phần 17-18-19-20
TUẦN THỨ 17
Làm công việc bạn yêu thích
Những công việc hàng ngày là một món hàng mà bạn cần cố gắng bán ra thị trường
với lợi thế tốt. Hãy chú ý nhé, tôi viết là “với lợi thế tốt nhất” chứ không viết là “với giá cao
nhất có thể”. Việc làm tốt nhất với bạn không phải lúc nào cũng là công việc được trả lương
hậu hĩnh nhất. Nhiều việc làm khác có thể cũng sẽ mang lại cơ hội tiến bộ nhiều hơn, nhiều
cơ hội hơn để học hỏi, để tích lũy kinh nghiệm và để giúp bạn được thăng tiến lên chức vụ
cao hơn.
Khi đi tìm việc làm, bạn phải biết nhìn xa trông rộng. Hãy tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn
trong công việc hơn là chỉ trông cậy vào những gì nhất thời. Dưới đây là cách một người đã
thực hiện để săn tìm thời cơ, chứ không chờ đợi thời cơ đến gõ cửa.
Khi vừa tốt nghiệp một trường đào tạo kỹ sư ở miền Đông nước Mỹ, John Wesley
Ashton quyết định bán dịch vụ của mình với kỹ năng như một nhà kinh doanh bán sản phẩm
ra thị trường. Trước tiên, anh xác định rõ vị trí và mức lương mong muốn của mình. Sau đó,
anh cho đăng bài quảng cáo sau trên tất cả các tờ nhật báo mà anh có khả năng đăng ký
được, nội dung như sau:
“Kính gửi Các Vị Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị trong ngành cơ khí: Các ngài có sẵn
lòng để một kỹ sư vừa mới tốt nghiệp chứng minh rằng anh ta có thể làm việc hiệu quả trong
vòng một tháng làm việc không lương hay không? Các ngài sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng
tôi là một nhân viên trung thành, độc lập, kiên nhẫn, hòa nhã với mọi người, một con người
năng nổ, nhiệt tình, dễ chịu, đúng giờ và rất ham học hỏi. Và không chỉ thế, tôi còn có trong
tay một tấm bằng đại học chuyên ngành cơ khí.”
Quảng cáo của John nhận được trên 300 thư phản hồi! Một Ủy viên quản trị của công
ty Thép Mỹ đã viết trả lời anh: “Hãy gặp tôi tại trụ sở công ty ở New York vào thứ tư tuần tới,
và nếu đúng là anh giỏi giang như những gì anh nói thì anh có thể mang theo hành lý và
chuẩn bị đi luôn cùng tôi đến một trong những nhà máy của chúng tôi.”
Cách thức của Ashton quả thực hết sức độc đáo, chắc chắn cách đó gây ấn tượng
mạnh với các nhà tuyển dụng. Lời đề nghị làm việc không lương một tháng của anh là một
thách thức đối với các nhà quản trị kinh doanh. Điều đó chứng tỏ Ashton quan tâm nhiều đến
việc chứng tỏ mình có thể cống hiến năng lực hơn là anh muốn có được điều gì từ công việc.
Và những tố chất mà anh đề cập tới trong đoạn quảng cáo của mình không hề gây cảm giác
khoa trương mà lại hướng những ông chủ tương lai tới những gì mà anh muốn chứng tỏ bản
thân trong một tháng làm việc không lương đó.
Tại buổi phỏng vấn với vị Ủy viên quản trị của công ty thép nọ, Ashton đã trao cho
ông ta xem một bộ hồ sơ được đánh máy ngắn gọn trình bày mọi điều về bản thân anh –
trình độ học vấn, các hoạt động từ thiện đã từng tham gia, sở thích, những điểm nổi bật của
anh so với hồ sơ tại trường đại học và những thông tin cá nhân khác. Bộ hồ sơ còn đính kèm
ảnh chân dung gần nhất của anh và một danh sách những địa chỉ có thể tham chiếu.
Kết quả là Ashton được nhận vào làm việc tại công ty thép này, và anh cũng không
phải làm việc không lương tháng đầu tiên. Mặc dù có nhiều lời đề nghị hấp dẫn hơn
nhưngJohn Wesley Ashton vẫn chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn tại công ty thép,
vì anh hiểu rằng tương lai của anh nằm ở đó.
