Chương 45

Huy giương cung ngắm chuẩn rồi bắn một phát về phía lùm cây, ngay lập tức một tiếng ụt kêu lên.

Hắn vui vẻ chạy lại vạch ra cành cây, liền thấy một con heo rừng mẹ đang nằm vùng vẫy, vui vẻ cười lên, trong lòng không khỏi tự khen mình một cái, quay lại kêu Tâm.

Chờ Tâm chạy tới, hắn cởi ra áo da thú trên người rồi trùm đầu heo mẹ lại cho Tâm cột lại, nàng lại khoét cái lỗ ngay mũi cho nó dễ thở.

Làm như vậy vì tránh con heo mẹ này còn sức sẽ nổi khùng lên húc loạn. Vì nanh của heo rừng rất dài nhọn.

"Để nó đứng đây đi, mấy con heo con sẽ chạy lại thôi." Tâm đã bố trí xong mấy cái bẫy đơn giản rồi nói hắn để heo mẹ lên, sau đó kéo theo hắn đi núp.

Chẳng mấy chốc đám heo con vừa nãy bị hoảng sợ đã chạy đi, bây giờ lại lập rập chạy đến heo mẹ, vừa vặn trúng bẫy mà Tâm đã tạo, bị cột hai chân kéo lên trên cao.

Hai người lẹ tay đem dây cột vào cổ của từng con rồi mới tháo chúng xuống, đếm sơ cũng được bốn con heo con.

"Tôi nghĩ đã đủ rồi, chúng ta mau về thôi. Còn phải báo tin cho thủ lĩnh nữa." Tâm nói.

Bên cạnh Huy cũng gật đầu: "Được!"

Huy thì dắt con heo mẹ, Tâm thì dắt bốn con heo bên kia xa một chút con sư tử trên lưng mang đồ đi núp sau mấy tán cây. Hai người một thú chầm chậm đi về.

Hai người này sau khi nghe theo lời Nguyễn Thị Tuyết Nhi đi thám thính ngôi làng Rơm kia. Qua hai ngày biết cũng được kha khá chuyện, chuẩn bị đi trở về báo cáo, ai ngờ trên đường trở về gặp được thủ lĩnh của ngôi làng kia.

Không ngờ thủ lĩnh của họ cũng là một phụ nữ, tuổi cũng trạc khoảng bằng Nguyễn Thị Tuyết Nhi. Bên cạnh có một phụ nữ và một đàn ông, hai người này nhìn có hơi lớn tuổi một chút, trên người họ cũng là mặc đồ hiện đại. Nhìn bộ dáng của họ cũng là mới ra ngoài đi săn về

Bên đây Tâm và Huy đã sẵn sàng chiến đấu, chỉ cần Tâm ra dấu một cái con sư tử trong rừng cũng sẽ xông ra, nhưng người phụ nữ kia chỉ cười nhẹ một, lập tức nói:

"Tôi đã nghe nói về làng của hai người rồi, nhưng chưa có dịp qua hỏi thăm. Chúng tôi thật sự không có ác ý, và chắc trong nay mai, tôi sẽ đích thân đi tới nơi đó chào hỏi. Nếu được xin hai người hãy thông báo cho thủ lĩnh của hai người biết nhé."

Nàng nói xong câu đó, lịch sự liền chào Huy và Tâm rồi đem theo người trở lại làng.

Huy và Tâm đứng đó nhìn theo chưa có bỏ sự cảnh giác. Nhìn thấy mấy người kia khuất sau cổng và đóng cổng làng lại, mới nới lỏng.

Trên đường trở về hai người cũng không cần đi lòng vòng nữa, dù sao với câu chuyện hồi nãy thì chắc hẳn bên họ cũng đã biết chỗ bên mình.

Dọc đường đi may mắn phát hiện ra một đàn heo bao gồm một con heo mẹ và bốn heo con, hai người đồng thời săn gom chúng lại.

Lúc trở về làng là đã tới ngày thứ tư, hai người về tới cũng là xế trưa rồi.

Mọi người đang làm việc thì thấy hai người về cũng không có ngừng tay ra đón, chỉ lên tiếng hỏi mấy câu, lại vùi đầu vào công việc.

Huy và Tâm có chút khó hiểu, lại nhìn thấy là hình như tất cả mọi người đều đã ra ngoài này xây tường.

Minh Nhân là người đi tới nói cho hai người chuyện đã xảy ra, hai người nghe xong ngay lập tức chia ra, Huy thì đi cất đồ, Tâm thì đi gặp ngay thủ lĩnh để báo cáo.

