bệnh da
Bệnh sẩn ngứa do côn trùng
bệnh nấm tóc
bệnh nấm móng
bệnh lang ben
bệnh ghẻ
bệnh eczema
bệnh viêm da mủ
Bệnh sẩn ngứa do côn trùng
(Yduocvn.com) - Bệnh sẩn ngứa do côn trùng
1. Vị trí
Thường ở vùng hở:
- Do Ruồi vàng: hai chân, hai tay.
- Bọ chét: Hai chân quanh thắt lưng.
2. Tổn thương cơ bản:
Sẩn phù: Lúc mới bị đốt là sẩn tịt ( sẩn phù) vài mm đường kính, giữa sẩn có điểm châm kín mớm dịch hay rớm máu, ngứa nhiều.
Sẩn chợt: Sau vài ngày do ngứa gãi, các sẩn chợt ra( sẩn chợt)màu đỏ, trên có vẩy tiết màu nâu, có khi nhiễm khuẩn có mủ, ( sẩn chợt nhiễm khuẩn) , ngứa Sẩn cục: Đa phần sẩn chợt khỏi, một số lâu ngày thành sẩn cục vài mm, 1-2 cm đường kính, côm cứng máu thâm đen, rất ngứa, tồn tại lâu dài, dai dẳng, khó điều trị.
3. Cơ năng: Ngứa từng cơn ngứa nhiều
4. Dịch tễ.
3. Cơ năng: Ngứa từng cơn ngứa nhiều
4. Dịch tễ.
ở vùng có côn trùng ( ruồi vàng, bọ chét ve, dĩm).
Chẩn đoán phân biệt:
- Ghẻ nhiễm khuẩn: kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, sinh dục ngoài tổn thương là mụn nước, đường hang ngứa nhiều về đêm. Nhể khêu bắt được cái ghẻ.
- Viêm da dị ứng cỏ lá ngứa, cây cối, nước suối: vị trí vùng hở cókhi cả thân hình màu da đỏ viêm, có mụn nước rải rác vết gãi chợt.
- Viêm da mủ: Tổn thương là mụn mủ hay sẩn viêm khu trú nang lông.
5. Điều trị và phòng bệnh.
Tại chỗ:
- Sẩn tịt ban đầu nặn nhẹ máu ra, chấm cồn Iốt 1%.
- Sẩn chợt nhiễm khuẩn bôi thuốc màu (dd xanh metilen 1%, dd tím metin 1%) khi khô bôi mỡ kháng sinh + Corticoid ( Synalar - neomyin - celestoderum-neomycyn).
- Sẩn cục: dai dẳng khó điều trị chất acid trichloracetic 33% hoặc đôt điện. laser co 2, mỡ saliccylic 5-10% mỡ corticoid.
Toàn thân:
- Chống ngứa, kháng histamin tổng hợp chlophenirramin 4mg 2-4 viên/ ngày 0,501 ống và cloruacanxi 0.,50 tiêm mĩnh mạch chậm.
- Sẩn cục mức độ nhiều có thể cho uống 1 đợt Prednisolon liều trung bình nếu không có chống chỉ định.
- Phòng bệnh ở vùng có côn trùng hoặc hành quân cua vùng có côn trung mặc quần áo dài che kín, giầy tất xoa đầu Dep chống côn trùng đốt.
- Vitamin C, A, B1, B6, B12.
- An thần.
-Thuốc ức chế miễn dịch:
Methotrexa độc hại, chỉ dùng cho các ca 50 tuổi trở lên mà cở thể khoẻ mạnh.
Sandimmun (cyclosporine) A) độc hại, đắt tiền:
Retinnids ( Tigason) nhiều tác dụng phụ độc hại.
- Corticoids không dùng vì làm bệnh tái phát, vượng bệnh nặng hơn, chỉ dùng cho vẩy nến thể đỏ do toàn thân và vẩy nến mụn mủ.
Người đăng: Ngọc Hoa
Bệnh nấm tóc
(Yduocvn.com) - Bệnh nấm tóc
1. Chẩn đoán nấm tóc.
- Đầu có các đám hình tròn vài cm nền đỏ viêm, có vẩy trắng, rụng tóc.
- Tóc rụng chỉ còn lại chấm đen hay bị phạt gẫy cách da đầu 1-5mm chân tóc có vẩy trắng bao quanh dâú hiệu" nhúng trong bột" đi bít tất".