Câu chuyện về cách tìm việc làm của Ashton sẽ giúp bạn trở nên khéo léo, sáng tạo
hơn khi xin việc ở bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy vận dụng trí tưởng tượng của mình. Hãy đặt cho
39
mình những câu hỏi như: Ta có thể làm gì để thu hút sự chú ý của những Chủ tịch hội đồng
quản trị luôn luôn bận rộn? Ta có thể đề nghị như thế nào để chứng tỏ được giá trị thực của
mình?
Nhưng hãy bảo đảm rằng bạn không quá đề cao bản thân. Đừng hứa hẹn những điều
bạn không thể thực hiện. Sự phóng đại, cường điệu quá mức luôn là nền tảng thiếu vững
chắc nhất cho việc xây dựng sự nghiệp. Thay vào đó, hãy để cấp trên của bạn đi từ ngạc
nhiên đến hài lòng khi nhận ra rằng bạn cống hiến nhiều hơn những gì bạn nói - điều đó
thậm chí còn giúp bạn đi nhanh hơn nữa trên đường công danh của mình..
“Tôi chưa từng phải làm việc ngày nào trong đời cả. Mọi công việc đối với tôi đều là
niềm vui.”
“I never did a day’s work in mylife. It was all fun.”
- Thomas Edision.
40
TUẦN THỨ 18
THĂNG TIẾN TRONG CÔNG VIỆC
Bạn nghĩ rằng mình đang đi theo lối mòn? Đã lâu rồi bạn không được tăng lương
hay thăng chức? Bạn nên làm gì đây? Đối với những người mới nhận việc, hãy nhìn nhận
tình huống này từ góc độ cấp trên của mình.
Bản chất con người là như nhau dù họ ở cương vị cao hay chỉ là nhân viên cấp dưới.
Những gì tạo động lực cho bạn thì với sếp cũng thế. Sếp của bạn cũng muốn thành công,
muốn kinh doanh phát đạt hơn, muốn tăng thu nhập cá nhân của họ. Nếu không thì họ đã
nghỉ làm để đi chơi gôn chứ chẳng việc gì phải mạo hiểm với đồng vốn của mình và hao tốn
năng lượng tại nơi làm việc.
Sếp muốn thăng chức và tăng lương cho bạn - nếu theo đánh giá của họ, bạn xứng
đáng được như vậy. Nếu bạn giúp sếp đạt được mục tiêu thì chắc chắn họ cũng sẽ giúp bạn
đạt được mục tiêu của chính bạn. Nếu không thì sếp bạn là kiểu người mà bạn không nên
làm việc và cống hiến cho họ nữa.
Con đường đi tới thành công chắc chắn nhất là giúp đỡ người khác nhiều hơn mức
người ta kỳ vọng ở bạn. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào đạt được doanh số hàng ngày của
mình, nếu bạn chỉ làm đúng những gì được yêu cầu, nếu bạn không quan tâm gì đến sự phát
triển của cả công ty – thì bạn chẳng có quyền đòi hỏi sự gia tăng quyền lợi cho mình.
Có lẽ đã đến lúc bạn từ bỏ thói vô trách nhiệm và thực hiện một chiến dịch rõ ràng để
thoát khỏi lối mòn thường ngày đó. Hãy bắt đầu với chân lý rằng cấp trên sẽ không thúc đẩy
sự thăng tiến cho bạn – mà chính bạn sẽ tạo ra sự thăng tiến cho bản thân.
Hãy bắt đầu bằng cách nắm bắt mọi cơ hội để chứng minh với sếp khả năng đảm
nhiệm những trọng trách cao hơn của bạn. Thay vì né tránh công việc, hãy chủ động tìm
thêm việc cho mình. Khi tiếp nhận nhiệm vụ từ người khác, bạn sẽ là người duy nhất có
quyền ra quyết định cho vấn đề. Tiêu chuẩn tối quan trọng của người lãnh đạo là tính quyết
đoán và tinh thần trách nhiệm.
Hãy quyết định xem bạn thực sự muốn làm việc gì và tự rèn luyện kỹ năng xử lý công
việc đó. Hãy tận dụng thời gian tham gia những chương trình đào tạo của công ty hoặc
những khóa đào tạo do các trường đại học, cao đẳng tại địa phương bạn tổ chức. Hoặc bạn
có thể thành thực kể với cấp trên rằng bạn muốn học cách hoàn thành công việc và bạn sẽ
hết sức đánh giá sự giúp đỡ của họ.
