ung thu

Ung thư vòm họng tấn công người trẻ

Thứ Bảy, 13.8.2011 | 07:47 (GMT + 7)

Ung thư vòm họng không còn là loại ung thư hiếm gặp, số người mắc bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. Tại BV Chợ Rẫy (TPHCM), trong 3 năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân được đề nghị sinh thiết lên đến khoảng 500/3.000 lượt do nghi ngờ ung thư vòm họng.

Độ tuổi thường gặp nhất của loại ung thư này đang trẻ hoá nhanh chóng từ 40-50, thậm chí có người mắc lúc 10 tuổi.

Theo TS-BS Nguyễn Trọng Minh - khoa Tai mũi họng, BV Chợ Rẫy, TPHCM - nếu so sánh với số liệu tại BV Bình Dân trong 14 năm qua chỉ phát hiện 613 ca, tức là 43 ca/năm, thì chỉ riêng phòng khám tai mũi họng, BV Chợ Rẫy phát hiện và điều trị 91 ca/năm, tức gấp hai lần BV Bình Dân. Bệnh thường gặp ở nhiều nhóm tuổi từ 16 - 82, trong đó độ tuổi từ 40 - 50 bị nhiều nhất.

Cũng theo BS Minh, cho đến nay nguyên nhân của ung thư (UT) vòm họng vẫn chưa được khẳng định một cách chính xác. Mặc dù có nhiều giả thuyết về nguyên nhân như có sự hiện diện của virút Epstein-Barr (EBV) ở bệnh nhân UT vòm họng, hút thuốc lá hoặc thường tiếp xúc với khói, hóa chất, nhang..., đặc biệt chế độ ăn uống có tính đặc thù của cư dân duyên hải Trung Hoa và giáp Trung Hoa cũng được đề cập như món cá tẩm muối kiểu Quảng Đông (cá khô), sốt cá lên men, tôm muối nhồi bột, nước tương, dầu hào (vì có chất 3-MPCD và 1,3 DCP được cho là chất sinh UT), sữa đậu đông lên men, hột vịt muối, nho để trữ lâu (nho khô), rau quả đóng hộp để lâu...

Hiện nay, giới khoa học đang tập trung nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa những yếu tố cơ địa (host factors), sự nhiễm virút EBV và chế độ ăn uống truyền thống địa phương như đã nêu.

Bệnh nhân đến đăng ký tầm soát ung thư vòm họng tại BV Ung bướu TPHCM. Ảnh: Công Bằng

Tại Việt Nam, những yếu tố thuận lợi đáng kể sau đây cũng được đề cập đến khiến UT vòm họng gia tăng như: Hút thuốc lá và uống rượu nhiều (khoảng 20% trong số ca UT vòm họng). Môi trường ô nhiễm, sử dụng tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng với thực vật và vật nuôi, thực phẩm chế biến không an toàn vì có nhiều chất độc hại và thức ăn nhanh có quá nhiều chất béo...

Theo các chuyên gia, UT vòm họng thường có các triệu chứng sau đây: đau nhức đầu, đau vùng mặt, đau tai, đau trong mắt; hạch cổ nổi một bên là triệu chứng rất thường gặp, hạch cứng kích thước có thể từ 2 - 3cm hoặc 7 - 8cm, xung quanh không có dấu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ và đau, ban đầu hạch di động sau đó thì dính vào tổ chức xung quanh, vị trí thường là góc hàm, bên cổ. Người bệnh đột nhiên chảy vài giọt máu mũi rồi tự ngưng, có thể sau đó chảy nhiều lần, mỗi lần vài giọt.

Triệu chứng nghẹt mũi là thường gặp, lúc đầu nghẹt một bên sau có thể nghẹt cả hai bên, chảy chất nhầy từ mũi nhưng không cải thiện sau khi dùng thuốc kháng sinh, ù tai hoặc nghe kém, đau trong tai, đau vùng thái dương hoặc đau nửa mặt, tê vùng má. Lé hoặc liệt vận nhãn của một bên mắt...

Tỉ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng tại Việt Nam đến khám trễ rất cao (tỉ lệ người có hạch cổ trên 92% và ở vòm họng có tổn thương dạng sùi và loét khoảng 90%). Vì thế, kết quả điều trị tùy thuộc vào việc bệnh nhân đi khám sớm hay muộn, càng phát hiện bệnh sớm tỉ lệ khỏi càng cao, thường tỉ lệ sống sau 5 năm kể từ khi được phát hiện là khoảng 40 - 60% (tại Việt Nam). Ở Singapore và Hồng Kông thì tỉ lệ này là trên 80%.

Dấu hiệu của ung thư vòm họng (Dân trí) - Chảy máu cam, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu... là những biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư vòm họng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh là cơ hội sống tốt nhất cho bạn.

Tế bào ung thư vòm họng phát sinh từ các lớp trên của niêm mạc mũi họng, giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trong quá trình chẩn đoán lâm sàng cũng rất khó phát hiện ra bệnh. Các triệu chứng sớm của ung thư vòm họng, ngoài hiện tượng ù tai hoặc đau nửa đầu, cơ bản không có hiện tượng khác. Khi đã di căn, khối u lấn sang các vùng xung quanh, bề mặt khối u bị loét, chảy máu, chảy mũi nhầy lẫn máu; hoặc khối u làm tắc nghẽn mũi, gây ngạt mũi, ù tai, tức như bị nút ráy tai, nghe kém. Một số bệnh nhân bị nhức đầu,đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương, đau từng cơn hoặc âm ỉ, các triệu chứng ở tai và mũi xuất hiện nhiều hơn. Do triệu chứng của người mắc ung thư vòm họng không điển hình và tương đối giống với các bệnh tai mũi họng thông thường, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là tương đối khó khăn.

Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy cảnh giác:

1. Chảy máu cam   Là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng, nước mũi chủ yếu chảy ra từ một bên có kèm theo máu. Hầu hết bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

2. Nghẹt mũi   Sau khi xuất hiện khối u, sẽ có hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.

3. Ù tai và nghe kém   Khối u cản trở và đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.

4. Nhức đầu   Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vàog não và dây thần kinh sọ. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.

5. Nổi hạch ở cổ   Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ muộn hơn phát triển vào trong, xuống dưới, ra phía trước và hai bên. Khi phát triển số lượng càng nhiều , tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.

6. Hội chứng nội sọ   Khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.

7. Di căn   Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu người bệnh phát hiện triệu chứng nặng ở bộ phận nào, như một số bộ phận xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn .

Bệnh ung thư vòm họng bởi Quốc Bảo Cho điểm Đăng vào 29-08-2008 09:42 AM      Số lần xem: 69742   0 Bình luận 1. Đại cương:

            Bệnh ung thư vòm họng (NPC - Nasopharyngeal Carcinoma) ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong ccác bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không điển hình hầu hết là các triệu chứng "mượn" của các cơ quan lân cận như: tai, mũi, thần kinh, hạch…do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.

1.1. Giải phẫu vòm họng.

Cấu tạo giải phẫu: vòm họng còn gọi là họng mũi, thuộc lá thai trong có cấu

trúc là một hình hộp có sáu mặt.

-          Mặt trước là cửa mũi sau.

-          Mặt sau là niêm mạc họng và cân quanh họng, liên quan với xương chẩm, đốt sống cổ 1, 2. 

-          Hai bên là loa vòi nhĩ cách đuôi xương xoăn dưới khoảng 1 cm, xung quanh loa vòi có tổ chức bạch huyết gọi là amiđan gerlach. Phía trên gờ vòi nhĩ hai bên có hố Rosenmuller.

-          Mặt trên là bờ dưới của thân xương bướm và mảnh nền của xương chẩm. Ở mặt này tổ chức bạch huyết tập trung thành đám gọi là amiđan luschka. Khi tổ chức này quá phát được gọi là viêm V.A.

-          Mặt dưới thông với họng miệng.

Mạch máu nuôi dưỡng: là động mạch bướm khẩu cái, xuất phát từ động mạch hàm trong (là 1 trong 2 ngành cùng của động mạch cảnh ngoài).

Tổ chức học:phần trên được cấu tạo bởi biểu mô trụ đơn có lông chuyển thuộc niêm mạc đường hô hấp. Phía dưới là lớp biểu mô lát tầng thuộc niêm mạc đường tiêu hoá.        

Thiết đồ bổ dọc qua vòm họng

1.2. Lịch sử nghiên cứu về ung thư vòm họng.

-          Trong nghiên cứu các xác ướp ở Ai Cập, Elliot Smith đã phát hiện được hai sọ người có tổn thương ở nền sọ như thương tổn của bệnh ung thư vòm họng.

-          Theo Fardel năm 1837 ở châu Âu đã có những bệnh án đầu tiên của bệnh nhân có bệnh cảnh giống ung thư vòm họng.

-          Tại Việt Nam cố giáo sư Trần Hữu Tước đã nghiên cứu trên 612 bệnh nhân ung thư vòm họng tại Bệnh viện Bạch Mai (1955 - 1964).

1.3. Dịch tễ học:

-          Thế giới: ung thư vòm mũi họng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Châu Phi và một số nước Đông nam Á, rất hiếm gặp ở Châu Âu, Châu Mỹ. Đặc biệt là vùng Quảng Đông (Trung Quốc) gặp nhiều với tỷ lệ: 30-45 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Người ta còn gọi ung thư vòm họng là U "Quảng Đông".

-          Việt Nam: vẫn chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác. Nhưng theo thống kê của Bệnh viện K-Hà Nội (1998) thì ung thư vòm họng đứng hàng thứ4, 5 sau ung thư phổi, tử cung buồng trứng, vú, ung thư gan và là bệnh đứng đầu trong cácung thư vùng đầu, cổ với tỷ lệ: 9-10 bệnh nhân/100.000 dân/năm.

-          Giới tính hay gặp ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ: 2-3/1.

-          Tuổi: bệnh thường xuất hiện từ 20 tới 65 tuổi, sau 65 tuổi tỷ lệ bệnh giảm dần.

1.4. Yếu tố liên quan.

-          Yếu tố môi trường: bao gồm điều kiện vi khí hậu, bụi khói, tình trạng ô nhiễm và tập quán ăn uống (ăn cá muối, tương, cà và những chất mốc... do những thứ này chứa nitrosamine chất gây ung thư).

-          Do Virus Epstein Barr (EBV): đây là loại virút ở người thuộc nhóm Herpès là nguyên nhân gây bệnh u lympho Burkitt ở trẻ em. Những năm gần đây người ta hay nói đến sự liên quangiữa UTVH với EBV, do phát hiện được bộ gen của EBV trong tế bào khối u vòm họng và trong huyết thanh người bệnh ung thư vòm họng, hiệu giá kháng thể IgA kháng VCA-EBV rất cao, trong khi đó lại rất thấp hoặc không có ở huyết thanh người bình thường hoặc bị các bệnh ung thư khác.

-          Yếu tố gen di truyền: gần đây có một số tác giả cho rằng những người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh UTVH. Ngành di truyền học đã tìm thấy khoảng 30 gen ung thư nội sinh. Những gen này bình thường ở trạng thái tự động đóng lại và nằm im nhưng nếu có một cơ chế cảm ứng nào đó, gen ung thư sẽ thức dậy và gây nên hiện tượng phát triển vô tổ chức tạo ra ung thư.

