bi quyet thanh cong 2
Quyết định trở thành người biết lập mục tiêu và thực hiện mục tiêu, hướng tới tương lai mang lại cho bạn cảm giác mạnh mẽ về sự kiểm soát. Bạn cảm thấy tự hào về bản thân. Bạn cảm thấy rằng mình làm chủ số phận của mình. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn còn lúng túng trong việc thiết lập mục tiêu cho mình. Dưới đây là bảy câu hỏi giúp bạn xác định mục tiêu . Bạn phải tự hỏi và trả lời nhiều lần.
Câu hỏi thứ nhất:
Năm giá trị quan trọng nhất của bạn trong cuộc sống là gì?
Mục đích của câu hỏi này là để giúp bạn xác định cái gì thật sự quan trọng với bạn, và mở rộng ra thì cái gì ít quan trọng hơn hay không quan trọng.
Một khi bạn đã xác định được 5 điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, từ mục tiêu quan trọng nhất đến mục tiêu thứ năm.
Lựa chọn và xác định các mức giá trị của bạn và thứ bậc quan trọng của chúng nên thực hiện trước khi lập ra mục tiêu. Vì bạn thể hiện từ nội tâm ra bên ngoài và các giá trị bạn đặt ra là thành tố cơ bản trong tính cách, sự xác định chúng rõ ràng giúp bạn chọn mục tiêu nào phù hợp với điều tốt nhất cho bạn.
Câu hỏi thứ hai:
Ngay trong lúc này, ba mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời bạn là gì?
Viết câu trả lời trong vòng 30 giây.
Đây là phương pháp liệt kê nhanh, khi bạn chỉ có 30 giây để viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất, ý thức của bạn sẽ chọn lọc các mục tiêu của bạn nhanh chóng. Ba mục tiêu chính chỉ kịp vụt qua đầu bạn. Với chỉ 30 giây, bạn sẽ chính xác như thể bạn có 30 phút.
Câu hỏi thứ ba:
Nếu hôm nay bạn biết được rằng bạn chỉ còn sống được 6 tháng, bạn sẽ làm gì, bạn sẽ giành thời gian như thế nào?
Đây là câu hỏi đánh giá khác giúp bạn xác định cái gì là thực sự quan trọng với bạn. Khi thời gian có hạn, thậm chí nếu chỉ trong tưởng tượng, bạn trở nên rất ý thức ai và cái gì bạn thực sự quan tâm. Như một bác sỹ đã nói: "Tôi chưa bao giờ gặp một thương gia nào trên giường bệnh mà lại nói "Tôi mong có thể giành nhiều thời gian cho công việc hơn nữa".
Có ai đó đã nói rằng bạn sẽ không sẵn sàng để sống đến khi bạn biết phải làm gì nếu bạn chỉ còn một giờ sống trên trái đất. Bạn sẽ làm gì?
Câu hỏi thứ tư:
Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn trúng số 1 triệu đô la tiền mặt, miễn thuế?
Bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào? Bạn sẽ mua gì? Bạn sẽ bắt đầu làm gì hay thôi không làm gì nữa? Tưởng tượng rằng bạn chỉ có hai phút để viết câu trả lời và bạn sẽ chỉ có thể làm hay đạt được những gì bạn viết ra.
Đây thực sự là câu hỏi giúp bạn quyết định sẽ làm gì nếu bạn có đủ thời gian và tiền bạc bạn cần, nếu bạn không phải sợ sự thất bại nào. Bạn sẽ đưa ra câu trả lời rõ ràng nhất khi bạn nhận ra nhiều thứ bạn sẽ làm khác đi nếu bạn cảm thấy bạn có đủ khả năng để lựa chọn.
Câu hỏi thứ năm:
Điều gì bạn luôn muốn làm, nhưng sợ phải cố gắng?
Câu hỏi này giúp bạn biết rõ ràng hơn ở thời điểm nào nỗi sợ hãi của bạn có thể ngăn cản bạn làm những gì bạn thực sự muốn làm.
Câu hỏi thứ sáu:
Bạn thích làm gì nhất? Cái gì mang lại cho bạn cảm giác tự hào và hài lòng với bản thân nhất?
Đây là câu hỏi về giá trị khác có thể chỉ ra điểm bạn nên khám phá để tìm ra "ước muốn của trái tim". Bạn sẽ luôn cảm thấy vui nhất khi bạn muốn làm nhất luôn là hoạt động làm bạn cảm thấy mãn nguyện và hài lòng nhất. Những người thành đạt nhất ở Mỹ luôn làm những gì họ thích nhất.
Câu hỏi thứ bảy, và có lẽ là quan trọng nhất:
Nếu bạn biết bạn sẽ không bị thất bại, điều lớn nhất mà bạn dám mơ là gì?
Giả dụ có một vị thần xuất hiện và ban cho bạn một điều ước. Vị thần đảm bảo rằng bạn chắc chắn sẽ thành công hoàn toàn ở một thứ mà bạn cố gắng làm cho dù nó lớn hay nhỏ, ngắn hay dài hạn. Nếu bạn được bảo đảm chắc chắn thành công trong một lĩnh vực nào đó mục tiêu nào mà bạn sẽ xác định cho mình?
Dù bạn viết bất kỳ cái gì như câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bao gồm cả câu hỏi: "Nếu bạn biết bạn sẽ không thất bại, điều lớn nhất mà bạn dám mơ là gì?" thì bạn có thể làm được. Sự thực là bạn có thể viết ra nghĩa là bạn có thể thực hiện được. Một khi bạn xác định được bạn muốn gì, câu hỏi duy nhất bạn phải trả lời là: "Tôi đã thực sự mong muốn nó và sẵn sàng trả giá chưa?"
Có rất nhiều điều mà con người chúng ta vẫn thường mong muốn có được, làm được hay muốn bản thân mình trở nên như vậy, nhưng chính chúng ta lại do dự khi thực hiện những ước muốn đó. Thái độ lưỡng lự, do dự như thế là bởi chúng ta thiếu sự tự tin cần thiết để củng cố niềm tin về những ước mơ của chúng ta.
Alfred Adler, một nhà tâm lý trị liệu, cho rằng cả nam giới và nữ giới đều có một xu hướng tự nhiên là có cảm giác về sự thấp kém và thiếu tự tin. Vì chúng ta thiếu tự tin nên chúng ta thường nghĩ rằng mình không có khả năng làm những việc như người khác đã làm và trong nhiều trường hợp chúng ta thậm chí còn không thử làm những việc ấy.
Hãy thử nghĩ: Cuộc đời bạn sẽ khác đi như thế nào nếu bạn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng mình sẽ đạt bất cứ điều gì mong muốn? Bạn mong mỏi, ước muốn hay hi vọng vào những gì? Bạn dám mơ ước tới điều gì nếu bạn tin vào bản thân mình với một niềm tin vững chắc đến mức mà khiến cho bạn không hề lo sợ bất cứ sự thất bại nào? Hầu hết con người ta đều khởi đầu mọi việc với rất ít sự tự tin vào bản thân hay thậm chí là không có, nhưng với những nỗ lực bản thân mình, kết quả là sau đó họ trở nên mạnh mẽ, dũng cảm và hòa đồng thân thiện hơn. Và con người chúng ta cũng đã phát hiện ra một điều rằng nếu bạn làm những việc giống như những người có sự tự tin vào bản thân đã làm thì bạn cũng sẽ trải qua những cảm giác tương tự và đạt được những kết quả tương tự.
Vấn đề mấu chốt ở đây lại là bạn hãy thành thật với chính bản thân mình, thành thật với chính những gì tốt đẹp nhất trong con người bạn và hãy sống đúng với những giá trị và khát vọng mãnh liệt nhất của bản thân.
Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về những điều như: bạn là ai? bạn tin tưởng vào điều gì? hay cái gì quan trọng đối với bạn? Hãy tự xác định rằng bạn sẽ không bao giờ làm trái với nguyên tắc của bản thân bằng việc cố gắng nói năng, cảm nhận hay cố gắng gò mình là một cái gì đó mà không hợp với con người bạn. Hãy có dũng khí để chấp nhận con người thực sự của bạn chứ không phải con người mà bạn nghĩ hay người khác nghĩ bạn nên là và khi xem xét đến mọi vấn đề thì bạn cũng nên biết rằng thực tế thì bạn cũng là một con người khá tốt. Nói tóm lại, mỗi người chúng ta đều có tài năng, sự khéo léo và khả năng riêng của mình mà chính chúng làm cho chúng ta trở nên khác biệt với người khác. Không một ai kể cả bản thân bạn biết được năng lực thực sự của bạn hay cuối cùng bạn sẽ làm được gì hay trở nên như thế nào. Có lẽ, điều khó thực hiện nhất trong cuộc đời chính là việc chấp nhận con người bạn thực sự tài năng đến mức nào và sau đó là đưa cái nhận thức này vào quan điểm và tính cách của bạn.
Sự tự tin lâu bền chỉ thực sự xuất phát từ cảm giác về khả năng kiểm soát được tình hình của bạn. Khi bạn thấy mình kiểm soát được bản thân và cuộc sống của bạn thì bạn sẽ cảm thấy đủ tự tin để làm và nói lên những gì là hợp là đúng với những giá trị cao nhất của mình. Ngày nay các nhà tâm lí học đã thừa nhận rằng cảm giác "không kiểm soát được" chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng căng thẳng, những hành vi tiêu cực và cảm giác về sự thấp kém và sự kém tự tin của con người. Và cách để bạn có một cảm giác chắc chắn là mình kiểm soát được mọi việc tại mọi thời điểm trong cuộc đời bạn chính là cách bạn đặt ra cho mình những mục tiêu rõ ràng, tạo ra cảm giác có được sự định hướng dựa trên hành vi có chủ đích nhằm đặt được những kết quả mong muốn.
Thành thật với bản thân mình có nghĩa là biết chính xác điều gì bạn muốn và có kế hoạch để đạt được chúng. Sự tự tin lâu dài này chỉ có khi mà bạn hoàn toàn biết được rằng bạn có khả năng rời bỏ nơi mà bạn đang đứng, đang tồn tại để đến bất cứ đâu mà bạn mong muốn.
Bạn chính là nguyên nhân gây ra những thăng trầm trong cuộc đời của bạn. Bạn là kiến trúc sư và cũng là ông chủ quyết định số phận của bạn. Thay vì bị nỗi sợ hãi về sự thất bại hay thua kém ám ảnh tâm trí, như hầu hết những người khác, bạn chỉ nên tập trung vào những cơ hội và thành công mà bạn có thể đạt được mà thôi. Với một đường đi đã được xác định rõ ràng, bạn sẽ có khả năng vươn tới thành công và dần dần bạn sẽ xây dựng được cho mình sự tự tin, mà khi đó sẽ chẳng có mấy điều là bạn không dám đối đầu.
Một cách cần thiết khác để xây dựng sự tự tin, thông qua sự hiểu biết tích cực hơn là thông qua lối suy nghĩ tích cực, là cách làm tốt ở lĩnh vực mà bạn đang làm. Một khía cạnh khác của sự tự tin là tính hiệu quả hay khả năng có thể làm việc một cách hiệu quả trong lĩnh vực mà bạn đã lựa chọn.
Bạn có thể nâng cao sự tự tin của mình bằng một việc làm đơn giản là cam kết với chính mình rằng sẽ phải trở nên xuất sắc trong lĩnh vực mà bạn đã lựa chọn. Ngay lập tức bạn sẽ tách mình khỏi một con người bình thường luôn làm việc không có mục đích và chấp nhận sự tầm thường của bản thân như một tiêu chuẩn bình thường.
Có hai nguyên tắc thuộc về tinh thần mà luôn có tác động và quyết định phần lớn những gì xảy ra với bạn trong mối quan hệ của bạn với những người khác. Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc về sức hấp dẫn, nguyên tắc này nói rằng bạn sẽ không thể không bị cuốn hút bởi những người rất giống bạn trong cuộc đời. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc về sự phù hợp, nó cho rằng giống như hình ảnh qua sự phản chiếu của một chiếc gương, các mối quan hệ với thế giới bên ngoài của bạn sẽ tương ứng một cách hoàn hảo với tính cách và cá tính bên trong con người bạn.
Thông thường người ta thiếu tự tin trong các mối quan hệ bởi vì khi so sánh với nguời khác họ hay đánh giá thấp bản thân. Đôi khi bạn tự ý thức được điều bạn đang làm, đang nói và đôi khi bạn lại lo sợ rằng mọi người không thích bạn hay không chấp nhận cách mà bạn cư xử với họ. Đây chính là điều lưu ý quan trọng mà bạn có thể áp dụng để tăng khả năng hòa hợp với người khác một cách thoải mái và tự tin hơn.
Quan trọng là bạn nên nhớ rằng không một ai có thể tác động hay gây ảnh hưởng đến suy nghĩ hay tình cảm của bạn trừ phi bạn mong muốn điều gì ở họ hay muốn họ tránh làm việc gì đó. Ngay khi bạn bắt đầu tỏ vẻ thờ ơ và xác định trong đầu rằng bạn chẳng mong muốn hay hi vọng gì ở người khác thì bạn sẽ thấy là người đó khó có thể thay đổi sự tự tin của bạn. Những người "thành công" trong các mối quan hệ đều là những người bình tĩnh, vô tư và dù cho họ có thân thiện và hồ hởi tham gia vào các cuộc đàm thoại bao nhiêu thì những người này cũng không cho phép người khác quyết định cách họ suy nghĩ hay cảm giác về mình.
Chính nỗi lo sợ và nghi ngờ đã làm tê liệt con người, ngăn cản ta hành động một cách dứt khoát, làm ta cảm thấy thiếu tự tin và khiến chúng ta luôn nghĩ và nói về những điều tiêu cực. Trong tực tế, điều này lại mô tả được phần lớn những gì con người chúng ta đã làm. Hầu hết người ta đều bị ám ảnh quá mức bởi nỗi lo sợ là họ có ít thời gian cho việc khác và nỗi ám ảnh này đã thể hiện ra trong những gì người ta nói và làm.
Cách "chữa trị" thực sự duy nhất đối với sự nghi ngờ, nỗi lo âu, sợ hãi và tất cả những cảm xúc tiêu cực mà ngầm phá hủy sự tự tin của bạn chính là hành động. Đầu óc của bạn tại một thời điểm nhất định chỉ có thể tỉnh táo để chứa đựng một suy nghĩ duy nhất - tích cực hoặc tiêu cực. Khi bạn hành động có chủ định và có tính hệ thống, việc phát huy và thể hiện hết tối đa khả năng của mình thì bạn sẽ không có cảm giác gì khác ngoài cảm giác tích cực và thấy tự tin về bản thân.
Bạn hãy cứ làm mọi việc dường như bạn không thể nào thất bại. Bạn cũng cứ làm mọi việc như thể bạn hết sức tự tin. Và bạn hãy luôn tự hỏi rằng "Tôi dám đạt được điều lớn lao gì nếu tôi biết là mình không thể thất bại?". Câu trả lời của bạn có là gì đi chăng nữa thì bạn cũng có thể mơ ước về nó và nếu như bạn có sự tự tin để bước ra và thực hiện ước mơ ấy.
Trước những thành công đạt được, nhiều lúc bạn nghĩ đó là sự tình cờ, không dám tự khẳng định đó là do tài năng của bản thân. Vậy thì những gợi ý sau sẽ giúp bạn tìm thấy sự tự tin trước thành công của bản thân:
1. Nếu có điều làm phiền lòng bạn, thay vì lẩn tránh, hãy tìm cách giải quyết. Đừng bao giờ nghĩ bạn không làm được điều gì đó chỉ vì bạn không thể hoàn tất một cách hoàn hảo. Hãy cho phép bản thân phạm sai lầm vì không ai là người hoàn hảo cả.
