CHƯƠNG 71 : LÀM CHA THẤT TRÁCH

CHƯƠNG 71 : LÀM CHA THẤT TRÁCH

Ánh Hoàng hôn chiếu vào phụng thiên điện, ánh nắng chiếu vào mười thần thú , từ ngọ môn đến giữa phụng thiên điện.

Vệ vương mặc một thân công phục bước trên hành lang, xuyên qua tầng tầng cửa cung, trên đường gặp vô số quan viên sau đó còn lại mỗi nội thị cùng cung nữ.

------Càn Thanh Cung-

Vệ vương đến cửa Cản thanh cung, trước cửa có hai con sư tử, đang trừng mắt nhìn hắn.

Hắn nắm chặt tay, lòng bàn tay ứa đầy mồ hôi, cắn răng bước vào. Cao sĩ lâm đang đứng trên thềm đá nhìn thấy Vệ vương.

Vệ vương bước nhanh vào trong đình viện, buông hai tay nhấc vạt áo leo lên cầu thang "Cao giám, bệ hạ có đang ở trong càn thanh cung không?"

Cao sĩ Lâm gật đầu "Điện hạ xin chờ." Sau đó hắn đẩy cửa điện đi vào. Ngày thường Hoàng đế thường sinh hoạt ở tẩm cung Càn thanh cung, tối lại tới thư phòng.

Cao Sĩ Lâm bước vào bên trong, thấy Hoàng đế đang đứng trước bàn cúi người viết chữ, hắn xoa tay nói "Bệ hạ, Vệ vương điện hạ đã tới."

"Để hắn lăn tới đây?"

Cao sĩ Lâm ra khỏi điện gọi Vệ vương vào, trước khi vào dặn hắn một câu: "Tâm tình của bệ hạ không được tốt , điện hạ nói chuyện phải thật cẩn thận."

Vệ vương tự nhiên rõ ràng, hắn chưa bao giờ được phụ hoàng triệu kiến đơn độc, hắn chắc chắn rằng đây không phải là chuyện vui vẻ gì, liền cẩn thận nhấc vạt áo vào trong điện.

"Nhi thần Triệu Thành Triết khấu kiến phụ hoàng, chúc phụ hoàng thánh cung kim an." Vệ vương quỳ gối dập đầu nói 'Phụ hoàng."

Hơn hai mươi năm, phụ tử hai người hầu như chưa từng ở chung một chỗ, Vệ vương sau khi cập quan, số lần gặp Hoàng đế rất ít, hoàng đế yêu thương trưởng tử cho nên không muốn để hắn rời quốc gia đến đất phong, mà chẳng quan tâm thứ tử, Hoàng đế cũng không cho thứ tử đến đất phong sợ rằng phong phiên vương rồi, sau này không kiểm soát được.

"Đứng lên đi." Hoàng đế đem bút đặt xuống nói.

"Tạ phụ hoàng." Vệ vương run rẩy bò lên.

Hoàng đế ngoắc tay nói: "Đến nhìn một chút chữ trẫm viết."

Vệ vương ngẩng đầu nhìn, cũng không rõ dụng ý của Hoàng đế là gì, cẩn thận nhìn, trên giấy chỉ viết hai chữ "Chính tâm."

"Trẫm nghe nói xưa nay ngươi giỏi thư hoạ, đặc biệt viết chữ rất đẹp. hỉ thư thánh, tuỳ ý vẽ, liền học sĩ hàn lâm viện cũng khen ngươi." Hoàng đế lại nói tiếp: "Ngươi có nhìn là được, chữ trẫm viết là thể gì không?"

Vệ vương cẩn thận liếc mắt nhìn, chắp tay trả lời: "Ngoài mềm mại, trong cứng rắn, cách viết hoà hợp hướng về cùng một chỗ, gọn gàng, đẹp đẽ dứt khoát, là kiểu chữ của *Ngu Thế Nam <Nghị Nhạc Truyện>

* Ngu Thế Nam (虞世南, năm 558 - ngày 11 tháng 7 năm 638), tên chữ Bá Thi, là nhân vật chính trị nhà Đường, văn học gia, thi nhân, nhà thư pháp. Người Dư Diêu Việt châu (tỉnh Chiết Giang). Giỏi thư pháp, cùng Âu Dương Tuân, Trữ Toại Lương, Tiết Tắc là "Sơ Đường tứ đại gia".

