ben thang cuoc c10

Chương X: Đổi mới

Từ chỗ tập trung vào tay nhà nước ruộng đất, nhà máy và tất cả các quyền sản

xuất, kinh doanh, từ tháng 12-1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cho phép

“các thành phần kinh tế” được làm ăn một cách có giới hạn. Đồng thời, nhà nước

cũng từng bước cho tự do lưu thông hàng hóa trong nước, để thị trường điều tiết giá

cả thay vì lên kế hoạch và quyết định bằng các mệnh lệnh hành chánh. Việc chấp

nhận nền kinh tế vận hành theo các quy luật gần giống như nó vốn có được Đảng

gọi là “đổi mới”. Để đi tới quyết định đó, các nhà khởi xướng cũng đã phải mất rất

nhiều thời gian để thuyết phục các đồng chí trong Đảng và thuyết phục chính mình.

Hội nghị Đà Lạt

 

Giữa năm 1983, khi đến làm việc tại nhà máy Viso, một trong những những điển

hình xé rào ở Sài Gòn, ông Trường Chinh nói với Giám đốc Nguyễn Quang Lộc: “Nay

tôi đến đây để nghe. Chú như một chuyên gia cứ báo cáo hết chứ không phải lễ lạt

gì”. Ông Lộc báo cáo xong thì đã mười một giờ trưa. Bác sỹ riêng yêu cầu Trường

Chinh nghỉ, nhưng ông nói: “Tôi phải xuống xem nhà máy đã”. Năm ấy Trường

Chinh bảy mươi lăm tuổi.

Sau khi trở lại sân chính, mọi người nhìn thấy ông, vây quanh. Theo ông Lộc thì

họ là những công nhân đã làm việc ở đây từ trước 1975, là những người mà “cơ

quan chức năng” từng nghi ngờ là “địch”. Trường Chinh nói: “Phải chụp ảnh với giai

cấp công nhân”. Chụp ảnh xong, ông ôm vai ông Lộc ngay giữa sân: “Hôm nay bác

chỉ dặn cháu một điều, làm gì thì làm cũng phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã

hội”. Ông Lộc nhớ lại: “Tôi có cảm giác đó là lời thầm thì của một papa”.

Sở dĩ những người như ông Trường Chinh và đa số trong Ban Bí thư lúc ấy đồng

ý với “Khoán 100”, theo ông Trần Đức Nguyên, là vì nó chưa đụng đến chế độ sở

hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Khoán ruộng cũng như “xé rào”, để được chấp

thuận thì điều quan trọng nhất là phải làm cho các “Papa” tin rằng chúng không hề

thách thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ông Trường Chinh đến Viso từ một gợi ý của ông Võ Văn Kiệt. Theo ông Đặng

Xuân Kỳ, con trai ông Trường Chinh: “Anh Sáu Dân giúp ông cụ hiểu thêm nhiều về

thực tế, đặc biệt là từ Hội nghị Trung ương 6, giữa năm 1979. Anh khuyên cụ đi cơ

sở nhiều hơn để trực tiếp nắm bắt tình hình”. Tháng 9-1982, Bộ Chính trị vào làm

việc tại Sài Gòn, phê phán xé rào hết sức nặng lời, có người còn quy thành phố là

“phản động”. Tại hội nghị, theo ông Nguyễn Văn Huấn, thư ký của ông Kiệt: “Ông

Tố Hữu bóng gió: Sáu Dân định làm vua Sài Gòn”.

Cũng như ông Nguyễn Văn Linh, trong cuộc “làm việc” này, ông Kiệt chọn con

đường im lặng. Ông Kiệt và Thành ủy Thành phố nhận ra phải tìm một con đường

khác để từng bước thuyết phục trung ương thừa nhận nhận xé rào. Con đường đó,

theo ông Nguyễn Văn Huấn, khi ấy là thư ký riêng của ông Kiệt, là: “Mời các anh Bộ

Chính trị đi thực tế, xuống cơ sở, để các anh ấy tự nhận ra làm ăn theo cách cũ là

không được nữa”.

Trước đó, tháng 4-1983, ông Trường Chinh đã đến Tây Nguyên để tìm hiểu cách

“đồng bào Tây nguyên đi lên chủ nghĩa xã hội”. Tại đây, ông giật mình khi biết trên

văn bản nói là có 93% hộ dân Tây Nguyên đã vào tập đoàn, hợp tác xã, nhưng hoạt

động của mô hình “kinh tế xã hội chủ nghĩa” đó chỉ là hình thức. Đồng bào vẫn du

canh, phá rừng, làm rẫy với cách canh tác lạc hậu như cũ; hợp tác xã vẫn phân

phối theo lối bình quân vì chưa biết tính toán định mức, cộng điểm. Theo ông Đặng

Xuân Kỳ, người tháp tùng chuyến đi này: “Anh Y Ngông Niek Đam, bí thư Daklak,

nhờ tôi giúp báo cáo sự thật này vì anh ngại”. Nghe xong, ông Trường Chinh hỏi:

“Chả nhẽ ở dưới người ta nói dối Bộ Chính trị và Trung ương?”. Y Ngông thật thà:

“Dạ, nói dối”.

Theo ông Trần Đức Nguyên, thư ký của Trường Chinh, ngay trong chuyến đi đó,

ông Trường Chinh đồng ý cho Daklak tiếp tục chính sách giao đất, giao rừng cho các

hộ đồng bào dân tộc. Đồng thời, khi trở lại Hà Nội, ông Trường Chinh đã “văn bản

hóa” quan điểm này trong một chỉ thị của Ban Bí thư do ông ký. Tháng 5-1983, sau

nhiều chuyến “vi hành” trở về, họp Bộ Chính trị, ông Trường Chinh phát biểu: “Chúng

ta đang ở trong tình hình nói dối phổ biến mà mọi người làm như là không nói dối”.

Sau chuyến đi đến nhà máy Viso, ông Trường Chinh muốn chia sẻ những vấn đề

ông ghi nhận được từ hiện tượng xé rào mà ông Võ Văn Kiệt nhen nhúm và cắm cờ

điển hình từ năm 1979. Tháng 7-1983, nhân khi có một số vị trong chính phủ khác

đang cùng ông nghỉ tại Đà Lạt, Trường Chinh đã liên hệ với Thành ủy Thành phố Hồ

Chí Minh, yêu cầu có báo cáo chính thức về “xé rào”.

Bí thư Thành ủy lúc ấy là ông Nguyễn Văn Linh xuống Viso nói với ông Lộc: “Lộc

ơi, ta phải đi Đà Lạt. Các anh lãnh đạo đang nghỉ trên đó”. Ông Lộc hỏi: “Làm gì

anh Mười?”. Mười Cúc: “Tôi cho rằng anh Trường Chinh muốn các anh ở ngoài kia

hình dung được công việc của các cậu. Các cậu cũng phải gặp để các anh ấy biết

một tầng lớp cán bộ mới”. Ngoài Nguyễn Quang Lộc, giám đốc Viso, “tùy tùng” ông

Linh bao gồm những “điển hình xé rào” của ông Võ Văn Kiệt: Lê Đình Thụy, giám

đốc Thuốc lá Vĩnh Hội; Nguyễn Thị Lý, giám đốc Dệt Việt Thắng; Trần Tựu, giám

đốc Dược phẩm 2-9.

Ông Lộc nhớ lại: Lê Đình Thụy vào phòng họp vừa nhìn thấy các “papa” liền

khóc rống lên. Ông Phạm Văn Đồng mắng: “Làm sao anh khóc?”. Ông Thụy mếu

máo: “Chúng tôi khổ quá, được giao kế hoạch mà trên không cân đối vật tư, phải tự

chạy vạy để hoàn thành kế hoạch trên giao và nuôi sống công nhân. Vậy mà không

được động viên lại còn nay đòi thanh tra, mai đòi bắt”. Ông Đồng lại mắng: “Khi

người ta giao kế hoạch người ta phải cân đối chứ. Tại sao có thể thế được?”. Phó

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Chí Công nói: “Nó giao đại thể thế chứ không có

cân đối đâu anh ơi”. Ông Đồng nói: “Tại sao không báo Đỗ Mười?”. Ông Công: “Trên

nó còn thứ trưởng, bộ trưởng làm sao nó lên tới phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

mà báo cáo được”.

Cũng tại Hội nghị Đà Lạt, ông Trường Chinh đã nghe ông Phan Văn Khải, phó

chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, và ông Mười Phi, giám đốc ngoại thương, nói về

“xé rào” trong hoạt động của khối phân phối lưu thông. Theo ông Nguyễn Quang

Lộc: “Sau bốn ngày lắng nghe, ông Trường Chinh ra ôm vai chúng tôi, nói: Các chú

gặp khó khăn nhưng đã rất dũng cảm. Phàm là một người cộng sản, chúng ta đừng

sợ khó khăn, đừng sợ sai lầm, sai thì sửa. Nhưng gì thì gì, phải kết hợp tốt giữa lý

luận với thực tiễn”.

Từ cuối tháng 12-1981, ông Võ Văn Kiệt ra Hà Nội làm chủ nhiệm Ủy Ban Kế

hoạch Nhà nước. Sau hai năm ngồi ở trung ương, ông nhận ra nếu không “tháo gỡ

được cách nhìn thì sẽ không tháo gỡ được cơ chế”. Ông Kiệt gặp Bùi Văn Long, tổng

giám đốc Liên hiệp Dệt, đề nghị tổ chức hội nghị ngành dệt để các giám đốc nói hết

những ách tắc của mình. Ông Kiệt dặn: “Mời được càng nhiều lãnh đạo trung ương

về nghe càng tốt”.

Tháng 4-1984, tại khuôn viên công ty Dệt Phước Long, hơn hai mươi giám đốc

trong và ngoài ngành dệt đã báo cáo trước 200 đại biểu gồm lãnh đạo các tỉnh,

thành phố, các bộ, ban ngành và gần như đầy đủ các vị trong Hội đồng Bộ trưởng.

Tuy hội nghị khá dài, kéo tới ba ngày, nhưng không khí càng về sau càng cởi mở.

Trả lời một chất vấn về chính sách “hạch toán hai sổ”, Tổng Giám đốc Bùi Văn

Long nói thẳng: “Đúng là tôi có hai sổ: một sổ ghi thu chi các sản phẩm đầu vào

theo giá nhà nước, hợp pháp nhưng không hợp lý; một sổ ghi thu chi theo giá thật

trên thị trường, hợp lý nhưng không hợp pháp. Sổ hợp pháp để báo cáo cấp trên, sổ

hợp lý để điều hành doanh nghiệp. Ví dụ: Tôi mua cây tre, người ta chỉ bán với giá

1,5 đồng một cây nhưng Ủy ban Vật giá chỉ cho phép mua với giá một đồng một

cây. Tôi đành nói anh em mua một cây tre rồi chặt ra làm đôi, tính hai cây để ghi

vào sổ cho hợp pháp

510

.

Những hội nghị như Đà Lạt hay Dệt Phước Long đã giúp các nhà lãnh đạo nghe

được trực tiếp những gì đang diễn ra thay vì nghe qua các báo cáo mà, theo ông

Trần Nhâm, thường không phản ánh đúng thực tế, cho dù được đóng dấu “mật” và

chỉ lưu hành trong nội bộ. Nếu như những người như ông Võ Văn Kiệt không tạo ra

thực tiễn xé rào thì những người như ông Trường Chinh sẽ không nhìn thấy sự bức

bối của cơ chế. Nhưng nếu như ông Trường Chinh không đủ bản lĩnh chính trị và

năng lực tư duy để giải thích thực tiễn và chuẩn bị cơ sở lý luận thích hợp với môi

trường chính trị lúc bấy giờ thì ông cũng khó mà thuyết phục được các đồng chí của

ông trong Đảng.

Nhóm giúp việc mới

Sau chuyến đi Tây Nguyên, ông Trần Đức Nguyên bị điều đi khỏi văn phòng

Trường Chinh. Ông Trần Nhâm, một đồng nghiệp của ông Nguyên, cho biết: “Lý do

công khai để Ban Tổ chức thay anh Nguyên là vì anh Nguyên có một người chị định

  

  

Pháp.

 

Thời

  

ấy

  

  

lịch

  

như

  

thế

  

  

ghê

  

lắm”.

  

Nhưng,

  

cũng

  

theo

 

ông

  

Nhâm,

nguyên nhân sâu xa là do trong các cuộc làm việc chung của nhóm, ông Trần Đức

Nguyên hay “nhận xét về các nhà lãnh đạo khác”. Một người trong nhóm giúp việc

đã ghi lại đầy đủ các phát ngôn này và sau đó đi báo với Ban Tổ chức.

May mắn là chỗ trống của ông Nguyên đã được “điền” bằng ông Hà Nghiệp, một

nhà nghiên cứu xuất sắc của thập niên 1980. Ông Hà Nghiệp lúc ấy đang làm vụ

trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Trung ương Đảng. Ông có bằng đại học và phó tiến

sỹ về cơ khí ở Liên Xô, về nước giảng dạy ở trường Đại học Bách khoa. Năm 1975

ông được trưng tập vào Nam tiếp quản các cơ sở kinh tế, rồi về công tác ở Văn

phòng Trung ương Đảng. Khi ấy, ông Trần Đức Nguyên cũng được điều từ Ủy ban

Kế hoạch Nhà nước về Văn phòng Trung ương. Ông Nguyên kể: “Hai chúng tôi

thường làm việc với nhau, rất thân nhau, hiểu nhau vì Vụ của anh Nghiệp đảm

nhiệm chính công tác nghiên cứu, biên tập phục vụ Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Tôi đặc

biệt quý anh Hà Nghiệp ở cách nghĩ không bị gò vào khuôn khổ thông thường mà

luôn luôn tìm tòi cái mới phù hợp với thực tế. Hồi đó, những người có tư tưởng đổi

mới rất dễ bị phê phán. Anh Hà Nghiệp nói vui: những người này phạm sai lầm vì

đúng quá sớm”.

Theo ông Đặng Xuân Kỳ, chính ông Trường Chinh đã yêu cầu Ban Tổ chức chọn

đích danh ông Hà Nghiệp. Tháng 7-1983, khi đang ở miền Nam để chuẩn bị cho Hội

nghị Đà Lạt, Trường Chinh đã cho gọi Hà Nghiệp vào dù khi ấy thủ tục Ban Tổ chức

làm vẫn chưa hoàn chỉnh. Ở Văn phòng Trung ương, Hà Nghiệp nổi tiếng luôn “nói

ngược”. Theo ông Trần Nhâm: “Một vị lãnh đạo trong Văn phòng Trung ương cũng

muốn đẩy đi, vì nghĩ kiểu Hà Nghiệp chỉ có thể làm việc với cụ Trường Chinh không

quá ba tháng. Không ngờ, ở càng lâu Hà Nghiệp càng trở thành một trợ lý mà ông

Trường Chinh tâm đắc nhất”.

Ông Đặng Xuân Kỳ cho rằng: “Sẽ không có Trường Chinh của năm 1986 nếu

như đầu thập niên 1980 ông không tự mình lựa chọn những người giúp việc”. Ông

Đặng Xuân Kỳ kể: “Tôi học ở Nga tới năm 1965. Sau hai năm về nước, tôi nhận ra

bộ máy của mình có vấn đề. Tôi đề nghị cha tôi bắt đầu từ việc đổi mới bộ máy

giúp việc cán bộ chủ chốt. Nhiều người trong số họ xa rời thực tế, chỉ dựa dẫm vào

tiếng tăm các nhà lãnh đạo để hưởng bổng lộc. Nhưng năm ấy cụ không nghe tôi.

Phải tới năm 1972, cha tôi mới thừa nhận là cần phải thay người Trợ lý số Một.

Nhưng khi thay xong, tôi nói với ông: 'Người này cũng không khác những người

trước'. Cha tôi bảo: 'Đây là người Ban Tổ chức đưa về mà?'. Tôi nói: 'Nhưng vẫn

không phải là người ta cần'. Cha tôi ngạc nhiên: 'Tổ chức thì làm sao sai được?'”.

Quyền lực của Ban Tổ Chức Trung ương dưới thời Trưởng Ban Lê Đức Thọ có mặt

gần như ở khắp nơi. Nhưng theo ông Kỳ: “Từ năm 1980, cha tôi không để cho ông

Lê Đức Thọ can thiệp nữa. Cụ tự chọn lấy những người giúp việc, và nếu Ban Tổ

chức không đồng ý ai, cụ yêu cầu phải giải thích”.

