Bệnh xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ

BỆNH XUẤT HUYẾT TRUYỀN NHIỄM CỦA THỎ.

Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh ta, từ đầu năm đến nay, đã có hàng trăm con thỏ chết vì bệnh này, nhiều đàn thỏ đã bị xóa sổ hoàn toàn. Chính vì lẽ đó, để giúp người chăn nuôi có thêm thông tin và cách phòng trừ bệnh này, chúng tôi xin giới thiệu "Bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ và cách phòng trừ".

Thỏ là một loài động vật có sức đề kháng yếu, chúng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố "Stress" và mắc bệnh với tỷ lệ chết rất cao, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Bệnh xuất huyết truyền nhiễm, hay còn gọi là "bại huyết" xảy ra rất nhanh, lây lan rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh ta, từ đầu năm đến nay, đã có hàng trăm con thỏ chết vì bệnh này, nhiều đàn thỏ đã bị xóa sổ hoàn toàn. Chính vì lẽ đó, để giúp người chăn nuôi có thêm thông tin và cách phòng trừ bệnh này, chúng tôi xin giới thiệu "Bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ và cách phòng trừ":

Về nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm của bệnh:

Do một loài vi rút có tên khoa học là Oryctolagus cuniculus gây ra với đặc điểm gây xuất huyết toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, thỏ bị bệnh có tỷ lệ chất cao. (50- 100%).

Đường lây lan và cơ chế gây chế gây bệnh:

+ Đường lây lan bệnh:

Bệnh có tính chất lây truyền nhanh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa thỏ khỏe với thỏ bệnh, các chất bài tiết, chất thải như phân, nước tiểu, thức ăn và các vật dụng nuôi nhốt, quần áo... Ngoài ra, vi rút còn có thể lây truyền qua không khí. Thỏ bệnh trở thành vật mang trùng và có thể đào thải vi rút ra ngoài môi trường trong vòng 4 tuần sau khi khỏi bệnh.

+ Cơ chế sinh bệnh:

Đầu tiên, vi rút xâm nhập và gây tổn thương ở gan, ruột non và các mô lympho. Tiếp theo, từ các cơ quan trên, vi rút xuyên qua thành mạch xâm nhập vào máu. Tại đây chúng làm hình thành nên các cục huyết khối gây bại huyết, xuất huyết và thỏ chết hàng loạt.

Các biểu hiện triệu chứng và bệnh tích:

+ Triệu chứng:

- Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 24 đến 48h. Thỏ non thường cảm nhiễm với bệnh mạnh nhất với đặc điểm là nhiều thỏ con trong đàn chết đột ngột hàng loạt trong vòng 6- 24h mà không thấy triệu chứng (thể quá cấp tính).

- Đối với trường hợp cấp tính, lúc đầu thỏ có biểu hiện sốt cao (40,50C), nhưng thông thường chúng ta khó quan sát thấy thỏ sốt mà chỉ khi con vật có các triệu chứng thì chúng ta mới nhận ra.

- Thỏ bệnh biểu hiện mệt mỏi, ủ rủ, bỏ ăn, ít vận động. Một vài giờ trước khi chết, thỏ bệnh thường có các triệu chứng thần kinh như: chạy nhảy lồng lộn, co giật, kêu rên khác thường. Đến giai đoạn cuối thỏ thường bị liệt chân, hai chân sau đạp đạp như kiểu "chèo thuyền". Độc tố của vi rút tác động lên não làm cho đầu, cổ của thỏ bệnh bị cong vẹo sang một bên hoặc ngửa ra phía sau. Con vật thường chảy nước bọt, nước rải. Tỉ lệ chết của bệnh thường từ 50- 100%.

- Trường hợp bệnh kéo dài 3- 4 ngày, chúng ta có thể quan sát thấy con vật bị ỉa chảy.

+ Bệnh tích:

Khi thỏ chết, chúng ta mổ khám và quan sát thấy các bệnh tích như sau:

- Tổ chức dưới da bị xuất huyết điểm.

- Gan, thận của thỏ bệnh sưng to, xung huyết, xuất huyết.

- Các cơ quan nội tạng khác như ruột non, dạ dày xung huyết, xuất huyết.

- Khí quản, phổi xung huyết và chứa nhiều dịch nhầy.

Các biện pháp phòng và điều trị bệnh:

+ Điều trị: Đối với bệnh này về nguyên lý là không điều trị được. Tuy nhiên, để tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát cho thỏ, chúng ta dùng các thuốc trợ sức trợ lực như: Vitamin C, B.comlex, các kháng sinh như: Enrofloxacin, Gentamycin... tiêm cho con vật.

+ Phòng bệnh:

* Khi có dịch xảy ra:

- Khi phát hiện trong đàn có thỏ ốm chết, trước hết phải nhanh chóng cách ly thỏ ốm và thỏ khỏe. Sau đó tiến hành quét dọn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

- Phun tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lối ra vào bằng các loại thuốc sát trùng như: Biocide, Pacoma, nước vôi 20%... 2- 3lần/tuần và dùng vôi bột rắc vào các lối đi lại, khu vực dưới nền chuồng.

* Khi chưa có dịch xảy ra:

- Thường xuyên cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Thức ăn, nước uống phải luôn luôn tươi mới, tránh nhũn nát, nấm mốc nhằm tăng sức đề kháng cho con vật. Máng ăn, máng uống phải được lau chùi, quét dọn hàng ngày.

- Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, máng ăn máng uống định kỳ 1lần/tuần.

- Tiêm phòng định kỳ cho thỏ 2 lần/năm. Đối với những đàn thỏ chưa tiêm lần nào thì tiến hành tiêm lần 1 hai mũi. Mũi 2 cách mũi 1 thời gian 14 ngày để nâng cao khả năng miễn dịch. Các lần tiêm tiếp theo cách nhau 6 tháng./.

Tác giả: BSTY: Lê Sĩ Thành- Trung tâm Khuyến nông

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hanlong