Phần Không Tên 2
Ôn tập Biển, Ven Biển
Câu 1. Sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến vùng biển, ven biển.
* Khái niệm:
Theo cách hiểu chung nhất, hoạt động khoa học và công nghệ là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để toại ra những ứng dụng mới.
Theo wiki Công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin".
*Lịch sử phát triển:
- Thời kì đồ đá cũ (2,5 triệu năm – 10.000 TCN)
+ Con người sử dụng các công cụ là một phần trong quá trình khám phá và sự tiếnh hóa. Con người thuở ban đầu biết tìm tòi, đi bằng 2 chân, có bộ não bằng khoảng 1/3 bộ não người hiện đại, Việc sử dụng công cụ đã không có thay đổi đáng kể trong hầu hết giai đoạn ban đầu của lịch sử loài người,
+ Sau này Những tổ tiên của con người đã từ sử dụng các công cụ bằng đá và các công cụ khác
+ Việc phát hiện và sử dụng lửa đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển công nghệ của loài người.
- Thời kỳ đồ đámới đến thời kỳ cổ đại (10.000 TCN – 300 CN)
+ Sự phát triển công nghệ của loài người bắt đầu nhanh trong thời kì đồ đá. Sự phát minh ra các lưỡi rìu đá được đánh bóng là một tiến bộ quan trọng do nó cho phép chặt rừng trên diện rộng để trồng trọt. Việc phát hiện ra nông nghiệp cho phép cung cấp thức ăn cho số lượng người nhiều hơn, và sự chuyển tiếp sang lối sống định canh định cư đã làm tăng số lượng trẻ con.
+ sự xuất hiện các cấu trúc xã hội có thứ bậc ngày càng gia tăng, đặc biệt là chuyên môn hóa về lao động, thương mại và chiến tranh giữa các nền văn hóa lân cận, và sự cần thiết phải hành động tập thể để vượt qua những thách thức môi trường, như việc xây dựng đê và hồ chứa, tất cả chúng có vai trò rất quan trọng
- Thời kỳ Trungcổ và hiện đại (300 CN —)+ Những đổi mớicông nghệ tiếp tục phát triển trong suốt thời kỳ Trung cổ như phát minh ra tơ lụa, cương ngựa và móngngựa trong chỉ vài trăm năm đầu sau khi đế quốc La Mã sụp đổ. Công nghệ Trung Cổ thể hiệnqua việc sử dụng các máyđơn giản được kết hợp với nhau để tạo ra các côngcụ phức. Thời Phục Hưng đã có nhiều phát, và công nghệ phát ngày càng trở nênliên kết với khoa học, bắt đầu cho một vòng tròn tiến bộ cùng nhau. Sự tiến bộvề công nghệ trong thời kỳ này cho phép cung cấp nguồn thực phẩm ổn định hơn,theo sau là khả năng tiêu thụ hàng hóa rộng hơn.
*Vai trò:
- Tích cực:
+ Áp dụng những thành tựu của KHKT => tạo ra những loài động thực vật có khả năng thích nghi cao.
+Khoanh vùng ô nhiễm.
+ Hệ thống máy móc xử lí chất thải ( xử lí ; tái chế ... vd minh họa )
+ Khai thác được các dạng nguyên nhiên liệu mới trong tương lai ( do các loại tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt trong vòng time tới như dầu mỏ 30-35 năm, than đá 20-25 năm...hơn nữa nguồn năng lượng nguyên tử chỉ có các nước có nền KHCN hiện đại mới có khả năng sử dụng nên...vd về các loại TN vô hạn: TN mặt trời, gió, thủy triều rất dồi dào).
+ Dự báo được những sự cố môi trường như hướng đi của bão, động đất, sóng thần...nhằm bảo vệ sinh vật, giảm thiểu sự cố MT...công tác dự báo là công tác quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ....
+ Khai thác hợp lí và tối đa nguồn tài nguyên ( nhờ hệ thống máy móc dò tìm chính xác hơn)
+ Nâng cao nhận thức con người trong việc bảo vệ MT ( khả năng tuyên truyền, thông tin đại chúng tốt)
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp, công nghiệp sang khu vực dịch vụ, bảo vệ tài nguyên.
- Tiêu cực:
+ Khi KHKT càng hiện đại , sức sản xuất càng lớn dân đến khả năng khai thác TNTN tăng nhanh, nguy cơ cạn kiệt là điều tất yếu.
+ Công suất máy móc lớn làm tiêu hao năng lượng lớn.
+ Tạo ra các loại chất hóa học ảnh hưởng xấu tới MT ( chất kích thích, chất bảo quản)
Câu 2. Tác động của con người ảnh hưởng như thế nào đến vùng ven biển. Phân tích 1 tác động điển hình để chứng minh.
Các tác động của con người đến môi trường vùng ven biển có thể xếp vào 3 loại:
• Các tác động vào cấu trúc: bắt nguôn từ việc biến đổi và phá huỷ nơi ở.
• Các tác động vào quá trình: kế quả của việc tác động chủ động và không chủ động vào các nhân tố vật lý hoá học và sinh học.
• Các tác động tiện ích: thay đổi môi trường làm giảm cơ hội hiện tại và tương lai đối với việc sử dụng 1 vùng thiên nhiên bao gồm cả việc sử dụng mà hiện nay không biêt trước.
Môi trường là tâm điểm phải gánh chịu từ sự phát triển
Con người là trung tâm của phát triển vùng ven biển
Nhìn chung, các tác động phối hợp đối với vùng ven biển trong các đô thị cũng như vùng ven biển nông thôn bao gồm:
• Phát triển xây dựng như các bến du thuyền và các đê chắn sóng có thể gây nên sự phá huy nơi ở và gia tăng sự xói mòn bờ biển.
• Kết hợp ô nhiễm với các loại hình công nghiệp khác nhau
• Thay đổi việc sử dụng đất (chuyển đổi nông thôn thành thành thị) gây ra sự suy thoái vùng ven bờ và cửa sông và làm xáo trộn hàm lượng muối sun phát trong đất.
• Cải tạo đất cho bến cảng, kho hàng và phát triển đô thị gây ra sự mất vùng triều và tài nguyên nước.
• Nông nghiệp góp phần vào việc phát tán chất các chất hoá học và chất dinh dưỡng theo dòng nước làm tăng sự lắng đọng trầm tích do đất bị xói mòn.
• Du lịch và giải trí dẫn đến việc thay đổi môi trường ven biển và sử dụng quá mức tài nguyên.
* Phân tích 1 tác động điển hình để chứng minh:
Nông nghiệp: Cũng như các nơi khác, nông nghiệp ở vùng ven biển có vai trò quan trọng trong viec chiếm dụng đất. Vùng ven biển có các điều kiệ6n khí hậu và đất đai thuận lợi cho nông nghiệp.
Ngoài chức năng hết sức rõ ràng là cung câp lương thực cho cộng đồng ven biển, nông nghiệp cũng tạo ra nguyên vật liệu cho công nghiệp ở các thành phố cảng. Sản phẩm nông nghiệp có thể tìm thấy trong các thị trường du lịch, mặc dù các sản phẩm này không phải luôn luôn chiêm vị trí ưu thê. Nông nghiệp cũng tạo ra kế sinh nhai cho cộng đồng địa phương và bao gồm cả cư dân ở các thành phố ven biển.
Nông nghiệp vùng ven biển thường có những lợi ích từ các điều kiện môi trường thuận lợi, từ các vùng đât tốt và sự giao thông liên lạc của biển cũng như từ sự phát triển của công nghiep và du lịch ven biển. Tuy nhiên, nông nghiệp ven biển cũng phải chịu áp lực liên quan đến trạng thái ở gần với biển bao gôm nguy cơ của việc mặn hoá không khí và nước; chất lượng nước kém và không an toàn xuât phát từ các hoạt động ở vùng thượng lưu; sự cạnh tranh gay gat về đất ở vùng ven biển.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của các linh vực khác. Các mối tương tác này có thể tích cực nhưng thường là tiêu cực và xoay quanh các cạnh tranh về đất, nước, nguồn vốn và lao động.
Tác động tiêu cực của nông nghiệp đối với các lĩnh vực khác bao gồm: việc làm ô nhiễm nghề cá thông qua các hoá chât dùng trong nông nghiep và làm nghẽn bùn đối với các rạn san hô và các cảng do viec xói mòn đât. Mât nơi ở và suy giảm đa dạng sinh học vùng ven biểm cũng có the xảy ra. Ngược lại, nông nghiep ven biển cung có thể bị ảnh hưởng từ các ô nhiem xuât phát từ các hoạt động ở vùng ven biển hay tham chí có the gây ra các tác dong tiêu cực do chính các hđ của nó, ví dụ như hđ tưới tiêu không thích hợp có the dan dên viec nhiem mặn nước bien.
De có the có kê hoạch thông nhât của nông nghiep trong kê hoạch tổng thể của vùng ven biển, giai đọan đâu tiên là thu thập các thông tin thích dáng và hữu ích. Các thông tin này bao gôm các đặc điểm môi trường kinh tế xã hội, sinh học, vat lý; mối tương tác giữa các linh vực, sự quản lý và sự cưỡng ép, các cơ hoi và khả năng lựa chọn trong các linh vực. Giai đọan tiêp theo là vạch ra kê hoạch liên quan đên các dac diem dac biet của nên nông nghiep ven biển, trong khi van bảo đảm kê hoạch này phù hợp với mục tiêu tổng thể của quốc gia vê nông nghiep. Trong giai đọan này, các bien pháp giảm thieu hay tránh các tác dong tiêu cực dên các
linh vực khác phải được trình bày. Điều đó có thể phải rà xét lại kinh phí, viec đánh thuế và các qui định trong khi trình bày các dịch vụ hỗ trợ và xem lại cơ cấu hành chính. Kêt quả có the thay doi vê mô hình sản xuât và phương pháp canh tác. Trong quá trình thực hien, các người cùng tham gia và các bên liên quan sẽ được thăm dò và cân duy trì mối liên lạc thích đáng vs các Bộ, Ngành của các linh vực khác.Các kê hoạch phát trien nông nghiep vùng ven biển sẽ trình bày các đặc điểm dac biet vê nông nghiep của vùng, mối tương tác với các linh vực khác và tâm quan trọng của các hoạt động bền vững.
Câu 3. Lí giải vì sao phải quản lý và phát triển bền vững vùng ven biển.
Vùng ven biển rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống con người vì những tài nguyên và giá trị quý giá của những tài nguyên ở đó.
Hiện nay,vùng ven biển là tụ điểm phát triển của nhiều quốc gia,nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế xã hội,đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động này.
Trong tương lai, vùng ven biển sẽ còn có tầm quan trọng ngày càng cao do chiến lược hướng ra biển của nhiều quốc gia, nhiều địa phương và do số lượng dân cư sinh sống ở khu vực này sẽ ngày một nhiều hơn.
Quá trình CNH, đô thị hóa,phát triển thương mại và các ngành kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở vùng ven biển, cùng với áp lực gia tăng dân số và những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu,đã và đang làm gia tăng các vấn đề về sử dụng tài nguyên, an sinh xã hội và phát triển vùng ven biển. Việc quản lý vùng ven biển do đó cần có sự nỗ lực tổng hợp và đa ngành
Các nguồn tài nguyên và môi trường vùng ven biển có tầm quan trọng thực tế đối với con người, đặc biệt là với người dân sống ở các huyện ven biển và các đảo ven bờ( phân tích, ví dụ).
Nguồn lợi biển và tài nguyên bờ phải được sử dụng dài lâu,vừa thỏa mãn được nhu cầu kinh tế trước mắt trong sức chống chịu của các hst,vừa duy trì được nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Rõ ràng là ở vùng ven biển rất khó quản lý chỉ một loại tài nguyên cụ thể nào đó hoặc gia tăng cường độ phát triển chỉ của một lĩnh vực kinh tế nào đó khi thiếu vắng một khuôn khổ chung, tổng hợp và toàn diện trong chính sách quy hoạch và quản lý. Mục tiêu chung của một chương trình quản lý tổng hợp như là quản lý tổng hợp vùng ven biển là để quản lý hiệu quả hơn và sử dụng bền vững tài nguyên ven bờ và đảm bảo môi trường tự nhiên một cách tốt nhất.
Ql phù hợp nhằm mục đích tăng cường sự điều phối trong quản lý để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong sử dụng tài nguyên ven bờ.
Quản lý vùng ven biển đến nay được thừa nhận là quá trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức tại vùng ven biển hiện tại cũng như lâu dài. QL tạo cơ hội cho các vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích hiện nay và trong tương lai của vùng biển.
Thông qua việc tính đến các lợi ích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, QL và pt bền vững vùng ven biển có thể kích thích sự phát triển vùng ven biển, phát triển tài nguyên và hạn chế sự suy thoái các hệ thống tự nhiên của chúng. QLvà pt bền vững vùng ven biển có thể cung cấp khung sườn cho các phản ứng linh hoạt nhằm đôi phó với sự không chắc chắn của các dự báo về tương lai, kể cả về thay đổi khí hậu.
Tóm lại QL và pt bền vững vùng ven biển có thể cung cấp cho các nước ven biển quy trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Câu 4. Tại sao nói thế kỉ XXI, XXII là thế lỷ của biển và đại dương.
- Do nguồn lợi khai thác ở đất liền ngày càng cạn kiệt.
- Phần lớn các nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho con người chủ yếu ở đại dương như dầu mỏ, sa khoáng biển, sắt, vật liệu xây dựng....
- Ngoài ra biển còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn cung cấp cho cuộc sống con người, và đây hiện đang là nguồn thức ăn quan trọng.
- Biển và đại dương là có tiềm tàn cho những nguồn năng lượng.
Câu 5. Xu hướng chung hiện nay của các nước trong khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển.
Hiện nay, vùng ven biển có 5 vấn đề chính:
+ Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất lien và từ biển.
+ Phá hủy nơi cư trú tự nhiên.
+ Khai thác và đánh bắt cá quá mức.
+ Tác động của biến đổi khí hậu.
+ Sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe dọa cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên Xu hướng chung:
Mỗi quốc gia có 1 cách thức và phương thức quản lí riêng nhưng đúc kết lại theo UNEP, có những xu hướng chính sau:
+ Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lí để khai thác hợp lí tn và bảo vệ mt. Thúc đẩy phát triển tn và mt ven biển. Biểu hiện: luật về biển của mỗi 1 quốc gia. (VD: Mỹ: luật biển năm 2000 ; Canada: Luật biển 1997 ; Úc: Luật bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ mt; Việt Nam: Luật biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo năm 2012)
+ Hoàn thiện khung thể chế quản lí biển ( có sự tham gia của các bộ ngành, các đơn vị liên quan. VD: ở NB có 1 cơ quan đầu mối về chính sách biển tổng hợp do thủ tướng đứng đầu. ở Úc có 1 bộ trưởng bộ biển đảo quốc gia. Ở VN có tổng cục biển và hải đảo )
+ Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái mt nghiêm trọng, tăng cường kiểm soát ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển. Trong đó thế giới cần xác định các hoạt động để kiểm soát và ngăn ngừa như: Du lịch, hàng hải, khoan thăm dò khai thác, vận chuyển dầu khí, khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy và các công trình khác liên quan
+ Thúc đẩy, tăng cường quản lí tổng hợp đới bờ . Điển hình như các chương trình quản lí tài nguyên biển của châu Mĩ – latinh và vùng Caribe; Chương trình Victoria ( Úc) ; Cape tour ( Nam phi); Bathan ( Philippin); Bali( Indonexia)
+ Quản lí dựa vào hệ sinh thái. Từ sự phát triển, các biến đổi của hst trong tương lai để từ đó đánh giá và quy hoạch hợp lí
+ Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ: Các cách tiếp cận: hỗ trợ sử dụng bền vững, an toàn hiệu quả biển, đại dương và các hồ lớn. Bảo vệ duy trì và khắc phục biển, đảm bảo duy trì khả năng tiếp cận biển; giảm thiểu xung đột và tác động môi trường. tăng cường tính nhất quán, tính chắc chắn, khả năng dự báo. Tăng cường sự phối hợp liên lạc, liên bộ ngành
+ Xây dựng các khu bảo tồn biển, hiện nay trên tg có hơn 500 khu bảo tồn biển, chiếm 8% S đại dương
+ Bảo vệ và quản lí dựa vào cộng đồng (giao trách nhiệm cho người dân quản lí bằng hình thức giao cho các hộ dân quản lí các vùng nuôi trồng thủy sản,...dịch vụ du lịch cộng đồng,...), bảo vệ môi trường bằng cộng đồng => trong mô hình này cộng đồng địa phương được trao quyền cụ thể có kiểm soát trong quản lí các nguồn lợi ven biển => tạo nên sự chủ động và tích cực của cộng đồng địa phương trong việc quản lí và bảo vệ các nguồn lợi biển.
+ Chú trọng các giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển => bảo đảm sự ổn định trong thu nhập = cách đa dạng các dịch vụ, phát triển các ngành kinh tế phù hợp.
+ Lồng ghéo vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu vào trong chính sách quy hoạch và công tác quản lí tài nguyên và môi trường biển ( gd vì môi trường- các biện pháp; gd trong mt – liên quan đến thực tế, các thông số, nghiên cứu, chứng minh của các chuyên gia để rút ra các dự báo cho con ng; gd về mt- cung cấp các thông tin, kiến thức về... cho người dân)
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa. chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư và ứng phó vs biến đổi kh.
+ Đẩy mạnh công tác điều tra kiểm sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên mt ven biển để sd bền vững tn mt vb
+ Tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
+ Tăng cường giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công tác điều tra , nghiên cứu và quản lí tn
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác , sử dụng hợp lí tn và bv mt
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển
Câu 6. Cách thức quản lý hải đảo ở ViệtNam.
- Các nguyên tắc quản lý hải đảo:
+ Điều tra đánh giá tổng thể, toàn diện về các điều kiện TN, KT-XH, TNMT
+ Các hải đảo phải được thống kê phân loại định hướng khai thác , sử dụng hợp lý phục vụ PT KT-XH đảm bảo QPAN.
+ Đảm bảo hài hòa giửa nhu cầu khai thác sử dụng và yêu cầu bảo tồn PT và bảo vệ MT HST các hải đảo.
+ Từng bước nâng cao thích ứng của các hải đảo với BĐKH và nước biển dâng.
+ Việc khai thác sử dụng các hải đảo phải được quản lý thống nhất từ TW đến địa phương.
- Phân loại các hải đảo:
+ Hải đảo có cư dân sinh sống bao gồm các hải đảo có cư dân sinh sống thường xuyên, ổn định và được quản lý theo đúng quy định của pháp luật về cư trú.
+ Hải đảo không có cư dân sinh sống bao gồm các hải đảo không có daqan sinh sống thường xuyên ổn dịnh.
- Lập và quản lý hồ sơ hải đảo:
+ Phiếu trích yếu thông tin hải đảo: Tên hoặc số hiệu đảo, loại hải đảo, vị trí tọa độ diện tích hải đảo, quá trình khai thác sử dụng.
+ bản đồ thể hiện vị trí tọa độ ranh giới diện tích hải đảo trên nền hải đồ với tỉ lệ thích hợp
+ Kết quả điều tra đánh giá tổng hợp TNMT hải đảo.
