CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO CÓ THỂ KHIẾN VIỆC HỌC TẬP TRỞ NÊN SẢNG KHOÁI KHÔNG?

Tại sao nhiều người luôn cảm thấy việc học là một cực hình? Có cách nào khiến việc học trở nên sảng khoái, sau đó bắt đầu yêu thích học tập không?

Câu trả lời nhận được nhiều lượt đồng tình nhất (lược dịch):

[+82724] Hồi cấp 3, tôi luôn là một trong những đứa đội sổ của cả lớp. Tôi thực sự đã dựa vào những phương pháp này, sau đó được nhận vào một trường đại học tốt. Tôi còn nhận được học bổng tại đại học và vượt qua tiếng Anh cấp 4 lẫn cấp 6 chỉ trong một lần thi, tham gia các cuộc thi hùng biện tiếng Anh lớn, các cuộc thi tranh luận, tự học vi tính, gây quỹ,... Điều cốt yếu là học một cách say mê và cực kỳ hiệu quả.

Trước đây chỉ học có một tiếng đồng hồ thôi tôi cũng chịu không nổi, giờ thì thường xuyên học tới rạng sáng mà chẳng thấy khó chịu. Tôi thực sự cảm nhận được niềm vui của việc học tập, mỗi ngày khi gập sách lại rồi lên giường đi ngủ, tôi cảm thấy cuộc sống của mình trôi qua không hề vô ích, thực sự rất "đã".

Vốn dĩ tôi không định chia sẻ đâu, dù sao thì con người ai cũng có tính ích kỷ mà, nhưng suy nghĩ kỹ thì vẫn giới thiệu cho mọi người 6 phương pháp học tập siêu việt này mà tôi đã lưu giữ riêng. Việc học trở nên rất thú vị và dường như đã biến thành một trò chơi vậy.

Chỉ cần làm theo, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì, thậm chí có thể vượt qua hơn 80% bạn bè đồng trang lứa xung quanh.

TẠI SAO BẠN KHÔNG CẢM THẤY HỨNG THÚ VỚI VIỆC HỌC?

Trước khi bắt đầu nói về các phương pháp, chúng ta cần tìm ra lý do vì sao hầu hết mọi người đều không cảm thấy hứng thú với việc học, thậm chí học tập còn khiến bạn thấy khó chịu:

Không thể ngừng ngáp ngắn ngáp dài khi nghe giảng trên lớp, lúc nào cũng cảm thấy dường như kim ngắn kim dài của đồng hồ đều đứng yên hết rồi.Vừa mở sách ra là thấy đau đầu. Một luận điểm trong sách có thể xem đến nửa tiếng đồng hồ nhưng vẫn chẳng nhớ được gì.Lúc làm đề không thể tự chủ được mà nghịch điện thoại. Dù nhìn chằm chằm vào một câu hỏi trong mười phút thì cũng không biết phải viết đáp án thế nào.

Tôi biết chứ, không phải bạn không muốn học, mà là học không vào.

Điều này là do não bộ của chúng ta chỉ thích sự thỏa mãn dopamine (một loại hóa chất hữu cơ vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh) một cách nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ, trong quản lý học có một học thuyết gọi là "cắn hạt dưa".

Khi bạn bắt đầu cắn hạt đầu tiên, bạn sẽ tiếp tục cắn hạt thứ hai, thứ ba, thứ tư... và cuối cùng không thể dừng lại.

Điều này là do não bộ của chúng ta hài lòng với những thành tựu nhất thời.

Hạt dưa rất dễ cắn, chỉ cần mở miệng là cắn được. Độ khó kỹ thuật thấp và mất ít thời gian để đạt được sự hài lòng. Bạn có thể tách hạt dưa ra khỏi vỏ chỉ trong vài giây và đang tận hưởng sự hài lòng này từ trong tiềm thức.

Điều này cũng giống như khi chúng ta chơi điện tử hay xem TikTok. Mỗi khi chơi game đều có những phản hồi kịp thời: thu hoạch được vài mạng, phá đổ được vài tháp. Mỗi khi xem TikTok cũng đều nhận được thông tin: bạn đã học được những điều mới mẻ, xem được những thứ thú vị.

Vậy còn học tập thì sao?

Hầu hết các phương pháp học tập đều mất rất nhiều thời gian để nhận được phản hồi, điều này khiến não bộ của chúng ta chuyển từ hứng thú lúc ban đầu sang thiếu kiên nhẫn và chán nản về sau.

Mỗi khi bộ não sinh ra những ý nghĩ như vậy về việc học, thì sau này mỗi khi chúng ta muốn học, đại não lập tức sẽ cho phản hồi:

Đừng học nữa, đừng học mà, việc này chán lắm, chúng ta chơi game thôi.

