Chương 02: Parricide
"Sự thật sẽ giải thoát ta, nhưng trước tiên nó sẽ khiến ta đau khổ."
― James A. Garfield
----------
Khi một chuyện gì đó xảy ra, người ta ở tâm thế khán giả là chính. Trừ khi câu chuyện đó diễn ra khá gần với họ. Trong lớp của họ bây giờ ai cũng nháo nhào lên nói về Lý Bạch Dương, dù rằng họ không hề đủ thân để biết gì về cô bé.
Ngô Phong và Trần Lỗi thì khác. Nhìn ở nhiều góc độ có thể gọi họ là bạn của Lý Bạch Dương.
Ở tuổi 16, Ngô Phong non nớt chẳng biết nên làm gì giúp bạn mình. Từ khi xảy ra chuyện đến giờ cậu vẫn tin rằng Lý Bạch Dương vô tội. Cậu nhóc đăng tải lên mạng khá nhiều trạng thái "minh oan" cho Lý Bạch Dương. Cảnh sát chưa có kết luận, xin mọi người đừng vu khống cho Lý Bạch Dương.
Trái với mong đợi của Ngô Phong, chẳng ai quan tâm tới những gì cậu nói, cậu không có sức ảnh hưởng trên mạng. Cậu chẳng là ai để người ta phải lắng nghe, cậu chưa bao giờ là một người có sức ảnh hưởng ở mạng xã . Ngô Phong bất lực, cậu nhóc chưa từng nghĩ danh tiếng ảo trên mạng đôi khi lại quan trọng tới vậy. Cậu thấy mình thật vô dụng và ngu ngốc, cảm giác đó lan tỏa gặm nhấm trong cậu khi cậu nhận thức được rằng những hành động trên mạng của mình không có ảnh hưởng gì.
Ngô Phong nằm vật lên giường, ném chiếc di động vào một góc. Cậu không muốn tiếp tục chìm vào thế giới ảo ở mạng nữa.
Cậu nghĩ về Lý Bạch Dương, nhớ tới hôm còn trò chuyện sau sân trường đầy vui vẻ.
Giữa cậu và Lý Bạch Dương là một tình bạn khó giải thích bằng lời. Lý Bạch Dương thông minh trước tuổi, Ngô Phong luôn ngưỡng mộ Lý Bạch Dương. Còn Trần Lỗi, cậu trầm tính, ít nói. Lúc nào cũng như đầy tâm sự trên người. Trong ba người bọn họ, Trần Lỗi luôn tạo ra cảm giác đáng tin tưởng nhất. Lý Bạch Dương là thông minh nhất, còn Ngô Phong, cậu lờ đờ như con sứa ở đại dương, cậu không có gì nổi bậc.
Mẹ cậu nói, cậu là đứa bé lương thiện, là lương thiện chứ không phải sáng dạ như cách người ta nhận xét Trần Lỗi... Mẹ cậu một mình nuôi cậu lớn, công việc ở xưởng nhuộm thì ngày càng vất vả. Nhưng bà chẳng bao giờ than thở, bà chỉ mong cậu bình an.
Họ là một tam giác, ba góc của ba tính cách khác nhau nhưng lại gắng kết với nhau.
Khi sự việc xảy ra, Ngô Phong lập tức gọi cho Trần Lỗi, cậu muốn tìm tới lời khuyên của người đáng tin nhất nhóm. Nhưng Trần Lỗi chỉ nói cậu hãy bình tĩnh, hãy im lặng và đừng làm gì, bởi người chưa vị thành niên có phải chịu án tử hình đâu?
Nhìn góc độ khách quan thì Lý Bạch Dương chỉ cần bịa vài lý do về bị bạo hành thì đã có thể được giảm án rồi. Án lệ ở thế giới đầy những trường hợp như vậy còn gì?
Trần Lỗi đều giọng nói, sự thông minh của cậu ta trong hoàn cảnh này thật đáng ghét bởi vì không có sự đồng cảm, cậu cảm thấy như bị Trần Lỗi phản bội vậy. Ngô Phong không trả lời mà cắt ngang cuộc gọi, hơi thở nặng đi, nhịp tim thì tăng vọt. Trong người cậu tràn đầy Adrenalin. Cậu tức giận với Trần Lỗi và tức giận cả với mình.
Nhưng mà... cậu có thể làm gì chứ? Mẹ cậu biết cậu thân thiết với Lý Bạch Dương, nên từ khi xảy ra chuyện đã luôn nhắc cậu đừng làm gì ngu ngốc. Ngô Phong cảm thấy như mình là người yếu đuối và vô dụng, mà đúng là thế thật còn gì?
----
Sau cuộc gặp bà Tạ, bà Vương trò chuyện thêm với Mạc Kỳ Yến một lúc. Vụ án của Lý Bạch Dương cũng được nêu ra.
Dù muốn hay không, Mạc Kỳ Yến đã bị cuốn vào vụ án này.
