bien chung llsx va qhsx
3. Biện chứng giữa LLSX & QHSX
- LLSX là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dung để chỉ tổng sức mạnh hiện thực của con người tác động vào giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Như vậy có thể hiểu LLSX là toàn bộ những nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất, làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tạo ra năng lưc thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất trong tự nhiên theo những nhu cầu nhất định của con người.
-QHSX biểu thị cho mqh giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó mang tính vật chất và thuộc đời sống xã hội, đó là hình thức phát trienr của LLSX.
* Mqh giữa LLSX & QHSX là mqh thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.
- LLSX có vai trò quyết định QHSX
+ LLSX như thế nào thì QHSX phải phát triển phù hợp như thế ấy, nói cách khác QHSX phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển nhất định của LLSX, QHSX phải là hình thức phát triển tất yếu của LLSX, là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành QHSX phải tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển.
Ví dụ: chế độ cộng sản nguyên thủy: LLSX: trình độ con người lao động thấp, phương tiện lao động thô sơ đơn giản, từ đồ đá chuyển sang đồng; do đó cách thức sản xuất chủ yếu là săn bắt, hái lượm nên sản phẩm ít, không có dư thừa nên không có khả năng chiếm dụng dẫn đến không có sở hữu tư nhân. Từ đó, QHSX là chế dộ công hữu : quá trình công bằng, dân chủ. Khi LLSX thay đổi, trình độ người lao động cao hơn, trình độ hiểu biết tự nhiên tăng lên, phương tiện lao động tăng lên thì con người chuyển sang trồng trọt dẫn đến dư thừa nên có sự chiếm dụng, chiếm hữu làm xã hội phân hóa giai cấp, từ đó tạo nên QHSX tư hữu, phân chia giai cấp.
+ Tính quyết định của LLSX đối với QHSX còn thể hiện ở chỗ trình độ của LLSX luôn luôn tự nó phát triển và biến đổi. Tuy nhiên, khi nó thay đổi đến một mức độ nhất định nào đó thì buộc QHSX phải thay đổi theo dù muốn hay không muốn.
-QHSX có khả năng tác động trở lại đến LLSX: QHSX tác động trở lại đối với LLSX thông qua việc nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống tổ chức, quản lí, phân công sản xuất và quy định phương thức phân phối của cải vật chất. Sự tác động trở lại của QHSX tới LLSX diễn ra theo hai hướng: Nếu qhsx phù hợp với trình độ của llsx thì nó sẽ thúc đẩy llsx phát triển; ngược lại, nếu qhsx được thiết lập không phù hợp với trình độ của llsx thì nó sẽ kiềm hãm sự phát triển của llsx nói chung.
Ví dụ: trước đây nước ta xây dựng qhsx sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể nên không phù hợp, kiềm hãm sự phát triển của llsx. Hiện nay ý thức được llsx vẫn còn kém nên nước ta xd qhsx đa sở hữu, đa thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển của llsx.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top