Lúc Tâm đi tới nhà chờ gặp Nguyễn Thị Tuyết Nhi, cô gái hôm trước cũng vừa vặn tỉnh lại.

Để cho Hồng xem cô gái đang nằm trên giường trong trạng thái còn mờ mịt, cô cùng Tâm ra ngoài nói chuyện.

Sau khi nghe Tâm nói, Nguyễn Thị Tuyết Nhi bình tĩnh mà gật đầu: "Được, chị đã biết. Mà hai đứa không có bị thương gì đó chứ?"

Tâm lắc đầu: "Dạ không có, mà quên nữa, ngoài ra tụi em còn săn được một nhà heo gồm một heo mẹ và bốn con heo con. Huy giờ chắc đã dẫn ra chuồng rồi!"

"Giỏi lắm." Nguyễn Thị Tuyết Nhi không tiếc khen.

Tâm được cô khen liền cười hihi lên, một lúc sau mới nhớ ra hỏi: "Phải rồi chị, cô gái kia thật sự là mới tới đây sao?"

"Ừ. Tụi chị thấy cô ấy vào ba ngày trước. Cô ấy bị hôn mê tới giờ mới tỉnh lại."

Tâm im lặng không có hỏi nữa, cô hiểu rõ suy nghĩ của nàng bây giờ, lên tiếng: "Được rồi, tụi chị sẽ giải quyết việc này. Em và Huy đi tắm rửa rồi ăn uống nghỉ ngơi đi."

Được cô dẫn dắt, tâm trạng của Tâm cũng bình thường lại, nàng lắc đầu: "Em chưa đói, bây giờ em ra ngoài kia phụ xây tường chút nữa vào ăn với mọi người luôn."

"Được."

Nhìn Tâm chạy đi rồi, Nguyễn Thị Tuyết Nhi đi lại vô nhà chờ.

Cô vào phòng thấy nàng đã ngồi dậy dựa vào tường, trạng thái cũng tốt hơn lúc nãy. Nàng cũng thấy cô, dù môi tái nhợt nhưng vẫn cười với cô một cái.

Hồng bên cạnh nói với cô: "Lúc nãy cô ấy hỏi chị, cho nên chị đã nói cho cô ấy biết."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi gật đầu, cũng cười đáp lại nàng, cô ngồi xuống ghế: "Xem ra cô đã chấp nhận sự thật."

"Có gì mà không chấp nhận đâu, đây có lẽ là ông trời thương tình cho tôi một cơ hội sống lại." Nàng nói: "Phải rồi, tên của tôi là Vân."

"Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Nhi, đứng đầu ở đây. Còn cô ấy là Hồng, là bác sĩ."

Hồng theo lời cô gật đầu với nàng, mở miệng: "Vết thương của cô không có nặng lắm, cho nên đừng lo, cánh tay cô dù có bị trật nặng nhưng không có tổn thương xương cốt, chịu bó thuốc cũng sẽ mau lành thôi."

"Được. Cảm ơn cô." Vân gật đầu.

"Vậy hai người cứ nói chuyện, chị về chuẩn bị thuốc thay cho cô ấy."

Hồng đi rồi, lúc này Nguyễn Thị Tuyết Nhi mới nói tiếp: "Vậy bây giờ cô quyết định...?"

"Mong thủ lĩnh đây thu nhận tôi, sau khi khỏi bệnh tôi sẽ làm việc chăm chỉ. À mà sở trường của tôi cũng là bác sĩ giống như chị Hồng lúc nãy."

"Được rồi, vậy chào mừng cô tới làng." Nguyễn Thị Tuyết Nhi nói tiếp: "Ngoài ra tôi còn muốn hỏi cô một chuyện!"

Nàng gật đầu: "Được, cô cứ nói biết gì tôi sẽ nói hết."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi lập tức vào vấn đề: "Cô là thực sự mới bị đưa qua sao?"

"Chuyện này tôi cũng không biết rõ." Vân lay lay chân mày suy nghĩ: "Ở đây hiện tại là không có lịch phải không?"

Nhìn cô gật đầu, Vân nói tiếp: "Bởi vì ngày hôm đó tôi chính thức có một ca mổ quan trọng cho nên tôi rất để ý ngày và giờ. Tôi nhớ hôm đó là ngày 11 tháng 10 năm x."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe nàng nói,

Một hồi sau Vân hình như nhớ tới cái gì, ngẩng đầu lên nói với cô: "Phải rồi thủ lĩnh, nếu tôi nhớ không lầm trên vai trái tôi sẽ có một dấu móng tay cào, bệnh nhân mà tôi chuẩn bị mổ bị sốc thuốc nên nổi điên lên có cào tôi một cái. Chúng ta có thể dựa theo sự hồi phục của miệng vết thương mà xác định ngày!". Nàng là bác sĩ sẽ biết chính xác vết thương hồi phục.

Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe theo giúp nàng vạch áo trên vai ra, đúng là có một vết cào, cũng rất là sâu, chứng tỏ người cào dùng lực rất mạnh.

Cô chậm rãi miêu tả màu sắc của vết thương cho nàng nghe.

"Dựa theo sự hồi phục, có vẻ đã được gần bốn ngày rồi!" Vân nói với cô.

Nguyễn Thị Tuyết Nhi gật đầu, vậy là đúng với thời gian mà mọi người thấy nàng.

Cô đứng dậy đi tới cái kệ lấy trên đó cái túi lục bình, đem đến cho nàng xem. Vì sợ cá nướng bên trong sẽ thiu nên đã sớm đem đi bỏ rồi, chỉ chừa lại hoa và ống tre.

"Cô có ấn tượng gì với nó không?"

Vân tiếp cái túi, như là nhớ cái gì, nói: "Hình như là đã thấy ở đâu rồi."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng không gấp gáp, chờ nàng từ từ nhớ lại.

Vân nhìn vô cùng kĩ, lật tới đáy của cái túi thấy có dính một ít màu vàng sẫm, nhìn thấy nó nàng liền a lên một tiếng: "Tôi nhớ rồi, trước khi bị mất ý thức tôi đã thấy nó. Cô nhìn xem, tôi đã thấy màu vàng này nè."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi ngó tới chỗ nàng chỉ, đúng là có dính màu. Đem lại gần nhìn kĩ mới biết đó là phấn hoa.

"Sau đó tôi bị xỉu luôn không biết gì nữa." Vân bồi thêm.

Đúng là có người khác xuất hiện tại thời điểm đó.

Người này chỉ là vô tình đi qua hay là cố ý ở đó quan sát từ sớm?

Có khi nào là người của làng Rơm, tới đây quan sát các nàng, rồi tình cờ thấy Vân, cho nên mới định đem cô ấy về đó?

Nghĩ tới đây Nguyễn Thị Tuyết Nhi khựng lại, theo lời của Tâm thuật lại, bên làng rơm kia chắc là không, nếu là người của bên đó thấy được là đã sớm tới đây đòi người rồi.

Vậy chỉ có một khả năng còn có một nhóm người khác hoặc đơn lẻ một người nào đó, có lẽ họ cũng không có ý định xấu.

Nhìn cái túi lục bình trong tay, cô tự nhiên có chút chờ mong người kia sẽ tới đây lấy lại.

Trò chuyện một hồi, thấy được Vân vẫn còn đang mệt mỏi liền để nàng nghỉ ngơi. Cô ra khỏi nhà chờ đi tới chuồng gia súc xem thử.

Huy đã sớm làm xong và chạy ra phụ xây tường, cô đứng nhìn chuồng heo có thêm mấy thành viên một chút, lại đi về phía nhà mình.

Quả nhiên là thấy con sư tử nằm ngủ ở sau bếp cũ.

Nhìn nó nằm nhưng vẫn chừa chỗ của cái cửa để đi ra đi vào, cô cười một cái.

Thật ra Nguyễn Thị Tuyết Nhi có làm cho nó cái chuồng ngoài kia, nhưng con vật này vẫn thích vào đây ngủ.

Nhiều ngày đi đường, trên thân nó nhìn rất dơ, Nguyễn Thị Tuyết Nhi tự nhiên có ý định muốn tắm rửa cho nó. Nhưng khi nhìn nó có vẻ không chịu, cô cũng từ bỏ.

Nguyễn Thị Tuyết Nhi lại vòng ra chỗ dệt lụa xem xét, Hân bụng bầu ngồi đó, kiên nhẫn cùng Hạnh và ba đứa nhỏ cặm cụi làm việc, ba đứa nhỏ giờ tuốt tơ nhìn vô cùng thuần phục.

Cô nhìn đống tơ tằm và sợi bông đã được tuốt và se tơ hoàn hảo bỏ vào mấy cái sọt, bây giờ nó chỉ còn chờ người tới quay sợi và dệt nó.

Hỏi Hạnh mới biết muốn dệt được một tấm vải lụa cần ít nhất một tháng. Để tiết kiệm thời gian, hôm trước Nguyễn Thị Tuyết Nhi có hỏi nàng có cách nào làm ra đồ nhanh hơn không.

