belicop

Đọc truyện Người trong bao của Sê-khốp cái đập mạnh vào ý thức ta là ba chữ "người trong bao"trong nhan đề. Chính cái nhan đề ấy hấp dãn ta ,kêu gọi ta. Từ xưa đến nay chưa bao giờ có từ ấy,từ điển không có ,ngôn ngữ đời thường cũng không thấy có.Nó là sáng tạo độc nhất vô nhị của nhà văn .

Người trong bao là gì? Tại sao nhà văn lại gọi Bê-li-cốp là người trong bao? Người trong bao là người mang bao, người bọc trong vỏ bọc , như con rùa , con ốc sên.Bê-li-cốp chính là người như thế.Bao giờ cũng vậy "...thậm chí cả vào khi rất đẹp trời , hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông.Ô hắn để trong bao , chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu;và khi dút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao,;cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc áo bành tô cổ bẻ đứng lên. Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần ,lỗ tai nhét bông, và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên"... Buồng ngủ của hắn cũng là một cái bao,hắn nằm trên giường , đắp chăn, buông màn,...,cho đến khi chết quan tài của hắn cũng là cái bao cuối cùng của đời hắn. Với tất cả những cái bao xung quanh người và xung quanh đồ vật của hắn, Bê-li-cốp thật là một người quái dị, kì quặc,lạ lùng chưa từng thấy .Bê-li-cốp hiện lên gần như là quái vật,quái thai giống người.

Mà Bê-li-cốp đâu chỉ có những cái bao vật chất như thế ? Hắn tạo cho mình những cái bao tinh thần. Hắn ngợi ca quá khứ,ngợi ca những gì không có thật.Ngay cả tiếng Hi Lạp mà hắn dạy ,một thứ tiếng cổ xưa cũng là cái bao để cách ly tiếng nói thực tại hàng ngày . Hắn quay lưng với thực tại, hắn tôn sùng các quy định , chỉ thị, điều lệ, những điều nói trong báo ...,tôn sùng các vị cấp trên như thanh tra,hiệu trưởng và coi đó như là những lá bùa hộ thân , và hắn không làm gì mà người ta không quy định hay không cho phép.Hắn tự trói buộc mình một cách tuyệt đối,và quay lưng với cuộc sống xung quanh ,kể cả nhu cầu cuộc sống của mình.Hắn cầu an, nhút nhát ,hèn nhát, sợ mọi đổi thay, cứ nhue là đổi thay thì sẽ đem đến tai hoạ ,bị trấn áp.

Nhưng hắn đâu chỉ mang bao cho riêng mình? Hắn muón mọi người xung quanh cũng phải mang bao như hắn , muốn họ phải làm theo quy định , những gì chưa quy định thì không được làm. Chẳng hạn như thầy giáo không được mặc áo thêu ,đi xe đạp, cầm sách ra ngoài phố, ngày nghỉ không được diễn kịch tại nhà, thầy tu không được ăn thịt,...Hắn la cà các nhà ,ngồi nghe người ta trò chuyện ,khuyên tôn trọng điều này điều nọ ,đem niềm sợ hãi của hắn mà gieo rắc sợ hãi cho mọi người ,đến nỗi,"cái thằng cha quanh năm đi giày cao su ấy và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi vào suốt mười lăm năm trời ",thậm chí"cả thành phố nữa ấy!".

Vì sao hắn lại thích mang những cái bao như thế? Hắn cần những cái bao để ngăn cách , bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài ,bởi vì hắn sợ hãi, khó chịu,hắn lo âu, luôn luôn cảm thấy không yên ổn . Hắn sợ bóng , sợ gió, thần hồn át thần tính, rồi truyền cái sợ của mình cho mọi người ,đem cái sợ mà hù doạ mọi người.

Vì sao một giáo viên tầm thường không chức vụ, quái dị, vừa đáng ghét lại vừa đáng sợ ,mà lại có sức khống chế cả trường học , thậm chí cả thành phố? Đó có phải là một hiện tượng quái dị, lạ thường ở trên đời hay không?

