Bệnh học trong châm cứu(tham khảo thêm)

HUYẾT ÁP CAO

(Cao (Tăng) Huyết Áp - Hypertension - High Blood Pressure)

A. Đại cương

Huyết áp cao là tình trạng huyết áp động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Đây là một bệnh mạn tính thường gặp ở những người 40 tuổi trở lên. Huyết áp bình thường ở vào khoảng 110/70 - 120/80 mm Hg và huyết áp trên 160/90 mm Hg mới được coi là cao.

Huyết áp cao thuộc phạm vi các loại bệnh: Huyễn Vựng, Can Phong, Can Dương, Can Nghịch Thượng Xung... của YHCT.

B. Nguyên nhân

Chủ yếu do mất quân bình âm dương của Can, Thận. Can âm hư thì Can dương vượng, Can dương càng vượng làm cho Can âm càng hao. Thận âm hư ảnh hưởng đến Thận dương làm cho âm dương càng hư.

Ngoài ra, các yếu tố như tình chí thất thường, đờm thấp, đờm hoả, nội phong, huyết ứ... cũng góp phần ảnh hưởng đến huyết áp.

C. Triệu chứng

Trên lâm sàng, có thể gặp các loại sau:

1- Can Dương Vượng: Đầu đau, bứt rứt, dễ cáu giận, mặt đỏ, mắt đỏ, cổ gáy có khi thấy Cảm giác cứng, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền cứng có lực hoặc Huyền Hoạt.

2- Âm Hư Dương Vượng: Chóng mặt, tai ù, vùng tim nặng, mất ngủ, hay mơ, chân tay tê, chất lưỡi hồng, mạch Huyền, Tế hoặc Sác.

3- Đờm Thấp Ủng Thịnh: Chóng mặt, ngực nặng, tức, muốn nôn, nôn, tay chân tê, cử động không nhanh như bình thường, rêu lưỡi dầy, mạch Huyền Hoạt.

4- Can Phong Nội Động: Đầu đau dữ dội, chóng mặt, nnôn khó, nặng thì co quắp, xuất huyết não.

5- Âm Dương Đều Hư: Chóng mặt, thở gấp, tai ù, mệt mỏi, gối mỏi, chân đau, tay chân tê, sắc mặt nhạt, tiểu gắt, tiểu đêm, di tinh, liệt dương, hay mê, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Bình Can, tiềm dương.

Huyệt chính: Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Châm huyệt Khúc Trì có thể xuyên đến huyệt Thiếu Hải, kích thích vừa hoặc mạnh, lưu kim 10 - 15 phút.

. Can dương vượng: Thêm Dương Lăng Tuyền (Đ.34) Ế Phong (Ttu.17) + + Hành Gian (C.2) + Thái Dương, .

. Đờm thấp ủng thịnh: Thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40).

. Thận hư âm suy : Thêm An Miên 2 + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7).

. Dương hư: Thêm cứu Khí Hải (Nh.4) + Quan Nguyên (Nh.4).

Ý Nghĩa: Phong Trì để tiềm dương; Khúc Trì + Túc Tam Lý để tiết dương tà; Thái Xung bình Can tức phong; Thái Dương + Ế Phong hỗ trợ Phong Trì để tiềm dương; Hành Gian, Dương Lăng Tuyền thanh hoả của Can và Đởm; Nội Quan + Phong Long để hóa đờm, hòa trung, Âm Lăng Tuyền để vận Tỳ giáng trọc; Thái Khê + Tam Âm Giao để điều bổ tam âm; Thần Môn + An Miên 2 để an thần; Khí Hải để bổ khí; Quan Nguyên bổ gốc của nguyên khí làm mạnh mệnh môn.

2- Khúc Trì (Đtr.11) [châm] + Mục Song (Đ.16) + Não Không (Đ.19), đều cứu một tráng (Biển Thước Tâm Thư).

3- Bá Hội (Đc.20) + Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) (Tư Sinh Kinh).

4- Dương Cốc (Ttr.5) + Lâm Khấp (Đ.15) + Thân Mạch (Bq.62) + Uyển Cốt (Ttr.4) (Thần Ứng Kinh).

5- * Dương khí Hư: Bá Hội (Đc.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) [đều cứu] + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) [đều bổ].

* Phong Dương bốc lên: Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Phong Trì (Đ.20) (đều tả) + Dũng Tuyền (Th.1) [ôn cứu] + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (đều bổ).

* Đờm Thấp Ngăn Trở Trung Tiêu: Chương Môn (C.13) + Thái Dương + Tỳ Du (Bq.20) (đều bổ) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Quan (Tb.6) (đều tả)

* Đờm Hoả Đưa Lên: Chi Chánh (Ttr.7) + Phi Dương (Bq.58) + Phong Long (Vi.40) + Thần Đình (Đc.24) + Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.21)[đều tả] (Châm Cứu Trị Liệu Học).

6- Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên).

7- Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

8- Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Trì (Đ.20) + Thận Du (Bq.23) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

9- Ấn Đường + Huyết Áp Điểm + Khúc Trì (Đtr.11) + Lạc Linh Ngũ + Nhân Nghênh (Vi.9) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học HongKong).

10- * Can Dương Vượng: Bình can tiềm dương.

* Âm Hư Dương Vượng: Dưỡng âm tiềm dương.

* Âm Dương Đều Hư: Dưỡng âm trợ dương.

Châm Ấn Đường + Bá Hội (Đc.20) + Đầu Duy (Vi.8) + Suất Cốc (Đ.8) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương.

Phối hợp với Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + + Phong Long (Vi.40) Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7)+ Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36).

- Ý Nghĩa: Phong Trì + Suất Cốc + Đầu Duy + Bá Hội để tả hoả ; Ấn Đường + Thái Dương (chích nặn máu) để tiết dương tà; Hành Gian bình can; Can Du để thư Can; Túc Tam Lý để kiện Vị, bổ trung, trợ dương, trừ thấp (phối Phong Long; Khí Hải để bồi dưỡng nguyên khí; Thần Môn + Tam Âm Giao để an thần (Châm Cứu Học Việt Nam).

11- Bá Hội (Đc.20) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Trung Y Tạp Chí 1956).

12- Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Nghênh (Vi.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) (châm Khúc Trì khoảng 30 phút sau, huyết áp hạ xuống) (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).

13- Châm Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) (Thiên Tân Trung Y Tạp Chí số 20/1985).

14- Châm Thập Nhị Nguyên Huyệt (12 huyệt Nguyên của 12 đường kinh), cụ thể:

a - Can Dương Thượng Can (Can Hoả Vượng): Bình Can tả Hoả : Khâu Khư (Đ.40) + châm Thái Xung (C.3) + thêm Hành Gian (C.2) + Phong Trì (Đ.20) .

b - Âm Hư Dương Vượng: Tư âm dưỡng Can, châm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) + hợp với Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41).

c - Âm Dương Đều Hư: Bổ Can Thận, Tiềm Dương: Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7) hợp với Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).

d - Đờm Thấp Ủng Trệ: Kiện Tỳ, ích khí: Châm: Kinh Cốt (Bq.64) + Thái Bạch (Ty.3) hợp với Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Phong Long (Vi.40) (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 44/1986).

15- Nhóm 1 - Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) .

Nhóm 2: Khúc Trì (Đtr.11) .

Hai nhóm trên luân phiên sử dụng: Mỗi ngày châm 1 lần. Lưu kim 5 - 10 phút (Quảng Tây Trung Y Dược số 26/1986).

16- * Can Hoả bốc lên: Bình Can tả hoả, châm tả Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) .

* Đờm Hoả uất bên trong: Khư thấp, hóa đờm, hoặc bình Can giáng nghịch: châm tả Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Long (Vi.40) (Thượng Hải Châm Cứu Tạp chí số 4/1986).

DI TINH

(Spermatorrhée - Noctural Pollution)

A. Đại cương

Di tinh là trạng thái tinh dịch tiết ra lúc đang ngủ.

YHCT phân biệt rằng: Có mơ là Mộng Tinh, không mơ là Hoạt Tinh, Tiết Tinh. Hoạt và Tiết Tinh là trạng thái nặng hơn, thậm chí tinh dịch tiết ra cả an ngày.

B. Nguyên nhân

Mộng Tinh thường do tướng hoả quá vượng, tinh cung bị rối loạn hoặc do Tâm dương hoả thịnh làm cho Thận âm bị tổn thương, hoặc tinh thần căng thẳng quá độ làm cho Tâm huyết bị hao tổn, hoặc phòng dục quá độ, Thận Âm suy tổn, các nguyên nhân trên làm cho Tâm Thận bất giao, gây ra bệnh Mộng Tinh.

Hoạt và Tiết Tinh thường nặng hơn, do Thận quá suy không giữ được tinh nên tinh tự chảy ra.

C. Triệu chứng

• Mộng Tinh: tinh tiết ra lúc ngủ nằm mơ thấy giao hợp, thường kèm theo hoa mắt, chóng mặt, tinh thần mỏi mệt, lưng đau, tai ù, mất ngủ, miệng đắng, tiểu vàng.

Hoạt, Tiết Tinh : tinh tự tiết ra lúc ngủ, hoặc khi tình dục bị kích động là tinh tiết ra (bất kể lúc nào), chân tay uể oải, hoa mắt, chóng mặt, lưng mỏi, chân yếu, lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế Nhược.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Dưỡng Âm, bồi nguyên.

Châm Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6), kích thích vừa.

* Mộng tinh thêm Gian Sử (Tb.5).

* Hoạt tinh, Tiết tinh thêm Thận Du (Bq.23) .

Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần, 5 - 7 lần là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Quan Nguyên (Nh.4) để bổ Thận Khí, Tam Âm Giao (Ty.6) để bổ Thận Thuœy.

2- Cao Hoang Du (Bq.43) + Chí Âm (Bq.67) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) 50 tráng + cứu Thận Du (Bq.23) 100 tráng + Trung Phong (C.4) 50 tráng (Tư Sinh Kinh).

3- Cách Du (Bq.17) + Chí Âm (Bq.67) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.4) + Tỳ Du (Bq.20) (Thần Ứng Kinh).

4- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Cao Hoang (Bq.43) + Tâm Du (Bq.15) + Mệnh Môn (Đc.4) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) (Châm Cứu Yếu Lãm).

5- Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Đại Thành).

6- Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) (Ngọc Long Ca).

7- Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Bách Chứng Phú).

8- Chí Âm (Bq.67) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) + Yêu Dương Quan (Đc.2). Mỗi ngày hoặc cách 1 - 2 ngày châm 1 lần (Trung Quốc Châm Cứu Học).

9- Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Túc Tam Lý (Vi.36)

Nhóm 2: Chí Thất (Bq.52) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23).

Luân phiên Sử dụng, 2 ngày châm 1 lần, lưu kim 15 - 30 phút (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

10- Đại Hách (Th.12) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tinh Cung (Chí Thất - Bq.52).

• Mộng + Di tinh: thêm Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7).

• Hoạt tinh: thêm Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

11-• * Di tinh: Hành Gian (C.2) + Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) [đều tả ] + Thận Du (Bq.23) [đều bổ] + nếu do quân và tướng hoả vượng.

Hoặc Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Chí Thất (bổ) + Hạ Liêu (Bq.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) [đều tả ] + Trung Cực (Nh.3), nếu do Thấp Nhiệt ở hạ tiêu.

• * Hoạt tinh:

. Trung khí hạ hãm: Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Qua?n (Nh.12)[đều bổ].

. Tinh Cung Bất Cố (không chặt): Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Khúc Cốt (Nh.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).

12- Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bát Liêu + Chí Thất (Bq.52) + Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ (Bq.11) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thiên Trụ (Bq.10) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36). Lựa chọn huyệt dùng cho thích hợp (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

13- Cao Hoang Du (Bq.43) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

14- Bát Liêu + Cách Du (Bq.17) + Đại Chùy (Đc.14) + Đại Hách (Th.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Khúc Cốt (Nh.2) + Kiên Ngoại Du (Ttr.14) + Mệnh Môn (Đc.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Tân Châm Cứu Học).

15- Yêu Dương Quan (Đc.2) + Mệnh Môn (Đc.4) + Khúc Cốt (Nh.2) + Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Đại Cự (Vi.27) + Thận Du (Bq.23) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Chí Thất (Bq.52 + Tam Âm Giao (Ty.6) + Địa Cơ (Ty.8) + Trung Phong (C.4) + Khúc Tuyền (C.8) + Hoành Cốt (Th.11) + Đại Hoành (Ty.15) + Di Tinh + Trường Phong (Châm Cứu Học HongKong).

16- Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

. Mộng tinh: thêm Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Hành Gian (C.2) .

. Hoạt tinh: thêm Thái Khê (Th.3) + Chí Thất (Bq.52) (Châm Cứu Học Việt Nam).

17- Mộng Tinh: Tư Âm giáng Hoả, Châm bình bổ bình tả Chí Thất (Bq.52) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) .

. Hoạt Tinh: Bổ Thận cố thoát, Châm bổ + cứu Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) .

. Tâm Thận Hư Suy: bổ ích Tâm Thận, Châm bổ Tâm Du (Bq.15) + Cự Khuyết (Nh.14) + Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Khúc Cốt (Nh.2) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

LIỆT DƯƠNG

(Dương Nuy - Impuissance - Impotence)

A. Đại cương

Là trạng thái dương vật không thể cương lên hoặc cương không lâu.

B. Nguyên nhân

Thường do thủ dâm (ở thanh niên) hoặc phòng dục quá độ làm cho Thận khí bị hao tổn hoặc do Tâm Tỳ bị tổn hại, Mệnh Môn hoả suy gây ra.

Hai kinh Can và Thận có liên hệ đến bệnh này vì Can chủ cân, kinh cân của Can kết ở bộ phận sinh dục. Hoặc do tư lự, lo sợ quá làm Thận Dương bị suy, tinh khí hư hàn làm cho tiền âm không cương lên được, gây ra bệnh, vì vậy cũng gọi là Âm Nuy.

C. Triệu chứng

Dương vật mềm nhũn hoặc cương không lâu.

Kèm tâm phiền, đêm ngủ không yên, mệt nhọc, sắc mặt vàng, biếng ăn là Tâm Tỳ suy.

Kèm mặt trắng, đầu choáng váng, mắt hoa, mệt nhọc, lưng đau, mạch Trầm Tế không lực là Mệnh Môn Hoả suy.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ôn bổ Mệnh Môn.

Dùng Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Lãi Câu (C.5) .

. Tâm Tỳ suy: thêm Thần Môn (Tm.7).

. Mệnh Môn hoả suy: thêm Mệnh Môn (Đc.4) (có thể cứu 3 - 5 tráng).

Ý nghĩa: Lãi Câu là huyệt Lạc của kinh Túc Quyết Âm, mạch của nó kết ở dương vật; Mệnh Môn thuộc mạch Đốc là chỗ ở của Mệnh Môn (Kỳ Phu? Mệnh Môn Chi Ho?a), hợp với Quan Nguyên để làm tăng nguyên dương; Thần Môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm, phối Tam Âm Giao để điều tiết Tâm Tỳ.

2- Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khí Hải + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Lăng (Tb.7) (Châm Cứu Đại Thành).

3- Cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) (Loại Kinh Đồ Dực).

4- Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Dương Cốc (Ttr.5) [đều cứu] (Thần Cứu Kinh Luân).

5- Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) (Châm Cứu Phùng Nguyên).

6- Quan Nguyên (Nh.4) + Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

7- Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

8- Yêu Dương Quan (Dc.2) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Khúc Cốt (Nh.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

9- Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thứ Liêu (Bq.32) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

10- Khí Hải + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (25) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Trung Cực (Nh.3) + Nhiên Cốc (Th.2) + Âm Cốc + Chiếu Hải + Khúc Cốt (Nh.2) + Quy Lai (Vi.29) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Hạ Liêu (Bq.34). Luân phiên chọn huyệt châm.

• . Tâm Tỳ Hao Tổn : Tâm Du (Bq.15) + Tỳ Du (Bq.20) + Thần Môn (Tm.7) + Khí Xung (Vi.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) [đều bổ].

• . Kinh Hãi và Phẫn Nộ: Can Du (Bq.18) + Đở m Du (Bq.19) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khí Hải (đều bổ) + Thái Xung (C.3) + Cấp Mạch (C.12) [đều tả ].

. Phòng Lao Quá Độ: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Hạ Liêu (Bq.34) + (đều cứu). (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

11- Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

12- Mệnh Môn (Đc.4) + Yêu Dương Quan (Đc.2) + Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khúc Cốt (Nh.2) + Thận Du (Bq.23) + Hội Dương (Bq.35) + Chí Thất (Bq.52) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hoành Cốt (Th.11) + Di Tinh (Châm Cứu Học Hong Kong).

13- Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Chí Thất (Bq.52) (Châm Cứu Học Việt Nam).

14- Thận Âm Hư: bổ Thận, ích tinh, Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chí Thất (Bq.52).

. Thận Dương Hư : ôn bổ Thận Dương, Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Yêu Dương Quan (Đc.2).

. Tỳ Thận Hư Tổn : tư bổ Tỳ Thận, Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Khê (Th.3) .

. Thấp Nhiệt: thanh nhiệt, lợi thấp, Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phục Lưu (Th.7) + Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

15- Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6).

. Thận Dương Hư : thêm Mệnh Môn (Đc.4) .

. Tâm Tỳ Lưỡng Hư: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chí Thất (Bq.52).

. Can Thận Âm Hư: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) . ('Triết Giang Trung Y Tạp Chí' số 162/1987).

TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM

(Prostatite - Prostatitis)

A. Đại cương

Là chứng bệnh tiền liệt tuyến bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào phía sau đường tiểu, qua ống tiền liệt tuyến vào phía trong tuyến, gây ra bệnh.

Thường gặp nơi nam giới lớn tuổi.

B. Nguyên nhân

Theo YHCT chủ yếu do Thận Hư, Thấp nhiệt đình trệ ở hạ tiêu gây ra bệnh.

Bệnh có quan hệ mật thiết với Tỳ và Thận.

C. Triệu chứng

Cấp tính: tiểu gắt, buốt và cuối cùng tiểu ra máu, có Cảm giác khó chịu ở khu xương cụt và vùng hội âm, phía trong đùi.

Mạn tính: Lỗ tiểu có dịch rỉ ra, lưng đau, khó chịu ở vùng hội âm, thường kèm theo di tinh, tình dục giảm .

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Lợi thuỷ bồi nguyên.

Châm Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Kích thích mạnh vừa, châm mỗi ngày hoặc cách ngày. 10 - 15 lần là 1 liệu trình.

2- Cấp tính: Khí Hải (Nh.6) + Huyết Hải (Ty.10) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Chiếu Hải (Th.6). Kích thích mạnh.

• Mạn tính: Trung Cực (Nh.3) + Bá Hội (Đc.20) + Đại Hoành (Ty.15) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Kích thích nhẹ. Châm xong rồi cứu + ngày 1 lần (Trung Quốc Châm Cứu Học).

3- Quy Lai (Vi.29) + Tử Cung (Nh.19) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trúc Tân (Th.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) . Kích thích vừa mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

4- Khúc Cốt (Nh.2) + Khí Xung (Vi.30) + Hội Âm (Nh.1) + Thận Du (Bq.23) + Chí Thất (Bq.52) + Hạ Liêu (Bq.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) . Kích thích mạnh ('An Huy Trung Y Học Viện Học Báo' số 60/1987).

5- Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Nhóm 2: Chí Âm (Bq.67) + Thận Du (Bq.23) . Châm tả, không lưu kim ('Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí' số 19/1987KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

(Nguyệt Kinh Bất Đều - Kinh Thuỷ Bất Đều - Nguyệt Mạch Bất Đều - Nguyệt Thuỷ Bất Đều - Irrégulière - Irregular Menstruation).

A. Đại cương

Kinh nguyệt không đều là trạng thái thay đổi về chu kỳ, màu sắc, số lượng... của kinh nguyệt so với bình thường.

B. Nguyên nhân

- Theo YHHĐ: Thường do sự thay đổi của kích thích tố nữ và nội tiết tố của noãn sào (buồng trứng).

- Theo YHCT: Kinh nguyệt Chủ yếu liên hệ với 3 đường kinh Can, Tỳ, Thận và 2 mạch Xung, Nhâm.

Nếu Thận khí đầy đủ thì 2 mạch Xung và Nhâm điều hòa, kinh nguyệt cũng điều hòa. Nếu Thận hư làm cho mạch Xung Nhâm rối loạn hoặc do Can không tàng được huyết, Tỳ hư không thể thống huyết... đều có thể làm thay đổi chu kỳ, sắc, lượng của kinh nguyệt. Ngoài ra, thất tình nội thương, ngoại tà... cũng a?nh hưở ng đến kinh nguyệt.

• Hành kinh sớm thường do suy nghĩ, khí uất lâu ngày hóa Hoả, hoặc nhiệt uất ở Tử cung gây ra.

Hành kinh trễ: thường do hàn tà lưu ở Tử cung a?nh hưở ng đến vận hành huyết mạch của Tử cung gây ra bệnh.

Hành kinh sớm, trễ, thất thường, không nhất định, Chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, Can, Thận hư... a?nh hưở ng đến 2 mạch Xung Nhâm, hoặc do sinh đẻ nhiều, phòng dục quá độ... làm cho khí huyết suy gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

1 - Hành kinh sớm (kinh trồi): chưa đến kỳ đã hành kinh, có khi một tháng thấy 2-3 lần, máu đỏ, hoặc tím, lượng nhiều, kèm theo trong người thấy nóng, mặt đỏ , dễ cáu giận, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ., mạch hơi Sác hoặc Huyền Sác.

2 - Hành kinh trễ (kinh sụt): đến kỳ hành kinh nhưng chưa thấy có kinh, màu nhạt, đen, sợ lạnh, thường kèm theo cảm thấy lạnh, gầy yếu, thích nóng, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu, Hoãn hoặc Trì.

3 - Kinh không đều: kinh trồi sụt không nhất định, số lượng kinh ra nhiều hoặc ít, màu sắc tím hoặc nhạt.

Thận suy thì người gầy, sắc mặt xám, chóng mặt, lưng đau mỏi, lượng kinh nhiều ít không đều, sắc kinh nhạt.

Can Uất thì ngực tức, bần thần khó chịu và sau khi hành kinh bụng dưới trướng đau, kinh chảy ra không dễ dàng, màu tím tro.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Điều tiết 3 kinh âm ở chân (Thận, Can, Tỳ) và 2 mạch Xung, Nhâm.

Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Huyệt phụ: Công Tôn (Ty.4) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Mệnh Môn (Đc.4) + Nội Quan (Tb.6) Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Dùng huyệt chính làm căn Bản.

Kinh sớm: thêm Hành Gian (C.2), Huyết Hải (Ty.10).

Kinh trễ: thêm Công Tôn (Ty.4), Túc Tam Lý (Vi.36).

- Không đều do Thận hư: thêm Mệnh Môn (Đc.4).

- Không đều do Can uất thêm Nội Quan (Tb.6), Thái Xung (C.3) .

Mỗi lần kinh sạch rồi, châm cách 1 ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Quan Nguyên thuộc mạch Nhâm cũng là huyệt hội của 3 kinh Âm, Tam Âm Giao điều hòa khí 3 kinh âm; Huyết Hải để thanh nhiệt; Hành Gian tiết Can Hoả; Túc Tam Lý để kiện Tỳ; Công Tôn vừa kiện Tỳ vừa điều tiết được 2 mạch Xung và Nhâm; Mệnh Môn để bổ Thận; Thái Xung để sơ Can; Nội Quan để làm nhẹ ngực.

2- Âm Bao (C.9) + Giao Nghi. Hoặc Huyết Hải (Ty.10) + Đái Mạch (Đ.26) (Tư Sinh Kinh).

3- Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) (Châm Cứu Tụ Anh).

4- Chiếu Hải (Th.6) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) (Loại Kinh Đồ Dực).

5- Đái Mạch (Đ.26) (cứu 1 tráng) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Đại Thành).

6- Can Du (Bq.18) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

7- Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) (Châm Cứu Học Giản Biên).

8- Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

• Kinh sớm: thêm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).

• Kinh trễ: thêm Quy Lai (Vi.29) + Thiên Xu (Vi.25).

• Kinh không đều : thêm Giao Tín (Th.8) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

9-• Thực chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

• Hư chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

10- Kinh trước kỳ:

• . Huyết nhiệt: Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6), đều tả .

• . Khí hư: Địa Cơ (Ty.8) + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều bổ.

.• Huyết hư: Huyết Hải (Ty.10) + Lậu Cốc (Ty.7) + Trung Cực (Nh.3), đều tả .

Kinh sau kỳ:

• . Huyết hư: Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quy Lai (Vi.29), đều bổ.

• . Hư Hàn: như trên + thêm Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4), đều cứu.

• . Khí Uất: Hành Gian (C.2) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12), đều tả .

• . Tỳ Hư: Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Bạch (Ty.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.19), đều bổ.

. Can Thận suy tổn: Lãi Câu (C.5) + Khí Huyệt (Th.13) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Trung Cực (Nh.3), đều bổ.

. Khí Uất: Hành Gian (C.2) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Liêu (Bq.33) + Trung Quản (Nh.12) đều tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).

11- Huyệt chính : Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3).

Huyệt phụ: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Mỗi lần châm 1 huyệt chính, 2 huyệt phụ, thay đổi Sử dụng, kích thích vừa, mỗi ngày 1-2 lần, lưu kim 15 - 20 phút. 3 tuần là 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 7 ngày (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

12- Âm Cốc (Th.10) + Cực Tuyền (Tm.1) + Đại Đô (Ty.2) + Đại Đôn (C.3) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trạch (Tb.3) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thuỷ Đột (Vi.10) + Trung Cực (Nh.3) + Uỷ Trung (Bq.40).

Bắt đầu châm huyệt Công Tôn rồi tới Quan Nguyên + Khí Hải + Thiên Xu + Tam Âm Giao (Tân Châm Cứu Học).

13- Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Âm Liêm (C.11) + Chiếu Hải (Th.6) + (Yêu) Dương Quan (Đc.3) + Đái Mạch (Đ.26) + Giao Tín (Th.8) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Âm (Nh.1) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Khí Huyệt (Th.13) + Lãi Câu (C.5) + Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Thứ Liêu (Bq.32) ) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trung Chú (Th.15) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) + Yêu Du (Đc.3) . Các huyệt khác (Ngoài kinh và Mới): Bát Phong + Giao Nghi + Hạ Chùy + Kinh Trung + Liêu Liêu + Ngoại Tứ Mãn + Thái Âm Kiều + Trường Di + Túc La + Tử Cung (Châm Cứu Học HongKong).

14-• Trước kỳ: Khí Hải (Nh.6), trước bổ sau tả + Huyết Hải (Ty.10), sâu 1 thốn, đợi chừng nào trong âm hộ có cảm giác đắc khí mới thôi. Can Du (Bq.18) + Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Kỳ Môn (C.14) + Tam Âm Giao (Ty.6) Các huyệt trên, trừ Khí Hải ra, đều châm tả, ít lưu kim, không cứu.

• Sau kỳ:

. Do Huyết Hư và Huyết Hàn: Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) . Đều châm bổ + lưu kim 20 phút sau khi rút kim, cứu 3 tráng.

. Do Khí Uất: Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) . Đều trước bổ sau tả, lưu kim 5 - 10 phút. Sau khi rút kim cứu 3-5 tráng (Thái Ất Thần Châm Cứu).

15- Điều hòa 2 mạch Xung Nhâm và Khí huyết.

. Hành kinh sớm: thanh nhiệt lương huyết.

. Hành kinh trễ: bổ khí + dưỡng huyết.

. Kinh không đều: điều bổ khí huyết.

Huyệt chính: Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

• . Kinh sớm thêm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).

• . Kinh muộn thêm Quy Lai (Vi.29) + Thiên Xu (Vi.25).

. Kinh không đều thêm Giao Tín (Th.8) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).

. Hành kinh sớm thuộc nhiệt châm tả, không cứu.

. Hư nhiệt bình bổ bình tả .

. Kinh muộn hoặc không đều: vừa châm vừa cứu (Châm Cứu Học Việt Nam).

16- Can khí Uất Trệ: Sơ Can giải Uất. Châm tả Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3).

Thận Khí không đủ: bổ Thận + bồi nguyên. Châm bổ + cứu Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

).

THÚC (GIỤC) ĐẺ

A. Đại cương

Là phương pháp áp dụng châm để thúc đẩy cho phụ nữ dễ đẻ ở giai đoạn thứ nhất lúc đẻ, tức là từ lúc bắt đầu cho đến lúc cổ Tử cung mở ra hoàn toàn. Phương pháp này rất thích hợp ngoại trừ các trường hợp do ngoại khoa

B. Nguyên nhân

Đối với phụ nữ mới đẻ lần đầu: do tinh thần căng thẳng, rối loạn cơn co (Tử cung) hoặc vỡ ối quá sớm.

Hoặc do khí huyết suy kém, không đủ sức để rặn đẻ .

C- Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hoạt huyết, lợi khí, kiện vận bào cung.

Huyệt chính: Hợp Cốc (Đtr.4) (Bq.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thứ Liêu (Bq.32) + Thượng Liêu. Kích thích vừa, vê kim liên tục 15 - 30 phút.

2- Chí Âm (Bq.67) cứu 3 tráng + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) [ đều cứu] (Loại Kinh Đồ Dực).

3- Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Xung (Vi.30) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Phong (C.4) + Xung Môn (Ty.12) (Phổ Tế Phương).

4- Chí Âm (Bq.67) + Độc Âm + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

5- Trước khi đẻ châm Quan Nguyên (Nh.4) + Thứ Liêu (Bq.32) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + trong lúc đẻ châm Kiên Tỉnh (Đ.21) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Côn Lôn (Bq.60) + Chí Âm (Bq.67) (Châm Cứu Học Thủ Sách).

6- Chí Âm (Bq.67) + Côn Lôn (Bq.60) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) kích thích mạnh (Tân Châm Cứu Học).

7- Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Hoặc Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm trên, mỗi huyệt châm xong, kích thích mạnh 1 phút (thích hợp với trường hợp đã có dấu hiệu đẻ rồi nhưng cổ Tử cung mở tương đối chậm, không đủ sức để rặn) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

8- Hoạt huyết, lợi khí, điều hòa co bóp của Tử cung: châm Chí Âm (Bq.67) + Độc Âm + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Ý Nghĩa: Hợp Cốc, Tam Âm Giao để hoạt huyết, lợi khí, tăng cường co bóp của Tử cung; Chí Âm + Độc Âm THỐNG KINH

(Hành Kinh Bụng Đau - Dysménorrhée - Dysmenorrhea)

A. Đại cương

Thống Kinh là trạng thái trước, sau hoặc đang khi hành kinh thấy bụng dưới đau, lưng đau.

B. Nguyên nhân

Theo YHHĐ, có thể phân làm 2 loại: Nguyên Phát và Thứ Phát.

1-Nguyên Phát

a. Thực thể thường do:

+ Tật bẩm sinh ở Tử cung: Tử cung 2 buồng, cổ và eo Tử cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.

+ Do nhiễm khuẩn, Chủ yếu do lao.

+ Dây chằng rộng, các dây chằng Tử cung bị xơ hóa.

+ Các khối u ở chậu hông chèn ép vào dây chằng.

b. Cơ năng: rối loại thần kinh vùng hố chậu.

+ Không phát triển sinh dục phụ.

+ Các yếu tố về tinh thần, tâm lý.

2 - Thứ Phát:

Thường gặp nhiều nhất là viêm đường sinh dục, viêm Tử cung, buồng trứng, túi cùng Douglas, dây chằng tròn viêm.

+ Do chướng ngại đường xuất huyết (thường gặp).

+ Đốt điện cổ Tử cung gây ra chít, hẹp.

+ Nạo nhau, nạo thai, bị nhiễm khuẩn gây hẹp cổ Tử cung.

+ Tử cung gấp lại phía sau.

+ Khối u

+ U xơ Tử cung.

+ Bướu niêm mạc Tử cung.

Theo YHCT, có thể phân làm 2 loại Hư và Thực chứng.

• Thực chứng: thường do cảm hàn khí hoặc ăn uống các chất sống lạnh quá khi hành kinh làm cho huyết ngưng trệ và ứ đọng, không thông, gây nên đau. Hoặc do thất tình uất kết, khí trệ không thông gây nên đau.

Hư chứng: thường do cơ thể suy nhược, khí huyết kém làm cho khí huyết suy dần, Tử cung không được nuôi dưỡng gây ra bệnh.

Đau trước hành kinh: do khí trệ, huyết ứ,

Đau sau hành kinh: do hư hàn.

C - Chứng trạng lâm sàng

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

1 - Chứng thực: trước hoặc đang lúc hành kinh thì bụng dưới đau, không thích xoa bóp (ấn vào), thường kèm trướng đau vùng ngực, sườn và 2 vú, sắc kinh tím bầm, máu cục, máu bầm, sau khi máu cục ra được thì đỡ, mạch Trầm Sáp là huyết ứ.

Bụng đau ít, nhưng căng nhiều, ngực sườn căng tức, muốn nôn, mạch Huyền là Khí trệ.

2 - Hư chứng: bụng đau kéo dài sau khi hành kinh, bụng dưới mềm, thích xoa bóp, sắc mặt tái xanh, tinh thần mệt nhọc, biếng ăn, sợ lạnh, lượng kinh ít, mầu đỏ nhạt, loãng, người mệt, lưng đau, hồi hộp, chóng mặt, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Tế hoặc Tế Nhược.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông khí ở bào cung.

Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Huyệt phụ: Âm Giao (Nh.7) + Quy Lai (Vi.29) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Châm 1 tuần trước khi hành kinh, cách 1 ngày châm 1 lần.

Nếu đau nhiều, châm Tam Âm Giao (Ty.6), kích thích mạnh, vê kim liên tục cho đến khi hết đau.

Khí trệ huyết ứ thêm Khí Hải (Nh.6) +Quy Lai (Vi.29).

Hư hàn thêm Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36).

2- Cứu huyệt Nội Đình (Vi.44) (Thần Cứu Kinh Luân).

3- Khí trệ: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12) [đều tả ].

Huyết ứ: Địa Cơ (Ty.8) [tả] + Hợp Cốc (Đtr.4) (bổ) + Huyết Hải (Ty.10) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) [đều tả ].

• Huyết hư: Can Du (Bq.18) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20)[đều bổ + châm xong đều cứu].

• Huyết Hàn: Khí Hải + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Thận Du (Bq.23) [cứu] + Thiên Xu (Vi.25) + Tỳ Du (Bq.20) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

4- Nhóm1 - Bàng Quang Du (Bq.28) + Hạ Liêu (Bq.34) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3).

Nhóm 2 - Địa Cơ (Ty.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).

5- Đại Cự (Vi.27) + Huyết Hải (Ty.10) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Trung Cực (Nh.3) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

6- Thực chứng: Trung Cực (Nh.3) + Thứ Liêu (Bq.32) + Địa Cơ (Ty.8) .

• Hư chứng: Đại Hách (Th.12) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

7- Đại Trường Du (25) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Huyền Ly (Đ.6) + Khí Hải Du (Bq.24) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Trụ (Đc.12) + Thận Du (Bq.23) + Thứ Liêu (Bq.32) + Thượng Liêu (Bq.31) + Túc Tam Lý (Vi.36), kích thích mạnh (Tân Châm Cứu Học).

8- Đau trước kỳ: Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Đau sau kỳ: Công Tôn (Ty.4) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

9- Công Tôn (Ty.4) + Địa Cơ (Ty.8) + Hoang Du (Th.16) + Ngoại Lăng + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học HongKong).

10- Địa Cơ (Ty.8) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Cực (Nh.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

11-•• Do Huyết Hàn: châm Bá Hội (Đc.20) + Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Phế Du (Bq.13) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) . Tất cả châm bổ, châm xong cứu 3-5 tráng, lưu kim 20 phút.

• Do Huyết Hư: Can Du (Bq.18) + bổ Chương Môn (C.13) + Huyết Hải (Ty.10) cứu 3 tráng + Khí Hải (Nh.6) cứu 5 tráng + tả Kỳ Môn (C.14) + Thiên Xu (Vi.25) cứu 5 tráng + bổ Trung Quản (Nh.12) cứu 5 tráng + Túc Tam Lý (Vi.36) cứu 5 tráng + Tỳø Du (Bq.20) cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút.

• Do Khí Trệ: Huyết Hải (Ty.10) [tả] + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12), đều trước tả sau bổ. Sau khi châm Huyết Hải đắc khí, nên lay thân kim. Các huyệt còn lại đều cứu 3 tráng, lưu kim 5 phút.

Do Huyết Ứ: Địa Cơ (Ty.8) [tả ] + Khí Hải (Nh.6) [ trước bổ sau tả ] + bổ Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12), lưu kim 5 - 10 phút (Thái Ất Thần Châm Cứu).

12- Thực: hành khí, hoạt huyết, tán ứ.

Hư: Ôn bổ hạ nguyên, điều hòa mạch Xung Nhâm.

Huyệt chính: Tam Âm Giao (Ty.6) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Cực (Nh.3).

Thực: thêm Địa Cơ (Ty.8) [khí trệ] + Huyết Hải (Ty.10) [ứ huyết] + Khí Hải (Nh.6),

Hư: thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Trước khi hành kinh 5 ngày, bắt đầu châm trị.

Ý nghĩa: Trung Cực để hòa huyết, ôn bào cung, lợi bàng quang và lý khí ở hạ tiêu, là huyệt đặc hiệu đễ chữa hành kinh bụng đau; Thứ Liêu là huyệt đặc hiệu để chữa hành kinh bụng đau; Tam Âm Giao để điều hòa kinh nguyệt, là huyệt dùng cho phụ khoa để bổ Tỳ thổ, giúp cho vận hóa lý khí ở hạ tiêu, thư kinh hoạt lạc; Huyết Hải, Khí Hải, Địa Cơ đều châm tả để vận hành khí huyết; Cứu Quan Nguyên, Túc Tam Lý để ôn bổ hạ nguyên và ích khí (Châm Cứu Học Việt Nam).

13- Khí trệ Huyết ứ: Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3).

Hàn thấp ứ trệ: Đái Mạch (Đ.26) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) .

• Khí huyết hư: Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).

• Can Thận lưỡng hư:, Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Xung (C.3) + Thận Du (Bq.23) ('Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí' số 6/1985

14- Chỉ châm 1 huyệt Thừa Sơn (Bq.57), từ từ châm sâu vào 2 huyệt Thừa Sơn, sâu 6 thốn, kích thích mạnh, đạt hiệu qua? ngay (thường dùng trong khí trệ huyết ứ, hàn ngưng trệ) ('Hà Bắc Trung Y Tạp Chí' số 42/ 1985).

15- Thực: Lý khí, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, châm tả, , Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3).

Hư: Ôn Dương, tích khí, bổ hư . Châm bổ + cứu Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

là 2 huyệt chính có tác dụng để thúc đẻ (Châm Cứu Học Việt Nam).

TUYẾN VÚ VIÊM

(Nhũ Tuyến Viêm - Mastite - Mastitis).

A. Đại cương

Tuyến vú viêm là bệnh thường gặp nơi phụ nữ đang cho con bú. Dấu hiệu chính là vú sưng to, đau.

YHCT gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú.

B. Nguyên nhân

Do lúc cho trẻ bú, trẻ mút làm đầu vú bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào, gây bệnh.

Sữa ra không thông (do tia sữa bị tắc) tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Theo YHCT, phần nhiều do khí uất ở Can Đở m và nhiệt độc ứ trệ ở kinh Vị làm cho khí huyết bị trở ngại gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Bắt đầu sốt nóng, sợ lạnh, vú bên bệnh sưng nóng đỏ, đau, có thể sờ thấy cục do sữa không thông, toàn thân cũng bị đau nhức khó chịu, hạch ở nách cùng bên sưng to, chỗ bị bệnh dần cứng và thành mủ . Khoảng 10 ngày mủ chín và vỡ ra, rồi sốt hạ và khỏi dần. Nếu như vỡ mủ rồi mủ chảy không thông, sưng đau, sốt không bớt là mủ đã lan rộng ra, YHCT gọi là "Truyền Nan Nhũ Ung".

Nếu vỡ mủ mà thành nhọt rò rỉ mủ ra, gọi là "Nhũ Lậu".

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thông lợi nhũ đạo, thanh tiết nhiệt độc.

. Huyệt chính: Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).

. Huyệt phụ: Nội Quan (Tiết.6) + Thiên Tỉnh (Ttu.10).

Ngày châm 1 - 3 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5 - 10 phút vê kim 1 lần, kích thích mạnh vừa.

2- Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) (Giáp Ất Kinh).

3- Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Khê (Ty.18) + Ưng Song (Vi.16) (Thiên Kim Phương).

4- Nhóm 1: Cứu 2 huyệt Ngư Tế 27 tráng

. Nhóm 2: Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Lương Khâu (Vi.34)

. Nhóm 3: Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) (Tư Sinh Kinh).

5- Thái Dương + Thiếu Trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh).

6- Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nhũ Trung (Vi.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Tập Thành).

7- Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).

8- Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.39) đều 27 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) + Linh Đạo (Tm.4) cứu 27 tráng + Ôn Lưu (Đtr.7), (trẻ nhỏ cứu 7 tráng + người lớn 27 tráng) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Loại Kinh Đồ Dực).

9- Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư Tế + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) (Thần Ứng Kinh).

10- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Thần Cứu Kinh Luân).

11- Đàn Trung (Nh.17) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thái Xung (C.3) + Túc Lâm Khấp (Đ.41)(Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

12- Túc Tam Lý (Vi.36) + Kỳ Môn (C.14) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Xích Trạch (P.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

13- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên).

14- Khúc Trạch (Tb.3) + Nhũ Căn (Vi.18) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thái Xung (C.3) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Ưng Song (Vi.16), kích thích vừa mạnh (Trung Quốc Châm Cứu Học).

15- Quang Minh (Đ.37) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

16- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Hiệp Bạch (P.4) + Hoang Môn (Bq.51) + Hữu Nghi + Khích Thượng + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Linh Khưu (Th.24) + Lương Khâu (Vi.34) + Nhũ Căn (Vi.18) + Tả Nghi + Thái Xung (C.3) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Học HongKong).

17- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Túc Lâm Khấp và A Thị Huyệt (Châm Cứu Học Việt Nam).

18- Châm tả huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) đối diện bên đau (đau trái châm pHải và ngược lại), châm thẳng, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn, lưu kim 10 phút, cứ 3 - 5 phút lại vê kim 1 lần. Ngày châm 2 lần ('Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí' số 13/1985).

19- Châm tả Lương Khâu (Vi.34), Thái Xung (C.3). Ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút ('Trung Quốc Châm Cứu' số 37/1985).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huong