Cuối năm 1983, ông Trường Chinh nói với ông Hà Nghiệp và Trần Nhâm: “Tình

hình cấp bách, nếu cứ tiếp tục như thế này, đất nước sẽ bế tắc”. Ông yêu cầu lập

một nhóm nghiên cứu tư vấn. Ông dặn: “Phải chọn những người có đầu óc mới mẻ,

hiểu chính sách kinh tế mới”.

  

Nhóm nghiên cứu ngay sau đó được hình thành.

Ngoài Hà Nghiệp và Trần Nhâm, nhóm còn gồm Đào Xuân Sâm, chủ nhiệm Khoa

Quản lý Kinh tế của Học viện Nguyễn Ái Quốc; Lê Xuân Tùng, phó chủ nhiệm khoa

của học viện này kiêm thư ký của ông Lê Đức Thọ; Võ Đại Lược, viện trưởng Viện

Kinh tế Thế giới; Dương Phú Hiệp, phó viện trưởng Viện Triết học; Lê Văn Viện,

giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đang làm chuyên gia giúp tổng bí thư

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; một phó Ban Cơ yếu Trung ương và ba chuyên

viên cao cấp Ban Kinh tế Trung ương, Nguyễn Thiệu, Trần Đức Nguyên và Nguyễn

Văn Đào nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại thương.

Giáo sư Dương Phú Hiệp nói: “Trước đó đã có tiền lệ Tổng Bí thư Lê Duẩn lập ra

nhóm nghiên cứu về Làm Chủ Tập Thể, nên ông Trường Chinh cũng có cơ sở để báo

cáo với Bộ Chính trị về việc hình thành nhóm nghiên cứu của ông”. Theo Giáo sư

Hiệp, trong

 

buổi gặp đầu tiên, ông Trường

 

Chinh

 

nói: “Tôi

 

biết các đồng chí là

những nhà khoa học, những người yêu nước, muốn đóng góp. Tuy nhiên, nếu phát

biểu ra ngoài những ý kiến mạnh mẽ bây giờ rất dễ bị quy chụp. Nhưng ở đây,

chúng ta cứ nói thẳng, nói hết, để tôi tìm cách nói lại trong Bộ Chính trị, để Bộ

Chính trị tìm biện pháp khắc phục những thiếu sót của đất nước”.

Trong các cuộc họp của nhóm nghiên cứu, ông Trường Chinh chỉ nghe và hỏi

thêm chứ không phát biểu ý kiến hay kết luận. Theo ông Trần Đức Nguyên: “Ông

muốn chúng tôi thật sự phát huy tự do tư tưởng, không bị trói buộc bởi những quan

điểm giáo điều, bảo thủ”. Trường Chinh nói với nhóm nghiên cứu: “Tôi lắng nghe

các đồng chí, nhưng vì tuổi cao, ghi chậm nên việc ghi chép xin nhờ mấy đồng chí

thư ký của tôi giúp”. Nhưng khi các chuyên gia phát biểu, ông không chỉ lắng nghe

mà còn mở sổ, cặm cụi ghi chép với một thái độ trân trọng và khiêm tốn. Phương

pháp của ông Trường Chinh đã tạo ra một không khí làm việc hết sức cởi mở trong

nhóm.

Một lần, khi ông Trường Chinh hỏi Giáo sư Dương Phú Hiệp: “Khi nào thì ta có

thể kết thúc chặng đường đầu? Khi nào thì ta có thể kết thúc thời kỳ quá độ đi lên

chủ nghĩa xã hội?”. Giáo sư Hiệp trả lời: “Thưa bác cháu chưa biết”. Ông Trần Nhâm

và ông Hà Nghiệp nói: “Anh là chuyên gia về phân kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội mà?”.

Ông Dương Phú Hiệp chậm rãi: “Để trả lời câu hỏi này, cho phép cháu kể một câu

chuyện ngụ ngôn Nga”. Mặc dầu ông Trường Chinh nói: “Đang làm kế hoạch mà nói

chuyện dân gian Nga à?”. Nhưng ông có vẻ thích thú, bước tới đứng sát nơi ông

Hiệp ngồi, lắng nghe.

Giáo sư Hiệp kể: Một người đi đường, khi ra tới bìa rừng thì gặp một bác tiều

phu, ông dừng lại hỏi: “Bác ơi, khi nào tới bến sông?” Người tiều phu trả lời: “Không

biết”. Người đi đường thất vọng bước tiếp và sau khi đi được chừng mươi bước, bác

tiều phu gọi giật lại bảo: “Còn bốn giờ nữa”. Người đi đường ngạc nhiên: “Sao nãy

bác không nói?” Bác tiều phu: “Khi nãy anh đứng tôi không biết, giờ anh đi tôi mới

biết”. Rồi ông Dương Phú Hiệp quay về phía ông Trường Chinh: “Thưa bác, hiện nay

ta chỉ dẫm chân tại chỗ chứ không đi nên thật khó trả lời là đến khi nào thì đi hết

thời kỳ quá độ”.

Ông Trường Chinh nghe xong, cười và nói: “Đồng chí văn nghệ thì để tôi cũng

góp chút văn nghệ”. Ông đọc bài Tiết Lập Xuân của Cao Bá Quát: “Khứ nhật xuân

lai phá cựu hàn / Kim chiêu hồng tử đấu thiên ban / Hà đương thế sự như hoa sự? /

Phong vũ giang sơn tận cải quan”, rồi đọc phần dịch thơ của ông: “Hôm trước xuân

về tan giá lạnh / Sáng nay muôn tía đấu ngàn hồng / Việc đời ví được như hoa nhỉ /

Mưa gió qua rồi đẹp núi sông”. Ông nói với anh em giúp việc: “Giờ ta đang khó

khăn nhưng đừng bi quan quá. Mây tan, gió tạnh sẽ về thôi”.

Không bi quan không có nghĩa là mũ ni che tai, ông Trường Chinh tìm cách để

hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Một hôm, Giáo sư Dương Phú Hiệp tới

trễ. Ông Trường Chinh hỏi thăm, ông Hiệp nói: “Đêm qua cháu phải thức đêm xách

nước bác ạ”. Ông chép miệng: “Vất vả nhỉ”. Ông Hiệp nói: “Không phải mình cháu.

Các khu tập thể ở Hà Nội đều thiếu nước, người dân phải xếp hàng tới khuya mới

hứng được vài xô nước mang về dùng. Bác ạ, bên ngoài người ta đang hát: Đêm

đến cả nhà lo việc nước / Sáng ra cả nước lo việc nhà”. Theo ông Trần Nhâm, từ đó,

Trường Chinh yêu cầu thu thập những câu nói trong dân gian, đặc biệt là những

chuyện tiếu lâm chính trị như là một phần giúp ông hiểu tâm tư nguyện vọng của

dân chúng.

Thập niên 1980 có lẽ là giai đoạn để lại nhiều chấn thương cả về thể chất lẫn

tinh thần cho người Việt nhất. Những người lính tham gia hai cuộc chiến tranh ở

biên giới phía Bắc và Campuchia không còn có cái hào hùng của những người lính

trên đỉnh Trường Sơn năm xưa. Không còn những bộ quân phục vải Tô Châu xanh

bền, phải lăn lộn trên các chiến trường giá rét ở phía Bắc, gay gắt ở Tây Nam, bộ ka

ki Vĩnh Phú của người lính nhanh chóng rách gối, thủng đít. Bộ đội có sáng kiến cắt

ống, quay phần lành lặn từ phía sau lên thay cho đầu gối và gọi đấy là “ưu tiên phía

trước”.

Cuộc sống của những người dân ở hậu phương cũng trăm bề khó khăn: Cây đinh

phải đăng ký / Trái bí cũng sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải

mua bông / Lấy chồng phải cai đẻ / Bán lẻ chạy công an / Lang thang đi cải tạo /

Hết gạo ăn bo bo / Học trò không có tập… Đầu thập niên 1980, ở Sài Gòn có

khoảng năm vạn sỹ quan, công chức được tha về từ các trại cải tạo. Họ đương

nhiên

 

 

không

  

thể

  

xin

 

việc

 

làm,

 

chỉ

 

 

thể

  

kiếm sống

  

qua

 

ngày

 

bằng

 

cách

 

ra

đường. Các sỹ quan cách mạng, những người hùng ngày nào giờ đây cũng: Đầu

đường đại tá bơm xe / Giữa đường trung tá bán chè đỗ đen / Cuối đường thiếu tá

buôn kem… Cho dù bộ máy tuyên truyền hoạt động hết công suất nhưng tinh thần

của dân chúng dường như không còn có khả năng gượng d

ậy

511

.

Mãi cho tới gần cuối thập niên 1980, ngay tại những thành phố lớn như Hà Nội,

Sài Gòn, người dân vẫn phải xoay xở bằng cách nuôi heo, nuôi cá trê phi để sống.

Nhiều người “sống chung với heo” trong những căn hộ chật chội trên tầng năm,

tầng tám. Ở Hà Nội, cán bộ viên chức cũng phải xoay xở. Có một giai thoại nổi

tiếng về Giáo sư Văn Như Cương: Ông bị người dân trong một khu tập thể ở Hà Nội

kiện vì nuôi lợn trong căn hộ của ông ở tầng hai làm mất vệ sinh. Chính quyền khu

phố tới nhà phê bình và ghi vào biên bản: “Giáo sư Văn Như Cương nuôi lợn ở tầng

hai”. Ông không phản đối nhưng trước khi ký nhận chỉ xin sửa lại: “Lợn nuôi Giáo

sư Văn Như Cương ở tầng hai”.

Bằng nhiều kênh khác nhau, có khi qua nhóm nghiên cứu, qua những người giúp

việc, có khi qua những người trong gia đình hoặc những cán bộ cương trực nói lại,

ông Trường Chinh nghe được khá đầy đủ sự ta thán của dân tình. Người dân gọi

những năm đầu thập niên 1980 là thời kỳ “Ba-Đồng-Chinh

512

.

Có những câu đồng

dao được mọi người đọc cho nhau: “Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh / Ba anh có

biết dân tình sao không / Rau muống nửa bó một đồng / Con ăn bố nhịn, đau lòng

thằng dân”.

Theo ông Đặng Xuân Kỳ thì cha ông còn dũng cảm để nghe cả những tiếu lâm

chính trị nói trực diện tới mình. Một trong những tiếu lâm đó được kể: Một hôm, ba

nhà lãnh đạo cao nhất của đảng đi chung một chuyến chuyên cơ, ngó xuống hạ giới

thấy dân tình nheo nhóc, đói khát, mặt mũi thểu não. Bỗng một người hỏi: “Bây giờ

mình ném cái gì xuống thì đám dân ấy mới tươi tỉnh lên được nhỉ?”. Bác Đồng nói

trước: “Chắc họ đang đói. Hãy ném cho họ mấy bữa cơm không độn”. Bác Chinh

cho rằng: “Điều họ thiếu là lý tưởng. Hãy ném cho họ lý luận về thời kỳ quá độ đi

lên chủ nghĩa xã hội”. Bác Duẩn lắc đầu: “Không phải! Không phải! Họ cần làm chủ

tập thể”. Trong khi ba bác còn chưa thống nhất được nên ném gì cho dân thì anh

phi công lái chuyến chuyên cơ rụt rè đề nghị: “Dạ thưa, cháu có ý kiến được không

ạ?”. Ông Lê Duẩn nói ngay: “Tại sao không? Cứ phát huy dân chủ”. Bấy giờ anh phi

công mới nói: “Dạ, muốn cho đám dân tình dưới đó reo vang hạnh phúc thì chỉ có

cách là ném cả ba bác ra khỏi máy bay thôi ạ”.

Người của những khúc quanh lịch sử

Trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông

Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như

hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong

cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt

Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mìn

h

513

.

Tháng 1-1941, Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó, Cao Bằng, sau ba mươi năm “bôn

ba”. Tại đây, tháng 5-1941, ông chủ trì Hội nghị Trung ương 8: Trường Chinh chính

thức được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm trưởng Ban Tuyên

huấn. Từ đầu năm 1942, Nguyễn Ái Quốc đã trở lại Trung Quốc và tháng tám năm

ấy bị Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt giam. Mọi công việc tuyên truyền chuẩn bị đều

do Trường Chinh tổ chức thực hiện. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Bác Hồ là

linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo

cụ thể về lý luận với cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, là do anh Trường

Chinh”. Đặc biệt, trong giai đoạn “tiền khởi nghĩa”, vai trò quyết định là của Trường

Chinh. Công cụ cách mạng sắc bén nhất của Trường Chinh giai đoạn này là ngòi

t

514

.

Ngày 8-3-1945, sau khi phân tích các nguồn tin, Trường Chinh nhận định: “Nhật

sắp lật Pháp”, rồi lập tức triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng tại

chùa Đồng Kỵ. Chập choạng tối 9-3-1945, trong cuộc họp có mặt Trường Chinh,

Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Trân…, khi Tổng Bí

thư vừa tuyên bố lý do họp thì tiếng chó rộ lên, đồng thời có người đập cửa dồn

dập. Sư cụ cho chú tiểu ra mở cửa, thấy hai bóng người tay cầm đèn pin bước vào.

Sư cụ liền: “chào thầy phó, thầy trương” thật to để báo động.

Cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương phải chuyển sang “phương án hai”. Các

nhà lãnh đạo Đảng nhanh chóng thu xếp giày dép, khăn áo, chui qua bụi tre sau

chùa, theo hướng nam, đi sang làng Đình Bảng. Vừa vượt qua đường xe lửa, tới địa

phận Đình Bảng thì nghe tiếng súng nổ dữ dội phía Hà Nội. Ông Trường Chinh reo

lên: “Nhật, Pháp bắn nhau rồi anh em ơi!”. Lúc đó là đúng 8 giờ 25 phút tối ngày 9-

3-1945. Sau Hội nghị, Trường Chinh lánh sang chùa Dận, viết Chỉ thị: “Nhật Pháp

đánh nhau và hành động của chúng ta”, bản chỉ thị ngay sau đó, được bí mật in ấn

để phát đi toàn quố

c

515

.

Trước khi Hồ Chí Minh từ Trung Hoa trở về Pac Bó, Trường Chinh đã triệu tập và

chủ trì Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ, chủ trương lập “bảy chiến khu cách

mạng” và “thống nhất các lực lượng vũ trang”. Theo ông Trần Quốc Hương, trước

khi lên Tân Trào, biết Hồ Chí Minh đang bệnh, Trường Chinh quay lại ATK ngoại

thành, gọi Mười Hương ra nói: “Tôi phải lên chiến khu ngay. Trung ương cần một

bác sĩ và một số thuốc để đưa lên ấy phục vụ cách mạng”. Bác sỹ Lê Văn Chánh

được Mười Hương tiến cử đã theo ông Trường Chinh mang theo dụng cụ y tế và

thuốc men lên Việt Bắc.

Theo dặn dò của ông Trường Chinh, tối 15-8-1945, sau khi biết chắc Nhật xin

đầu hàng Đồng Minh, ông Nguyễn Khang triệu tập Hội nghị Xứ ủy gồm: Lê Liêm,

Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Lộc… Tại làng Vạn Phúc, chỉ thị ngày 12-3-1945, “Nhật

Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trường Chinh lại được đưa ra thảo

luận. Sau khi phân tích những điều kiện “tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa” mà

Trường Chinh chỉ ra, các ủy viên dự họp đã reo lên: “Thế này là đúng rồi. Ta phải

lãnh đạo quần chúng nổi dậy, tổng khởi nghĩa ngay lập tức!”. Hội nghị quyết định

thành lập Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Bộ để lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi

nghĩa trong phạm vi mười tỉnh ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trong khi các đại biểu đang ở Tân Trào để dự đại hội do Hồ Chí Minh chủ trì, các

địa phương đã theo chỉ thị của xứ ủy, lần lượt nổi dậy chiếm phủ, huyện rồi tiến vào

chiếm tỉnh lị. Ở Hà Nội, Ủy ban Quân sự Cách mạng được thành lập do Ủy viên

thường vụ Xứ ủy Nguyễn Khang trực tiếp làm chủ tịch để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Lấy danh nghĩa Kỳ bộ Việt Minh, Xứ ủy ra một bản thông báo cho các địa phương

tiến hành khởi nghĩa dành chính quyền. Ngày 19-8-1945, lực lượng của Nguyễn

Khang chiếm Phủ Khâm s

ai

516

.