-          Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng căn nguyên của ung thư vòm họng không phải là đơn độc mà do nhiều yếu tố cùng tác động gây nên. Vì vậy công tác phòng chống ung thư vòm họng phải làm ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực khác nhau mới mang lại kết quả.

1.5. Mô bệnh học:Theo phân loại của (WHO - 1978):

-          Hay gặp nhất là ung thư biểu mô không biệt hoá (UCNT - Undifferenciated carcinoma nasopharynngeal type) chiếm 75% - 85%.

-          Loại ung thư biểu mô biệt hoá (CS - Carcinoma spinocellulaire) chiếm 10% - 15%.

-          Ung thư liên kết (sarcoma) hiếm gặp khoảng: 5%.

-          Hạch cổ khi sinh thiết làm giải phẫu bệnh lý: đồng nhất với kết quả giải phẫu bệnh lý của vòm họng (nguyên phát).

2. Lâm sàng.

2.1. Giai đoạn đầu: các triệu chứng âm thầm nên rất khó phát hiện. Đau đầu là triệu chứng sớm, thường đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ. Dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng.

2.2. Giai đoạn khu trú.

Triệu chứng cơ năng:

-          Triệu chứng thần kinh: hay gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương và xuất hiện tổn thương các dây thần kinh sọ não trong trường hợp bệnh nhân đến muộn như: có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt cùng với bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.

-          Triệu chứng mũi - xoang: ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Hay gặp nhất là chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do viêm xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.

-          Triệu chứng tai (khối u xuất phát từ thành bên họng mũi, loa vòi): có cảm giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn thuần (do bị tắc vòi Eustache). Có thể gặp viêm tai giữa cùng bên do bội nhiễm.

-          Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: phần lớn bệnh nhân đến khám vì xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Dễ chẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát. Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên, hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn không đau, không có viêm quanh hạch, di động hạn chế dần. Sau cố định dính vào cơ, da.

Triệu chứng thực thể:

-          Soi mũi trước không có gì đặc biệt.

-          Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustache.

-          Sờ vòm bằng tay hay thăm bằng que bông có rớm máu.

2.3. Giai đoạn lan tràn.

Triệu chứng toàn thân: thể trạng đã suy giảm, kém ăn, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm, hay bị sốt do bội nhiễm.

Triệu chứng cơ năng và thực thể: tùy theo hướng lan của khối u sẽ xuất hiện

các triệu chứng khác nhau.

Lan ra phía trước:  

-          Thường gặp khối u ở nóc vòm, cửa mũi sau.

-          U lan vào hốc mũi gây nên ngạt tắc mũi. Lúc đầu ngạt một bên về sau khối u phát triển lấp kín cửa mũi sau gây ngạt tắc hai bên mũi, nói giọng mũi. Chảy mũi mủ có mùi hôi rõ, thường lẫn tia máu, có khi chảy máu cam.

-          Khám mũi: thấy khối u sùi, ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoại tử, dễ chảy máu.

Lan ra hai bên: Khối u ở loa vòi, lan theo vòi Eustache ra tai giữa.

-          Ù tai, nghe kém một bên rõ rệt.

-          Đau trong tai lan ra vùng xương chũm.

-          Chảy mủ tai lẫn máu, có mùi thối, có khi lẫn mảnh tổ chức hoại tử.

-          Soi tai: màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.

Lan xuống dưới:    

-          U lan xuống dưới đẩy phồng màn hầu là ảnh hưởng đến giọng nói (giọng mũi hở), nuốt hay bị sặc.

-          U có thể tới miệng, thường ở sau trụ sau của amiđan.

-          Có thể gặp hội chứng Trotter: điếc, khít hàm, liệt màn hầu.

Lan  lên trên:    

Ung thư lan lên nền sọ gây các hội chứng nội sọ như: tăng áp lực nội sọ và các hội chứng thần kinh khu trú:

-          Hội chứng khe bướm: liệt các dây thần kinh III, VI và nhánh mắt của dây V gây liệt các cơ vận nhãn, đau nhức vùng trán và ổ mắt.

-          Hội chứng mỏm đá: liệt các dây thần kinh V, VI gây lác trong, khít hàm, tê bì nửa mặt.

-          Hội chứng đá - bướm hay hội chứng Zacod: liệt các dây thần kinh II, III, IV,V, VI gây mù mắt, liệt toàn bộ nhãn cầu, liệt cơ nhai, gây tê bì nửa mặt.

-          Hội chứng lỗ rách sau hay hội chứng Vernet: liệt các dây thần kinh IX, X, XI gây liệt họng, liệt màn hầu, có dấu hiệu vén màn hầu, giọng nói đôi, liệt cơ ức đòn chũm, cơ thang.

-          Hội chứng lồi cầu - lỗ rách sau hay hội chứng Collet - Sicard: liệt các dây thần kinh IX, X, XI, XII và liệt lưỡi.

-          Hội chứng Garcin: toàn bộ 12 đôi dây thần kinh sọ não một bên bị liệt.

3. Chẩn đoán.

 Trước một bệnh nhân có những triệu chứng trên, phải nghi ngờ và được khám tỉ mỉ vòm họng đó là: soi vòm gián tiếp qua gương hoặc soi vòm bằng ống soi (cứng, mềm). Qua soi vòm có thể thấy một tổ chức sùi mủn nát, loét hoặc thâm nhiễm dễ chảy máu.

