CHƯƠNG 2 : THƯ ĐOẠN THÂN
Bách Bác nhờ những ký ức còn lưu lại của nguyên chủ mà biết được , sau khi cha y qua đời . Ba mẹ con họ bị Hàn lão thái đối xử rất hà khắc, Tống Chiêu còn ở bên tai mụ ton hót nịnh nọt xúi giục mụ . Chèn ép ba mẹ con họ xem họ như nô bộc , công việc trong nhà ngoài ruộng từ lớn đến bé đều bắt họ làm . Phải làm việc vất vả mà còn bị đánh bị mắng , phải ăn cơm thừa canh cặn để sống có khi còn phải nhịn đói mà làm việc . Cuộc sống của họ ở Hàn gia vô cùng cực khổ , tóm gọn lại là sống để người ức hiếp khi dễ .
Hàn Tu Dật thấy nương cùng đệ muội bị đối xử tệ bạc như vậy, thì mấy lần lên tiếng bênh vực nhưng hắn người nhỏ lời nhẹ nên không giúp được gì . Thậm chí còn khiến cho Hàn lão thái căm ghét, đối xử với họ càng tàn ác hơn. Vì không muốn do bản thân quan tâm nương cùng đệ muội, mà khiến họ bị Hàn lão thái càng căm ghét bạc đãi hơn , nên hắn đành giả vờ bỏ mặc không quan tâm họ nữa. Hắn chỉ có thể âm thầm giấu cho họ chút thức ăn, hoặc dùng chút tiền hắn lén chép sách cho người ta mà mua thêm vài cái màn thầu , bánh bao chay để giúp họ không bị đói chết . Tình cảm của hai huynh đệ vẫn luôn rất tốt, Hàn Tu Dật dù rất được Hàn lão thái yêu thương . Từ nhỏ đã được cho đến học đường đọc sách viết chữ, nhưng hắn chưa từng quên đệ đệ của mình . Hắn học được bao nhiêu chữ thì đều dạy lại cho đệ đệ , có đồ ăn ngon cũng luôn để dành cho đệ muội.
Hàn Bác vì không muốn để người Hàn gia phát hiện ca ca vẫn luôn quan tâm họ , còn lén dạy y học chữ nên y đã tìm cho hai người một căn cứ bí mật. Căn cứ này là một hang động , nằm khuất ở chân núi đông ít người lui tới. Ban đầu nơi này chỉ là nơi Hàn Tu Dật sau giờ học , sẽ đi đường tắt đến đây dạy y học chữ . Lâu đần nơi này trở thành nơi liên lạc bí mật của cả hai, Hàn Tu Dật mỗi ngày sẽ đem thức ăn cùng đồ vật đến đây . Khi thì là một quyển sách, khi thì là một bài thơ hay mà hắn chép được. Đồ vật mà hắn đều đặn mỗi ngày không quên đem đến đây chia sẽ cho y , là một phong thư kể lại những điều thú vị hắn gặp được lúc đi học, cùng bài giảng của phu tử dạy hắn ngày hôm đó . Những điều này đã trở thành niềm vui mỗi ngày của cả hai , một người gửi một người nhận. Dù sau này Hàn Bác rời khỏi Hàn gia , không còn bị bỏ đói . Hàn Tu Dật cũng không cần phải âm thầm tiếp tế đồ ăn cho đệ đệ nữa , nhưng thói quen viết thư cho nhau này vẫn không thay đổi. Niềm vui cùng hạnh phúc lớn nhất đời này mà Hàn Bác có được, có lẽ là sự quan tâm yêu thương của ca ca dành cho y . Ca ca là báu vật vô giá mà cha mẹ đã cho y.
Ba năm trước, Hàn Bác mười lăm tuổi có một ngày khi đi lấy củi về , thì phát hiện Hàn Tư Nguyệt đang sợ hãi trốn sau nhà bếp khóc. Y gặn hỏi thì nàng ôm chặt y, vừa khóc vừa kể lại nàng vô tình nghe được . Nãi nãi cùng tam thẩm đang bàn nhau , muốn đem nàng đi bán cho một phú hộ ở trấn trên , làm nha đầu thông phòng cho tiểu thiếu gia nhà đó với giá hai mươi lượng.
Hàn Bác nghe xong rất tức giận nhưng vẫn cố gắng an ủi nàng , bảo nàng đừng lo , y sẽ tìm cách để nàng không bị họ bán đi . Sau khi an ủi Hàn Tư Nguyệt xong , y lập tức đi ra ruộng tìm Vương thị bàn bạc với bà xem có cách nào giải quyết việc này hay không . Vương thị nghe y kể lại mọi việc xong thì chỉ biết bật khóc , người thời đại này bị chữ hiếu đè nặng. Con dâu đã vào cửa rồi thì sống chết đều phải phụ thuộc vào nhà chồng , hôn nhân đại sự của con cái cũng không đến lượt bà quết định .
Nguyên nhân Hàn lão thái muốn bán Hàn Tư Nguyệt là vì Hàn Khôn sắp thi cử nhân , muốn Hàn lão thái đưa cho ông ta năm mươi lượng bạc . Hàn gia tuy cũng được coi là nhà có tiền , nhưng năm mươi lượng là số tiền không nhỏ . Sau mỗi mùa vụ trừ số lượng nộp thuế cùng với lưu lại để dành ăn , thì đem bán cũng chỉ thu vào được mười mấy lượng là cùng . Thêm việc mười mấy năm nay phải chu cấp tiền cho gia đình Hàn Khôn sinh hoạt ở huyện thành, cùng trang trải sinh hoạt cho cả nhà lớn nhỏ nên tiền để dành cũng không được bao nhiêu. Hàn lão thái nghe Hàn Khôn muốn bạc thì lo lắng không thôi , vì bạc trong nhà chỉ còn mười mấy lượng . Mụ đang tính có nên bán đất để gom đủ bạc cho ông ta hay không , thì Tống Chiêu nói với mụ là bà ta bắt được một mối . Nếu họ đem Hàn Tư Nguyệt đi bán thì sẽ được hai mươi lượng . Tống Chiêu làm vậy cũng là có tâm tư riêng , bà ta muốn dựa vào việc này mà kiếm chút tiền bỏ túi riêng. Tuy Hàn lão thái già rồi nhưng vẫn rất bưu hãn, quản tiền cũng rất ghê gớm nên bà ta đành dùng cách này để kiếm tiền bỏ túi riêng . Nhà phú hộ kia ra giá đến hai mươi lăm lượng , nếu thành công bán được Hàn Tư Nguyệt thì bà ta sẽ bỏ túi riêng được năm lượng . Lúc hai người đang đóng cửa bàn tính mọi việc, thì bị Hàn Tư Nguyệt vô tình nghe được.
Nói đến Hàn Khôn thì ông ta cũng được xem như là người có tài , sau lần đầu gặp nạn phải bỏ lỡ kỳ thi thì ba năm sau ông ta thật sự thi đậu tú tài. Trở thành vị tú tài duy nhất của thôn Đồng Tâm trong vòng trăm năm trở lại đây, lúc đó Hàn lão thái đi ra đường đầu đều ngẩng cao lên trời . Sau khi đổ tú tài ông ta liền thành thân, với nữ nhi của một vị phu tử trong học viện huyện . Vị đại thẩm này của Hàn Bác không muốn phải làm dâu , cũng như không muốn phải sống ở một vùng quê nghèo với những người dân chân đất cục mịch . Hàn Khôn cũng luôn tự cho bản thân cao hơn người khác một bật , nên cũng không muốn sống ở nơi quê mùa này. Sau khi thành thân Hàn Khôn cùng thê tử , thuê nhà sống ở huyện thành luôn, với lý do để tiện cho việc ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi cử sắp tới , mỗi tháng chỉ trở lại Hàn gia lấy tiền sinh hoạt. Hàn lão thái tất nhiên không đồng ý , mụ rất khó chịu với quyết định của con trai nhưng Hàn Khôn dỗ dành mụ . Rằng ông ta ở lại huyện thành sẽ thuận tiện cho việc học, cũng như dễ dàng làm quen các mối quan hệ thuận lợi cho việc làm quan sau này .
Có lẽ tài học của ông ta cũng đến được như vậy , nên mấy lần thi cử nhân sau này đều không đậu . Mà mỗi lần như vậy Hàn lão thái lại lôi Hàn Bác ra mắng chửi nguyền rủa, vì mụ cho rằng tại y là khắc tinh khiến cho Hàn Khôn không thể thi đậu, cản trở mụ không thể trở thành lão thái thái nhà quan . Tiền bạc trong nhà mụ đều dồn hết để lo cho Hàn Khôn , nên ở Hàn gia phải chi tiêu tiếc kiệm . Phu thê Hàn Hồng cùng Tống Chiêu cũng nhiều lần khó chịu việc Hàn lão thái thiên vị Hàn Khôn. Tuy nói mọi việc trong nhà đều bắt Hàn Bác cùng mẹ con Vương thị làm , nhưng ruộng nhiều mà chỉ có họ làm thì không xuể. Hai người họ dù lười biếng nhưng đến mùa vụ cũng phải xuống ruộng làm việc, vì Hàn lão thái tiếc tiền không muốn thuê người làm . Hai người họ cũng từng kháng nghị với Hàn lão thái , lại bị Hàn lão thái mắng cho . Bảo là bây giờ lo cho Hàn Khôn đọc sách thi cử, sau này Hàn Khôn đỗ đạt làm quan thì không phải là được nhờ hưởng vinh quang sao . Hai người ngẩm nghĩ thấy cũng đúng, nên cũng không khó chịu nữa . Lần này Hàn Khôn muốn bạc là vì ông ta vừa làm quen được với một nhóm thí sinh cũng thi cử nhân năm nay, trong đó có một người có quen biết với quan chủ khảo , ông ta cần bạc để lo lót cho vị quan chủ khảo kia .