Thật ra, nói một cách dễ hiểu thì không phải bạn không thích học, mà là do não của bạn đã hình thành một khuôn mẫu. Được rồi, không cần lo lắng. Bây giờ chúng ta đã tìm ra nguyên nhân sâu xa, đến lúc kê đơn thuốc phù hợp rồi.

6 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VỪA SẢNG KHOÁI VỪA BỀN VỮNG:

Phương pháp thứ nhất: phương pháp học DDL (dea.dline/hạn cuối) – s.át th.ủ thời gian

Đầu tiên, hãy nghĩ xem thời điểm nào thì bạn làm bài tập về nhà nhanh nhất?

Chắc chắn là:

Khi bạn bất ngờ được thông báo chuẩn bị cho lớp học tiếp theo.

Lúc đó thì chỉ ước mình có thể viết bằng cả hai tay ấy chứ.

Thời điểm mọi người làm việc hiệu quả nhất luôn luôn là lúc còn cách DDL chỉ một bước chân.

DDL, tên đầy đủ của Dea.dline, là kẻ thù tự nhiên của sự trì hoãn.

Sở dĩ chúng ta nâng cao hiệu quả và không còn trì hoãn là do sự căng thẳng mà DDL mang lại. Chúng ta sợ không hoàn thành nhiệm vụ nên không có ý định trì hoãn.

Ví dụ, đồng hồ tính thời gian khi làm một bộ đề, bởi vì có đếm ngược nên trong tiềm thức của chúng ta sẽ tràn đầy sự khẩn trương. Cảm giác cấp bách giúp chúng ta dễ dàng tập trung hơn và chỉ muốn nhanh chóng hoàn thành trong thời gian quy định.

Tương tự như vậy, có thể áp dụng cách này vào việc học tập thông thường của mình. Ví dụ như muốn viết một bài văn, hãy đặt đồng hồ đếm ngược 3 tiếng đồng hồ ở nơi mắt dễ thấy nhất. Ngày hôm nay cần hoàn thành những việc gì, hãy chỉ định thời gian cho từng công việc và đặt đồng hồ báo thức trên điện thoại.

Phương pháp thứ hai: từ đại thần đến ngốc nghếch – phương pháp học "xuống lầu"

Thật sự, chuyện khó khăn nhất trên thế gian này ngoại trừ giảm cân thì chính là tự học.

Không có sự hướng dẫn, giám sát tận tình, tự học chắc chắn là trở ngại ngoan cường nhất để rèn luyện ý chí. Thực tế, học bất kỳ kỹ năng nào cũng giống như việc leo lên một tòa nhà, bắt đầu từ những điều cơ bản là leo lên từng tầng một.

Những tầng đầu tiên tất nhiên là rất nhẹ nhàng, nhưng càng đi lên thì càng mệt. Sau đó cứ nghỉ ngơi một chút rồi lại một chút, dần dần sẽ quên mất việc phải leo cầu thang.

Chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của mình, chuyển từ lên lầu thành xuống lầu – bắt đầu từ "đại thần", từ từ trở nên ngốc nghếch. Tôi phát hiện ra phương pháp này khi nghiên cứu cách chơi một trò chơi. Ban đầu tôi chẳng học từng bước từng bước gì mà cắm đầu vào chơi luôn, đương nhiên là không chơi được, nhưng lúc này tôi mới lật lại nghiên cứu và tìm tòi từ những bước đơn giản nhất và dần dần chơi được. Điều đáng ngạc nhiên nhất là với kiến thức tích lũy được từ phương pháp này, tôi thậm chí có thể chơi được cấp độ khó hơn mà không gặp trở ngại.

Logic cơ bản của phương pháp học tập "xuống lầu":

Tìm một tác phẩm cao cấp mà tuy rất khó nhưng bạn lại rất muốn học.

Cố gắng hết sức để học hiểu nó, đừng theo đuổi sự hoàn hảo.

Tìm hiểu thêm những nội dung đơn giản ở trình độ thấp hơn, đồng thời củng cố nền tảng.

Phương pháp thứ ba: biến kiến thức thành một mô hình – phương pháp ghi chép của Da Vinci

Khoa học không giống như nghệ thuật tự do, khoa học bắt nguồn từ thực tiễn và sau đó được áp dụng trở lại thực tiễn. Sao chép các định lí trong sách giáo khoa, chép nội dung trên bảng của giáo viên, có lẽ tốt hơn là nen học thêm dưới dạng các câu hỏi.

Nhưng việc chỉ làm các câu hỏi không thể giúp chúng ta nắm được hết kiến thức, vẫn cần tóm tắt và sắp xếp thành các ghi chú.

Làm thế nào để ghi chú hiệu quả, có thể học hỏi từ Da Vinci.

Sự kết hợp giữa hình ảnh và văn bản giải thích tư duy của Da Vinci, giúp kiến thức trở thành ba chiều và tích hợp chặt chẽ với thực tiễn. Đây cũng là logic cơ bản của việc học khoa học hiện đại.