- Sổ thống kê theo dỏi biến động TN:
+ Quản lý hải đảo do UBNB tỉnh hoặc UBND thành phố thuộc TW ven biển có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ địa phương, bộ TNMT có quy định chi tiết.
+ Hồ sơ hải đảo hướng dẩn việc lập chỉnh lý và quản ký hồ sơ hải đảo.
Câu 7. Vì sao hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để bảo vệ TNMT vùng ven biển.
- Vì đây là vấn đề mang tính toàn cầu
- Ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi quốc gia
- Khi môi trường bị ảnh hưởng cần có khoa học, ki thuật và sự giúp đỡ của các nước tiên tiến
- Vùng biển, đại dương không được phân chia mà là 1 thành phần môi trường nhưng do lợi ích kinh tế,con người phân chia thành từng vùng lãnh thổ. Do đó cần có sự liên kết để bảo vệ.
Câu 8. Cho ví dụ minh họa về hồ sơ vùng bờ ở Nghệ An.
Diện tích
16.487 km²
Huyện thị
- gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện.
- 5 huyện thị giáp biển: TX. Cửa lò và Hoàng mai.
TP. Vinh. Huyện Quỳnh lưu, Diển châu, nghi lộc
Các Sông chính
Sông Lam
Điều kiện TN
- Lượng mưa TB năm: 1.670mm
- Nhiệt độ TB: 25,20C
- Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ
- Độ ẩm tương đối TB: 86-87%
- Vĩ độ: 18o33' đến 19o25' vĩ bắc
- Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.
Dân số 2014
3,037 triệu
GDP
GDP 2014 đạt gần 8% Thu nhập bình quân đầu người 2014 đạt 29 triệu đồng/ người /năm
Giao thông
- Đừng bộ: Trong tỉnh có Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, Quốc lộ 46,
Quốc lộ 15. Ngoài ra còn có 132km đường Hồ Chí Minh,
có các tuyến đường ngang nối liền Quốc lộ 1A và 15A
- Đường sắt: Toàn tỉnh có 7 ga trong đó ga Vinh là ga chính
- Đường thủy: Mạng lưới đường thủy bao gồm cả đường
sông và đường biển gắn với hai cảng biển Cửa Lò và Cửa Hội
- Hàng không: Sân bay Vinh với các tuyến bay: Vinh –ĐàNẵng; Vinh – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lạ
Ngành kinh tế chính
-Công nghiệp
- Du lịch
- Đánh bắt
- Cảng biển
Các khu CN chính
- Khu công nghiệp đông nam
- Khu vực hoàng mai
- Khu vực phú quỷ
Câu 9. CMR: Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến mt vùng ven biển.
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việc tần suất lớn hơn của các dòng nước nóng; tăng cường độ các trận bão; lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phân tán nhanh hơn của các bệnh; mất đa dạng sinh học. Sự dâng lên của mực nước biển gây nên mối đe dọa nghiêm trọng của các quốc gia có mức độ tập trung cao cả dân cư và các hoạt động kinh tế ở các khu vực ven biển.
Theo các dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi Khí hậu (IPCC), trong vòng 100 năm tới, mực nước biển có thể tăng trung bình từ 25 đến 80cm, với ước tính tốt nhất là 50 cm..Kể cả khi mức này thấp hơn 25% so với mức dự báo năm 1990, hay thậm chí thấp hơn từ2-4 lần so với tốc độ thực tế trong 100 năm qua, thì vấn đề quy họach quản lí dải bờ biển vẫn luôn là vấn đề quan tâm chính trong hoạch định vùng ven biển. Hơn nữa sự phát thải khí nhà kính ổn định hoặc giảm xuống , mực nước biển sẽ tiếp tục gia tăng trong hàng thập kỉ hoặc thậm chí hàng thế kỉ vì time phản ứng ứng lâu dài của hệ thống đại dương trên thế giới.
Mực nước biển gia tăng và hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến HST và KTXH vùng VB. Tác động:
- Làm ngập và chiếm chỗ ngập nước và vùng đất thấp.
- Xói mòn bờ biển
- Làm trầm trọng nạn ngập lụt do bão và ở bờ biển
- Làm tăng độ mặn của vùng cửa sông và đe dọa tầng nước ngọt; làm giảm chất lượng nước
- Làm thay đổi phạm vi thủy triều ở các sông và vịnh
- Làm thay đổi kiểu lắng đọng bùn cát
- Làm giảm lượng ánh sang chiếu xuống đáy nước.
Những tác động này dẫn đến những hậu quả tiếp theo đối với các HSTvà cuối cùng ảnh hưởng đến các hệ thống KTXH ở vùng ven biển. Người ta thấy rằng, những tác động này không giống nhau trên thế giới và ở mỗi khu vực bị tác động # nhau. Các khu vực này là các vùng đồng bằng thủy triều và vùng đồng bằng ven biển thấp, vùng cửa sông và đầm phá, rnm và rạn san hô. Các đảo nhỏ là trọng tâm cần quan tâm vì 1 số dự báo cho rằng các đảo an hô và đảo san hô vòng thấp sẽ hoàn toàn biến mất hoặc không có sinh vật ở , do sự di dân của 1 số quốc gia đảo nhỏ.
Nói chung, phản ứng của bất cứ HST VB nào với sự biến đổi khí hậu và mực nước biển gia tăng phụ thuộc nhiều vào khả năng phục hồi của nó đối với sự thay đổi.
Các khu kt- xh bị đe dọa bởi tác động BĐKH và mực nước biển dâng ở mức độ # nhau. Sự liên quan của những hiện tượng thay đổi khí hậu # nhau gồm cả sự thay đổi mực nước biển, những hoạt động cực đoan và nhiệt độ nước đối với các khu vực kt-xh chủ yếu về khía cạnh tác động có tính thị trường và phi thị trường... (vd minh họa)
Câu 10. Vai trò của vùng ven biển đối với sự phát triển của VN.
Tự nhiên:
- Điều hòa khí hậu
- Vòng tuần hoàn nước
- Đa dạng sinh học
Kinh tế - xã hội:
- Nơi ở, môi trường sống của 53% dân số
- Là cửa mở để:
+ Giao lưu hợp tác quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa
+ Thu hút vốn đầu tư
+ Chuyển giao khoa học- kĩ thuật- công nghệ
+ Học hỏi kinh nghiệm, đi tắt đón đầu
=> phục vụ cho công cuộc đổi mới, CNH-HĐH
- Là bàn đạp để:
+ Tiến ra bển
+ Bệ phóng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ( khai thác TNTN; chế biến; gtvt biển; du lịch biển; cảng và hàng hải
An ninh- quốc phòng: Là ranh giới bảo vệ VN khỏi những thế lực thù địch ; khẳng định địa bàn lãnh thổ. Bền vững trong anh ninh quốc phòng.
Chính trị: Nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế
( nêu ví dụ cụ thể cho từng lĩnh vực)
Câu 11. Trình bày hệ sinh thái cửa sông.
- KN: Là thủy vực ven bờ tương đối kín, là nơi mà nước ngọt và nước mặn gặp nhau
- Đặc điểm sinh thái: Chế độ thủy hóa thay đổi , chế độ muối thay đổi, nền đáy bùn, thiên tai thường xuyên xảy ra như bảo lũ, nhiệt độ thay đổi lớn, sóng nhỏ, dòng chảy chủ yếu là do dòng triều và nước sông chi phối
- Đặc điểm sinh vật: Là sinh vật rộng muối có nguồn gốc từ biển các loại nước lợ, số lượng loài động vật thường nghèo, tính đa dạng kém.
Câu 12. Trinh bày hệ sinh thái vùng triều.
- KN: Là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí thay đổi.
- Đặc điểm sinh thái: Sự giao động nhiệt lớn, sóng lớn và độ muối thay đổi lớn.
- Đặc điểm sinh vật: Sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự biến động của môi trường, các loại có võ cứng, loài hai mảnh, loại chạy nhanh, rong, tảo.
Có 3 loại bãi triều: Bùn, cát, đá
- Vai trò: Cung cấp các nguồn lợi kinh tế và nơi trao đổi vật chất năng lượng cho các hệ sinh thái , cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, góp điều hòa khí hậu nhờ ảnh hưởng của đất liền và biển, và là khu du lịch nghĩ dưởng.
\
Câu 13. Trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- KN: là hệ sinh thái của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền của thực vật vùng triều.
- Đặc điểm sinh thái: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy triều, môi trường nước lợ, độ muối thay đổi lớn.
- Đặc điểm sinh vật: Sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của môi trường, các loại thực vật, động vật rất phong phú, nhiều loại đông vật ăn thịt như cá sấu, rắn biển nhiều loại cây ngập mặn đa dạng.
- Vai trò: Cung cấp gổ cây dược liệu, cho mật nuôi ong, nguyên liệu cho công nghiệp, vai trò rất quan trong trong cung cấp chất hửu cơ, bải đẻ, sống , nuôi dưởng cho nhiều loại động vật hải sản có giá trị điều hòa khí hậu, chắn sóng, bảo cát chống sa mạng hóa.
Câu 14. Trình bày hệ sinh thái rạn san hô.
-KN: Là hệ sinh thái của những cá thể hình trụ rất nhỏ có hàng xúc tưở trên đầu để bắt mồi trong môi trường nước, chúng tồn tại ở khắp các vùng nước nông củng như sâu.
- Đặc điểm sinh thái: Ánh sáng, trầm tích, độ muối, mức chênh lệch triều, nhiệt độ và độ sâu, thức ăn và chất dinh dưởng vô cơ.
- Đặc điểm sinh vật: gồm san hô cứn, sừng và mềm, rất nhạy cảm với BĐKH.
- Ảnh hưởng: nhiệt độ tăng, nước bhieenr dâng, thay đổi độ muối, chế độ sóng.
Câu 15. Trình bày Hệ sinh thái thảm cỏ biển.
- KN: Là nhóm thực vật có hoa sống ở dưới nước vùng nhiệt đới và ôn đới, phát triển mạnh ở vùng nước nông, có khả năng thích nghi với vùng nước mặn, chịu được nước có khả năng thụ phấn nhờ nước,
- Đặc điểm sinh thái: Ánh sáng trầm tích độ muối, nhiệt độ độ đục độ sâu.
- Đặc điểm sinh vật: gồm sinh vật bám (tảo, vi khuẩn, nấm...), các loại tôm cá, hải sâm, cầu gai, vẹm, ốc... các loại bò sát thứ biển ( rùa, rắn, đồi mồi...)
- Vai trò: Rất quan trọng điều chỉnh môi trường thủy vực bảo tồn nguồn ren, cung cấp nơi ở cho các loài, cung cấp nguyên nhiên liệu thông tin nghiên cứu, du lịch.
Có nguy cơ suy thoái mất loài, mất diện tích phân bố, ôi nhiểm, thoái hóa môi trường, giảm đa dạng sinh học.
Câu 16. Chứng minh biển và ven biển rất phong phú về TNSV.
- Đa dạng sinh học biển được hiểu là tổng các dạng sống trong đại dương, được nhìn nhận ở ba mức: đa dạng loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Đa dạng loài củng biểu hiện ở ba khía cạnh tổng số lượng loài, sự phong phú tương đối của loài, loài ưu thế nhất.
- Về tổng thể số loài sinh vật phát hiện được trong đại dương thế giới ít hơn trên lục địa, nhưng đa dạng loài động vật thì cao hơn. Đến năm 1990 đả phát hiện được trên 200000 loài sinh vật biển, trong đó gần 98% là động vật đáy, chỉ còn khoảng 2% là các nhóm trôi nổi và bơi lội. ngoài ra trong số trên có 180000 loài động vật, hơn 16000 loài cá và khoảng 25000 loài thực vật.
- Biển và đại dương củng chứa đựng đa dạng hệ sinh thái và nơi cư trú tự nhiên cuả sinh vật, tập trung chủ yếu ở đới bờ.
- Trong biển và đại dương có khoảng 20 hệ sinh thái thường gặp với quy mô và giá trị khác nhau: Rừng ngập mặn (Sống kèm với nó là khoảng 1600 loài sinh vật khác nhau), Rạn san hô ( Cung cấp hơn 93000 loài động thực vật biển), Thảm cỏ biển, Đầm phá, .....
* Vai trò:
Ước tính có khoảng 200 tỉ tấn sinh vật sống trong biển và đại dương, bao gồm caqr 3 nhóm: sinh vật đáy, bơi lội, và trôi nổi. đây là nguồn tài nguyên tái tạo rất lớn, nguồn dự trử thực phẩm quan trọng cho loài người trong tương lai. Chỉ tính riêng động vật biển đả có khoảng 32,5 tỉ tấn. Năng lực cung cấp thực phẩm cho loài người của đại dương bằng 1000 lần sản phẩm nông nghiệp của toàn bộ diện tích bề mặt các lục địanếu được cày bừa và cấy trồng, Cung cấp 14% lượng chất đạm động vật trên thế giới,...
Câu 17. Trình bày tài nguyên băng cháy.
- Khái niệm:
Là một thứ ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước ở dưới điều kiện và áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp ( dưới 0 độ c) có tên khoa học là Natural Hydrate, hoặc Gas Hydrate, khi hàm lượng Methane vượt quá 75% thành phần của Gas Hydrate thì nó được gọi là Mathane Hydrate.
- Nguồn gốc:
Dầu khí hình thành do dầu thì băng cháy củng như vậy. về bản chất đó chủ yếu khí Metan CH4 tích tụ lẩn trong bùn từ đáy biển trở xuống đến độ sâu khoảng 500M khác với dầu khí cần phải có những cấu trúc thuận lợi để lưu trử thì băng cháy mới có thể tích tụ và hình thành.
- Tính chất và cấu tạo:
+ Là một loại khí Hidrate tồn tại dưới dạng hổn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, ở dạng tinh thể màu trắng xám hoặc vàng, có thế trong suốt hoặc mờ đục.
+ Bao gồm khí Hydrocarbon (chủ yếu là Methan) và nó được hình thành ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp.
+ Có khả năng bay hơi ở điều kiện thường như băng phiến.
- Phân bố và khả năng khai thác:
+ Phân bố ở vùng thềm biển sâu ít nhất từ 300M trở lên, các đảo ngầm ở đại dương, và các vùng băng vĩnh cửu ở các lõi ở nam cực.
+ Có hơn 90 quốc gia có trử lượng băng cháy
+ Các nước có trử lượng lớn nhất là Canada, Nga, Mỹ, Ấn độ, Nhật bản, Trung quốc.
+ Nga, Trung quốc, Nhật đang tìm cách khai thác.
- Một số vấn đề đặt ra:
+ Là nguồn năng lượng khổng lồ, cứ 1m3 băng cháy thì giải phóng khoảng 164m3 Methane cao gấp 2 đến 5 lần khí thiên nhiên, lại sạch và không gây ôi nhiểm môi trường vì là Hidrate đông lạnh ít tạp chất.
+ Được hình thành ở nhiệt độ thấp và áp suất cao nên chỉ cần thay đổi áp suất hoặc nhiệt độ lên 1 – 20C là sẽ làm băng cháy phóng thích Methane gây nên thảm họa nhà kính toàn cầu, gây sóng thần khi các thềm lục địa đổ sập xuống.
+ Có thể là nguyên nhân gây ra các vụ mất tích máy bay.
+ Có thể cung cấp cho con người nguồn năng lượng khổng lồ, cung cấp đủ cho con người sử dụng trong vòng 2000 năm nửa.
+ Chưa có quốc gia nào khai thác băng cháy ở quy mô công nghiệp.
+ Làm sao để khai thác an toàn và hiệu quả là một thách thức đối với nhiều nước.
+ Phương pháp khai thác băng cháy về nguyên tắc là không được đem lên mà phải làm tan chảy băng dưới lòng đất bằng cách làm giảm áp suất để thu khí Methano nhưng làm sao xây dựng được đường ống đẩn khí Methano khi băng cháy p0haan hủy là một thách thức của giới công nghệ.
Câu 18. Mục tiêu và nguyên tắc QLTN -MT biển và ven biển.
* Mục tiêu:
- Hướng dẩn mức độ sử dụng và can thiệp đối với nguồn TN ven biển.
- Duy trì MT vùng bờ với chất lượng cao nhất.
- Giải quyết các mâu thuẩn giửa các hoạt động tác động tài nguyên vùng ven biển và việc sử dụng không gian.
- Tôn trọng các quy trình TN. Phát huy các quy trình có lợi và ngăn chặn những sự can thiệp có hại.
- Xác định và kiểm soát các hoạt động có hại đến MT biển
- Kiểm soát ôi nhiểm
- Phục hồi HST
- Đảm bảo đạt được mục tiêu KT-XH-MT
- Đảm bảo các quyền sử dụng truyền thông và các cách tiếp cận hợp lý đối với TN
- Nâng cao nhận thức , PT cộng đồng
* Nguyên tắc:
- Hướng tới sự PTBV
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế quốc gia vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong QLMTVB
- QLMTVB xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
- Phòng ngừa thiên tai suy thoái MTVB cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục MT nếu để xảy ra ôi nhiểm.
- Người gây ôi nhiểm phải trả tiền.
Câu 19. Sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng NTN đến môi trường ven biển. VD minh họa.
* Nguyên nhân:
Do tài chở dầu bị tai nạn, đắm trên các đạ dương, hoạt động của các cảng biển vùng nước ven bờ, các sự cố bàn khoan, ôi nhiểm do khai thác dầu, dò rỉ tháo thải trên đất liền, phá hủy các dàn khoan, chiến tranh...
* Hậu quả:
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô.
Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.
Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu.
Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
Ví dụ : Vùng biển Việt Nam là loại biển mở nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu. Tuy chưa xếp vào biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng duyên hải, cộng thêm hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trong khu vực ngày càng gia tăng, trong khi nơi đây lại là khu vực thường xuyên xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển.Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển nước ta có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm ở miền Trung; từ tháng 5 đến tháng 6 ở miền Bắc.
Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 1992 - 2008, lượng dầu tràn trên biển Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như những vụ tràn dầu với lượng từ 7 - 700 tấn thường tập trung chủ yếu do tàu mắc cạn. Còn các vụ tràn dầu với số lượng lớn hơn 700 tấn chủ yếu là do quá trình vận chuyển dầu và va chạm tàu trên biển.
Qua khảo sát tại cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nơi thường xuyên là chỗ neo đậu của hàng nghìn tàu cá từ nhiều vùng, miền khác nhau. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây do cặn dầu của những con tàu "vô tư" xả ra đen đặc một vùng rộng lớn. Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như toàn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.
Do đó, sự cố môi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Hiện việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cả về cơ sở pháp luật và các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô nhiễm tràn dầu.
Bổ sung
Câu. Trình bày HST rừng ngập mặn, cần làm gì để bảo vệ HST rừng ngập mặn.
HST rừng ngập mặn là HST thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thực vật với tổ hợp động thực vật đặc trưng. Trong HST này, các động thực vật, VSV trong đất và MT tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi chất và đồng hóa năng lượng.
pRừng ngập mặn phân bố chủ yếu trong các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới 2 bên đường Xích đạo ( từ 250 Bắc đến 250 Nam). Tổng S rừng nhập mặn trên thế giới ước tính khoảng 15.429.000 ha, trong đó 6.246.000 ha thuộc châu Á nhiệt đới và châu Đại dương, 5.781.000 ha ở Châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000 ha thuộc châu Phi.