Trên hết, hãy để ý và học hỏi cách nhìn nhận sự việc của cấp trên. Hãy nhớ rằng, nếu
bạn đã thành công sau những nỗ lực của mình, có thể một ngày nào đó, chính bạn cũng sẽ
thành cấp lãnh đạo. Hãy dành sự quan tâm tới công ty giống như cấp trên của bạn. Hãy cố
gắng quan sát nhà máy, văn phòng hoặc cửa hàng bằng đôi mắt của cấp trên.
Muốn vậy, bạn phải điều chỉnh tư duy của mình theo góc độ quản trị. Bạn sẽ thấy
mình cũng đang nghĩ tới những biện pháp làm tăng năng suất, giảm chi phí, tăng doanh số
và lợi nhuận. Bạn cũng sẽ thấy tâm trí mình đang sôi sục những ý tưởng nhằm đạt được
những mục tiêu đó.
Hãy để lòng nhiệt tình và trí tưởng tượng của bạn lên tiếng. Đừng ngần ngại đưa ra ý
tưởng một ý tưởng nào đó chỉ vì nó có vẻ tiểu thuyết hay mạo hiểm, cũng đừng để những
người bi quan làm bạn nhụt chí vì những lời chỉ trích kiểu như: “Việc đó trước đây chưa có ai
làm thử cả.” Điều đó càng trở thành lý do để bạn thử sức mình đấy.
41
Hãy bắt đầu từ công việc mà bạn đang chịu trách nhiệm. Làm thế nào để hoàn thành
công việc đó nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn? Những thao tác nào có
thể bỏ đi hoặc kết hợp với nhau? Những cải tiến nào sẽ mang lại một sản phẩm ưu việt hơn
với chi phí thấp hơn?
Hầu như tất cả mọi công ty ngày nay đều có một cơ chế mở để tận dụng nguồn trí lực
của nhân viên. Qua đó, bạn có thể đề đạt ý tưởng của mình với cấp trên. Nếu công ty của
bạn vẫn chưa xây dựng một cơ chế mở kiểu như thế thì cũng nên cân nhắc lại về điều này.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những nỗ lực thăng tiến của bạn phải hết sức chân thành.
Không có gì giả dối hơn một kẻ xu nịnh hay một người ba phải, chuyện gì cũng gật đầu đồng
ý. Hãy thử đặt mình vào những kiểu người đó mà xem. Nếu bạn thực sự nhiệt tình giúp công
ty phát triển, bạn sẽ thực sự cảm thấy thoải mái cho dù bạn có được cấp trên thừa nhận
năng lực của bạn ngay lập tức hay không.
Hãy chắc chắn là những ý kiến của bạn luôn mang tính tích cực. Bạn không thể leo
lên nấc thang của thành công bằng cách đẩy người khác xuống. Nếu ý kiến của bạn chỉ
nhằm phàn nàn, chỉ trích hay phê phán đồng nghiệp – thì hãy quên những ý kiến đó đi. Ý
kiến của bạn cần mang tính đóng góp tích cực để tạo thêm việc làm mới và thu nhập cao
hơn cho tất cả mọi người.
Bạn cũng nên nhớ rằng chẳng có ý kiến, ý tưởng nào là đáng giá nếu không đi kèm
với kế hoạch hành động cụ thể. Nếu bạn cho rằng ý tưởng nào đó có giá trị thì hãy thực hiện
ngay lúc này, tự mình hoặc với sự hợp tác của người khác. Đừng để ý tưởng đó bị lãng
quên!
Xét cho cùng, một ý tưởng nếu không được thực hiện chẳng khác gì ý tưởng đó chưa
bao giờ được nảy sinh. Và, không có gì tồi tệ hơn sự chết yểu của một ý tưởng.
42
TUẦN THỨ 19
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC THĂNG TIẾN
Carol Downes từ bỏ công việc thu ngân tại ngân hàng và chuyển sang làm việc cho
W.C. Durant – sáng lập viên của một hãng ô tô sau này trở thành General Motors. Sau sáu
tháng bắt đầu công việc mới, Downes cho rằng đã đến lúc cần phải tạo sự thay đổi gì đó để
được thăng tiến. Anh đến gặp Durant, đưa cho ông một bảng câu hỏi để biết liệu anh có thể
làm gì để cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty, liệt kê những ưu nhược điểm
của anh trong công việc và cuối cùng là hỏi ông ấy: “Tôi có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí nào
cao hơn vị trí hiện tại của tôi?”