Hôm đó sau khi từ ngoài ruộng về Vương thị chỉ biết ôm chặt lấy nữ nhi mà khóc , Hàn Bác thì im lặng ngồi bên cạnh họ . Tối đêm đó , nhân lúc mọi người trong nhà đã ngủ say , Hàn Bác lẻn ra ngoài đi về hướng cuối thôn đến nhà của Bách Cảnh Tường . Bách Cảnh Tường từng có một đời vợ nhưng chưa có con , thì vợ ông bệnh nặng qua đời . Bách Cảnh Tường liền sống độc thân cho đến hiện tại , ông là thợ săn giỏi trong thôn nên cũng có một ít của cải ruộng đất. Ông làm người phóng khoáng tốt bụng, nên thương cảm cho hoàn cảnh của Hàn Bác. Ông thường giúp đỡ cho y , mỗi khi y vào núi lấy củi gặp ông . Hàn Bác ở thôn Đồng Tâm này có thể nói là tứ cố vô thân , ca ca thì chỉ là một thư sinh chưa có công danh y cũng không muốn làm phiền ca ca mình . Bách Cảnh Tường là người duy nhất ở nơi này dám giúp đỡ cho ba mẹ con họ , không phải những thôn dân khác trong thôn không muốn giúp đỡ bọn họ mà do ngại Hàn lão thái. Mụ là người khắc nghiệt đanh đá nhất thôn , còn ỷ vào việc con mình là tú tài gặp huyện lệnh cũng không cần phải quỳ nên rất ngang ngược. Thời gian đầu lúc Hàn Sinh vừa mới qua đời , người trong thôn thấy mẹ con họ khó khăn cũng hay giúp đỡ. Hàn lão thái cùng Tống Chiêu biết được sẽ đến nhà họ mắng chửi, làm phiền họ lâu dần cũng không ai dám qua lại hay giúp đỡ mẹ con họ nữa .
Hôm nay vì liên quan đến đại sự cả đời của muội muội, Hàn Bác bí quá hóa liều nên đi tìm Bách Cảnh Tường xin giúp đỡ . Bách Cảnh Tường nghe Hàn Bác kể lại mọi việc xong , ông im lặng một lát rồi kêu y yên tâm về đi ông sẽ tìm cách giúp cho .
Sáng hôm sau , Bách Cảnh Tường đã nhờ bà mai đến Hàn gia hỏi cưới Vương thị , đưa sính lễ là năm mươi lượng. Còn đồng ý cho Vương thị dẫn theo con riêng vào cửa , Hàn lão thái nghe Bách Cảnh Tường nguyện ý ra năm mươi lượng làm sính lễ cưới Vương thị thì rất động tâm . Mụ liền đồng ý gả Vương thị nhưng lại không cho phép, bà mang Hàn Tư Nguyệt theo . Hàn lão thái là loại người coi tiền như mạng , gả Vương thị được năm mươi lượng, bán Hàn Tư Nguyệt thì được thêm hai mươi lượng. Mụ sao có thể để cho Vương thị mang Hàn Tư Nguyệt đi , Tống Chiêu cũng không đồng ý vì không bán được Hàn Tư Nguyệt bà ta sẽ mất năm lượng bỏ túi riêng.
Vương thị sau khi biết được Hàn lão thái cùng người Hàn gia , không cho bà mang nữ nhi theo. Bà mười mấy năm nay vì chữ hiếu đè nặng nên luôn nhịn nhục mà sống , nhưng người Hàn gia chỉ xem mẹ con bà như nô bộc như món hàng để bán kiếm lợi , bà lúc này như tức nước vỡ bờ. Vương thị như hóa điên , bà chạy vào bếp lấy một cây dao khoai rồi đứng trong sân mà mắng cả nhà Hàn gia . Nếu như không để bà mang theo nữ nhi đi xuất giá , thì có chết cũng không để người Hàn gia được yên . Còn muốn cùng người Hàn gia đồng quy vu tận , dọa cho Hàn lão thái cùng người Hàn gia sợ chết khiếp. Người ở nhà cách vách thấy vậy thì sợ lỡ như xảy ra chuyên gì nên chạy đi báo cho lý chính đến phân xử , Bách Cảnh Tường nghe được tin cũng vội vàng chạy đến.
