Bến Đò Ngang Bí Ẩn
Sáng tinh mơ, dân làm đồng vừa đi đến bến đò ngang đã nghe đồn ầm lên: - Có con ma da ở bến đò!
Sáng tinh mơ, dân làm đồng vừa đi đến bến đò ngang đã nghe đồn ầm lên:
- Có con ma da ở bến đò!
Ai nấy nghe đều phải rùng mình. Mọi người nhôn nhao hẳn lên:
- Làm gì có chuyện ma da ở đây chứ? Lâu nay chốn này cuộc sống rất bình an mà.
Người lái đò mặt mày còn xanh mét ấp a ấp úng:
- Thật mà, sáng nay tôi vừa phát hiện một người!
Mọi người xúm lại càng đông. Ông tư Lộng, em chú bác ruột với ông cả Dương người giàu có nhất ở đây, hét mọi người:
- Hãy tránh ra coi!
Mọi người hơi tản ra. Tư Lộng lật ngửa xác chết lại. Ai nấy đều kêu lên: - Trời ơi anh tám Hân đây mà!
- Chồng của Út Duyên!
- Cha của thằng Thành, thằng Thật đây mà!
- Ôi, ông ấy hiền lắm. Nhưng tại sao lại chết bất đắc kỳ tử như vậy? Út Duyên tức tốc chạy đến. Nhìn ra chồng mình liền gào lên:
- Anh Hân! Sao anh lại bỏ mẹ con em vậy chứ!
Tư Lộng lắc đầu:
- Chuyện này quá kỳ đó!
Anh Năm. Người lái đò kể:
- Chiều qua anh ấy có qua đò nói là đi thăm bà con ở đâu bên đó. Nhưng không thấy quay trở lại. Sáng nay khi đưa đò tôi thấy từ dưới lòng sông xác anh ấy nhô lên, làm tôi điếng cả người và hét lên đó.
Một người đứng bên cạnh anh Năm lái đò khẽ thở dài: - Có lẽ anh ta chết đuối khi lội qua sông.
Tư Lộng kêu lên:
- Tại sao phải lội qua sông khi ở đây có đò? Tư Lộng lắc đầu nói tiếp:
- Tám Hân là người rất tôn trọng người khác, biết đâu về khuya quá anh ấy không dám gọi đò sợ phiền?
Anh Năm lắc đầu:
- Không đâu, dù khuya cách mấy ai gọi tôi, tôi vẫn sẵn lòng đưa rước mà. Ông cả Dương xuất hiện lúc nào không ai hay biết:
- Tám Hân không gọi đâu, anh ấy rất sợ phiền hà. Chơi với anh ấy lâu ngày chúng ta hiểu mà.
Út Duyên khóc nức nở bên xác chồng: - Anh Tám ơi! Sao anh lại bỏ em mà đi? Ông Dương lại chép miệng:
- Dưới sông ngay bến đò này có con ma da to lắm! Mọi người kinh ngạc:
- Ma da?
- Trời ơi! Con ma da nó ra làm sao?
- Ma da giết người cũng được nữa sao? Ông cả Dương nói với mọi người:
- Hãy sờ vào anh ấy xem toàn thân nhớt nhợt. Tư Lộng sờ vào, vội rút tay ra nhanh:
- Ý trời ơi, trơn và nhớt lắm!
Anh Năm đưa đò cũng mò vào:
- Ờ hén, sao mà nhớt dữ thế?
Ông cả Dương diễn giải:
- Vì đêm tối anh Hân lội qua sông bị ma da kéo chân không ai cứu kịp nên
nó kéo anh xuống nước, nó hút hết máu rồi mới thả ra, nên người anh ấy cong
queo.
Mọi người cùng giúp Út Duyên đem xác chồng về. Hai đứa con song sinh còn nhỏ dại đâu biết gì, thấy mẹ nó khóc, kêu chồng thảm thiết hai đứa cũng đứng nơi ngạch cửa khóc theo. Cái chết của Tám Hân và chuyện con ma da nơi bến đò là nỗi hoang mang, lo sợ cực độ của người dân nơi đây...
Từ ngày Tám Hân mất, ông cả Dương lúc nào cũng có mặt ở nhà Út Duyên để an ủi người vợ của người bạn thân vừa mới qua đời:
- Út Duyên, cô đừng quá âu sầu nữa. Hãy nghĩ đến sức khoẻ và hai con của mình.
Út Duyên vẫn ấm ức: - Em buồn quá anh ạ! Mẹ goá con côi em biết phải làm gì bây giờ? Ông cả Dương động viên:
- Vì tương lai của hai đứa nhỏ, em hãy gắng gượng lên. Út Duyên lắc đầu:
- Từ hồi nào đến giờ việc gì anh ấy cũng làm tất cả, em đâu có biết gì đâu. Ông cả Dương an ủi:
- Em đừng sợ, có anh và mọi người ở đây sẽ giúp đỡ em! Út Duyên vẫn khóc:
- Anh và mọi người lo cho mẹ con em cả đời được sao? Ông cả Dương gật đầu, nói giọng chắc mịch:
- Nhất định anh sẽ lo cho em và hai đứa con em suốt cuộc đời. Út Duyên giật nảy mình:
- Ý anh nói vậy làm sao được. Ai để anh làm vậy? Anh còn vợ con anh nữa
chi.
Ông Dương nhăn mặt:
- Út Duyên à! Chúng ta đã là chỗ thân quen với nhau từ nhỏ mà. Em đừng có ngại.
Út Duyên lắc đầu:
- Xin anh đừng làm cho em khó xử! Chị ở nhà hiểu lầm là khổ cho mẹ con
em.
Ông Dương vẫn nói:
- Bằng mọi cách anh phải lo bảo vệ cho mẹ con em. Út Duyên vẫn từ chối:
- Đừng làm rạn nứt tình cảm gia đình có từ lâu. Ông cả Dương gật đầu:
- Được rồi, anh về rồi anh lại sang.
Út Duyên lắc đầu:
- Anh đừng phá quấy tôi nữa. Tôi cần sự yên tỉnh. Ông cả Dương về rồi. Thành và Thật đến bên mẹ: - Mẹ ơi! Cha con đi lâu về quá!
- Con nhớ cha lắm! Út Duyên ôm hai con vào lòng khóc nấc lên: - Cha... cha các con sẽ không... về nữa đâu... Thằng Thành nhảy cẩng lên:
- Không, con không chịu đâu!
Thằng Thật thì nói:
- Con nhớ cha ngủ không được. Mẹ kêu cha về đây nhanh đi!
Út Duyên cố nuốt nước mắt trở vào trong lòng, dằn nén xúc động:
- Cha chết rồi làm sao mà về được? Các con ngoan của mẹ vào chuẩn bị mẹ đưa đi học đây.
Thằng Thật ậm ự:
- Không, con muốn cha đưa con đi cơ! Út Duyên mím môi:
- Cha chết, từ nay hai đứa tự đi học rồi. Thành nói với em:
- Cha không về với mình nữa đâu. Mình đi học nghe Thật! Thật hỏi anh mình:
- Chết là sao vậy anh?
Thành lắc đầu. Nó cũng có biết gì hơn em đâu: - Anh cũng không biết.
Thằng Thật cằn nhằn:
- Vậy mà cũng nói.
Mà nó không biết cũng phải. Tuy là anh em nhưng chỉ sinh ra trước nó vài phút thôi mà.... Nhìn hai đứa con từ nay đi về một mình, lòng Út Duyên se thắt lại và đau khổ. Thương hại đứa con khờ phải mất cha.
- Út Duyên!
Út Duyên giật mình quay lại. Cô hoảng hốt: - Anh còn quay lại đây để làm gì?
Ông Dương trở nên thống thiết:
- Anh thật lòng muốn lo cho mẹ con em mà Út! Út Duyên cự nự:
- Không thể được. Anh còn vợ con anh đó chi. Ông Dương lại nói:
- Từ lâu anh đã thương yêu em rồi. Điều đó... Út Duyên lắc đầu:
- Em không biết! Cũng không muốn biết làm gì! Anh hãy về để tôi được yên thân mà nuôi con.
Ông Dương vẫn tha thiết nói:
- Anh rất yêu em và thương hai đứa nhỏ. Em nên để anh lo giúp phụ em. Út Duyên thở dài:
- Em cám ơn anh. Nhưng em không thể làm thế! - Tại sao vậy em?
Út Dyên lắc đầu:
- Hoàn cảnh của hai chúng ta...
Ông Dương lắc đầu:
- Chuyện ấy không có gì mà em phải ngại cả. Anh sẽ bảo bọc ba mẹ con em.
Út Duyên lòng đang trống vắng, cô đơn, được ông Dương cận kề sớm hôm
cũng nguôi ngoai đi nỗi nhớ thương chồng. Út Duyên thì thầm:
- Nếu lỡ việc này xảy ra, vợ anh mà biết được em phải tính làm sao? Ông Dương xua tay:
- Em đừng có quá lo xa như vậy. Ngày nào anh còn sống thì ngày ấy không ai làm gì được em đâu!
Út Duyên ngã đầu vào ngực ông Dương than thở: - Anh Hân đi đột ngột quá làm em hụt hẫng.
Ông Dương vuốt lưng cô và nói:
- Từ nay đã có anh lấp vào khoảng trống ở trong lòng em.
Út Duyên mềm lòng trước câu nói ân tình của ông cả Dương. Thành Thật đi học về vẻ mặt phụng phịu, thấy lạ, Duyên hỏi con:
- Này, chuyện gì mà hai đứa con của mẹ buồn so vậy? Thành nói trước:
- Tui nó bảo cha con là ma da!
Thằng Thật còn tức tửi hơn:
- Nó nói con là ma da nên hông thèm chơi với con. Út Duyên thở dài nhìn hai đứa con.lắc đầu:
- Họ chỉ đùa thôi mà.
Thằng Thành mếu máo:
- Tụi nói nói thiệt đó mẹ. Không ai chịu chơi với anh em tụi con cả. Út Duyên cảm thấy đau nhói trong lòng, nhưng cô nén cơn xúc động, an ủi hai con:
- Thôi kệ bọn nó, hai anh em con chơi với nhau là được rồi. Thằng Thật lắc đầu:
- Anh em chơi với nhau hoài chán lắm. Thành quắc mắt nhìn em:
- Tụi nó nói bậy mình đừng nên chơi với tụi nó nữa.
- Em hông chịu đâu. Giờ em muốn chơi với con nhỏ Hạnh thôi. Út Duyên lắc đầu:
- Thôi đừng có cãi nhau nữa, hai đưa con vào cất cặp thay quần áo, rửa tay rồi ra ăn cơm.
Thật bỗng reo lên:
- A! Bánh ở đâu mà nhiều thế mẹ?
Thành bảo:
- Anh biết rồi! Của bác Dương cho!
Thằng Thật phụng phịu:
- Anh giành nói với em!
Út Duyên cười phì:
- Đứa nào đoán cũng được thôi mà, và ai cũng có phần cả! Nhưng Thành lại hỏi mẹ:
- Sao bác Dương cứ lại cho bánh và đồ chơi tụi con hoài vậy mẹ? Út Duyên chưa biết trả lời cho con thế nào thì Thật nói:
- Bác ấy thương mình không có cha nên cho vậy thôi!
Út Duyên đành gật đầu:
- Ừ! Thôi các con ăn đi, rồi ngủ trưa nhé! Thành lại nói:
- Mẹ cho con và thằng Thật đi chơi nhé? Út Duyên giật mình:
- Đi chơi ư? Mà đi đâu?
Thành thưa với mẹ:
- Con và Thật theo anh Sơn Hải ra ruộng của anh chơi. Út Duyên lắc đầu:
- Thôi không được đâu, nắng bệnh cảm rồi làm sao? Thành cằn nhằn:
- Ở đây con biết bây giờ chỉ chơi có một mình hai anh em con là anh Sơn Hải thôi mà.
Út Duyên nghiêm nét mặt:
- Hai đứa không được cãi lời mẹ, hồi này ma da xuất hiện dữ lắm, các con không sợ sao?
Hình ảnh người cha bị ma da giết chết người co quắp lại, khiến anh em Thành, Thật lo sợ:
- Ma da cũng xuất hiện vào ban ngày nữa sao mẹ? Để cho qua chuyện cô vội gật đầu:
- Ừ! Muốn xuất hiện giờ nào cũng được. Thật rùng mình:
- Vậy thôi con không dám đi đâu cả, ở nhà học bài thôi anh ơi! Thành cũng thế. Út Duyên chợt thở dài nhìn hai con.
Bà cả Dương nghiến răng ken két nghe mà dễ sợ:
- Ông nói đi... Có phải ông muốn đùm bọc mẹ con Út Duyên? Ông Dương nhăn nhó:
- Trời ơi! Bà ăn nói gì vậy? Không sợ mích lòng người ta sao? Bà Dương chì chiết:
- Mích lòng cái gì chứ tôi muốn biết tại sao chồng người ta mới chết, ông lui tới đó làm gì?
Ông cả Dương nạt:
- Bà điên rồi! Anh Hân với tôi là chỗ bạn bè thân thiết từ lâu. Nay anh ấy qua đời chẳng lẽ mình quay lưng ngoảnh mặt sao đành.
Bà lừ mắt:
- Bỏ qua con Út Duyên không được thì có! Ông cả Dương nhăn nhó:
- Em sao ăn nói không sợ người ta cười chớ. Bà càng hét lớn:
- Anh sợ người ta cười thì đừng nên làm những chuyện xấu ấy. - Anh có làm gì xấu đâu?
Bà Dương càng lấn lướt:
- Không có thật hả? Tôi nói cho ông bết. Tiền của làm ra là không phải dễ dàng gì đâu. Ông cứ đem cho người ta hoài. Ông cả Dương nổi sùng:
- Tôi cho ai cái gì đâu, bà nói đi. Nếu không thì đừng có trách tôi. Bà vẫn cao giọng:
- Ông hay lắm, ông hù doạ tôi ư? Tôi nói đó để xem ông làm gì được tôi.
Ông Dương tức giận như điên, ông vớ lấy bình bông đang để trên bàn đập vỡ tan tành. Chưa nguôi cơn giận, ông thẳng tay gặp bình trà ly tách rơi xuống sàn nghe loảng choảng. Sơn Hải và Hồng Loan hai anh em núp sau cánh cửa buồng nghe ngóng. Sơn Hải bấm vai em gái:
- Ba thương em nhất, em ra khuyên ba một câu đi! Hồng Loan lắc đầu:
- Không đâu, em không dám.
Sơn Hải láu táu:
- Cha mẹ cứ giận nhau hoài!
Chợt Hồng Loan hỏi anh mình:
- Em nghe nói dưới bến đò của mình có con ma da đó! Sơn Hải gật đầu:
- Ừ cha của thằng Thành, Thật bị con ma da ở đó hút máu chết. Hồng Loan lè lưỡi:
- Ghê quá hở anh hai!
Sơn Hải căn dặn:
- Ờ, em đừng ra đó chơi nghe chưa!
Hồng Loan ngây thơ hỏi:
- Như vậy mình có nên chơi với Thành và Thật nữa hay không? Sơn Hải gật đầu:
- Có chứ. Tụi nói đâu có liên quan gì đến cái chết của chú ấy đâu? Hồng Loan chép miệng:
- Tội nghiệp hai anh em bên ấy quá!
Sơn Hải ra hiệu:
- Em nói thế, mẹ nghe được là bị đòn đó. Hồng Loan le lưỡi nói nhỏ: - Nhưng mà mẹ ghét anh em Thành, Thật dữ thế? Sơn Hải lắc đầu:
- Anh cũng đâu có biết. Nhưng thôi em vào với nội đi. Anh có công việc một
tí!
Hồng Loan chép miệng:
- Anh lại bỏ em ở nhà, buồn thấy mồ.
Sơn Hải đi rồi, Hồng Loan còn lại một mình. Hai anh em Thành lấp ló ngoài cổng. Hồng Loan thấy vui lắm nên reo lên:
- A, hai anh em vào đi!
Thật lo lắng:
- Có được không Loan?
Cô bé ngây thơ gật đầu:
- Vào đây không sao đâu! Mẹ em không có ở nhà!
Hai anh em Thành, Thật rón rén bước vào. Loan nói: - Tụi mình chơi trò trốn tìm đi nhé!
Thành hỏi Thật:
- Em có chơi không?
Thật liền gật đầu:
- Vâng!
Cả ba đang cùng vui chơi được một lúc thì bà Dương về tới thấy anh em Thành, Thật bà quát:
- Ai cho hai thằng trôi sông lạc chợ này vào đây? Hồng Loan lên tiếng:
- Tại con mời hai anh ấy vào đây chơi với con đó. Bà nạt:
- Con im đi. Mẹ cấm con không được chơi với hai thằng đó nữa. Hồng Loan năn nỉ:
- Mẹ ơi! Hãy để hai anh ấy ở lại chơi với con. Bà quắt mắt nhìn con:
- Không được.
Hồng Loan ôm tay mẹ:
- Hai anh ấy đâu có tội gì? Sao mẹ lại ghét người ta? Bà trừng mắt:
- Con mà biết gì chớ.
Hồng Loan phụng phịu:
- Con muốn chơi với hai anh ấy thôi!
Bà Dương nắm tay con gái kéo vào nhà nói:
- Cha của nó bị ma da hút máu đến chết. Có ngày tụi nó cũng thế. Con không được đi chơi với chúng!
Hai anh em Thành và Thật trố mắt ngạc nhiên nhìn bà Dương, Thành ấp úng: - Cha con bị chết chìm thôi mà?
- Hứ! Mày mà biết gì cơ chứ! Đồ ma da con. Thật nắm tay anh giục:
- Mình về thôi anh.
Bà Dương mắng theo:
- Ừ về đi! Về mà hỏi mẹ mày xem sao?
Bà cả Dương tức điên lên khi biết được ông chồng của mình đang dan díu với Út Duyên, bà hét lên:
- Tại sao ông làm vậy? Ông muốn phá hạnh phúc gia đình này phải không? Ông cả Dương nhăn mặt:
- Bà làm cái gì mà ầm ĩ lên như vậy? Con cái nó đang học hành. Bà ta gầm gừ:
- Hừm! Ông còn quan tâm đến tụi nó hay sao?
- Bà này nói lạ thật, con cái mà không lo được sao? - Vậy sao ông còn lo cho người khác?
Ông Dương nạt:
- Thôi bà im đi, tối ngày lo ghen tuông bóng gió. Tức tối bà gào lên:
- Chuyện rành rành như vậy mà công cho rằng tôi... Ông Dương vẫn bảo:
- Giữa tôi và anh Hân là đôi bạn thân nhau, gia đình người ta gặp nạn chắng lẽ tôi ngoảnh mặt làm ngơ?
Bà Dương lắc đầu:
- Lo thì lo cũng vừa phải thôi. Đằng này tối, sáng, trưa, chiều ông đều có mặt ở đó cả. Tại sao vậy? Ông Dương nhăn nhó:
- Bà nói sao quá đáng.
- Vậy tôi hỏi ông, tiền bạc trong nhà tại sao cạn nhanh vậy? - Bà định ám chỉ điều gì đây?
- Tôi nói ông đem tiền đi nuôi ba mẹ con nhỏ đó! Ông Dương đập bàn:
- Bà đừng có nói hồ đồ như vậy!
Bà chì chiết:
- Ăn nói hồ đồ hả? Ông đã đem tiền lo cho hai đứa nhỏ và chăm sóc cho Út Duyên.
Ông nạt ngang:
- Nè, đừng có nói bậy rồi đi lạy người ta.
Bà Dương còn to tiếng nữa thì bà Thìn cùng hai đứa cháu gái của mình xuất hiện. Bà lắc đầu nói:
- Anh chị lúc này có chuyện gì không vui mà sao cứ cãi nhau mãi vậy? Thấy mẹ chồng bước ra, bà Dương khóc to lên:
- Đó mẹ thấy ông ấy bây giờ bày đặt mèo mỡ đem tiền nhà đi nuôi người ta. Bà Thìn chau mày:
- Chuyện này không nói đùa được đâu nghe con. Út Duyên nó rất đàng hoàng.
Bà cả Dương mím môi vì giận:
- Thế mẹ cũng cho ràng ông ấy đùm bọc ba mẹ con bà ấy là đúng? Hồng Hạnh khuyên mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ đừng làm lớn chuyện sẽ không tốt đâu. Bà trừng mắt nhìn con gái.
- Đến mày mà cũng nó như vậy nữa sao? Bà Thìn chép miệng:
- Lúc còn sống thằng Hân với thằng Dương thương nhau còn hơn anh em ruột. Thằng Hân mất, chồng con lui tới chăm sóc lo lắng giúp thì đó cũng là chuyện nhân nghĩa ở đời mà thôi con ạ!
Bà Dương không dám cãi lời mẹ chồng nên nói: - Dạ, con biết rồi mẹ! Thấy mẹ chuẩn bị ra ruộng tôm Hồng Loan vòi: - Mẹ cho con ra xem tôm với!
Bà Dương lắc đầu:
- Không được, trưa nắng lắm dễ bị cảm lắm! Hồng Loan phụng phịu:
- Anh hai đi cả ngày không sao? Mẹ chỉ rầy con và chị Hạnh thôi! Bà Dương bênh vực:
- Nó là con trai, muốn đi đâu thì đi!
- Sao con lại phân bì như vậy?
Nói rồi bà bước ra ngoài.
Cạnh bến đò ngang có nhà ông Tư Điếc. Người nói chuyện hơi cà lăm lại điếc đặc. Ông sống bằng nghề chăn vịt mướn. Sơn Hải cùng với Tiến Lợi lân la đến gần. Sơn Hải nói to:
- Trời nắng rồi cho vịt nghỉ đi ông Tư ơi! Ông Tư hơi nhíu mày:
- Tụ...i m... à... y nói gì?
Tiến Lợi nắm tay ông chỉ về phía chòi vịt và ra dấu. Như hiểu ý ông gật đầu: - Ờ... ờ.
Cả ba cùng chui vào chòi vịt tạm che nắng. Tiến Lợi nói: - Ông có thấy ma da bến đò nhà ông không?
Ông gục đầu:
- Ờ... c... ó!
Sơn Hải cùng Tiến Lợi xích lại gần ông hơn. Sơn Hải hỏi: - Nó ra làm sao vậy ông Tư?
Ông cười khà khà:
- M... ấy... mày... hỏi... tao .. gì?
Sơn Hải kề tai ông:
- Con ma da đó ra làm sao?
Ông gật gật đầu:
- Ừ ờ… n... ó .. đen. . lù... lù... một đống... đen... Tiến Lợi tò mò:
- Ông thấy thật à? - A... thật... chứ... nó... thấy... mình.., cái mà... cái mà lặn xuống nước cái mà luôn.
Sơn Hải lại hỏi:
- Con nghe nói nói nhớt lắm phải không ông? Ông Tư lại gật đầu:
- Cái mà nhớt lắm! Cái mà...
Tiến Lợi lại hỏi:
- Vậy chú Hân có phải là bị ma da hút máu chết? Ông lắc đầu:
- Không, cái mà không biết đâu.
Sơn Hải nói với Tlến Lợi:
- Nó xuất hiện vào ban đêm ghê quá vậy? Tiến Lợi gãi gãi đầu:
- Tụi mình làm sao mà dám đi chơi qua bến đò đó nữa?
Mấy hôm sau người ta thấy một cái miếu được ai đó bí mật đặt tại gần bến đò. Với đèn nhang bông hoa và bánh ngọt. Sơn Hải hỏi Tiến Lợi:
- Ai đặt miếu này ở đây?
Tiến Lợi lắc đầu:
- Tao cũng đâu có biết!
Sơn Hải lẩm bẩm:
- Như vậy là đã rõ sự thật rồi. Chú Tám Hân là một điển hình, chú ấy chết vì lội sông gặp phải ma da hút máu.
Tiến Lợi lắc đầu:
- Bến đò này đã có từ lâu đời. Nhưng từ xa xưa đến nay đâu có hiện tượng
này.
Bỗng Sơn Hải nhận ra cha mình đi với Út Duyên, Tiến Lợi cũng nhận ra hai đứa trố mắt nhìn nhau. Tiến Lợi thì thầm:
- Nè, như vậy là lời mẹ mày nói đâu có sai. Sơn Hải nhanh trí bảo:
- Họ vẫn đi với nhau như vậy mà.
Tiến Lợi lắc đầu:
- Mẹ mày mà biết được thì Út Duyên có nước đi đời. Sơn Hải thì thầm:
- Theo mày thì mình phải làm sao đây?
Tiến Lợi xua tay:
- Tao không dám làm gì đâu. Nhưng có điều chuyện chưa có gì chính xác cả. May nên theo dõi một thời gian.
Sơn Hải gật đầu nghe theo lời bạn. Nhưng về đến nhà đã nghe mẹ và cha cãi với nhau. Mẹ thì khóc hu hu:
- Ông, ông nỡ đối xử với tôi như vậy sao? Ông Dương khoát tay:
- Toàn là nghĩ chuyện bậy bạ. Tôi nói rồi sao bà không chịu tin tôi chứ? Bà Dương tru tréo:
- Tin ông ư? Có ngày tôi sẽ mất cả chì lẫn chài luôn thì có.
- Này, bà ăn nói vừa phải thôi nghe. Người ta nghe được thì phiền phức lắm
đấy.
Bà Dương vẫn nói to:
- Tôi nói đó, ai làm gì tôi. Đợi tôi bắt được tận mặt rồi sẽ biết Ông Dương lại cười:
- Con cái lớn cả rồi, bà làm bậy không sợ con nó cười. Bà Dương quắt mắt:
- Tôi không cam tâm để ông đem tiền của nuôi mẹ con của nó. Trong khi mẹ con tôi ở nhà vất vả như thế nào ông có biết không?
Ông nạt ngang:
- Thôi dẹp bà đi! Tôi đi ra ruộng tôm đây. Bà Dương níu tay ông lại:
- Ông không được đụng vào những gì trong nhà này nữa, cả tiền bạc cũng
thế.
Ông Dương nổi trận lôi đình tát cho bà một bạt tay và hét:
- Bà lấy quyền gì mà cấm tôi? Bà hôm nay ngon lắm đó.
Bà Dương đâu ngờ ông lại tặng cho bà một cái tát nảy lửa như vậy. Bà kêu to lên:
- Trời ơi! Mẹ ơi! Con ơi ra mà xem ông ấy đối xử với tôi này!
Bà Thìn bà các con chạy ra thấy bà Dương nằm bẹp dưới đất. Sơn Hải kêu
lên: - Mẹ, mẹ làm sao vậy?
