phát cuồng, da dẻ nổi rõ ban chẩn, có khi thấy thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, đó là chứng của huyết, lưỡi đỏ thẫm hoặc tím, không rêu, mạch trầm, tế, sác.
          3. Nhận thức quy hoạch chuyển biến
          
Phát sinh bệnh sốt thời khí thường bắt đầu từ phần vệ, sau đó chuyển dần sang phần khí, phần doanh, rồi phần huyết. Tức là từ biểu sang lý, từ nhẹ đến nặng. Đây là chuyển biến tuần tự theo lẽ bình thường. Có khi bệnh xuất hiện không tuần tự như thế, mà lại phát sinh ngay ở phần khí, phần doanh, thậm chí ngay ở phần huyết mà ra, đó là do tà phục ở trong phát ra (phục tà nội phát). Hoặc bệnh từ phần vệ trực tiếp chuyển thẳng sang phần doanh, phần huyết, mà bệnh vẫn còn ở phần vệ, phần khí, tức là vệ khí, doanh, huyết đồng bệnh (bệnh cùng một lúc). Nói chung các loại như thế đều lấy sức đề kháng của cơ thể làm quyết định, phản ứng với tính chất của bệnh tà, có khi không có quan hệ gì với việc chữa chạy và chăm sóc.
          4. Xác định phương pháp chữa
          
Bệnh phần vệ, nên giải biểu, bệnh phần khí nên thanh khí (làm cho khí mát, sạch), bệnh phần doanh nên thanh doanh (làm cho doanh khí mát, sạch), bệnh phần huyết nên lương huyết, giải độc (làm mát huyết, làm cho máu hết chất độc).


B. Biện chứng trị liệu các giai đoạn của bệnh sốt thời khí (vệ, khí, doanh, huyết)
          1. Bệnh phần Vệ
          
Bệnh phần vệ là giai đoạn đầu của bệnh sốt thời khí, đặc trưng của nó là phát sốt, sợ
lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù. Do bệnh phát ở lúc giao các
mùa (tiết, quý  cuối xuân đầu hạ, cuối hạ đầu thu, cuối thu đầu đông, cuối đông đầu xuân), do tính chất bệnh tà và phản ứng của mỗi cơ thể có khác nhau, nên bệnh ở phần vệ chia ra làm 5 loại hình như sau:
          a. Phong ôn biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh ở phần vệ nhưng phát sốt nặng, sợ gió nhẹ, kèm có tắc mũi, chảy nước mũi, ho, miệng hơi khát, ven đầu lưỡi hồng, mạch phù sác.
Bệnh lý: Chứng bệnh hay phát ở 2 mùa đông, xuân, do ôn phong (gió ấm) ngoại tà xâm phạm vào phế vệ mà phát bệnh. Ôn tà thuộc nhiệt làm cho phát sốt rất nặng, ven đầu lưỡi hồng, mạch sác. Nhiệt tà thương tân dịch, làm miệng khát, tương đương với biểu nhiệt trong bát cương biện chứng.
Phép chữa: Tân lương giải biểu, thường dùng Ngân kiều tán.
Gia giảm:
- Sợ lạnh nhẹ (ít) thì dùng ít ở các vị Kinh giới, Đạm đậu xị.
- Phát sốt nặng thì dùng nhiều thêm ở các vị Kim ngân hoa, Liên kiều.
- Miệng khát, dùng thêm Thiên hoa phấn.
- Ho rõ rệt, thêm Khổ hạnh nhân, hoặc đổi dùng Tang cúc ẩm.
- Chảy máu mũi, ho ra máu là nhiệt làm tổn thương huyết lạc, phế lạc, thì bỏ Kinh giới,
Đạm đậu xị, gia Mao căn, Sơn chi tử, Thiến thảo căn.
- Đau họng sưng cổ, trước và sau tai sưng là kiêm ôn độc, dùng Mã bột, Huyền sâm,
Bản lam căn.
- Ngực cách tức, buồn bằn là có nội thấp, gia Hoắc hương, Uất kim.
- Nếu thấy có nốt ban đỏ ở da, phát sốt cao, thì bỏ Kinh giới, Đạm đậu xị, Bạc hà,
thêm Sinh địa, Đại thanh diệp.
Thời kỳ đầu các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm kết mạc cấp, viêm a-mi-đan cấp tính,
viêm phế quản cấp tính, viêm quai bị do dịch, viêm màng não cấp, biểu hiện có phong ôn biểu chứng, có thể theo phép này mà chữa.
          b. Thử ôn biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh ở phần vệ, nặng mình khó chịu ở bụng trên, không có hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn, chất lưỡi hồng, mạch nhu, sác.
Bệnh lý: Chứng này thường phát sinh vào mùa hạ, ngày hạ nóng nực, bị say nắng, khi uống nước mát lạnh, ngồi đón gió mát, làm cho cái nóng bị hàn thấp lấn át mà thành bệnh. Hàn uất ở cơ biểu thì sợ lạnh, không có mồ hôi; thử là hoả tả, làm phát sốt mà mạch nhanh (sác); thử thương tân dịch, chất lưỡi hơi hồng, thử hay kiêm thấp, làm nặng mình, đau bụng trên, mạch nhu.
Phép chữa: Giải biểu, thanh thử, thường dùng Tân gia hương nhu ẩm.
Thời kỳ đầu các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm não Nhật bản có biểu hiện của chứng
này, theo phép này mà chữa.
          c. Thấp ôn biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh phần vệ, kiêm có thấy đầu trướng nặng, chân tay nặng nề, khớp xương đau buốt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn.
Bệnh lý: Chứng này thường phát về mùa mưa, do thấp nhiệt tà xâm phạm phần vệ mà thành bệnh, tính của thấp là nặng, dính trệ, cho nên thấy đầu trướng, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi trắng trơn.
Phép chữa: Giải biểu hoá thấp, thường dùng Tam nhân thang gia Hoắc hương, Bội lan.
Thời kỳ đầu của các bệnh thương hàn ruột, viêm gan lây lan, bệnh xoắn trùng vùng da, viêm nhiễm hệ tiết niệu, cảm cúm, cảm mạo, có biểu hiện thấp ôn biểu chứng, có thể theo phép này biện chứng trị liệu.
          d. Thu táo biểu chứng
Chủ chứng: Có đặc trưng của bệnh ở phần vệ, kiêm có ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch phù mà tế.
Bệnh lý: Chứng này thường phát ở mùa thu, do táo tà xâm nhập vào phế vệ mà phát
bệnh. Táo tà rất dễ thương phế, thương tân, cho nên thấy ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô. Thu táo trong đó thấy sợ lạnh rất nặng, mạch phù mà khẩn, thì gọi là “lương táo”; phát sốt rất nặng, miệng khát, mạch phù mà sác, gọi là “ôn táo”.
Phép chữa:
- Lương táo, nên tán hàn giải biểu, tuyên phế nhuận táo, thường dùng Hạnh tô tán.
- Ôn táo, nên tân lương giải biểu (dùng vị cay mát giải biểu), tuyên phế nhuận táo,
thường dùng Tang hạnh thang.
- Lương táo, ôn táo chuyển vào khí phần, đều có thể hoá làm táo nhiệt, chữa thì nên
thanh phế nhuận táo, thường dùng Thanh táo cứu phế thang.
- Thời kỳ đầu của các bệnh cảm cúm, cảm mạo, bại liệt trẻ em, bạch hầu, có biểu hiện
chứng trạng đúng như thế này, có thể theo phép này mà chữa.
          đ. Phong hàn biểu chứng
Chứng này tương đương với biểu hàn chứng trong bát cương biện chứng, cũng là bệnh
“Thái dương” trong lục kinh biện chứng. Thường phát vào lúc mùa đông lạnh lẽo, do tà khí của phong hàn xâm lấn vào vệ biểu gây nên.
Phép chữa: Nên tân ôn giải biểu
Biểu hàn thực chứng dùng Ma hoàng thang hoặc Kinh phòng giải biểu thang.
Biểu hàn hư chứng dùng Quế chi thang để điều hoà vệ biểu.
Bệnh cảm cúm, cảm mạo mà thấy xuất hiện chứng trạng biểu hàn, đều có thể theo phép này mà chữa.
          e. Trong 5 loại hình kể trên :thường thấy là phong ôn biểu chứng, rêu lưỡi từ trắng
chuyển sang vàng, là tiêu chí chủ yếu của bệnh từ vệ phần chuyển vào khí phần. Thử ôn biểu chứng (không hiệp với hàn tà) chuyển biến rất nhanh, cho nên bệnh ở vệ phần thường thường rất ngắn thời gian; thứ đó là phong ôn, thấp ôn, thu táo; chuyển biến rất chậm là phong hàn biểu chứng.