- Có thể có đám nấm (đám đỏ hình tròn có ranh giới rõ, có bờ viền, bờ có mụn nước) ở da mặt, thân hình tay chân kèm theo.
- Ngứa
- Xét nghiệm nấm dương tính.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Rụng tóc Pe-lát: đầu có các đám rụng tóc hình tròn vài cm đường kính, da nhẵn trắng như một cái sẹo.
- Rụng tóc da đầu: tóc rụng thưa đều toàn đầu, thưa nhiều nhất vùng trán đỉnh thái dương. Có thể địa da dầu bóng mượt, nhờn, lỗ chân lông dãn rộng.
- Rụng tóc do tật nhổ tóc: tóc mọc nởm chởm, vùng mọc tốt vùng thưa. hỏi tiền sử phát hiện tật nhổ tóc.
- Rụng tóc giang mai: Rụng nham nhở như " dán nhấm" vùng hai bên thái dương, có tiền sử quan hệ tình dục nghi vấn, có đào ban, sẩn giang mai, xét nghiệm giang mai (+). Tóc thưa đều toàn đầu, tóc khô xơ xác hơi bạc màu. Cơ thể suy nhược.
Hỏi tiền sử bệnh kèm theo.
3. Điều trị:
Tại chỗ: Nếu diện rộng, nhiều thì cắt tóc ngắn đến chân dùng dầu gội trị nấm như Nizoral ...
Toàn thân: có thể dùng các thuốc chống nấm như : Ketoconazol (Nizoral), Itraconazol uống trong vòng 4 - 6 tuần
Người đăng: Ngọc Hoa
Bệnh nấm móng
(Yduocvn.com) - Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng.
1. Định nghĩa:
Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng.
Sự nhiễm nấm ở móng thường không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng và thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai móng.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Nấm dermatophyte.
- Nấm Candida.
- Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...)
2. Các biểu hiện trên lâm sàng:
2.1. Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng (DLSO: Distal and lateral subungual onychomycosis), là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc (mould) thứ phát.
2.2. Trắng trên bề mặt móng (SWO: Supperficial white onychomycosis), là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes, thường không phổ biến.
2.3. Ở phần gốc dưới móng (PSO: Proximal subungual onychomycosis). Xuất phát từ phần gần của móng và thường là thứ phát của viêm quanh móng mãn do các chủng nấm men Candida.
2.4. Loạn dưỡng toàn móng (TDO: Total dystrophic onychomycosis), là dạng sau cùng của loạn dưỡng móng khi toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả của ba dạng nhiễm trên.
3. Các loại thuớc điều trị hiện nay:
3.1. Thuốc bôi tại chỗ: thường được sử dụng theo kinh nghiệm (dạng kem, dung dịch, sơn):
- Nhóm azole (ketoconazole, clotrimazole, miconazole, sulconazole, oxiconazole, econazole).
- Ciclopirox Olamine.
- Amorolfine (loceryl).
- Nhóm allylamine (natifine, terbinafine).
- Nhóm các acid (salicylic, undecylenic).
- Nhóm polyenes (nystatin).
Tuy nhiên, đa số những chế phẩm trên không có mấy hiệu quả trên nấm móng, ngay cả khi sử dụng phối hợp với rút móng, do hạn chế tính thấm của tá dược vào móng. Do đó, điều trị bằng đường uống hiện được lựa chọn nhiều hơn.
3.2. Thuốc uống:
- Itraconazole:
· Liên tục: 200mg/ngày, trong 6 – 12 tuần
· Điều trị từng đợt: 400mg/ngày, trong tuần đầu/tháng trong vòng 2 – 3 tháng.
- Terbinafine: 250mg/ngày (6 – 12 tuần).
- Fluconazole: 150 – 400mg mỗi tuần, từ 6 – 12 tháng.
- Griseofulvin: 0,5 – 1g/ngày, (6 – 12 tháng).
B. Cách phân loại mới định huớng điều trị nấm móng
1. Tác giả:
BS. Alexey Sergeev - Tổng Thư ký của Hội Vi nấm học - Học viên Quốc gia Nga.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị:
2.1. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương:
Bệnh nấm móng có thể có các biểu hiện rất khác nhau. Dạng nhiễm lúc đầu thường nhẹ, ảnh hưởng ít đến nền móng, có thể điều trị tại chỗ dễ dàng. Các dạng lan rộng hơn, thường đòi hỏi trị liệu thuốc uống mới cho hiệu quả và duy trì được kết quả. Có vài trường hợp, đôi khi trị liệu đơn độc đường uống cũng không đủ hiệu quả.