Trả lời câu hỏi đó lại phải quay về với bản chất chế đọ chuyên chế khắc nghiệt, ngột ngạt của Nga hoàng.Sê-khốp viết truyện ngắn này vào năm 1898,khi ấy chế độ nông nô tuy đã được bãi bỏ ,nhưng những tàn dư của chế độ cddos vẫn còn, chủ nghĩa tư bản bắt đầu trỗi dậy với tất cả sự tàn bạo của nó. Phong trào cách mạng đang nung nấu ,tâm lý phản kháng đang nổi lên . Đó cũng là lúc chế độ Nga hoàng cực kì phản động. Khắp nơi đều có mật thám và cảnh sát,chúng cấm mọi hoạt động kể cả nghiên cứu khoa học, cấm mọi cái mới, Chúng dùng nhà tù, cấm đoán báo chí, bwung bít thông tin , dùng biện pháp bắt bớ để hù doạ ,khngr bố tinh thần . Bọn thống trị ấy là tần lớp quý tộc, quan lại, địa chủ, tư sản ,bè phài phản động ,chúng câu kết với nhau ,tạo thành một mạng lưới vây bủa ,trói chặt nước Nga , mọi thay đổi , dù nhỏ nhất đều bị cấm . Trong tình hình ấy tầng lớp tri thức Nga phân hoá. Một số bắt đaauf run sợ, xu thời, tìm cách thích nghi với hàon cảnh và trở thành một mắt xích trong guồng máy thống trị của Nga hoàng . Một số khác thì căm ghét sự cấm đoán ,bắt đầu phản kháng . Người trong bao -Bê-li-cốp chính là điển hình cho lớp trí thức xu thời, còn Bu-rơ-kin, Cô-va-len-cô ,Va-ren-ca,bác sĩ I-van ,giáo viên dạy thể dục I-va-nứt là đại diện cho đông đảo trí thức theo khuynh hướng dân chủ,

Các trí thức dân chủ bắt đầu trỗi dậy , tự ý thức về mình ,họ vẽ tranh biếm hoạ về Bê-li-cốp , họ công khai vặn lại ý nghĩ và lời nói của Bê-li-cốp ,công khai làm những điều họ thích .Bê-li-cốp không hiểu được tinh thần xã hội đã thay đổi . Hắn bị bất ngờ , hắn bị xô ngã và tiếng cười của "người yêu" đã giết chết hắn.

Cái chết và đám tang của Bê-li-cốp là niềm vui của mọi người. Ai cũng thấy nhẹ nhàng, khoan khoái .

"Nhưng chưa đầy một tuần sau,cuộc sống lại diễn ra như cũ, nặng nề,mệt nhọc, vô vị , một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn,chẳng tốt đẹp gì hơn trước . Trên thực tế Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!". Đó là một câu kết sâu sắc , đầy dư vị.

Tại sao lại như thế? Rất dễ hiểu , Bê-li-cốp chỉ là một cá thể,cội nguồn sinh ra hiện tượng , Bê-li-cốp là chế độ Nga hoàng phản động vẫn còn y nguyên thì làm sao có thể đổi thay cuộc sống được?

Nhuwng vấn đê àm Sê-khốp đặt ra còn sâu sắc hơn. Tại sao" không có chỉ thị nào cấm đoán, nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn ","cuộc sống không thú vị"? Đó là vì tuy Bê-li-cốp bằng xương bằng thịt chết rồi ,nhưng tinh thần Bê-li-cốp ,thói quen Bê-li-cốp luôn sợ bóng, sợ gió ,không muốn sống thật , sợ làm những cái mới , không dám sống tự nhiên , hồn nhiên vẫn còn sống đâu đó trong mị người . Như thế, muốn loại trừ thói Bê-li-cốp thì phải có một quá trình lâu dài mới thực hiện được .

Hiểu như thế ta sẽ hiểu,nhân vật Bê-li-cốp là một điển hình,một biểu tượng về thói Bê-li-cốp trong đời sống Nga dưới chế độ chuyên chế .

Bê-li-cốp là một người thường,một giáo viên,hắn không phải là mật thám ,không phải là cảnh sát ,không phải quan chức ,không phải nhân viên gì trong hệ thống chuyên chính của chế độ Nga hoàng . Thế nhưng hắn như cái mầm cây mọc trong bóng tối , cứ trắng bệch ra,không có chút màu xanh do được tiếp nhận ánh nắng mặt trời rọi tới , hắn kết tinh toàn bộ cái chất độc của chế độ chuyên chế , trở thành kẻ bảo vệ chế độ chuyên chế một cách tự giác, trung thành.

Hắn là một kẻ đáng thương. Bọc mình vào trong bao, hắn hạn chế đến tối thiểu cuộc sống của chính hắn . Hắn tự nguyện sống trong cái bao mà chế độ quy định tạo ra cho mỗi người, một cái bao thiếu ánh nắng ,thiếu không khí,thiếu trò vui,thiếu tiếng cười ,thiếu tình yêu. Hắn tỏ ra gương mẫu trong cái bao tự tạo ấy ,tự nguyện hy sinh đời mình để duy trì cái bao, mà không hề tự thấy cái bao vô lí, phản nhân văn , phản dân chủ.

Nhưng hắn là một kẻ nguy hiểm , kẻ đầu độc xã hội , vì hắn muốn xây dựng một "cái bao" lớn trong đồng nghiệp , trong cộng đồng và trong xã hội, đã làm cho bao nhiêu người sợ trong mười lăm năm trời.

Việc Bê-li-cốp xuất hiện rồi chết đi đã cho thấy "lỗi" không phải ở một mình Bê-li-cốp ,mà ở trong tất cả môi trường, hoàn cảnh,bởi tuy hắn đã chết "nhưng còn bao nhiêu người trong bao ,tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa". Bê-li-cốp là điển hình cho tính Bê-li-cốp trong đời sống chuyên chế. Hắn chỉ là người trong bao hữu hình để cho mọi người nhìn vào đều thấy được . Bao nhiêu người trong bao kia là những ai? Rõ ràng họ không có những cái bao hữu hình như Bê-li-cốp để nhìn một cái là thấy được ngay. Cái bao vô hình thật khó thấy và muôn hình vạn trạng .Tác giả không nói rõ. Điều đó cho thấy nguyên nhân của cuộc sống tồi tệ,không thú vị , không tự do hoàn toàn mà mọi người cảm thấy đó không nên chỉ tìm trong các chỉ thị cấm đoán ,không nên chỉ đổ lỗi cho một mình Bê-li-cốp hữu hình ,mà phải tìm cho ra cái bao vô hình trong mỗi người . Mỗi người hãy tự xét mình xem có bao nhiêu phần trăm Bê-li-cốp trong máu ,trong ý nghĩa, trong hành động của mình. Muốn cải thiện đời sống ,mỗi người hãy tự tìm ra những cái bao vô hình ấy và tự gaiir phóng mình khỏi những ràng buộc của chúng.

tacs phẩm bắt đầu từ một người trong bao hữu hình,một kẻ quái thai, quái dị , nhưng khi kết thúc thì Bê-li-cốp biến mất , chỉ còn những Bê-li-cốp vô hình , những quái dị rất khó thấy . Số phận Bê-li-cốp hữu hình thì đã xong rồi, còn số phận những Bê-li-cốp vô hình thì sẽ ra sao? Tác phẩm đã kết thúc bằng một vấn đề tư tưởng ,một suy tư triết lý. Ông giáo dạy thể dục I-va-nứt đã nói một câu chí lí , có tính chất giác ngộ :"Không thể sống mãi như thế được!". Đã đến lúc không phải sợ thay đổi như Bê-li-cốp ,mà phải nghĩ đến thay đổi.

Bê-li-cốp là một giáo viên tiếng Hi Lạp cổ, có thể coi như là một phần tử trí thức . Cuộc sống của Bê-li-cốp xảy ra trong trường học , có thể nghĩ đến môi trường trí thức của xã hội , môi trường đào tạo thế hệ trẻ, tương lai của đất nước . Người ta thường nói,trí thức là lương tâm của xã hội và thời đại . Một khi những người trí thức mà mang bao thì xã hội còn mong đợi gì ở tương tâm của họ nữa? ________________________

- cốp là giáo viên dạy tiếng Hy Lạp cổ, lúc nào hắn cũng ca ngợi cái thứ tiếng hắn đang dạy: " Ồ, tiếng Hi Lạp nghe thật là tuyệt vời, êm tai".Lúc nào hắn cũng mặc áo bành tô, cầm ô, đi ủng cao su, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, ngồi xe ngựa hắn đều kéo mui bất kể thời tiết như thế nào, hắn ăn mặc theo một thói quen có sẵn không thay đổi, kì quái.

Mọi đồ dùng đều được hắn cất trong bao một cách cẩn thận, từ đồng hồ quả quýt, ô, đến dao gọt bút chì.

Áo bành tô- dựng cổ, ý nghĩ- hắn dấu trong bao, ở nhà- đóng cưả, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ thì hắn trùm chăn kín mít. Hắn nghĩ rằng làm thế là sẽ được che chắn, được bao bọc và bảo về một cách an toàn=> hình thức của " cái bao". Cái bao không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bê-li-cốp, nó bảo vệ hắn khỏi mọi tác động cuộc sống bên ngoài.

Nhút nhát, ngại giáo tiếp, trốn tránh hiện tại, tôn sùng quá khứ, cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi là tính cách của hắn. Hắn thích những cái rõ ràng, mọi việc hắn làm đều tuân theo thông tư, chỉ thị một cách rập khuôn, máy móc. Hắn cổ hủ đến mức ghê tởm khi nhìn thấy Va-ren- ca và Cô-va-len-cô đi xe đạp, và hắn cảm thấy bị sốc, bị tổn thương khi va chạm với Cô-va-len-cô, điều này dẫn đến cái chết cuả Bê-li-cốp. Không thể hoà nhập được với cái mới. Hắn bằng lòng, thoả mãn với lối sống của chính mình- chui vào một cái bao vô hình". Cho đến lúc chết, hẵn vẫn được thoả mãn cái lối sống của mình là có riêng một cái bao dành cho mình, mãi mãi và vĩnh viễn.

Chính tính cách, lối sống của hắn đã gây ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh, anh chị em giáo viên trong trường, dân cư trong thành phố đều sợ hắn, không dám tổ chức tiếc tùng, nhà sư không dám ăn thịt chó, đánh bài. Suốt 15 năm như thế, ảnh hưởng của hắn gây ra cho mọi người lớn dần, mãi đến khi hắn chết thì ảnh hưởng này cũng chỉ tan biến trong vòng 1 tuần, sau đó lại trở nên nặng nề như cũ.

Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tai trong cuộc sống của một bộ phận trí thức ở Nga đương thời, điều này chỉ mất đi hoặc chấm dứt khi xã hội thay đổi. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn phê phán mạnh mẽ lối sống ích kỷ, cổ hủ, kì quoặc, đồng thời là lời cảnh báo kêu gọi mọi người hãy thay đổi cách sống và lỗi sống ấy.

Truyện ngắn "Người trong bao" được ông viết vào năm 1898. Qua nhân vật Bê-li- cốp, tác giả châm biếm và đả kích người trí thức Nga sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát và giáo điều, đê tiện, dung tục; đồng thời chỉ ra lối sống ấy đã để lại nhiều di hại đầu độc tâm hồn người, đầu độc cuộc sống, gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề, dai dẳng trong xã hôi nước Nga. Cái bao mang hàm nghĩa về một kiếp người, một lối sống, một xã hội đen tối, tù túng, nặng nề mà không so thoát được, chết rồi cũng không thoát ra được.

" Qua hình tượng nhân vật người trong bao Bê li cốp, đại thi hào Sê khốp đã lên án và phê phán mạnh mẽ và sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược , bảo thủ và ích kỷ của một bộ phận trí thức người Nga cuối thế kỉ XIX. Vấn đề là ở chổ họ chỉ biết sống chui rút trong một khuôn khổ bó hẹp và ngột ngạt mà chính họ đã tạo nên. Hiện nay, "những cái bao" đó vẫn còn hiện diện khắp nơi mà vô số người đã bị nó bó hep tiêu biểu là vào thời phong kiến những người phụ nữ phải chịu chèn ép và áp bứt vời cái bao lễ nghi phong kién thì đến hôm nay học sinh chúng ta với cái bao điểm số.Còn rất nhiều những cái bao trong thực tế mà chúng ta vướng phải. Diều quan trọng là chúng ta phải thức tỉnh và thoát khỏi những cái bao ấy chứ "Không thể sống mãi như thế được!". Chúng ta phải vứt bỏ những cái bao kia và sống thật thoải mái , thật vui vẻ, bao dung ,vị tha và ĐỪNG BAO GIỜ LẬP LẠI CON ĐƯỜNG MÀ BÊ LI CỐP ĐÃ ĐI! "

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: