Chương 3

Ai dám nói bậy bạ sau lưng tôi

......

Trần Phượng Hương vào đoàn khi chưa đầy 18 tuổi, bà cụ nói con có thể chọn một nghệ danh. Trần Phượng Tường đã hiểu về thẩm mỹ, nghĩ người mẹ suốt ngày nói chuyện với hạt dưa chỉ biết trên đời này chỉ có một chữ "Hương" là đẹp nhất, không biết còn có thể tân trang thành gì khác.

Hay là, Trần Phượng Lê thì sao? Sư tỷ đề cập như một lời nói đùa, bị sư muội lườm cháy mắt: "Ai mà không biết Lê hát Việt kịch chỉ có duy nhất Lê đó?"

Trần Phượng Kỳ? Trần Diên Hương? Trần Bảy Phượng? Bà cụ nói, bà dẫn bảy học sinh nhập môn, Vương Lê là người thứ hai, cô bé là người thứ bảy. Mặt nghĩa thì hay, nhưng nghe cứ quê quê. "Vậy tại sao chị không đổi tên thành Vương Hai Phượng?" Cô gái nhỏ hỏi sư tỷ.

Sư tỷ nhịn cười, cuối cùng nghiêm túc đưa ra kiến nghị: "Phượng Tường thì sao?" Trong gia đình có mấy giáo sư đại học, Vương Lê được học hành cũng nhiều: "Phượng hoàng dực kỳ thừa kỳ hề, Cao cao tường chi dực dực"*, cô còn thuộc nhiều bài trong "Trang Tử".

*Trích từ bài thơ "Ly Tao" (Nỗi sầu ly biệt) của Khuất Nguyên. Từ "Cánh" ở đây là "Tường" (), do đó Phượng Tường là cánh phượng.

Nghe cái tên này, Phượng Tường cảm thấy thật vĩ đại. Nhìn sang sư phụ, bà cụ nói được, thế là đổi thành Trần Phượng Tường. Nhưng sư muội vẫn muốn hiểu cho thật rõ: "Sư tỷ, câu chị đọc đó có nghĩa là gì?"

Nghĩa là "Cánh phượng hoàng muôn màu, như trăm cờ muôn sắc, tự do và kiêu hãnh, mặc sức liệng trên trời". Vương Lê nói, em là đệ ruột của sư phụ, nối tiếp kỹ năng và cũng cần kế thừa chí hướng của sư phụ, hãy hát Việt kịch thật vang mãi tận mây trời.

Mang tham vọng hát vang tận mây trời, Trần Phượng Tường gia nhập Đoàn Việt kịch Bách Châu. Năm đó Vương Lê xuất sắc mang chiếc đĩa giải Mai Hoa đầu tiên về an ủi bà cụ, Vận Phương Phi ốm triền miên cười căng hết các nếp nhăn, liên tục nói ba chữ "Giỏi". Sau đó nhìn sang Phượng Tường nhỏ bé, nói con nên theo học sư tỷ nhiều thêm, tuy tư chất của con không bằng Triệu Lan, nhưng thiên phú trong Đán của con rất tốt, chỉ còn thiếu kinh nghiệm và luyện tập.

Chỉ còn thiếu kinh nghiệm và luyện tập, Trần Phượng Tường lại một lần nữa khắc sâu cái tên "Triệu Lan" vào lòng. Người được những thành viên trong đoàn gọi là "Tiểu Trần" âm thầm cạnh tranh, bắt buộc phải hát hay hơn Triệu Lan, một con phượng hoàng sao có thể hát kém một hông hoa?

Cô truy lùng khắp nơi những cuốn băng cát-sét được coi là xa xỉ thời đó, từ những người hâm mộ kịch lâu năm, từ đoàn kịch, từ các đài phát thanh, đài truyền hình hay mọi mối quan hệ mà cô có thể nhờ vả, duy chỉ quên hỏi mượn Vương Lê.

Cho đến một ngày, sư tỷ gọi cô lại: "Tiểu Trần, nghe nói em đang mượn băng cát-sét của A Lan phải không?" Chị có đây, chị lưu trữ mọi cuốn băng có thể sao chép được.

Cô dẫn Trần Phượng Tường vào ký túc xá của mình, bê trong tủ ra một chiếc hòm nhỏ, mở khoá, lấy ra một chiếc hộp được lót vải nỉ bên trong, trông như một bà già giấu quỹ đen. Đầu ngón tay lần lượt gạt qua các cuốn băng cát-sét: "Từ buổi diễn sân khấu 'Hồng Lâu Mộng' lớn đầu tiên cho đến màn "Tây Sương Ký" cuối cùng, đều ở đây."

