BỆNH VIUS HẠI CÂY TRỒNG

I. BỆNH LÚA LÙN XOẮN LÁ LÚA

-Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa là loại bệnh nguy hiểm, đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất lúa ở Nam bộ trong năm 2006 và cho đến nay vẫn là bệnh trên lúa đáng lo ngại nhất ở vùng này.

- Trong năm 2009, bệnh đã bộc phát lần đầu tiên ở phía Bắc và gây hại nghiêm trọng trên lúa hè thu và lúa mùa tại tỉnh Nghệ An.

a. Triệu chứng

Bệnh vàng lùn

-Màu sắc của cây lúa bệnh: Lá

lúa từ xanh nhạt→ Vàng nhạt → Vàng cam→ Vàng khô;

-Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị

vàng trước, lần lượt đến các lá

bên trên;

-Vết vàng trên lá: từ chóp lá

vàng lần  vào bẹ;

Đặc điểm của lá lúa bệnh: lá có khuynh

hướng xòe ngang;

-Bệnh làm giảm chiều cao và số dảnh trong

bụi lúa ;

-Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều

cao cây không đồng đều.

Bệnh lùn xoắn lá lúa

Ø       Cây bị lùn, màu lá xanh đậm

Ø       Mép lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có u bướu

Ø       Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại

Ø       Lúa không trổ được, bị nghẹn đòng, hạt lép

b.Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vàng lùn lúa

Ø        Do virus RTBV (Rice tungro bacciliform virus) và RTSV (RiceTungro spherical virus) gây ra.

Bệnh lùn xoắn lá lúa

Ø        Do virus RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra.

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa là 2 bệnh do 2 loại vi rút khác nhau gây ra, nhưng đều được truyền qua rầy nâu khi trích hút cây lúa và thường xuất hiện cùng lúc, có trường hợp trên một khóm lúa đồng thời xuất hiện cả 2 bệnh.

c.Điều kiện và quá trình phát sinh phát triển của bệnh

Bệnh vàng lùn lúa

v      Bệnh lây lan nhờ môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens) và rầy điện quang (Recillia dorsalis) trong đó rầy xanh đuôi đen hai chấm nhỏ truyền bệnh là chủ yếu trên đồng ruộng. 

v      Cây lúa bị bệnh mang vi rút cho đến khi gặt, lúa chét cũng có thể nhiễm bệnh.

v      Thời gian chích hút tối thiểu của rầy trên cây bệnh trong 5 phút đã trở thành rầy nhiễm virus và có khả năng truyền bệnh cho cây khác.

v      Thời gian tiềm dục của virus trong cơ thể rầy rất ngắn (24 giờ) và sau đó rầy nhiễm virus có thể truyền bệnh liên tục trong 1-5 ngày.

v      Rầy truyền bệnh theo kiểu bán bền vững.

v      Cỏ dại nhiễm virus cũng có vai trò quan trọng duy trì nguồn bệnh virus trên đồng ruộng

v      Tính cảm nhiễm của cây phụ thuộc tuổi cây và giống lúa

Bệnh lùn xoắn lá lúa

ü       Bệnh truyền bằng rầy nâu Nilaparvata lugens theo kiểu bền vững, không truyền qua trứng rầy.

ü       Thời kỳ tiềm sinh virus trong rầy nâu khoảng 7 ngày.

ü       Bệnh phát sinh phát triển mạnh vào tháng 8 đến tháng 11 ở giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng và trỗ bông.

ü       Bệnh phát triển phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ tương đối cao, có mưa và số lượng rầy nâu trên ruộng.

d.Biện pháp phòng chống

Sử dụng giống lúa kháng rầy và kháng bệnh có năng suất cao phù hợp với các vùng.

Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại là những ký chủ truyền nhiễm bệnh virus.

Phòng trừ rầy xanh đuôi đen hai chấm nhỏ, hai chấm lớn và rầy điện quang.

Phun thuốc trừ rầy nâu ngay từ đợt đầu tiên xuất hiện sau gieo sạ, ngăn chặn các đợt rầy phát tán rộng trên đồng ruộng.

Bón phân cân đối giữa N, P, K và không cấy mật độ quá dầy.

Chọn thời vụ gieo trồng phù hợp, tránh né đợt rầy có cánh di chuyển, chuyển vụ.

II. BỆNH XOẮN VÀNG LÁ CÀ CHUA

•          Cà chua là một trong những loại cây trồng được canh tác và trồng phổ biến ở các vùng trồng rau quan trọng ở các quốc gia trên thế giới.

•          Tuy nhiên, cây cà chua thường bị tấn công bới nhiều loài sâu bệnh hại. Như bệnh sương mai, lở cổ rễ, bệnh đốm vòng, bệnh héo vàng…

•          Bệnh héo vàng cà chua Fusarium oxyporum f.sp.lycopersici là một bệnh nghiêm trọng gây thiệt hại kinh tế nặng cho những vùng trồng cà chua.

•          Bệnh gây thiệt hại 10-20% năng suất, có những năm bệnh gây thiệt hại 100%năng suất.

•          Đây là bệnh chính ở cà chua bệnh có ở khắp nơi trên thế giới nhưng  chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Bệnh đã được báo cáo ở ít nhất 32 quốc gia. Bệnh có ở Việt Nam.

•          Bệnh héo vàng cà chua được mô tả đầu tiên bởi Massee G.E ở Anh năm  1985.

a.Triệu trứng gây hại.

•          Cây con bị bệnh còi cọc, kém phát triển sau bị chết

•          Cây trưởng thành bị bệnh thường các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá chét của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây; lá héo rũ màu vàng không bị rụng

•          Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc ở cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đât, bộ rễ phát triển kém, rễ bị thối dần.

•          Khi trời ẩm trên mựt vết bệnh có lớp nấm màu hồng nhạt, chẻ dọc thân thấy bó mạch libe có mầu nâu.

•          Cây bị bệnh ban ngày héo ban đêm phục hồi, cây sinh trưởng phát triển kém, sau hai tuần đến một tháng cây sẽ  chết hoàn toàn.

•          Đặc trưng  của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó lan lên các lá trên.

•          Triệu trứng héo  rũ hoặc biến vàng  có  thể xuất hiện một vài cành trên cây hay cả cây.

•          Cây bị bệnh các lá héo, vàng sau  đó cây bị chết. Cắt  ngang thân cây bị bệnh các tế bào thường hóa nâu.

b.Nguyên nhân gây bệnh.

•          Bệnh do nấm Fusarium oxyporum f.sp.lycopersici W.C. Snyder & H.N

     Hans, nấm thuộc họ Tuberculariaceae, bộ Moniliales, lớp nấm bất toàn.

•          Trên môi trương PDA, tản nấm xốp, màu hồng nhạt, sau khi cấy đến 4-5 ngày hình thành sắc tố màu đỏ tím.

•          Trên môi trường CLA  bào tử được hình thành rất  nhiều, bào tử lớn hơi cong hình lưỡi liềm, có 3-5 cách ngăn kích thước 27-46x3-5 không màu hoặc vàng nhạt, bào tử nhỏ hình ovan hoặc elip kích thước :5-12µm x 2,2-3,5µm  , không có vách ngăn, bào tử được hình thành trong bọc giả.

Nấm có 3 chủng sinh lý ,chủng 1 phân bố rộng khắp thế giới, chủng 2 được tìm thấy ở Ohio (1940),ở Florida (Mỹ), Úc, Brrazil,Anh,Mehico (1961), chủng 3 có ở brazil, Caliifolia và Florida (Mỹ), Bowen (Úc

c.Đặc điểm phát sinh phát triển

•          Bệnh phát  triển ở  nơi có  thời tiết ấm, trên đất cát và đất  chua,nấm tồn tại trong đất vài năm,nhiệt độ thích hợp là 280C

•          Bệnh phát sinh phát triển vào tháng 4,5, hại cà chua vụ đông xuân và xuân hè;bệnh xuất hiện ở tháng 9,10,gây hại cà chua vụ đông sớm.

•          Đây là loài nấm có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây trồng do vậy bệnh thường gây hại ở những ruộng nhiễm bệnh  vụ trước.

•          Bón phân không cân đối thừa đạm thiếu  lân hoặc kali làm cây yếu dễ nhiễm bệnh. Dùng phân chuồng không ủ hoai sẽ  có nhiều nguồn bệnh làm phát sinh bệnh. Bệnh cũng gây hại nặng ở những ruộng không thoát nước.

•          Tính độc của nấm tăng khi bón phân vi lượng, lân, đạm, amon; tính độc của nấm giảm khi bón đạm nitrat.

•          Nấm bệnh lây lan nhờ  gió mưa và các hoạt động của con người,nấm bệnh cũng  có thể lây  nan qua hạt giống.

d.Biện pháp phòng trừ

•          Biện pháp canh tác:

•          - Luân canh cây trồng khác họ.

•          - Sử dụng giống kháng.

•          - Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút.

•          - Bón vôi trước khi trồng.

•          - Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.

•          - Tránh tạo vết thương cho cây.

•          - Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.

•          * Biện pháp cơ giới vật lý: Nhổ bỏ cây bị bệnh.

•          * Biện pháp sinh học: Dùng các chế phẩm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.

•          Biện pháp hóa học: Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc như Rovral 50Wp, Ridomil MZ; Mirage 50WP với lượng 1,2kg/ha nồng độ 0,2% phun vào  gốc cây.

III. BỆNH KHẢM LÁ THUỐC LÁ

VirusTMVđượccáctácgiả Mayer(1886),Ivanopski(1892),Allard(1914)và Stanley(1935)nghiêncứu.đếnnay,ngườitađãpháthiệnrahơn20bệnhvirushạithuốc látrênthế giới.

Virusthuốclágồmnhiềubệnhdonhiềuviruskhácnhaugâynên.Cácdạngtriệu chứngxoănlá,khảmlá,cuốnlá,câylùnthấp…xuấthiệnvớitỷlệcaotrênnhiềuruộng sảnxuấtthuốcláởViệtNam

Trênthếgiớinhữngnămtrướcđây virusTMVđượccoilàbệnhhạiquantrọngnhất trêncâythuốclá;nhưngtrongnhữngnămgầnđâyvirusPVYđãtrởthànhmộtnguyên nhângâybệnhcótáchạilớnở Mỹdokhảnăngtruyềnbệnhnhanhvừabằngcơhọcvừa bằngcôn  trùngcủabệnhnày.ỞViệtNam,virusTMVtớinayvẫnlàmộtbệnhgâyhại nặng,ngoàiTMVcácvirusPVX,CMV,PVY,TYLCVvàđặcbiệtlàTSWVđãtànphá mộtvùngrộnglớnởTâyNinh(2001-2002)gâythiệthạihàngmấychụctỷđồngViệt Namtrongmộtvụ.

Virus  TMV  (Tabacco  mosaic  virus)  là  bệnh  đượcphát  hiện  sớm  ởViệt  Nam (NguyễnThơ,1970).Bệnhthườnggâytriệuchứngkhảmlágiốngnhưdạngvảidùloang lổ,câythuốcláthườngthấpxuống,láconhỏbảnhơn,nhấtlàlánon.Bệnhcóthểmất triệuchứngởnhiệtđộthấpdưới110Cvàcaotrên360C.Viruscóthểnhiễm  ởtấtcảcác tuổicâytừcâygieotrongvườnươmđếnlúccâytrưởngthành.Câybệnhsinhtrưởngrất kém,năngsuấtcóthểgiảmtừ35%đếngần70%,phẩmchấtcủathuốclágiảmthấp.Thiệt

hạicủabệnhtuỳthuộc vàogiống thuốc lá,thờivụgieotrồngvàmứcđộbệnhhại.

Virusgâybệnhcóhìnhgậykíchthướcchiềudàixđườngkính300x18nm,làvirus chứaRNA.Virus   TMVcótrọnglượngphântử49.800.000.Trongnhữngtrườnghợp nhấtđịnhviruscóthểhìnhthànhtinhthể(Xthể)có6cạnhtrongsuốt. Cáctinhthểcóthể liênkếtvớinhauhayrờirạctrongmôlá,lônghúthaymạchdẫn,cóthểquansátthấy chúngbằngkínhhiểnvithường  ởđộphóngđại80lần.Viruscósứctồntạimạnhmẽ trongtựnhiênvớingưỡngphaloãng10-6,nhiệtđộlàmmấthoạttínhlàtừ93-960Ctuỳ theochủngvàcóthờigiantồntạitrongdịchcâybệnhtớihơn8nămnếudịchnàyđược xửlýbằng    di-ethylether.

Virustruyềnbệnhbằngcơhọctiếpxúcrấtmạnh,khôngtruyềnquacôntrùng.Thời kỳtiềmdụcởnhiệt  độ300Ckhoảng5ngày,trungbìnhlà8-14ngày.Khinhiệtđộthấp thờikỳtiềmdụccóthểkéodàikhoảng2tháng.Phạmvikýchủcủaviruscótới230loài câythuộc32họ.Cácgiốngthuốclánhiễm  bệnh  ởnướctalàC176,CaoBằng,K51M. GiốngthuốcláítbịbệnhlàgiốngDVD(nhậpnộicủaZimbabwe).Cácgiốngthuốc ládại cótínhkhángbệnhcao.

Biệnpháp  phòngtrừ:

BệnhvirusTMVkhôngtruyềnquahạtgiốngnhưngcóthểnằmtrênvỏhạtgiống, tồntạitrêntàndưcâybệnhvànhữngcâybịbệnhcòntồntạitrênđồngruộng.

đểphòngtrừ virusTMVcầncónhữngbiệnphápsau:


Sửdụnghạtgiốngsạchthutừcâythuốclákhỏechọngiốngchốngbệnhbằngcách laivớicácgiốngthuốcládại.

Dọnsạchtàndưcâybệnh,khửtrùngdụngcụbằngformon1/25nhổbỏcâybệnh thườngxuyên.Rửatayxàphòngsaumỗilầntiếpxúcvớicâythuốclátrongruộngsản xuất.

IV. BỆNH CHÙM NGỌN CHUỐI

•          Bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Fiji năm 1889. Hiện nay, bệnh phân bố khắp châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, chưa thấy công bố ở Nam Mỹ, Trung Mỹ. Valiki (1969) đã phát hiện bệnh này ở Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Bệnh phổ biến ở Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Lào

Đây là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh virus hại chuối ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở Pakistan, theo thống kê có tới 55% diện tích trồng chuối bị phá hủy từ năm 1990 – 1992. Theo Mehta (1964), thiệt hại hàng năm ở Ấn Độ là khoảng 40 triệu Rupi

a.TRIỆU CHỨNG BỆNH HẠI:

•          Cây bị nhiễm bệnh thường xuất hiện những sọc ngắn màu xanh đậm trên phiến lá sau lan tới cuống lá và gân lá. Các lá sau ngắnlại, phiến lá nhỏ, hẹp dựng đứng tập trung ở phần ngọn làm ngọn chuối chùn lại.

 

•          Hệ thống rễ phát triển kém, triệu chứng bên trong thể hiện rất rõ do các tế bào sắc tố phát triển ở nhu mô xung quanh mạch dẫn, sự phát triển của bẹ sợi bị ức chế.

•          Cây ngừng sinh trưởng, còi cọc, lá bệnh thô cứng, giòn, dễ gãy. Một số cây bị chết thối do sự ngấm đọng của dịch cây bệnh và do sự hủy hoại của mạch dẫn

•          Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín.

•          Trên cây chuối nuôi cấy mô, triệu chứng ban đầu là một vài vết đốm tối ở cuống lá non nhất, sau đó xuất hiện ở những lá tiếp theo tụ thành sọc màu xanh đậm. Mép lá biến vàng và nhỏ hẹp, gân lá, phiến lá xuất hiện sọc xanh tối, lá dựng đứng, bó lại.

b. nguyên nhân gây bệnh

      Bệnh do Banana bunchy top virus (BBTV) gây ra. Virus BBTV thuộc nhóm Nanovirrus, virus có dạng hình cầu, đường kính của virus là 18-20 nm, axit nucleic là AND.

Virus tồn tại trong libe và gần nhu mô nơi có các vệt xanh đậm trên lá và cuống lá.

•          Bệnh truyền lan từ cây mẹ sang cây con trong quá trình sinh sản vô tính, triệu chứng bệnh sau khi truyền xuất hiện từ 3 tuần đến vài tháng tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

Bệnh không truyền bằng phương thức tiếp xúc cơ học nhưng truyền qua rệp chuối Pentalonia nigronervosa theo phương thức nữa bền vững.

c.ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

*Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu

•          Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự lan truyền bệnh là từ 160C – 270C.

•          Dưới 160Ckhả năng truyền bệnh rất hạn chế.

* ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc

                            Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện đất tốt, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm.Vì vậy, những vườn ít được chăm sóc,nhiều cỏ dại, rậm

 rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây...thường bị bệnh     

gây hại nhiều hơn những vườn khác.

* Ảnh hưởng của giống:      

-          Virus BBTV chỉ gây nhiễm trên các giống chuối Musa spp. Virus

có thể gây bệnh trên cây gừng dại và có thể tồn tại trên một số cây

ký chủ khác với họ chuối: Alpinia purpurata, Colosasia esculenta,

Canna indica,…

-          Tại philippines, các giống chuối mẫn cảm với bệnh phần lớn thuộc

nhóm genom AA. AAA. Các giống Bunggaosian (AAB),

Poldol (ABB), Tiparo (ABBB),… chống chịu bệnh.

-          Giống Gros Michel chống chịu tốt hơn giống Cavendish

(Tame L Pale, Ngô Bích Hảo và Vũ Triệu Mân, 1993-1997).

-          Ở Ấn Độ, người ta sử dụng giống đột biến gen để tạo ra những dòng

chống chịu virus

d. biện pháp phòng chống

- Trồng cây khỏe sạch bệnh. Không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, bị bệnh gây hại từ vụ trước để làm giống.

- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh phải chặt bỏ ngay cả cây, đào cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác.

- Không nên lập vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới lập.

- Thường xuyên vệ sinh vườn tược, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa bỏ bớt những lá già, lá khô,...để vườn luôn thông thóang, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa

- - Khi phát hiện có rệp nên dùng một số lọai thuốc như  Bị58, Supracide, Sherpa, Pyrinex,Fenbis, Sago super, Suprathion, Mospilan  DC-Tron Plus 98,8EC...để phun xịt, tiêu diệt  rệp là tiêu diệt môi giới mang bệnh di truyền

  cho cây. Phun ướt đều lên cả lá, thân và gốc cây chuối

- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên thay bằng giống chuối xiêm (còn gọi là chuối tây, chuối kinh hay chuối bom...) là những giống ít bị bệnh thay cho giống chuối gìa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dsdsfs