Chương 10
Cô định lên lớp cảm ơn em về cái bánh và hộp sữa mà đến cửa lớp nghe được câu chuyện của em
Cô Thẩm vừa đi ra thấy cô Tâm ở cửa lớp
- Ủa Tâm em làm gì ở đây mà không vô lớp với Nguyên đi?
- Em định cảm ơn Nguyên thôi mà tí nữa cũng được em nghĩ là giờ Nguyên cần yên tĩnh một xíu
- Em cứ vào đi Nguyên sẽ không khóc ở trường đâu mà khóc ở nhà
Cô nghe cô Thẩm nói như vậy thì cũng vào lớp đi lại bàn của em
- Nguyên ơi
Em nghe có ai gọi em nên em ngước lên thì thấy cô
- Dạ cô gọi em có gì không?
- Cô định cảm ơn em về cái bánh với hợp sữa lúc sáng mà em đưa cho cô
- Dạ không có gì đâu cô, em thấy cô chưa ăn sáng nên em đưa ạ
- Nguyên ơi cô hỏi em cái này được không?
- Dạ cô hỏi đi ạ
- Ba mẹ của em cuối tuần này ly hôn với nhau em có buồn không?
- Dạ em cũng có buồn xíu mà ba mẹ em không ở chung với nhau nữa thì em đành chấp nhận thôi ạ
- Em phải mạnh mẽ để bảo vệ mẹ với chị hai của em nữa chứ
- Cố gắng lên cô sẽ đồng hành cùng với em trong thời gian sắp tới
- Dạ vâng ạ
- Cô đi dạy đây tiết 3 gặp lại em ở lớp nha
- Dạ vâng ạ, chúc cô buổi sáng vui vẻ
- Cảm ơn em nhiều lắm
Cô vui vẻ đi về phòng chuẩn bị đi dạy, ở lớp em chuẩn bị vào hai tiết Văn
Hai đứa bạn thân của em thấy cô Thẩm bước vào lớp thôi mà nó lắc em thiếu điều muốn tiền đình với tụi nó
- Cô Thẩm dạy Văn lớp của mình kìa Nguyên ơi
-* Lắc em*
- Ngưng lại tụi bây đừng có lắc nữa t nhức đầu lắm rồi, t muốn tiền đình với hai đứa bây luôn rồi
- Xin lỗi m nha tụi t vui quá nên quên mất tiêu rồi
- Thôi được rồi học đi
Em trải qua hai tiết Văn rất chi là vui vẻ mà không buồn ngủ gì cả
Đến giờ ra chơi em đang ngồi chơi ở trong lớp thì con Oanh lớp kế bên lại đi vào lớp của em đi xuống chỗ của em
- Nguyên kia ai cho m đi chơi với cô Tâm hả?
- * Ngoái lỗ tai *
- M nói cái gì mà t nghe nó lùng bùng lỗ tai quá vậy?
- Cô Tâm là giáo viên chủ nhiệm của lớp t, t là học sinh của cô Tâm thì t đi chơi với cô Tâm là chuyện của t liên quan gì đến m?
- Rất liên quan là đằng khác t cấm m không được đi chơi riêng với cô Tâm nữa không thì đừng trách tại sao t chặn đứng đánh m
- Sợ quá sợ quá
- T thách m luôn đó
- M chờ đó chuyện này chưa xong đâu
Con Oanh nó thấy em không sợ nên nó ôm cục tức to đùng đi về lớp học của mình
Hai đứa bạn thân của em nãy giờ thấy em vẫn còn giữ được bình tĩnh chưa có đấm con kia là biết em kiềm chế nãy giờ rồi
- Sao lúc nãy m không đấm nó luôn đi mà nhịn chi vậy?
- Người của mẹ t cử đi theo dõi ba của t đang ở trường, t không có manh động được nên đành nhịn nó chờ đợi thời cơ để t dễ dàng combat nó
- Hai đứa t hiểu rồi
- T thề sẽ đánh nó cho mẹ của nó nhìn không ra nó thì thôi
- Hai đứa t rất vui nếu thấy được cảnh đó
- Thôi được rồi về chỗ đi đến giờ học Lý rồi
Khỏi phải nói tiết này với tiết Văn là hai tiết mà em thích nhất
Em ngồi chờ cô bước vào lớp
- Học sinh đứng
Cả lớp: Chúng em chào cô ạ
- Cô chào các em, các em ngồi xuống đi lấy sách vở ra chúng ta học bài mới
- Đó là bài chuyển động cơ
Chúng ta đi vào khái niệm chuyển động cơ là gì nha
I. Chất điểm – chuyển động cơ
1. Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
2. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
3. Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó và dùng một thước đo để xác định tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.
* Hệ tọa độ
+ Hệ tọa độ một trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M:
x
=
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
O
M
+ Hệ tọa độ hai trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng)
Tọa độ của vật ở vị trí M là:
{
x
=
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
O
M
x
y
=
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
O
M
y
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động
- Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian
Nếu lấy mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động (thời điểm 0) thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian.
+ Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.
+ Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.
- Để đo thời gian người ta dùng một đồng hồ.
- Hệ quy chiếu bao gồm:
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.
- Các em hiểu được khúc này không?
Cô giảng xong thì tụi nó ngơ luôn rồi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top