Phượng Tường nhận lấy, cô sẽ giữ chúng cẩn thận mà chưa cần sư tỷ dặn. Đó cũng là lần đầu tiên cô vào ký túc xá của Vương Lê. Sau khi đoạt giải Mai Hoa, đoàn kịch đã chỉnh lại mức sống cho chị, giờ đây chị đã có một căn hộ hai phòng ngủ có bếp và phòng tắm. Nhưng mọi thứ trong nhà quá đơn giản, đơn giản mà rành rọt một nỗi buồn cô đơn.

Phòng bếp nhà Vương Lê sạch đến mức không nhìn thấy một cọng rau, sư muội tới, cũng chỉ có thể mời một cốc nước trà. Hai người ngồi ở một bên đầu ghế sofa đôi, liếc nhìn nhau, Vương Lê chỉ vào đầu máy video - thứ vật dụng có thể nói là hiện đại duy nhất trong căn phòng: "Hay là, em xem một băng ở đây"

Lúc đó Phượng Tường càng thêm tò mò về Vương Lê, cô nghĩ, sư tỷ với một giải Mai Hoa đã trở lại trạng thái người không ra người, ngợm không ra ngợm từ mấy năm trước, chị gầy đến mức hốc mắt sâu hoắm, quầng mắt thâm đen, má hóp lại như thiếu dinh dưỡng... Giao phó tất cả nhiệm vụ giữ chân khán giả cho đôi mắt sáng và lúm đồng tiền to.

Vương Lê tỏ ra vui vẻ trong đoàn nhưng thực chất chị đang lâm vào tình cảnh tồi tệ. Những lời vu khống bịa đặt về Vương Lê ngày càng lan rộng kể từ khi chị nổi tiếng. Có người nói chị đang hẹn hò với cậu ấm của thị trưởng, có người nói chị đang là nhân tình của một ông sếp nào đó, có người nói chị cặp kè với rất nhiều người và không ngại đón tiếp thêm bất kỳ ai, thậm chí có người đồn lối sống của chị còn bất chính hơn mọi tin đồn trên - Vương Lê, hình như cô coi mình là những quý công tử và tuấn thư sinh trên sân khấu, ngoài đời cũng mập mờ với phụ nữ.

Trần Phượng Tường từng đùa: "Sư tỷ, khi nào chúng ta đến Cục Dân chính lấy giấy kết hôn?" Lời bông đùa ấy đã giúp Vương Lê giải vây, nhưng cô cũng đoán được, những gì vây quanh Vương Lê không chỉ có nước bọt thiên hạ. Người chị ngày càng bí ẩn của cô ém gọn mọi chuyện trong lòng, bây giờ đang dịu dàng mím môi nhìn sư muội: "Em nhìn chị làm gì?"

"Em thấy chị có gì đó không đúng." Phượng Tường nói thẳng.

Vương Lê hỏi thế nào là "đúng"?

"Phải ăn nhiều, sắc mặt hồng hào mới gọi là đúng, trong mắt không thể nhìn ra nỗi đắng cay mới gọi là đúng." Phượng Tường nói chị đang héo đi, sau đó đứng dậy giúp Vương Lê kéo tấm rèm dày ra cho nhà thoáng khí: "Đoàn chỉ cho em một gian phòng ký túc xá bé như cỡ bàn tay, ngay cả phòng vệ sinh cũng phải dùng chung." Phượng Tường lẩm bẩm: "Đi thôi, đi thăm sư phụ của em, bà ấy lúc nào cũng nhắc đến chị."

Bà cụ đã gần tám mươi tuổi đang được con gái dưỡng bệnh ở nhà, vừa nghe thấy tiếng động bên ngoài, bà đã mở mắt ra gọi "A Lê", hai cô trò lại bắt đầu thì thầm với nhau, song cũng yêu cầu Phượng Tường nán lại.

"Cô không còn sống được mấy ngày." Lời mở đầu của bà luôn khiến người ta xót xa. Khi đôi mắt Vương Lê nhói cay, Phượng Tường ngồi xuống nắm chặt tay bà: "Không được đâu, sư phụ không sống thêm được vài năm thì làm sao thấy con diễn chính trên sân khấu?"

Phượng Tường hiện chỉ hát vai nha hoàn hoặc tiểu thư làm nền, vẫn chưa được đóng vai chính, đem chiêu này ra vực dậy tinh thần sư phụ, quả nhiên bà cười rộ: "Cũng phải."

Bà quay sang hỏi Vương Lê: "Con và cô ấy thế nào?"

Vương Lê liếc mắt nhìn Phượng Tường, ngập ngừng: "Rất tốt."

Cô không thể giấu được người hiểu cô, bà nói con mới 31 tuổi, đời còn dài, nếu có thể lập gia đình thì hãy lập gia đình.

Vừa bệnh, Vận Phương Phi lại giở giọng điệu cũ, nhưng Vương Lê không dám cãi lại, chỉ biết: "Vâng vâng, dạ dạ" như đã thấm vào lòng.

Sau chuyến thăm sư phụ, hai chị em rất ít dịp đi chơi riêng cùng nhau đi bộ về ký túc xá. Vương Lê không nói gì, Phượng Tường cũng không hỏi. Thấy bước chân sư tỷ nặng nề, Phượng Tường kéo chị đến bờ sông cho khuây khoả, móc một nắm hạt dưa trong túi ra: "Cắn đi."

Vương Lê nói chị không cắn, không biết cách.

Phượng Tường đổ hạt dưa từ tay Vương Lê về: "Dẹp đi." Em đã cắn thứ này từ khi còn bé, cắn khi một mình buồn chán, cắn khi lòng có tâm sự, cắn khi xem TV, cắn khi chờ diễn sau sân khấu, cắn mãi, cắn mãi, tâm tình sẽ cảm thấy bình yên.

Em rất lo cho sư phụ, sư phụ chưa được hưởng phúc của em mà đã càng ngày càng già yếu. Em cũng rất nhớ mẹ, nhưng bà ấy đang bận tìm vợ và mở cửa hàng cho anh trai em, không có thời gian dành cho em. Em thực sự rất muốn được một lần hát hồng nương, nhưng họ bảo em hát a hoàn Thuý Vân...

Vỏ dưa của Trần Phượng Tường như những búp hoa nở trên đầu ngón tay, rụng xuống từng cánh một, cuối cùng cô vỗ tay, nhìn vẻ mặt đăm chiêu của Vương Lê, bỗng hỏi: "Chị và cô ấy thế nào rồi?"

Vương Lê sững sờ, sau đó vỗ nhẹ đầu Phượng Tường: "Nít nhỏ lắm điều, nói vậy là để trấn an sư phụ, làm gì có cô nào, giải tán rồi, đi rồi, không tìm thấy nữa rồi."

Cô em gái đã trổ nét xinh đẹp, mở to đôi mắt khó tin, đuôi mắt hếch lên, hàng mi chớp chớp tinh nghịch: "Chị biết em đang nói đến ai à?" Hôm trước em nhìn thấy Triệu Lan dẫn theo một đứa trẻ ngố tàu đến ký túc xá của chị đấy.

Mặt sư tỷ phiếm đỏ: "Đó là con gái của cô ấy, Mão Sinh, chồng... cô ấy mất cách đây không lâu, sợ con gái cũng bị ảnh hưởng vì mất bố, nên nhờ chị dạy một ít kịch. "

"Vậy sư phụ đang nói đến ai?" Phượng Tường vẫn cười, nhưng khi Vương Lê im lặng, cô "Ồ" một tiếng: "Không nói thì thôi. Nhưng chị vẫn có thể ăn nhiều cơm thêm một chút đúng không? Sư tỷ, hãy chăm sóc tốt khuôn mặt của chị, nếu để gầy thêm, Giả Bảo Ngọc sẽ biến thành Tiêu Đại mất."

"Chị cũng đừng nghe mấy lời vô nghĩa của mấy người lắm chuyện trong đoàn, họ chỉ ghen tị vì chị có giải thưởng." Phượng Tường an ủi sư tỷ: "Họ vẽ lên mặt lớp hoá trang và khoác lên người bộ kịch phục, trong khi bên trong chỉ là lớp ruột yếu kém."

Không quan trọng chị yêu ai hay đã kết hôn chưa, cứ đóng cửa lại sống cuộc đời của chị: "Ngoài lên sân khấu và không can dự, họ đâu có thể gây ảnh hưởng đến mức lương của chị?"

Vương Lê nhoẻn miệng, cười buồn: "Cô ấy cũng từng nói vậy."

Lần này Phượng Tường không hỏi "cô ấy là ai?", trong lòng nao lên một cảm giác chua chát khó tả: Dù có bao nhiêu "cô ấy" đi chăng nữa, Vương Lê cũng sẽ không bao giờ nói cho mình. Có lẽ trong suy nghĩ ngoằn nghèo lắm lối của sư tỷ, Trần Phượng Tường vẫn là cô bé chỉ biết cắn hạt dưa và gặm cánh gà.

Trần Phượng Tường ngượng nghịu thở dài quay đi, Vương Lê hỏi em sao thế?

"Không sao, về nhà nghe Triệu Lan hát."

Phượng Tường được anh trai tặng cho bộ đầu máy phát băng, chính là người anh vừa khai trương một công ty thực phẩm. Giận dữ đặt trên tủ đầu giường trong gian ký túc xá nhỏ, đóng cửa lại thầm nghiên cứu bất cứ khi nào có thời gian, để mà có người nói, Tiểu Trần còn nhỏ, cả ngày ru rú trong phòng xem "thứ đó". Khi tin đồn truyền đến tai người trong cuộc, lại biến thành có gì đó sai sai.