"Còn một cách, nhưng không biết có tác dụng không." Hạnh suy tư.

Nguyễn Thị Tuyết Nhi gật đầu: "Nói ra thử xem!"

"Thay vì bây giờ chúng ta dùng những sợ chỉ này đem đi dệt, thì sao chúng ta không "đan chúng"."

"Ý chị là đan chúng như đan len?"

Hạnh gật đầu: "Phải, trước mắt chúng ta cần đồ giữ ấm, như khăn quàng hay áo khoác, việc đan cũng sẽ đỡ tốn công và cũng nhanh hơn."

"Thật sự nhanh hơn sao?" Cô hỏi lại cho chắc chắn.

"Một người chỉ cần mất ba bốn ngày là đan được một chiếc khăn quàng bằng len. Nhưng với nguyên liệu này thì sẽ lâu hơn một hai ngày." Hạnh quả quyết.

Nguyễn Thị Tuyết Nhi gật đầu: "Được vậy cứ theo ý chị."

"Được thủ lĩnh." Hạnh bỗng nhớ ra gì đó:  "À đúng rồi, thủ lĩnh. Có thể cho tôi mượn một người được không, đàn ông càng tốt."

"Được. Nhưng mà để làm gì?"

"Đột nhiên tôi nhớ ra chúng ta có cừu và dê, lông của chúng cũng có thể làm thành len đan được." Nàng ngừng một chút, lại nói tiếp: "Nhưng hiện tại chúng ta không còn thời gian để có thể làm công đoạn đó, trước mắt tôi sẽ cắt lông của chúng để may dồn vào khăn quàng và áo khoác."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi gật đầu, rồi chợt nhớ ra gì đó: "Nhưng mà đã gần tới mùa đông, chúng ta cắt lông chúng như thế, chúng có thể trụ qua được mùa đông hay không?"

Ly cũng nghĩ tới, nói phải ha một cái.

"Chị cứ làm trước những gì biết đi, em sẽ đi tìm Hưng hỏi cậu ấy xem."

Hưng là bác sĩ thú y, anh chắc biết câu trả lời.

Hưng lúc được cô tìm, anh đang khom lưng nhận một thùng vữa kéo lên giàn giáo.

Nghe Nguyễn Thị Tuyết Nhi nói ra vấn đề, Hưng lau mồ hôi, vẫn đứng trên giàn giáo trả lời: "Hiện giờ cắt tỉa lông cho chúng quả thật là không hợp, vì cừu thường được xén lông vào mùa xuân. Đối với mùa đông, lông của của chúng được để lại để chúng không bị đóng băng vì lạnh."

Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe liền nhíu mày. Vậy là phải qua mùa đông mới xén được.

Bất kể giống gì, những con vật này cần được xén lông ít nhất mỗi năm một lần. Xén lông là một quy trình vệ sinh bắt buộc đối với cừu. Bởi vì nếu không được cắt tỉa lông, chúng sẽ bị nóng bức, kém phục hồi và bộ lông của chúng sẽ biến thành nơi sản sinh của ký sinh trùng và nhiễm trùng.

Nhưng thời điểm cắt lông không chỉ phụ thuộc vào mùa và khí hậu của một vùng cụ thể mà còn phụ thuộc vào giống, tuổi và độ dài của lông. Mỗi chủ sở hữu độc lập chọn tháng và ngày khi họ cần cắt lông cho đàn của mình.

"Hay là ngày mai tôi đi xem chúng thử, nếu lông của chúng đủ nhiều, chúng ta sẽ tỉa một ít!" Hưng nói.

Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe xong cô liền yên tâm giao chuyện này cho anh.

Buổi tối đang ngồi trong phòng, Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe được bên ngoài tiếng vũ khí chạm nhau, cùng với tiếng lập rập rung cả nền đất, liền biết mấy người này đang luyện võ.

Điều này đã sớm được Nguyễn Thị Bạch Kiều bố trí.

Cô mon men cầm đèn đi ra, liền đúng lúc Nguyễn Thị Bạch Kiều la lên câu "Tay dùng lực một chút."

Theo ánh trăng khuyết cũng với hai ngọn đèn dầu, Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn một bên là đàn ông đang đối đấu, một bên thì phụ nữ tập đánh gậy, dù trong bóng tối ai nấy mặt mày đều rất nghiêm túc tập trung luyện tập.

Cô theo Hân đang ôm bụng bầu ngồi xuống quan sát mọi người tập luyện.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top