Lúc lý chính , Bách Cảnh Tường cùng mọi người chạy đến thì thấy cảnh tượng, Vương thị cầm dao đứng ở giữa sân , Hàn Bác cùng Hàn Tư Nguyệt thì đứng sau lưng bà. Còn Hàn lão thái thì đang nằm vật trước cửa nhà vừa khóc lóc vừa mắng Vương thị bất hiếu, nghiệp chướng muốn giết cả nhà mụ. Những người còn lại của Hàn gia cả Tống Chiêu thì trốn sau cánh cửa, thấy lý chính cùng mọi người đến mới vội đi ra đỡ Hàn lão thái dậy . Miệng thì nhao nhao tố cáo với lý chính là, Vương thị đột nhiên phát điên lấy dao muốn chém chết cả nhà họ.
Lý chính cùng mọi người trong thôn đều biết rõ tính nết của người Hàn gia , cũng biết rõ việc họ đối xử với mẹ con Vương thị tệ bạc thế nào. Nếu như không có việc gì quá mức chịu đựng thì một người như Vương thị, mười mấy năm nay luôn ẩn nhẫn nhịn nhục sẽ không làm đến mức này .Lý chính khuyên Vương thị bình tĩnh, có việc gì ông sẽ giúp giải quyết cho . Ông hỏi Vương thị xảy ra chuyện gì, kêu bà kể rõ mọi việc . Nghe xong chuyện từ Vương thị, ông cùng mọi người cũng bàng hoàng không ngờ người Hàn gia lại không biết xấu hổ cùng độc ác như vậy . Ngay cả cháu gái cũng muốn đen bán , trong khi Hàn Tư Nguyệt chỉ là tiểu cô nương mới chín tuổi . Phân trần mọi việc xong Vương thị nhờ lý chính phân xử , bà đồng ý gả cho Bách Cảnh Tường và dùng sính lễ năm mươi lượng xem như tiền phụng dưỡng đưa cho Hàn lão thái. Với điều kiện bà được mang theo Hàn Bác cùng Hàn Tư Nguyệt đi , đồng thời bà cũng nhờ lý chính đứng ra làm chứng viết thư khế đoạn thân , cho ba mẹ con bà cùng Hàn lão thái. Hàn lão thái nghe Vương thị yêu cầu như vậy, sao có thể đồng ý mụ liền khóc lóc mắng chửi Vương thị bất hiếu. Khăng khăng nói Vương thị muốn đi thì đi , muốn dẫn theo Hàn Bác mụ không cản nhưng không được mang Hàn Tư Nguyệt đi. Vương thị thấy mụ vẫn không chịu buông tay, vẫn muốn giữ Hàn Tư Nguyệt lại bà sẽ kiện lên huyện đường nhờ huyện lệnh đại nhân phân xử. Để xem Hàn Khôn thân là tú tài lại để mẹ cùng người nhà độc ác hà khắc với con dâu , ngược đãi cháu trai , đêm bán cháu gái lại không lên tiếng khuyên nhủ ngăn cản . Đến lúc đó , thanh danh bị hủy ông ta còn có thể thi công danh thế nào . Nghe Vương thị đòi đi kiện , sợ sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ của con trai , nên mụ mới không khóc lóc mắng chửi nữa . Lý chính cũng sợ ảnh hưởng đến Hàn Khôn, cũng như không thích tính nết ngang ngược của Hàn lão thái, lại có ý giúp đỡ cho mẹ con Vương thị. Ông vừa khuyên vừa ép cuối cùng Hàn lão thái cũng đồng ý , để Vương thị mang Hàn Bác cùng Hàn Tư Nguyệt đi. Cũng chấp nhận để lý chính viết thư khế đoạn thân cho họ , Tống Chiêu dù không đồng ý cũng không làm được gì .
Sau khi viết thư khế xong , Bách Cảnh Tường liền đưa liền đưa năm mươi lượng bạc sính lễ cho Hàn lão thái. Vương thị dẫn huynh muội Hàn Bác trở về nhà mẹ , ở thôn Đồng An cách thôn Đồng Tâm một ngọn núi Đông . Ba tháng sau bà gả vào nhà Bách Cảnh Tường, huynh muội Hàn Bác cũng theo bà vào Bách gia đổi thành họ Bách . Gọi là Bách Bác cùng Bách Tư Nguyệt .
Hàn Khôn sau khi nhận được bạc từ chỗ của Hàn lão thái, thì nhanh chóng đem đi lo lót cho quan chủ khảo nhưng ông ta đúng là xui xẻo. Gần đến ngày thi thì vị quan chủ khảo kia , bị phát hiện nhận hối lộ bị cách chức tống ngục nên kỳ thi lần này ông ta lại không đổ cử nhân
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top