Khi Hà Nội đã rực trong cờ đỏ sao vàng, các đại biểu đi dự Đại hội Quốc dân ở

Tân Trào vẫn chưa rời căn cứ. Xứ ủy Bắc Bộ và Thành ủy Hà Nội lập tức cử đại diện

lên chiến khu “mời Bác và trung ương” về, các đại diện này đi đến Thái Nguyên thì

gặp ông Trường Chinh, cũng đã nghe tin, đang trên đường từ Tân Trào xuôi về.

Chiều ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh và tùy tùng theo đường sông Hồng về đến

Chèm. Các cán bộ thuộc “Công tác Đội” đón và bố trí ông ở nhà bà Chánh Hai ở Phú

Thượng, một cơ sở của xứ ủy nằm trong AT

K

517

.

Sẩm tối ngày 26-8-1945, Hồ Chí

Minh được ông Trường Chinh đón bằng một chiếc xe hơi hiệu Citroen. Chiếc Citroen

mang biển số T.A.20 này, hôm 19-8-1945, đã được ông lái xe tên là Nền lái đưa

ông Nguyễn Khang đi khắp Hà Nội chỉ huy khởi nghĩa. Sau khi đón ông Trường

Chinh từ Phù Đổng về, ông Nguyễn Khang đã giao chiếc xe lại cho tổng bí thư.

Trường Chinh đưa Hồ Chí Minh về 35 Hàng Cân, mặt sau nhà 48 Hàng Ngang

của ông bà Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản có tiếng ở Hà Nội. Hàng ngày, sau khi ăn

sáng tại nhà Trịnh Văn Bô, Hồ Chí Minh làm việc tại nhà hoặc ra Bắc Bộ phủ. Còn

ông Trường Chinh thì từ hôm 26-8 đã tạm dời sang số 6 phố Hàng Đào.

Khi Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ Liên hiệp, ông Trường Chinh không nắm

giữ chức vụ nào. Trong thời gian Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí

mật, ông làm hội trưởng “Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”. Tại Đại

hội Đảng lần II, ông chính thức trở lại làm tổng bí thư, lúc này, Đảng đã đổi tên

thành Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1953, khi Cụ Hồ đồng ý với Stalin và Mao Trạch Đông thi hành cải cách

ruộng đất, Trường Chinh là “trưởng Ban Cải cách Trung ương”. Ba năm sau, tháng

9-1956, khi Trung ương “sửa sai”, ông phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bằng

cách từ chức. Chức vụ nhà nước đầu tiên mà ông được giao là phó thủ tướng chính

phủ kiêm chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1958). Tháng 7-1960, ông

được cử làm chủ tịch Quốc hội, và nắm giữ chức vụ này hơn hai mươi năm. Tháng

7-1981, ông chuyển sang làm chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Thời kỳ này, theo ông

Trần Nhâm: “Văn phòng đồng chí Trường Chinh nhận được hàng trăm, hàng ngàn

báo cáo, kiến nghị của các cơ quan, các cấp, các ngành và địa phương cùng với thư

từ của cán bộ, đảng viên và nhân dân khắp nơi tới tấp gửi về

518

.

Từ chính sách Kinh Tế Mới

Ông Trường Chinh cùng nhóm nghiên cứu của ông đã chọn điểm bắt đầu bằng

cách “nhận thức lại những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin”. Mô hình

“xã hội chủ nghĩa” mà Liên Xô buộc các nước phải tuân th

519

đã được chính thức

giảng dạy trong hệ thống các trường đảng của Việt N

am

520

.

Kinh qua những khóa

học ở trường đảng là tiêu chuẩn bắt buộc để một người có thể đảm đương các

cương vị lãnh đạo chủ chố

t

521

.

Tính đến đầu thập niên 1980, có hơn một triệu người

Việt Nam đã được giáo dục về mô hình Stalin ở trong các trường của Đảng. Chỉ có

nhân danh chủ nghĩa Marx-Lenin mới có thể làm thay đổi nhận thức của đội ngũ

cán bộ đó.

Lúc này, các nhà nghiên cứu như Hà Nghiệp, Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên

đã có một thời gian tiếp xúc với “chính sách kinh tế mới của Lenin”, thông qua

những khóa học do các chuyên gia Liên Xô giảng dạy. Năm 1978, khi nhận ra

những hạn chế về lý luận của đội ngũ cán bộ các cấp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng

đã thay mặt Bộ Chính trị làm việc với Học viện Chính trị Quốc gia và Viện Quản lý

Trung ương, đặt vấn đề phải dạy quản lý kinh tế cho cán bộ cao cấp.

Thời gian này ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đang “dò đá qua sông”, chấp nhận

cả “mèo trắng lẫn mèo đen miễn là bắt được chuột”. Vận nước thật trớ trêu - Việt

Nam

đã không ít lần lệ thuộc Trung Hoa, nhưng đã không “lệ thuộc” những khi

Trung Quốc có những bước đi tích cực. Khi ấy Việt Nam đang coi người láng giềng

phương Bắc này của mình là “kẻ thù truyền kiếp”. Những thay đổi ở Trung Quốc

vào thời điểm đó nếu có xuất hiện trên các diễn đàn của Việt Nam thì cũng chủ yếu

để đả kích và phê phán. Trong hoàn cảnh ấy, Hiệp định Hợp Tác Toàn Diện giữa

Việt Nam và Liên Xô được ký kết. Theo đó, Liên Xô không chỉ mang đến cho Việt

Nam

một tỷ rúp mỗi năm mà còn đem theo một đội ngũ chuyên gia hùng hậu.

Đội ngũ chuyên gia Liên Xô đến Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm các cố

vấn quản lý và các chuyên gia nghiên cứu. “Tổng Cố vấn” là ông Paskar, nguyên

chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Nước Cộng hòa Xô viết Moldavia. Theo Giáo sư Đào

Xuân Sâm, nếu như các cố vấn quản lý như Paskar mang theo não trạng cũ, càng

“cố vấn” càng làm cho bộ máy nhà nước Việt Nam vận hành “quan liêu bao cấp”

hơn, thì các chuyên gia lý luận lại có công giúp đội ngũ cán bộ Việt Nam tìm được

lối thoát về tư duy một cách tích cực. Ngoài hàng ngàn cán bộ đã được đưa đi đào

tạo từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn ở Liên Xô, từ tháng 3-1979, đoàn giảng

viên đầu tiên đã đến Việt Nam, mang theo “chính sách kinh tế mới của Lenin”,

chính sách được biết đến với tên viết tắt là NE

P

522

.

Chính sách kinh tế mới được Lenin đưa ra chỉ một thời gian ngắn ngay sau khi

chính sách “cộng sản thời chiến” xóa hết tư hữu mà ông áp dụng ở nước Nga thất

bại. Theo ông Đào Xuân Sâm: Khi áp dụng NEP, Lenin không nói rõ đây là một sách

lược tạm thời hay lâu dài. Sau khi Staline lên nắm quyền, NEP không chỉ bị kết liễu

mà nó gần như không được nhắc tới ngay cả trong nhà trường. Ở Liên Xô, chỉ

những chuyên gia lý luận cao cấp mới có quyền được nghiên cứu NEP.

Cuối thập niên 1980, sau những bế tắc của mô hình cũ, các nhà lý luận Liên Xô

bắt đầu đề cập đến Lenin thông qua chính sách kinh tế mới. Tới Việt Nam, Viện

trưởng Kinh tế học Liên Xô Abalkin, người về sau trở thành phó chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng Liên Xô đã cho rằng sai lầm của mô hình cũ là “phủ nhận thị trường, xây

dựng kế hoạch một cách duy ý chí”. Viện sỹ Viện Hàn lâm Nông nghiệp Liên Xô Igor

Tikhonov thì coi căn bệnh hợp tác xã cao cấp ở Việt Nam cũng giống như bệnh ở

các nông trang tập thể Liên Xô. Một chuyên gia trẻ khác là Kulikov thì viện dẫn

Lenin ủng hộ việc sử dụng kinh tế cá thể, tư bản tư doanh và tư bản nước ngoài:

“hãy bắt giai cấp tư sản làm nốt sứ mệnh của nó”.

Bài giảng của các chuyên gia Liên Xô táo bạo và mới mẻ tới mức chính Tổng Cố

vấn Paskar cũng đã nhiều lần tỏ thái độ không đồng tình. Tuy nhiên, Paskar không

thể làm gì vì bản thân các vị viện sỹ hàn lâm này cũng đều là những người thế lực.

Igor Tikhonov là em ruột của Nicolas Tikhonov, người lúc đó là chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng Liên Xô. Theo Giáo sư Đào Xuân Sâm thì Tikhonov đã nói với ông về các cố

vấn quản lý như Paskar: “Bọn này ở bên kia cũng làm khổ tụi tao nhiều lắm”.

Về phía Việt Nam, một số học viên “kiên định lập trường” đã báo cáo lên trung

ương. Giới lý luận trong nước cho rằng “Liên Xô sang giảng bài chống lại lý luận của

đảng ta”. Ông Lê Duẩn, ông Trường Chinh, ông Phạm Văn Đồng cho người đi nghe

về báo lại nhưng cả ba ông đều không có ý kiến gì. Theo Giáo sư Đào Xuân Sâm:

“Lúc đó niềm tin với Liên Xô vừa được khôi phục trở lại. Những lý luận đó lại được

dẫn từ NEP của Lenin. Nên cho dù trái với Marx, các nhà lý luận cấp tiến ở trung

ương đã tự an ủi rằng, đây là sách lược tạm thời, bước lùi tạm thời, khi khá lên lại

tập trung hóa, lại xóa tư hữu như Marx nói”.

Hơn 1000 cán bộ Việt Nam đã tham gia các lớp nghiên cứu về NEP trước khi

Trung ương bắt đầu có những sửa đổi ở Hội nghị Trung ương 6 vào giữa năm 1979.

Đặc biệt, các chuyên gia Liên Xô đã tổ chức năm lớp học cho các cán bộ cấp bộ

trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh. Hội nghị Trung ương 6 có cơ sở lý luận hơn

để phân tích “những vấn đề kinh tế cấp bách” để “cởi trói” dần cho sản xuất. Theo

Giáo sư Trần Đình Bút, phân hiệu trưởng của trường Quản lý Kinh tế Trung ương tại

Thành phố Hồ Chí Minh, các viện sỹ Liên Xô tham gia giảng dạy NEP ở Việt Nam đã

tới tìm hiểu giải pháp “bù giá vào lương” ở Long An và “khoán” ở xí nghiệp đánh cá

Côn Đảo - Vũng Tàu. Các vị viện sỹ đã rất đồng tình ủng hộ.

Khác với hai ông Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, chỉ tiếp cận với các lớp giảng dạy về

chính sách kinh tế mới của Lenin thông qua báo cáo, ông Trường Chinh thường

xuyên thảo luận với các chuyên gia của mình về những nội dung của NEP. Đặc biệt,

từ đầu năm 1983, Trường Chinh liên tục đi tới các địa phương: ngày 10 đến 14-4-

1983, ông đi Đak Lak; ngày 15 đến 19-4-1983 ông tới Gia Lai- Kon Tum; ngày 18

đến 22-7-1983, ông làm việc ở Lâm Đồng; ngày 21 đến 22-8-1983, ông đến khu

công nghiệp Biên Hòa; ngày 23 đến 25-8-1983, ông xuống Đặc khu Vũng Tàu-Côn

Đảo; ngày 11 đến 15-8-1984, sau khi dự Quốc khánh Campuchia, ông về Thành

phố Hồ Chí Minh rồi đi khảo sát chính sách “bù giá vào lương” ở Long A

n

523

.

Chuyến đi Long An có ấn tượng tốt. Theo ông Trần Nhâm: “Chưa bao giờ tôi

thấy vẻ mặt ông rạng rỡ và tinh thần ông phấn chấn đến như thế”. Trong năm

1985, Trường Chinh tiếp tục nghiên cứu thực tế để củng cố tư duy đổi mới của

mình: ngày 16 đến 19-1-1985, ông trở lại Thành phố Hồ Chí Minh cùng Nguyễn Văn

Linh thăm một số nhà máy, xí nghiệp có cách làm ăn mới mẻ; ngày 20 đến 23-1-

1985, ông trở lại Long An rồi từ đó đi An Giang, Đồng Tháp; chuyến đi kéo dài ba

tuần lễ này kết thúc ở Cần Thơ vào ngày 5-2-1985. Cho dù, tháng 8-1985, Trường

Chinh còn đi Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và tới tháng 11-1985, ông xuống Hải Phòng,

theo ông Trần Nhâm, thực tế sinh động ở miền Nam đã “khắc họa tư duy đổi mới

của Trường Chinh”.

Đến chọc thủng thành trì bao cấp

Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn tới lý luận của Trường Chinh bắt đầu được ông

tung ra tại Hội nghị Trung ương 6, họp từ ngày 3 đến 10-7-1984. Bài phát biểu của

ông đã để lại một khoảng cách khá lớn giữa Trường Chinh và các đồng chí của

mình. Khoảng cách đó càng bộc lộ rõ khi ý kiến của ông được đặt bên cạnh bài phát

biểu của Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Ông Lê Duẩn mở đầu Hội nghị Trung ương 6 bằng một bài phát biểu được chuẩn

bị công phu. Tình hình kinh tế lúc ấy đã lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”,

nhưng bản báo cáo của tổng bí thư vẫn "kiên định": ưu tiên phát triển công nghiệp

nặng; đưa ngay nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lấy kế hoạch làm

trung

 

tâm của

 

hệ thống

 

quản lý kinh tế; làm chủ

 

tập

 

thể

 

trong phân

 

phối

 

lưu

thông,... Ông cho rằng, kế hoạch “đặt lên hàng đầu giá trị sử dụng bằng cách cân

đối hiện vật

524

.

Ngay sau báo cáo chính trị của tổng bí thư, ông Trường Chinh trình bày một bài

phát biểu dài khoảng ba mươi trang, yêu cầu trung ương “nhìn thẳng vào những sự

thật trong đời sống kinh tế”. Trường Chinh nói: “Chế độ bao cấp trong những năm

qua làm cho bức tranh kinh tế của chúng ta trở thành giả tạo”. Ông cho rằng: “Trên

quan liêu nên dưới phá rào… tình trạng báo cáo sai sự thật đang lan tràn ở mọi

ngành mọi cấp”. Trước hai hiện tượng tiêu cực, “quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ”

và “tự do chủ nghĩa, vô tổ chức, vô kỷ luật”, theo ông Trường Chinh, tình trạng

“quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ” nguy hiểm hơn.

Ngay tại Hội nghị Trung ương này, ông Trường Chinh đã yêu cầu Đảng, dù muốn

hay không “cũng phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của giá thị trường, đó là giá

thực tế mà cả xã hội dang phải sống hàng ngày với nó”. Trường Chinh kêu gọi “khôi

phục tính chân thật của các hoạt động kinh tế”. Theo ông, bao cấp không những

làm cho nhà nước “sa vào công việc sự vụ hàng ngày, làm thay công việc của các

doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế, can thiệp sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội, bận bịu, tất bật đến nỗi không còn thời gian để suy nghĩ đến việc mình phải

cầm lái như thế nào”, mà còn dẫn tới “một hệ thống giá cứng nhắc và quá thấp,

gây thiệt hại lớn đến lợi ích quốc gia và người lao động

525

.

Có không ít ủy viên trung ương ngạc nhiên khi “papa” Trường Chinh đưa ví dụ có

nơi “lương giáo viên được trả bằng phân bón”. Ông nói trước hội nghị: “Giáo viên

mang phân được trả với giá 7 đồng/kg bán ra thị trường với giá 50 đồng/kg để lấy

tiền chi cho sinh hoạt”. Theo ông: “Tiền lương của người lao động hiện nay chỉ đủ

sống trong mười ngày và đang có xu hướng giảm hơn nữa, kể cả khi được cung cấp

các mặt hàng định lượng. Vậy còn hai mươi ngày nữa phải sống sao đây!”.