2. Hãy tìm cho mình một hình mẫu, ngay cả khi đó là hình mẫu tưởng tượng, trong đó bạn thử đóng vai người "lãnh đạo" để nhìn ra khả năng của mình.
3. Thử tìm hiểu và đăng ký học về một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với bạn để trải qua kinh nghiệm khi là người luôn bắt đầu mọi thứ.
4. Hãy trò chuyện với bản thân, tưởng tượng như đó là một người khác đang lắng nghe bạn và thử cố gắng diễn tả về bản thân khác đi. Điều này sẽ giúp bạn phát huy thế mạnh sử dụng ngôn ngữ diễn thuyết.
5. Tham gia các nhóm thuyết trình trước công chúng và học cách đối diện trước đám đông.
6. Tập trung và xem trọng công việc, nhưng đừng quá xem trọng, đề cao bản thân. Điều này sẽ giúp bạn trở nên phóng khoáng, tự tin và giống phong cách một nhà "lãnh đạo" hơn
Hãy thử tưởng tượng một nhân viên chúi mũi từ sáng đến chiều viết 3-4 cái tin hoặc biên tập 20-25 cái tin, có thể được chừng 50% chất lượng cao, nhưng một xếp giỏi không bao giờ "cưng" loại nhân viên chỉ cần cù như ong này.
Nếu các bạn thực sự nỗ lực nghiêm túc để nâng cao những kỹ năng quản lý thời gian của bản thân mình thì sẽ thấy ngay sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.
Những người quản lý thời gian hiệu quả sẽ có tư duy rành mạch hơn, rõ ràng hơn. Họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn. Chắc chắn như thế! Và rõ ràng là họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đào sâu nghiên cứu những vấn đề chuyên ngành, hay đơn giản là làm những công việc riêng.
Thay đổi thói quen bây giờ cũng chưa muộn. Và cũng chẳng khó khăn gì. Dưới đây là vài điểm để tham khảo.
1. Làm việc một cách có tổ chức.
Sắp đặt bàn làm việc gọn gàng với hệ thống hồ sơ, tài liệu riêng khoa học, có lịch công tác chính cho cả khoảng thời gian dài với các công việc cụ thể hàng ngày, và đừng quên một cái... sọt rác ở bên cạnh. Có thể sử dụng một số chương trình trong máy tính để quản lý công việc, sành điệu một tý thì chơi PDA gắn theo người (điện thoại di động thì không ghi đủ). Dọn sạch bàn làm việc mỗi ngày bằng cách ghi lại các nhiệm vụ phải làm sắp tới (cùng các thông tin quan trọng) vào lịch biểu trong máy tính. Đánh dấu những công việc ưu tiên hoặc vứt bỏ những giấy tờ không cần dùng. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.
2. Lên kế hoạch trước.
Để đến đầu giờ sáng mới lên kế hoạch trong ngày là quá muộn. Hãy sắp xếp việc thật cụ thể từ chiều hôm trước. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Đương nhiên, danh sách các công việc có thể thay đổi hàng ngày vì phát sinh thêm việc mới.
3. Xác định ưu tiên.
Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói "không" với những việc không phải là ưu tiên.
4. Biết rõ khi nào mình làm việc hiệu quả nhất.
Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, tại sao lại không đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những thời gian không phải là "đỉnh" thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn. Cũng có người thấy họ chỉ viết lách hiệu quả trong không gian yên tĩnh vào lúc... nửa đêm. Cũng không phải thói quen xấu nhưng sẽ bất lợi vì nếu muốn hỏi han, điện thoại thì chỉ có cách chờ đến sáng hôm sau.
5. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại.
Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể.
6. Chia nhỏ.
Quản lý các dự án lớn bằng cách chia thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn. Không ai dám tự nhận mình là "chuyên gia giải quyết chuyện lớn" và cũng không có người nào thuộc loại chỉ để làm chuyện nhỏ. Đừng choáng ngợp trước những dự án đồ sộ, hãy tách thành các tiểu dự án và sẽ thấy công việc đơn giản hơn.
7. Tập cho mình tính kỷ luật.
Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi.
