Đơn 3 - Hy

Beta-er: Antuhy2112 (#Hy)
Khách hàng: MuVanh (NguyenVanAnh25082005)

I. Chữa trực tiếp:

- "Hả ?!"

+) Chỉ cần một dấu "?" thôi

+) Dấu câu sẽ đi liền với từ liền trước nhé

(Hai lỗi này mình sẽ chỉ nhắc một lần này thôi)

=> "Hả?"

- "Con nhỏ này chắc là uống nhầm thuốc rồi."

+) Sắp xếp câu sai

+) Không nên sử dụng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết 

+) Đây là câu cảm thán (bộc lộ cảm xúc khó hiểu của Cự Giải)
-> Dùng dấu "!"

=> "Chắc con nhỏ này uống nhầm thuốc rồi!"

- "Mặc dù cậu ta đang nói tỏ tình đấy, nhưng làm gì có ai tỏ tình mà mặt nhăn mày nhó thế kia không."

+) Chủ ngữ "cậu ta" ở đây tuy không sai nhưng dễ mang lại cho người đọc cảm giác nhân vật được nhắc đến là con trai
-> Sửa thành "nó"

+) Thừa từ "nói" gây thừa động từ
(Chỉ cần "tỏ tình" là được, còn nếu bạn muốn dùng "nói", phải là "nói lời tỏ tình")

+) "làm gì (có)" và "không" đều là hai cụm phủ định
-> Chỉ dùng một, nếu dùng cả hai sẽ bị thừa

=> "Mặc dù nó đang tỏ tình đấy, nhưng làm gì có ai tỏ tình mà mặt nhăn mày nhó thế kia?"

      "Mặc dù nó đang tỏ tình đấy, nhưng có ai tỏ tình mà mặt nhăn mày nhó thế kia không?"

- "Cậu...điên à ?"

+) Cự Giải đang ấp úng
-> Nên lặp lại từ ngữ để bộc lộ rõ hơn cảm xúc nhân vật

=> "Cậu...cậu điên à?"

- "Điều quan trọng là bây giờ đang có một 'cô gái' muốn tỏ tình với cô kia kìa..."

+) Cần thêm quan hệ từ liên kết với câu trước
-> Thêm "nhưng" (Vì điều đã nói ở câu trước quan trọng nhưng điều sắp đề cập còn quan trọng hơn -> tương phản)

+) từ "cô gái" được dùng với nghĩa đặc biệt 
-> Phải dùng dấu ngoặc kép
(Lỗi này mình cũng chỉ nhắc một lần thôi nhé)

=> "Nhưng điều quan trọng là bây giờ đang có một "cô gái" muốn tỏ tình với cô kia kìa..."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên chuyển "điều quan trọng" thành động từ ("quan trọng") để lược bớt "là"

=> "Nhưng quan trọng hơn, bây giờ đang có một "cô gái" muốn tỏ tình với cô kia kìa...")

- "Này, cậu tuy đang tức giận nhưng cũng đừng trút hết lên đầu tôi như thế chứ."

+) Nên tách "này" thành một câu đặc biệt
(Thường khi nói chuyện, mọi người sẽ dùng một câu đặc biệt để gọi đáp (VD: "Ê!", "Này!",...) trước khi thực sự bắt đầu nói)

+) Vế sau sai trật tự câu

=> "Này! Tuy cậu đang tức giận nhưng cũng đừng trút hết lên đầu tôi như thế chứ!"

- "Tôi biết tôi 'đẹp trai' thượng thừa nên mấy cô gái không thể kiềm chế được mà điên khùng, nhưng xem cái điệu bộ của cậu kìa, trông chẳng giống tỏ tình gì cả !"

+) Nên thay "mấy cô gái" thành "con gái"
("con gái" nghe sẽ chung chung và nhiều hơn "mấy cô gái")

+) Mạo từ "cái" thường chỉ dùng trong văn phong nói 
(Có vài trường hợp đặc biệt dùng trong miêu tả và biểu cảm
VD: "Cái tự kiêu của cậu thực sự khiến tôi phát điên lên đấy!")

+) Câu này có ba vế
-> Nên tách giữa vế thứ hai và thứ ba để tạo thành hai câu biểu cảm

=> "Tôi biết tôi "đẹp trai" thượng thừa nên con gái không thể kiềm chế được mà điên khùng, nhưng xem điệu bộ của cậu kìa! Trông chẳng giống tỏ tình gì cả!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên chuyển vế "tôi "đẹp trai" thượng thừa" thành cụm danh từ để có thể dùng từ "khiến" tiếp theo
("khiến" là từ cấu thành câu mở rộng thành phần nên chỉ có thể đi với danh từ hoặc cụm danh từ; nếu "khiến" đi với cụm chủ-vị, câu sẽ bị kỳ hoặc quá dài)

+) Mình nghĩ câu thứ hai nên chuyển từ dạng "khinh miệt" sang "đả kích"
(Ừm, cái này là suy nghĩ cá nhân của mình thôi. Vì một khi đã đi tỏ tình, phần nhiều sẽ không sợ bị "khinh miệt" đâu vì hẳn đã chuẩn bị tinh thần trước rồi. Nhưng "đả kích" thì không chắc vì khi được hỏi như vậy, thường người ta sẽ tự hỏi lại bản thân gây nhiễu loạn cảm xúc)

=> "Tôi biết độ "đẹp trai" thượng thừa của tôi khiến con gái không thể kiềm chế được mà điên khùng, nhưng xem điệu bộ của cậu kìa! Trông có giống tỏ tình tí nào không?")

- "Bảo Bình gằn giọng, khuôn mặt đen kịt toát ra vẻ u ám."

+) Tuy câu này chỉ có hai vế nhưng lại không có liên kết cũng như không cách nào liên kết lại được
-> Tách thành hai câu

=> "Bảo Bình gằn giọng. Khuôn mặt cô/cậu đen kịt, toát ra vẻ u ám."

- "Đang trong tình trạng không thể chấp nhận tình huống hiện tại lại với cái mức độ tự luyến đỉnh cao của 'thằng' Cự Giải, chắc cậu độn thổ mất !"

+) Nên dùng cụm cố định "Đã (đang)...lại (thêm)

+) Không nên dùng mạo từ "cái" nhé
(Lỗi này mình cũng chỉ nhắc một lần này nữa thôi)

=> "Đã đang trong tình trạng không thể chấp nhận tình huống hiện tại lại thêm độ tự luyến đỉnh cao của "thằng" Cự Giải, chắc cậu độn thổ mất!"

=> Cả đoạn:

"Hả? Chắc con nhỏ này uống nhầm thuốc rồi! Mặc dù nó đang tỏ tình đấy, nhưng có ai tỏ tình mà mặt nhăn mày nhó thế kia không?

- Cậu...cậu điên à?

- Tôi không điên, tôi thích cậu!

Bảo Bình đang hét vào mặt cô đấy à? Hay bản tính vốn đã hung dữ nên không thể nào nói năng nhẹ nhàng được? Thật tội nghiệp! Nhưng quan trọng hơn, bây giờ đang có một "cô gái" muốn tỏ tình với cô kia kìa...

- Này! Tuy cậu đang tức giận nhưng cũng đừng trút hết lên đầu tôi như thế chứ! Tôi biết độ "đẹp trai" thượng thừa của tôi khiến con gái không thể kiềm chế được mà điên khùng, nhưng xem điệu bộ của cậu kìa! Trông có giống tỏ tình tí nào không?

- C.ậu n.ó.i đ.ủ c.h.ư.a? - Bảo Bình gằn giọng. Khuôn mặt cô/cậu đen kịt, toát ra vẻ u ám. Đã đang trong tình trạng không thể chấp nhận tình huống hiện tại lại thêm độ tự luyến đỉnh cao của "thằng" Cự Giải, chắc cậu độn thổ mất!"

- "Cự Giải bủn rủn tay chân, mồ hôi hột vã ra."

+) Nên thêm hình ảnh so sánh cho sinh động

=> "Cự Giải bủn rủn tay chân, mồ hôi hột vã ra như tắm."

- "Khóe miệng cô giật giật, nhưng lại thấy ánh mắt sắc lạnh đó..."

+) Mình thấy hai vế này không mang quan hệ tương phản mà là nguyên nhân-kết quả thì đúng hơn

=> "Thấy ánh mắt sắc lạnh đó, khóe miệng cô giật giật..."

- "Cự Giải hoàn toàn có thể thấy được 'cô' ta đang giận dữ như thế nào, tay nắm chặt đến mức nổi gân như muốn đấm."

+) Nên tách câu này thành hai câu đơn vì liên kết giữa hai vế không đủ mạnh

+) Nếu chỉ "nắm chặt" thì gân tay nổi lên sẽ không rõ 
-> Phải là "gồng lên"

=> "Cự Giải hoàn toàn có thể thấy được "cô" ta đang giận dữ như thế nào. Hai tay Bảo Bình nắm chặt, gồng lên, nổi gân như đang muốn đấm."

- "Nếu con là con trai thì con sẽ đồng ý 'lời tỏ tình' đáng sợ đó, nhưng con là con gái, CON GÁI đích thực, làm sao Người có thể nhẫn tâm..."

+)Lặp từ "con" ở vế đầu tiên

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết

+) Câu có ba vế 
-> Nên tách giữa vế thứ hai và thứ ba để biến câu thứ nhất thành câu biểu cảm -> Bộc lộ rõ ràng hơn tâm trạng "oan ức" của Cự Giải
-> Thêm "mà" để tạo thành câu biểu cảm

+) Chỉ cần "sao" thôi là đủ
("Làm sao" thường dùng trong văn phong nói hoặc đứng một mình trong văn phong viết
VD: .  TH văn phong nói - viết: "Cậu có làm sao không?" -> "Cậu có sao không?"
         . TH đứng một mình: - Này!/ - Làm sao? Gọi tôi có việc gì?)
(Chỗ này mình xin phép dùng "/" phân tách để không ảnh hưởng đến việc cách dòng)

=> "Nếu là con trai, con sẽ đồng ý "lời tỏ tình" đáng sợ đó, nhưng con là con gái, CON GÁI đích thực mà! Sao Người có thể nhẫn tâm..."

- "Cự Giải run rẩy, chắc cô sắp phát khóc quá."

+) Tuy câu chỉ có hai vế nhưng liên kết giữa hai vế tương đối yếu, hơn nữa vế thứ hai có thể tạo thành câu bộc lộ cảm xúc khi tách

=> "Cự Giải run rẩy. Chắc cô sắp phát khóc quá!"

- "Bảo Bình dần tiến đến chỗ Cự Giải, Bảo tiến một bước, Giải lùi một bước, cứ như thế cho đến khi lưng cô chạm tường."

+) Câu có bốn vế
-> Tách giữa vế thứ nhất và vế thứ hai vì ba vế còn lại có quan hệ về ngữ nghĩa

+) "chỗ" dùng trong văn phong nói, nên tránh trừ trường hợp bất khả kháng
-> "tiến đến chỗ" -> "tiến đến gần"

+) Nên thêm "lại" ở "Giải lùi một bước"
(Vì hai vế "Bảo tiến một bước" và "Giải lùi một bước" song song)

+) "cứ như thế" dùng trong văn phong nói, nên tránh

-> Thay bằng "cứ như vậy"

=> "Bảo Bình dần tiến đến gần Cự Giải. Bảo tiến một bước, Giải lại lùi một bước, cứ như vậy đến khi lưng cô chạm tường."

=> Cả đoạn:

"- R...rô...ồi... - Cự Giải bủn rủn tay chân, mồ hôi hột vã ra như tắm.

- Đồng ý hay không nói một lời!

- Cậu đang nghiêm túc sao? - Thấy ánh mắt sắc lạnh đó, khóe miệng cô giật giật... - Tô...tôi tất nhiên là kh...kho...không đồng ý...

Cự Giải hoàn toàn có thể thấy được "cô" ta đang giận dữ như thế nào. Hai tay Bảo Bình nắm chặt, gồng lên, nổi gân như đang muốn đấm. Bảo Bình đúng là điên thật rồi mà!

"Ông trời có mắt làm ơn cứu con! Nếu là con trai, con sẽ đồng ý "lời tỏ tình" đáng sợ đó, nhưng con là con gái, CON GÁI đích thực mà! Sao Người có thể nhẫn tâm..."

- T.ô.i h.ỏ.i l.ạ.i, c.ó đ.ồ.n.g ý h.a.y k.h.ô.n.g? - Bảo Bình nghiến răng ken két, giọng nói đã mất đi sự nữ tính.

- Kh...không... - Cự Giải run rẩy. Chắc cô sắp phát khóc quá!

Bảo Bình dần tiến đến gần Cự Giải. Bảo tiến một bước, Giải lại lùi một bước, cứ như vậy đến khi lưng cô chạm tường.

- CẬU-PHẢI-ĐỒNG-Ý!"

- "Á á á... Đừng mà... Tôi đồng ý mà!..."

+) Dấu "..." dùng khi ấp úng (câu nói ngắt quãng) nhưng ở đây lại cần biểu cảm
-> Dùng dấu "!"

=> "Á á á! Đừng mà! Tôi đồng ý mà!"

- "Bảo Bình khóe miệng khẽ giật, có thế mà cũng khóc, đàn ông đàn ang gì mà yếu đuối !"

+) Nên tách ra thành ba câu đơn
(Vì chuyển hai câu sau thành câu biểu cảm sẽ nhấn mạnh cảm xúc hơn)

+) Sắp xếp câu đầu tiên sai

+) Nên thêm "quá thể" cho câu số ba để nhấn mạnh ý biểu cảm

=> "Khóe miệng Bảo Bình khẽ giật. Có thế mà cũng khóc! Đàn ông đàn ang gì mà yếu đuối quá thể!"

- "Cậu lại nghĩ bậy rồi."

+) Đây là câu bộc lộ cản xúc

=> "Cậu lại nghĩ bậy rồi!"

- "Thật là chẳng ra thể thống gì cả !"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết

=> "Thật chẳng ra thể thống gì cả!"

- "Tôi còn chưa đụng đến sợi lông của cậu đâu."

+) Sai cấu trúc (còn (chưa)...nào/đâu)

+) Câu này mang ý đe dọa
-> Một dạng câu cầu khiến 
-> Thêm dấu "!"

=> "Tôi còn chưa đụng đến sợi lông nào của cậu đâu!"

- "Bảo Bình bỏ đi thẳng sau màn tỏ tình đầy 'cảm động' (?) khiến Cự Giải cực-kì không hiểu chuyện gì đang xảy ra."

+) Như mình đã nói bên trên, không thể sử dụng "khiến" như thế này
-> Đảo lại trật tự câu và thêm "bỏ lại" để nối

=> "Sau màn tỏ tình đầy "cảm động" (?), Bảo Bình quay người đi thẳng, bỏ lại Cự Giải cực-kì không hiểu chuyện gì đang xảy ra."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm cụm "đứng sững như trời trồng" để tăng tính tạo hình cho truyện

=> "Sau màn tỏ tình đầy "cảm động" (?), Bảo Bình quay người đi thẳng, bỏ lại Cự Giải đứng sững như trời trồng vì cực-kỳ-không-hiểu chuyện gì đang xảy ra.")

- "Rốt cuộc cậu ta tỏ tình hay không ?"

+) Sai cấu trúc (có-hay-không)

=> "Rốt cuộc cậu ta có tỏ tình hay không?"

- "Kim Ngưu đỏ mặt, ấp úng, rồi như chợt nhớ ra điều gì."

+) Hành động nào của Kim Ngưu chứng tỏ nó "như chợt nhớ ra điều gì"?
-> Thêm

=> "Kim Ngưu đỏ mặt, ấp úng rồi ngẩng đầu lên như chợt nhớ ra điều gì."

- "Khoan đã, tôi thấy tôi ngoại hình xấu xí, khuôn mặt lại không xinh đẹp, sao cậu lại thích tôi ?"

+) Nên tách "khoan đã" thành một câu cầu khiến đặc biệt để hợp với từ "chợt" trước đó

+) "lại" là từ thường dùng với quan hệ tương phản nhưng ở đây lại là nối tiếp
-> Thay bằng "cũng"

+) Không nên thêm cụm "tôi thấy" ở đây vì, một, không chỉ Kim Ngưu thấy thế mà những người xung quanh cũng nói như vậy và hai, "tôi thấy" mang ý chủ quan cao trong khi ở đây (Kim Ngưu nói khi đang tự ti) lại đề cao yếu tố chủ quan
(Kiểu như Kim Ngưu đang đặt câu hỏi cho Song Tử vì sao mọi người đều thấy cô xấu xí nhưng Song Tử lại thích cô)

=> "Khoan đã! Ngoại hình tôi xấu xí, khuôn mặt cũng không xinh đẹp, sao cậu lại thích tôi?"

- "Với lại đối với mình, lúc nào cũng cảm thấy cậu rất đáng yêu và xinh đẹp, đó chính là trong lòng mình luôn có cậu."

+) "Với lại" dùng trong văn phong nói, nên tránh
-> Thay bằng "hơn nữa"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch quan hệ từ ("Hơn nữa") và trạng ngữ ("đối với mình")

+) Không nên dùng "cảm thấy" ở đây
(Vì "cảm thấy" chỉ là suy nghĩ, cảm xúc cá nhân của Song Tử. Tuy ở đây đúng như vậy nhưng khi tỏ tình, cần phải cho đối phương cảm giác an toàn và được tâng bốc
-> Sửa thành "lúc nào cậu cũng rất đáng yêu và xinh đẹp"
-> Vô hình trung tạo cho đối phương (ở đây là Kim Ngưu) cảm giác vô cùng "thực", hơn từ "cảm thấy" rất nhiều)

+) Vế thứ hai sai cấu trúc câu
("đó" là chủ ngữ", "là" là vị ngữ, phần còn lại là gì? "Là" không phải từ cấu thành câu mở rộng thành phần nên câu này sai cấu trúc)
-> Đơn giản thay bằng "vì"

=> "Hơn nữa, đối với mình, lúc nào cậu cũng rất đáng yêu và xinh đẹp vì trong lòng mình luôn có cậu."

=> Cả đoạn:

"Lớp học...

Song Tử đi tới chỗ Kim Ngưu.

- Cậu có đồng ý làm bạn gái mình không?

- Tôi... - Kim Ngưu đỏ mặt, ấp úng rồi ngẩng đầu lên như chợt nhớ ra điều gì. - Khoan đã! Ngoại hình tôi xấu xí, khuôn mặt cũng không xinh đẹp, sao cậu lại thích tôi?

- Chẳng lẽ xấu xí thì không có quyền được thích sao? Hơn nữa, đối với mình, lúc nào cậu cũng rất đáng yêu và xinh đẹp vì trong lòng mình luôn có cậu. Mình nghe nói, khi người ta thích một ai đó thì sẽ luôn cảm thấy đó chính là người đẹp nhất."

- "Mình cũng thường nghe nói, mấy thằng con trai hay dẻo miệng thì chính là những đứa không đáng tin cậy nhất."

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết

=> "Mình cũng thường nghe nói, mấy thằng con trai hay dẻo miệng chính là những đứa không đáng tin cậy nhất."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên bỏ từ "hay" vì những đứa đã dẻo miệng thì nó cứ theo thói quen mà dẻo miệng suốt thôi, nên không phải là "hay" nữa

=> "Mình cũng thường nghe nói, mấy thằng con trai dẻo miệng chính là những đứa không đáng tin cậy nhất.")

- "Nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt đẹp trai đó, nụ cười dịu dàng đó, ánh mắt chân tình đó dành cho cô, con tim cô đột nhiên xao xuyến, không tự chủ được mà thốt lên"

+) Vế đầu tiên sai cấu trúc câu
("Nhưng" là quan hệ từ, "khi...chân tình đó" là trạng ngữ, "dành cho cô" là vị ngữ
-> Câu thiếu chủ ngữ)

+) Câu này có ba vế
-> Nên tách giữa vế thứ hai và vế thứ ba 
(Vì hai vế đầu tiên có quan hệ chặt chẽ về ngữ nghĩa)

=> "Nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt đẹp trai đó dành những nụ cười dịu dàng, những ánh mắt chân tình cho mình, con tim cô đột nhiên xao xuyến. Không tự chủ được, cô thốt lên"

- "Cự Giải, Song Tử ta kì này thắng chắc rồi ?"

+) Nếu giữ nguyên như thế này, người đọc sẽ dễ bị nhầm lẫn dấu phẩy giữa "Cự Giải" và "Song Tử" là tách bạch gọi đáp (Cự Giải/Song Tử ta kì này thắng chắc rồi) hay tách bạch hai thành phần liệt kê (Cự Giải, Song Tử/ta kì này thắng chắc rồi)
-> Chuyển "Cự Giải" thành câu đặc biệt, thêm dấu "!" biểu thị ý cầu khiến

+) Sắp xếp câu thứ hai sai

+) Dấu của câu thứ hai sai
(Tại sao lại dùng "?"? Ở đây Song Tử không đặt câu hỏi nên không cần đến câu nghi vấn mà nó đang bộc lộ thái độ tự mãn của mình
-> Dùng dấu "!")

=> "Cự Giải! Kỳ này Song Tử ta thắng chắc rồi!"

- "Song Tử cười thầm, trong đầu tưởng tượng việc mình đứng trên bục vinh quang, phía dưới là Cự Giải dập đầu nhận thua."

+) "Việc" là cụm thường dùng trong văn nói, không nên dùng nếu không bất khả kháng
-> Thay bằng "cảnh"
("tưởng tượng" nên "cảnh" sẽ hay hơn là nên "việc")

=> "Song Tử cười thầm, trong đầu tưởng tượng cảnh mình đứng trên bục vinh quang, phía dưới là Cự Giải dập đầu nhận thua."

- "Cùng lúc đó, Bảo Bình bước vào lớp với biểu cảm phức tạp, hừng hực đi tới chỗ Xử Nữ"

+) Tuy câu này chỉ có hai vế nhưng lại không có quan hệ quá chặt chẽ
-> Tách

=> "Cùng lúc đó, Bảo Bình bước vào lớp với biểu cảm phức tạp. Cô/cậu hừng hực đi tới chỗ Xử Nữ"

=> Cả đoạn (có kèm chỉnh sửa liên kết các câu):

""Sến quá! Nhưng mình cũng thường nghe nói, mấy thằng con trai dẻo miệng chính là những đứa không đáng tin cậy nhất. Lẽ nào Song Tử cũng như vậy?" - Kim Ngưu nghĩ thầm. Nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt đẹp trai đó dành những nụ cười dịu dàng, những ánh mắt chân tình cho mình, con tim cô đột nhiên xao xuyến. Không tự chủ được, cô thốt lên:

- Mình đồng ý!

- Thật sao?

- Ừm. - Kim Ngưu ngại ngùng. - Người như cậu kiếm đâu ra chứ!

- Cảm ơn cậu!

"Cự Giải! Kỳ này Song Tử ta thắng chắc rồi!" - Song Tử cười thầm, trong đầu tưởng tượng cảnh mình đứng trên bục vinh quang, phía dưới là Cự Giải dập đầu nhận thua.

Cùng lúc đó, Bảo Bình bước vào lớp với biểu cảm phức tạp. Cô/cậu hừng hực đi tới chỗ Xử Nữ:"

- "Tôi đã tỏ tình Cự Giải, cậu cũng nên thực hiện lời hứa của mình đi !"

+) Động từ "tỏ tình" đi với giới từ "với" nhé

=> "Tôi đã tỏ tình với Cự Giải, cậu cũng nên thực hiện lời hứa của mình đi!"

- "Cậu cũng nên quản cái miệng của mình lại đi !"

+) Theo mình được biết, "quản" đâu có đi với "lại" đâu nhỉ? 
-> Thay bằng động từ "quản" hoặc cụm "ngậm...lại"

=> "Cậu cũng nên quản cái miệng của mình đi!"

       "Cậu cũng nên ngậm cái miệng của mình lại đi!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ với câu đầu tiên, nên thêm tính từ "kỹ" để nhấn mạnh thêm ý đe dọa của Bảo Bình

=> "Cậu cũng nên quản cái miệng mình cho kỹ đi!")

- "Cự Giải bước vào lớp với khuôn mặt sầu não, đôi mắt vẫn còn đỏ hoe đỏ hoắc vì vụ hồi nãy."

+) Theo như mình tra cứu thì không có cụm "đỏ hoe đỏ hoắc"
-> Chỉ cần "đỏ hoe" là được

+) Tuy câu này chỉ có hai vế nhưng mình nghĩ nên tách thành hai câu vì giữa hai vế không có liên kết chặt chẽ

=> "Cự Giải bước vào lớp với khuôn mặt sầu não. Đôi mắt cô/cậu vẫn còn đỏ hoe vì vụ hồi nãy."

- "Kìa, 'người thương' của cậu kìa."

+) Xử Nữ nói câu này để châm biếm
-> Nên viết câu với mục đích bộc lộ cảm xúc
-> Dùng dấu "!"

+) Nên tách câu này thành hai câu để nhấn mạnh hơn ý châm biếm
(Khi châm biếm, người ta thường kéo dài giọng ở chỉ từ (ở đây là "kìa") nên để nhấn mạnh ý, nên tách chỉ từ thành một câu đặc biệt)

=> "Kìa! "Người thương" của cậu kìa!"

- "Con nhỏ Xử Nữ thật là quá quắt !"

+) Cụm "thật là" thường dùng trong văn phong nói hoặc (đôi khi) đứng một mình trong văn phong viết
(VD: . TH văn phong nói-viết: "Thật là tệ quá!" - "Thật tệ quá!"
          . TH đứng một mình: - Nó đâu rồi?/- Bỏ đi chơi rồi!/- Thật là!)
(Chỗ này mình xin phép dùng "/" để tránh xuống dòng quá nhiều nhé)

=> "Con nhỏ Xử Nữ thật quá quắt!"

- "Đợi đó, ta nhất định phải trả lại mi nỗi nhục này !"

+) Nên tách "đợi đó" thành một câu đặc biệt để nhấn mạnh sự quyết tâm của Bảo Bình

=> "Đợi đó! Ta nhất định phải trả lại mi nỗi nhục này!"

- "Bảo Bình nhốt nỗi tức giận trong lòng, nghiến răng đi tới chỗ Cự Giải lôi đi trước sự khó hiểu của Kim Ngưu và mọi người."

+) Dùng sai từ 
-> Đi với "nỗi tức giận" trong nét nghĩa này phải là "kìm nén"

+) Nên tách câu giữa "kìm nén nỗi tức giận trong lòng" và "nghiến răng"
(Vì "nghiến răng" và "lôi đi" là hai hành động liên tiếp, không nên tách thành hai câu)

+) "lôi" ai "đi"? Mặc dù trước đó có nhắc tới Cự Giải nhưng "đi tới chỗ Cự Giải" không nhất thiết phải "lôi" Cự Giải đi
-> Nên chuyển "Cự Giải" cho phù hợp, tránh lặp từ

=> "Bảo Bình kìm nén nỗi tức giận trong lòng. Cô/cậu nghiến răng, bước tới lôi Cự Giải đi trước sự khó hiểu của Kim Ngưu và mọi người."

- "A, chắc là đang bồi dưỡng tình cảm, mình thấy họ cũng hợp nhau đó chứ !"

+) Nên tách câu này thành ba câu riêng biệt
(Câu đầu tiên thành một câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc, câu thứ hai thành một câu trần thuật giả thiết dạng biểu cảm và câu thứ ba bộc lộ cảm nghĩ cá nhân của Song Tử)

=> "A! Chắc là đang bồi dưỡng tình cảm! Mình thấy họ cũng hợp nhau đó chứ!"

- "Bé Giải là gái chính hiệu mà, nhưng cũng không thể nói điều này cho Song Tử biết."

+) Nên tách vế đầu tiên thành một câu biểu cảm
(Lý do của việc "Kim Ngưu không thể nhịn cười nổi.")
-> Phải thêm chủ ngữ ("cô") cho câu thứ hai

=> "Bé Giải là gái chính hiệu mà! Nhưng cô cũng không thể nói điều này cho Song Tử biết được."

=> Cả đoạn:

"- Tôi đã tỏ tình với Cự Giải, cậu cũng nên thực hiện lời hứa của mình đi!

- Tỏ tình thôi mà đã xong sao?

- Ý cậu là sao?

- Đã tỏ tình thì phải chịu trách nhiệm yêu thương người ta chứ nhỉ?

- Cậu...Thôi được rồi! Tôi sẽ cố gắng "yêu thương" cậu ta. Cậu cũng nên quản cái miệng mình cho kỹ đi!

Cự Giải bước vào lớp với khuôn mặt sầu não. Đôi mắt cô/cậu vẫn còn đỏ hoe vì vụ hồi nãy.

- Kìa! "Người thương" của cậu kìa! Còn không mau đi dỗ dành cậu ta? - Xử Nữ đưa mắt về phía Cự giải, ra hiệu cho Bảo Bình biết việc cậu phải làm.

"Con nhỏ Xử Nữ thật quá quắt! Đợi đó! Ta nhất định phải trả lại mi nỗi nhục này!" - Bảo Bình kìm nén nỗi tức giận trong lòng. Cô/cậu nghiến răng, bước tới lôi Cự Giải đi trước sự khó hiểu của Kim Ngưu và mọi người.

- Chuyện gì vậy nhỉ? - Kim Ngưu nhìn theo Cự Giải.

- A! Chắc là đang bồi dưỡng tình cảm! Mình thấy họ cũng hợp nhau đó chứ! - Song Tử cười ranh mãnh.

- Ha ha ha...làm gì có! Kim Ngưu thật không thể nhịn cười nổi. Bé Giải là gái chính hiệu mà! Nhưng cô cũng không thể nói điều này cho Song Tử biết được. Đây chính là bí mật dù có chết cũng không thể tiết lộ."

II. Nhận xét chung:

1) Về chính tả:

- Không mắc lỗi chính tả

- Đánh máy dấu câu sai nhiều: "?!"; trước dấu "?", "!" hay ":" vẫn còn dấu cách

- Đánh máy sai dấu chỉ cụm từ được dùng với nghĩa đặc biệt ("" chứ không phải '' nhé)

2) Về cách sử dụng dấu câu:

- Còn dùng sai dấu câu
(Bạn thường dùng sai dấu câu do nhầm lẫn khi xác định chức năng của câu, đặc biệt là câu cảm thán và câu cầu khiến. Một gợi ý nhỏ nhé, những câu nào có tình thái từ bộc lộ cảm xúc (thay, sao,...),cầu khiến (đi, nào, với), sắc thái tình cảm (nhé, cơ mà,...) hay thán từ (chao ôi, than ôi,...) thường sẽ đi với dấu chấm than. Nhưng dĩ nhiên không phải tất cả. Với những câu mang ý biểu cảm nhưng không đi kèm những từ này, bạn cần chú ý xét kỹ nghĩa rồi thêm dấu cho phù hợp.)

- Đôi khi còn thiếu yếu tố tách bạch các thành phần câu
(Đôi khi, yếu tố này không cần thiết nhưng trong một số trường hợp, thiếu yếu tố tách bạch có thể gây hiểu nhầm)

3) Về cách dùng từ:

- Còn dùng sai hoặc không hợp lý từ loại
(Lỗi này nghĩa là, đôi khi, ở chỗ cần danh từ bạn lại dùng động từ hay tương tự. Bạn nhớ nhé, chuyển đổi loại từ có thể giúp câu gọn hơn, dễ hiểu hơn hay kết hợp được với đa dạng từ loại hơn rất nhiều (ví dụ như chuyển từ vế câu sang cụm danh từ để dùng "khiến" vậy))

- Còn dùng đồng thời hai cụm từ cùng chức năng gây nhiễu loạn câu
(Lỗi này không phải dùng hai chủ ngữ hay hai vị ngữ đâu nhé, mà là hai cụm phủ định hay hai cụm chỉ tần suất tương đương ấy. Dùng hai cụm chỉ tần suất tương đương chỉ gây thừa từ thôi, nhưng dùng hai cụm phủ định (phủ định của phủ định) đôi khi lại thành khẳng định đấy nhé!)

- Còn thiếu hoặc dùng sai chức năng quan hệ từ
(Với lỗi này, bạn buộc phải tự hiểu chức năng của từng quan hệ từ và sử dụng cho thích hợp thôi)

- Còn dùng từ thuộc văn phong nói
(VD: mạo từ "cái", "làm sao", "chỗ", "cứ như thế", "với lại", "việc")
(Lỗi này mình đã giải thích trong từng đoạn rồi nhé. Không phải những từ này không được dùng trong văn phong viết nhưng truyện của bạn không cần thiết phải dùng đến trừ trường hợp bất khả kháng không còn từ nào thay thế.)

- Còn dùng sai những cụm từ hoặc cấu trúc cố định
(Với lỗi này, bạn cần phải đọc thật nhiều sách để có thể tích góp được vốn từ, cụm từ cũng như cấu trúc nhé. Đây cũng như những cấu trúc động từ tiếng Anh ấy, buộc phải dùng cho quen thôi.)

- Còn lặp từ
(Với lỗi này, bạn có thể lược bớt chủ ngữ (trường hợp câu phức) hoặc đảo lại câu (trường hợp có thể chuyển đổi loại từ))

- Nên thêm những từ hoặc cụm từ hỗ trợ nhấn mạnh ý khi có thể
VD: "quá thể" (với câu biểu cảm mạnh)

4) Về kết cấu câu từ:

- Sắp xếp câu sai thường xuyên
(Cần nhớ, trạng ngữ/quan hệ từ/liên từ, chủ ngữ - vị ngữ)
(Đôi khi cấu trúc này được đảo lại trong miêu tả hay biểu cảm (biện pháp nghệ thuật đảo ngữ) nhưng với truyện của bạn thì không cần thiết)

- Còn lạm dụng nhiều "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
(Ở những đơn trước mình chưa giải thích cái này nhỉ. Thường trong văn phong nói, những từ này sẽ được sử dụng khá nhiều với mục đích liên kết nhưng trong văn phong viết, việc đưa những từ này vào trong câu sẽ gây lủng củng, đôi khi lặp từ)

- Câu thường xuyên quá dài gây mất liên kết trong câu hoặc không nhấn mạnh được ý muốn nói
(Tuy một câu có thể có bốn, năm thậm chí sáu vế (trong trường hợp sử dụng điệp ngữ) nhưng gần như chỉ trong miêu tả hay biểu cảm thôi. Còn với truyện của bạn, mỗi câu chỉ nên có từ một đến hai vế là được rồi. Để biết vị trí tách câu phù hợp, hãy căn cứ vào loại câu và sự liên kết giữa các câu. Nếu một vế có thể tách ra thành câu đặc biệt hoặc câu cảm thán thì nên tách, bởi hai loại câu này sẽ giúp nhấn mạnh thêm ý bạn muốn đề cập. À, nhớ thêm dấu chấm than nhé!)

- Còn thiếu thành phần câu (đặc biệt là chủ ngữ)
(Đôi khi, câu có thể khuyết thiếu thành phần (câu rút gọn hoặc câu đặc biệt) nhưng với những trường hợp trong truyện mà mình đã giải thích thì không thể lược bỏ (mình đã giải thích lý do ở từng đoạn))

5) Về logic:

- Còn mắc vài lỗi logic nhỏ
(Đã giải thích trong từng đoạn)

6) Về cách viết:

- Cần bổ sung thêm yếu tố miêu tả cũng như những hình ảnh so sánh, nhân hóa (nếu được thì ẩn dụ, hoán dụ) để tăng tính tạo hình cho truyện

III. Gợi ý truyện nên đọc (Gift):
(Phần này chỉ để tham khảo thôi nhé)

Đầu tiên, mình thấy truyện của bạn chuyển cảnh, nối tiếp tình huống còn hơi gượng. Mình nghĩ bạn nên tham khảo hai truyện sau:
- "Tây Thu tiểu công chúa" - Lan Rùa (LanRa7)
- "Cấp 3 năm ấy..." - Sachi-san (NguynLam686)
Đây là hai truyện (mình đã đọc) mà mình nghĩ có cách chuyển tiếp và mở ra tình huống khá tốt

Tiếp theo, mình thấy truyện của bạn có quá ít yếu tố miêu tả. Mình nghĩ bạn nên tham khảo cách miêu tả từ truyện sau:
- "Reprototype" - Jun Hinoue (JunHinoue)
Có thể nói, đây là truyện có văn phong và cách miêu tả hay nhất mình từng đọc.
(Về cách lồng ghép yếu tố miêu tả, bạn tham khảo hai truyện đầu tiên nhé)

Cuối cùng, nếu bạn dự định lồng ghép các chi tiết để kết truyện có thể tung ra một plot twist (bước ngoặt) thật bất ngờ, mình nghĩ bạn nên tham khảo truyện "Cô gái văn chương" của Nomura Mizuki. Đây cũng là truyện thuộc thể loại học đường mà bạn có thể tham khảo để cải thiện văn phong cũng như cách miêu tả và chuyển tiếp tình huống của mình.

Ngoài ra, mình nghĩ bạn nên tham khảo truyện (cũng không hẳn là truyện) sau:
- "Nghệ thuật viết truyện" - NoLoveNoLife1990 (NoLoveNoLife1990)
Đây là tổng hợp những điều cần biết khi viết truyện của một bạn wattpad-er mà mình nghĩ sẽ khá hữu ích với bạn nói riêng và với tất cả các writer nói chung. 

Những điều mình muốn nói chỉ có vậy thôi. Chúc bạn thành công!

Ghi chú: 

+) Mình đề xuất những truyện này hoàn toàn không vì mục đích PR (quảng cáo) mà chỉ đơn thuần muốn giúp bạn có được những nguồn tham khảo hữu ích

+) Xin lỗi vì mình không thể dẫn được link truyện. Thay vào đó, mình đã viết tên tác giả bên trên. Sau dấu gạch (-) là tên và trong ngoặc () là nick wattpad của tác giả. Từ đó, bạn có thể đọc những truyện mình đề xuất nói riêng và cả những truyện khác của tác giả.

IV. Payment:

*Lần đầu đặt hàng:

- Follow No Team và Beta-er

- Vote chap đặt đơn và trả đơn

- Ghi trên wall của cậu "Beta shop #No_Team"

- Đánh giá trên thang điểm 10

*Lần sau đặt hàng:

- Khi đặt trên 3 lần dùng acc phụ follow, đặt trên 5 lần dùng thêm acc phụ follow nữa

- Vote chap trả đơn

- Đánh giá trên thang điểm 10

*Nếu phát hiện rút follow hoặc nhận đơn mà không trả payment sau 3 ngày lập tức vào Blacklist

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top