BHHH XNK bang duong bien
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
1. Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển
- Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro.
- Trách nhiệm của người chuyên chở rất hạn chế và việc khiếu nại đòi bồi thường rất khó khăn
- Mua bảo hiểm bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK là một tập quán thương mại quốc tế
2. Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm hiện hành
2.1. Giới thiệu các điều kiện bảo hiểm
2.1.1. Khái niệm: Điều kiện bảo hiểm là sự quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm (hàng hoá) về các mặt: rủi ro tổn thất, thời gian, không gian - hay chính là sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm
2.1.2. Các điều kiện bảo hiểm của Anh
- Do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản (Technical and clauses committee) thuộc Học hội những người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU) soạn thảo. Các điều kiện bảo hiểm này được gọi tắt là các ICC (Institute Cargo Clauses):
- ICC 1963:
+ FPA (Free from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng
+ WA (With Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng
+ AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro
+ WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh
+ SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công
3 điều kiện bảo hiểm đầu là 3 điều kiện bảo hiểm gốc, điều kiện 4 & 5 là điều kiện bảo hiểm các rủi ro đặc biệt
- ICC 1982:
+ C: phạm vi bảo hiểm tương đương với FPA
+ B: phạm vi bảo hiểm tương đương với WA
+ A: phạm vi bảo hiểm tương đương với AR
+ WR
+ SRCC
2.1.3. Các điều kiện bảo hiểm của Việt nam
- Sử dụng các quy tắc chung (QTC) do Bộ Tài chính ban hành, nội dung chủ yếu của các QTC cũng dựa trên nội dung của các ICC:
+) QTC 1965: FPA, WA, AR tương tự như ICC 1963, chưa đề cập đến WR và SRCC
+) QTC 1990: C, B, A tương tự như ICC 1982
2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm
2.2.1. Về các rủi ro tổn thất
a) Theo ICC 1963 và QTC 1965:
* Điều kiện FPA: là điều kiện bảo hiểm tổn thất chung, chỉ bảo hiểm tổn thất riêng cho 4 rủi ro chính gây ra (chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va) và mất nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ chuyển tải. Cụ thể bảo hiểm bồi thường 6 trường hợp:
- Tổn thất toàn bộ vì thiên tai
- Tổn thất toàn bộ vì tai nạn bất ngờ trên biển
- Tổn thất bộ phận vì tai nạn bất ngờ trên biển
- Tổn thất bộ phận vì thiên tai nhưng giới hạn trong 4 rủi ro chính
- Các chi phí hợp lý:
- Các chi phí hợp lý:
+ Chi phí cứu nạn
+ Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất
+ Chi phí giám định, xác định tổn thất
+ Chi phí khiếu nại, tố tụng
- Bất kỳ một chi phí nào mà chủ hàng bỏ ra nhằm bảo vệ lợi ích của công ty bảo hiểm
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản "hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi"
* Điều kiện WA: bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
- FPA
- Tổn thất bộ phận vì thiên tai không giới hạn trong 4 rủi ro chính
- Người mua bảo hiểm theo WA còn có thể tham gia bảo hiểm các loại rủi ro phụ (WA + rủi ro phụ: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, nước mưa, nước biển,móc cẩu...)