Durant hết sức ngạc nhiên với những câu hỏi có phần thẳng thắn quá mức của
Downes. Ông trả lời duy nhất câu hỏi cuối cùng rồi đưa lại bảng câu hỏi cho Downes. Ông
viết: “Anh được cử làm vị trí giám sát việc lắp đặt máy móc thiết bị tại nhà máy lắp ráp mới
thành lập của chúng ta, và tôi không thể hứa trước điều gì về việc thăng chức hay tăng
lương cho anh cả.”
Durant cũng đưa cho Downes một loạt các thiết kế cho thấy máy móc cần được lắp
đặt ở đâu và nói: “Đây là những chỉ dẫn anh cần theo sát. Bây giờ để xem anh có thể làm gì
với chúng.”
Downes nhận các bản thiết kế và nhanh chóng hiểu ra rằng anh thậm chí không thể
đọc và hiểu được chúng khi không có kiến thức của một kỹ sư. Và đó chính là thời cơ để
anh chứng minh năng lực lãnh đạo của mình. Thay vì thừa nhận rằng anh đã cố làm một việc
quá sức mình, anh bước ra ngoài và tìm người có thể đọc và hiểu được bản thiết kế. Đó
chính là tố chất của người lãnh đạo.
Downes bỏ tiền thuê một công ty thuộc ngành kỹ thuật giám sát việc lắp đặt máy móc.
Khi tới phòng của Durant để báo cáo về việc hoàn thành công việc được giao - trước thời
hạn một tuần – anh đi qua một dãy các phòng của ban quản trị. Và một căn phòng đã làm
anh hết sức sửng sốt; căn phòng đó có gắn tấm bảng bên ngoài là CAROL DOWNES -
TỔNG GIÁM ĐỐC. Durant thông báo với anh rằng anh đã được tiến cử lên vị trí tổng giám
đốc với con số tiền lương giờ đây đã được tăng thêm vài con số 0 đủ để xứng đáng với vị trí
mà anh sẽ nắm giữ.
Durant nói: “Khi giao cho anh những bản vẽ đó, tôi biết là anh không thể đọc được
chúng. Nhưng tôi muốn xem anh sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào. Tài xoay xở, sự
tháo vát của anh trong việc tìm kiếm người có thể làm được công việc này đã thể hiện tố chất
quản trị tuyệt vời của anh. Nếu anh quay lại gặp tôi và tìm cớ thoái thác thay vì hoàn thành
công việc đó thì tôi đã sa thải anh rồi.”
Downes giờ đây đã trở thành một nhà triệu phú. Lần cuối cùng tôi gặp anh, anh đã
“nghỉ hưu” nhưng thực chất vẫn tham gia tư vấn miễn phí cho Hiệp hội Thống đốc Miền Nam
với sự dẻo dai và tràn đầy nhiệt huyết với công việc.
43
TUẦN THỨ 20
HÃY GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
Tất cả những người thành công đều nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ những người
khác trong quá trình nỗ lực phấn đấu của mình. Luật chơi công bằng và hết sức đơn giản:
chúng ta hưởng ứng bằng cách giúp đỡ những người khác.
Hãy lấy chính tôi làm ví dụ. Bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi là khi nhà tư bản công
nghiệp Andrew Carnegie khuyên tôi bắt đầu thiết lập môn “Khoa Học Thành Công” để lấy đó
làm triết lý cuối cùng về kiến thức, và hết sức nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi làm việc đó. Tôi hi
vọng là khi truyền đạt lại những gì tôi đã học hỏi được trong suốt cả cuộc đời nghiên cứu, thì
tôi sẽ trả được món nợ với Carnegie cách đây hàng chục năm.
Sự thực là một trong những cách chắc chắn nhất để đạt được thành công trong cuộc
sống là việc giúp đỡ người khác đạt được thành công của chính họ. Và hầu như ai cũng có
thể giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Người thực sự giàu có là người có thể dành thời
gian và công sức của mình vì lợi ích của những người khác. Khi làm như thế, họ đã khiến
mình trở nên vô cùng giàu có.