Người hô hoán nhiệt tình là một thanh niên họ Ngô ở tầng dưới, nam Tiểu Sinh này như có đôi mắt thấu thị, miêu tả nội dung trong đầu máy phát băng của Trần Phượng Tường cứ như thể cậu ta nhìn thấy tận mắt, chốc chốc lại phóng đại lên về "thứ đó".

Xem xong các cuộn băng, Phượng Tường xuống căn tin dưới tầng đun hai phích nước sôi chuẩn bị hành trình học lỏm xuyên đêm. Tình cờ người họ Ngô cũng xuống tầng, cười ẩn ý: "Tiểu Trần, tối nay lại định xem gì đấy?"

Phượng Tường mặc kệ, bước càng nhanh hơn, tên đó chạy theo: "Xem một mình chán lắm, mọi người cùng nhau xem cho vui. Hay là, cho tôi mượn máy phát băng của cậu vài ngày nhé? Máy của tôi hỏng đã nửa năm, cả mấy cuốn băng nữa..."

Trần Phượng Tường hỏi băng gì.

Cô có thể nghe ra ý đồ xấu trong giọng điệu của người họ Ngô, bèn gật đầu: "Được, lát nữa đến ký túc xá của tôi xem băng. Còn ai nữa, gọi hết đến. Tôi có đủ hạt dưa cho mọi người."

Tám giờ tối, nhận được lời kêu gọi của người họ Ngô, mọi nam thanh niên vô công rồi nghề đều xông vào ký túc xá của Trần Phượng Tường, khiến các thiếu nữ ở tầng này đều bất mãn: "Sao ai cũng vào phòng của con gái làm cái gì đấy?"

"Cho họ vào, đến càng nhiều càng tốt." Phượng Tường cười thầm đi mượn ghế về, xếp hàng dài từ phòng mình ra tận lối vào hành lang, dàn các cuốn băng ra cho mọi người tha hồ chọn. Chọn mãi, chọn mãi, biểu cảm của những nam thanh niên đó thất vọng thấy rõ: "Không có phim điện ảnh à? Không có Michael Jackson à?"

Cũng không có... loại đó à?

"Loại gì?" Phượng Tường nhổ vỏ hạt dưa: "Cả ngày tôi chỉ xem Việt kịch, chỉ có thế thôi, mà vẫn có người không có mắt không có tai ở tầng dưới nói tôi xem băng bậy bạ. Hay là, mấy người đến phòng của hắn ta chọn xem, biết đâu có thứ mấy người muốn."

Tất cả tiếng cười đều hướng về phía cậu thanh niên họ Ngô đang đỏ mặt đứng bên cửa, Trần Phượng Tường dẫm lên ghế, khuôn mặt đẹp lặng như nước đưa mắt quét quanh mọi người: "Những ai không tin nhìn cho kỹ, tôi không có mấy cuốn băng bậy bạ như cậu ta nói, từ sau ai mà dám nói năng bậy bạ sau lưng Trần Phượng Tường tôi, cứ liệu hồn! Có nhiều người đồi truỵ từ trong mắt cho đến trong tim, chỉ chăm chăm biến cả thế giới cũng thành loại đồi truỵ!"

Nói xong, Trần Phượng Tường bật đầu máy bắt đầu phát "Tây Sương Ký" do Triệu Lan diễn chính năm đó, ngạo nghễ ngồi ở hàng ghế đầu, tự tận hưởng vừa xem vừa cắn hạt dưa, không quan tâm ánh mắt của những người phía sau. Một lúc sau, mọi người phía sau lặng lẽ đi hết, trong số hàng chục chiếc ghế đẩu, chỉ còn lại khán giả duy nhất là cô.

Cô cứ giữ cửa mở như thế, để tiếng kịch thời huy hoàng nhất của Việt kịch Bách Châu truyền khắp tòa nhà ký túc xá. Phượng Tường nghe chăm chú, nghiền ngẫm say mê. Phải rất lâu sau mới nhận ra khoảng im ắng sau lưng, quay đầu lại, chỉ thấy Vương Lê đang ngồi phía sau mình.

Sư tỷ thẳng lưng, cười hiện lúm đồng tiền lớn: "Chị vừa nghe nói, đến xem đông vui, vậy mà chỉ có một mình em."

Sư tỷ còn nói, Phượng Tường, em đã làm đúng.

Mũi Trần Phượng Tường vô cớ cay cay, quay đầu đi nhìn Vương Lê bằng sau gáy: "Chứ còn gì nữa?"

......

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top