Khi nghe Trường Chinh nhấn mạnh: “Giải quyết tiền lương lúc này, chính là giải

quyết sản xuất, đồng thời cứu lấy giai cấp công nhân”, những người có mặt ở Hội

nghị Trung ương 6 đã đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt. Trước đó, khi ông Trường Chinh

nhắc đến cụm từ “tự động xé rào”, cả hội trường cười ầm lên. Bài phát biểu tại Hội

nghị Trung ương 6 của Trường Chinh làm cho nhiều ủy viên trung ương “sửng sốt”.

Ông Phạm Văn Đồng thừa nhận: “Anh Thận nói làm tôi rợn người”. Ngay sau hội

nghị, các ngành, các địa phương đã phổ biến, truyền tụng những quan điểm chính

yếu trong bài phát biểu này.

Theo ông Hà Nghiệp, quan điểm của ông Trường Chinh tại Hội nghị Trung ương

6 rất khác với bản báo cáo của ông Lê Duẩn, nhưng đấy không phải là một cuộc

đụng độ. Cho dù uy tín của Trường Chinh là rất lớn trong dân, trong Đảng, nhưng

trước khi đưa ra Trung ương, ông vẫn thường trực tiếp cầm bài phát biểu của mình

sang trao đổi với ông Lê Du

ẩn

526

.

Vào thời điểm ấy, sức khỏe của ông Lê Duẩn đã

bắt đầu giảm sút. Có lẽ điều ông quan tâm lớn nhất là hệ thống hóa tư duy lý luận

của mình, nên thay vì nắm bắt những gì đang diễn ra, bản báo cáo dài hơn bảy

mươi trang của ông chủ yếu xoay quanh “mười quy luật kinh tế rường cột” đậm

chất kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa mà mà ông đã nghiên cứu từ thời viết Dưới

Ngọn Cờ Vẻ Vang Của Đản

g

527

.

Giá-Lương-Tiền

Sau Hội nghị Trung ương 6, nhiều địa phương bắt đầu áp dụng thử chính sách

“bù giá vào lương và tính đủ giá thành vào sản phẩm”. Kết quả trên thực tế diễn ra

tích cực không ngờ. Năm tháng sau đó, tại Hội nghị Trung ương 7, họp từ ngày 10

đến 17-12-1984, Trường Chinh kêu gọi: “Dứt khoát bãi bỏ cơ chế quan liêu bao

cấp. Phải mổ xẻ và loại bỏ cái ung nhọt này càng sớm càng hay. Không một chút gì

đáng để chúng ta luyến tiếc”. Hội nghị Trung ương 7 đã nhất trí với đề nghị của ông

Trường Chinh, cho thành lập Tiểu Ban Nghiên cứu Giá-Lương-Tiền, chuẩn bị đề án

trình Hội nghị Trung ương 8.

Hội nghị Trung ương 8, tháng 6-1985, đã coi việc giải quyết giá-lương-tiền là

“khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán kinh

doanh xã hội chủ nghĩa”. Hai tháng sau khi có nghị quyết, số lượng các địa phương

làm thử bù giá vào lương lên đến hai mươi tám tỉnh, thành; mười hai tỉnh, thành

khác cũng tích cực chuẩn bị. Người đứng đầu “Bộ Tham mưu” cải cách Giá-Lương-

Tiền là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, một chuyên gia hàng đầu

của bộ máy kế hoạch hóa tập trung; giúp việc ông là sáu bộ trưởng và tổng giám

đốc Ngân hàng Nhà nước. Ông Hà Nghiệp gọi ông Trần Phương là người “cấp tiến

nhất trong phe bảo thủ”. Còn ông Trần Phương thì thừa nhận: “Khi đó bọn mình

nghĩ về giá còn ngây thơ lắm”.

Sở dĩ các địa phương như Long An, Hải Phòng,… thí điểm bù giá vào lương thành

công là nhờ mức bù giá căn cứ trên giá bán được “những hiện vật tính thành lương”

như xà bông, vải, gạo, thịt,… Trong khi, để thực hiện Nghị quyết 8, ngày 10-8-

1985,

  

Bộ

  

Chính

  

trị

  

ra

  

Nghị

  

quyết

  

28:

  

phê

  

chuẩn

  

mức

  

giá

  

mua

  

thóc

  

từ

  

15-18

đồng/kg, ở vùng thuận lợi từ 26-28 đồng/kg ở vùng khó khăn; phê chuẩn mức

lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên 2.200 đồng/tháng… Mức giá mua thóc lên

đến từ 26-28 đồng/kg là dựa trên ý kiến của chính ông Trương Chinh trong khi mức

giá được đề nghị là 10 đồng/kg. Ông Trường Chinh đã đúng khi cho rằng nếu mua

thóc với giá mười đồng thì vẫn theo tư duy bao cấp. Tuy nhiên, theo ông Trần

Phương, từ chuẩn giá thóc như vậy, các loại vật tư hàng hóa khác cũng phải điều

chỉnh tăng lên khoảng mười lần.

Theo ông Trần Phương: “Đầu thập niên 1980, Việt Nam có một triệu rưỡi quân,

hai triệu cán bộ công nhân viên chức và mười triệu dân thành phố. Để cung cấp

lương thực, thực phẩm cho lực lượng này, Bộ Nội thương đã phải ép nông dân để

mua thóc và lợn với giá chỉ bằng một nửa giá mà người dân trao đổi với nhau ngoài

chợ. Với tư cách một nhà nghiên cứu, tôi chống lại điều phi lý đó. Ngay từ năm

1981, khi làm bộ trưởng Bộ Nội thương, tôi đã yêu cầu phải sửa giá chuyển sang

giá thỏa thuận, sửa giá toàn bộ và sửa lương. Đề án của tôi trình ra như một quả

bom, các bộ ai cũng run. Lê Duẩn kết luận: phải theo kế hoạch nhưng giá phải theo

thị trường”.

Đề án “Giá-Lương-Tiền” năm 1985 của Trần Phương “dè dặt hơn” Đề án 1981 vì

theo ông: “Quỹ hàng hóa năm 1985 eo hẹp hơn”. Thời gian này, ông Lê Duẩn ốm,

vài tháng phải sang Liên Xô điều trị một lần. Theo thường lệ, “nhân vật số hai”

Trường Chinh thay thế chủ trì các hội nghị Bộ Chính trị. Trường Chinh kết luận: Làm

ngay một bước, không làm từng bước, theo đề án của mình. Nhưng, khi ra Hội đồng

Chính phủ, bộ trưởng Bộ Cơ khí tuyên bố nếu giá bán vật tư như vậy thì các xí

nghiệp cơ khí sẽ phải đóng cửa, các bộ trưởng khác cũng nói, nếu làm ngay một giá

hàng công nghiệp không bán được. Ông Phạm Văn Đồng kết luận: “Vật tư công

nghiệp lấy bằng 70% giá thị trường”. Thực tế cho thấy nhà nước nắm hai khối hàng

và trong khi hàng công nghiệp bán ra chỉ bằng 70% giá thị trường, phải mua lại

nông sản với giá bằng 100% thị trường. Chưa làm đã thấy quỹ hàng hóa công

nghiệp bán sẽ không đủ bù mua quỹ hàng nông nghiệp.

Mất cân đối về lý thuyết lại xuất hiện thêm khi ông Võ Chí Công chủ trì một hội

nghị của Ban Bí thư với các địa phương. Đề án bỏ lương hiện vật bằng tiền lương,

nhưng theo tính toán thì chỉ có thể tăng lương lên 20%. Các tỉnh nói mức lương đó

chỉ đủ ăn một tuần, các tỉnh miền Nam đề nghị tăng lương lên bằng 100%. Trần

Phương phản đối thì Võ Chí Công nói: “Tôi thật không hiểu anh Phương. Mức lương

này sao sống được?”. Trần Phương: “Thưa anh, tôi hiểu mức lương này sống rất

khốn nạn, nhưng nhà nước đang không có tiền”. Cho dù ngân sách không có, Võ

Chí Công vẫn kết luận: “Chấp nhận đề án do các tỉnh miền Nam đề nghị, tăng lương

tối thiểu lên 100%”. Chính hai quyết định trên đây đã dẫn tới lạm phát.

Theo mức giá mới, Hội đồng Bộ trưởng tính toán nền kinh tế cần phải có một

lượng tiền mặt lên tới 120 tỷ đồng để lưu thông. Nhưng lượng tiền phát hành trên

thực tế chỉ mới có khoảng sáu mươi tỷ đồng, lấy đâu ra thêm sáu mươi tỷ đồng tiền

giấy? Theo ông Trần Phương, tháng 8-1985, nhân có mười hai tỷ đồng tiền mới

được in từ Đông Đức đưa về, Hội đồng Bộ trưởng tính toán nếu in thêm cho đủ

lượng tiền cần thiết thì không thể kịp và tốn kém nên quyết định nâng mệnh giá

đồng tiền mới này lên mười lần rồi đổi tiền để biến mười hai tỷ đồng thành 120 tỷ

đồng, thỏa mãn nhu cầu lưu thông theo “Giá-Lương-Tiền” mới.

Ông Trường Chinh không đồng tình với cách làm này. Ngày 29-8-1985, ông gửi

thư tới Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và các

phó của ông Đồng, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Tố Hữu. Thư Trường Chinh viết: “Riêng

về tiền, sắp tới có mười hai tỷ đồng tiền mới, tương đương với 120 tỷ đồng hiện

nay. So với lương mới và giá mới sắp tới thì số tiền đó là chưa đủ, tiền sẽ tiếp tục

căng thẳng. Nên chăng đề nghị các anh tính lại, không đổi tiền mà cho lưu hành

song song hai đồng tiền với tỷ lệ một đồng mới ăn mười đồng cũ. Như vậy, có thêm

hơn sáu mươi tỷ đồng hiện nay cứ cho tiếp tục lưu hành, lặng lẽ thu hồi và hủy dần

khi có tiền mới về tiếp, tránh được căng thẳng về tiền mặt, bảo đảm yêu cầu của

sản xuất, thu mua, kinh doanh đang chuyển theo cơ chế mới, không gây xáo trộn

về tâm l

ý”

528

.

Thư gửi đi chưa được trả lời, ngày 1-9-1985, khi họp Bộ Chính trị,

Trường Chinh lại nhắc lại đề nghị trên. Phạm Văn Đồng giải thích: “Ý kiến Anh Năm

cũng hợp lý, nhưng mọi việc đã chuẩn bị hết cả rồi. Chúng ta đang cưỡi lên lưng hổ,

không thể xuống được nữa”. Theo Trần Nhâm: “Ông chấp hành quyết định của Bộ

Chính trị và sáng ngày 3-9-1985, nhân danh là chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Trường

Chinh đặt bút ký sắc lệnh đổi tiền mà trong lòng rất áy náy”.

Tuần lễ sau đó, tiền mặt được vận chuyển vào Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất;

các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh không bán các mặt hàng cao cấp; các

ngân hàng không nhận tiền nộp vào. Ngày 11-9-1985, phần lớn nhân viên ngân

hàng bị giữ lại trụ sở. Tin tức đổi tiền bắt đầu lọt ra. Trong khi đó, ngày 12-9-1985,

báo Tuổi Trẻ vẫn chạy tít lớn trên trang nhất: “Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của

gian thương”. Bài báo đanh thép tuyên bố: “Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy

chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để”.

Để rồi, sáng 14-9-1985, hệ thống loa truyền thanh giăng mắc khắp các góc phố

bắt đầu thông báo lệnh đổi tiền. Chính báo Tuổi Trẻ, trong số kế tiếp, ra ngày 14-9-

1985, cũng đăng quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm văn Đồng về

việc “phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền cũ”. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải lên báo giải thích: “Đổi tiền là vì lợi ích của

nhân dân lao động”.

“Quyết định đổi tiền không phải là hoàn toàn bất ngờ đối với mọi người dân. Ấy

thế mà lúc sáu giờ sáng thứ bảy, ngày 14-9, khi nghe loa truyền thanh trên đường

phố tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu thông báo chương trình phát thanh đặc

biệt kéo dài đến 7 giờ 15 thì những người ra đường sớm đều dừng lại, đứng chụm

nhum thành từng nhóm để nghe cho hết từng quyết định, thông báo. Và từ đó, tin

đổi tiền thành đề tài số một ở tất cả mọi nơi, của tất cả mọi người

529

.

Không sững sờ sao được khi cả thành phố gần bốn triệu dân, chính quyền chỉ

thiết lập 900 bàn đổi tiền và chỉ cho “nhân dân lao động” có một khoảng thời gian

rất ngắn, trong vòng từ sáu đến mười hai giờ trưa ngày 14-9, để kê khai; người dân

chỉ được kê khai một lần và chỉ được đổi ngay một phần. Theo quyết định do Phạm

Văn Đồng ký ngày 13-9-1985: mỗi hộ gia đình được đổi ngay tối đa 2.000 đồng tiền

mới; mỗi hộ độc thân và mỗi người trong hộ tập thể (bộ đội, công an, cơ quan nhà

nươc) được đổi ngay tối đa 1.500 đồng; mỗi hộ kinh doanh có môn bài bậc cao

được đổi ngay tối đa 5.000 đồng tiền mới. Đối với số vượt mức đổi ngay thì nộp cho

bàn đổi tiền, lấy biên nhận, Ban Chỉ đạo Thu Đổi Tiền cấp tỉnh, thành phố, quận

huyện sẽ xem xét và giải quyết sau. Đặc biệt: “Số tiền mặt do đầu cơ, buôn lậu,

nhận tiền phân tán và do nguồn thu nhập bất chính khác đều bị tịch thu, nhập vào

tài khoản của ngân sách”.

Hàng nghìn câu chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra do cách mà nhà nước đối xử

với tiền bạc của người dân theo kiểu đánh úp này. Do có hộ chỉ có bốn mươi đồng

tiền cũ để đổi nên “dịch vụ” đổi tiền giúp đã phát sinh giữa những người không có

lượng tiền mặt vượt quá mức 2.000 đồng tiền mới với các gia đình giàu có. Bằng

kinh nghiệm lần đổi tiền thứ nhất trong “Chiến dịch X3”, biết trước tương lai mất giá

của những đồng tiền “vượt mức đổi ngay” nộp cho ngân hàng rồi chờ “xem xét giải

quyết sau”, nhiều người đã tung tiền ra mua hàng.

Theo Sài Gòn Giải Phóng, ngay trong sáng 14-9-1985, ở chợ An Lạc, giá một con

vịt lên tới 3.000 đồng tiền cũ; một ký thịt heo lên tới 2.000 đồng, trong khi một ký

thịt heo nạc bán trước ngày đổi tiền chỉ là 325 đồng tiền cũ. Trước chín giờ sáng

ngày 14-9-1985, các đội kiểm soát đã bắt “một gian thương” mua gom chín tấn

gạo. Cũng trong buổi sáng, Quản lý Thị trường đã “phát hiện” tại Quận 10 “một hộ

đầu cơ phụ tùng xe đạp; một hộ chứa vải bất hợp pháp; một hộ buôn vàng và đá

quý, tịch thu một khối lượng tiền mặt lên tới 380.000 đồng tiền cũ”.

Bi kịch cũng không tha các cơ quan nhà nước. Ngân hàng biết trước chuyện đổi

tiền từ trước đó, không những đã không chịu thu tiền về mà còn tìm cách dí tiền

mặt xuống cho các cơ quan, đơn vị. Ông Trần văn Thêm, giám đốc Dệt Bình Minh

kể: “Sáng 13-9-1985, ngân hàng ấn cho chúng tôi gần một triệu đồng, bây giờ

chúng tôi phải vất vả giải trình

530

.

Ngay trong ngày 15-9, nhiều xí nghiệp đã phải

ngưng hoạt động vì tiền cũ nộp, đi tiền mới chưa được cầm, không có tiền lo bữa ăn

giữa ca cho công nhân. Dệt Bình Minh có 900 công nhân, chỉ nhận được 5.000

đồng. May Hòa Bình nhận được 2.500 đồng. Tình cảnh của nhiều cá nhân, đặc biệt

là với những người đang bị xếp vào diện “khách vãng lai”, thì lại còn bi kịch hơn gấp

bội.