Một trong những điều tuyệt vời nhất là khi ta có thể nói về một người đạt được đỉnh
cao của thành công rằng: “Tôi đã giúp đỡ anh ta đạt được thành công đấy”. Những nỗ lực của
bạn khi giúp đỡ những người kém may mắn hơn sẽ không chỉ đơn thuần là giúp đỡ họ mà còn
đem lại cho tâm hồn của bạn một điều gì đó vô giá – bất kể họ biết bạn đã giúp đỡ họ hay họ
biết ơn bạn vì sự giúp đỡ đó hay không.
Quả là kỳ lạ khi con người thường tranh đấu hoặc với chính bản thân mình hoặc với
những người khác. Tôi nghiệm ra rằng tôi có thể tận hưởng niềm vui từ việc giúp đỡ người
khác chiến thắng trong cuộc chiến của chính họ, bằng cách đảm nhận một vài trách nhiệm của
họ, bằng cách làm cho con đường đi tới thành công của họ dễ dàng hơn.
Bạn hãy nghĩ xem, thế giới sẽ thay đổi như thế nào nếu mỗi người chúng ta giúp đỡ ai
đó trong cuộc sống. Và đổi lại, mỗi người chúng ta sẽ được người khác giúp đỡ. Việc giúp đỡ
người khác sẽ tạo hiệu quả cho công việc kinh doanh. John Wanamaker từng nói rằng thói
quen có lợi nhất chính là thói quen “cung cấp những dịch vụ hữu ích nhất ngoài sự trông đợi
từ khách hàng”.
Có lẽ một số ví dụ thực tế sau đây sẽ giúp bạn nghĩ ra cách giúp đỡ người khác:
Có một thương nhân ở một thành phố miền Đông nước Mỹ, anh tạo dựng một sự
nghiệp kinh doanh thành công chỉ bằng một phương thức hết sức đơn giản. Nhân viên của
anh thường kiểm tra các máy tính tiền cước đỗ xe gần cửa hàng. Khi thấy có báo hiệu “hết
thời gian” ở bất cứ chiếc máy tính tiền nào, nhân viên của anh liền nhét đồng xu vào khe máy
và dính kèm một tờ thông báo rằng anh rất vui khi có thể giúp các chủ xe hơi đỡ bị phiếu đỗ
xe gây phiền hà. Rất nhiều chủ xe đã ghé vào để cám ơn người thương nhân này – và nhân
tiện dừng lại mua hàng của ông.
Chủ một cửa hiệu lớn dành cho nam giới tại Boston bỏ một mảnh danh thiếp nhỏ nhắn
vào túi áo của tất cả các bộ complê mà anh bán. Tấm danh thiếp này gửi thông điệp tới người
mua rằng nếu họ thấy hài lòng với sản phẩm thì có thể cầm tấm danh thiếp này quay lại cửa
hàng sau sáu tháng và đổi tấm danh thiếp lấy một chiếc cà vạt. Và tất nhiên, người mua
thường quay lại cửa hàng, biểu lộ sự hài lòng với bộ comple – và đây là một dấu hiệu tốt cho
một lần mua hàng tiếp nữa.
44
Một ví dụ khác là Butler Stork bị giam tại Trại cải tạo bang Ohio đã cải tạo tốt đến mức
sau đó anh được trả tự do trước 20 năm. Trong tù, Stork đã lập ra một trường đào tạo về báo
chí. Trường học này đã đào tạo hơn 1.000 tù nhân qua rất nhiều khóa học miễn phí. Thậm chí
anh còn thuyết phục Trường Báo Chí Quốc Tế hỗ trợ về sách giáo khoa. Kế hoạch này thu hút
được nhiều sự chú ý tới mức Stork được trả tự do, đó là phần thưởng dành cho anh.
Hãy để trí óc của bạn làm việc. Hãy đánh giá đúng năng lực và sức lực của bạn. Ai là
người cần bạn giúp đỡ? Bạn có thể giúp đỡ họ như thế nào? Điều đó không tốn tiền. Tất cả
những gì bạn cần có là tài khéo léo và một khao khát chân thành được giúp đỡ người khác.
Hãy nhớ rằng, việc giúp người khác giải quyết những vấn đề của họ sẽ giúp bạn giải
quyết những vấn đề của chính bạn.
“Người có lý tưởng cao đẹp nhất là người giúp kẻ khác trở nên giàu có.”
“An idealist is a person who helps other people to be prosperous.”
- Henry Ford.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top