"Thúc thúc ngươi cũng viết rất tốt Thư pháp của Ngu Thế Nam, mà trẫm thì không bằng. mà trong số nhi tử của trẫm chỉ có ngươi là người viết tốt nhất, Hán vương cùng Tề vương cũng không theo kịp ngươi." Hoàng đế bỗng nhiên ngẩng đầu lên nói.

Vệ vương thấy ánh mắt lạnh lẽo của Hoàng đế, sau lưng hắn mát lạnh, chợt lùi về sau mấy bước quỳ xuống.

"Ngươi cớ gì làm như vậy?" Hoàng đế hỏi.

"Thư pháp của nhi thần là do lão sư dạy, lão sư là do phụ hoàng chọn cho nhi thần, nhi thần mới có trình độ như hôm nay, học viết thư pháp cũng không phải luyện ngày một, ngày hai mới thành được. công lao này nhi thần làm sao so sánh với phụ hoàng cùng Nhị thúc đây." Vệ vương cúi đầu nói.

"Là như vậy có phải không?" Hoàng đế hỏi.

Vệ vương liên tục dập đầu, mơ hồ còn nghe thấy cả tiếng trán va chạm nền đất, nhưng Hoàng đế như cũ không hề bị lay động, cũng không có một chút lòng thương hại nào, sau đó từ trong tay rút ra một tờ giấy nhăn nhúm, vứt trước mặt Vệ vương nói

"Nếu Vệ vương tuỳ ý có thể nhận biết hết thư pháp cùng chữ viết đến vậy, ngươi liền nhìn giúp trẫm một cái, trong thư này có phải là chữ của Tấn vương không?"

Vệ vương cúi người ở dưới đất duỗi tay ra đem tờ giấy tới trước mặt, hai tay run run xem xét tỉ mỉ, chữ trên giấy vô cùng méo mó bởi bị nhàu nát, nhưng chữ viết vô cùng rõ ràng, đây là bút tích giả của Tấn Vương, nếu như không thực sự nhìn thấy bút tích thật, sợ là cũng sẽ cho rằng đây là bút tích thật của Tấn vương.

"Nhi thần chưa từng nhìn thấy bút tích của thúc thúc." Vệ vương run cầm cập đáp "Nhưng đây là văn thể của Ngu Thế Nam."

"Chuyện đến nước này, ngươi còn muốn giả bộ hồ đồ với trẫm sao?" Hoàng đế cúi người chất vấn.

Phụ thân ngờ vực, khiến Vệ vương trong nháy mắt tỉnh ngộ. thời khắc này hắn chân chính rõ ràng, trong mắt phụ hoàng hắn từ đầu tới cuối chỉ có một đứa con trai là Tề vương, hắn cùng với người ngoài có khác nhau gì đâu.

Hắn căn bản không sợ quân (Hoàng đế), hiện tại cũng không sợ phụ (Phụ thân), lần nữa dập đầu nói "Thần nói đều là sự thật, là bệ hạ chưa từng tín nhiệm thần, thần có thể như thế nào đây?"

Hoàng đế thấy Vệ vương không chỉ không thừa nhận, còn có thái độ như thế, trong nháy mắt lửa giận bùng lên, ngồi dậy đem hết thảy đồ trên bàn gạt đổ, ném một tờ giấy bút tích , so với lá thư trước không khác nhau mấy nói "Tấn vương, văn võ đều có, trong đám con cháu chỉ có chữ của ngươi có thể so với hắn, mà ngươi xưa nay cùng Tề vương bất hoà , ngươi liền không chịu nổi mà làm ra chuyện như thế với huynh trưởng ngươi?"

Vệ vương từ dưới đất bò dậy, quỳ sát đất nói; "Thần nói bệ hạ không tín nhiệm thần, bất luận thần có giải thích thế nào, trong mắt bệ hạ đều sẽ là ngụỵ biện."

"Trừ ngươi ra, còn có ai có thể làm ra chuyện như thế?" Hoàng đế lửa giận bừng bừng nói "Ngươi nói rõ cho trẫm."

"Quốc triều từ khi khai quốc tới nay từ quân vương cho tới bách tính, đều là người đoc sách viết chữ, đặc biệt là người trong hoàng thất, người biết thư pháp cùng nhái lại bút tích không chỉ có một người là thần, chỉ có điều thần cùng Tề vương đối lập, cho nên người mới khả nghi thần thôi."

Dứt lời Vệ vương lần nữa dập đầu nói: "Bệ hạ nếu không tin thần, liền xử trí thần tội mưu hại trọng thần của quốc triều, tước đi thân phận, xử lí nghiêm đi."

Thấy Vệ vương kiên quyết như thế, Hoàng đế trong lòng bắt đầu dao động, nhưng e ngại mặt mũi nói: "Ngươi thực sự cho rằng trẫm không dám giết ngươi sao?"

"Quân muốn thần chết, thần không thể không chết." vệ vương đáp "Bệ hạ nói thần chết, làm sao thần có thể dám sống."

"Mạng của ngươi cùng với thân phận cùng cổn long bào ngươi đang mặc là do trẫm cho ngươi. Trẫm có thể cho cũng có thể thu hồi bất cứ lúc nào."

Hoàng đế trở về chỗ ngồi nói "Ngươi không cần sinh ra tâm tư không nên có, bằng không, trẫm lần thứ hai sẽ không lưu tình."

"Trữ quân đã định, quốc bản đã cố định, thần tự biết bệ hạ không thích thần, cũng chưa từng có ý định tranh giành vị trí Trữ quân cùng Thái tử điện hạ." Vệ vương lần nữa quỳ xuống nói.

"Hôn sự của ngươi huỷ bỏ đi, coi như trừng phạt ngươi." Hoàng đế sắc mặt âm trầm nói

"Vâng." Vệ vương đáp.

"Trẫm mệt mỏi." Hoàng đế đỡ trán nói

"Thần xin cáo lui." Vệ vương đứng dậy rời khỏi càn thanh cung.

Xoay người bước ra cửa, sắc mặt u ám cực điểm. cao sĩ lâm đứng ở ngoài nhìn thấy người đi ra tiến lên quan tâm hỏi: "Bệ hạ có trách cứ điện hạ không?"

Vệ vương lắc đầu: "Bệ hạ trong lòng không có ta là điều tàn nhẫn nhất rồi. ta chung quy không bằng Tề vương, chỉ có quân không có phụ."

Cao sĩ lâm nghe xong, trong lòng sinh ra một chút thương hại nói: "Bệ hạ mới có bốn nhi tử, lại vì những nghi ngờ mà không thể tin tưởng nhi tử, cũng làm một người cha thất trách."

"Thôi." Vệ vương nhẹ nhàng lắc đầu nói: "Công công bảo trọng, tiểu vương trước tiên về phủ."

"Điện hạ đi thong thả."

Thành Đức tháng sáu năm thứ mười ba, hôn ước của Vệ vương cùng nữ nhi nhà Lễ bộ thị lang bị huỷ bỏ, cùng tháng, Lễ bộ thượng thư cáo lão hồi hương, Lại bộ cùng Đô sát viện sát hách, đều dâng tấu bầu Lễ bộ thị Lang Lý Văn Viễn làm Lễ bộ thượng thư mới.

Án của Vương thị đang được tiếp tục thẩm tra.

-------Thái Nguyên phủ----

Tấn vương cùng Tần vương dính liền với nhau. từ khi Tiên đế lên ngôi các phiên vương , đã đến đất phong, đến nay được bốn đời, ban đầu kiến quốc , Tấn quốc đã là một nước riêng, sau đó thay đổi lui về một ví trí tốt thủ ở sơn tây

Đề hình án sát sứ ty dẫn đội nhân mã cùng thánh chỉ, cẩn thận từng chút tiến vào đất phong của Tấn vương, mãi cho đến vương đô, một đường thuận lợi.

-------Tấn vương phủ, thân vương cung---

Phụ thân của Tấn vương (Tiên vương)  trước đam mê tửu sắc, tính cách bạo ngược, đặc biệt là say rượu hay ngộ sát bách tính,  bị phế đi tước vị, may mắn được Yến vương cầu xin, ngôi vị được truyền cho thứ tử của  hắn là Triệu Quân. sau này khi Triệu Quân lên ngôi,  yêu dân như con, văn võ duy trì, Tấn quốc một lần nữa vực dậy, cùng Yến quốc song song với nhau. vì thế đối với triều đình là mầm hoạ lớn.

"Điện hạ, án sát sứ đã đến thành." Thái giám hầu hạ Tấn vương đi vào nói.

Tấn Vương đưa tay che trước miệng ngáp hai cái nói: "Năm nay Án sát sứ đến có chút sớm, quả nhân còn chưa biết đối phó ra sao, thôi, bảo hắn vào vương phủ đi."

"Điện hạ, trường sử vừa đi dò xét trong thành, nói Án sát sứ mang theo một đội nhân mã, còn có đô sát viện cùng Đại lý tự đi cùng, nhìn có vẻ không phải đến thị sát Tấn quốc." thái giám nói.

Tấn vương ngẩn ra, nhắm mắt cầm công văn thả xuống, sắc mặt bình tĩnh , trầm tư một lúc sau đó mở mắt ra nói: "Chẳng trách có viên quan bẩm tấu Tấn quốc lấy binh mã đóng quân ở Bình Dương phủ, thời gian đã qua nhiều năm, bệ hạ lại muốn làm giống tiên đế , bắt đầu tước phiên sao?"

"Điện hạ, giờ phải làm sao mới ổn đây?" Thái giám lo lắng nói.

Tấn vương đứng dậy đem sách để một phong thư mật lấy ra : "Nhìn xem... huynh trưởng nói không sai, thật là đúng lúc." Sau đó ném vào lư hương, phong thư bị thiêu huỷ, lại đi tới bên giá áo gỡ xuống bào phục hỏi: "Thế tử đang ở nơi nào?"

"Đang ở chỗ Vương phi, cùng với tiểu Quận vương đi ngắm sông.' Lão thái giám trả lời.

Tấn Vương phẩy phẩy áo, mặc y phục gọn gàng nói: "Gọi trường sử lại đây."

"Vâng."

"Mười tuổi ta mất đi tự do ở chốn này, vây ở Tấn Dương thành đến nay hơn ba mươi năm, quả nhân mỗi đêm đều chưa từng được ngủ ngon, hơn ba mươi năm không nghĩ tới ngày đó vẫn là đến rồi." Tấn vương có chút bất đắc dĩ , đỏ hai mắt đem dực thiện quan cầm lấy.

"Người đến."

"Điện hạ." cung nữ đi vào

Án sát sứ cùng mấy người thuộc hạ đem theo thánh chỉ vào thành, lưu lại nhân mã ở ngoài cung, binh sĩ thủ cung nhắc nhở "Điện hạ đang ở Thừa vận điện đợi sứ thần."

Kim quang chiếu trên mái ngói lưu ly chiếu vào mắt Án sát sứ ty làm hắn không mở ra được, Vương cung rộng lớn hùng vĩ, đề phòng nghiêm ngặt, ứng thiên cung mang dáng dấp Hoàng cung, chỉ là không bằng thiên tử .

Sứ thần leo lên hành lang bạch ngọc, lau đi mồ hôi một mình bước vào Thừa vận điện, hắn biết rõ phiên vương ở đất phong có bao nhiêu quyền lực, mà chính mình lại mang theo thánh chỉ sát tâm làm phiên vương nổi giận hậu quả không lường được.

Vừa mới vào điện, sứ thần liền bị cảnh tượng trong điện làm kinh sợ, hai bên đều là quan lại , Tấn Vương Triệu Quân ngồi nghiêm chỉnh trên bảo toạ không nhúc nhích."

Ngoài điện có binh sĩ trấn thủ, sứ thần sớm bị sợ đến vã mồ hôi, vội giơ tay lên chùi trán.

"Sứ thần thấy quả nhân , vì sao không quỳ?" Tấn Vương hỏi

Âm thanh vang vọng bên trong điện, làm nội tâm sứ thần lần nữa kinh hãi, nhưng bản thân hắn phụng chỉ của Hoàng thượng tới đây, không thể quỳ được.

"Điện hạ, hạ quan phụng chỉ của thánh thượng đến đây tuyên chỉ." Sứ thần nói thẳng ra việc mình tới đây và lý do không quỳ

<Minh hoàng tổ huấn> có nói: Triều thần tới Vương phủ hoặc nhìn thấy phiên Vương đều phải lậy bốn lậy, tuy là Vương công, Đại tướng quân, cũng phải lậy bốn lậy, người cố ý tránh né, không hành lễ, lấy hình phạt trảm tử hình răn đe." Tấn vương lại uy nghiêm nói.

"Quả nhân một khắc, một ngày ngồi đây đều là vương, các ngươi thấy bản vương, đều phải quỳ lạy."

Sứ thần nghe xong kinh hãi đến biến sắc, lại nhìn hai bên quan lại, gập người quỳ xuống run rẩy nói "Hà Nam giang Bắc tỉnh Đề Hình án Sát sứ ty, Án Sát sứ khấu kiến Tấn vương điện hạ, điện hạ thiên tuế."

"Nếu như ngươi nói có thể thiên tuế được, ngược lại là chuyện tốt." Tấn vương than thở nói.

Sau đó hắn nhắm mắt lại, vẻ mặt tràn ngập bất đắc dĩ, sau đó phất tay, hai bên thần tử thấy thế không ai muốn rời đi liền cúi người nói "Đại vương, chúng thần nguyện cùng Tấn quốc cùng sinh cùng tử."

Tấn quốc tuy là không bằng Yến quốc, cũng có quân đội độc lập với triều đình.

Tấn vương rõ ràng suy nghĩ của các đại thần, lắc đầu nói: "Vì lợi ích của quốc gia, mình ta là đủ rồi."

"Đại vương...'

Tấn vương lần nữa phất tay nói: "Các ngươi là trượng phu, trên dưới còn có phụ mẫu cùng thê tử và nhi tử cần chăm lo, tội của phiên vương không đến lượt các ngươi phải gánh, trở về cả đi."

Một đám đại thần nước mắt nước mũi rời khỏi điện, sứ thần thấy tình cảnh này, tâm mới an ổn, đồng thời trong lòng cũng có chút không đành lòng nói: "Tấn vương nhân đức tiếng tăm truyền xa, hôm nay hạ quan nhìn thấy..." hắn không khỏi nghẹn ngào nói: "Rất tiếc hận."

Tấn vương từ trên bảo toạ đứng dậy, tự mình gỡ xuống mũ miện thả trên bảo toạ, đi xuống cầu thang nói: "Chức vị này, thực tế là đã biết trước một ngày chết sẽ không được tử tế, chỉ là đại nhân..."

Tấn vương ngẩng đầu, viền mắt ướt át, dung nhan vị Tấn vương này cũng tuấn tú , sứ thần thấy thế trong lòng xúc động, chắp tay nói: "Điện hạ mời nói."

.....

Sứ thần vào thành chưa tới một ngày, liền đi tới vương cung , Tấn vương cũng không chống cự, nên Tấn quốc không có cảnh chém giết. Tấn vương cùng Tấn vương phi và Thế tử được áp giải về kinh thành.

Tác giả có lời muốn nói:

Triệu Hi Ngôn: "Ta mang theo công chúa cùng nữ phụ môn bỏ trốn rồi, mấy ngày nữa sẽ trở lại~"

Editor: Hoàng đế muốn diệt hết phiên vương của thời tiên đế, sau đó diệt Yến vương sao?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top