Ông Dương nạt:
- Tụi bây đi vào nhà hết cho tao.
Bà Thin lắc đầu nhìn con trai:
- Dương à! Sao con lại hành động như vậy chứ? Dù sao thì... Không để cho mẹ mình nói hết câu, ông Dương vội cắt ngang: - Đó là một con đàn bà ngu ngốc.
Bà Dương bật đứng lên hét to:
- Phải tôi là đàn ngu ngốc đã mang hết tiền của cha mẹ để đem về đây xây
dựng làm ăn với ông. Để bây giờ ông trả ơn bằng cách đem tiền của nuôi người
ta.
Bà Thìn cảm thấy khó chịu trước thái độ của con:
- Này con, ăn nói phải cẩn thận kẻo miệng đời người ta chê. Bà Dương khóc sướt mướt:
- Tại mẹ không nghe đấy thôi. Con đã đinh tai nhức óc vì những lời dèm pha
của thiên hạ rồi. Ông ấy còn lấy tiền mua thức ăn cho tôm để lén cho người ta.
Bà Thìn ôn tồn hỏi con trai mình:
- Sao hả Dương?
Nghe mẹ mình hỏi thế ông Dương lúng túng:
- A, đâu có mẹ ơi! Vợ con ăn nói bậy bạ vậy thôi. Được nước bà Dương làm tới:
- Không có thật à! Vậy từ nay tôi nhất định không để ông lấy tiền nữa. Tôi sẽ đích thân đi mua thức ăn, mọi chi phí trong nhà tôi sẽ quản lí.
Ông Dương trừng mắt:
- Bộ bà điên rồi hay sao? Để bà lo ư? Mấy con tôm tiêu đời và mình cũng ăn
xin!
Bà Dương to tiếng:
- Thà vậy còn hơn để cho mẹ con nó bòn rút cũng vậy thôi.
Ông Dương bỏ đi. Đám con xúm lại bên mẹ mình. Bà Thìn rầy con dâu:
- Chuyện chưa có gì, bây giờ làm cho rùm beng lên, chòm xóm người ta cười
cho.
Sơn Hải nói với bà:
- Không đâu nội. Chính mắt con thấy cha đi với Út Duyên và cũng nghe người ta đồn ầm ĩ lên về việc cha con với bà ấy. Bà Thìn nạt Sơn Hải:
- Thôi đi mày còn nhỏ mà biết gì? Vào nhà ngay.
Sơn Hải nhanh chân vọt vào nhà. Bà Dương thì bỏ đi đâu đó. Cả nhà lạnh ngắt không khí thì ngột ngạt:
- Nội ơi! Tại sao lại có ma da? Chú Tám Hân có phải là ma da không nội? Bà Thìn lắc đầu:
- Ồ, không đâu. Chú ấy bị vọp bẻ dưới nước mà thôi. Sơn Hải nhíu mày suy nghĩ:
- Không đâu nội ơi. Chú ấy là ma da đó. Tối nào người ta cũng thấy chú ấy hiện về cả.
- Ai nói với con như vậy?
Sơn Hải đáp:
- Đêm hồi hôm này có hiện tượng lạ đó nội. Bà Thìn ngước nhìn đứa cháu nội của mình: - Chuyện gì mà lạ?
- Tự nhiên gần bến đò có mọc lên một cái miếu nhỏ. Bà Thìn giật mình:
- Cái miếu nhỏ?
- Vâng! Trong đó có nhang đèn, bánh ngọt nữa. Bà chép miệng:
- Chỗ ấy xưa nay êm lặng đâu có gì?
Sơn Hải nói:
- Ông Tư điếc bảo rằng lúc này nơi bến đò ma da thường xuất hiện lắm. Bà Thìn lắc đầu:
- Ông ấy vừa điếc vừa cà lăm mà tin được sao? Sơn Hải cãi lại:
- Ông ấy nói thật mà nội. Ma da thường xuất hiện vào ban đêm, nó bò lèn đất liền nằm một đống to lắm, chờ con người đi qua để bắt đó.
Thấy nội vẫn im lặng, Sơn Hải nói tiếp:
- Khi có người phát hiện con ma da ấy lăn, trốn xuống nước. chỗ nó nằm nhớt nhợt hà nội ơi!
Bà Thìn lo lắng:
- Vậy từ này con không được ra ngoài đó chơi nghe chưa!
Sơn Hải cười với bà:
- Con đâu có sợ ma.
Bà Thìn lắc đầu:
- Rủi ro con gặp nó, nó quở phạt về nhà là con sẽ bị bệnh đó. Sơn Hải lắc đầu chắc nịch:
- Con chưa có tin đâu. Khi nào thấy được nó con mới tin. Bà Thìn mắng yêu:
- Cha tổ mày. Thấy được con ma da đâu phải là chuyện dễ dàng đâu. Sơn Hải níu tay bà:
- Bà ơi, bà biết gì về ma da bà kể cho con nghe đi! Bà Thìn lắc đầu:
- Người ta kể cho con nghe vậy là đúng rồi. Từ nay con không được phép xuống bến đò ấy để tắm nữa nghe không.
Sơn Hải chỉ ậm ừ cho qua chuyện, vì nơi ấy nó đã tắm không biết bao nhiêu lần rồi, có sao đâu. Nay người ta đặt cái miếu ở đó để trừ ma da rồi. Vả lại chú Tám Hân lúc còn sống rất hiền và thương con nít lắm.
- Mình chả sợ gì cả.
Sơn Hải cùng Tiến Lợi đang tắm dưới sông lặn hụp một lát. Sơn Hải nói với Tiến Lợi:
- Mình lội ra xa một chút có được không? Tiến Lợi gật đầu:
- Không thành vấn đề.
Cả hai đạp nước bơi ra xa. Sơn Hải nói với Tiến Lợi: - Tắm như vầy mới thoả mãn.
Tiến Lợi phun nước vào mặt bạn rồi nói: - Ngày nào mà tụi mình không tắm chứ. Sơn Hải lắc đầu:
- Nhưng hôm nay tự nhiên tao không muốn tắm tí nào cả. Tại mày cứ kéo tao hoài.
Tiến Lợi lắc đầu:
- Đã thành là cái lệ rồi mà.
Sơn Hải cười vang:
- Thì là lệ thường ngày cũng đúng thôi. Nó gắn bó với ta rồi mà.
Bỗng Sơn Hải kêu lên:
- Ôi, sao mày lại níu chân tao?
Tiến Lợi lắc đầu, đưa hai tay lên:
- Đâu có! Hai tay tao đây.
Sơn Hải sợ quá kêu lên:
- Cầu cứu đi!
Tiến Lợi kêu to:
- Ai cứu bạn tôi!
Cũng may mắn có người chèo thuyền đi ngang: - Có chuyện gì?
Tiến Lợi hoảng hốt:
- Bạn tôi tự nhiên mắt kẹt cái chân dưới đất.
Sơn Hải từ từ bị kéo xuống hụt đầu. Người khách đã hiểu cớ sự nên nhảy nhanh xuống sông phụ Tiến Lợi kéo bạn lên. Tuy được cứu nhưng Sơn Hải đã mê man bất tỉnh. Tiến Lợi hoảng hốt kêu lên:
- Ô, hai chân của bạn tôi sao mà nhớt nhợt ghê quá. Người khách gật gù:
- Cậu ấy gặp may đó.
Tiến Lợi ngạc nhiên:
- May mắn mà tại sao anh ấy vẫn chưa tỉnh? Người khách giảng giải:
- Cậu ấy bị ma da rút chân đó.
Tiến Lợi hoảng hốt mắt trợn lên:
- Ối trời ơi! Ma da!
- Phải, ma da mà chạm vào thì bị nhớt như vậy đó. Tiến Lợi rùng mình:
- Ghê đến như vậy sao? Nhưng mà nó bắt mình để làm gì? Người khách xua tay:
- Thì đề ăn thịt.
Tiến Lợi run sợ:
- Con không dám tắm ở đây nữa đâu! Con sợ ma da lắm. Người khách lẩm bẩm:
- Ma da nó thường xuất hiện vào ban đêm. Một cục đen 1ù lù vậy đó. Tiến Lợi kinh hãi:
- Trời! Nó biết bò lên bờ nữa sao?
Người khách lạ nói:
- Có chứ, nó rình để bắt người mà.
Tiên Lợi lại lo lắng hỏi:
- Thế bạn của con có sao không?
Người khách lắc đầu:
- Cậu ấy sẽ không sao đâu. Vì uống nước nhiều quá nên vậy thôi! Tiến Lợi lo sợ:
- Có cách nào cứu bạn của cháu không? Người khách trấn an:
- Cậu hãy an tâm, một lát tỉnh lạ thôi. Nhưng mai mốt có tắm hãy cẩn thận. Tiến Lợi chấp tay xá xá:
- Dạ con xin chừa luôn ạ!
Người khách cười nói đùa:
- Đã sợ rồi sao?
Tiến Lợi nhăn nhó:
- Nhưng mà con ma da nó như thế nào vậy ông? Người khách lắc đầu:
- Khó mà giải thích cho các cậu nghe và hiểu được lắm. Vì ma da ít có ai được thấy lắm. Nó như cái mền đắp vậy. Đêm nó bò lên bờ. Sáng ra chỗ nó nằm nhớt nhợt.
Tiến Lợi rùn vai:
- Lần đầu tiên cháu nghe nói mà thôi. Sơn Hải cựa quậy miệng kêu to:
- Cứu tôi... cứu tôi.
Tiến Lợi đánh mạnh lên vai bạn:
- Trên bờ đây mà.
Sơn Hải mở mắt nhìn dáo dác:
- Đây là đâu?
Tiến Lợi hơi gắt:
- Thì đây là ở trên bờ.
Sơn Hải nhắm mắt lại cố nhớ:
- Nhưng tao bị ai đó kéo dìm xuống nước. Tiến Lợi kể:
- Ừ! Tao và ông khách này cố kéo mày lên bờ đấy. Sơn Hải bật ngồi dậy nhìn dáo dác:
- Ở trên bờ thật hả?
- Ừ, mày đang ở trên bờ.
Người khách lên tiếng:
- Cậu đã tỉnh rồi, tôi đi đây.
Sơn Hải gọi lại:
- Xin nhận nơi cháu lời cảm ơn.
Người khách lắc đầu:
- Cũng không có gì, cứ an tâm!
Người khách đi rồi. Sơn Hải nói với Tiến Lợi: - Tao như người chết được sống lại.
Tiến Lợi tò mò hỏi bạn:
- Lúc ấy mày bị làm sao vậy?
Sơn Hải kể:
- Dễ sợ quá! Hai chân tao làm như có người nắm. - Nhưng nó có đau lắm không?
Sơn Hải gật đầu:
- Đau chết được luôn!
Tiến Lợi lại hỏi:
- Vừa đau vừa sợ nên mày ngất xỉu phải không? Sơn Hải gật đầu:
- Ừ, tao điếng người, lại bị uống nước no cả bụng. Tiến Lợi nghĩ ngợi:
- Quái thật cái khúc sông này tao với mày tắm thường xuyên mà? Sơn Hải gật gù: - Vậy mới nói! Nhưng sao hai chân tao nhớt quá vậy?
Tiến Lợi lại nói với bạn:
- Ông khách hồi nãy bảo mày bị ma da rút chân đó. Sơn Hải nhăn nhó:
- Ma da hả? Nó ra làm sao vậy?
Tiến Lợi lắc đầu:
- Tao cũng không biết được, nhưng nghe ông ấy kể lại thì nó rất đáng sợ. Sơn Hải nhăn mặt:
- Nó đáng sợ làm sao?
Tiến Lợi cũng không biết nói làm sao cho bạn hiểu: - Thì nó đã níu chân mày đó.
Sơn Hải thì thầm:
- Lạy trời! Con không bao giờ tắm dưới khúc sông này nữa! Tiến Lợi thì thầm:
- Tao nghe kể bến đò này có rất nhiều ma da. Sơn Hải quắc mắt:
- Vậy mà mày còn rủ tao ra đây tắm.
Tiến Lợi cười khì:
- Nhưng tao đâu có biết nó hại người như vậy đâu. Sơn Hải run lên:
- Mẹ tao mà nghe được có nước mà ăn đòn. Tiến Lợi lắc đầu:
- Thôi đi cậu ấm. Ai biểu về nói lại làm chi. Sơn Hải do dự:
- Nhưng mà chuyện như vầy làm sao mà không kể lại được? Tiến Lợi hất hàm:
- Thì mà cứ kể đi xem đứa nào cái đít no đòn thì biết. - Vậy là tụi mình phải im luôn hả?
Tiến Lợi bĩu môi:
- Vậy chứ con sao nữa?
Sơn Hải gật gù: - Ừ hén, giấu luôn đi, chứ nói ra chắc chắn là tao sẽ bị ăn đòn mà còn bị nhịn đói nữa.
- Biết vậy là tốt rồi. Thôi tao với mày về.
Người ta đồn ầm lên về sự dan díu giữa ông cả Dương và bà Út Duyên đến tai bà vợ có máu Hoan Thư của ông Dương, nên bà quậy tưng bừng lên. Ông cả Dương giải thích thế nào bà vợ có máu ghen kia cũng vẫn không chịu hiểu, bà đay nghiến:
- Trừ khi ông thảy hai thằng nhỏ xuống sông tôi mới tin! Ông Dương trợn mắt:
- Bộ bà muốn tôi ngồi tù ư?
Bà cả Dương tròn mắt:
- Đã một lần rồi phải không?
Ông nạt:
- Bà nói nhảm cái gì thế?
- Nhảm hả? Ông có muốn tôi phanh phui chuyện này không? Ông cả Dương nhăn nhó:
- Nhưng hai đứa nhỏ song sinh mới năm tuổi nó có tội gì? Bà nghiến răng:
- Tội gì à? Tội mẹ nó quyến rũ chồng bà. Tội bòn rút của cải nhà này. Ông cả Dương phân trần:
- Bà ơi! Bà đừng có nói bậy, tôi với cô Út đâu có gì. Bà trợn trừng mắt:
- Không có ư? Không có mà người ta đồn ầm lên như vậy ư? Ông xua tay:
- Miệng đời mà ai nói sao chẳng được, vậy cũng tin!
- Chuyện vậy mà không được hay sao? Nếu ông không có, thì hãy chứng minh cho tôi thấy đi.
Ông cả Dương thở dài:
- Vậy là bà muốn tôi đi tù?
Bạ quắc mắt:
- Ông đừng có hù doạ tôi. Tôi muốn ông thực hiện theo ý của tôi để chứng minh lòng ông trong sạch.
Ông cả Dương năn nỉ:
- Bà ơi! Ác quá đi!
- Ác gì mà ác? Sao hồi ông làm với cha nó sao ông không sợ ác?
Ông cả Dương nhăn nhó:
- Tôi chỉ lở tay thôi mà!
Bà liếc xéo:
- Lỡ tay hả? Hừm! Để tiện việc dan díu với vợ người ta, coi bộ ông cũng thủ đoạn dữ ha!
Ông cả Dương lắc đầu:
- Tôi thật không ngờ bà độc mồm độc miệng như vậy! Thảo nào người ta nói là Hoạn Thư không sai mà.
Bà la toáng lên:
- Bây giờ ông có chịu thực hiện lời tôi hay không? Ông gãi đầu:
- Từ từ rồi tính. Bà làm như chuyện giết heo làm thịt không bằng! Bà cân nhắc ra quyết định:
- Tôi kỳ hẹn ông ba ngày.
Ông khoát tay:
- Được rồi. Tôi đi ra ruộng tôm đây. Ở với và tôi sẽ điên mất.
Cha đi rồi, Hồng Loan, Hồng Hạnh bước ra. Hồng Hạnh nói:
- Mẹ à! Chuyện chưa có gì mà mẹ làm ầm lên như thế mất cả thể diện của cha thì làm sao cha làm ăn?
Bà cả Dương chống nạnh hai tay:
- Bây giờ mày dạy khôn tao đó hả?
Hồng Hạnh lắc đầu:
- Mẹ làm vậy là hơi quá đáng. Hai bạn ấy đâu có tội gì? Bà quắc mắt:
- Mới có bảy tuổi đầu mà mày biết gì? - Nhưng con đã nghe được mẹ nói.
Bà trợn mắt:
- Mày nghe gì?
Hồng Hạnh bảo:
- Mẹ nói cha phải làm gì Thành và Thật đó? Bà cả Dương ôm con:
- Đâu có con nghe nhầm rồi. Thôi vào thay đồ đi!
Rồi bà lớn tiếng gọi:
- Sơn Hải, thằng Sơn Hải đâu?
Sơn Hải đang nằm xem ti vi phải bật dậy: - Con đây!
- Hôm nay mày không đi học sao?
Sơn Hải khoát tay:
- Hôm nay con được nghỉ.
Bà nghi ngờ:
- Hôm nay thứ năm tại sao lại nghỉ?
Nó ngáp dài:
- Thì... dạ... cô nói thế.
Bà hăm doạ:
- Nếu trốn học thì đừng có trách tao.
Bà Thìn nội của Sơn Hải bước ra.
- Gì mà mới sớm con la ầm lên vậy?
Bà Dương dịu xuống:
- Dạ, con rầy mấy đứa nhỏ, sáng không đứa nào chịu đi học cả.
Bà Thìn ngước nhìn đứa cháu nội đích tôn, cục cưng của bà bênh vực: - Thằng Sơn Hải nói với mẹ là hôm nay nó được nghỉ mà!
Bà Dương đùn đẩy:
- Vậy con đưa em đi học giúp mẹ.
Hải gật đầu, như do dự:
- Cả hai đứa làm sao mà con đưa hết? Bà Dương chép miệng:
- Con đưa Hồng Loan, mẹ đưa Hồng Hạnh. Sơn Hai ngáp dài:
- Vậy thôi mẹ đưa cả hai đứa đi, con ở nhà với nội. Bà Thìn nghe phải nên nói:
- Xe honda chở luôn đi chứ đày thằng nhỏ làm gì? Bà Dương cằn nhằn:
- Mẹ chìu nó riết hư.
Bà giận dỗi:
- Vậy chị muốn làm gì đó thì làm.
Sơn Hải ở nhà với nội. Bà đang vui nên nó hỏi: - Bà ơi! Bến đò của mình có lâu chưa?
Bà Thìn ngẫm nghĩ rồi nói:
- Lâu lắm rồi, từ ngày bà mới về với ông nhưng con hỏi để làm gì? Sơn Hải lắc đầu:
- Dạ không, tại con muốn biết vậy thôi. Bà Thìn nhắc nhở:
- Con không được ra bến đò đó tắm nghe không. Sơn Hải buột miệng hỏi:
- Sao vây nội?
- Ờ thì khúc sông ấy sâu lắm, rủi con chết đuối thì sao? Sơn Hải hỏi nội:
- Nó có gì bí ấn không nội?
Bà lắc đầu.
- Nhưng con nghe người ta nói, bến đò của mình có ma da! Bà thoáng giật mình.
- Ai nói với con như vậy?
Sơn Hải khoát tay:
- Người ta đón ầm lên như vậy đó.
Bà Thìn cảm thấy không an tâm nên nói:
- Họ đồn đại như vậy, chứ làm gì mà có thật. - Vậy ma da là sao hở nội?
Bà Thìn lúng túng:
- Ờ thì... nó bò lên bờ, khi nhảy xuống sông thì chỗ ấy nhớt nhiều lắm. - Vậy khi nó nắm được chân mình thì sao?
Bà nói luôn:
- Nếu xuống sông mà tắm vô tình gặp nó thì nó sẽ kéo mình dìm xuống nước, sẽ chết trôi đó.
Sơn Hải giật mình:
- May quá! Con nhanh chân thật.
Bà Thìn nhíu mày nghi ngờ hỏi:
- Con nói vậy là nghĩa làm sao?
Sơn Hải biết mình đã lỡ lời nên nó ấp úng:
- Dạ, con nói cũng may là con chưa có gặp nó. Ba Thìn thở dài:
- Con không được xuống sông tắm nghe chưa? Sơn Hải gật đầu ngoan ngoãn:
- Dạ! Nhưng nội ơi! Tại sao dưới sông lại có ma da? Bà Thìn hơi nhíu mày: - Tại sao con lại hỏi đến chuyện ma da nhiều thế? Dơn Hải lắc đầu:
- Con chỉ muốn biết vậy thôi, chứ có gì đâu nội. Bà thở dài:
- Thôi lo học bài đi con, rồi ăn cơm.
Bà Út Duyên đang nằm trên võng đong đưa miệng thì gọi: - Thành, Thật đâu rồi?
Hai đứa đang chơi trò trốn tìm, nghe mẹ gọi chạy vào: - Mẹ gọi con!
- Mẹ gọi con!
Nhìn hai đứa con song sinh còn thơ dại mà bà thấy tủi lòng, Út Duyên ngậm ngùi bảo:
- Hai đứa vào thắp nhang cho cho cha đi. Thành, Thật thưa:
- Dạ tụi con đã làm rồi mẹ!
- Ờ! Vậy thì ra ngoài chơi đi.
Thành hỏi mẹ:
- Mẹ định đi đâu?
- Hai anh em ở nhà chơi, mẹ ra chợ có chút chuyện rồi mẹ sẽ về ngay.
Hai anh em ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Út Duyên đi một chút thì ông Dương đến. Thật thấy ông kêu lên:
- Bác Dương đến!
Thành và Thật chạy ra. Thành nói:
- Mẹ cháu không có ở nhà, bác có vào chơi không? Ông Dương liền gật đầu:
- Có chứ, và bác cũng có mua quà cho các con đây.
Thành và Thật cũng sáng mắt. Thật thông minh nên nói: - Cháu mời bác vào nhà đợi mẹ cháu về.
Ông Dương hơi sốt ruột nên hỏi:
- Mẹ cháu khi nào với về?
Thành đáp:
- Dạ, mẹ nói đi sẽ về nhanh thôi!
Ông Dương chia bánh cho hai anh em Thành, Thật: - Này các cháu ăn đi!
Miếng bánh thật là hấp dẫn. Khi anh em ngồi ăn ngon lành, ông Dương nhìn hai anh em ăn một cách ngây thơ, hồn nhiên, ông thấy nhói đau. Nhưng vì hạnh phúc của ông, ông đành ra tay thôi.
Út Duyên về đến nhà, thấy cửa vẫn đóng. Nhưng hài đứa con của mình thì không có chạy ra đón mình, bà gọi:
- Thành, Thật à! Mẹ đã về đây!
Vẫn yên lặng, bà gọi to hơn:
- Thành, Thật ơi.
Trả lời bà chỉ có tiếng mình vọng lại. Bà Út Duyên lo lắng, bà chạy tìm con
khắp nơi nhưng không thấy. Bà chưa kịp hoàn hồn thì ông Dương xuất hiện:
- Chào cưng!
Bà Út Duyên buồn bã nói:
- Hai đứa con của em đâu mất rồi.
Ông Dương kinh ngạc:
- Sao lại mất chứ? Em lại đi đâu à?
Bà khóc và nói:
- Em đi công việc một chút thôi mà.
Ông Dương cười, vội trấn an:
- Không sao đâu, tụi nói lại đi đâu đó chút thôi. Út Duyên lắc đầu:
- Con của em không bao giờ ra khỏi nhà. Nhất là lúc đêm tối như vầy. - Hai đứa nó đi nhà bạn chơi chăng?
Út Duyên lắc đầu:
- Không có đâu!
Ông Dương gợi chuyện:
- Hay là chúng nó bị bắt cóc?
Út Duyên tròn mắt:
- Bắt cóc? Nhưng con em đâu có thù oán gì với ai? Ông Dương trầm tư suy nghĩ:
- Hay là em có gây xích mích với ai không? Út Duyên lắc đầu: - Không có đâu. Trừ khi...
- Em muốn nói gì?
Út Duyên thở dài:
- Trừ khi vợ của anh là mướn người ta bắt cóc con em! Ông Dương giật mình:
- Sao em lại nói như vậy? Vợ anh không làm việc đó đâu! Út Duyên lắc đầu:
- Vì ghen tuông người ta có thể làm bất cứ điều gì. Ông Dương phản ứng mạnh:
- Nhưng chuyện chúng ta bà ấy đã biết, bà ta đâu có dám làm gì em đâu! Út Duyên cảm thấy đau đầu, bà nói:
- Anh về đi, em không thể nào tiếp chuyện với anh nữa đâu! Ông Dương do dự:
- Nhưng nửa đêm rồi em định làm sao đây? Út Duyên nói qua màn lệ:
- Em phải đi tìm con dù bất cứ nơi nào! Ông Dương sốt sắng:
- Anh đi tìm với em!
Bà lắc đầu:
- Không cần đâu. Hơn lúc nào hết em cần sự yên tỉnh. Ông Dương chép miệng:
- Nhưng anh không thể để em một mình trong tâm trạng thế này được. Bà quắc mắt:
- Mặc xác tôi.
Ông Dương vẫn nhẫn nại:
- Hay là ta báo công an xem sao?
Út Duyên sáng mắt:
- Ôi, anh nói đúng lắm. Ta cần báo ngay.
Ông Dương nhấn máy di động báo cho công an. Mườí phút sau công an đến
ngay hiện trường. Qua mấy tiếng làm việc, vẫn không tìm ra đầu mối. Họ kết
luận:
- Đây là vụ bắt cóc tống tiền!
Út Duyên khóc lóc:
- Chồng tôi mới chết. Gia đình gặp cảnh khó khăn. Mẹ goá con côi làm sao mà có tiền?
Ông Dương bảo:
- Em cứ chờ điện thoại. Nếu tụi nói có điện đặt điều kiện gì thì hãy điện qua cho các anh biết
Út Duyên lo sợ:
- Bọn chúng có làm gì con em không? Công an làm nhiệm vụ nói:
- Có lẽ chúng nó không dám làm gì con tin đâu. Có lẽ chúng nó sẽ điện đến cho bà đấy.
Bất chợt chuông điện thoại reo. Út Duyên cầm ngay điện thoại: - Alô!
Đầu dây bên kia quát thật to:
- Mày là con quỷ cải, mày cướp chồng tao!
Út Duyên buông máy. Ông Dương cuống lên: - Xảy ra chuyện gì vậy em?
Út Duyên uất ức:
- Có lẽ là bà ta...
Người công an hỏi:
- Bà ta là ai vậy?
Út Duyên lúng túng:
- Là... là...
Ông Dương nhăn nhó:
- Em đừng nghi oan cho bà ta.
Ngưới công an gắt:
- Hai người hãy trả lời cho tôi. Người đàn bà đó là ai? Ông Dương lấp lửng:
- Là... là... vợ tôi.
Người công an hơi nhíu mày:
- Vậy giữa ông và chị này...là gì?
Út Duyên gào lên: - Tại tôi... tại tôi tất cả. Con ơi... con…!
Út Duyên bứt đầu, bứt tóc kêu la thảm thiết. Ông Dương an ủi: - Em hay bình tâm lại đi. Để đi tìm con mà!
Út Duyên vẫn gào khóc. Bà như điên dại. Người công an lại hỏi:.
- Ông và bà có quan hệ với nhau như thế nào? Có phải bà vợ của ông đang lên cơn gen?
Ông cả Dương ngần ngại:
- Vâng, tôi thật tình thương cô Út Duyên. Người công an nghiêm giọng:
- Vậy là giữa hai người đã làm một việc khá nghiêm trong rồi. Ông cả Dương thấp giọng:
- Vâng! Tôi biết nhưng tôi thấy gia đình Út Duyên mẹ goá con côi tôi muốn đùm bọc vậy thôi.
Út Duyên vẫn rên rỉ:
- Thành, Thật ơi! Con đau rồi, về với mẹ đi! Ông cả Dương dỗ dành:
- Em đừng quá bi thương như vậy. Em ngã quỵ rồi ai lo cho con em? Người công an khuyên:
- Chúng tôi về, có biểu hiện gì thì báo ngay cho tôi biết. Ông cả Dương tiễn khách ra tận cổng:
- Thay mặt Út Duyên tôi xin cảm ơn các anh:
Họ đi rồi ông Dương vào ngồi với Út Duyên. Bà như người mất hồn kêu gào thảm thiết:
- Thành, Thật của mẹ ơi! Hai đứa đâu rồi mà lâu về đến như vậy.
Chuông điện thoại reo, ông Dương nhanh tay nhấc máy:
- Alô?
- ...
- Hả? Được tôi sẽ về ngay!
Quay lại với Út Duyên ông nói:
- Em cố gắng bình tĩnh, anh về có chút việc sẽ quay trở lại. Út Duyên vẫn gào lên:
- Ai? Ai đã bắt con tôi? Tại sao lại bắt con tôi? Ông cả Dương chạy thoát ra ngoài. Ra khỏi nơi ám ảnh ngột ngạt ấy ông thở phào nhẹ nhõm.
Vợ chồng tư Lộng là em chú bác với ông cả Dương đang bàn tính việc cướp lại số ruộng mà ông cả Dương đang làm. Một hôm gặp ông cả Dương bà tư Lộng nói mánh khoé:
- Út Duyên điên loạn như vậy ông cảm thấy ra sao? Ông cả Dương trừng mắt:
- Sao thím lại hỏi tôi như vậy?
Bà tư Lộng cười mỉa mai:
- Em thiết tưởng chuyện ấy thì anh rành hơn em chứ? Ông Dương quát:
- Này, thím đừng ở đó mà nói quàng nói xiên. Bà tư Lộng cao giọng:
- Ai mà không biết quan hệ bất chánh với Út Duyên? Ông Dương trừng mắt:
- Thím không được ăn nói hồ đồ như vậy! Ông tư Lộng bật cười:
- Vợ tôi thì hồ đồ, chứ còn tôi thì không đâu. Tôi không hề nói sai vấn đề nào đâu.
Ông Dương quác mắt:
- Vợ chồng chú muốn gì?
Bà tư Lộng trân tráo nói:
- Có muốn gì đâu. Chúng tôi đây muốn anh chia một nữa ruộng tôm, vậy
thôi.
Ông cả Dương quắc mắt:
- Làm gì mà có chuyện ấy. Đó là tâm huyết của vợ chồng tôi. Ông tư Lộng nói mánh khoé:
- Mấy đêm rồi tôi ngủ mà nghe tiếng khóc của Tám Hân và tiếng khóc la của hai con Út Duyên đó.
Ông Dương lừ mắt:
- Chú mày đừng có phao tin đồn bậy.
- Tôi không có nói bậy đâu. Nếu không tin thì có ngày anh sẽ gặp lại Tám Hân thôi. Anh ấy lúc nào cũng hiện về, thiêng lắm. Quậy phá tưng bừng cho nên bà con ở đây mới dựng cái miếu để thờ cúng đó. Ông cả Dương tức điên lên, ông quát tháo ầm lên:
- Chúng mày đừng hòng hăm doạ được tao.
Hai vợ chồng tư Lộng cười to, làm cho ông cả Dương càng thêm điên tiết: - Cút! Cút ngay! Tụi bây cút khỏi nơi đây!
Trước khi bước ra khỏi nhà, tư Lộng phán một câu:
- Được rồi! Anh hãy chống mắt lên mà xem sự trừng hạt đích đáng, quả báo nhãn tiền mà.
Ông cả Dương tức giận run cả người: - Mày... mày...
Út Duyên đi tìm con khắp nơi, bà đã hoá điên, miệng cứ lảm nhảm, gọi tên chồng. tên hai đứa con của mình rồi cười, rồi khóc một mình.
- Trả lại hai đứa con cho tao.
Bà chạy hoảng loạn gào lên:
- Mày giết con tao! Mày phải trả con lại cho tao! Bà cả Dương cuống quýt lên:
- Ai giết con bà chứ, con mẹ điên kia.
Út Duyên níu kéo xé toạt vạt áo của bà ta rồi khóc.
- Hu... hu, mày giết chồng giết con tao. Mày ác lắm!
Bà cả Dương khó khăn lắm mới gỡ được tay của Út Duyên, bà ta chửi rủa:
- Đồ điền, thứ toan giật chồng người nên mới bị quả báo đó.
Út Duyên ngồi thụp xuống đất, quần áo rách tả tơi đầu tóc rối bù, mặt mày
càng hốc hác. Nhìn thấy tình cảnh của bà ai cũng thương tâm.
Đêm đến bà cả Dương bị ma nhát trong lúc đi ra ruộng tôm. Bà nghe văng vẳng tiếng của thằng Thành:
- Hãy trả mạng lại cho tôi. Bà nhẫn tâm lắm... Lại có tiếng rên rỉ:
- Anh ơi! Em đói và lạnh quá!
Bà cả Dương thấy sợ trong lòng nhưng vẫn tằng hắng: - Đứa nào phá ruộng tôm của tao đó bây?
Tiếng rên lại xuất hiện:
- Ta đói và lạnh lắm... hu... hu...
Trước mặt bà là dống gì to lù lù nó động đậy, nhúc nhích đen thui. Nhớ lại đó là hiện tượng của ma da, bà hoảng quá quẳng luôn chiếc đèn cầm trên tay vừa chạy vừa la: - Ai cứu tôi... ma...
Ông cả Dương tất tả chảy đến:
- Ai vừa kêu cứu đó?
Nghe tiếng chồng bà dừng lại thở hổn hển: - Tôi đây!
Ông Dương hỏi:
- Gì mà bà sợ đến như vậy?
Bà cả Dương vẫn còn sợ, nắm tay ông lôi đi: - Nhưng mà có chuyện gì mới được chứ? - Tôi vừa gặp ma!
- Ma?
Bà rùng mình:
- Tôi sợ quá!
- Nó ra làm sao?
Bà lắc đầu:
- Tiếng khóc của con nít. Nó đòi mạng và bảo rằng đang đói và lạnh lắm. Ông Dương giật thót mình:
- Đói và lạnh ư?
Bà Dương ấp úng:
- Nó biến thành ma da hết rồi ông ơi! Ông Dương trợn mắt:
- Sao bà biết?
- Tôi vừa nhìn thấy, nó lù lù hai cục to tướng đen thùi nhát mình. - Đâu rồi?
Bà hất mặt về phía đầu ruộng:
- Đằng kia!
Ông Dương bước đến chỗ ấy, bà cũng nối gót theo sau miệng lẩm bẩm:
- Hai đứa bây có sống khôn thác thiêng đừng có quấy rầy nhà tao nữa. Ngày mai tao sẽ cúng giấy tiền vàng bạc cho.
Ông Dương nhăn nhó:
- Chỗ nào? Vừa nói ông vừa bước tới, trợt chân té, hổng cẳng lên trời. - Ui da!
Bà Dương điếng cả hồn lùi lại, miệng lắp bắp:
- Sao lại trợt té vậy? Có sao không? Trời khô ráo mà sao lại trượt té? Ông Dương cố gượng đứng lên, cảm thấy ê ẩm cả người:
- Dưới chân mình nhớt nhợt. - Ông kêu lên trong miệng - Ma da?
Bà Dương sợ hãi:
- Ma da ư?
- Dưới đất còn nhớt đó, tôi mới bị trượt chân. - Trời ơi! Chẳng lẽ nào hai đứa nhỏ...
Ông Dương kêu lên:
- Suỵt! Bộ bà muốn ở tù sao.
Bà Dương run lên:
- Làm sao bây giờ đây ông?
Ông Dương nạt:
- Thường ngày bà lắm mưu mẹo kia mà? Bà run lên:
- Đừng nhắc nữa ông ơi, tôi sợ lắm rồi. Cũng chỉ vì thương ông và tôi muốn giữ hạnh phúc gia đình thôi mà.
Ông Dương đứng trầm ngâm giây lát rồi nói:
- Đây cũng là định mệnh, việc xảy ra rồi, đừng nên dày vò mình nữa. Bả khấn vải:
- Ngày mai, tôi sẽ lập miếu thờ, đừng phá quậy nhà tôi nữa.
Đêm ấy cả hai vợ chồng ông Dương cứ nhắm mắt là thấy ác mộng, bà Dương gào thét:
- Tôi không có!
Tiếng nói của con nít lại vang lên:
- Tôi lạnh lắm! Đói nữa...
Bà úp mặt xuống giường:
- Xin hãy tha cho tôi...
Sáng lại có nhiều bàn tán xôn xao về cái miếu tự nhiên lại xuất hiện:
- Trời ơi! Sao lại đặt cái miếu này? Lại có chuyện nữa đây. Đất này mấy năm nay đâu có hiện tượng lạ như vậy...
- Ngày ấy chú Hân chết vì ma da hút máu, rồi đấy hai đứa con song sinh của chú cũng mất tích luôn, chuyện xảy ra thật khó hiểu.
- Nhưng ai lại lập miếu thờ ở đây chứ?
- Có lẽ ai đó đã bị ám ảnh điều gì chăng?
Ông cả Dương mặt mày xanh ngắt vẻ hốt hoảng chạy về nhà kêu lên: - Thôi chết rồi bà ơi!
Bà Dương hốt hoảng:
- Việc gì vậy ông?
Ông Dương ngồi phịch xuống ghế ôm đầu: - Tôm của mình...
- Nó làm sao?
Ông rên rỉ:
- Nó chết nỗi lềnh bềnh ngoài ấy.
Bà Dương trợn mắt:
- Tại sao vậy chứ?
Ông Dương lắc đầu:
- Tôi cũng không biết tại sao nữa! Chuyến này chúng ta bị đổ nợ lên đầu rồi. Bà Dương kêu lên:
- Trời ơi! Ai đã hại mình rồi? Tàn nhẫn đến thế là cùng! Ông Dương lắc đầu:
- Bao nhiêu tài sản vốn liếng mình đổ vào đó. Bây giờ đã trắng tay hết rồi, biết làm sao dây?
Bà Thìn chống gậy bước ra:
- Việc gì mà om xòm vậy các con?
Ông Dương ôm vai mẹ:
- Việc làm ăn của các con thất bại rồi mẹ ơi! - Nhưng mà việc gì mới được chứ?
Bà Dương than vãn:
- Mẹ ạ! Đầm tôm nuôi của mình tự nhiên chết hết rồi! Bà Thìn hốt hoảng: - Tại sao lại vậy chứ? Ai đã hại tụi bây đến như vậy? Ông cả Dương nghiến răng:
- Chỉ có thằng tư Lộng chứ không ai vào đây cả?
Nói rồi ông bước ra cửa nhà vẻ lặt hầm hầm trông rất đáng sợ. Bà Thìn nhìn theo con lắc đầu, chán nản.
Bà cả Dương la đổng lên khi sáng nào mở cửa ra cũng thấy bà Út Duyên ngồi một đống trước cửa nhà mình.
- Trời ơi! Thật là quỷ ám mà. Làm gì sáng nào cũng lại cửa nhà tao mà trù ẻo
vậy?
Út Duyên cười điên dại:
- Mày giết con tao... ha... ha... Mày trả con tao lại cho tao. Bà Dương quắt mắt:
- Con mụ điên kia, mày có chịu đi khỏi nơi này hay không? Út Duyên lại cười:
- Mày trả con tao lại đi, rồi tao mới đi. - Hừ! Ai thèm bắt con của mày chi? Út Duyên lại khóc:
- Người ta nói mày là máu Hoạn Thư mà! Mày ghen quá, mày điên rồi, mày nỡ bắt con tao, mày độc ác lắm!
Bà Dương trợn mắt quất chổi túi bụi vào người Út Duyên: - Mày nói bậy này. Nói bậy này đi khỏi đây ngay!
Út Duyên kêu lên:
- Ái ui da, sao mày đánh tao? Mày ác thế. Tao đi tìm con tao mà mày lại đánh tao...
Sơn Hải chạy ra ngăn:
- Mẹ ơi! Đừng làm thế. Dù sao bà ấy cũng đên loạn mà. Bà Dương thở hổn hển vì tức giận:
- Nó điên ư? Điên mà biết chửi xiên chửi xéo ư? Sơn Hải nhăn mặt:
- Mẹ chấp nhất làm gì người bệnh tâm thần như thế?
Út Duyên nghe nói mình bị tâm thần phản ứng ngay:
- Ê thằng kia, sao mày dám nói là tao bị bệnh tâm thần. Tao đi tìm con tao mà. Nó bị con ma da ở bến đò bắt nó đi rồi. Thôi tao đi tìm con tao đây. Tụi bây hãy ở mà đánh nhau đi. Ha... ha... ha... Sơn Hải chép miệng:
- Tội nghiệp dì ấy quá, vậy mà mẹ còn... Bà Dương nạt ngang:
- Mày im đi! Biết gì đâu mà nói. Nó là oan gia phá hoại nhà mình đó! Sơn Hải lắc đầu đi vào nhà. Ông Dương lại bước ra:
- Bà làm như vậy là quá đáng làm. Người ta bệnh như thế mà vẫn không tha. Bà Dương đang còn ấm ức. Nghe chồng nói thế liền hét lên:
- Trời ơi! Nó hại mình ra nông nổi này ông chưa vừa lòng hay sao?
Ông Dương nạt vợ:
- Bà im đi! Trong việc này bà ấy có gì mà bà đổ lỗi cho người ta? Đầm tôm của mình đâu phải do bà ấy!
Bà Dương quăng cây chổi sang một bên, bà nói:
- Làm gì sáng nào bà ta cũng đến đây ngồi trước cửa chứ? - Thì bà ta điên loạn còn biết gì là phải quấy?
- Ừm! Nó đã là con điên rồi mà ông vẫn còn bênh vực nó như thế sao? Ông Dương khoát tay:
- Thôi bà dẹp đi!
- Dẹp là dẹp làm sao chứ?
Ông cằn nhằn cảnh nhà đang rối rắm không lo. Lo chuyện trên trời... - Tôi quyết định bán đầm tôm!
Bà Dương sững sờ:
- Bán đần tôm ư? Rồi gia đình mình làm gì mà sống? Ông trầm ngâm suy nghĩ:
- Mấy đêm nay tôi suy nghĩ kỹ rồi. Nơi đây không thể sống được nữa. Bị ám ảnh, bị dày vò sống không yên ổn, ta phải dọn lên thành phố thôi.
Bà Dương nhăn nhó:
- Lên trên ấy biết làm gì mà sống. Trong khi ở đây mình còn có ruộng vườn. Ông khuyên:
- Từ từ rồi cũng quen thôi. Tôi sẽ mở cửa hàng bán đồ biển. Bà Dương vẫn lắc đầu:
- Buôn bán nổi gì, từ hồi nào tới giờ tôi có biết buôn bán gì đâu? - Từ từ rồi sẽ quen dần thôi mà.
Bà Dương đành phải buông xuôi:
- Thôi thì, ông muốn làm gì thì làm. Ở nơi này có lẽ tôi cũng sẽ điên mất
thôi.
Như vậy là ông cả Dương quyết định bán tất cả ruộng vườn nhà cửa lấy một số vốn to mang lên thành phố, mở tiệm buôn bán các mặt hàng thuỷ hải sản khô như tôm khô, mực khô, cá khô và các loại mặt hàng
Cửa hàng của ông Dương gặp thời vận phất lên thấy rõ, khách hàng nhiều nơi đến đặt hàng ngày một đông hơn. Gia đình trở lại sung túc như xưa. Bà Dương nói:
- Tôi không ngờ ông có tài buôn bán đến như vậy. Ông Dương lắc đầu:
- Nghề dạy nghề đó thôi. Cái gì cũng từ từ. Bà lại nói:
- Cuộc sống sung túc như bây giờ nhưng tôi thấy ông buồn buồn. Có phải ông nhớ chuyện xưa...
Ông Dương lắc đầu:
- Tôi buồn là buồn chuyện khác. Có tiền mà con cái đã nghỉ học hết. Thằng
Sơn Hải đã lớn mà chỉ biết kết bè kết bạn ăn chơi trác táng không lo phụ làm ăn
chi cả.
Bà Dương thở dài:
- Thành phố này đâu thiếu gì những tệ nạn, sống thì có sung sướng hơn nhưng cứ lo sợ mãi. Tôi sợ thằng Hải hư mất.
Ông Dương lại nhớ những lời hăm doạ của tư Lộng. Nếu như một ngày nào đó nó mò đến đây thì coi như mất tất cả. Tuy làm ăn có khá giả hơn, nhưng lòng ông vẫn nặng trĩu lo âu.
Sơn Hải chếch choáng chạy xe vào cổng nhà. Đôi mắt đỏ ngầu. Bà Dương lo sợ hỏi:
- Mày lại say khước nữa rồi phải không? Sơn Hải xua tay:
- Vui với mấy thằng bạn chút mà mẹ! Ông Dương tằng hắng.
- Công việc làm ăn bề bộn mà mày không chịu lo phụ giúp mà cứ đi chơi
mãi.
Sơn Hải lè nhè: - Cha đã cho thuê nhiều người rồi còn gì? Bà Dương lắc đầu:
- Từ ngày lên đây làm ăn tới giờ mẹ thấy con càng ngày càng hư đốn. Đất
khách quê người không dễ sống đâu con, mày phải ở nhà lo phụ giúp gia đình.
Ông bảo Sơn Hải:
- Mày bước ra bến sông xem người ta bốc hàng lên. Bà Dương cằn nhằn:
- Say khước rồi mà còn trông coi gì nữa. Để tôi bảo Hồng Hạnh đi. Ông Dương thở dài:
- Thật là con với cái...
Mới sáng nghe tiếng Hồng Hạnh hét: - Ối trời ơi! Ma, ma... cha mẹ ơi!
Bà điên tóc tai bù xù, đưa hai tay định ôm Hồng Hạnh còn nhe răng cười: - Lại đây đi con! Lại đây mẹ ẵm!
Hồng Hạnh rú lên:
- Ối! Cha ơi! Cứu... con!
Ông bà cả Dương chạy ra, ông Dương kinh ngạc: - Bà kia, bà làm gì thế? Hạnh chạy vào đi con. Bà cả Dương cũng hét:
- Bà điên kia! Bà định làm gì vậy?
Hồng Hạnh ôm chầm lấy mẹ mình:
- Mẹ ơi, con sợ quá! Ma hay quái vật vậy mẹ? Bà rầy con:
- Mới tờ mờ sáng con mở cửa chi sớm vậy? Hồng Hạnh lắc đầu:
- Lúc này khách hàng người ta đến sớm lắm mẹ. Ông Dương xua đuổi:
- Này bà điên kia, hãy cút khỏi chỗ này.
Bà điên vẫn đứng trơ ra nhìn vợ chồng ông Dương, rồi bắt đấu cười ngất ngưởng:
- Mày đuổi tao hả? Ha... ha... tao đâu có nhà... Ông Dương gắt:
- Bà có chịu đi không?
Bà điên quần áo rách te tua, đầu tóc rũ rượi, rối bù, hốc hác, người ốm nhom, vừa lững thững vừa đi vừa lảm nhảm:
- Cái cò lặn lội tìm con...
Ông Dương chép miệng:
- Lại chuyện gì nữa đây?
Bà Dương xua tay:
- Ối! Bây giờ thì thiếu gì kẻ điên, kẻ ăn mày lang? Ông Dương buột miệng nói:
- Út Duyên!
Bà nạt ngang:
- Đến bây giờ này mà ông còn nhớ Út Duyên ư?
- Không, tôi chỉ sợ bà ấy giống như bà điên lúc nãy! Bà Dương cằn nhằn:
- Ông sao lo xa quá, ở quê mình đâu thiếu gì người đùm bọc lo lắng cho bà
ta.
Ông Dương lại nói:
- Thằng Sơn Hải mới mười mấy tui đầu đã kết bè kết phái, rượu chè be bét. Nó hư như vậy là cũng do bà và mẹ cưng chìu nó quá.
Bà Dương giẫy nãy:
- Tôi có cưng chìu nó bao giờ đâu. Ông thấy đó, có la rầy nó được đâu. Mới nói là mẹ đã bênh vực nó rồi.
Ông Dương lắc đầu chán nản:
- Tôi lo đi ngoại giao kiếm khách hàng xa nhà thường xuyên, bà cũng nên quan tâm để ý đến con cái một chút.
Bà Dương lắc đầu:
- Tôi chịu thua nó luôn. Ông là cha thì hãy răn dạy nó đi. Ông Dương nhăn nhó:
- Việc gia đình mà bà cũng không lo nổi hay sao? Bà khoát tay:
- Tôi bất lực rồi, vì mẹ có cho tôi rầy la gì nó đâu. Nếu không mẹ lại giận rồi bỏ cơm nước nữa.
Ông Dương thở dài...
Tư Lộng lợi dụng cái miếu nhỏ cạnh đầm tôm mà ông sang nhượng lại của ông cả Dương. Một hôm ông tư Lộng hô hào lên:
- Cái miếu này rất linh thiêng.
Mọi người dân ở đây xúm lại nghe ngóng, ông bảo:
- Đêm hồi hôm ông nằm mộng thấy một ông cụ râu tóc bạc trắng bạch bảo ông rằng phải lo chăm sóc cái miếu này thiệt kỹ và phải học cách chữa bệnh cho dân xứ hẻo lánh này.
Anh năm lái đò cũng có mặt tại đây, anh cùng góp ý:
- Cái miếu gần bến đò ngang cũng vậy. Bà con chúng ta nên thắp nhang cúng bái để được ơn trên phù hộ.
Dân ở đâu tin lời hai người này nên thường xuyên mang hương hoa, quả bánh ngọt đến cúng lạy để được phù hộ mạnh giỏi.
Nghề làm thầy thuốc của tư Lộng được tiếng lành đồn xa. Hàng ngày có rất nhiều người đến chưa bệnh và cúng bái. Tiền bạc thì ông ấy cũng không từ chối, tuỳ lòng hảo tâm của bệnh nhân. Thấy ông chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nên dân ở đây đồ xô đi tìm Út Duyên để cho ông thầy Lộng chữa trị. Nhưng Út Duyên bặt vô âm tính mấy tháng nay...
Bà tư Lộng nói với chồng:
- Liệu bà Út Duyên có còn sống không ông? Ông tư Lộng lắc đầu:
- Chuyện ấy làm sao mà tôi biết được! Bà tư Lộng chép miệng:
- Tự nhiên lại tan nát một gia đình đang sống hạnh phúc! Ông tư Lộng nhíu mày:
- Chuyện đời mà biết đâu lường trước được.
- Có khi nào anh Dương ảnh hại người ta không? Ông nạt ngang:
- Bà ăn nói cái gì vậy? Chuyện cũ rích rồi đem ra nói làm gì? - Nhưng tôi thấy tội cô Út Duyên lắm!
- Tội gì mà tội. Đó là do kiếp trước cô ta ăn ở thất đức nên kiếp này phải nhận lãnh đó thôi.
Bà lại nói:
- Mấy tháng nay cô ấy cũng biến đi đâu mất, không biết có phải... Ông tư Lộng ngó trừng vợ:
- Bà lại có ý nghĩ bậy bạ gì nữa đó? - Không, tôi sợ cô ấy chết đói đâu đó vậy thôi. Ông nói nhỏ giọng:
- Này bà có thấy từ lúc Út Duyên mất tích dân ở đây có nhiều thay đổi không?
Bà tư nạt:
- Tôi thấy ông thay đổi thì có.
- Hừm! Bà ăn nói gì vậy?
- Chứ hổng phải sao? Nào là cái miếu linh thiêng, nào chữa bệnh. Ông tư Lộng trừng mắt:
- Trời! Cái bà này...
Bà tư vẫn nói:
- Tôi sợ có ngày ông phải ngồi tù đó! Ông tư nghiến răng:
- Cái bà này ăn nói xui xẻo gì đó. Tại sao phải ngồi tù? Bà đáp tỉnh bơ:
- Chữa nhầm bệnh người ta chết thì đi tù chứ sao. Ông tư xua tay:
- Ôi bà nói toàn bậy bạ. Tôi có dùng thuốc độc đâu chứ. Toàn là thuốc nam thôi mà.
Bà tư quay ngang:
- Tôi chỉ nói trước với ông vậy thôi.
Ông cằn nhằn:
- Nói vậy mà cũng nói. Thôi bà ra ngoài coi phụ mấy đứa nhỏ phơi thuốc giùm tôi đi.
Bà tư Lộng lại khuyên:
- Ông này, dù sao ông cũng nên để mắt đến đầm nuôi tôm của mình chứ. Đó là tâm huyết của ông mà.
Ông tư khoát tay:
- Bà an tâm đi. Tôi đâu có bỏ bê đâu! Thằng Tiến Lợi nó vẫn trông coi đó
mà.
Bà tư cằn nhằn:
- Thằng Tiến Lợi một mình thì làm sao mà quán xuyến nổi đầm tôm lớn như
thế?
Ông tư chép miệng: - Nếu vậy để tôi mướn thêm người trông coi với nó.
Bà tư tỏ ý không hài lòng:
- Mướn người thì mình cũng đâu có an tâm. Ông tư nhăn nhó:
- Làm gì bà cũng không an tâm thì tôi biết phải làm sao? Chợt bà lại hỏi:
- Mà này ông ơi...
- Gì nữa?
Bà tư nói nhỏ:
- Sao tôi cứ nghĩ mãi mà không ra!
- Mà bà nghỉ gì thế?
Bà buông tiếng thở dài:
- Về hai cái miếu một ở bến đò, một ở gần bãi biển đó. Làm sao mà nó xuất hiện quá bí ẩn như vậy?
Ông tư cười hề hề:
- Thây kệ nó miễn mình có làm ăn đều đều là được! - Nhưng sao tôi thấy có cái gì đó không ổn?
- Ý bà muốn nhắc đến cái chết đầy bí ẩn của Tám Hân phải không? Bà tư gật gù:
- Phải đấy! Ông có thấy gì đó mờ ám không? Ông tư lắc đầu:
- Làm gì có chuyện mờ ám. Ảnh lội qua sông con ma da kéo chân hút máu đó thôi.
- Vậy còn hai đứa nhỏ?
Ông tư lắc đầu:
- Làm sao tôi biết được!
Bà tư suy nghĩ:
- Có thể nó bắt nguồn từ cái việc ông cả Dương dan díu với Út Duyên. Ông tư giật mình khoát tay:
- Thôi, chuyện ấy của người ta mình nhắc lại làm gì.
Tiến Lợi từ đầm nuôi tôm đi vào đưa cho ông tư Lộng phong bì thư và nói: - Công an xã mời cha lên họp! Ông tư Lộng quay ngang:
- Họp hội cái gì? Tao đang bận rối lên đây này. Tiến Lợi nói với cha:
- Thì cha cũng nên đến coi người nói việc gì. Ngó vợ ông bảo:
- Ngày mai bà đi thế tôi lên ấy xem người ta nói cái gì! Bà tư chưa kịp phản ứng gì thì Tiến Lợi nói:
- Người ta căn dặn là cha phải đi chứ không ai đi thay! Ông tư kêu lên:
- Làm gì mà quan trọng dữ vậy chứ? Gia đình thì ai đi chẳng được. Chắc là lại đóng góp tiền bạc làm này nọ thôi.
Bà tư chép miệng:
- Còn tôi thì lại nghĩ khác.
Ông tư nhíu mày:
- Khác là việc gì nữa. Bà nói tôi nghe coi. Bà tư bảo:
- Họ mời ông về việc trị bệnh phản khoa học là mê tín dị đoan đó. Ông tư phản ứng:
- Tôi trị bệnh cho dân bằng thuốc nam mà thôi. - Nhưng họ hết bệnh biết bao nhiêu người rồi. Tiến Lợi góp ý:
- Trong số hết bệnh vẫn có người không hết thì sao? Họ thưa cha gạt họ để lấy tiền.
Ông tư Lộng kêu lên:
- Trời ơi! Tao có lấy tiền ai bao giờ đâu. Tại họ đưa đó thôi. Tiến Lợi nhăn nhó:
- Con khuyên cha nhiều lần rồi vậy mà không chịu nghe con. Dẹp ba cái trò trị bệnh ấy đi, lo nuôi tôm với con không chịu. Tối ngày cứ cúng bái rồi trị bệnh hoài. Mất thời gian quá đi.
Chú Năm người lái đò bước vào với hai người, chú bảo:
- Đây là hai người bệnh từ Mỹ Tho tìm lên đây nhờ tôi chỉ giúp, anh tư xem trị bệnh giúp người ta.
Tiến Lợi ngó anh Năm đưa đò nói nhỏ: - Chú Năm à, cha cháu định nghỉ làm thầy rồi.
Anh Năm chưng hửng:
- Hả, thật vậy sao anh tư?
Ông tư lắc đầu:
- Đâu có, vẫn giúp dân ấy chứ. Nhưng việc nuôi tôm vất vả nó bảo tôi nghỉ để phụ nó.
Bà tư gật đầu:
- Con nó nói phải mà.
Ông tư cau có:
- Người ta đau bệnh mới tìm đến mình, bỏ mặt sao đành? Tiến Lợi thở dài:
- Vậy con ra rượng tôm đây.
Bà tư nói với theo:
- Nhớ cho tôm ăn đầy đủ nghe con!
Ông tư bảo hai người khách ngồi đối diện với mình để xem mạch, ông gật gù
nói:
- Bệnh của cô đây hơi nặng đấy.
Người đi cùng kêu lên:
- Hả, bệnh nặng lắm hả ông?
Tư Lộng gật gù.
- Đến đây rất là đúng lúc. Nếu không tôi e rằng không còn kịp nữa. Người kia sáng mắt vui mừng. Tư Lộng lại hỏi:
- Bà là gì của cô này?
- Dạ tôi là mẹ nó!
Ông tư lại hỏi:
- Cô ấy phát bệnh lâu chưa?
Bà mẹ cố nhớ, bà nói:
- Dạ, gần hai tháng rồi.
Ông tư trách:
- Vậy sao đưa đến đây trễ thế?
Người mẹ than phiền: - Tôi chạy chữa cho con tôi cũng nhiều nơi lắm. May nhờ người ta mách bảo mới tìm đến đây.
Ông gật đầu:
- Vậy cũng còn kịp. Nhưng có điều bệnh cô này trị hơi lâu. Bà nên thường xuyên đưa cô ấy đến đây nhé.
Người mẹ mừng lắm nên nói:
- Nhờ thầy cố gắng cứu chữa con tôi lành bệnh, bao nhiêu tôi cũng sẽ chịu. Tôi chỉ có một mình nó thôi.
Thầy tư Lộng khoác lác:
- Bà khỏi lo điều đó. Thầy thuốc như y hiền mà. Nếu bà không đến đây thì thôi. Đã đến rồi thì phải an tâm.
Anh Năm đưa đò ngó thầy rồi nói:
- Thôi tôi về đưa đò nghe thầy kẻo người ta lại chờ tôi. Thầy tư gật đầu rồi nói:
- Chiều qua uống nước trà nghe chú Năm! Anh Năm còn quay lại:
- Được rồi, nếu rảnh rỗi tôi sẽ qua. Không dám hứa trước với thầy đâu.
Sau khi xem tới xem mạch tay rồi ấn ấn xoay xoay người cô gái xong, thầy đưa gói thuốc và căn dặn:
- Cô về cố gắng uống hết gói thuốc rồi trở lên đây!
Người mẹ đặt vào dĩa để sẵn trên bàn thờ tờ giấy bạc một trăm ngàn và nói: - Xin thầy nhận cho tấm lòng của mẹ con tôi để uống trà.
Ông tư Lộng xua tay:
- Tiền bạc làm gì? Tôi cũng đâu có dùng được đâu! Tiền ấy là để tôi đi bổ thuốc đó mà.
Người mẹ vui vẻ nói:
Dạ nếu vậy lần sau tôi sẽ cúng nhiều hơn để thầy mua thuốc về mà giúp dân độ thế ạ!
Thầy tư gật đầu:
- Tốt lắm, tôi xin nhận tấm lòng từ tâm của mẹ con bà. Khách ra về, bà tư lo lắng:
- Ông ơi? Sao lấy tiền nhiều như thế? Liệu người ta có hết bệnh không? Ông tư bật cười:
- Cô ta chỉ mắc bệnh xoàng thôi mà.
Bà tư lại hỏi:
- Vậy còn cái chuyện lên uỷ ban thì sao? Ông tư khoát tay:
- Lên thì lên chứ sợ gì đâu. Tôi làm ăn đàng hoàng mà tội gì phải sợ.
Nói rồi ông tư bước ra đầm tôm và không quên cầm theo mấy cây nhang để đến cái miếu mà khấn vái...
Ông cả Dương trợn trừng mắt quát vào mặt bà già:
- Con điên kia, ta đã bảo không cho mày ngủ trước hiên nhà tao kia mà?
Bà điên vẫn ngồi xù xụ ra đó như không nghe được những lời ông ta nói. Bà
chợt cười, chợt khóc lóc. Bà Dương cho đây là điềm xấu, nên đánh đập đuổi xua
đi:
- Con mẹ này có đi cho không, đi không, đi không?
Mỗi tiếng đi không của bà là mấy cú chổi quất vào người bà điên. Khiến bà chạy đi và kêu to:
- Cướp... cướp. Nó cướp tiền của tôi... bà con ơi! Ông cả Dương lắc đầu:
- Tại sao bà già điên cứ đến cửa hiệu mình mà ngủ nhỉ? Bà Dương bực bội nói:
- Trù ẻo gì đâu! Sáng ra là gặp quỷ không! Hèn gì mấy hôm nay buôn bán ế ẩm muốn chết.
Ông Dương than phiền: - Chuyện làm ăn mỗi lúc một khó khăn. Tính ra thời gian cũng gần mười năm rồi còn gì nữa.
Bà Dương cũng gật gù:
- Đúng là đã mười năm có biết bao thay đổi.
Tâm, người công nhân bốc vác mà ông Dương vừa gọi chạy đến: - Thưa ông, tàu đã về.
Ông Dương hăm hở:
- Vậy sao? Có nhiều không?
Tâm đáp:
- Dạ cũng nhiều lắm ông ạ?
Ông Dương nói với Tâm:
- Cậu ra điều động anh em khuân vác lên bãi ngay và cho công nhân nữ phơi nhanh lên.
Tâm vâng dạ, rồi bước ra ngoài. Bà Dương vẫn nhìn theo. - Bà làm gì mà nhìn thằng ấy từ khi nó mới bước vào? Bà Dương thở dài lắc đầu:
- Tôi thấy nó giống một người ông ạ! Ông Dương ngạc nhiên hỏi:
- Nó giống ai?
- Anh Tám Hân!
Ông Dương giật mình:
- Tám Hân ư? Bà nói gì vậy?
Bà Dương thở dài:
- Có lẽ tôi nhìn lầm.
Ông Dương bật cười:
- Người có thể giống người mà.
- Thằng đó quê ở đâu vậy ông?
Ông Dương gật gù:
- Nó quê tại Mỹ Tho, nên vừa đi học vừa đi làm. Bà Dương chép miệng:
- Chà cũng tội nghiệp ghê.
Ông Dương phàn nàn: - Bởi vậy mới nói. Còn con mình thì tối ngày lêu lỏng ăn chơi phá phách. Bà Dương chép miệng:
- Lúc đầu chưa có công ăn việc làm thì nó đi chơi. Đâu ngờ nó lại tiêm nhiễm thói sống ở đây nhanh đến vậy.
Ông Dương thở dài:
- Thằng này hết thuốc chữa rồi. Có ngày gia đình sẽ mang hoạ vì nó mà thôi. - Làm sao mà kéo nó về bây giờ đây ông?
Ông Dương phàn nàn:
- Cũng tại bà và mẹ nên nó mới hư hỏng đến như vậy! Chìu chuộng quá mức. Tiêu tiền như nước, có ngày lại phá sản đi ăn mày luôn.
Bà Dương lừ mắt:
- Ông lại nói bậy nữa rồi!
Ngoài bãi tàu đám công nhân lại bàn tán xôn xao về hiện tượng ghê sợ tối hôm qua. Tổ trưởng tổ bốc vác cho ông Dương nói to:
- Anh em hãy bình tĩnh lại, đừng hốt hoảng lên như vậy! Tâm nói với Nam tổ trưởng:
- Đây là hiện tượng ma da đó anh.
Nam trừng mắt nhìn Tâm:
- Mày làm gì mà biết?
Tâm phân vân:
- Tôi nghe bà tôi kể lại. Nơi nào ma da bò lên nơi đó nhớt nhợt thôi. Nam hơi ngờ ngợ:
- Vậy cũng đúng. Hồi nãy tôi có bước lại nơi ấy thấy nhớt nhợt. Đám công nhân hoảng sợ:
- Vậy là đúng rồi!
- Ma da à? Nghe dễ sợ quá!
- Nhưng tại sao nó lại xuất hiện nơi này?
Một người bốc vác cá ở vựa này đã nói:
- Nơi này xưa nay đâu có hiện tượng lạ như vậy? Người kia lại nói:
- Có hơi người nên nó mò đến đây để bắt người ăn thịt. Đám công nhân hoảng hốt kêu lên:
- Ối trời! Ghê quá! Hoàng Cao nói giọng vẫn còn run:
- Nó túm được chân tôi đau muốn chết. Tâm lo lắng hỏi:
- Chân anh có làm sao không?
Hoàng Cao nhìn xuống chân mình khẽ nói: - Đau và rát lắm. Ma da chắc có răng.
Tâm sờ nhẹ lên da chân của Hoàng Cao. Anh giật nhanh về kêu lên: - Da chân anh cũng nhớt quá!
Ông Dương cùng vợ bước ra, ông quát:
- Sao không chịu vác hàng lên mà tụm ba tụm năm ở đây? Nam bước lại gần phân giải:
- Dạ, tối này Hoàng Cao bị đau chân. Ông quắc mắt nhìn Hoàng Cao:
- Tại sao lại đau chân?
Hoàng Cao ấp úng:
- Dạ, đêm hồi hôm tôi không thấy đạp phải vật gì đó đen xì nhớt nhợt nó quấn lấy chân tôi đau buốt.
Ông Dương giật mình. Nhưng cố giữ bình tĩnh: - Coi chừng đạp phải xương cá biển chứ gì? Hoàng Cao lắc đầu:
- Không đâu, nó quấn chân tôi mà.
Ông Dương khoát tay:
- Hoàng Cao đau chân thì tạm nghỉ. Còn mấy người còn lại tiếp tục làm việc
đi.
Anh em bốc vác ai nấy đều hoang mang lo sợ. Còn đang phân vân thì bị ông chủ quát:
- Làm việc đi. Còn đứng ở đó chần chờ gì nữa? Tâm đi đầu:
- Nào chúng ta làm việc thôi anh em, có lẽ trời sáng con ma da không dám xuất hiện đâu.
Nam hưởng ứng ngay lời của Tâm: - Thằng Tâm nói phải lắm. Chúng ta làm việc đi. Bà Dương nói nhỏ vào tai chồng:
- Lại ma da! Tại sao lại như vậy chứ?
Ông Dương cũng đang rối rắm trong lòng, ông gắt:
- Làm sao tôi biết được đây? Tại sao nó cứ đeo đuổi chúng ta mãi như vậy?
Nói rồi ông bước đến Hoàng Cao thăm dò. Ông sờ tay lên chân của Hoàng
Cao, ông thấy nó lành lạnh, nhớt nhợt ông kêu thầm trong bụng.
- Vậy là đúng rồi...
Về nhà nghe nói có con ma da xuất hiện. Sơn Hải cùng em gái là Hồng Loan chạy ra. Thấy Sơn Hải ông quát:
- Mày chịu vác cái mặt vế đây ư?
Sơn Hải không thèm để ý đến lời chửi mắng của cha, anh hỏi: - Ma da xuất hiện hở cha?
Ông gật đầu chỉ xuống chân Hoàng Cao:
- Nói vậy con cũng đã từng tắm sông ấy rồi sao? Sơn Hải gật đầu:
- Không phải một mình con mà có thằng Tiến Lợi nữa! Bà Dương chợt hỏi:
- Vậy thằng Lợi có bị ma da rút chân không? Sơn Hải lắc đầu:
- Không có đâu, chỉ một mình con thôi, cũng may mắn là chú Năm cứu con
kịp.
Hoàng Cao nhăn nhó hỏi:
- Cậu ơi! Đau mấy ngày mới hết vậy? Sơn Hải cố nhớ lại:
- Cũng vài ngày thôi!
Hoàng Cao lo sợ:
- Vài ngày thì lấy tiền đâu để nuôi gia đình?
Tâm nghe nói thế khựng lại khuyên bạn:
- Anh an tâm dưỡng bệnh, tôi sẽ làm gấp đôi phần của anh luôn. Hoàng Cao lắc đầu:
- Vậy làm sao nổi?
Tâm cười vỗ vai bạn: - Mấy ngày thôi, chứ đâu phải mấy tháng đâu chứ.
Sơn Hải bây giờ mời để ý đến Tâm. Cậu ta hơi giật mình. Trời đất! Sao mà
hắn giống chú Hân ngày xưa đến thế? Mà hai đứa con của chú thì mất tích lâu
rồi. Sơn Hải lắc đầu có lẽ người giống người mà thôi. Nó quê ở Mỹ Tho kia mà.
Chiều xuống đám công nhân tụ tập lại bến tàu của ông cả Dương. Tâm cũng
lững thững đi đến. Gặp anh cả, anh em đều đứng lên, Hoàng Cao ngạc nhiên:
- Hôm nay anh nghỉ mà.
Mỉm cười, nhìn bạn, Tâm lắc đầu:
- Nghỉ ở nhà càng buồn hơn, chi bằng đến đây làm. Nam khoát tay nói to:
- Tao chưa thấy thằng nào mà hết mình như thằng Tâm. Nắm tay Tâm, Hoàng Cao lắc mạnh:
- Anh nên về nghỉ đi, để đây tụi tôi lo được rồi. Nam bước đến can gián:
- Thôi đừng có cãi nhau nữa có được không? Tâm quyết định ở lại phụ tụi mình thì cứ để cậu ấy ở lại, không bàn cãi nữa.
Nam nói thế. Hoàng Cao mới chịu im, tiếp tục làm công việc còn lại. Thấy Hoàng Cao nhăn nhó mặt mày, chân đi lại cà nhắc, Tâm lo lắng hỏi:
- Còn đau chân à?
Hoàng Cao ngồi phịch xuống đất và vén ống quần lên: - Ôi sao ma sưng dữ thế? Chưa hết hẳn à?
Hoàng Cao nhăn nhó mặt mày:
- Ôi đau quá.
Tâm kêu Hoàng Cao đến bên ánh đèn sáng, anh kêu lên: - Sưng tấy, đỏ cả vùng chân vậy mà còn ráng làm à?
Thấy lạ, anh em tụm lại. Nam lo lắng hỏi:
- Sao nữa vậy? Vết thương cũ tái phát à?
Lắc đầu, Hoàng Cao giấu:
- Đã hết rồi mà!
Lắc đầu Tâm bảo:
- Quả chủ quan rồi. Coi chừng anh bị cưa chân luôn đó! Hoảng hốt, Hoàng Cao kêu lên:
- Ôi đến thế nữa sao? Tâm cằn nhằn:
- Vậy mà bảo rằng hết rồi. Lên xe tôi đưa đi bệnh viện. Nam vỗ vai Tâm:
- Mày có nghiêm trọng vậy không?
Gật đầu Tâm đáp:
- Thật đó, đừng có lì!
Nam sốt sắng:
- Này Hoàng Cao, mày nên nghe lời thằng Tâm đi. Rối rắm trong lòng, Hoàng Cao gật nhẹ đầu:
- Vâng!
Tâm lại giục:
- Thôi lên xe đi!
Nhăn nhó Hoàng Cao ái ngại:
- Lại làm phiền anh nữa sao?
Khoát tay, Tâm nói như ra lệnh:
- Cái chân nguy hiểm không lo ở đó lo phiền với phức. Nam vỗ vai Hoàng Cao khích lệ:
- Thằng Tâm nó nói đúng đấy, cậu nên vào bệnh viện xem. Gật đầu, Hoàng Cao cố gắng đứng lên:
- Vâng! Tôi sẽ vào bệnh viện.
Tâm đứng lên lấy xe. Nhưng Hoàng Cao khựng lại: - Nhưng... tôi... tôi...
Nam gắt:
- Gì nữa mày? Đừng có dở chứng nghe? Gãi gãi đầu, Hoàng Cao lộ vẻ khó nói: - Tôi... tôi...
Tâm đặt tay lên vai bạn, động viên:
- An tâm đi, tôi có tiền.
Nam ngờ vực:
- Hai đứa bây nói gì thế? Hoàng Cao vừa mở miệng thì Tâm đã cản lại: - Đừng làm bận lòng anh em.
Hoàng Cao nhặn nhó:
- Nhưng mà... tôi...
Nam phá lên cười:
- Trời ơi! Không tiền thì nói mẹ không tiến đi, còn bày đặt. Hoàng Cao gật:
- Vâng! Em không có tiền.
Tâm ngăn:
- Anh em đừng bận tâm. Tôi có.
Hoàng Cao dần dừ:
- Nhưng anh...
Khoát tay Nam cao giọng:
- Thôi, không có on đơ gì cả mày cứ đi, anh em sẽ có cách. Tâm chở Hoàng Cao đi rồi, Nam thở dài nói với anh em: - Thằng Tâm coi vậy mà tốt ghê.
- Em nghe nói ảnh sắp ra trường làm bác sĩ. Gật gù, Nam nói:
- Nếu nó là bác sĩ, thì ắt hẳn sẽ là một bác sĩ giỏi và giàu lòng nhân ái. Gật đầu, người ngồi cạnh bên lên tiếng:
- Tôi cũng tin là như vậy!
Hơi chau mày Nam lại nói:
- Nhưng vấn đề cái chân thằng Hoàng Cao coi vậy mà nghiêm trọng quá! Chép miệng, người ngồi cạnh Nam lại lên tiếng:
- Tôi cũng khó hiểu quá. Từ xưa tới nay tôi chưa từng nghe thấy có ma da. Lạy trời cho thằng Hoàng Cao tai qua nạn khỏi.
Hồng Loan đỏ mặt khi nghe Tâm nói:
- Mình đâu ngờ Hồng Loan là con ông chủ vựa khô cá biển lớn nhất vùng
này.
Hồng Loan nhìn Tâm:
- Anh phải sống vất vả như vậy sao?
Tâm cười hiền:
- Cuộc sống thiếu cha thiếu mẹ thì vậy đó Loan à! Hồng Loan gật đầu:
- Anh có một nghị lực phi thường, vừa học vừa làm vậy mà vẫn học giỏi như thường.
Tâm cười:
- Tâm huyết làm một bác sĩ giỏi để cứu dân, đó là hoài bão của tôi mà. Hồng Loan cười phì:
- Anh cố gắng như thế thì ắt hẳn sẽ thành công! Tâm lắc đầu:
- Có thiện chí không chưa đủ đâu. Cần phải có tiền mới mong đeo đẳng được việc học tập được lâu dài.
Hồng Loan gật đầu:
- Anh nói cũng phải. Nhưng mà sao cha mẹ anh lại mất sớm vậy? Nhắc đến nỗi đau trong lòng. Tâm cảm thấy buồn:
- Do bệnh mà qua đời Loan ạ!
Hồng Loan tỏ vẻ ân hận vì mình đã vô tình khơi lại nỗi buồn của bạn nên
nói:
- Loan xin lỗi anh!
Tâm lắc đầu, nở nụ cười:
- Không sao đâu! Loan đừng lo lắng như vậy! Loan lại nói:
- Mình chuẩn bị thi hết học phần về phẫu thuật. Tâm lắc đầu:
- Phải cố gắng bình tỉnh và vững tin nơi mình Loan ạ. Hồng Loan rất cảm kích người bạn của mình nên nói: - Em thật cám ơn anh đã cho em thêm nghị lực.
Tâm cười:
- Đó là do sự quyết tâm của Loan mà thôi. Hồng Loan lại chuyển đề tài:
- Anh kể chuyện ma da cho em nghe đi! Tâm lắc đầu:
- Mình đâu có biết ma da ra làm sao đâu? Hồng Loan tròn mắt: - Thật không?
Tâm gật đầu:
- Thật mà! Từ thuở nhỏ đến giờ mình có biết con ma da ra làm sao đâu? Nhưng có nghe nói mà thôi.
Hồng Loan tò mò:
- Anh kể lại cho em nghe đi.
Tâm cười phì:
- Thì con ma da chỉ xuất hiện vào ban đêm. Nằm một đống to lù lù, mình nó nhớt nhợt.
Hồng Loan xen vào:
- Em nghe nói nó hút máu người đến chết luôn. Tâm hỏi lại:
- Nó hút máu người ư?
Hồng Loan gật đầu:
- Vâng! Ngày xưa ở gần nhà em đó, có chú Tám Hân bị nó bắt được và hút máu đến chết luôn.
Tâm hơi hoảng sợ trong lòng, nhưng anh cố làm vẻ không có gì: - Có chuyện ấy nữa sao?
Hồng Loan vẫn vô tư gật đầu:
- Thiệt chứ! Em đâu có nói xạo. Chú mới mất chưa đầy mấy tháng, thì nhiều chuyện xảy ra lắm.
Tâm ngạc nhiên:
- Xảy ra chuyện gì?
- Dạ tự nhiên mấy cái miếu cạnh đó mọc ra rất bí ẩn, rồi tiếp đó hai người con của chú ấy mất tích cũng rất bí mật.
Tâm sững sờ:
- Có những chuyện vậy sao? Anh nghe mà rùng cả mình! - Bộ anh không tin em sao?
Tâm ngó mông lung:
- Ồ tin em chứ. Nhưng mà này Hồng Loan... Hồng Loan nhìn Tâm:
- Gì vậy anh? - Vì sao em lại chọn ngành y?
Hồng Loan mỉm cười:
- Em muốn mình là một bác sĩ giỏi để cứu dân. Tâm lại hỏi:
- Ra trường em ở lại thành phố hay xin về quê? Hồng Loan sáng mắt:
- Em sẽ xin về quê hương của mình anh ạ. Để phục bà con của mình. Thanh Tâm cũng nói lên mơ ước của mình:
- Anh sẽ đăng ký học thêm bên khoa tâm thần một thời gian nữa. Hồng Loan ngạc nhiên:
- Khoa tâm thần?
Thanh Tâm gật đầu:
- Đúng vậy! Anh mướn nghiên cứu về tâm thần của con người. Hồng Loan gật đầu:
- Anh có suy nghĩ vậy cũng tốt. Nhưng mà khoa tâm thầm cũng có những khó khăn. Họ là những con người không còn lí trí quậy phá đủ thứ.
Tâm bảo:
- Nhưng họ là những người đáng thương nhất. Có thể vì hoàn cảnh nào đó bi thương, họ mới sinh ra bệnh.
Hồng Loan cười phì:
- Chưa chi mà anh nói chuyện em nghe như là người rành tâm lý về khoa học tâm thần lắm vậy.
Tâm xua tay:
- Em đừng cười anh chứ!
Hồng Loan cũng cười theo...
Hai người bước đi theo dãy hành lang trường mà họ đang theo học.
Thanh Tâm bước nhanh đến nơi bến tàu đang đậu, để làm những việc thường ngày. Nam gọi giật lại:
- Thanh Tâm!
Tâm quay lại:
- Kìa anh Nam, có việc gì không?
Nam lắc đầu:
- Tàu chưa về đâu! Tâm bước đến cạnh Nam:
- Anh Hoàng Cao sao rồi anh?