2.2. Độ rộng của tổn thương:
- Vị trí nhiễm nấm cách mầm móng (matrix) bao xa?
- Thời gian để tổn thương đi ra khỏi móng?
2.3. Mức độ dày sừng bên dưới móng:
- Thuốc bôi có đến được giường móng (nail bed) không?
- Thuốc kháng nấm uống có đến được bản móng(nail plate) không?
2.4. Vị trí móng bị nấm:
Tốc độ phát triển của móng khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các móng chân thường phát triển chậm hơn các móng tay. Móng tay cái và chân cái phát triển chậm hơn móng các ngón còn lại. Sự phát triển của móng chậm hơn sẽ đòi hỏi thời gian điều trị dài hơn.
2.5. Tuổi:
Tốc độ phát triển của móng giảm theo tuổi.
3. Cách tính toán và sắp xếp theo tất cả dữ liệu liên quan:
3.1. Xác định mỗi dữ liệu bằng một trị số.
3.2. Thiết lập thang phân loại:
Đặc điểm
Phân loại
1
2
3
Biểu hiện lâm sàng (f)
SWO
DLSO
PSO
Độ rộng tổn thương (d)
< 1/3
1/3 – 2/3
> 2/3
Độ dày sừng (h)
Nhẹ (< 1mm)
Trung bình (1 – 2mm)
Nặng (> 2mm)
Tuổi (a)
15 – 25
25 – 60
60 – 80
Móng nhiễm nấm (l)
Móng tay II – V
Móng chân II – V
Móng tay cái
Móng chân cái
3.3. Công thức tính:
Trị số = mức độ nặng tổn thương x tốc độ phát triển của móng
SCIO = [(d/3)3-f x (f + h (3-f) x (l) x (a + 3)/3]1-[(2-f)(3-f)/2]
4. Dụng cụ đọc chỉ số:
Thước đo SCIO, dùng để đọc kết quả trị số số SCIO mà không cần phải tính toán, thước có thang kết quả chỉ số từ 1 – 30. Trị số SCIO càng cao chứng tỏ bệnh nấm móng càng nặng, vì vậy đòi hỏi trị liệ kéo dài hơn.
5. Liệu pháp điều trị được đề nghị theo trị số SCIO:
Được tóm tắt như sau:
· · 1 - 3: Điều trị tại chỗ: loại bỏ phần móng nhiễm bệnh (cắt hoặc cạo). Dùng thuốc bôi tại chỗ cho đến khi móng khỏe mọc trở lại.
· · 3 - 6: Điều trị tại chỗ với tỷ lệ thành công thấp, còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của móng. Nên điều trị đường uống với những móng mọc chậm hoặc dạng nhiễm nấm phần gần của móng.
· · 6 - 9: Điều trị bằng đường uống. Dùng phác đồ điều trị cho nấm móng tay. (Vd: itraconazole 2 đợt: 200mg x 2lần/ngày, trong 1 tuần/tháng).
· · 9 - 12: Điều trị bằng đường uống. Dùng phác đồ điều trị cho nấm móng chân (Vd: itraconazole 3 đợt: 200mg x 2lần/ngày, trong 1 tuần/tháng).
· · 12 - 16: Điều trị đường uống với liệu trình kéo dài thêm. (Vd: itraconazole 4-5 đợt: 200mg x 2lần/ngày, trong 1 tuần/tháng).
· · 16 – 20: Điều trị đường uống phối hợp với tại chỗ. Có thể dùng thêm thuốc tiêu sừng tương ứng.
· · 20 – 30: Xem xét rút móng (vd: đắp bột urea), tiếp tục điều trị với thuốc uống.
6. Ứng dụng:
6.1. Chẩn đoán lâm sàng:
- Dễ dàng chọn hướng điều trị thích hợp.
- Xác định thời gian điều trị thích ứng.
- Dự đoán hiệu quả điều trị.
6.2. Trong nghiên cứu:
- Đưa ra những tiêu chuẩn chọn bệnh.
- Xếp bệnh thành nhóm theo trị số gần nhau.
- Hữu hiệu cho những nghiên cứu nhỏ.