VN có ĐK thuận lợi cho RNM sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là vùng ven biển đồng bằng Nam Bộ. trước chiến tranh, RNM nước ta chiếm S tương đối lớn, khoảng 400.000 ha,trong đó có vùng Nam Bộ chiếm 250.000. Hai vùng có RNM tập trung là bán đảo Cà Mau khoảng 150.000 ha và Rừng Sát khoảng 40.000 ha. Do khai thác rừng để lấy than,gỗ,củi quá mức nên S rừng giảm nhanh chóng, đến cuối năm 1960 rnm chỉ còn ¾ S. từ năm 1962-1971 cuộc chiến tranh hóa học của Mĩ đã hủy diệt khoảng 104.123 ha, trong đó 52% ở mũi Cà Mau và 41% ở Rừng Sát. Đến nay HST RNM ở nước ta đã bị phá hủy nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là khai thác quá mức, phá rừng làm ao nuôi trồng thủy sản , xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư. Diện tích RNM ước tính đến năm 2002 là 156.608 ha
Môi trường thủy lợi cho HST RNM phát triển là đất ngập nước, nguồn khoáng vô cơ được bổ sung cho hst thông qua quá trình trao đổi nước từ sông và biển, và quá trình phân hủy chất vô cơ do vsv và các loài động vật. Các quần xã RNM có nhiều lợi ích trong HST lớn hơn nơi chúng sống. Điểm nổi bật nhất là sản xuất ra 1 lượng lớn sinh khối và các chất bã – những thứ theo dòng nước mang đi làm giàu cho môi trường ven biển. Những mảnh vụn này sẽ là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật. HST RNM còn là nơi trú ẩn và phát triển của các loài động vật trên cạn và dưới nước, là lá chắn sóng, bão cho vùng đất liền, là "cỗ máy" lọc nước khổng lồ và có tác dụng lớn trong việc bảo vệ chất lượng nước thông qua khả năng tự tách chất dinh dưỡng ra khỏi nước. bên cạnh đó, RNM còn hỗ trợ 1 số hoạt động thương mại và các lợi ích đặc biệt cho cộng đồng dân cư ven biển.
Câu . Trình bày HST thảm cỏ biển, cần làm gì để bảo vệ HST thảm cỏ biển.
Hệ sinh thái thảm cỏ biển rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi của MT.
Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này. Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như C, N2, O2 và P, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao.Các bãi thảm cỏ biển hết sức đa dạng và có năng suất sinh học cao.các bãi cỏ biểm 15% tổng lượng dự trữ cácbon của đại dương. Hàng năm cỏ biển cô lập được 27,4 triệu tấn CO2.
Cỏ biển có tác dụng làm chậm dòng chảy đẩy mạnh quá trình lắng đọng trầm tích .....trong chiến tranh thảm cỏ biển được dùng làm băng y tê và các mục đích khác kể cả nguyên liệu sản xuất thuốc súng,ngày nay chúng được dùng trong sản xuất nội thất. Cỏ biển được phân bố rộng ở nhiều vùng ven biển nhiệ đới và ôn đới có nề nước nông ,nước trong và không có sóng mạnh.Nó không phát triển ở những nơi có năng lượng sóng mạnh hoặc nhiều vùng cửa sông nhập lưu của dòng sông lơn scó mang theo nhiều bùn cát .S cỏ biển trên thế giới là khoảng 177000 km2
+Hiện trạng thảm cỏ biển ngày nay: diện tích thảm cỏ biển ngày nay đang bị thu hẹp dần trong vòng 1 thập kỷ qua khoảng hơn 30000km2 tảo biển đã bị phá hủy . Theo nhà sinh học biển người austraylia thì mỗi năm toàn cầu mất 30% diện tích thảm cỏ biển với khoảng 110km2 con số này đang ngày càng tăng.
+Hậu quả: Mất cỏ biển dẫn đến mất các chức năng và dịch vụ đi kèm của vùng ven biển. Thảm cỏ biển mất làm thay đổi lưới thức ăn và mất nguồn lợi biển. Sự suy giảm chất lượng nước biển và phá hủy nơi sinh cư tự nhiên đã làm giảm đáng kể nguồn lợi sinh vật biển
+Nguyên nhân: Do con người và do tự nhiên
Do con người: con người tác động lên thảm cỏ biển thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp.các hoat trục tiếp như sự đi lại của tàu thuyền làm tăng độ đục của nước,phương thúc đánh bắt như dùng thuốc nổ,lưới cào và xung điện để đánh bắt thủy hải sản làm ảnh hưởng đến thảm cỏ biển,hoạt động cải tạo thay đổi mục đích sử dụng đất làm tăng quá trình lắng đọng giảm lượng ánh sáng khuyết tán xuống biển hoặc chôn vùi cỏ làm cỏ bị chết .Nuôi trồng nước mặn nước lợ công nghiệp chế biến thức ăn xả thải làm giảm chất lượng nươc.
Do tự nhiên: nhiệt độ toàn cầu đang ngày càng tăng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng trao đổi chất và phát triển,phân bố của cỏ biển,hàm lượng CO2 tăng gây ra hiện tượng ưu dưỡng làm cho cỏ biển bị giảm nhanh chóng,tác động của tia cực tím
+ Giải pháp:
- Quan trắc định kỳ bằng các pp quan trắc có thể biết được biết được những biến động nội tại và xu hướng biến động.
- Giáo dục nâng cao nhận thức người dân,quản lí dựa vào cộng đồng.
- Đẩy mạnh việc khai thác đi đôi với nuôi trồng.
- Thành lập lực lượng bảo vệ các cơ quan chính quyền có chức trách.
- Thi hành các văn bản pháp luật xử phạt đối với các hành vi vi phạm .
- Tăng cường hợp tác quốc tế trao đổi kinh nghiệm và tiếpthu khoa học kĩ thuật.
Câu. Tại sao hoạt động du lịch và giải trí của con người lại có ảnh hưởng tiêu cực đến MT vùng ven biển. những biện pháp hạn chế những tác động đó.
Du lịch và giả trí có thể được coi là ngành công nghiệp sạch. Cũng như các ngành nghề khác, khi ngành du lịch và giải trí phát triển cũng tạo động lực cho các ngành nghề khác phát triển như hệ thống nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ về văn hóa truyền thống, kinh tế xã hội, thương mại, các làng nghề truyền thống.... Rất nhiều nước đang phát triển coi du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, tuy nhiên lại thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch cho sự phát triển bền vững và quản lí tốt nền nông nghiệp này. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến môi trường và xã hội. Các vấn đề môi trường bao gồm ảnh hưởng của sự phát triển các cơ sở du lịch như nhà
nghỉ, công viên, sân golf...dẫn đến thay đổi phong cảnh tự nhiên và nếu quản lí không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm. Ảnh hưởng khác đến mt có thể kể đến việc tăng khai thác nguồn lợi biển và ven bờ do du khách kể cả việc neo đậu tàu thuyền gây hại đến tổ chức đáy, khai thác hải sản quá mức và rác thải..bên cạnh đó, phát triển du lịch có thể làm mất cảnh quan tự nhiên, hst của 1 vùng miền nào đó, du lịch lặn biển khám phá san hô có thể làm cho môi trường sống của san hô và các loài thủy sản sống trong khu vực đó bị ảnh hưởng. Hơn nữa, ngành du lịch cũng thải ra môi trường không ít rác thải ra môi trường. Vì thế cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản. Các vấn đề xã hội bao gồm sự xáo trộn dân cư bản địa, hạn chế tiếp cận nguồn lợi cho thu nhập và kiếm sống, thu hẹp vùng hoang dã, mâu thuẫn giữa người sử dụng tài nguyên và thay đổi lối sống....
Biện pháp hạn chế:
..................
Câu . Các bước để quản lí tổng hợp vùng ven biển. Cho ví dụ ở Việt Nam.
B1: Chuẩn bị :
+ Cơ chế quản lí dự án/ chương trình
+ Kế hoạch công việc và ngân sách
+ Xác định các bên liên quan và tham vấn bước đầu
+ Huấn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt
+ Xây dựng chương trình giám sát dự án
+ Đánh giá nhu cầu để hiểu rõ trạng thái vùng ven biển
+ Đánh giá nhu cầu để xây dựng các văn bản về QLTHVVB.
B2: Khởi động:
+ Hồ sơ vùng bờ
+ Xác định các vấn đề ưu tiên ( bảo tồn đa dạng sinh học/ môi trường sống; ô nhiễm mt; biến đổi khí hậu/ rủi ro mt; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nguồn cấp và việc sd nước)
+ Đáng giá rủi ro ban đầu
+ Hệ thống quản lí thông tin tổng hợp
+ Truyền thông
+ Tham vấn các bên liên quan/ Nâng cao nhận thức cộng đồng
+ Chiến lược QLTHVVB
+ Xây dựng năng lực
B3: Xây dựng:
+ Khung chính sách thể chế
+ Đánh giá chi tiết rủi ro
+ Kế hoạch thực hiện chiến lược QLTHVVB
+ Các kế hoạch hành động cụ thể ( quản lí và ngăn chặn sự cố mt do thiên nhiên và con ng; quản lí, bảo vệ và tái tạo các hst; quản lí cung cấp và sd nước; quản lí an toàn lương thực và nghề kiếm sống; quản lí rác thải và giảm thiểu ô nhiễm)
+ Các lựa chọn đầu tư và cơ chế tài chính bền vững
+ Giám sát mt tổng hợp
+ Sự tham gia của các bên liên quan
B4: Phê chuẩn
+ Cơ cấu tổ chức quản lí dự án/ chương trình
+ Chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động vùng bờ trong khoảng time 3-5 năm
+ Cơ chế cấp kinh phí để thực hiện chương trình
B5: Thực hiện
+ Cơ chế điều phối và quản lí chương trình/ dự án
+ Chương trình giám sát mt
+ Các kế hoạch hành động 3-5 năm
B6: Sàng lọc- củng cố
+ Rà soát cơ cấu tổ chức
+ Giám sát và đánh giá chương trình
+ Thẩm định các chiến lược và kế hoạch hành động
+ Nâng tầm chiến lược
+ Kế hoạch cho chu trình tiếp theo ( Cập nhập hồ sơ vùng bờ; xác định mục tiêu QLTHVVB mới)
Câu. Hiện trạng MT ven biển của VN. VN cần làm gì để BVMT ven biển.
- Có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng.
Biểu hiện: Sự suy giảm các loại TNTN.
Vd: + khoáng sản: có nhiều loại có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng trong ngành CN ( CN nặng, CN cơ khí ..) như than, sắt, dầu mỏ, khí đốt..., trong quá trình CNH-HĐH nước ta đang có nguy cơ cạn kiệt
+ TN biển: TN sinh vật biển; TN phục vụ cho du lịch; TN đất nông nghiệp vùng ven biển, TN nước ngọt cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Ô nhiễm mt: co 70% ô nhiễm biển và đại dương, chủ yếu xuất phát từ đất liền. Theo thống kê: có trên 100 con sông; 880km3 nước, 300 triệu tấn đất phù sa bị ô nhiễm do các chất : xả 35160 tấn dầu/ ngày; Nz tổng hợp (26-52 tấn/ ngày); NH3 ( 15-30 tấn/ ngày)
Từ 1992-2006 chúng ta có 35 sự cố tràn dầu xảy ra.
Axit hóa gia tăng đột biến, độ PH của nước biển nằm ở mức 6,3- 8,2
Thủy triều đỏ xuất hiện khắp nơi, đi kèm với nó là hiện tượng phú dưỡng
Nguyên nhân: - do nước ta chưa quan tâm đến công tác nguyên cứu về biển, do quá chú trọng về kinh tế mà chưa để ý đến việc bảo vệ tn và mt
- CSHT vùng VB và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa có những hệ thống xử lí, tái chế phân loại rác thải, nước thải đạt chuẩn quốc tế
- Vùng biển nước ta còn nghèo
- Vấn đề phòng chống, khắc phục hậu quả của bão lũ thiên tai còn hạn chế, lạc hậu
- Công tác dự báo còn rất yếu
- Sự thiếu hiểu biết về pháp luật về biển, nhất là luật bảo vệ mt biển
- Công tác quản lí còn rập khuôn,máy móc, không làm theo các chính sách pháp luật.
- Các luật còn chung chung, hay thay đổi => sự khập khiễng, không đồng bộ trong quy hoạch, quản lí vùng bờ
- Chỉ mới nâng cao được khả năng thích nghi với những ảnh hưởng, biến đổi khí hậu mà chưa có các biện pháp triệt để
- Khả năng hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ mt biển đảo còn lỏng lẻo
Giải pháp: Tiến hành tổng hợp quản lí vùng bờ...........
( dựa vô nguyên nhân mà bịa ra giải pháp nha J )
Câu. Làm sáng tỏ 1 vấn đề đáng quan tâm về mt ven biển hiện nay. Hướng giải quyết (tham khảo câu 2.9.14.15...)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top