Nam thở dài:
- Nó vẫn vậy! Nhưng có điều cái chân nó còn đau lắm! Thanh Tâm thở dài:
- Chuyện thật là lạ. Em chẳng hiểu tại sao lại có hiện tượng này. Nam cằn nhằn:
- Cũng phải thôi, ông chủ Dương giàu có mà keo kiệt quá! Giàu có mà không dám cúng kiến gì cả, cứ bo bo cái của hoài.
Thanh Tâm thở dài:
- Người giàu thường hay vậy lắm anh ạ! Keo kiệt vậy thôi. Có người còn có tâm địa xấu xa nữa kìa.
Nam ngấn người:
- Hoá ra cậu cũng bị nhà giàu xem thường phải rồi sao? - Không đâu, chỉ thấy họ đối xử với người khác thôi. Nam chợt hỏi:
- Cậu vừa học lại vừa làm như vậy cũng khá vất vả phải không? Thanh Tâm tâm sự:
- Kể ra thì cũng khó khăn đó nhưng em đã quyết chí thì vẫn làm được anh ạ! Nam vỗ vai bạn:
- Cậu thật có chí, mình rất khâm phục.
Anh em công nhân đã đến đông đủ. Nhưng tàu cá vẫn chưa về. Anh em tụm lại bàn tán:
- Hồi hôm này có ai thấy gì không?
- Thấy gì là thấy gì?
- Thì con ma da đó!
- Trời! Lâu lâu nó mới xuất hiện một lần mà! Nam nói với anh em:
- Nhưng dù sao ta cẩn thận vẫn hơn.
Thanh Tâm cũng nói:
- Chúng ta đừng nên để chuyện đáng tiếc xảy ra nữa. Sơn Hải say khướt chệnh choạng bước ra nơi bến tàu. Hắn xua tay: - Tụi bây làm gì còn tụ tập nơi đây?
Nam ôn tồn nói:
- Tụi này còn đang chờ tàu cá về để bốc vác lên. Sơn Hải huơ tay:
- Thằng nào có giỏi thì đi nhậu với tao!
Đám công nhân im lặng, hắn lại văng tục:
- Mẹ kiếp! Thằng nào cũng sợ thần men hết hay sao? Nam vẫn từ tốn:
- Tụi này còn chờ làm việc nữa, không thể nhậu với cậu được. Sơn Hải phun nước bọt:
- Mẹ kiếp! Tụi bây sợ mất tiền công chứ gì? Thanh Tâm đứng lên:
- Đúng! Làm mướn là mong mỏi lấy tiền. Vì chúng tôi đây đang cần tới nó. Sơn Hải quờ quạng:
- Thằng nào mới vừa nói đó?
Thanh Tâm bước ra:
- Tôi đây!
Hắn sững sờ:
- Hả? Mày là ai vậy?
Tâm cười:
- Tôi vào làm đây gần hai tháng rồi.
Sơn Hải ngó Tâm trừng trừng:
- Cậu là Thanh Tâm chứ gì?
Thanh Tâm gật đầu:
- Đúng rồi!
Sơn Hải lại xua tay:
- Mẹ kiếp. Sao mà người giống người đến như vậy? Thanh Tâm hỏi:
- Tôi giống ai vậy? Có phải người thân của cậu không? Hắn gật gù: - Cũng gần như vậy!
Tâm bật cười:
- Lầm rồi, người giống người thôi cậu ơi. Cậu đã nói một lần rồi. Sơn Hải nhắc lại:
- Vậy mày có dám đi nhậu với tao không? Thanh Tâm từ chối khéo:
- Từ nhỏ đến giờ tôi chưa từng uống giọt rượu nào cả! - Vậy thì uống bia.
Thanh Tâm cười:
- Cũng không biết luôn.
Sơn Hải phàn nàn:
- Vậy là mày thuộc về Nguyễn Thị rồi.
Không giận mà Tâm còn cười và nói:
- Rất nhiều người nói vậy. Tôi đành chịu thôi! Sơn Hải khoát tay:
- Là thanh niên như vậy đâu có đáng mặt anh hùng. Thanh Tâm vẫn vui vẻ:
- Anh thông cảm! Vì tôi còn phải lo học nữa. Sơn Hải huênh hoang:
- Học, học con mẹ gì chứ? Học mãi cũng chẳng làm gì được việc đâu.
Đám công nhân ngao ngán trước lời nói phát ra từ cậu chủ nhỏ. Hắn quay lưng bỏ đi trước sự thở dài của đám công nhân.
Bà cả Dương hét to:
- Trời ơi! Nợ báo oan gia thật mà!
Sơn Hải chạy ra:
- Gì vậy mẹ?
Bà Dương chỉ tay vào một đống to lù lù: - Lại bà điên này nữa.
Sơn Hải bước lần tới:
- Tại sao bà ta lại ở đây lúc sáng sớm? Bà cả Dương lắc đầu:
- Sáng nào mở cửa ra đều thấy bà ta ngồi ở đây rồi! Sơn Hải nhíu mày: - Hay là bà ta muốn xin ăn.
Bà Dương lắc đầu:
- Bà ta không phải xin tiền.
- Hay là nhà này trước kia của bà ta?
Bà Dương gật đầu:
- Có lẽ là như vậy! Nhưng mà tại sao bà ấy lại làm thế? Sơn Hải chép miệng:
- Người mất trí nhớ rồi mà mẹ. Thôi đuổi bà ta đi nghe mẹ. Bà Dương gật đầu đưa cho Sơn Hải cây chổi:
- Đây con ra đuổi bà ta đi đi. Còn buôn bán gì nữa.
Sơn Hải cầm cây chổi lăm lăm bước ra. Bà điên vụt đứng lên: - Mày chết nhăn răng bây giờ.
Sơn Hải trừng mắt:
- Bà nói điên gì thế?
Bà điên phát lên cười:
- Ha... ha... tao nói mày sắp chết đến nơi rồi.
Bà Dương điên tiết lấy cây chổi đánh túi bụi vào người bà ta: - Nói bậy này... nói bậy...
Bà điên kêu lên:
- Ui da! Sao mày lại đánh tao. Mày đánh tao đau quá. Bà điên vừa nói vừa chạy ra đường...
Thấy ông Dương bước ra, bà Dương than phiền.
- Ngày nào con mụ ấy cũng lù lù một đống ngồi ở trước cửa! Ông Dương càu nhàu:
- Bà ấy muốn gì thế?
Bà Dương chợt hỏi:
- Này ông...
- Gì vậy?
- Lúc mua nhà ông có hỏi gì không?
Ông Dương xua tay: - Gia đình người ta đi nước ngoài hết mà! Bà Dương thở dài:
- Tôi sợ bà ấy là bà con họ hàng gì đó của chủ nhà này. Ông Dương gật gù:
- Có lẽ là như vậy! Nhưng thôi hãy lo mở cửa hàng bán đi! Đêm hồi hôm tàu chở cá về khuya quá!
Bà Dương cằn nhằn:
- Mấy đứa bán hàng hôm nay sao đến muộn thế? Ông Dương bảo:
- Tụi nó thức khuya quá mà! Đến muộn thì cũng phải thôi. Bà đừng có làm khó tụi nó.
Bà Dương liếc ngang:
- Chà hôm nay ông tốt bụng với mấy cô ấy quá! Ông Dương nạt ngang:
- Bà cứ nói điên nữa rồi!
- Hừm! Tôi nói đâu có ngoa!
Ông cả Dương bực bội:
- Đến giờ này mà bà còn nghĩ tôi như vậy sao? Một lần là tôi đã ân hận suốt đời rồi. Nghĩ ra tôi còn thấy ray rứt lương tâm.
Bà cả Dương lừ mắt:
- Già rồi, mới chùn chân chứ gì?
Ông nạt:
- Thôi, dẹp bà đi, tối ngày lo suy nghĩ bậy bạ không.
Thấy ông có vẻ nổi giận, bà Dương dịu giọng:
- Tụi nó đến rồi kìa! Tôi vào nhà đây, nhưng mà ông này... - Ôi gì nữa đây?
- Ông làm sao mà đuổi bà già điên đừng để sáng nào cũng cứ đến cửa hàng mình ngồi hoài đó nghe.
Ông Dương chép miệng:
- Biết làm sao bây giờ?
Thanh Tâm run lên sự thật quá phũ phàng. Ông Tư nói tiếp: - Sự thật là như vậy đó.
Tâm ngạc nhiên hỏi tiếp: - Nhưng sao bây giờ cha không còn cà lăm nữa?
Ông Tư cười khề khà:
- Đó chỉ là cái bí mật của cha mà thôi! Thanh Tâm thở dài:
- Cha và anh con chết quá đau thương. Nhưng sao chẳng ai làm gì ông ta hết
vậy?
Ông Tư lắc đầu:
- Đâu có bằng chứng gì đâu mà kết tội người ta được. - Ngày đó cha biết mà.
Ông Tư vẫn lắc đầu:
- Cha điếc lại cả lăm nữa, cho nên đâu ai tin lời cha nói. Nhưng còn một người nữa biết.
Thanh Tâm hỏi dồn:
- Là ai, là ai vậy cha?
Ông Tư chậm rãi nói:
- Đó là ông tư Lộng cùng quê với chúng ta. Thanh Tâm lập lại:
- ông tư Lộng ư?
- Vậy cũng chưa đủ đâu con. Còn có một người nữa. Thanh Tâm trố mắt:
- Còn người nữa? Ai vậy cha?
- Đó là bà cả Dương!
- Bà cả Dương?
Ông Tư chép miệng như nuối tiếc:
- Tiếc rằng ta chỉ cứu được một mình con thôi. Còn thằng Thành anh con trôi đâu mất.
Thanh Tâm ôm đầu:
- Cha và anh hai chết một cách oan ức vậy ư? Ông Tư lại nói:
- Tâm à! Bây giờ con đã hiểu biết hơn người, tuỳ con quyết định. Thanh Tãm lo lắng hỏi: - Vậy còn mẹ của con?
Ông Tư lắc đầu:
- Bây giờ cha vẫn chưa tìm ra tung tích của mẹ con. - Mẹ con bị thất lạc ư?
Ông Tư thở dài:
- Sau khi hai đứa bây bị mất tích. Nỗi đau chồng mất chưa nguôi tiếp tục mất hai đứa con, Út Duyên hoá điên chạy lung tung như người mất hồn, điên dại luôn đến bây giờ.
Thanh Tãm uất ức, cậu khóc ròng trước hoàn cảnh đau thương cửa gia đình mình. Ông Tư tiếp:
- Vì vậy ta muốn xin cho con vào nhà ông cả Dương làm mướn, cốt là để con trả thù kẻ đã gây tan nát gia đình của con.
Thanh Tâm gật gù:
- Con hiểu rồi, cha là ân nhân cứu mạng của con! Coi như cha tái sinh con lần thứ hai rồi. Cơn sẽ nghe lời cha.
Ông Tư lại nói:
- Khi cứu được con rồi trong đêm hôm ấy, cha bồng con bỏ quê đi biệt xứ, sợ ông Dương phát hiện được lại giết con lần nữa.
Thanh Tâm buồn rầu:
- Thế lực ông ta bây giờ quá lớn con thế cô làm sao mà vạch mặt được ông ấy để trả thù cho cha và anh.
Ông Tư gật gù:
- Con hãy an tâm. Cha sẽ có cách.
Ông Tư nói thì thầm vào tai Thanh Tâm. Anh gật đầu: - Vâng! Con hiểu chuyện ấy cũng không có gì là khó! Ông Tư cười mãn nguyện:
- Ta nuôi con thật không phí công chút nào cả. Thanh Tâm lại nói:
- Con muốn đi tìm mẹ của con.
Ông Tư ngăn:
- Chuyện đó không phải của con. Để đó cho cha. Việc con làm là cố gắng học và làm việc ở nhà ông cả Dương!
Thanh Tâm vẫn lo lắng:
- Cha ơi! Con sợ mẹ con không còn sống ở trên đời. Ông Tư lắc đầu: - Đừng có nói bậy, con cứ đi làm cha sẽ về quê một chuyến để tìm mẹ con.
Thanh Tâm ngoan ngoãn gật đầu:
- Vâng! Con sẽ nghe lời của cha.
Đêm ấy Thanh Tâm không hề chợp mắt. Sự thật về cuộc đời của mình sao quá đau thương. Cha và anh chết không minh bạch, mẹ hoá điên khùng. Mình chỉ là một đứa con nuôi của ông Tư mà thôi. Trời ơi! Mình phải làm gì đây. Thanh Tâm nghiến răng, hai tay anh nắm chặt. Mình phải trả thù cho cha và anh và cả mẹ mình nữa. Vợ chồng ông cả Dương...
Thanh Tâm bước vào lớp học lòng nặng trĩu ưu tư! Hồng Loan lo lắng: - Anh bệnh hả?
Thanh Tâm lắc đầu:
- Không, tôi chỉ hơi mệt!
Hồng Loan lắc đầu tỏ vẻ không tin:
- Sao hôm nay anh buồn vậy? Anh đã bệnh rồi! Tiếng người bạn ngồi bên cạnh:
- Thanh Tâm à đừng làm cho người ta sốt ruột mà. Tâm cố cười với bạn:
- Đừng nghỉ quấy cho tôi chứ, tôi vẫn bình thường mà. Ngọc Bích cô bạn lí lắc nhất lớp xen vào:
- Tướng lĩnh ơi! Hôm nay ông làm sao vậy? Mang cái mặt như đưa đám vào lớp thế này?
Cả lớp cười ồ! Quân vỗ tay bảo cả lớp im lặng. Anh nói:
- Các bạn làm gì mà ồn lên như thế. Tường lĩnh mình đâu có đến nỗi phải uỷ mị mà các bạn lo lắng đến thế.
Hồng Nhung cũng xen lời:
- Tướng lĩnh đã có người đẹp chăm sóc rồi. Không tới lượt các người đâu.
Cả lớp lại cười Hồng Loan đỏ mặt, cô ngước lên nhìn Thanh Tâm nhưng anh vẫn trơ ra. Hồng Loan bực bội lắm nhưng không hé môi nói lời nào. Giám thị bước vào:
- Này, lớp ồn ào quá vậy? Bộ anh chị định làm rối tung lớp học à?
Mấy cô gái cúi đầu, đưa tay bịt miệng cười khúc khích. Hồng Loan chì chiết: - Vậy cho bỏ cái tật nhiều chuyện.
Thanh Tâm vẫn ngồi im đó. Anh chăm chú nghe giáo sư giảng bài, không hé
môi lấy một lời. Suốt buổi học. Thanh Tâm chỉ biết nghe và hí hoáy viết vào vở. - Này, mày lại có tâm sự gì vậy?
Thanh Tâm lắc đầu:
- Mình chỉ có một chút thôi.
Quân vỗ vai bạn:
- Này, đừng hòng qua mắt được ta nhé! Thanh Tâm nhếch môi cười:
- Nhưng ta có làm sao đâu?
Quân kéo tay bạn:
- Này, ra quán với ta một chút .
Thanh Tầm không thể từ chối:
- Được! Đi thì đi!
Thanh Tâm đứng lên không hề nhìn Hồng Loan lấy một lần, anh bước theo chân của Quân ra ngoài. Hồng Nhung sáp lại chỗ Hồng Loan:
- Mày làm gì mà anh ta giận dữ thế?
Hồng Loan lắc đầu:
- Tao có biết gì đâu. Mới cách có một đêm mà anh ấy thay đổi đến như vậy! Hồng Nhung hơi tròn mắt:
- Nói vậy mà cũng không biết luôn à? Hồng Loan gật đầu:
- Phải!
Ngọc Bích chen vào:
- Này, có khi nào anh ta cặp bồ với cô khác nên lãnh đạm với mày chăng? Hồng Loan bối rối:
- Tao... tao cũng đâu có biết. Nhưng mà có lẽ không đâu. Tánh anh Tâm tụi mình biết mà. Đâu dễ gì thay đổi như vậy?
Hồng Nhung nhíu mày:
- Nhưng suy nghĩ cho cùng thì chuyện gì đã xảy ra? Ngọc Bích lắc đầu:
- Vậy là chỉ có trời mới hiểu mà thôi... Quân nhìn bạn:
- Mày có gì hãy tâm sự cho tao nghe với. Thanh Tâm lắc đầu: - Đâu có chuyện gì!
Quân lắc đầu:
- Mày giấu được ai chứ không giấu được tao đâu. Thanh Tâm vẫn cố tình lẩn tránh:
- Tại tao thiếu ngủ đêm qua thôi.
- Một câu trả lời không chấp nhận được. Thanh Tâm thở dài:
- Mày đúng là thằng không dễ gì qua mặt được. - Vậy thì mày mau nói ra đi!
Tâm nhăn nhó:
- Chuyện nhỏ ở gia đình thôi. Mày an tâm đi! Quân lắc đầu nhìn bạn:
- Chuyện nhỏ ư? Chuyện nhỏ mà làm sao một chàng trai cứng rắn như mày lại buồn xo như vậy?
Thanh Tâm gật đầu:
- Đúng là như vậy! Nhưng quá bất ngờ nên tao hơi buồn vậy thôi! Quân tò mò:
- Chuyện nhỏ mà là như thế nào? Nói đi xem tao có giúp được mày không? Tâm lắc đầu:
- Không giúp gì được đâu.
- Trời ơi! Thằng quỷ, mày chưa nói làm sao mà biết tao không giúp được? Thanh Tâm đành nói:
- Người đang nuôi nấng tao không phải là cha ruột! Quân chưng hững:
- Vậy ông ấy là ai?
Thanh Tâm cúi đầu:
- Chỉ là cha nuôi mà thôi.
- Nhưng tại sao lại có chuyện động trời như vậy? Mày đừng có nghe người ta nói bậy bạ nghe chưa!
Thanh Tâm ngước đôi mắt buồn nhìn bạn: - Đây là do cha nuôi của tao nói ra mà thôi! - Chính ông ấy nói à?
Thanh Tâm gật đầu:
- Ừ!
Quân kêu lên:
- Trời đất ơi! Sự thật gì mà đau lòng đến như vậy? - Thế mày còn bảo tao vui được không?
Quân khoát tay:
- Nhưng dù sao mày cũng không đối xử với Hồng Loan như vậy. Thanh Tâm lắc đầu:
- Thân phận của tao bây giờ ra sao mày biết rồi chứ. Chỉ là một kẻ mồ côi mà thôi.
Quân cao giọng:
- Mồ côi thì đã sao chứ. Nó đâu có ảnh hưởng gì đến chuyện của hai người. - Thân phận của tao bây giờ đâu thể sánh kịp với cô ta.
- Tao giúp mày được gì đây?
Thanh Tâm đứng lên:
- Có đấy! Mày trả tiền nước giúp tao. Đó là cách thiết thực nhất Quân cũng đứng vội lên cằn nhằn:
- Thằng quỷ bây giờ mày mới biết đùa trở lại hả?
Mọi người chạy dạt trở lại khi nhận ra một đống đen lù lù trước mặt. Nam kêu to:
- Ma da đó!
Đám công nhân ba chân bốn cẳng chạy nhanh lên bờ. Một cục gì đó to đen ùm xuống nước trước sự kinh hãi của mọi người. Hoàng Cao rùng mình:
- Ngày đầu đi làm lại, gặp ma da nữa rồi!
Nam nhìn mọi người:
- Ủa, thằng Tâm đâu?
Mọi người dáo dác:
- Anh ấy chưa đến mà?
Nam cằn nhằn:
- Thằng này nay làm sao vậy? Có khi nào nó đi trễ đâu chứ? Anh em công nhân vẫn còn lo sợ nên nói: - Hay là anh ấy nghỉ việc ở đây rồi?
Nam ngạc nhiên:
- Sao nó lại nghỉ chứ?
Người ấy nói tiếp:
- Thì sợ con ma da đó chứ còn gì?
- Có lẽ là vậy! Tôi... tôi ngày mai chắc cũng xin nghỉ bốc vác ở đây thôi. - Ừ chắc tôi cũng thế.
Người khác lại nói:
- Coi chừng có ngày vợ con mình bị mồ côi đó.
Ai nấy khiếp sợ cảnh ma da hút máu đến chết vì nó xuất hiện quá bất ngờ. Thanh Tâm xuất hiện, anh liền lên tiếng:
- Ủa, chưa bốc hàng lên sao anh Nam? Nam trừng mắt:
- Nó mới vừa xuất hiện đó.
Tâm ngạc nhiên:
- Ai?
Một anh đứng bên Nam xua tay:
- Thì ma da chứ còn ai.
Tâm làu bàu:
- Lại là ma da nữa ư? Nó lại ngoạm trúng ai nữa vậy? - Tụi này phát hiện sớm nên không ai bị nó tóm
Thanh Tâm thở ra:
- May quá rồi! Vậy đêm nay mình có tiếp tục vác cá lên không? Nam bĩu môi:
- Không làm ông chủ chửi làm sao mà chịu nổi. - Không làm hết đó ư?
Thanh Tâm bật cười:
- Vậy thì làm.
Một người rụt lè nói:
- Nhưng rủi con ma da ấy xuất hiện nữa thì sao? Thanh Tâm lắc đầu: - Chắc là không đâu. Nó phát hiện có người rồi mà. Nam đồng tình với Tâm:
- Vậy là chúng ta làm nhanh lên rồi nghỉ! Tâm nhìn thấy Hoàng Cao liền hỏi:
- Anh thật sự hết chưa?
Hoàng Cao tỏ vẻ biết ơn bạn mà nói:
- Cám ơn anh, tôi khoẻ lắm rồi!
Tâm khuyên:
- Chân anh còn đau, nên làm vệc ít thôi nhé! Hoàng Cao cảm động:
- Cám ơn anh!
Mọi người vui vẻ làm việc đến mười một giờ đêm đã bốc xong hàng, mạnh ai nấy về.
Tiếng bà cả Dương hét to:
- Ối trời ơi! Ông ơi!
Ông Dương tất bật chạy ra:
- Mới sáng bà làm gì mà kêu la om sòm vậy? Bà hét:
- Ông ra đây mà coi này? Thôi chết rồi ông ơi! Ông Dương càm ràm:
- Nếu bà điên có xuất hiện thì bà cứ đuổi đi. Mẹ đang đau nằm trên lầu mà bà cứ la sổng lên như vậy?
Bà vẫn kêu:
- Ối ông ra đây mà xem nè, tiêu tan hết rồi. Hồng Hạnh chạy ra:
- Gì vậy mẹ?
- Đấy con xem cá đâu không thấy chỉ thấy toàn đá với đất thôi. Hồng Hạnh trố mắt kinh ngạc:
- Tại sao lại như vậy?
Ông Dương bước ra:
- Gì mà hai mẹ con bà trợn trừng mắt vậy? Hồng Hạnh mấp máy đôi môi:
- Toàn là đá với cát không thôi!
Ông Dương cũng trợn mắt:
- Sao vầy nè? Tại sao?
Ông chạy đến chỗ này, chỗ kia đều như thế.
- Chuyện này đã xảy ra như thế nào? Còn bà điên đâu? Bà Dương ú ớ:
- Ơ.. sáng nay mở cứa tôi không thấy bà ta nữa. Ông Dương lẩm bẩm:
- Không lẽ con mụ điên ấy làm?
Hồng Hạnh lắc đầu:
- Không thể đâu cha ạ. Bà ấy yếu đuối làm sao vác nổi những bao to tướng như vầy.
- Hay là ma da hại mình?
Hồng Hạnh tái mặt:
- Ma da ư?
Bà Dương gật đầu:
- Chỉ có nó mới làm việc này thôi.
Ông Dương lẩm bẩm:
- Ma đa đó! Nó biến mấy tôm cá thành đá cát hết rồi! Hồng Loan đã nghe cha mình nói cũng rú lên:
- Ối! Ma da! Mẹ ơi, con sợ quá.
Hồng Loan ôm chầm lấy mẹ:
- Ma da đâu rồi mẹ?
Bà lắc đầu:
- Mẹ có thấy nó đâu? Nhưng sáng ra thấy toàn là cát đá không thôi. Hồng Loan hoảng hốt:
- Thật vậy sao mẹ?
Bà chỉ vào đống cát nói:
- Đấy con nhìn đi.
Hồng Loan trợn mắt:
- Trời ơi? Ghê quá vậy?
Hồng Hạnh rùng mình:
- Tính sao đây cha?
Ông Dương đứng chết lặng, mùa đống đá, cát mà lắc đầu:
- Còn biết tính sao bây giờ. Có lẽ trong đám công nhân có kẻ phản ta. Hồng Hạnh lắc đầu:
- Cha nói vậy là sao? Ai mà cả gan khuân vác cát, đá này mà đổi lấy số cá ấy
chứ?
Bà Dương khóc ròng: - Như thế này là lỗ vốn mất rồi ông ơi!
Hồng Loan sợ hãi co rúm người lại:
- Ma da nó ra làm sao mà dám làm thế? Hồng Hạnh ôm em:
- Nó không có ở đây giờ này đâu em đừng sợ.
Ông Dương ngồi phịch xuống băng đá. Ông trầm ngâm suy nghĩ. Tại sao lại có chuyện lạ đời này?
Hồng Hạnh phàn nàn:
- Phải có anh hai ở nhà thì tốt biết mấy.
Nạt ngang, ông Dương ngăn con gái:
- Thôi, con đừng nhắc thằng bất hiếu ấy nữa. Hồng Hạnh rụt rè như muốn hờn trách cha: - Không lẽ trời lại bắt tội chúng ta?
Hồng Loan trách:
- Cũng do cha mẹ cưng chìu anh ấy quá đó thôi. Bà nội cũng thế. Quắt mắt nhìn con ông Dương giận dữ quát:
- Con không được ăn nói như thế!
Lắc đầu Hồng Loan cảm thấy bất mãn: - Bởi vậy nói sao anh hai chẳng hư! Bà Dương ngăn:
- Hồng Loan, con không được nói thế. Nhà ta chỉ có mình nó là con trai thôi
mà.
Hồng Loan càng hậm hực:
- Một thằng con trai thì đã sao? Bộ con trai rồi anh ấy muốn làm gì thì làm hay sao? Chuyện nhà cửa có khi nào anh ấy mó vào đâu.
Bực bội ông Dương gằn từng tiếng:
- Mày... nói... đủ chưa?
Hồng Loan vẫn cằn nhằn:
- Chẳng hiểu vì sao nói đến anh ấy thì cha lại nổi cáu với con. Hồng Hạnh bênh vực em:
- Hồng Loan nói như vậy là cũng đúng thôi, nếu anh hai ở nhà thì ai dám làm gì chứ.
- Hừ! Có nó ở nhà cũng chỉ biết ngủ mà thôi!
Xem đồng hồ Hồng Loan vội kêu:
- Ấy chết! Em phải vào lớp đây. Chị ba ở nhà phụ mẹ nhé. Gật đầu nhìn em, Hồng Hạnh khuyến khích:
- Được em cứ đi đi!
Bà Dương bước lại gần Hồng Hạnh:
- Con ra chợ mua thêm cho mẹ ít thức ăn! Hạnh ngoan ngoãn nghe lời mẹ:
- Vâng. Con đi nghe mẹ.
Chờ cho Hồng Hạnh đi khuất. Bà Dương từ tốn nói: - Này ông, có khi nào ông bị quả báo không?
Hứ vợ một cái, ông nói:
- Làm gì mà quả báo chứ? Tôi có làm chuyện gì thất đức đâu? Lắc đầu, bà phản ứng:
- Còn không nữa sao? Hại chết cha con người một cách oan ức như vậy... Lúng túng, ông nạt:
- Tại sao mà lại nhắc đến chuyện này nữa? Thở dài ngao ngán, bà lắc đầu:
- Nó cứ ám ảnh tôi mỗi đêm ông ạ!
Khoát tay ông bực bội:
- BÀ đừng nói chuyện vớ vẩn ấy với tôi có được không? Lắc đầu, buồn rầu bà đay nghiến:
- Nếu ngày xưa ông đừng tạo nghiệp chướng thì bây giờ đâu xảy ra những chuyện đau lòng này.
Nạt vợ, ông Dương bực bội nói:
- Chuyện cũ rích, cứ mang ra mà nói hoài. Lắc đầu bà phản ứng mạnh:
- Chưa hết đâu, tôi sợ nó còn ảnh hưởng đến ba đứa con của tôi nữa cơ! - Bà...
Nói sùng bà cũng to tiếng: - Chuyện xảy ra trước mắt như vậy mà ông vẫn chưa sợ hay sao? Quả báo
đó, ông không thế chối cãi được đâu. Vong hồn ba cha con nó theo phá rối ông
đấy.
Hậm hực ông Dương xua tay ngăn không cho bà nói nữa: - Này bà, bà có chịu im đi không?
Bà quay đi, lau vội nước mắt, ông ấy hết thuốc chữa rồi.
Tâm vẫn nằm im thin thít. Ông Tư nói giọng rầu rầu:
- Hãy để cha đi làm phụ giúp cho con! Con vừa đi học vừa đi làm vất vả quá. Lắc đầu Tâm vân giữ ý mình.
- Không đâu! Con không thể để cha phải vất vả như vậy. Cha hãy an nghỉ đi. Quay nhìn con, ông Tư thở dài.
- Tại số cha là vậy đó, ở không hoài chán lắm. Bật ngồi dậy Tâm nhăn nhó:
- Nhưng cha ơi! Con muốn cha nên an nghỉ tuổi già. Đừng tham công tiếc việc mà hao gầy sức khoẻ.
Ngừng một lát ông lại nói:
- Cha không muốn con phải dở dang chuyện học tập. Hãy cố gắng lên nghe
con!
Tâm mím chặt môi:
- Vâng! Lúc nào con cũng nghe lời cha mà. Nhưng có điều thấy cha vất vả con buồn quá.
Ông Tư động lòng, đứa con nuôi mà nó đối xử với ông tốt như vậy, ông cảm thấy an tâm nên nói:
- Này Tâm à...
- Dạ!
- Mai mốt con ra trường làm bác sĩ thì cha sẽ ở nhà để hưởng phước của con. Ngước nhìn cha, Tâm nói khẽ:
- Ơn cha nuôi con sánh như trời biển, biết chừng nào con trả nợ hết cho cha. Đưa tay ngăn:
- Nuôi con chỉ vì lương tâm mình, chứ cha không mong ước đến ngày con đền đáp ơn kia đâu.
Tâm thở dài:
- Con đâu ngờ con chỉ là đứa trẻ mồ côi được cha cưu mang đùm bọc. Khoát tay ông Tư nói với Tâm: - Con ngoan! Cố gắng học hành như vậy là ta mãn nguyện lắm rồi. Con đừng suy nghĩ gì cả.
Lo lắng Tâm buồn rầu nói với cha nuôi:
- Nhưng tông tích của mẹ con vẫn chưa tìm ra, cha bảo con không buồn làm sao được?
Ông Tư chậm rãi khuyên:
- Con cứ an tâm mà lo học đi sớm muộn gì mẹ con cũng sẽ gặp được nhau
thôi.
Lắc đầu, Tâm khẩn khoản:
- Biết chừng nào cha ơi! Con rất muốn gặp lại mẹ. Con dẽ chữa bệnh cho mẹ khỏi điên dại.
Gật đầu, mỉm cười ông Tư động viên:
- Cha hứa một ngày gần đây, con sẽ gặp thôi mà... Quay lại nhìn cha, Tm lộ vẻ vui mừng:
- Cha nói vậy là nghĩa là...
Gật đầu ông Tư nói:
- Con hãy tin ta! Một ngày gần đây thôi mà.
- Có phải cha đã tìm thấy mẹ con rồi không?
Đành phải gật đầu trước sự nôn nóng của con, ông Tư bảo: - Phải! Nhưng bây giờ con chưa tiện gặp.
Tâm nhăn nhó:
- Sao vậy cha?
- Vì mẹ con đang trị bệnh.
- Trị bệnh ư?
Gật đầu nhìn ông Tư động viên:
- Phải!
Nhăn nhó Tâm khẩn khoản:
- Cha cho con biết mẹ con trị bệnh ở đâu để con lo cho mẹ... Lắc đầu ông Tư ngăn:
- Chuyện ấy con không cần phải bận tâm đâu. Hãy cố gắng lo học hành thì sau này lo phụng dưỡng cho mẹ mới được chứ.
Nhăn nhó mặt mày Tâm cương quyết: - Không đâu! Con muốn gặp mẹ con ngay! Ông động viên:
- Gặp ngay bây giờ cũng chẳng ích gì. Bởi mẹ con còn điên loạn mà. - Nhưng con muốn chăm sóc mẹ con lúc này.
Ông Tư nghiêm giọng:
- Đừng cãi lời cha. Nếu muốn cha vui thì con hãy lo học thật giỏi đi! Tâm nhăn nhó:
- Cha buộc con phải học mà không cho con thăm mẹ con sao? Trầm tư suy nghĩ, ông Tư lại khuyên:
- Là một bác sĩ chắc con cũng hiểu mà. Chúng ta cần phải tuân thủ nguyên tắc của bệnh viện chứ.
Nhăn nhó Tâm kêu lên:
- Bệnh tâm thần thôi mà làm gì mà cấm người ta thăm chứ? Chép miệng ông Tư nói:
- Bởi vậy cha mới khuyên con nên cố dằn lòng. Chờ khi mẹ con bình phục hãy tính.
Tâm đành phải gật đầu:
- Vâng!
- Con ngoan lắm!
Đeo cặp lên vai Tâm lễ phép nói với cha: - Con đi học cha nhé!
Mỉm cười phì phà điếu thuốc, ông Tư gật gù: - Đi sớm về sớm nghe con!
Vừa đạp xe Tâm vừa huýt sáo bản nhạc vui, chợt nhận ra Quân, Tâm cho xe tấp vào lề:
- Chuyện gì nữa đây?
Quân rủ bạn:
- Còn sớm, mình kiếm cái gì ăn đã.
Lắc đầu Tâm nói:
- Mình không ăn đâu, cậu cứ ăn một mình đi. Quân tiu nghỉu:
- Nếu ăn một mình thì ai rủ cậu làm gì? Tâm miễn cường gật đầu: - Được rồi, ta sẽ vào quán ăn với cậu.
Tỏ một cử chỉ thân thiết, Quân hất mặt: - Như vậy mới là anh em chứ.
Lầm lì Tâm nói:
- Vấn đề là ta chẳng có tiền.
Quân xua tay:
- Không thành vấn đề. Ta có thể khao cho cậu một bữa ăn mà. Nhìn bạn Tâm dò hỏi:
- Mới trúng số hả?
- Bộ trúng số mới mời cậu ăn sao?
- Dường như cậu có gì đó vui lắm thì phải. Xua tay Quân nói với bạn:
- Thôi đi ăn đi ở đó mà đoán mò hoài.
Tâm cặm cụi ăn. Quân đá nhẹ vào chân bạn: - Người đẹp đến kìa.
Tâm giật mình ngước lên:
- Ai vậy?
Quân phì cười:
- Bộ cậu nhiều bạn gái lắm sao?
Lắc đầu Tâm chối:
- Không đâu. Ta chưa nghỉ đến!
- Vậy Hồng Loan thì sao?
Lắc đầu Tâm khẳng định:
- Ta và cô ấy chỉ là bạn học.
Trề môi, Quân chế giễu bạn:
- Chỉ là bạn thôi thật sao?
- Thật chứ!
- Hừm! Vậy mà ngày nào tao cũng thấy hai người đi bên nhau. Tâm cười:
- Đi như vậy là có gì với nhau sao? Cô ta là con nhà giàu, còn mình là gì nhỉ? Một sinh viên quèn đâu dám trèo cao...
Lừ mắt nhìn bạn, Quân cười khì: - Ngheo nhưng cô ấy đâu thèm đế ý đến chuyện giàu nghèo đâu.
Tâm giục:
- Thôi mình đi dến trường kẻo muộn mất. Quân nhìn bạn:
- Này, có tâm sự buồn phải không?
Lắc đầu Tâm che giấu:
- Đâu có gì!
- Không có gì mà mặt cậu buồn như vậy sao?
- Thằng quỷ, không có gì giấu mày được hết! Đúng là có đó. Quân nhăn nhó:
- Là chuyện gì?
- Mẹ tao...
Quân giật mình:
- Mẹ mày làm sao? Mày gặp rồi hả?
Tâm buồn buồn:
- Vẫn chưa!
- Sao vậy?
Lắc đầu Tâm nói:
- Cha nuôi của tao chưa cho gặp.
Quân cằn nhằn:
- Kỳ vậy?
- Mẹ tao đang chữa trị ở một bệnh viện. - Nhưng mày có thể vào thăm mà.
Lắc đầu Tâm bảo:
- Cha nuôi tao bảo sợ ảnh hưởng đến mẹ nên không được gặp. Quân thì thầm động viên:
- Thôi đừng buồn! Rồi có ngày mẹ con cũng gặp nhau. Gật đầu Tâm nói với Quân:
- Tao không có buồn về chuyện ấy, mà tao chỉ buồn lúc mẹ bệnh đang cần người chăm sóc mà tao không giúp được gì.
- Nhưng nhất định cha nuôi mày sẽ là người chăm sóc có đúng không? Gật đầu Tâm xác nhận: - Có lẽ là như vậy?
- Thôi, đừng buồn nữa. Coi chừng ảnh hường đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến học tập. Mai này đâu thiếu gì cơ hội để mày trả hiếu.
Hai ngưới bạn đứng lên đi về lớp. Lòng Tâm cũng thấy nhẹ nhõm đi phần
nào.
Ông cả Dương nạt nộ đám công nhân. Ông quy trách nhiệm cho đội bốc vác và các công nhân nữ chế biến hàng khô để bỏ mối cho các đại lý. Các công nhân người nào người nấy hoảng loạn, lo sợ... Nam nghe ông cả Dương nói thế anh bực bội nói:
- Khi nhận hàng cho anh em bốc vác lên tôi đã kiểm kỹ càng rồi. Ông không thể quy trách nhiệm cho chúng tôi.
Ông Dương tằng hắng:
- Mày là đội trưởng ở đây thì phải có phần trách nhiệm. Nhóm công nhân nhốn nháo lên:
- Ôi, ông nói vậy nghe sao được, chúng tôi chỉ làm thuê thôi mà. Chúng tôi đâu phải là quản gia?
Hoàng Cao đi cà nhắc đến trước mặt ông chủ nói: - Này! Ông coi chừng ma da nó hại ông đó.
Đám công nhân hùa theo:
- Có thể lắm!
- Ma da có phép tàng hình mà.
Nam cũng nói:
- Ông nên nghiên cứu lại xem sao? Ma da lúc này xuất hiện thường xuyên
lắm.
Công nhân kêu lên:
- Nó xuất hiện hàng tá con luôn, ông có giỏi thì ra bến tàu mà xem. Một người bảo đùa:
- Đừng nghe ông chủ, một mình ông mà ra đó thì ma da tấn công ông không còn đường nào mà chạy đâu.
- Tụi bây dang hù doạ tao đó à?
Nam lắc đầu:
- Tụi tôi nó thật thôi mà. Tôi làm công cho ông mấy năm nay lẽ nào tôi lại gạt ông sao?
Hồng Hạnh nói với cha: - Có lẽ không phải do mấy anh chị ấy làm đâu cha ạ!
Ông Dương nạt con gái:
- Làm sao mà con biết được? Tụi này cũng thành quỷ rồi đấy! Hoàng Cao nhăn nhó:
- Điển hình là con đây bộ ông không thấy sao? Ông khoát tay:
- Thôi, tụi bây đừng có mà già hàm nữa. Tao mà tìm ra đứa nào thì đừng có trách tao.
Thanh Tâm bước vào, anh chưa rành đầu đuôi câu chuyện ra sao nên hỏi: - Ông chủ cho gọi tụi mình tới để làm gì vậy?
Anh đứng bên cạnh khoát tay:
- Để phát lương sớm cho anh đó!
Tâm chưng hửng:
- Phát lương sớm để làm gì? Trong khi chưa tới tháng mà. Nam khoát tay:
- Mày nghe mấy thằng quỷ sống ấy làm gì! Mày ngó đây này... Tâm trợn mắt kêu lên:
- Ủa, sao cát, đá ở đâu nhiều vậy?
Hoàng Cao nheo mắt:
- Do anh em mình khuân vác từ dưới tàu lên tối đêm qua. Thanh Tâm ngơ gác:
- Lạicó biến cố gì nữa đây?
- Lại gì nữa, mấy con ma da nó hoành hành đêm hồi hôm này ghê lắm! Hồng Loan lo lắng:
- Cha ơi! Ma da đã đến đây ư? Hèn gì đêm hồi hôm con thấy có nhiều bóng đen lấp ló ở đây.
Ông Dương nạt:
- Mày thấy gà hoá cuốc rồi!
Hồng Loan cãi lại:
- Con tưởng bà già điên nên không nói cho cha mẹ. Bà Dương chì chiết:
- Trời ơi! Bộ con điên rồi sao? Thấy việc lạ vậy mà không bào cho cha mẹ
biết.
Điện thoại reo. Hồng Hạnh gọi cha:
- Cha có điện thoại!
Ông Dương bước vào, tai ông lùng bùng, mồ hôi vả ra như tắm: - Có vậy nữa sao? Được để đó tôi sẽ tới ngay.
Hồng Hạnh lo lắng:
- Có việc gì vậy cha?
Không đáp lời con. Ông Dương vẻ mặt hầm hầm vơ lấy nón ra xe rồ máy chạy đi. Bà Dương lo lắng ra mặt:
- Chuyện gì xảy ra nữa?
Nam nói với anh em công nhân:
- Ách giữ đàng mang quàng vào cổ. Tụi mình có biết gì đâu?
Hồng Hạnh tái mặt vì lo sợ, cô vốn là đứa con gái yếu đuối, lại có chứng
bệnh đau tim, nên cô muốn ngất đi khi thấy sự vội vã của cha mình, Hồng Hạnh
kêu:
- Mẹ ơi! Con mệt quá!
Bà Dưưng ôm con gái dỗ dành:
- Sẽ không có chuyện gì đâu con.
Hồng Loan lo lắng:
- Chị lại làm sao nữa?
Hồng Hạnh nắm tay em. Bàn tay lạnh ngắt của chị làm Hồng Loan sợ hãi: - Sao chị lại lạnh thế này? Chị có sao không?
Bà Dương giục con:
- Mau dìu chị vào phòng đi con!
Tiếng chuông điện thoại lại réo vang, Hồng Loan nhấc máy: - Alô!
- ...
- Vâng! Có chuyện gì không?
- ...
Hồng Loan tái mặt:
- Ông nói sao?
- ...
Hồng Loan gật đầu:
- Vâng, tôi sẽ nói lại.
Bà Dương lo lắng:
- Lại chuyện gì nữa thế con?
Hồng Loan ấp úng:
- Đại lý ở Vĩnh Long người ta nói hàng mình có sự cố mẹ ạ! Bà Dương tái mặt:
- Sự cố gì chứ?
- Họ nói mấy chuyến hàng của mình vừa rồi là cát và đá không à! Bà Dương kêu trời:
- Trời ơi! Tại sao lại như thế được! Vậy là lúc nãy cha con nghe tin này. Hồng Loan gật đầu:
- Có lẽ là như vậy mẹ ạ!
Bà Dương ôm đầu:
- Chắng lẽ gia đình ta đến hồi bế tắc rồi sao? Hồng Loan an ủi:
- Có thể do hiểu lầm gì đấy thôi mẹ ạ! Bà lắc đầu:
- Tại cha con gây ra nhiều nghiệp chướng nên giờ bị quả bào. Hồng Hạnh hét lên:
- Ối, ma da. Ai cứu tôi với...
Hồng Loan lật đật chạy vào với chị.
- Chị Hạnh, chị Hạnh ơi...
Hồng Hạnh giãy giụa:
- Đừng đừng bắt tôi... đừng...
Hồng Loan ôm vai chị:
- Em đây mà, chị hãy bình tĩnh lại đi!
Nghe tiếng la hét của Hồng Hạnh bà Thìn chống gậy đi xuống hỏi: - Chuyện gì mà om sòm quá vậy con?
Hồng Loan đáp như muốn khóc:
- Chị Hạnh lại trở bệnh nội à! Bà Thìn ngồi xuống cạnh đứa cháu nội yếu đuối của mình gọi:
- Hạnh à! Con làm sao vậy? Nói nội nghe đi con.
Hồng Hạnh giãy giụa dữ hơn, miệng cô cứ lảm nhảm: - Đừng, đừng hại tôi.. ma da kìa!
Bà Thìn lắc đầu:
- Nó bị ám ảnh bới mấy con ma da ấy rồi. Biết làm sao đây? Trời ơi, nghiệp chướng gì đây?
Hồng Loan khuyên bà:
- Nội ơi! Nội đừng quá xúc động như vậy! - Cha con đâu rồi?
Hồng Loan lúng túng:
- Dạ... cha con... vừa ra ngoài.
Hồng Hạnh bật ngồi dậy tìm kiếm vật gì đó. Hồng Hạnh luôn mồm bảo: - Nó đâu rồi, đâu mất rồi?
Hồng Loan tròn mắt nhìn chị:
- Chị tìm cái gì vậy? Để em tìm giúp cho. Hạnh lắc đầu:
- Không đâu. Tôi mới để đây mà.
Bà Thìn vuốt ve đứa cháu nội:
- Hạnh à, nội đây, không nhìn ra nội sao? Cô gạt tay bà thật mạnh:
- Đi ra! Bà là mụ phù thuỷ độc ác.
Hồng Loan nhăn mặt:
- Chị ơi! Sao nói hỗn thế, nội của mình mà. Hồng Hạnh cười khanh khách:
- Nội gì bà ấy chứ? Mụ phù thuỷ chuyên ăn thịt người.
Hồng Hạnh tung người nhảy tọt xuống đất đâm đầu chạy ra ngoài, Hồng Loan chạy theo:
- Chị Hạnh, đang bệnh không được chạy ra ngoài.
Nhưng Hạnh đã vụt tung ra con đường trước ngõ. Một chiếc xe honda đụng phải cô khi ông vừa cho xe quẹo cua vào ngõ. Hồng Loan rú lên:
- Chị Hạnh! Hồng Hạnh nằm bất tỉnh. Người đụng vào Hồng Hạnh không ai khác ngoài
ông cả Dương. Người và xe lăn ra mặt đất. Máu Hồng Hạnh chảy loan mặt
đường.
Đám công nhân còn lại chạy ùa ra. Ông Dương gượng ngồi dậy, tinh thần suy sụp, bà Dương gào lên:
- Đưa Hồng Hạnh đi cấp cứu!
Tâm nhảy vào ôm xốc Hồng Hạnh lên và đó xe đưa cô vào bệnh viện. Hồng Loan nhảy theo cùng chị. Ông Dương gào lên:
- Tôi đã giết con tôi rồi! Hạnh ơi!
Bà Dương trấn an:
- Chắc nó chỉ bất tỉnh thôi, ông đừng nên đau buồn! Ông lắc đầu:
- Gia đình ta đến hồi tàn rồi sao?
Bà an ủi:
- Mẹ ra kìa, ông đừng làm mẹ phải đau lòng.
Ông Dương cố giữ vẻ bình thản trước mặt mẹ mình:
- Mẹ sao không ở trên lầu nằm nghỉ xuống đây làm gì? Bà Thìn lắc đầu:
- Con Hạnh có sao không con?
Ông lắc đầu:
- Không sao đâu mẹ! Có lẽ nó sẽ về ngay thôi. Bà lại thở dài:
- Thằng Hải đi đâu mất biệt mấy bữa nay cũng không thấy ló mặt về. Ông Dương cố nén tiếng thở dài nói với mẹ mình:
- Ôi, cái thằng ấy mẹ để ý làm gì? Đi chơi vài ngày lại mang đầu về thôi. Rồi ông nói với vợ:
- Bà dìu mẹ về phòng nghỉ đi.
Mẹ và vợ đi rồi ông Dương mới thấy đầu mình đau buốt. Ông ôm đầu rên rỉ: - Tại tôi mà, Hạnh ơi! Cha đã giết con rồi!
Ông thiếp đi và mơ thấy oan hồn của Tám Hân và anh em Thành và Thật. Ông kêu lên:
- Ối! Tám Hân! Tám Hân buồn nhìn ông:
- Ông gọi tôi làm gì?
Ông Dương vội vã nói:
- Tôi không muốn như vậy đâu.
Tám Hân tức giận:
- Mày giết tao rồi giết cả luôn hai con của tao, làm vợ tao phải điên vì mày. Ông cả Dương xua tay chối quanh:
- Không! Tôi không có giết anh.
- Hừm! Mày còn chối được sao? Việc làm gian ác của mình sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Mấy đứa con của mày cũng sẽ lần lượt ra đi để trả oán mà mày đã gây ra.
Ông cả Dương kêu lên:
- Không, không... con tôi không có tội. Tám Hân nghiến răng:
- Vậy hai đứa con tao có tội gì chứ?
- Nó... nó...
Tám Hân hét lên:
- Một mạng đền một mạng, mày gây cho gia đình tao thảm cảnh này thì mày củng phải nếm mùi cay đắng.
Hắn gào lên:
- Đừng hại đến con tao chúng nó vô tội! Tám Hân cười vang:
- Đừng có van xin, uổng sức, quá muộn rồi. Ha... ha... Ông cả Dương hét lớn:
- Đừng đừng...
Bà Dương chạy đến đập lên vai ông:
- Này ông! Ông ơi!
Ông vẫn gào to:
- Đừng... đừng giết con tao.
Bà Dương lắc mạnh vai ông:
- Ông ơi! Ông dậy đi!
Ông giật mình đứng phắt dậy, ngơ ngác: - Tám Hân! Mày...
Bà Dương cuống quýt: - Hân nào? Tôi đây mà. Tám Hân nào? Sao ông gọi tên Tám Hân?
Ông Dương dáo dác:
- Thằng Hải, con Hạnh, con Loan đâu rồi? Bảo nó vào đây. Bà Dương lo sợ:
- Có chuyện gì vậy ông?
Ông Dương cuống cuồng:
- Tụi nó đâu hết rồi? Coi chừng nó giết hại đó! Bà Dương hốt hoảng:
- Ai giết hại con mình chứ? Ông nói gì vậy? Ông Dương vẫn còn mơ màng:
- Thằng Tám Hân. Nó dẫn hai đứa con của nó đến đây. Bà Dương hốt hoảng:
- Đến đây để làm gì?
Ông Dương lo lắng nói:
- Nó bảo đòi nợ máu mà tôi đã vay của nó. Bà Dương rung lên bần bật:
- Trời ơi! Phải làm gì giờ đây? Tại ông tất cả mà.
Ông Dương ôm đầu vì đau khổ, vì mối hận luôn dày vò ông. - Này bà, con Hạnh làm sao rồi?
Bà Dương lắc đầu:
- Vẫn chưa có tin tức gì cả!
Ông Dương vụt đứng lên:
- Tôi phải đến bệnh viện xem sao.
Bà Dương ngăn:
- Ông không nên đi với tâm trạng như thế này. Hãy chờ có gì con Loan nó sẽ điện về mà.
Ông Dương lại ngồi xuống ông rên rỉ:
- Nhà đang lúc bối rối như thế này mà thằng Sơn Hải vẫn biệt tăm thật là vô phúc quá!
Bà Dương động viên:
- Để tôi điện thoại đến nhà đám bạn của nó xem! Ông gật đầu:
- Ừ, bà bảo nó về đây cho tôi.
- Được rồi, ông cứ nằm nghỉ đi để tôi tìm nó. Lát sau bà lắc đầu:
- Chúng nó kéo nhau ra Vũng Tàu gì đó chơi hết rồi. Ông Dương lắc đầu:
- Có thằng con trai mà cũng chẳng ít lợi gì cả. Nó thật là vô tình với gia đình
này.
Bà Dương an ủi:
- Thôi sự việc đã như vậy rồi ông cũng đừng nên quá đau buồn mà sanh bệnh. Việc gì cũng từ từ rồi tính. Nếu ông có bề gì rồi tôi tính làm sao đây?
Ông Dương chép miệng thở dài:
- Giờ này tôi cũng chẳng biết làm gì được. Khi mà đầu óc của tôi đang rối bời. Đêm đêm vẫn nằm thấy ác mộng.
Bà Dương khuyên:
- Hay ông hãy để công việc ở đây cho tôi. Ông hãy về quê một chuyến cho thư giãn đầu óc.
Ông thảng thốt kêu lên:
- Về quê ư? Không đâu! Tôi không thể về cái nơi mà tôi đã từng gây nên tội lỗi, tôi không thể về nơi ấy được. Về gặp thằng tư Lộng ư? Không đời nào.
Bà Dương thở dài:
- Vậy thì tôi hết cách rồi.
Ông lại nói:
- Tại sao các mặt hàng mình xuất đi đều có cát và đá trong đó? Bà Dương sững sờ:
- Ông nói gì? Hàng của mình xuất đi có cát và đá? Tại sao vậy Ông Dương lắc đầu:
- Tôi làm sao biết được. Bây giờ các đại lý điện về bảo như thế và tôi cũng đã đến nhiều nơi rồi, thực tế là như vậy.
Bà lắc đầu không tin:
- Làm sao lại có chuyện ấy được. Troag khi các mặt hàng xuất đi đều có qua kiểm chứng. Họ lầm chăng?
Bà Dương lại lầm bầm: - Chẳng lẽ ma da nó có thể làm được những việc này? Ông Dương lo sợ:
- Bà ơi! Có lẽ cha con Tám Hân trả thù chúng ta. Bà Dương run giọng:
- Có lẽ vì chết oan ức nên họ về đây báo ứng. Ông lại kể:
- Đêm nào tôi cũng nằm mộng thấy Tám Hân dắt hai thằng nhỏ vào cửa hàng của mình cả. Họ đã thành tinh và rên la đủ thứ. Nào là đòi mạng, nào than thở lạnh và đói lắm!
Bà Dương ngao ngán:
- Bây giờ ông liệu làm sao? Không lẽ cửa hàng này phải đóng cửa? Ông cả Dương nhăn nhó:
- Sao đóng cửa được. Đóng cửa để chết đói hay sao? Bà thở dài:
- Chứ trong tình trạng này mình cứ thua lỗ, đền bù mãi, có ngày phá sản luôn.
Ông lắc đầu:
- Vẫn tiếp tục buôn bán.
- Không thu được tiền về làm sao trả công cho anh chị em công nhân? Ông Dương khoát tay
- Bán số nữ trang mà mình đã sắm để làm lại từ đấu! Bà Dương lại thì thầm:
- Này ông ơi...
- Gì nữa?
- Tôi muốn nói với ông về cái chuyện bà già điên ấy. - Bà ấy làm sao?
Bà Dương nói:
- Có thể do bà ta làm ra những việc ấy không? Ông Dương lắc đầu:
- Không đâu, bà ta yếu đuối thì làm gì được. - Tôi lại sợ bà ấy là yêu quái đó.
- Nhưng bà ấy hại mình để làm gì?
Bà Dương lại nói: - Hay là bà ta chính là Út Duyên?
Nghe nhắc đến tên người tình cũ lòng ông ta thắt lại.
- Út Duyên ư? Không phải đâu! Bà này già và xấu xí hơn nhiều. Bà Dương thở dài:
- Mười năm trôi qua thời gian biết bao thay đổi. Ai biết được chuyện gì đã xảy ra.
Ông Dương ngậm ngùi:
- Không biết Út Duyên bây giờ ra sao, còn sống hay là đã chết đi rồi! Bà thở dài:
- Thôi đừng nên nhắc chuyện qua khứ nữa mà nên nói chuyện hiện tại đi. Mình sẽ khắc phục như thế nào để cửa hàng khỏi phải phá sản.
Ông Dương như chán nản, như kiệt sức:
- Tôi giao quyền cho bà quyết định.
- Được rồi! Vậy thì ông nên nằm nghĩ đi nhé. Tôi ra ngoài có chút việc sẽ về ngay!
Đám công nhân bàn tán xôn xao về cái miếu nhỏ xuất hiện quá bí ẩn, Nam thì thầm với các bạn:
- Này, tại sao lại xuất hiện một cách bí ẩn như vậy chứ? Hoàng Cao băn khoăn:
- Có lẽ người ta thờ cúng ma da đó.
Nam gật gù:
- Mày đoán cùng có lí, nhưng mà tại sao nó lại xuất hiện vào ban đêm? Hoàng Cao kêu lên:
- Trời ơi! Hỏng lẽ chường cái mặt ra giữa ban ngày? Nam hỏi:
- Vậy theo mày là ai?
Hoàng Cao cười híp mắt:
- Hông lẽ là tôi?
Nam đùa:
- Cũng dám lắm!
Hoàng Cao trừng mắt:
- Sao anh nói kỳ vậy? Tôi mà đi làm ba cái chuyện bá láp đó sao? Nam cười xuề xoà:
- Này, đùa vui vậy thôi, có lẽ là vợ mày đấy. Hoàng Cao bật cười:
- Vợ tôi nó nhác còn hơn ai hết, nửa đêm dám mò đến đây thì có nước khiêng nó về.
Nam cườì:
- Nói vậy thôi chứ tao bết tỏng ai rồi. - Ai vậy anh?
Thanh Tâm bước ra:
- Bà chủ Dương!
Nam cười:
- Thằng coi vậy mà hay.
Hoàng Cao ngạc nhiên:
- Tại sao bà ấy lại cúng nơi này?
Nam vỗ đùi:
- Ma xuất hiện nơi nào thì nơi đó mới linh thiêng. Thanh Tâm nói thêm:
- Dường như dạo này cửa hàng xuất khẩu của ông chủ gặp vấn đề! Nam khoát tay, cao giọng nói:
- Thì đó, tự nhiên cát, đá đầy bao, cá biển biến đâu mất. Tâm nói thêm:
- Mấy đại lý lấy hàng của ông chủ đều điện báo rằng trong mắm đều có cát,
đá.
Hoàng Cao nhíu mày:
- Sao kỳ vậy?
Nam cũng kêu lên:
- Vô lý! Những thứ ấy đều qua khâu kiểm nghiệm hết sao lại có chuyện ấy được?
Thanh Tâm lắc đầu:
- Lại một chuyện vô cùng bí ẩn nữa không ai giải thích nổi. Hoàng Cao kề tai hai bạn nói nhỏ: - Nghe đâu lão chủ này cũng độc ác lắm đấy! - Làm sao mày biết chứ?
Hoàng Cao gật gù:
- Có một lần tôi đi đến cửa hàng sớm tận mắt thấy cảnh ông cùng vợ mình đuổi một bà già điên ngủ đậu mái hiên nhà ông ta.
Nam chép miệng:
- Nếu thật là như vậy thì ông ta ác quá rồi. Thanh Tâm lẩm bẩm:
- Một bà già điên ư?
Hoàng Cao gật đầu:
- Ừ! Bà ấy rất đáng thương.
Tâm lại hỏi:
- Lúc này bà ấy còn đến đây nữa không? Hoàng Cao lắc đầu:
- Hình như không còn đến nữa thì phảí. Gia đình ông chủ Dương đang nghi ngờ bà già điên ấy phá mình nên cũng đang truy tìm đấy.
Nam hỏi sang chuyện khác:
- Này Tâm, con Hạnh ra sao rồi?
Thanh Tâm lắc đầu:
- Thấy không hy vọng sống đâu anh ơi! Cô ấy đau tim nặng mà còn bị chấn thương ở đầu nữa mà.
Nam lại hỏi:
- Vậy là cô ấy vẫn còn đang hôn mê? Tâm gật đầu:
- Phải... nhưng...
Nam bối rối:
- Mày... mày nhưng cái gì?
Tâm thật tình nên nói:
- Anh thương cô ấy phải không?
Nam tỏ thật:
- Cũng chỉ dám nhìn thôi. Ta là nô tì thôi mà. Hoàng Cao chữa lại:
- Nô bọc ông nội, nô tì cái gì?
Tâm cười: - Cái nào cũng như nhau thôi. Nhưng sự sống của cô ấy mỏng manh quá. Đây cũng là mạng số.
Hoàng Cao kêu lên:
- Trời! Học cao như anh vậy mà cũng tin vào số mệnh sao? Nam lắc đầu:
- Giày dép còn có số mà mày, huống hồ chi là con người. Hoàng Cao kể:
- Hồi trước nghe nói lão chủ ở dưới quê cũng có gây nhiều tội ác lắm. Nam lắc đầu:
- Có biết rồi hãy nói nghe cha? Đừng có thêm mắm dặm muối vào cho hư bột hư đường hết đi.
Tâm hỏi Nam:
- Liệu hôm nay có hàng để mình làm không đây. Hoàng Cao khoát tay:
- Công nhân bỏ đi gần hết rồi. Tụi mình còn có mấy tên làm sao nổi đây? Thanh Tâm chép miệng:
- Mấy thì làm mấy, chứ hông lẽ mình nghỉ luôn? Nam đùa:
- Thằng Tâm nó không nỡ bỏ chốn này mà đi đâu. Hoàng Cao chêm vào:
- Vì Hồng Loan xinh đẹp lại có tài chứ gì? Thanh Tâm thở dài:
- Tôi chỉ quan tâm sự ăn học của mình thôi, ngoài ra không có ý gì khác cả. Nam nhăn mày:
- Vậy Hồng Loan thì sao?
- Cô ấy thì cô ấy chứ có sao đâu?
Nam vỗ vai bạn:
- Mày đừng nới với tao là mày không có tình ý với cô ấy nha! Tâm lắc đầu:
- Tôi chẳng dám đèo bồng đâu. Mồ côi như tôi, ông chủ bĩu môi là cái chắc. Hoàng Cao cãi lại:
- Dù sao anh vẫn là một bác sĩ tương lai mà. Tâm cười: - Chuyện tương lai thì hãy để tương lai tính. Còn bây giờ mình vẫn còn là anh chàng trắng tay lại mồ côi nữa, ai mà dám trao con gái cho mình?
Nam cười khề khà:
- Thằng này vậy mà cũng có ý tưởng hay đó chứ! Hoàng Cao lại nói:
- Chứ tôi thấy hai người cùng học chung lớp lại chơi thân với nhau nữa. Coi chừng cô ta đã cảm anh rồi cũng nên!
Tâm gãi đầu:
- Chịu thua hai anh luôn, còn gì nói tiếp đi! Hoàng Cao chuyển tông:
-Này, đêm nay liệu ma da có xuất hiện nữa hay không? Nam chặc lưỡi:
- Điều này chỉ có trời và con ma da ấy biết mà thôi! Tâm chợt hỏi hai người:
- Ngoài ma da còn loại ma da nào khác nữa không? Hoàng Cao nói trước:
- Có chứ! Còn ma lai, ma đuốc, ma cà rồng, ma cây. Ôi nhiều lắm mà mà nao cũng đáng sợ cả.
Nam trêu bạn:
- Kể nhiều vậy mà có thấy lần nào chưa? Hoàng Cao lè lưỡi:
- Nghe kể lại thôi, chứ thấy thì chưa.
Nam hất hàm:
- Mày đã thấy rồi còn gì?
Hoàng Cao lắc đầu lia lịa:
- Thôi, tôi sợ lắm không muốn thấy.
Nam phì cười:
- Mày đã thấy ma da rồi đó!
Hoàng Cao gật đầu:
- Ờ, ma da thì đã thấy rồi và cũng rất sợ nó lắm! Thanh Tâm nhìn đồng hồ chép miệng:
- Hơn chín giờ rồi, có lẽ tàu không về đâu anh Nam. Nam đứng lên:
- Tụi mình ra quán uống cà phê.
Lát sau, bà cả Dương rón rén bước ra trên tay nào là cầm bông hoa, trái cây, bánh ngọt, nhang đèn. Bước đến cái miếu nằm trơ trọi nơi bãi tàu đậu. Bà khấn vái:
- Nam mô a di đà Phật! Hồn ma bóng quế, linh thiêng về đây chứng nhận. Ma da có linh thiêng về miếu này mà ở đừng có quấy rầy gia đình con nữa.
Bà quỳ lạy. Bỗng xuất hiện bà già điên giật lấy bánh, trái cây, vừa ăn vừa
nói:
- Ta là ma da đây. Ha... ha... ha...
Bà cả Dương lồm cồm bò dậy kêu la:
- Ối trời! Ma... ai cứu tôi... cứu tôi với...
Thanh Tâm nghe rõ tiếng kêu cứu, anh dẫn hai người bạn chạy vào, bà điên vừa ăn bánh vừa cười khanh khách:
- Ta là ma da đây. Ha... ha... ha...
Bà Dương vừa bò vừa run rẩy miệng vẫn hét lên: - Ai cứu tôi... cứu tôi...
Cả ba chứng kiến cảnh tượng ấy. Nam kêu lên: - Bà chủ!
Bà chủ Dương đưa tay về phía trước miệng thều thào như kiệt sức vì quá sợ
hãi.
- Cứu tôi!
Còn bà già điên thì vẫn vừa ăn vừa cười vừa nói:
- Ta là ma đây. Ta là ma da từ bến đò ngang cho đến bến tàu, ta đi tìm chồng ta, ta đi tìm con ta... ha... ha...
Nam dìu bà chủ Dương về cửa hàng. Hoàng Cao đứng nép nên Tâm run lên bần bật:
- Tính... tính... sao đây anh Tâm?
Tâm trấn an:
- Chẳng sao đâu! Đừng sợ.
Thấy hai người bước vào, bà điên trừng mắt hét to:
- Mày... mày định đến để bắt con tao hả? Tao... tao... hỏng cho đâu... ha...
ha...
Vừa nói bà điên vừa chạy ra ngoài. Tâm đứng nhìn theo cảm thấy xót xa. Anh nghĩ: Ngày xưa chắc mẹ mình cũng như thế. Thật đáng thương.
Nam quay lại hỏi:
- Này, chuyện này là thế nào?
Hoàng Cao ngớ ngẩn:
- Làm... làm sao? Tôi có biết gì đâu?
Tâm suy đoán:
- Có lẽ hai người này có oán thù gì với nhau đây? Hoàng Cao bỗng kêu lên:
- A, phải rồi. Bà điên này chính là người mà vợ chồng ông chủ đánh đuổi hôm trước.
- Vậy thì chắc có ẩn tình gì đây thôi. Chứ tại sao cùng một lúc mà hai người xuất hiện một lượt như vậy?
Tâm hơi choáng váng. Anh xin về trước. Nam lo lắng: - Liệu có sao không ?
Tâm lắc đầu:
- Chắc không sao! Tự nhiên tôi cảm thấy đau đầu quá! Hoàng Cao lo sợ:
- Hay anh để tôi đưa về cho tiện đường tôi về luôn. Nam đồng ý ngay:
- Hoàng Cao nói đúng đó, tôi cũng đưa luôn. Tâm chần chừ:
- Như vậy sẽ phiền các anh lắm. Tôi không sao đâu. Hoàng Cao lắc đầu:
- Anh em sống chết có nhau mà huống hồ gì anh đã từng cứu giúp tôi đó
sao?
Tâm phì cười:
- Coi vậy chứ vẫn còn khoẻ lắm.
Nam lại lắc đầu:
- Để tụi này đưa cậu về tiện việc biết nhà cậu luôn. Tâm miễn cưỡng gật đầu: - Vậy cũng được.
Ba người vừa đạp xe song song nhau. Hoàng Cao kêu lên: - Bà già điên kìa!
Nam dửng dưng nói:
- Có gì là lạ đâu? Bà ấy với mình đâu có thù oán gì mà sợ. Thanh Tâm gật đầu:
- Anh Nam nói phải đó tụi mình về thôi.
Thấy ba chàng thanh niên bà già điên cũng lủi mất vào bóng đêm, Nam nói với Tâm:
- Đường về nhà cậu tối và vắng quá!
Tâm gật đầu:
- Anh nói cũng phải nhưng tôi là con trai mà chứ đâu phải là con gái đâu mà sợ bọn ma sống chứ.
Hoàng Cao cười phì:
- Này, anh được cha nuôi nuôi từ nhỏ. Ông y vẫn sống độc thân sao? Tâm gật nhẹ đầu:
- Ừ, ông ấy vẫn ở vậy nuôi tôi đến bây giờ.
Đến nhà chơi một hồi, Nam và Hoàng Cao xin phép về. Ông Tư hỏi:
- Tâm à, con có thể xin phép nghỉ làm được không? Nhăn mặt, Tâm lắc đầu:
- Không đâu cha ạ! Con cố gắng làm để đỡ đần cho cha và dành dụm ít tiền để lo trị bệnh cho mẹ con.
Lắc đầu, ông Tư khuyên:
- Chuyện ấy thì con khỏi phải lo.
Tâm thành thật bày tỏ lòng mình:
- Cha à, con không muốn cha mãi chịu khổ đâu. Con sẽ phụng dưỡng cha đến cùng.
Cảm động những lời nói của đứa con nuôi, ông Tư nói:
- Nuôi con đó là vì lương tâm của mình. Chứ đâu phải là để sau này con đền đáp lại công ơn ấy. - Nhưng dù sao cha cũng đã vất vả vì con từ ngần ấy năm nay, con phải đền
đáp.
Vui trong lòng vì biết Tâm là đứa con ngoan biết đền ơn trả oán như vậy, ông hài lòng lắm, ông nói:
- Cha hiểu con mà. Đừng bận tâm nữa hãy cố gắng học tập cho thành đạt, giúp mẹ con và xã hội.
Gịong buồn buồn Tâm nói với ông Tư:
- Vân chưa trị bệnh được cho me con, thật sự con không an lòng chút nào cả!
- Này, con đừng nên nghỉ ngợi gì ca. Cha hứa sẽ cho con gặp mẹ trong nay
mai. Mẹ con sắp gặp nhau rồi!
Tâm lo lắng:
- Chăng biết lúc này mẹ con có nhận ra con hay không? Khoát tay ông Tư động viên:
- Con cứ an tâm, còn ta đây mà đừng sợ nghe con!
Lòng Tâm cảm thấy nao nao. Anh cố gắng học tập để xứng đáng khi gặp lại mẹ mình. Nghĩ thế Tâm chợt mỉm cười một mình. Anh lại nói với cha nuôi:
- Nhưng mà cha cho con làm thêm một thời gian nữa nhé!
Thông cảm cho nỗi lòng của con, ông Tư đành phải gật đầu:
- Được! Nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập đâu nhé! Tâm gật đầu:
- Vâng! Cha đừng lo, con khoe lắm mà. Xua tay với con, ông Tư phàn nàn:
- Đừng có chủ quan con ạ! Ngã bệnh làm dở dang học tập là không tốt đâu. - Vâng! Cha ngủ sớm đi...
- Con cũng thế nhé.
Bà cả Dương chết đi sống lại mấy hôm khi hay tin Hồng Hạnh vừa tắt thở. Bà gào lên:
- Hồng Hanh ơi! Sao con bỏ mẹ mà đi!
Ông cả Dương ngồi chết lặng hàng giờ bên xác đứa con gái yếu đuối của mình. Ông gọi nhỏ:
- Hồng Hạnh ơi! Cha giết con rồi!
Đám công nhận kéo đến chia buồn ngày một đông. Nam nói với Tâm cùng Hoàng Cao: - Tụi mình nên giúp ông chủ một tay. Hoàng Cao an ủi ông:
- Dù sao cô ấy cũng đã qua đời rồi, ông cũng đừng nên đau buồn. Mọi việc trong nhà rất cần ông đó.
Ông cả Dương lắc đầu:
- Tại tôi mà con tôi mới chết.
Nam an ủi:
- Việc ấy ông cũng đâu có muốn, mạng số con người ngắn ngủi thì phải chịu
thôi.
Mọi người đến đông đủ. Đám tang diễn ra theo đúng thủ tục.
Bà cả Dương ngà bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu. Hồng loan an ủi mẹ:
- Chị Hạnh vắn số, mẹ cũng đừng quá đau buồn. Hãy cố giữ gìn sức khoẻ. Bà Dương rầu rỉ:
- Mẹ làm sao mà sống nổi đây? Hạnh nó bỏ mẹ mà đi rồi! Hồng Loan ôm vai mẹ khóc ròng:
- Dù sao mẹ vẫn còn có con đây mà.
Bà Dương chợt mở mắt nhìn Hồng Loan: - Anh Hải con có về chưa?
Loan lắc đầu:
- Nhà có tang mà tìm anh ấy mãi mà có gặp đâu. Bà Dương lại khóc:
- Thằng Sơn Hải quá hư đốn như vậy. Bỏ nhà cửa bỏ cha mẹ mà đi biệt tăm. Hồng Loan thở dài:
- Anh ấy thật quá đáng, thôi mẹ cũng đừng nên buồn phiền làm gì! Bà Dương lắc đầu:
- Quả báo gì đây mà cứ ập đến gia đình ta mãi. Hồng Loan trấn an:
- Quả báo gì đâu! Tại chị Hạnh xui xẻo vậy thôi mà mẹ. Bà Dương ấm ức:
- Rời bỏ quê hương lên đây mong làm ăn khá hơn và yên ổn nào ngờ xảy ra nhiều phiền toái hơn nữa.
Hồng Loan lắc đầu: - Qua việc này rồi, con và mẹ cố gắng củng cố lại cửa hàng để làm ăn sinh sống.
Bà Dương nhắm mắt lại. Hai hàng nước mắt chảy dài xuống má: - Mẹ sợ mẹ gượng dậy không nổi nữa đâu.
Hồng Loan vuốt lưng mẹ ân cần nói:
- Mẹ còn có con và anh hai nữa mà. Mẹ không thương tụi con sao? Bà Dương mắng yêu con gái:
- Chỉ có con là gần gũi bên mẹ mà thôi.
- Thương con mẹ nên cố tâm mà tịnh dưỡng, sau này con sẽ lo cho mẹ.
Bà cả Dương không lấy cớ gì mà buồn phiền nên đành phải gật đầu...
Ngày bà cả Dương xuất viện cũng là ngày bà Thìn trở bệnh, chứng đau tim
tái phát. Phải vào viện. Vậy là Hồng Loan phải vào bệnh viện để nuôi nội mình.
Ông cả Dương xuống tinh thần thấy rõ. Tư Lộng vẫn còn ở lại để động viên ông
Dương:
- Anh cố gắng tịnh dưỡng kẻo lại bệnh nữa thì nguy lắm. Ông Dương lắc đầu:
- Tại tôi mà.
Tư Lộng lắc đầu:
- Chuyện ngoài ý muốn mà thôi.
Cả Dương ôm đầu rên rỉ:
- Hình ảnh ấy nó luôn ám ảnh tôi cả trong giấc ngủ. Tư Lộng nói xa nói gần:
- Chuvện ấy nhỏ thôi mà. Ngày xưa...
Ông Dương đang ngậm ngụm nước phải phun ra vì giật mình: - Chú.... chú...
Tự Lộng cười nhạt:
- Có gì đâu mà anh lại phải lo sợ đến như vậy? Ông Dương trợn mắt:
- Chú...
Tư Lộng xua tay:
- Gì mà anh đã run lên như vậy? Chuyện ngày xưa anh làm coi như đã qua rồi. Nếu như ... Nếu như..
Ông cả Dương trơn mắt: - Ý chú mày muốn nói gì nữa đây?
Tư Lộng mai mỉa:
- Tôi đâu có muốn gì! Miễn ông tốt với tôi thì thôi. Ông Dương giận dữ:
- Tốt là tốt làm sao nữa chứ? Trong khi tôi đã nhượng bộ chú nhiều rồi. Tư Lộng rung đùi. Ông cả Dương giận điên lên:
- Mày... mày...
Bà cả Dương vừa bước ra thấy vẻ mặt thất thần của chồng bà kêu lên: - Ông ơi! Ông làm sao vậy?
Tư Lộng cao giọng:
- Anh ấy chẳng làm sao đâu, chỉ hơi mệt mỏi vậy mà. Bà cả Dương quắt mắt:
- Chú nói gì để ông ấy phải xúc động quá như vậy? Tư Lộng lắc đầu:
- Không à, tôi chẳng nói gì cả. Chỉ nhắc lại chút chuyện xưa mà thôi. Bà Dương lừ mắt:
- Chú chiếm đoạt cả đầm tôm của chúng tôi vậy chưa đủ sao? Tư Lộng trắng trợn nói:
- Việc làm ăn của anh chị dưới này cũng khấm khá quá đó chứ Bà Dương lắc đầu:
- Tôi chưa thấy ai đáng kinh tởm như chú. Tư Lộng đỏ mặt vì giận:
- Người đáng kinh tởm là vợ chồng chị thì có, nhất là chồng chị đấy. Bà cả Dương quá bất bình trước những lời nói của tư Lộng:
- Chú... chú...
Tư Lộng vẫn giữ nụ cười nham hiểm trên môi: - Có gì đâu mà chị giận đến thế?
Bà Dương hét:
- Chú thật là trơ trên, làm quá coi chừng đó chú ơi! Tư Lộng nghiến răng: - Bộ bà chị tương rằng tôi ở không lắm để đi đám tang con anh chị sao? Bà Dương hét lên:
- Vậy thì chú còn đến đây để làm gì?
Tư Lộng nhướng mày:
- Đến để xem ông bà làm ăn như thế nào? Gây chuyện động trời rồi bỏ đi để
oan hồn Tám Hân biến thành ma da hoành hành mọi người tại bến đò ngang.
Bà Dương trợn mắt:
- Tám Hân chết thì có liên quan gì đến vợ chồng tôi? Tư Lộng cười khẩy:
- Bà chị hỏi lại đức ông chồng của bà chị xem có không? Bà Dương lắc đầu:
- Tôi không muốn nghe một lời nói nào của chú nữa cả! Ông tư Lộng bật cười:
- Vậy cũng tốt thôi, tôi về đây! Hẹn ngày nào đó sẽ gặp lại nhau. Hắn đi rồi bà Dương thở phào phàn nàn:
- Thật là rắc rối!
Ông Dương lại bị sốc, miệng lảm nhảm: - Mày muốn gì?
Bà Dương lay nhẹ vai chồng:
- Ông ơi...
Ông Dương hét lên:
- Không, tao không có... tao không có... Bà Dương lo lắng:
- Ông làm sao vậy? Nóng quá rồi!
Ông nói nhảm:
- Đừng... đừng bắt tôi vào tù... tôi không có tội gì cả. Bà Dương khóc thúc thít:
- Trời ơi! Nghiệp chướng gì đây?
Nam chạy vào báo tin:
- Bà chủ ơi!
- Gì vậy cậu Nam?
- Dạ, cái miếu nhỏ ngoài bãi cá, ai mang đi đâu mất rồi. Bà cả Dương hốt hoảng: - Hả! Ai dám làm chuyện tày trời ấy chứ?
Nam lắc đầu:
- Tôi cũng không biết nữa.
Bà cả Dương giậm chân kêu trời:
- Trời ơi! Con mang nghiệp chướng gì mà luôn xảy ra tai hoạ cho gia đình. Nam sờ vào người ông chủ, anh hốt hoảng kêu lên:
- Ôi, ông chủ sốt nặng quá. Phải đưa ông vào bệnh viện ngay. Bà Dương lắc đầu:
- Không được đâu. Để tôi gọi bác sĩ tư ở ngoài. Nam hối:
- Vậy thì bà gọi nhanh lên! Ông ấy sốt dữ lắm rồi! Ông Dương miệng vẫn nói lảm nhảm:
- Đừng giết con tôi, tôi van mấy người... tội của tôi mà. Nam gọi nhỏ:
- Ông chủ tỉnh lại đi!
Nhưng ông cả Dương chìm vào giấc ngủ, miệng vẫn nói lảm nhảm điều gì đó nghe không rõ.
Tiến Lợi một mình nơi chòi canh tôm. Gió lùa vào vách nghe xào xạc. Có tiếng rê,. Tiến Lợi ngóc đầu lên:
- Tôi đói quál lòi lanh quá!
Tiến Lợi rùng mình:
- Chăng lẽ lại có ma?
Tiếng rên ấy càng gần hơn:
- Hãy trả mạng lại cho tôi.
Tiến Lợi run lên vì sợ. Anh ta cuống cuồng:
- Tôi không ghẹo mấy ông đâu nha. Ai làm nấy ăn.
Tiếng rên rỉ vẫn vang lên. Tiến Lợi bật đèn pin soi ra ngoài thấy hai bóng
đen, thấy ánh đèn sáng hai bóng đen lăn đùng xuống nước, Tiến Lợi lầm bầm:
- Lại là ma da ư?
Tiếng ông tư Lộng vang lên:
- Tiến Lợi à! Con ngủ hay thức?
Nghe tiếng gọi của cha, Tiến Lợi liền lên tiếng: - Con còn thức đây! Cha đi đâu ra đây khuya vậy?
Ông nói vọng vào:
- Đi canh tôm chứ đi đâu?
Tiến Lợi nói nhỏ:
- Con vừa gặp ma!
- Hả, ma ư?
Tiến Lợi gật đầu:
- Vâng!
Ông tư Lộng ngó dáo dác:
- Thấy nó ở đâu?
Tiến Lợi đưa tay chỉ:
- Đầu đầm tôm của mình.
Ông tư Lộng nhíu mày:
- Lại có ma da xuất hiện ở đây à? Hồi chiều con có đốt nhang không? - Dạ, có chứ!
Có tiếng xì xầm ở ngoài nhà, Tiến Lợi giục: - Dường như có người bệnh tìm cha đó. Ông tư Lộng lắc đầu:
- Chắc là không phải đâu!
Có tiếng kêu:
- Ông tư ơi, ông tư...
- Hú!
- Về đây có người bệnh cần tìm ông.
Ông tư Lộng bước nhanh trở về nhà. Người bệnh đang nằm thoi thóp trên giường. Ông nhanh chân bước vào khám bệnh. Ông lắc đầu:
- Bệnh nặng lắm nên chuyển đi bệnh viện ngay đi. Gia đình năn nỉ:
- Ông tư làm ơn cứu vợ tôi giùm đi. Tôi lạy ông mà. Ông tư Lộng lắc đầu:
- Bệnh này tôi không thể trị dược. Anh nên đem cô ấy đến bệnh viện ngay.
- Người ta đồn rằng ông trị bệnh rất tài tình cơ mà. Nếu ông trị hết bệnh cho vợ tôi, tôi sẽ đền ơn cho ông một cây vàng. Nghe nhắc đến một cây vàng, mắt ông ta sáng lên:
- Được để đó cho tôi!
Tư Lộng cứu làm sao mà đến sáng người đàn bà kia sùi bọp mép chết ngay
đơ. Gia đình hô hoán lên rằng tư Lộng làm chết vợ mình. Ông tư Lộng trợn mắt:
- Tôi đã nói rồi mà. Tại anh cứ khư khư nhờ tôi cứu giúp, nếu không được thì thôi, sao anh lại đổ lỗi cho tôi?
Người chồng ôm xác vợ khóc hu hu:
- Tôi sẽ kiện ông ta tòa về việc làm chết oan vợ tôi.
Tư Lộng tức điên lên vì lời lẽ của người chồng. Thay vì năn nỉ người ta, ông lại quát tháo lên:
- Tại vợ anh đã đến số rồi, bảo tôi kéo sống lại làm sao được. Người chồng vẫn bù lu bù loa:
- Được rồi! Đem nhau ra tòa ông phải đền mạng cho vợ tôi. Chồng ôm xác vợ ra về. Bà tư Lộng rên rỉ:
- Ông ham làm gì một cây vàng để ra nông nổi này?
Ông tư Lộng chụp ngay điện thoại điện gặp ông Dương: - Anh Dương! Anh hãy cứu tôi!
Ông Dương vừa mới khỏi bệnh đang ôm đầu hỏi: - Cứu, mà cứu cái gì?
Tư Lộng nói quá điện thoại:
- Anh quen biết rộng, anh tìm cách giúp tôi vượt qua tai ương này. - Nhưng mà là việc gì mới được?
Tư Lộng ấp úng:
- Tôi... tôi vừa làm chết một người.
Ông Dương giật mình:
- Hả, làm chết người à? Ai vậy?
- Mộ người đàn bà, người chồng đòi thưa tôi ra tòa. Ông Dương thở dài:
- Tôi làm sao mà lo được. Chú hãy tự lo đi! Tư Lộng nài nỉ: - Anh làm ăn lớn, quan hệ rộng, anh tìm người cãi giúp tôi đi! Ông Dương thở dài:
- Chuyện gia đình tôi còn rối lắm, tôi không có đầu óc đâu mà lo chuyện thiên hạ.
Tư Lộng hăm dọa:
- Vậy là anh nhất định không giúp tôi phải không? Ông Dương thở dài:
- Tôi không thể giúp gì cho chú được đâu!
- Vậy ngày tôi vào tù cũng là ngay anh lãnh án đấy! Ông Dương trợn mắt:
- Ý chú muốn nói gì?
Tư Lộng cười gằn:
- Anh chưa quên về cái chết bí ẩn của Tám Hân và sự mất tích của hai đứa con ann ấy chứ?
Ông Dương thở dài:
- Đến bây giờ tôi vẫn nhớ chứ. Nhưng liên quan gì đến tôi? Tư Lộng phá lên cười:
- Có thật là không dính líu đến anh không?
- Đúng vậy! Anh ấy chết là do ma da hút máu mà thôi! Tư Lộng cười phá lên trong máy:
- Tôi chứ có phải là Út Duyên mà khờ khạo tin anh. Ông Dương gắt:
- Chú mày không được nói bậy nghe chưa? Tư Lộng hét qua điện thoại:
- Chuyện ngày xưa của anh tôi vẫn nắm rõ ràng bằng chứng đây. Anh đừng hòng chạy tội.
Ông Dương tức giận:
- Mày đừng hù dọa tao, Tám Hân chết là do té sông ma da hút máu chết đó
thôi.
- Vậy còn hai đứa nhỏ?
- Làm sao tao biết chứ?
Tư Lộng bật cười:
- Anh biết, vì anh đã quẳng hai đứa nhỏ xuống sông tại bến đò ngang xóm mình. - Mày... mày đừng có vu oan cho tao.
Tư Lộng phá lên cười:
- Anh sợ rồi sao?
Ông Dương ôm đầu:
- Thật sự là tao không có mà!
Tư Lộng lại nói:
- Này nhé! Út Duyên điên loạn vì mất chồng mất con tự nhiên mất tích có thể lại là do bàn tay của anh giết chết cô ta rồi cũng nên.
Ông Dương hét lên:
- Mày đừng có vu khống cho tao. Tao nhất định không giúp gì được cho mày
đâu.
Nói rồi ông buông máy điện thoại...
Bà Thìn xuất viện mấy hôm nay, nhìn con bà nghi ngờ hỏi: - Ai điện thoại mà lâu quá vậy con?
Ông Dương lúng túng:
- Dạ... à... mà không, một ngườl bạn ở dưới quê. Bà Thìn lại hỏi:
- Thằng tư Lộng phải không con?
Không thể giấu được mẹ nên ông đành phải gật đầu: - Vâng!
- Nó vu khống con việc gì vậy?
Ông Dương che giấu:
- Việc con làm ăn thôi mẹ ạ!
Cảm thấy mệt, ông Dương bước vào phòng nghỉ còn. Ông còn nói: - Mẹ mới hết bệnh, nên vào nghỉ cho khỏe.
Bà Thìn ngồi phịch xuống ghế gần đó. Chuông điện thoại bất chợt reo lên: - Có phải nhà ông cả Dương đó không?
Bà Thìn gật đầu:
- Phải! Có gì không cháu?
Bên kia đầu dây trả lời:
- Đây là bệnh viện, Sơn Hải đang cấp cứu tại đây... rất nguy hiểm đến tính mạng.
Bà Thìn rụng rời tay chân, nói qua hơi thở mệt mỏi:
- Nó... nó... làm... sao... vậy chú?
- Tai nạn do lái xe!
- Hả!
Bà Thìn ngã khuỵ xuống đất. Hồng Loan chạy kịp đến: - Nội... nội sao vậy?
Bà cố gắng nói qua hơi thở gấp:
- Thằng Hải nằm... bệnh viện.
Nói được bấy nhiêu thôi. Bà đứt mạch máu chết trên tay của Hồng Loan. Cô kêu toáng lên:
- Cha ơi! Mẹ ơi! Nội...
Ông Dương và vợ chạy ra thì bà đã đi rồi. Ông Dương gào to lên: - Mẹ ơi...
Bà Dương hỏi Loan:
- Nội sao thế?
Như sực nhớ ra cô nói:
- Ai đó gọi điện bảo anh Sơn Hải bị tai nạn giao thông đang nằm ở bệnh viện.
Bà Dương chết điếng cả người. Bà đứng như trời trồng, đầu óc hoang mang. Ông Dương ngã khụy xuống bên xác mẹ mình.
- Mẹ... mẹ ơi!
Bà Dương cuống cuồng chạy đến bệnh viện thì Sơn Hải cũng đã thở hắt ra hơi thở cuối cùng. Bà Dương đau đớn nhìn xác con đẫm máu. Bà gào lên:
- Sơn Hải... Sơn Hải...
Bác sĩ trấn an:
- Bà vào làm thủ tục để đưa xác cậu ấy về.
Bà Dương lên từng bước theo ông bác sĩ, nước mắt tuôn dài: - Trời ơi! Thật là một thảm cảnh!
Cảnh tượng tang thương làm ai cũng nao lòng. Ông Dương dường như muốn
ngã khụy. Người gầy rộc đi nhiều, tinh thần không còn thiết gì nữa cả. Chỉ có
Hồng Loan là còn tỉnh táo. Cô gầy dựng lại việc làm ăn. Anh em công nhân tiếp
tục làm việc. Trong đó có Thanh Tâm còn một năm nữa ra trường làm bác sĩ,
nhưng anh cố gắng đi làm nuôi sống bản thân mình và đeo đuổi việc học. Nam tâm sự với mọi người:
- Bi kịch gia đình ông Dương quá lớn. Chỉ một tháng thôi mà đến ba người
chết.
Hoàng Cao xua tay:
- Cậu ấm ấy chết cũng phải, dư tiền thừa của tối ngày ăn chơi đua xe lạng lách thấy sợ.
Nam thở dài:
- Đó cũng nỗi khổ tâm của những bậc làm cha làm mẹ. Hoàng Cao nhăn mày:
- Tại họ cưng chìu thái quá đó thôi. Ai mà chẳng thương con thương cháu
chứ?
Thanh Tâm nói với mọi người:
- Cái miếu này tự nhiên mất tích và gia đình ông chủ tự nhiên xảy ra nhiều chuyện như vậy. Đấy có phải là quả bào không?
Hoàng Cao xen vào:
- Cũng có thể lắm đó. Họ đánh chửi người điên một cách thậm tệ, không làm việc thiện cho đời bớt khổ.
Tan ca mọi người tản ra về. Thanh Tâm đang đạp xe trở về nhà mình thì có người đón đường chặn lại:
- Thật! Con ơi!
Thanh Tâm giật mình, lúng túng:
- Tôi... tôi...
Vừa lúc ấy ông Tư điếc chạy ra.
- Tâm ơi. Đấy là Út Duyên mẹ con đó. Thanh Tâm ngẩn ngơ:
- Cha nói gì? Bà này là mẹ của cơn ư? Út Duyên khóc sướt mướt:
- Mẹ đây Thật à!
Thanh Tâm ôm chầm lấy mẹ, anh sung sướng gọi mẹ: - Mẹ ơi! Mẹ...
Út Duyên vò đầu con:
- Thật của mẹ đây mà!
Thanh Tâm gật đầu:
- Vâng! Con là Thật của mẹ, mười mấy năm trước đây, nhưng anh con...
Út Duyên cắt ngang:
- Thằng Thành anh con đã... chết, mẹ đã biết rồi. Thanh Tâm ngạc nhiên:
- Sao mẹ lại biết con và cha nuôi con ở đây? Ông Tư điếc cười khề khà:
- Thật ra cha đã tìm ra mẹ con mấy tháng nay và bí mật lo chạy thầy chạy thuốc nên cô ấy mới lành bệnh.
Thanh Tâm quỳ xuống dưới chân ông Tư:
- Con xin lạy tạ cha nuôi ba lạy gọi là đền ơn. Ông Tư nắm tay Tâm kéo lên:
- Đứng lên đi con, đừng làm như vậy! Thanh Tâm lại gần mẹ hỏi:
- Mấy năm nay mẹ làm gì và sống ra sao? Ông Tư xen vào:
- Hai mẹ con vẫn thường gặp nhau đấy chứ. Nhưng không thể nhận ra nhau được.
Thanh Tâm trợn mắt:
- Cha nói vậy có nghĩa là...
- Người đàn bà điên mỗi đêm cứ ngủ tạm ở cửa hàng nhà ông cả Dương đó. Thanh Tâm giật mình:
- Người ấy là mẹ con ư? Mẹ con đấy ư? Ông Tư gật đầu:
- Phải đó!
Thanh Tâm la lên:
- Trời ơi! Mẹ tôi đó sao? Mẹ bị đày dọa đến mức độ đó sao? Út Duyên lắc đầu:
- Thôi, chuyện đã qua rồi, mẹ không muốn nhắc đến chuyện ấy nữa đâu. Thanh Tâm gật đầu:
- Nhưng thù giết cha và anh con phải trả mới được! Út Duyên cúi đầu ngậm ngùi:
- Chuyện này sẽ tính sau.
Ông cả Dương đang ngồi uống trà buổi sáng ở phòng khách thì Út Duyên xông thẳng vào chỉ vào mặt ông rồi hét lớn:
- Ông cả Dương! Kẻ giết người!
Ông Dương giật thót mình:
- Cô... bà... bà là ai... Sao lại vào đây?
Bà Dương bước ra, nhận ra Út Duyên bà buông rơi bình trà: - Út Duyên!
Ông Dương kinh ngạc đứng lên:
- Trời ơi! Út Duyên đây sao?
Út Duyên nghiêm giọng:
- Phải, Út Duyên đây!
Ông Dương ấp úng:
- Cô... cô...
Út Duyên cười buồn:
- Sao? Không lấy chổi mà đánh mà đuổi tôi nữa sao? Ông Dương trợn mắt:
- Cô nói sao? Cô là bà già điên đó sao? Út Duyên gật đầu:
- Chính tôi đấy!
Ông Dương lấy lại được bình tỉnh:
- Cô thay đổi nhiều quá! Tôi... không nhìn ra được. Cô tìm tôi có việc gì không?
Út Duyên gật đầu cười mai mỉa:
- Đến tìm ông để đòi nợ.
- Tôi đâu có nợ gì cô?
- Có chứ! Món nợ rất lớn nữa là khác! Bà Dương run lên vì sợ:
- Ông ấy nợ gì của cô? Út Duyên nén xúc động nó rõ từng lời: - Tội giết chồng và con của tôi.
Ông cả Dương chối bai bải:
- Làm gì có chuyện ấy? Tám Hân chết là do ma da cơ mà. Cô không được ăn nói hồ đồ như vậy!
Út Duyên lắc đầu:
- Đến giờ này mà ông vẫn chưa tỉnh ngộ hay sao? Ông Dương nạt lớn:
- Cô đừng có đến đây ăn nói hồ đồ.
Ông Tư điếc cùng Tâm xuất hiện. Ông Tư lên tiếng: - Không hồ đồ đâu. Nhân chứng còn sống đây!
Ông cả Dương nhìn ông Tư trân trối:
- Ông đây là...
- Là ông Tư điếc cà lăm chăn vịt mướn đây. Ông Dương hất mặt:
- Ông đến đây tìm tôi có việc gì?
Ông Tư bật cười:
- Để vạch tội trạng của ông.
- Hừm! Ông thì biết gì chứ?
Ông Tư lại cười:
- Đây! Tôi đâu có cà lăm và điếc đâu. Chính tôi thấy ông giết Tám Hân và chính ông quăng hai đứa con Tám Hân xuống bến đò ở quê mình.
Ông Dương hét:
- Ông đừng có vu khống tôi.
Ông Tư điếc lắc đầu:
- Không vu khống đâu và tư Lộng cũng đang có lệnh bắt khẩn cấp về tội mê tín dị đoan.
Ông Dương ngồi phịch xuống ghế ôm đầu:
- Tôi... tôi không biết gì cả. Các người đừng có hù doạ tôi. Thanh Tâm uất ức nói:
- Ngày xưa, ông đã nhận chìm hai anh em Thành và Thật xuống sông vì bà vợ ghen của ông phải không?
Ông Dương nhìn Tâm:
- Cậu là gì của bà Út Duyên mà xen vào? Thanh Tâm run giọng:
- Tôi là một trong hai anh em bị ông dìm xuống nước đây. Ông Dương vẫn ngoan cố lắc đầu:
- Không, không có đâu. Các người đừng có bịa chuyện. Thanh Tâm hét lên:
- Bịa chuyện ư? Tôi là thằng Thật được ông Tư điếc cứu sống sau cái đêm tối kinh hoàng ấy đây.
Ông Dương trợn mắt:
- Mày... mày là thằng Thật ư?
Thanh Tâm gật đầu:
- Và chính ông Tư đã giả ma da ở bến tàu để trừng trị ông đó. Ông cả Dương ôm đầu rên rỉ:
- Mọi người hãy tha thứ cho tôi.
Bà cả Dương cũng quỳ xuống bên chồng khóc ròng: - Xin mọi người hãy xá tội cho gia đình tôi.
Út Duyên mím môi nén cơn giận:
- Ông thật là nhẫn tâm. Ngày xưa ông đã giết chồng tôi, rồi giết luôn cả hai con của tôi, tội của ông khó mà dung tha được.
Ông Dương cúi đầu:
- Bà nói phải! Tôi là người có lỗi nhưng hãy tha chơ vợ tôi và con tôi. Út Duyên gằn giọng:
- Giết ông chết đi cũng không rửa hết tội của ông đâu. Còn bà, bà xin xá tội cho gia đình bà vậy còn chuyện ngày xưa. Chính bà đã buộc chồng mình phải giết chết hai con của tôi mà.
Khóc ngất, bà cả Dương năn nỉ:
- Tội tôi lớn lắm xin bà hãy trị một mình tôi thôi, xin đừng hại con tôi.
- Hừm! Bà cũng biết thương con mình đến như vậy sao? Còn tôi, tôi chẳng hóa điên khi mất con đây còn gì? Vậy tôi muốn bà thế chân vào kiếp điên loạn như tôi vậy.
Hồng Loan vội quỳ xuống bên cạnh mẹ mình nói:
- Dạ thưa dì, dì nên mở lòng nhân từ mà tha cho cha, mẹ của con. Dù sao cha mẹ của con cũng bị trả báo ồi. Anh và chị con chết một cách ấm ức. Có lẽ dó cũng là do cái nghiệp mà cha mẹ con tạo ra từ trước.
Ông Tư lên tiếng: - Nếu biết vậy thì ngày xưa mình đừng nên làm.
Bà Dương đi bằng hai đầu gối đến bên cạnh Út Duyên: - Cô Út! Xin cô hãy tha tội cho chúng tôi!
Thở dài, Út Duyên lắc đầu:
- Kết thù gây oán thêm làm gì? Dẫu sao thì sự việc cũng đã an bài. Tội giết người hãy để pháp luật người ta phán xử. Tôi không làm khó bà làm chi.
Thanh Tâm nhìn mẹ:
- Mẹ tính sao?
- Cứ để pháp luật làm việc với họ.
Tâm suy nghỉ:
- Nếu vậy thì bác ấy sế đi tù.
Gật đầu nhìn con bà hỏi:
- Vậy chưa vừa ý của con nữa hả? Con tính sao cứ làm vậy đi! Tâm ngập ngừng:
- Dạ... con... con...
Nam và Hoàng Cao tháp tùng cùng Tâm về vùng quê Gò Công nơi xảy ra bao nhiêu điều bí ẩn. Ông tư Lộng đã đi tù về việc tuyên truyền mê tín dị đoan. Tâm nói với mấy bạn:
- Đấy là bến đò ngang mà người ta thường nói là “Ma da bến đò ngang” đó. Hoàng Cao hùng hồn nói:
- Nếu tôi mà là đại diện cho pháp luật tôi sẽ trừng trị đích đáng mấy tên truyền bá mê tín dị đoan.
- Mấy cái mlếu cũng được dọn dẹp sạch sẽ. Từ hôm ấy ma da cũng không còn hoành hành nữa. Xóm làng được bình yên trở lại.
Hồng Loan rất xấu hổ vì việc làm độc ác của cha mẹ mình trước đây nên cô đã uông thuốc ngủ để tự tử. Cũng may được người nhà phát hiện nên kịp thời đưa đến bệnh viện... Thanh Tâm vội vã đến bệnh viện để chăm sóc Hồng Loan. Cũng may mắn là cô chỉ uống một lương ít nên đã tỉnh lại. Cô rấm rức:
- Ai cứu tôi làm gì?
Thanh Tâm nắm tay Hồng Loan:
- Này! Sao cô lại dại dột thế?
Hồng Loan vẫn thút thít: - Tôi muốn chết đi để chuộc lại lỗi lầm cho cha mẹ! Bà Dương cùng khóc:
- Tội cha con làm sao nỡ để con cái phải nhận lãnh chứ. Hãy để cha mẹ tư giải quyết!
Hồng Loan tức tưởi:
- Con không thể nhìn cha phải vào tù đâu! Ông Dương ôm đầu:
- Trời ơi! Ngày xưa vì một phút nông nổi mà tôi đã làm tan nát một gia đình!
Thanh Tâm vốn là người hiền lành đức độ nên đã van xin mẹ nên xóa bỏ hận
thù, dù sao thì gia đình ông cả Dương cũng đã bị quả báo rồi. Út Duyên vì tương lai của con mình nên cũng thôi không làm lớn chuyện.
Thanh Tâm lay cánh tay Hồng Loan:
- Cô nên tỉnh táo lại một chút đi để cùng tôi ôn thi tốt nghiệp nữa chứ! Hồng Loan lắc đầu:
- Tôi đâu còn tâm trí nữa đâu mà thi với cử. ThanhTâm cười:
- Cô đã quên lời hứa với tôi trước đây rồi sao? Hồng Loan lắc đầu:
- Chuyện đã đến nước này mà anh còn đùa được ư? Thanh Tâm mỉm cười:
- Đùa thì không đùa được đâu, nhưng mà tui nói thật đấy. Nghe tin người ta tự từ là tui đã bỏ chạy về đây liền hà.
Út Duyên cầm tay Hồng Loan:
- Con hãy an tâm, ta sẽ không khiếu nại chuyện xưa nữa. Hãy giản hòa để các con vui vẻ mà còn hướng tới tương lai.
Bà Dương tươi ngay nét mặt:
- Chú Tư đã già rồi, hãy ở lại đây cho chúng tôi chăm sóc. Ông Tư xua tay:
- Thôi, mọi người hiểu nhau và vui vẻ như vậy là tốt lắm rồi! Tôi không để ai bận tâm vì mình đâu.
Thanh Tâm phản đối:
- Cha nuôi đã có công tái tạo lại cuộc đời con, con phải tự tay chăm sóc cho cha đến hết cuộc đời.
Ông Tư xua tay: - Được rồi! Được rối, con phải cố gắng thi tốt nghiệp rồi hẳn tính.
Ông Dương chợt trở giọng buồn buồn:
- Được mọi người bỏ qua tội của mình ngày xưa tôi cảm động lắm. Nên tôi sẽ giao cửa hàng nhà cửa này lại cho Thanh Tâm và Hồng Loan quản lý.
Hồng Loan lắc đầu:
- Ý, như vậy không được đâu! Con đâu có rành nghề kinh doanh này. Út Duyên gợi ý:
- Anh chị... hai người cứ quản lý cửa hàng, có tiền thì giúp những người già yếu, trẻ con mồ côi, làm việc thiện để con cháu sau này hưởng phước.
Ông cả Dương gật đầu:
- Cô tính vậy cũng phải. Sau này tôi sẽ để nơi này cho bọn trẻ mở phòng mạch từ thiện cứu dân nghèo.
Ông Tư chấp thuận ngay:
- Đó là một ý kiến hay, tôi đồng ý ngay. Út Duyên vui vẻ nói:
- Chuyện xưa hãy bỏ qua. Bao oán thù như không còn nữa. Mọi người hãy vui vẻ bên nhau.
Thanh Tâm nói nhỏ vào tai Hồng Loan:
- Đó, nghe chưa bà bác sĩ tương lai...
Hai người nhìn nhau bằng ánh mắt ấm nồng....Tương lai rực rỡ đang chào đón họ.
Chợt Nam và Hoàng Cao bước vào, trên tay cầm đoá hoa hồng thật đẹp. Nam lên tiếng:
- Xin chúc hạnh phúc!
Thanh Tâm cười với bạn:
- Lời chúc ấy hơi sớm đấy!
Hoàng Cao đùa:
- Sao? Cậu không muốn nhận à? Anh Nam, mình rút lại đi! Thanh Tâm ngăn:
- Lời chúc đã lọt vào tai người ta rồi, thì làm sao mà rút lại đựợc chứ, ta xin nhận mà...
Hồng Loan đỏ mặt, cô ấp úng:
- Em... em cám ơn các anh.
Nam xua tay:
- Thôi.. ơn nghĩa gì cô ơi! Nhớ làm đám cưới cho nhanh để chúng tôi còn uống rượu mừng.
Hồng Loan rụt rè:
- Chuyện ấy còn lâu mà. Vì tụi em còn phải học và thi tốt nghiệp ra trường
nữa.
Nam nói ỉu xìu:
- Vậy là phải chờ dài cổ ra rồi!
Mọi người cười vang. Bầu không khí ấm áp bao trùm căn phòng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top