8. Vất vả khi cần thiết, về sớm khi hết việc.
Làm việc hì hục quanh năm ngày tháng không có gì đáng khen. Khi công việc quá nhiều thì có thể làm việc thâu đêm nhưng nếu thấy mình đã thực sự hoàn tất công việc thì cứ "thiên nhiên" mà đi về sớm một chút. Về sớm khi đã hết việc không phải là lỗi.
Sau khi đã làm tốt những bước trên đây thì có thể thực hiện các bước tiếp theo đây, đảm bảo rằng "cả nhà ta" có thể quản lý hữu hiệu quỹ thời gian của mình, và chỉ cần một khoảng thời gian hợp lý vẫn có thể đạt chất lượng công việc cao
Thiết lập mục tiêu là một công cụ rất hữu ích cho việc lên kế hoạch phát triển cá nhân. Nắm bắt được quy trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn biết được mục tiêu thật sự và cuối cùng trong một kế hoạch cũng như trong cuộc sống. Thông qua việc xác định một cách chính xác những gì bạn mong muốn đạt được và giai đoạn nào bạn phải tập trung hết nỗ lực của mình và cũng như việc bạn xác định được những rào cản và trở ngại mà mình có thể gặp phải. Nếu bạn thấm nhuần phương pháp này nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và giải quyết vấn đề sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Thiết lập mục tiêu là một trong những kỹ thuật mà các vận động viên nhà nghề và các doanh nhân thành đạt sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này giúp họ tìm thấy được động lực và phương hướng để hoàn thành mục tiêu mà họ đã đặt ra. Tổ chức thời gian, các bước thực hiện cũng như sử dụng các nguồn lực giới hạn để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất.
Một mục tiêu bao gồm những mức độ khác nhau. Đầu tiên bạn phải xác định được mục tiêu cốt lõi. Bạn phải tự vẽ ra bức tranh tổng quát để hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, bạn chia nhỏ bức tranh này ra thành những bước cụ thể rồi lần lượt hoàn thành những bước này.
Mục tiêu cốt lõi
Bước đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân là bạn phải xem xét cái gì thật sự bạn muốn đạt được trong cuộc đời bạn. Khi bạn đã xác định mục tiêu cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể bạn phải làm gì và khi phải ra quyết định trước việc gì bạn hãy dựa trên bức tranh tổng thể đó. Trên mỗi lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: Gia đình, sự nghiệp, quan hệ bạn bè, tài chính, sức khỏe... bạn phải liệt kê ra và phải xác định quan điểm và thái độ của mình đối với từng lĩnh vực. Khi đã liệt kê và xác lập quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực được xem là cốt lõi đối với cuộc sống của bạn thì bạn phải ứng dụng chúng một cách nghiêm túc ngay trong cuộc sống. Bạn cũng phải luôn xem lại bản thân mình xem hành động của bạn có phản ánh được những gì bạn mong muốn không và phải luôn tự nhủ với mình rằng " Mục tiêu này là do bạn tự đặt ra không ai ép buộc bạn, không phải do ba mẹ, không phải do bạn bè...".
Khi đã có được mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống thì bạn hãy lập kế hoạch và chia ra thành những bước nhỏ để có thể thực hiện trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 1 năm... và thực hiện từng bước một sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra những việc cần làm trong 1 ngày và phải bảo đảm rằng những việc này phải dựa trên mục tiêu cốt lõi của bạn.
Theo đuổi mục tiêu đã đặt ra
Một khi đã xác định được bước đầu tiên trong kế hoạch thì bạn phải thực hiện chúng theo quỹ đạo mà bạn đã định sẵn bằng cách luôn xem lại và cập nhật chúng mỗi ngày. Nhìn nhận mục tiêu cuối cùng của bạn giống như một hiến pháp của một quốc gia. Khi muốn thay đổi chúng bạn phải xem xét thật cẩn trọng.
Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả
Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu hiệu quả:
* Xác định mục tiêu của bạn một cách thật rõ ràng: Điều này giúp bạn
tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch;
* Chính xác: Để xác định mục tiêu một cách chính xác bạn phải liệt kê thật cụ thể: thời gian, cũng như những gì cần đạt được trong một kế hoạch. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra lại xem bạn có thể đat được mục tiêu ở mức độ nào;
* Xác định mức độ ưu tiên: Khi bạn có nhiều mục tiêu, bạn phải xác định được thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh được sự quá tải khi thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc và dành thời gian và sức lực cho mục tiêu cao nhất nhiều hơn;
* Viết từng mục tiêu cụ thể ra: Việc này rất quan trọng, vì theo thói quen bạn thường giữ chúng trong đầu nhưng nếu bạn viết chúng ra nó sẽ giúp bạn có thêm động lực và luôn nhắc nhở bạn phải hoàn thành các mục tiêu đó;
* Chia thành những bước nhỏ: Nếu một kế họach quá lớn, bạn sẽ khó thực hiện và không thể thấy được thành quả cũng như đạt được kế hoạch đó ở mức độ nào;
* Thiết lập mục tiêu phải thực tế: Luôn quan tâm đến những mục tiêu bạn đã lập ra phải bảo đảm rằng bạn luôn kiểm soát được chúng. Bạn có thể không đạt được mục tiêu bằng nhiều lý do như: thiếu may mắn, những yếu tố không kiểm sóat như: thời tiết, môi trường, sự thiếu công bằng, tai nạn....Nhưng bạn không thể thất bại với lý do không không tuân thủ theo kế hoạch đã đạt ra, điều này làm bạn chán nản và dễ dàng buông xuôi.
* Thiết lập mục tiêu một cách thiết thực: Khi thiết lập mục tiêu bạn phải bảo đảm kế hoạch này nằm trong khả năng của bạn. Ban đầu phải đi từ dễ đến khó, không đặt ra những mục tiêu thật khó vì nó sẽ dễ làm bạn chán nản.
* Đừng thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng: Mục tiêu quá dễ là một con dao hai lưỡi, nó giúp bạn dễ dàng đạt được nhưng cũng dễ làm bạn mất đi động lực.
Đạt được mục tiêu:
Khi bạn đạt được mục tiêu dành thời gian để tận hưởng những kết quả bạn đã đạt được quan sát những bước tiếp theo trong kế hoạch.
Khi đạt được mục tiêu bạn cần rút ra kinh nghiệm và xem lại toàn bộ kế hoạch của mình:
* Nếu bạn đạt được các mục tiêu quá dễ dàng, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo khó hơn;
* Nếu bạn đạt được mục tiêu quá khó khăn, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo dễ dàng hơn;
* Nếu sau khi đạt được mục tiêu ban đầu và bạn nhận ra phải thay đổi kế hoạch tiếp theo thì đừng ngại ngần thay đổi nhưng phải cân nhắc cẩn thận;
* Nếu trong khi thực hiện kế họach bạn nhận thấy rằng: Nỗ lực của bạn thì rất nhiều so với thành quả bạn đạt được. Bạn phải xem lại có nên đặt ra kế hoạch để khắc phục việc đó hay không.
Nếu bạn thất bại điều đó không quan trọng. Quan trọng là bạn đã có được kinh nghiệm từ thất bại đó. Hãy chiêm nghiệm thật kỹ bài học đó và bắt đầu lại.
Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn sẽ thay đổi song song với sự phát triển của cá nhân bạn. Nếu mục tiêu không còn kích thích bạn thí hãy bỏ chúng đi! Và luôn nghĩ rằng bạn điều khiển chúng chứ bạn không bị chúng điều khiển. Mục đích mang lại cho bạn sự kích thích thật sự, sự thỏa mãn và cảm giác thành công.
Các điểm lưu ý:
Phương pháp thiết lập mục tiêu là:
* Xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được;
* Phân biệt điều nào là quan trọng trong mớ hỗn độn;
* Tạo động lực giúp bạn đạt được mục tiêu;
* Xây dựng lòng tin cho bạn dựa trên những kết quả đạt được.
Đừng quên tận hưởng kết quả mà bạn đạt được. Rút ra bài học cần thiết và ứng dụng bài học đó vào những bước tiếp theo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top