          2. Bệnh phần khí
          Bệnh phần khí là giai đoạn 2 của bệnh sốt thời khí. Đặc trưng của nó là sốt rất cao, không có sợ lạnh, miệng khát, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Bệnh tà xâm nhập vào khí phần, tà khí thịnh mà chính khí cũng thịnh, khí hữu dư sẽ là hoả, cho nên xuất hiện chứng nhiệt ở khí phần. Trừ thấp ôn ra, các loại bệnh hình ở phần vệ, sau khi chuyển vào phần khí đều hoá làm nhiệt chứng ở khí phần, có thể không phải phân chia ra phong, hàn, hương, táo.
Bệnh ở khí phần, trên lâm sàng thường thấy 6 loại hình:
          a. Khí phần nhiệt thịnh (nhiệt tại khí phần)
Chủ chứng: Có đủ đặc trưng của bệnh ở khí phần, kiêm có xuất hiện sốt cao, khát nhiều, mồ hôi nhiều, mạch hồng, đại, rêu lưỡi vàng khô, mặt đỏ, có người bệnh có nói nhảm lung tung và co quắp.
Bệnh lý: Chứng này là khí phần nhiệt thịnh, cho nên sốt cao mà mặt đỏ, nhiệt ở lý có tân thì ra nhiều mồ hôi. Sốt cao ra nhiều mồ hôi thì rất khát, lưỡi vàng khô. Nhiệt nhiễu ở tâm thần thì nói mê nhảm, nhiệt cực sinh phong thì co quắp (sốt cao co giật).
Phép chữa: Thanh nhiệt sinh tân, thường dùng Bạch hổ thang.
Gia giảm:
- Nếu có kèm tức ngực nặng mình, khát nhưng uống không nhiều, rêu lưỡi trơn là
kiêm có thấp trọc, phải dùng thêm những vị thuốc thơm tho hoá thấp như Bội lan,
Hoắc hương. Có nói nhảm thì thêm vào Liên kiều, Mạch đông, lá tre non cuộn trong
nõn. Có co quắp thì thêm vào Địa long, Câu đằng.
- Nếu tà nhiệt đại thịnh, mồ hôi ra nhiều, mà thấy miệng khát, mạch hồng đại mà vô
lực là nhiệt thương tâm khí, có thể dùng những vị thuốc ích khí sinh tân như Tây
dương sâm, Hài nhi sâm, hoặc đổi dùng Vương thị thanh thử ích khí thang.
Bệnh cảm cúm, viêm não Nhật bản B thường xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa.
          b. Đàm nhiệt trở phế (đàm nhiệt vây ở phế)
Chủ chứng: Có đủ đặc trưng bệnh ở khí phần, kiêm thấy ho hắng, đau ngực, đờm vàng đặc, khí suyễn, mạch hoạt, sác.
Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt thương phế, nung đốt tân dịch mà thành đờm vàng. Đàm nhiệt vướng ở phế, phế mất tuyên giáng (mất sự thông xuống) thì ho hen đau ngực.
Phép chữa: Thanh phế tiết nhiệt, hoá đàm bình suyễn. Thường dùng Ma hạnh thạch cam thang gia Ngưu bàng tử, Đông qua nhân, Liên kiều, Hoàng cầm.
Gia giảm: Miệng khát, gia Lô căn, Thiên hoa phấn, tiện bí bụng trướng thì gia Đại hoàng, Qua lâu nhân.
Bệnh viêm phế quản cấp tính, viêm lá phổi, có biểu hiện chứng này có thể theo phép này mà chữa.
          c. Vị thường thực nhiệt (nhiệt tại trường vị)
Chủ chứng: Sốt cao hoặc sốt về chiều, đại tiện bế kết hoặc ỉa chảy vàng, hôi, nước lỏng, vùng bụng trướng đầy, bụng đau sợ sờ, phiền thao (chân tay vật vã) nói mê nhảm, chân tay nhiều mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô, hoặc đen như than đâm nhọn lên,
mạch trầm, sác, hữu lực.
Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt vào lý cùng kết với tích trệ mà thành vị trường thực nhiệt.
Lý  nhiệt thịnh thì tân dịch thương, sẽ sốt cao hoặc sốt về chiều, chân tay nhiều mồ hôi, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô hoặc đen như than mà nhọn gai lên. Nhiệt nhiễu tâm thần thì nói nhảm; táo, phân kết lại ở trong ruột, thì vùng bụng trướng tức, bụng đau mà sợ sờ nắn, hoặc đại tiện bí kết, hoặc ỉa chảy nước lỏng vàng hôi.
Phép chữa: Tả hạ hết nhiệt, thường dung Đại thừa khí thang.
Gia giảm:
- Bụng trướng đau rất nặng, thêm dùng lượng nhiều ở vị Chỉ thực, Hậu phác.
- Đại tiện táo kết, thêm lượng dùng nhiều ở vị Đại hoàng, Mang tiêu.
- Miệng khô lưỡi táo nặng, thêm Sinh địa hoàng, Mạch đông.
Nói chung uống 1 – 2 thang, đạt được đi ỉa rồi, sẽ cải biến phép chữa theo chứng mà
dùng thuốc.
Thời kỳ giữa và thời kỳ cực thịnh của cảm cúm, viêm não Nhật bản B nếu thấy xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa.
          d. Khí phần thấp ôn (lý nhiệt hiệp thấp, thấp nhiệt nội uất)
Chủ chứng: Có đủ đặc trưng bệnh ở khí phần, kiêm có mình nặng, ngực tức, bứt rứt, vùng bụng trướng đầy, khát không muốn uống, tinh thần nhạt nhẽo, lạnh lẽo, nặng tai, tiểu tiện ngắn mà rít, đại tiện không sướng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn, mạch huyền, hoãn. Có thể có kèm ỉa chảy hoặc da phát vàng, nốt chẩn hồng, bạch ám, hoặc xuất hiện thần mờ tối, nói nhảm mê.
Bệnh lý: Chứng này do thấp nhiệt vướng trệ ở khí phần gây ra, Bạch ám là nốt chẩn mồ hôi, là những hạt nhỏ xuất hiện trên mặt da như những nốt rôm trắng mà trong suốt, do thấp nhiệt uất ở trong, mồ hôi ra không thông mà sinh ra, thường xuất hiện ở da vùng gáy cổ, ngực bụng, phán đoán tiên lượng thì bạch ám lấy bọc nước no đầy sáng sủa là thuận, khô khan mà tối như than là nghịch. Thần mờ tối nói nhảm mà lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn là thấp nhiệt hiệp với đàm trọc, che mờ tâm khiếu gây ra, nó khác với hôn mê do nhiệt nhập tâm bào.
Phép chữa: Thanh khí, hoá thấp, thường dùng Cam lộ tiêu độc ẩm.
Gia giảm:
- Nếu có sốt to, miệng khát, là nhiệt nhiều thấp ít, có thể thêm Thạch cao, Tri mẫu.
- Nếu phát sốt không cao, miệng không khát, là thấp nhiều nhiệt ít, có thể thêm Bội
lan, Bạch khấu nhân.
- Nếu vàng da, có thể thêm Nhân trần, Kê cốt thảo, Điền cơ hoàng.
- Lị tật có thể dùng đổi bằng Cát căn cầm liên thang.
- Có thần mờ tối, nói mê nhảm, có thể đổi dùng Xương bồ uất kim thang (Thạch
xương bồ, Uất kim, Sao Sơn chi, Liên kiều, Cúc hoa, Hoạt thạch, Đan bì, Đạm trúc
diệp, Ngưu bàng tử, Trúc lịch, Sinh khương trấp, Ngọc khu đan), để thanh nhiệt, hoá
thấp, trừ đờm khai khiếu.
Bệnh thấp ôn rất kéo dài, bệnh tình phức tạp, chứng đàm cũng rất nhiều, thấp là âm tà,
tính của nó dính vướng, dễ Thương dương khí, khi chữa nói chung không thể dùng quá vị thuốc hàn lương hoặc dùng lầm vị thuốc bổ béo.
Bệnh thương hàn ruột, bệnh xoắn trùng vàng da, viêm gan lây lan, khuẩn lỵ cấp tính, có biểu hiện chứng thấp ôn ở khí phần có thể theo phép này mà chữa.