Cần sử dụng kiến thức của người khác để vẽ bức tranh của riêng bạn.

Hoàn toàn hiểu được nội dung cơ bản của sách giáo khoa, tốt nhất là có thể giải thích cho người khác hiểu rõ ràng

Làm tất cả các câu hỏi bạn có thể tìm thấy liên quan đến kiên thức này, càng nhiều loại câu hỏi càng tốt

Tóm tắt tất cả các vấn đề của kiến thức này, biến nó thành của riêng bạn và vẽ một mô hình chỉ thuộc về bạn

Đôi khi không phải chúng ta học không tốt mà là chúng ta chưa nắm vững các phương pháp của mình. Chỉ với những phương pháp phù hợp, chúng ta mới có thể nắm vững kiến thức trong lĩnh vực khác nhau một cách cực kỳ hiệu quả.

Phương pháp thứ tư: để não bộ hoạt động – phương pháp "đọc động"

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, cách đọc của nhiều người là "đọc tĩnh".

"Đọc tĩnh" là gì?

Đọc quá nhanh, không kịp suy nghĩ, chỉ lướt mắt qua một lần và không lưu lại trong não.

Thực ra cũng không thể trách chúng ta, bởi vì nhận được rất nhiều thông tin mỗi ngày, nên nếu không cải thiện tốc độ đọc của mình thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Nhưng nếu điều này diễn ra lâu dài sẽ trở thành thói quen đọc sách lâu dài của chúng ta, đọc cái gì cũng nhanh nhưng đọc gì cũng không vào.

Đối với các tài liệu cần đọc chuyên sâu, thì phải chuyển "đọc tĩnh" thành "đọc động".

"Đọc động" là gì?

Không chỉ mắt và tay vận động mà não bộ cũng phải vận động theo.

Đọc theo từng phần, đừng vội vàng sau khi đọc xong một phần, hãy nghĩ về ý chính của phần này và tóm tắt lại

Viết tóm tắt, chú thích và cảm nhận sau khi đọc. Bạn phải viết bằng tay, và chỉ những gì bạn đã viết mới có thể được ghi nhớ

Để tránh đọc quá nhanh, bạn có thể dùng thước để đọc từng dòng, hoặc dùng giấy để che phần mặt sau

Phương pháp thứ năm: tạo ra nhận thức toàn bộ - sơ đồ tư duy

Trọng tâm của sơ đồ tư duy không phải "tất cả", mà là "hướng dẫn". Nhiều bạn khi làm sơ đồ tư duy chưa có đầy đủ nhận thức về những gì được viết trong sách, mà chỉ chuyển nội dung của sách vào vở ghi chép theo mục lục, vậy thì mức độ liên quan của những mục trong sơ đồ sẽ rất yếu và không có sự hướng dẫn. Sơ đồ tư duy được tạo ra theo cách này thực sự khiến người ta không muốn đọc lại.

Sơ đồ tư duy được ghi nhớ tốt cũng giống như một cái cây với thân, cành và lá đan xen rõ ràng.

Thân cây: danh mục chung

Nhánh cây: danh mục phụ

Lá: các luận điểm

Khi tạo cây tư duy, bạn phải làm theo từng cấp độ:

Đầu tiên làm toàn bộ thân cây, sau đó là tất cả các cành và cuối cùng là lấp đầy tất cả các lá.

Phương pháp thứ sáu: hãy coi bộ não như một tờ giấy nháp – phương pháp bộ nhớ máy ảnh

Tái tạo hình ảnh trong não

Bạn có thể bắt đầu với những bức tranh đơn giản và nhắm mắt lại sau khi nhìn thấy chúng. Chỉ cần mô tả bức tranh này trong đầu bạn cho đến khi hình ảnh mô phỏng trong não giống hệt như bức tranh thật.

Tái tạo văn bản trong đầu bạn

Điều này có thể hơi khó, chúng ta phải tái tạo hình dạng của văn bản trong não, không đơn giản như chỉ nhớ một từ. Bạn có thể bắt đầu với các ký tự đơn giản, sau đó là các từ, tiếp theo là các câu ngắn và dài, cho đến khi bạn có thể "nhìn thấy" các từ đó trong tâm trí mình.

Nếu chỉ để ghi nhớ văn bản, bạn có thể tái tạo các ký tự trong não bộ là điều hoàn toàn bình thường.

Cuối cùng, hãy tóm tắt lại nào:

Không phải bạn không muốn học hay học không tốt, mà là não bộ của bạn đã hình thành một khuôn mẫu và cảm thấy bạn không tạo cho nó hứng thú kịp thời. 6 phương pháp này là liên tục cho phép bạn đưa ra phản hồi kịp thời cho não bộ, để nó thay đổi những khuôn mẫu đã có và ủng hộ bạn học tập.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #self-help