Vài ngày sau đổi tiền, ông Võ Văn Kiệt gửi thư báo cáo Phạm Văn Đồng và ông

Trường Chinh: “Kết quả của việc đổi tiền cho thấy tiền nằm trong nhân dân tương

đối ít, số hộ có số tiền đổi thấp là khá đông, cho chúng ta một kết luận đáng suy

nghĩ và day dứt về mức sống của nhân dân lao động hiện nay. Một kết quả khác

cho thấy tiền nằm trong tay tư sản không đáng kể, chúng ta đã ‘đánh hụt’ vì để cho

bọn chúng quá nhiều thì giờ để chuẩn bị đối phó, thẳng tay thu gom, vơ vét hàng

của nhà nước và chuyển tài sản từ tiền ra những giá trị khác

531

.

Cũng theo ông Võ Văn Kiệt: “Chúng ta có nhiều sơ hở trong vụ đổi tiền, gây nên

những hậu quả bất lợi đáng quan tâm. Sự thiếu bảo mật đã làm cho hàng của nhà

nước tuồn hết về người có tiền, tiền của các hộ buôn bán lớn chuyển hết cho các xí

nghiệp, công ty nhà nước, và thương nghiệp bị rút hết hàng nhanh chóng, suy yếu

khả năng chống đỡ trên thị trường. Chúng ta không thực sự chuẩn bị cho một vụ

đổi tiền, một đồng mới ăn mười đồng tiền cũ, không chuẩn bị một cơ cấu giấy bạc

của tiền mới thích nghi với nhu cầu thanh toán nhỏ. Giả dụ rằng chúng ta chỉ phát

hành đến mức năm mươi đồng tiền mới và nhiều đơn vị tiền lẻ, tình hình có lẽ đỡ

xấu hơn”.

Sau khi tiền mới được tung ra, giá cả tăng còn nhanh hơn ngựa chạy. Ngay

trong ngày 15-9-1985, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phải tổ chức hội thảo

và sau đó cho lập các “đội thanh niên kiểm tra giá”. Ủy ban Nhân dân Thành phố

tuyên bố “Rút giấy phép kinh doanh những ai bán phá giá”. Nhưng giá cả đã tỏ ra

không hề sợ hãi chính quyền. Nhiều người dân khi nhận được đồng tiền mới, sức

mua đã giảm hàng chục lần khi họ giao tiền cũ cho nhà nước. Tình hình xấu đi

trông thấy: ngân hàng thiếu tiền, thương nghiệp thiếu hàng, công nghiệp thiếu vật

tư, công nhân đói vì cầm đồng tiền mất giá, nông dân khóc vì phải bán nông sản

với giá thấp hơn chi phí bỏ ra. Sản xuất giảm. Đầu tư nhà nước giảm. Chỉ số giá

bán lẻ trên thị trường tự do năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985.

Lạm phát chưa phải là thảm họa duy nhất của nền kinh tế. Như ông Kiệt phân

tích, mệnh giá thấp nhất của đồng tiền mới tự dưng bị nâng lên gấp mười, một

đồng tiền mới có sức mua theo lý thuyết bằng mười đồng tiền cũ. Cho dù loại giấy

bạc từ mười đồng tiền cũ trở xuống vẫn còn được lưu thông, nhưng nếu dùng một

đồng tiền mới để mua một que kem thì phải nhận thối về một ôm tiền lẻ. Sự bất

mãn tăng nhanh trong xã hội.

Tháng 12-1985, Quốc hội khóa VII triệu tập kỳ họp thứ 10. Trước khi ra Hà Nội,

đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cửu Long quyết định phải “nã pháo” vào Giá-Lương-

Tiền. Người nhận lãnh trách nhiệm này, bà Đào Thị Biểu, với biệt danh là bà Sáu

Trầu, kể lại: “Trước khi đi họp, anh Trịnh Văn Lâu, trưởng đoàn hỏi: ai dám phát

biểu? Nhiều người xung phong. Nhưng anh nói, vấn đề gay gắt lắm, phải có giọng

nữ nhẹ nhàng, nói năng từ tốn, thành tích kháng chiến tốt, phải dũng cảm, có thể

‘hy sinh’. Tôi nghĩ mình phát biểu là đem ý dân gửi cho Đảng, để dân mất lòng tin

vào Đảng là mình có tội. Thế là tôi nhận”.

Bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn từ ở nhà và đã nộp cho chủ tịch đoàn Quốc

hội đăng ký tham luận theo nguyên tắc của thời kỳ đó. Nhưng, theo bà Sáu Trầu,

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, khi đọc “Báo cáo Tình hình Kinh tế Xã

hội” trước Quốc hội, đã “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách phê bình các địa phương

“không biết phát huy thế mạnh đổi tiền”. Lúc đó, theo bà Sáu Trầu: “Giá tăng cao

gấp mười lần. Lương người sản xuất thấp lẹt đẹt, còn lương kinh doanh cao ngút

trời. Tiền thì không có tiền lẻ; mua thuốc, ăn hủ tiếu... phải thế lại giấy chứng

minh. Giá vé xe đò tăng cao gấp năm đến bảy lần, nhiều người về xa không đủ tiền

phải nằm lại bến. Cuộc sống xã hội đầy khó khăn như phơi bày ra đó, cử tri cực kỳ

bức xúc. Phải chăng đó là ưu thế!”.

Bà Sáu và đoàn đại biểu Quốc hội Cửu Long quyết định viết lại bài phát biểu, nói

thẳng vào vấn đề hơn. Trước khi lên diễn đàn, bà Sáu Trầu dặn các đồng chí của

mình: “Gia đình tôi năm người tham gia cách mạng, hy sinh hết bốn rồi, giờ dẫu có

‘hy sinh’ thêm nữa thì cũng chẳng sao. Nếu tôi có bị sao thì nhớ chăm sóc con tôi

và giáo dục nó sống tốt, xứng đáng như mẹ nó”.

Ngày cuối cùng của kỳ họp, trước giờ bế mạc, bà Sáu - với hình ảnh được gần

500 đại biểu ghi nhớ: “một phụ nữ miền Nam phúc hậu, ăn trầu bỏm bẻm” - bước

lên diễn đàn, chất vấn thẳng vào vấn đề: “Chúng tôi cho rằng mười năm qua chưa

lần nào dân xôn xao, bất bình, thậm chí phẫn nộ bằng đợt phá giá-lương-tiền vừa

qua. Chúng tôi đã chứng kiến biết bao cảnh các cửa hàng ách tắc, bao nhiêu cuộc

cãi vã xô xát, bao nhiêu tiêu cực: vo tròn giá hay nâng giá vì thiếu tiền lẻ và mua

bán tiền lẻ... Trung ương nói địa phương không biết phát huy ưu thế sau đổi tiền,

nhưng ưu thế gì mà phát huy? Giá cả tăng năm, bảy lần so với trước, có thứ gấp

mười, mười lăm lần, đội rất xa giá thị trường. Chúng tôi chứng kiến cảnh bắt và tịch

thu hàng của người tự sản, tự tiêu vì bán giá thấp hơn giá nhà nước quy định, đạo

lý gì phải làm như vậy? Đồng chí Đỗ Mười nói rằng tỷ giá công nông hiện nay đã rất

hợp lý, thậm chí nông dân còn có lợi nhiều hơn trước. Chúng tôi chưa nhất trí với

nhận định đó”. Bà Sáu Trầu nói tới đâu “cả hội trường vỗ tay rần rần” đến đó. Hôm

ấy, khi bà Sáu về phòng, nhiều đoàn đại biểu Quốc hội gõ cửa và tặng bà rất

nhiều... trầu cau. Bà Sáu Đào Thị Biểu nói: “Họ đồng cảm vì khó khăn ở đâu cũng

vậy nhưng chưa dám nói”.

Sau kỳ họp này, ông Trần Phương nhớ lại: Tôi quyết định phải từ chức nhưng khi

chia sẻ điều này với Đồng Sỹ Nguyên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Đồng Sỹ Nguyên

nói: “Nếu từ chức, phải từ chức cả Hội đồng Bộ trưởng”. Tôi bảo: “Đằng nào cũng

phải có người chịu trách nhiệm. Nếu mình tôi chịu trách nhiệm được với dân thì

không nhất thiết phải kéo thêm nhiều người”. Trần Phương bị kỷ luật, nhưng ngay

từ lúc đó, dân gian đã nói: “Đổi tiền là chuyện Triều đình / Cớ sao chịu tội một mình

Trần Phương”.

Sự nghiệp chính trị của ông Trường Chinh có những tình huống thật éo le. Phản

đối đổi tiền, nhưng khi không thuyết phục được Bộ Chính trị, sáng 3-9-1985, ông

vẫn nhân danh chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệnh đổi tiền. Là một trong

những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Trường Chinh đồng thời cũng phải phục

tùng cái tập thể mà ông lãnh đạo đó. Là người đưa ra “thuyết ba giai đoạn” trong

Đại hội II, năm 1951, theo đó trước hết phải giảm tô, giảm tức rồi mới đi đến cải

cách ruộng đất, nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận sức ép của Mao Trạch

Đông và Stalin, vội vàng cải cách ruộng đất, Trường Chinh vẫn nhận trách nhiệm

chủ tịch Ủy ban Cải cách Ruộng đất. Để rồi khi Hồ Chí Minh “sửa sai”, ông lại một

mình mất chức.

Ông Trần Nhâm viết: “Sau khi Trường Chinh ký Sắc lệnh Đổi tiền, khắp nơi gửi

thư đến phàn nàn, nhiều cán bộ cách mạng lão thành gặp ông trách cứ: sao quan

điểm của anh đổi mới thế mà việc làm của anh lại khác như vậy? Ông cười xòa nói:

đó là quyết định của Bộ Chính trị, chứ không phải của một cá nhân nào. Ông thà

chịu đựng trước búa rìu của sự phê phán đối với cá nhân ông, chứ không bao giờ vi

phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồi Cải cách ruộng đất cũng vậy, ông tự phê

bình nghiêm khắc, tự nguyện rút khỏi cương vị tổng bí thư. Ông thường tâm sự với

chúng tôi: làm cách mạng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, có việc muốn làm thì

không làm được, có việc không nên thì lại cứ làm, người ta ai nói gì thì tùy họ, miễn

là không thẹn với lòng. Việc đổi tiền ông đã làm hết sức mình để ngăn không cho

nó xảy ra, nhưng cuối cùng nó vẫn xảy r

a”

532

.

Sau

  

“Giá-Lương-Tiền”,

 

có ý

 

kiến

 

cho

 

rằng

 

thất

 

bại

 

của

 

tổng

 

điều

  

chỉnh

  

Giá-

Lương-Tiền có nguyên nhân từ Nghị quyết Trung ương 8. Tại Hội nghị Trung ương

9, họp từ ngày 9 đến 16-12-1985, Trường Chinh cho rằng Nghị quyết Trung ương 8

là “nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất và có hiệu quả cao nhất. Song, điều

đáng tiếc là trong chỉ đạo thực hiện, chúng ta đã phạm một loạt sai lầm, khuyết

điểm... Chúng ta đã nặng về điều chỉnh mặt bằng giá và lương mà coi nhẹ đổi mới

cơ chế quản lý... Nghị quyết Trung ương Tám chưa được triển khai thực hiện tốt, cơ

chế quản lý mới chưa kịp hình thành thì đùng một cái chúng ta đã tiến hành đổi tiền

trong thế bị động. Lẽ ra có thể giải quyết việc thiếu tiền theo cách khác

533

.

Quan điểm của Trường Chinh tiếp tục có thêm thành viên trong Bộ Chính trị

đồng tình ủng hộ. Ngày 19-2-1986, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát

biểu trong một phiên họp của Bộ Chính tr

534

:

“Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội và

sức mạnh của nền chuyên chính vô sản cũng không thể đi ngược lại với những quy

luật kinh tế...”. Ông Thạch cho rằng: “Một chính sách của nhà nước vừa ban hành là

người dân cần phải tính toán ngay để quyết định sản xuất cái gì, mua cái gì. Nhưng

bộ máy tính giá của Ủy ban Vật giá phải mất một năm mới tính toán xong. Hệ

thống giá cả đó gửi đi mỗi tỉnh tốn mỗi năm bốn mươi tấn giấy”. Ông Thạch nêu ví

dụ điển hình về tính phi lý của giá: “Giá báo Nhân Dân rẻ quá đưa đến tình trạng

con buôn mua gom báo để làm giấy gói hàng còn người cần đọc báo thì không còn

báo”.

Trước thềm Hội nghị Trung ương 10, Trần Phương gửi tới các ủy viên Ban Chấp

hành Trung ương một bản giải trình dài chín mươi hai trang, tiếp tục bảo vệ quan

điểm “quy tội” cho Nghị quyết 8. Nhóm chuyên gia của Trường Chinh, trực tiếp là

Trần Đức Nguyên, lập tức làm việc suốt ngày đêm chuẩn bị cho Trưởng Ban Kinh tế

Trung ương Nguyễn Lam một bài phát biểu ba mươi trang, lần lượt phản bác lại

“giải trình chín mươi hai trang” của Trần Phương. Tháng 6-1986, Hội nghị Trung

ương 10 kết luận chính thức: “Nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương và các

Nghị quyết 28, 31 của Bộ Chính trị về Giá-Lương-Tiền là đúng đắn”.

Nã pháo vào bộ tổng

Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 cho thấy khuynh hướng đổi mới mà Trường

Chinh khởi xướng đang thắng thế, cho dù từ đầu năm 1986, Trường Chinh bắt đầu

gặp phản công. Có lẽ do uy tín của Trường Chinh trong Đảng quá lớn, và do ông đã

rất chặt chẽ khi bắt đầu tiến trình đưa ra các quan điểm của mình, nên không ai

dám có phản ứng đích danh.

Nhưng đầu năm 1986, khi Giáo sư Đào Xuân Sâm, một chuyên gia trong nhóm

Trường Chinh, công khai đưa ra khái niệm “thị trường có tổ chức”, nó đã bị coi như

là một “quả bom” vì động đến nơi linh thiêng nhất của nền kinh tế kế hoạch hóa.

Sau khi cho rằng không thể “lẩn trốn thị trường” nếu muốn thoát ra khỏi “quan liêu

bao cấp”, Đào Xuân Sâm đã dẫn câu nói của Lenin: “Đi với chó sói thì phải gào lên”.

Tháng 3-1986, Ban bí thư tổ chức hội thảo, giáo sư Đào Xuân Sâm được mời và ông

có bài phát biểu: “Kinh doanh xã hội chủ nghĩa và quyền tự chủ của người kinh

doanh”. Một số nhân vật trong Ban Bí thư khen phát biểu ấy nên báo Nhân Dân lấy

đăng ở mục Diễn đàn liên tiếp ba số báo từ ngày 17 đến 19-3-1986. Nhưng theo

giáo sư Đào Xuân Sâm: “Đúng lúc ấy Bộ Chính trị họp, Đỗ Mười, Tố Hữu phê phán

rất căng. Đỗ Mười nói: thằng này nã trọng pháo vào bộ Tổng”.

Ngày 20-3-1986, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước Phan Văn Tiệm nhận xét

trong một cuộc giao ban của ủy ban: “Những biện luận của vị giáo sư trên báo

Nhân Dân mấy ngày qua chỉ là một suy nghĩ ngông cuồng”. Báo Nhân Dân sau đó

cũng liên tiếp viết bài phê phán quan điểm của Đào Xuân Sâm, cùng lúc, các tạp chí

như Nghiên cứu Kinh tế, Thông tin Lý luận đăng nhiều bài lên án. Các “nhà lý luận

kiên định” coi Đào Xuân Sâm như là một “Otar Si

k

535

 

của Việt Nam”. Cho dù ông

không có được một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về “tự do hóa nền kinh tế xã hội

chủ nghĩa theo cơ chế thị trường” như Otar Sik, giới nghiên cứu chính thống và Học

viện Nguyễn Ái Quốc vẫn muốn xếp ông vào diện “xét lại”.

Bài viết của Đào Xuân Sâm còn bị các chuyên gia Liên Xô phê phán, nhất là sau

khi Trưởng đoàn Paskar có buổi làm việc trực tiếp với Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng Đỗ Mười. Ngày 8-5-1986, sau hơn một tháng trở lại Việt Nam, đoàn Chuyên

gia Kinh tế Cao cấp Liên Xô đã gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng,

các Phó Chủ tịch: Võ Chí Công, Tố Hữu, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt. Phía Liên Xô, ngoài

Đại sứ Sepplin, Cố vấn trưởng Paskar, còn có ba tiến sỹ, trong đó có viện trưởng

Viện Nghiên cứu kinh tế toàn Liên Bang, ba phó tiến sỹ khoa học kinh tế và những

chuyên gia có kinh nghiệm khác.

Sau khi ghi nhận những “chuyển biến quan trọng”, Paskarđã chỉ ra nhiều “thiếu

sót nghiêm trọng” trong phát triển kinh t

ế

536

.

Về công nghiệp, Paskar cho rằng:

“một số ngành sản xuất đang đi chệch những chỉ tiêu kế hoạch; nhiều nhà máy

được xây dựng chỉ sử dụng 50% công suất”. Về tình trạng cung cấp vật tư, Paskar

phê phán những thành quả “xé rào”. Paskar cho rằng “khó khăn của xí nghiệp, nhà

máy là ở chỗ, các xí nghiệp có quyền mua bán vật tư theo giá thỏa thuận”. Sau khi

cảnh báo hiện tượng “chưa tập trung đúng mức quyền lực vào trung ương”, ông

nói: “Chúng tôi theo dõi cuộc tranh luận trên báo chí ở Việt Nam; hình như có

những người phê phán trung ương tập trung quan liêu làm cho địa phương không

hoạt động được”.

Sau khi nhấn mạnh “quyền lực của nhà nước trung ương”, cố vấn Paskar nói:

“Chúng tôi cảm thấy Việt Nam hiện đang có hai trào lưu: trào lưu phi tập trung hóa,

giao thêm quyền lực cho địa phương và giao lưu thông phân phối cho thị trường tự

do; trào lưu thứ hai là tập trung quyền lực và kế hoạch”. Dừng lại một chút, Paskar

tuyên bố: “Chúng tôi gia nhập trào lưu thứ hai này!”. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Phạm Văn Đồng phụ họa: “Không thể khác được đồng chí Paskar ạ!”. Võ Chí Công

bổ sung: “Trào lưu thứ nhất chỉ có một ít thôi. Bài báo của Đào Xuân Sâm là sai.

Chúng tôi đã cấm và kiểm điểm tòa soạn”. Paskar phấn khởi: “Chúng tôi muốn nói

tới bài báo đó. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu giao lưu thông phân phối cho tư

thương. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu sản xuất không có kế hoạch. Từ bỏ kế

hoạch thì chủ nghĩa xã hội chỉ còn khẩu hiệu, không ai thừa nhận đó là chủ nghĩa

xã hội”. Paskar kết thúc cuộc họp: “Bây giờ phải tăng cường kỷ luật lập lại trật tự”.

Khi ấy, Liên Xô đang cấp cho Việt Nam mỗi năm một tỷ rúp.

Khép lại trang sử Lê Duẩn

Cho dù ở trường Nguyễn Ái Quốc, quy trình phong hàm giáo sư cho ông Sâm bị

trì hoãn sau nhận xét của Đỗ Mười và Cố vấn Paskar, Đào Xuân Sâm tiếp tục được

mời tới các cuộc thảo luận trong nhóm nghiên cứu của Trường Chinh. Tình hình đất

nước vào thời điểm ấy đã vô cùng nguy ngập. Trường Chinh biết rõ Đảng đang ở

trong tình thế “đổi mới hay là chết”. Trong cuộc đời của làm cách mạng của mình,

đây chính là cơ hội để Trường Chinh khắc phục những sai lầm không chỉ là của

Đảng mà cả của chính cá nhân ông nữa.

Theo ông Trần Nhâm: “Sáng 29-9-1988, một ngày trước khi ông Trường Chinh

mất, khi làm việc với ông, tôi có hỏi, tại sao khi đó bác lại làm lớn chuyện ‘khoán

Vĩnh Phú’ lên vậy? Ông điềm tĩnh trả lời tôi rằng có lẽ lúc bấy giờ nhận thức của

mình không bắt kịp thực tế, trong khi những thông tin được báo cáo lên lại không

chính xác

537

.

Ông Trần Phương cho rằng: “Trường Chinh đổi mới như thế là quá chậm, sau hai

mươi lăm năm thôi chức tổng bí thư, có thời gian nghiên cứu hơn, nhưng cũng phải

tới gần cuối đời, ông mới giác ngộ được. Nếu khi giải phóng miền Nam mà Trường

Chinh cũng nhìn được như Lê Duẩn thì tình hình đã khác. Khi đó, Lê Duẩn nhận ra

không thể áp dụng chính sách kinh tế ở miền Nam giống như những gì đã làm ở

miền Bắc. Nhưng nhìn qua nhìn lại không có ai đồng tình, Trường Chinh thì im

lặng”. Ông Trường Chinh không chỉ bỏ qua cơ hội sau năm 1975. Cuộc cải cách lần

thứ nhất ở Hội nghị Trung ương 6, khóa IV năm 1979, cũng không có ông.

Nghị quyết Trung ương 6 năm 1979, cho dù đã kích thích sự “bung ra” ở nhiều

nơi nhưng cũng chỉ là một “tháo gỡ” nửa vời thay vì thay đổi trên nền tảng tư duy,

nên từ sau Đại hội V, khi tình hình tiếp tục khó khăn, xu hướng quay lại đã xuất

hiện. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, tháng 12-1983 và Hội nghị Trung ương 6,

tháng 7-1984, vẫn còn đánh giá nguyên nhân của tình hình khó khăn là do “chậm

cải tạo xã hội chủ nghĩa và cải tạo thị trường tự do”. Tháng 1-1983, Trường Chinh

vẫn ký Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị chuyên đề về Hà Nội. Nghị quyết được nói là

có thêm những “tình tiết tăng nặng” để “Chiến dịch Z-30” tiến hành “cải tạo lần

hai”.

Tới năm 1986, Trường Chinh đã đi được một quãng đường khá dài, đã ra khỏi

“tháp ngà”, đã đến tận cơ sở để lắng nghe thay vì tin vào các báo cáo mà ông nhận

ra là dối trá. Từ năm 1982 cho đến năm 1986, trên diễn đàn các hội nghị trung

ương, Trường Chinh thẳng thắn và đầy sức thuyết phục, đấu tranh không khoan

nhượng, từng bước xác lập nền tảng lý luận để giải thích thực tế và bắt đầu đổi

mới. Thủ tướng Phan Văn Khải, khóa V là ủy viên dự khuyết Trung ương, nhớ lại:

“Khi đó, những bài phát biểu của Trường Chinh liên tục nhận được nhiều tràng pháo

tay. Ý kiến của ông rất mới mẻ và thực sự làm thay đổi tư duy của Đảng”.

Sức khỏe của Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong

những diễn biến chính trị trước Đại hội VI. Theo bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ thứ

hai của ông Lê Duẩn: “Đầu năm 1986, những vết sẹo phổi có từ hồi nằm Côn Đảo

bị đánh bầm dập nay phát sinh nước trong phổi. Anh đi Liên Xô điều trị... Khi từ

Liên Xô trở về, anh nằm dưỡng bệnh ở Biệt thự số 7 Hồ Tây. Tôi ra thăm, anh bắt

tay tôi, bàn tay nóng hôi hổi, môi anh đỏ mọng. Chú Hiền, bác sỹ riêng của anh nói,

anh thường xuyên sốt 38˚, 39˚ nhưng vẫn dự họp Trung ương hoặc gặp đồng chí

này, đồng chí kia để lo nội dung và nhân sự đại hội

538

.

Theo ông Việt Phương và bà Lê Thị Muội, con gái Lê Duẩn, những ngày bệnh Lê

Duẩn nằm ở Biệt thự số 7 Hồ Tây, mỗi lần nghe có ông Trường Chinh sang là ông

lại bắt dìu từ gác hai xuống phòng khách, cho dù ông Trường Chinh đề nghị ông sẽ

ngồi bên giường bệnh để nói chuyện với ông Lê Duẩn. Trong khi đó, cứ thấy Lê Đức

Thọ đến là Lê Duẩn lại “phẩy tay đuổi đi”.

Ông Hoàng Tùng nói: “Càng về sau, ông Lê Duẩn càng nhận ra sự thao túng của

Lê Đức Thọ, đặc biệt là sự thao túng nhân sự trong Đại hội V năm 1982”. Trần

Nhâm, thư ký riêng của Trường Chinh, kể: Trong một phiên họp Bộ Chính trị, cụ

Duẩn đã ốm lắm nhưng vẫn dự. Ông chỉ mặt Lê Đức Thọ: “Có phải có những trung

ương ủy viên anh rút từ trong tay áo ra?” Lê Đức Thọ tái mặt. Cụ Trường Chinh cầm

tay áo cụ Duẩn kéo ông ngồi xuống: “Anh đừng làm anh em người ta sợ”. Trong

một phiên họp Bộ Chính trị, ông Lê Duẩn nói với Lê Đức Thọ: “Anh đừng họp Bộ

Chính trị nữa”. Một thời gian sau, Lê Đức Thọ đi họp lại, Lê Duẩn lại nói: “Tôi đã bảo

anh không họp nữa mà. Lê Đức Thọ phải ra về

539

.

Tại Hội nghị Tổ chức chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ VI, diễn ra vào tháng 4-

1986, ông Lê Đức Thọ gián tiếp chỉ trích Lê Duẩn: “Lâu nay nói đường lối đại thể

đúng, cụ thể sai. Nói như vậy không đúng. Kế hoạch năm năm 1976-1980 là duy ý

chí, phiêu lưu. Đáng lẽ làm hai, ba năm khôi phục rồi mới đi vào xây dựng kinh tế

thì tốt hơn”. Về nhân sự, ông Lê Đức Thọ nói: “Lãnh đạo của ta già quá, từ năm

1980 tới nay không có phê bình và tự phê bình. Lúc Hồ Chủ tịch già không làm việc

thường xuyên nhưng phải báo cáo công việc hàng ngày với Bác. Mấy năm nay, tổng

bí thư không làm việc, anh Trường Chinh, tôi, không có phê bình. Năm năm Bộ

Chính trị không có tự phê bình và phê bình. Ủy viên Bộ Chính trị của ta thấp nhất là

sáu mươi lăm tuổi, cao nhất là tám mươi nên rất hẫng. Dư luận nhiều nhưng cho

đến nay chưa thống nhất về nhân sự. Tình hình kinh tế phức tạp. Đồn đại anh Ba

chết, tiền, giá, kẻ địch lợi dụng nhiều”. Rồi ông Lê Đức Thọ chỉ đích danh: “Anh

Trường Chinh làm tổng bí thư mười tám năm; anh Ba làm tổng bí thư hai mươi lăm

năm. Cả hai đều già trên tám mươi tuổi. Theo tôi, điều lệ nên ghi, một người không

giữ chức tổng bí thư quá hai nhiệm

kỳ”

540

.

Ông Lê Đức Thọ được nói còn có một nỗ

lực tái lập chức chủ tịch đảng để tăng thêm cơ hộ

i

541

.

Năm 1985, ông Trường Chinh giới thiệu Nguyễn Văn Linh vào Bộ Chính trị lần

hai. Tháng 6-1986, ông Linh được đưa ra Hà Nội giữ chỗ thường trực Ban Bí thư,

một vị trí mà khi đó ông Tố Hữu đang chờ đợi. Tại Hội nghị Trung ương 10, chính

ông Trường Chinh đã điều khiển phiên họp theo hướng để Nguyễn Văn Linh nắm giữ

cương vị này. Ông Linh bàn giao ở Thành phố Hồ Chí Minh xong, ra tới Hà Nội ngày

1-7-1986. Ngày 10-7-1986, ông Lê Duẩn qua đời. Ngày 14-7-1986, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng họp phiên bất thường, chính thức bầu Trường Chinh giữ chức tổng

bí thư, sau đúng ba mươi năm gián đoạn.

Vai trò của Mikhail Gorbachev

Từ tháng 6-1986, Trường Chinh đã được giao làm trưởng Tiểu Ban Chuẩn bị Văn

kiện, nhưng công việc soạn thảo cho đến khi ấy vẫn do Tố Hữu phụ trác

h

542

.

Khi

ông Lê Duẩn mất, điều ông Trường Chinh lo lắng nhất là “cương lĩnh”. Theo ông

Đặng Xuân Kỳ: “Tôi kiến nghị, có hai việc phải chấn chỉnh ngay: một là báo cáo

chính trị, hai là vấn đề nhân sự”. Ông Trường Chinh băn khoăn: “Thời gian còn ngắn

quá”. Ông Kỳ bảo: “Nếu biết cách tổ chức, ba tháng xong, nhưng cái khó là nhân

sự”.

Ngày 13 và 14-5-1986, phát biểu tại hội nghị Bộ Chính trị, Trường Chinh nói:

“Cách nghĩ cách làm cũ đã cản trở chúng ta phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, làm

cho nhân tài bị mai một”. Nguyên nhân của tình hình đó được ông phân tích do

quan niệm phong kiến, hẹp hòi theo kiểu gia trưởng “sống lâu lên lão làng” đã

“ràng buộc, hạn chế tầm nhìn của chúng ta, khiến ta không thấy đầy đủ vốn quý

báu đó”.

Trong bài phát biểu này, Trường Chinh cảnh báo tình trạng “chọn người rồi mới

tìm việc để ấn vào” thay vì từ nhu cầu của công việc mà chọn người thực hiện. Lê

Đức Thọ không những không đồng ý với bài phát biểu mà còn truy hỏi gay gắt: “Ai

viết cho Trường Chinh?”. Chỉ khi vấn đề được phát biểu trước Hội nghị Trung ương

11 và được Ban Chấp hành Trung ương bày tỏ sự đồng tình, Lê Đức Thọ mới thôi

phản ứng. Theo ông Hà Nghiệp: “Đại hội VI tuy thành công về mặt đường lối, đã

thất bại về nhân sự”.

Trước khi ông Lê Duẩn mất không lâu, ngày 2-6-1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà

nước Trường Chinh ký quyết định miễn nhiệm những cán bộ liên đới trách nhiệm

trong vụ Giá-Lương-Tiền. Hai trong số đó là các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Trần Quỳnh và Trần Phươn

g

543

.

Hạ tuần tháng 7-1986, Trường Chinh quyết định

thay thế nhóm biên soạn báo cáo chính trị làm việc dưới thời Lê Duẩn, đứng đầu là

Tố Hữu, Trần Quỳnh. Theo ông Việt Phương, một thành viên trong nhóm soạn thảo

văn kiện thời kỳ Tố Hữu, thì cho tới lúc ấy, nhóm chỉ mới soạn thảo đề cương và đề

cương này chưa bao giờ được trình lên tổng bí thư vì lúc ấy tình hình sức khỏe của

Lê Duẩn đã rất xấu.

Tổ Biên tập Báo cáo Chính trị Đại hội VI được thành lập mới, gồm mười người, tổ

trưởng là Hoàng Tùng, tổ phó là Đào Duy Tùng; nhóm chuyên gia tư vấn của ông

Trường Chinh có ba người tham gia, Hà Nghiệp, Lê Văn Viện và Trần Đức Nguyên.

Lê Văn Viện khi ấy đang ở Lào, làm chuyên gia tư vấn giúp Kay-Sỏn Phôm-Vi-Hẳn,

tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người cuối cùng được đưa vào nhóm

này là Lê Xuân Tùng. Theo Việt Phương: “Trong nhóm dự thảo Văn kiện Đại hội VI,

Lê Xuân Tùng là người đóng góp ít nhất vào việc viết ra đường lối đổi mới, nhưng về

sau là người đạt được cương vị cao nhất trong thời kỳ đổi mới: ủy viên Bộ Chính

trị”.

Chấn

  

chỉnh

  

việc

 

chuẩn

  

bị

 

văn

  

kiện

  

đại

 

hội

 

xong,

 

đầu

  

tháng

  

8-1986,

 

Trường

Chinh đi Liên Xô. Đây là một chuyến đi bất thường, nhưng là lệ thường. Các nước

“xã hội chủ nghĩa anh em” mỗi khi thay đổi đường lối hay người lãnh đạo đều phải

đến “ông anh cả” Moscow trình diện. Ông Trường Chinh ở lại Moscow một tuần, và

ngày 12-8-1986, ông gặp Tổng Bí thư Gorbachev lần đầu tiên.

Chuyến đi thứ hai của ông Trường Chinh diễn ra vào tháng 11-1986, khi công

việc chuẩn bị đại hội đã tới giai đoạn hoàn tất. Trường Chinh tới Moscow lần này là

để dự cuộc gặp các Tổng bí thư, các Bí thư Thứ nhất các Đảng Cộng sản và các

nước thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Thực tế là ông đi với một sứ mệnh quan

trọng là tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Xô cho công cuộc cải cách của mình. Theo

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng khóa V Nguyễn Khánh: “Theo lệ xưa nay, mỗi

khi Đảng Cộng sản Việt Nam đại hội thì đường lối phải được Đảng Cộng sản Liên Xô

và Trung Quốc đồng tình. Nếu họ không đồng tình thì đường lối sẽ không thực hiện

được. Lúc bấy giờ, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc còn gay gắt nên chỉ phải đi Liên

Xô”.

Trường Chinh đến Moscow ngày 9-11-1986, cuộc gặp Gorbachev được sắp xếp

vào ngày 12-11-1986. Theo ông Hà Nghiệp: “Chúng tôi đã rất lo lắng”.

             

Trước ngày

lên đường đi Moscow không lâu, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội, ngày 19-10-

1986, Trường Chinh tuyên bố: “Chúng ta đang ở thời kỳ quá độ, có thể bỏ qua tư

bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng dứt khoát không thể bỏ qua sản xuất

hàng hóa”. Ở thời điểm ấy, nếu Gorbachev “bác” đường lối đổi mới của Việt Nam thì

ở trong nước, Trường Chinh chắc chắn sẽ gặp khó khăn với những người bảo thủ.

Sau khi Trường Chinh nhấn mạnh vai trò của kinh tế thị trường tại phiên họp

ngày 18-5-1986 của Bộ chính trị, ông Phạm Văn Đồng nói: “Anh thì khi nào cũng

hàng hóa”. Trường Chinh nhẹ nhàng nhấc chén trà trước mặt: “Tôi hỏi anh, cái chén

này bán ở ngoài cửa hàng không phải hàng hóa thì là cái gì?”. Phạm Văn Đồng:

“Đất nước đang nước sôi lửa bỏng mà anh lúc nào cũng lý luận”. Trường Chinh:

“Đúng là tôi đang tư duy lý luận. Nhưng, khi nhà cháy mà chúng ta không trước hết

nghĩ cách, cứ lao hết vào lửa thì cháy hết cả nhà lẫn người

544

.

Phó Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thì không ít lần công khai dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Kế

hoạch Nhà nước Liên Xô Baibakov: “Chủ nghĩa xã hội là Sông Đà chứ không phải là

chợ Đồng Xuân”.

Tháp tùng chính thức Trường Chinh tới Moscow có Hà Nghiệp, Trần Nhâm và

Chánh

  

Văn

  

phòng

  

Nguyễn

  

Khánh.

  

Giáo

  

  

Dương

  

Phú

  

Hiệp

  

cũng

  

  

mặt.

  

Ông

Dương Phú Hiệp kể: Theo lịch, cuộc gặp Gorbatchev sẽ diễn ra lúc ba giờ chiều. Một

giờ, ông Trường Chinh cho gọi chúng tôi sang trao đổi. Trường Chinh tỏ ra lo lắng.

Mọi lo lắng hóa ra lại không cần thiết. Theo Hà Nghiệp thì cuộc gặp Gorbachev

diễn ra suôn sẻ. Gorbachev đánh giá những dự định cải cách của Việt Nam là sáng

tạo, ông đồng ý với những đề nghị của Trường Chinh và nhận xét: “Có những điều

các đồng chí còn đi xa hơn cả chúng tôi”. Gorbachev nói điều đó không chỉ để làm

vui lòng Trường Chinh. Trong khi Việt Nam bắt đầu công nhận “kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần”, thì một tuần sau, vào ngày 21-11-1986, Xô Viết Tối Cao Liên

Xô, trong một nỗ lực cải cách, chỉ đưa ra được luật cho phép lập các “xưởng cá

nhân và gia đình”, theo đó người dân chỉ được sản xuất “dựa vào chính sức mình và

của những người trong gia đình”.

Ngày 28-7-1986, khi tới thăm vùng Viễn Đông Liên Xô, Gorbachev tỏ ra quan

tâm tới Việt Nam khi tuyên bố: “Mong muốn biên giới Việt - Trung trở thành một

biên giới hòa bình, láng giềng và thân thiện”. Cũng trong chuyến đi đó, Gorbachev

bắt đầu đề cập tới cải tổ. Ngày 31-7-1986, ông tuyên bố ở Vladivostock: “Đảng

Cộng sản Liên Xô và toàn thể đất nước Xô Viết hoàn toàn hiểu rằng cần phải tìm

kiếm câu trả lời cho những vấn đề mà cuộc sống đặt ra ngay trong khuôn khổ của

hệ thống xã hội chủ nghĩa”. Ông nhấn mạnh: “Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng

không được sống theo lối cũ”. Báo chí Việt Nam thời gian đó bắt đầu dành nhiều tin

bài để nói về Liên Xô. Từng bước đi của Gorbachev đều được báo chí Việt Nam, đặc

biệt là tờ Tuổi Trẻ, tường thu

ật

545

.

Cho dù đổi mới ở Việt Nam là một tiến trình diễn ra với sự hối thúc từ bên trong,

nhưng

  

sự

  

thay

  

đổi

  

của

  

Liên

 

  

đã

  

đóng

  

một

  

vai

  

trò

  

quan

  

trọng.

  

Cái

  

chết

  

của

Brezhnev vào ngày 10-11-1982 đã chấm dứt kỷ nguyên trì trệ kéo dài suốt mười

tám năm kể từ khi Brezhnev ngồi lên ghế tổng bí thư Liên Xô. Người kế vị ông,

Andropov, thì nằm trên giường bệnh nhiều tháng trước khi qua đời trong thời gian ở

ngôi tổng bí thư mười lăm tháng. Người kế nhiệm Andropov chưa phải là Mikhail

Gorbachev

  

như

  

ông

  

ta

  

muốn

  

  

  

một

  

ủy

  

viên

  

Bộ

  

Chính

  

trị

  

ốm

  

yếu

  

khác:

Chernenko. Cái chết của Chernenko sau đó mười ba tháng đã đưa Gorbachev lên vị

trí tổng bí thư. Ngày 11-3-1985, ngày Gorbachev nhậm chức, đã đánh dấu một kỷ

nguyên mới của lịch sử thế giớ

i

546

.

Trường Chinh từ Moscow trở về, tưởng mọi chuyện đều trôi chảy. Nhưng khi bắt

đầu đại hội, các đại biểu đã rất hoang mang. Trần Quỳnh, sau khi cùng Võ Chí Công

đến Hungary dự cuộc họp của Hội đồng Tương trợ Kinh tế về, nói rằng: “Thủ tướng

Liên Xô nói Liên Xô không tán thành Việt Nam đi theo khuynh hướng chủ nghĩa xã

hội thị trường”. Nhiều người nghe Trần Quỳnh tỏ ra rất sợ; hầu hết đại biểu đều đã

học qua Nguyễn Ái Quốc, đều biết số phận của Tiệp Khắc khi dám qua mặt Liên Xô

làm “chủ nghĩa xã hội thị trường”.

Nhưng, theo Giáo sư Dương Phú Hiệp, Trường Chinh là một người làm việc hết

sức

  

chặt

  

chẽ.

 

Ông

  

hỏi

  

văn

  

phòng:

  

“Anh

  

Trần

  

Quỳnh

  

nói

 

 

kèm

 

theo

 

văn

  

bản

không?”. Văn phòng trả lời “không”. Ông nói: “Thế thì không được. Tôi có văn bản.

Tôi và Gorbachev có ký chung một văn bản nhất trí với nhau đây”. Biên bản được

phát ra, những người ủng hộ Trường Chinh mới thở phào nhẹ nhõm khi thấy “Liên

Xô không ngăn cản ta đổi mới”. Khi ấy, Trường Chinh mới nhắc lại bài viết của viện

trưởng Viện Chính trị Kinh tế Thế giới mà Gorbachev đã rất thích: “Ở Liên Xô cũng

có những kẻ hay dọa thế

547

.

Tuyên ngôn đổi mới

Đó là những ngày sôi động. Sau khi Trường Chinh nhận chức tổng bí thư, ông

cùng Hoàng Tùng, tổ trưởng Tổ Biên tập Báo cáo Chính trị Đại hội VI, và các thành

viên của Tổ Biên tập, xuống nhà nghỉ Vạn Hoa, tòa lâu đài ở Đồ Sơn, nơi mà Tổng

Bí thư Lê Duẩn đã từng thai nghén Nghị quyết Đại hội IV. Tại đây, theo ông Hoàng

Tùng: “Chúng tôi lần lượt trả lời hai mươi câu hỏi mà tình hình đặt ra và quán triệt

tinh thần của báo cáo chính trị chỉ trong hai chữ: đổi mới”.

Tổ Biên tập sau đó làm việc chính ở Hồ Tây. Mỗi phần của báo cáo được phân

cho một nhóm biên soạn, Trường Chinh trực tiếp đọc và sửa. Khi đánh giá những

sai lầm sau 1975, theo ông Đặng Xuân Kỳ: tôi đề nghị ghi rõ sai lầm của ta là sai

lầm về đường lối chứ không chỉ chủ trương chính sách lớn. Ông Lê Phước Thọ cũng

đề nghị: “Đảng ta trước sau phải thừa nhận thời kỳ đó là sai lầm về đường lối”.

Nhưng cha tôi nói: “Anh Ba vừa mới mất, nói sai lầm đường lối là đánh giá tổng bí

thư. Cũng phải coi hoàn cảnh lịch sử lúc đó để đánh giá như thế nào là vừa mức”.

Tuy nhiên, trước áp lực “nhìn thẳng vào sự thật”, Trường Chinh cũng đã phải tự tay

ghi vào văn kiện: “Trong nhiều năm qua, Đảng đã phạm những sai lầm nghiêm

trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn”. Ngày 19-10-1986, phát biểu tại Đại

hội

 

Đại biểu Đảng

 

bộ Hà Nội, Trường

 

Chinh

 

phân tích

  

thêm:

 

“Đó là sai lầm tả

khuynh, ấu trĩ, duy ý chí, làm trái quy luật khách quan… khi đã mắc sai lầm lại bảo

thủ, trì trệ, không dũng cảm sửa chữa”.

Tổ biên tập phân công Phan Diễn viết “Đổi mới tư duy về cơ cấu kinh tế”, Hà

Đăng viết phần “Chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần”, Trần Đức Nguyên viết

“Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế”. Với sự thận trọng truyền thống, từng vấn đề một,

Trường Chinh đều cho chuẩn bị kỹ, đưa ra Bộ Chính trị thảo luận rồi thông qua từng

phần trước khi đưa vào “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại

hội

548

.

Thế nhưng, theo ông Trần Đức Nguyên: “Một buổi sáng sát ngày đại hội, tôi vừa

tới nơi làm việc của Tổ biên tập ở Hồ Tây thì được anh Đào Duy Tùng chuyển cho

hơn mười điểm mà các anh ủy viên Bộ Chính trị trong Chính phủ (gồm Phạm Văn

Đồng, Đỗ Mười, Võ Chí Công) thấy cần sửa. Tôi xem ngay và sau đó gọi điện thoại

cho anh Năng, thư ký của anh Tô (Phạm Văn Đồng), nhờ báo cáo với anh Tô cho tôi

được trình bày lại, vì nếu sửa văn kiện theo ý bên chính phủ thì khác với kết luận

của Bộ Chính trị về ba quan điểm đã bàn. Chỉ ít phút sau, tôi được anh Năng gọi

điện lại truyền đạt ý kiến anh Tô là viết như kết luận của Bộ Chính trị”.

Sau khi tạo được sự thống nhất trong nội bộ, Tổng Bí thư Trường Chinh đã chọn

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội để công bố với nhân dân. Ngày 19-10-1986, tại Hà

Nội, ông phát biểu: “Đối với cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, đổi mới là con

đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đáp ứng những nhu cầu chính đáng và

ngày càng cao của nhân dân. Đối với nước ta, đổi mới cũng là yêu cầu bức thiết, là

vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Yêu cầu đó vừa là đòi hỏi bên trong của nước

ta, vừa phù hợp với xu thế đổi mới của thời đại”. Bài phát biểu được các phương

tiện truyền thông chính thức trích dẫn ngay trong ngày, ngay sau đó nó được đón

nhận như một Tuyên Ngôn Đổi Mới.

Bàn tay Lê Đức Thọ

Trước Đại hội VI, theo ông Hoàng Tùng: “Lê Đức Thọ không thèm quan tâm đến

báo cáo chính trị mà tập trung những nỗ lực cuối cùng để cấy nhân sự vào nhiệm

kỳ kế tiếp”. Có thể nói, chưa bao giờ bản lĩnh Lê Đức Thọ thể hiện kiên nhẫn và sắt

đá như giai đoạn này - giai đoạn mà uy tín của ông xuống đến mức những người

thân tín nhất của ông lần lượt bị “phế truất” thông qua lá phiếu bầu từ các đại hội

địa phương và ngành, đặc biệt là từ quân đội.

Đúng như Lê Đức Thọ nhận xét trong Hội nghị Công tác Tổ chức, tháng 4-1986:

“Đời sống khó khăn gây nhiều chuyện tiêu cực, kể cả quân đội cũng tiêu cực ghê

gớm”. Ông Thọ thừa nhận: “Năm mươi sáu năm nay lúc này phẩm chất trong Đảng

ta là sa sút nhất. Trong Đảng hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, nên

không muốn rời chỗ đứng của mình vì nếu rời đi thì mất nhiều quyền lợi. Có người

thắc mắc, nghỉ hưu chết có được quốc tang không? Được mấy vòng hoa khi chết,

đem nhiều vòng hoa để biết người chết cách mạng to hay nhỏ, rồi chôn ở nghĩa

trang nào?”. Lê Đức Thọ đã nói đến những tiêu cực này như một người ngoài cuộc.

Thế nhưng, từng vị chỉ huy quân đội biết rõ nguyên nhân đến từ đâu.

Sự kiện Võ Nguyên Giáp bị xếp sau Lê Đức Thọ theo thứ bậc trong Bộ Chính trị

sau Đại hội IV đã khiến các tướng lĩnh cảm thấy bị xúc phạm. Liền sau đó là sự ra

đi của Tướng Trần Văn Trà. Người thay thế Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Văn Tiến

Dũng, một vị tướng có nhiều đóng góp. Tuy nhiên, Tướng Dũng đã đánh mất khá

nhiều uy tín của mình khi cho xuất bản cuốn hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân, gần như

bỏ qua vai trò của Tướng Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 13-10-1986, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Toàn Quân IV, diễn ra tại Hà Nội.

Ngay trong lễ khai mạc, các đại biểu đã bày tỏ thái độ. Đại hội, trong khi chỉ dành

vài tràng vỗ tay lẹt đẹt cho Đại tướng Văn Tiến Dũng, đã nhất loạt đứng lên vỗ tay

như sấm khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào hội trường. Tướng Giáp chỉ là một

đại biểu được mời dự, nhưng đã được quân đội đón chào bằng cả những tiếng hoan

hô và nước mắt. Những tiêu cực trong quân đội, tình trạng thiếu thốn, khổ sở của

người lính trên các chiến trường được các tướng lĩnh phê phán gay gắt. Tham luận

của Thiếu tướng Lê Phi Long, người vừa trực tiếp đốc chiến trên chiến trường Vị

Xuyên trở về, mô tả đời sống khó khăn, chết chóc hàng ngày của người lính trên

biên giới Việt-Trung; đối lập với tình trạng lợi dụng phương tiện quân sự buôn lậu,

thu vén cá nhân của gia đình một vài tướng lĩnh.

Ngày 18-10-1986, đại hội đã “cách chức” hai đại tướng Chu Huy Mân và Văn

Tiến Dũng bằng cách gạch tên hai nhân vật cao nhất của quân đội ra khỏi danh

sách bảy mươi mốt đại biểu toàn quân đi dự Đại hội Đảng Toàn Quốc. Duy nhất chỉ

có hai ý kiến bảo vệ Văn Tiến Dũng và Chu Huy Mân. Một trong hai người đó là

Tướng Lê Ngọc Hiền, phó tổng tham mưu trưởng. Tướng Hiền đã bị phản đối quyết

liệt khi đề nghị đại hội bầu cử lại.

Do Văn Tiến Dũng và Chu Huy Mân đang là ủy viên Bộ Chính trị khóa V nên theo

Điều lệ Đảng, đương nhiên có mặt tại Đại hội VI. Tuy nhiên, cả hai vị đã không còn

uy tín và không đủ điều kiện để được giới thiệu tiếp vào Ban Chấp hành Trung

ương. Đại tướng Hoàng Văn Thái thì cũng vừa chết khá đột ngột ngày 2-7-1986.

Trong quân đội, người được coi sẽ ở vào vị trị kế tiếp là Đại tướng Lê Trọng Tấ

n

549

.

Tuy nhiên, một tháng là thời gian đủ dài để Trưởng Ban Tổ chức Lê Đức Thọ

chuẩn bị. Ngày 5-12-1986, khi Đại tướng Lê Đức Anh từ Campuchia về Nhà khách

T66 của Bộ quốc phòng, khi đại biểu từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đã tập

trung về Hà Nội để dự đại hội, Tướng Lê Trọng Tấn từ một cuộc họp ở Trung ương

đi thẳng đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân gặp Lê Đức Thọ. Không ai biết rõ những gì đã

xảy ra trong cuộc gặp chóng vánh này. Từ Nguyễn Cảnh Chân, Tướng Tấn lên xe về

nhà riêng, 36C Lý Nam Đế. Ở nhà, Tướng Lê Ngọc Hiền đang chờ ông về cùng ăn

cơm.

Tướng Lê Ngọc Hiền là em vợ của Tướng Tấn, nhưng anh em có những bất đồng

vì ông Hiền, trước đó, “phù thịnh”, đứng hẳn về phía Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân.

Giữa Lê Trọng Tấn và Lê Ngọc Hiền có nói với nhau vài câu ngắn. Bỗng nhiên,

Tướng Tấn gục xuống bàn. Bà Lê Thị Minh Sơn, phu nhân Đại tướng Lê Trọng Tấn

từ nhà dưới chạy lên. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu, chạy đến đầu tiên. Người thứ

hai là Tướng Đinh Đức Thiện. Trong khi Tướng Giáp cắn chặt răng, đau đớn, Tướng

Đinh Đức Thiện, em ruột Lê Đức Thọ kêu lên: “Tấn ơi, đứa nào hại mày?”. Khi được

dìu lên giường, Tướng Tấn chỉ kịp tháo chiếc đồng hồ Titoni mà ông đã đeo cả đời,

đưa cho cháu nội trai là Lê Đông Giang, dặn: “Con cố trưởng thành”.

Ngay lập tức, ông được đưa ra khỏi nhà. Đến đêm, gia đình được thông báo là

ông đã mất. Mãi tới sau ngày 7-12-1986, ngày tang lễ của ông, các báo mới đăng

thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương: “Đại tướng Lê Trọng Tấn từ trần hồi 18

giờ 50 phút ngày 5-12-1986, thọ bảy mươi hai tuổi, sau một cơn đau cấp tính vì

đồng chí đã mắc bệnh tim mạch nặng từ lâu”. Hiếm có một cáo phó nào lại phải

“vòng vo” như vậy về nguyên nhân của một cái chết và điều này càng làm tăng

thêm hoài nghi.

Khi Tướng Lê Trọng Tấn mất, Lê Đức Thọ vừa là người phụ trách công tác tổ

chức, vừa phụ trách Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, cơ quan quyết định tới từng

viên thuốc của các nhà lãnh đạo. Cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn ngay bên

thềm Đại hội Đảng, cũng như cái chết trước đó của Đại tướng Hoàng Văn Thái, rất

có thể chỉ là do tuổi tác và bệnh tật như “thông cáo của Ban Chấp hành Trung

ương”, nhưng lịch sử phi chính thống đã xếp những cái chết này vào hàng “nghi

án”.

Hơn một tháng sau cái chết của Tướng Lê Trọng Tấn, ngày 20-1-1987, trong

một chuyến đi săn, khi ông Đinh Đức Thiện lấy khẩu súng từ trong xe ra thì đạn nổ,

viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, đục thủng trần xe. Vị tướng đã xông pha biết

bao chiến trường ấy cuối cùng đã chết vì “súng bị cướp cò”.

Ở hành lang Đại hội Đảng, các đại biểu xì xầm, nhưng cái chết đột ngột của

Tướng Lê Trọng Tấn, người lẽ ra sẽ giữ chức bộ trưởng quốc phòng sau đại hội này,

đã không được công khai nói đến. Cho đến lúc đó, công tác nhân sự vẫn được ông

Lê Đức Thọ kiểm soát gần như tuyệt đối. Quy trình công tác cán bộ của Quốc tế III

vốn đã có vấn đề lại càng trở nên “quái gở”, như nhận xét của ông Việt Phương, sau

khi mang thêm dấu ấn cá nhân của những con người như Stalin, Mao Trạch Đông,

Beria, Khang Sinh, và được Lê Đức Thọ mang về Việt Nam, và theo Việt Phương, trở

thành “một cách làm sai hỏng đã được quy tắc hóa”.

Theo quy trình này, nhân sự của nhiệm kỳ mới, về lý là do đại hội bầu, nhưng

danh sách đưa ra để đại hội bầu với một số lượng sít sao lại do Ban Chấp hành

Trung ương khóa cũ, tức là những người sắp rời nhiệm sở, đề nghị. Nếu có ai đó

được đại hội đề nghị mà Ban Chấp hành Trung ương không tán thành thì chính họ

sẽ được Tiểu Ban Nhân sự yêu cầu “tự nguyện rút”. Cũng có nhiều trường hợp,

người được đề cử không rút, và mỗi đại hội, Tiểu Ban Nhân sự đều nhân nhượng

đưa vào danh sách bầu cử một số ứng cử viên. Nhưng lịch sử các đại hội của Đảng

Cộng sản Việt Nam kể từ khi cầm quyền, hầu như không có ứng cử viên nào đắc cử

trung ương nếu như không nằm trong danh sách chính thức được đề cử bởi Ban

Chấp hành cũ. Nói là Ban Chấp hành nhưng, người đóng vai trò quyết định vẫn là

Lê Đức Thọ.

Ông Việt Phương cho rằng cả Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đều phó thác toàn bộ

công tác nhân sự cho Lê Đức Thọ. Trường Chinh tuy có quan tâm nhưng ông lại chỉ

thường chú trọng các vấn đề nguyên tắc. Ông Việt Phương xác nhận: “Những năm

cuối đời, anh Lê Duẩn ác cảm ra mặt bởi sự lộng quyền của Lê Đức Thọ trong công

tác cán bộ. Ông nhiều lần nói với nhóm giúp việc chúng tôi: Ban Chấp hành Trung

ương có 150 người, may ra tôi chỉ biết hai mươi người, còn lại do anh Thọ sắp xếp.

Tuy rằng anh ấy có báo cáo, nhưng rồi Bộ Chính trị, Trung ương cũng chủ yếu

quyết định theo trình bày của anh ấy”. Cũng theo Việt Phương, chính Hồ Chí Minh

cũng từng phải than rằng: “Công tác cán bộ của ta đều do chú Thọ cả. Chú thích ai

thì chú báo cáo tốt, ghét ai báo cáo xấu, chứ Bộ Chính trị có biết hết đâu”.

Trong suốt ba mươi hai năm làm thủ tướng, cứ mỗi nhiệm kỳ, ông Phạm Văn

Đồng lại “trình quốc hội” một danh sách chính phủ mới. Bản danh sách ấy không

phải của ông Phạm Văn Đồng mà là của ông Lê Đức Thọ, cả về thành phần lẫn văn

vẻ. Theo ông Việt Phương: “Trước mỗi lần đọc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại rị mọ

ngồi sửa lại chữ nghĩa trong bản danh sách nội các trình Quốc hội phê chuẩn. Ông

Phạm Văn Đồng sửa vì ông là một người trí thức thận trọng chữ nghĩa, ông không

thể đọc trước Quốc hội một văn bản mà ông than: họ viết câu bất thành cú. Tuy

nhiên, ông chỉ có thể chữa lại ngữ pháp, chính tả, chứ nội dung của nó thì thủ

tướng cũng không có quyền thay đổi”. Nhiều nhân vật, cho đến khi được ông Lê

Đức Thọ đưa lên làm “thành viên chính phủ”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chưa hề

gặp mặt lần n

ào

550

.

Nhân sự cho Đại hội VI vẫn do Lê Đức Thọ điều khiển cả về quy trình và con

người cụ thể. Theo người kế nhiệm của ông Thọ, ông Nguyễn Đức Tâm: “Trong quá

trình chuẩn bị, anh Thọ luôn nhắc nhở chúng tôi phải chú ý phương châm: thận

trọng, dân chủ. Trong từng trường hợp một, với cương vị là trưởng Ban Nhân sự Đại

hội, anh Thọ đều bố trí thời gian nghe một cách chăm chú và hỏi lại cặn kẽ những

chi tiết còn chưa thật rõ

551

.

Tuy nhiên, giữa những lời dặn dò và cách mà ông Lê

Đức Thọ làm nhân sự, theo trải nghiệm của nhiều ủy viên trung ương là rất khác

nhau và có khi vô cùng “hình sự

552

.

Đối với các trường hợp được giới thiệu vào Bộ Chính trị, theo ông Nguyễn Đức

Tâm: “Anh Thọ càng thận trọng xét đi xét lại kỹ lưỡng, báo cáo Bộ Chính trị rồi trao

đổi lại với từng người một, cứ như vậy cho đến khi có sự nhất trí trong Bộ Chính trị

rồi mới giới thiệu ra trung ương. Đến Đại hội VI về cơ bản cũng làm theo phương

pháp trên, nhưng đặc biệt ở đại hội này, việc lựa chọn tổng bí thư gặp khó khăn

nhất. Qua nhiều lần trao đổi riêng với từng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

vẫn chưa nhất trí

553

.

Phút 89

Chính vì nhân sự chủ chốt chưa nhất trí được trong Bộ Chính trị mà ở hai kỳ hội

nghị trung ương - Hội nghị 11, họp từ 17-25 tháng 11-1986; Hội nghị 12, họp trước

và trong khi bắt đầu “Đại hội Nội bộ”, từ 5-12-1986 - nói là để “bàn nhân sự”,

nhưng theo ông Lê Văn Triết, khi ấy là ủy viên trung ương dự khuyết, các cuộc thảo

luận ở trung ương chỉ bàn về nguyên tắc chứ không được bàn về nhân sự cụ thể.

Việc không để các ủy viên trung ương và các đại biểu thảo luận nhân sự cụ thể

đã tạo ra một khoảng trống ở đại hội. Trước khi về Hà Nội, các đoàn đại biểu, đặc

biệt là các đại biểu miền Nam, những người hiểu rõ Nguyễn Văn Linh và đang kỳ

vọng to lớn vào Trường Chinh đã có một cuộc vận động để Trường Chinh tiếp tục

làm tổng bí thư khóa VI. Theo ông Trần Nhâm, thoạt đầu, ông Trường Chinh nói

trong Bộ Chính trị: “Tuổi tôi lớn rồi. Tôi xin thôi”. Nhưng về sau, có lẽ ý thức trước

sứ mệnh mà các đảng viên muốn giao phó cho ông và khó chịu trước cách làm của

Lê Đức Thọ, ông Trường Chinh giữ im lặng.

Lê Đức Thọ đủ kinh nghiệm để thấy vào thời điểm ấy, ông không còn uy tín để

tìm kiếm cơ hội cuối cùng cho mìn

h

554

,

nhưng vẫn rất “thao lược’ để cài cắm trong

bộ máy mới nhân sự của mình. Ông Trần Nhâm cho rằng việc không đưa nhân sự

cụ thể ra thảo luận công khai là “động cơ cá nhân” của ông Lê Đức Thọ. Trong Đại

hội Nội bộ, có hơn 900 đại biểu trong số 1.129 đại biểu về dự Đại hội VI ghi vào

phiếu thăm dò đề nghị ông Trường Chinh tiếp tục làm tổng bí thư. Các đoàn đại

biểu, đặc biệt là các đoàn từ miền Nam ra liên tục xin gặp Trường Chinh để thuyết

phục.

 

Theo lịch Đại hội Nội bộ, sáng ngày 13-12-1986, các đại biểu tập trung ở Hội

trường Ba Đình. Nhưng, chờ mãi tới chín giờ, Ban Tổ chức mới thông báo: “Mời đại

biểu về nghỉ. Chiều nay ba giờ lên hội trường để thống nhất nhân sự kết thúc đại

hội trù bị”. Vài giờ trước đó, theo ông Trần Nhâm: Tôi đến số 3 Nguyễn Cảnh Chân,

nhà riêng Tổng Bí thư Trường Chinh, lúc sáu giờ. Sáu giờ ba mươi, Chánh Văn

phòng Trung ương Nguyễn Khánh tới hỏi: “Cụ dậy chưa?”. Tôi bảo: “Đêm qua họp

Bộ Chính trị khuya, giờ cụ chưa dậy”. Nguyễn Khánh về, tới 7 giờ 30 thì “một lô

một lốc kéo tới”, gồm Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đức Tâm,

Võ Chí Công. Lê Đức Thọ ép ông ký vào lá đơn “xin không ứng cử”. Khi ông Trường

Chinh chưa kịp trả lời, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Nội vụ

Phạm Hùng nói: “Anh không rút thì rất căng

555

.

Ông Trường Chinh đã phải gật đầu,

nhưng

 

ông đã

 

không

 

 

vào lá đơn

 

“xin

 

rút”

 

do

 

Chánh

 

Văn phòng

 

Trung

 

ương

Nguyễn Khánh chuẩn bị.

Ba giờ chiều ngày 13-12-1986, các đại biểu lại lục tục lên hội trường, Phạm

Hùng, người có thâm niên trong Bộ Chính trị chỉ sau ba vị trưởng lão sắp rời chính

trường, thông báo với đại hội các vị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đã

‘xin rút tên” rồi Phạm Hùng đọc bản “tuyên dương công trạng to lớn” của “ba cụ

556

.

Xếp theo thứ bậc trong Đảng thì Phạm Hùng sẽ là nhân vật số một còn tham gia

Ban Chấp hành Trung ương. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị năm 1956, khi ông

Nguyễn Văn Linh chưa là trung ương ủy viên.

Từ năm 1967-1975, ông là bí thư

Trung ương Cục miền Nam trong khi ông Linh là phó. Nhưng lúc ấy, những nhân vật

mạnh nhất trong Đảng đều vận động cho Nguyễn Văn Linh. Ông Nguyễn Đức Tâm

kể: “Anh Thọ vẫn kiên trì giữ ý kiến để anh Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư

557

.

Ông Hoàng Tùng nhận xét: “Phạm Hùng là người nghiên cứu kinh tế không sâu nên

ít đưa ra sáng kiến. Trong thời gian làm ‘phó’, Phạm Hùng cũng không phải là một

người mềm mỏng với cả ông Phạm Văn Đồng”.

Ông Đồng vốn có cảm tình hơn với Nguyễn Văn Linh vì trong thập niên 1930 khi

cùng ở tù Côn Đảo với nhau, Nguyễn Văn Linh - khi ấy mới chỉ là một cậu thiếu niên

mười sáu tuổi - say mê đọc những tài liệu về chủ nghĩa Marx-Lenin do Phạm Văn

Đồng dạy và dịch từ tiếng Pháp. Ngày 13-11-1986 khi ở Viên Chăn dự Đại hội Đại

biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trước các nhà lãnh đạo các “đảng anh em”,

Phạm Văn Đồng đã cố gắng giới thiệu Nguyễn Văn Linh như một thế hệ lãnh đạo kế

tục ông thay vì chỉ tháp tùng trong chuyến đi đó.

Vào giờ chót, như một lá phiếu bỏ trước cho Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng

đã chuyển bài phát biểu khai mạc Đại hội VI mà Hội nghị Trung ương 11 đã giao

cho ông và đã được người giúp việc của ông là Việt Phương viết cho Nguyễn Văn

Linh. Theo ông Việt Phương, Nguyễn Văn Linh đã chỉ sửa một vài từ có tính “nhân

xưng” rồi đọc trong phiên khai mạc Đại hội Nội bộ ngày 5-12. Ông Linh còn diễn

đọc lại bài này trong phiên khai mạc Đại hội Công khai vào ngày 15-12-1986. Bài

phát biểu về sau đã góp phần giúp báo chí gọi Nguyễn Văn Linh là tổng bí thư đổi

mới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #asdf