- Người bảo hiểm đề ra mức miễn thường và giải quyết theo nguyên tắc:
+ Không đề cập mức miễn thường tổn thất do 4 rủi ro chính, rủi ro chiến tranh, đình công và các rủi ro phụ do con người gây ra
+ Không cộng các chi phí để đạt mức miễn thường, chỉ tính tổn thất thực tế
+ Được tính các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường
+ Mỗi xà lan được coi là một con tàu để tính mức miễn thường
+ Người được bảo hiểm có quyền lựa chọn cách tính miễn thường có lợi nhất cho mình để được bồi thường nhiều hơn
* Điều kiện AR: bảo hiểm bồi thường trong 8 trường hợp:
- WA
- Các rủi ro phụ (thiếu hụt, cháy, va chạm, hỏng, đổ vỡ, móc cẩu, lây hại, lây bẩn, hấp hơi, nước mưa, nước biển, rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, thối nát, máy lạnh hỏng, mất trộm, mất cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng và hiểm hoạ khác khi có thoả thuận thêm)
* FPA và AR không đề ra mức miễn thường
- Nhược điểm của ICC 1963:
+ Gọi tên các điều kiện bảo hiểm theo nội dung làm người ta dễ nhầm lẫn
+ Phân biệt tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận
+ Vấn đề rủi ro cướp biển
+ Vấn đề mẫu đơn bảo hiểm
b) Theo ICC 1982 và QTC 1990
* Điều kiện C: bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
+) Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
+) Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
+) Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
+) Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
+) Ném hàng ra khỏi tàu
+) Mất tích
+) Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm va nhau cùng có lỗi
* Điều kiện B: bảo hiểm bồi thường trong 11 trường hợp:
- C
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
- Nước cuốn khỏi tàu
- Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc nơi chứa hàng
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp dỡ hàng hoá
* Điều kiện A: bảo hiểm bồi thường trong 12 trường hợp:
- B
- Tổn thất do các rủi ro phụ gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, hành vi ác ý hoặc phá hoại (không phải của người được bảo hiểm), va đập vào hàng hoá khác, trộm, cắp, cướp, nước mưa, giao thiếu hàng hoá hoặc không giao, móc cẩu hoặc các rủi ro tương tự
* A, B, C là các điều kiện bảo hiểm chính
* Các điều kiện bảo hiểm phụ: chiến tranh, đình công (chỉ tồn tại trong ICC 1982, QTC 1990 không quy định)
* Các rủi ro loại trừ:
- Buôn lậu
- Lỗi của người được bảo hiểm
- Tàu đi chệch hướng
- Tàu không đủ khả năng đi biển
- Ẩn tỳ
- Nội tỳ
- Mất khả năng tài chính của chủ tàu
2.2.2. Về mặt không gian và thời gian
- Quy định trong điều khoản "hành trình": người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với hàng hoá từ kho đến kho - "Transit Clause: from warehouse to warehouse"
Quãng đường từ cảng đến đến kho đến: bảo hiểm chịu trách nhiệm trong vòng 60 ngày
- Bảo hiểm sẽ hết hiệu lực tuỳ thuộc vào một trong 2 điều kiện:
+ Hàng đã được cho vào kho an toàn (không cần chờ đến hết 60 ngày nữa)
+ Sau 60 ngày kể từ khi dỡ hàng xong
- Kho đi: là kho ở đó hàng hoá đã được đóng gói một cách hoàn chỉnh chờ xếp lên phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sông để mang ra cảng biển hoặc là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo hiểm
- Kho đến: là kho cuối cùng thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của người được bảo hiểm hoặc là kho nằm ngoài hành trình vận chuyển bình thường của tàu hoặc là kho mà hàng hoá được gửi nhầm đến hoặc là kho mà người được bảo hiểm dùng làm nơi lưu kho, lưu bãi hay phân phối hàng hoá hay là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo hiểm
3. Hợp đồng bảo hiểm
3.1. Khái niệm
3.1.1. Định nghĩa
- Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro đã thoả thuận gây nên, còn người được bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm
3.1.2. Tính chất
- Là một văn bản bồi thường (contract of indemnity)
- Là một hợp đồng tín nhiệm (contract of goodfaith)
- Là một văn bản có thể chuyển nhượng được (Negotiable contract)
3.1.3. Phân loại
* Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng hoặc một lô hàng được vận chuyển từ một cảng này đến một cảng khác
+ Hiệu lực: luôn tuân theo điều khoản từ kho đến kho
+ Chỉ có giá trị đối với từng chuyến hàng
+ Được thể hiện bằng đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
Đơn bảo hiểm: nội dung gồm 2 mặt:
- Mặt 1: ghi các chi tiết về hàng hoá, tàu, hành trình, người bảo hiểm và người được bảo hiểm:
+ Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
+ Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận đơn
+ Tên tàu, ngày khởi hành
+ Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải
+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
+ Điều kiện bảo hiểm
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm
+ Nơi và cơ quan giám định tổn thất
+ Nơi và cách thức bồi thường
+ Ngày, tháng, chứ ký của công ty bảo hiểm
- Mặt 2: in sẵn Quy tắc, thể lệ của công ty bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm: là một đơn bảo hiểm vắn tắt, chỉ có nội dung như mặt 1 của đơn bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm bao (Floating Policy): là hợp đồng dùng để bảo hiểm cho nhiều chuyến, nhiều lô hàng trong một khoảng thời gian nhất định
Có giá trị tự động linh hoạt, giúp giảm được thời gian và chi phí đàm phán và tránh được việc quên không ký hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued Policy): là loại hợp đồng khi ký người ta ghi rõ trị giá hoặc số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm không định giá (Unvalued Policy): là loại hợp đồng khi ký kết người ta không ghi rõ số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm mà chỉ nêu ra nguyên tắc để tính số tiền hay giá trị bảo hiểm: căn cứ vào giá trị hàng hoá ở bến đến vào ngày tàu đến hoặc ngày tàu đăng ký phải đến hoặc trị giá hàng hoá lúc xảy ra tổn thất, lúc bồi thường hoặc lúc chấp nhận bồi thường
Việt Nam: không sử dụng hợp đồng bảo hiểm không định giá
3.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
3.2.1. Giá trị bảo hiểm (V)
Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm lúc bắt đầu bảo hiểm cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí có liên quan khác
V = C + I + F (+ a) = CIF (+ a) (1)
I = CIF x R (2)
Trong đó: +) C: giá FOB của hàng hoá (tại cảng gửi hàng, căn cứ vào hoá đơn thương mại)
+) I: phí bảo hiểm
+) F: cước phí vận tải
+) a: phần trăm lãi dự tính
+) R: tỷ lệ phí bảo hiểm
(1) & (2) => CIF = C + F + CIF x R
CIF (1 - R) = C + F
=>V = CIF = (C + F)/ (1 - R) (3)
- Nếu mua bảo hiểm cho cả phần lãi dự tính:
V lãi = (C + F)(1 + a)/ (1 - R) (4)
+) Thông thường a = 10% (trong công thức 4)
+) Trong công thức (3) a = 0
3.2.2. Số tiền bảo hiểm (A)
- Là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm, do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm
- Về mặt nguyên tắc A ≤ V
A = V = (C + F)(1 + a) / (1 - R)
A < V : số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất nhân với tỷ lệ A/V
- Trong hoạt động kinh doanh XNK, nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng trị giá hoá đơn hay giá FOB hoặc giá CFR của hàng hoá thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay bảo hiểm dưới giá trị (under insurance)
3.2.3. Phí bảo hiểm (I)
- Là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây nên
- Thường được tính toán dựa trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất
- Phí bảo hiểm đối với hàng hoá XNK được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm.
Nếu A = V => I = Rx V hay I = (C + F)(1 + a)R/ (1 - R)
Nếu A < V => I = R x A
- Theo QTC 1990:
+ Đối với hàng nhập khẩu và hàng hoá được mua bảo hiểm tại VN thì a ≤ 10%
+ Đối với hàng XK (bán CIF) thì a bằng bao nhiêu là do thoả thuận giữa người mua và người bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Bán CIF/ CIP Incoterms 2000 mà trong hợp đồng mua bán không có quy định gì về a thì thường mua bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm tối thiếu C, nếu tính cả lãi dự tính thì mua 110% trị giá CIF/CIP, đồng tiền bảo hiểm do L/C quy định
Incoterms 2000 quy định: ngày ghi trên hợp đồng bảo hiểm phải là ngày hoặc trước ngày ghi trên B/L hay ngày hàng hoá được xếp lên tàu
3.2.4. Tỷ lệ phí bảo hiểm (R)
- Được tính trên cơ sở thống kê rủi ro tổn thất
- Tại Việt nam: ban hành 5 năm một lần dựa trên khung phí bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
+ Loại hàng hoá, bao bì
+ Cách xếp hàng (trên boong hay trong hầm tàu)
+ Loại tàu (cắm cờ thường hay cờ phương tiện, tuổi tàu...)
+ Quãng đường vận chuyển
+ Điều kiện bảo hiểm
+ Quan hệ với công ty bảo hiểm
+ Chính sách của một quốc gia
3.2.5. Giám định tổn thất, khiếu nại đòi bồi thường
a. Giám định tổn thất
- Là việc làm của các chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc của công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc bồi thường
- Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm
- Được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất... ở cảng đến (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu) hoặc cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu.
- Khi có yêu cầu giám định, nếu tổn thất rõ rệt phải tiến hành giám định ngay trước hoặc trong lúc dỡ hàng; nếu tổn thất không rõ rệt phải tiến hành giám định trong thời gian cho phép lập L/R
- Những trường hợp tổn thất do tàu bị đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng không cần phải giám định
- Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định dưới dạng: Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định
b) Khiếu nại
- Phải chứng minh được:
+ Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm
+ Hàng hoá đã được bảo hiểm
+ Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm
++ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
+ Mức độ tổn thất
+ Số tiền đòi bồi thường
+ Đảm bảo được nguyên tắc thế quyền
- Hồ sơ khiếu nại: Gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn khiếu nại có ghi rõ số tiền bồi thường của các bên
+ Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm gốc
+ B/L bản gốc và C/P nếu có
+ Hoá đơn thương mại, bản chính
+ Hoá đơn về các chi phí khác, nếu có
+ Biên bản giám định (Survey Report)
+ Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
+ Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (COR)
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC)
+ Thư dự kháng (Letter of Reservation)
+ Kháng nghị hàng hải (Sea Protest)
+ Nhật ký hàng hải (Log Book)
+ Bảng tính tiền bồi thường của các bên
- Thời hạn khiếu nại:
+ Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm là 2 năm theo ICC 1982 và QTC 1990 kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất
+ Bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất
c) Bồi thường tổn thất
- Nguyên tắc tính toán tiền bồi thường tổn thất tại các công ty bảo hiểm Việt nam:
+) Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó
+) Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác (chi phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ 3 bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung) làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường
+) Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba
* Cách tính toán, bồi thường tổn thất
- Tổn thất toàn bộ thực tế: người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm
- Tổn thất toàn bộ ước tính:
+ Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ
+ Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ hàng không được người bảo hiểm chấp nhận thì chỉ được bồi thường như tổn thất bộ phận
- Tổn thất bộ phận: về nguyên tắc, để đảm bảo việc bồi thường chính xác, phải bồi thường dựa trên công thức:
P = ((V1 - V2)/V1) x A (hoặc A/V nếu A<V)
- Việc tính toán bồi thường tổn thất bộ phận tại Việt nam thường xảy ra các trường hợp:
+ Bồi thường tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng, thiếu hụt, giảm phẩm chất...có biên bản giám định chứng minh:
. Nếu biên bản giám định có ghi mức giảm giá trị thương mại: P = m. A
. Nếu biên bản giám định không ghi mức giảm giá trị thương mại mà chỉ ghi số lượng, trọng lượng hàng hoá bị thiếu hụt: P = (T2/T1).A (T2: là trọng lượng/số lượng hàng hoá bị thiếu hụt, T1: trọng lượng/ số lượng hàng hoá theo hợp đồng)
+ Bồi thường mất nguyên kiện: nếu các kiện có đơn giá thì số tiền bồi thường bằng số kiện bị mất nhân với đơn giá; nếu không thì bồi thường như trường hợp tổn thất về số lượng, trọng lượng
+ Bồi thường các chi phí:
. Chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất hoặc để bảo vệ quyền lợi của hàng hoá bảo hiểm hoặc những chi phí liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường
. Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
+ Bồi thường tổn thất chung:
. Hy sinh tổn thất chung: nếu toàn bộ hay một phần của lô hàng bị hy sinh để cứu tàu và được công nhận là tổn thất chung thì người bảo hiểm sẽ bồi thường giá trị đã hy sinh
. Đóng góp tổn thất chung: trên cơ sở bản phân bổ tổn thất chung do chuyên viên tính toán tổn thất chung lập nên, người bảo hiểm sẽ bồi hoàn phần đóng góp của chủ hàng vào tổn thất chung, cho dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện gì.
- Thời hạn thanh toán tiền bồi thường: 30 ngày kể từ ngày người bảo hiểm nhận được hồ sơ khiếu nại hợp lệ
--------
Bộ hồ sơ khiếu nại
Một bộ hồ sơ khiếu nại bảo hiểm thường gồm:
- Hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc
- Vận đơn gốc
- Bản sao hoá đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí
- Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng
- Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại
- Giấy yêu cầu bồi thường hàng hoá tổn thất (theo mẫu)
Tuỳ từng trường hợp khiếu nại cụ thể, cần kèm thêm các chứng từ sau:
1. Ðối với hàng hoá hư hỏng hay mất mát:
- Biên bản giám định do người bảo hiểm hoặc đại lý của người bảo hiểm cấp
- Biên bản đổ vỡ do tàu gây ra (COR)
- Biển bản đổ vỡ do cảng gây ra
- Thư từ khiếu nại hoặc bảo lưu quyền khiếu nại liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba (nếu có)
2. Ðối với hàng hoá bị thiếu nguyên kiện
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
- Xác nhận hàng thiếu của đại lý hãng tàu (CSC)
- Kết toán báo lại của cảng (CA)
- Thư khiếu nại hãng tàu (nếu có)
3. Ðối với tổn thất chung
- Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu
- Bản tính toán phân bổ tổn thất chung của lý toán sư
- Các văn bản có liên quan khác
4. Ðối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ
- Thư thông báo của người chuyên chở cho người nhận hàng về tổn thất toàn bộ
- Xác nhận của người chuyên chở về lô hàng đã được xếp lên tàu.
Hồ sơ khiếu nại phải được gửi trực tiếp cho người bảo hiểm hoặc đại lý của họ trong thời gian sớm nhất nhưng không được chậm quá 9 tháng (nếu khiếu nại tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba) kể từ khi hàng được dỡ khỏi tàu biển tại cảng có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác.
Thủ tục khiếu nại
Trường hợp hàng hoá bị tổn thất, người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ cần thực hiện các bước chính sau đây:
Ðối với hàng hoá bị tổn thất riêng
- Khi phát hiện hàng hoá bị tổn thất phải thông báo và yêu cầu người bảo hiểm hoặc đại lý của họ giám định ngay bằng cách gửi Giấy yêu cầu giám định (theo mẫu) trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi tàu biển tại cảng có ghi tên trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Gửi ngay Thư khiếu nại (hoặc Bảo lưu quyền khiếu nại) cho người chuyên chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất do họ gây ra.
Ðối với tổn thất chung
- Ký vào các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của chủ tàu.
- Thông báo cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn thất chung.
Lưu ý: Ðối với các tổn thất dưới 200 USD, nếu có đầy đủ chứng từ xác nhận tình trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì không cần yêu cầu giám định.
Ðối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ
- Thông báo ngay cho người bảo hiểm biết mọi tin tức đã thu thập được.
- Cùng với người bảo hiểm tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải quyết có hiệu quả kinh tế nhất.
Ðối với nghi ngờ hàng hoá có tổn thất
- Gửi ngay Thư dự kháng (Letter of Reservation) cho thuyền trưởng trong vòng 3 ngày kể từ khi lô hàng được dỡ khỏi tàu.
- Yêu cầu và tổ chức giám định đối tịch (chủ hàng, bảo hiểm, tàu) ngay trong thời gian nói trên.
THỦ TỤC BỒI THƯỜNG
Thủ tục bồi thường có thể mỗi công ty sẽ yêu cầu hơi khác nhau một chút, nhưng theo kinh nghiệm thực tế của mình thì bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường hàng hóa vận chuyển đường biển bao gồm các giấy tờ sau:
1. Thư khiếu nại, nêu sơ qua về lô hàng, ngày về cảng, tình trạng hàng hóa, nơi lưu giữ, người liên lạc, điện thoại thư điện tử...
(Claim Letter)
2. Vận đơn (bản gốc)(original Bill of Lading)
3. Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản gốc) (Original Insurance Certificate)
4. Hóa đơn thương mại (để tính toán giá trị hàng hóa) (Copy of Commercial Invoice)
5. Đóng gói (Packing List)
6. Các giấy tờ liên quan khác nếu có (như biên bản tổn thất, trao giữa các bộ phận, thông báo với hãng tàu vv
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top