3.1. Sinh thiết khối u, chẩn đoán giải phẫu bệnh lý: là yếu tố chẩn đoán xác định.

3.2. Chẩn đoán tế bào học: có ý nghĩa định hướng (tế bào tại vòm họng hoặc tại hạch cổ).

3.3. Chẩn đoán huyết thanh: phương pháp này dựa vào mối liên quan của EBV với UTVH, có thể tiến hành trên hàng loạt người để phát hiện sớm ngay khi triệu chứng lâm sàng chưa rõ. Nhưng cũng không có giá trị chẩn đoán xác định mà vẫn phải dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý.

3.4. Chẩn đoán X- quang.

-          Tư thế Hirtz.

-          C.T.Scan vùng vòm họng, nền sọ: đánh giá sự lan tràn và phá hủy của khối u lên nền sọ.

3.5. Chẩn đoán phóng xạ: có thể chẩn đoán sớm được kích thước khối u, chẩn đoán được tình trạng di căn xa của bệnh.

3.6. Chẩn đoán giai đoạn:

            Tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC - Union internationale contre le cancer) - 1987 xếp loại giai đoạn UTVH.

Phân loại T.N.M

-          T (Tumor): khối u nguyên phát.

            Tx: không rõ khối u.

            Tis: (insitu) khối u nhỏ khu trú dưới niêm mạc.

            To: không có u (soi vòm chưa thấy khối u)

            T1: khối u khu trú ở 1 vị trí giải phẫu.

            T2: khối u đã lan ra 2 vị trí khác.

            T3: khối u lan vào hốc mũi, xuống dưới màn hầu.

T4: khối u đã phá huỷ xương nền sọ hoặc gây tổn tương các dây thần kinh sọ não.

-          N (Node): hạch cổ.

          No: không sờ thấy hạch cổ.

          N1: một hạch cổ, cùng bên, di động, KT< 3 cm.

          N2: hạch cổ phân làm 3 mức.

                      N2a: một hạch cổ, cùng bên, di động, KT: 3 - 6 cm

                      N2b: nhiều hạch cổ, cùng bên, di động, KT< 6 cm

                      N2c: hạch cổ 2 bên hoặc đối bên, di động, KT< 6 cm

          N3: hạch cổ đã cố định (kể cả hạch cổ 1 bên) hoặc KT> 6 cm.

-          M (Metastasis): di căn xa.

Mo: chưa xuất hiện di căn xa.

M1: đã xuất hiện di căn xa (căn cứ vào X-quang và siêu âm để chẩn đoán).

Phân loại giai đoạn lâm sàng.

Giai đoạn I: T1NoMo

Giai đoạn II: T2NoMo

Giai đoạn III: T3NoMo, T1-3N1Mo

Giai đoạn IV: T4No-1Mo, N2-3Mo và các T

                        M1 (các T và các N).

3.7. Chẩn đoán phân biệt.

-          U xơ vòm mũi họng.

-          Polype mũi sau.

-          Tồn dư tổ chức V.A.

4. Diễn biến và tiên lượng.

4.1. Giai đoạn đầu.

Khu trú, tiến triển chậm, ít ảnh hưởng tới toàn thân, thường kéo dài 1- 2 năm nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng phác đồ có thể khỏi bệnh.

4.2. Giai đoạn lan tràn.

Ảnh hưởng tới toàn thân rõ, tiến triển nhanh thường tử vong do khối u lan lên nền sọ, do di căn tới các phủ tạng như phổi, gan, xương.

5. Điều trị. 

Do khối u nằm trong hốc sâu, gần nền sọ, nên điều trị khó khăn, kết quả bị hạn chế, tiên lượng xấu.

5.1. Xạ trị.

-          CO 6olà biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm, nhất là đối với thể ung thư biểu mô không biệt hoá.

            U nguyên phát được tia vào vùng cổ bên, với liều 65 - 70 Gy trong vòng từ 6 đến 7 tuần.

            Các hạch cổ  hoặc dưới hàm được tia với liều 50Gy trong thời gian 6 đến 7 tuần.

-          Cắm kim vào u và hạch trong trường hợp xạ ngoài đã đủ liều nhưng khối u chưa hết.

5.2. Phẫu thuật: phẫu thuật nạo vét hạch cổ trước hoặc sau xạ trị.

5.3. Hoá trị liệu:chỉ áp dụng với thể ung thư biểu mô không biệt hoá hoặc hạch cổ đã lan rộng và có di căn xa.

5.4. Miễn dịch trị liệu: tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ trong xạ trị.

6. Phòng bệnh ung thư vòm mũi họng.

Hiện nay người ta cho rằng: 70 % nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai, còn 30% do yếu tố nội tại và do yếu tố di truyền cho nên: phải có chế độ ăn hợp lý: giảm mỡ động vật, ít ăn thịt thay bằng rau hoa quả có nhiều Vitamin C, E. Chuyên mục

Tôi muốn hỏi về ung thư vòm (K vòm)? Mẹ tôi bị K vòm, đi khám và phát hiện sau khi nổi hạch ở hai bên hàm. Tuy nhiên, bác sỹ nói hiện tượng bệnh của mẹ tôi khá lạ, mặc dù khối u (rất nhỏ) chặn ở cuống mũi nhưng mẹ tôi ko bị ngạt mũi, sổ mũi hoặc chảy máu cam. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, giờ mẹ tôi đã bắt đầu điều trị. Do khối u chưa bị di căn xa, nên trước mắt là hoá trị 3 đợt rồi sẽ xạ trị. Vấn đề là triệu chứng của mẹ tôi không rõ ràng, cơ thể và sức khoẻ bình thường, chỉ mệt do chạy hoá chất, nên gia đình chúng tôi rất hoang mang, vì bác sỹ có nói “Thà rằng nó gây đau hoặc gây ra các triệu chứng thông thường thì còn biết cách mà chữa”. Vậy cho tôi hỏi có ai giống trường hợp bệnh của mẹ tôi không? Bệnh sẽ phát triển hoặc giảm đi như thế nào? Cách điều trị và chế độ dinh dưỡng như thế nào là hiệu quả nhất? Liệu gia đình tôi có nên đưa mẹ sang Singapore để kiểm tra và điều trị không? Rất mong nhận được sự hướng dẫn từ kinh nghiệm của mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn! cách đây 4 năm Báo cáo vi phạm lucky_ca... Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn K Vòm hầu di căn hạch đúng là ung thư . K là chử các bác sĩ thường viết tắt để chỉ cancer ( tiếng Anh ) là ung thư. Ung thư vòm hầu thường xảy ra ở nguời Á đông hơn là nguời Âu Mỷ.

Cách trị liệu ung thư vòm hầu thì tuỳ nặng nhẹ , tức là tuỳ thuộc giai đoạn phát hiệm sớm hay muộn, có di căn đến các cơ quan khác ngoài vòm hầu hay không , kích thích của khối u to hay nhỏ, tuỳ tuổi và sức khỏe của người bệnh.

Theo cách phân chia ỏ Hoa Kỳ thì ung thư vòm hầu có 4 giai đoạn. Di căn đến hạch mang tai, 1 bên thì là ở giai đoạn 2 B, nếu bị 2 bên thì là giai đoạn 3

Trị liệu ung thư vòm hầu chủ yếu là dùng xạ trị tức là dùng phóng xạ đến khối u và các hạch di căn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu ung thu nặng hơn thì phối hợp xạ trị và hoá trị ( hoá trị là dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư ). . Thêm cách trị liệu mới là dùng thuốc làm tăng miển nhiễm của người bệnh để giúp chống lại ung thư. Phẩu thuật rất ít khi dùng để trị ung thư vòm hầu, nếu có làm thì chủ yếu là để lấy các hạch bị di căn ra.

Trị liêu bao lâu,có khỏi hay không thì tùy ung thư nặng nhẹ ở giai đoạn nào v.v...Nói chung, nếu chỉ bị ở vòm hầu hay 1 vài hạch kế cận thì kết quả tốt . Nếu bị di căn đến nhiều hạch khác nhau và các cơ quan khác như dây thần kinh, xương v..v thì kết quả xấu hơn. Phải chờ kết qủa sinh thiết mới biết được.

Hy vọng mẹ của bạn không bị di căn xa , kết quả trị liệu sẽ tốt.

Cầu xin cho mẹ của bạn được mọi may mắn. cách đây 4 năm Báo cáo vi phạm 100% 3 phiếu bầu Không phải câu trả lời chính xác? Hãy thử Yahoo! Tìm kiếm Tìm trên Yahoo! Trả lời khác (2) kelly Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh là viêm họng mạn tính kéo dài, nghiện thuốc lá, uống rượu nhiều.

Ở giai đoạn sớm có tới 80% bệnh nhân ung thư vòm họng bị nhức đầu lan tỏa, âm ỉ và thường ở một bên đầu. Ù tai chiếm 70% ca bệnh, đa số ù một bên tai, lúc nào cũng như có tiếng ve kêu, ngạt một bên mũi lúc nặng, lúc nhẹ, có khi chảy máu mũi. Ở giai đoạn muộn, người bệnh nhức đầu liên tục, có lúc đau dữ dội. Ù tai tăng dần dẫn tới nghe kém hoặc điếc. Mũi ngạt nặng liên tục và thường có chảy máu mũi.

Tổ chức ung thư vòm họng khi xâm lấn tới nền sọ (giai đoạn muộn) có thể gây tổn thương các dây thần kinh sọ não. Thường 80% số bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư vòm họng đã có hạch cổ. Hạch thường nằm ở cùng bên với khối u. Trong số đó có trên 60% bệnh nhân nổi hạch cổ ngay từ đầu và chính vì sự nổi hạch bất thường này mà người bệnh đi khám.

Khi bị ung thư vòm họng, các xét nghiệm cần làm là chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học. Chẩn đoán tế bào học là lấy tế bào bong ở khối u bằng tăm bông, hoặc chọc kim nhỏ vào hạch lấy ít tế bào, cố định trên lam kính, nhuộm rồi soi trên kính hiển vi quang học có độ phóng đại 100 đến 1.000 lần. Chẩn đoán mô bệnh học là lấy một mảnh nhỏ ở tổ chức u hoặc nghi ngờ khối u, hoặc lấy ở hạch cổ bằng kim bấm chuyên dụng. Mảng sinh thiết được cố định bằng dung dịch chuyên dụng, sau đó vùi trong paraphin rồi cắt mỏng 3-4 phần nghìn milimét, nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học.

Ngoài ra, có thể làm các xét nghiệm khác như: chụp X-quang hộp sọ, chụp cắt lớp vi tính, chụp X-quang phổi, siêu âm gan, xét nghiệm miễn dịch về virus EBV.

Ung thư vòm họng được điều trị chủ yếu bằng tia xạ. Các trường hợp muộn có kết hợp hóa trị. Để điều trị di căn tới hạch, xương, phổi, gan..., tùy trường hợp, có thể dùng phương pháp cắt bỏ kết hợp với tia xạ hoặc hóa chất. cách đây 4 năm Báo cáo vi phạm 0% 0 phiếu bầu phutho I.ĐẠI CƯƠNG

Trong các loại ung thư đường hô hấp trên,K vòm là loại đáng nghi ngại nhất, vì các đặc điểm:

Chẩn đoán muộn: 80% ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 vì các U nằm sâu khó quan sát trực tiếp. Khi phát hiện được bệnh đã tiến triển được và ba tháng, u đã lớn, xâm lấn rộng, tiên lượng xấu.

Triệu chứng mượn: bệnh biểu hiện ra ngoài bằng các dấu mượn của các cơ quan lân cận, vì thế dễ làm sai lạc hường chẩn đoán ngay từ đầu.

Tiến triển âm thâm, kín đáo: nhiều khi u đã xâm lấn vào nền sọ mà bệnh tích ở vòm vẫn chưa phát hiện được dù đã được thăm khám bàng ống nội soi mềm phóng đại.

Vòm mũi họng là phần cao sau của mũi họng. Ung thư vòm còn gọi là NPC (Nasopharyngeal Carcinoma) vì đại số K vòm là ung thư biểu mô và đại bộ phận là không biệt hóa. Sự phân bố của bệnh rất khác biệt ở những vùng khác nhau trên thế giới.

Về nguyên nhân sinh bệnh, K vòm có dặc trưng là liên quan chặt chẽ với sự nhiễm Epstein Barr Virus. Và nhiều tác giả cho rằng K vòm là một loại K biểu mô duy nhất có liên quan đến virus.

II.DỊCH TỂ:

Ở Việt Nam, K vòm đứng hàng đầu trong các ung thư Tai Mũi Họng và Đầu Mặt Cổ, đứng hàng thứ 7 trong các K toàn thân (7,1%). Theo UICC, K vòm chiếm 1% dân số thế giới.

1. Sự phân bố theo địa dư ở Việt Nam:

Bệnh giảm dần từ đồng bằng Bắc Bộ dọc theo miền biển vào miền Trung.

2. Sự phân bố theo tuổi:

Gặp từ 3 - 84 tuổi, trong đó 40 - 60 tuổi chiếm >50%.

3. Sự phân bố theo giới: Nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 3/1.

4. Sự phân bố theo nghề nghiệp: Người mắc bệnh đa số là làm ruộng, nông thôn (53%), cán bộ 36%, thành thị 8%.

III. GIẢI PHẨU VÒM MŨI HỌNG

Vòm mũi họng cấu tạo khá phức tạp là một khoang rỗng hình hộp chữ nhật nằm ngay dưới đáy sọ,phần trên họng, gồm có 5 thành:

Thành trên và thành sau liên tiếp với nhau còn được gọi là nóc vòm.

Thành trước liên quan với cửa mũi sau.Ung thư ở đây được xếp vaò ung thư mũi.

Thành dưới ngang qua mặt sau màn hầu.

Hai thành bên:Là thành mềm, tiếp giáp với các mạch máu thần kinh lớn bên cổ. Phía sau, có chỗ hõm vàola hố Rosenmuller, ra trước là củ vòi và miệng vòi Eustachi thông lên tai.Thường là nơi khởi phát của K vòm

Thành dưới là mặt phẳng ảo,nằm ngang qua mặt lưng màn hầu

IV.NGUYÊN NHÂN :

1.Yếu tố di truyền: Từ chổ nhận xét ung thư vòm có mức độ tần suất khác biệt giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới người ta cho ràng nguyên nhân của K vòm có liên quan đến yếu tố di truyền dựa trên hệ kháng nguyên HLA.

2. Virus hướng lymphô Epstein Barr: là loại virus người, thuộc nhóm Herpes, là nguyên nhân gây u lympho Burkitt ở châu phi. Gần đây người ta nhận thấy EBV có mặt thường xuyên (100%) ở bệnh tích K vòm.

Các kháng nguyên của EBV:

+ VCA (Viral Cásid Antigen)

+ EBNA (Epstein Barr Nuclear Antigen)

+ EA (Early antigen)

Các kháng thể của EBV hiện diện trong cơ thể bệnh nhân là IgG và IgA

Theo công trình nghiên cứu gần đây của Zeng , một tác giả miền nam Trung quốc , để phát hiện U vòm , hiệu quả nhất là khảo sát hai tỉ giá IgA /VCA (nhạy cảm hơn), và IgA/ EA (đặc hiệu hơn). Do đó nên nhiều tác giả cho rằng cho đến hiện nay K vòm là loại K duy nhất có nguồn gốc virus.

3. Yếu tố thuận lợi:

- Môi trường: Tiếp xúc với hơi các hóa chất độc, thuốc trừ sâu, phóng xạ...

- Điều kiện sống thấp.

- Tập quán: Thói quen hút thuốc lá, uống rượu. Thói quen ăn các thức ăn làm dưa, làm mắm; chiên nướng, thức ăn có thầu dầu, thức ăn ẩm mốc.Thắp nhiều hương khói.Người ta nhận thấynồng độ Nitrosaminecủa những người K vòm cao hơn ở người bình thường

- Nitrit + amine ® Nitrosamin

Nitrit có nhiều trong các loảicu cải, cải bẹ, cải bắp khi muối dưa nhờ sự lên mensẽ chuyển nitrat thành nitrit.

- Amine thì có nhiều trong các loại mắm

Nhưng cho đến nayngười ta vẫn chưa khẳng định được có phải chính các yếu tố này gây nên rối loạn sự phát triển tế bào hay là chỉ kích hoạt EBV

V. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ :

1. Đại thể

- Hình thái:

Thể sùi 82%.

Thâm nhiễm 10%.

Loét 2%.

Thể phối hợp 6%.

Các thể này thường ở thành bên hoặc ở thành trên sau hoặc thành dưói của vòm mũi họng. Nếu thể sùi và thể thâm nhiễm đã lan rộng thì thường trở nên loét và hoại tử

- Vị trí:

Thành bên 50%.

Thành trên sau 40%.

Thành dưới 10%.

Riêng ung thư ở thành trước của vòm được xếp vào K hốc mũi.

2.Vi thể:

Theo quan niệm hiện nay, người ta chia K vòm thành 2 loại lớn như sau:

Loại 1: K biểu mô tế bào gai biệt hóa còn gọi là CS (Carcinome spinocellulaire).

Loại 2: K biểu mô không biệt hóa (chiếm đa số) và ít biệt hóa còn được gọi chung là UCNT (Undifferentiated Carcinome of Nasopharyngeal Type), ở đây còn hiện diện tế bào trụ hơn là tế bào lát. Thể nầy còn gọi là u lympho biểu mô (lympho-epithelioma), rất hiếm gặp.

Trong K vòm, K biểu mô (Carcinome) chiếm tới 90-95%, cho nên người ta thường gọi K vòm là K biểu mô của vòm mũi họng (NPC: naso-pharyngeal carcinoma ). Trong lúc đó K liên kết (Sarcome) chỉ chiếm có 5-10% và nay lại được xếp vào loại bệnh hệ thống (u lympho ác tính).

VI. TRIỆU CHỨNG :

Rất thay đổi tùy theo từng người. Tùy vị trí u, hướng xâm lấn, và mức độ xâm lấncủa u mà biểu hiện lâm sàng khác nhau dưới dạng triệu chứng của các cơ quan lân cận mà u lan tới .

1. Các dấu hiệu về tai: (U xâm lấn sang bên, vào tai) .Thường là những u nàm ở thành bên vòm, ở hố Rosenmuller và là loại thâm nhiễm dưới niêm mạc, dạng Carcinome không biệt hóa (UCNT )

- Ù tai. Nghe kém ở 1 bên, tăng dần, và thường là tiếng trầm.

- Đau nhói lên tai

2. Các dấu hiệu về mũi: (U xâm lấn ra trước mũi).

- Chảy máu mũi tái diễn ra mũi trước hoặc khịt khạc ra miệng.

- Tắc mũi từ từ và tăng dần, một hoặc cả hai bên, thường ở giai đoạn muộn, u đã lan rộng khắp vòm.

3. Triệu chứng ở mắt : Lé mắt. Lồi mắt

4. Triệu chứng hach: Là một dấu hiệu thường gặp, xuất hiện rất sớm có khi chưa thấy u ở vòm. Đầu tiên, xuất hiện hạch ở dãy cảnh trên (hạch Kuttner) cùng bên với khối u hoặc hạch dưới bụng sau cơ nhị thân. Về sau, khi muộn mới lan sang bên đối diện hay nhiều dãy cùng một bên. Khi hạch đã xuống 1/3 dưới máng cảnh hay ở dãy cổ ngang thì thường đã có di căn xa.

5. Triệu chứng thần kinh: (xâm lấn nền sọ ).

- Đau đầu:Đây là đấu hiệu hay gặp nhất, đau đầu ở một bên, âm ỉ suốt ngày.

- Liệt các dây thần kinh sọ: có khi khá sớm và chỉ liệt một bên.

+ Liệt dây V thường bị đầu tiên, gây đau vùng mặt

+ Liệt dây VI thường bị thứ hai, gây nhìn đôi

Về sau u xâm lấn vào các lỗ ra của các dây thần kinh ở nền sọ, gây nên các hội chứng thần kinh

- Hội chứng khe bướm :Liệt các cơ vận nhãn. Liệt dây III, IV, VI, và V1

- Hội chứng lỗ rách sau (hội chứngVernet). Liệt dây IX, X, XI .

- Hội chứng lồi cầu - lỗ rách sau (Collet et Sicard)Liệt dây IX, X, XI, XII

- Hội chứng Vilaret: Liệt dây IX, X, XI, XII và hạch giao cảm cổ trên ( hẹp khe mắt, hẹp đồng tử, lõm nhãn cầu, da nóng đỏ, ra mồ hôi).

- Hội chứng lồi cầu trước: liệt dây XII.

- Liệt cả 12 dây thần kinh sọ một bên (Garcin).

- Liệt cả 12 dây thần kinh sọ và giao cảm

6. Triệu chứng toàn thân: Giai đoạn đầu, tổng trạng chung gần như bình thường, chỉ có hơi mất ngủ vì nhức đầu. Về sau, khi u đã lan rộng, xâm lấn các cơ quan lân cận toàn trạng suy sụp, da vàng rơm, nhức đầu nhiều, bội nhiễm ở xoang, tai, phổi...

7. Khám thực thể: K vòm thường biểu hiện sớm bằng các triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận, cho nên phải khám kỹ các cơ quan đó ( tai, mắt, mũi..)

7.1 Soi mũi trước: Để đánh giá sự lan tràn của u vào hốc mũi.Đặt thuốc co mạch niêm mạc mũi rồi quan sát hốc mũi, cửa mũi sau. Có thể dùng que bông quẹt nhẹ vào vòm thường có máu dính bông. Để dẽ quan sát, cần vén màn hầu ra trước, xác định vị trí của u và hình thái đại thể. Soi mũi sau bằng gương: Đánh giá khối u về kích thước, vị trí, màu sắc, hình thái đại thể, sự lan tràn. Đánh giá sự biến dạng của các thành của vòm.

7.2 Khám tai: Khám màng nhĩ, đo thính lực, đo nhĩ lượng.

7.3 Khám mắt: Đo thị lực. Khám vận nhãn. Soi đáy mắt.

7.4 Khám hạch: Các hạch vùng cổ nằm ở hố trên xương đòn trở lên gọi là hạch di căn vùng (Node).Cần đánh giá sự di động để xếp loại TNM. Các hạch ở hố dưới đòn trở xuống (nách, bẹn) gọi là hạch di căn xa (Metastasis).Cần phát hiện để đánh giá tiên lượng.

7.5 Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não một cách có hệ thống

7.6 Soi họng miệng: đôi khi thấy u lan xuống họng miệng.

7.7 Sờ vòm: Để đánh giá mật độ khối u và tính chất dễ chảy máu của nó

7.8 Nội soi vòm: bằng ống soi quang học luồn qua mũi tới vòm.

VII.Cận lâm sàng:

1.Về X quang:

Phim Blondeau: đánh giá sự xâm lấn vào các xoang.

Phim Hirtz: đánh giá sự lan tràn của K vào các cơ quan lân cận như: xoang sàng, hốc mắt, hố chân bướm hàm.

Phim sọ nghiêng để đánh giá sự lan tràn của khối u vào nền sọ, cột sống cổ và các xoang. Có 2 cách chụp: chụp thông thường hoặc chụp có bơm thuốc cản quang.

2.CT scan: Là phương pháp chính xác nhất để đánh giá sự xâm lấn của khối u, qua đó xác định trường chiếu xạ hợp lý .

3.Các xét nghiệm máu:

Các xét nghiệm thông thường để đánh giá tổng quát.

Csc xét nghiệm huyết thanh và miễn dịch học để xác định hàm lượng kháng thể kháng EBV, xác định type HLA. Thường thì thể UCNT có hàm lượng IgG cao hơn thể CS.

Tỉ giá IgA/VCA dương tính ở 1/10 - 1/40 dùng để phát hiện trong điều tra hàng loạt.

Tỉ giá IgA/EA dùng để chẩn đoán sàng lọc.

4.Sinh thiết:

Nếu sinh thiết lần đầu (-), cần phải làm sinh thiết lại để xác định.

Thường 90-95% K vòm là carcinoma, trong đó đa số là UCNT, còn lại là CS, hiếm gặp là sarcome.

VIII. CHẨN ĐOÁN:

Cần phải xác định một chẩn đoán đầy đủ bao gồm các chi tiết:

- Vị trí khối u ở vòm - Hình thái đại thể

- Giải phâủ bệnh - Hướng xâm lấn

- Xếp loại TNM - Xếp giai đoạn

Thí dụ: U phát triển ở thành bên phải của vòm, dạng thâm nhiễm, thuộc loại carcinoma không biệt hóa (UCNT), hướng xâm lấn lên tai phải, xếp loại T1N1M0 giai đoạn II.

Với chẩn đoán như vậy mới giúp việc điều trị tốt, tiên lượng được diễn tiến và đề ra cách theo dõi định kỳ hợp lý cho người bệnh.

IX. PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ (Theo UICC)

1. Bệnh nhân được xạ trị bằng Cobalt với liều lượng:

65 - 70 grays chia làm 2 trường chiếu vàp U nguyên phát và hạch cổ cao, trão liều trong vòngg 6 -7 tuần.

50 grays vào vùng nhóm hạch cổ giữa và dưới (nếu các nhóm hạch này chưa sờ thấy).

2. Với thể ung thư không biệt hóa (UNCT) hóa trị liệu phối hợp rất kết qủa, nhất là khi có hạch lan rộng (80% tốt) hay đã di căn (50% tốt). Các hóa chất thường dùng 5FU, Cisplatine, Epiadramine, Bléomycine.

3. Phẩu thuật

Phẩu thuật bóc vỏ U nguyên phát ít có kết quả vì không thể lấy U triệt để, tỉ lệ tái phát cao.

Chỉ áp dụng phẩu thuật lấy bỏ hạch cổcao, nếu 6 tuần sau khi chiếu tia đủ lièu mà hạch vẫn chưa tan (còn sờ thấy được).

4.Điều trị bằng miễn dịch:

Hiện nay chỉ mới áp dụng miễn dịch không đặc hiệu, còn miễn dịch đặc hiẹu chống EBV đang còn nghiên cứu.

X.TIÊN LƯỢNG :

Phụ thuộc vào:

1.Giải phẩu bệnh : UCNT tiên lượng khả quan nhất. CS xấu vừa. Sarcome xấu nhiều.

2.Giai đoạn bệnh:

K vòm để càng muộn tiên lượng càng xấu.

Tiên lượng của K vòm là khả quan vì phần lớn là UCNT rất nhạy cảm với tia xạ và hóa chất, do đó tỉ lệ sống trên 5 năm cao hơn nhiều loại K khác.

Nói chung tỉ lệ sống trên 5 năm ở nước ngoài là 15 - 40%, nhưng ở Việt Nam là 5%.

XI. PHÒNG BỆNH :

Xét đén tỷ lệ mắc bệnh K vòm ở nước ta là rất cao và xét đến sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sống sót >5 năm giữa nước ta và các nước khác trên thế giới, chúng ta không khỏi suy nghĩ về vấn đề phòng bệnh , bao gồm:

- Qua phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến kiến thức về K vòm cho mọi người hiểu, tuyên truyền vận dộng nhân dân đi khám bệnh sớm khi có các triệu chưng nghi ngờ ở vùng tai mũi họng và đầu mặt cổ, đồng thời bỏ các thói quen xấu trong phong tục tập quán.

- Tổ chức tốt và nâng cao chất lượng của tuyến y tế cơ sở nhằm phát hiện sớm K vòm để góp phần trong điều trị.

- Ở tuyến Y tế chuyên sâu, cần xác định chẩn đoán nhanh chóng, điều trị sớm và đúng kỷ thuật, kết hợp với việc theo dõi định kỳ cho người bệnh để tránh tái phát, tránh các biến chứng hiểm nghèo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #plane11