C. Tóm tắt vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị
Bài này giới thiệu lý  luận biện chứng trị liệu bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh) với 4 yếu điểm vệ, khí, doanh, huyết, và phương pháp biện chứng trị liệu của 4 giai đoạn bệnh sốt thời khí. Về mặt biện chứng, thiệt chẩn chiếm địa vị trọng yếu. Xem biến hóa rêu lưỡi có thể phân riêng ra vùng bệnh ở vệ phần hoặc khí phần, đồng thời có thể lấy để phán đoán tân dịch còn hay mất. Xem biến hóa chất lưỡi có thể phân riêng ra bệnh tại doanh phần hoặc huyết phần, đồng thời có thể biện rõ âm dịch thịnh hay suy. Đối với bệnh sốt thời khí, trong các giai đoạn khác nhau có xuất hiện chứng trạng như phát sốt, miệng khát, ra mồ hôi, ban chẩn, bạch ám, hôn mê, co quắp… khi học tập cần tiến hành so sánh phân biệt biết được những đặc điểm riêng khác nhau của nó, sẽ có giúp đỡ rất nhiều cho chẩn đoán. Nắm lấy mặt phát sốt mà nói, có phát sốt mà sợ lạnh,
phát sốt đêm nặng hơn, sốt nóng lòng bàn chân bàn tay, đêm sốt sớm mát là nhiều loại hình sốt khác nhau. Loại hình sốt khác nhau thì chẩn đoán bệnh chứng và trị liệu cũng khác nhau.
Cần kết hợp Tây y để xử trí.
Về mặt trị liệu, cần chú ý  đến đặc trưng "nhiệt hóa" là đặc trưng chung của bệnh sốt thời khí.
Ngoài phong hàn biểu chứng và chứng vong dương ra, bệnh đó nhất loạt cấm dùng vị thuốc tân, ôn, nhiệt. Nhiệt tà dễ thương âm, lúc chữa tất cần bảo họ âm dịch từng giờ, từng phút.
Thấp tà dễ thương dương khí, trị bệnh có thấp rõ ràng, không thể dùng quá mức loại thuốc khổ, hàn (đắng, lạnh) và không thể dùng nhầm thuốc béo bổ.
Nay đem các yếu điểm biện chứng luận trị về vệ, khí, doanh, huyết quy nạp lại thành bảng nhưsau, (bảng 23).
Bảng 23: Bảng yếu điểm biện chứng luận trị về vệ khí doanh huyết trong bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh)
Bệnh phần vệ Bệnh phần khí Bệnh phần doanh Bệnh phần huyết Bát cương biện chứng
Biểu Lý Lý Lý
Nơi có bệnh biến Phế vệ, tứ chi đầu mặt, mũi họng Phế, tỳ, vị, đại trường, đảm Tâm, can Tâm, can, thận
Chủ chứng Rêu lưỡi trắng, mạch phù, phát sốt sợ lạnh, đầu đau, mình đau, mũi tắc, ho hắng, chứng trạng phế vệ Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác, hoặc mạch trầm thực,phát sốt không sợ lạnh, tiện bí, vàng da, ho hắng, là chứng của lục phủ và phế, tỳ.
Lưỡi đỏ tía, ít rêu hoặc không rêu, mạch trầm tế sác, phát sốt về đêm nặng dữ, ban chẩn ẩn hiện, thần trí nửa hôn trầm, nói nhảm, hoặc co quắp là chứng trạng của tâm, can.
Lưỡi tía tím, không rêu, mạch tế sác, phát sốt về đêm nặng dữ, ban chẩn rõ rệt, thần mờ mệt, co quắp, các loại xuất huyết, chứng trạng của chân âm hao tổn.
Phép chữa Giải biểu thanh nhiệt, tuyên phế
Thanh khí hóa thấp, tả hạ, hòa giải, sinh tân.
Thanh doanh khái khiếu, tức phong.
Lương huyết chỉ huyết, tư âm, tức phong.
Phương tễ thường dùng
Ngân kiều tán, Tang cúc ẩm, Tân gia hương nhu ẩm, Tam nhân thang gia vị, Hạnh tô tán, Tang hạnh thang, Ma hoàng thang, Quế chi thang Bạch hổ thang, Ma hạnh thạch cam thang, Đại thừa khí thang,Đại, tiểu sài hồ thang, Cam lộ tiêu độc ẩm.Thanh doanhnthang, An cung ngưu hoàng hoàn,bChí bảo đan, Tử tuyết đan, Chỉ kinh tán. Tê giác địa hoàng thang. Thanh ôn bại độc tán, Gia giảm Phục mạch thang, Thanh cao miết giáp thang,Tam giáp phục mạch thang.
D. Các bài thuốc dùng trong ôn nhiệt bệnh
1. Bệnh phần Vệ
a. Ngân kiều tán
Ngân hoa 1 lạng, Liên kiều 1 lạng,
Đậu xị 5 đồng cân, Ngưu bàng tử 6 đồng cân,
Kinh giới 4 đồng cân, Bạc hà 6 đồng cân,
Cát cánh 6 đồng cân, Sinh cam thảo 5 đồng cân,
Trúc diệp 4 đồng cân.
Mỗi lần uống 6 đồng cân, gia vào 2 nhánh Lô căn tươi sắc lên thấy bay mùi thơm ra thì lấy uống, không đun quá vì nó dễ bay mất hơi.
- Bệnh nặng, ngày uống 3 lần, và đêm 1 lần.
- Bệnh nhẹ, ngày uống 2 lần, đêm 1 lần.
b. Tân gia hương nhu ẩm
Hương nhu 2 đồng cân, Bạch biển đậu 6 đồng cân,
Hậu phác 2 đồng cân, Kim ngân hoa 3 đồng cân,
Liên kiều 3 đồng cân.
c. Hạnh tô tán
Tử tô 3 đồng cân, Sinh khương 2 đồng cân,
Khổ hạnh nhân 3 đồng cân, Tiền hồ 3 đồng cân,
Cát cánh 3 đồng cân, Trần bì 1 đồng cân,
Chỉ xác 2 đồng cân, Chế bán hạ 3 đồng cân,
Phục linh 3 đồng cân, Đại táo 5 quả,
Cam thảo 1 đồng cân.
d. Tang hạnh thang
Tang diệp 3 đồng cân, Hạnh nhân 3 đồng cân,
Sa sâm 3 đồng cân, Tượng bối mẫu 3 đồng cân,
Đậu xị 3 đồng cân, Sơn chi 1,5 - 3 đồng cân,
Lê bì lượng vừa phải.
đ. Thanh táo cứu phế thang
Tang diệp 3 đồng cân, Thạch cao 5 đồng cân – 1 lạng,
Nhân sâm (nhất thiết đều dùng Hài nhi sâm hoặc Sa sâm) trên dưới 3 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân, Sa nhân 3 đồng cân,
A giao 2 - 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,
Hạnh nhân 3 đồng cân, Tỳ bà diệp 3 đồng cân.
e. Ma hoàng thang
Ma hoàng 1-3 đồng cân, Quế chi 1-3 đồng cân,
Hạnh nhân 3 đồng cân, Cao thảo (chích) 1 đồng cân.
g. Kinh phòng giải biểu thang (kinh phòng bại độc tán)
Kinh giới 3 đồng cân, Phòng phong 3 đồng cân,
Sài hồ 3 đồng cân, Xuyên khung 2 đồng cân,
Khương hoạt 2 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,
Cát cánh 2 đồng cân, Tiền hồ 3 đồng cân,
Chỉ xác 3 đồng cân, Nhân sâm 1 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân, Sinh khương 3 lát,
Bạc hà thêm vào một ít.
h. Quế chi thang
Quế chi 1,5 – 3 đồng cân, Bạch thược dược 2 – 3 đồng cân,
Chích cam thảo 1 – 2 đồng cân, Sinh khương 2 – 4 lát,
Đại táo 4 – 6 quả.
2. Bệnh phần Khí
a. Bạch hổ thang (Thạch cao tri mẫu thang)
Thạch cao 1 – 3 lạng, Tri mẫu 5 đồng cân,
Cam thảo 1 - 2 đồng cân, Canh mễ (gạo mùa) 1 lạng.
b. Vương thị thanh thử ích khí thang
Đạm trúc diệp 2 đồng cân, Hà anh 5 đồng cân,
Tây qua bì 1 lạng, Thạch hộc 3 đồng cân,
Tri mẫu 2 đồng cân, Hoàng liên 1 đồng cân,
Mạch đông 3 đồng cân, Tây dương sâm 1,5 đồng cân,
Canh mễ 3 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân.
c. Đại thừa khí thang
Đại hoàng 2 – 4 đồng cân,
Mang tiêu (hiện dùng Huyền minh phấn là thứ tinh chế của Mang tiêu) từ 3 – 5 đồng cân,
Hậu phác 3 – 4 đồng cân, Chỉ thực 2 – 4 đồng cân.
Đun trước Chỉ thực và Hậu phác sôi chừng hơn 10 phút, bỏ thêm Đại hoàng. Giữ sôi dăm ba dạo, sau đó bỏ bã, lại bỏ Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn vào thì có thể uống được.
- Nhất thiết trước hết uống nước sắc đầu khi mà 2, 3 giờ sau chưa thấy tả hạ mới lại uống lần thứ hai.
- Nếu đã đại tiện được dễ dàng thì thuốc còn lại không uống nữa.
d. Cam lộ tiêu độc ẩm
Hoắc hương 3 đồng cân, Bạch đậu khấu 1 đồng cân,
Hoàng cầm 4 đồng cân, Nhân trần khao 5 đồng cân,
Hoạt thạch 6 đồng cân, Mộc thông 2 đồng cân,
Liên kiều 4 đồng cân, Xuyên bối mẫu 2 đồng cân,
Xạ can 3 đồng cân, Xương bồ 2 đồng cân,
Bạc hà 1 đồng cân, hậu hạ (cho vào sau).
đ. Cầm liên thang (Cát căn cầm liên thang)
Cát căn 6 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân,
Hoàng liên 2 đồng cân, Cam thảo 2 đồng cân.
e. Sài cát giải cơ thang
Sài hồ 1 - 3 đồng cân, Cát căn 2 - 4 đồng cân,
Khương hoạt 2 - 4 đồng cân, Bạch chỉ 1 đồng cân,
Cát cánh 1 - 2 đồng cân, Hoàng cầm 2 - 4 đồng cân,
Cam thảo 1 - 2 đồng cân, Xích thược dược 2 - 3 đồng cân,
Thạch cao 5 đồng cân đến 1 lạng.
g. Tiểu sài hổ thang
Sài hồ 2 - 4 đồng cân, Hoàng cầm 1,5 – 3 đồng cân,
Bán hạ 2 - 3 đồng cân, Chích cam thảo 1 - 2 đồng cân,
Nhân sâm hoặc Đảng sâm 3 – 4 đồng cân,
Gừng sống 2 - 4 lát, Đại táo 4 - 6 quả.
3. Bệnh phần Doanh
a. Thanh doanh thang
Tê giác 0,3 - 1 đồng cân, Sinh địa 5 - 10 đồng cân,
Huyền sâm 2 - 4 đồng cân, Trúc diệp tâm 1 - 2 đồng cân,
Ngân hoa 3 – 5 đồng cân, Liên kiều 2 - 3 đồng cân,
Hoàng liên 1 - 2 đồng cân, Đảng sâm 2 - 5 đồng cân,
Mạch đông 2 – 4 đồng cân.
b. Tử tuyết đan
Kim bạc, Hàn thủy thạch, Từ thạch, Thạch cao, Tê giác, Linh dương giác, Thanh mộc hương, Trầm hương, Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, Đinh hương, Phác tiêu, Tiêu thạch, Xạ hương, Chu sa (trong danh sách không ghi tễ lượng của từng vị).
c. An cung ngưu hoàng hoàn
Ngưu hoàng 1 lạng, Uất kim 1 lạng,
Tê giác 1 lạng, Hoàng liên 1 lạng,
Chu sa 1 lạng, Sơn chi 1 lạng,
Hùng hoàng 1 lạng, Hoàng cầm 1 lạng,
Băng phiến 2,5 đồng cân, Trân châu 5 đồng cân,
Xạ hương 2, 5 đồng cân.
d. Chí bảo đan
Nhân sâm 1 lạng, Chu sa 1 lạng,
Xạ hương 1 đồng cân, Chế Nam tinh 3,5 đồng cân,
Thiên trúc hoàng 1 lạng, Tê giác 1 lạng,
Băng phiến 1 đồng cân, Ngưu hoàng 5 đồng cân,
Hổ phách 1 lạng, Hùng hoàng 1 lạng,
Đại mại 1 lạng.
(Phương gốc lại có An tức hương, Kim bạc, Nhân bạc, là 3 thứ thuốc trong thuốc chế sẵn ở vùng Thượng Hải bán ra, đã giảm bỏ không dùng).
Các vị trên nghiền nhỏ mịn, trộn đều, thêm mật nấu 20-30% trộn làm viên, mỗi tễ lượng như trên làm thành 240 viên. Ngày uống 1-2 viên, dùng nước sôi để nguội hòa tan mà uống, chia làm 2 – 4 lần.
d. Chỉ kinh tán
Toàn yết, Ngô công.
Các vị bằng nhau, nghiền nhỏ, hợp thành tán tễ để sẵn dùng.
Mỗi lần uống 3 – 5 phân, ngày uống 2 – 4 lần. Nước sôi để ấm ngoáy đều uống, trẻ em
căn cứ tuổi tác liệu chừng giảm bớt.
4. Bệnh phần Huyết
a. Tê giác địa hoàng thang
Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân,
Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng,
Xích thược dược 2 – 4 đồng cân,
Đan bì 2 – 4 đồng cân.
b. Thanh ôn bại độc ẩm
Thạch cao 2 lạng,
Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng,
Xích thược dược 2 – 4 đồng cân,
Đan bì 2 – 4 đồng cân,
Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân,
Hoàng liên 1 – 3 đồng cân,
Chi tử 2 – 4 đồng cân, Cát cánh 1 – 2 đồng cân,
Hoàng cầm 2 – 4 đồng cân, Tri mẫu 2 – 4 đồng cân,
Huyền sâm 2 – 4 đồng cân, Liên kiều 2 – 4 đồng cân,
Cam thảo phấn 8 phân đến 1,5 đồng cân,
Trúc diệp 1 – 2 đồng cân.
Thạch cao sắc trước, sau khi đun sôi được hơn 10 phút, lại bỏ các vị thuốc khác vào.
Tê giác mài với nước uống thêm vào, hoặc dùng lấy một phân Ngưu hoàng nhân tạo, hoặc 1 lạng sừng trâu dùng thay.
c. Ngọc nữ tiễn
Thạch cao 1 – 2 lạng, Mạch đông 2 – 4 đồng cân,
Tri mẫu 2 – 3 đồng cân, Ngưu tất 2 – 4 đồng cân,
Thục địa 4 đồng cân đến 1 lạng.
d. Phục mạch thang (Chích cam thảo thang)
Chích cam thảo 3 đồng cân, Đảng sâm 2 đồng cân,
Sinh địa hoàng 1 lạng, A giao 3 đồng cân,
Mạch đông 3 đồng cân, Ma nhân 3 đồng cân,
Quế chi 2 đồng cân, Sinh khương 3 đồng cân,
Đại táo 6 quả.
Gia giảm Phục mạch thang: Lấy thang Phục mạch gia giảm vào như sau:
Bỏ đi các vị: Sinh khương, Quế chi, Đảng sâm, Đại táo.
Thêm vào: Bạch thược.
đ. Hồi dương cứu nghịch thang
Thục phụ tử 3 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân,
Can khương 1,5 đồng cân,
Cát lâm sâm 3 đồng cân (hãm riêng),
Xạ hương 3 ly (cho vào lúc uống),
Ngũ vị tử 2 đồng cân, Trần bì 1 đồng cân,
Pháp bán hạ 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,
Bạch truật 3 đồng cân, Chích cam thảo 1 đồng cân.
e. Tam nhân thang
Hạnh nhân 3 đồng cân,
Bạch khấu nhân 8 phân đến 1,5 đồng cân,
Dĩ nhân 3 – 5 đồng cân, Hậu phác 1 – 2 đồng cân,
Thông thảo 1 đồng cân, Hoạt thạch 3 – 5 đồng cân,
Trúc diệp 1 – 3 đồng cân, Chế bán hạ 1,5 – 3 đồng cân.
g. Cam lộ tiêu độc ẩm: xem ở phần khí.
h. Tam giáp phục mạch thang
Mấu lễ 1 lạng,
Miết giáp 5 đồng cân đến 1 lạng,
Chích cam thảo 3 đồng cân,
Quy bản 5 đồng cân đến 1 lạng,
Sinh Bạch thược 3 - 6 đồng cân,
Đại Sinh địa 5 đồng cân đến 1 lạng,
Mạch đông 3 – 6 đồng cân,
Ma nhân 3 đồng cân,
A giao 4 đồng cân.
i. Ô mai hoàn
Tên vị Tễ lượng hoàn Tễ lượng thang
Ô mai nhục, 9 lạng, 5 quả,
Hoàng liên, 16 lạng, 3 đồng cân,
Hoàng bá, 6 lạng, 3 đồng cân,
Nhân sâm hoặc Đảng sâm, 6 lạng, 3 đồng cân,
Dương quy, 4 lạng, 3 đồng cân,
Chế phụ tử, 6 lạng, 2 đồng cân,
Quế chi, 6 lạng, 2 đồng cân,
Sao Xuyên tiêu, 4 lạng, 2 đồng cân,
Can khương, 10 lạng, 2 đồng cân,
Tế tân, 6 lạng, 1 đồng cân.
Cách chế hoàn tễ: Ô mai nhục dùng giấm 50% ngâm 1 đêm, giã nát, hòa vào số thuốc còn lại giã đều, sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột nhỏ mịn, thêm mật làm viên. Mỗi lần uống 3 đồng cân, ngày uống 1 – 3 lần, uống lúc đói bụng.
Tễ lượng thang tễ ghi trên là của Nam Khai Y viện. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: