Chú thích dài
Bài dịch này để giải thích phương pháp dạy học của Hoa Hí mà Chu Ngạc Hoa đã nói "thực sự lắng nghe, thực sự nhìn thấy, thực sự cảm nhận" và "diễn xuất phải tin tưởng vào tình huống". Hơn nữa, mình rất thích thảo luận về phim ảnh nên mới dịch hết cả bài, cũng không ảnh hưởng gì đến cốt truyện nên bạn nào thích thì có thể đọc vì bài cũng hơi dài, hehe.
[ZHIHU] "TRƯỜNG PHÁI THỂ NGHIỆM", "TRƯỜNG PHÁI PHƯƠNG PHÁP" VÀ TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN" TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN LÀ GÌ?
Câu trả lời của Chu Thân, là biên kịch, đạo diễn của các tác phẩm "Nếu Như Tôi Không Phải Là Tôi" (tên tiếng Anh: Almost a Comedy) (2019), "Lừa Gặp Nước" (tên tiếng Anh: Mr. Donkey) (2016),... đăng tải lúc 04:46 ngày 17/06/2020 với 3968 lượt yêu thích.
Nguồn https://www.zhihu.com/question/21125867/answer/128723654
(Phần chữ nghiêng là chú thích của mình.)
Yêu cầu của "trường phái thể nghiệm" đối với hoạt động biểu diễn là: bắt đầu từ bản thân và sống trong hoàn cảnh của vai diễn.
Trường phái thể nghiệm là trường phái biểu diễn bị hiểu lầm nhiều nhất ở Trung Quốc. Cách hiểu phổ biến hiện nay về trường phái thể nghiệm về cơ bản là sai lầm. Có những lý do rất phức tạp cho điều này. Tôi sẽ không đi vào chi tiết, nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn biết một trong những hiểu lầm phổ biến nhất và tồi tệ nhất - Không thừa nhận diễn xuất phải luôn "bắt đầu từ bản thân".
Lưu ý rằng chỉ có "bản thân" mới có thể hoàn thành kinh nghiệm thực sự, tức là "thực sự lắng nghe, thực sự nhìn thấy, thực sự cảm giác". Nếu bạn đang bắt chước một hình ảnh tưởng tượng hoặc đặt mình vào trạng thái biểu diễn khác với cuộc sống bình thường, bạn không thể hoàn thành trải nghiệm thực tế. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh rằng "bắt đầu từ bản thân" là nền tảng của toàn bộ quá trình định hình nhân vật chứ không chỉ là một trong những công đoạn, có nghĩa là, trường phái thể nghiệm đòi hỏi người diễn viên phải "luôn bắt đầu từ bản thân" trong toàn bộ quá trình biểu diễn.
Vậy "bắt đầu từ bản thân" và "trở thành nhân vật" có mâu thuẫn với nhau không? Không hề mâu thuẫn, vì bạn phải sống trong hoàn cảnh của nhân vật. Ví dụ, nếu một người trẻ đóng vai một người già, thì phương pháp thể nghiệm không phải là bắt chước người già, mà là khiến bản thân tin rằng hoàn cảnh của người già đã xảy ra với mình, chẳng hạn như tin rằng khớp xương của mình kém, mắt của mình mờ, nói không rõ, nghe không rõ... Ta vẫn là chính mình, nhưng tình thế đã thay đổi (Ví dụ này để mọi người hiểu rõ: Kỳ thực, thanh niên đóng vai người già chỉ có thể là được sử dụng như các bài tập giảng dạy. Trong sáng tạo thực tế, trường phái thể nghiệm chủ trương rằng các diễn viên nên càng gần nhân vật càng tốt). Do đó, "trở thành nhân vật từ bản thân" không có nghĩa là "bắt đầu từ bản thân và sau đó trở thành một nhân vật" mà phải là "bắt đầu từ bản thân và trở thành nhân vật", hai thứ này không phải là hai quá trình riêng biệt.
Vậy "bắt đầu từ bản thân" không phải là một màn biểu diễn đích thực sao? Không có nội dung kỹ thuật? Sai, bắt đầu từ bản thân là khó nhất. Trước hết, cần phải bộc lộ tính cách của bản thân mà có thể người khác không biết. Ví dụ, trai thẳng đóng vai đồng tính, anh ta không thể cải trang thành người khác để bắt chước, mà chỉ có thể đem một chút hảo cảm trong lòng đối với đàn ông lấy ra cho vai diễn, và thực sự sử dụng khía cạnh đồng tính của mình để thể hiện. Yêu cầu thứ hai là tin vào tình huống, chẳng hạn như tin một khẩu súng giả là một mối đe dọa chết người thực sự, và yêu cầu phản ứng tiềm thức trong tình huống đó, chứ không phải là một màn trình diễn được thiết kế kỹ lưỡng. Loại niềm tin này khó hơn nhiều so với thiết kế. Cuối cùng, phải làm rất nhiều bài tập để thể hiện đầy đủ các tình huống của nhân vật, và để làm một tình huống hư cấu đầy đủ như ngoài đời, lượng nội dung cần điền là rất rất nhiều.
Vậy phải chăng "bắt đầu từ bản thân" có nghĩa là diễn viên chỉ có thể tạo ra một loại tính cách không? Vì con người có rất nhiều khía cạnh, nó là một tập hợp lớn; và nhân vật do biên kịch viết ra không thể giàu tính cách như người sống, vì vậy chúng chỉ là một tập hợp nhỏ. Một tập hợp lớn có thể bao gồm nhiều tập hợp nhỏ khác nhau, và một diễn viên có thể có một phong cách diễn xuất nhưng diễn xuất ấy lại diễn được nhiều vai khác nhau. Do đó, quá trình tạo ra các nhân vật từ bản thân là một phép trừ — Loại bỏ phần của tập hợp lớn của bản thân không phù hợp với tập hợp nhỏ của nhân vật và cố gắng làm cho hai tập hợp chồng lên nhau, tức là bản thân và nhân vật mà không phải thêm thứ gì đó không phải của bản thân. Ví dụ, con người trong cuộc sống có thể khác trước đồng nghiệp và người thân trong gia đình, nhưng họ không thêm thắt những tính cách không thuộc về mình hay bắt chước ai, mà giấu nhẹm đi một số tính cách của mình trong những tình huống khác nhau. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tập hợp lớn của bản thân không chứa tập hợp nhỏ? Đầu tiên là mở rộng tập hợp lớn của bản thân, nghĩa là tìm ra tính cách tiềm ẩn của một người và giải phóng bản chất không được phép của bản thân; thứ hai là nếu bản thân ở quá xa vai diễn, thì đừng đóng vai diễn đó. Konstantin Stanislavski cho biết, đạo diễn trước tiên phải làm quen với các diễn viên dưới quyền, để tránh việc chọn miếng đậu phụ làm bít tết khi giao vai. Để làm bít tết, bạn cần chọn đúng phần thịt bò, dùng đậu hũ như một miếng bít tết có thể rất chói mắt, nhưng không phải là món ăn ngon.
Nhìn chung, trường phái thể nghiệm là trường khó nhất trong ba trường phái, và cũng đòi hỏi nhiều thiên phú nhất: năng khiếu giải phóng bản thân và năng khiếu tin tưởng vào các tình huống. Không có ai trong một trăm diễn viên có thể đáp ứng yêu cầu của trường phái thể nghiệm, vì vậy có nhiều người không thể tiếp tục, họ không sẵn lòng thừa nhận rằng tài năng của họ là không đủ, và thay vào đó xuyên tạc hoặc phản đối trường phái thể nghiệm.
Chân lý của trường phái thể nghiệm là theo đuổi thẩm mỹ, và diễn xuất của diễn viên đạt được cảm giác thực tế gần gũi với cuộc sống và tiềm thức. Màn biểu diễn của Nhậm Tố Tịch là một màn trình diễn thành công điển hình.
"Trường phái phương pháp" được kế thừa từ trường phái thể nghiệm, và cũng đòi hỏi các diễn viên phải đạt được các phản ứng thực tế trong tiềm thức, nhưng có một điểm khác biệt đáng kể, đó là trường phái phương pháp cho phép các tác nhân thay thế đối tượng giao tiếp, trong khi trường phái thể nghiệm thì không.
Ví dụ, vẫn là một trai thẳng đóng vai đồng tính và khiến anh ta phải lòng một người đàn ông. Trường phái phương pháp cho phép các diễn viên nam hình dung một người phụ nữ như một người thay thế, trong khi thể nghiệm đòi hỏi bạn phải tìm được phần mình yêu từ người đồng giới. Điều này là do trường phái thể nghiệm cho rằng việc thay thế đối tượng giao tiếp không có lợi cho việc nắm bắt những thay đổi tinh vi trong phản ứng của đối phương, đặc biệt là đối với các buổi biểu diễn trên sân khấu. Khi một vở kịch được trình diễn hàng chục hoặc hàng trăm lần, việc thay thế đối tượng giao tiếp sẽ dễ dàng làm cho diễn viên mất đi sự tươi mới trong cảnh lặp đi lặp lại, cuối cùng, màn trình diễn trở nên cứng nhắc. Tuy nhiên, trong quá trình quay phim, không phải lúc nào các diễn viên cũng có đối tượng giao tiếp thực sự, nhất cử nhất động sẽ chỉ cần một đoạn, không cần lặp lại. Vì vậy, trong quay phim, việc thay thế bạn diễn thành người khác để giao tiếp đối với diễn viên đôi khi là điều cần thiết và vô thưởng vô phạt. Các diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ có nhiều ví dụ thành công về trường phái phương pháp.
"Trường phái biểu hiện" không nhấn mạnh bắt đầu từ bản thân, mà nhấn mạnh việc xây dựng "hình tượng nhân vật" trong lòng, nhấn mạnh sự bắt chước. Đồng thời, trường phái biểu hiện không chủ trương tiềm thức phải tin tưởng vào tình huống, mà nhấn mạnh việc "nhảy ra ngoài" để điều chỉnh và thiết kế.
Một số người nói rằng người theo trường phái thể nghiệm là Constantin Stanislavski, và người theo trường phái biểu hiện là Bertolt Brecht. Nửa đầu đúng, nửa sau sai. "Hiệu quả gián cách" (Brecht đề xuất ra hiệu quả gián cách sau khi xem một cuộc biểu diễn của đoàn Kinh kịch của Mai Lan Phương tại Moskva năm 1935 để miêu tả một cách biểu diễn sân khấu ngăn cản tạo ảo giác đưa khán giả vào một thế giới được tường thuật và không dựa vào xúc cảm của các nhân vật. Brecht cho rằng khán giả cần phải có khoảng cách cảm xúc để nhìn nhận sự việc một cách phê bình và khách quan, trái ngược lại hiệu quả gây ảo giác sân khấu của thể loại kịch thông thường) được Brecht ủng hộ là một loại hiệu ứng biểu diễn, điều này đạt được nhờ các nhà biên kịch và đạo diễn, hơn là một phương pháp biểu diễn của diễn viên. Brecht, trong quá trình thực hành diễn xuất của riêng mình, hy vọng rằng khán giả có thể tách biệt, nhưng vẫn đòi hỏi diễn viên phải có thể nghiệm. Để tìm cơ sở lý thuyết cho phương pháp biểu diễn của riêng mình, một số nghệ sĩ biểu diễn trong nước lấy Brecht làm biểu tượng, và nhiều người đã bị lừa.
Đối với một số người nói rằng trường phái thể nghiệm là từ trong ra ngoài, và trường phái biểu hiện là từ ngoài vào trong... điều đó cũng sai. Trường phái thể nghiệm đòi hỏi "tiềm thức" phải được hoàn thiện một cách hữu cơ cả bên trong và bên ngoài. Khi biểu diễn, người diễn viên không nên chú ý vào những hành động bên ngoài, cũng không nên để tâm đến chính mình, giống như phần lớn thời gian trong cuộc đời, bản thân con người không có chủ ý. Khi đứng cùng người khác, cảm xúc bên trong và hành vi bên ngoài đều không được cố tình tạo ra và thực hiện theo bản năng. "Phương pháp hành động tâm lý - vật lý" của Constantin Stanislavski trong thời kỳ cuối thực chất là một phương pháp mà đạo diễn dẫn dắt các diễn viên ứng biến để giúp các diễn viên chạm đến tiềm thức của họ. Đôi khi tôi thực sự ngưỡng mộ khả năng của một số người ở Trung Quốc, đúng như tên gọi, và sự dũng cảm của họ trong việc tưởng tượng và "đổi mới" những lý thuyết hiện có của người khác.
Mặc dù mục đích và phương pháp của mỗi phái là khác nhau, nhưng không thể hoàn toàn thuần túy 100% trong các màn biểu diễn thực tế. Không thể để một diễn viên theo trường phái biểu hiện hoàn toàn không có những tình cảm chân thực, và không thể để một diễn viên trường phái thể nghiệm không có thiết kế gì cả. Vì vậy, "diễn viên của một trường phái nhất định" có nghĩa là diễn viên đó đồng ý với việc theo đuổi thẩm mỹ của một trường phái nhất định và chủ yếu sử dụng các phương pháp của trường phái đó, chứ không phải anh ta hoàn toàn không sử dụng các phương pháp khác. Ngoài ra, do thiếu sự giảng dạy về biểu diễn có hệ thống ở Trung Quốc, hầu hết các diễn viên không theo một trường phái nhất định nào mà tự tìm tòi phương pháp biểu diễn trong thực tế.
Diễn viên xuất sắc thường thiên về cảm tính hơn là lý trí, và họ cần sử dụng toàn diện các phương pháp của từng phái, vì vậy bản thân diễn viên có thể không thể hiện rõ ràng và chính xác phong cách biểu diễn của riêng mình. Ví dụ, một số diễn viên chủ yếu sử dụng phương pháp biểu hiện, nhưng nói rằng họ là tín đồ của Constantin Stanislavski. Có rất nhiều ví dụ như vậy, cũng đã gây ra một số hiểu lầm cho công chúng.
Tôi là một tài xế lớn tuổi, tôi đã lái nhiều chiếc xe và chế tạo chúng, hãy tin tôi. Đừng tin những người chưa lái xe nhưng bình luận về chiếc xe, bàn binh pháp trên giấy, hại chết người. (Bàn binh pháp trên mặt giấy, chỉ giỏi bàn luận quân sự trên lí thuyết. Thời Chiến quốc, "Triệu Quát" giỏi đàm luận binh pháp, không biết biến thông, chỉ trong một trận ở Trường Bình đại bại, Triệu quân bị giết bốn mươi vạn người.)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top