Vương Tú Lan, bà chủ khách sạn nhỏ nơi cô đang ở trong chiều hôm nay bắt đầu nói về vụ án với cô. Bà Vương không biết Mạc Kỳ Yến là cảnh sát. Bà chỉ muốn nói về cảm nhận của mình với cô, vì Mạc Kỳ Yến tạo ra cảm giác là một người dường như đã trải qua rất nhiều thứ. Cô có ánh mắt sắc bén như soi rõ tâm can con người. Nếu cô ấy là cảnh sát hay luật sư, bà Vương cũng sẽ không mấy ngạc nhiên.
"Lý Bạch Dương là con nuôi... mà tôi nghĩ con nuôi thì không thể nào giết người cưu mang chúng..." Bà Vương nói, chính bà cũng biết lời nói của mình không có cơ sở nào để người ta phải tin tưởng cả. Trên đời hẳn đâu hiếm chuyện con nuôi giết cha mẹ nuôi?
Mạc Kỳ Yến không phán xét, cô trầm ngâm như nghiền ngẫm lời của bà.
"Bà Vương, Lý Bạch Dương có phải hay ghé nơi này?" Mạc Kỳ Yến nhẹ nhàng hỏi.
Bà Vương hơi giật mình, "Làm sao cô biết?"
Mạc Kỳ Yến đáp: "Tôi thấy vài cuốn sách giáo khoa lớp 10. Còn có cả vở ghi chép. Hẳn cô bé thích đến đây học. Thêm nữa dựa theo cách nói của bà Vương, tôi thấy bà có tình cảm với cô bé này."
Mạc Kỳ Yến nhẹ giọng dần.
Bà Vương hơi giật mình, nhưng rồi bà chỉ thở dài. "Cô nói đúng, tôi cũng tin con bé không làm vậy. Nhưng đó chỉ là cảm xúc của tôi, chẳng thể giúp gì được cho con bé."
Mạc Kỳ Yến không đáp ngay, cô chìm vào suy nghĩ của riêng mình. Vụ án này cô đã nghe phong phanh từ sáng tới giờ, dù ý định tới nơi này để nghỉ ngơi nhưng có vẻ các vụ án giết người thì nơi nào cũng có.
Cô đã quan sát bà Vương, từ cuộc trò chuyện với bà Tạ lúc chiều Mạc Kỳ Yến đã thấy có gì đó lạ. Bà Tạ công kích và luôn mang chuyện con cái ra để nói với bà Vương. Con trai bà Tạ có thể đang là người phụ trách vụ án của Lý Bạch Dương.
Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ. Mạc Kỳ Yến thầm nghĩ.
Dù sao cảnh sát vẫn chưa có kết luận điều tra, Mạc Kỳ Yến vốn tính cách điềm tĩnh và thực tế. Cô không vội vàng đưa ra kết luận, mà luôn giữ sự trung lập và thận trọng trong mọi tình huống. Kể cả là bây giờ, cô đang tiếp cậu thông tin một cách thụ động mà thôi.
Mạc Kỳ Yến cũng nhìn ra bà Vương đang mong chờ Mạc Kỳ Yến có nhận xét gì đó hoặc bàn luận tiếp về câu chuyện. Có vẻ bà nghĩ cô là luật sư hay cảnh sát. Nhưng dù cô là cảnh sát thì thế nào? việc tìm kiếm sự thật luôn là một thứ mệt mỏi bởi lẽ con người là những sinh vật không thể tồn tại mà không làm tổn thương lẫn nhau, chúng ta là những mảnh vỡ trôi dạt trong biển cả của sự giả dối.
Mạc Kỳ Yến là kẻ xa lạ ở nơi này, cô không muốn tọc mạch, cũng không thể xen vào quá trình điều tra của cảnh sát địa phương. Hẳn là khiến bà Vương thất vọng rồi.
Trong suốt sự nghiệp cảnh sát điều tra của mình, Mạc Kỳ Yến đã phải nghe quá nhiều thứ được gọi là "sự thật."
Nhưng như Friedrich Nietzsche nói: "Không có sự thật, chỉ có những cách diễn giải."
Sự thật khi được thốt lên từ miệng một người, chỉ phản ánh cách họ thấy hoặc nghe về một vấn đề. Đó chưa hẳn là thực tại khách quan của câu chuyện đã diễn ra. Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là thực tế, đâu chỉ là nhận thức thiên kiến? Làm cảnh sát chưa bao giờ là một nghề dễ dàng.
Sự thật, đối với Mạc Kỳ Yến, là những mảnh ghép rời rạc, mỗi mảnh nhuốm màu cá nhân và cảm xúc của người kể. Việc của Mạc Kỳ Yến là thu thập từng mảnh ghép đó, gạt bỏ lớp sương mù của định kiến, để ráp lại thành một bức tranh toàn cảnh – gần với bản gốc nguyên thuỷ nhất có thể.
Lý Bạch Dương trong câu chuyện của bà Vương Tú Lan là một cô bé ngoan. Nhưng con người vốn đa diện, Lý Bạch Dương có thể là người tốt với bà Vương nhưng đồng thời cũng sẽ là kẻ xấu với ai đó. Đây không phải là tâm lý học phức tạp gì cả, đơn giản là cách con người sinh tồn trong thế giới của họ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top