Làm sao để cải thiện trí nhớ càng ngày càng xuống dốc?
Spoil: bài dịch chia sẻ các mẹo học thuộc nhanh nhớ lâu (tặng các bạn sĩ tử 2k2 ôn tập đêm cuối trước khi bước vào kì thi ĐH 😂)
Tác giả: 吕逸少 (Thiếu gia Lữ Dật)
Các đồng chí hãy tin tưởng ở tôi, chỉ cần làm theo những gì tôi bày, bảo đảm bạn chỉ cần nhìn qua là nhớ, dễ dàng thuộc được tất nội dung cần học.
Các đồng chí từng thi thạc sĩ chắc đều biết thi thạc sĩ rất vất vả, cần phải học thuộc 1 khối lượng lớn từ vựng và tài liệu.
Cho dù dùng toàn thời gian ôn tập thì việc học thuộc hết lượng lớn kiến thức như vậy vẫn là 1 chuyện tương đối cực khổ, còn nếu bạn vừa học ôn tập vừa đi làm thì càng không cần nói gian khổ đến mức nào, mỗi ngày sau khi đi làm về mệt muốn xỉu, còn phải bức ép bản thân đọc sách giải đề. Nhưng mà trong quá trình này tôi đã tự mò ra 1 loạt phương pháp riêng mang lại hiệu quả cao.
Có thể giúp các bạn trong thời gian ngắn học thuộc 1 khối lượng lớn kiến thức. Đối với số lượng từ ngữ khổng lồ cần ghi vào trí nhớ, điều quan trọng nhất là bạn phải lý giải hiểu được nó chứ không phải là học đối phó.
Nếu như bạn muốn nhớ 1 vài kiến thức quan trọng trong thời gian dài, cách học lặp đi lặp lại máy móc sẽ không có hiệu quả, nhiều nhất chỉ có thể ghi nhớ trong đoạn thời gian ngắn. Còn nếu thay đổi phương pháp biến việc "nuốt" kiến thức thành những thứ quen thuộc bản thân hay làm, cụ thể như bạn hãy thử dùng ngôn ngữ riêng của bản thân để tiếp thu nó.
1.Quá trình tiếp thu kiến thức thật ra là một quá trình cải tiến phương pháp học.
Các bạn nghĩ thử xem, nếu như cứ dựa theo phương thức cũ lặp đi lặp lại những gì trong sách. Đây ngược lại không phải là 1 phương pháp ghi nhớ theo thói quen của trí não mà chỉ là 1 cách học thuộc lòng máy móc, học như vậy hoàn toàn không có hiệu quả tăng cường trí nhớ. Nhưng có phải chỉ cần dùng cách hành văn của bạn đọc những điều cần học 1 lần là có thể nằm lòng thật không?
Nói thật chỉ như vậy thì chưa đủ.
Nhớ 1 điều gì đó không thể mới tiếp xúc lần đầu đã có thể ghi nhớ nằm lòng, đòi hỏi phải có 1 vài sự lặp lại. Sự lặp lại này nếu như chỉ nhìn sách rồi đọc theo 1-2 lần, tất nhiên không thể nào thuộc được. Cần đọc ít nhất 3-4 lần bạn mới có thể nhớ được. Bởi vì bạn còn rất xa lạ đối với những khái niệm trong sách. Nhưng nếu bạn thay đổi phương thức biến kiến thức xa lạ thành những nội dung quen thuộc, đồng thời dùng cách thức khẩu ngữ hoá kiến thức trên giấy sẽ khiến cho việc nắm vững nó trở nên dễ hơn gấp bội.
Những phương pháp học thuộc liên tưởng được giới thiệu trong các cuốn sách từ vựng bán chạy thật ra cũng sử dụng cùng 1 nguyên lý như vậy.
Mỗi người đều có cách nói chuyện, kỹ năng biểu đạt hay dùng riêng. Thông qua quá trình đồng hoá những thứ xa lạ trở thành những điều gần gũi tác dụng đối với việc học thuộc không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn mang lại hiệu quả cao. Như khi chúng ta đóng lại 1 quyển sách vừa đọc xong, nhớ lại nội dung của sách sẽ phát hiện 1 quan điểm mà sách truyền tải, nhưng tác giả lại phải dùng mấy trăm ngàn chữ để chỉ viết về luận điểm đó. Bởi vì tác giả phải dùng nhiều nội dung mang tính lý giải chỉ để nói rõ về 1 luận điểm nhằm cho người đọc có thể hiểu rõ.
Giống như trong cuốn <How to read a book> (bản in Việt <Đọc sách như một nghệ thuật> có nói qua: Nội dung cốt lõi của 1 quyển sách thật ra nằm ngay trong mục lục của sách, những nội dung còn lại đều là giải thích tỉ mỉ hơn cho phần đề mục. Nên có thể nói rằng nội dung trong các tài liệu, số liệu hoàn toàn không nhất thiết phải thuộc hết, nắm được trọng điểm là đủ rồi.
2.Làm thế nào để biến những ngôn ngữ trong sách trở thành kiến thức của riêng mình?
Phương pháp của tôi là tìm ra nội dung quan trọng trong sách, sau đó dùng cách nghĩ của mình xâu chuỗi những nội dung đó lại.
Ví dụ như: Những tác phẩm của Lỗ Tấn được học trong môn Ngữ Văn thời cấp 2 có <Nhật ký người điên>, <Khổng Ất Kỷ>, <Một việc nhỏ>, <Cố Hương>, <Xã Hí>,... Thật sự không dễ gì mà nhớ được hết, nhưng chế thành câu sau đây thì sẽ dễ nhớ hơn nhiều: <Nhật ký người điên> viết về <Khổng Ất Kỷ>, anh ta làm <Một việc nhỏ>, sau đó trở về <Cố Hương> xem 1 vở <Xã Hí>.
Ví dụ trong tiếng Việt cách học dãy hoạt động hóa học của kim loại: "Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi u." - K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
Bạn xem có phải như vậy sẽ không còn khó nhớ nữa, chỉ cần bạn vận động phần kiến thức đã có trong não rồi xâu chuỗi những kiến thức đó lại.
Đồng thời sắp xếp theo thứ tự logic, khi thi đảm bảo bạn có thể trả lời câu hỏi đề ra 1 cách trôi chảy.
3.Đại não không giỏi trong việc lưu trữ quá tải thông tin.
Não con người thật ra sở trường trong việc tư duy hơn, có tác dụng giảm thiểu ít nội dung hơn cho chúng ta trong việc học thuộc. Giảm thiểu ở đây có nghĩa là chỉ cần thiết nhớ rõ những điểm mấu chốt mà thôi. Thông qua việc nắm vững những nội dung cốt lõi, những chi tiết còn lại có thể dùng phương thức hay ngôn ngữ của bản thân bổ sung sau. Như nói ở phía trên, nội dung trong sách thực tế tương đối dày, là vì tác giả phải đưa 1 lượng lớn ví dụ hay các chi tiết để nói rõ về những luận điểm của tác giả. Vì vậy có rất nhiều thông tin thật ra chúng ta không cần thiết phải thuộc lòng. Nên khi mà chúng ta rút ra được trọng điểm thì thực chất chúng ta cũng đã nhớ được những chi tiết râu ria đó rồi.
Khi chúng ta học 1 lượng chữ cũng như thông tin vừa đủ, không chỉ có thể giảm áp lực cho đại não, mà còn có thể làm tăng sự tự tin.
Bạn nghĩ thử xem, nếu bắt bạn học thuộc hết toàn bộ chữ trong sách, không phải rất khó sao? Không chỉ không thể nhớ nổi, hơn nữa còn đả kích đến lòng tin của bạn, bạn sẽ phát hiện đọc quyển sách này lâu như vậy rồi sao chẳng khác gì chưa đọc lần nào vậy. Nên khi áp dụng phương pháp học khác vì những thứ bạn cần thuộc giảm ít đi nhiều nên trong cùng 1 khối thời gian bạn có thể ôn tập lại nhiều lần.
Khối thời gian người khác dùng để xem hết 1 quyển sách, bạn đã đọc đi đọc lại nội dung chính trong cùng quyển sách được 3 lần.
Số lượng lần ôn tập không ngừng tăng lên, bạn sẽ cảm thấy bản thân đã nắm vững toàn bộ nội dung khiến cho sự tự tin của bạn đạt mức tối đa. Cho dù trong lúc thi cử có những khái niệm bạn không nhớ rõ ràng từng chữ nguyên văn, nhờ vào việc bạn đã nằm lòng những nội dung chính trong sách nên bạn hoàn toàn có thể dùng lời văn của bản thân tổ hợp lại bù vào những chi tiết khuyết thiếu. Tuyệt đối sẽ không có tình huống "mù tịt" không viết được chữ nào.
Nói nhiều như vậy rồi sau cùng tổng kết lại 2 điều chính
01、Đối với học thuộc lượng lớn chữ, bạn không nhất thiết phải học máy móc toàn bộ chữ, bạn có thể dùng cách thức biểu đạt riêng học sẽ càng dễ nhớ.
02、Nắm vững những nội dung cốt lõi, những chi tiết còn lại dùng phương thức liên tưởng để bổ sung.
——————————-
Link bài gốc:
Cre ảnh minh hoạ: Điều nhỏ xíu xiu
P/s: Thật ra đêm cuối rồi ngủ đi các bạn ơi chứ học hành gì tầm này, ngủ để có 1 tinh thần tốt làm bài sẽ càng trôi chảy hơn ạ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top