part6
Làm thế nào để nói tiếng
Anh trôi chảy?(2)
Bạn cần phải luyện nghe các âm không có trong tiếng Việt như
các phụ âm như watch, judge, thief, this, share, zoo,… và các
nguyên âm như cat, look,… qua nhiều dạng bài tập khác nhau
trong các sách luyện nghe có kèm đĩa CD.
Ngoài ra, bạn còn phải luyện nghe để phân biệt các âm tiết mạnh và âm tiết nhẹ vì các âm tiết trong tiếng Anh không có độ dài và
mạnh giống nhau như trong tiếng Việt. Thực tế này thể hiện trong
mỗi từ, cụm từ và trong mỗi câu.
Ví dụ:
Hai từ dưới đây có các âm tiết dài, mạnh, ngắn và yếu khác
nhau:
Cabbage: cabb- (âm tiết dài và mạnh); -age (âm tiết ngắn và yếu)
Canada: Can- (âm tiết dài và mạnh); -a-, -da (âm tiết ngắn và
yếu)Trong các cụm từ dưới đây, các từ in đậm có độ dài và mạnh hơn
các từ khác:
as sweet as sugar; a cup of coffee
Trong các câu dưới đây, các từ in đậm nói dài và mạnh hơn các
từ khác:
He went to the store.
I watched her do it.Trong thực tế nghe hiểu, người ta thường không nghe hết các âm
tiết và từ của mọi câu nhưng vẫn hiểu được người nói bằng cách
đoán ý nghĩa toàn câu. Nói chung, bạn cần nhớ các quy luật tổng
quát sau:
Trích:
* Hơn 90% các danh từ tiếng Anh có hai âm tiết được nói dài và
mạnh ở âm tiết đầu (cabbage, English, permit, palace,…
* Hơn 60% động từ tiếng Anh có hai âm tiết được nói dài và
mạnh ở âm tiết thứ hai (pollute, advise, correct, permit,…
* Danh từ ghép thường được nói dài và mạnh ở từ tố trước
(blackboard, living-room, hairstyle, check-up,…* Động từ ghép bằng một động từ và một tiểu từ (particle) thường
được nói dài và mạnh ở tiểu từ (come in, go out, take off,…
* Trong cụm từ và câu, các từ loại sau đây thường được nói dài
và mạnh: danh từ, động từ, trạng từ, tính từ, từ hỏi (why, when,
what,… , đại từ chỉ định (this, that, these, those,…
* Khi nói, các từ không thể hiện riêng rẽ mà được nói nhanh
thành cụm. Trong mỗi cụm, các từ thường được nói liền nhau
không có ranh giới giữa các từ. Người nghe không quen có thể
không nhận ra những từ mình đã biết. Ngoài hiện tượng nói nhẹ
và ngắn như đã nói trên còn có hiện tượng nối một số từ trong
cụm. Ví dụ:
Susan bought a new sweater at Rex
I walked home in the rain
What did you buy at Rex ?
Stop_it; Come_in; I’m_Andy; Make_a circle; It’s_a book;
What’s_your name? Close_your book; Stand_up; Wake_up;
Write_your name; Can he climb_a tree?; What_about_you?
d) Nói cho người khác hiểu được điều mình nói:Muốn nói cho người khác hiểu, bạn cần có một số điều kiện sau
đây
- Phát âm đúng và rõ, chú ý các âm không có trong tiếng Việt.
- Một số âm tuy có trong tiếng Việt nhưng lại khó nói do vị trí và
cách kết hợp với các âm khác trong từ hay cụm từ. Trường hợp
rõ nhất là các cụm âm đi liền nhau. Ở đầu từ có thể có các cặp
như /pl/ trong play, /dr/ trong dream, /kw/ trong queen,… Có khi
nhiều hơn hai phụ âm đi liền nhau như /spr/ trong spring, /str/
trong string,… Ở cuối từ có thể có những cặp như /ks/ trong six,
/nd/ trong hand,…Cách luyện tập các phụ âm đi chung này là nhấn mạnh vào từng
phụ âm trong các cụm âm.
Ví dụ:
Bạn có thể luyện nói từ /siks/ (six) bằng cách nhấn mạnh hai phụ
âm /k/ và /s/ ở cuối từ. Bạn cũng có thể luyện theo cách này khi
luyện hai âm /ei/ và /e/
- Nói các âm tiết mạnh và nhẹ đúng chỗ
- Nói các từ thành cụm liền nhau; giữa các cụm từ có ngừng.
Ví dụ: The teacher/ has decided/ to give us/ some homework.
I’ve got/ a chemistry exam/ on Monday/ and a book report/ due
on Tuesday.
- Nói tương đối đúng ngữ pháp. Trong khi nói, ngữ pháp không
cần đạt mức chính xác như khi viết; nhưng cần nói đúng những
vấn đề ngữ pháp cơ bản. Người Việt học tiếng Anh thường phạm
phải những lỗi ngữ pháp sau đây:
Trích:
* Không phát âm tậncùng các động từ ở ngôi thứ ba số ít ở thì
hiện tại đơn.* Không phát âm tận cùng các danh từ số nhiều.
* Không phát âm tận cùng các động từ quy tắc ở thì quá khứ.
* Không phát âm tận cùng các cụm từ như I’ll, He’s,…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top