7. Kinh nghiệm áp dụng:
Nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của hai thuốc kháng nấm itraconazole và terbinafine trong điều trị nấm móng. Sau 3 tháng điều trị, nhận thấy hiệu quả điều trị trên những nhóm bệnh nhân giống nhau (có trị số SCIO gần nhau) là như nhau
Nhóm
Itraconazole
Terbinafine
Số lượng bệnh
52
46
Tuổi
51,6
55,4
Giới (nam/nữ)
29/23
21/25
Số móng bệnh TB
5,9
5,6
Móng chân cái bị nhiễm
32 (61,5%)
26 (56,5%)
Độ dày sừng (nhẹ/trung bình/nặng)
7/41/4
7/32/7
Độ rộng tổn thương (tương ứng với chiều dài của móng, tính từ bờ tự do)
< 2/3 > 2/3
< 2/3 > 2/3
25 27
19 27
Chỉ số SCIO
14,9
14,3
Thời gian bệnh nấm móng
> 10 – 26 năm
> 10 – 12 năm
Nguyên nhân gây bệnh (% dermatophytes)
82,7
86,9
Hiệu quả lâm sàng (tháng 18)
82,6%
78,3%
C. Kết luận:
Dựa vào trị số SCIO có thể so sánh được độ nặng của bệnh nấm móng giữa các móng bất kể có sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng.
Chúng ta hy vọng rằng hệ thống chỉ số mới này có thể hỗ trợ chúng ta để lập nên một sự tiếp cận tiêu chuẩn hơn trong điều trị nấm móng và chuẩn hóa việc chọn bệnh trong các công trình nghiên cứu
Người đăng: Ngọc Hoa
Bệnh nấm lang ben
(Yduocvn.com) - Bệnh nấm lang ben
Chẩn đoán nấm lang ben dựa vào.
- Vị trí: cổ và cánh tay, ngực, lưng. Chủ yếu 1/2 phía trên.
- Tổn thương cở bản: Dát trắng ( có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu ) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10-20-30 cm đường kính.
Nhìn kỹ thấy có giới hạn rõ hơi gờ cao trên mặt da, cao hơi bong ít vảy cám ( khi đi nắng ửng đỏ, gồ cao, ngứa râm ran).
- TC cơ năng: Ngứa râm ran sau khi đi nắng hay ngồi chỗ nóng ra mồ hôi.
- Soi cấy nấm dương tính (khó làm).
2. Chẩn đoán phân biệt
- Phong vô định dát trắng, mất cảm giác ,teo cơ đầu chi, thần kinh trụ, hông kheo ngoài có khi sưng to.
Tìm trực khuẩn Hansen.
- Vẩy phán hồng Gibert : ở 1/2 người phía trên, đám đỏ hồng to nhỏ khác nhau, đám mẹ 2-4 cách mạng, các đám con 5mm-1cm màu hồng, vàng nghệ giới hạn rõ, bờ có diềm vẩy, giữa xu hướng hơi hõm, nhăn.
- Bạch biến (Vitiligo)
Dát màu trắng hồng, nhẵn 1-5-7 cm đường kính, một hoặc vài đám ở mặt, thân mình hoặc tay chân, xung quanh rìa đám hơi thâm ( tăng nhiễm sắc).
3. Điều trị
Bôi một trong các thuốc sau:
· Sáng cồn ASA. Chiều mỡ Benzosali. 15-20 ngày.
· Hoặc Mỡ Clotrimazol 1% 2 lần /ngày trong 20 ngày.
· Kem Lamisil bôi trong 1 lần từ 1-2 tuần.
· Uống Ketoconazol 200mg 2 viên / ngày x2 -4 tuần ( Nizoral).
Người đăng: Ngọc Hoa
Bệnh ghẻ
(Yduocvn.com) - Bệnh ghẻ
1. Căn nguyên.
1. Căn nguyên.
- Ký sinh trùng ghẻ(Scaopte Scabiei hominis)
- KST ghẻ đào hang ở lớp sừng, đẻ trứng qua chu kỳ 3 ngày thành KST ghẻ.
- Sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi sau 3 tháng một KST ghẻ cái có thể sinh sản ra một dòng họ 150 triệu con.
2. Cách lây truyền:
Lây qua ngủ chung, quần áo, chăn chiếu.
3. Chẩn đoán bệnh ghẻ giản đơn.
* Có tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt.
Vị trí: kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông chân sinh dục ngoài ( gần 100% nam giới bị ghẻ có tổn thương ở quy đầu thân dương vật).
* Tổn thương cơ bản: mụn nước, đường hang.
Đường hang nằm ngoằn nghèo hình chữ chi màu trắng xám dài vài cm đầu đường hang là mụn nước 1-2mm, KST ghẻ thường cư trú ở đây.
* Tổn thương phụ ( thứ phát do ngứa gãi tạo thành vết gãi, vết xước da, vết trợt vẩy tiết, sẹo thẫm màu ,bạc màu.
*Ngứa nhiều về đêm.
* Dịch tễ có yếu tố lay lan trong tập thể gia đình.
* Nhể, khêu bắt được KST ghẻ hay trứng ghẻ.
4. Chẩn đoán ghẻ nhiễm khuẩn.
Ghẻ nhiễm khuẩn là ghẻ giản đơn bị bội nhiễm nên có thêm mụn mủ.
(Như vậy trườc hết cần chẩn đoán đó là một trường hợp ghẻ).
5. Chẩn đoán ghẻ viêm da hoá.
Trước hết cần khẳng định là một trường hợp ghẻ ( 5 yếu tố chẩn đoán ghẻ giản đơn) cộng thêm đám Cieem da hoá thường ở vùng da mỏng, (mặt trong hai đùi) do cào gãi chà xát bằng dao, que, móng tay, đám viêm da đỏ viêm 5 -10-15cm đường kính, trên nền đỏ rải rác có mụn nước , vết trợt kho hoặc vẩn dịch, ngứa.
Đam viêm da khôngđược xử trí tốt lâu ngày dẫn đến eczema hoá trên nền đỏ viêm có chi chít mụn nước đùi từ dưới lên, đám tổn thương chảy dịch trong nhiều ngày.
6. Chẩn đoán phân biệt
- Sẩn ngứa do côn trùng
- Viêm da dị ứng cỏ cây, nươc suối, hoá chất.
- Viêm da mủ.
7. Điều trị
Nguyên tắc:
- Phát hiện sớm, điều trị sớm tránh biến chứng.
- Điều trị cùng một lúc tất cả người có bệnh và người liên quan.
- Boio thuốc vào buổi tối, bôi kiểu quang dầu, bôi 3 ngày liên mới tắm giặt thay quần áo.
(1 Lớp mỏng từ cổ đến chân( buổi tối KST bò ra khỏi hang) )
Tại chỗ: dùng một trong các thuốc ghẻ sau:
- Dầu DEP ( diethylphytalat).
- Mỡ diêm sinh 10% cho trẻ em, 30 % cho người lớn.
- Dầu Benzyl Bezoat 33% rất tốt, dung dịch kem Pemethirn 1%.
- Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa.
- Dung dịch hoặc kem Kwell rất tốt chỉ cần bôi 1-2 lần là khỏi.
- Phương pháp Demianovitch.
Bôi dụng dịch Hyposulfit Natri 10% sau 3 phút bôi tiếp.
Dung dịch axit Clohydric 6% xảy ra phản ứng hoá học làm giải phóng diêm sinh mới có tác dụng trị ghẻ.
- Phương pháp Diakova:
Xà phòng giặt 50g
bột diêm sinh 125 g
nước cất 350 ml
Bôi ngày 2 lần
- Licơ Wenming ( vôi tôi, diêm sinh nấu trong nước sôi) thuốc này dễ gây viêm da).
- Với ghẻ nhiễm khuẩn ngoài thuốc bôi điều trị ghẻ cho bôi thêm thuốc màu (dung dịch xanh metilen 1% dung dịch thuốc tím metin 1%) vào các mụn mủ , vết trợt).
- Với ghẻ viêm da hoá vùng viên da bôi hồ nước giai đoạn đầu mỡ corticoid giai đoạn sau vẫn phải điều trị ghẻ ( là nguyên nhân gây viêm da).
Thuốc toàn thân:
Chống ngứa: Kháng Histamin tổng hợp như Chlopheniramin 4mg 2 viêm /ngày, Trưa 1 viên, tối 1 viên.
Vitamin c, B1 Nếu là ghẻ nhiễm khuẩn cho thêm 1 đợt kháng sinh Ampixilin 500mg 3 viêm / ngày x 7 ngày.
Đông y: tắm lá đắng ( ít tác dụng) Dầu hạt máu chó.
Người đăng: Ngọc Hoa
Bệnh Eczema
(Yduocvn.com) - Bệnh Eczema
Eczema cấp tính
E bán cấp
Eczema mãn
Đám máu viêm đỏ vài mm đến 10-20cm
Mmụn nước nhỏ kín khắp bề mặt chặt,
chẩy dịch.
Đám mảng giảm viêm lên da non.
Màu hồng bóng
Đám mảng thâm nền cứng cộm xù xì
A. Chẩn đoán eczema
1. Vị trí: bất kỳ kể vàng da nào cũng có thể bị eczema.
2. Tổn thương cơ bản.
Đám đỏ vài cm đường kính đến 10-20 cách mạng, đường kính giới hạn không rõ, nề nhẹ. Trên bề mặt đám đỏ có mụn nước có đặc điểm sau:
- Mụn nước nhỏ bằng đầy tăm đầu kim.
- Nông, tư vỡ.
- San sát bên nhau, chi chít khắp bề mặt thương tổn.
- Đùn từ dưới lện hết lớp này đến lớp khác.
- Mụn nước vỡ thành điểm chợt đỏ (giếng eczema) nhiều điểm chợt liên kế thành đám chợt.
Chợt chảy dịch là eczema cấp, nếu bội nhiễm có mủ vẩy tiết.
- Eczema bán cấp: đám tổn thương giảm giêm khô dần, lên da con.
- Eczema mãn liken hoá: do ngứa gãi bị bệnh lâu ngày, da dầy côm thâm màu, hằn da nổi rõ, bề mựt cứng cộm, thô ráp.
3. Cơ năng: Ngứa
4. Tính chất: Tiến triển mãn tính hay tái phát nhiều tháng, nhiều năm, tính chất không khỏi.
5.Giải phẫu bệnh lý da: có hiện tượng xốp bào, (Spongiosis) tiền đề hình thành mụn nước.
B Chẩn đoán thể eczema.
Trước hết chẩn đoán đó là một eczema theo các yêu tố nói trên, sau đó dựa vào đặc điểm của từng eczema.
1. Eczema vi khuẩn.
- Thường bị ở cẳng chân 1 bên hay2 bên.
- Sau vết xây xước da, vết công trùng đốt sau đó lan rộng dần.
Mụn nước, chảy dịch mủ, vẩy tiết.
- Có kiểu vệ tinh ( chóc , nhọt quanh đám eczema).
- Có thể có ban thứ phát ở mặt, thân, ,mình, tay chân, các đám đỏ ngứa lẩm mẫn mụn nước.
2. Eczema tiếp xúc.
- Vùng hở: ( mặt, 2 tay, 2 chân) có khi in hình vật tiếp xúc (quai dép...)
- Viêm đỏ mạnh, nền, nền có mụn nước có khi có bọng nước.
- Ngừng tiếp xúc bệnh giảm, tiếp xúc lại, lại tái phát.
-Thử ứng test da với dị nguyên nghi ngờ (+)
- Dị nguyên thường là các chất hoá học trong công nghiệp, sinh hoạt như hoá chất, cao su, xăng dầu, mỡ, chất điểm tang, xi măng, crôm,.....
3. Eczema trẻ sơ sinh: từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.
Ở vùng má trán có đám đỏ, hình mong ngựa sau lan ra đầu, thân mình đỏ viêm , nhiễm mụn nước, chảy nước mạnh, chợt đỏ, mụn, vẩy tiết , cấp tính, ngứa nhiều.
Có khi kèm rối loạn tiêu hoá ỉa lỏng tiền sử gia đình có người bị eczema.
- eczema trẻ em 2-12 tuổi.
- Biểu hiện bán cấp mãn tính có lúc chợt chảy nước, sau khô dần bắt đầu liken hoá.
- eczema thể địa chính cống từ 12 tuổi trở lên.
Vị trí đối xứng 2 bên nách, nếp, nếp khuỷ tay, nếp kheo chân, 2 cổ chân, mặt trước cẳng chân.
Tổn thương tính chất liken hoá, dày cộm, cứng,thâm màu, bề mặt có sẩn, có khi có giai đoạn vẫn chảy dịch.
Ngứa nhiều, tiến triển mãn tính.
4. Eczema da đầu .
Vị trí vùng da đầu mặt, đầu, da ức, vùng liêm bả.
Đám đỏ,nền hơi nề, hơi cộm, có vẩy mỡ ( riêng eczema da dầu khô, không nhìn thấy mụn nước, nhưng vẽ vi thể có mụn nước.).
C. Điều trị eczema
1. Eczema cấp: Viêm đỏ, chợt, chay dịch, có mủ, vẩy tiết.
- Tại chỗ: rửa ngâm, đắp gạc dung dịch Rivanol 1% hạc dụng dịch nitrat bạc 0,25% hoặc dung dịch berbenri 1% 1-3 ngày đầu. Sau đó bôi thuốc màudung dịch tính Metin 1% dung dịch xanh Metilen 1%, dung dịch Milian hoặc bôi hồ nước.
- Toàn thân.
Kháng sinh chống bội nhiễm Ampxilin 0,25 4-6 viên / ngày/ x 5-7 ngày chống dị ứng chống ngứa.
Chlopheniramin 4mg 2 viên ngày hoặc Histalong 10mg 1 viên / ngày.
Vitamin C 0,10 10Viên /ngày.
Nếu cần mà không có chống chỉ định có thể cho 1 đợt Prednisolon 5mg 4 viên / ngày 3/4 ngày rồi giảm liều 2/ viên / ngày x 7 ngày rồi ngừng.
- Chống cào, gãi chà xát.
2. Eczema bán cấp:
Giảm viêm giảm chảy nước, bắt đầu khô, lên da non Bôi mỡ Cocticoit + kháng sinh.
Như: mỡ Synalar - Neomycin
Mỡ Celesytodezem - Neomycin.
Thuốc toàn thân.
Chống ngứa chống dị ứng.
Chlophepniramin 4 mg 2 viên / ngày.
Hoặc Histalnog 10mg 10 viên / ngày.
3. Eczema mãn liken hoá.
Đám tổn thương thâm màu, cứng cộm liken hoá, xù xì thô ráp.
bôi một trong các thuốc sau:
Goudrar, Coaltar: tan nhiễm cuộn.
Mỡ corticoids: mỡ Flucinar, mỡ Diprpsali mỡ Demovate, mỡ betnvate.
Uống: kháng Histamin tổng hợp.
Vitamin C1g/ ngày.
Nếu cần và không có chống chỉ định cho một đợt Prednisolon.
Người đăng: Ngọc Hoa
Bệnh viêm da mủ
(Yduocvn.com) - Bệnh viêm da mủ
Nguyên nhân:
* Do liên cầu (Streptigo) * Do tu cầu (Streptigo)
Chốc lây (impetigo) Viêm nang lông (folliculiti)
Chốc mép (Perleche) Đinh nhọt (furuncle)
Hăm kẽ (intertrigo) Hậu bổi: (Carbuncle, anthrax)
Chốc loét (ecthyma) Nhọt ổ gà (hidradenitis)
Viêm quầng (erysipile)
1. Chốc lây ( Impetigo).
- Thường ở trẻ em.
- Vùng đầu - mặt sau có thể lan thân mình, tay chân.
- Tổn thương là bọng nước, bùng nhùng, sau vài giờ có mủ vàng.
- Bọng mủ vỡ chợt nông, đỏ, vẩy tiết, vàng kiểu mật ong.
- Tính chất tự lây nhiễm ( lây lan từ vùng da này sang vùng da khác).
- Toàn thân có khi sốt ,mệt mỏi
Chú ý: có thể có biến chứng viêm cầu thận cấp.
Điều trị:
Bôi thuốc màu dung dịch tím metin 1%.
Dung dịch xanh Metilen 1%.
Khi gần lành: mỡ kháng sinh.
Cho dùng một đợt kháng sinh, vitamin C.
2. Hăm kẽ ( Intertrigo).
- Thường gặp ở trẻ em và người lớn béo bệu.
- Vị trí các nếp kẽ: sau tai, cổ, nách,bẹn, kheo chân, các nếp ngấn ở cánh tay,đùi.
- Da viêm đỏ , nền có lẩn mẩn ít mụn nước, có khi chợt chảy dịch, có mủ.
- Ngứa, đau rát.
Điều trị: thuốc màu, hồ nước. uống kháng sinh.
3. Viêm nang lông (folliculitis).
- Vị trí tổn thương: Vùng có lông tóc: Đầu, râu cằm, nách, mu, 2 cẳng chân.
- Tổn thương cơ bản: sần viêm đỏ kích thước vài mm, khu trú chân lông gồ cao trên mức da mức da, có khi ở giữa có điểm mủ hoặc vẩy tiết nâu sẩn rải rác hạc nhiều khi chi chít khắp các chân lông.
- Cơ năng: Ngứa,đau.
- Toàn thân có khi hạch lân cận sưng.
Điều trị:
Tại chỗ bôi thuốc màu, Mỡ kháng sinh.
Toàn thân uống kháng sinh, chống dai dẳng cho vùng vaccine tụ cầu.
4. Định nhọt ( Furuncle)
Nhọt là viêm nang lông toàn bộ, nang lông hoại tử tạo thành ngòi, căn nguyên do tụ cầu vàng.
Lâm sàng là khối viêm đỏ, sưng tấy 1 vài vm đường kính, gồ cao, sưng nóng đỏ đau qua 3 giai đoạn : từ 8-10 ngày.
- Sưng đỏ, viêm tấy, đau.
- Hình thành ngòi, hoá mủ.
- Thoát mủ, thoạt ngòi lành sẹo.
Số lượng một vài cái 5-10 cái.
- Nhọt ở ống tai ngoài rất đau gọi là lên " đằng đằng" từ dân gian.
- Nhọt ở cằm mép gọi là "inh râu" nguy hiểm vì có khi gây nhiễm khuẩn huyết.
- Nhọt bầy là nhọt mọc thành mụn đứng gần nhau thường ở những người suy giảm miễn dịch, lao, đái đường.
Điều trị:
- Giai đoạn sưng đỏ, viêm tấy, đau ( nhọt còn non) không chích nặn mà bôi cồn iốt 5% cho tan nhọt hoặc bôi co Ichthuol
uống hoặc tiêm kháng sinh một đợt.
- Giai đoạn hoá mủ tạo ngòi: đợi cho hoá mủ hoàn toàn mới chích nhọt, giúp nhọt mau lành và tránh sẹo xấu. Thay băng hàng ngày và cho uống hoặc tiêm kháng sinh.
- Với đinh râu cho kháng sinh liều cao và phối hợp kháng sinh. aptriazon 2=3g gentanycir.
Tuyệt đối không chích nặn, chỉ bôi cồn iốt 3-5%.
- Nhọt bầy cho dùng kháng sinh từng đợt.
Nâng cao thể trạng, chữa bệnh kết hợp.
5. Hậu bối ( Anthrax)
Là cụm đinh nhọt có nhiều mủ, nhiều ngòi và có quá trình hoại tử phần mềm tổ chức da dưới da vùng đó.
Lâm sàng.
- Thường xảy ra ở người già yếu, lao, đái đường.
- Do tụ cầu trùng vàng độc tính cao.
- Vị trí gáy, lưng, xương cùng.
Đám mảng đỏ 5-10-20 cách mạng đường kính lúc đầu viêm đỏ, sưng tấy, gồ cao, đau, có nhiều ngòi, hoại tử tổ chức dưới da. Tổ thương lõm xuống, sâu 0,5 -1cm dần dần khi đỡ tổ chức hạt mọc đâỳ, biểu mô da bên ngoài dò ào hạc xơ hoá thành sẹo.
Diễn biến từ đầu đến khi lành khoang 1 tháng -1 tháng rưỡi tuỳ hậu bối to cần đề phòng biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
Điều trị:
Tại chỗ: thay băng rửa bằng dung dịch sát khuẩn như dung dịch Rivanol 1%0, dung dịch Nitrat bạc 1% dụng dịch betadin pha loãng 1/10 cho sạch mủ ngòi tổ chức hoại tử, thay băng hàng ngày, không nên chích rạch, nạo vét.
Toàn thân: Kháng sinh liều cao và phối hợp kháng sinh như:
Cephalotin 1-3 g/ngày tiêm bắp kết hợp Nofloxacin 80mg 2 ống tiêm bắp.
Vitamin C, B1.
Nâng cao thể trạng, săn sóc ăn uống.
6. Nhọt ổ gà (hidradenitis).
Là viêm lông kèm theo viêm hạch bã tuyến mồ hôi, vùng nách có cục viêm có vỏ xơ bao quanh trung tâm có mủ.
Điều trị: Kháng sinh từng đợt, chích nạo vét.
Người đăng: Ngọc Hoa
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top