Bay đến Hà Nội và thoát về
Bay đến Hà Nội và thoát về
Wayne Thompson
Không quân Hoa Kỳ với Bắc Việt Nam 1966-1973
Chương trìng Bảo tàng và lịch sử Không quân Hoa Kỳ
Washington, D.C. 2000
Tài liệu được công bố của thư viện quốc hội
Thompson, Wayne, 1945-
Không quân Hoa Kỳ với Bắc Việt Nam 1966-1973/Wayne Thompson p. 24 cm.
Bao gồm ca trích dẫn và mục lục.
1. Xung đột Việt Nam, 1961-1975—các chiến dịch không quân, Mỹ.
2. Hoa Kỳ. Không quân-Lịch sử-Xung đột Việt Nam, 1961-1975.
Lời tựa
Chẳng có kinh nghiệm nào ngấm vào suy nghĩ của giới không quân Mỹ hơn chiến dịch không kích Bắc Việt Nam. Nhờ đó, hai thập kỷ sau tại những sa mạc Tây Nam Á, Không quân Mỹ có thể tránh được chủ nghĩa leo thang đã từng phải trả bằng nhiều sinh mạng và phi cơ ở các khu rừng rậm của Đông Nam Á. Từ cuốn sách này, bạn đọc sẽ thông cảm với những người từng ném bom Bắc Việt Nam, họ đã làm được việc khó mà kết quả cuối cùng là có thể biến không quân Mỹ thành một công cụ hữu hiệu trong chiến tranh vùng Vịnh.
Cuốn sách này là phần tiếp theo của cuốn Leo thang thất bại: Không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1966 (Gradual Failure: The Air War over North Vietnam, 1965-1966) do tác giả Jacob Van Staaveren viết mà chúng tôi cũng sẽ công bố và xuất bản. Tấc giả Wayne Thompson kể lại việc dùng bài học thất bại để phát triển sức chiến đấu của quân chủng – một quân chủng có cơ hội tốt hơn để thể hiện sức mạnh không quân tiềm tàng năm 1972.
Tiến sĩ Thompson bắt đầu nghiên cứu đề tài của mình khi làm quân dịch tại Trạm tình báo không quân ở Đài Loan trong chiến tranh Việt Nam. Ông dành thời gian để viết cuốn “Bay đến Hà Nội và thoát về” (To Hanoi và Back) trong khi làm tại nhóm “Checkmate”, cơ quan tham gia xây dựng kế hoạch không quân của chiến dịch chống Iraq mang tên Bão táp sa mạc. Sau đó, ông đã gặp các phi công và tư lệnh không quân ở Italy ngay sau khi Operation Deliberate Force không kích Bosnia. Trong chiến dịch của lực lượng Liên quân vào Serbia và tỉnh Kosovo, ông trở lại Checkmate vì vậy, ông có thể có cái nhìn sắc sảo về thay đổi của không quân trên từng lĩnh vực. Mặc dù nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng cuốn sách này là cuốn sách về không quân. Tác giả đã cho ra đời một cuốn sách sống động và sâu sắc.
Phần trích dẫn ở cuối sách đề cập đến một vài cuốn sách khác nói về không quân Mỹ trong chiến tranh Việt nam. Chương trình lịch sử của chúng tôi không ngừng đánh giá lại quá khứ của quân chủng dưới ánh sáng của những nghiên cứu và triển vọng mới. Chúng tôi mong nhận được phê bình và đóng góp cho lần xuất bản tới.
RICHARD P. HALLION
Nhà sử học không quân
***
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
15 Tháng Một, 2010, 08:23:48 PMVề tác giả
Wayne Thompson là trưởng phòng phân tích tại cơ quan hỗ trợ lịch sử không quân Mỹ ở Washington. Trong chiến tranh Việt nam, ông là làm quân dịch tại một trạm tình báo không quân ở Đài Loan. Ông đã tốt nghiệp Đại học Schenectady, New York, và Đại học St. Andrews, Scotland. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngành lịch sử tại Đại học California, San Diego. Tháng 8-1990, Dr. Thompson được đưa vào nhóm vạch kế hoạch không quân tại Lầu Năm Góc. Sau đó ông cố vấn lịch sử cho cơ quan khảo sát không quân tại chiến tranh vùng Vịnh. Năm 1995 không quân Mỹ cử ông nghiên cứu những chiến dịch ném bom bay từ Italy đến các mục tiêu Bosnias, và năm 1999 trong cuộc khủng hoảng ở Kosovo khiến ông quan tâm đến những chiến dịch không kích Serbia.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
15 Tháng Một, 2010, 10:14:30 PM
Tựa
Khi tôi bắt đầu nghiên cứu những sự kiện này, tôi nghĩ sẽ viết về một trong những phần đáng buồn nhất của lịch sử không lực Hoa Kỳ. Tôi có lẽ làm như vậy, nhưng dần dần (leo thang giống như chiến dịch Sấm Rền năm 1965-68 ở Bắc Việt) tôi có cái nhìn tích cực hơn về kinh nghiệm của không quân Mỹ ở Đông Nam Á. Chắc chắn đau thương và chết chóc chúng ta thường gắn với chiến tranh gây ra nhiều đau khổ. Rõ ràng không quân Mỹ phải hoạt động dưới sức nặng cực kỳ o ép khiến tự thất bại. Rõ ràng tai tiếng về ném bom kém hiệu quả ở Bắc Việt và làm cho không lực Mỹ dường như trở nên một công cụ ít hứa hẹn. Nhưng sau nhiều năm tìn kiếm cách sử dụng có ích hơn của một không lực yếu kém, chiến dịch Linebacker ném bom Bắc Việt năm 1972 kết hợp thả thuỷ lôi khu vực các cảng biển và những chiến dịch không kích đồng thời ở Nam Việt đã làm nên thay đổi đáng kể, dẫu cho chiến dịch này muộn và ngắn hạn.
Sự phục hồi của không lực Mỹ bắt đầu trước khi Bắc Việt nam xâm lược Nam Việt nam năm 1972 và tiếp tục sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975. Cuộc chiến đấu vì Đông Nam Á đã biến không quân Mỹ từ hầu như chỉ trú trọng vào một cuộc chiến hạt nhân tiềm tàng với Liên Xô thành một lực lượng đa năng và linh hoạt trong sử dụng vũ khí thông thường. Nhưng suy nghĩ về không lực Mỹ và Đông Nam Á đã bị bỏ lại sau những tiến bộ về kỹ thuật. Khi mà thất bại cuối cùng thuộc về Nam Việt Nam và Đồng minh Mỹ của họ, những chiến thắng thuyết phục của không lực mới có độ chính xác cao của Mỹ vẫn đang trong tương lai.
Mặc dù chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam dùng một số lượng bom ít hơn các chiến dịch đồng thời ở Nam Việt nam và Lào nhưng đầu tư trí tuệ và cảm xúc lại nhiều hơn. Ở đó, lực lượng phòng không tập trung kết hợp với khoảng cách lớn hơn từ các căn cứ ở Thái Lan và Nam Việt nam đã làm những chiến dịch không kích trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn. Ban đầu, không quân Mỹ tự xác định mình là lực lượng có khả năng cao nhất trong tấn công những mục tiêu từ các chiến trường trên bộ và trên biển. Ở nhưng nơi bộ binh tác chiến trên chiến trường Nam Việt nam, không quân Mỹ chỉ đảm bảo một phần hoả lực và vận tải hiệp đồng giữa máy bay ném bom hạng nặng và tiếp dầu trên không cho phép không quân Mỹ không kích những mục tiêu xa – một khả năng chưa được sử dụng ở Bắc Việt Nam cho đến gần cuối cuộc chiến. Mặc dù ưu điểm tiến công tầm xa của máy bay ném bom được chia sẻ với tên lửa hạt nhân xuyên lục địa và tên lửa hạt nhân phóng từ tầu ngầm của hải quân, nhưng trong tiến công tầm xa quy ước thì không quân vẫn là phương án được lựa chọn cao nhất. Khi bỏ máy bay ném bom ra khỏi bài toán, sự đóng góp của Không quân mất đi tính độc đáo. Bắc Việt nam bé nhỏ ở xa Vịnh Bắc Bộ, nơi máy bay hải quân có thể xuất phát từ các tàu sân bay và hoạt động không cần tiếp dầu trên tất cả không phận.
Máy bay của hải quân và thuỷ quân lục hiệp đồng để đảm nhiệm toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam. Vì vậy người Mỹ với nỗi lo can thiệp của Trung Quốc đã hạn chế sử dụng máy bay ném bom hạng nặng B-52 của không quân ở Bắc Việt Nam trong suốt cuộc chiến. Mặt khác, vì không quân Mỹ tập trung chuẩn bị chiến tranh hạt nhân, thậm chí chính họ còn sử dụng một số máy bay chiến đấu và vũ khí do hải quân phát triển.
B-52 với radar và khoang chứa bom lớn có thể thổi bay nhiều mục tiêu Bắc Việt Nam không những vào ban ngày thời tiết trong trẻo mà còn về ban đêm hoặc trong thời tiết xấu thường xuyên trong năm ở Bắc Việt Nam. Trở ngại chính trị đối với việc phát huy toàn diện khả năng ném bom trải thảm của B-52 khiến không quân phải tìm kiếm khí tài ném bom chính xác, trong mọi điều kiện thời tiết và liên tục cho máy bay tiêm kích. Trước khi chiến tranh kết thúc, bom dẫn bằng laser đã đạt tiêu chuẩn chính xác trên thực tế nhưng bóng đêm và thời tiết xấu vẫn hạn chế hiệu quả của không lực Mỹ.
Giai đoạn cuối Mỹ can thiệp vào chiến tranh đem lại vị thế chính trị, quân sự (cũng như công nghệ) thuận lợi hơn cho không lực Mỹ. Câu chuyện không quân ở Đông Nam Á theo hướng tiến bộ mặc dù họ phải chia sẻ trách nhiệm khiến cuộc chiến thất bại.
Sự thất bại của Nam Việt Nam trước Cộng sản Bắc Việt Nam năm 1975 chắc chắn mang là thất bại quân sự của Mỹ (cả không quân cũng như lục quân), dù trên thực tế nó đã rút quân khỏi cuộc chiến trước khi Bắc Việt Nam xâm lược thành công . Lào và Campuchia cũng rơi vào kiểm soát của cộng sản và hậu quả là hơn một triệu người Campuchia đã chết. Trải qua thời gian, Cold War (tính cả chiến tranh Việt nam) đã xoá đi thất bại, khi Thái Lan và các nước không cộng sản ở Đông Nam Á trở nên thịnh vượng. Nhưng việc ném bom Bắc Việt nam có thể vẫn còn khuấy động tranh luận nảy lửa trong số người Mỹ đứng tuổi, nhiều người đã lên lên án vì nó quá tàn nhẫn hoặc quá yếu hoặc đơn giản là không thích đáng.
Những người này đã tranh luận vai trò không lực Mỹ trong chiến tranh khi đó và kể từ đó tình cảm và sự trừu tượng thường rất lớn. Độc giả những trang này sẽ có cảm giác cụ thể về những chiến dịch không kích và người Mỹ tham gia - từ các phi công đã mạo hiểm với cuộc sống đến các tướng lĩnh chỉ huy họ và cả các chính khách đã đưa họ đến. Bức chân dung do người Bắc Việt vẽ hiển nhiên là rất mờ nhạt vì vậy việc đánh giá tác động của việc ném bom cần rất thận trọng.
Cuốn Leo thang thất bại: Không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1966 (Jacob Van Staaveren) đưa câu chuyện của chúng ta qua nhưng cố gắng muộn màng nhằm phá huỷ các kho nhiên liệu cảu Bắc Việt Nam vào mùa hè năm 1966. Trước đó Bắc Việt đã sơ tán xăng dầu từ khu bồn sang các thùng phuy đặt rải rác khắp cả nước. Đây là bài học nữa về sự yếu kém của chiến dịch ném bom leo thang kiểu Sấm Rền. Sau mười tám tháng ném bom, hầu hết các sân bay Bắc Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn, không kể cảng chính ở Hải Phòng và thành phố Hà Nội. Không quân Mỹ đề nghị ném bom các mục tiêu owr các khu vực trên bằng B-52, nhưng tổng thống Lyndon Johnson hạn chế những cuộc tấn công vào các thành phố lớn suốt nhiều tháng và cuối cùng chỉ cho phép máy bay chiến đấu tấn công những mục tiêu gần đó. Chẳng có tổng thống nào trước đây lại nhúng tay vào lựa chọn mục tiêu chi tiết và chiến thuật như vậy.
-----------------------------
Bạn t2ncdn để ý những chỗ tôi sửa nhé!
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong16 Tháng Một, 2010, 04:34:32 PM
Cho đến 1972, khi tổng thống Richard Nixon đã rút lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực Đông Nam Á, B-52 vẫn chưa thả bom gần Hà Nội và Hải Phòng. Lúc đó, những thành phố này vẫn được coi là để dành, chiến dịch Linebacker tương phản với Sấm Rền. Không phải là vai trò lớn hơn của B-52, mà là các công nghệ mới của bom laser, cho phép máy bay chiến đấu tiêu diệt cầu và các mục tiêu một cách nhanh chóng với ít bom thay vì liều mạng tập kích bằng nhiều máy bay chiến đấu. Kinh nghiệm đáng khích lệ sau nhiều năm thất bại cay đắng của không quân và sau những năm tái thiết của Bắc Việt Nam. Khoảng thời gian 1968 (nhiệm kỳ thời tổng thống Johnson) và 1972 (Bắc Việt nam xâm lược Nam Việt Nam) Bắc Việt Nam bị ném bom rất ít. Thật ra, tướng John Lavelle bị chỉ trích khi làm tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 sau khi một nhân viên làm báo cáo giả giấu một số những cuộc tập kích nhỏ vào sự chuẩn bị Bắc Việt Nam.
Tướng Lavelle là một trong những người đáng nhớ mà độc giả sẽ gặp ở đây. Chưa bao giờ tôi có dịp may gặp ông, nhưng tôi quen nhiều người trong cuốn sách này. Họ hào phóng dành thời gian và hiểu biết; tôi đặc biệt cám ơn Hiệp hội các phi công chiến đấu châu thổ sông Hồng đã mời tôi tham gia họp mặt và cả chuyến thăm căn cứa cũ tại Thái Lan năm 1987. Tôi tự hào vì có lợi thế quen được nhiều nhà sử học được viện dẫn trong tài liệu này. Mỗi người trong số họ đều đáng được cảm ơn riêng nhưng danh sách sẽ rất dài và có thể tôi lại để sót ai đó. Tuy thế, tôi vẫn muốn giới thiệu một vài ý tưởng về việc hình thành cuốn sách như thế nào.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
16 Tháng Một, 2010, 05:35:54 PM
Thầy Armin Rappaport ở Đại học tổng hợp California, San Diego, là người hướng dẫn tôi trong giai đoạn đầu làm nghiên cứu sinh về sự can thiệp của Mỹ vào châu Á và vẫn là một người bạn khi chương trình nghiên cứu sinh của tôi bị chiến tranh Việt Nam gián đoạn do tôi phải làm quân dịch tại một trạm tình báo không quân tại Đài Loan. Sau khi hoàn thành luận án về giám sát quân sự của Mỹ tại tỉnh Mono, Philíppin, tôi chuyển sang công tác tại không quân. Xếp đầu tiên của tôi trong chương trình lịch sử không quân là ông Warren Trest, một trong những nhà sử học có nhiều nghiên cứu nhất của không quân.
Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, sau khi ông Jacob Van Staaveren về hưu, tôi theo Warren đến Washington và tham gia với nhóm của đại tá John Schlight ngay trước khi họ giải thể bỏ lại Bernard Nalty và tôi. Cả Bernie và tôi đều có sách đang viết dở về Việt Nam, nhưng phần lớn thời gian chúng tôi phải làm trong các chương trình khác. Khả năng bản thảo của tôi được phát hành là rất thấp.
Vào tháng 8-1990 tôi tham gia nhóm kế hoạch chiến dịch không quân “Checkmate” của đại tá John Warden tại Lầu Năm Góc. Và thế là tôi trở thành Cố vấn lịch sử cao cấp cho thư ký nghiên cứu không lực tại vùng Vịnh của không quân dưới sự chỉ đạo của ngài Eliot Cohen. Một số đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu là cựu chiến binh tại Việt Nam (Richard Blanchfield, Paul Bloch, Alexander Cochran, John “Joe” Guilmartin, Richard Gunkel, Thomas Keaney, đại tá Emmett “Mike” Kiraly, đại tá David Tretler và Barry Watts) và câu chuyện của chúng tôi thường về cuộc chiến trước đây.
Khi tôi trở lại to cơ quan cũ sau ba năm vắng mặt, việc công bố cuốn bản thảo về Việt Nam xem ra có vẻ khả thi. Kết thúc Chiến tranh lạnh đã tạo cơ hội để cho ra một ấn phẩm không bị xếp độ mật của công trình nghiên cứu nhiều tập về chiến tranh vùng Vịnh. Một chút về chiến tranh Việt nam hình như vẫn còn bí mật, và tôi đã hoàn thành bản thảo đầu tiên trong một năm.
Bay đến Hà Nội và thoát về không phải những từ cuối cùng về đề tài này thậm chí không phải là những từ cuối cùng của tôi về nó. Cuối cùng, tôi mong muốn làm hoàn thiện bộ sách nhiều tập của không quân trong chiến tranh với một tập có tính nghiên cứu. Trong cuốn sách này, về những chiến dịch trên bầu trời Bắc Việt Nam, tôi chủ yếu dựa vào báo cáo của Không quân. Mặc dù tôi cũng đã cân nhắc khi sử dụng tài liệu tại thư viện Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas, nhưng tôi vẫn chưa dùng đến các tài liệu của Richard Nixon, Melvin Laird, hoặc Henry Kissinger. Quan điểm của tôi về Tham mưu trưởng liên quân, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, và Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Viet Nam (MACV) căn bản dựa trên chính sử cũ.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
16 Tháng Một, 2010, 06:11:03 PM
Trong khi tài liệu nghiên cứu của tôi vẫn còn bị xếp dạng mật, tôi có sự may mắn được góp ý của các nhà sử học của các quân chủng khác: ông Graham Cosmas (người viết lịch sử MACV), ông Mark Jacobsen (một giáo sư tại Học viện Chỉ huy – Tham mưu Thuỷ quân lục chiến, người viết tập Hải quân của chiến dịch Sấm Rền), và ông Jack Shulimson (tác giả của ba tập trong bộ Thuỷ quân lục chiến trong cuộc chiến tranh). Tài liệu của tôi cũng được ông David Humphrey đọc cẩn thận khi hướng dẫn tôi các tài liệu mở rộng về chiến tranh Việt Nam ở thư viện Johnson trước khi ông sang Bộ Ngoại giao để biên tập tập Việt Nam trong “Những mối quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ”. Sau khi giải mật, tài liệu còn nhận được góp ý từ một số độc giả có kiến thức như: ông David Mets, ông Marshall Michel, ông John Sherwood, ông Warren Trest, ông Barry Watts, ông Kenneth Werrell và ông Darrel Whitcomb.
Khi tiến hành nghiên cứu cho cuốn sách này, tôi thường gọi điện cho một số cá nhân ở các quân chủng và cơ quan khác. Bên cạnh những người đã được đề cập trên có Edward Marolda và Bernard Cavalcante bên Hải quân đã chia sẻ những kiến thức mở rộng về cuộc chiến tranh, cũng như Dale Andrade, Jeffrey Clarke, Vincent Demma và William Hammond bên Lục quân. W. Hays Parks thuộc Phòng Luật quốc tế Bộ Tham mưu Lục quân đã cung cấp tài liệu nội bộ trong nhiều năm. Tại Bộ Tham mưu liên quân, Walter Poole và Willard Webb luôn sẵn sàng giúp đỡ. Thomas Johnson, Gary Keeley và Henry Schorreck ở Cục An ninh quốc gia; Deane Allen và Carrie Thompson ở Cục Tình báo quốc phòng; Robert Destatte ở Cục tình báo quốc phòng và sau này ở Văn phòng Tù binh và người mất tích; J. Kenneth McDonald ở Cục Tình báo trung ương đã có những giúp đỡ vô giá. Merle Pribbenow, một chuyên gia về Việt Nam về hưu đã hào phóng chia sẻ cho tôi các bản dịch chính sử của Hà Nội.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong16 Tháng Một, 2010, 06:31:29 PM
Viết sử trong Không quân là một quá trình tích lũy bắt đầu bằng tài liệu do các nhà sử học thực địa thu thập, tiến hành phỏng vấn và viết báo cáo.
Hàng trăm báo cáo và hàng nghìn tài liệu đi kèm đã được dùng cho cuốn sách. Tôi mang ơn các nhà sử học thực địa, những người đã làm công việc khó nhất và tạo điều kiện cho tôi viết cuốn sách này. Tôi cũng được tạo thuận lợi bởi Cục Nghiên cứu Lịch sử Không quân tại căn cứ Maxwell, Alabama. Quý Cục không những lưu trữ và phân loại tài liệu mà còn tiến hành hàng trăm cuộc phỏng vấn liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các cuộc phỏng vấn do Hugh Ahman và James Hasdorff thực hiện; Sau khi về hưu, Tiến sĩ Hasdorff trở lại và thực hiện phỏng vấn các cựu những tù binh chiến tranh cho Học viên Không quân, và tôi cũng biết ơn Duane Reed ở thư viện Học viện đã cung cấp các bản lưu cũng như những giúp đỡ tận tình khác. Không phải không có người của Cục Nghiên cứu lịch sử giúp đỡ tôi trong các đề án. Về những người này, ít nhất tôi phải cảm ơn Thomas Dean, Archie Difante, Judy Endicott, Lynn Gamma, Richard Gamma, Robert Johnson, James Kitchens, thượng sĩ Barry Spink và Warren Trest; cũng như Robert Young, người đã ở Cục trước khi ông chuyển đến Trung tâm Tình báo không quân quốc gia Wright-Patterson, Căn cứ không quân Ohio với tư cách là một nhà sử học.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
18 Tháng Một, 2010, 05:04:31 PM
Tôi thường xuyên khai thác các đồng nghiệp tại Văn phòng ở Washington của chương trình lịch sử Không quân - trong trường hợp này cụ thể là Vicky Crone, Sheldon Goldberg, William Heimdahl, Yvonne Kinkaid, Marcelle Knaack, thiếu tá John Kreis, Eduard Mark, Karen Fleming Michael, trung tá Vance Mitchell, Walton Moody, Bernard Nalty, Jack Neufeld, Diane Putney, đại tá John F. Shiner, George Watson, đại tá George Williams và Richard Wolf. Trong hai mùa hè tôi đã nhận đưựoc sự giúp đỡ của các nghiên cứu sinh kiệt xuất: Học viên sĩ quan Robert Cummings của Học viên không quân Mỹ nghiên cứu về hệ thống đường sắt của Bắc Việt, và Janis Gibbs của trường William và Mary khảo sát phản ứng của báo chí Mỹ với những chiến dịch không kích Bắc Việt Nam.
Người hướng dẫn chính của tôi là Herman Wolk. Tôi không thể hoàn thành tài liệu này nếu không có sự giúp đỡ của thầy và ba cguyên viên của chương trình lịch sử Không quân: thiếu tướng John Huston, Richard Kohn, và Richard Hallion. Việc công giải mật tài liệu của tôi được thiếu tá thiếu tá William Coburn trong cơ quan giải mật tài liệu Khôgn quân phụ trách. Tôi rất may mắn khi tài liệu của tôi được đặt và bàn tay đầy thử thách của David Chenoweth, một biên tập viên có kinh nghiệm nhất về chiến tranh Việt nam.
Cuối cùng, tôi cũng muốn nhắc đến những người có ảnh hưởng khích lệ nhất đó là Clarence và Elaine Thompson, ngững người đã mang tôi đến trái đất này khi ông là hoa tiêu trên máy bay B-24 Liberator ném bom nước Đức. Lillian Hurlburt Thompson đã kết hôn với tôi trước khi tôi viết bản thảo, cùng đến với tôi ở Đài Loan, trở thành một nữ thương nhân quốc tế và đã giúp tôi xây dựng bối cảnh học thuật cho các nghiên cứu của tôi về chiến tranh.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
18 Tháng Một, 2010, 05:50:38 PM
Mục lục trang
Lời dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………..iii
Lời tựa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………v
1 Câu hỏi hóc búa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………….3
2 Chiến thuật mới, Chiến lược cũ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………37
3 Leo thang trong thử nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………..67
4 Thời bất bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………………………95
5 Hỗ trợ cho Sấm Rền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………………121
6 Bảo vệ phản ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………………153
7 Tù nhân và những người sống sót khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………….175
8 Chuyện của Lavelle . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………….199
9 Linebacker . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………...219
10 Cuối cùng là B-52 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………..255
11 Tiếng vọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ,……………………….. .281
Phụ lục
Bản đồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………….. . 293
Bảng tổng kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………. . . . 299
Ghi chú . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………… . . 315
Thuật ngữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………. . . . . . . . 361
Tiểu sử. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …..…………………….. . . 363
Danh mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... ………………. . . . . 399
Minh họa
Bản đồ
Đông Nam Á . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………. . . . . . . 295
Miền Bắc Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ….. . . . . . . . . 296
Hà Nội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………. . . . . . . . 298
Ảnh
Trung tướng William W. Momyer và Đại tướng John D. Ryan . . . . . . . . . . . . . . . 117
Nguyen Cao Ky, Trung tướng William W. Momyer, và Đại tướng
John P. McConnell . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………….. . . . 117
Trung tướng William W. Momyer, Đại tá. Robin Olds, và Đại úy
John B. Stone . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………... . . . . . . . . 117
Tên lửa Sparrow và Sidewinder . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………. . . . . . . . . . . 118
Máy bay F–105 tại căn cứ Không quân Korat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
Nhà máy gang thép Thái Nguyên bị tấn công. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
Ném bom sân bay Phúc Yên . . . . . . . . . . . . . . . ……… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
Cầu Đuống (Canal des Rapides) bị tấn công . . . . . ……………. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
Bay qua cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
Máy bay F–105 bị thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …. . . . . 120
Tên lửa SA–2 của Bắc Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………. . 120
Má bay MiG–21 của Bắc Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……… .. . 120
Trung tướng Gerald W. Johnson . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ….. . . . 211
Melvin Laird, Đại tướng George S. Brown và Ellsworth Bunker . . . . . . . ….. . . . 211
Đại tướng John D. Lavelle . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . … . . . .. 211
Đại tướng John W. Vogt và phi công F–111 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... . . .. 211
ĐẠi tướng J.C. Meyer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . 211
Máy bay F–4 hạ cánh ở Căn cứ không quân Udorn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 212
Đại tá Scott G. Smith, Đại úy. Richard S. (Steve) Richie, và Đại úy Charles B. DeBellvue . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………………… . . 212
Pháo thủ phòng không Bắc Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………….. . . . . . 212
Jane Fonda và pháo thủ phòng không Bắc Việt Jane ở Hà Nội . . . . . . . . . . . . . . . 212
Máy bay trinh sát RF–4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………. . . . . 213
Nhân viên đọc không ảnh không quân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 213
Máy bay trinh sát không người lái và máy bay mẹ DC 130 . . . . . .. . . . . . . . . . . . . 213
Máy bay kiểm soát ra đa EC–121 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………… . . . . . . . 213
Tiếp dầu trên không . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .….. . . . . . . . . . . 214
Bom la-de lắp trên F–4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………….... . . . . 215
Cầu Thanh Hóa bị bom la-de đánh sập . . . . . . . . . . . . . . .. . …………………... . . 215
Nhà máy điện Hà Nội trước và sau khi bị ném bom la-de. . . . . …………... . . . . . 215
Lắp bom lên B–52 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………. . . . . . . . 216
Bay đến Hà Nội và thoát về
Máy bay B–52 tại Căn cứ không quân Andersen . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 216
Máy bay B–52 tại Căn cứ không quân U-Tapao. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . 216
Máy bay B–52 hạ cánh ở Căn cứ không quân U-Tapao. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 216
Ga Gia Lâm and Lang Giang sau khi bị ném bom . . . . . . . . . . . . . . . . . . …… . . . 217
Phố Khâm Thiên, Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị dính bom . . . . … . . 217
Nhà tù của Bắc Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………... . 218
Các tù binh được tha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………….... . . . . 218
Tù binh Mỹ ở Hà Nội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………. 218
Cựu tù binh trên máy bay C–141 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 218
Cựu tù binh và vợ trong lễ kỷ niệm đám cưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………. . . 218
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
OldBufftrong
18 Tháng Một, 2010, 05:56:27 PM"Cầu Canal des Rapides bị tấn công": Canal des Rapides là Sông Đuống nên đoạn bôi đỏ gọi là Cầu Đuống
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong18 Tháng Một, 2010, 06:04:39 PM
cám ơn anh cho biết thêm, e cũng đã gúc rồi, trên ấy nó đưa ảnh cầu Long Biên làm em phân vân không giám dịch liều kính mong các mem tiếp tục đóng góp
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
18 Tháng Một, 2010, 06:45:28 PMBay đến Hà Nội và thoát về
Không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Bắc Việt Nam 1966-1973
Chương 1
Câu hỏi hóc búa
Cuối thế kỷ XX, sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Châu Âu và mất động lực ở Châu Á, người Mỹ vẫn chưa nhất trí về nguyên nhân những gì họ phải chịu ở Việt Nam. Không có sự can thiệp của Mỹ, những người cộng sản đàng hoàng giành lấy kiểm soát toàn bộ Việt nam, Lào, và Campuchia từ tay người Pháp trong thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi muộn màng của cộng sản năm 1975 gây tổn thất lớn đối với các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Nhưng bên cạnh của giết chóc đã nổi lên một Đông Nam Á giàu có, phi cộng sản. Trong sự kình địch lâu dài giữa Việt Nam và Thái Lan, cuộc chiến tranh Việt Nam giúp Thái Lan vươn lên phía trước về kinh tế bằng dòng chảy đô la từ các căn cứ không quân Mỹ ở đó. Sự nổi dậy của những những người cộng sản Thái Lan yếu ớt, trong lúc Cộng sản Việt nam chiến đấu trước hết chống lại bộ máy chiến tranh của Mỹ; sau đó chống lại quân xâm lược Trung Quốc và đồng minh cộng sản Campuchia của họ (đã giết hại hàng trăm nghìn người Campuchia); và cuối cùng chống lại sự trì trệ của giới lãnh đạo già nua tinh thông đánh nhau hơn là xây dựng kinh tế.
Trong cuộc chiến tranh Việt nam, không quân Mỹ và các quân chủng anh em không thể tránh được câu hỏi tiến hành chiến đấu như thế nào cho tốt nhất trong vòng hạn chế bởi khả năng kỹ thuật, bởi địa hình của Đông Nam Á và bởi tính phức tạp của địa chính trị thế giới – như qua nhận thức của tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon. Việc Johnson từ chối đề nghị dùng pháo đài bay B-52 ném bom những mục tiêu Bắc Việt Nam dẫn đến máy bay của không quân và hải quân phải gặm nhấm những mục tiêu do tổng thống vạch ra. Trong chiến dịch ném bom Sấm Rền dài đằng đẵng trên bầu trời Bắc Việt Nam từ tháng 3-1965 đến tháng 11-1968, Johnson hạn chế sử dụng B-52 ở Bắc Việt Nam, chỉ ném bom các kho hàng và đường vận tải gần biên giới Nam Việt nam và Lào. Thậm chí các cuộc tập kích B-52 vào Bắc Việt nam mãi đến tháng 4-1966 mới được tiến hành. Trong thời gian ấy, B-52 đang rải thảm các khu rừng rậm của Nam Việt nam với hy vọng giết những người cộng sản nổi dậy và các đơn vị chính quy Bắc Việt nam muốn lật đổ chính phủ thân Hoa Kỳ(1).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
18 Tháng Một, 2010, 07:06:35 PM
Sau khi thất bại trong việc ủng hộ người Pháp đánh bại cuộc nổi dậy của những người cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Mỹ mới chặn Bắc Việt nam tại vĩ tuyến 17. Tại Nam Việt nam, Hoa Kỳ cố gắng xây dựng một đất nước mới dưới sự cai trị của Ngô Đình Diệm - một người dân tộc chủ nghĩa, đã từng phải chôn người anh bị những người cộng sản sát hại. Không may, Diệm là tín đồ thiên chúa giáo trong một đất nước những người theo đạo Phật chiếm số đông (ở Việt nam, tôn giáo pha trộn Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo). Cuộc nổi dậy của những Phật tử dẫn đến cuộc đảo chính quân sự với cái chết của Diệm và dẫn đến các cựu chiến binh do Pháp đào tạo nắm quyền. Cuối cùng, tướng Nguyễn Văn Thiệu vượt lên tướng không quân lòe loẹt Nguyễn Cao Kỳ.
Sự liên quan của Thiệu và Kỳ với chế độ thực dân Pháp đã nhộm đen chính quyền của họ ngay từ khởi đầu. Những phàn nàn của hộ với nhà cầm quyền dân tộc chủ nghĩa bị cắt đứt có mặt ngày càng tăng của Mỹ ở Nam Việt nam và công luận Mỹ đảm bảo rằng Bắc Việt Nam không bị đe doạ. Thiệu và Kỳ không thể đưa ra một đề án thống nhất Việt nam - chỉ có chế độ cộng sản Bắc Việt Nam mới làm được điều này. Trong khi Hoa Kỳ chứng tỏ quyết tâm Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Nam Việt nam với nửa triệu lính Mỹ, cũng như máy bay, lính Mỹ bị cấm xâm lược Bắc Việt Nam. Tổng thống Johnson không muốn liều lĩnh trước sự can thiệp Trung Quốc, người đã đánh bật lính Mỹ ra khỏi Bắc Triều Tiên năm 1950. Nhưng Bắc Việt Nam chuyển từ ủng hộ cuộc dậy sang xâm lược toàn diện Nam Việt Nam. Mặc dù cuộc xâm lược này không xảy ra cho đến năm 1972 và 1975, chính phủ Nam Việt Nam và Mỹ hành động với suy luận cuộc xâm lược có thể đến sớm hơn. Trong khi chờ đợi, ít nhất 50 nghìn quân chính quy Bắc Việt Nam đang hoạt động ở Nam Việt nam trước năm 1967. Đây là sức mạnh lớn của cộng sản mà những người đối lập không thể chĩa vào sự nổi dậy ở Nam Việt nam mà không phải trả với sự đe doạ từ Bắc Việt Nam (và ngược lại).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
18 Tháng Một, 2010, 07:17:00 PMĐối lập với cộng sản khai thác nhược điểm của đối thủ, chính quyền Johnson thậm chí còn cấm đánh sang vùng cán xoong của Lào, nơi Bắc Việt Nam đưa lính và đồ tiếp tế vào Nam Việt nam. “Đường mòn Hồ Chí Minh” trở thành một mạng đường ngang dọc cho các xe vận tải chạy ban đêm dưới làn bom Mỹ, và sự bắn phá của máy bay AC-130 (Phiên bản cải tiến từ máy bay vận tải và được gọi là “gunships”). Phía bắc vùng cán xoong, sức mạnh của không quân Mỹ giúp chính phủ Lào bảo vệ mình khỏi cuộc tấn công của cộng sản. Hiệp định Geneve năm 1962 đã đảm bảo tính trung lập cho Lào, và chính phủ của đất nước bị bao vây còn lựa chọn duy trì hình ảnh tưởng tượng rằng Lào không bị sử dụng làm đường dây hậu cần cho cộng sản.
Vì vậy, chính phủ Lào không muốn nhận một số lượng bộ binh Mỹ công khai vào để cắt đứt con đường mòn Hồ Chí Minh - nhưng đồng ý sử dụng không quân với mục đích này. Không quân Mỹ (giống như bộ đội Bắc Việt) tỏ ra với công chúng rằng họ không chiến đấu tại Lào. Sự hiện diện công khai của Mỹ cũng tạo cho Liên Xô tránh đương đầu với Hoa Kỳ tại Lào. Tình huống này là một trong bí mật mở của cuộc chiến tranh Việt nam thuyết phục nhiều người Mỹ rằng chính phủ của họ không chân thực.
***
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
18 Tháng Một, 2010, 10:00:11 PM
Chính phủ Thái Lan cũng đóng vai trò riêng trong cuộc chiến im lặng. Máy bay của không quân Mỹ cất cánh từ các căn cứ ở Thái Lan không được phép ném bom Nam Việt Nam, và không quân Mỹ được yêu cầu phải giả vờ rằng các phi vụ của họ ném bom Bắc Việt Nam và Lào xuất phát từ các căn cứ tại Nam Việt Nam. Tới tận 1967, một thời gian dài sau khi những chiến dịch không kích từ Thái Lan trở nên công khai, chính phủ Thái Lan mới chấm dứt sự tưởng tượng và cho phép các phi vụ B-52 từ Thái Lan ném bom những mục tiêu tại Nam Việt Nam. Tới lúc đó, những phi công Mỹ ở Thái Lan không công khai, trừ những cơ hội hiếm hoi khi họ được đưa về Sài gòn họp báo để chứng minh rằng những phi vụ của họ ném bom Bắc Việt Nam được xuất phát từ Nam Việt Nam. Một số phi công thích sự công khai này, nhưng những người khác xem đó là xúi quẩy sau khi tư lệnh phi đoàn 67 không quân chiến thuật, trung tá Robinson Risner, sau khi xuất hiện trên bìa tạp chí Time thì ngồi trong hệ thống nhà tù ở Bắc Việt nam; ông bị bắn rơi ngày 16-9-1965.
Không quân Mỹ không hoàn toàn hài lòng với việc Thái Lan không muốn máy bay triển khai tại đó ném bom Nam Việt Nam, kể từ khi chính sách này có thể gạt bỏ không lực khỏi nhiệm vụ ném bom Bắc Việt Nam và Lào. Mãi tới tận 1968 Thái Lan mới cho phép máy bay chiến đấu đậu ở đó không kích những mục tiêu ở Nam Việt Nam và chỉ ở vùng phía bắc gọi là Vùng chiến thuật I. Trừ phi đoàn không quân chiến thuật 366 ở sân bay Đà Nẵng thuộc Vùng chiến thuật I, máy bay chiến đấu đóng ở Nam Việt Nam hiếm khi liều lĩnh bay sâu vào Bắc Việt Nam. Bộ binh và thuỷ quân lục chiến yêu cầu không lực Mỹ ở Nam Việt Nam hơn bao giờ hết. Tám triệu tấn bom đạn ném xuống Đông Nam Á, hơn nửa số đó ném xuống Nam Việt Nam; hơn một triệu tấn xuống Bắc Việt nam và hơn hai triệu tấn ở Lào. Mặc dù con số này gây ấn tượng khi so sánh với gần bốn triệu tấn Mỹ và Anh ném xuống chiến trường trong thế chiến II, đa số bom trong thế chiến II ném xuống các thành phố - không giống Đông Nam Á đa số bom ném xuống rừng rậm, và thêm vào đó là tám triệu tấn đạn pháo Mỹ.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
18 Tháng Một, 2010, 10:00:30 PMMáy bay Mỹ tấn công Bắc Việt Nam và Lào cất cánh phần lớn từ căn cứ không quân ở Thái Lan và tàu sân bay ở Vịnh Bắc Bộ. Cao nguyên Korat trải dài tới sông Mekong (bắc Campuchia) và vùng cán xoong ở Lào, cách Thái Lan và Việt nam 70 dặm. Không quân Mỹ sử dụng ba sân bay ở đông Thái Lan gần sông Mekong, và bốn sân bay tại Bangkok, cách vịnh Thái Lan chừng 300 dặm về phía tây. Khoảng cách từ những sân bay phía tây Thái Lan và Hà Nội là 500 dặm. Tuỳ thuộc vào vị trí của sân bay và những mục tiêu, các máy bay từ Thái Lan vào ném bom Bắc Việt Nam kéo dài từ một tới ba giờ.
Thời kỳ đầu chiến tranh, chỉ có ba căn cứ ở Thái Lan có đường băng đủ dài để máy bay phản lực chứa đầy bom có thể sử dụng thuận tiện: Don Muang, phía bắc thủ đô Bangkok; Takhli, nằm cách 100 dặm về phía bắc sông Chao Phraya Bangkok; Korat, nằm ở tây nam cao nguyên Korat, cách Bangkok 100 dặm về phía tây bắc. Tốt nhất vẫn là sân bay Don Muang, nhưng từ khi Don Muang trở thành sân bay Bangkok, chính phủ Thái Lan không muốn cho phép không quân Mỹ ở đó. Trừ một vài máy bay tiêm kích, vận tải, và tiếp dầu, Thái Lan sử dụng Don Muang cho chính không quân của mình chủ yếu là máy bay F-86 cũ của Mỹ.
Tại Takhli và Korat (Thái Lan) nhanh chóng bị chìm trong gần mười nghìn quân nhân Mỹ và hơn một trăm máy bay F-105 Thần Sấm. Lực lượng này liên tục được bổ xung, vì F-105 là máy bay cường kích chủ yếu của không lực Hoa Kỳ sử dụng trong trong chiến dịch Sấm Rền, và hơn ba trăm F-105 bị bắn rơi tại Bắc Việt Nam và Lào (xem thống kê). Sự tổn thất còn tệ hơn nếu không có sự bảo vệ của máy bay hỗ trợ. Hai tá máy bay điện tử EB-66, thí dụ, sử dụng chung tại sân bay Takhli với những máy bay F-105 và cố gắng gây nhiểu rađa địch từ xa; những máy bay EB-66 bay quá chậm để sống sót trên những khu vực được bảo vệ tốt ở Bắc Việt nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
18 Tháng Một, 2010, 10:29:13 PMTrong những năm 1950, không quân Mỹ tập trung xây dựng khả năng phát động chiến tranh hạt nhân. Khi đó, Bộ tư lệnh không quân chiến lược thu hút phần lớn nguồn của quân chủng, và Bộ chỉ huy không quân chiến thuật tiêu gần hết phần còn lại để phát triển khả năng ném bom hạt nhân của mình. Máy bay F-105 được thiết kế cho mục đích này nhưng thay vì mang bom hạt nhân trong khoang nó mang bom thông thường trong cánh. Đôi cánh khá nhỏ của F-105 giúp nó đạt được tốc độ khá cao ở sát mặt đất; khi bay tại độ cao lớn, nó lại làm giảm tính cơ động của F-105. Các phi công đặt các biệt hiệu khó nghe cho máy bay F-105 như “Xe truợt chì” hoặc phổ biến hơn “Huỵch” - một biệt danh ở Đông Nam Á trở thành trìu mến hơn xúc phạm. Năm 1964 không quân Mỹ gắng gượng dùng “Huỵch” làm đội biểu diễn ở triển lãm không quân và Thunderbirds kết thúc nhanh chóng và chẳng vẻ vang gì. Nhưng chiến tranh đã rèn lòng kiêu hãnh gắn liền giữa phi công và những “Huỵch’ của họ. Tuy F-105 không cơ động lẹ làng trong không chiến, nhưng nó có thể mang nhiều bom hơn những máy bay khác của không quân Mỹ năm 1966 và bay nhanh hơn máy bay Bắc Việt tại tầm thấp.
Chỉ có một loại tiêm kích của Không quân có thể đối chọi với phòng không Bắc Việt Nam la loại máy bay McDonnell F-4 Con ma II mới hơn và cơ động hơn (phát triển trên cơ sở máy bay hải quân trên tàu sân bay McDonnell FH-1 Con ma sản xuất cuối những năm 1940). “Con ma” biệt danh không phù hợp cho máy bay hai động cơ lớn, nổi tiếng với những vệt khói đen trên trời cao. Chỉ khi dùng chế độ tăng tốc F-4 mới có thể tránh được đám khói luôn để lộ vị trí máy bay. Tuy thế, “Con ma” là một trong số ít tên chính thức được các phi công dùng. “Con ma” đảm nhận phần lớn các phi vụ ném bom ban đêm, vì nó có hai phi công tốt hơn là “Huỵch” với một phi công. Vài người bị diễu trong các tên “Con ma” bằng bức tranh biếm họa một người bé nhỏ buồn cười (hình tam giác của máy bay) với áo choàng, mũ rộng vành và dày ten-nít. Trong không chiến ban ngày với máy bay địch, các phi công lái Con Ma phải thừa nhận một sự thật rằng máy bay của họ chẳng có gì liên quan đến tàng hình.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
19 Tháng Một, 2010, 10:24:33 PM
Dù nặng gần bằng F-105 một động cơ, Con ma có 2 động cơ và cánh rộng hơn cho phép nó lấy độ cao nhanh hơn và ưu điểm này phải trả bằng cái giá tiêu thụ nhiều nhiên liệu và tầm bay ngăn hơn. Về một khía cạnh nào đó, Con ma ít được chuẩn bị cho không chiến hơn Thần Sấm, thời kỳ đầu chiến tranh, Con ma chưa được trang bị súng máy. Hải quân đã phát triển máy bay Con ma để bảo vệ hạm đội bằng tên lửa điều khiển ra-đa Sparrow chúng có thể tấn công máy bay địch tại khoảng cách xa hơn một dặm - nếu radar có thể “khoá” mục tiêu trong khi tên lửa bay. Trên bầu trời Bắc Việt Nam, địa hình phức tạp có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn đường bằng radar; Trong bất cứ trường hợp nào, mật độ tập trung cao của máy bay hải quân và không quân bắt buộc các phi công phải nhận dạng máy bay địch bằng mắt trước khi tấn công - thường phải đưa máy quá gần để phát huy hiệu quả của Sparrow. Dù các tên lửa tìm nhiệt Sidewinder có khả năng tìm được ống xả đuôi máy bay địch ở tầm khá gần, phi công Con ma đôi khi nhận thấy quá gần với máy bay địch mà lại không có súng. Mãi tới 1967 những F-4 mới bắt đầu sử dụng một súng gắn vào một giá đỡ dưới thân máy bay, và chỉ khi Sấm Rền kết thúc vào năm 1968 thì những chiếc F-4 mới có súng máy bắt đầu triển khai ở Đông Nam Á( ).
Trong khi phần lớn Huỵch chỉ có một ghế lái, thì mỗi chiếc Con ma có hai, về mặt lý thuyết phi công thứ hai là người vận hành radar; anh ta có nhiệm vụ khoá radar của mình vào máy bay địch để phi công Con ma bắn tên lửa Sparrow. Hải quân giao công việc cho cho hoa tiêu đưực gọi là “người điều khiển ra-đa đánh chặn”. Trong Chiến dịch Sấm Rền, không quân Mỹ trao công việc radar cho phi công số 2, nhưng chẳng có phi công nào thích ngồi ghế sau cả và không quân Mỹ rút cục học theo cách làm của hải quân. Hoa tiêu ngồi ghế sau của không quân được gọi một cách chính thức là “sĩ quan quân giới” (weapon system officer - WSO, đọc là “wizzo”), vì anh ta thường xử lý không chỉ ra-đa tên lửa không đối không mà cả hệ thống ném bom chính xác được phát triển sau này trong chiến tranh. Một cách không chính thức, anh ta nên có biệt hiệu: “guy in back (GIB)” hoặc đơn giản “kẻ ngồi sau” (backseater).
Trên thực tế, những kẻ ngồi sau của Con ma vốn là phi công làm cho những phi công khác ít khó chịu khi được tính điểm bằng với phi công ngồi trước cho mỗi máy bay địch bị hạ. Bắn rơi ít nhất 5 máy bay địch từ lâu đã là cái mốc trong sự nghiệp phi công, được gọi “Át”. Cuối cùng thì đã có những phi công Át đầu tiên của Mỹ trong cuộc chiến này năm 1972, tất cả đều là hoa tiêu ngồi ghế sau của Con ma và cả ba người trong số này (hai của không quân, một của hải quân) trở thành Át.
Đầu Chiến dịch Sấm Rền, không quân Mỹ có gần sáu trăm Huỵch và sáu trăm Con ma. Dây chuyền sản xuất Huỵch một chỗ ngồi đã đóng cửa và mỗi năm không quân Mỹ đã nhận hơn hai trăm chiếc Con ma hai ghế lái mới. Trong khi tỉ lệ ngày càng tăng máy bay Con ma được dùng cho nhiệm vụ ném bom ít mạo hiểm hơn ở Nam Việt Nam, Huỵch được dành cho những phi vụ nguy hiểm hơn tại Bắc Việt Nam và Lào. Không những Thần Sấm cũ hơn Con ma, mà việc một Thần Sấm với một phi công bị rơi ít thiệt hại hơn hai phi công. Con ma của không quân hoạt động trên Bắc Việt Nam để bảo vệ Thần Sấm trước máy bay Bắc Việt; những phi vụ ít tốn kém này thu hút nhiều cố gắng của Con ma trong Chiến dịch Sấm Rền. Khi Chiến dịch Sấm Rền kết thúc năm 1968, hơn một nửa Huỵch ra đi, và phần còn lại đã sớm được Con ma thay thế.
Khi các máy bay F-4 lần đầu tiên triển khai ở Đông Nam Á năm 1965, đường băng phải được kéo dài tại hai sân bay ở Đông bắc Thái Lan gần sông Mekong. Đầu tiên, máy bay trinh sát Con ma loại RF-4 dùng chung sân bay Udorn với loại RF-101 và F-104, nhưng các loại máy bay cổ này được thay hoàn toàn bằng RF-4 và F-4 năm 1967. Cách Udorn hai trăm dặm dọc theo sông Mekong, sân bay Ubon trở thành căn cứ chính cho Con ma ở Thái Lan. Cách Ubon hai trăm dặm về phía đông qua vùng cán xoong ở Lào, tại Nam Việt Nam, sân bay Đà Nẵng được Con ma sử dụng ném bom Bắc Việt Nam và Lào cũng như Nam Việt nam. Cả thảy, ba sân bay có khoảng 90 máy bay F-4 và hai mươi RF-4 vào năm 1966; những năm sau đó sự hiện diện của Con ma ở Thái Lan tăng lên. Hơn năm trăm F-4 và RF-4 bị mất Đông Nam Á, hai phần ba bị bắn rơi ở Bắc Việt Nam và Lào.
Nhiều Con ma và Thần Sấm bị rơi có thể quy cho hai lỗi thiết kế tồi chung của chúng. Lúc bắt đầu Sấm Rền, chẳng có máy bay nào có thùng nhiên liệu tự hàn còn hệ thống điều khiển thuỷ lực với đường dự phòng gần đến nỗi chỉ trúng một viên đạn là máy bay có thể mất điều khiển hoặc nổ thùng nhiên liệu. Thùng nhiên liệu tự hàn tất nhiên là nặng hơn và các nhà thiết kế máy bay cố gắng giảm trọng lượng vốn đã nặng của máy bay bằng thùng nhiên liệu nhẹ hơn. Trong khi một số Thần Sấm cuối cùng cũng có thùng nhiên liệu tự hàn và hệ thống điều khiển được xắp xếp an toàn hơn, Con ma duy trì tính cơ động bằng thùng nhiên liệu do nhẹ hơn, nhưng dễ tổn thương hơn. Những Con ma đời sau cải tiến bằng cách thêm hệ thống lái điện dự phòng.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong21 Tháng Một, 2010, 09:55:08 PM
Những phi công bị bắn rơi có nhiều cơ hội sống sót. Khoảng một phần ba được cứu thoát ở Bắc Việt Nam, và phần đông sống sót sau nhiều năm bị giam cầm. Cũng một số đông hơn được cứu thoát tại Lào, nơi phòng không địch yếu, ít gây nguy hiểm cho máy bay đến cứu. Nhưng trong cuộc trao đổi tù binh năm 1973, chỉ có 13 người Mỹ bị bắt tại Lào về nước. Trong số hơn năm trăm phi công bị rơi ở đó, khoảng một phần ba không rõ số phận ra sao; một số có lẽ bị lính cộng sản Lào giết vì những tù binh gây ra quá nhiều phiền phức, hoặc lính Bắc Việt Nam giết (lực lượng này giả vời như không có mặt tại Lào).
Trước khi trực thăng tại Udorn liều mạng bay vào Lào hoặc Bắc Việt Nam, những phi công phải báo vị trí và được máy bay cánh quạt Douglas A-1 Skyraiders (“Spads” tên lóng do phi công gọi theo tên loại máy bay Pháp được các phi công Mỹ lái trong Thế chiến I) bảo vệ. Cộng với phi đoàn A-1 tại Udorn, một phi đoàn khác tại Nakhon Phanom nằm cắt ngang sông Mekong từ đường mòn Hồ Chí Minh tại vùng cán xoong ở Lào. Không quân Mỹ mở “NKP” (như người Mỹ gọi một căn cứ mới) có đường băng bằng ghi thép (do bị rỉ sau này thay bằng ghi nhôm). Chỉ máy bay cánh quạt Spads có thể dùng NKP thường xuyên, nhưng máy bay phản lực có thể hạ cánh khẩn cấp và nhiều máy bay bị trúng đạn ở Bắc Việt Nam có thể dùng NKP để hạ cánh hoặc ít nhất cho phép tổ lái nhảy dù để được cứu.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
21 Tháng Một, 2010, 09:57:59 PM
Khi những chiếc F-105 và F-4 tiến hành các cuộc tập kích kéo dài ba giờ vào Bắc Việt Nam, chúng cần tiếp dầu trên không từ Boeing KC-135 ngay sau khi cất cánh và sau khi rời Bắc Việt Nam. Tuyến tiếp dầu trên không là một cải tiến. Trước chiến tranh Việt Nam, tiếp dầu trên không thường tạo điều kiện cho việc triển khai hơn là được triển khai. Trước cuối năm 1966, có khoảng 30 KC-135 tại Thái Lan: 10 chiếc tại Takhli và 20 chiếc tại U-Tapao – một căn cứ nằm cách 70 dặm về phía nam Bangkok sát vịnh Thái Lan. Dầu được chở bằng tầu thuỷ đến U-Tapao và phương pháp vận chuyển được ưa thích nhất là dúng xe chở đến các căn cứ phía bắc.
Mỗi KC-135 có thể chở khoảng 50 nghìn cân (Anh) dầu trên một lần xuất kích, đủ để nạp cho bốn máy bay chiến đấu trong vòng nửa giờ mà vẫn còn thừa; sau phi vụ buổi sáng, KC-135 có thể hạ cánh, nạp dầu và tiếp tục phi vụ buổi chiều. Điều này rút ra từ trong phần lớn kế hoạch bay của lực lượng tiếp dầu. Các buổi sáng và buổi chiều, máy bay tiếp dầu bày trên vùng trời Bắc Thái Lan theo quỹ đạo dình thuôn được gọi là “lối mòn” nạp dầu cho máy bay chiến đấu trên đường bay lên phía bắc và sau đó gặp họ tại Lào với đủ lượng dầu để về nhà.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
21 Tháng Một, 2010, 10:11:01 PMNhững chiếc KC-135 khác cất cánh từ đảo Okinawa Nhật Bản để nạp cho B-52 trong phi vụ bay 10 giờ từ Guam, cách Việt nam và Lào hai nghìn dặm về phía đông; mỗi B-52 ngốn hết toàn bộ một khoang dầu. Kể cả đưựoc tiếp dầu trên không, máy bay B-52 cúng không thể chở hết trọng tải tối đa 30 tấn bom ở khoảng cách lớn như vậy và khối lượng bom được giảm xuống còn 20 tấn hoặc ít hơn. Nhưng số bom đó vẫn gấp 10 lần mà trọng tải của một F-105 hoặc F-4 mang được trong các phi vụ tới Bắc Việt nam. Không quân Mỹ đã làm việc để thuyết phục người Thái cho phép B-52 được hoạt động từ sân bay mới xây dựng tại U-Tapao, kể từ đó máy bay ném bom khổng lồ có thể bay tới mục tiêu với toàn bộ trọng tải mang bom mà không cần tiếp dầu trên không.
Máy bay B-52 và KC-135 thuộc về Bộ tư lệnh không quân chiến lược, người ta cố gắng tiến hành chiến tranh thông thường bằng cách làm mai một khả năng ném bom hạt nhân. Kể từ khi B-52 thực hiện các phi vụ khoảng 20 nghìn feet tại Đông Nam Á (30 nghìn feet trên Bắc Việt Nam), Bộ tư lệnh không quân chiến lược lo ngại rằng tổ lái sẽ mất kỹ năng vì các phi vụ thấp trước ảo ảnh chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Hậu quả là, các tổ lái B-52 quay về Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ 6 tháng làm nhiệm vụ tạm thời ở Thái Bình Dương. Dù chính sách này không có ý nghĩa với tổ lái KC-135, Nhưng họ cũng tham gia Việt Nam theo nhiệm kỳ. Trong khi những phi đội máy bay chiến đấu bắt đầu tham gia chiến tranh theo nhiệm kỳ, những phi công của họ cũng như nhân viên mặt đất tại tất cả những sân bay (bao gồm U-Tapao), cuối cùng nhận ra là phục vụ “vô thời hạn”. Nhưng ở Đông Nam Á, “vô thời hạn” có nghĩa 12 tháng hoặc ít hơn.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
21 Tháng Một, 2010, 10:30:29 PM
Gần như cả năm 1965, những phi đoàn máy bay chiến đấu đến từ Nhật Bản và Hoa Kỳ thực hiện nhiệm kỳ bốn tháng tại Thái Lan. Đến cuối năm đó, các phi đoàn bắt đầu ở lại trong thời hạn chiến tranh. Mỗi sân bay ở Thái Lan có một không đoàn gồm 4 phi đoàn máy bay (hơn 70 máy bay trong sân bay chật chội chung đụng với các loại máy bay khác). Đến cuối 1966 các phi đoàn không quân được mang số hiệu và giữ đến hết Sấm Rền: phi đoàn không quân chiến thuật 355 tại Takhli (gồm F-105), phi đoàn không quân chiến thuật 388 tại Korat (F-105), phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tại Ubon (F-4), và phi đoàn không quân chiến thuật 366 tại Đà Nẵng, Nam Việt nam (F-4). Các máy bay trinh sát (RF-101 và RF-4) và máy bay chiến đấu (F-104 và sau này là F-4) tại Udorn hợp thành phi đoàn trinh sát chiến thuật 432.
Đa số nhân viên mặt đất quay vòng sau một năm. Hàng năm vào ngày kỷ niệm khi phi đoàn đến, nhiều người được về nước và được thay bằng những người mới mà phần lớn chưa từng trải ở Đông Nam Á. Phi công được thay theo lịch khác, họ có thể được về nước sau khi hoàn thành một trăm phi vụ ở Bắc Việt nam – giống như những phi công F-86 trong chiến tranh Triều Tiên trở về nước sau một trăm phi vụ ở Bắc Triều Tiên. Thông thường để đạt mức này cũng phải mất bảy hoặc tám tháng, nhưng điều này còn phụ thuộc vào biến đổi chính trị và mùa theo mức độ can thiệp của Mỹ ở Bắc Việt nam. Khi không bay vào Bắc Việt Nam, những tổ lái bay ở Lào, nơi họ có thể có thể cũng bị bắn, nhưng không được nhận điểm phi vụ theo hướng một trăm lần “gặp địch”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong21 Tháng Một, 2010, 11:04:41 PM
Trong khi một số tổ lái tình nguyện quay lại lần thứ hai, hoặc thậm chí lần thứ ba, thì phần đông không muốn đặt vận may của mình trước phòng không Bắc Việt. Không chỉ đến khi Không quân Mỹ yêu cầu nhiều người đã hoàn thành phục vụ “vĩnh viễn” ở Đông Nam Á quay lại phục vụ ở đó, nhưng những người ngồi sau F-4 đôi khi tình nguyện trở lại để ngồi ghế trước. Sự phổ biến “phục vụ một lần ở Đông Nam Á” đối với phần đông nhân viên không quân tương phản không những nhiệm kỳ lặp lại được giao cho các phi công ở Bộ tư lệnh không quân chiến lược, mà còn với những người trên tàu sân bay hải quân. Tuy thế, chính sách “phục vụ một lần” quảng bá tính nguy hiểm cũng như lợi thế nghế nghiệp trong chiến đấu của hầu hết quân chủng. Tất cả những điều tốt là về tinh thần, hơn nữa là có chiều sâu kinh nghiệm trên chiến trường Đông Nam Á với giá trị đáng kể. Không chỉ là cái giá phải trả. Đầu chiến tranh, đa số phi công tham gia chiến đấu sau nhiều năm bay ở nơi khác, nhưng việc thay thế những đơn vị được đào tạo ở Hoa Kỳ dẫn đến tăng tỷ lên những phi công mới và những phi công máy bay chiến đấu được chuyển loại từ phi công ném bom và vận tải.
Đối với nhân viên mặt đất, phục vụ một năm hình như chưa hợp lý. Một năm ở Đông Nam Á thì ở Thái Lan có thể dễ chịu hơn là ở Nam Việt Nam nhiều. Các căn cứ ở Nam Việt Nam là mục tiêu thường xuyên của tên lửa, cối và đặc công. Những sân bay ở Thái Lan bị tấn công chỉ vài lần (chủ yếu là đặc công) từ sau 1968. Thức tế, Bangkok là chọn lựa ưa thích khi có một tuần nghỉ ngơi của những người phục vụ tại Nam Việt Nam. Nhân viên mặt đất ở Thái Lan chưa hề than phiền rằng họ không có chương trình nghỉ an dưỡng; và cũng không được hưởng miễn giảm thuế thu nhập áp dụng cho tất cả những nhân viên phục vụ ở Nam Việt nam. Tổ lái ở Thái Lan thực tế có thuận lợi hơn, nhưng tất nhiên, Thái Lan sau này nhận những nhiệm vụ nguy hiểm hơn so với tổ lái ở Nam Việt nam
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
21 Tháng Một, 2010, 11:30:39 PM
Việc nhân viên mặt đất “phục vụ thời hạn một năm” ở Thái Lan càng ngày càng ít ý nghĩa. Khi những căn cứ ở Thái Lan mở rộng năm 1965 và 1966, điều kiện sinh hoạt khiêm tốn so với mức sinh hoạt dường như xa hoa những năm sau. Một số tiện nghi không làm việc, lều hơi bị xẹp khi keo dán chảy mềm dưới sức nóng nhiệt đới , lũ dê nuôi thả để giữ cỏ không mọc cao ở Takhli trở thành nguồn mùi hôi thối, mãi sau này mới thay bằng người cắt cỏ. Năm 1967, một quan chức Lầu Năm Góc đến Takhli và các căn cứ khác ở Thái Lan báo cáo rằng “những viên chỉ huy phi đoàn phải tập trung phát triển và duy trì căn cứ (cỏ xanh v.v) nhiều hơn những gì được trông đợi ở khu vực chiến đấu.
Bể bơi đã xuất hiện thành công sớm ở các căn Thái Lan – nó phù hợp với cái nóng nhiệt đới vì việc bố trí điều hòa nhiệt độ tại khu nghỉ xem ra rất khó kể cả cho phi công. Các câu lạc bộ giả tỏa căng thẳng do chiến đấu cũng như sự nhàm chán của công việc bàn giấy. Ngay ngoài căn cứ, gái điếm Thái không cần khách và trạm xá tại mỗi căn cứ phải xử lý khoảng một nghìn ca bệnh hoa liễu một năm. Các chàng trai Mỹ và các cô gái Thái cũng phát triển các mối quan hệ lâu dài. Có cái gì đó mê hoặc trong văn hóa duyên dáng của Thái Lan. Thậm chí cả những người phải bay lên phía bắc nơi người sống sótchắc chắn mất bạn, Thái Lan vẫn để lại những kỷ niệm đáng nhớ.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
24 Tháng Một, 2010, 08:36:47 PMTuy thế dân Thái Lan hầu như là thiên đường đối với các chàng trai Mỹ, giới lãnh đạo Thái Lan khéo léo khai thác mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ mà không bị nó nuốt chửng. Trong thế kỷ XIX, các vua Xiêm (sau này là Thái Lan) đã thành công trong việc duy trì độc lập đất nước như là khu vực đệm giữa Burma (thuộc Anh) và Đông Dương (thuộc Pháp). Việc ngả theo hướng Anh những năm đó được đối trọng hơn sự cộng tác với người Nhật trong thế chiến II, khi Thái Lan tuyên chiến với Anh và Hoa Kỳ. Cùng với cải cách điền địa và độc lập với các cường quốc phương Tây khiến nước này miễn dịch với hấp lực của chủ nghĩa cộng sản. Thậm chí sau khi quyền lực rơi vào tay giới độc tài quân sự vào những năm 1930, vị vua theo đạo phật vẫn còn là biểu tượng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc Thái.
Khu vực nghèo nàn và dễ bị ảnh hưởng nhất của Thái Lan là cao nguyên Korat, nơi những sân bay Mỹ bắt đầu phải bơm rất nhiều tiền. Mặt khác, cơ hội hữu xạ tự nhiên của những người cộng sản bị kẹt vào giữa những sân bay Mỹ với dân chúng không những nghèo mà còn có quan hệ gần gũi với Lào. Có nhiều người gốc Lào (dân Thái) sống ở Thái Lan hơn là tại Lào, và phong trào cộng sản hình như đã có chỗ dựa để vượt qua sông Mekong. Nhưng sự nổi dậy không mấy tiến bộ nhiều trừ những người Việt nam tị nạn. Những đặc công bị bắt trong các cuộc tấn công ít ỏi vào những sân bay Mỹ ở Thái Lan khóa ra là những người gốc Việt Nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
24 Tháng Một, 2010, 08:47:21 PM
Từ khi Thái Lan là bức tường chống lại cộng sản, Hoa Kỳ nghiêng về dạng chính phủ độc tài rất đáng chỉ trích. Thực tế, viện trợ quân sự do Mỹ cung cấp từ thập kỷ 1950 đã củng cố sự duy trì Quân đội Thái trong chính phủ. Khi Nguyên soái Sarit Thanarat chết năm 1963 (bỏ lại vợ và hơn 50 người thiếp), ông ta tỏ ra thành công trong vai trò thủ tướng hơn người kế tục màu mè là tướng Thanom Kittikachorn. Thanom tiếp tục chính sách của Sarit trong quan hệ với quân đội Mỹ để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Không lực Thái nhỏ bé của ít ảnh hưởng không được để ý dến nhiều trên kế hoạch của Thanom.
Sự hiện diện của không lực Hoa Kỳ ở Thái Lan ohát triển lớn mạnh ngoài cơ cấu quân sự Mỹ tại đây. Trong số 34 nghìn quân nhân Mỹ ở Thái Lan cuối năm 1966, có 24 nghìn là không quân. Tất nhiên, Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự tại Thái Lan vẫn là một sĩ quan lục quân: thiếu tướng Richard G. Stilwell (ông ta không phải mặc dù nhiều người nhầm là con hoặc cháu tướng Joseph W. Stilwell, tư lệnh Mỹ chiến trường Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ trong thế chiến II). Trong khi, không lực Hoa Kỳ đưa nhiều người và máy bay vào Thái Lan, Stilwell vẫn cố là kênh duy nhất của không lực Hoa Kỳ đối với đại sứ Mỹ, Graham A. Martin, người hậu thuẫn cho mọi cuộc hội đàm với tướng Thanom và chính phủ của ông. Nhưng Martin từng phục vụ trong không quân Mỹ trong thế chiến II, và không quân Mỹ đã tiếp cận với ông với Tùy viên Không quân, đại tá Roland K. McCoskrie.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong24 Tháng Một, 2010, 09:12:31 PM
Bất chấp nỗ lực của đại tá McCoskrie với đại sứ Martin, Thủ tục thông qua dưới sự quản lý của Lục quân thường Không quân thất vọng. Tháng 1-1966, không quân Mỹ củng cố vị trí bằng cách cử một thiếu tướng tới Udorn để giám sát không quân Mỹ tại Thái Lan. Vị chie huy mới, thiếu tướng Charles R. Bond, Jr., là một trong những con Hổ Bay của thiếu tướng Claire L. Chennault ở Trung Quốc trong thế chiến II, khi ông bắn hạ 9 máy bay Nhật. Bond nhận lệnh thực hiện các chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam của tư lệnh không quân Mỹ ở Nam Việt Nam, trung tướng Joseph H. Moore. BTL của Moore mang tên Sư đoàn không quân số 2 cho tới mùa xuân 1966 thì trở thành Không đoàn 7. Để làm vừa lòng chính phủ Thái Lan (Thái Lan muốn giấu sự liên hệ của mình với cuộc chiến ở Việt nam), không quân Mỹ coi Bond là cấp dưới của Không đoàn 13 tại Philippines. Để hợp thức hóa đống bùng nhùng này, Bond được coi là phó tư lệnh Không đoàn 13/7.
Từ khi tư lệnh Không đoàn 7 và tham mưu của ông điều hành trực tiếp các phi đoàn tại những sân bay ở Thái Lan, Bond không thể chie huy được gì. Ông ta có một vị trí kỳ lạ nhất trong lịch sử không lực Hoa Kỳ. Khi ông định hoà giải giữa hai Tư lệnh không đoàn - hai đại sứ ở Thái Lan và Lào và tướng Stilwell, Bond thường gây nhiều bất hoà hơn là hòa hợp. Stilwell có cái nhìn ảm đạm về vai trò của Bond và phàn nàn rằng cả bản thân Stilwell, đại sứ và là tướng Thanom không bị chê trách về việc bổ nhiệm Bond. Trên thực tế, Tham mưu trưởng không quân, tướng John P. McConnell, đã được đại sứ Martin thống qua trong chuyến thăm Washington. Khi bị Stilwell đối đầu, Martin chỉ có thể vỗ vai vị tư lệnh để không phải đưa yêu cầu qua kênh chính thức.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
24 Tháng Một, 2010, 09:36:40 PM
Vài tháng sau khi cử tướng Bond tới Thái Lan, Tham mưu trưởng không quân Mỹ cử trung tướng William W. Momyer từ Bộ chỉ huy huấn luyện không quân để thay thế tướng Moore - lúc đó đang là tư lệnh Không đoàn 7 tại Nam Việt Nam. Tướng McConnell quyết định sự thay đổi này theo lời khuyên của tướng không quân về hưu Elwood R. “Pete” Quesada, một chỉ huy không quân nổi tiếng trong thế chiến II và là tư lệnh đầu tiên Bộ chỉ huy không quân chiến thuật sau chiến tranh. Lúc nghỉ hưu, Quesada luôn là người bảo vệ có thế lực máy bay tiêm kích trong thời kỳ tên lửa và máy bay ném bom chiến lược chiếm ưu thế trong không quân Mỹ. Thượng nghị sỹ Stuart Symington (Đại biểu Đảng Dân chủ, Bang Missouri), người từng là bộ trưởng không quân đầu tiên, đề nghị Quesada đi thăm Đông Nam Á và xem xét xem có thể làm một cái gì đó nhằm tăng cường vai trò không lực tại đây. Quesada kết luận rằng Moore là khá phụ thuộc tướng William C. Westmoreland - tư lệnh liên quân tại Nam Việt Nam. Moore và Westmoreland lớn lên cùng nhau tại Spartanburg, Nam Carolina, và có quan hệ gần- quá gần theo như Quesada lo lắng.
Moore tới Nam Việt Nam năm 1964 cùng với Westmoreland và chỉ huy Sư đoàn không quân số 2 (sau này là Không đoàn 7) tại sân bay Tân Sơn Nhất nằm ngoại ô thành phố Sai Gòn. Mặc dù Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại Việt nam (MACV) của Westmoreland đóng ở trung tâm Sài Gòn thời gian đó, nhưng cuối cùng ông dời nó đến một toà nhà mới được đặt biệt hiệu là “Lầu Năm góc Phương Đông” tại Tân Sơn Nhất. Các trụ sở của Bộ chỉ huy liên quân Westmoreland đa số là các sĩ quan lục quân, và nhiều người trong không quân Mỹ phàn nàn rằng vấn đề không quân không được chú ý phù hợp. Quesada muốn thay thế Moore bằng một tướng ít ba phải và nổi tiếng với niềm tin cao nhất vào việc sử dụng máy bay chiến đấu. “Spike” Momyer chỉ huy một quân đoàn máy bay chiến đấu ở Bắc Phi trong thế chiến II, khi không quân lục quân bị phê phán về phát triển học thuyết lâu dài. Không có một chỉ huy lục quân nào có thể tranh luận được với Momyer về không lực. Ông có trí tuệ thực thực tiễn và nghiêm túc được thừa hưởng người cha là một luật sư từng dạy ở Đại học tổng hợp Chicago.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
02 Tháng Hai, 2010, 09:37:16 PMCha Momyer qua đời khi ông 14 tuổi đã chấm dứt việc bắt ông phải trở thành luật sư nhưng cũng sớm kết thúc thời được chơi thể thao, ông phải làm việc sau giờ học. Có lần ông nhìn thấy Charles A. Lindbergh và chiếc máy bay Spirit of St. Louis hạ cánh tại một căn cứ Không quân Lục quân gần nhà Momyer ở Muskogee, Oklahoma. Sau khi mẹ ông chuyển gia đình đến Seattle, Momyer bỏ qua đại học tổng hợp Washington và tới thẳng Sở chỉ huy không quân. Ông luôn lao động chăm chỉ và thay vì 5 năm học đại học ông đã trở thành chỉ huy một tốp máy bay chiến đấu. Sức nặng của trách nhiệm sớm đã khiến ông không vui tính như phần lớn các phi công tiêm kích.
Ban tham mưu tập đoàn không quân Mỹ số 7 sớm nhận ra viên tư lệnh mới của họ luôn tất cả cho công việc và ông biến công việc của họ thành của mình. Trí thông minh và lòng yêu công việc cho phép ông không cần phải dùng quyền lực, ông là chính mình trong công việc. Một vài người e ngại bởi trí thông minh và lối sống khổ hạnh của ông, điển hình là lệnh cấm hút thuốc khi họp ban tham mưu. Ông không ưa kiểu tự do chủ nghĩa thường có ở chiến trường. Ông yêu cầu quân phục đúng quy định, chỗ làm việc sạch sẽ với những luống hoa-sở thích cuối cùng của ông thường là chủ đề đàm tiếu.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
02 Tháng Hai, 2010, 10:08:31 PM
Trước khi Momyer làm tư lệnh Tập đoàn Tập đoàn không quân số 7, nhiều phi công cho rằng nước Mỹ rơi vào cuộc chiến tranh sẽ kéo dài và có thể thua ở Đông Nam Á. Ông cố sức giúp không quân Mỹ vượt qua theo hướng có lợi nhất có thể được. Theo ông có nghĩa là một không quân vớihầu hết các kỹ thuật hiện có. Ông cực kỳ thờ ơ trong việc sử dụng rộng rãi máy bay cánh quạt kiểu cũ ở Nam Việt nam và Lào; bất kể chúng phù hợp trong chống nổi loạn thế nào, chúng không thể tồn tại ở châu Âu trước lực lượng phòng không Liên Xô. Mặt khác, ông phản đối sự phát triển thiết kế kỹ thuật để đáp ứng với những chiến trường cụ thể. Bởi vì Mỹ chưa bao giờ dự đoán chính xác được tình huống mà quân đội Mỹ phải đối diện, ông ủng hộ máy bay phản lực đa năng. Với những máy bay có sẵn trong trang bị, F-4 rõ ràng là loại máy bay ông ưa thích, vì nó có thể không chiến hoặc tấn công những mục tiêu dưới đất.
Momyer là người ủng hộ đặc biệt cho thống nhất chỉ huy không quân. Nhưng sự thống nhất chỉ huy chưa thấy bất cứ chỗ nơi nào ở Đông Nam Á. Những cố gắng của ông không thành công. Ông nghi ngờ rằng sự nhạy cảm kiểu Thái ẩn đằng sau việc từ chối để ông làm tư lệnh các phi đoàn không quân ở Thái Lan và chỉ cho ông làm điều hành tác chiến. Những cuộc thẩm vấn lặp đi lặp lại đại sứ Martin với ông trong điểm này gây cho Momyer ấn tượng rằng đô đốc Ulysses S. Grant Sharp, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương và tướng Hunter Harris, tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương không muốn Momyer chỉ huy các không đoàn ở Thái Lan vì phó phụ trách không quân của Westmoreland, bằng việc từ chối chỉ huy của Momyer, thực ra họ đã từ chối Westmoreland và đặt các chiến dịch không kích chống lại Bắc Việt Nam dưới sự kiểm soát của họ.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong02 Tháng Hai, 2010, 10:45:23 PM
Trên quan điểm của Momyer, phải tách riêng chiến trường Đông Nam Á dưới quyền chỉ huy của Westmoreland và tất cả những chiến dịch không kích (bao gồm hải quân và thuỷ quân lục chiến) dưới quyền Momyer. Nếu như vậy quyền lực của Momyer không được mở rộng đến Bộ tư lệnh không quân chiến lược B-52 mà đã ném hơn 1/3 lượng bom tại Nam Việt nam. Bởi vì cùng một máy bay vừa có nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong trường hợp chiến tranh lan rộng, Bộ tư lệnh không quân chiến lược từ chối cung cấp chúng cho Momyer. Westmoreland không thể có ý kiến với Tập đoàn không quân số 7 về những mục tiêu cho B-52 và Momyer cũng không được xoa dịu bởi sự hiện diện của một đại tá không quân trong văn phòng Westmoreland. Westmoreland xác định mục tiêu ông ta muốn B-52 tấn công và gửi danh sách gửi tới Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Momyer sửng sốt vì nhiều tấn bom dội xuống rừng rậm Nam Việt nam với chút ít bằng chứng về hiệu quả cụ thể đối với quân địch, tuy thế cũng làm. Chủ nhân những chiếc máy bay tiếp dầu của Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít nặng nề hơn Momyer, kể từ khi Westmoreland không nhúng tay vào. Phàn nàn chủ yếu của Momyer về máy bay tiếp dầu là Bộ tư lệnh không quân chiến lược không đồng ý cho chúng bay xa hơn về phía Bắc Lào để cứu các máy bay chiến đấu sắp hết dầu. Thực tế những phi công máy bay tiếp dầu thường phá quy tắc của Bộ tư lệnh không quân chiến lược để cứu máy bay chiến đấu.
Sự thật Tập đoàn không quân số 7 phục vụ tướng Westmoreland ở Saigon trong những chiến dịch ở Nam Việt nam và tướng Harris ở Hawaii trong những chiến dịch ở Bắc Việt Nam qua các chiến dịch riêng rẽ bằng việc thành lập các trung tâm kiểm soát “trong nước” và “ngoài nước”. Cách chia công việc này thực hiện trước khi Momyer và xảy ra thậm chí đối với cả Westmoreland định kiểm soát toàn bộ cuộc chiến, vì hai vùng có hai yêu cầu khác nhau. Trên thực tế, Westmoreland kiểm soát chiến dịch không quân qua một phần lãnh thổ Bắc Việt Nam nối với Nam Việt Nam (không tính đến chung quyền kiểm soát các chiến dịch tại Lào của đại sứ Mỹ ở đó), nhưng những chiến dịch này được đảm nhiệm bởi trung tâm kiểm soát ngoài nước. Trung tâm kiểm soát chiến thuật trong nước đáp ứng yêu cầu của các đơn vị mặt đất về hỗ trợ không quân tại Nam Việt Nam. Trung tâm kiểm soát chiến thuật bao gồm nhân viên Nam Việt Nam và (chỉ nhằm duy trì hình thức chính trị) giám đốc của nó là một đại tá Nam Việt Nam; giám đốc thực là một chuẩn tướng Mỹ, người có trách nhiệm báo cáo với đại diện của Momyer về các chiến dịch. (Các phi vụ B-52, trong nước và ngoài nước, được kiểm soát bởi Bộ tư lệnh không quân chiến lược và do SAC Phân cấp tiền phương (SACADVON) lên kế hoạch tại SCH không quân Mỹ số 7)
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
03 Tháng Hai, 2010, 12:37:52 AM
Trung tân chỉ huy ngoài nước duy nhất của Mỹ (có mật danh liên lạc là “Blue Chip” phát hành lệnh hàng ngày điều một số đội hình lớn đi tấn công mục tiêu ở Bắc Việt Nam và nhiều đội hình nhỏ, kể là phi vụ tuần tiễu hai máy bay trinh sát vũ trang các tuyến đường vận tải tại đó và Lào. Các nhật lệnh được gọi là lệnh lẻ hoặc “mảnh” vì mỗi phi đoàn chỉ nhận 1 lệnh lẻ và bởi vì thông tin không thay đổi theo ngày (như nguyên tắc tham chiến) nên không được gửi theo ngày. Lệnh lẻ cho phép Không đoàn 7 gửi thông tin cần thiết qua thư điện tử mà không làm tắc nghẽn mạng lưới thông tin. Trung tâm kiểm soát chiến thuật trong nước cũng phát hành lệnh lẻ nhưng họ cung cấp theo cơ sở thường xuyên hơn thông qua trung tâm nhằm đáp ứng với thay đổi của tình hình chiến trường ở Nam Việt Nam. Lệnh lẻ được chuẩn bị và thực hiện theo chu trình 3 ngày; trong khi một bộ phận nhân viên lên kế hoạch hoạt động cho ngày tiếp theo, nhóm khác dự thảo lệnh cho hôm sau và nhóm thứ 3 giám sat hoạt động trong ngày. Các nhóm hoạt động và nhân viên tình báo chuyên vào lệnh lẻ cho các hoạt động ngày và đêm
Trụ sở của Momyer nằm gần trụ sở Westmoreland tại sân bay Tân Sơn Nhất ngay bắc Saigon. Phía nam thành phố là những cánh đồng lúa mầu mỡ của đồng bằng Cửu Long. Bảy trăm dặm về phía bắc, gần với hướng Trung Quốc, trải dài các đồng bằng duyên hải bị ép vào biển bởi những dãy núi lởm chởm cho đến tận nơi sông Hồng tạo ra vùng châu thổ khác, nhỏ hơn và ít màu mỡ hơn. Ở đó có thủ đô Hà nội, cảng Hải Phòng - cảng lớn nhất Bắc Việt nam, và nhiều mục tiêu mà Momyer quan tâm nhất. Khi ông ta đưa máy bay tới sông Hồng, chúng quá xa để liên lạc với trung tâm chỉ huy tại Tân Sơn Nhất. Mùa hè năm 1966, một trung tâm kiểm soát những chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam bắt đầu đưa vào vận hành tại núi Con Khỉ (mật danh liên lạc là “Motel”) nằm trên bán đảo đâm ra biển Nam Trung Hoa tại Đà Nẵng, nằm khoảng giữa Saigon và Hanoi.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
08 Tháng Hai, 2010, 01:42:31 AMQuá trình không kích tại Bắc Việt Nam cũng được theo dõi ở trung tâm kiểm soát đóng tại sân bay Udorn, Thái Lan. Nếu Sơn Trà tắt máy, thì Udorn hoạt động. Cả hai trạm đều có radar tầm xa, nhưng họ không thể nhìn thấy đồng bằng sông Hồng. Ở Bắc Việt nam chỉ có tàu ra-đa hải quân và máy bay ra-đa Lockheed EC-121 có thể quan sát một số vùng trong khi vẫn đuợc giữ khoảng với máy bay và tên lửa Bắc Việt. Không như những máy bay Boeing E-3 có Hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS) được sản xuất sau cuộc chiến tranh Việt nam, radar của máy bay EC-121 không thể “nhìn xuống đất” và máy bay có thể bị mất vì địa hình trên màn hình radar EC-121. Thật ra cả EC-121 và trạm radar mặt đất tại Sơn Trà và Udorn cũng chẳng kiểm soát trên không được nhiều trong những chiến dịch ở vùng sông Hồng.
Tại vùng ít phòng không cán xoong ở Lào, thậm chí một chiếc máy bay vận tải cũng có thể sống sót. Chiếc Lockheed EC-130 mang Sở chỉ huy trên không và Trung tâm kiểm soát (ABCCC) không có radar, nhưng có thiết bị thông tin và nhân viên kỹ thuật có thể điều khiển hoạt động đánh chặn xe tải tại vùng cán xoong ở Lào và Bắc Việt Nam. Một máy bay ABCCC thường phối hợp với không kích qua hệ thống FAC (kiểm soát tiền phương trên không) quan sát vùng cán xoong bằng máy bay cánh quạt hạng nhẹ hoặc máy bay phản lực (từ 1967 phòng không Bắc Việt nam đã trị được những máy bay cánh quạt bay chậm - đó là nhược điểm của nó). Mỗi FAC tuần tra cùng một cung đường và cánh rừng hàng ngày, để ban ngày nó có cơ hội tốt nhất nhìn thấy những xe tải và chỉ điểm qua ABCCC cho máy bay công kích
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
08 Tháng Hai, 2010, 02:09:04 AM
Trong khi máy bay ABCCC và Motel gần với các trận ném bom, thì Blue Chip gần với các vị chỉ huy. Tại tham mưu ngoài nước cũng như tham mưu trong nước, Momyer thấy kế hoạch tác chiến và nghiên cứu tình báo phối hợp nhịp nhàng hơn là riêng rẽ. Việc hình thành những nhóm kết hợp các nhân viên tình báo và chiến dịch vào mùa xuân 1966 đã phá vỡ bức rào cản quan liêu, nhưng vẫn còn một rào cản giữa tình báo không ảnh và tình báo tín hiệu điện tử, đặc biệt là trinh sát điện tử. Những thủ tục an ninh để bảo vệ tình báo điện tử cũng gây khó khăn trong việc kết hợp với các nguồn tình báo khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, tình báo không ảnh không đáp ứng yêu cầu cập nhật hình ảnh mục tiêu. Thời tiết thường làm nhiễu trinh sát không ảnh, và trong số hàng trăm những mục tiêu, nhiều cái là mới hoặc bị báo động. Thậm chí khi có được bộ ảnh tốt, in và đưa lên bảng mục tiêu ở tại mỗi phi đoàn lại là vấn đề khác. Giống như những chỉ huy tiền nhiệm và sau này, Momyer ít khi hoàn toàn hài lòng với tốc độ hoặc mức độ toàn diện trong đánh giá kết quả ném bom. Giống như các tư lệnh khác, ông muốn tránh tấn công lại không cần thiết vào mục tiêu vì kẻ địch phản ứng bằng việc tăng cường phòng không( ).
Thậm chí Tập đoàn không quân số 7 còn phụ thuộc vào không ảnh tình báo nhiều hơn vì những cố gắng đưa biệt kích Nam Việt xuống Bắc Việt Nam của Mỹ bị thất bại. Mặc dù Nhóm nghiên cứu chỉ huy hỗ trợ quân sự và quan sát tiếp tục đưa và hỗ trợ các đội, những người vẫn gửi báo cáo qua điện đài, bị nghi là đánh lạc hướng theo điều khiển của kẻ thù. Không có gì minh hoạ sâu sắc tình thế tuyệt vọng của Nam Việt nam bằng sự bất lực trong việc duy trì điệp viên tại Bắc Việt Nam trong khi những điệp cộng sản năm giữ vị trí quan trọng trong chính phủ Sài gòn( ).
***
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdn
trong
08 Tháng Hai, 2010, 02:28:48 AM
Là tư lệnh mới Tập đoàn không quân số 7, năng lực của Momyer trong xây dựng chiến dịch Sấm Rền ném bom Bắc Việt nam bị hạn chế bởi những người ở trong chuỗi cấp trên phức tạp từ Sài gòn tới Hawaii tới Washington. Tại trụ sở Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ở Hawaii, đô đốc Sharp đơn giản hoá vấn đề xác định mục tiêu bằng cách chia Bắc Việt Nam thành 7 vùng địa lý hoặc “tuyến”. Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành phần lớn các cuộc ném bom tại 4 tuyến dọc theo bờ biển (từ nam đến bắc, gói mục tiêu 2, 3, 4, và 6B) mà máy bay cất cánh từ các tàu sân bay ở Vịnh Bắc Bộ có thể đến mục tiêu mà không cần tiếp dầu. Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương đảm nhận ném bom tây bắc Việt nam (tuyến 5 và 6A), còn tướng Westmoreland dành trách nhiệm tuyến 1 chạy qua “Đường ranh giới quân sự tạm thời” từ Nam Việt nam; đường ranh giới này chạy xuống phía nam giữa sông Bến Hải chảy vào Biển Đông, và “khu phi quân sự” rộng sáu dặm làm vùng đệm kéo dài 40 dặm từ bờ biển đên biên giới Lào. Mùa hè năm 1966, sau nhiều tháng chứng kiến Bắc Việt dùng khu phi quân sự làm nơi ẩn náu cho lính của họ, cuối cùng Hoa Kỳ bắt đầu ném bom. Tướng Momyer nhận lệnh từ Westmoreland ném bom tuyến 1 (và khu phi quân sự) và từ tướng Harris tại Đại bản doanh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương ở Hawaii ném bom tuyến 5 và 6A.
Những mệnh lệnh cứng nhắc và vụn vặt dựa trên các tuyến làm điên đầu cả Momyer lẫn Harris, hai người này đang ra sức bàn với Sharp để vứt bỏ nó. Nhưng cả Harris lẫn Tham mưu trưởng không quân, tướng McConnell, không thể thuyết phục hải quân kết hợp những chiến dịch không kích Bắc Việt Nam dưới sự chỉ huy của không quân. Sharp cho phép tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 chủ trì Uỷ ban điều phối cùng với các đại diện của lực lượng đặc nhiệm 77 thuộc hạm đội 7 – tàu sân bay của nó đảm nhận ném bom Bắc Việt nam. Nhưng mọi bất đồng phải trình Sharp, và đa số hai nhóm này tiến hành những chiến dịch riêng rẽ theo các gói mục tiêu của chính họ( ).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:t2ncdn
trong08 Tháng Hai, 2010, 02:48:42 AM
Quan điểm của Sharp về các tuyến không làm Harris ngạc nhiên, hoặc bực bội. Hai người đối xử tốt với nhau và cùng tin rằng không lực Mỹ được sử dụng quá ư dè dặt đối với Bắc Việt nam. Giống như Momyer, Harris lo lắng về cái mà cuộc chiến tranh Việt nam đang làm với danh tiếng của không lực Mỹ. Không kích hạn chế Bắc Việt nam đã được miêu tả trên báo chí như một cố gắng yếu ớt. “Điều này dày vò tôi và nhiều người khác, tất nhiên”, Harris viết cho McConnell tháng 3-1966, “Ưu thế quân sự đã bị vận hành bởi một thế lực thứ ba. Tôi không thể giúp đỡ nhưng tin rằng… thất bại sẽ theo hướng chuyển thiết bị quân sự vào vai trò phòng vệ thuần tuý cơ bản nhằm để ngăn chặn cuộc tấn công trực tiếp vào Mỹ với tất cả điều đó có nghĩa rằng khả năng quân sự trong tương lai của chúng ta đối lập với quyền lợi của chúng ta trên thế giới ”( ).
Trao cho Đô đốc Sharp quyết định xác định mục tiêu theo tuyến Washington dành lấy quyền lựa chọn mục tiêu, vai trò chính của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương trong chiến dịch Sấm Rền trở thành “vận động hành lang” cho những mục tiêu tốt hơn. Sharp không nói “không” cho câu trả lời cuối cùng và lặp lại đòi hỏi những mục tiêu từng bị từ chối lần này qua lần khác. Sự kiên trì này mở ra danh sách mục tiêu dài hơn, nhưng không làm cho các ông chủ dân sự yêu mến ông.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
t2ncdn
trong
08 Tháng Hai, 2010, 03:04:49 AM
Chưa có tổng thống nào từng lưu tâm đến sự lựa chọn mục tiêu như Lyndon Johnson. Qua nhiều năm Sấm Rền, ông tự thân xem xét kỹ lưỡng danh sách những mục tiêu được đề nghị và cân nhắc đến thương vong dân sự, báo chí lên án, hoặc sự lien quan của Liên Xô và Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ thượng nghị sĩ đâu tiên, Trung Quốc đã tham gia chiến tranh Triều Tiên khi lính Mỹ tiến vào Bắc Triều Tiên. Johnson đã ủng hộ quyết định phê bình Tướng Douglas MacArthur của tổng thống Harry Truman, người chia sẻ đánh quá thấp của chính quyền về hiểm họa Trung Quốc can thiệp và sau đó công khai phản đối quyết định của Truman không ném bom Trung Quốc. Tại Việt nam, tổng thống Johnson không cho các tướng lĩnh có cơ hội. Không những ông cấm xâm lược Bắc Việt Nam, mà thậm chí còn không cho phép ném bom thành phố theo kiểu Truman cho phép tiến hành ở Bắc Triều Tiên trong những tuần lễ đầu tiên chiến tranh Triều Tiên.
Nỗi lo ngại của Johnson về sự can thiệp ồ ạt của Trung Quốc bị che phủ trong những phân tích “tín hiệu” phức tạp của các cố vấn của ông. Theo lối nghĩ này, de dọa phá hoại có ảnh hưởng lớn hơn đến quyết tâm của Mỹ hơn bản than sự phá hoại – tốet hơn là giữ những mục tiêu quan trọng làm “con tin” bằng cách ném bom những mục tiêu tầm thường( ).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
t2ncdntrong
08 Tháng Hai, 2010, 03:13:33 AMChưa có tổng thống nào từng lưu tâm đến sự lựa chọn mục tiêu như Lyndon Johnson. Qua nhiều năm Sấm Rền, ông tự thân xem xét kỹ lưỡng danh sách những mục tiêu được đề nghị và cân nhắc đến thương vong dân sự, báo chí lên án, hoặc sự lien quan của Liên Xô và Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ thượng nghị sĩ đâu tiên, Trung Quốc đã tham gia chiến tranh Triều Tiên khi lính Mỹ tiến vào Bắc Triều Tiên. Johnson đã ủng hộ quyết định phê bình Tướng Douglas MacArthur của tổng thống Harry Truman, người chia sẻ đánh quá thấp của chính quyền về hiểm họa Trung Quốc can thiệp và sau đó công khai phản đối quyết định của Truman không ném bom Trung Quốc. Tại Việt nam, tổng thống Johnson không cho các tướng lĩnh có cơ hội. Không những ông cấm xâm lược Bắc Việt Nam, mà thậm chí còn không cho phép ném bom thành phố theo kiểu Truman cho phép tiến hành ở Bắc Triều Tiên trong những tuần lễ đầu tiên chiến tranh Triều Tiên.
Nỗi lo ngại của Johnson về sự can thiệp ồ ạt của Trung Quốc bị che phủ trong những phân tích “tín hiệu” phức tạp của các cố vấn của ông. Theo lối nghĩ này, de dọa phá hoại có ảnh hưởng lớn hơn đến quyết tâm của Mỹ hơn bản than sự phá hoại – tốet hơn là giữ những mục tiêu quan trọng làm “con tin” bằng cách ném bom những mục tiêu thông thường( ).
Ngày 4-8-1964, sau khi các tàu phóng lôi Bắc Việt nam tấn công một khu trục hạm Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ một lần nếu không phải là hai(*), tổng thống Johnson cho phép ném bom lần đầu tiên xuống Bắc Việt Nam; ngày 5-8, các máy bay hải quân Mỹ bắn phá các căn cứ, tàu, và kho dầu của hải quân Bắc Việt nam. Cuộc ném bom “trả đũa” này dường như thích hợp với Quốc hội, nơi đang thông qua một quyết định cho phép Johnson to “áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết” để ngăn chặn sự hiếu chiến của cộng sản ở Đông Nam Á. Thay vì tận dụng ngay quyết nghị này, Johnson chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử tháng 11-1964 khi cam đoan trước công chúng Mỹ rằng thanh niên Mỹ sẽ không chiến đấu thay cho thanh niên châu Á. Ông đã thành công khi đối lập với quan điểm diều hâu của đối thủ đảng Cộng hoà - thượng nghị sỹ Barry Goldwater (Arizona), thiếu tướng không quân dự bị Mỹ. Johnson không trả đũa quân sự khi mà một vài ngày trước bầu cử, lực lượng cộng sản tấn công sân bay Biên Hoà gần Saigon, giết 5 người Mỹ và phá huỷ sáu máy bay B-57.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:09:31 PM(Có nhiều sự tranh cãi việc các tàu Bắc Việt nam có cuộc tấn công lần thứ hai vào hai khu trục hạm Mỹ vào ban đêm trong thời tiết xấu. Về bằng chứng thiên về cuộc tấn công thứ hai, đọc Edward Marolda và Oscar P. Fitzgerald, Xung đột hải quân Hoa Kỳ và Việt nam Conflict, tập 2: Từ m giúp đỡ quân sự đến chiến đấu, 1959-1965 (Washington, 1986). Về quan điểm, một phi công - người không tìm thấy kẻ địch đêm đó, đọc Jim và Sybil Stockdale, Tình yêu và chiến tranh (New York, 1984). Quan điểm của Stockdale được sự ủng hộ của Edwin E. Moise, Vịnh Bắc bộ và sự leo thang trong cuộc chiến tranh Việt nam (Chapel Hill, NC, 1996). Năm 1997, cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara hỏi tướng Nguyễn Đình Ước ở Hà nội có cuộc tấn công thứ hai không và được trả lời rằng theo tướng Võ Nguyên Giáp, nó không xảy ra. Nhưng McNamara cũng nghe nói rằng thậm chí cuộc tấn công đầu tiên được tiến hành theo lệnh của một tư lệnh địa phương. Xem Robert S. McNamara, James G. Blight, và Robert K. Brigham, with Thomas J. Biersteker và đại tá Herbert Y. Schandler, Luận cứ Without End: In Search of Answers to the Vietnam Tragedy (New York, 1999), trang 202-205. Một thời gian trước sự kiện này, sự đáp lại của Mỹ đối với nổi dậy của cộng sản ở Nam Việt nam bao gồm ném các toán biệt kích vào Bắc Việt Nam để nổ mìn những mục tiêu, và cuối tháng 7-1964, tàu chiến (do Mỹ cung cấp, lính Nam Việt nam lái) bắt đầu bắn phá các kho tàng quân sự Bắc Việt Nam).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 01:14:23 PM
Thậm chí sau bầu cử, Johnson không trả đũa khi mà ngày 24-12-1964, khi một ô tô mang bom làm nổ khách sạn Brinks (Sài gòn) giết hai sĩ quan Mỹ và làm bị thương hơn 50 người. Tuy thế, trước đó ông nói với các cố vấn của mình rằng nếu ông quyết định ném bom Bắc Việt nam, ông không cho phép ném bom mạnh bao gồm B-52 xuống 94 mục tiêu ở Bắc Việt Nam. Chiến dịch leo thang Sấm Rền rốt cuộc nổ ra đầu tháng 2-1965, khi hơn 30 quân nhân Mỹ chết trong cuộc tấn công của cộng sản vào các kho tàng quân sự tại Pleiku và Qui Nhơn.
Những chiến dịch Sấm Rền ném bom yếu ởt ngăn cản Bắc Việt tiếp tục can thiệp tại Nam Việt nam, nhưng họ đã gửi các đơn vị bộ binh Mỹ tới chiến đấu ở đó. Chẳng bao lâu sau sự có mặt của người Mỹ bị giới hạn ở 20 nghìn “cố vấn” quân sự (bao gồm “cố vấn” không quân bay trong các phi vụ chiến đấu tại Nam Việt nam). Bắt đầu gửi hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến để bảo vệ sân bay Mỹ tại Đà Nẵng, Johnson tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Nam Việt nam đến 70-75 nghìn trước tháng 7-1965, khi ông tuyên bố rằng ông sẽ đưa 50 nghìn nữa và quyết định thêm 50 nghìn. Trong ba năm ông đã đưa sang nửa triệu lính Mỹ sang Việt nam, kết hợp với hơn nửa triệu lính Nam Việt nam.
Một vài ngày trước khi bắt đầu Sấm Rền, đa số những người ủng hộ nồng nhiệt ném bom mạnh Bắc Việt nam ở không quân đã phải về hưu. Mặc dù tướng Curtis E. LeMay là tướng 4 sao suốt thời gian kỷ lục 13 năm và vẫn còn khoẻ mạnh ở tuổi 58. Ông là tấm gương chính trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi chỉ huy những máy bay ném bom B-17 trên bầu trời Đức và B-29 ném bom các thành phố Nhật bản, LeMay nổi tiếng trong việc xây dựng Bộ tư lệnh không quân chiến lược sau chiến tranh, nhưng ông không mấy thành công tại chức vụ Tham mưu trưởng không quân ở Washington, nơi mà những quan điểm của ông dường như được coi là ấu trĩ trong con mắt của những giáo sư trẻ quanh tổng thống John F. Kennedy.
Trẻ hơn LeMay 10 tuổi, Bộ trưởng quốc phòng Robert S. McNamara mang đến Lầu Năm Góc một đội gồm toàn những người trẻ. Trong thời gian chiến tranh ở chiến trường Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ và ở Thái Bình Dương, trung tá McNamara, đã ngưỡng mộ hào quang chiến thuật của tướng LeMay. Nhưng khi là Bộ trưởng quốc phòng, McNamara cùng các tướng lĩnh mới và đám người trẻ hãnh tiến của ông coi thường LeMay.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:15:35 PM
Quan điểm của McNamara hình như ít bạo lực hơn. Sau khi Kennedy bị ám sát tháng 11-1963, hy vọng của LeMay về sự được chính quyền Johnson đối xử tốt hơn đã tiêu tan khi tổng thống Johnson giữ lại McNamara và những cố vấn của Kennedy.
Uy tín LeMay đối với các nhà lập pháp có uy tín như thượng nghị sỹ Symington từng làm việc cho cả hai tổng thống Kennedy và Johnson lo ngại trước việc thay thế viên tham mưu trưởng quyền thế này. Nhưng khi thời hạn hai năm đầu của LeMay đã qua vào tháng 6-1963, Kennedy gia hạn cho LeMay chỉ một năm. Johnson chọn gia hạn cho ông ta hơn là muốn đụng phải sự giận dữ của những người bạn của LeMay trong năm bầu cử. Thay vì chấp thuận cho LeMay đủ một năm, Johnson bắt phải LeMay phải về hưu ngày 1-2-1965, sau 35 năm phục vụ. LeMay không về hưu một cách im lặng. Khi một phóng viên hỏi ông ta nghĩ gì về Washington, LeMay cằn nhằn rằng cái đó làm cho ông phát ốm. Ông ta viết cuốn hồi ký bao gồm một đoạn nói về Bắc Việt nam: “Giải pháp của tôi là nói với họ một cách thẳng thừng rằng họ phải rút quân về và ngừng ngay việc xâm lược, hoặc chúng ta sẽ ném bom đưa họ về thời kỳ đồ đá”.
Sự nhận xét của LeMay chưa hề làm ông ta quên một câu mà lẽ ra ông phải tiếc nuối:
“Việc làm cho tôi nổi danh là do một số người, muốn giải quyết mọi vấn đề bằng ném bom họ dữ dội. Đó không phải là ý tưởng của tôi về cách giải quyết mọi vấn đề”.
LeMay là người tiệm lời. Những câu chuyện về tính lầm lỳ, hăm doạ của ông nhiều vô kể, nhưng khi ông bỏ điếu thuốc để nói, thì ông thường lắp bắp buông ra những cốt lõi tình hình theo quan điểm của ông. Ông khuyên Washington nên từ bỏ những “chuyến bay đập ruồi” ở Nam Việt nam và đi tìm “một đống phân” ở Bắc Việt nam. Vị tướng từng ném bom Tokyo đã không đề xuất san bằng Hà nội. LeMay sẵn sàng sử dụng B-52 đánh phá 94 mục tiêu được phê chuẩn của các tham mưu trưởng liên quân, nhưng lại không sẵn sàng để ném bom toàn bộ vùng đông dân cư. Nếu ném bom những mục tiêu ban đầu chưa tương xứng, thì lại tăng thêm. LeMay công khai phản đối quyết định dùng vũ khí hạt nhân ném bom Bắc Việt nam.
Nguyên tắc của ông là đòn hạt nhân có giá trị huỷ diệt mạnh, thậm chí Hoa Kỳ không có ý định dùng vũ khí hạt nhân. Ngay từ đầu năm 1954, khi Mỹ viện trợ giúp chống cộng sản, LeMay đã gợi ý với một nhóm sĩ quan Mỹ: “Trong món bài “poker” như Triều Tiên và Đông Dương, chúng tôi chưa bao giờ tăng tiền tố - chúng ta luôn gọi cá độ. Đôi khi chúng ta phải cố gắng tăng tiền tố”. Nhưng ông cũng nói với nhóm này rằng ông phản đối tiếp tục chiến tranh ở Đông Dương.
Ở thập kỷ 1950, chủ nghĩa chống Cộng của LeMay tập trung vào Liên Xô. Ông ít tập trung vào Trung Quốc - nước dẫn dắt cộng sản Việt nam. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi là tư lệnh máy bay B-29 ở Trung Quốc, LeMay đã thuyết phục Mao Trạch Đông và những người cộng sản Trung Quốc cung cấp những số liệu thời tiết và giúp đỡ trong việc cứu những phi công Mỹ bị bắn rơi. Một Tư lệnh không quân khác ở nam ở Trung Quốc, tướng Chennault, cũng có sự hợp tác với Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cộng sản Việt nam. Chỉ vào thập kỷ 1960 LeMay mới ủng hộ vai trò lớn lao của Mỹ ở Việt nam (và chỉ bằng không lực và chỉ nếu Hoa Kỳ đồng ý làm một cái gì đó cần thiết để kết thúc chiến tranh nhanh chóng).
LeMay biện luận rằng sự theo đuổi mãnh liệt chiến tranh có thể cứu được nhiều sinh mạng của cả hai bên khi kết thúc chiến tranh sớm hơn. Chính sách leo thang có thể làm mất chiến tranh trong khi phải trả giá nhiều sinh mạng. Nhưng tổng thống Johnson lo ngại rằng cách tiến hành chiến tranh của LeMay có nghĩa là một cuộc chiến tranh lớn với Trung Quốc, thậm chí với cả Liên Xô, chưa tính đến dư luận đối với Lyndon Johnson. Tổng thống hy vọng tiếp tục chiến tranh ở Đông Nam Á tránh xa báo chí chừng nào hay chừng đó. Là người nhiều năm người cầm đầu đa số nghị sĩ giúp Lyndon Johnson vượt qua chương trình quốc nội tốn kém nhất kể từ thời “Chính sách mới” của Franklin Roosevelt, và Johnson xác định rằng tiếp tục chiến tranh Việt nam làm hỏng chương trình “xã hội vĩ đại”. Một mặt, ông không muốn bị buộc tội làm mất Việt nam vào tay chủ nghĩa cộng sản như tổng thống Truman bị nguyền rủa vì để mất Trung Quốc. Trong khung cảnh suy nghĩ này, Johnson thay LeMay bằng một viên tướng có nhiều điểm tương với mình.
Bảy năm trước khi chọn “J. P”. McConnell làm Tham mưu trưởng không quân, Johnson đã mời vị tướng tới trang trại của thượng nghị sỹ LBJ ở Austin (miền tây Texas). Sau này McConnell là sếp của kế hoạch LeMay tại Bộ tư lệnh không quân chiến lược và đã tuyên thệ trước Johnson một vài lần.
Johnson dùng ngày nghỉ cuối tuần dẫn McConnell thăm trang trại, và làm quen với trang trại láng giềng, thậm chí tự tay chuẩn bị cho ông ăn sáng trong khi nghe kể về Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Đây là cách trình diễn của Johnson, làm cho McConnell có ấn tượng rằng họ đã có quan hệ cá nhân, dù rằng họ chưa từng gặp riêng nhau cho mãi đến 1964 khi McConnell là tư lệnh không quân Mỹ ở châu Âu và Johnson muốn ông thay thế LeMay. Mùa hè ấy McConnell trở thành Phó tham mưu trưởng và nghĩ rằng mình phải trở thành Tham mưu trưởng sau sáu tháng.
Sinh ra cùng năm với tổng thống Johnson (1908) trong một thị trấn nhỏ ở Arkansas, McConnell chẳng khó khăn gì song hành cùng Johnson. Cả hai người kết hợp tính cởi mở của người miền nam với suy nghĩ thực tế. McConnell học tại Học viện quân sự Mỹ ở West Point và tham gia không quân. Sau khi làm việc tại tham mưu Bộ tư lệnh Đông Nam Á dưới quyền của đô đốc Lord Louis Mountbatten (hải quân Anh) trong chiến tranh thế giới thứ hai, McConnell tới Trung Quốc làm cố vấn không quân cho Tưởng Giới Thạch sau chiến tranh. Trong suốt công việc của mình, ông chỉ là một sĩ quan tham mưu dễ thương có nụ cười thuyết phục.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:19:09 PM
Mặc dù không được thay LeMay làm Tham mưu trưởng, McConnell tán thành kế hoạch LeMay dùng B-52 tại Guam ném bom Bắc Việt nam. Nhưng McConnell lại không làm nổi đình đám khi ông thắng thế, và trong bất kỳ trường hợp nào ông phải bàn bạc rất vất vả. Tổng thống Johnson nghe lời khuyên về quân sự phần nhiều từ Bộ trưởng quốc phòng McNamara, người dựa vào trợ lý của mình về an ninh quốc tế John T. McNaughton (trước đó là giáo sư luật tại Harvard) hơn là vào tham mưu trưởng liên quân. Thậm chí Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Earle G. Wheeler cũng thường không được mời trong những cuộc họp quan trọng. Wheeler lập ra một Uỷ ban trong Tham mưu trưởng liên quân để bàn việc ném bom, và hai tháng sau khi bắt đầu chiến dịch Sấm Rền, McConnell rốt cuộc có được đại tá Henry H. Edelen làm tham mưu tình báo trong Uỷ ban.
Khởi đầu chiến dịch Sấm Rền, Johnson mời họp vào bữa ăn trưa thứ ba hằng tuần với McNamara và ngoại trưởng Dean Rusk. Nhân dịp này và những dịp khác khi cả ba người ngồi cùng nhau, McNamara thường đưa ra danh sách những mục tiêu ném bom đề nghị phối hợp với Bộ ngoại giao. McNamara cung cấp cho Johnson những ước lượng về khả năng thương vong dân thường và những rủi ro khác liên quan tới những mục tiêu chọn lựa. Johnson chấp thuận có lẽ đến một tá mục tiêu, nhưng thường ít hơn, và phải ném bom trong vòng một tuần lễ hoặc là sự phê chuẩn của Johnson sẽ được xem xét lại. Do thời tiết xấu nên bom không trúng đích, nhiều đám mây xuất hiện trong tháng 3-1965 trên bầu trời Bắc Việt Nam chắc chắn rằng không thể ném bom một số mục tiêu đã thông qua trong vòng một tuần lễ. Mãi tới tháng 9-1965 mọi mục tiêu được chấp thuận vô hạn. Năm 1966, chương trình ném bom hàng tuần được thay bằng những chương trình nhiều tuần lễ (Sấm Rền 48, 48, 50, 51, và 52) mỗi chương trình kéo dài từ một tới bốn tháng. Đến cuối năm 1966, tổng thống Johnson chấp thuận hơn hai trăm mục tiêu, nhưng ông kiên quyết không chấp thuận nhiều mục tiêu trong số 94 mục tiêu của bản danh sách ban đầu.
***
Danh sách mục tiêu ném bom Bắc Việt nam do Tham mưu trưởng liên quân đưa ra bao gồm, khởi đầu là một tá các đường xá. Thí dụ, đường sắt và quốc lộ dài 150 dặm từ Hà nội đến Vinh, mỗi một đoạn đường chia thành hai đoạn nhỏ bởi chiếc cầu tại Thanh Hoá. Mặc dù cầu Hàm Rồng là một mục tiêu riêng lẻ, những chiếc cầu nhỏ là một phần của đoạn đường được chấp thuận ném bom khi các máy bay trinh sát vũ trang tấn công những mục tiêu khi có cơ hội, thí dụ những xe tải hoặc tàu hoả cũng như những mục tiêu cố định như cầu, mà việc phá huỷ nó hoàn toàn làm cản trở dòng tiếp vận vào Nam.
Khi tổng thống Johnson chấp thuận những mục tiêu, dần từ vùng cán xoong phía nam ra phía bắc, các máy bay trinh sát vũ trang được phép ném bom đoạn đường nhỏ trừ mục tiêu đặc biệt trừ những mục tiêu theo quy tắc tổng thống (chẳng hạn, khu đông dân cư).
Các máy bay trinh sát vũ trang bò dần ra phía bắc từ mùa xuân tới mùa hè 1965. Sau khi tới 20° vĩ bắc đầu tháng tư, nó không leo tới 20°30 phút vĩ bắc cho đến tận tháng 9. Đường ranh giới ném bom đông-tây nối bởi đường bắc-nam tại 105°20 phút kinh đông cho phép máy bay trinh sát vũ trang hoạt động ở đông bắc Bắc Việt Nam (ít nhất 30 hải lý cách nam biên giới Trung Quốc).
Hai tuyến đường này gói mục tiêu 6 (“vòng cung đông bắc” gồm hai thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng) được trinh sát vũ trang đến mùa xuân 1966, khi đường sắt và đường bộ là mục tiêu ném bom.
Cuối tháng 7-1966, máy bay trinh sát được phép bay toàn bộ Bắc Việt Nam trừ ba vùng hạn chế:
(1) dọc biên giới Trung Quốc, vùng đệm 30 hải lý sâu về phía tây 106° và 25 hải lý sâu về phía đông ở đó;
(2) xung quanh cảng Hải Phòng, một vòng tròn với bán kính 10 hải lý;
(3) xung quanh thủ đô Hà nội, một vòng tròn với bán kính 30 hải lý. Trinh sát vũ trang được phép tại một vài gói mục tiêu bên trong vòng tròn Hà nội, bao gồm một mục tiêu cách trung tâm thành phố 12 dặm
(1)
.____________________
(1)Vùng hạn chế theo quy tắc được đo bằng hải lý - một hải lý dài hơn một dặm trên bộ khoảng 15%.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:20:31 PM
Trên thực tế, phòng không xung quanh Hà Nội mạnh đến mức việc tuần tra trinh sát là khá mạo hiểm. Bởi vậy, trinh sát vũ trang tại gói mục tiêu 6 chỉ là bắn phá những mục tiêu cố định và những mục tiêu có cơ hội xuất hiện vào ban đêm. Mặc dù nhiều chuyến tuần tra trên không dọc theo đường vận tải tại vùng cán xoong Bắc Việt nam, thậm chí máy bay trinh sát bay tới sau khi những danh sách những mục tiêu đã được định.
Dù danh sách mục tiêu là riêng biệt, Tham mưu trưởng liên quân, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, và tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 cố gắng kiểm soát những gì được ném bom và không được ném bom. Lúc bắt đầu chiến tranh, Cục tình báo quân đội có danh sách khoảng 5 nghìn những mục tiêu cần ném bom ở Bắc Việt nam. Rất ít trong số này có đủ điều kiện, và Tham mưu trưởng liên quân lựa ra 82 mục tiêu trong số đó cùng với một tá những mục tiêu đường xá trong danh sách mục tiêu ban đầu. Khi danh sách kéo dài gấp đôi, có nhiều danh sách mục tiêu “không ném bom”. Có những mục tiêu chính quyền Johnson không muốn chấp thuận vì nỗi khiếp sợ phản ứng của Liên Xô và Trung Quốc hoặc báo chí tại Mỹ.
Trong thời gian ấy, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương và Tập đoàn không quân số 7 đưa ra danh sách những mục tiêu theo cách đánh số của họ. Tham mưu trưởng liên quân tách biệt khỏi cách đánh số mục tiêu mà Cục tình báo quân đội tiến hành, cách đó cho thấy là khá dài và kềnh càng. Vấn đề tăng mạnh cách đánh số đơn giản là hỗn độn gây ra do mỗi mục tiêu tới bốn số nhận biết - hơn nữa khi những mục tiêu rộng được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn (mỗi mục tiêu có bốn con số khác nhau). Thực tế, bản danh sách những mục tiêu Tập đoàn không quân số 7 lên đến hơn sáu nghìn tại Bắc Việt Nam và Lào.
Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, tướng Momyer, cho rằng đa số những mục tiêu quan trọng nằm ở đồng bằng sông Hồng. Ở đây, người Việt đã xây dựng mạng lưới đê điều và kênh mương để trồng lúa, chỗ dựa nền kinh tế của họ. Ở đây họ kiên trì tìm kiếm tự do thoát khỏi sự thống trị của Trung Quốc.
Từ nơi đây, một số dân rời xuống phía nam, lập làng ấp dọc theo các dải ven sông và cứ thế họ kiểm soát được vùng châu thổ sông Mekong. Nam Việt nam phát triển mạnh mẽ đủ để tách khỏi miền bắc Việt nam từ trước năm 1802 khi hoàng đế thống nhất đất nước có thủ đô Huế ở Trung bộ. Sự phát triển của thủ đô cũ Hà nội được người Pháp hồi sinh, và coi đó là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp (bao gồm Lào và Campuchia cũng như Việt nam).
Khi chính quyền Hồ Chí Minh kiểm soát Bắc Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, họ thừa hưởng một hạ tầng cơ sở kinh tế dưới sự che chở của Pháp. Thêm vào những toà nhà hành chính, dinh thự và nhà thờ, người Pháp đã trực tiếp xây dựng cảng Hải Phòng và đường sắt không những nối cảng này với Hà Nội, mà còn chạy xuống phía nam tới Saigon và những đồn điền cao su của Pháp cũng như lên phía bắc tới Trung Quốc.
Trong khi tuyến đường chạy về phía nam dọc bờ biển và cạnh tranh với tàu thuỷ, người Pháp hy vọng rằng tuyến đường Hải Phòng-Hà nội về phía tây chia nó thành đường đông bắc và tây bắc tới Trung Quốc làm cho Hải Phòng trở thành một cảng chủ yếu cho toàn bộ nam Trung Quốc thậm chí còn tạo cho Pháp một quyền lực mạnh ở nam Trung Quốc.
Kết quả những tham vọng của Pháp là một thực tế kỳ lạ là đường sắt Bắc Việt nam trở thành một con đường nối giữa tỉnh Vân Nam sâu trong nội địa Trung Quốc với tỉnh Quảng Tây ven biển. Đồng, thiếc, và chì từ Vân Nam qua đường sắt Bắc Việt nam tới duyên hải Trung Quốc, còn máy móc, thực phẩm, và hàng tiêu dùng chạy theo chiều ngược lại. Thời gian đầu chiến dịch Sấm Rền, hơn một trăm nghìn công binh và lính phòng không Trung Quốc sang bảo vệ đường xe lửa Bắc Việt nam. Để chuẩn bị chiến tranh với Hoa Kỳ, Mao Trạch Đông bắt tay vào một chương trình tốn kém chuyển nền công nghiệp chủ chốt nằm dọc duyên hải vào sâu nội địa, còn đường sắt đông-tây ở nam Trung Quốc thì nằm lại. Việc hoàn thành con đường sắt này mùa hè năm 1966 đã làm bớt tải tuyến đường sắt Bắc Việt nam nối nam Trung Quốc, khiến nhiều đồ tiếp vận chạy qua tuyến đường này vào Bắc Việt nam. Tuyến đường sắt tây bắc nối giữa Vân Nam và Hà Nội trở nên ít quan trọng hơn tuyến đường sắt đông bắc dài 75 dặm nối Hà Nội và Quảng Tây.
Gần một phần ba nhập khẩu của Bắc Việt nam qua tuyến đường sắt đông bắc và phần còn lại qua cảng biển Hải Phòng. Vì Bắc Việt Nam nhập hầu như toàn bộ hàng quân sự bao gồm cả nhiên liệu, tướng Momyer cho thấy cần phải bịt cảng Hải Phòng và đường sắt nối với Trung Quốc. Nhưng Những tàu thuỷ Liên Xô ở Hải Phòng làm cho tổng thống Johnson lo ngại rằng một bê bối quốc tế có thể dẫn đến chiến tranh lớn. Tổng thống không cho phép hải quân ném bom hoặc thả mìn cảng Hải Phòng, và không cho không quân Mỹ ném bom tuyến đường sắt đông bắc với nhiều hy vọng gây sức ép. Trong nhiều trường hợp, những chiếc cầu dọc tuyến đường bộ rất khó bị ném trúng bằng bom thông thường dưới lưới lửa phòng không. Johnson thậm chí không chấp thuận ném bom những cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng ở Hà nội và cầu qua sông Đuống (Canal des Rapides) vì lo ngại thương vong dân thường. Những đoàn tàu hoả có thể chạy nhanh vào ban đêm từ biên giới Trung Quốc về Hà Nội, bỏ qua các ga.
Không những Bắc Việt chiến đấu bảo vệ tuyến đường sắt trong chiến dịch Sấm Rền, thậm chí còn xây dựng một tuyến mới. Trung Quốc giúp đỡ họ hoàn thành một tuyến đường sắt tây bắc qua Thái Nguyên và khu gang thép đến Hòn Gai (Vịnh Bắc Bộ), một cảng nhỏ phía bắc Hải Phòng gần mỏ than. Tuyến đường mới cắt ngang tuyến đường sắt đông bắc tại Kép, và khi đoạn Kép-Thái Nguyên hoạt động vào mùa thu 1966, Bắc Việt có thể đi xuống phía nam qua tuyến đông bắc.
Trong thời gian ấy, tại vùng cán xoong phía nam, Bắc Việt đã xây dựng đoạn đường sắt Vinh tới Đồng Hới và Nam Việt nam. Họ đã phá hoại tuyến đường sắt này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chưa hoàn thành khôi phục đoạn đường sắt phía nam Vinh khi Sấm Rền. Phía bắc Vinh, tại Thanh Hoá, họ xây lại chiếc qua sông Mã, chiếc cầu này từng bị phá huỷ khi họ hai đầu máy đầy thuốc nổ đâm nhau giữa cầu. Bắc Việt mất 7 năm trời để xây lại nó đến mức khó có thể phá lại được. Họ gọi nó là Hàm Rồng (the Dragon’s Jaw), và lọt thỏm giữa hai mỏm núi, suốt chiến dịch Sấm Rền, máy bay không quân và hải quân ném bom nhiều lần nhưng nó vẫn đứng vững.
Có những chiếc cầu nhỏ trên tuyến đường nam Thanh Hoá cũ nát mà Bắc Việt ít khi sử dụng cho những đoàn tàu hoả bình thường, nhưng những ô tô ray vẫn kéo những toa xe nhỏ chạy qua. Dưới Vinh vẫn có những chuyến vận tải con thoi gồm những xe tải từ các hướng tới gặp đường sắt cách 50 dặm về phía bắc Nam Việt nam.
Hàng tiếp vận chạy dọc bờ biển, chở qua núi sang Lào, hoặc mang vác trên lưng, và bằng xe thồ thẳng qua khu phi quân sự, hoặc cất giữ trong hang động, hầm hào phía bắc vùng này. Cuối mùa hè năm 1966, B-52 bắt đầu ném bom khu phi quân sự và dải hẹp dọc theo nó khoảng 10 dặm của gói mục tiêu 1. Khu vực này phía bắc sông Bến Hải là nơi thu hút hơn hai nghìn B-52 xuất kích trong Sấm Rền; trong khi dưới 1% máy bay chiến đấu ném bom Bắc Việt Nam trong cùng một năm, mỗi B-52 mang ít nhất gấp 10 lần máy bay chiến đấu. Tại chỗ B-52 ném bom sinh ra hàng trăm những cụm lỗ sat nhau đến mức các phi công so sánh nó với bề mặt mặt trăng. Vẫn còn những địa đạo không bị bom làm sập, đàn ông, đàn bà, trẻ con Bắc Việt nam tiếp tục sống và duy trì dòng tiếp vận cho lực lượng cộng sản tại chỗ và tại Nam Việt nam.
Trong khi máy bay bắn phá những xe tải và những đoàn tàu hoả đi về phía nam vào ban ngày, thì bóng đêm bảo vệ tốt cho họ. Mỗi người lái xe biết rõ cung đường ngắn để đi mà không cần bật đèn. Phi công cố gắng xua tan bóng tối bằng pháo sáng và bắn phá xe tải, nhưng khá nhiều những xe tải khác vẫn chạy dưới làn bom một cách thành công. Một chiếc cầu có thể bị gãy gục, hoặc một đoạn đường bị chặt nham nhở, nhưng lại có phà hoặc cầu tạm hoặc con đường khác có thể sử dụng cho đến khi người ta sửa lại chỗ bị ném bom. Mạng lưới radar Mỹ ở Nam Việt nam và Thái Lan cho phép kiểm soát và hướng dẫn B-52 và máy bay ném bom chính xác những mục tiêu cố định tại vùng cán xoong Bắc Việt nam - những mục tiêu có thể bị ném bom bất cứ giờ nào trong mọi thời tiết. Những mục tiêu di động, tuy thế, là vấn đề rất khó về ban đêm và trong thời tiết xấu. Những tuyến đường chạy qua những rặng núi tại Lào, bị máy bay cánh quạt thậm chí máy bay vận tải chậm chạp gắn súng và thiết bị nhìn hồng ngoại tấn công. Nhưng chỉ có B-52 và máy bay chiến đấu là không kích các xe vận tải ở Bắc Việt nam, nhưng không thích hợp trong việc phát hiện những xe tải để phá huỷ chúng.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:21:15 PMDãy Trường Sơn không những phân chia đất nước mà còn cả hệ thống thời tiết. Trong khi mây gió mùa đông bắc che phủ nhiều nơi ở Bắc Việt Nam từ tháng 11 đến tháng 4, thì bầu trời thường trong sáng tại vùng cán xoong ở Lào.
Khi đường khô ráo, hàng nghìn xe tải chạy xuống mạng đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào thẳng tới Nam Việt nam. Tại đỉnh điểm gió mùa đông bắc, hơn một nửa trong số 20 nghìn lượt xuất kích tới Bắc Việt Nam và Lào ném bom vùng cán xoong ở Lào. Việc chia sẻ ném bom những mục tiêu tại đồng bằng sông Hồng phải ném bom nhiều hơn con số 20 nghìn. Sự chia sẻ này vượt quá 5 nghìn thậm chí trong gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10. Vùng châu thổ bị phần lớn trận ném bom mạnh trong gió mùa tây nam, nhưng ít nhất những cơn bão rải rác trong thời kỳ thời tiết trong trẻo. Trong thời kỳ gió mùa đông bắc khô ráo, ngược lại, mây che phủ vùng châu thổ hiếm khi tan. Bởi vậy, việc ném bom thường chuyển hướng tới Bắc Việt nam và vùng cán xoong ở Lào, nơi bị ném bom nặng nề hơn đồng bằng sông Hồng.
Những gói mục tiêu của đô đốc Sharp thêm vào trong sự phân chia tự nhiên giữa vùng châu thổ và vùng cán xoong. Không quân Mỹ xuất kích nhiều hơn theo lịch trình ném bom gói mục tiêu 1, vì Sở chỉ huy chẳng có không có cơ sở nào khác tại vùng cán xoong, khi thời tiết xấu đành phải chuyển hướng từ đồng bằng sông Hồng; những gói mục tiêu vùng cán xoong khác dưới sự kiểm soát của hải quân.
Khi gió mùa tây nam, không quân Mỹ chuyển sang hàng nghìn lượt xuất kích một tháng sang gói mục tiêu 1. Thậm chí sau quyết định của Sharp vào tháng 8-1966 cho phép không quân không kích phần tây gói mục tiêu vùng cán xoong (do hải quân kiểm soát), tướng Momyer ở Nam Việt nam và Tham mưu không quân ở Washington tiếp tục đánh mạnh thêm nữa. Trừ những con đường dẫn đến Lào, đa số những mục tiêu tại vùng cán xoong Bắc Việt đều sát bờ biển, và Momyer muốn ném bom chúng.
Sự tranh cãi về những gói mục tiêu vùng cán xoong xảy ra đầu tháng 11-1966. Tham mưu không quân ở Washington chuẩn bị văn bản để tướng Moore, phó tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương và cựu tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, sử dụng để chỉ dẫn cho Sharp. Cơ sở để Tham mưu không quân ném bom vùng bờ biển trong gói mục tiêu của hải quân được xây dựng theo khái niệm cũ của vành đai ngăn chặn. Được áp dụng ở chiến dịch tại Ý năm 1944, khái niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng phải bao vây những tuyến đường giao thông song song tại những điểm nghẽn để con đường bị phong toả không thể qua dễ dàng. Khái niệm này được Moore làm sống lại vài tháng trước đó dưới tên gọi “người lính canh cổng” để sử dụng cho gói mục tiêu 1 và Lào, nhưng chừng mực nào Sharp nhìn thấy những nỗ lực sửa chữa của Bắc Việt nam đã vượt lên khỏi những trận bom. Sharp không ưa cái từ “người lính canh cổng” mà Moore xoá đi khỏi bản chỉ dẫn. Ông tranh luận về sự hình thành vành đai ngăn chặn trong những gói mục tiêu của hải quân với những máy bay không quân.
Về sau này, khi Moore thông báo cho Tham mưu không quân, bộ phận của ông với đô đốc Sharp nảy sinh “khá căng thẳng”. Đô đốc Roy L. Johnson, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, trách không quân Mỹ kiểm soát gói mục tiêu của hải quân. Sharp quở trách cả hai bên, tuyên bố rằng ông chỉ thực hiện mệnh lệnh, và nhấn mạnh ông mong đợi hệ thống gói mục tiêu phải được thực hiện. Không quân Mỹ không cho phép kiểm soát gói mục tiêu của hải quân, nhưng Sharp hy vọng cấp dưới của không quân và hải quân cấp dưới thương lượng thu xếp xuất kích đến nơi khác.
Sự dàn xếp đạt được không cho phép vành đai ngăn chặn không quân ở phần của hải quân tại vùng cán xoong Bắc Việt, và không quân Mỹ ngừng ý định này. Tướng Momyer ở Sài gòn cũng như đô đốc Sharp rất quan tâm tới việc ném bom đồng bằng sông Hồng. Momyer thiên về ném bom vùng châu thổ trong một thời hạn những nơi tập trung tiếp liệu của địch. Sharp không tranh luận về thời hạn cắt đứt dòng tiếp liệu tới Nam Việt nam (ông không tin điều này thực hiện được), mà đánh mạnh Bắc Việt. Cả hai người nghĩ rằng ném bom ở vùng châu thổ có khả năng tác động nhiều hơn là ném bom ở vùng cán xoong.
Trong trường hợp này, vành đai ngăn chặn tại vùng cán xoong tương tự với khái niệm “hàng rào McNamara” đưa ra nhằm thay thế ném bom Bắc Việt Nam bằng hàng rào ngăn sự thâm nhập dọc góc phía bắc của Nam Việt nam và qua đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào. Phần “Hàng rào McNamara” tại Nam Việt nam gồm công sự do lính Mỹ canh giữ, nhưng việc tổng thống Johnson khước từ đưa bộ binh vào Lào có nghĩa rằng ở đó Hàng rào McNamara phải được bảo vệ dưới không lực Mỹ, dẫu cho không lực Mỹ được các bộ cảm biến điện tử và một vài toán lính trinh sát trợ giúp.
Việc McNamara vỡ mộng ném bom Bắc Việt Nam chuyển theo hướng ngược lại từ đa số thuộc hạ quân sự của ông. Họ không đồng ý chính sách leo thang Sấm Rền từ lúc khởi đầu, nhưng tiếp tục tranh luận về tăng cường độ leo thang để tổng thống đồng ý. McNamara tranh luận về chính sách leo thang cho tới cuối 1966 khi ông muốn kết thúc Sấm Rền, nhưng ông lại vẫn chưa đề xuất loại bỏ nó cho tổng thống Johnson - người đang cảm thấy bị phản bội bởi sự trở mặt này.
Bộ trưởng quốc phòng bi quan do thất bại của chiến dịch Sấm Rền ném bom các kho chứa dầu Bắc Việt nam mùa hè năm 1966. Không quân Mỹ và hải quân đã được phép ném bom các kho dầu từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh. Không có xăng dầu, những xe tải Bắc Việt nam trở nên vô dụng. Nhưng những kho dầu lớn lại nằm ở Hải Phòng và Hà Nội, nơi tổng thống Johnson ngần ngại ném bom. Trước khi Johnson mạnh bạo lên, Bắc Việt nam đã sơ tán xăng dầu xung quanh nông thôn bằng những thùng chứa dầu nhỏ. Khi trúng ném bom, các kho dầu ngùn ngụt bốc lên những ngọn lửa và khói, dấu hiệu đó thực tế đã bị cắt giảm đến mức tối thiểu. Máy bay Mỹ suốt mùa hè chỉ phá được những thùng chứa dầu, còn những xe tải Bắc Việt nam cũng cứ chạy.
Người đề xướng ném bom các kho dầu là người thẳng tính, đầy lạc quan tuy kết quả thu được ít ỏi đã không ngăn cản ông đề nghị ném bom mạnh hơn. Walt Whitman Rostow là một sinh viên từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi ông là một thiếu tá trẻ tại Cơ quan phục vụ chiến lược (tiền thân CIA). Ông là nhà sử học về kinh tế. Thập kỷ 1960, cũng như thập kỷ 1940, ông là người tham gia ném bom các kho dầu và cầu; năm 1944, ông tranh luận chống lại sự bảo thủ của một nhà phân tích người Anh Solly Zuckerman rằng đồng minh tập trung ném bom vào nhà ga xe lửa hơn là vào các kho dầu và cầu trong nhiều tháng trước khi đổ bộ vào Pháp. Từ đó, sự nghiệp giảng dạy của Rostow ở Trường Đại học kỹ thuật Massachusetts bị cắt ngắn khi tổng thống Kennedy đưa ông về Washington. Mùa xuân 1966, ông thay McGeorge Bundy làm cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Johnson. Mùa thu năm ấy, người anh cả của Rostow Eugene trở thành trợ lý bộ trưởng ngoại giao về công việc chính trị; anh cả của Bundy là William Bundy là trợ lý bộ trưởng ngoại giao về Viễn Đông. Cả bốn người này từng học tại Đại học Yale vào năm thập kỷ 1930 và cả bốn người đều đồng lòng trong việc ném bom Bắc Việt nam, nhưng anh em Rostow duy trì nhiệt tình của họ lâu hơn. Walt Rostow đưa những lời chúc mừng nồng nhiệt cho những người lính hơn là người tiền nhiệm của mình. Mặc dù kiến thức quân sự của Rostow còn yếu, nhưng ông tìm được một sĩ quan, người có thể làm việc gần gũi, đó là tiến sĩ đại tá Robert N. Ginsburgh của trường Harvard. Robert N. Ginsburgh thiếu từng trải về không quân, và trong thế chiến II ông là sĩ quan pháo binh, xa vời với các tướng không quân, nhưng nhờ Rostow, ông nhảy vào hàng ngũ của họ.
Sự nghiệp của Ginsburgh cũng được giúp ích từ mối quan hệ thu qua người cha, một vị thiếu tướng, người bỏ bộ binh gia nhập không quân năm 1948 khi đó là phó giám đốc về quan hệ công chúng; sau khi có mối quan hệ nồng ấm với Bộ trưởng không quân Mỹ Symington, Ginsburgh (cha) tiếp tục phục vụ bốn bộ trưởng quốc phòng trước khi về hưu năm 1953 và qua đời năm 1958. Ginsburgh (con) thoạt đầu làm việc với Rostow tại bộ phận hoạch định chính sách, và Rostow đưa ông vào Nhà Trắng làm người liên lạc với Tham mưu trưởng liên quân tại văn phòng Rostow. Vì tướng Wheeler không phải nằm trong vòng những cố vấn thân cận của tổng thống Johnson, nên ông Chủ tịch thường phải dựa vào Ginsburgh để có những thông tin về quyết định Nhà Trắng bàn bạc. Hơn một năm sau, Ginsburgh có chút tiến bộ trong việc nhận lời mời thay mặt cho Wheeler tham dự bữa ăn trưa vào ngày thứ ba và các cuộc họp khác khi tổng thống Johnson, Bộ trưởng quốc phòng McNamara, ngoại trưởng Rusk, và Rostow đã thảo luận sự lựa chọn mục tiêu ném bom.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:24:10 PM
Sự so sánh Ginsburgh với Rostow không có nghĩa hai người này cùng có cách nhìn giống nhau trong việc ném bom Bắc Việt nam. Giống như nhiều sĩ quan không quân, Ginsburgh tin rằng chí ít thì ném bom cũng là thảm hoạ, nếu không ném bom một cách ồ ạt khi khởi đầu. Rostow, mặt khác, muốn leo thang mạnh hơn để gây sức ép mà ông hy vọng kẻ địch sẽ bị nứt rạn tại một số điểm. Từng là sinh viên kinh tế, Rostow ủng hộ ném bom những nhà máy điện Bắc Việt nam và một số nhà máy hiện đại ở đồng bằng sông Hồng, nhưng ông không ủng hộ tập trung nỗ lực không quân tại vùng châu thổ. Vị cố vấn an ninh quốc gia muốn ném bom vừa đủ ở vùng châu thổ để kìm chân phòng không Bắc Việt nam và khả năng sửa chữa tập trung ở đó như là một cách trợ giúp ném bom ngăn chặn vùng phía nam xa hơn.
Ginsburgh chú trọng nhiều hơn ở đồng bằng sông Hồng. Hình như ông cho rằng cách tốt nhất phá hoại nền kinh tế nông nghiệp Bắc Việt nam là ném bom hệ thống đê điều. Ông chịu ảnh hưởng bởi Robert F. Futrell của không quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên; Futrell chỉ ra rằng ném bom những đập nước tưới tiêu khi gần gần kết thúc chiến tranh đã có lợi mang đến ngừng bắn. Chẳng phải Rostow hoặc tổng thống Johnson tán thành sự tranh luận về nước đi này, thậm chí tướng McConnell, Tham mưu trưởng không quân Mỹ cũng nghi ngờ tính khả thi chọc thủng những con đê bằng đất to lớn này.
***
Trong Sấm Rền, chính quyền Johnson mưu đồ ném bom mạnh mẽ theo cách tính toán để đe doạ sự sống còn của chế độ Bắc Việt nam. Tổng thống Johnson nhiều lần cam đoan với chính quyền Bắc Việt Nam rằng không quân Mỹ không phá hoại chế độ của họ và ông nghĩ vậy. Công sở chính phủ nằm ở khu đông dân cư Hà Nội chưa bao giờ là mục tiêu ném bom. Thậm chí các cơ sở thông tin của chính phủ vẫn chưa bị đụng đến. Mạng điện thoại nối giữa đại sứ quán Liên Xô và quan chức Uỷ ban kiểm soát quốc tế tại Hà nội vẫn được miễn ném bom. Theo Hiệp định Geneva 1954, Uỷ ban kiểm soát quốc tế được thành lập gồm đại diện Ấn Độ, Canada, và Ba Lan; phái đoàn kiểm soát hoà bình từ lâu đã vô dụng.
Giới lãnh đạo Bắc Việt là nhóm người khá cứng rắn đáp ứng những thuận lợi mà Johnson đưa cho họ. Hồ Chí Minh dường như khá nhu nhược so với tuổi 70 của mình, nhưng ông chí ít vẫn còn là thần tượng “Bác Hồ” vây quanh bởi Đảng cộng sản Việt nam đoàn kết. Tên của ông nghĩa là “Mang lại ánh sáng” và là tên cuối cùng trong một loạt bí danh sử dụng cho tuyên truyền và tôn sùng nguỵ trang. Họ thật của ông là Nguyễn, một cái họ phổ biến ở Việt nam. Giống như đa số những học sinh trẻ tuổi, ông lớn lên tại bờ biển Trung bộ Việt nam. Cha ông là một người được học hành đủ tiền gửi cho con học trường Quốc Học Huế, nơi Ngô Đình Diệm và nhiều người Việt nam có tinh thần dân tộc cũng theo học. Sau khi làm phụ bếp trên tàu thuỷ và ở London, ông đã gặp được Đảng cộng sản Pháp. Hồ Chí Minh sống nhiều năm ở Nga, Trung Quốc, và Thái Lan làm điệp viên cho Quốc tế cộng sản.
Năm 1966, Mỹ không nắm rõ người nào trong số thân cận của ông Hồ nắm quyền lực nhất. Ba năm sau khi Hồ Chí Minh qua đời, Lê Duẩn, thực sự là người rất có ảnh hưởng, nổi bật là một lãnh tụ chủ chốt. Lê Duẩn sống nhiều năm ở đồng bằng Cửu Long, ông mong có chiến thắng ở đó. Trường Chinh được xem là ít chỉ đạo đấu tranh tại Nam Việt nam, và ông có khuyết điểm trong cuộc Cải cách ruộng đất dữ dội tại Bắc Việt nam - một quá trình đẫm máu giết 50 nghìn địa chủ. Ông được coi là người bị nhiều mê hoặc với Trung Hoa; thậm chí tên của ông cũng có nghĩa là cuộc “Trường Chinh” tôn vinh Mao Trạch Đông. Phạm Văn Đồng, thủ tướng, người xuất hiện giữa Lê Duẩn và Trường Chinh, từng có cuộc sống đày đủ thời học sinh và bị Pháp cầm tù nhiều năm.
Vì Phạm Văn Đồng là một trong những người cộng sản Việt nam theo học Trường quân chính Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch, lẽ ra ông phải là một vị tướng của Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh lại chọn một giáo viên lịch sử, Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo quân đội. Đây là một sự lựa chọn sáng suốt. Thắng lợi của tướng Giáp năm 1954 tại Điện Biên Phủ - một căn cứ gần biên giới Lào cách Hà nội hai trăm dặm về phía tây, làm ông nổi tiếng những tướng Mỹ đối đầu với ông 12 năm sau này. Ở tuổi ngũ tuần, ông là người trẻ nhất trong số những người thân cận của Hồ Chí Minh. Tuy thận trọng hơn và ít có ảnh hưởng hơn so với Lê Duẩn, uy tín của Giáp bên trong quân đội chắc chắn ông có vai trò quan trọng trong sự bổ xung chiến lược (nếu không phải là luôn hoạch định nó).
Trong Sấm Rền, Giáp chỉ huy một quân đội đông người. Tại Bắc Việt Nam dân số mười tám triệu, ông có nửa triệu quân, bao gồm 250.000 quân thường trực. Năm mươi nghìn trong số này tại Nam Việt nam, nơi họ gấp bốn lần số du kích võ trang trong khi dân số 16 triệu. Tại Nam Việt nam, đội quân đông người của Giáp dựa vào dân cứ sống rừng rậm và làng mạc; lực lượng của ông thường ẩn náu cho tới khi sẵn sàng chiến đấu. Ở miền Bắc, tuy thế, không lực Mỹ đặt trước ông một số vấn đề mới. Quân Pháp trước đây đã kiểm soát các thành phố, và quân đội của Giáp có thể ẩn náu trong rừng rậm. Nhưng bây giờ Giáp đã có những thành phố, đường sắt, và hải cảng cần phải được bảo vệ.
Lần đầu tiên khi bom Mỹ rơi xuống Bắc Việt nam vào tháng 8-1964, Giáp chưa được chuẩn bị tốt. Từ 1956 không quân nhỏ bé của ông luyện tập tại những sân bay ở Trung Quốc và Liên Xô, trong khi những sân bay của ông đang được xây dựng. Liên Xô cung cấp những máy bay Mikoyan-Guryevich MiG-17 - kế tiếp MiG-15 mà Trung Quốc sử dụng đánh nhau với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Các phi công Việt nam học bay và duy trì MiG ở Trung Quốc cho tới khi sân bay Phúc Yên gần làng Nội Bài (15 dặm về phía bắc Hà Nội) hoàn thành cho máy bay phản lực vào mùa hè năm 1964. Một ngày sau trận không kích xuống Bắc Việt nam, ba tá MiG bay từ Trung Quốc về Phúc Yên. Nhưng Mỹ lại không ném bom trong sáu tháng.
Cộng sản lúc đó vượt qua một số mối thù cũ giữa Trung Quốc và Việt nam. Trong thời gian vài năm Trung Quốc giúp đỡ Việt nam nhiều hơn Liên Xô, nhưng tình thế đã thay đổi khi Nikita Khrushchev, lãnh tụ Liên Xô, bị hạ bệ vào mùa thu 1964. Lãnh tụ mới của Liên Xô, Leonid Brezhnev và Alexei Kosygin, cạnh tranh với Trung Quốc về ảnh hưởng ở Việt nam. Trong khi Trung Quốc cung cấp sức người, Liên Xô mời chào nhiều về kỹ thuật.
Hà Nội háo hức ôm chặt kỹ thuật Liên Xô trong khi nhận khá nhiều lính Trung Quốc. Khi bom lại rơi xuống vùng cán xoong Bắc Việt Nam vào tháng 2-1965, Kosygin có mặt tại Hà Nội cùng với bộ trưởng và tư lệnh không quân Liên Xô.
Dùng viện trợ để gặt hái uy tín ở Hà nội và nơi khác trong thời gian cộng sản, Liên Xô cũng mong chờ sự quay lại cụ thể. Bắc Việt Nam là nơi thử vũ khí và học thuyết của Liên Xô chống lại vũ khí và học thuyết của Mỹ.
Liên Xô thu nhặt mẫu những máy bay của Mỹ bị rơi và những mảnh vụn khác để họ có thể sử dụng để phát triển quốc phòng và bắt chước. Nhưng Bắc Việt không phải lúc nào cũng hợp tác với Liên Xô thích đáng, và Liên Xô phàn nàn rằng Trung Quốc nhận được đối xử ưu đãi hơn. Một sự khó chịu là việc dỡ hàng chậm chạp từ tàu thuỷ Liên Xô tại Hải Phòng, nơi họ đặt cao xạ gần cảng. Việc làm khó chịu là họ không ngừng đưa ra những đòi hỏi tăng thiết bị trong khi hàng hoá được mở ra chưa sử dụng và bị han rỉ. Không có sự thất vọng nào ngăn bước Liên Xô hoàn toàn hăng hái với Trung Quốc đối với bổn phận Bắc Việt nam .
Bắc Việt tỏ ra giỏi giang khai thác sự kình địch Xô-Trung, mặc dù nó làm việc giao hàng của Liên Xô trở nên gặp thách thức. Khi Trung Quốc đồng ý cho Liên Xô chuyên chở hàng hoá qua Trung Quốc bằng tàu hoả, mỗi máy bay vận tải bay qua lãnh thổ Trung Quốc phải được sự đồng ý. Giao thông đường sắt trở nên mạo hiểm trong thời kỳ “Cách mạng văn hoá” của Mao năm 1966-68, khi đám đông sinh viên tấn công những người chỉ trích Mao (kể cả Liên Xô). Người Mỹ, mặt khác, làm cho ông Giáp dễ dàng hơn bằng cách bỏ ngỏ cảng Hải Phòng cho tàu Liên Xô và tàu các nước khác. Sự thật việc Trung Quốc lúc ấy đang giữ một lực lượng tại biên giới Liên Xô nhiều hơn là ở biên giới Việt nam, điều này giảm nhẹ chút ít sự lo âu của tổng thống Johnson rằng Trung Quốc có thể tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện ở Đông Nam Á. Không phải chính quyền Johnson liều lĩnh đe doạ Bắc Việt nam khiến Trung Quốc can thiệp mạnh; mà Hoa Kỳ buộc Bắc Việt dựa hẳn vào Trung Quốc vì sự tồn vong chế độ, điều này có thể hiểu được rằng Bắc Việt phải tìm cách tránh việc mang lại chôn vùi sự hiện diện của Trung Quốc - thậm chí nếu tránh được có thể hoãn lại việc chiếm Nam Việt nam.
Trước mùa thu 1966, Giáp có hơn 40 MiG tại Phúc Yên, thêm 10 chiếc ở sân bay Gia Lâm (Hà nội) và 5 chiếc tại sân bay Kép (30 dặm về phía đông bắc Hà nội). Ông cũng còn những sân bay chưa sử dụng tại Hải Phòng, và đang xây dựng những sân bay mới tại Yên Bái (50 dặm về phía tây bắc Hà Nội) và Hoà Lạc (chỉ 10 dặm về phía tây Hà Nội). Trong thời gian ấy, Trung Quốc đã xây dựng một số sân bay gần Bắc Việt Nam. Như thế Mỹ đã từ bỏ học thuyết của họ (ném bom những sân bay ngay khi bắt đầu chiến dịch) và không đụng đến tất cả những sân bay chính ở đồng bằng sông Hồng; chính quyền Johnson lo ngại không những cố vấn Liên Xô và Trung Quốc có thể bị giết trong các vụ ném bom sân bay, mà không quân Bắc Việt có thể chuyển sang Trung Quốc và tạo ra áp lực từ không lực Hoa Kỳ và đồng minh của mình phải ném bom những sân bay Trung Quốc. Xa hơn về phía nam, những sân bay cũ tại Vinh và Đồng Hới cũng như một sân bay mới đang được xây dựng tại Bái Thượng gần Thanh Hoá bị ném bom làm cho máy bay Bắc Việt nam không thể tấn công Nam Việt nam hoặc cản trở máy bay Mỹ ném bom Bắc Việt và vùng cán xoong ở Lào.
Không quân của Giáp bao gồm mười bốn MiG-21, nhanh hơn và mới hơn MiG-17; MiG-17 thường sử dụng súng bắn máy bay đối phương, trong khi MiG-21 có tên lửa tầm nhiệt không đối không của họ(1).
_______________________
(1) Phi công Mỹ quan sát MiG-21 bắn chỉ 5 tên lửa dẫn bằng radar trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:31:41 PMGiáp cũng có sáu máy bay ném bom kiểu cổ Ilyushin Il-28. Có được máy bay dễ dàng hơn đào tạo phi công. Đa số được đào tạo tại Trung Quốc và Liên Xô. Trước mùa xuân 1965, MiG-17 chiến đấu với máy bay Mỹ, và gần một năm sau MiG-21 mới được triển khai.
Mặc dù thua kém F-4 về tốc độ và tầm xa, MiG thiết kế một chỗ ngồi nhỏ, không bỏ được vệt khói và khó quan sát tại một khoảng cách - một ưu thế mà máy bay Mỹ có được khi dùng tên lửa dẫn bằng radar nhìn từ xa bằng mắt thường. MiG-17 có vòng lượn hẹp có thể làm nó trở thành một đối thủ dữ dằn trong không chiến. MiG-21 khó xoay xở về phía trong một chiếc F-4, và khoang lái khó quan sát về phía sau là điều bất lợi khi cặp F-4 bay phía sau. Thuận lợi lớn nhất của Mỹ ban đầu là ưu thế về đào tạo. Nhưng từ lúc không chiến xảy ra trên bầu trời Bắc Việt nam, thì phi công Bắc Việt có dịp tốt quay lại chiến đấu sau khi bị bắn rơi. Nhiều tháng năm trôi qua, các phi công Bắc Việt nam từng trải hơn trong khi chính sách luân phiên của Mỹ lại đưq đến những phi công ít kinh nghiệm. Đu thế nào đi nữa, MiG không cần bắn rơi máy bay Mỹ để bảo vệ Bắc Việt nam - cứ mỗi lần một máy bay Mỹ vứt bỏ bom của mình đương đầu với MiG, thì MiG luôn là người thắng trận.
Theo truyền thống Liên Xô, hoạt động của MiG được quản lý chặt chẽ bởi đại tá Đặng Tính, sử dụng mạng radar để chỉ huy cả không quân lẫn hàng trăm súng phòng không vây quanh Hà Nội. Mùa xuân 1965, Liên Xô bắt đầu xây dựng trận địa tên lửa đất đối không SA-2 (SAM), và ngày 24-7-1965, tốp sĩ quan Liên Xô điều khiển tên lửa bắn rơi một chiếc F-4.
Sự đáp trả của Mỹ đối với SAM là không xứng với thất bại của nó khi tấn công những sân bay Bắc Việt nam. Tháng 4-1965 khi máy bay trinh sát bắt đầu quan sát việc xây dựng một những trận địa SAM quanh Hà nội 20 dặm, Bộ trưởng quốc phòng McNamara theo lời khuyên của trợ lý McNaughton cấm tấn công vào câc trận địa tên lửa. Vào tháng 5 khi tổng thống Johnson tăng cơ hội đánh phá, McNamara ly luận rằng không thể tấn công các trận địa SAM cho tới khi B-52 ném bom những sân bay - một lời gợi ý làm giảm bớt mau lẹ chú ý của Johnson vào việc tấn công các trận địa SAM. Nhờ chính sách leo thang, Hà Nội không bị ném bom và bởi vậy một vòng tròn các trận địa tên lửa ở đó dường như chỉ để đe doạ chút ít máy bay Mỹ. Trong một lúc nào đó thậm chí nó chỉ có khả năng như là dấu hiệu không ném bom Hà Nội. Nhưng chiếc F-4 bắn rơi 40 dặm phía tây Hà Nội vào tháng 7 đã báo động cho chính quyền Johnson rằng Bắc Việt đã xây dựng ít nhất hai trận địa tên lửa ngoài xa Hà Nội hơn trận địa số 5. Trận địa số 6 và 7 cách Hà Nội 30 dặm về phía tây.
Những máy bay Mỹ đầu tiên bị SAM bắn rơi buộc chính quyền Johnson đứng giữa sự cân nhắc có nên Mỹ hoá cuộc chiến tranh tại Nam Việt nam. Tướng McConnell và những tướng lĩnh khác được mời tới Nhà Trắng để Johnson thăm dò họ về sự thay đổi lớn chính sách đối với Nam Việt nam. McConnell đưa ra lời khẳng định đầy hứa hẹn, nhưng ông chỉ hứa rằng lính Mỹ tại Nam Việt nam cộng với ném bom mạnh ở miền Bắc cho phép Hoa Kỳ “làm tốt hơn cái đang làm bây giờ”. Harold Brown, một nhà vật lý trẻ tuổi được McNamara chọn để làm Bộ trưởng không quân, cũng không nhiệt tình hơn: “Hình như tất cả sự lựa chọn của chúng ta đều là bóng tối. Chẳng có ai nói thật về quyết định bộ binh Mỹ do Johnson nêu ra. Hoặc họ được mới đến không phải để khuyên Johnson phải làm gì đối với SAM.
Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, chí ít cũng tham gia trong cuộc thảo luận về SAM trong Nhà Trắng ngày 26-7. Ông đề nghị ngay lập tức ném bom tất cả các trận địa SAM - ít nhất trận địa 6 và 7. Không ai trong số những quan chức dân sự có mặt ủng hộ đánh tiếp các trận địa gần Hà Nội hơn, thậm chí thứ trưởng ngoại giao George Ball (một cựu chiến binh máy bay ném bom chiến lược trong thế chiến II và là người phản đối Mỹ can thiệp sâu vào Việt nam) đồng ý rằng nếu trận địa 6 và 7 là chỗ ngoài cùng vòng ngoài SAM, họ có thể phải bị loại bỏ. Ngoại trưởng Rusk nhắc nhở rằng việc giết lính Liên Xô tại trận địa là mạo hiểm, đó cũng là lời cảnh báo có ích. Bộ trưởng quốc phòng McNamara nói với tổng thống rằng ném bom những mục tiêu bên trong tầm các trận địa SAM chẳng phải là khôn ngoan, trừ khi trước hết tấn công những trận địa SAM. McNamara gợi ý ném bom trận địa 6 và 7 dùng máy bay bay thấp khoét vào nhược điểm của SAM.
Tổng thống Johnson quyết định phá trận địa SAM 6 và 7, nhưng nói dễ hơn làm. Ngày 27-7-1965, không quân Mỹ cho 54 F-105 đánh phá hai trận địa và những doanh trại gần đấy được cho là nhân viên SAM sống ở đó. Theo lệnh từ Washington, những chiếc F-105 bay dưới năm trăm feet thì chạm trán với một bẫy súng phòng không gồm một tên lửa giả và bị rơi bốn F-105. Hai chiếc bị rơi khi va chạm trên đường về căn cứ trong khi một chiếc kia cố sức kiểm soát hư hại khác. Đây là giá đắt nhất trong chiến tranh trên không.
Sau đó không quân Mỹ và hải quân tránh đánh trận địa SAM bị sa bẫy súng phòng không và giới hạn mỗi lần đánh phá một trận địa chỉ dùng bốn máy bay hoặc ít hơn. Số lượng các trận địa tên lửa tăng nhanh, nhiều hơn số tên lửa mà những tiểu đoàn phóng lên - mỗi tiểu đoàn có tới sáu bệ phóng, có thể di chuyển từ trận địa này sang trận địa kia trong vài giờ. Thay vì chờ SAM bắn và di chuyển trước khi tiến hành đòn trả đũa, không quân Mỹ cho những máy bay biệt danh “Bàn tay sắt” để trấn áp SAM. Trong vài tháng, mỗi tốp F-105 “Bàn tay sắt” được dẫn bởi một chiếc F-100F “Con chồn hoang” hai ghế lái mang thiết bị xác định radar của trận địa. Chiếc F-100F có thể dùng tên lửa để đánh dấu trận địa SAM để F-105 tới bỏ bom. Trước mùa hè năm 1966, hai cải tiến đã sử dụng cho “Bàn tay sắt”. Những F-100F bay chậm được thay thế bằng F-105F hai ghế lái “Những con chồn hoang” (giống F-100F, máy bay huấn luyện có chỗ đặt thiết bị dò tìm cùng với một sĩ quan điện tử để dùng nó)(1), và tên lửa đánh dấu mục tiêu được thay bằng shrike - tên lửa tìm kiếm radar. Shrike chứa hàng nghìn hạt nổ bằng những khối thép nhỏ đã phá huỷ nhiều radar, những các sĩ quan radar chống lại bằng cách tắt radar tức thời. Sau khi thêm phốt-pho trắng vào hạt nổ, sức nổ định vị ít nhất một trận địa SAM để mà nó có thể bị ném bom.
Mặc dù tổ lái “Con chồn hoang” hiếm khi đảm bảo Shrike trúng radar địch, họ có thể phát hiện radar tắt máy khi “Những con chồn hoang” xuất hiện. Có lẽ, tốp điều khiển SAM (lính Bắc Việt nam nhiều hơn lính Liên Xô) bắt đầu sử dụng radar giám sát đường đi và bật máy ở phút cuối cùng. Trong thời gian ấy, máy bay Mỹ xem như vượt trội hơn SAM chậm chạp được ví như trạm điện thoại bay, nhưng được lái trong vùng tìm kiếm của súng phòng không. Mặc dù “Những con chồn hoang” cũng tấn công những radar điều khiển pháo phòng không cỡ lớn nhất và bay cao hơn tầm hiệu quả của các súng phòng không nhỏ mà phần lớn thời gian, phòng không Bắc Việt nam tiếp tục gây nguy hiểm cho các phi vụ “Bàn tay sắt”. Trong số mười một máy bay F-105F “Những con chồn hoang” tới Thái Lan vào mùa xuân 1966, chỉ còn lại bốn chiếc vào giữa tháng 8. Những máy bay thay thế sớm được đưa đến, nhưng không thể xuất kích trong mỗi phi vụ “Bàn tay sắt” bốn chiếc; đôi khi chỉ có một máy bay “Con chồn hoang” trên một phi vụ.
Từ khi SAM chứng tỏ được tính cơ động cao, pháo phòng không khá nhiều và lượng máy bay MiG không bị hạn chế, toàn bộ 3 cánh tay phòng không Bắc Việt nam là khá mạnh. Chúng phối hợp với nhau rất tốt qua thực tế và qua mạng radar thông tin. Đặt SAM và súng gần đê điều, bệnh viện và trường học, Bắc Việt đặt phi công Mỹ vào tình thế “không thắng được”, hoặc là cho phép những đơn vị này nổ súng mà không bị cản trở hoặc cho Bắc Việt công khai rằng có thể thắng bạn bè ở Hoa Kỳ và đe doạ sự nghiệp phi công. Có nhiều thời gian để sơ tán máy móc ở Hà nội vào những căn hầm ngoại ô Hà Nội đề phòng Mỹ ném bom thành phố. Dân chúng có thể chiến đấu trong những hầm trú ẩn, bao gồm hàng chục nghìn những hầm trú ẩn cá nhân cũng như những hầm trú ẩn lớn hơn. Tại khu vực ném bom một số người được trang bị súng trường; thay vì chạy vào hầm trú ẩn, họ bắn vào máy bay Mỹ lòng nhiệt tình hình như ít nhất có lợi về mặt tinh thần.
Bằng cách đó nhà cầm quyền Bắc Việt Nam thuyết phục nhân dân họ, cũng như người Mỹ, rằng kỹ thuật cao của Mỹ có thể bị đánh bại. Chính phủ Mỹ tiến hành Sấm Rền từ từ, thậm chí còn thăm dò việc ngừng ném bom. Họ nói rằng không thương lượng khi Mỹ còn ném bom, chính quyền Johnson cảm thấy áp lực phải ngừng ném bom để chứng tỏ sự quan tâm đến thương lượng hoà bình. Đầu tháng 4-1965, thượng nghị sỹ Robert F. Kennedy (New York) thăm Johnson để tranh luận về ngừng ném bom. Em trai của vị tổng thống bị ám sát là người cạnh tranh nặng ký đối với Johnson trong đảng Dân chủ, và Johnson theo đuổi để giữ vững đường lối chính trị của tổng thống Kennedy.
Đợt ngừng ném bom đầu tiên vào tháng 5-1965 kéo dài sáu ngày. Thoạt đầu chỉ ngừng 5 ngày, nhưng trước khi nó hết hạn, Bộ trưởng quốc phòng McNamara lý luận rằng tờ báo New York Times mong một tuần lễ trọn vẹn 7 ngày và Johnson đành trung bình cộng. Niềm hy vọng của Johnson việc ngừng ném bom sẽ làm ông ít bị chỉ trích lại thất bại. Họ phản đối rằng việc ngừng ném bom là quá ngắn ngủi để Bắc Việt Nam và đồng minh của họ có sự đáp ứng tích cực. McNamara trở thành giọng nói chính bên trong chính quyền về một cuộc ngừng ném bom dài ngày hơn. Tháng 7-1965 ông bắt đầu bàn việc ngừng ném bom kéo dài từ sáu đến tám tuần lễ (bắt đầu vào tháng 12). ngoại trưởng Rusk cũng nhìn thấy một điểm nhỏ trong việc ngừng ném bom khi không có dấu hiệu Bắc Việt sẵn sàng đàm phán, nhưng Johnson đồng ý ngừng ném bom 5 tuần từ tháng 24-12-1965 đến 31-1-1966. Bắc Việt chỉ có thể được cổ vũ bởi quang cảnh hàng tá phái viên cộng sản chạy khắp thế giới để “giữ gìn hoà bình”.
Bộ trưởng McNamara và trợ lý của mình McNaughton chuẩn bị cho sự thất bại của cuộc ngừng bắn dài ngày bằng việc đưa ra một đề nghị ngừng ném bom dài ngày khác vào cuối năm 1966. Nhưng tổng thống Johnson không đủ kiên nhẫn với ngừng ném bom dài ngày, và mặc dù ông đồng ý cắt ngắn việc ngừng ném bom và lần tránh hết lần này đến lần khác, không phải mãi đến cuộc tấn công Tết năm 1968 ông mới đồng ý. Trong thời gian ấy, ông cố gắng ném bom để nó làm trọn vẹn hơn 40 “sáng kiến hoà bình” hoặc “những người thăm dò hoà bình” như các nhà ngoại giao gọi. Chẳng phải sự bí mật của “những người thăm dò hoà bình”, không quân Mỹ trở thành câu đố trước chính sách ném bom của tổng thống.
________________________
(1) Không giống phi công ghế sau F-4, sĩ quan điện tử trên F-105F là một hoa tiêu (không phải phi công). Anh ta thường được gọi là “con gấu”
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:35:49 PM2. Chiến thuật mới, chiến lược cũ
Gió mùa đông bắc tràn về đầu năm 1966. Giữa tháng 10, nó che Hà Nội và Hải Phòng dưới những đám mây dày đặc dưới một nghìn feet. Mặc dù những cơn bão mạnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9, tháng 10 trời u ám hiếm gây ra những cơn mưa trút nước. Suốt sáu tháng mây bay thấp che phủ đồng bằng sông Hồng. Yếu tố tự nhiên này có ảnh hưởng lớn đến những chiến dịch ném bom của Mỹ vào cuối 1966 hơn là năm trước. Lúc đó, chiến dịch leo thang từng bước động tới trái tim Bắc Việt nam. Không phải tới tháng 6-1966, mười sáu tháng sau khi chiến dịch tiến hành, bom bắt đầu nổ thường xuyên gần Hà Nội và Hải Phòng. Áp lực ở đồng bằng sông Hồng không thể duy trì qua gió mùa đông bắc, tuy thế, việc không sử dụng B-52 hoặc thời tiết không tốt, ảnh hưởng tói khả năng ném bom của Mỹ. Những đám mây tháng 10 làm trì hoãn cho việc ném bom vùng châu thổ trừ khi Mỹ cho ném bom vùng đông dân. Điều này Mỹ không làm.
Thậm chí trong gió mùa đông bắc, cũng có một số trận không kích vùng châu thổ. Sự thay đổi thời tiết cho phép không kích vào một nhà ga nằm ngay bắc Hà Nội, vào một bến xe tải nằm ngay phía nam thành phố, và khu gang thép cách Hà nội 35 dặm. Những mục tiêu này chưa từng bị ném bom trước đó, và những trận không kích báo hiệu đợt ném bom mạnh hơn. Không quân Mỹ nổi bật lên từ gió mùa đông bắc hơn là đương đầu với Phòng không Bắc Việt nam. Trước tháng 4-1967, máy bay cường kích mang theo những thùng máy điện tử làm nhiễu radar dẫn đường SAM và súng phòng không. Các thùng điện tử cho phép máy bay cường kích bay trên vùng châu thổ tại tầm cao hơn SAM gây nguy hiểm; sau đó những chiếc F-105 và F-4 phơi mình trước súng phòng không tầm thấp trước khi lao xuống mục tiêu. Trước tháng 4, những máy bay cường kích thường lao xuống trên khu vực súng phòng không yếu, và trên vùng châu thổ hình thành một hệ thống gồm súng phòng không chính xác mà những bom bi có thể giết hoặc đe doạ pháo thủ.
Thời tiết tốt cho việc ném bom cuối cùng đã đến, Tập đoàn không quân số 7 bắt đầu ném bom những sân bay MiG và sau đó có mất mát trên không với MiG. Từ dạo đấy, F-4 hộ tống phần lớn F-105 trên vùng châu thổ để phi công F-105 tập trung vào việc ném bom và không phải vứt bỏ bom hoặc chuyển sang hệ thống báo hiệu tấn công sang chế độ không đối không. Dù có những thay đổi quan trọng, chiến thuật ném bom vẫn là thông thường và dự đoán trước được. Hôm nào thời tiết đẹp, khoảng hai trăm máy bay từ Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ bay đến vùng châu thổ. Không quân Mỹ lên lịch bốn đợt trong một ngày - hai đợt vào buổi sáng và hai đợt vào buổi chiều, mỗi đợt có từ tám đến 24 máy bay được hộ tống và đôi khi nhiều hơn. Việc tiếp dầu cho máy bay cường kích bay tới vùng châu thổ từ Thái Lan buộc họ phải lên lịch cho máy bay tiếp dầu. Do không đủ máy bay tiếp dầu cho các máy bay tham gia các đợt cả sáng lẫn chiều nên máy bay tiếp dầu không có thời gian vài giờ vào giữa ngày để nhận thêm dầu. Vì những tàu sân bay gần Bắc Việt nam hơn là những sân bay ở Thái Lan, máy bay hải quân ít phụ thuộc vào tiếp dầu(1). Máy bay hải quân có sự mềm dẻo về thời gian không kích và những đợt bay nhỏ hơn không quân. Dù vậy, radar Bắc Việt nam phát hiện được những cuộc tấn công từ hơn 100 dặm, không mấy khi bị bất ngờ. Phần lớn thiết bị điện tử chống radar đối phương phải phải xác định chính xác từng máy bay; chúng đã làm cho sự hiện diện của tốp bay thậm chí rõ ràng hơn.
Việc ném bom leo thang giúp Bắc Việt có thời gian để bảo vệ đồng bằng sông Hồng bằng hệ thống phòng không rất khó bị đánh phá. Thí dụ một tiểu đoàn SAM 25 chiếc (mỗi tiểu đoàn có sáu bệ phóng tên lửa) quay tròn trong khoảng 150 trận địa. Các máy bay Mỹ đi ném bom SAM thường gặp phải những trận địa bỏ trống, vì trận địa SAM vừa sử dụng xong lập tức rút đi biến thành bẫy súng phòng không. Bắc Việt rất nhanh chóng di chuyển súng phòng không cũng như SAM; không đòi hỏi công sức chuẩn bị trận địa cũng như không cần đường xá tốt, các khẩu pháo phòng không di chuyển dễ dàng. Sự di chuyển của họ và sự bày đặt hình nộm tạo ra ấn tượng lớn trong phạm vi phòng không Bắc Việt nam. Khi những nhân viên tình báo Mỹ nhìn qua cảnh này, họ đã đánh giá thấp đi số lượng súng phòng không Bắc Việt nam cỡ nòng ít nhất 37 ly (cỡ nòng 100 ly) từ hơn 7 nghìn chiếc đầu 1967 tới còn một nghìn vào năm 1972. Tuy thế họ vẫn có số lượng nhiều ở đồng bằng sông Hồng, phối hợp khoảng 150 bệ phóng SAM và hơn một trăm MiG. Thành phần quan trọng nhất của hệ thống phòng không là hơn hai trăm radar có khả năng cảnh báo dẫn đường cho MiG, SAM, và cao xạ.
Vì các cuộc không kích không đạt được bất ngờ, áp lực chịu đựng là đáng kể. Nhưng khả năng hạn chế để không kích chính xác về ban đêm và trong thời tiết xấu khiến áp lực kéo dài và làm thất bại ý đồ chiếm lợi thế trong tầm nhìn kém bằng cách bay dưới tầm kiểm soát của radar đối phương.
Tại vùng đồng bằng sông Hồng đông dân cư và phòng không dày đặc, máy bay Mỹ rất khó khăn không kích về ban đêm hoặc trong thời tiết xấu mà phải tránh thương vong cho dân thường. Sự thận trọng của chính quyền Johnson không ngăn cản bộ máy tuyên truyền của Bắc Việt nam cho là nhiều thương vong tương trong thời kỳ gió mùa đông bắc năm 1966-1967. Mặc dù Mỹ ý định mở rộng chiến dịch ném bom vùng châu thổ về đêm và thời tiết xấu, nhưng những cuộc không kích ở đó vẫn diễn ra vào ban ngày và thời tiết tốt.
______________________
(1) Mặc dù tàu sân bay có máy bay tiếp dầu KA-3 trên boong, máy bay hải quân đôi khi cần tiếp dầu từ những KC-135 của không quân to hơn và số lượng nhiều hơn. Ngày 31-5-1967, một KC-135 tiếp dầu cho KA-3 của hải quân cùng lúc đó nạp dầu cho một F-8 của hải quân - đây là là lần đầu tiên có việc tiếp dầu trên không có 3 máy bay. Hai chiếc KA-3 của hải quân và bốn máy bay không quân được nạp dầu trước khi KC-135 hạ cánh. Tổ lái (thiếu tá John J. Casteel, đại uý Dean L. Hoar, đại uý Richard L. Trail, và thượng sĩ Nathan C. Campbell) nhận “National Aeronautic Association’s Mackay Trophy” chuyến bay xuất sắc nhất năm 1967. Xem Charles K. Hopkins, SAC Tanker Những chiến dịch ở chiến tranh Đông Nam Á (Offutt AFB, 1979), trang 68-69.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 01:37:39 PM
Ngày 10-11-1966, tổng thống Johnson chấp thuận chương trình ném bom một vài mục tiêu ở đồng bằng sông Hồng, bao gồm khu gang thép Thái Nguyên; nhà máy xi măng và hai nhà máy điện ở Hải Phòng; ga Yên Viên và xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển, cả hai đều gần Hà Nội; và những kho dầu tại Ha Gia và Can Thon. Mặc dù đã mất ba tháng thông qua danh sách các mục tiêu này, Johnson vẫn trì hoãn 4 mục tiêu chính: khu gang thép, nhà máy xi măng, và hai nhà máy điện. Hơn ba tháng trôi đi trước khi tổng thống bắt đầu thông qua những mục tiêu này. Trong thời gian ấy, ông chờ đợi một sáng kiến hoà bình khác.
Danh sách các mục tiêu được thông qua và phần nào bị trì hoãn tới tháng 11 là do có một vài đề xuất đưa ra vào tháng 8. Lúc đó, chiến dịch phá huỷ nguồn nhiên liệu đã trôi qua do thất bại trong trong việc phá huỷ các khu vực chứa dầu. Các thùng dầu được chôn dưới đất, giấu trong rừng rậm, hoặc chứa ở dọc đường thôn quê, ngoài ranh giới chính quyền Johnson cho phép ném bom. Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương gợi ý mở rộng những mục tiêu trọng yếu tương tự khu gang thép Thái Nguyên, ga Yên Viên, và xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển. Mặc dù Sharp tán thành những mục tiêu này trước tháng 11, nhưng đầu tháng 8 ông vẫn còn ủng hộ chiến dịch phá kho dầu.
Đứng đầu danh sách là khu vực chứa dầu Ha Gia và Can Thon, nhưng chưa được phép tấn công trước vì nó nằm gần sân bay Phúc Yên và Kép. Chính quyền Johnson lo ngại ném bom những sân bay MiG có thể khiêu khích phản ứng của Liên Xô và Trung Quốc. Khi hai danh sách mục tiêu từ Hawaii đưa tới Washington, Tham mưu trưởng liên quân kết hợp chúng và đưa thêm nhà máy điện Hải Phòng và nhà máy xi măng.
Nhà máy xi măng Hải Phòng là nhà máy duy nhất ở Bắc Việt nam. Tầm quan trọng của nó được CIA khẳng định vào tháng 3-1966, khi CIA tính nó trong số những mục tiêu ném bom các kho dầu cùng với cảng Hải Phòng nằm sát nó và tuyến đường sắt đông bắc tới Trung Quốc; cho dù đường sắt không bị cắt đứt trong thời kỳ ném bom mở rộng, thì xăng dầu và xi măng cũng như những hàng hoá khác đã thâm nhập vào qua đường biển. CIA gợi ý bổ xung chỉ một phần. Ngoài việc đánh phá kho dầu, tuyến đường sắt đông bắc bị ném bom thường xuyên đến nỗi trở thành một cái bẫy súng phòng không, nhưng hàng đoàn tàu hoả vẫn tiếp tục lăn bánh. Nhà máy xi măng Hải Phòng, cũng như cảng Hải Phòng vẫn chưa bị đụng đến và vô cùng tấp nập.
Sự gọi ý các mục tiêu của tất cả các cơ quan quân sự từ Tham mưu trưởng liên quân (JCS) đôi khi xoay quanh sự phán xử của họ giữa cái tổng thống chấp thuận và cái là cần thiết nhất. Mặc dù việc bịt cảng Hải Phòng được xem như một đối tượng chính, tướng Wheeler tránh nhắc lại một cách gợi ý này. Sharp và những người khác cấp dưới dè dặt hơn, thậm chí họ không đánh mạnh Hải Phòng mỗi lần. Phớt lờ sự kiềm chế của Wheeler, chính quyền Johnson thường bỏ qua gợi ý của JCS. Tổng thống chuẩn y một cách chậm chạp, chấp thuận danh sách mục tiêu tháng 8-1966, cái này đến tháng 11 rốt cuộc trở thành chương trình ném bom thứ 52 được ra lệnh kể từ khi bắt đầu Sấm Rền. Hồi đầu chiến dịch, những chương trình ném bom kéo dài một tuần, nhưng chương trình thứ 51 kéo dài bốn tháng. Bấy giờ chính sách leo thang đã ném bom tới ngoại vi Hà Nội và Hải Phòng, nhưng chính quyền ngần ngại đi xa thêm.
Ngày 11-11, tổng thống Johnson trì hoãn bốn mục tiêu mà ông vừa chấp thuận, các cố vấn quân sự của ông tin rằng sự trì hoãn sẽ bớt thương vong. Wheeler giải thích cho Sharp rằng những mục tiêu bị trì hoãn chỉ tới sau chuyến thăm Moscow của George Brown, ngoại trưởng Anh. Brown theo lịch sẽ rời Moscow ngày 25-11, và Wheeler được cam đoan những mục tiêu bị trì hoãn lúc đó sẽ bị đánh mạnh. Sự trì hoãn giữ qua Tết (vào tháng 2-1967). Trong khi Sharp và Momyer có thể kìm lại về sự chậm trễ này, chính quyền Johnson lại khám phá khả năng nghi ngờ rằng những người lãnh đạo có thể thiện chí bàn chuyện nghiêm túc một cuộc dàn xếp có thể chấp nhận được đối với Hoa Kỳ. Hoạt động ngoại giao bắt đầu bằng việc Brown thăm Moscow tháng 11 và kết thúc với chuyến thăm London trong tháng 2 của nhà lãnh đạo Liên Xô, Alexei Kosygin. Ba Lan cố gắng thu xếp một cuộc gặp giữa những quan chức Bắc Việt nam và Mỹ tại Warsaw.
Bộ ngoại giao đặt tên cho mỗi người thăm dò hoà bình bằng một bông hoa, đã gọi sáng kiến của Ba Lan là “cúc vạn thọ” (Marigold). Từ mùa hè năm 1966, một đại diện Ba Lan trong Uỷ ban kiểm soát quốc tế ở Việt nam cố gắng tìm mảnh đất chung ở vị trí Mỹ và Bắc Việt nam. Ngày 30-11, ông chuyển cho đại sứ Lodge ở Saigon danh sách 10 điểm mà Chính phủ Bắc Việt nam coi như cơ sở cho cuộc đàm phán với những quan chức Mỹ tại Warsaw. Bất chấp sự e dè của Bộ ngoại giao, đại sứ Mỹ tại Warsaw đầu tháng 12 thăm dò liệu cuộc đàm phán với Bắc Việt có thể thu xếp qua bộ trưởng ngoại giao Ba Lan hay không. Tại thời điểm này, Marigold đã chết. Theo bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, việc Mỹ ném bom gần Hà Nội bóp chết những quan tâm của Bắc Việt nam trong việc tiếp xúc.
Tháng 11, việc trì hoãn những mục tiêu có thể gây nguy hiểmnhững người thương lượng không cứu chính quyền Johnson thoát khỏi gánh bị buộc tội làm những việc như thế. Hai trong số những mục tiêu không bị trì hoãn đều gần Hà nội: ga Yên Viên (cách trung tâm Hà nội 5 dặm về phía đông bắc Hà nội) và xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển (bốn dặm về phía đông nam Hà Nội). Không phải từ lúc không quân Mỹ ném bom kho xăng Hà Nội ngày 29-6-1966, mà bom đã rơi gần trung tâm Hà Nội. Trong ba tuần lễ sau khi Johnson phê chuẩn những mục tiêu này, thời tiết lại cản trở không kích. Ngày 2-12, những đám mây đã bớt đi, hải quân không kích xưởng sửa chữa ô tô. Hai ngày sau không quân Mỹ ném bom nhà ga.
Có người nói việc quyết định thời gian ném bom là do thời tiết và chứ không phải do Marigold, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan phản đối rằng chính sách quan trọng hơn thời tiết. Bộ ngoại giao, tuy thế, thông báo cho đại sứ của mình tại Warsaw rằng không có thay đổi trong chương trình ném bom hiện tại. Một mặt, tổng thống đưa ra phản ứng không hài lòng với đòi hỏi của tướng Wheeler trì hoãn những mục tiêu bị tấn công. Wheeler cho Sharp biết sự chậm trễ là do “các vấn đề chính trị”.
Khi thời tiết vùng châu thổ tốt lên vào ngày 13, 14-12, máy bay không quân và hải quân trở lại ném bom những mục tiêu mà họ đã bắn phá hai tuần trước đó.
Sau những cuộc không kích này, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan nói với đại sứ Mỹ rằng Bắc Việt sẽ không nói chuyện với chính phủ Mỹ. Tổng thống Johnson cố gắng cứu vãn mối liên lạc Warsaw bằng cách đưa ra đề nghị: Mỹ sẽ không ném bom bên trong 10 hải lý tính từ trung tâm Hà Nội, nếu Bắc Việt và Việt Cộng cũng kiềm chế tấn công bên trong 10 dặm tính từ trung tâm Saigon. Không có sự đáp lại của Bắc Việt nam, Johnson đơn phương thành lập một vùng hạn chế với bán kính 10 hải lý cho Hà Nội; máy bay Mỹ thậm chí không bay trên vùng hạn chế. Qua diễn biến của năm sau, tuy thế, tổng thống cho phép nhiều cuộc tấn công vào những mục tiêu bên trong vùng hạn chế.
Vùng hạn chế ném bom ở Hà nội có thêm một hạn chế đối với những phi công Mỹ non tay và khuyến khích phòng không Bắc Việt nam tập trung gần những mục tiêu cần bảo vệ. Xung quanh vùng hạn chế 30 dặm vẫn còn chỗ. Các phi công phải kiếm lấy một số chỗ tự do ném bom: trận địa SAM và nơi chứa dầu có thể bị ném bom hoặc bất mục tiêu nào được cho phép từ trước mà không bị rút đi; thêm nữa, máy bay trinh sát vũ trang được phép bay dọc đường sắt. Hải Phòng cũng được bảo vệ bởi vùng hạn chế (10 hải lý từ trung tâm) và sau này được nhận một vùng hạn chế (bốn hải lý từ trung tâm). Vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc vẫn còn bị hạn chế tất cả những mục tiêu trong danh sách của JCS không cho phép.
***
Việc tổng thống Johnson hạn chế ném bom gần Hà Nội đúng lúc bắt đầu một sáng kiến tuyên truyền quan trọng nhất của Bắc Việt nam trước khi cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 nổ ra. TASS, cơ quan thông tin Liên Xô, đưa ra một báo cáo rằng những cuộc ném bom trong tháng 12-1966 đã giết nhiều dân thường ở khu đông dân cư Hà Nội, đã nổi bật trên các tít báo ở Mỹ và châu Âu. Đó mới chỉ là bắt đầu. Thời gian đầu chiến dịch Sấm Rền, Bắc Việt Nam cho phép một phóng viên Mỹ tới thăm. Trong nhiều người xin visa, Bắc Việt Nam chọn Harrison Salisbury, trợ lý chủ bút tờ New York Times.
Sau khi bài báo của Salisbury xuất hiện, chính phủ Anh kêu gọi nói chuyện tức thời để chấm dứt thù địch. Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện, J. William Fulbright (đảng Cộng Hoà, Arkansas), tổ chức buổi điều trần. Thượng nghị sỹ Vance Hartke (đảng Cộng Hoà, Indiana) kêu gọi chấm dứt ném bom và đánh giá nỗ lực bởi cựu thứ trưởng ngoại giao George Ball và cựu đại sứ tại Ấn Độ John Kenneth Galbraith. Mặt khác, chủ tịch Uỷ ban quân lực, L. Mendel Rivers (đảng Cộng Hoà, Nam Carolina), cho rằng Hoa Kỳ “tiêu diệt” Hà Nội nếu cần thiết: “Cho họ hai tuần lễ để suy nghĩ và sau đó san phẳng thành phố”. Trong khi các chuyên gia Bộ quốc phòng hết sức làm dịu sự tranh cãi công khai, thì các sếp của họ lại đóng góp vào việc này. Arthur Sylvester, trợ lý bộ trưởng quốc phòng về công chúng, thẳng thừng tấn công “Harrison Salisbury” của tờ báo “New Hà Nội Times”. Năm sau, tác giả Tom Wolfe gọi Salisbury là “kèn ocarina” mà Bắc Việt sử dụng “dường như họ đang nhả khói khỏi tẩu và ngón tay làm việc đúng và bài ca cất lên tốt hơn là họ tự hát”.
Bắc Việt đã làm một việc tốt khi chọn một phóng viên. Salisbury đại diện cho một tờ báo có thanh thế nhất nước Mỹ, và ông phản đối ném bom Bắc Việt nam. Suốt nhiều tháng ông thu xếp để Bắc Việt nam cho phép vào đất nước của họ. Tháng 6-1967, ông đã nói chuyện với lãnh sự Bắc Việt nam ở Phnom Penh, Campuchia, và đã điền tờ khai xin visa của mình ở đó. Một bức thư thay mặt ông được gửi tới Hà nội do Anne Morrison viết, bà là người theo đạo Quaker, chồng bà được Bắc Việt nam tôn sùng là anh hùng sau khi tự thiêu ở trước Lầu Năm Góc. Ngày 15-12 chính phủ Bắc Việt nam gửi điện cho Salisbury nói rằng visa của ông đang chờ tại Paris. Ông đến Hà Nội ngày 23-12 và ở lại hai tuần lễ. Những bài báo trên trang một bắt đầu xuất hiện vào ngày Nô-en.
Salisbury trú tại khách sạn Metropole (cũ) ở Hà nội, khách sạn này được đổi tên là Thống Nhất, minh hoạ kế hoạch của Bắc Việt nam chiếm Nam Việt nam. Khi ông ở đó, khách sạn có phó giám đốc TASS; bốn phụ nữ Mỹ đi thăm theo sự thu xếp của David Dellinger, một chiến sĩ hoà bình nổi bật; và một đoàn đại biểu 7 người đi tìm kiếm bằng chứng cho nhà triết học Anh Bertrand Russell, người đang chuẩn bị một phiên toà chế giễu tổng thống Johnson và “những tội phạm chiến tranh người Mỹ”. Mỗi nhóm và Salisbury theo các chuyến đi riêng rẽ dưới làn bom nguy hiểm.
Salisbury lần đầu tiên nhìn thấy những chỗ ở Hà Nội, nơi gần ba trăm ngôi nhà bị phá huỷ và 10 người chết. Khu đông dân bị phá huỷ, cách ga Yên Viên hoặc xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển chừng khoảng 5 dặm. Ông mô tả xưởng sửa chữa ô tô (nơi sửa xe tải lớn có 180 ngôi nhà) là “một khu vực rộng có những toà nhà sáng đèn có thể và không có thể là bãi đỗ xe tải”. Salisbury quan tâm nhiều đến sự phá huỷ trường trung học hữu nghị Việt nam - Ba Lan “khoảng ba phần tư dặm từ nơi được coi là mục tiêu ném bom của Mỹ”. Ông không tính thương vong trong trường hợp này. Khi tới ga Yên Viên, người ta nói cho ông rằng những toà nhà bị phá huỷ và bị hư hại gần như chỉ còn lại dấu vết là những căn nhà.
Báo cáo về những hư hại do bom Mỹ gây ra còn miêu tả thêm những hư hại đối với khu tổ hợp kho hàng gắn liền với nhà ga lớn nhất đất nước. Tính toán của Salisbury không tính đến những kho hàng.
Ngày Nô-en Salisbury được đưa đến thành phố Nam Định, 60 dặm về phía đông nam Hà nội.
Nơi đây là chứng cớ chính của Bắc Việt nam đối với bom Mỹ. Theo Salisbury, thành phố bị ném bom 52 lần trong một năm, 89 người chết, và 13% nhà cửa trong thành phố bị phá huỷ. Salisbury kết luận rằng máy bay Mỹ “ném một khối lượng lớn chất nổ xuống những mục tiêu hoàn toàn dân sự”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:39:05 PMChính quyền Johnson cố gắng bác bỏ các bài báo của Salisbury hình như ngượng nghịu, cho đây là sự hiểu chủ quan của Salisbury hơn những số liệu của ông. Thật ra, những thống kê của ông đều do chính phủ Bắc Việt nam cung cấp, nhưng phần lớn những số liệu này không có chênh lệch với ước lượng của Mỹ.
Thêm nữa, Bộ trưởng McNamara bối rối khi nghe từ CIA rằng con số người chết do bom Mỹ tại Bắc Việt Nam có thể lên đến con số 29 nghìn, bao gồm hơn hai nghìn dân thường. Không cần nói tiếp, tuy thế, dân thường là mục tiêu. Nếu vậy con số thương vong còn cao hơn.
Chính quyền Johnson áp dụng những biện pháp lạ thường để làm giảm thiểu con số thương vong dân thường. Vấn đề là ở chỗ chính quyền không nói cho công chúng những hạn chế của việc ném bom. Thậm chí một phi công nhắm đúng một mục tiêu, đa số bom của anh ta có chiều sai lạc. Khi ném bom trên lưới lửa súng phòng không, chỉ khoảng một nửa bom do những F-105 (thường mang sáu bom 750 cân Anh) ném xuống là trúng trong bán kính năm trăm feet từ điểm ngắm. Dân Mỹ, người không hiểu rằng sự chính xác của bom không giống trên mặt phòng thủ được xác định, có thể dễ chấp nhận những kết luận của Salisbury.
Salisbury nhìn thấy chút ít phòng không Bắc Việt nam. Phi công hải quân biết rất rõ thành phố Nam Định về sự tập trung pháo cao xạ và SAM đón chào họ khi họ bay tới đồng bằng sông Hồng theo con đường trực tiếp từ phía nam. Theo Cục tình báo quân đội, tại Nam Định có khoảng một trăm súng cỡ nòng ít nhất 85 ly và khoảng 50 súng cỡ nòng nhỏ hơn - ít nhất 37 ly, không tính đến một tiểu đoàn gồm sáu bệ phóng SAM. Salisbury không nói nhìn thấy súng cao xạ ở Nam Định. Vì ông tới thăm trong dịp ngừng bắn Nô-en, không có sự tấn công để khiêu khích việc bắn trả. Nam Định báo động ba lần do máy bay trinh sát Mỹ.
Salisbury làm cho dân Mỹ hiểu sai khi kể rằng những mục tiêu ở Nam Định ngoài con người còn là đê điều và một nhà máy dệt. Mặc dù đây là nhà máy dệt lớn nhất ở Bắc Việt nam, nhưng nó không được coi là mục tiêu. Một nhà máy điện kề bên bị ném bom một vài lần, và những quả bom lạc hướng đã làm hư hai nhà máy dệt; 20 nghìn công nhân nhà máy dệt đã sơ tán đến các nhà máy nhỏ hơn.
Trong suốt cuộc chiến tranh, Bắc Việt tố cáo Hoa Kỳ ném bom hệ thống đê điều phục vụ việc trồng lúa. Nếu bị ném bom sau trận mưa lớn, lúc có gió mùa tây nam, đê điều bị thủng có thể gây ra lụt lội lớn. Đôi lúc khi tấn công những súng phòng không bắn lên từ đê điều, phi công không hề được phép tấn công đê điều. Vì Nam Định cách bờ biển 20 dặm, phần lớn các vụ không kích là của hải quân, và hải quân đã ném bom một cảng sông nằm cạnh đê điều. Không có một trận lụt lớn nào do ném bom gây ra ở bất cứ nơi nào ở Bắc Việt nam. Những mục tiêu chính ở Nam Định là kho xăng, nhà máy điện, nhà ga, cảng sông, và những trận địa phòng không. Chẳng có điều nào trong số này được miêu tả trong những bài báo của Salisbury.
Mặc dù Salisbury kể về những hư hại ở Nam Định lớn hơn ở Hà Nội, nhưng lại khó giải thích hơn, vì những mục tiêu được phép ném bom cách xa khoảng 5 dặm. Không ảnh do máy bay trinh sát chụp chỉ ra một số phi công không quân đã nhầm ga Gia Lâm thành ga Yên Viên. Gia Lâm nằm giữa Yên Viên và trung tâm Hà Nội. Hai nhà ga rất dễ bị lẫn bởi những đám mây che phủ vì Yên Viên nằm ở đông cầu Đuống (Canal des Rapides) và Gia Lâm nằm phía đông cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Phía nam cầu Long Biên là trung tâm Hà Nội. Tuy thế, thực chất của sự sai lầm này không được đưa ra công khai. Chính quyền chỉ nói có một số tai nạn có thể xảy ra.
Chính quyền Johnson không bình luận công khai về những thiệt hại do máy bay vứt bỏ bom, tên lửa không đối đất, hoặc thùng dầu phụ khi bỏ chạy khỏi MiG. Sự nguy hiểm của những vụ nổ đủ làm mất can đảm những phi công khi hạ cánh còn bom trong khoang. Vì lý do này và để bảo tồn dầu, những quả bom không cần nữa được ném xuống biển hoặc trên những đỉnh núi trên đường về căn cứ. Mặc dù bom bị vứt bỏ không nhằm vào họ, nhưng một quả bom 750 cân Anh bom khi rơi từ độ cao một vài nghìn feet có thể gây ra một hư hại đáng kể thậm chí chẳng cần nó phát nổ. Việc chính quyền không thực hiện bàn luận một cách thoải mái về những câu hỏi rành mạch đã làm giảm tín nhiệm khi giải thích việc đã làm. Chính quyền nhấn mạnh rằng đó là hậu quả máy bay bị cháy bắn ra những mảnh rơi xuống đất. Đây là sự giải thích khéo léo cho những hư hại nhẹ mà Salisbury kể về đại sứ quán Trung Quốc và Romanie. Những phi công Mỹ từng nhìn thấy SAM bay mất phương hướng và nổ trên mặt đất; điều này có thể giải thích những vụ phá huỷ mạnh hơn.
Bắc Việt nam gửi một thông điệp hoàn toàn đẹp đẽ tới nhân dân Mỹ qua Harrison Salisbury. Bức thông điệp không đơn giản về tội ác của Mỹ, mà còn là sự phản đối của Bắc Việt nam. Những quan chức Bắc Việt nam cẩn thận thổi phồng thiệt hại do bom Mỹ gây ra và giảm nỗ lực của họ tại Nam Việt nam. Họ nói với Salisbury rằng họ chờ đợi Hà Nội sẽ bị phá huỷ và họ đã chuẩn bị những bản thiết kế cho thủ đô tương lai. Salisbury cũng nghe rằng nhiều dân chúng thành phố và nhà máy của họ đã sơ tán về nông thôn. Tại Nam Định - thành phố lớn thứ ba của Bắc Việt nam, chỉ 20 nghìn người trong số 90 nghin ở lại nội thành. Với thông tin này, con số thương vong thấp có thể tương thích với những thiệt hại lớn, và có lẽ người Mỹ có thể bị thuyết phục rằng mọi cố gắng ném bom vào công nghiệp và dân chúng sẽ là vô ích. Bản thân Salisbury nhìn thấy khá nhiều người ở lại trong những thành phố có thể nấp dưới hâm trú ẩn. Mặc dù ông không chứng kiến một cuộc không kích, nhưng nhiều báo động phòng không đã cổ vũ dân chúng cầm súng trường sẵn sàng bắn vào máy bay Mỹ.
Những quan chức Bắc Việt nam khoác lác rằng Nam Việt nam không dám đương đầu với dân chúng của mình. Nhưng những bằng chứng ở Hà Nội không phải là toàn bộ câu chuyện.
Vì những cuộc ném bom bị hạn chế vào ban ngày, cửa hàng và phố xá hối hả về đêm.
Salisbury nhìn thấy hàng nghìn thùng xăng thể tích 55 gallon nằm dọc đường làng và rải rác trên cánh đồng lúa. Bom Mỹ đã phá huỷ những kho lớn chứa xăng dầu, vì nó không thể phân tán. Tương tự, phụ tùng thay thế nằm dọc đường sắt và quốc lộ. Hư hỏng có thể được công nhân đường bộ sửa chữa nhanh chóng, và dòng xe cộ chạy suốt đêm. Trong một cuốn sách xuất bản ba tháng sau khi về nước, Salisbury mở rộng đề tài này. Ông hỏi tại sao khá nhiều mục tiêu tầm thường bị ném bom trong khi những mục tiêu rành rành là quan trọng như cầu Long Biên và nhà máy điện Hà nội vẫn chưa bị đụng đến? Đây là câu hỏi mà đô đốc Sharp và tướng Momyer đang hỏi. Trong vòng bốn tháng khi cuốn sách xuất bản, cả hai mục tiêu bị ném bom.
Leo thang không kích vẫn tiếp diễn, theo một khảo sát tháng 2-1967 do Lou Harris tiến hành, ông thấy rằng 67% dân chúng Mỹ ủng hộ ném bom Bắc Việt nam. Một phát hiện cũng đáng chú ý không kém là 85% dân chúng Mỹ đồng ý rằng việc ném bom đang giết hại thường dân. Từ nay về sau, các tranh luận về ném bom chuyển hướng khỏi sự cân nhắc về mặt nhân đạo và tập trung vào cái giá phải trả và tính hiệu quả của nó .
***
Cái giá của chiến dịch Sấm Rền nhận nhiều sự chú ý chính thức vào cuối năm 1966 và đầu năm 1967. Việc ném bom thường xuyên vào đồng bằng sông Hồng làm tăng cái giá người Mỹ phải trả tiền. Từ bắt đầu tháng 7-1966 đến cuôi tháng 9, 51 máy bay Mỹ rơi tại gói mục tiêu 6, quanh đa số vùng châu thổ; trong đó 44 chiếc thuộc về không quân, chịu tỷ lệ thiệt hại vượt quá 25/1000 lượt xuất kích. Trước khi ném bom vùng châu thổ, Mỹ chỉ bị thiệt hại không quá 3/1000 ở Đông Nam Á và trung bình là dưới 1/1000. Thiệt hại ở vùng châu thổ là việc gần như không có khả năng cứu phi công tại vùng khá đông dân và phòng không dày đặc.
Thiệt hại nặng nề của không quân ở gói mục tiêu 6 tương phản mạnh so sánh với thiệt hại nhẹ của hải quân - 7 máy bay hải quân bị rơi từ tháng 7 tới tháng 9 (so sánh với không quân là 44) với tỷ lệ thiệt hại là 3/1000 lượt xuất kích. Trong thời kỳ này, hải quân xuất kích nhiều lượt vào gói mục tiêu 6 hơn không quân Mỹ (1,695 so với 1,557 của không quân). Trước khi ném bom vùng châu thổ giữa năm 1966, tỷ lệ thiệt hại trên bầu trời Bắc Việt Nam của hải quân và không quân là tương đương nhau, hải quân có chút ít nhẹ hơn. Sự thay đổi tối đa được áp dụng trong những chiến dịch giữa năm 1966 không tiếp tục được vào năm sau, mặc dù tỷ lệ thiệt hại của hải quân vô cùng khá tốt ở mọi chỗ). Đôi khi có lời giải thích rằng ưu thế ghi nhận thiệt hại thấp của hải quân là do những mục tiêu của hải quân gần bờ biển, điều này nghĩa rằng chặng đường ngắn hơn khi bay qua đất liền được phòng thủ; gói mục tiêu 6 chia thành phân nhóm B dọc bờ biển dành cho hải quân và phân nhóm A ở đất liền dành cho không quân. Nhưng vì phần lớn mất mát xảy ra gần mục tiêu ném bom, vị trí những mục tiêu hải quân không thể giải thích nổi sự thay đổi những thiệt hại xảy ra năm 1966. Những tiến bộ về kỹ thuật của hải quân là đa số máy bay tham gia không kích đều mang thiết bị điện tử chống radar, phát ra những vị trí giả để lừa radar Bắc Việt nam.
Trong năm 1967, thiệt hại của không quân mất ở gói mục tiêu 6 giảm xuống dưới 10/1000 lượt xuất kích. Sự cải thiện này do ba thay đổi: tăng độ cao bỏ bom, tăng việc sử dụng bom bi để trấn áp súng phòng không, và áp dụng thiết bị điện tử.
Bổ nhào thả bom càng cao và ngóc nhanh khỏi mục tiêu, thì khả năng sống sót càng cao nhưng bom trúng mục tiêu cũng ít hơn. Khi không quân Mỹ ném bom mạnh đồng bằng sông Hồng năm 1966 và 1967, sự tập trung súng phòng không ở đó buộc các phi đội phải thả bom ở độ cao từ dưới sáu nghìn feet lên tới chín nghìn feet, ngóc nhanh ở độ cao từ dưới bốn nghìn feet lên đến 7 nghìn feet.
Không may, tăng độ cao thả bom cũng tăng sai sót của vòng tròn trúng bom (tức là bán kính trong đó nửa số bom có xu hướng rơi) từ dưới ba trăm feet lên hơn năm trăm feet.
Mặc dù độ cao thả bom của cả không quân và hải quân được tăng lên ở đồng bằng sông Hồng năm 1966 và 1967, nhưng những phi công hải quân vẫn thả bom và ngóc lên ở độ cao khoảng một nghìn feet thấp hơn phi công không quân.
Sự thật đáng ngạc nhiên này hình như không tương ứng và tỷ lệ mất mát thấp của hải quân - không những cho những gói mục tiêu 6 nó chung, mà còn cả việc bổ nhào và ngóc lên nói riêng.
Một số phi công nói thả bom ở độ cao được gợi ý nhưng thực tế thì họ thả bom ở độ cao thấp hơn hoặc cao hơn. Nhưng nó không chỉ ra rằng những báo cáo không đúng thường phổ biến trong hải quân hơn là không quân. Phần nào có thể giải thích là hải quân thay đổi độ cao thả bom cho từng mục tiêu hơn là theo gợi ý chung cho gói mục tiêu 6. Với những mục tiêu được phòng thủ mạnh, phi công hải quân nói họ thả bom tại độ cao cao hơn.
Độ cao thả bom cao hơn hình như là tương xứng với sự giảm đáng kể mất mát tại gói mục tiêu 6. Trong tháng 8-1966, sáu F-105 bị rơi trong khi lao xuống hoặc vọt lên tại mục tiêu trong gói mục tiêu 6. Trong tháng 5-1967 (khi không quân Mỹ bay một nghìn lượt xuất kích, hoặc nhiều hơn hai lần tháng 8-1966) chỉ có ba F-105 bị bắn rơi. Bốn F-105 rơi vào tháng 8-1966 do trúng đạn ở đội cao dưới bốn nghìn feet. Chỉ có một trong số F-105 rơi vào tháng 5-1967 là bị trúng đạn ở độ cao nói trên. Mặc dù súng phòng không được tăng tầm nhìn, họ không những bị lạc hướng do độ cao, mà còn do bom bi nổ xung quanh họ.
Bom bi - loại bom mới ra đời - là một cái thùng được thiết kế để tung ra hàng trăm quả bom nhỏ mà khi nổ sẽ bắn ra hàng nghìn viên bi ra các hướng. Mặc dù bom bi ít hiệu quả hơn súng, nhưng có thể làm những pháo thủ bị thương. Những mẫu bom bi đầu tiên không được sử dụng tại vùng đồng bằng sông Hồng, vì chúng đòi hỏi thả ra ở độ cao khoảng ba trăm feet. Năm 1966 không quân Mỹ sử dụng bom bi có thể thả ở độ cao hơn ba nghìn feet khi bổ nhào. Do việc tăng khả năng sử dụng bom bi kiểu mới, mà một trong số bốn máy bay có thể dùng bom bi để trấn áp súng phòng không trong khi ba chiếc còn tại tấn công mục tiêu. Để làm các pháo thủ đối phương mất dũng cảm, lâu hồi phục sức chiến đấu tại các vị trí của họ, những mẫu mới nhất đã cải tiến để những bom con nổ bất ngờ trong thời gian 2 giờ; thực tế thời gian nổ cắt giảm còn 20 phút - chỉ có ít cuộc không kích kéo dài lâu hơn. Khiếm khuyết của bom bi lần đầu tiên đưa vào sử dụng là sự khan hiếm chúng. Mãi tới đầu năm 1967 vẫn chưa sản xuất đủ. Thậm chí, Tập đoàn không quân số 7 yêu cầu 500 quả hàng tháng mà chỉ nhận được 1/8 số này, và hải quân cũng muốn chúng.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:41:33 PM
Bom bi làm giảm thiệt hại khi bổ nhào ném bom, nhưng nó ít tác dụng khi máy bay trên đường tới mục tiêu. Trước khi máy bay cường kích bổ nhào theo hướng mục tiêu, nỗi khiếp sợ nhất của họ là SAM, khoảng 20 dặm.
Việc sơ tán trận địa tên lửa có nghĩa là phi công phải bắt đầu để ý tới tên lửa ít nhất cách Hà nội 60 dặm. Trước 2-12-1966, sự đáp trả của Mỹ đối với SAM hình như mới tương xứng. Chỉ 34 máy bay bị rơi so với 11.000 tên lửa phóng lên.
Ngày 2-12, tuy thế, có tám máy bay Mỹ rơi, bao gồm 5 chiếc trúng SAM. Hải quân không rơi chiếc nào hôm đó khi ném bom xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển ở ngoại vi Hà nội. Năm máy bay bị rơi khi tấn công kho dầu, không quân Mỹ mất bốn chiếc (bao gồm ba chiếc do SAM hạ) khi ném bom kho dầu Ha Gia gần sân bay Phúc Yên (25 dặm về phía tây bắc Hà nội). Tuy thế, SAM có ít ngày thành công như vậy trong năm sau, Mỹ đánh giá sự tỷ lệ thành công của SAM suy giảm, từ 30 lần phóng tới 50 lần phóng mới hạ được một máy bay Mỹ .
Yếu tố chính trong chiến đấu với SAM sau tháng 2-12-1966 là việc tăng thêm máy gây nhiễu. Không có máy bay nào bị SAM bắn rơi ngày 2-12 khi mang máy gây nhiễu. Vài tuần sau, có đủ máy gây nhiễu trang bị cho gần hết F-105 hoạt động ở vùng châu thổ sông Hồng. Trước giữa năm 1967, máy bay F-105 và F-4 mỗi cái mang hai máy gây nhiễu.
Máy bay chiến tranh điện tử EB-66 (chuyển đổi từ máy bay ném bom) buồng chứa bom dùng để chở máy phát lớn. Máy gây nhiễu công suất thấp có nhược điểm không đủ sức chống lại SAM: hai EB-66 bị SAM bắn rơi năm 1966, và chiếc EB-66 thứ ba bị rơi vào tháng 2-1967. Ngoài tầm của SAM, nhiễu EB-66 phát ra không đủ mạnh để che giấu những máy bay F-105 và F-4 khi họ gần Hà Nội. Bằng máy gây nhiễu, F-105 và F-4 tự cung cấp bức màn sương điện tử cho chính họ. Việc định vị một máy bay mang một hoặc hai máy gây nhiễu, tuy thế, vẫn chưa nguỵ trang bảo vệ đủ trừ khi máy bay bay theo đội hình với máy bay mang máy gây nhiễu khác. Việc phát nhiễu tương đối yếu là do máy đặt ở trong cánh máy bay, nhưng có lợi là điều chỉnh giới hạn trên không và dễ dàng chuyển máy gây nhiễu từ máy bay này sang máy bay kia.
Vào cuối năm 1966 và đầu năm 1967, các phi đoàn máy bay F-105 ở Thái Lan thí nghiệm những đội hình khác nhau để xem đội hình nào được bảo vệ tốt hơn.
Thực tế họ chọn những đội hình mỗi chuyến bay gồm bốn máy bay bên trong một cái hộp rộng một dặm và sâu một nghìn feet, để nhiễu phát ra tạo một khoảng rộng chắc chắn chống radar Bắc Việt nam; nếu một máy bay tản ra khá xa, thì từng máy bay hiện riêng rẽ tên màn hình radar địch.
Các hộp liên kết cùng nhau thành hộp lớn hơn để toàn bộ đội hình trở thành một khối giống nhau trên màn hình radar - gây khó khăn nhiều cho SAM, thật không may mắn, lại khó dự đoán trước MiG.
Trước khi máy gây nhiễu ra đời, có tranh luận trong việc làm thế nào tránh né để tránh SAM. Hải quân tránh sự cứng nhắc của không quân với đội hình mang máy gây nhiễu, vì những dụng cụ gây nhiễu trong khoang máy bay hải quân tạo ra những vị trí giả hơn là làm loá màn hình radar bằng nhiễu; trở ngại là ở chỗ đưa vào những mục giả như thế, máy bay hải quân cũng hiện lên trên màn hình radar địch. Hải quân điều chỉnh những đội hình của mình để sử dụng tốt nhất thiết bị đánh lừa và giữ đội hình đủ lỏng lẻo để chạy thoát.
Chiến thuật của không quân cũng chẳng phải là giống nhau, và các phi đoàn F-105 ở Thái Lan việc khai thác máy gây nhiễu theo cách khác nhau. Phi đoàn 388 tại Korat áp dụng nó nhanh hơn, trong lúc phi đoàn 355 tại Takhli lại nghi ngờ máy gây nhiễu và vẫn giữ chiến thuật cũ. Phi đoàn 355 tiếp tục bay vào vùng châu thổ ở độ cao 5 nghìn feet và ngóc lên khoảng 12 nghìn feet trước khi lao xuống mục tiêu.
Quy trình của phi đoàn 355, để tránh radar cần có sự bảo vệ về mặt địa lý, đặc biệt là vùng tây bắc Hà nội. Ở đây có tầm nhìn nhỏ do có những ngọn núi cao khoảng bốn nghìn feet cách Hà nội trong vòng 30 dặm. Những phi công F-105 lan truyền biệt danh mỉa mai “Núi Thần Sấm” (tức dãy Tam Đảo) với hiểu biết đáng yêu rằng dãy núi cứu họ, đây cũng là một nấm mộ đá chôn vùi nhiều đồng đội của họ. Rặng núi bắt phi đoàn 355 phải bay tại độ cao 5 nghìn feet. Tại độ cao ấy, máy bay có thể bay dưới những đám mây, phi công có thể nhìn thấy SAM phóng lên và bay lắt léo trước khi tên lửa đạt tốc độ tối đa. Vì máy gây nhiễu cũng làm nhiễu loạn thiết bị cảnh báo SAM đặt trên F-105, những phi công phi đoàn 355 thường tắt máy gây nhiễu của mình.
Dù có sự biện hộ bảo thủ như thế, phi đoàn 388 vẫn ôm chặt máy gây nhiễu và đề nghị họ bay ở tầm cao hơn. Thay vì tiếp cận mục tiêu tại 5 nghìn feet và ngóc lên khoảng 12 nghìn, phi đoàn 388 bay đến ở độ cao 12 nghìn feet và không cần vọt lên. Kỹ thuật giúp phi công nhiều thời gian tìm kiếm mục tiêu và giảm bớt sự đạn bắn trúng máy bay trước khi lao xuống. Việc thay thế sợi dây lỏng lẻo các phi đội bằng đội hình trong hộp hẹp đã đem toàn bộ đội hình tới mục tiêu nhanh hơn nhiều, đến mức các pháo thủ phải lựa chọn trong số họ. Nhưng vẫn còn vấn đề co cụm nếu máy bay không lượn vòng đủ nhanh. Việc lượn vòng theo hướng mục tiêu từ phía đội hình mang máy gây nhiễu cũng chứng minh là thoả đáng ít hơn so với đối với sự chính xác, vì chỉ chiếc máy bay bay đầu tiên dễ dàng giành được 45 độ bổ nhào ưa thích; ba chiếc còn lại phải bổ nhào không sâu (ít chính xác và nguy hiểm hơn) vì họ xa mục tiêu hơn.
Vì những lý do nói trên, phi đoàn 355 khăng khăng không thực hiện đội hình mang máy gây nhiễu trước khi bổ nhào. Nhưng cuối tháng 3-1967, phi đoàn 355 bắt đầu tiến vào tại độ cao 12 nghìn thời tiết tốt và leo cao tới 15 nghìn feet trước khi lao xuống. Phi đoàn 355 giữ lại sự thích hợp khi bay vào dưới trần bay thấp vì tránh SAM xuyên thủng những đám mây.
Sự khác nhau về độ cao theo hướng máy gây nhiễu ECM làm tăng sụ khác nhau trong từng trải chiến đấu. Vì Korat gần vùng cán xoong Bắc Việt nam cho những phi vụ không phải nạp dầu, phi đoàn 388 xuất kích nhiều hơn vào “những gói dễ dàng” hơn phi đoàn 355 tại Takhli cách 100 dặm về phía tây.
Sử dụng tiết kiệm máy bay tiếp dầu nghĩa là những F-105 tại Takhli luôn cần nạp dầu, thường được phái đến đồng bằng sông Hồng. Sự mất mát máy bay ở Takhli là lớn hơn, nhưng giới lãnh đạo của họ tin rằng phi đoàn này sẽ học được cách giữ thân cẩn thận. Mặc dù phi đoàn 355 là phi đoàn đầu tiên nhận máy gây nhiễu, nhưng ít gây ấn tượng với họ. Ấn tượng nhất là phi đoàn máy bay chiến thuật số 8, phi đoàn F-4 tại Ubon. Dùng máy gây nhiễu chống SAM cho phép F-4 bay ở độ cao cao hơn có thể phát hiện ra MiG dễ dàng hơn. Độ cao cao hơn cũng giúp F-4 tăng cường bảo vệ F-105. Tại tầm thấp, F-105 bay nhanh hơn những máy bay MiG, nhưng tại tầm cao chiếc cánh nhỏ của F-105 làm nó cơ động ít hơn MiG hoặc F-4(1).
______________________
(1) Phi đoàn không quân chiến thuật 355 không hoàn toàn chuyển đổi thành đội hình mang máy gây nhiễu ECM do phi đoàn không quân chiến thuật 388 áp dụng cho mãi tới tháng 8-1967, khi đại tá John C. Giraudo giữ chức tư lệnh chỉ huy. Trước khi nắm chức tư lệnh tại Takhli, Giraudo dừng chân tại Korat thăm một ông chủ cũ, chuẩn ướng William S. Chairsell, người sắp dời đi sau một năm chỉ huy phi đoàn 388. Giraudo rất quan tâm chiến thuật để làm giảm mất mát, vì ông từng bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh trong cả thế chiến II và lẫn chiến tranh Triều Tiên. Không giống như Chairsell, bản thân Giraudo đã bay nhiều phi vụ vào Bắc Việt Nam. Xem bài trung tá Charles M. Heltsley phỏng vấn thiếu tướng John C. Giraudo, Treasure Island, Florida, 8-12 tháng 1-1985, AFHRA 1105191. Cách nhìn của Chairsell với phi đoàn 388, xem bộ phim của không lực Hoa Kỳ “There Is a Way” (nghĩa là cách chạy thoát khỏi một trăm phi vụ ở Bắc Việt nam). Đánh giá phi đoàn 355 trước thời Giraudo, xem cuốn sách nổi tiếng phó tư lệnh phi đoàn năm 1966-67, đại tá Jack Broughton (Dãy Tam Đảo và tiến đến khu buôn bán).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:48:09 PM
Khi F-105 tăng cường sử dụng máy gây nhiễu vào tháng 12-1966, những máy bay MiG của Bắc Việt nam trở nên xông xáo hơn dường như chúng đang cố thay thế SAM và nắm được thuận lợi những đội hình cứng nhắc mang máy gây nhiễu. Có lẽ không có mối quan hệ trực tiếp giữa máy gây nhiễu và MiG, vì MiG có lẽ chỉ đơn thuần chống lại những cuộc tấn công gần Hà nội, Hải Phòng, và Phúc Yên. Một giải thích khác là vòng huấn luyện phi công MiG, sự bí mật của họ xuất hiện một vài tháng.
Dù sao, hoạt động của MiG làm các quan chức ở Đông Nam Á và Washington lo ngại. Vào tháng 12, những máy bay MiG bắn rơi hai F-105 trong khi một MiG bị bắn hạ.
Trong ba ngày hoạt động mạnh, những máy bay MiG buộc 19 trong số 74 máy bay không kích phải vứt bỏ bom và, trong một vài trường hợp, vứt cả máy gây nhiễu.
Vấn đề máy bay MiG được mang ra thảo luận tại hội nghị những tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức tại Philippines. Tướng Momyer và đại tá Robin Olds, tân tư lệnh phi đoàn F-4 tại Ubon, thảo luận với nhau trong bữa rượu cocktails. Cả hai ông từng là phi công giỏi trong thế chiến II, và cha Olds đã leo lên chức thiếu tướng trong không lực Hoa Kỳ trước khi hy sinh. Gạt ra một bên những từng trải họ chia sẻ, Momyer và Olds là rất khác nhau - một vị tướng thấp tính khổ hạnh tương phản với vị đại tá cao sôi nổi và vui vẻ. Giống như nhiều người, Olds chơi thể thao và có cơ bắp to, và việc ông cưới một diễn viên điện ảnh làm ông có danh tiếng hơn.
Cuộc nói chuyện của Olds với Momyer dẫn đến một chiến dịch giàu sức tưởng tượng mang mật danh Bolo (con dao Philippine), làm Bắc Việt có lẽ trả giá 7 trong số 115 máy bay MiG của họ. Vì không quân và hải quân không được phép tấn công những sân bay MiG, nên máy bay MiG có thể bị tiêu diệt bằng cách lôi họ vào không chiến. Đại tá Olds đã thành công thuyết phục Bắc Việt rằng những máy bay F-4 chuẩn bị không chiến là những F-105 nạp đầy bom, và “những F-105” này có ý định ném bom sân bay MiG lớn nhất Bắc Việt nam tại Phúc Yên.
Máy gây nhiễu đóng một vai trò quan trọng trong thủ đoạn này, vì từ xa chúng đã được F-105 sử dụng. Máy gây nhiễu giúp việc nguỵ trang F-4 cũng như F-105, và nếu Bắc Việt phóng SAM hơn là đưa MiG lên, thì F-4 có lợi do máy gây nhiễu bảo vệ. Số lượng máy gây nhiễu đủ xác định được tầm hoạt động của MiG: Cứ một máy trên một máy bay, thì 57 máy gây nhiễu cho phép 12 đợt bay gồm bốn F-4 thừa dự phòng. Olds dự kiến dùng 7 đợt của phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 và 5 từ phi đoàn 366 tại Đà Nẵng. Thêm vào một máy bay radar EC-121, một máy bay EB-66 trinh sát điện tử và gây nhiễu, tám F-104 để bảo vệ EB-66 và những F-4 trợ giúp khi cần, 24 chiếc F-105 để trấn áp SAM, và 25 máy bay KC-135 tiếp dầu cho máy bay trên đường tới Bắc Việt Nam và trở về căn cứ. Lực lượng được thiết kế giống như một trận đánh lớn khác thường, với những đội hình nhằm những sân bay MiG từ phía tây và phía đông cùng một lúc.
Hải quân và không quân đôi khi thu được hiệu quả qua những chiến dịch song hành. Trong trường hợp này, hải quân đồng ý rút lui, trong khi không quân Mỹ phái những F-4 của Ubon từ phía tây và những F-4 của Đà Nẵng từ phía đông.
Việc ngừng ném bom dịp Tết tạo đủ thời gian chuyển đổi máy gây nhiễu từ F-105 sang F-4 không gây ra thay đổi nhận thấy được trong máy bay F-105 ném bom thông thường.
Những máy bay C-130 chở máy gây nhiễu từ Takhli và Korat đến Ubon và Đà Nẵng - nhiều phi công F-105 bực mình vì không thể được biết cái gì đang làm.
Suốt đêm tết dương lịch, nhân viên bảo trì lắp máy gây nhiễu vào F-4. Các bộ phận được chở sang từ Hoa Kỳ, nhưng một phần vẫn phải ráp lại tại Thái Lan.
Đa số phi công cất cánh bay đầu giờ chiều ngày 2-2 thậm chí chưa hề nhìn thấy máy bay địch, đã nổ súng. Olds đã bắn rơi 13 máy bay phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai, và người phó của ông, đại tá Daniel “Chappie” James, Jr. (sau này lên tướng 4 sao không quân), từng chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên, thậm chí họ đã phải chạm trán với máy bay MiG của Bắc Việt nam. Mặc dù những F-4 thường tuần tra các khu vực rộng để tìm kiếm máy bay MiG, nhưng MiG vẫn làm nhiễu F-105 và tránh F-4(1).
Kế hoạnh tiến hành chiến dịch Bolo có thay đổi đáng kể. Lực lượng ở Đà Nẵng phán đoán thời tiết không thuận lợi và chỉ có một chuyến bay thâm nhập vùng châu thổ. Olds liều lĩnh quyết định dùng lực lượng của mình xuyên qua những đám mây dầy đặc. Ông dự định đi thấp dưới dãy núi Tam Đảo tại độ cao 5 nghìn feet, để có thể phần nào nhìn thấy SAM. Do những đám mây 7500 feet, ông ước chừng có lẽ không nên dưới những đám mây đó, và thế là bay tại độ cao 12 nghìn feet. Bay vào ở độ cao như vậy là bình thường, nhưng sự tin tưởng của ông vào máy gây nhiễu lại là khá táo bạo. Bốn SAM bay lên và trượt mục tiêu do lề rộng. Olds mong đợi máy bay MiG thách thức ông ngay khi ông bắt đầu xuống thấp dưới dãy núi Tam Đảo. Khi tốp dẫn đầu bay ngang qua Phúc Yên khoảng ba giờ chiều, thì những máy bay MiG vẫn chưa cất cánh. Sau đó có lẽ một tá MiG-21 bay lên; theo tin tình báo của Mỹ, Bắc Việt nam chỉ có 13 MiG-21. Một số máy bay trong số gần một trăm MiG-17 và MiG-15 cất cánh từ những sân bay phía đông Hà Nội. Những chiếc máy bay cũ, bay chậm không tham gia đánh chiến đấu ở tây bắc Hà nội.
Trận chiến trên vùng trời Phúc Yên kéo dài gần 15 phút, chỉ đủ thời gian cho một tốp đầu tiên 3 máy bay tiến vào trong khoảng thời gian 5 phút.
Không bị thiệt hại nào cả, những phi công F-4 nói là bắn rơi ít nhất 7 những máy bay MiG(2). Mười phút sau, tốp thứ hai bay tới, những máy bay MiG sống sót đã né tránh dưới những đám mây và hạ cánh. Nếu tất cả diễn ra theo kế hoạch, khoảng thời gian trống giữa các máy bay F-4 gây khó khăn cho MiG hạ cánh, buộc MiG phải chiến đấu hoặc hết dầu. MiG chỉ có thể bay khỏi phi trường của mình chừng một giờ; còn F-4, được nạp dầu khi bay vào và bay ra, có thể bay trên đầu Phúc Yên chừng 20 phút và chỉ 5 phút dùng thùng dầu phụ - kể từ đây khoảng cách 5 phút giữa các tốp. Những đám mây, đã che chở cho những F-4 cũng như F-105 cho đén phút cuối cùng, cũng lại giúp những MiG sống sót chạy thoát.
__________________________
(1) Trong thế chiến II, Olds phục vụ ở Nhóm máy bay 479 dưới quyền của trung tá Hubert “Hub” Zemke, người sau này là tư lệnh nổi tiếng của Nhóm máy bay 56, “Đàn sói Zemke”. Tại Đông Nam Á, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 được gọi là “Đàn sói Olds”.
(2) Istvan Toperczer phát hiện rằng Bắc Việt chỉ mất 5 MiG-21 ngày hôm đó. Xem sách của ông Cuộc chiến tranh trên không chống Bắc Việt nam: Lực lượng không quân nhân dân Việt nam (Carrollton, Texas, 1998), p 17.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 01:59:07 PM
Nhân dịp này, radar Bắc Việt Nam thử nghiệm một cải tiến, nhưng không phân biệt nổi giữa F-4 và F-105. Khi đó, những tên lửa Mỹ đã có chất lượng tốt hơn súng và tên lửa địch. Nếu máy bay MiG mang một tên lửa nào đấy, họ không bị bắn. Một mặt, thời gian đó F-4 không có súng. Việc Mỹ cực kỳ quan tâm đến sự chính xác của tên lửa được điều chỉnh hợp lý. Bốn MiG bị Sparrow - tên lửa dẫn bằng radar - bắn rơi và ba MiG - do Sidewinder tầm nhiệt. Olds và phi công phụ phụ trách radar, thiếu uý Charles C. Clifton, đã bắn rơi một MiG bằng một tên lửa Sidewinder. Ba chiến thắng nữa vào tháng 5 đưa Olds là sát thủ MiG tới tận 1972, khi không quân và hải quân có 5 sát thủ MiG (mỗi người bắn rơi ít nhất nhất 5 MiG).
Gần một tuần sau chiến dịch Bolo, hai F-4 trả vờ làm một máy bay trinh sát bằng cách bay sát nhau để họ chỉ là một điểm trên màn hình radar.
Thủ đoạn này hiệu nghiệm, và thêm hai MiG-21 bị bắn rơi mà không mất một F-4 nào cả. Nhưng MiG không hợp tác để lặp lại chiến dịch Bolo ngày 23-1. Olds tranh luận chống lại việc lặp lại Bolo, và ông không cầm đầu phi vụ. Những máy bay MiG nằm lại trên mặt đất và SAM vẫn phóng lên, một F-4 bị rơi.
Phi công MiG không phải là ngu ngốc. Khi sự tự tin trở lại, những máy bay MiG trở thành nguy hiểm hơn. Một lần F-4 yểm trợ những đội hình F-105. Khi một đội hình bị MiG quấy nhiễu, F-4 vứt bỏ bom và đuổi theo máy bay MiG. Sự đối phó hiệu quả nhất đối với những máy bay MiG kể từ khi chính quyền Johnson cho phép ném bom những sân bay MiG.
***
Đầu năm 1967, chính quyền Johnson thậm chí thả ra những mục tiêu bị trì hoãn vào tháng 11, cho phép ném bom những sân bay MiG. Ngày 22-2-1967, tổng thống chấp thuận một trong những mục tiêu bị trì hoãn - đó là khu gang thép Thái Nguyên.
Tướng Wheeler nghĩ ông thấy sự thay đổi lớn ở Johnson, hứa hẹn cho phép tấn công nhiều mục tiêu ở đồng bằng sông Hồng khi thời tiết tốt.
Wheeler nói với đô đốc Sharp rằng “chiều hướng mới cấp bách” này là do một số lượng lớn hàng tiếp vận từ Bắc Việt nam chảy vào nam trong thời gian ngừng bắn dịp Tết (từ 8 đến 13-2-1967). Tình báo Mỹ đánh giá hơn 20 nghìn tấn. Vì lệnh ngừng bắn không áp dụng với Lào, chỉ một số ít chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh. Phần lớn hàng tiếp vận được chở bằng tàu thuyền chạy dọc bờ biển theo hướng khu phi quân sự, mà phía bắc của nó Bắc Việt có hai sư đoàn, trong đó một phần ba đang trên đường. Theo Cục tình báo quân đội, 20 nghìn tấn hàng có thể nuôi ít nhất một sư đoàn Bắc Việt nam trong sáu tháng. Tập đoàn không quân số 7 ước lượng 20 nghìn tấn đó có thể nuôi tám sư đoàn bảo vệ hoặc 30 sư đoàn Việt Cộng trong một năm, nếu mỗi sư đoàn chỉ chiến đấu một ngày trên một tháng. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự tăng lượng hàng hoá tiếp vận dịp Tết sự đóng góp quan trọng với lính Bắc Việt nam đóng tăng cường dọc theo khu phi quân sự.
Cho dù tin tình báo về nồ lực chở hàng của Bắc Việt, việc ngừng ném bom Bắc Việt Nam dịp Tết đã mở rộng từ bốn ngày đến sáu ngày trong khi Harold Wilson, thủ tướng Anh, đã thảo luận triển vọng hoà bình với Alexei Kosygin, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô.
Khi hội đàm, Wilson nghe thấy rằng một người Mỹ theo đường lối cứng rắn lo ngại rằng Bắc Việt sẽ đưa ba sư đoàn qua khu phi quân sự nếu dừng ném bom. Tổng thống Johnson ra lệnh sự thâm nhập của Bắc Việt vào Nam Việt nam phải được kết thúc trước khi ngừng ném bom; Quan điểm của Mỹ là sẽ dừng ném bom nếu Bắc Việt cam kết riêng sự thâm nhập sẽ làm sau dịp ngừng bắn (có lẽ vài ngày hoặc vài tuần sau đó). Johnson đề xuất việc chấm dứt đưa thêm lính Mỹ vào Nam Việt nam và thêm rằng sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam sau khi sự thâm nhập dừng lại. Ông gửi đề xuất của mình trong bức thư gửi Hồ Chí Minh cũng như qua Wilson và Kosygin.
Trong đêm trước khi Kosygin rời London, Johnson đồng ý gia hạn ngừng ném bom nếu Bắc Việt Nam đảm bảo rằng họ cũng ngừng ngay lập tức đưa quân và tiếp liệu vào Nam Việt nam. Việc ném bom được trở lại ngay sau khi Kosygin rời London. Mặc dù thời gian để Bắc Việt nam đồng ý là rất ngắn, Kosygin ủng hộ đề xuất này. Theo tin tình báo thu được cuộc nói chuyện của Kosygin với Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev, Kosygin nói rằng có “một khả năng lớn đạt được mục đích, nếu người Việt nam hiểu được tình thế hiện tại. Tất cả những cái mà họ làm là đưa ra một lời tuyên bố tin cậy”.
Trước khi việc ném bom bắt đầu trở lại ngày hôm ấy, 13-2-1967, Đài phát thanh Hà nội truyền đi một bức thư Hồ Chí Minh gửi Giáo hoàng Giáo Hoàng Paul VI, trong đó Hồ Chí Minh yêu cầu ngừng ném bom vô điều kiện. Hai ngày sau, Hồ Chí Minh gửi thư từ chối tới Johnson. Cuộc đàm phán Wilson-Kosygin ở London kết thúc thời kỳ đặc biệt những hoạt động ngoại giao được bắt đầu bằng chuyến thăm Moscow của bộ trưởng ngoại giao Anh Brown tháng 11-1966(1).
______________________
(1) Khi Bắc Việt từ chối ngừng đưa quân đội và hàng tiếp tế vào Nam Việt nam, họ bắt đầu quảng cáo rằng đàm phán hoà bình có thể tiến hành sau khi chấm dứt ném bom. Ngày 28-1-1967, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói với nhà báo cộng sản người Úc Wilfred Burchett, và ngay sau đó, thượng nghị sỹ Robert Kennedy nghe tại Paris rằng Bắc Việt coi ý kiến của Nguyễn Duy Trinh là một lời tuyên bố quan trọng. Về quan điểm của Mỹ và Việt nam đối với ý nghĩa của sáng kiến này, xem Robert S. McNamara, James G. Blight, và Robert K. Brigham, with Thomas J. Biersteker và đại tá Herbert Y. Schandler, Argument Without End: In Search of Answers to the VietnamTragedy (New York, 1999), trang 278-283.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:01:14 PMMột thời gian sau, không quân Mỹ ném bom khu gang thép Thái Nguyên, cách Hà nội 35 dặm về phía bắc và cách thành phố nhỏ Thái Nguyên ba dặm về phía nam. Trung Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy này năm 1958 để sử dụng quặng sắt ở vùng núi bắc châu thổ sông Hồng. Việc sản xuất bắt đầu từ năm 1963, và trước 1967 nhà máy đóng xà lan và làm các phuy dầu từ thép nhập khẩu. Xưởng cán thép của nhà máy mới bắt đầu vận hành. Chỉ còn có hai nhà máy luyện kim khác ở Bắc Việt nam, nhưng cả hai đều nhỏ hơn nhiều. Trong khi chúng được thiết kế sản xuất có lẽ 15 nghìn tấn một năm, thì nhà máy thép Thái Nguyên thiết kế sản xuất hơn ba trăm nghìn tấn gang và hai trăm nghìn tấn thép. Khu liên hợp, bao gồm một nhà máy điện, chiếm hai dặm vuông nằm dọc đường sắt nối nó với Hà Nội. Khoảng mười nghìn người làm việc tại đó - nhà máy lớn nhất ở Bắc Việt nam.
Trước tháng ba-1967 khi không quân Mỹ bắt đầu không kích khu gang thép, Thái Nguyên dựng lên một lực lượng phòng không cực kỳ mạnh. Trong tám ngày của tháng 1 và tháng 2-1967, không quân Mỹ khoảng 100 lượt xuất kích ném bom nhà ga thành phố, và kho chứa hàng. Trong khi chỉ có một máy bay bị rơi trong các phi vụ trước đó, lực lượng phòng không bị thiệt hại nặng khi không quân Mỹ trở lại tấn công khu gang thép.
Hơn hai tuần lễ sau khi tổng thống Johnson chấp thuận mục tiêu này, thời tiết đủ trong sáng cho cuộc ném bom ngày 10-3. Những máy bay F-105 từ Korat tiến đánh không bị mất mát, nhưng đội hình Takhli phía sau họ lâm vào khó khăn.
Tốp bay gồm bốn F-105 “Bàn tay sắt” (bao gồm hai F-105F “Con chồn hoang”) đi trước đội hình Takhli. Cao xạ Bắc Việt nam bắn rơi chiếc máy bay đi đầu và bắn bị thương chiếc thứ hai khi họ bổ nhào về phía một trận địa SAM.
Trong khi những máy bay từ Takhli ném bom xuống khu gang thép, thì hai máy bay “Bàn tay sắt” tấn công trận địa SAM. Đại uý Merlyn H. Dethlefsen, phi công chiếc máy bay thứ ba (F-105F), sau đó được thưởng huân chương danh dự vì 4 lần tấn công trận địa tên lửa. Dù phải đối đầu với MiG-21 và máy bay của ông hứng chịu thiệt hại do cao xạ bắn phải, ông chiến đấu anh dũng - trước tiên bắn Shrikes và thả bom bi, sau đó ném bom. Phi công phụ của ông, đại uý Kevin A. Gilroy, nhận huân chương chữ thập của không quân Mỹ(1).
Một tốp máy bay F-4 từ Ubon theo sau F-105 từ Takhli. Cách mục tiêu 25 dặm, một F-4 trúng đạn cao xạ và bắt đầu thiếu dầu. Trong khi lao xuống mục tiêu, chiếc F-4 thứ hai cũng bị trúng đạn. Bằng mọi cách vẫn không thể quay lại máy bay tiếp dầu, cả hai tổ lái nhảy dù ở Lào và được cứu thoát(2).
Ngày hôm sau, 13-3-1967, khi trở lại ném bom Thái Nguyên, hai phi đoàn đổi chỗ cho nhau để phi đoàn 355 từ Takhli ném bom mục tiêu trước tiên. Phi đoàn 388 Korat lại ném bom mà không bị mất mát gì, trong lúc ba F-105 của Takhli bị rơi - hai chiếc do cao xạ bắn và một chiếc do SAM. Phi đoàn Takhli vẫn khăng khăng tiến vào ở tầm thấp, nhưng tất cả máy bay bị rơi trên đầu mục tiêu, trong lúc họ lao xuống hoặc vọt lên. Sáu máy bay Mỹ bị rơi khi cố gắng phá huỷ khu gang thép, nhưng nó vẫn hoạt động. Không quân vẫn còn những mục tiêu cần ném bom trong một tháng rưỡi tiếp theo. Nhưng do hiệu quả đánh phá lực lượng phòng không, không quân Mỹ mất không nhiều máy bay trong thời gian đó. Cộng vào việc sử dụng bom bi, nỗ lực này đã phá huỷ nhiều súng phòng không. Những thiệt hại về máy bay trong ngày đầu tiên buộc lực lượng không kích ngày hôm sau phải coi những trận địa pháo cao xạ là mục tiêu chính. Ít nhất một khẩu pháo cao xạ (85 ly) bị phá huỷ. Sự nản lòng tăng lên là do sự xuất hiện lần đầu tiên ở các trận địa pháo cao xạ các pháo thủ vẫn có thể chiến đấu trong khi được bảo vệ bê tông lớp tường chống bom bi.
Cần quay lại một lần nữa xem xét toàn bộ ba trăm lượt tấn công (khoảng 750 tấn bom) là do cả kích thước mục tiêu và ném bom không chính xác. Để ném bom chính xác hơn, ba F-105 từ Korat đã bay thấp tấn công nhà máy điện của liên hợp gang thép Thái Nguyên. Thành công của phi vụ này ngày 16-3 dẫn tới phi vụ tương tự ngày 30-3-1967, khi ba F-4 từ Ubon cố gắng ném bom lò luyện thép; sau này đánh giá của tình báo hoài nghi về lời tuyên bố rằng cuộc không kích đã làm hư hại nghiêm trọng. Tuy thế, đến cuối tháng 4 khu gang thép không hoạt động nữa, và các cuộc ném bom cũng thôi.
______________________
(1) Một tháng sau một phi đội “Con chồn hoang” khác của Takhli cũng kiếm được một cặp huân chương như trên. Giống Dethlefsen và Gilroy, thiếu tá Leo K. Thorsness và đại uý Harold E. Johnson trở về một cách an toàn từ cuộc trình diễn kiếm được huân chương, nhưng Thorsness bị bắn rơi mười một ngày sau đó và ngồi tù ở Bắc Việt nam đến hết chiến tranh.
(2) Về câu chuyện đáng chú ý hai máy bay bị hư hỏng ra sao tại Lào, xem chương 11, trang 290.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:03:26 PMTân tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng John D. Ryan, chẳng vui lòng trong hai tháng không phá được khu gang thép Thái Nguyên. Thời tiết xấu làm cho những phi đoàn của ông phải huy bỏ phải huỷ bỏ hoặc chuyển hướng hơn 60 cuộc không kích đánh phá nhà máy đó. “Vấn đề lớn nhất mà chúng tôi đối mặt trong không kích là thời tiết”, Ryan nói về sau này, “và chúng tôi không có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết”.
Khi nhận chức tư lệnh từ tướng Harris ở Hawaii đầu tháng 2-1967, Ryan đã từng bước tụt khỏi vị trí cao nhất trong Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Biện pháp không bình thường cử một tư lệnh SAC đến PACAF loé lên chuyện vỉa hè rằng người ta sẽ tách Bộ chỉ huy Thái Bình Dương khỏi hải quân. Nhưng việc đưa ông về Washington năm 1968 làm phó tham mưu trưởng không quân Mỹ chỉ ra rằng ông vẫn được kế tục nhăm chức Tham mưu trưởng.
Suốt thời gian ở Hawaii, Ryan có giọng nói cứng rắn về việc tăng cường khả năng ném bom trong thời tiết xấu và về ban đêm. Ryan ở Hawaii gần một tháng và đã yêu cầu Tham mưu không quân ở Washington về những số liêu so sánh trong khả năng sử dụng radar vào ném bom. Sau khi không quân Mỹ dẫn ra một loạt các cuộc thử trên F-105, F-4, và máy bay kiểu mới General Dynamics F-111, Tham mưu không quân kết luận rằng máy bay F-111 là hy vọng tốt nhất vừa đủ chính xác trong tầm nhìn hạn chế. Sự chính xác của máy bay F-105 và F-4 không đủ sử dụng hiệu quả đánh phá những mục tiêu ban đêm. Nhưng không có chiếc F-111 nào có thể được đưa tới Đông Nam Á trước khi 1968. Trong thời gian ấy, Ryan cố gắng dùng máy bay F-105 ném bom đêm và ném bom trong mọi thời tiết.
Sự thúc đẩy gốc rễ đưa máy bay F-105 vào vai trò này xuất phát từ phi đoàn không quân chiến thuật 388 tại Korat. Đầu tháng 9-1966, phi đoàn 388 sử dụng radar máy bay ném bom đèo Mụ Giạ tại đầu đường mòn Hồ Chí Minh; những chỗ dốc tạo sự phản hồi tốt cho radar máy bay, và sự chính xác có thể kiểm tra được bằng radar mặt đất tại Thái Lan. Được cổ vũ bởi thành công vừa qua, phi đoàn 388 yêu cầu Tập đoàn không quân số 7 cho phép thử dùng máy bay trang bị radar ném bom ở đồng bằng sông Hồng. Khi Ryan làm tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đề xuất của phi đoàn Korat phải chờ ông.
Ryan muốn một máy bay dùng radar ném bom phải thành công giống như Grumman A-6 “Kẻ đột nhập”. A-6, tuy thế, ném bom chính xác hơn F-105 có thể đạt kết quả về ban đêm hoặc trong thời tiết xấu. Ryan nhạy cảm đối với sự giúp đỡ của hải quân trong việc ném bom đêm xuống Thái Nguyên và những mục tiêu khác. “Hải quân có thể xem chúng tôi là rất chưa chín chắn và không có khả năng vào lúc họ đang có thuận lợi”, ông nhớ lại, “vì họ có máy bay A-6 và A-6 là máy bay ném bom trong mọi thời tiết”. Giống Ryan, đô đốc Sharp cho rằng Lực lượng đặc nhiệm 77 phải đưa nhiều A-6 đánh phá vùng châu thổ và một số đánh vùng cán xoong. Sharp có khả năng làm giảm bớt tình thế này bằng cách thuyết phục tướng Westmoreland cho phép 24 máy bay A-6 của thuỷ quân lục chiến đóng tại Nam Việt nam đi ném bom vùng cán xoong, mười tám A-6 ném bom vùng châu thổ. Nhưng thiết bị điện tử trên máy bay bị kém do vấn đề bảo trì, và rất có khả năng tăng số lượng A-6 ở Đông Nam Á trước khi cuối 1967.
Về máy bay ném bom trong mọi thời tiết và ban đêm, Ryan chọn F-105F “Con chồn hoang”. Giống như A-6, F-105F có 2 người lái và radar địa hình địa hình (mặc dù nó không tốt như A-6). Trong tháng 3 và tháng 4, 12 tổ lái được huấn luyện tại Nhật Bản, nơi máy bay của họ được biến cải. Có thêm sự cải tiến về radar, nhân viên bảo trì tại sân bay Yokota đặt một nút bấm thả bom sau khoang lái. Mặc dù phi đoàn Korat vạch kế hoạch thâm nhập và ném bom khoảng 12 nghìn feet, Ryan đề nghị bay càng thấp càng tốt, theo ông dưới một nghìn feet. Đây là kỹ thuật được A-6 sử dụng, và máy bay F-105 tự thân đã được thiết kế để ném bom ở tầm thấp. Nhưng sự kém cỏi của kiểu radar địa hình trên F-105F có nghĩa là tổ lái bay dưới một nghìn feet là liều lĩnh vì dễ va chạm với mặt đất, đó là chưa đếm xỉa đến hoả lực từ đất bắn lên.
Việc Ryan nhấn mạnh vào ném bom tầm thấp là sự diễn giải học thuyết của Bộ chỉ huy không quân chiến thuật cũng như Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Trong chiến tranh Triều Tiên, không quân Mỹ đã phát triển một máy tính dùng thả bom trang bị cho máy bay cường kích để có thể ném bom hạt nhân ở tầm thấp(1). Trước khi quăng bom, máy bay bắt đầu bò lên cao thật nhanh. Sau khi quăng bom, máy bay quay lộn ngược lại một đoạn ngắn. Vì bom được quăng ra vẫn lơ lửng, máy bay có thời gian thoát ra trước khi bom nổ. Thiết kế để thả bom hạt nhân, máy bay F-105 có một máy tính quăng bom.
Không cần phải quăng những quả bom thường nặng 750 cân Anh, nhưng máy tính có thể cải thiện độ chính xác khi ném bom ban đêm. Ngay khi mục tiêu xuất hiện trên màn hình radar, máy bay giữ nguyên đường đi và máy tính thả bom một cách tự động. Để đạt được phá hoại đáng kể, tuy thế, cần phải có độ chính xác lớn hơn so với ném bom hạt nhân. Thậm chí nếu một sĩ quan vận hành radar có thể nhận dạng chính xác mục tiêu, thì máy tính không hẳn cung cấp sự chính xác cần thiết.
Bốn tổ lái “đội đột kích của Ryan” (như cách họ gọi tự nhận) đến Korat cuối tháng 4-1967. Cả thảy có tám phi công. Tuy thế, sau khi tổ lái đầu tiên 12 người, những hoa tiêu chính là những sĩ quan chiến tranh điện tử được huấn luyện để dùng radar, và cùng tổ lái ấy có thể bay F-105F như “Những con chồn hoang” hoặc như “đội đột kích của Ryan”. Tất cả những người này được chọn một cách ngẫu nhiên. Các phi công ngồi ghế sau nói họ cảm thấy không may vì ngờ rằng các phi vụ của họ nguy hiểm hơn lái A-6 của hải quân. Dù sao đi nữa, Ryan có nhiều thành công khi ông nói với các chiến sĩ của mình ở Nhật Bản trước khi họ bay tới Thái Lan. Những tổ lái đã phải vượt qua cay đắng với tình thế của mình trong khi người ta đề cao những F-105F do những tổ lái vàng ngồi tại vị trí phi công phụ.
“Đội đột kích của Ryan” đã bay những phi vụ đầu tiên đêm 24-4. Một máy bay đi ném bom phà Ròn tại vùng cán xoong và một chiếc khác ném bom nhà ga Yên Bái bên sông Hồng khoảng 75 dặm về phía tây bắc Hà nội. Các dấu vết cung cấp tín hiệu radar phản hồi tốt, nhưng bóng đêm làm hạn chế đánh giá hư hại mục tiêu, khi những hố bom sót lại của vụ ném bom trước đó. Những kết quả được cải thiện không đạt được do những vụ ném bom này hoặc những vụ ném bom xuống Thái Nguyên và những mục tiêu khác ở vùng châu thổ. Sau đó, đêm 12-5, một F-105 bị rơi khi đánh phá phà Ròn. Lý do máy bay rơi không được biết, và người ta lo ngại rằng máy bay đâm phải đồi. Ba ngày sau, một chiếc F-105F khác bị pháo cao xạ bắn rơi trong lúc ném bom ban đêm xuống ga Kép, đông bắc Hà nội. Bắc Việt bắn vào những đội đột kích bằng đèn pha và lưới đạn, buộc những F-105F phải bỏ dở phi vụ ở vùng châu thổ.
Trong khi hoạt động ban đêm của F-105F bị hạn chế cho gói mục tiêu 5 và vùng cán xoong, một số phi vụ ban đêm của F-4D vẫn tiến hành ở vùng châu thổ. F-4D, mà máy tính của nó làm cho tín hiệu phản hồi của radar tốt hơn, bắt đầu thay thế F-4C ở Đông Nam Á trước cuối tháng 5. Không giống như F-105F, F-4D ném bom về ban đêm thâm nhập vùng châu thổ và ném bom ở độ cao khoảng 12 nghìn feet. Do dùng máy gây nhiễu, những F-4D đã bay theo tốp bốn máy bay. Cũng như những F-105, tuy thế, ném bom bằng radar rất không chính xác. Những quả bom được ném về ban đêm bằng radar bởi F-4D hoặc và F-105F trúng đất trung bình là ba nghìn feet từ điểm ngắm, hoặc xa gấp hai lần so với A-6. Không quân Mỹ hy vọng rằng F-111 có khả năng ném phần lớn bom của nó bên trong hai trăm feet từ tâm mục tiêu. Trong thời gian ấy, những máy bay F-4D và F-105F quấy rối đối phương một cách tốt nhất. Tướng Ryan dễ dàng tự nhận những hạn chế của những vụ đột kích của mình. “Nhưng đó”, ông quả quyết, “là một địa ngục có nhiều thứ tốt hơn là cứ ngồi chờ thời tiết tốt”.
______________________
(1) Người phát minh ra hệ thống ném bom ở tầm thấp là thiếu tá John A. Ryan, Jr., không có quan hệ gì với tướng John D. Ryan.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 02:04:51 PM
Giữa tháng 4-1967, một tuần trước khi “đội đột kích của Ryan” tiến hành phi vụ đầu tiên của họ, thời tiết vùng đồng bằng sông Hồng bắt đầu trong sáng. Gió mùa thổi từ đông bắc xuống tây nam xua tan mây. Bầu trời sáng sủa cho hải quân một cơ hội ném bom những nhà máy điện Hải Phòng, những mục tiêu đã bị trì hoãn từ tháng 11 và được tổng thống Johnson cho phép cuối tháng 3. Thời tiết đã gặp phải sự trì hoãn thứ hai (khi Johnson thăm Nam Mỹ) bảo vệ những nhà máy điện hơn một tháng. Ngày 20-4-1967, hải quân tiến hành 53 lượt xuất kích ném bom những nhà máy điện. 42 đợt khác sẽ hoàn thành công việc trước cuối tháng 5.
Một trong những nhà máy điện (nhà máy điện Thượng Lý - ND) cách trung tâm Hải Phòng dưới một dặm (Sở dầu trúng bom mùa hè năm trước cách trung tâm Hải Phòng hai dặm). Tại cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc, tân trợ lý bộ trưởng quốc phòng về công chúng, Phil Goulding, lẩn tránh câu hỏi liệu ném bom những nhà máy điện có phải là leo tháng hay không: “Chúng tôi không nhìn nhận việc này theo bất cứ kiểu nào”. Những người khác ít thận trọng hơn. Thượng nghị sỹ Richard Russell (đảng Cộng Hoà, Georgia), Chủ tịch Uỷ ban quân lực, nói ông cho rằng những cuộc không kích là những bước đầu tiên theo hướng bịt cảng Hải Phòng. Thậm chí bước đi này không phải là sự leo thang, ngoại trưởng Rusk nói với một nhóm người Đảng Cộng hoà bang Illinois, bởi vì những người cộng sản đang đánh mìn Cảng Sài gòn.
Ngày 22-4-1967, theo gương cuộc tấn công nhà máy điện, tổng thống Johnson thông qua một danh sách mục tiêu mới. Nhà máy xi măng Hải Phòng, là mục tiêu chưa bị chạm tới do sự trì hoãn từ tháng 11 trước đó, có thể bị ném bom. Là khách hàng chính của một trong những nhà máy điện vừa bị ném bom, nhà máy xi măng thực tế đang gặp khó khăn. Máy bay hải quân mau lẹ ra tay, và Bắc Việt Nam phải bắt đầu nhập khẩu xi măng. Lệnh hạn chế đưa ra vào tháng 12 tấn công bên trong 10 hải lý từ trung tâm Hà Nội đã được rút đi cho phép không kích vào ba mục tiêu: một trạm biến thế, một nhà ga, và một chiếc cầu.
Trung tâm liên kết trong lưới điện Bắc Việt Nam là trạm phân phối điện Đông Anh, 7 dặm về phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Trạm phân phối này truyền một năng lượng điện từ một nhà máy điện đang vận hành tới một nhà máy sắp ném bom. Trạm phân phối điện này nối nhà máy nhiệt điện Hà nội công suất 32.500 kilowatt với những nhà máy nhiệt điện nhỏ hơn ở Việt Trì (nằm cạnh sông Hồng 30 dặm về phía tây bắc Hà nội), Thái Nguyên, Bắc Giang (25 dặm về phía đông bắc Hà nội), Hải Phòng, Uông Bí (10 dặm về phía bắc Hải Phòng), và Hòn Gai (sát bờ biển, 20 dặm phía đông Uông Bí). Lưới điện cũng đi về phía nam qua nhà máy điện Hà Nội đến Nam Định.
Trước 22-4-1967, tất cả những nhà máy điện trong mạng lưới điện vùng châu thổ bị ném bom trừ nhà máy lớn nhất ở Hà nội. Ngoài mạng lưới, còn có một vài nhà máy cố định khác và mọc lên lượng lớn máy phát điện di động. Nhà máy điện di động lớn nhất trong số ba nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 1.500 kilowatt do Tiệp Khắc sản xuất. Những nhà máy này có thể nối điện vào kho hàng quân sự cũng như những nhà máy nhỏ. Liên Xô trang bị hàng trăm máy phát điện diesel công suất 200 kilowatt. Bắc Việt cũng còn có khoảng 75 máy thuỷ điện nhỏ, đa số dưới 50 kilowatt. Khi Bắc Việt phân tán công suất điện đề phòng Mỹ ném bom, đề án xây dựng nhà máy thuỷ điện Lang Chi (Thác Bà - ND) công xuất 112.500 kilowatt, cách Hà nội 60 dặm về phía thượng lưu sông Hồng. Do chiến dịch leo thang đánh phá nguồn điện, Bắc Việt có khả năng điều chỉnh được bởi việc phân tán ra bằng máy phát chạy dầu. Trạm phân phối điện Đông Anh về mặt logic phải bị ném bom sớm hơn, nhưng nó chỉ được phép sau khi đa số những nhà máy điện cố định đã bị đánh bom. Trạm phân phối điện Đông Anh tỏ ra là mục tiêu khó gặm, và mãi tới tháng 11-1967 Tập đoàn không quân số 7 mới phá huỷ được nó .
Tập đoàn không quân số 7 có những vận may đối với những mục tiêu khác ở Hà nội. Những F-105 bấy giờ có thể ném bom một cách hợp pháp ga Gia Lâm, nó từng bị ném bom nhầm vào tháng 12-1966. Ga Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội hai dặm về phía đông bắc. Tập đoàn không quân số 7 ném bom đường sắt và cầu quốc lộ qua sông Đuống cách ga Gia Lâm 1 dặm về phía đông bắc. Ngày 29-4, mười sáu F-105 đánh phá cầu Đuống bằng bom 3.000 cân Anh và ba bom 750 cân Anh; hai trong sáu nhịp cầu sụp đổ, cắt đứt đường từ nối Hà Nội với cả hai tuyến đường sắt tới Trung Quốc. Đường sắt đi Hải Phòng, tuy thế, nằm ở bờ nam sông Đuống, bị tách khỏi Hà Nội và đường bộ tại phía nam cầu Long Biên, phía tây Gia Lâm. Bởi vì phá huỷ cầu Long Biên cũng sẽ cắt đứt đường sắt tới Trung Quốc, theo quan điểm quân sự, tấn công vào cầu Đuống tốt hơn là hướng vào cầu Long Biên. Nhưng chính quyền Johnson chưa sẵn sàng để không kích những mục tiêu khá gần trung tâm thành phố. Trong thời gian ấy, Bắc Việt bắt đầu sửa chữa cầu Đuống và bắc một cầu tạm.
Sự lựa chọn mục tiêu của tổng thống Johnson ngày 22-4 không những phái những máy bay ném bom tới Hà Nội, mà còn là lần đầu tiên cho phép chúng không kích những máy bay MiG trên mặt đất. Những sân bay phản lực chính tại Phúc Yên và Gia Lâm vẫn chưa bị tấn công, cùng với hai sân bay khác gần Hải Phòng, nhưng Johnson cho phép tấn công hạn chế vào sân bay Kép (37 dặm về phía đông bắc Hà nội) và Hoà Lạc (19 dặm phía tây Hà nội). Đường băng của hai sân bay này mới được kéo dài, và sân bay Hoà Lạc có khả năng sử dụng máy bay phản lực lần đầu tiên. Đô đốc Sharp gợi ý tấn công nhẹ vào hai trong số 5 sân bay MiG vì sợ rằng chính quyền Bắc Việt nam khiếp sợ và dời máy bay MiG sang Trung Quốc. Có lẽ một phần tư trong số khoảng 120 máy bay MiG của Bắc Việt nam đang nằm ở sân bay Mông Tự (Mengtzu), cách phía bắc biên giới 50 dặm. Buộc máy bay MiG Bắc Việt chuyển sang Trung Quốc làm cho họ mất thuận lợi, vì MiG mang ít dầu nên có ít thời gian chiến đấu trên vùng châu thổ. Nhưng chính quyền Johnson lo ngại việc này làm tăng thêm sự lôi cuốn Trung Quốc vào chiến tranh.
Kể từ tháng 5-1966, khi một F-105 bắn rơi một chiếc MiG rơi ở nội địa Trung Quốc, chính quyền Mỹ yêu cầu máy bay chiến đấu không được xâm phạm không phận Trung Quốc. Các máy bay tiến gần biên giới Trung Quốc được EC-121 (máy bay radar hải quân), hoặc radar trên tàu thuỷ cảnh báo. Vì năng lực hạn chế để lôi máy bay ra khỏi nhiễu mặt đất, một chiếc EC-121 dẫn đường cho máy bay trước tiên bằng cách gửi một tín hiệu gây ra tín hiệu phản hồi nhận dạng của họ. Khi thoát ra hoặc đuổi theo máy bay MiG gần biên giới, phi công tắt máy phản hồi nhận dạng. Bởi vậy, không quân Mỹ khó bác bỏ những tố cáo lặp đi lặp lại của Trung Quốc rằng máy bay Mỹ đã vi phạm không phận của họ.
Tuy thế, chính quyền Johnson rốt cuộc cũng ném bom một số sân bay Bắc Việt nam. Tập đoàn không quân số 7 do tư lệnh phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 chỉ huy - đại tá Olds - bay đi ném bom máy bay MiG đậu trên mặt đất ở sân bay Hoà Lạc.
Ngày 24-4-1967, ông dẫn tám F-4 ném bom mục tiêu mới. Bom bi của họ trúng khoảng một tá máy bay MiG trên mặt đất. Phía ông mất một máy bay, nhưng thiếu tá Thomas M. Hirsch, phi công chiếc F-4 đầu tiên ném bom máy bay MiG, nói là phá hỏng 5 chiếc; chỉ huy của anh ta phá hỏng ít nhất hai chiếc. Đây là những chiếc MiG đầu tiên trong số 50 MiG bị phá huỷ trên mặt đất trước khi cuối tháng 5. không thể kiểm chứng những lời nói của họ, và những máy bay MiG, cho dù bị trúng những viên bom bi có thể được sửa chữa. Tuy thế, trận bom của không quân xuống Hoà Lạc và của hải quân xuống Kép tạo cho MiG xông xáo hơn trong các trận không chiến.
F-4 và F-105 của không quân và bắn rơi 21 máy bay MiG vào tháng 5 và bị rơi hai F-4, trong lúc máy bay hải quân bắn rơi ba MiG mà không bị tổn thất. Một phần ba chiến thắng của không quân là do súng, bao gồm ba chiếc đầu tiên bởi súng của F-4. Trong khi F-4 không có súng gắn sẵn, một súng 20 ly gắn dưới thân máy bay. Nhưng tốc độ bắn rất thấp ít tạo thành công trong không chiến. Một sĩ quan mới của phi đoàn không quân chiến thuật 366 tại Đà Nẵng, đại tá Frederick C. “Boots” Blesse, thuyết phục tướng Momyer cho phép phi đoàn thí nghiệm mang súng mới. Sự thuyết phục là cần, vì Momyer từ lâu phản đối gắn súng vào F-4. Blesse là một phi công ưu tú trong chiến tranh Triều Tiên, nổi tiếng trong không quân Mỹ với cuốn sách“Không can đảm - không vinh quang”, một sự hướng dẫn rất tuyệt vời trong chiến thuật không đối không xuất bản lần đầu tiên trong Fighter Weapons Newsletter tháng 1-1954. Ông ta có một cái nhìn ảm đạm về việc F-4 không gắn súng. Máy bay MiG có thể sát khá gần F-4 để bắn tên lửa thành công, những nhiễu mặt đất có thể làm nhiễu hệ thống dẫn đường tên lửa tại tầm thấp. Phân tích của Blesse củng cố bởi thành công của phi công F-105 sử dụng súng trong hoàn cảnh như thế.
Súng gắn trên máy bay giúp phi đoàn 366 có thêm nhiều chiến thắng hơn phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 ở Ubon vào tháng 5-1967 (tháng có nhiều không chiến trong chiến dịch Sấm Rền). Đây là một góp ý rất đáng giá vì phi đoàn 366 đã không tham gia không chiến suốt vài tháng và chưa hề có nhiều chú ý như phi đoàn số 8. Mặc dù phi đoàn 366 có thành công, nhưng phi đoàn số 8 nổi tiếng hơn. Đại tá Blesse chửi rủa sự không đày đủ không những trong hào quang quanh vị tư lệnh phi đoàn số 8, đại tá Olds, mà còn cả cái biệt danh của phi đoàn: “Đàn sói”. Đương nhiên báo chí thích viết về “Đàn sói” hơn là “phi đoàn không quân chiến thuật 366”. Các phi công của Blesse nổi lên với biệt hiệu - “Súng máy bay” - và họ đã sơn một phù hiệu của phi đoàn lớn nhất trên thế giới xuống nền nhà chứa máy bay.
Từ xa nhiều dặm phi công có thể nhìn thấy một Con ma khổng lồ dáng khôi hài mang súng và tuyên bố không những kiêu hãnh đơn vị mới mà còn tin tưởng rằng máy bay kẻ thù không thể đến gần Đà Nẵng. Thêm nữa, sau những trận ném bom phi trường và những chiến thắng không chiến ở Bắc Việt nam, không quân Bắc Việt ít xuất hiện suốt hai tháng sau đó.
Phản ứng chính trị của người Mỹ đối với việc ném bom sân bay có gam mầu tương tự.
Hạ nghị sĩ Rivers nói rằng đó là “một trong những sự phát triển hài lòng nhất của cuộc chiến tranh”. Cựu phó tổng thống Richard Nixon quả quyết với báo chí rằng chẳng có sự nguy hiểm nào chiến tranh với Trung Quốc, Trung Quốc “không muốn đối đầu với Hoa Kỳ”. Thượng nghị sỹ Fulbright cho rằng đó “rất có khả năng” chiến tranh mở rộng tới “Trung Quốc và có thể cả Liên Xô”. Thượng nghị sỹ George McGovern (đảng Cộng Hoà, Nam Dakota) đồng ý với Fulbright về sự liều lĩnh mà chính quyền đang làm: “Họ thật sự đang đi tìm sự đổ vỡ”. Thượng nghị sỹ Robert Kennedy (đảng Cộng Hoà, New York) ca ngợi sự can đảm lời phát biểu của McGovern kêu gọi ngừng ném bom hoàn toàn ở Việt nam.
Tham mưu trưởng liên quân sự lưu ý đô đốc Sharp rằng các cuộc tấn công sân bay là khá ác liệt. Một vài ngày sau, tuy thế, tổng thống Johnson biểu thị sẵn sàng tăng áp lực đối với Bắc Việt nam bằng việc đưa thêm sân bay Kiến An (gần Hải Phòng) vào danh sách các mục tiêu được chấp thuận, cũng như một vài mục tiêu gần Hà Nội. Trở lại danh sách đó là ga Yên Viên và xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển - những mục tiêu đã khuấy động khá nhiều sự tranh cãi vào tháng 12.
Cuối cùng ngày 16-5-1967 sau nhiều tháng thảo luận trong nội bộ chính quyền, Johnson cho phép ném bom nhà máy điện Hà nội. Ông rất không muốn chấp thuận mục tiêu ở khu đông dân cư Hà Nội. Nhà máy điện cách Bộ quốc phòng Bắc Việt gần một dặm cũng gần Phủ chủ tịch. Nhưng người ta thuyết phục Johnson rằng Walleye - loại bom mới điều khiển bằng truyền hình khá chính xác và có chút ít khả năng làm thương vong dân thường trừ những công nhân đang làm việc tại nhà máy.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:05:53 PMWalleye là bom điều khiển đầu tiên tạo ra sự chính xác cần thiết để không kích những mục tiêu đô thị với thương vong dân thường tối thiểu. Đa số dòng bom này lẽ ra đã có trước khi Hoa Kỳ ngừng ném bom đồng bằng sông Hồng năm 1968. Một đề án của không quân phát triển bom dẫn bằng laser ra đời hơn một năm đã thôi sản xuất khi bom Walleye của hải quân đưa tới Vịnh Bắc Bộ đầu 1967. Trước tháng 5 hải quân đã ném vài quả Walleye với độ chính xác cao. Khả năng sống sót của máy bay cũng được nâng cao, bởi vì phi công có thể ném bom Walleye cách mục tiêu hơn hơn ba dặm và rời đi ngay tức thời - trước khi bom trúng mục tiêu. Có lần hệ thống điều khiển bom đã khoá được một bức ảnh có độ tương phản sắc nét (thí dụ phần đường viền của một toà nhà) bom dự kiến rơi thẳng và giữa bức ảnh. Đúng lúc ấy, phi công nhận ra rằng quả bom có thể bị lừa. Thí dụ, sự hội tụ của camera có thể bị nhiễu từ một thanh dầm cầu với thanh dầm bên cạnh (đường viền của chúng là giống hệt nhau) cho đến khi bom rơi vào bờ sông. Sự thất vọng hơn đó là sự bất lực của những quả bom 1.100 cân Anh ném xuống cầu Hàm Rồng (70 dặm về phía nam Hà Nội), nhưng chiếc cầu vẫn đứng vững chứng tỏ đây là mục tiêu vững nhất ở Bắc Việt nam. Nhà máy điện Hà nội tỏ ra là phòng thủ khá chỗ yếu.
Sau khi xem xét bản đồ chi tiết và những bức ảnh, tổng thống chấp thuận không kích nhà máy điện bằng hai máy bay, mỗi chiếc mang một bom Walleye. Nếu có thể, trận ném bom sẽ được hoàn thành trước ngày 22-5-1967, là ngày Phật Đản và bắt đầu của đi thăm Moscow của ngoại trưởng Anh Brown. Vì hệ thống điều khiển bom truyền hình đòi hỏi thời tiết sáng sủa, cần phải chờ đợi lâu trong thời kỳ gió mùa đông bắc. Nhưng gió mùa tây nam đem lại thời tiết tốt, cho phép hải quân không kích nhà máy điện ngày 19-5 - sinh nhật thứ 70 của Hồ Chí Minh. Mặc dù hai máy bay hộ tống bị bắn rơi, một bom Walleye trúng mục tiêu. Hải quân lại không kích hai ngày sau, rơi một máy bay hộ tống nhưng trúng mục tiêu. Nhà máy điện Hà nội bị hỏng nặng, còn lại một nhà máy điện nhỏ cách Hà nội 50 dặm về phía nam Hà Nội cung cấp điện cho mạng lưới.
Việc cuộc tập kích nhà máy điện những cuộc tập kích làm một mốc quan trọng là lần đầu tiên tấn công trung tâm Hà Nội.
Vì sự tồn tại của bom Walleye là bí mật, độ chính xác đặc biệt của vũ khí mới không thể được phơi bầy và chính quyền Johnson không thể chiếm được sự tin cậy của công chúng đối với kiềm chế cẩn thận của họ. Với một sự kiềm chế từng trải, tổng thống kêu gọi ngừng ném bom gần Hà Nội. Ngày 22-5, chỉ một tháng khi gió mùa tây nam tạo ra thời tiết tốt cho ném bom, Johnson đặt chân vào bàn đạp phanh. Việc ném bom bên trong 10 hải lý trung tâm Hà Nội lại đòi hỏi đòi hỏi sự đồng ý của tổng thống cho từng chuyến không kích. Johnson từ chối phê chuẩn trong một vài tuần lễ trong khi chính quyền đang bị chia rẽ của ông xem xét lại tương lai của Sấm Rền.
3. Chính sách leo thang trong thử thách
Sự tăng cường leo thang của Mỹ ném bom Bắc Việt nam song song tăng cường leo thang bộ binh Mỹ tại Nam Việt nam. Mặc dù hai dạng chính sách leo thang có quan hệ với nhau, nhưng chúng cũng có nhiều nét khác nhau. Việc tăng bộ binh ở Nam Việt nam nhằm chống lại sự yếu ớt của nền kinh tế địa phương, khả năng bộ máy hậu cần của Mỹ, và sự không bằng lòng chính quyền Johnson liều lĩnh làm xa lánh cử tri Mỹ bằng việc bắt lính. Tổng thống Johnson theo đuổi chiến tranh ở Đông Nam Á trong bối cảnh tài chính và chính trị không làm ảnh hưởng tới chương trình quốc nội. Ngay từ đầu, tuy thế, B-52 có thể tấn công những mục tiêu ở khắp Bắc Việt Nam trong mọi thời tiết tại bất cứ giờ nào. Thay vì việc đó, Johnson nhỏ giọt từng mục tiêu từng lần, từng lúc cho máy bay cường kích trang bị tồi đi ném bom trong thời tiết xấu hoặc về ban đêm. Nỗi lo ngại về một cuộc chiến tranh mở rộng đã kiềm chế chiến dịch ném bom, trong lúc những hy vọng về một cuộc chiến tranh ít tốn kém đã kiềm chế tăng cường bộ binh. Bất chấp chính sách leo thang của Johnson, hoặc bởi lý do đó, những giọng nói chỉ trích to lên và nhiều lên bên trong cũng như bên ngoài chính quyền.
Dần dần, số mục tiêu ở Bắc Việt Nam tăng lên, cũng giống như con số lính Mỹ tại Nam Việt nam - cho tới một quyết định về việc đưa thêm quân có thể đưa đến một hành động thảm hoạ, như là gọi thêm lính nhập ngũ hoặc thả mìn các hải cảng Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh này ném bom thêm một chút có thể được xem như là dạng an toàn nhất leo thang, một cơ hội cuối cùng cho chính sách leo thang. Tháng 3-1967, tướng Westmoreland yêu cầu phải tăng quân cho ông (đang ở con số trần 470.000) thêm ít nhất 80.000 và lên thêm 200.000, ông bắt đầu lý luận rằng trước hết nên bớt ném bom đi vào tháng 5 và sau đó tăng cường vào tháng 8.
Tướng McConnell, Tham mưu trưởng không quân Mỹ, bàn thêm về việc ném bom. Ông nghi ngờ việc gửi thêm quân đủ để thu được chiến thắng, nhưng đồng ý gửi thêm 100.000 nếu Tham mưu trưởng liên quân cũng đề nghị mở rộng chiến dịch ném bom Bắc Việt nam. Các vị tham mưu trưởng khác đồng ý và một lần nữa gắn việc tăng quân ở Nam Việt nam với ném bom ở Bắc Việt nam. Trong một biên bản ghi nhớ gửi Bộ trưởng quốc phòng McNamara, họ ủng hộ gửi thêm 100.000 tới Nam Việt nam, gọi nhập ngũ, và mở rộng chiến dịch ném bom Bắc Việt nam bao gồm thả mìn các hải cảng Bắc Việt.
Cuối tháng 4-1967, tổng thống Johnson mời Westmoreland về nước để phát biểu trước Quốc hội ở New York và các nơi khác. Westmoreland cùng với Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, đã tranh luận rằng việc tăng quân sẽ cho phép can thiệp vào Lào, Campuchia, và Bắc Việt Nam. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Walt Rostow, chỉ rõ lợi ích khi đưa bộ binh qua biên giới Nam Việt nam. Hành động này có thể khiến người ta nghĩ rằng việc ném bom bị chế ngự, và Wheeler muốn tăng khả năng thả mìn các hải cảng Bắc Việt nam. Trong khi đề xuất này không tiến bộ hơn kế hoạch can thiệp, ông nhận xét rằng chiến dịch ném bom đang làm cạn những mục tiêu để cho người đang tìm kiếm cắt giảm ném bom.
Bộ trưởng quốc phòng McNamara và cố vấn của ông về an ninh quốc tế, John McNaughton, sử dụng nhận xét của Wheeler trong bản nháp biên bản ghi nhớ gửi tổng thống tranh cãi về ném bom. Họ trích dẫn lời Wheeler nói rằng “chiến dịch ném bom đang đạt tới điểm chúng ta đã ném bom tất cả những mục tiêu cố định quan trọng trừ những hải cảng”. Biên bản ghi nhớ kết luận rằng tất cả các cuộc ném bom nên tập trung vào nam vĩ tuyến 20° - nghĩa là nam đồng bằng sông Hồng. McNamara trước tiên tăng khả năng này vào mùa thu 1966, khi nó trở nên thấy rõ Bắc Việt Nam đã sơ tán các kho nhiên liệu. McNamara hình như muốn ngừng ném bom không điều kiện như là cơ hội đưa đến hội đàm nhưng ông biết rằng thậm chí chỉ giảm ném bom tới vĩ tuyến 20° thôi cũng sẽ phải đối mặt với những người đối lập cứng rắn là những quân nhân và những người liên minh với họ tại Quốc hội.
Mùa đông năm 1967, McNamara đã thắng những người ủng hộ quan điểm của ông trong nội bộ chính quyền. Nỗ lực của ông có được thuận lợi bởi một nhóm nhỏ gặp nhau vào chiều thứ năm hàng tuần tại văn phòng thứ trưởng ngoại giao Nicholas Katzenbach. Những cuộc gặp này đã giành được sự phê chuẩn của tổng thống Johnson xem xét những vấn đề chính của chính phủ ở Việt nam. Tháng 1-1967, khi tổng thống yêu cầu Rostow nghiên cứu lập ra một uỷ ban để xem xét việc ném bom Bắc Việt nam, Rostow lái công việc sang uỷ ban Katzenbach. Rostow bàn bạc với Clark Clifford, một luật sư có ảnh hưởng ở Washington, người từng làm việc dưới thời chính quyền Truman và quen biết Johnson nhiều năm. Clifford thúc đẩy một nhóm nhỏ bí mật mà sự tồn tại của nó tổng thống có thể phủ nhận bằng cách nói rằng “không có uỷ ban” hoặc tổng thống nói “một người quan trọng một chủ đề lớn”.
Rostow gợi ý rằng trong khi tổng thống có thể muốn Clifford và những người khác nằm ngoài chính quyền đảm nhận nghiên cứu việc ném bom, thời gian cũng chẳng còn chín muồi nữa. Vì vậy Rostow, thứ trưởng quốc phòng Cyrus Vance, McNaughton, và William Bundy (trợ lý ngoại trưởng về Viễn Đông) đã tập trung vào vấn đề ấy trong các cuộc gặp uống cocktail hằng tuần của họ tại văn phòng Katzenbach. McNamara cũng như Richard Helms, giám đốc CIA thường tới dự; Rusk đôi khi cũng tham gia. Họ tự gọi là “không Uỷ ban” hoặc “không nhóm”. Mặc dù không được biết về những cuộc gặp của họ tại lúc đầu, tướng Wheeler trên thực tế được thông báo và có thể tham gia một cách ngẫu nhiên .
Trước tháng 5 “không Uỷ ban” nghiêng theo hướng cắt bớt ném bom. Walt Rostow nói với tổng thống nhóm này nhất trí bác bỏ thả mìn Hải Phòng và ném bom một cách hệ thống tuyến đường sắt tới Trung Quốc. Băn khoăn của Rusk về khả năng phản ứng của Trung Quốc và Liên Xô đã bênh vực những luận cứ của McNamara chống lại hiệu quả việc ném bom đồng bằng sông Hồng. Thậm chí Rostow nghi ngờ khả năng của không quân để đóng “cái phễu” bằng cách thả mìn Hải Phòng và ném bom đường sắt. Từng là người vạch kế hoạch mục tiêu ở Anh trong thế chiến II, Rostow tin là dầu và điện là những mục tiêu sống còn, nhưng ông luôn hoài nghi về ném bom đường sắt. Ông đặc biệt ấn tượng bởi có người đánh giá rằng khả năng nhập khẩu của Bắc Việt Nam là 17 nghìn tấn một ngày vượt quá nhập khẩu thực tế hơn mười một nghìn tấn. Rostow và “không Uỷ ban” sẵn sàng hạn chế ném bom bắc vĩ tuyến 20° ngay khi nhà máy điện Hà nội bị phá huỷ.
McNamara hy vọng rằng ném bom nhà máy điện Hà nội cũng làm cho các Tham mưu trưởng liên quân xuôi theo hạn chế ném bom. Nhưng hy vọng ấy chỉ minh hoạ cho việc ông và “không Uỷ ban” đã thay đổi quan điểm quân sự xa như thế nào. Walt Rostow tăng thêm lo ngại sự chia lìa của công chúng. “Vấn đề - ông nói với tổng thống Johnson - là kịch bản nào có thể giữ gia đình chúng ta cùng nhau trên con đường chăm sóc lợi ích quốc gia và làm quân sự”. Rostow cho rằng nên rút đi những danh sách đã thông qua ném bom những mục tiêu ở Hà nội và Hải Phòng cho tới sau khi McNamara và Wheeler thăm Nam Việt nam. Sau đó những người quyền lực và những người thiên về ném bom có thể nhìn lại vấn đề cùng nhau. Johnson nghe theo lời khuyên của Rostow, và khi hải quân lần thứ hai ném bom nhà máy điện Hà nội ngày 21-5-1967, tổng thống phục hồi lại quyết định không ném bom trung tâm thành phố Hà nội bên trong 10 hải lý.
Trong tháng tiếp theo, sức lực của chính quyền Mỹ dồn vào “chiến tranh sáu ngày” giữa Israel và khối Ả Rập. Theo sau sự thua trận của Ả Rập, Alexei Kosygin, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô, gặp tổng thống Johnson tại Glassboro, New Jersey. Kosygin mang một thông điệp từ Hà nội rằng Bắc Việt sẵn sàng bắt đầu nói chuyện một hoặc hoặc hai ngày sau khi chấm dứt ném bom. Johnson đồng ý dừng ném bom Bắc Việt Nam nếu Bắc Việt cam đoan các cuộc đàm phán bắt đầu ngay lập tức và 5 sư đoàn bộ binh trên đất Bắc Việt Nam gần khu phi quân sự không tấn công Nam Việt nam. Không có sự trả lời từ Hà nội.
Trong thời gian ấy, phe đối lập bắt đầu tập hợp chống lại việc chấm dứt ném bom đồng bằng sông Hồng. Giám đốc CIA Helms ủng hộ việc tập trung ném bom những gói mục tiêu phía nam, nhưng lại cảnh báo Johnson rằng việc chấm dứt hoàn toàn ném bom vùng Hà nội-Hải Phòng có thể được xem như một chiến thắng của Hà Nội. Bộ trưởng không quân Brown đã tranh luận về nguyên trạng; ông coi việc thả mìn Hải Phòng là khá mạo hiểm, nhưng không muốn giảm ném bom ở đồng bằng sông Hồng mà không nhận được gì về.
Từ khi trở thành Bộ trưởng không quân Mỹ năm 1965, Brown đã phải đương đầu với sự bất đồng ngày một tăng giữa Tham mưu trưởng McConnell và Bộ trưởng quốc phòng McNamara. Trước cuối năm 1966, vấn đề nan giải của Brown là kế hoạch McNamara xây dựng một hàng rào gần khu phi quân sự: bộ binh, bãi mìn, và rào phần bắc của Nam Việt nam, trong lúc không quân cố gắng ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào bằng những cảm biến điện tử. Mùa hè năm 1966 McNamara mang theo một nhóm các nhà khoa học để nghiên cứu tính khả thi của hàng rào, và ngay khi họ khuyên ông đã ra lệnh một lực lượng liên hợp dưới quyền trung tướng Alfred D. Starbird xây dựng xong hàng rào trước ngày 15-9-1967.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 02:09:25 PM
Đối với các tham mưu trưởng liên quân rõ ràng hàng rào có thể thay đổi sâu sắc tính chất của chiến tranh theo hướng mà họ tin là sẽ giảm bớt cơ hội cho một kết quả thoả đáng. Tướng Westmoreland sẽ phải chuyển bộ binh từ những cuộc hành quân “tìm và diệt” sang bảo vệ hàng rào McNamara; McNamara nói đến con số 20.000, nhưng những tham mưu trưởng lo ngại rằng số lượng đòi hỏi có thể nhiều lần cao hơn. Westmoreland thích phương pháp ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh bằng cách đưa bộ binh Mỹ vào Lào. Như vậy không quân và hải quân phải tập trung nỗ lực vào đó, trong khi McNamara có lẽ đã thuyết phục được tổng thống kết thúc ném bom Bắc Việt nam.
Bộ trưởng Brown dốc sức làm cho Tham mưu trưởng McConnell và không quân Mỹ tin rằng hàng rào điện tử là một ý tưởng tốt chỉ để bổ xung hơn là thay thế ném bom Bắc Việt nam. Thêm nữa, không quân Mỹ rút cục bỏ nhiều công sức vào hàng rào hơn là làm những việc khác. Nhiều phần ở dưới đất chưa hề được xây dựng, nhưng nỗ lực dùng cảm biến điện tử cho việc ngăn chặn tại Lào trở thành một bận rộn chính của không quân Mỹ suốt bốn năm sau. Trong thời gian ngắn, Brown cũng giúp để tiếp diễn chiến dịch ném bom Bắc Việt nam. Tuy thế, những thượng nghị sĩ trong uỷ ban quân lực và những người lãnh đạo không quân ở Đông Nam Á lại ủng hộ mạnh ném bom.
***
Vùng cán xoong nam vĩ tuyến 20° ở Bắc Việt Nam, nơi Bộ trưởng quốc phòng McNamara đề nghị tập trung ném bom, các tổ lái của không quân và hải quân sẵn sàng xuất kích tám nghìn lượt một tháng - tức hơn hai phần ba tổng số phái đi ném bom Bắc Việt nam. Đường sắt phía nam Vinh từ lâu ngừng chạy và ít xe tải chạy trên đường vào ban ngày. Thậm chí về ban đêm không quân Mỹ cũng có hơn 1.500 lượt xuất kích một tháng, với những F-4 mang theo pháo sáng và bom. Những thứ mang lại hiệu quả là tăng hết sức mạnh không quân vào vùng cán xoong hình như xem nhẹ nếu so sánh với cơ hội bằng cách ấy mất ở đồng bằng sông Hồng.
Sức mạnh quân sự và kinh tế của Bắc Việt nam tập trung ở vùng châu thổ. Họ nhận viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Qua cảng Hải Phòng có lẽ 4.300 tấn hàng nhập khẩu một ngày, và chừng 1.500 tấn bằng đường sắt từ Trung Quốc sang. Phần lớn vũ khí chở bằng đường sắt, trong lúc xe tải và dầu qua cảng Hải Phòng. Theo một ước lượng của Mỹ giá, lực lượng cộng sản ở Nam Việt nam chỉ cần 15 tấn tiếp liệu một ngày từ Bắc Việt Nam - hoặc dưới sáu nghìn tấn một năm. Để phòng thủ, tuy thế, lực lượng cộng sản cần nhiều hơn nữa; trong thời kỳ gió mùa đông bắc năm 1967-1968, theo tính toán của Hà nội, họ sử dụng khoảng 5 nghìn xe tải cố gắng chuyển 60 nghìn tấn tiếp liệu qua Lào. Thậm chí họ chứng tỏ khó bị ném bom khi ẩn vào ban đêm và những cánh rừng. Những xe tải bị phá huỷ ở vùng cán xoong Bắc Việt hoặc trên đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào có thể có nhiều hiệu quả ngay lập tức đối với tình trạng tiếp liệu ở Nam Việt nam hơn là phá huỷ nhà ga và những kho hàng ở đồng bằng sông Hồng, nhưng tấn công vào những mục tiêu trọng yếu vùng châu thổ có thể có tác động mạnh hơn đối với sức mạnh quân sự và kinh tế của Bắc Việt nam.
Trong khi không quân Mỹ và hải quân tiếp tục tìm được quyền rộng tay để thả mìn những hải cảng và ném bom đường sắt ở đồng bằng sông Hồng, đề xuất của McNamara không ném bom ở đó đã đặt một phần thưởng chỉ ra có một sự tiến bộ nào đấy sẵn sàng được chấp nhận. Bởi vì không được thả mìn cảng Hải Phòng, nên hải quân phải ném bom đường vận tải tỏa ra từ cảng - đặc biệt là tuyến đường sắt từ Hải Phòng đến Hà nội, từ đó chỉ có một đường chạy xuống phía nam. Máy bay trinh sát bị hạn chế bên trong Hải Phòng và Hà Nội, nên hải quân đặc biệt chú ý đến Hải Dương, nơi đường sắt vượt qua một chiếc cầu ở giữa tuyến đường sắt Hà nội - Hải Phòng dài khoảng chừng 60 dặm. Cuối tháng 6, Walt Rostow thông báo cho tổng thống rằng hải quân đã phát hiện ra một “cổ chai”. Một tuần sau, Rostow có thể báo cáo rằng trận ném bom ngày 2-7-1967, ở Hải Dương đã làm hỏng nặng vận tải đường sắt dẫn đến Hà Nội.
Trong thời gian ấy, không quân Mỹ ném bom mạnh tuyến đường sắt đông bắc từ Hà Nội tới Trung Quốc. Hơn một phần ba đoạn đường 90 dặm nằm trong vùng tổng thống Johnson cấm máy bay Mỹ tấn công. Vùng đệm 25 hải lý dọc biên giới Trung Quốc là để đảm bảo rằng máy bay Mỹ không vượt qua vào Trung Quốc. Vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc chở đến đây bằng các toa tầu khổ ray tiêu chuẩn được chứa hoặc bốc sang các toa tầu khổ ray nhỏ một mét vào ban đêm chạy về nơi ẩn náu ở Hà nội.
Những công nhân Trung Quốc đang làm thêm một thanh ray thứ ba trên tuyến đường sắt đông bắc, thành ra trước cuối năm 1967 họ không cần chuyển tải tiếp liệu của Trung Quốc từ những toa xe khổ ray tiêu chuẩn sang những toa xe khổ ray hẹp của Bắc Việt nam. Việc xây dựng đường sắt ở Trung Quốc, cũng như ở Việt nam, làm cho hệ thống đường sắt Bắc Việt có nhiều giá trị đối với Bắc Việt Nam và bị nguy hiểm ít hơn đối với bom Mỹ. Trước mùa hè năm 1966, Trung Quốc đã phụ thuộc tuyến đường sắt đông bắc và tây bắc Bắc Việt nam vì chỉ có một đường sắt nối duyên hải Trung Quốc với vùng đất giàu khoáng sản ở tây nam Trung Quốc. Việc hoàn thành con đường sắt nối trực tiếp đến Côn Minh đã làm cho Bắc Việt nam chở nhiều tiếp liệu hơn. Đồng thời, công nhân Trung Quốc tại Bắc Việt Nam hoàn thành tuyến đường sắt 3 ray từ Hà nội chạy lên phía bắc đến khu gang thép Thái Nguyên và sau đó chạy về phía đông nối với tuyến đường sắt đông bắc tại Kép. Những phi công Mỹ trở nên rất quen thuộc với tam giác đường sắt hình thành như vậy; họ gọi nó là Tam giác sắt.
Những mục tiêu có thể đóng góp dự phòng cho tuyến đông bắc (cùng với nhánh Thái Nguyên của nó) nằm ở vùng hạn chế bên trong 10 dặm mà tổng thống Johnson cho phép lại quanh Hà Nội ngày 21-5-1967. Trước đó, ông cho phép một số cuộc tấn công vào hệ thống đường sắt bên trong vùng này. Không may, thời gian và một chuỗi những cuộc tấn công đã hạn chế tác động của họ.
Ga Yên Viên, ga lớn nhất Bắc Việt nam 5 dặm về phía đông bắc Hà Nội, bị trúng bom tháng 12-1966. Do sự phản đối sau đó trên báo chí Mỹ, ga này không bị ném bom lại mãi tới tháng 5. Ga Gia Lâm, cách trung tân Hà nội 3 dặm là nhà máy chính sửa chữa toa xe, cũng từng bị ném vào tháng 12 - do nhầm. Johnson cho phép những cuộc không kích khác vào ga Gia Lâm vào tháng 4 và đồng thời cho phép tấn công đường sắt và cầu Đuống. Vì cầu Đuống nằm ở bắc Gia Lâm và nam Yên Viên, việc ném bom cầu này làm ngừng trệ vận tải đường sắt từ Trung Quốc đến Yên Viên (ga này vẫn chưa bị tấn công mãi tới tháng 5) hơn là Gia Lâm.
Trong khi Bắc Việt sửa chữa cầu Đuống và xây dựng đường tránh, giao thông đường sắt dựa vào tuyến đông bắc và nhánh Thái Nguyên đã khiến F-105 và F-4 ném bom nhiều toa chở hàng hơn thường lệ.
Tập đoàn không quân số 7 cố gắng kéo dài tình hình này bằng cách ném bom nhiều lần cầu và nhà ga nằm giữa vùng hạn chế ném bom ở Hà nội và vùng đệm Trung Quốc. Mặc dù nhiều cầu và ga bị ném bom trong năm trước, việc đánh phá mạnh dần lên vào mùa hè năm 1967.
Những cây cầu chủ chốt nằm trên tuyến đường chính chạy qua sông Cầu tại Đáp Cầu gần Bắc Ninh, cách Hà nội khoảng 15 dặm, và sông Thương tại Bắc Giang, cách Đáp Cầu 10 dặm về phía bắc. Thậm chí khi tuyến đường chính bị phá hỏng, còn tuyến đường phụ chạy từ Yên Viên qua Thái Nguyên và nối với tuyến đường chính tại Kép - nằm ở khoảng nửa đường tới Trung Quốc. Không có chiếc cầu nào trên con đường tránh dài như hai chiếc cầu tại Đáp Cầu hoặc Bắc Giang. Thậm chí với những chiếc cầu dài hơn, Bắc Việt và đồng minh Trung Quốc trở nên giỏi giang chữa cầu và làm thêm một chiếc cầu song song hoặc phà. Một chiếc cầu bị bắn gục có ngay một nhịp cầu chuẩn bị sẵn nằm chờ gần đó.
Hầu như tất cả các cuộc ném bom tuyến đường sắt đông bắc diễn ra vào ban ngày và phần lớn những đoàn tàu hoả chạy những nơi an toàn về ban đêm, đáng chú ý là chưa có chiếc toa chở hàng nào bị trúng bom. Các phi công kể rằng nhìn thấy hơn 2.500 toa tầu trên tuyến đường sắt đông bắc và nhánh Thái Nguyên từ giữa tháng 5 đến cuôi tháng 6. Trong số này họ nói đã phá huỷ hoặc làm hư hỏng khoảng một nghìn. Con số toa tầu bị phá huỷ nhỏ hơn nhiều và Trung Quốc hình như thay thế những toa hư hại. Dù sao đi nữa, ước lượng của tình báo Mỹ thay chỗ bản thống kê toa chở hàng của Bắc Việt vào khoảng hai nghìn cuối mùa hè - chỉ ít hơn sáu trăm so với lúc đầu năm.
Tuy thế, có thể lạc quan hơn về những tiến bộ được làm, đặc biệt ở Washington. Cuối tháng 6, Phó tham mưu trưởng không quân, tướng B. K. Holloway, viết cho tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng Ryan, rằng đây là lúc tập trung vào những toa chở hàng Bắc Việt nam. Holloway tin rằng số toa chở hàng Bắc Việt nam bị giảm từ 2.600 xuống sáu trăm, trong lúc đầu máy xe lửa đếm được chỉ giảm có 16 (từ 120 xuống 105). Tuy thế bức tranh quá mức mà Holloway đưa ra về tình hình toa chở hàng, chắc chắn rằng Bắc Việt hiếm khi để những toa chở hàng giữa ban ngày. Một chiến dịch ném bom đầu máy xe lửa sẽ phải thực hiện vào ban đêm, việc tướng Ryan cố gắng tăng số lượt xuất kích đêm đánh phá khu vực Hà Nội có được chút ít thành công.
“Đội đột kích của Ryan” tại Korat, với những chiếc F-105F hai ghế lái, đã ngừng những phi vụ bay đêm vào vùng châu thổ giữa tháng 5 gần một tháng kể từ khi họ bắt đầu.
Như trước đây, phi vụ cuối cùng của họ ở vùng châu thổ chỉ là xuất kích riêng lẻ tại tầm bay thấp, có lẽ một nghìn feet. Máy bay bị bắn rơi ngay tại mục tiêu - ga Kép. Những F-4C của phi đoàn không quân chiến thuật 497 tại Ubon sau đó thử những phi vụ bay ở tầm thấp vào vùng châu thổ. Các phi công phi đoàn không quân chiến thuật 497 nổi danh với biệt hiệu “Ó đêm”, do những chuyến bay đêm của họ đến Lào và vùng cán xoong Bắc Việt nam. Tại những vùng phòng không yếu, họ có thể dùng pháo sáng, nhưng họ không quan tâm nhiều để làm điều này thậm chí tại vùng cán xoong. Chắc chắn ở vùng châu thổ họ không sử dụng pháo sáng, và vận may của họ tỏ ra chỉ tốt hơn chút ít “đội đột kích của Ryan”.
Đêm 22-5-1967, “Ó đêm” phái bốn F-4C tấn công những ga gần Kép. Họ thâm nhập tại độ cao năm trăm feet hoặc thấp hơn, và hai trong số máy bay tấn công trúng đạn cao xạ gần đường sắt. Một chiếc rơi tại chỗ, hai phi công chết. Còn chiếc kia rơi gần bờ biển bắc Hải Phòng, tốp lái nhảy dù. Thiếu tá Richard D. Vogel, phi công chính, bị thương ở lưng trong khi bật khỏi máy bay và bị bắt. Phi công phụ, thiếu uý David L. Baldwin, được trực thăng hải quân cứu thoát.
Thế là kết thúc phi vụ cuối cùng của nỗ lực “Ó đêm” thâm nhập vùng châu thổ tại tầm thấp. Một vài ngày sau một chiếc F-4D từ Florida đến Ubon, và “Ó đêm” sử dụng radar được cải tiến để đột kích ban đêm ở độ cao hơn mười nghìn feet trên vùng châu thổ. Nhưng sự chính xác của phi vụ ban đêm vẫn còn là một câu hỏi, sự tăng độ cao không làm được gì cả để mở rộng nó. Dù vậy, những chuyến đột kích nghèo nàn về đêm cũng chẳng hơn sự quấy rối là mấy.
Nếu phần lớn cuộc không kích vào tuyến đường sắt đông bắc bị hạn chế về ban ngày, ít nhất thời tiết tháng 6-1967 cũng có những ngày trong trẻo khác thường. Trong số sáu nghìn lượt xuất kích vào Bắc Việt nam do Tập đoàn không quân số 7 tiến hành tháng đó, thì khoảng 1500 bay tới gói mục tiêu 6 với hơn ba nghìn tấn bom; cũng là bình thường so với lượng xuất kích của không quân ném bom gói mục tiêu 1 tại vùng cán xoong ngay bắc khu phi quân sự. Tuy thế, nỗ lực đánh phá vùng châu thổ là mạnh nhất trong chiến tranh và tập trung vào đường sắt. Chỉ hai máy bay trúng đạn phòng không địch. Ngày 2-6, một F-105 trúng đạn cao xạ tại mười sáu nghìn feet trước khi lao xuống một ga gần Kép. Cao xạ Bắc Việt hoặc Trung Quốc ghi một kỷ lục khác ngày 14-6 khi họ bắn rơi một F-4 khi đang cố thâm nhập vùng châu thổ ở tầm dưới tám nghìn feet. Thông thường máy bay cố gắng bay ở trên cao dường như có một lớp mây che tầm nhìn của SAM. Dùng máy gây nhiễu đánh lừa tên lửa, phi công có khả năng ở trên tầm chính xác của súng phòng không.
Về những máy bay MiG, họ hiếm xuất hiện vào tháng sáu. Chỉ có một vài trường hợp phi công máy bay cường kích phải vứt bỏ bom để tấn công MiG; vào tháng 9-1966 thì điều này xảy ra hơn 60 lần. Mùa xuân 1967 những trận không kích vào sân bay và những trận không đối không gần như loại bỏ vấn đề MiG. Ngày 11-6, tuy thế, hai F-4 va chạm với nhau trong lúc bảo vệ một F-105 đánh MiG. Gạt ra bên cạnh tai nạn này, các máy bay hộ tống có một tháng dễ chịu.
Những thành công của việc máy bay ném bom bây giờ đã xuyên thủng đồng bằng sông Hồng, cũng như phá huỷ nhiều toa xe hàng hơn thường lệ đã cổ vũ phi công tin rằng họ có khả năng không những chặn lại đề nghị của Bộ trưởng quốc phòng McNamara cắt giảm ném bom tới bắc vĩ tuyến 20°, mà còn thậm chí tăng thêm ném bom ở đó. Họ hy vọng loại bỏ (hoặc ít nhất giảm bớt) những đất thánh dọc biên giới Trung Quốc và xung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Johnson cho phép hải quân được quay lại Hà Nội vào tháng sáu để đánh nhà máy điện trở lại và kho hàng Văn Điển, kho này chứa thiết bị cho SAM. Nhưng tất cả những mục tiêu khác bên trong đất thánh vẫn còn bị hạn chế, và quyền tấn công vào khu vực Hải Phòng bị cắt giảm thêm sau khi hai tàu thuỷ Liên Xô bị oanh tạc ở những cảng Bắc Việt nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:10:04 PM
Tai nạn đầu tiên xảy ra với một tàu thuỷ Liên Xô ngày 2-6-1967, tại cảng Cẩm Phả, cách bờ biển Hải Phòng 40 dặm. Một tốp gồm bốn F-105 đang rời Bắc Việt Nam, thì phi công của chiếc máy bay thứ ba quyết định ném bom một trận địa cao xạ bên bờ biển; cả tốp bay theo. Khi viên phi công lao xuống trận địa, anh ta cho rằng mình nhìn thấy một tàu thuỷ đang đỗ ở vũng tàu bắn lại anh ta, và anh ta oanh tạc tàu. Khi tốp lái trở về sân bay Takhli chiều đó, viên phi công cố sức tìm lại cuốn phim ghi lại trận đánh, nhưng một nhân viên mặt đất trẻ tuổi khi lấy máy ảnh đã vi phạm quy tắc. Một thời gian dài người ta trút tội viên tư lệnh phi đoàn, đại tá Jacksel M. Broughton, người đã làm hỏng chứng cớ vì làm lộ sáng cuốn phim.
Không may cho đại tá Broughton, vụ việc này không khép dễ dàng như vậy. Liên Xô ngay lập tức tố cáo rằng tàu Turkestan của họ bị máy bay Mỹ tấn công, giết chết một thuỷ thủ. Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, đô đốc Sharp, quả quyết với Washington rằng tai nạn xảy ra không lớn như lời tố cáo của Liên Xô; có khả năng tàu đã trúng phải mảnh đạn cao xạ. Walt Rostow nói với tổng thống Johnson rằng Bộ trưởng McNamara và tướng Wheeler tin rằng Hoa Kỳ không có trách nhiệm về việc này.
Bộ ngoại giao Mỹ thông báo cho Liên Xô rằng máy bay tấn công những mục tiêu trong khu vực được điều tra và không có máy bay nào tấn công tàu thuỷ Liên Xô.
Hai tuần sau đại sứ Liên Xô Dobrynin nói với ngoại trưởng Rusk rằng tàu Turkestan đã cập cảng Vladivostok có một vết thủng chưa nổ do F-105 bắn; ngoại trưởng Gromyko đang xem xét đưa việc này tra trước Liên hợp quốc khi ông và Kosygin tới đó trong một vài ngày. Quá đủ để mở lại một cuộc điều tra, và trong vòng một tuần Hoa Kỳ phải xin lỗi. Đại tá Broughton bị buộc tội phá huỷ bằng chứng, đã trở nên thất vọng và sau đó ông miêu tả trong cuốn sách của mình “Núi Tam Đảo và vào khu buôn bán" (1). Vụ việc này làm những người cầm quyền ở Washington thận trọng hơn, sự kiện tàu Turkestan là cho thấy đánh phá đất thánh của địch cần phải có sự nhấn mạnh từ tổng thống.
Washington vẫn còn nhạy cảm về sự kiện ngày 29-6, tàu thuỷ Liên Xô Mikhail Frunze hình như bị oanh tạc ở cảng Hải Phòng bởi hai máy bay hải quân. Điều này ngay lập tức đưa tới tuyên bố một vùng hạn chế với bán kính bốn hải lý từ trung tâm Hải Phòng. Giống như vùng hạn chế 10 dặm ở Hà nội từng được tuyên bố tháng 12-1966, không được không kích bên trong vùng mới này nếu không có lệnh từ tổng thống. Trong những vùng hạn chế, máy bay Mỹ thậm chí không được phản ứng với súng cao xạ. Phản ứng như thế được phép ở những vùng hạn chế, ngoài 30 hải lý từ trung tâm Hà Nội và 10 hải lý từ trung tâm Hải Phòng.
______________________
(1) Vụ việc của đại tá Broughton được Văn phòng Bộ trưởng không quân gạt đi. Thay vào đó, Broughton bị phạt sáu trăm dollars và về hưu.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:11:39 PM
Việc hình thành vùng hạn chế ở Hải Phòng hình như báo trước cho không quân ít hơn là thực tế, bởi vì chỉ một ngày trước đó, Tiểu ban điều tra Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện tuyên bố họ đang chuẩn bị nghe điều trần việc tiến hành không kích Bắc Việt nam. Vì đa số thành viên tiểu ban nổi tiếng ủng hộ việc sử dụng sức mạnh không quân, những người cầm đầu không quân ở Thái Bình Dương có lý do cảm thấy tin chắc hơn chuyến thăm lần thứ tư của Bộ trưởng quốc phòng McNamara tới Việt nam và những cơ hội làm thất bại đề xuất của ông ta cắt giảm ném bom xuống bắc vĩ tuyến 20.
McNamara đến Sài Gòn đầu tháng 7 khi việc đưa lượng lớn bộ binh Mỹ được giải quyết. Ông tuyên bố sẽ không có việc gọi lính nhập ngũ nữa, tăng thêm lính Mỹ lớn nhất theo yêu cầu của Westmoreland là 42.000, hoặc toàn bộ lính Mỹ là 525.000. Nhưng McNamara vẫn chưa nói rõ về tuyên bố hạn chế ném bom. Hai tuần trước khi McNamara đến, đô đốc Sharp đã gửi một văn bản chỉ dẫn do chính tay ông soạn tới tướng Westmoreland, tướng Momyer, và chuẩn đô đốc John J. Hyland, tư lệnh hạm đội 7; Sharp theo dõi Momyer và Hyland nhẩm lại những chỉ dẫn của họ. Nhưng chỉ dẫn của Sharp làm bộ trưởng quốc phòng tò mò. Sau khi nghe được tin Sharp yêu cầu thả mìn Hải Phòng và rút bỏ phần lớn những hạn chế ném bom, McNamara tỏ vẻ khó chịu bằng cách cám ơn Westmoreland về những chỉ dẫn trong khi phớt lờ tư lệnh chiến trường.
Sự hiện diện Momyer, tuy thế, là thuyết phục hơn. Ông nhấn mạnh mới đây thành công của Tập đoàn không quân số 7 đánh phá tuyến đường sắt đông bắc với thiệt hại máy bay tương đối ít. Mặc dù gợi ý rằng đây là lúc phải “nới rộng và tăng nỗ lực của chúng ta”, ông bỏ lại những gợi ý riêng cho Sharp. Phong cách trí tuệ và cách dẫn giải rất ấn tượng về số liệu của Momyer được người nghe ủng hộ.
Sau khi McNamara trở về Washington, báo chí suy đoán rằng ông sẽ chuyển sang ném bom ở vùng châu thổ. Nhưng, trên thực tế, McNamara nói với Johnson rằng những người lãnh đạo không quân khà nhiều lạc quan về những kết quả ném bom. Tướng Wheeler có khả năng làm giảm bớt ảnh hưởng của McNamara bằng cách đưa bản sao bản chỉ dẫn của Momyer cho tổng thống. Johnson cũng gửi bản sao này tới cựu tổng thống Eisenhower, người thích luận cứ của Momyer rằng sự giảm bớt lưới lửa phòng không bao gồm SAM, có lẽ là do đánh phá đường sắt.
Trong khi bản chỉ dẫn của Momyer có thể đã đóng góp vào ý định của Johnson tiếp tục ném bom ở đồng bằng sông Hồng, thì tổng thống chưa sẵn sàng cho phép mở rộng ném bom. Khi, ngày 20-7-1967, Johnson chấp thuận danh sách 15 mục tiêu mới, không có mục tiêu nào nằm bên trong vùng hạn chế 10 dặm ở Hà nội, vùng hạn chế bốn dặm ở Hải Phòng, hoặc vùng đệm Trung Quốc. Thêm nữa, Johnson đặc biệt không chấp thuận bất kỳ cuộc tấn công nào vào cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Ông cũng phủ quyết ba trong số những mục tiêu ở Hà nội đã từng bị ném bom ít nhất một lần trong năm: nhà máy điện, ga Yên Viên, và xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển. Tổng thống không chấp thuận ném bom sân bay MiG tại Phúc Yên, khoảng 15 dặm về phía tây bắc Hà nội.
Việc tăng cường ném bom được tổng thống Johnson ban ra ngày 20-7 mở đường cho trinh sát vũ trang toàn bộ các tuyến đường vận tải (đường bộ, đường thuỷ và đường sắt) toả đi từ vùng hạn chế ném bom ở Hà nội. Nằm giữa chu vi vùng hạn chế (với bán kính 10 hải lý) và chu vi vùng hạn chế (với bán kính 30 hải lý) là một vùng mà hình dạng của nó được các phi công gọi nó là “bánh rán” Hà nội.
Toàn bộ vùng hạn chế Hà nội thường được gọi là miếng “bánh rán” trước khi tạo thành vùng hạn chế. Từ nay về sau, thuật ngữ “bánh rán” đôi khi bao gồm vùng hạn chế và đôi khi vượt quá nó như đơn thuần là lỗ “bánh rán”. Việc mở rộng ném bom cũng bao gồm cả những tuyến thông tin trong vòng “bánh rán”. Khi máy bay bắt đầu ném bom bắc vĩ tuyến 20 mùa hè năm 1965, Johnson đã xác lập vùng hạn chế để cách khỏi Hà Nội. Sau đó, ông cho phép trinh sát vũ trang trong những tuyến xác định bên trong vùng. Trong trường hợp tuyến đường sắt đông bắc, thí dụ, vòng tròn 30 dặm chạy qua phía bắc Bắc Giang, nhưng trinh sát vũ trang được phép từ đó tới Bắc Ninh, ít hơn 20 hải lý tính từ trung tâm Hà Nội. Quy tắc mới cho phép trinh sát vũ trang tất cả những con đường tới vòng tròn 10 dặm, không những ở tuyến đường sắt đông bắc, mà còn những con đường không được dẫn đến Hà Nội.
Từ tháng 30-6-1967, “bánh rán” Hải Phòng cũng có một lỗ thủng. Hôm đó, tổng thống Johnson đã tuyên bố một vùng hạn chế (với bán kính bốn hải lý) bên trong vùng hạn chế Hải Phòng được xác lập trước đây (với bán kính 10 hải lý). Vòng tròn “Bánh rán” Hải Phòng khác với Hà Nội ở chỗ không được trinh sát vũ trang. Kể từ đây, hải quân có lẽ chỉ được phép ném bom một chiếc cầu trong vòng tròn “bánh rán”, nhưng giao thông giữa cầu và cảng lại không thể bị ném bom. Mặc dù ném bom Hải Phòng là do hải quân đảm nhiệm chính, không quân Mỹ rất lo lắng về nó. Việc ngăn chặn tuyến đường sắt đông bắc không thể có tác động lớn chừng nào hàng nhập khẩu chảy vào một cách thoải mái qua Hải Phòng. Tướng McConnell đề nghị tập trung đánh mạnh vào vòng tròn “bánh rán” Hải Phòng cho phép trinh sát vũ trang tất cả những con đường chính chở hàng từ cảng vào nội địa. Thêm nữa, McConnell muốn co lại lỗ “bánh rán”, vùng hạn chế, từ bán kính bốn hải lý xuống bán kính 1,5 hải lý.
Vào mùa thu 1966, khi không quân Mỹ đề nghị thành lập vành đai ngăn chặn qua gói mục tiêu của hải quân tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam, đô đốc Sharp đã bác bỏ đề xuất rằng không quân cố gắng kiểm soát một phần đất của hải quân. Thời gian này không quân Mỹ mắc sai lầm tung hết sức ra đánh “bánh rán” Hải Phòng. Do sự vận động về phía hải quân, không quân Mỹ làm Sharp khó chịu chút ít. Ông vạch ra hải quân hết sức cố gắng cô lập Hải Phòng một số thời gian, nhưng ông hoan nghênh bất cứ tăng họ làm việc này.
Kế hoạch “bánh rán” Hải Phòng của McConnell cũng nhận được sự ủng hộ của Walt Rostow, người nhìn thấy nó sẽ gặp những phản đối xung quanh tổng thống Johnson. Johnson cực kỳ phản đối thả mìn cảng hoặc ném bom bến tàu. Ông không ưa đề xuất mùa xuân 1967 của tướng Wheeler ngăn chặn việc chở hàng ra khỏi cảng bằng cách ném bom những mục tiêu gần với bến tàu. Kế hoạch của McConnell hứa hẹn cắt giảm dòng nhập khẩu qua Hải Phòng mà không vấp phải những tai nạn liên quan đến tàu thuỷ Liên Xô. Ngày 31-7, Rostow gửi bản kế hoạch tới Johnson với lời khuyên rằng đây là “một đề xuất khá nghiêm túc và đáng chú ý”.
Gần hơn một tuần sau, tổng thống Johnson cho phép trinh sát vũ trang vòng tròn “bánh rán” Hải Phòng. Đồng thời, ông chấp thuận một vài mục tiêu đường sắt bên trong vùng hạn chế ném bom ở Hà nội và bên trong vùng đệm Trung Quốc. Sự mở rộng quyền ném bom phản ánh sự lạc quan tăng lên của một số cố vấn của Johnson. Rostow nói với Johnson rằng “không Uỷ ban” bây giờ tin rằng họ đang trên “đường chiến thắng” và ủng hộ ném bom mạnh hơn những mục tiêu giao thông và nguồn điện ở vùng Hà Nội-Hải Phòng. Sự ủng hộ bên trong chính quyền với quyết định của Johnson, có lẽ ít hơn áp lực chính trị từ bên ngoài. Ngay buổi sáng sau khi Johnson mở rộng quyền ném bom cho không quân và hải quân, Tiểu ban điều tra sơ bộ của Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện đã mở một cuộc điều tra việc ném bom Bắc Việt nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:20:23 PM
Trong những năm ở Thượng nghị viện, Lyndon Johnson từng là chủ tịch Tiểu ban điều tra sơ bộ của uỷ ban quân lực. Vị chủ tịch hiện nay, John Stennis (đảng Cộng Hoà, Mississippi), thường đóng vai trò của Johnson thậm chí khi Johnson còn ở Thượng nghị viện, vì Johnson bị thu hút bởi những công việc quan trọng hơn. Mặc dù lập trường tự do của Johnson tăng lên trong quyền dân sự đã đã làm lúng túng Stennis, nhưng ông đã ủng hộ Johnson trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960. Thậm chí sau khi Johnson vào Nhà Trắng và ban hành bộ luật quyền dân sự, Stennis vẫn tiếp tục ủng hộ ông trong nhiều vấn đề khác, bao gồm chiến tranh ở Việt nam. Nhưng ông rất không tán thành việc Johnson ngả sang tăng thêm ném bom xuống Bắc Việt nam.
Lo ngại rằng người Mỹ có thể tiếp tục chết ở Nam Việt nam từ năm này sang năm khác, một số nhân vật cứng rắn nhất trong giới quân sự tại Thượng nghị viện bắt đầu nghĩ rằng một sự rút lui có thể là thích hợp hơn chính sách leo thang. Ngày 1-8-1967, thượng nghị sỹ Ernest F. Hollings (đảng Cộng Hoà, Nam Carolina) cảnh báo Walt Rostow về những chính sách của tổng thống đang gây khó khăn cho một số người hậu thuẫn chủ chốt của ông, chẳng hạn Stennis và thượng nghị sỹ Richard Russell (đảng Cộng Hoà, Georgia), chủ tịch Uỷ ban quân lực.
Trong những năm làm việc ở thượng nghị viện, Johnson được coi như là người che chở Russell. Giờ đây, theo Hollings, Russell đang khá chán ngán với chính sách leo thang, điều mà ông muốn là tuyên bố chiến tranh hoặc rút quân ra khỏi Việt nam. Stennis cũng cảm thấy rằng Mỹ dính quá sâu và đã bỏ lỡ sáng kiến đối với kẻ thù.
Vấn đề liên quan đến sức mạnh không quân, một uỷ viên có ảnh hưởng và người phát ngôn của tiểu ban Stennis là thượng nghị sỹ Stuart Symington (đảng Cộng Hoà, Missouri). Từ khi là Bộ trưởng đầu tiên không quân Mỹ cuối những năm 1940, ông là người bênh vực quân sự trong hơn một tá năm tại Thượng nghị viện. Ông được Johnson đưa vào uỷ ban quân lực, sau đó là lãnh tụ chủ chốt. Tình bạn của họ nguội lạnh đi trong thời kỳ trước trước chiến dịch bầu cử tổng thống 1960, khi cả hai người tìm kiếm sự bổ nhiệm của bữa tiệc của họ. Kể từ đó, họ tiếp tục là những đồng minh chính trị, nhưng Symington tan ảo mộng với cuộc chiến ở Việt nam.
Symington đã thăm Đông Nam Á một vài lần dể cố gắng hiểu cuộc chiến tranh. Khi ông nói chuyện với phi công và tướng tá về những hạn chế được bãi bỏ, ông đặc biệt căm ghét theo lệnh của tổng thống Johnson cấm ném bom những sân bay Bắc Việt Nam. Thậm chí sau khi một số sân bay được thêm vào danh sách mục tiêu cho phép ném bom vào mùa xuân 1967, ông tiếp tục mới tấn công những mục tiêu khác, bao gồm cả sân bay chính của MiG tại Phúc Yên. Khi ông nghe thấy Bộ trưởng quốc phòng McNamara đang cố gắng cắt giảm ném bom, Symington kêu gọi mở một cuộc điều tra.
Các đồng nghiệp của Symington tại tiểu ban Stennis chia sẻ sự bất bình của ông đối với cách tiến hành chiến tranh. Cộng thêm với Stennis, những người khác của đảng Dân chủ Henry M. Jackson (Washington), Howard W. Cannon (Nevada), và Robert C. Byrd (Tây Virginia); những người đảng Cộng hoài là Margaret Chase Smith (Maine), Strom Thurmond (Nam Carolina), và Jack Miller (Iowa). Trong phiên họp kín từ 9 đến 29--1967, tiểu ban đã hỏi 7 tướng, ba đô đốc, và bộ trưởng quốc phòng. Theo quan điểm của tiểu ban, tỷ số là 10:1, McNamara đơn độc một phía.
Người đầu tiên làm chứng là tư lệnh Thái Bình Dương, đô đốc Sharp, được hỗ trợ bởi hai thuộc hạ ở Hawaii, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương (đô đốc Roy Johnson) và tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương (tướng Ryan).
Họ và những người hỏi có thể chúc mừng nhau rằng những điều nghe được là bản danh sách mục tiêu được mở rộng thậm chí trước khi họ tiến hành. Vào một buổi sáng của phiên họp mở, tổng thống Johnson chấp thuận những mục tiêu đường sắt bên trong 10 hải lý Hà Nội (bao gồm cầu Long Biên) và bên trong 25 hải lý biên giới Trung Quốc, không tính đến việc cho phép trinh sát vũ trang bên trong 10 dặm Hải Phòng. Tuy thế, Sharp nhấn mạnh rằng ông không yêu cầu nhiều mục tiêu hơn: “Điều quan trọng là chúng ta tiếp tục nhận những mục tiêu tốt này và tấn công nó”.
Những nỗ lực của tổng thống Johnson để giành chiến thắng trước những thượng nghị sĩ đang có xu hướng hạn chế ném bom. Thượng nghị sỹ Smith quan tâm nhiều tới gốc gác khái niệm hàng rào McNamara và mối gắn kết của nó với đề xuất giảm ném bom. Sharp cam đoan với bà rằng hàng rào chưa bao giờ “thay thế ném bom”. Vì khả năng giảm ném bom đã bớt đi, tiểu ban tập trung vào việc cần thiết thả mìn cảng Hải Phòng và ném bom sân bay Phúc Yên.
Thượng nghị sỹ Symington giải thích rằng ông kêu gọi người nghe bởi vì ông lo ngại rằng “cách thức không quân sử dụng sức mạnh đối với Bắc Việt Nam đang được bàn cãi, nó đang bị phỉ báng trước khi dân chúng biết đến những vũ khí lớn hơn của hải quân và không quân, sẽ bị loại bỏ”. Không quân chiến thuật là khá yếu. Các phi công ở Đông Nam Á đã trình bày với ông để được phép ném bom sân bay Phúc Yên. Tại sao Sharp bị từ chối quyền ném bom sân bay Phúc Yên? “Tôi không được đưa lý do”, đô đốc đáp lời.
Walt Rostow thoạt tiên nghĩ rằng Symington muốn ném bom tỉnh tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia nghiêm túc cảnh báo tổng thống rằng một cuộc tấn công như thế có nghĩa là gây chiến tranh với Trung Quốc. Nhưng có một điểm mà Symington đang cố gắng làm là không nên coi sân bay Phúc Yên một mục tiêu đặc biệt nhậy cảm. Đây là kho hàng quân sự cách Hà nội hơn 10 dặm. Nếu Tư lệnh Thái Bình Dương thậm chí không nói tại sao Phúc Yên không bị ném bom, thì sự kết luận hợp lý là những người cầm đầu quân sự không được nhúng tay hoàn toàn vào quá trình lựa chọn mục tiêu.
Về những vấn đề quân sự, tổng thống có thể hơi tồi vì ông hiếm khi tổ chức cuộc gặp mặt những đô đốc và tướng lĩnh với các cố vấn chủ chốt của mình. Thậm chí chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, cũng không có mặt trong đa số các cuộc thảo luận năm 1965, và ông có mặt chỉ là tình cờ. Theo lịch sắp xếp Wheeler làm chứng tiếp theo Sharp, Rostow cho rằng Johnson nên có “phiên họp vòng tròn” đối với Wheeler để ông dễ nói rằng ông đã được bàn bạc về tất cả những mục tiêu. Nhưng khi Wheeler làm chứng, ông đề cập cởi mở một số thứ. Ông phàn nàn ít có mặt “thường xuyên”, nói riêng là những chương trình “lớn” ném bom.
Thượng nghị sỹ Thurmond muốn biết xem những mục tiêu được xem xét có khi nào bị gạt đi không khi Wheeler vắng mặt. Wheeler trả lời một cách khẳng định, trong lúc ghi những mục tiêu ấy cũng có khi bị gạt đi khi ông có mặt.
Mặc dù Wheeler cố gắng câm lặng không chỉ trích chính quyền, ông không thể né tránh câu hỏi trực tiếp về những quan điểm của ông đối với Hải Phòng. Ông ủng hộ thả mìn Hải Phòng; các tham mưu trưởng khác ủng hộ việc này; tổng thống và bộ trưởng quốc phòng phản đối nó. Symington hỏi Wheeler ông có xem là chơi đẹp hay không khi chỉ trích các tướng lĩnh về thất bại trong chính sách leo thang. Wheeler đồng ý rằng phê phán như vậy là không đẹp. Về vấn đề sân bay Phúc Yên, tuy thế, ông tự giới hạn nói rằng các tham mưu trưởng liên quân trong suốt hai năm đã đề nghị ném bom nó, nhưng họ không được phép bởi vì nó gần Hà nội, vì giá phải trả cho sinh mạng phi công Mỹ và máy bay, thêm nữa sự đe doạ của MiG cũng yếu.
Việc Symington ủng hộ ném bom Phúc Yên sau này được hiểu rõ bởi tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, tướng Momyer. Như trong một cuộc gặp của mình với McNamara ở Sài Gòn, Momyer đã tranh luận một cách thuyết phục về việc tăng hiệu quả của máy bay Mỹ ném bom lực lượng phòng không Bắc Việt nam, đặc biệt là MiG. Những cuộc tấn công sân bay và không chiến mùa xuân đã phá tan sự kháng cự của MiG. “Chúng tôi đã lừa những máy bay MiG lên trời để làm mục tiêu tập bắn”. Những phi công MiG sẽ chẳng bao lâu nữa cho Momyer phải hối hận vì câu này, nhưng tại thời điểm này nó làm bốc hơi hết những chỉ trích của Symington.
Khi tổng thống Johnson gặp các cố vấn chủ chốt của mình, Bộ trưởng quốc phòng McNamara hoàn toàn ca ngợi Wheeler và Momyer. Wheeler có mặt nhân dịp này và nhấn mạnh rằng trong khi Symington là một người thẩm vấn dữ dội, thì ông là “giống như một kỷ lục bị phá ở Phúc Yên”. McNamara dự đoán rằng tiểu ban sẽ thất bại trong cố gắng tìm một vết nứt giữa ông và Wheeler hoặc giữa họ với tổng thống: “chắc chắn có một sự khác nhau nhỏ giữa những người đang thực hiện”.
Lời khai của Wheele đã vẽ lên một bức tranh tăng sự hài hoà giới lãnh đạo quân sự và dân sự. Sau hết, nhiều mục tiêu có lần bị cấm đã được chấp thuận, và ông tin chắc rằng việc phê chuẩn nằm ở phía trước. Thêm nữa, trong số người nghe, tổng thống Johnson chấp thuận thêm 13 mục tiêu (cộng với 16 mục tiêu ông chấp thuận ngay trước khi mở phiên điều trần).
Khi thượng nghị sỹ Smith hỏi tham mưu trưởng không quân Mỹ về việc này, tướng McConnell đưa ra quan điểm mà chuyến đi vừa rồi của McNamara có thể làm cho ông lần đầu tiên đánh giá đúng giá trị của việc ném bom Bắc Việt nam. Nhưng, McConnell nói thêm “Tôi chưa hề nói chuyện với ông ta về việc này một chút nào”.
Bất cứ thành công nào mà các tham mưu trưởng liên quân có được khi miêu tả cuộc đàm luận với McNamara theo quan điểm của họ đã bị bốc hơi khi McNamara làm chứng. Bộ trưởng quốc phòng hăng hái gạt bỏ việc bỏ lại khá nhiều những mục tiêu mới. Những mục tiêu mới là không quan trọng, và ông không thay đổi ý nghĩ của mình về ném bom. Theo quan điểm của McNamara, chưa từng có sự bất đồng lớn giữa ông và các tham mưu trưởng liên quân về việc ném bom - nhưng có một khác nhau về quan điểm phân chia của chỉ có 5% số lượt xuất kích ném bom Bắc Việt nam. Symington xen vào cho rằng tấn công một con bạch tuộc vào đầu hình như “đánh vào đúng nền tảng” mặc dù cái đầu chỉ chiếm 5% con bạch tuộc. “Nhưng nếu anh tấn công 95% con bạch tuộc cùng một lúc”, McNamara đáp lại, “thì sự tương tự không phải như thế…”.
Tiểu ban không chấp nhận sự bất đồng của McNamara rằng tấn công những mục tiêu mới sẽ làm ít khác nhau hơn. Họ cùng một phe với những người làm chứng mặc quân phục, những người này nhấn mạnh sự quan trọng đóng cửa các cảng Bắc Việt nam, đặc biệt Hải Phòng. McNamara cố gắng làm giảm bớt giá trị Hải Phòng, ông tranh luận rằng những cuộc hành quân của cộng sản ở Nam Việt nam chỉ cần một số lượng nhỏ tiếp liệu: nếu lực lượng cộng sản tại Nam Việt nam cần một lượng dưới 1% nhập khẩu Bắc Việt nam, thường chắc chắn tiếp liệu có thể được mang lên bờ bằng xà lan tại vô số điểm dọc theo hàng trăm dặm bờ biển Bắc Việt nam hoặc chở qua đất liền từ Trung Quốc. Trong thời gian bom Mỹ phá huỷ những nơi nạp dầu của họ, thì xà lan Bắc Việt nam chở dầy bằng thùng phuy.
Sự thất vọng của Tiểu ban về lời trần của McNamara là hiển nhiên. Thượng nghị sỹ Howard W. Cannon (đảng Cộng Hoà, Nevada), từng là thiếu tướng trong lực lượng trù bị không quân Mỹ, chỉ ra rằng nhập khẩu qua Hải Phòng đã hỗ trợ những nỗ lực chiến tranh của cộng sản có hay không tiếp liệu này qua biên giới vào Nam Việt nam. Đáp lại luận cứ của McNamara rằng Bắc Việt sẽ đơn giản tìm cách khác để nhập khẩu tiếp liệu cần thiết, Cannon phản đối rằng nếu Mỹ quăng những bàn tay của họ trên không với những khó khăn như vậy, họ nên nói thẳng ra “Hãy để chúng tôi rút đi bởi vì chúng tôi không thể xử lý vấn đề này”. Symington ủng hộ cánh nhìn này.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:21:11 PMCuối tháng 8-1967, tiểu ban Stennis đưa ra báo cáo của mình. “Cái gì cần bây giờ”, tiểu ban bắt đầu, “là quyết định khó khăn để làm bất cứ thứ gì cho là cần thiết, sự liều lĩnh đã có, và sử dụng sức mạnh được đòi hỏi để nhìn thấy công việc cũng đã qua”. Nhưng cốt lõi gợi ý của tiểu ban là một cái gì đó ít đậm đà hơn những lời hoa mỹ này.
Theo tiểu ban, cần thiết phải đóng cửa cảng Hải Phòng, nhưng nó lại không cần thiết là bắt các thành phố Bắc Việt nam chịu ném bom diện rộng hoặc thậm chí dùng B-52 đối với những mục tiêu gần những thành phố nàys.
Không có ai trong số những người làm chứng yêu cầu dùng B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng đông dân cư. Đô đốc Sharp biểu thị lo lắng về khả năng lửa đất đối không có thể bắn rơi B-52. Tướng McConnell nhấn mạnh rằng lực lượng phòng không Bắc Việt nam năm 1967 mạnh hơn nhiều so với năm 1965, khi đó ông ủng hộ dùng B-52 ném bom những mục tiêu ở vùng châu thổ.
Tướng Wheeler tuyên bố rằng “một tư lệnh quân sự không có trách nhiệm mà tôi biết đã từng tán thành tấn công khu đông dân coi như mục tiêu”. Wheeler còn chút nghi ngờ rằng phạm trù của những tư lệnh quân sự không có trách nhiệm không bao gồm tướng LeMay, đề xuất nổi tiếng của ông này là ném bom Bắc Việt trở về thời kỳ đồ được Wheeler dịch ra có nghĩa là tấn công khu đông dân.
Trong khi Wheeler đang băn khoăn rằng việc ném bom mà ông ủng hộ sẽ đánh vào dân thường, McNamara sử dụng lời nói này như là một luận cứ chống lại những mục tiêu mới. “chẳng có cơ sở để tin - McNamara quả quyết - rằng bất cứ chiến dịch ném bom, lấy dân thường làm mục tiêu, sẽ buộc chế độ Hồ Chí Minh khuất phục”. Nhưng không có ai tại buổi điều trần gợi ý rằng ném bom ở Bắc Việt Nam có lẽ là một cái gì đó nhiều hơn là một người bạn của cuộc chiến tranh trên bộ tại Nam Việt nam.
Sau khi hơn hai năm leo thang dường như có có chút nhỏ hành động việc gây ấn tượng. Những tướng lĩnh và những thượng nghị sĩ có thể hối tiếc việc không thực hiện sử dụng B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng năm 1965, nhưng Bắc Việt quen dần với ném bom leo thang và xây dựng lực lượng phòng thủ chống lại nó. Trong bất kỳ trường hợp nào, không có ai trong số những người điều trần năm năm 1967 tranh cãi với quyết định của chính quyền Johnson không lật đổ sự tồn tại chính phủ cộng sản Bắc Việt nam. Nhiều thượng nghị sĩ trong tiểu ban không thích chính sách leo thang, theo phần lớn những gợi ý của họ có thể đạt được nhỏ hơn hơn leo thang từng nấc trong chiến dịch ném bom. Chỉ lời kêu gọi của họ đóng cửa cảng Hải Phòng hứa hẹn hành động mang tính chất tương đối gây ấn tượng.
Tiểu ban Stennis report để lộ vết nứt giữa Bộ trưởng quốc phòng McNamara và các tham mưu trưởng liên quân. Tại một cuộc họp báo ngày hôm sau, tổng thống Johnson đề nghị rằng trong lúc có thể có sự khác nhau về quan điểm, “không nên có sự chia cắt sâu”. Trong bất kỳ trường hợp nào, các tham mưu trưởng liên quân có thể trực tiếp gặp ông tại bất cứ thời gian nào mà họ chọn. Sự khác nhau về quan điểm cũng là tự nhiên trong hệ thống chính phủ Mỹ, và Johnson nhớ lại rằng cuối những năm 1940, Bộ trưởng không quân Mỹ Symington đã yêu cầu một uỷ ban của Quốc hội về một cơ hội làm chứng thay mặt cho một nhân vật của không quân lớn hơn nhân vật chính quyền Truman có thể thực hiện được. Với McNamara, Johnson cho rằng tin đồn bộ trưởng quốc phòng doạ từ chức nếu chương trình ném bom được mở rộng là không có thật: “Ông ta đừng đi xung quanh đe doạ mọi người một cái gì đó”.
Chỉ ba tháng sau, Johnson tuyên bố McNamara ra đi khỏi Bộ quốc phòng để làm chủ tịch Ngân hàng thế giới.
Việc McNamara bảo vệ chính sách của chính quyền tại phiên điểu trần Uỷ ban Stennis không được tổng thống quý chuộng. Mặc dù Johnson tiếp tục phản đối thả mìn Hải Phòng, ông sẵn sàng xoa dịu những người đề xướng ném bom những mục tiêu ít mạo hiểm hơn. Đánh giá ảm đạm của McNamara về hiệu quả ném bom tại phiên điều trần và hậu trường của nó tìm cách ra thoát khỏi Việt nam cả hai đã làm yếu đi ảnh hưởng của ông. Lời điều trần thường được ca ngợi bởi những người chỉ trích ném bom, bao gồm các đại diện Bắc Việt ở Paris.
Cuối tháng 11, khi khả năng ra đi của McNamara tăng lên tại một cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia, tổng thống Johnson cảm thấy buộc phải nhấn mạnh rằng không một thành viên Tham mưu trưởng liên quân được nói với ông ta về việc từ chức. Tướng Wheeler ngay lập tức khẳng định rằng không một thành viên Tham mưu trưởng liên quân doạ từ chức: “Chừng nào tôi còn liên quan tới bất kỳ báo cáo giống như thế này thì tôi còn sống”. Tuy thế, chuyện vỉa hè về sự đe doạ từ chức tiếp tục lan truyền.
Theo một giả thuyết, có một số hoặc tất cả những tham mưu trưởng đã đe doạ từ chức vào tháng 5. Theo giả thuyết khác, Wheeler đã tổ chức một cuộc họp những tham mưu trưởng trong buổi chiều ngay sau khi McNamara điều trần trước Uỷ ban Stennis cuối tháng 8; tất cả những người tham dự đã đồng ý từ chức, nhưng đến sáng sáng hôm sau Wheeler đã thay đổi ý nghĩ của mình và tất cả bọn họ giữ im lặng. Khi giả thuyết sau được xuất bản năm 1989, chỉ có một vị tham mưu trưởng từ 1967 còn sống sót, đô đốc Thomas Moorer (tư lệnh những chiến dịch hải quân) và tướng Wallace M. Greene, Jr. (tư lệnh thuỷ quân lục chiến), cả hai thẳng thừng chối rằng các tham mưu trưởng liên quân chưa bao giờ đồng ý từ chức.
Trong khi rút sự ủng hộ khỏi McNamara, tổng thống Johnson phát triển quan hệ nồng ấm với Wheeler. Wheeler là vị tướng văn phòng đầy khôn ngoan nhưng thiếu từng trải chiến đấu. Gần một tuần sau phiên điều trần Stennis, Wheeler vào bệnh viện vì một cơn đau tim. Johnson tỏ ra thương cảm. Khi Wheeler ngỏ ý từ chức Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Johnson nắm tay ông và nói với ông ta rằng tổng thống không thể đủ sức để bỏ ông. Wheeler sẽ nhớ một cách tự hào rằng nhân dịp này Johnson cũng ca ngợi ông ta về việc ông chưa có một lời khuyên tồi nào cả. Từ đấy về sau, Wheeler luôn là người tham gia thường xuyên tại các những cuộc họp của Johnson bàn về ném bom Bắc Việt nam.
***
Sau bản điều trần của Uỷ ban Stennis, danh sách mục tiêu mà tổng thống Johnson thông qua dài thêm. Vài giờ trước khi phiên điều trần bắt đầu ngày 9-8-1967, tổng thống chấp thuận những mục tiêu mới về tuyến đường sắt đông bắc. Lần đầu tiên, máy bay Mỹ được phép không kích nhà ga và những chiếc cầu ở vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc- nghĩa là bên trong 25 hải lý của Trung Quốc. Tại đoạn cuối của tuyến đường sắt đông bắc có cầu Long Biên (Paul Doumer) bắc qua sông Hồng cuối cùng trở thành mục tiêu.
Dưới chế độ cộng sản, cầu Paul Doumer được gọi là Long Biên. Paul Doumer là tên của một người Pháp mà những phi công Mỹ thường dùng, mặc dù rất ít người biết Doumer là ai. Hơn bốn thập kỷ đã qua kể từ khi tổng thống Pháp Doumer bị ám sát, và cầu là một sản phẩm trong thời kỳ ông cai trị Việt nam hồi đầu thế kỷ XX. Là toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp, Doumer cố gắng tập trung hoá chính quyền thuộc địa Pháp trong vùng và làm họ đem lợi cho Pháp. Ông cũng xây dựng đường sắt nối miền bắc Việt nam với miền nam Việt nam và với Trung Quốc. Mặc dù đường sắt được xây dựng, họ không thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế như Doumer mong đợi. Nhưng khi những người cộng sản bắt đầu phát triển Bắc Việt Nam vào thập kỷ 1950, hệ thống đường sắt Doumer đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của họ.
Cái chốt của hệ thống đường sắt Doumer là cầu Long Biên ở Hà nội. Giao thông đường sắt mang hàng hoá từ Trung Quốc hoặc từ cảng Hải Phòng phải qua cầu Long Biên đến Hà nội và hướng về nam tới Sài Gòn. Chiếc cầu này là một trong những mục tiêu rõ ràng ở Bắc Việt nam, và nó được dự trữ khá lâu chỉ bởi vì một đầu cầu đâm thẳng vào trung tâm Hà Nội. Mặc dù được bảo vệ bằng cao xạ và SAM, độ dài của chiếc cầu làm nó ít bị nguy hiểm. Đây là chiếc cầu dài nhất Việt nam, chiều dài hơn một dặm, gấp 10 lần độ dài chiếc cầu khó ném trúng bom - cầu Hàm Rồng.
Việc thất bại trong việc ném bom cầu Hàm Rồng đã đè nặng lên vai những người vạch kế hoạch tấn công cầu Long Biên. Trong khi hệ thống điều khiển chính xác bom truyền hình Walleye đã được ngưỡng mộ để đánh cầu Long Biên và tránh được khu dân cư, bom 1.100 cân Anh Walleye có đầu nổ 825 cân Anh đã chứng tỏ là quá yếu đối với cầu Thanh Hoá dù ném trúng. Do vậy, không quân Mỹ quyết định dùng bom không điều khiển 3.000 cân Anh. Ngày 9-8, tổng thống Johnson ra lệnh ném bom trở lại nhà máy điện Hà nội bằng bom Walleyes và ra lệnh sau đó một tuần sẽ ném bom cầu Long Biên. Thế mà, ngày hôm sau, tổng thống thu lại lệnh tấn công vì có vấn đề với bom Walleyes.
Sáng ngày 11-8-1967, Tập đoàn không quân số 7 ra lệnh phi đoàn F-105 tại Takhli và Korat, cùng với phi đoàn F-4 tại Ubon, ném bom cầu Long Biên vào từng buổi chiều. Máy bay mang bom 750 cân Anh được ghép thành bom 3.000 pound. Lực lượng không kích gồm 36 máy bay tiến vào Bắc Việt Nam tại mười nghìn feet và bay dưới dãy núi Tam Đảo trước khi ngóc lên đến 13 nghìn feet và lao xuống mục tiêu. Mặc dù bom không điều khiển được thả hơn một dặm trên cầu, nó trúng một vài quả - phá huỷ một trong 19 nhịp cầu đường sắt và những phần đường bộ dọc theo hai bên cầu. Như Walt Rostow bình luận cho tổng thống Johnson, “lần đầu tiên bom rơi xuồng một nhịp của chiếc cầu là một chiến công khá lạ thường”. Tuy vậy, không phải ai cũng có ấn tượng như thế. Hai tuần lễ sau khi ném bom, Bộ trưởng quốc phòng McNamara nói với tiểu ban Stennis rằng mục tiêu lại thêm một chiếc cầu khác: “Chúng ta đã tấn công hàng chục nếu không phải hàng trăm những chiếc cầu tương tự”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:23:00 PM
Vì những đoàn tàu hoả không còn qua cầu Long Biên, Bắc Việt nam phải dỡ hàng sang xe tải và phà để qua sông, khiến cho việc chở hàng từ Hải Phòng (phía tây) cũng như từ Trung Quốc (phía nam) bị chậm trễ.
Dòng chảy hàng hoá về phía nam ngay lập tức đã bị chậm trễ sau khi không quân Mỹ ném bom hai chiếc cầu qua sông Đuống (cách cầu Long Biên khoảng bốn dặm về phía đông bắc). Sau đợt không kích đầu tiên vào cầu Đuống hồi tháng 5, Bắc Việt đã xây dựng thêm một cầu tạm và sửa chữa cầu Đuống; vào tháng 8 cả hai đã ngừng hoạt động. Hiệu quả của tuyến đường sắt đông bắc bị giảm mạnh do những cuộc tấn công nhà ga và những chiếc cầu ở vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc.
Vận tải trên tuyến đường sắt đông bắc bị khó khăn làm nhiều toa xe chở hàng ngừng trệ tại các nhà ga. Ga lớn nhất Bắc Việt Nam là ga Yên Viên nằm bên bờ bắc sông Đuống từng bị ném bom vào tháng 12 và tháng 5, nhưng vì sau đó nó nằm trong vùng hạn chế dọc theo đa số mục tiêu khác bên trong 10 hải lý of Hà Nội. Ngày 21-8-1967, máy bay Mỹ ném bom vào ga Yên Viên nơi đang đỗ khoảng 150 toa xe. Hai mươi F-105 và tám F-4 phá huỷ hơn một nửa số toa xe kín và làm những toa xe còn lại bị kẹt tại ga, để hai ngày sau, chúng bị ném bom trở lại. Tuy vậy, không quân Mỹ cũng phải trả giá. Ngày 21-8, hai F-105 bị cao xạ bắn rơi, một F-4 rơi ngày 23-8. Nhưng ngạc nhiên và mất tinh thần hơn là việc một cặp F-4 bị MiG-21 bắn hạ ngày 23-8.
Sau khi bị thiệt hại nặng nề trong những trận không chiến vào tháng 5-1967, máy bay MiG đã rút lui. Ngày 23-8, khi tấn công họ sử dụng một chiến thuật mới “bắn và chạy”. Bay thấp hơn máy bay Mỹ đang tiến vào theo dãy núi Tam Đảo, hai MiG-21 đã vọt lên rất nhanh và tấn công từ phia sau và hai tên lửa tầm nhiệt Atoll bắn rơi hai F-4. Diện mạo đáng chú ý nhất của sự kiện này là ở chỗ nó không có cái gì giống với những thứ từng xảy ra trước đây. Phi công khi không kích mục tiêu có thói quan tìm kiếm MiG ở phía trước, mặc dù họ đã được dạy là “nhìn sáu”- nghĩa là nhìn “sáu giờ” (hoặc phía sau). Lời cảnh báo cũ lần này hình như đáng giá hơn. Hệ thống dẫn đường radar mặt đất của Bắc Việt nam đã chứng minh rằng họ có thể dẫn máy bay MiG vào cả vị trí nguy hiểm “sáu giờ”.
Cuộc không kích của F-4 và F-105 vào ga Yên Viên hôm đó được những tốp F-4 hộ tống, chỉ lo việc không chiến và do tư lệnh phi đoàn máy bay chiến thuật số 8, đại tá Robin Olds, dẫn đầu. Olds là phi công giởi trong thế chiến II, thành tích hạ 4 MiG Bắc Việt Nam làm ông cũng trở thành sát thủ MiG. Máy bay của ông bay sau những F-105 và đi đầu trong toán F-4. “Tôi nghe thấy tiếng thất thanh của họ - ông nhớ lại - Tôi quay lại, và những gì tôi nhìn thấy là hai chiếc máy bay đang bốc cháy…”. Ông trở nên giận dữ khi biết những sĩ quan tình báo của Tập đoàn không quân số 7 đã biết từ một vài ngày trước đó rằng MiG đã tập một chiến thuật mới. Ông tuyên bố rằng giá như biết trước thì ông chia tốp 4 máy bay hộ tống thành hai nhóm nhỏ và cả hai nhóm này dẫn đầu lực lượng không kích - một nhóm bay thấp và một nhóm bay cao, nhóm này sẽ nhào xuống khi họ bay dưới dãy núi Tam Đảo. Olds nghĩ rằng động tác này sẽ làm hệ thống dẫn đường Bắc Việt nam hoãn tấn công.
Không may, những MiG-21 gây thiệt hại ngày 23-8 cũng chỉ là một phần của những thiệt hại không quân Mỹ ngày hôm đó. Một chiếc F-4 khác bị pháo cao xạ tại ga Yên Viên bắn rơi; chiếc thứ tư bỏ chạy do thiếu dầu và bốc cháy chạy về Thái Lan. Thêm một F-105 trúng đạn cao xạ ở gói mục tiêu 6 và một F-4 tại gói mục tiêu 1, mất cả thảy sáu máy bay của không quân và một máy bay của hải quân trên bầu trời Bắc Việt Nam ngày 23-8-1967 khiến cho phi công Mỹ gọi đó là “Ngày thứ tư đen”. Đây là ngày tệ hại nhất trên vùng trời Bắc Việt Nam kể từ “Ngày thứ sáu đen”, 2-12-1966, khi 5 máy bay không quân và 3 máy bay hải quân bị bắn rơi.
“Ngày thứ tư đen” gây ấn tượng tương đối nhỏ ở Washington, nơi sự thiệt hại của máy bay Mỹ thông thường ít được chú ý hơn không thương vong dân thường Bắc Việt nam. Tuy vậy, một ngoại lệ xảy ra ngoài quy luật chung vào hai ngày trước đó, hai máy bay A-6 hải quân bay lạc vào Trung Quốc và bị MiG-19 Trung Quốc bắn rơi. Điều đó gây chú ý ở Washington, lại làm thất vọng những người cho rằng sự kiện này bênh vực luận cứ của họ chống lại ném bom những mục tiêu gần biên giới Trung Quốc. Những máy bay A-6 này ném bom một nhà ga gần Hà Nội cách xa biên giới và đang cố gắng quay về tàu sân bay Constellation, thì có giông tố làm họ bay về phía bắc. Tàu sân bay và máy bay radar cố gắng cảnh báo những máy bay A-6 việc họ sắp vi phạm không phận Trung Quốc, nhưng những cảnh báo này hình như không nhận được. Trung Quốc không làm to chuyện bắn rơi những máy bay A-6 và lên án sự vi phạm biên giới trong cuộc đàm phán giữa tổng thống Johnson và thủ tướng Liên Xô Kosygin. Từ những cuộc không kích gần biên giới, phản ứng tương đối kiềm chế này của Trung Quốc làm cho Mỹ thêm tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ không tăng sự lôi cuốn của họ vào chiến tranh.
Trong khi tiếp tục cho phép ném bom gần biên giới Trung Quốc, tổng thống Johnson khôi phục lại hạn chế ném bom bên trong 10 hải lý từ trung tâm Hà Nội - bắt đầu từ 24-8, chỉ hai tuần lễ sau khi ông cho phép ném bom những mục tiêu ở đó. Không ai ở Thái Bình Dương được biết lý do của sự trở mặt này, cái đó liên quan với những hoạt động của Henry A. Kissinger, sau này là giám đốc chương trình nghiên cứu quốc phòng tại Harvard. Kissinger quen biết một nhà sinh vật học tại Paris, Herbert Marcovich, ông này là bạn của Raymond Aubrac, một người có quan hệ gần gũi với Hồ Chí Minh. Trong thời gian Hồ Chí Minh hội đàm với Pháp tại Versailles năm 1946, Hồ Chí Minh đã ở nhà của Aubrac. Giờ đây Aubrac đang làm việc cho Liên hợp quốc tại Rome và được mời làm người trung gian. Với sự cổ vũ của Bộ ngoại giao (thông qua Kissinger), Aubrac và Marcovich đã thăm Hà Nội tháng 7-1967. Họ đề nghị một phương án về công thức hai pha do Mỹ đưa ra.
Từ cuối 1966, chính quyền Johnson đã bày tỏ thiện chí ngừng ném bom (pha A) trước khi Bắc Việt Nam đáp lại việc đưa quân và tiếp liệu vào Nam Việt nam (pha B). Vì hai pha không thể chập lại một cách công khai, Bắc Việt Nam có thể tuyên bố rằng Hoa Kỳ dừng ném bom không điều kiện. Sau khi trao đổi với Kissinger, Aubrac và Marcovich biến đổi pha B, để Bắc Việt chỉ cần cam kết không tăng thâm nhập của họ; vấn đề cắt giảm sự thâm nhập đó được xem xét trong những cuộc hội đàm được tiến hành mau lẹ sau khi ngừng ném bom. Kể từ đây, Hoa Kỳ trao đổi đơn thuần việc ngừng ném bom lấy hội đàm. Sau khi Bắc Việt bày tỏ sự chú ý, tổng thống Johnson chấp thuận công thức hai pha mới ngày 18-8; ngày hôm sau ông đồng ý dừng ném bom gần Hà Nội từ 24-8 đến 4-9 để Aubrac và Marcovich có nhiều thời gian cho cuộc đi thăm Hà nội lần thứ hai trong bầu không khí không bị ném bom.
Bắc Việt nam lấy lý do các cuộc không kích giữa tháng 8 vào khu vực Hà nội để từ chối cấp giấy phép cho Aubrac và Marcovich viếng thăm lần thứ hai. Họ phải tiến hành công việc qua ông Mai Văn Bộ, đại diện Bắc Việt tại Paris. Suốt hai tháng, Bắc Việt dùng đề xuất hai pha mới để nhử mồi, trong lúc tổng thống Johnson hạn chế ném bom bên trong 10 hải lý từ trung tâm Hà Nội. Johnson công khai đưa ra đề xuất này trong lời phát biểu tại San Antonio, Texas, ngày 29-9-1967, và từ nay về sau đề xuất này được gọi là công thức San Antonio. Nhưng ngày 20-10, Mai Văn Bộ từ chối gặp Aubrac và Marcovich; cùng ngày Wilfred Burchett, một nhà báo cộng sản Australian, nói từ Hà Nội rằng Bắc Việt “không ở trong tâm trạng nhượng bộ hoặc thương lượng”.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa sáng kiến Kissinger và sự điều trần của Uỷ ban Stennis làm tổng thống Johnson ngượng hơn. Như thường lệ, ông cố gắng làm cân bằng đòi hỏi của những người tìm kiếm thương lượng và những người muốn tăng áp lực với Bắc Việt nam. Sau khi cho phép không kích hai tuần lễ để phá huỷ những cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống, ông đã cho Bắc Việt hai tháng để sửa chữa chúng. Để xoa dịu Uỷ ban Stennis, ông cho phép ném bom những mục tiêu mới nằm xa Hà Nội, bao gồm một mục tiêu từng bị Bộ trưởng McNamara phản đối trong phiên điều trần - cảng xuất khẩu than Cẩm Phả, chỉ khi không có tàu thuỷ nào đỗ ở cảng. Vì luôn có tầu thuỷ đỗ tại Hải Phòng và thường là tàu Liên Xô, Johnson đã bác bỏ yêu cầu của Uỷ ban Stennis đóng cửa cảng Hải Phòng bằng cách thả mìn hoặc ném bom.
Khi sáng kiến Kissinger kéo dài lê thê, tổng thống hết kiên nhẫn. Tại bữa ăn trưa với các cố vấn của mình ngày 12-9, ông muốn biết liệu Kissinger có phải là một sứ giả hoà bình không. Ngoại trưởng Rusk cam đoan với Johnson rằng Kissinger đứng ở phía chính quyền, mặc dù Rusk nghi ngờ những cuộc thương lượng thật sự sẽ theo sau việc ngừng ném bom; theo quan điểm của Rusk, việc ngừng ném bom chỉ là tạm thời. Walt Rostow lo ngại rằng Kissinger có thể là mềm tay. Nhưng bản thân Rostow đang trở nên thiên về ngừng ném bom, bởi vì ông tin rằng những người cộng sản đang bị thiệt hại trong cuộc chiến tranh ở Nam Việt nam và do vậy ném bom Bắc Việt Nam cũng chẳng cần thiết. Sự lạc quan của Rostow, sự hoài nghi của Rusk, và sự bi quan của McNamara cả thảy đều theo hướng hạn chế ném bom. Tuy thế, mùa thu 1967, tổng thống Johnson đã phải lưu ý nhiều hơn yêu cầu ném bom mạnh hơn từ Tham mưu trưởng liên quân và đồng minh của họ tại Thượng nghị viện.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:24:44 PMTrong thời gian đợi sáng kiến Kissinger tàn lụi và bỏ những mục tiêu gần Hà Nội, các tham mưu trưởng liên quân tìm kiếm sự phê chuẩn của Johnson không kích sân bay Phúc Yên - cách trung tâm Hà nội hơn 10 dặm. Trong phiên điều trần của Uỷ ban Stennis, thượng nghị sỹ Symington nhiều lần yêu cầu ném bom Phúc Yên, nhưng yêu cầu này bị tướng Momyer gạt bỏ với lý do là những máy bay MiG không còn sức lực vào tháng 5. Tuy thế trước khi phiên điều trần kết thúc, những máy bay MiG bắt đầu thể hiện sự xông xáo và hiệu quả. Vào tháng 9, thời tiết xấu và hạn chế ném bom gần Hà Nội làm bớt đi không chiến và những máy bay MiG chỉ một chiếc rơi, nhưng 48 máy bay Mỹ phải vứt bỏ bom trong khi chống đỡ MiG.
Giữa tháng 9, Richard Helms, giám đốc CIA gọi điện cho Walt Rostow để báo rằng thượng nghị sỹ Symington đang ở trong tâm trạng rất ảm đạm khi ông chuẩn bị rời Washington đi Đông Nam Á. Symington lo lắng về gánh nặng kinh tế do leo thang chiến tranh. Rostow gửi điện cho đại sứ Ellsworth Bunker ở Sài Gòn nói rằng ông có nhiều việc cần bàn nhiều với Symington. Nhưng không có lượng công việc nào ngăn nổi thượng nghị sỹ thuyết phục rằng Hoa Kỳ phải đánh mạnh Bắc Việt Nam hoặc rút lui.
Lúc trở về Washington, Symington đề nghị rằng Hoa Kỳ ngừng mọi hành động quân sự ở cả Bắc Việt Nam và Nam Việt nam - nhưng nếu thương lượng không có đạt ý muốn, giới quân sự Mỹ sẽ phải được tự do tiến hành chiến dịch ném bom mạnh mẽ hơn. Đề xuất này ngay lập tức va phải phe đối lập ở cả Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao. Thứ trưởng ngoại giao Katzenbach phản đối rằng “ý định chấm dứt hành động quân sự theo cách này có thể chứng tỏ sự leo thang lớn”.Tướng Wheeler, mặt khác, cho thấy “không có khả năng bất kỳ sự ngừng bắn khả thi làm tăng phạm vi và cường độ những chiến dịch của chúng ta có thể nhanh chóng bù đắp những thuận lợi mà địch thu được trong đề nghị chấm dứt thù địch”.
Trước khi Symington quay cuồng với đề xuất ngừng bắn mới của mình, tổng thống Johnson đã làm hài lòng yêu cầu của vị thượng nghị sỹ này bằng cách cho không quân Mỹ được phép ném bom sân bay MIG tại Phúc Yên. Nhưng ngày 26-9-1967, Johnson lại không chấp thuận mục tiêu này khi người ta thuyết phục ông rút nó đi vài ngày sau đó. Nhà Trắng chậm phát hiện rằng thủ tướng Rumani, Ion Gheorghe Maurer, sắp hạ cánh xuống sân bay Phúc Yên trong vòng vài giờ của trận không kích theo kế hoạch. Bộ ngoại giao đang chuẩn bị cho Maurer đóng vai cỗ xe sáng kiến hoà bình mới nhất và đã hứa hẹn với ông ta thăm Hà nội mà không bị ném bom. CIA cũng thêm vào cơ hội làm chậm trễ ném bom Phúc Yên bằng cách chỉ ra rằng có lẽ có hai trăm cố vấn Liên Xô ở đó.
CIA nhận sự ủng hộ từ một đồng minh khi đại tá Robin Olds thăm Nhà Trắng ngày 2-10. Olds đã thôi chức tư lệnh phi đoàn F-4 tại Ubon để về làm hiệu trưởng trường đào tạo phi công trẻ tại học viện không quân Mỹ. Ông khẳng định rằng việc MiG thay đổi chiến thuật đang gây ra vấn đề, nhưng ông phản đối ném bom Phúc Yên: “Tôi thà rằng hạ gục trên bầu trời … Tôi muốn họ đến từ Phúc Yên về, bởi vì tôi biết họ đang ở đâu”.
Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng McConnell, kinh hoàng về lời khuyên của Olds cho tổng thống về vụ Phúc Yên. Sau khi hoãn không kích Phúc Yên, máy bay MiG của Bắc Việt nam đã hạ gục thêm ba máy bay Mỹ. Khi McConnell đứng cạnh Wheeler tại cuộc gặp Johnson và các cố vấn chủ chốt của mình ngày 11-10, McConnell thúc giục tấn công Phúc Yên. Ông hy vọng phá huỷ ít nhất tám trong số mười sáu máy bay MiG ở đó dường như nó đáng giá ba máy bay Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng McNamara gạt bỏ Phúc Yên ra lề, và ngoại trưởng Rusk đồng ý. Nhưng Rusk cũng nói rằng ông không lo âu nhiều về hậu quả không lường được do ném bom Phúc Yên - ông muốn chỉ hoãn tấn công thêm vài ngày. Do sáng kiến hoà bình của Kissinger thất bại một tuần sau đó, tổng thống Johnson chấp thuận không kích Phúc Yên cùng với tái không kích những chiếc cầu và nhà máy điện ở Hà nội.
Sân bay Phúc Yên nằm trong nửa tây gói mục tiêu 6, nơi không quân Mỹ thường được phép ném bom. Nhưng hải quân muốn được cùng tấn công sân bay chính của MiG. Cả những tàu sân bay đang ở Vịnh Bắc Bộ cũng tham gia trận tấn công Phúc Yên ngày 24 và 25-10-1967, cùng một chiếc A-6 của thuỷ quân lục chiến từ Nam Việt nam. Không quân tất nhiên, là một lực lượng chính. Thêm vào những chiếc F-4 hộ tống F-105 từ Takhli và Korat, Ubon còn có F-4 nạp đầy bom.
Mặc dù mục tiêu được bảo vệ hết sức mạnh, đây là phi vụ mà nhiều phi công háo hức. Khi ba máy bay trong số bốn chiếc của một phi đội Ubon không được nạp bom đúng lúc cho đợt không kích đầu tiên ngày 24-10, phi đoàn trưởng phải mượn một F-4 từ một phi đoàn khác và họ cất cánh với một tốp hai chiếc - bị mất đi sự bảo vệ tương hỗ (đặc biệt vấn đề nhiễu điện tử) do một tốp 4 máy bay cung cấp. Hải quân không may mắn, mất hai F-4 ngày 24-10 và một A-4 ngày 25-10 - trong khi không quân Mỹ chỉ mất một F-105 trúng đạn khi lao xuống ném bom pháo cao xạ.
Những cuộc tấn công này làm hư hỏng đường băng và đài chỉ huy sân bay Phúc Yên, do bom Walleye ném trúng. Phần lớn trong số mười tám MiG khi đó đang đậu tại Phúc Yên đã trúng đạn; ảnh trinh sát chi thấy hơn một tá máy bay bị hư hỏng phải sửa chữa.
Ngày 24-10, hai MiG-21 cất cánh đánh lại F-105 của không quân và F-4 từ Thái Lan. Khi hai máy bay MiG cố gắng bay đằng sau máy bay Mỹ, một F-4 hộ tống sử dụng pháo 20-millimet bắn rơi một chiếc.
Với súng còn gắn trên cánh hơn là gắn vào trong, F-4 dựa nhiều vào những tên lửa của nó trong phần lớn không chiến. Sau này vẫn còn lắp súng ngoài cánh cho dù được gắn súng bên trong vào năm 1967. Vũ khí hiệu quả nhất trong không chiến trong thời kỳ hai năm rưỡi từ khi bắt đầu chiến tranh là tên lửa tầm nhiệt Sidewinder. Khi đuổi theo máy bay địch, Sidewinder được bắn cách một vài trăm feet gần hơn tên lửa dẫn bằng radar Sparrow trang bị cho F-4 trong năm ấy. Đầu mùa thu 1967, tuy thế, Sparrow đã hất cẳng Sidewinder và được coi là vũ khí không chiến xuất sắc ở Đông Nam Á. Đây là kết quả của việc đưa vào kiểu máy bay mới F-4D không mang Sidewinder. Thay cho Sparrows gắn trên F-4D là một cặp tên lửa tầm nhiệt Falcon, giống như tên lửa dẫn bằng radar. Không may, tên lửa tầm nhiệt Falcon chứng tỏ ít hiểu quả hơn Sidewinder ở Đông Nam Á.
Kỷ lục buồn thảm của Falcon làm thất vọng không quân, bởi vì vũ khí này được phát triển dưới sự bảo trợ của không quân. Sidewinder và Sparrow, mặt khác, giống F-4, là sản phẩm của hải quân. Không may, không quân Mỹ theo đuổi chế tạo Falcon rẻ tiền hơn là bỏ tiền ra cải tiến Sidewinder mà hải quân đưa vào sử dụng năm 1966. Cả ba loại tên lửa đều có sự trở ngại do được thiết kế để phòng vệ đánh trả những máy bay ném bom tốc độ thấp. Về mặt thiết kế, Falcon có tốc độ bay siêu âm tỏ ra thuận lợi hơn Sidewinders và Sparrows tốc độ dưới tốc độ âm thanh. Với khả năng bắn trúng mục tiêu tại tầm xa dưới hai nghìn feet, Falcon có thể xem như có nhiều ích lợi trong không chiến hơn là Sidewinder hoặc Sparrow. Nhưng Falcon bất lợi ở chỗ đầu đạn rất nhỏ làm yếu khả năng hạ rơi máy bay địch.
Không giống Sidewinder và Sparrow, Falcon phải bắn trúng mới phá huỷ được máy bay. Falcon cũng phức tạp hơn khi bắn, bởi vì đầu dò hồng ngoại của Falcon đòi hỏi làm lạnh (không giống Sidewinder), và thiết bị làm lạnh (phải được bật trước khi bắn) làm cạn nhiên liệu trong hai phút.
Đại tá Robin Olds khi đang còn là tư lệnh phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tại Ubon mùa hè năm 1967, thì F-4D bắt đầu thay thế F-4C của phi đoàn ông. Ông thích khả năng ném bom bằng radar của F-4D và máy tính thả bom cho độ chính xác tốt hơn thả ở độ cao (trên 7 nghìn feet hiếm khi dưới 5 nghìn feet); thậm chí bom Walleye trên F-4D mang nhiều hứa hẹn, bất chấp sự thật chỉ trục trặc đến một nửa. Nhưng Olds phản đối sự thay thế Sidewinder bằng Falcon cho F-4D. Thêm nữa, ông chửi rủa Falcon về việc đã cướp chiến công thứ năm của ông ở Việt nam (1).
______________________
(1) Đại tá Olds thường chống đối những thay đổi áp đặt từ Washington. Trong trường hợp Falcon, ông có những F-4D mang Sidewinders. Sự thu xếp thay thế tạm thời này không hạ được MiG nào, nhưng thực tế không quân Mỹ lại trang bị nó cho những F-4 thiết kế chở Sidewinders. Ngay từ đầu tại Ubon, Olds đã phản đối mạnh đối với “Rapid Roger”, một thử nghiệm được đặt ra theo yêu cầu của Bộ trưởng không quân. Bộ trưởng Brown yêu cầu tỷ lệ xuất kích có được tăng cường hay không; thay vì mở rộng bằng cách tung nhiều máy bay hơn, ông muốn tăng số lượt xuất kích bằng máy bay sẵn sàng triển khai. Tỷ lệ xuất kích tại các căn cứ ở Thái Lan vào khoảng 0,8 hoặc ít hơn một lượt xuất kích trên một ngày trên một máy bay sẵn có. Tại Nam Việt nam và những tàu sân bay hải quân, tỷ lệ xuất kích có thể vượt quá 1.2 bởi vì khoảng cách tới những mục tiêu là khá ngắn. Chỉ có căn cứ Ubon có thể hy vọng đạt được tỷ lệ xuất kích cao như thế khi sử dụng cùng máy bay cho các phi vụ ngày và đêm. Nhân viên bảo trì không đủ sức tìm kiếm nổi những yêu cầu trong tình thế này, và một số phi công cất cánh không có bảo trì. Cuối cùng khi Rapid Roger đến và kết thúc, những phi công của Olds đã nằm trong quan tài và chôn dưới đất. Xem Ralph F. Wetterhahn, “Thay đổi tư lệnh”, Air và Space, Aug/Sep 1997, pp 62-69; hist, USAF Chiến thuật Air War Center, Jan-Jun 1967; hist, 8 TFW, Jul-Dec 1966.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:25:38 PM
F-4D không bắn rơi một chiếc MiG nào bằng tên lửa Falcon cho tới 26-10-1967, sau khi Olds và tất cả F-4C ra đi khỏi Ubon. Tiếp theo vụ không kích sân bay MIG tại Phúc Yên, một tốp bốn F-4D trở lại hộ tống một phi vụ trinh sát. Khi vào họ được máy bay EC-121 giám sát bằng radar cảnh báo rằng máy bay MiG đang tiến về hướng của họ.
Khi những F-4 đi đầu phía đông nam dưới dãy núi Tam Đảo chừng mười tám nghìn feet, họ phát hiện ra sáu MiG-17 ở mười nghìn feet. Thay vì chờ F-4 xuống thấp, nơi mà những chiếc MiG-17 bay chậm hơn, cơ động hơn có thể chiến đấu với những thuận lợi nhất, những phi công MiG đã làm một sai lầm tai hại là bò lên cao mười sáu nghìn feet. Ở đây họ hình thành chiến thuật bánh xe, có hiệu quả trong không chiến vì những máy bay MiG được định vị tốt để bảo vệ đuôi lẫn nhau. Nhưng những F-4 nhanh chóng vượt qua kiểu đánh hình bánh xe là bắn và chạy. Trong khi một tốp gồm hai F-4 đang phá vỡ đội hình máy bay MiG, tốp khác đang lựa khoảng cách để phóng tên lửa. Hai trong số sáu tên lửa Sparrow trúng đích, một trong ba Falcon cũng trúng đích, trong lúc tất cả F-4 không bị thiệt hại. Hơn bốn năm đã trôi qua trước khi không quân Mỹ có thể có một ngày với những chiến thắng trong không chiến. Trong những tháng còn lại của chiến dịch Sấm Rền, phi công MiG chiến đấu cẩn thận hơn và chỉ giao chiến khi có lợi thế.
Máy bay MiG của Bắc Việt nam tiếp tục quấy rối máy bay Mỹ dù có nhiều cuộc tấn công vào hầu hết sân bay ở Bắc Việt nam - nói là hầu hết, nhưng không phải tất cả. Sân bay Gia Lâm (Hà nội) vẫn nằm ngoài ranh giới, và những máy bay MiG luôn coi đó là thánh địa, cũng như qua biên giới Trung Quốc. Sân bay Bạch Mai ở phía nam Hà Nội không có đường băng đủ dài cho MiG, nhưng một hầm ngầm ở đó đặt bộ tư lệnh phòng không. Tổng thống Johnson không tán thành tấn công sân bay Gia Lâm, vì nó thường được các nhà ngoại giao (bao gồm những người làm việc ở Uỷ ban kiểm soát quốc tế thành lập bởi Hiệp định Geneva năm 1954) sử dụng. Với trường hợp Bạch Mai, tuy thế, ông lại tán thành, dù có một trại giam tù binh Mỹ gần phi trường.
Bạch Mai có một vai trò quan trọng trong việc chỉ huy không những máy bay MiG, mà còn cả SAM và pháo cao xạ. Trong suốt cuộc chiến tranh, pháo cao xạ và tên lửa tiếp tục bắn hạ nhiều máy bay Mỹ hơn là máy bay MiG. Ngày 27-10-1967, ở đây xảy ra một sự kiện đáng nhớ khi tấn công những chiếc cầu qua sông Đuống.
Hai F-105 bị SAM bắn rơi, còn pháo cao xạ bắn rơi chiếc thứ ba. Cuối ngày, thêm một F-105 trúng đạn pháo cao xạ khi tấn công một trận địa tên lửa. Tên lửa, pháo cao xạ, và máy bay MiG cùng nhau phối hợp chặt chẽ đến nỗi không quân Mỹ phải không kích sân bay Bạch Mai. Tuy thế, trận ném bom ngày 17-11, đã thất bại đối với mạng lưới phòng không Bắc Việt nam, mặc dù một quả bom nổ ngay ở cái gò đất che phủ hầm chỉ huy.
Tác động của trận không kích vào sân bay Bạch Mai có thể đo được bằng nhiều cách, một số trong số này thuần tuý cá nhân. Theo đại uý Gene I. Basel, trận không kích Bạch Mai do một người bạn thân ông và là chỉ huy tốp bay, thiếu tá Charles E. “Cappy” Cappelli, và F-105 của ông trúng tên lửa SAM. Basel nhớ lại rằng trước khi ném bom “Cappy” đã phá vỡ một quy tắc bất thành văn là sẽ làm công việc văn phòng khi ông quay về: “Nếu không làm được. Anh đừng nói đến chuyện quay về”. Cái chết xảy ra ngay trước mắt của một trung sĩ của đoàn Ấn Độ trong văn phòng Uỷ ban kiểm soát quốc tế ở khu đông dân cư Hà Nội, cách Bạch Mai hơn hai dặm. Không ai biết ông chết do mảnh bom Mỹ hoặc mảnh đạn phòng không, cái chết của ông đã dấy lên lần nữa cái giá chính trị phải trả cho việc ném bom gần thành phố.
***
Tháng 11-1967, gió mùa đông bắc kết thúc trận ném bom cuối cùng do thời tiết tốt ở đồng bằng sông Hồng. Lúc đó mưa phùn xuất hiện để tái diễn cho những đứt quãng trong 5 tháng rút kinh nghiệm trong mỗi thời kỳ hai năm trước đây. Một số ít người hy vọng trước khi 5 tháng trôi qua, tổng thống Johnson sẽ ngừng ném bom ở vùng châu thổ. Điều trần của Uỷ ban Stennis đã làm lung lay những mục tiêu bị từ chối từ lâu: cầu Long Biên, tuyến đường sắt sát Trung Quốc, sân bay MiG tại Phúc Yên, và trung tâm điều khiển phòng không tại Bạch Mai. Nhưng tổng thống Johnson có ít mục tiêu chính còn lại để chấp thuận không cho phép những người mà ông coi là khá nhạy cảm đến mức họ có thể phá vỡ ranh giới chính sách leo thang và đe doạ một cuộc chiến tranh lớn. Ông tiếp tục rút bớt việc leo thang tại cảng Hải Phòng, cho dù các tham mưu trưởng liên quân gợi ý ném bom hệ thống đê điều sông Hồng, vùng đông dân Bắc Việt nam, hoặc những sân bay ở Trung Quốc.
Khái niệm về chính sách leo thang đã làm mất đa số những người ủng hộ. Bộ trưởng quốc phòng McNamara và những người khác lúc đầu tán thành bây giờ muốn hạn chế ném bom.
Những người như tướng LeMay và McConnell từng ủng hộ chiến dịch ném bom mạnh hơn vào năm 1965 đã phát hiện ra nhiều mục trong bản danh sách gốc đã bị ném bom hoặc thả mìn - trừ cảng Hải Phòng.
Mỹ đã đánh mất dịp may để giáng một đòn mạnh gây sửng sốt và khó tìn lại được cơ hội này. Thậm chí tổng thống Johnson từng cho phép thả mìn cảng Hải Phòng, hành động này lẽ ra có tác động mạnh nếu ngay từ đầu chiến dịch ném bom phần lớn những mục tiêu chính. Tất cả những thứ mà người đề xướng một đòn phủ đầu mạnh có thể thu được là đẩy mạnh nhịp độ chính sách leo thang.
Dù có những khiếm khuyết, chính sách leo thang sau hai năm cuối cùng cũng đạt tới một cường độ hình như gây cho Bắc Việt khó khăn thực sự. Tháng 9-1967, khi John Colvin rời bỏ chức vụ tổng lãnh sự Anh tại Hà Nội, ông phán đoán rằng Bắc Việt Nam “không có khả năng tự duy trì được nền kinh tế hoặc đẩy mạnh chiến tranh với láng giềng của mình”. Ông cho rằng việc ngăn chặn quân đội và tiếp liệu luôn thu được kết quả trước các cuộc ném bom vào mùa hè, ông tin rằng sẽ làm sụp đổ chính phủ Bắc Việt nam - nếu ném bom tiếp tục và nếu các cảng Bắc Việt bị đóng cửa. Ngoài ra, theo quan điểm Colvin, tình hình như thế lẽ ra đã thu được kết quả vào năm 1965 bằng một chiến dịch ném bom mạnh mẽ hơn.
Bất cứ thứ gì có thể có được, tình báo Mỹ rất ít lạc quan về tiến triển của Sấm Rền. Khi phát hiện rằng hệ thống đường sắt Bắc Việt nam đang ở tình trạng tồi tệ nhất, CIA và Cục tình báo quân đội nói rằng việc chuyển vận những hàng hoá kinh tế và quân sự thiết yếu vẫn tiếp tục trên đường bộ và đường biển; các đồng minh cộng sản cung cấp những thứ cần thiết mà nền công nghiệp bị phá hoại của Bắc Việt nam không làm được. Do tác động của Sấm Rền đối với cuộc chiến tranh trên bộ tại Nam Việt nam, nhân viên tình báo nhắc lại quan điểm cũ của họ rằng Bắc Việt có đủ năng lực để duy trì những chiến dịch ở Nam Việt nam và Lào “tại lúc này hoặc tăng cường mức giao tranh”. Nhân viên tình báo thừa nhận rằng những cuộc không kích đã làm “giảm sút” khả năng của Bắc Việt nam chống đỡ những chiến dịch ở mức rộng lớn.
Lính Mỹ ở Đông Nam Á phải trả giá cao cho chính sách leo thang. Nó tạo cho Bắc Việt Nam cơ hội lớn để xây dựng sự phòng thủ mạnh kinh khủng. Với tất cả những chiến dịch ném bom tốn kém, câu hỏi là bên nào sẽ xuống thang. Nhưng câu hỏi này không có sự trả lời trong cuộc chiến tranh trên không ở Bắc Việt nam, với những người cộng sản để kết thúc ném bom ở đó phải tấn công các thành phố tại Nam Việt nam. Hai tháng còn lại trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân, chiến dịch Sấm Rền lại thất bại sức mạnh của mình chọc thủng những đám mây dai dẳng của gió mùa đông bắc.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:26:45 PM4. Lý do bất bình
Đợt gió mùa đông bắc thứ tư và là đợt cuối cùng của Sấm Rền đã mang đến thất vọng lớn. Từ tháng 11-1967 đến tháng 3-1968, lính Mỹ phải chạm chán với thời tiết ném bom tồi tệ nhất ở Bắc Việt Nam. Những cố gắng của họ để ném bom chính xác qua những đám mây ít thu được kết quả; hoặc là không dùng mìn rải xuống đường vận tải, khá dễ dàng nhìn thấy được trên mặt nước và trên đường bộ. Thời gian này, còn ít máy bay MiG, nhưng họ từng trải nhiều hơn. Dù rằng máy phát nhiễu radar bây giờ được mang thành cặp trên mỗi máy bay Mỹ, nhưng pháo cao xạ và tên lửa SAM vẫn còn là nguy hiểm - đặc biệt khi một máy bay ra khỏi đội hình và ra khỏi sự bảo vệ của máy gây nhiễu do máy bay khác mang, hoặc khi Bắc Việt bắn thành một hàng rào vào đội hình lớn, hoặc khi họ sử dụng kính quang học thay cho radar.
Sau một năm tiến hành cuộc chiến tranh trên không, trong giới không quân gần như mất nhuệ khí. Tướng Momyer, tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 ở Sài Gòn, và tướng Ryan, tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương ở Hawaii, bắt đầu thấy căng thẳng thần kinh. Họ có cái nhìn khác nhau về những gì mà Tập đoàn không quân số 7 lẽ ra phải làm trong những tháng thời tiết xấu. Những năm mà Ryan còn làm việc ở Bộ tư lệnh không quân chiến lược giúp ông chú trọng vấn đề ném bom trong mọi thời tiết. Mùa đông đầu tiên ở Hawaii, ông ủng hộ việc dùng F-105F hai ghế lái để ném bom tầm thấp trong thời tiết xấu. Dù “đội đột kích của Ryan” không vượt qua nổi khiếm khuyết của radar (bay ở tầm thấp và ném bom chính xác), ông tiếp tục ủng hộ của cuộc không kích không hiệu quả của họ ở mức độ cao. Tuy vậy, Momyer ưa thích dùng F-105F làm máy bay ném bom hơn là sử dụng “Những con chồn hoang” đánh nhau với SAM.
Sự nghiệp của Momyer gắn liền với không quân chiến thuật. Tướng Gabriel P. Disoways, khi đó lãnh đạo Bộ chỉ huy không quân chiến thuật (TAC), nói rằng “Spike biết TAC, tôi ước chừng, hơn tất cả mọi người” có lẽ trừ tướng Otto P. Weyland, tư lệnh không quân Mỹ ở Viễn Đông trong chiến tranh Triều Tiên. Theo Disoways, Momyer là người khắt khe trong công việc bởi vì ông là “khá thông minh hơn nhiều người khác”, rằng “ông là người rất thiếu kiên nhẫn - ông luôn biết câu trả lời trước người khác thậm chí ông bắt đầu nghĩ tới câu hỏi”. Về việc ném bom trong mọi thời tiết, Momyer tin rằng nếu được cung cấp một thiết bị và hạn chế diện tích ném bom những mục tiêu dân cư, có thể làm được chút ít.
Khi thời tiết xấu, Momyer muốn tập trung đánh vào hệ thống phòng không của địch - đặc biệt là MiG. Mặc dù những cuộc tấn công phi trường và không chiến đã làm giảm bớt số lượng MiG của Bắc Việt Nam từ hơn một trăm đầu năm 1967 còn khoảng 20 cuối năm, phi công những máy bay MiG sót lại đã tỏ ra có kỹ thuật và xông xáo hơn. Tháng 12 họ buộc hơn 10% máy bay Mỹ đi ném bom gói mục tiêu 6 phải vứt bỏ bom trước khi tới mục tiêu. Dù đã cắt giảm tỷ lệ vứt bỏ xuống dưới 1% trước đó, Momyer làm cái mà ông có thể kiểm soát tình hình. Ông tăng cường tỷ số máy bay hộ tống, tuần tra trên máy bay không kích từ dưới tỷ lệ 1/5 lên 2/1. Điều này làm tỷ lệ vứt bỏ bom xuống khoảng 3% nhưng không tăng tỷ số MiG bị bắn rơi, chừng bốn hoặc 5 chiếc một tháng.
Trong khi những máy bay MiG bị phá huỷ ở Bắc Việt Nam luôn được thay thế bởi những máy bay gửi ở Trung Quốc, những chiến thắng không chiến có lẽ giáng thiệt hại xuống những phi công tốt nhất của Bắc Việt nam. Momyer có lý do để tự hào về vai trò của mình trong kế hoạch Hành quân Bolo, bắn rơi 7 MiG trên không ngày 2-1-1967. Nhưng khi ông có một đợt xuất kích tương tự ngày 6-1-1968, chỉ có một số ít MiG tới gần và không có chiếc nào bị bắn rơi. Thay vì những F-4 đóng giả F-105 trong Bolo, đợt xuất kích mới của Momyer nổi bật là 34 chiếc F-105 trần trụi, tháo hết bom và sẵn sàng không chiến. Đa số F-105 qua dãy núi Tam Đảo tại độ cao mười bốn nghìn feet và quay về phía đông dường như định không kích sân bay Kép hoặc chiếc cầu đường sắt tại Mỏ Tràng, cách Kép 15 dặm về phía tây trên tuyến đi Thái Nguyên. Không ngạc nhiên, thủ đoạn của họ sớm được phát hiện khi hai cặp MiG-21 tấn công từ phía sau. Chiến thuật điển hình của Bắc Việt nam từ tháng 8, là bắn và chạy trong nắng chiều muộn. Máy bay MiG và lực lượng không kích Mỹ đã bắn nhau bằng những tên lửa tầm nhiệt mà cả hai bên không thiệt hại gì, và phi công MiG chạy thoát đã báo về Sở chỉ huy rằng những F-105 không mang bom. Vài phút sau một cơ hội đến, khi một phi công F-105 lưu ý rằng một máy bay vận tải Il-14 đang bay ở độ cao vài nghìn feet phía dưới, hướng về Hà Nội. Khi phi công F-105 đang nhận lệnh của chỉ huy cho phép tấn công chiếc máy bay vận tải màu xám với ngôi sao đỏ, thì nó kịp chui vào đám mây gần nhất; F-105 nổ súng và bị trượt.
“Theo quan điểm của tôi - Ryan thông báo cho Momyer - lối đánh như thế này là không có hiệu quả… Việc bắn vào máy bay vận tải… là vi phạm quy tắc chiến đấu”. Momyer phải đồng ý rằng có một quy tắc hạn chế tấn công vào máy bay vận tải địch, nhưng ông phản đối rằng đây là một “quy tắc ngoại lệ” theo cách nhìn nhận súng của địch vẫn bắn vào những máy bay dân sự ở Nam Việt nam (không kể máy bay vận tải quân sự). Momyer nói rằng nếu ông không vẽ ra Bolo, máy bay của ông cũng chẳng có việc gì làm tốt hơn khi gió mùa đông bắc.
Ryan kết hợp bài thuyết giáo ngắn của mình về xuất kích của MiG với đề xuất sử dụng nhiều hơn bom Walleye, nhưng Momyer ít hưởng ứng. Từ khi đưa vào sử dụng ở Đông Nam Á trong 1967, bom Walleyes ít được cung cấp. Nhưng dự trữ của số bom này tại sân bay Ubon (Thái Lan), không làm cho Momyer tin rằng chúng có thể được dùng khi thời tiết không thuận lợi. Hiếm khi ông thấy được bầu trời trong trẻo để F-4 thả Walleyes vào mục tiêu. Hơn nữa, bom Walleye của không quân Mỹ vẫn không tốt bằng bom chính gốc của hải quân. Momyer phàn nàn rằng loại bom của không quân Mỹ được “ném vào cuộc chiến” bất chấp những nhược điểm của nó là bắt buộc dùng trong điều kiện tối ưu khi nắng ban trưa. “Tuy thế - ông nói với Ryan - chúng tôi sẽ dùng Walleye bất cứ nơi nào nó đáng giá”.
Momyer cũng chỉ ra rằng ông sẽ có phương án xuất kích sau khi thử nghiệm một cách khác để hạ gục MiG. Ông cho đội hộ tống gồm F-4 dẫn đầu lực lượng không kích bay trước 1/4 giờ; ông cho thêm một phi đội bay ở tầm 40 nghìn feet, cao hơn hẳn lực lượng không kích; ông cho hai phi đội bay dưới tầm radar địch vọt lên bất ngờ và làm cho MiG ngạc nhiên; ông đã kết hợp sự hộ tống gần bằng một phi đội bay lòng vòng. Nhưng vấn đề căn bản là Tập đoàn không quân số 7 “đang hành động với ít thông tin thực hơn kẻ thù”.
Một trong những đối tượng chính của Momyer là cải tiến hệ thống dẫn đường và cảnh báo của Tập đoàn không quân số 7 đồng thời làm suy yếu hệ thống dẫn đường Bắc Việt Nam. Hiệu quả của MiG phụ thuộc vào dẫn đường mặt đất, bị nhiễu cảnh báo sớm và radar đánh chặn làm suy giảm. Những máy phát tương đối nhỏ gắn trên máy bay Mỹ dùng để làm nhiễu SAM và radar điều khiển pháo cao xạ và hệ thống cảnh báo sớm và radar cảnh báo MiG mạnh hơn, trừ những máy phát nhiễu do Douglas EB-66 chuyên chở. Năm 1965, EB-66 đã yểm trợ lực lượng không kích trong vòng vài dặm của những mục tiêu ở đồng bằng sông Hồng, nhưng MiG và SAM đã buộc EB-66 phải chạy xa hơn. Trước mùa hè năm 1967, hai hoặc ba EB-66 bay theo vĩ tuyến 20 và biên giới Lào, cách Hà nội 75 dặm về phía tây nam, trong lúc cũng số lượng máy bay đó bay qua Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 15-11-1967, Tập đoàn không quân số 7 cho hai EB-66 tới bắc dãy núi Tam Đảo lần đầu tiên kể từ 1966. Sự táo bạo này được khuyến khích nói riêng bởi những bệ phóng SAM đã di chuyển khỏi dãy núi đông nam về Hà Nội và vào vùng cán xoong. EB-66 ít bị nguy hiểm do MiG tấn công, đặc biệt bởi vì máy phát nhiễu làm nhiễu liên lạc từ phi đội hộ tống và máy bay cảnh giới bằng radar EC-121. Một máy radio mới đã giải quyết được khó khăn này, và được thực nghiệm ngày 15-11. Ngày hôm đó hai EB-66 đã bay theo đường bay bị loại bỏ từ lâu mà không gặp khó khăn.
Năm ngày sau một EB-66 bay ở bắc dãy núi Tam Đảo bị một cặp MiG-21 tấn công từ phía sau, một chiếc lao xuống và một chiếc vọt lên. Hai F-4 hộ tống phía sau EB-66 nhìn thấy hai máy bay MiG và cảnh báo EB-66 chúc xuống theo đường dích dắc - vừa đúng lúc tránh được tên lửa tầm nhiệt Atoll do chiếc MiG vọt lên phóng ra. Mặc dù EB-66 và những máy bay hộ tống thoát ra được mà không bị hư hại gì, nhưng những phi công F-4 ở sân bay Ubon (Thái Lan), hú hồn với lối bay này. Bay phía sau EB-66 hình như không phải là cách an toàn hỗ trợ tốc độ bay chậm hơn của nó, và họ tin chắc rằng họ có thể vạch ra một chiến thuật tốt hơn thông qua thảo luận với những phi công EB-66 tại sân bay Takhli, Thái Lan. Chẳng có kế hoạch nào thực hiện cả. Tập đoàn không quân số 7 yêu cầu EB-66 bay xa phía nam Hà Nội.
Táng sau, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng cải tiến làm nhiễu bằng cách tăng số lượng EB-66 trong một cuộc không kích lên tới mười bốn chiếc. Lực lượng tăng cường này bắt đầu thả những sợi kim loại làm nhiễu radar Bắc Việt nam đối với lực lượng không kích và cả bản thân EB-66. Ngày 14-1-1968, tuy thế, chỉ có 5 EB-66 bay theo trợ giúp không kích những mục tiêu ở gói mục tiêu 5. Một cặp MiG-21 cất cánh từ Phúc Yên và bay về phía nam theo hướng Thanh Hoá. Trước khi tới vĩ tuyến 20, họ ngoặt sang phía tây và tấn công một máy bay EB-66 không được hộ tống đang bay gần biên giới Lào. Một tên lửa không đối không Atoll bắn trúng cánh phải chiếc EB-66. Tất cả tổ lái 7 người nhảy dù ra khỏi máy bay. Phi công, hoa tiêu dẫn đường, và một sĩ quan chiến tranh điện tử được cứu thoát hai ngày sau, cùng với 5 người của tổ lái trực thăng, bị rơi trong khi cố gắng lôi tốp lái EB-66 lên trong thời tiết xấu. Ba sĩ quan chiến tranh điện tử còn lại của chiếc EB-66 và một hoa tiêu bị bắt giam. Đây là lần cuối cùng EB-66 được phép bay ở Bắc Việt Nam. Từ đấy về sau, EB-66 hoạt động bị giới hạn tại Lào, Vịnh Bắc Bộ, và Nam Việt nam; một hàng rào máy bay chiến đấu bắt đầu bảo vệ những EB-66 tại Lào, cũng như những máy bay hải quân bảo vệ lâu dài EB-66 hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ.
EB-66 thất bại trong việc làm nhiễu hiệu quả hệ thống radar dẫn đường mặt đất của MiG một phần nào được bù đắp do sự cải thiện năng lực dẫn đường cho các máy bay của mình ở Tập đoàn không quân số 7. Do nhiều khoảng không ở Bắc Việt Nam không thể theo dõi bằng radar tàu thuỷ, vì radar ở khoảng cách khá xa, Tập đoàn không quân số 7 dùng radar hàng không gắn trên máy bay cánh quạt Lockheed EC-121 của Bộ chỉ huy không quân. “Connie” là một kiểu của máy bay vận tải Super Constellation. Radar của nó được thiết kế để phát hiện máy bay ném bom tiếp cận vùng biển Bắc Mỹ. Nhìn xuống đất, màn hình radar Connie đầy nhiễu hỗn loạn, nhưng Connie bay là là 50 feet trên Vịnh Bắc Bộ có thể quan sát bầu trời Hà Nội trên mười nghìn feet.
Giá trị hơn rada của nó là Connie có thể thẩm vấn máy xác định bạn-thù gắn trên cả máy bay Mỹ và Bắc Việt nam. Nếu máy xác định bạn-thù bật lên, nó phát ra tín hiệu radio và truyền danh tính và vị trí của nó. Thoạt đầu, Connie chỉ thẩm vấn máy bay của Mỹ, và làm phi công khó chịu vì những phi công đã bay khá gần biên giới Trung Quốc đuổi theo MiG; những phi công Mỹ tắt máy hỏi đáp để tránh bị Connie thẩm vấn. Quan hệ thù địch giữa tổ lái EC-121 và phi công đã trở nên đỉnh điểm vào tháng 2-1967, khi phi đoàn F-4 Ubon bị buộc chia sẻ thiết bị của nó với Connie. Họ rời Sở chỉ huy không quân Mỹ số 7 tại Tân Sơn Nhất để làm một phòng cho công việc khác. Tư lệnh phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 Ubon, đại tá Olds, trước tiên không hài lòng với người hàng xóm mới của mình, nhưng thay đổi trọng tâm từ theo dõi cảnh báo MiG ở biên giới. Đầu năm 1967, kết quả tốt nhất Connie có thể làm được là dùng radar của mình để thông báo rằng có một MiG nằm trong vùng rộng 30 dặm nhân 30 dặm. Olds cho rằng thông tin này là ít hữu ích hơn: “45 nghìn dặm khối của bầu trời, và anh nói với tôi là có một MiG khát máu ở đó”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:28:00 PMSau cuộc thử thiết bị thẩm vấn máy bay địch tháng 1-1967, Connie bắt đầu thẩm vấn những máy bay MiG mùa hè ấy. Trong một lúc nào đó, Connie làm việc dưới những hạn chế của Cơ quan an ninh quốc gia nhằm ngăn chặn Bắc Việt phát hiện ra khả năng mới, nhưng trước mùa thu 1967, máy thẩm vấn đã thay thế radar coi như là cách chủ yếu và chính xác hơn nhiều trong việc theo dõi máy bay địch.
Việc sử dụng đầy đủ hơn khả năng của Connie được kích thích bởi “Rivet Top” tới Thái Lan, một máy bay Connie thực nghiệm được Bộ chỉ huy không quân chiến thuật tài trợ. Rivet Top không thể bắt phi công tắt máy phát hỏi-đáp, nhưng nó đã thuyết phục tướng Momyer rằng Connie có thể đóng góp vào việc bắn rơi MiG. Tác động của Rivet Top có thể một phần là công lao cải tiến và một phần do người tài trợ. Tướng Disoways ở Bộ chỉ huy không quân chiến thuật có vị thế tốt tạo ảnh hưởng với Momyer (một sự lựa chọn rõ ràng thay thế Disoways) hơn là trung tướng Arthur C. Agan, Jr., ở Bộ chỉ huy không quân. Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 và các phi công của ông cảnh báo Rivet Top theo cách họ chưa bao giờ có đối với Connie của Bộ chỉ huy không quân, những máy bay này bị chuyển từ sân bay chật chội này sang sân bay chật chội khác và bị nhiếc móc về bộ dạng nhếch nhác của máy bay và tổ lái. Rivet Top thà bị gắn chặt sự giúp đỡ chống lại MiG còn hơn một sĩ quan biên phòng ngăn trở F-4 và F-105. Mặc dù sự phân biệt đối xử này khuấy động oán giận trong số những người chỉ huy Bộ chỉ huy không quân, Rivet Top phá vỡ những hàng rào đang ngăn cản những Connie khác từ bỏ vai trò đáng kể hơn .
Thậm chí khi những máy bay Connie của Bộ chỉ huy không quân được phép thẩm vấn không giới hạn máy bay địch, tuy thế, họ vẫn không được yên khi đi cùng Rivet Top để phát hiện MiG. Trong khi những máy bay Connie của Bộ chỉ huy không quân có thể thẩm vấn đa số máy hỏi đáp của Bắc Việt nam (do Liên Xô chế tạo), Rivet Top có thể thẩm vấn nhiều hơn. Rivet Top cũng có thể so sánh tín hiệu phát của radar SAM với kho dữ liệu của máy tính về trận địa tên lửa; không may, hệ thống phát hiện tên lửa này chỉ có thể làm việc đối với ba trận địa cùng một lúc và thường là quá tải. Sự đổi mới hữu ích hơn trùm lên cả nhân sự và máy móc của Cơ quan an toàn không quân, đến mức Rivet Top có thể mang cả radar và nhân viên tình báo thông tin để theo dõi hoạt động của MiG.
Đối mặt với sự thi đua từ Rivet Top, Bộ chỉ huy không quân phải nâng cấp mẫu máy bay của họ. Trước mùa hè năm 1968, những máy bay Connie của Bộ chỉ huy không quân cũng mang theo nhân viên Cơ quan an toàn không quân. Điều này củng cố quyết định của tướng Momyer tháng 10-1967 cho phép liên lạc trực tiếp Connies và máy bay chiến đấu. Những người thu thập tin tức tình báo tiếp tục phá vỡ quy tắc chống nói chuyện trực tiếp với phi công. Những cảnh báo nặc danh thường được nhắc đi nhắc lại bởi những phi công, tạo ra những tiếng lảm nhảm nhức óc.
Từ 1966, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng chèn trung tâm kiểm soát Sơn Trà (gần Đà Nẵng, Nam Việt nam) vào giữa nguồn tình báo và người sử dụng. Sơn Trà được coi là “trung tâm xử lý” nơi các bức ảnh tình báo đến cùng nhau và dẫn các phi công bay đến Bắc Việt nam. Việc sử dụng những thiết bị tiên tiến đã giúp Bộ chỉ huy không quân bảo vệ vùng Bắc Mỹ, Tập đoàn không quân số 7 đang xây dựng một Sở chỉ huy tại Sơn Trà cung cấp những chỉ dẫn cho những phi công chiến đấu với MiG. Trung tâm kiểm soát tại sân bay Udorn, Thái Lan, và Tân Sơn Nhất gần Sài Gòn cũng được trang bị tương tự, nhưng vào cuối năm 1967, chỉ có Sơn Trà đang bắt đầu dùng hệ thống hiển thị và xử lý tự động. Tập đoàn không quân số 7 vẫn kém xa hạm đội 7 trong việc kiểm soát tự động trên không. Các máy tính Sơn Trà cho phép Tập đoàn không quân số 7 nối vào hệ thống dữ liệu chiến thuật của hải quân và thuỷ quân lục chiến tháng 3-1968.
Trong thời gian ấy, các máy bay MiG tiếp tục gây cho không quân Mỹ ngạc nhiên. Mặc dù cảnh báo của Connie thường chính xác hơn và thông báo trực tiếp tới tổ lái tổ lái, đôi khi việc liên lạc không đủ hoặc các máy bay MiG đơn giản không được phát hiện đúng lúc. Thậm chí một lực lượng được hình thành chuyên để bắn hạ MiG trên không, giống như đợt xuất kích lớn của Momyer ngày 6-1-1968, có thể bị MiG-21 bắn hạ mà không có cảnh báo từ máy bay Connie hoặc từ Sơn Trà, đặt ra sự cần thiết dẫn đường để đánh chặn MiG. “Chúng ta vẫn còn đằng sau quân địch”, Momyer buồn bã giải thích cho Ryan.
***
Trong khi tướng Momyer đặc biệt chán nản bởi thất bại trong tiến trình đè bẹp phòng không Bắc Việt nam, thất vọng chủ yếu của tướng Ryan là sự ít thành công ném bom trong thời tiết mây mù kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Grumman A-6 Intruder, là máy bay phản lực dưới tốc độ âm thanh có radar chống va xuống đất, là máy bay ném bom hiệu quả nhất trong thời tiết xấu ở Đông Nam Á. Ryan đã thành công trong việc đưa một số máy bay thuỷ quân lục chiến A-6 vào ném bom những mục tiêu ở đồng bằng sông Hồng do không quân đảm nhiệm, nhưng vì không đủ, nên máy bay A-6 của thuỷ quân lục chiến và hải quân không làm được hơn là quấy rối Bắc Việt nam. Ông háo hức việc tung máy bay chiến thuật mới General Dynamics F-111, hứa hẹn chính xác hơn A-6.
Ngay sau khi sáu chiếc F-111 tới Takhli tháng 3-1968, tuy thế, ba chiếc trong số này bị va chạm. Những mảnh của một trong ba chiếc, cùng với chiếc khác bị va đụng ở Nevada, chỉ ra mối hàn yếu ở que điều khiển đuôi. Đây chỉ là một trong một loạt vấn đề đã quấy rầy chương trình phát triển F-111 kể từ khi Bộ trưởng quốc phòng McNamara cố gắng ghép kế hoạch của không quân chế tạo máy bay ném bom chiến thuật với kế hoạch của hải quân chế tạo máy bay có ưu thế chiến đấu trên không. Năng lực mới cho phép thay đổi hình dạng trong khi bay bằng cách dùng những chiếc cánh khác nhau không giảm được khoảng cách giữa hai chức năng này, và trong khi F-111 của không quân đang bị va chạm ở Đông Nam Á, hải quân đã rút hẳn ra khỏi chương trình.
Có ít phi vụ F-111 của Takhli tuân theo kế hoạch - một máy bay đơn độc len lỏi qua đỉnh núi về ban đêm và bay thấp qua đất phẳng ven biển vùng cán xoong Bắc Việt thả bom vào bãi xe tải và các kho hàng. Khi về căn cứ những phi công và sĩ quan hệ thống vũ khí của F-111 nói nhìn thấy đạn địch, nhưng họ khó nhận dạng mục tiêu đúng lúc phải ném bom. Trong số 71 lượt xuất kích ném bom Bắc Việt nam, chỉ có mười tám lần có kết quả tốt ghi nhận được. Một nửa số bom rơi vào bên trong vòng năm trăm feet của mục tiêu - tương đương với bổ nhào ném bom ban ngày trong thời tiết tốt và tốt hơn A-6 trong thời tiết xấu, nhưng sự thất vọng ở chương trình này là người ta hy vọng một nửa số bom rơi vào bên trong hai trăm feet mục tiêu.
Không quân Mỹ nhận sự chỉ trích về việc đưa hệ thống vũ khí mới vào chiến đấu trước khi nó được hoàn hảo. Tham mưu trưởng McConnell dũ bỏ sự chỉ trích này, nói rằng giành được nhiều từ việc thử thiết bị trong chiến đấu và rằng F-111 cũng bị rơi ở Hoa Kỳ trong khi thử. Bộ trưởng Brown nghi ngờ rằng Liên Xô có lẽ biết nhiều từ mảnh vụn F-111 ở Bắc Việt nam. Nhưng tướng Ryan hối tiếc đã vận động mạnh mẽ để F-111 triển khai sớm. Nó còn chưa hoàn hảo, trong bất kỳ trường hợp nào, nó không nên tới Đông Nam Á đúng lúc để làm một sự khác nhau thực tế. Chỉ một vài ngày sau khi F-111 đến Thái Lan, Hoa Kỳ đã ngừng ném bom những mục tiêu ở đồng bằng sông Hồng. Mãi tới tận 1972, F-111 mới có cơ hội thể hiện khả năng của nó ném bom những mục tiêu được phòng thủ mạnh mẽ ở Bắc Việt nam. Trong gió mùa đông bắc năm 1967-68, không quân Mỹ phải làm việc này bằng máy bay cũ.
Một năm trước, tướng Ryan cho những F-105F hai ghế lái đi ném bom tầm thấp trong thời tiết xấu. Nhưng radar chống chạm đất và máy tính ném bom đã chứng tỏ sự kém cỏi. Vì “đội đột kích của Ryan” đã bò lên độ cao trên 10 nghìn feet, nơi mà việc ném bom thậm chí ít chính xác hơn. Do vậy họ nhập những F-4D có thiết bị mới hơn chứng tỏ cũng không có hiệu quả hơn với sai số trung bình ba nghìn feet cho cả hai kiểu máy bay. Một phần của vấn đề là cắt giảm mục tiêu có tín hiệu radar tốt. Thông thường, cần phải đánh dấu mục tiêu vào bản đồ địa hình và làm cho trùng khớp việc thả bom. Khi tổ lái có thêm từng trải và thư viện phim radar lớn lên, thì độ chính xác ném bom được cải thiện.
Trong thời gian ấy, tại Nam Việt nam, không quân Mỹ gặp ít khó khăn để ném bom qua những đám mây. Dẫn đường mặt đất sử dụng thiết bị ghi nhận bom “Skyspot” để theo dõi B-52 và máy bay khác; khi máy bay đến vị trí chính xác, người dẫn đường phát tín hiệu để máy bay thả bom. Trạm điều khiển nằm gần khu phi quân sự và tại Nakhon Phanom (Thái Lan), cho phép không quân Mỹ khai thác hệ thống này tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam. Nhưng đồng bằng sông Hồng còn nằm ngoài tầm xa mãi cho đến khi Mỹ xây dựng được một trạm dẫn đường tại Lào, cách Hà nội khoảng 125 dặm về phía tây.
Cùng với tất cả những hoạt động khác của không quân Mỹ tại Lào, trạm 85 dẫn đường tại Phou Pha Thi phải được đại sứ Mỹ, William H. Sullivan chấp thuận. Thoạt đầu ông phản đối, bởi vì ông nghi ngờ rằng thủ tướng, hoàng thân Souvanna Phouma, không muốn Lào bị lôi cuốn trực tiếp vào chiến dịch ném bom Bắc Việt nam - mặc dù quân đội Bắc Việt Nam đang chiến đấu tại Lào. Thêm nữa, vấn đề vị trí tại Phou Pha Thi là chỗ dễ bị nguy hiểm khi Bắc Việt nam tấn công. Tuy thế, Souvanna Phouma cho phép lập một trạm dẫn đường mới, nhưng quân nhân Mỹ không được điều hành. Không quân Mỹ vất vả quanh việc hạn chế này, và họ tháo gỡ vấn đề bằng cách những nhân viên dẫn đường sẽ mặc quần áo dân sự và ký giấy là tạm thời rời bỏ quân đội; những toán sĩ quan dẫn đường tới đó bằng trực thăng từ Thái Lan. Thêm một nỗ lực khác để nguỵ trang vai trò Phou Pha Thi, các sĩ quan dẫn đường này liên lạc với máy bay cường kích thông qua máy bay chuyển tiếp tín hiệu radio EC-135.
Đỉnh núi Phou Pha Thi trấn giữ tuyến đường từ Hà Nội đến Trung Lào. Lực lượng người Mèo của tướng Vang Pao phòng vệ nó như quyền lợi của chính họ, và CIA đã xây dựng một bãi đáp tại chân núi để tiếp liệu cho họ. Trước khi đưa những sĩ quan dẫn đường lên đỉnh núi, không quân Mỹ đã xây dựng một cột dẫn đường bằng radio cho những máy bay cường kích trên đường đến Bắc Việt Nam. Các sĩ quan dẫn đường ở Phou Pha Thi tròn hai tháng, khi ngày 12-1-1968, Bắc Việt dùng không quân tấn công. Ít nhất hai máy bay Antonov An-2 cánh kép do Liên Xô sản xuất phóng tên lửa và ném bom thô (làm bằng đạn súng cối) trước khi súng mặt đất và trực thăng Mỹ bắn rơi họ.
Dù có sự phong toả ở Phou Pha Thi, không quân Mỹ nghi ngờ rằng Vang Pao có thể giữ nó; thuốc nổ được gắn vào tất cả các thiết bị trên đỉnh núi được chuẩn bị trước để rút lui nhanh. Nhưng khi cộng sản chiếm được Phou Pha Thi tháng 3-1968, tướng Momyer và đại sứ Sullivan đã chờ đợi khá lâu để ra lệnh giải cứu. Mười hai trong số mười tám người Mỹ tại trạm đã bị chết hoặc mất tích, và máy móc của họ không bị phá huỷ(1). Không quân Mỹ đã ném bom trạm này, trong lúc Momyer và Sullivan trực diện tranh luận về trách nhiệm không bảo vệ được nó và không giải cứu đúng lúc.
______________________
(1) Một trong 12 người bị chết trong khoang một chiếc trực thăng sau khi rút ra. Năm 1990 một sĩ quan không quân nói rằng, theo cuộc phỏng vấn một tướng Lào, một người Mỹ bị bắt tại Phou Pha Thi được đưa về Hà Nội. Một năm sau khi thượng sĩ William Gadoury của Trung tâm giải quyết vấn đề thương vong Mỹ hỏi tướng Singkapo Sikhotchounamaly về lời tuyên bố này, thì ông nói rằng ông bị hiểu nhầm. Xem Timothy N. Castle, At War in the Shadow Việt nam: U.S. Viện trợ quân sự to the Royal Lao Government, 1955-1975 (New York, 1993), pp 96-97, và One Day Too Long: Top Secret Site 85 và ném bom của Bắc Việt nam (New York, 1999), pp 196-200.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:29:23 PM
Từ tháng 11-1967 đến tháng 3-1968, các sĩ quan tại Phou Pha Thi đã dẫn đường gần một trăm phi vụ “Commando Club” (khoảng năm trăm lượt xuất kích) đi ném bom đồng bằng sông Hồng. Nhưng việc ném bom do mặt đất điều khiển chứng tỏ sự thất vọng tại vùng đó của Bắc Việt nam. Trạm này nằm khá xa những mục tiêu để ném bom chính xác. Kể từ đó, để làm địch hư hại nhiều hơn, không quân Mỹ đưa một lực lượng lớn đánh một mục tiêu lớn. Trong một trận ném bom như thế xuống sân bay Phúc Yên, phòng không của họ đã bắn rơi bốn F-105 và làm cho những máy bay còn lại của lực lượng không kích phải vứt bỏ bom. Phi đoàn không quân chiến thuật 388 tại sân bay Korat, Thái Lan, bị mất vị tư lệnh của mình, đại tá Edward B. Burdett, chỉ ba tuần lễ sau khi viên phó tư lệnh đại tá John P. Flynn, bị bắn rơi trên vùng trời Hà Nội. Không giống đại tá Flynn, đại tá Burdett và ba người bị rơi cũng với ông đã không trở về nhà khi kết thúc chiến tranh.
Trận ném bom điều khiển từ mặt đất xuống Phúc Yên xảy ra buổi sáng ngày 18-11-1967. Một tá F-105 mang bom được bốn F-4 hộ tống chống MiG, và hơn tám F-105 chống SAM. Một nửa số F-105 này hình thành phi đội “Bàn tay sắt” trang bị tên lửa chống radar Shrike, mà sự có mặt của nó khiến Bắc Việt phải tắt radar dẫn SAM trong hoàn cảnh cụ thể; phi đội bốn F-105 còn lại mang máy gây nhiễu radar. Năm chiếc EB-66 bay cách 100 dặm về phía nam mục tiêu cũng góp thêm sức làm nhiễu, trong lúc ba máy bay radar EC-121 quan sát máy bay MiG.
Lực lượng không kích gặp khó khăn bắt đầu từ cách Phúc Yên 40 dặm về phía tây khi tốp “Bàn tay sắt” bị hai MiG-21 tấn công từ phía sau. Những tên lửa tầm nhiệt Atoll băn rơi chiếc F-105F hai ghế lái và làm bị thương chiếc F-105D một ghế lái; những chiếc còn lại của phi đội hộ tống chiếc máy bay bị thương trở về Lào, nơi phi công nhảy dù và được cứu thoát. Họ được máy bay EC-121 cảnh báo ba lần về MiG, nhưng những cảnh báo này bị sai lạc khi liên lạc giữa lực lượng không kích và trạm điều khiển mặt đất tại Phou Pha Thi.
Do thiếu vũ khí tấn công trận địa SAM, lực lượng không kích bây giờ phải hoàn toàn dựa vào nhiễu điện tử. Một cặp máy bay mang máy gây nhiễu không thể bảo vệ nó được nhiều, vì thế mỗi phi đội bay một đội hình gần nhau để máy gây nhiễu của cả bốn máy bay làm việc cùng với nhau - những cũng phải đủ lỏng lẻo để tạo thành diện rộng khiến radar Bắc Việt nam không thể xác định chính xác. Đội hình mang máy gây nhiễu không thể được dùng trên đầu mục tiêu. Việc ném bom điều khiển từ mặt đất đòi hỏi máy bay bay sát nhau trong khu vực ném bom chật hẹp, vì tất cả bọn họ phải ném bom cùng một lúc với máy bay dẫn đầu. Chín mươi giây trước khi tới điểm thả bom, các máy bay của từng phi đội phải giảm khoảng cách ngang từ 1500 xuống năm trăm feet.
Đội hình bay thẳng và gần nhau tại độ cao mười tám nghìn feet là mục tiêu hấp dẫn đối với SAM. Bắc Việt bắn lên thành một hàng rào khoảng 12 tên lửa, và bắn rơi thêm hai F-105 (kể cả máy bay đại tá Burdett). Tỷ lệ cao khác thường này dẫn đến suy đoán rằng radar Bắc Việt nam có khả năng phân biệt từng phi đội, bởi vì các phi đội không bay sát gần nhau. Kể từ đây, tên lửa Bắc Việt nam có thể nhằm vào một khoảng nền nhiễu tương đối nhỏ do máy gây nhiễu của từng phi đội tạo ra. Bất chấp khả năng thay đổi dạng của một đội hình lớn có thể đưa đến những kết quả tốt hơn, Tập đoàn không quân số 7 đã ngừng thực nghiệm ném bom được điều khiển từ mặt đất trên vùng trời đồng bằng sông Hồng với những đội hình lớn hơn một phi đội.
Mặc dù SAM không bắn rơi máy bay nào trong cuộc tập kích với đội hình nhỏ mang tên “Commando Club” (không quân Mỹ đặt tên cho tất cả những phi vụ điều khiển từ mặt đất trên vùng trời đồng bằng sông Hồng), tổ lái nhớ lại cuộc tập kích lớn vào Phúc Yên và gọi những cuộc tập kích nhỏ là “Commando Kaze”.
Thí nghiệm về điều khiển từ mặt đất cho những đội hình lớn đáng lẽ vẫn tiếp tục nếu như thiệt hại trong cuộc tập kích lớn vào Phúc Yên không gặp phải khủng hoảng lớn. Trong vòng bốn ngày, SAM bắn rơi 10 máy bay Mỹ. Không có cái gì giống như điều này xảy ra ngày 2-12-1966, khi SAM bắn rơi 5 máy bay không quân Mỹ. Nhưng “Ngày thứ sáu đen” đó những tên lửa bắn rơi những máy bay chưa được trang bị máy gây nhiễu điện tử. Những máy gây nhiễu như thế đã cắt giảm tỷ lệ trung bình SAM hạ máy bay Mỹ từ khoảng ba máy bay bị rơi trên 100 tên lửa được phóng lên xuống còn 2 chiếc. Vì đa số máy bay trúng SAM tháng 11-1967 không được chiến đấu trong việc ném bom được điều khiển từ mặt đất, Tập đoàn không quân số 7 có thể kết luận rằng có một vấn đề khác cần được giải quyết, nên khôi phục lại những đợt không kích lớn hơn điều khiển từ mặt đất. Chiều hướng của sự khủng hoảng tăng lên do sự xuất hiện của một toán phân tích từ hành dinh không quân và Bộ chỉ huy hệ thống không quân Mỹ. Họ made một vài gợi ý và Tập đoàn không quân số 7 cố gắng bổ xung tất cả điều đó bao gồm cả những người yêu cầu loại bỏ những đợt không kích lớn hơn điều khiển từ mặt đất ở khu vực Hà Nội.
Trong khi những đội hình ném bom được điều khiển từ mặt đất có thể là một phần của vấn đề SAM, toán phân tích của hành dinh không quân có thể nhìn thấy vấn đề có kích thước khác. Những mất mát của máy bay Mỹ bởi SAM tại vùng trời Phúc Yên ngày 18-11-1967, có thể do máy bay ra khỏi đội hình mang máy gây nhiễu, khi F-105 sát tới khu vực ném bom chật hẹp. Tương tự, khi thời tiết trong trẻo một phi đội thông thường bay gần nhau ngay trước khi lượn vòng bổ nhào - việc ra khỏi đội hình mang máy gây nhiễu có thể là nguyên nhân SAM hạ rơi hai máy bay vào tuần lễ đó. Nhưng một máy bay bị rơi ngày 19-11, mà chiếc này nằm chính xác ở phi đội bốn chiếc trong đội hình máy gây nhiễu. Do Bắc Việt giờ đây bắn thành hàng rào, từ sáu đến 30 tên lửa, đơn giản họ đã gặp may mà thôi.
Tuy thế, những giải thích khác làm đau đầu toán hành dinh không quân. Bắc Việt Nam có lẽ dùng ở tần số thấp hơn tần số nó bị nhiễu. Trong khi máy phát nhiễu có thể được điều chỉnh một cách phù hợp, có nhiều khả năng nguy hiểm hơn là Bắc Việt đang thẩm vấn máy thu phát của máy bay Mỹ - giống hệt như radar giám sát EC-121 luôn thẩm vấn máy thu phát của MiG. Chắc chắn Bắc Việt đã bắn rơi đủ máy bay Mỹ để thu được máy thu phát của Mỹ của Mỹ.
Thêm vào sự cải tiến năng lực phát hiện máy bay Mỹ trong lĩnh vực điện tử, những người điều khiển SAM hình như còn dùng cả kính quang học trong những ngày trời trong trẻo. Việc tắt máy hỏi-đáp bạn thù hoặc làm nhiễu radar Bắc Việt nam không thể đánh lừa được kính quang học. Nhưng sự liên lạc của tên lửa với trạm điều khiển mặt đất của nó luôn ít bị nhiễu gây nguy hiểm. Tháng 12-1967, máy bay cường kích không quân bắt đầu làm nhiễu tần số radio dẫn đường trong từng quả tên lửa. Những sĩ quan điều khiển Bắc Việt nam có lẽ có khả năng theo dõi máy bay Mỹ, nhưng từ nay về sau họ gặp phải những khó khăn lớn hơn để theo dõi những tên lửa của chính họ. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm mối đe doạ của SAM vào cuối năm 1967.
Những nỗ lực cản trở SAM về mặt điện tử đã làm tăng bất lực phá huỷ chúng. Khoảng 150 bệ phóng được quây tụ thành những nhóm gồm tối đa 6 bệ tại khoảng 30 trong số 200 trận địa có sẵn. Bắc Việt và cố vấn Liên Xô di chuyển bệ phóng một cách thường xuyên, đến nỗi máy bay Mỹ tấn công một trận địa tên lửa có thể chỉ gặp phải súng phòng không hạng nặng. “Những con chồn hoang” F-105F của không quân hiếm khi đè bẹp được hoạt động của SAM trong khoảng thời gian cuộc tập kích hoặc bắn tên lửa Shrike vào radar của SAM. Bắc Việt thường tắt máy phát radar của họ khi bị đe doạ. Do Bắc Việt nhanh chóng bật máy radar của họ lại ngay khi “Những con chồn hoang” đi khỏi, đa số lực lượng không kích có cả bảo vệ trước và sau cho “Những con chồn hoang”; mỗi vị trí bảo vệ này thông thường là một phi đội “Bàn tay sắt” gồm hai “Con chồn hoang” F-105F dẫn đầu hai F-105D.
Năm 1967, Tập đoàn không quân số 7 tiêu tốn 1.322 quả Shrikes, và trước cuối năm đó, phi đoàn máy bay F-105 tại Takhli phàn nàn về sự thiếu hụt. Đầu năm 1968, tên lửa tìm diệt radar loại mới AGM-78 được đưa tới. Nó bay nhanh hơn và xa hơn Shrike và đắt gấp 10 lần - hai trăm nghìn dollars/chiếc. Tên lửa này chưa có dịp thể hiện ở vùng châu thổ và không quân Mỹ ít sử dụng nó tại vùng cán xoong vì sợ rằng tầm xa của nó có thể trúng một trong những tàu hải quân hoặc trúng trạm radar quân đội ngay sát nam khu phi quân sự.
Radar của một trận địa SAM có thể ngừng phát sóng tận đến trước khi phóng tên lửa nếu trận địa được nối với những radar tại vị trí khác. Cộng với hơn 100 radar điều khiển tên lửa và pháo cao xạ, Bắc Việt có hơn 150 radar cảnh báo sớm và radar dẫn đường cho MiG. Không quân Mỹ phải đối mặt với một mạng lưới radar có thể đễ dàng bổ xung một vài mất mát rải rác qua hệ thống.
Đô đốc Sharp, Tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii, một lần nữa nghĩ tới việc tấn công toàn bộ hệ thống phòng không Bắc Việt nam trong vòng một vài ngày. Đề xuất này luôn gặp phải khó khăn vì các máy bay trinh sát không thu được những bức ảnh những trận địa tên lửa đang có mặt đúng lúc để máy bay ném bom họ trước khi những bệ phóng rời đi. Tuy thế, thêm vào khả năng trinh sát chụp ảnh vào mùa xuân 1967, làm cho đô đốc Sharp băn khoăn liệu những rào cản cũ này bây giờ có thể được vượt qua hay không.
Đô đốc Sharp bất ngờ về những bức ảnh Bắc Việt Nam mà ông nhận được từ Trung tâm phân tích ảnh quốc gia ở Washington. Những bức ảnh này do máy bay Lockheed A-12 (ra đời trước SR-71 Blackbird) chụp.
Những bức ảnh chụp Bắc Việt Nam cũng được vệ tinh thực hiện, nhưng nó bay qua Bắc Việt Nam không nhiều hơn đôi lần trong một tháng. Thí dụ, vệ tinh Corona gắn máy ảnh KH-4A đã bay qua Bắc Việt Nam trong một phi vụ (từ 17 đến 22-6-1967) theo quỹ đạo cũng qua cả Liên Xô và Trung Quốc. Mây che phủ làm hơn một nửa ảnh Corona mất giá trị. Máy bay A-12 có thể được bay thường xuyên và có ưu thế bay trong thời tiết xấu.
Lockheed U-2 (ra đời trước A-12) bây giờ được xem là rất bị nguy hiểm khi bay trên đồng bằng sông Hồng; các máy bay MiG và SAM dễ dàng hạ rơi nó. Máy bay A-12 có thể bay cao hơn chút ít (hơn tám nghìn feet) và nhanh hơn (hơn Mach 3 - tức 3 lần tiếng động). Trong điều kiện thời tiết trong sáng nó có thể chụp toàn bộ đồng bằng sông Hồng trong một phi vụ. Khi tổng thống Johnson cho phép dùng A-12s chụp ảnh Bắc Việt nam, ông hy vọng rằng những chiếc máy bay đời mới có khả năng cung cấp những cảnh báo sớm nhất về sự có mắt của tên lửa đất đối đất đe doạ tàu chiến ở Vịnh Bắc Bộ. Những bức ảnh như thế cũng theo dõi được sự thay đổi triển khai SAM.
Nhược điểm lớn nhất của phi vụ đầu tiên của máy bay A-12 chụp ảnh Bắc Việt Nam là phim phải được gửi bằng mọi cách về Washington để xử lý. Điều này sớm được khắc phục bằng cách gửi phim về trung tâm xử lý ảnh U-2 thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành dinh của cả Bộ chỉ huy cố vấn quân sự và Tập đoàn không quân số 7. Tân Sơn Nhất là nơi thuận tiện để xử lý ảnh U-2 không những do khách hàng chính ở đó, mà đặc biệt bởi vì U-2 bay từ sân bay Biên Hoà gần nó.
Máy bay A-12 bay từ Kadena (Okinawa), bởi vậy, tháng 9-1967, trách nhiệm xử lý ảnh A-12 được chuyển cho Phi đoàn trinh sát kỹ thuật thuộc Tập đoàn không quân số 5 tại sân bay Yokota (Nhật). Phi đoàn này có thể cung cấp cho Tập đoàn không quân số 7 vị trí những trận địa SAM một ngày một phi vụ A-12; những bức ảnh tiếp theo sau một ngày nữa.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:31:54 PM
Tướng Momyer nhấn mạnh với đô đốc Sharp sự thật là những bức ảnh A-12 cho thấy tám trận địa SAM nằm trong vòng 10 hải lý từ trung tâm Hà Nội - tức là nằm trong vòng tròn hạn chế mà tổng thống Johnson đã vạch ra quanh Hà Nội. Do vậy máy bay Mỹ chỉ có thể tấn công trận địa tên lửa với những mục tiêu được phép. Trừ khi quy tắc này thay đổi, thì chiến dịch đánh phá những tên lửa vẫn bị bó tay. Tuy thế, sự thay đổi về quy tắc có thể có nhận thuận lợi trong việc tập trung nhiều tên lửa gần Hà nội hơn là trước đây; các trận địa được sắp xếp lại và những bệ phóng ít khi dời đi. Ở những nơi khác của đồng bằng sông Hồng, số lượng bệ phóng đã giảm đi, một số chuyển về các trận địa Hà nội và một số khác đưa về phía nam nơi họ có thể đe doạ B-52 đang không kích nguồn tiếp liệu và lực lượng Bắc Việt nam nằm sát bắc khu phi quân sự. Việc di chuyển các bệ phóng tên lửa về phía nam đã làm giảm số lượng các trận địa tên lửa ở gói mục tiêu 6 từ 30 xuống còn 21.
Đô đốc Sharp muốn có một kế hoạch đánh phá radar điều khiển SAM và MiG, radar cảnh báo sớm, và Trung tâm chỉ huy phòng không. Ông nói với tướng Ryan về kế hoạch như thế cùng với đô đốc Johnson, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương. Đô đốc Johnson phàn nàn rằng ảnh A-12 không cung cấp cho phi công triển vọng để họ đánh phá các trận địa radar và tên lửa một cách thành công, còn Trung tâm chỉ huy phòng không thì không biết chính xác vị trí của nó khi dùng không ảnh diện rộng. Triển vọng ảnh độ phân giải cao gây ấn tượng khác hơn triển vọng chụp ảnh bằng máy ảnh tại độ cao thấp hơn. Đô đốc Johnson yêu cầu tăng cường cập nhật những bức ảnh chụp ở tầm thấp.
Trong khi máy bay không người lái tầm thấp có thể chụp ảnh một số trận địa tên lửa trong thời tiết trời có mây, hoặc khá nhiều ảnh khi thời tiết tốt như đô đốc Johnson yêu cầu. Tuy thế, kế hoạch của tướng Ryan kết hợp chặt chẽ với những yêu cầu riêng của đô đốc Johnson và thêm nữa thậm chí thời tiết tốt hơn là cần thiết, không còn điểm nào tiếp theo phòng không trừ khi có cơ hội phong phú khai thác uy thế không quân ném bom những mục tiêu mà sự bảo vệ nó bị loại bỏ. Kế hoạch Ryan cam đoan rằng đây không phải một chiến dịch lớn đánh phá SAM ít nhất cho đến khi thời tiết trở lại tốt hơn trong mùa hè sắp đến - và có thể chẳng bao giờ có nữa.
***
Mặc dù đôi lần hạn chế số lượng máy bay mà Momyer dùng để đánh phá phòng không địch, Ryan ít thành công trong việc tìm đủ những phi vụ trong thời kỳ gió mùa đông bắc cho máy bay đỗ tại Thái Lan. Năm trước, nhiều lượt xuất kích được chuyển từ Bắc Việt Nam sang Lào, nơi thời tiết tốt thịnh hành ở những tuyến đường giao thông vùng cán xoong được Bắc Việt nam về ban đêm sử dụng xe tải chở hàng vào phía nam. Trong thời gian ấy, phần lớn những con đường ở Bắc Việt Nam cũng có thể sử dụng vào ban ngày, vì trong những ngày âm u họ tránh được những cuộc không kích. Các cuộc không kích bằng ném bom theo radar hoặc theo điều khiển từ mặt đất không có đủ độ chính xác để phá huỷ những cầu, nên họ phải đơn độc bắn phá xe tải và toa xe chở hàng.
Lần đầu tiên chính quyền Johnson cho phép thả mìn ở sông tại bắc vĩ tuyến 20, và giữa những thời gian nghỉ hiếm hoi khi thời tiết không thuận lợi ném bom cầu, những F-4D và A-6 đánh vào phà và những cơ sở sửa chữa cầu bằng cách thả thuỷ lôi Mk-36. Thời tiết hạn chế vị trí chính xác và tình báo về hiệu quả thả mìn, nhưng kết quả lại tỏ ra tốt nhất. Ba xe tải lớn bị phá huỷ trong khi qua phà sông Hồng (Hà nội) và làm nổ tung hai xà lan trên sông Cấm ở Hải Phòng.
Sự kém cỏi về kỹ thuật của thuỷ lôi Mk-36 đã hạn chế sự hữu dụng của nó. Đó là một quả bom năm trăm cân Anh Mk-82 gắn thêm ngòi nổ từ tính sẽ phát nổ khi gặp mẩu sắt hay kim loại. Không may, ngòi nổ khá nhậy, đến mức thuỷ lôi thường nổ cách mục tiêu khá xa, và những tấm lưới đánh cá hoặc một thùng phuy rỗng có thể sử dụng để làm nổ nó. Phiên bản cuối cùng của Mk-36 có ngòi nổ bớt nhạy hơn, mà nó ngắt theo chu kỳ để máy rà mìn không thể chắc chắn là đã hoàn thành việc chưa. Tuy không đủ thuỷ lôi Mk-36, nhưng chúng có thể nằm chờ trên đường vận tải của Bắc Việt nam trong khi mây mù gây khó khăn ném bom. Những quả mìn mày cũng được thả xuống đường bộ và cũng đạt được một số thành công.
Trong khi thuỷ lôi được thả thường xuyên xuống những mục tiêu định sẵn, có hai trường hợp bị sai sót rõ ràng. Vài giờ trước khi kết thúc năm 1967, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tại sân bay Ubon (Thái Lan), nói rằng một phi đội F-4 đã ném 48 quả Mk-36 vào vùng biển quốc tế cách bờ biển Bắc Việt nam khoảng 5 dặm và khoảng 40 dặm về phía bắc khu phi quân sự. Gần một tuần sau, ngày 4-1, một A-6 từ tàu sân bay Kitty Hawk thả mìn thẳng vào tầu chở hàng Liên Xô Pereslavl-Zalesskiy đang neo tại sông Cấm (Hải Phòng). Tổ lái chiếc A-6 này và hai chiếc A-6 khác đang cố gắng thả Mk-36 gần một chiếc cầu bắc qua sông, nhưng một sai sót trên tỷ lệ bản đồ dẫn họ đến sai sót này. Cộng với số mìn trúng tầu và nổ, những quả mìn khác nằm ngay sát bờ. Việc này làm Washington lo âu, ngoại trưởng Rusk đưa cho đại sứ Liên Xô Dobrynin một bản đồ chỉ rõ vị trí gần đúng của những quả mìn cũng như khu vực mục tiêu cần được thả theo dự định.
Như thường làn trong những lần trước đây, tổng thống Johnson phản ứng với tai nạn này bằng cách xác lập một vùng hạn chế ném bom và thả mìn. Khi máy bay hải quân bị cáo buộc oanh tạc tàu Mikhail Frunze tháng 6-1967, Johnson đã tuyên bố một vùng hạn chế với bán kính bốn hải lý từ trung tâm Hải Phòng. Lần này ông mở rộng bán kính tới 5 hải lý. Chỉ một vài ngày trước đó, ngày 3-1, ông đã xác lập một vùng hạn chế 5 hải lý tính từ trung tâm Hà Nội. Trong khi vùng hạn chế mới ném bom Hà Nội là nhỏ hơn vùng hạn chế cũ (bán kính 10 dặm) được ông tuyên bố một năm trước đây, điều được làm trong đợt không kích mùa hè vào một vài mục tiêu bao gồm cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
Cơ sở hợp lý của tổng thống Johnson về vùng hạn chế mới xung quanh Hải Phòng hình như quá rõ ràng, nhưng tại sao lại hạn chế những cuộc không kích khác vào cầu Long Biên - và tại sao không tính đến việc kết thúc thả mìn trên sông ở đó? Không quân đã trở nên quen thuộc với câu hỏi tại sao những quyết định như vậy lại được ban ra. Một lần nữa Hà nội đã yên tâm về những hạn chế ném bom bằng cách nhùng nhằng triển vọng thương lượng.
Cuối tháng 11-1967, một vài tuần lễ sau khi thủ tướng Rumani Ion Gheorghe Maurer từ Hà Nội về nước, tổng thống Johnson cử đại sứ lưu động W. Averell Harriman đến Bucharest. Vì Maurer có mặt ở Hà nội khi Johnson đưa ra lời tuyên bố ngày 29-9 tại San Antonio, Harriman muốn biết tại sao giới lãnh đạo Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson ngừng ném bom Bắc Việt Nam để đổi lấy đàm phán - chừng nào Bắc Việt không chiếm được thuận lợi ngừng đưa quân đội và tiếp liệu vào Nam. Maurer nói rằng ông không biết, bởi vì văn bản bài diễn văn lúc đó chưa đến tay Phạm Văn Đồng trước khi họ kết thúc thảo luận. Nhưng Harriman biết rằng lời đề nghị được gửi bằng con đường cá nhân cho Hà Nội ngay từ đầu tháng 8.
Tuy thế, một trong những hồi ức của Maurer đem lại một chút hy vọng. Phạm Văn Đồng chỉ ra rằng nếu ngừng ném bom, Hà Nội “có thể” thảo luận với Hoa Kỳ. “Tôi còn nghi ngờ từ “có thể” - Harriman điện cho ngoại trưởng Rusk. Hà Nội thường dùng chữ “có thể”, nhưng Maurer không tin chắc từ này được dùng; ông nói rằng không thành vấn đề, bởi vì tiếng Pháp của Phạm Văn Đồng là khá nghèo đối với sắc thái này. Một chút quan tâm hiếm hoi của Hà nội đến thương lượng khiến Washington như chết đuối vớ được cọc. Benjamin Read, văn phòng Bộ ngoại giao nghĩ rằng kênh Rumani có lẽ chứng tỏ là “một người thắng cuộc” và phong cho nó là “Packers” sau khi đội bóng Packers vô địch biển Xanh.
Giữa tháng 12-1967, thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Rumani, Gheorghe Macovescu, thăm Hà Nội. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói với Macovescu lời tuyên bố mới của chính phủ của ông: sau khi “chấm dứt vô điều kiện” ném bom, Bắc Việt Nam “sẽ bước vào thảo luận nghiêm túc” với Hoa Kỳ. Không những ông Nguyễn Duy Trinh dùng từ “sẽ”, mà còn buông chữ “hoàn toàn” trong câu “chấm dứt vô điều kiện và hoàn toàn”. Macovescu sau đó nói với Harriman khi được hỏi về sự bỏ sót này, Nguyễn Duy Trinh nói một cách chắc chắn rằng câu bị cắt ngắn là câu của chính phủ ông. Ngày 29-12, một tuần sau khi Macovescu rời Hà nội, Nguyễn Duy Trinh cũng có lời tuyên bố công khai như vậy tại buổi tiếp đại sứ Mông Cổ. Thêm vào từ “sẽ” và bỏ từ “hoàn toàn” là ngừng tất cả các cuộc ném bom và thả mìn bên trong 5 hải lý từ trung tâm Hà nội.
Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, bị ấn tượng mạnh bởi phản ứng của Washington với lời tuyên bố Nguyễn Duy Trinh rằng ông báo động cho đô đốc Sharp và tướng Westmoreland chuẩn bị ngừng ném bom.
Wheeler tuyên bố công khai xem xét sự kiện này, vì ông nghĩ điều này có nghĩa rằng Bắc Việt sẽ giảm bớt hoạt động quân sự gần khu phi quân sự và có thể Westmoreland sẽ di chuyển quân đội của ông từ đó về phần còn lại Nam Việt nam. Westmoreland và đại sứ Bunker thận trọng nhắc ngoại trưởng Rusk phải cảnh giác trước sáng kiến hoà bình của Bắc Việt nam trong khi Bắc Việt nam tăng cường lực lượng tại bắc khu phi quân sự. Sharp ngay lập tức đáp lại Wheeler: “Nói chung, tôi hiểu rõ sự bất lợi và thấy được sự bất lợi lớn nhất khi chấm dứt ném bom…”.
Theo quan điểm của giới không quân, việc nhượng bộ Bắc Việt nam chỉ có thể giành được bằng gia tăng áp lực quân sự. Thậm chí giới không quân còn được hé lộ những chi tiết ngoại giao, nghi ngờ rằng họ thông cảm với suy luận của tổng thống Johnson. Cuộc gặp Nguyễn Duy Trinh-Macovescu xảy ra trong đợt ngừng ném bom do thời tiết xấu kéo dài 5 ngày, một khoảng thời gian dài nhất trong điều kiện tốt để ném bom thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 11-1967 qua tháng 3-1968. Chẳng cần quan tâm đến việc Nguyễn Duy Trinh thay đổi từ ngữ là dấu hiệu nhận thấy được, họ thả bom phá gục gầu Long Biên cách trung tâm Hà nội một dặm.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:34:11 PMCuộc tập kích ngày 14 và 18-12-1967, một lần nữa làm hư hỏng cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Khoảng 50 F-105 xuất kích tấn công cầu bằng hai quả bom nặng 3 nghìn cân Anh chập làm một. Bom không dẫn đường thậm chí chứng tỏ chính xác hơn và phá huỷ mạnh hơn những đợt ném bom vào tháng 8 và tháng 10-1967. Bẩy trong số 19 nhịp cầu đã gục xuống nước. Cuộc tập kích tháng 10 khiến cầu bị ngừng trệ chỉ một tháng, nhưng sau khi cuộc tập kích tháng 12 nó bị ngưng trệ tới sáu tháng. Thêm nữa, Bắc Việt không gắng sửa chữa cầu cho tới khi ngừng ném bom vùng Hà Nội cuối tháng 3; hoặc họ đã đưa vào sử dụng cầu phao cho đến lúc đó. Trong thời gian ấy, họ sử dụng phà để nối Hà Nội với Hải Phòng và Trung Quốc.
Không máy bay nào bị bắn rơi khi tấn công cầu Long Biên trong một tuần lễ thời tiết tốt của tháng 12, nhưng hai F-105 và hai F-4 bị rơi khi tập kích vào những mục tiêu khác ở khu vực Hà Nội. Sáu sĩ quan không quân trong khoang những máy bay này đã nhảy dù thoát may mắn, và trở về nhà cuối cuộc chiến tranh. Trừ một nạn nhân của MiG kể từ mùa xuân 1967. Hai mươi máy bay MiG bay lên ngày 17-12 và có lẽ mười bốn chiếc bay lên hai ngày sau đó. Thêm vào lối đánh cổ điển của MiG-21 là bắn và chạy, MiG-17 cố kéo máy bay Mỹ xuống tầm thấp không chiến. Cuộc hỗn chiến tiếp tục trên bầu trời khu vực mục tiêu, nơi mà SAM kém linh hoạt nhường chỗ cho MiG. Khi MiG-21 bỏ chạy khỏi chiến dịch của Mỹ trong thời tiết tốt từ ngày 14 đến 19-12, thì Mỹ giành được hai chiến thắng và không thiệt hại, MiG-17 không ghi được điểm. Chiến thắng đơn độc của họ là thiệt hại bốn chiếc.
Mặc dù tướng Ryan, tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương phản đối xuất kích độc lập, nhưng ông không phản đối không chiến bằng cách tăng nhiệm vụ hộ tống. Thêm nữa, ông có lý do đặc biệt tự hào về một F-4 bắn rơi một MiG-17 ngày 17-12, bởi vì con trai cả của ông (trung uý John D. Ryan, Jr.) là phi công phụ F-4. Chiến thắng này cũng là ngoại lệ trong hai vinh dự: viên đại uý phi công Doyle D. Baker là thuỷ quân lục chiến, và vũ khí là một tên lửa tầm nhiệt Falcon. Sự kém cỏi ngòi nổ của Falcon làm tiêu tan toàn bộ 5 đầu nổ nhỏ, nhưng may mắn nó trúng ngay ống xả MiG-17.
Theo quy tắc lúc đó, trung uý Ryan nhận một nửa điểm cho phần của mình trong việc hạ rơi MiG, và đại uý Doyle nhận một nửa điểm. Bốn năm sau (tức hai năm sau khi Ryan (con) chết trong một tai nạn máy bay) khi tướng Ryan là Tham mưu trưởng và không quân Mỹ một lần nữa ném bom Bắc Việt nam, ông đã thay đổi quy tắc tính điểm tức là phi công và phi công phụ mỗi người đều nhận một điểm khi hạ rơi MiG; quy tắc được sửa lại từng có hiệu lực trước năm 1965. Trước khi tướng Ryan thay đổi quy tắc tính điểm, bốn chiến công của đại tá Olds trên F-4 chỉ được tính là hai điểm và xếp ông vào hạng ưu tú cùng với phi công F-105 một ghế lái, đại uý Max C. Brestel, người bắn rơi hai MiG-17 ngày 10-3-1967. Sát gót họ là trung tá Robert F. Titus và phi công phụ, thiếu uý Milan Zimer, người chia sẻ điểm với 3 chiến công.
Chiến công ở vị trí thứ năm ngày 19-12 là thiếu uý George H. McKinney, Jr., một phi công phụ F-4 quê Bessemer, Alabama. Cũng như trung uý Ryan và trung uý Zimer, trung uý McKinney được đào tạo là phi công, và ít nhiệt tình khi làm phi công phụ vận hành radar. Công cuộc này nên chuyển cho những người được đào tạo làm hoa tiêu. Chỉ cần phi công ngồi ghế sau, họ cũng chính thức được gọi là “phi công” và phi công ngồi ghế trước được gọi là “chỉ huy máy bay”. Chẳng có vấn đề gì về cái danh xưng nào được dùng, một phi công phụ đôi khi cũng cảm thấy chút ít nản lòng trong hoàn cảnh của mình - đặc biệt khi anh ta từng bay nhiều lần vào Bắc Việt Nam và một phi công mới lại ngồi ghế trước.
Tiền đồ những phi công phụ được cải thiện vào tháng 11-1967, khi họ được phép lên ghế trước mà không cần hoàn toàn chuyến đi của họ và không cần quay về Hoa Kỳ để huấn luyện.
Việc đánh giá bằng nhau điểm chiến công là một sự cố gắng khác để nâng cao tinh thần của phi công phụ. Ngoài ra, vai trò của họ rất cần trong không chiến; khi họ không thấy MiG xuất hiện trên màn radar, thì trước tiên họ phải nhìn thấy nó đang tấn công từ phía sau. Công việc quan trọng nhất của họ là “khoá” radar vào chiếc MiG nằm trong các thông số để tên lửa tiêu diệt. Công sức của phi công phụ đều góp vào một phần chiến công, và họ cũng được thưởng điểm chiến công ngang bằng phi công chính. Trung uý McKinney đã ghi điểm chiến công ngày 6-11, khi đại uý Darrell D. Simmonds ngồi ghế trước bắn rơi hai MiG-17 bằng pháo 20 ly gắn ở cánh F-4 của họ.
Trong khi chỉ hai phi công này được công nhận hai điểm chiến công ở Đông Nam Á, thì một vài người cũng ghi được một điểm. McKinney đứng đầu nhóm sau giành được một phần tư điểm ngày 19-12. Lúc ấy ngồi ghế trước (phi công chính) là thiếu tá Joseph D. Moore, con trai trung tướng Joseph H. Moore (bạn thời thơ ấu của Westmoreland, người tiền nhiệm của Momyer là tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, và người tiền nhiệm thứ hai của Ryan ở chức tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trước khi trở thành tổng thanh tra không quân Mỹ vào tháng 8-1967). Một lần nữa súng gắn dưới cánh được sử dụng, nhưng súng lại không được tốt nhả đạn chậm và không đủ sức hạ gục MiG-17. Sau khi chiếc F-105F hai ghế lái “Con chồn hoang” hạ được chiếc MiG-17 đó, điểm chiến công được chia cho 4 người .
Dù mất hai MiG mà không hạ được một máy bay nào của Mỹ, nhưng nỗ lực của MiG được xem là thành công tại một buổi chiều cuối cùng trong những tuần khá hiếm hoi thời tiết tốt. Hai mươi bốn máy bay Mỹ trong số 40 chiếc đã phải vứt bom. “Tôi cố gắng phát hiện MiG-17 ở đâu”, thiếu tá Moore nhớ lại, “những tôi không thể kể sự va chạm máy bay từ tất cả những vụ nổ”. Bất cứ thứ gì bom thổi bay, không phải là nhà ga. Vì thế người ta khôi phục lại chiến dịch mùa hè năm trước đánh phá tuyến đường sắt giữa Hà Nội và biên giới Trung Quốc.
Năm ngày là một khoảng thời gian quá ngắn ngủi để tấn công một khu vực rộng. Cầu Long Biên là chiếc cầu dài nhất ở Bắc Việt nam, nhưng nhiều chiếc cầu khác cũng cho tàu hoả chạy từ Trung Quốc sang. Cầu Đuống cũ (cách cầu Long Biên ba dặm về phía đông bắc) bị đánh bom ngày 12-12, nhưng cũng cần phải đánh nốt hai chiếc cầu tạm bắc qua sông này. Cả ba cầu được sửa chữa nhanh và dễ dàng, vì thế hiệu quả chỉ là tạm thời.
Trong bất kỳ trường hợp nào, thời tiết cũng cản trở tấn công đầu máy xe lửa đỗ tại các nhà ga và trên đường nhánh. Yên Viên, ga lớn nhất, cũng như nhà máy sửa chữa xe lửa Gia Lâm, bị đánh phá, nhưng Bắc Việt vẫn đưa hơn một trăm toa xe vào các đường nhánh để nó không bị tấn công. Vào hôm cuối cùng thời tiết tốt, yêu cầu của Tập đoàn không quân số 7 đánh phá những đường nhánh do Washington phê chuẩn được gửi quá chậm tới Sài gòn mãi tới sáng hôm sau.
Không mấy ai biết rằng cuộc đánh phá cầu Long Biên ngày 18-12-1967 là trận ném bom lớn thành công nhất ở Hà nội trong suốt hơn bốn năm. Những F-105 của phi đoàn không quân chiến thuật 388 (Korat, Thái Lan) đóng góp phần lớn việc phá hỏng chiếc cầu này. Ba ngày sau tư lệnh phi đoàn, đại tá Neil J. Graham, nghe tin tổng thống Johnson chuẩn bị thăm Korat. Một tháng kể từ Graham nhận chức tư lệnh phi đoàn, sau khi đại tá Burdett bị bắn rơi ở Phúc Yên, Graham được Tham mưu trưởng không quân Mỹ (tướng McConnell), tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương (tướng Ryan), và Hạ nghị sĩ Joseph Y. Resnick (đảng Cộng Hoà of New York), tới thăm; vua hề Bob Hope sẽ đến thăm sau cuộc thăm viếng của tổng thống. Sự kết hợp việc thời tiết xấu để ném bom và các khách quý tới thăm đưa đến việc trì hoãn chiến dịch Sấm Rền đang được phi đoàn Korat và giới lãnh đạo nó tiến hành. Tư lệnh và phó tư lệnh phi đoàn vừa hy sinh, trưởng phòng hành quân, đại tá James E. Bean, cũng bị bắn rơi và bị bắt đầu tháng 1 và đại tá Graham chết do đau tim sau này trong cùng một tháng.
Tất nhiên đây không phải là chiến thắng cuối cùng của phi đoàn đối với cầu Long Biên để kéo tổng thống Johnson qua Thái Bình Dương. Ngày 21-12, ông tham dự tang lễ thủ tướng Úc Harold Holt - một trong số ít nước gửi lính tới Việt nam. Johnson có chuyến đi vòng quanh thế giới dịp Giáng Sinh, thăm lính Mỹ ở Đông Nam Á và Giáo Hoàng ở Rome. Johnson đã từng đến thăm Việt nam lần đầu tiên với cương vị phó tổng thống, và ông đã bỏ hội nghị năm 1966 để đến bắt tay lính Mỹ tại vịnh Cam Ranh. Trước khi trở lại vịnh Cam Ranh ngày 23-12-1967, ông nghỉ đêm tại sân bay Korat. Có một ngôi nhà ở ngoại ô chưa sử dụng và còn mới được dùng làm nơi ở cho đoàn tháp tùng tổng thống khoảng ba trăm người, trong đó có tới 75 phóng viên. George Christian, thư ký báo chí của tổng thống, nói với các phóng viên rằng vì lý do an ninh họ không thể tường thuật tin tức trước khi tổng thống rời đi vào sáng sớm. Nhưng báo chí Thái Lan đã làm được việc tường thuật, và các phóng viên suốt đêm sử dụng điện thoại và máy chữ tại hành dinh phi đoàn.
Giới báo chí bị ngăn không được tham dự cuộc gặp buổi sáng của Johnson tại câu lạc bộ sĩ quan với tướng Momyer và những phi công của những phi đoàn đang có mặt tại Thái Lan. Họ mô tả việc không kích cầu Long Biên và các cuộc ném bom một cách chung chung. Một trong những người báo cáo là trung uý McKinney, kể về không chiến. không có phi công phụ nào từng được khá nhiều nổi bật như anh ta. Trước sáng sớm tinh mơ hôm sau tại hàng rào danh dự trước khoảng 5 nghìn người, tổng thống tặng Huân chương chữ thập cho McKinney và 5 phi công chính.
McKinney kiếm được huân chương này do phi vụ ngày 19-9 với thiếu tá Lloyd W. Boothby lái chính; Boothby cũng được nhận Huân chương chữ thập. Chiếc F-4 của họ trúng đạn cao xạ trong khi ném bom một tuyến đường sắt phía bắc Hà Nội; dù hệ thống dẫn đường hư hỏng, họ cố gắng bay ngược về tới Thái Lan trước khi nhảy dù.
Tổng thống Johnson đã nghe nhiều từ thượng nghị sỹ Symington và những người khác việc phi công thất vọng về những mục tiêu tầm thường và quy tắc chiến đấu bị hạn chế quá mức. Trong những tháng mới đây Johnson cho những phi công này những mục tiêu tốt hơn, bao gồm cầu Long Biên mà họ vừa mới ném bom trở lại. Giờ đây ông động viên họ: “Chiến tranh du kích quy định những mục tiêu không không dễ dàng”, ông giải thích. Nhưng một số quân nhân không quân “đang kẹp chặt” hơn nửa triệu người Bắc Việt nam cố giữ đường vận tải. Ông ca ngợi tính kỷ luật, kiềm chế, và kiên định của quân nhân Mỹ. Đồng thời hình như ông cũng tự động viên mình: “Tinh thần nước Mỹ không được đọc trên các khẩu hiệu và biểu ngữ”, ông tuyên bố. “Không ai có thể đến đây dù chỉ chốc lát và bắt tay các bạn hoặc tận mắt nhìn các bạn và có chút nghi ngờ rằng nước Mỹ sẽ đoàn kết và nước Mỹ sẽ luôn trung thành suốt quá trình cho đến khi một nề hoà bình trong danh dự được bảo đảm”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:34:38 PM
Dù căn cứ Korat đầy ắp những đám đông đón vua hề Bob Hope một vài ngày sau đó, tổng thống Johnson hình như rất hài lòng về chuyến thăm Korat. Quay về Nhà Trắng, Walt Rostow nói với những sĩ quan liên lạc của Liên quân Mỹ rằng “Momyer làm nhiều ấn tượng tốt tại Korat”. Sự ca ngợi được chuyển tới Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng McConnell, người từng cho rằng không quân Mỹ lẽ ra nên có “lợi lộc cực đại” vì bài phát biểu của tổng thống ở đó. McConnell phát biểu khá nhiều hơn một năm sau (sau khi Johnson và ông cả hai về hưu), ông cũng tăng vấn đề này lên với người phỏng vấn như đánh giá đúng lời tuyên bố “đã suy nghĩ rất kỹ” của Johnson đối với không quân, người đang chiến đấu dưới những hạn chế được tổng thống bãi bỏ một cách cần thiết .
Thêm nữa, bài phát biểu tại Korat đánh dấu đỉnh điểm sự thông cảm tốt giữa tổng thống Johnson và giới quân sự. Từ phiên điều trần của Uỷ ban Stennis vào tháng 8, ông đã chấp thuận một số mục tiêu từng tìm kiếm từ lâu và đóng sập cánh cửa trước Bộ trưởng quốc phòng McNamara. Từ trước khi McNamara tìm kiếm cắt giảm ném bom Bắc Việt nam, nhiều sĩ quan cao cấp đã khó chịu về chứng bại não của ông và ông chỉ chăm chăm vào những con số tiến bộ. Một số ít tướng hoặc đô đốc bực mình về tuyên bố của Johnson cuối tháng 11 rằng McNamara sẽ dời Bộ quốc phòng trước khi trở thành chủ tịch World Bank.
Những nỗ lực của Johnson để xoa dịu những ai muốn theo đuổi chiến tranh mãnh liệt hơn chỉ có thể làm tức giận những người đang phản đối Mỹ bị lôi cuốn vào chiến tranh. Bất cứ điều gì dành cho quân đội là về chính sách của ông, Johnson luôn bảo đảm các cuộc gặp thân mật khi ông thăm một thanh niên Mỹ, người đang liều mạng tiến hành những chính sách này. Nhưng nơi khác, thanh niên Mỹ la ó những lời phát biểu của ông và hàng ngày biểu tình bên ngoài Nhà Trắng. Ngày 23-10, hơn 20 nghìn người chống đối tuần hành từ Mall về Lầu Năm Góc để thức suốt đêm.
Những người chống đối là một mối nguy hại, nhưng họ có thể làm thuận lợi cho chính quyền; những khẩu hiệu tục tĩu, những lá cờ cộng sản, và những người đàn ông tóc dài chọc tức tính đa cảm của số đông dân Mỹ. Họ không thích biểu tình, tuy thế, họ cũng không thể tiếp tục ủng hộ một cuộc chiến tranh dai dẳng và xa xôi. Cuộc bầu cử tổng thống chỉ còn một năm nữa, mùa thu 1967 Johnson biết rằng theo thăm dò của viện Gallup, chỉ 38% dân Mỹ chấp thuận cách ông điều hành công việc của mình.
Thăm dò của Gallup hâm nóng nhiệm kỳ tổng thống kéo thêm một vài đối thủ chính trị của Johnson: chính trong đảng của ông, thượng nghị sỹ Robert Kennedy bang New York; trong đảng Cộng Hoà, thống đốc Nelson Rockefeller bang New York, cựu phó tổng thống Richard Nixon, và thống đốc George Romney bang Michigan. Sự im lặng của Rockefeller về Việt nam có lẽ làm ông được biết nhiều nhất. Sau chuyến thăm Việt nam mùa xuân 1967, Nixon đã thúc đẩy một chiến dịch ném bom tàn nhẫn hơn đối với Bắc Việt nam bao gồm thả mìn cảng Hải Phòng. Sau đó, Romney đã từ bỏ sự ủng hộ chiến tranh lúc đầu của ông, phàn nàn rằng tướng lĩnh và những nhà ngoại giao đã “tẩy não” ông - bây giờ ông muốn giảm bớt ném bom.
Trước mùa hè năm 1967, hầu như tất cả những đảng viên Đảng Cộng Hoà đã ủng hộ nỗ lực chiến tranh; những chỉ trích của họ bị giới hạn kêu gọi dứt khoát hơn tìm kiếm chiến tranh. Lãnh tụ phe thiểu số Thượng nghị viện, Everett Dirksen (Illinois), là một trong những bạn thân của Johnson và là một trong những người ủng hộ mạnh nhất Johnson trong những tranh luận về chiến tranh. Nhưng Romney không chỉ là người đảng Cộng Hoà ly khai. Cộng với thượng nghị sỹ George Aiken (bang Vermont) (người phê phán từ đầu cuộc chiến tranh), thượng nghị sỹ Mark Hatfield (bang Oregon) và Charles Percy, thượng nghị sỹ bang Illinois, bắt đầu công kích việc Mỹ bị lôi cuốn vào chiến tranh - cũng như hạ nghị sĩ Paul Findley, (bang Illinois), và F. Bradford Morse (bang Massachusetts). Họ dùng những luận cứ để làm họ tương tự một số người đối lập trong đảng Dân Chủ (bao gồm thượng nghị sỹ Kennedy), những người này được vị Chủ tịch uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện nổi tiếng trực tính cầm đầu, William Fulbright (bang Arkansas). Người có ảnh hưởng nhất trong số những người “bồ câu” trong đảng Cộng Hoà là thượng nghị sỹ Thruston Morton (bang Kentucky), cựu chủ tịch đảng Cộng Hoà.
Giống như nhiều người đối lập nổi tiếng khác, thượng nghị sỹ Morton muốn bắt đầu cắt giảm vai trò của Mỹ bằng việc chấm dứt ném bom Bắc Việt nam. Mặc dù trên thực tế Johnson cố gắng nhượng bộ những lời chỉ trích bằng cách chấp thuận mong muốn đầu tiên của họ, vào mùa thu 1967 ông có đủ lý do nghĩ rằng ném bom là một trong những chương trình nổi tiếng của ông. Những cuộc thăm dò công chúng ghi nhận sự bất bình tăng lên đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông và việc tiếp tục ủng hộ ném bom Bắc Việt nam. Trong khi dân Mỹ chán ngán chiến tranh, họ thiếu kiên nhẫn về một chiến thắng ít nhất. Vào tháng 10, thăm dò của viện Gallup cho thấy 65% dân chúng phản đối việc ngừng ném bom Bắc Việt Nam mà không đổi lấy một cái gì đó; 55% ủng hộ tiếp tục ném bom ở mức hiện tại; và thậm chí 42% hài lòng nếu dùng bom nguyên tử. Thăm dò này, tuy thế, cũng cho thấy 60% ủng hộ việc kéo dài quyết định Liên hợp quốc về tương lai Nam Việt nam, và 71% muốn đưa quân đội Nam Việt nam quay lại chiến đấu.
Tổng thống Johnson trở nên lo âu về sự ủng hộ của dân chúng đối với chiến tranh vào tháng 8-1967, khi Gallup đưa ra tỷ số rơi dần 47% cử tri Mỹ xuống còn 40%. Điều trần của Uỷ ban Stennis tháng đó dấy lên một vài sự khác biệt giữa Bộ trưởng quốc phòng McNamara với Tham mưu trưởng liên quân về việc ném bom Bắc Việt nam. Tuy thế, làm hư hại nhiều hơn đến lòng mến mộ tổng thống là việc ông gửi cho Quốc hội ngày 3-8 bản kiến nghị tăng thêm 10% thuế thu nhập. Tốn kém của cuộc chiến tranh, cộng thêm tốn kém của chương trình xã hội của Johnson, làm tăng món nợ Liên bang và tỷ lệ lạm phát tăng hơn hai lần (tỷ lệ này trong những năm đầu thập niên 1960 luôn giữ ở khoảng 1% một năm). Để ngăn chặn lạm phát theo chiều xấu hơn, Johnson tin rằng ông phải yêu cầu tăng thuế cao hơn. Đây là điều phiền nhiễu không được nhiều người ưa chuộng và làm tăng áp lực đối với ông trong sự tiến bộ đo được, đến mức ông có thể phán xét chi phí chiến tranh bằng dollars cũng như bằng sinh mạng.
Chưa từng bao giờ kể từ khi lần đầu tiên đưa máy bay ném bom Bắc Việt nam, tổng thống Johnson phải tránh khuấy động quá khứ dân Mỹ. Ông sợ rằng họ có thể đẩy ông vào một cuộc chiến tranh lớn. Nhưng khi sự chống đối chính sách của ông tăng lên vào mùa hè năm 1967, ông bắt đầu nói về việc thay đổi đặc tính nỗ lực chiến tranh ở trước nhà. Tại một cuộc họp với các cố vấn thân cận ngày 18-8 ông phàn nàn rằng Hoa Kỳ không thể chiến thắng mà không có tuần hành, những bài hát, và những chạy đua về trái phiếu. Ông đề nghị một tướng có tài tương tự Douglas MacArthur sang nói chuyện với báo chí ở Sài Gòn. Hình như không thể tìm được ai tài hơn tướng Westmoreland.
Tháng 10-1967, khi Johnson yêu cầu một tướng không quân Mỹ có thể bênh vực việc ném bom Bắc Việt nam, ông nhận được một danh sách đứng đầu là trung tướng George Brown, trợ lý Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân. Trong khi danh tiếng Brown về năng lực và chân thành đưa ông lên đỉnh cao nghề nghiệp của mình, thì tài năng chói sáng của ông rất hiếm, nếu không phải chưa từng bao giờ gắn với tên ông. Danh sách cũng đưa ra nhiều sĩ quan mà tổng thống Johnson từng sa thải, thí dụ viên tướng LeMay. Trong trường hợp tổng thống Truman và tướng MacArthur, không có nghi ngờ gì. Các tướng xuất sắc nghiêng về với bất đồng với tổng thống của họ - xu hướng đóng góp là hiếm hoi đối với họ. Bản thân Johnson là người nổi tiếng về mặt cá nhân, nhưng điều này hiếm thấy qua những bài phát biểu trước công chúng của ông. Khi nghĩ rằng nhân dân Mỹ cần một lời động viên, ông quay sang giúp đỡ những người mà ông đã giữ lại hoặc thay thế trong chức vụ dân sự và quân sự.
Ngày 5-10, Johnson đọc diễn văn tại nội các về trách nhiệm của họ phát biểu về chiến tranh. Ông gợi lại sinh lực mà Franklin Roosevelt được bảo vệ bởi bộ trưởng nội vụ Harold L. Ickes và bộ trưởng dự trữ quốc gia Henry Morgenthau, Jr. “Anh phải ra khỏi hang động của anh và đừng là người hiện đại nhất”, Johnson thêm vào. “Dirksen chỉ là một người đứng lên thay thế chúng ta bây giờ”. Sau khi phó tổng thống Humphrey nhấn mạnh rằng một “nỗ lực quần chúng” cần biến thành “trào lưu chán nản”, tổng thống cho rằng có lẽ “chúng ta nên sa thải các viên chức cơ quan quan hệ công chúng và nhận tất cả những người mới”.
Những nỗ lực của tổng thống Johnson xây dựng hình ảnh được công chúng ủng hộ nhiều hơn hình như chỉ chạy được chốc lát. Thăm dò của viện Gallup đưa ra tỷ lệ tăng kinh khủng mức thấp 38% đầu tháng 11 lên đến 48% trước cuối tháng 1. Thời tiết xấu trên đồng bằng sông Hồng đã giúp những nỗ lực quan hệ công chúng của ông vì trên trang đầu báo Mỹ không thấy đăng tin máy bay Mỹ cuộc tập kích.
Johnson có một số thuận lợi trong việc ngừng ném bom mà không phải gánh chịu cơn giận dữ “phái diều hâu”. Trong thời gian ấy, ông khẳng định với công chúng Mỹ rằng cuộc chiến ở Nam Việt nam đang giành thắng lợi. Để thuyết phục họ, ông gọi tướng Westmoreland và đại sứ Bunker trở về Hoa Kỳ trong một tuần để làm những bài phát biểu lạc quan. Bất chấp những thuận lợi trước mắt được đem ra sử dụng, cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 gây sốc hơn.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:35:24 PM
5. Sấm Rền thất bại
Tết 1968 bắt đầu ngày 30-1. Như thường lệ, dân chúng Nam Việt nam chuẩn bị vui Tết một vài ngày trước khi và sau khi Tết, nhưng chính phủ Nam Việt nam chịu thua áp lực Mỹ và tuyên bố ngừng bắn kéo dài chỉ 36 giờ. Mặc dù Mặt trận dân tộc giải phóng thông báo lệnh ngừng bắn kéo dài trọn bộ một tuần, người ta thuyết phục tướng Westmoreland rằng lúc này họ có thể sẽ phá hoại ngừng bắn thậm chí từ bỏ lệnh ngừng bắn còn lớn hơn trong quá khứ. Suốt nhiều tháng, tin tức tình báo đã cảnh báo về cuộc Tổng tấn công. Westmoreland chỉ lo lắng riêng về Vùng chiến thuật I, một phần tư phía bắc Nam Việt nam, nơi có hai sư đoàn Bắc Việt nam đang vây hãm những tiền đồn của thuỷ quân lục chiến tại khu đồi núi Khe Sanh; ông đã huỷ bỏ lệnh ngừng bắn đối với lính Mỹ Vùng chiến thuật I.
Trước lúc mặt trời mọc sáng mồng một Tết, lực lượng cộng sản tấn công những công sở chính phủ ở 7 thành phố, hai thành phố trong số này thuộc Vùng chiến thuật I. Sự mở đầu non nớt của cuộc tổng tấn công diện rộng giúp Mỹ và chính phủ Nam Việt nam có thời gian huỷ bỏ lệnh ngừng bắn trên toàn bộ đất nước và nhắc nhở binh lính trước một cuộc tấn công mạnh mẽ đêm hôm sau. Khi đó cộng sản sử dụng có lẽ tám mươi nghìn người tấn công kẻ thù của họ ở Sài Gòn và hơn một trăm thành phố và thị trấn. Dù những con số kinh ngạc và cường độ của những cuộc tấn công quy mô lớn vào các thành phố trong thời gian đầu tiên, lực lượng Mỹ và Nam Việt nam mất gần một tuần để ngăn bớt tổng tấn công. Tại thành cổ Huế thuộc Vùng chiến thuật I, cộng sản tấn công chiếm giữ những đối tượng quan trọng cho mãi tận cuôi tháng 2. Đây là lần đầu tiên cộng sản phơi bày lực lượng lớn của họ dưới những điều kiện không cho phép họ lùi về rừng rậm. Tướng Westmoreland nghĩ rằng binh lính của ông đang giành được thắng lợi lớn nhất của cuộc chiến tranh. Chỉ số ít phóng viên Mỹ nhìn thấy một chiến thắng của Mỹ trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Nhiều người trong số họ từ lâu đã nhạo báng những lời tuyên bố Westmoreland về những tiến bộ. Giờ đây chiến tranh kéo đến Sài gòn làm họ bị sốc và khẳng định sự nhạo báng của họ. Vì đa số phóng viên được cử đến Việt nam sống ở Sài Gòn, nhiều tin tức đưa ra của họ được xoay quanh thành phố này và câu chuyện về 19 đặc công cộng sản xuyên qua bức tường đại sứ quán Mỹ và chiếm giữ nó trong một vài giờ trước khi bị giết hoặc bị bắt. Bản chất của những cuộc tấn công tự sát như thế khiến cộng sản chiếm được nhiều ngưỡng mộ và thông cảm, đặc biệt khi dân Mỹ thấy trên TV trên trang nhất bức ảnh viên giám đốc cảnh sát Sài gòn, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, bắn một người bị bắt. Chú thích nhỏ là trên thực tế lực lượng cộng sản vừa giết một trong những thuộc hạ của ông Loan cũng như vợ con họ.
Những tuần lễ sau cuộc tổng tấn công, các sĩ quan về quan hệ công chúng đã dẫn những phóng viên Sài gòn đi thị sát tại những thành phố nơi những cuộc tấn công bị đẩy lùi. Đọc hoặc nhìn quan sát những bài tường thuật có thể đưa đến ấn tượng sai lầm rằng cuộc tổng tấn công tiếp tục diễn ra ác liệt khắp Nam Việt nam. Thậm chí khi quân đội Mỹ và Nam Việt nam đủ sức nhanh chóng chặn đứng cuộc tấn công của cộng sản, báo chí vẫn nặng lời chỉ trích gay gắt. Sau một trong những chuyến đi thị sát chiến trường trước đó tới tỉnh Bến Tre ở đồng bằng Cửu Long, Peter Arnett của hãng tin AP trích dẫn lời một thiếu tá giấu tên giải thích rằng “việc phá huỷ làng mạc để cứu nó là cần thiết”.
Có lẽ thậm chí làm nguy hại hơn cho chính quyền Johnson là lời phán quyết của một phóng viên gạo cội của hãng CBS, Walter Cronkite, sau chuyến thăm ngắn ngủi Nam Việt nam nói với khán giả TV rằng cuộc chiến tranh Việt nam “bế tắc” không thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Tin tức từ Việt nam làm đảo ngược sự cải thiện mới đây tỷ lệ ủng hộ tổng thống Johnson do Gallup tiến hành, rơi từ từ 48% xuống 36% dân chúng Mỹ được thăm dò (hơi thấp hơn tỷ lệ đầu tháng 11 trước khi có lời động viên của Westmoreland ở Washington). Vì năm 1968 là năm bầu cử tổng thống, Johnson có nhiều sự khích lệ để thay đổi chính sách về Việt nam của ông. Nhưng nó cũng phải hoàn toàn rành mạch thay đổi nào sẽ cải thiện tình trạng chính trị trong nước của Johnson, để đơn độc cải thiện những vấn đề tại Nam Việt nam. Như vẫn từng xảy ra trong quá khứ, sự tranh cãi trong chính quyền về chính sách Việt nam xoay quanh việc việc ném bom và triển khai quân đội. Trong nhiều khía cạnh, cuộc tranh luận này là sự hâm lại cuộc tranh luận xảy ra hồi tháng 5-1967, trừ việc hậu quả thay đổi đối với ném bom.
Lần này, đề xuất cũ của Bộ trưởng quốc phòng McNamara hạn chế ném bom Bắc Việt Nam đến nam vĩ tuyến 20 được hồi sinh khi ngoại trưởng Rusk đưa ra. Cuối cùng nó đưa đến sự tán thành của tổng thống - ngay sau khi Johnson thay McNamara bằng Clark Clifford, một luật sư ở Washington và cố vấn tổng thống từ thời Truman.
Đề xuất của McNamara có lẽ được tổng thống chấp thuận hồi mùa xuân 1967 nếu như nó không vướng Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện. Khi thượng nghị sỹ Symington kêu gọi điều trần dưới sự che chở thượng nghị sỹ tiểu ban điều tra Stennis, tổng thống gạt bỏ việc hạn chế ném bom và chấp thuận những mục tiêu mới, bao gồm cầu Long Biên. Nhưng uỷ ban không nhắc lại động thái này sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân.
Thành viên đầu tiên của Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện phản ứng công khai về cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân là nghị sỹ đảng Cộng Hoà, Strom Thurmond (bang Nam Carolina), người từng phát biểu chống lại dự thảo bộ luật dân sự khi ông nhận được tin tức. Ông gạt ra rìa những nhận xét được chuẩn bị từ trước và bắt đầu nói chuyện một cách buồn rầu về sự liên quan giữa những sự kiện ở Nam Việt nam và vụ Bắc Triều Tiên bắt giữ tàu do thám Pueblo xảy ra chỉ một tuần trước đó. Theo quan điểm của ông, gốc rễ những vấn đề của Mỹ tại Việt nam sự chấp nhận bế tắc trong chiến tranh Triều Tiên; đây là thời gian Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng sức mạnh của mình. “Hãy dùng sức mạnh của chúng ta để đóng cửa cảng Hải Phòng”, ông thúc giục. “Hãy dùng sức mạnh của chúng ta ném bom họ để họ không thể chịu đựng được - Nếu cần, hãy sử dụng tất cả các cách ném bom mà chúng ta sử dụng trong thế chiến II”.
Sau đó, Thurmond và những thành viên của uỷ ban nói thêm chút ít công khai về việc mở rộng chiến dịch ném bom. Họ đã bàn cãi bài xã luận đăng trên tờ New York Times hôm chủ nhật, bài này viết rằng nếu cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân “thành công rực rỡ” chứng tỏ một cái gì đó, thì nó chứng tỏ rằng ném bom Bắc Việt Nam để làm giảm ý chí hoặc khả năng chiến đấu của kẻ thù đã bị thất bại. Tất nhiên, sự chỉ trích từ lâu của uỷ ban này về sự kém cỏi ném bom ai cũng biết, nhưng không ai trong số những thượng nghị sĩ này từng nói rằng mức độ ném bom hiện nay chẳng có một sự đóng góp chút nào.
Ba ngày kể từ khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện bắt đầu phiên điều trần kín được lên lịch từ trước về dự thảo chi tiêu cho quốc phòng trong năm tài chính tới. Nhân chứng mở đầu là Bộ trưởng quốc phòng McNamara, người vẫn còn còn một tháng làm việc ở Lầu Năm Góc, và tướng Wheeler, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân. Vì thượng nghị sỹ Russell ốm, thượng nghị sỹ Stennis ngồi chế chủ tịch. Stennis thậm chí nhã nhặn hơn thường lệ, nói rằng McNamara là “một Bộ trưởng quốc phòng hiệu quả nhất tôi chưa từng thấy hoặc biết”. Cũng vẫn những thượng nghị sĩ từng cật vấn McNamara hồi tháng 8, bây giờ không đề cập vấn đề một cách hăng hái nữa. Từ tướng Wheeler, họ biết chắc chắn rằng các tham mưu trưởng liên quân vẫn còn ủng hộ thả mìn cảng Hải Phòng.
Ba tuần lễ sau đó, khi cơn sốc ban đầu cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã hết, Bộ trưởng và Tham mưu trưởng không quân Mỹ xuất hiện trước khi uỷ ban. Trong phiên điều trần buổi sáng, thượng nghị sỹ Stennis cảnh báo tướng McConnell rằng sau bữa ăn trưa ông sẽ thảo luận việc hạn chế ném bom. Sau này khi thuật lại quy tắc chiến đấu, McConnell nói rằng ông không muốn bày tỏ bất đồng với “những chính sách hoặc những hạn chế mà tổng thống áp đặt”. Lời tuyên bố này làm vài thành viên của uỷ ban bực mình. Khi quở trách McConnell và bộ trưởng Brown về tầm quan trọng những phát ngôn, những thượng nghị sĩ này cho rằng sự im lặng công khai của giới lãnh đạo không quân Mỹ đã góp phần vào tình trạng bất tín nhiệm không lực Mỹ ở Đông Nam Á.
Sự chỉ trích này làm McConnell lúng túng khá mạnh đến mức ông từ bỏ đương đầu. Ông phản đối, nói rằng ông làm tròn bổn phận của mình và rằng ông đã trả lời các vấn đề của uỷ ban một cách thành thực. “Khi tôi làm việc đó - ông kết luận - tôi đã làm mọi thứ mà tôi nên làm, và tôi không thuyết phục được nhân dân Mỹ theo quan điểm của tôi về việc giảm bớt Sấm Rền”. Nhưng một vị tướng sẽ làm gì ở Bắc Việt Nam nếu ông ta được tự do hành động?
Câu trả lời của McConnell biểu thị mức độ ông muốn nói có lẽ là suy nghĩ của ông đối với thực tại chính trị ở Washington: “Nếu tôi được rộng tay làm bất cứ cái gì mà tôi muốn ở Bắc Việt nam, tôi không chẳng phải bận tâm những gì tôi làm, bởi vì đó là trách nhiệm mà tôi chưa từng coi nó đè nặng lên tôi”.
Tất cả những thành viên Uỷ ban thất vọng về quan điểm của tham mưu trưởng không quân Mỹ đồng tình với chính sách ném bom, những thượng nghị sĩ trong uỷ ban quân lực không muốn khuấy động công chúng nhân danh ném bom mạnh hơn.
Trong khi Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện họp kín, uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện họp trước ống kính truyền hình để thẩm vấn ngoại trưởng Rusk trong hai ngày. Từ 1966 Rusk không đồng ý xuất hiện trước phiên họp công khai của uỷ ban, và lần này Uỷ ban đối ngoại từ chối phiên họp kín với Rusk. Giờ đây thượng nghị sỹ Fulbright - chủ tịch Uỷ ban đối ngoại - có nhiều cơ hội tấn công chính quyền trước khán giả toàn quốc. Mặc dù Fulbright đeo hình ảnh “bồ câu và cành oliu”, nhưng không biểu thị thái độ theo hướng ngoại trưởng.
Uỷ ban đối ngoại và uỷ ban quân lực chỉ có một thành viên gắn chặt nhất không quân Mỹ bởi vì ông từng là bộ trưởng không quân đầu tiên năm 1947. Vỡ mộng về chiến tranh, thượng nghị sỹ Symington thay đổi quan điểm sau mỗi chuyến đi tới Đông Nam Á ít nghiêng về theo hướng ủng hộ chính quyền. Trước mùa hè năm 1967 ông ủng hộ đánh mạnh Bắc Việt Nam hoặc rút khỏi cuộc chiến. Sau khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân, ông nhấn mạnh đến đề xuất rút quân. Nhân cơ hội buổi điều trần công khai ông giải thích sự thay đổi trong suy nghĩ của mình. Chiến tranh đã trở nên quá tốn kém với nền kinh tế Mỹ, ông nghĩ, và chính sách leo thang của Mỹ đã thất bại một phần bởi vì người Mỹ đã đánh giá thấp “sự bền bỉ và tinh thần yêu nước của Việt Cộng và nhân dân Bắc Việt nam ”. Tuy thế, ông tin rằng Hoa Kỳ có thể đánh tan “khả năng xâm lược của địch” nếu không quân và hải quân được sử dụng “kiểu cách thông thường” từ năm 1965. Nhưng ông chỉ ra rằng điều này không hẳn đúng, bởi vì “lực lượng phòng không Bắc Việt Nam đã lớn mạnh đến từng vị trí bây giờ sự phòng thủ khá thành công trong lịch sử thế giới”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:36:14 PM
Vấn đề tán thành ném bom mạnh hơn là ở chỗ không phải là liều lĩnh đưa máy bay có khả năng ném nhiều bom trong thời tiết xấu Bắc Việt Nam - đó là B-52. Thậm chí tướng McConnell tỏ ra miễn cưỡng trong phiên điều trần của Uỷ ban Stennis vào tháng 8, và báo cáo của tiểu ban Stennis không gợi ý dùng B-52. Không dùng B-52, điều này ít có khả năng đem ra sử dụng ném bom Bắc Việt Nam để trả đũa cuộc tấn công Tết Mậu Thân, vì thời tiết xấu làm giảm chiến dịch ném bom ít nhất đến giữa tháng 4.
Trong nội bộ chính quyền, việc sử dụng B-52 là một vấn đề mà họ lo ngại sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh lớn. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Walt Rostow, gợi ý thả mìn cảng Hải Phòng như một cái gì đó có thể làm trong thời tiết xấu. Nguồn thông tin chính của Rostow về thả mìn là từ một sĩ quan không quân, thiếu tướng Robert N. Ginsburgh, sĩ quan liên lạc tham mưu trưởng liên quân của Nhà Trắng. Ginsburgh nói với Rostow rằng thả mìn những cảng Bắc Việt nam có thể cải thiện được chiến thuật thương lượng, vì chúng có khả năng bắt Bắc Việt phải thương lượng đơn thuần bằng việc đề nghị không tiếp tục thả mìn. Thả mìn cũng là ít mạo hiểm hơn những lựa chọn khác như ném bom đê điều, hoặc ném bom những thành phố Bắc Việt Nam sau khi cảnh báo dân chúng đi sơ tán. Nhưng tất nhiên, thả mìn Hải Phòng là một bước mà tổng thống thường bác bỏ từ trước, và tác động của nó tới Bắc Việt có lẽ bị giảm nhiều nếu tuyến đường sắt từ Trung Quốc đến Hà Nội không bị ngăn chặn đồng thời. Ít nhất cho tới khi gió mùa đông bắc giảm bớt, chúng không cho phép máy bay cường kích ném bom hiệu quả hơn.
Bất cứ sự quan tâm nào mà tổng thống Johnson lẽ ra phải đưa ra những hành động cực đoan bị nản lòng bởi báo chí suy đoán rằng ông đang suy tính sử dụng vũ khí hạt nhân tại Khe Sanh. Johnson rất bối rối khi biết rằng cấp dưới của ông, trên thực tế, đang tìm cách sử dụng khả năng này. Việc kêu gọi dùng vũ khí hạt nhân đã từng được thảo luận như cách để phá vỡ vòng vây của Việt Minh tại Điện Biên Phủ năm 1954, Walt Rostow đưa vấn đề lên tướng Ginsburgh, rồi ông này đến lượt lại trình lên tướng Wheeler, Wheeler đã gửi thông báo cho đô đốc Sharp và tướng Westmoreland. Hai vị tư lệnh ở Hawaii và Việt nam đã nghiên cứu sự lựa chọn này, nhưng họ đáp lại rằng họ nghĩ chẳng cần thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong thời gian ấy, tướng Eisenhower, người đang thúc giục Johnson tăng thêm ném bom Bắc Việt Nam hơn nữa kể từ khi vụ bắt giữ tàu Pueblo, bây giờ nói với báo chí rằng vũ khí hạt nhân không nên sử dụng tại Khe Sanh (thậm chí khi còn là tổng thống ông đã không sử dụng chúng tại Điện Biên Phủ). Tổng thống Johnson phải cam đoan tại cuộc họp báo rằng ông không có ý sử dụng vũ khí hạt nhân, và Bộ trưởng McNamara phải gọi điện cho một số công dân Mỹ đang lo ngại để thuyết phục họ rằng không có những gợi ý như thế.
Tin đồn sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á củng cố sự xác định của tổng thống Johnson không làm tăng thêm thảm kịch dùng không lực Mỹ. Mặc dù các tham mưu trưởng liên quân hy vọng rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân dẫn tới mở rộng quyền ném bom của họ, họ thừa nhận rằng Johnson sẽ phủ quyết thả mìn cảng Hải Phòng và không yêu cầu làm việc đó. Họ tin rằng việc thả mìn Hải Phòng sẽ dẫn đến đối đầu với Liên Xô, nhưng những tham mưu trưởng hy vọng thuyết phục Johnson là thương vong dân thường sẽ ít hơn khi ném bom Bắc Việt nam. Sau rốt, nhiều dân thường Nam Việt nam đang chết dưới bàn tay cộng sản. Những tham mưu trưởng yêu cầu Johnson không những bãi bỏ hạn chế ném bom những mục tiêu cố định ở Hà nội và Hải Phòng, mà còn cho phép trinh sát vũ trang các tuyến giao thông bằng tàu thuỷ, xe vận tải và tầu hoả nằm sát trung tâm những thành phố đó.
Từ mùa hè năm 1967, tổng thống Johnson cho phép trinh sát vũ trang trên những tuyến đường chính toả đi từ “vùng bánh rán” Hà Nội và Hải Phòng, phần vùng cấm ném bom nằm ngoài mỗi vùng ném bom hạn chế. Vùng cấm ném bom Hà Nội (trong đó những mục tiêu cố định cần phải được tổng thống Johnson phê chuẩn có bán kính 30 hải lý, trong lúc vùng hạn chế ném bom ở Hà nội có bán kính 10 hải lý. Tháng 1-1968, tổng thống đã xác lập một vùng hạn chế mới với bán kính 5 hải lý, nhưng trinh sát vũ trang vẫn giữ giới hạn 10 hải lý. Đối với Hải Phòng, tuy thế, vùng hạn chế đưa ra hồi tháng 1-1968 có bán kính 5 hải lý được mở rộng hơn so với vùng cũ chỉ bốn hải lý, đặt vùng phụ cận của vòng “bánh rán” rộng ra (trong khi vùng cấm ở Hải Phòng có bán kính 10 hải lý). Việc tranh luận vấn đề này có vẻ một cái gì đó lộn xộn và các tham mưu trưởng liên quân hy vọng để đơn giản hoá nó bằng cách cho họ tự do hơn. Họ muốn thay thế tất cả những vùng cũ bằng một vùng mới cho từng thành phố, Ở Hà nội có bán kính ba hải lý và Hải Phòng có bán kính 1,5 hải lý.
Tướng Wheeler đề nghị tổng thống Johnson cho những vùng hạn chế nhỏ hơn tại bữa ăn trưa hôm thứ ba đầu tiên kể từ cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Ngoại trưởng Rusk phản đối, nói rằng điều này dẫn đến thương vong dân thường nhiều hơn. Bộ trưởng quốc phòng McNamara nói thêm rằng sẽ tăng thêm máy bay bị rơi và hiệu quả về mặt quân sự bị xem nhẹ. Wheeler phản đối rằng Bắc Việt có hệ thống báo động để dân chúng chui vào hầm trú ẩn. Bất cứ sự gia tăng thương vong ở Bắc Việt nam cũng không thể so sánh với “lò mổ” của Nam Việt nam. Clark Clifford, bộ trưởng quốc phòng đứng về phía Wheeler với luận cứ rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân rõ ràng bác bỏ đề nghị thương lượng của tổng thống Johnson. Rusk đưa ra một sự dung hoà là tổng thống bãi bỏ hạn chế ném bom những mục tiêu cố định bên trong 5 hải lý từ trung tâm mỗi thành phố, và cho phép ném trở lại những mục tiêu cố định mà ông từng cho phép trước đây. Johnson nghe lời khuyên này, cho phép không quân Mỹ ném bom những mục tiêu cũ ở Hà nội (bao gồm cầu Đuống và cầu Long Biên) và cho phép hải quân ném bom những mục tiêu ở Hải Phòng.
Vì thời tiết tốt phải chờ đến cuối tháng 4, các tham mưu trưởng liên quân cho rằng quyền ném bom những mục tiêu mới để chặn lại cuộc tấn công Tết Mậu Thân phải hiệu lực ít nhất ba tháng. Trong thời gian ấy, những sân bay Bắc Việt nam là những mục tiêu họ cảm thấy cấp bách. Máy bay ném bom Il-28 trở lại sân bay Phúc Yên, nơi họ không nhìn thấy nó từ mùa xuân 1967. Không giống những chiếc MiG-21 nhỏ bé và mới hơn tại Phúc Yên, Il-28 có vừa đủ tầm xa vươn tới Đà Nẵng mà không cần hạ cánh xuống một sân bay ở vùng cán xoong Bắc Việt. Khi tướng Wheeler trình vấn đề này lên tổng thống ngày 7-2, Johnson ngay lập tức quan tâm đến việc tấn công sân bay Phúc Yên và Wheeler cam đoan với Johnson rằng sân bay này sẽ bị ném bom ngay khi thời tiết cho phép.
Tập đoàn không quân số 7 không đợi thời tiết tốt. Tướng Momyer sẵn sàng ra lệnh phá huỷ những máy bay Il-28, và chỉ vài ngày sau, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tại sân bay Ubon (Thái Lan), tiến hành một cuộc tập kích táo bạo tầm thấp. Một phi đội gồm bốn F-4 tiến vào Bắc Việt Nam dường như là một phi vụ trinh sát. Trong khi một nửa phi đội báo rằng họ đã ở tầm cao bằng cách bật máy hỏi đáp nhận dạng bạn thù (Bắc Việt có khả năng thẩm vấn), tổ lái tình nguyện trong khoang hai chiếc F-4 khác bay là là trên Phúc Yên tại độ cao 250 feet. Các phi công Mỹ nghĩ rằng bom bi của họ phải làm hư hỏng ít nhất một chiếc Il-28. Bắc Việt không bất ngờ chút nào, súng phòng không của họ bắn trúng một động cơ chiếc F-4 đi đầu, khiến nó phải cố gắng chạy sang Lào, đại uý Tracy K. Dorsett và đại uý John A. Corder nhảy dù, được trực thăng cứu thoát. Quay về Ubon họ xum họp với những phi công tình nguyện thiếu tá Larry D. Armstrong và thiếu uý James H. Hall. Cả bốn người được thưởng huân chương chữ thập của không quân Mỹ.
Hai ngày sau, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 làm đợt cuộc tập kích thứ hai nhằm loại bỏ Il-28 tại Phúc Yên. Đội hình lớn gồm mười sáu F-4 mang bom bi (được tám F-4 và tám F-105 hộ tống) đã không kích Phúc Yên trong thời tiết xấu mà không bị rơi chiếc nào. Chiến công này là do F-4 vọt cao tới 5 dặm từ mục tiêu và thả bom.
Ngày 14-2-1968, Ubon lại tổ chức một cuộc tập kích vào sân bay Phúc Yên. Lần này một phi đội F-4 có ý dùng radar để thả bom, nhưng thời tiết tốt nhất trong một tháng cho phép họ bổ nhào ném bom. Không có chiếc Il-28 hoặc MiG-21 trúng đạn. Bắc Việt nam cũng chẳng đưa máy bay tấn công những mục tiêu tại Nam Việt nam. Từ đó về sau, Bắc Việt chỉ để hai máy bay Il-28 tại Phúc Yên, và chúng chỉ bay ở miền bắc và theo đường bay áp sát máy bay Mỹ. Năm chiếc Il-28 khác đậu tại những sân bay bắc biên giới Trung Quốc cùng với lực lượng MiG. Do những đợt cuộc tập kích vào sân bay những năm trước đây, Bắc Việt Nam gửi hơn một trăm máy bay MiG ở Trung Quốc, chỉ để dưới 20 ở lại những sân bay Phúc Yên, Gia Lâm, và Kép (cũng có người nghĩ là họ giấu máy bay ở nông thôm và cẩu chúng tới sân bay bằng trực thăng khi cần).
Mặc dù cuộc tập kích ngày Valentine (ngày tình yêu) vào Phúc Yên không gây thiệt hại cho MiG đậu trên mặt đất, nhưng có vài chạm trán trên không. Như thường lệ một cặp MiG-21 âm mưu bắn và chạy ở độ cao hơn 30 nghìn feet (lần này họ không thành công vì bị phát hiện ra từ sớm) trong khi ít nhất 5 MiG-17 chờ sẵn ở độ cao dưới 15 nghìn feet. MiG-17 âm mưu kéo từng chiếc của những phi đội F-4 hộ tống vào những cuộc đụng độ nhỏ riêng rẽ, nhưng MiG không giành nổi thắng lợi và bị bắn rơi hai chiếc (một chiếc bị trúng đạn và chiếc kia trúng tên lửa dẫn bằng radar Sparrow). Thiếu tá Rex D. Howerton và đại tá David O. Williams, Jr., chia điểm chiến thắng không chiến Sấm Rền với phi công phụ của họ, thiếu uý Ted L. Voight II và thiếu uý James P. Feighny, Jr.
Cộng với cuộc tập kích vào Phúc Yên, Tập đoàn không quân số 7 tận dụng những ngày thời tiết tốt hiếm hoi để tấn công cầu Đuống, một trong những mục tiêu mà tổng thống Johnson cho phép chỉ một tuần trước đó. Từ sau cuộc tập kích hồi tháng 12, cầu Đuống đã trở lại hoạt động, trong khi cầu Long Biên vẫn còn gẫy gục. Vào buổi chiều muộn, lực lượng không kích từ Takhli và Korat cùng kéo về đánh cầu từ hai hướng ngược nhau.
Những F-105 mang trong khoang mười sáu bom từ phi đoàn không quân chiến thuật 355 tại Takhli xuống thấp dãy núi Tam Đảo từ phía tây, cùng với tám F-105 hộ tống để áp đảo các trận địa SAM và tám F-4 để chống lại các máy bay MiG. Một lực lượng tương tự hộ tống một số lượng giống như thế những F-105 của phi đoàn không quân chiến thuật 388 tại Korat khi họ thâm nhập Bắc Việt Nam từ Vịnh Bắc Bộ. Mặc dù hai phi đoàn đã ném 48 quả bom 2.000 cân Anh và 3.000 cân Anh, chỉ có một quả trúng cầu, và ba ngày sau những đoàn tàu hoả lại băng qua cầu. Một F-105 đi hộ tống của phi đoàn Korat bị SAM bắn rơi và đại uý phi công Robert M. Elliot tử trận.
Còn những âm mưu khác lợi dụng thời tiết tốt ngày 14-2, một phi đội gồm bốn F-4 từ Ubon ném bom Walleye vào nhà máy nhiệt điện thuộc khu gang thép Thái Nguyên, chừng 50 dặm về phía bắc Hà Nội. Ít nhất một quả bom Walleye trúng nhà máy. Hai quả bom Walleye khác bị khói bụi làm mờ và làm nhiễu hệ thống dẫn đường của nó. Mặc dù Walleye có thể rất chính xác, nhưng đầu nổ tương đối nhỏ đôi khi không đủ mạnh để gây hư hại thậm chí cả khi trúng mục tiêu. Dù sao đi nữa, nhà máy điện vẫn hoạt động và nằm trong bản danh sách mục tiêu.
Trong những tuần lễ thời tiết xấu tíep theo, có ít những trận ném bom mà Tập đoàn không quân số 7 hoặc hạm đội 7 có thể làm đối với vùng Hà Nội-Hải Phòng.
Trong thời gian ấy, rốt cuộc Thái Lan cũng phải cho phép máy bay Mỹ đậu tại Thái Lan được ném bom tại Nam Việt nam, gần một năm sau khi B-52 đậu tại Thái Lan được phép sử dụng tại Nam Việt nam. Do vậy, trách nhiệm chính của máy bay đậu tại Thái Lan đối với cuộc tấn công Tết Mậu Thân là tấn công các ngọn đồi quanh Khe Sanh, nơi họ phối hợp với B-52 và những máy bay khác thả một lượng bom chưa từng thấy vào một khu vực khá nhỏ - một trăm nghìn tấn trong vài tuần, bằng số bom ném xuống vùng Hà nội-Hải Phòng trong ba năm.
Vì B-52 không được sử dụng gần Hà Nội và Hải Phòng, những mục tiêu quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam được gió mùa đông bắc che chở khỏi không lực Mỹ. Những phi vụ riêng lẻ của máy bay A-6 thuộc hải quân và thuỷ quân lục chiến và những phi đội kém chính xác hơn gồm bốn máy bay F-4 hoặc bốn máy bay F-105 (được trạm radar Phou Pha Thi tại Lào dẫn đường) có thể làm được, không hơn quấy rối địch. Một số thiết bị của cảng sông Hồng ở bờ nam Hà Nội (Phà Đen - ND) bị tấn công lần đầu tiên mà không bị thiệt hại. Không may những mục tiêu cần ném bom lại gặp thời tiết xấu nên đòi hỏi độ chính xác lớn hơn họ có thể huy động được. Họ được lệnh bịt miệng giọng nói của phát thanh viên “Hannah Hà nội” bằng cách ném bom đài phát thanh Hà nội. Không có gì ngạc nhiên về thất bại của họ, trong lúc Nhà Trắng hết sức thận trọng. Sau khi một máy bay A-6 tấn công đài phát thanh, Walt Rostow được thông báo rằng đài phát thanh vẫn giữ lịch phát sóng như thường lệ “cái đó chỉ ra rằng máy bay của chúng ta ném bom trượt”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:36:54 PMTừ khi bắt đầu Sấm Rền năm 1965, chính quyền Johnson đã gắn việc ném bom ở Bắc Việt Nam với bộ binh Mỹ tại Nam Việt nam. Thuỷ quân lục chiến được đưa đến với mục đích tức thời bảo vệ sân bay Đà Nẵng, nơi xuất phát một số cuộc tập kích Bắc Việt nam (trong khi một số cuộc tập kích khác xuất phát từ Thái Lan phải giả vờ rằng họ xuất phát từ Đà Nẵng). Khi thuỷ quân lục chiến và bộ binh Mỹ bắt đầu tổng tấn công, cơ sở hợp lý của chính quyền xoay tròn lại đến nỗi việc ném bom Bắc Việt Nam khi đó được được xem như để giảm bớt thương vong lính Mỹ tại Nam Việt nam.
Thậm chí những chỉ trích việc tổng thống Johnson tiến hành chiến tranh thường củng cố mối nối kết giữa bom và lính. Ngay từ đầu tháng 4-1965, giám đốc CIA John McCone đã cảnh báo rằng việc đưa quân Mỹ tới Nam Việt nam sẽ không bao giờ giành được chiến thắng trừ khi Bắc Việt Nam bị ném bom tàn khốc. Mặc dù CIA ngừng kêu gào ném bom mạnh hơn sau khi Helms thay McCone, những phân tích của CIA tiếp tục báo cáo rằng leo thang ném bom có ít hiệu quả. Hoặc là họ không lạc quan về giá trị của việc đưa thêm nhiều lính Mỹ tới Nam Việt nam.
Việc song song tăng cường đưa quân và ném bom đã kết thúc vào mùa hè năm 1967, khi chính quyền từ chối yêu cầu của Westmoreland thêm hai trăm nghìn quân và hứa hẹn với ông ta chỉ 42 nghìn mà thôi. Bất chấp đề xuất McNamara kết thúc ném bom đồng bằng sông Hồng, tổng thống Johnson đi theo một số yêu cầu của Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện đòi tăng thêm nhiều mục tiêu hơn ở đó. Nhưng qua những kênh ngoại giao và qua bài phát biểu của ông tại San Antonio, Johnson đưa ra đề nghị thôi ném bom Bắc Việt Nam chỉ cần Bắc Việt đồng ý thương lượng một cách nghiêm chỉnh đồng thời không tăng tỷ lệ lính thâm nhập và tiếp liệu vào Nam Việt nam.
Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, có cái nhìn thanh thản về khả năng của việc ngừng ném bom nhiều hơn là đồng nghiệp của ông trong không quân và hải quân. Sau bài phát biểu tại San Antonio ông thành lập một nhóm nghiên cứu thuộc Tham mưu trưởng liên quân để kiểm tra câu hỏi việc ngừng ném bom với câu hỏi cụ thể là hành động Bắc Việt nam sẽ ra sao khi quay lại ném bom. Nhóm gồm mười một người, 7 người thuộc quân đội và chỉ có một người thuộc không quân. Họ dự đoán rằng sự thâm nhập của Bắc Việt nam sẽ tăng trong thời gian ngừng ném bom, nhưng sự tăng này rất kho đo được và do vậy không đáng phải ném bom trở lại.
Trong khi đó là tiên đoán giới quân sự có thể đồng ý, thì nhiều người trong lực lượng không quân và hải quân được báo động rằng vị chủ tịch và nhóm nghiên cứu của ông thậm chí đang xem xét khả năng của ngừng ném bom. Tướng Ginsburgh, một sĩ quan không quân Mỹ, là sĩ quan liên lạc của Wheeler trong văn phòng Hội đồng an ninh quốc gia, nói với vị chủ tịch rằng báo cáo của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết thả mìn những hải cảng và ném bom đê điều. Các tham mưu trưởng liên quân cuối cùng ký vào một biên bản ghi nhớ, kêu gọi ném bom trở lại sau 30 ngày nếu Bắc Việt đến thời điểm đó không đồng ý rút tất cả quân đội của họ ra khỏi Nam Việt nam.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân để lộ sự ủng hộ mỏng manh bên trong Nhà Trắng, Quốc hội, và thậm chí của các tham mưu trưởng liên quân về thả mìn Hải Phòng hoặc dùng B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng - chỉ có hai hành động không kích gây ấn tượng được tiến hành trong điều kiện thời tiết mây mù của tháng 2 và tháng 3-1968. Tuy thế, việc tăng quân là một vấn đề khác. Tướng Wheeler nghĩ rằng cuộc khủng hoảng dịp Tết Mậu Thân có thể tạo ra thiện chí mở rộng quân sự mà cuộc tổng tấn công của Trung Quốc đã tạo ra trong chiến tranh Triều Tiên.
Phản ứng ban đầu của tổng thống Johnson đối với cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đã làm vững tin Wheeler, và ngày 3-2, Wheeler gửi điện cho Westmoreland nói rằng tổng thống đã hỏi vị tư lệnh chiến trường của mình có cần tăng viện hay không. Tại điểm này trở ngại chính của Wheeler hình như là Westmoreland, người chậm hiểu vấn đề. Westmoreland nghĩ rằng các sếp của ông đang tặng những người cộng sản một trận đòn đau, và trong khi lực lượng tiếp viện luôn luôn nhỏ giọt, ông cảm thấy cũng chẳng cần nữa tại thời điểm này.
Trong thời gian ấy, tổng thống hăm hở gửi quân tăng viện ngay lập tức, nhưng vẫn không muốn gọi quân dự bị. Chỉ một vài ngày trước đó, ông đã gọi hơn mười nghìn lính trù bị không quân và hải quân để đáp lại vụ tàu do thám Pueblo bị bắt giữ. Những lời phàn nàn luôn đến từ những người họ hàng và những người đang có công ăn việc làm rằng những người bị bắt lính không làm những việc hữu ích. Bỏ qua những phản đối của Tham mưu trưởng liên quân, Johnson yêu cầu gửi cho Westmoreland một lữ đoàn dù và một trung đoàn thuỷ quân lục chiến gồm mười một nghìn người - mà không cần gọi lính trù bị. Theo quan điểm của Wheeler quân đội Mỹ hiện tại đang bị kéo quá mỏng, chỉ một sư đoàn triển khai, sư đoàn đổ bộ đường không số 82 tại Fort Bragg, bang Bắc Carolina. Việc triển khai mới của tổng thống lấy đi một phần ba sư đoàn này.
Cuối tháng 2, Wheeler đến Sài Gòn. Ông và Westmoreland đã thảo luận việc tăng quân mà tổng thống Johnson không thể tránh được gọi một lượng lớn lính trù bị. Wheeler muốn sử dụng cuộc khủng hoảng Tết Mậu Thân để xây dựng lại quân đội Mỹ, nhưng ông đau đầu nhiều hơn Westmoreland về tình hình ở Việt nam. Mệt mỏi và buồn rầu ngay từ đầu chuyến viếng thăm, Wheeler trở nên lo lắng hơn khi rocket của địch nổ gần nơi ông ở và ông yêu cầu chuyển về Trung tâm hành quân cùng với Westmoreland. Trong bất kỳ trường hợp nào, Westmoreland vui vẻ tuân theo mong muốn của Wheeler về đòi hỏi tăng quân. Westmoreland quay lại đòi hỏi tăng quân như năm 1967, khi đó Westmoreland theo đuôi chính quyền Johnsons theo hướng đưa dần chiến tranh qua Nam Việt nam. Nhưng sự thiệt hại khổng lồ của cộng sản những tháng gần đây cùng với triển vọng rút bớt lính Mỹ khiến ông một lần nữa nghĩ tới thắng lợi của cuộc chiến tranh.
Đề nghị của ông năm 1967 đang vọng lại, Westmoreland trình Wheeler yêu cầu tăng thêm khoảng 200.000 lính - lần này thì chính xác là 206.000. Một nửa số này sẽ sang Việt nam sau vài tháng. Số còn lại có thể đến trước cuối năm nếu cần, nhưng Westmoreland không nghĩ họ sẽ cần thiết và do vậy có thể được giữ lại ở Hoa Kỳ. Thậm chí tất cả 206.000 lính được triển khai (bao gồm 15 phi đội máy bay) đưa số lượng lính Mỹ ở Việt nam lên trên 700.000 người, lực lượng này sẽ kéo theo tăng thêm cung cấp hậu cần cần thiết. Thực tế, để có được yêu cầu tăng quân 206.000 người sẽ phải mở rộng lực lượng quân đội thêm khoảng 500.000 người (hoặc gần 15%), một phần bằng cách kéo dài thời hạn phục vụ, một phần bằng cách tăng thêm quân dịch, và một phần bằng cách gọi nhập ngũ hơn 250.000 quân trù bị.
Khi đề xuất của Wheeler đưa về Washington ngày 27-2, tổng thống lúc đó đang nghỉ ở trang trại của mình ở bang Texas. Ông quay về ngay hôm sau để dự lễ về hưu của hai quan chức của McNamara. Khi Johnson vắng mặt, McNamara và người thay thế ông - Clark Clifford - gặp nhau để thảo luận đòi hỏi tăng quân với một nhóm nhỏ các cố vấn thân cận nhất của tổng thống, kể cả ngoại trưởng Rusk. Báo cáo của Wheeler về cuộc tấn công Tết Mậu Thân gây xúc động như là “chết đến nơi”, một tuyên bố cầu nguyện trong nỗi khiếp sợ của họ rằng cộng sản có thể sớm tung ra thậm chí một cuộc tổng tấn công mạnh hơn. Sau hết, đa số lực lượng Bắc Việt ở Nam Việt nam bị cầm chân ở một chừng mực - không tính đến tất cả lực lượng địch tại Lào và Bắc Việt Nam.
McNamara nhìn thấy việc này, tổng thống phải lựa chọn giữa một mặt là cuộc bắt lính trù bị rộng lớn và tăng thuế và mặt khác chấm dứt chiến lược tìm diệt của Westmoreland. Westmoreland lẽ ra phải rút lực lượng của mình từ vùng rừng núi và dùng lực lượng này chỉ để bảo vệ vùng duyên hải đông dân. Trong trường hợp này một cuộc bắt lính trù bị lớn là không cần thiết. Nếu gọi lính trù bị, họ phải kết hợp nó với một chiến dịch tìm kiếm hoà bình mới. Rusk cho rằng họ phải đưa ra đề nghị cắt giảm ném bom Bắc Việt Nam hoặc chấm dứt ném bom đổi lấy quân đội Bắc Việt nam rút khỏi tỉnh Quảng Trị, tỉnh cực bắc của Nam Việt nam. Clifford nói rằng họ nên xem xét việc gửi Westmoreland hơn 206.000 lính, có lẽ là nhiều đến một triệu, mặc dù ông cũng nói rằng ông không đặt ý tưởng đó; ấn tượng phổ biến rằng Hoa Kỳ đang thua trong cuộc chiến tranh, làm thế nào họ có thể họ tránh tạo ra ấn tượng rằng họ đang “nhốt lính Mỹ xuống tầng hầm”?. Clifford nghĩ rằng họ cần đánh giá toàn bộ tình thế của họ ở Nam Việt nam trước khi quyết định.
Walt Rostow truyền đạt những cảm nghĩ này tới Johnson và gợi ý Johnson cho Clifford chủ trì một lực lượng đặc nhiệm để đánh giá tình hình và gợi ý tiến trình hành động. Johnson từ lâu đã đánh giá cao những lời khuyên của Clifford và rất hài lòng đưa ông ta thay chỗ McNamara. Mặc dù Clifford đã từng cùng George Ball mùa hè năm 1965 phản đối việc đưa quân vào Nam Việt nam, rồi thì ông ủng hộ Johnson trong chính sách chiến tranh. Những lời khuyên của Clifford về sự thận trọng được Johnson khuyến khích. Mới đây, vào tháng 12, ông cùng với McNamara và Rusk đã tranh luận chống lại đề xuất của các tham mưu trưởng đưa B-52 ném bom những mục tiêu ở Campuchia; khác với những lo ngại của Rusk về phản ứng của Trung Quốc (luôn thuyết phục Johnson), Clifford đơn giản quan tâm tới ích lợi nếu B-52 ném bom vào những khu rừng.
Johnson quen biết Clifford từ những năm 1940, khi Clifford được cất nhắc từ sĩ quan phụ tá hải quân cho tổng thống Truman trở thành một trong những cố vấn dân sự có ảnh hưởng nhất của Truman. Giống như người bạn thân nhất của Clifford là Stuart Symington, Clifford là người tâm phúc của gia đình Truman; và giống như thượng nghị sỹ Symington, Clifford ngay từ đầu tin rằng Hoa Kỳ đang sai lầm ở Đông Nam Á.
Sau một tháng rất khó khăn, tổng thống vui vẻ nghe theo gợi ý của Wheeler trao quyền cho Clifford và lại rời thành phố, lần này là kỳ nghỉ cuối tuần tại căn cứ không quân Ramey (Puerto Rico). Johnson mang theo Patrick J. Nugent, con rể, một lính của không quân, người vừa bị gọi vào lính theo lệnh Johnson đối với vụ khủng hoảng tàu do thám Pueblo. Theo gương một người con rể khác của Johnson, đại uý thuỷ quân lục chiến Charles S. Robb, Nugent chờ đợi sang Việt nam trong vài tuần tới. Johnson tự hào rằng gia đình ông đang đóng góp vào những nỗ lực chiến tranh, trong lúc đa số những con trai của giới chóp bu chính phủ và doanh nhân tìm cách né tránh quân dịch.
Cùng đi trong chuyến này còn có tướng McConnell, tham mưu trưởng không quân. Họ kiểm tra lướt qua căn cứ Ramey, nhưng chủ yếu là chơi golf. Trong khi họ chơi golf, bộ máy chính quyền Washington đang làm hết sức mình để chuẩn bị bài diễn văn cho tổng thống.
Vì Clifford được trao quyền “đánh giá lại từ A đến Z”, những người khác thuộc bộ máy chính quyền (Tham mưu trưởng liên quân, CIA, Ngoại giao, Ngân khố) được phép vào văn phòng bộ trưởng quốc phòng, nơi có một toán các sĩ quan hành động dưới quyền trợ lý thư ký về an ninh quốc tế, Paul Warnke, người đang soạn thảo bài diễn văn cho tổng thống. Một vài thành viên của toán này kể cả những người lãnh đạo nó, Leslie Gelb, được tham gia vào một đề án do McNamara đặt ra để biên soạn một cuốn sử liệu về sự dính líu của Mỹ ở Việt nam - một trong những tác giả của một cuốn sử liệu này (Daniel Ellsberg) ba năm sau tiết lộ cho NewYork Times công bố dưới tên Những tư liệu của Lầu Năm Góc. Từ lâu, trước khi nổ ra cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Warnke, Gelb, và nhiều nhân viên dân sự khác dưới quyền bộ trưởng quốc phòng đã quay ra chống lại chiến tranh. McNamara đã thông cảm với họ và cố gắng để giảm bớt ném bom Bắc Việt nam. Họ lo lắng việc McNamara bị thay thế bởi Clifford, một người bênh vực chính sách tổng thống về Việt nam. “Đánh giá lại từ A đến Z” hình như là một dịp để thay đổi suy nghĩ của Clifford và có lẽ thậm chí của cả tổng thống.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 02:37:44 PM
“A đến Z” có nghĩa là một lần nữa vấn đề ném bom Bắc Việt Nam được kết hợp với vấn đề quân đội được mang ra xem xét. Ném bom, tuy thế, không phải hàng đầu trong suy nghĩ của những người soạn thảo diễn văn. Họ tự thoả mãn đơn thuần chống lại bất cứ sự tăng thêm nào, đặc biệt thả mìn cảng Hải Phòng hoặc giảm bớt những hạn chế trong vùng cấm quanh Hải Phòng và Hà Nội. Tướng Wheeler có ý đưa ra thảo luận việc ném bom được chuyển vào một bản phụ lục gồm cả quan điểm chống đối hoàn toàn của các tham mưu trưởng liên quân.
Khi tướng McConnell vắng mặt, tướng Bruce K. Holloway, phó tham mưu trưởng, được chỉ định thay mặt tham mưu trưởng không quân trả lời câu hỏi của Clifford về lựa chọn chiến lược. Tham mưu không quân nghiêng về ném bom tàn bạo hơn nữa, và thậm chí ở chừng mực nào còn đề nghị dùng B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng, cũng như đê điều và thả mìn cảng Hải Phòng. Bộ trưởng không quân Mỹ Brown phản đối biện pháp này. Ông muốn giảm ném bom ở vùng Hà nội-Hải Phòng và tăng thêm ném bom ở vùng cán xoong Bắc Việt (suốt thời kỳ Sấm Rền vùng này chịu đựng một số lượng lớn bom ném xuống).
Thứ trưởng không quân, Townsend Hoopes, đề nghị Tham mưu không quân cũng nghiên cứu khả năng thay thế không quân chiến thuật cho những chiến dịch tìm-diệt của Westmoreland tại Nam Việt nam. Mãi tới tháng 10-1967, Hoopes làm việc dưới quyền Warnke ở Văn phòng bộ trưởng quốc phòng và hoàn toàn ủng hộ đề nghị McNamara giảm chiến tranh trên bộ ở Nam Việt nam và chiến tranh trên không ở Bắc Việt nam. Hoopes viết một bức thư riêng cho Clifford chủ trương chấm dứt ném bom Bắc Việt nam. Thứ trưởng không quân Mỹ khuyên Clifford lưu ý tới bản nghiên cứu việc ném bom đã thực hiện trong năm 1967 của nhóm JASON thuộc Viện phân tích quốc phòng do những nhà khoa học của trường đại học - đa số những người này nằm trong nhóm “Jasons”, từ mùa hè năm 1966 đã phát triển trên cơ sở hợp lý đề xuất McNamaras xây dựng hàng rào điện tử chống lại sự thâm nhập vào Nam Việt nam (và không cần ném bom Bắc Việt Nam nữa)
Một lần nữa, nhóm Jasons phát biểu trong lời lẽ mạnh nhất rằng việc ném bom đã thất bại hoàn toàn bởi vì tốc độ sự thâm nhập được tăng cường.
Khi Clifford nghe được rằng giới lãnh đạo dân sự và quân sự của không quân Mỹ đang bị chia rẽ về chính sách ném bom, thì nỗi lo âu tức thời của ông là yêu cầu tăng quân của Wheeler. Nhóm soạn thảo diễn văn phản ánh sự lo âu này. Mục đích chính bản thảo của Gelb chế độ quân dịch là bổ xung ý kiến của McNamara là chiến lược tìm-diệt của Westmoreland lẽ ra phải bị loại bỏ để dành sức bảo vệ vùng duyên hải đông dân cư của Nam Việt Nam. Wheeler phát hiện được sự thay đổi này, cảnh báo rằng chắc chắn sẽ tiếp tục chiến đấu tại những vùng đông dân. Ông cũng phát biểu một số lời về sự thay đổi trong chiến lược chiến tranh trên bộ bị tác động mạnh từ bản thảo. Mặc dù Wheeler không thể buộc Clifford phải tán thành tăng quân cho Westmoreland, nhưng tân bộ trưởng quốc phòng đồng ý rằng nên gọi nhập ngũ 262.000 quân trù bị để củng cố quân đội sẵn sàng triển khai bất cứ lúc nào cần.
Khi tổng thống trở lại Washington, ông mời các cố vấn chủ chốt của mình đến Nhà Trắng nghe Clifford báo cáo. Clifford giải thích rằng nhóm của ông chưa thể đồng ý chính sách ném bom hoặc nói một cách khác là chưa đánh giá đày đủ tình thế của Mỹ ở Việt nam, và điều này nên được làm trước khi gửi tăng viện cho Westmoreland. Trong lúc chờ đợi, Clifford gợi ý chỉ đưa 22.000 quân, đồng thời gọi nhập ngũ 262.000 quân trù bị để củng cố quân đội. Johnson không quyết định ngay, chấp thuận để Clifford đánh giá lại. Lúc ấy, Rusk đệ trình khả năng ngừng ném bom một phần trong lúc gió mùa đông bắc đang mạnh, và tổng thống bám vào gợi ý của Rusk như một đốm sáng của buổi họp: “Hãy cưỡi con ngựa của bạn trong tình thế này”.
Phải mất một tháng việc ngừng ném bom một phần mới thành hiện thực. Điều này chứng tỏ tháng 3 là tháng tổng thống Johnson gặp nhiều khó khăn hơn tháng 2, dù cuộc chiến tranh trên bộ ở Nam Việt nam theo cách nhìn của chính phủ và lính Mỹ tiếp tục cải tiến. Huế bị tái chiếm đầu tháng 3. Mặc dù lính Bắc Việt nam vẫn còn vây hãm thuỷ quân lục chiến tại Khe Sanh, nhưng thuỷ quân lục chiến vẫn được yểm trợ đày đủ bằng máy bay trong khi lực lượng Bắc Việt nam chịu đựng những đợt dội bom mạnh nhất suốt ngày đêm. Một tháng sau đó Westmoreland đưa nhiều quân đến sau khi những lính Bắc Việt nam còn sống sót phải tháo lui vào rừng. Nhưng trong thời gian ấy, tháng 3 mang đến một loạt sóng gió cho nhiệm kỳ tổng thống Johnson, tất cả đều là những dư chấn của cuộc tấn công Tết Mậu Thân.
Ngày 10-3, tờ New York Times in trên trang đầu tường thuật việc Westmoreland yêu cầu 206.000 quân và về những tranh luận kế tiếp ở Washington. Bài tường thuật này hình như xác nhận tất cả những suy đoán từ Tết rằng lính Mỹ ở Nam Việt nam đang ngập sâu vào khó khăn. Tổng thống Johnson điên tiết, nhưng ông không làm cách nào phát hiện ra người tiết lộ, mặc dù ông nghi ngờ rằng người này phải là nhân viên dân sự của Bộ quốc phòng. Năm sau, một phóng viên để lộ rằng người tiết lộ là Townsend Hoopes, thứ trưởng bộ không quân.
Ngày 12-3, cử tri đảng Cộng Hoà bang New Hampshire thất bại để giúp tổng thống Johnson át lại những sự ủng hộ mong đợi. Thượng nghị sỹ Eugene McCarthy bang Minnesota, người đang chống lại chiến tranh ở Việt nam và sự điều hành của Johnson, đã thu được nhiều phiếu bầu ngang bằng tổng thống. Thật ra, tên của McCarthy được bỏ phiếu kín và tên của Johnson thì không thế, nhưng sự hơn phiếu khi bỏ phiếu kín cho tổng thống được mong chờ. Lúc đó, những người bầu cho McCarthy ở bang New Hampshire muốn ủng hộ việc rút quân khỏi Việt nam. Tuy vậy, những phân tích về sau này cho thấy rằng đa số những người ủng hộ McCarthy ở bang New Hampshire phẫn nộ Johnson không đẩy cuộc chiến mãnh liệt hơn.
Ngày 16-3, thượng nghị sỹ Robert Kennedy tuyên bố tranh cử tổng thống. Mới trước đó, ngày 28-1, ông vừa nói rằng ông không có ý định ra tranh cử. Nhưng ngay sau khi McCarthy mạnh lên ở bang New Hampshire, Kennedy gửi một tối hậu thư tới Clifford - nói rằng hoặc Johnson cử ra một Uỷ ban gồm những nhân vật nổi tiếng, bao gồm Kennedy, đánh giá lại chính sách Việt nam, hoặc Kennedy sẽ ra tranh cử. Tổng thống từ chối.
“Đệ nhất phu nhân” Johnson đã ghi nhận hồi đầu tháng 3 sự trầm cảm của chồng mình. Tâm trạng ông không thăng bằng do những chấn động chính trị tháng đó. Vào buổi sáng hôm Kennedy tuyên bố, tổng thống nói trước cuộc gặp Liên minh quốc gia các doanh nhân rằng Hoa Kỳ sẽ thắng ở Việt nam: “Để đảm bảo những nhu cầu cần thiết cho những người lính đang chiến đấu, chúng ta sẽ làm bất cứ thứ gì mà họ yêu cầu”. Hai ngày sau ông yêu cầu Hiệp hội nông dân quốc gia tham gia vào “nỗ lực quốc gia để giành chiến thắng trong cuộc chiến”. Ông cảnh báo họ rằng điều này sẽ đòi hỏi thắt lưng buộc bụng, nghĩa là phải ban hành một đạo luật tăng thêm 10% thuế thu nhập mà ông đã đề nghị một năm trước đây.
Tính hiếu chiến bất thường của tổng thống Johnson nhanh chóng trôi qua. Thực tại chính trị ở Washington không cho phép nỗ lực chiến tranh ở quy mô quốc gia. Những cuộc thảo luận của Clifford với thượng nghị sĩ Russell, Stennis, và Symington (và những người khác) chỉ ra rằng chính quyền khó lòng gọi nhập ngũ được thậm chí 100.000 người, thua xa con số 262.000 người mà Clifford suy tính ban đầu.
Trước cuối tháng 3, tổng thống quyết định chỉ gọi 62.000 lính trù bị và chẳng gửi gì cả sang Việt nam ngoại trừ lực lượng này sẵn sàng có kế hoạch triển khai; số lính Mỹ có mặt ở Việt nam lên đến 549.000 người. Johnson cũng tuyên bố rằng ông sẽ gọi Westmoreland về nước vào mùa hè năm ấy để làm Tham mưu trưởng lục quân. Thay chỗ Westmoreland ở Sài Gòn sẽ là phó tư lệnh của ông, tướng Creighton W. Abrams, Jr., người đang chú tâm nhiều đến việc xây dựng quân đội Nam Việt nam.
Chưa bao giờ kể từ cuộc tấn công Tết Mậu Thân, tổng thống Johnson nghĩ tới việc phát biểu trên truyền hình về vấn đề Việt nam. Khi tiếp những cố vấn của mình ngày 19-3 để lên kế hoạch bài diễn văn, Johnson ít quan tâm đến những sáng kiến hoà bình mới hơn là hồi đầu tháng. Chánh án toà án tối cao Abe Fortas, một người bạn thân của Johnson, tham dự cuộc gặp này và cổ vũ Johnson rằng đừng lẫn lộn trộn sáng kiến hoà bình vào bài diễn văn.
Tuy vậy, trong vòng ba ngày, Johnson lại thay đổi ý nghĩ. Ông nói với các cố vấn của mình ngày 22-3 rằng ông muốn tận dụng ưu thế vài tuần lễ còn lại khi thời tiết xấu ở Bắc Việt Nam để đưa ra lời phát biểu làm nổi bật việc hạn chế ném bom - có lẽ chỉ là hạn chế ném bom gần Hà Nội và Hải Phòng.
Suốt một tháng, ngoại trưởng Rusk đã tranh luận ủng hộ giới hạn ném bom đến vùng cán xoong Bắc Việt nam, và không những không ném bom Hà Nội và Hải Phòng nà còn cả phần lớn vùng nông thôn. Khi ông lần đầu tiên đưa đề xuất này cuối tháng 2, ông đã nói chuyện về sự đổi chác hạn chế ném bom lấy việc rút quân Bắc Việt nam khỏi tỉnh Quảng Trị. Nhưng ông sớm gạt bỏ ý tưởng đổi chác và giống như McNamara một năm trước gợi ý rằng vì Bắc Việt luôn kêu gọi ngừng ném bom vô điều kiện, chính quyền Mỹ sáng suốt giảm ném bom trong khi không đưa ra điều kiện và xem Bắc Việt sẽ làm gì. Tuy vậy, bất cứ khi nào Rusk đưa luận cứ này, Bộ trưởng quốc phòng Clifford would phản đối giảm ném bom mà không có một lời hứa nào đáp lại. Clifford đề nghị đổi việc giảm ném bom lấy việc Bắc Việt nam không nã pháo từ khu phi quân sự.
Trong thời gian ấy, một số nhân viên dân sự của Clifford có ấn tượng rằng vị sếp mới của họ đang đấu tranh để thuyết phục tổng thống và tất cả các cố vấn cao cấp của ông giảm ném bom Bắc Việt nam. Trong phiên điều trần của Clifford hồi tháng 1, khi ông nói về khả năng ngừng ném bom lần đầu tiên tạo cho những “con bồ câu” Lầu Năm Góc hy vọng rằng ông không phải là “một con diều hâu không cải tạo được”. Clifford bị hỏi về bài phát biểu của tổng thống Johnson tại San Antonio, bày tỏ thiện chí ngừng ném bom Bắc Việt Nam khi việc ngừng ném bom này sẽ phải dẫn đến mau lẹ một cuộc thảo luận có hiệu quả và nếu Bắc Việt không “tận dụng cơ hội” ngừng bắn. Clifford giải thích rằng Bắc Việt có thể tiếp tục đưa quân và tiếp liệu vào Nam Việt nam nhưng không vượt quá. Phái bồ câu tin rằng việc giải thích rõ ràng này sẽ hạn chế Johnson không sử dụng đường lối cứng rắn.
Việc tỏ ra thông cảm với những điều Clifford đã nghe quan điểm của phái bồ câu Lầu Năm Góc, cùng với sự nghi ngờ từ lâu của ngoại trưởng Rusk, dẫn họ có một số giả định không chắc chắn về những thảo luận mà Clifford đang bàn với Johnson và các cố vấn chủ chốt của mình. Ngay sau khi ra khỏi chính quyền, Townsend Hoopes đã xuất bản cuốn hồi ký “Giới hạn của sự can thiệp”, chứng thực rằng Clifford đã quay lưng lại với những người xung quanh tổng thống. Ý kiến của bản thân Clifford trong tạp chí Foreign Affairs cũng thất bại đề cập tới những phản đối của ông đối với đề xuất hạn chế ném bom đề xuất của Rusk và thậm chí sự thật là Rusk đưa ra đề xuất được Johnson thông qua.
Cả hai người: tổng thống và tân Bộ trưởng quốc phòng đang điều chỉnh suy nghĩ của họ trong tháng 3 đầy khó khăn này, nhưng họ vẫn theo các hướng khác nhau. Clifford tin rằng đây là lúc bắt đầu giải thoát Hoa Kỳ ra khỏi Việt nam. Johnson, mặt khác, đang tìm cách cứu vãn nỗ lực chiến tranh giữa bầu không khí chính trị hết sức khó khăn. Ông cần tránh những tranh cãi thêm nữa chắc chắn nổ ra do cuộc bắt lính trù bị lớn, hoặc Clifford đề xuất thành một cuộc bắt lính nhỏ hơn. Trong thời gian ấy, ngoại trưởng Rusk bỏ qua một sáng kiến hoà bình mới, cái đó có thể làm dịu bớt áp lực chính trị đang đè nặng lên tổng thống Johnson.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 02:38:24 PM
Huyền thoại về việc Clifford làm chuyển biến của tổng thống, một điểm xuất hiện quan trọng là cuộc gặp ngày 26-3 giữa Johnson và một vài cựu quan chức chính phủ. Từ những ngày đầu cầm quyền, Johnson nghe theo lời khuyên hoặc ít nhất sự ủng hộ của những người từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ hoặc những vị trí kiếm được tiền trong các ngành tư nhân, đặc biệt trong các hãng luật thanh thế và những cơ quan tài chính. Ông rất không yên tâm với “Sự hình thành phương Đông”, nhưng ông cố gắng kéo sự ủng hộ chính trị ra khỏi nó nhiều chừng nào ông còn có thể. Bắt đầu từ Cố vấn an ninh quốc gia, McGeorge Bundy, người đã từng mời “những người sáng suốt” (như Bundy gán cho họ) gặp Johnson thông thường là một lần tại một thời gian nào đấy. Sau khi Bundy ra khỏi chính quyền, Johnson dựa nhiều vào Clifford (“một người sáng suốt” mà Johnson yên nhất) để nói với ông ta những gì mà người khác có thể vẫn còn tin.
Trước cuộc họp ngày 26-3, Johnson từng gặp nhóm “những người sáng suốt” lần cuối cùng ngày 2-11. Để chuẩn bị cho cuộc gặp trước đó, Clifford đã chỉ ra rằng cựu ngoại trưởng Dean Acheson hình như căm ghét Johnson và, trong bất kỳ trường hợp nào, không thể tin là ông ta giữ được bí mật. Điều đó làm cho Acheson tạm thời bị hạ xuống danh sách những người dự khuyết, nhưng không phải bất cứ ai có tên trong danh sách được mời họp tháng 11, cũng nhận lời. Trong quá khứ, Robert A. Lovett (Trợ lý bộ trưởng chiến tranh về không quân trong thế chiến II và Bộ trưởng quốc phòng trong chiến tranh Triều Tiên) đã lấy cớ ốm. Ở những khía cạnh khác, tổng thống có chính xác những gì mà ông muốn tại cuộc gặp tháng 11. Acheson và chín đồng nghiệp của ông đã ủng hộ chính sách tổng thống về Việt nam; những người ủng hộ này có hai cựu Chủ tịch các tham mưu trưởng liên quân, các tướng Omar Bradley và Maxwell Taylor. Chỉ cựu thứ trưởng ngoại giao George Ball là bất đồng, ông đã bất đồng ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh.
Thậm chí tại cuộc gặp hồi tháng 11, “những người sáng suốt” bày tỏ một số bất bình việc ném bom vùng Hà nội-Hải Phòng. Tổng thống đích thân chỉ ra rằng ông phải bắt đầu cắt giảm ném bom ở đó, và bài phát biểu của ông tại San Antonio tỏ rõ thiện chí của ông là đổi ném bom lấy những cuộc đàm phán hữu ích. Dean Acheson gợi ý đổi việc ngừng ném bom lấy việc cộng sản chấm dứt tấn công qua khu phi quân sự. Tướng Taylor nghĩ rằng tốt nhất là đổi việc ném bom lấy việc cộng sản hoạt động ở mức độ thấp ở khắp Nam Việt nam. McGeorge Bundy cảnh báo rằng thời tiết gây khó khăn để gắn việc ngừng ném boms với “những hành động quân sự đặc biệt” do cộng sản tiến hành.
Bundy tìm kiếm việc bắn phá thông thường để tránh phá hoại các thành phố và gây thương vong cho dân thường. Trong một bức thư gửi Johnson sau cuộc gặp, Bundy gợi lại lời khuyên của Henry L. Stimson, bộ trưởng chiến tranh trong thế chiến II, nói rằng những quân nhân không bao giờ để tâm nhiều đến vấn đề thương vong dân thường; ông vạch ra một thí dụ về Henry H. “Hap” Arnold, Tư lệnh không quân Mỹ trong thế chiến II. “Lần đầu tiên tôi học bài học này từ đại tá Stimson”, Bundy viết cho Johnson, “khi ông ta nói với tôi rằng ông bị Hap Arnold lừa đảo như thế nào trong điểm này”.
Trước cuộc gặp của “những người sáng suốt” trong tháng 3, cốt lõi sự bất bình về ném bom Bắc Việt Nam đã biến thành đồng tình với George Ball rằng Mỹ có lẽ bắt đầu rút ra khỏi Nam Việt nam. Chỉ tướng Bradley, tướng Taylor, và cựu đại sứ Robert Murphy rất không đồng tình. Clifford biết rằng đa số “những người sáng suốt” đã thay đổi suy nghĩ, và ông gợi ý để Johnson tổ chức cuộc gặp tháng 3. Tổng thống Johnson cũng biết rằng “những người sáng suốt” sẽ bày tỏ quan điểm của bản thân họ khác nhiều so với hồi tháng 11. Không những Johnson quen với sự thay đổi trong suy nghĩ của Clifford, mà ông còn nói với McGeorge Bundy và Dean Acheson.
Mặc dù Johnson có thể không ngạc nhiên bởi tinh thần chung của lời khuyên mà ông nhận ngày 26-3, ông tỏ ra khó chịu việc “những người sáng suốt” nhận những chỉ dẫn từ chiều hôm trước từ Philip C. Habib (Bộ ngoại giao), thiếu tướng William E. DePuy (quân sự) từ Tham mưu trưởng liên quân), và George Carver từ CIA. Johnson nghĩ rằng những chỉ dẫn này đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về lợi lộc cộng sản thu được ở vùng thôn quê Nam Việt nam sau khi quân đội chính phủ rút về bảo vệ các thành phố. Như một đối trọng, Johnson bắt đầu cuộc gặp với “những người sáng suốt” bằng cách giới thiệu tướng Wheeler và tướng Abrams (người lần đầu gặp tổng thống sau khi thay chỗ Westmoreland). Cả Wheeler và Abrams vừa gặp Westmoreland tại căn cứ không quân Clark (Philippines). Wheeler cho rằng mọi thứ đã thay đổi 180° theo chiều hướng tốt lên kể từ cuộc đi thăm hồi tháng 2-1968. Abrams nhấn mạnh rằng quân đội chính phủ Nam Việt nam đã hoạt động rất tốt và đây là lúc họ có khả năng tiến hành phần lớn các trận đánh.
Trong khi Johnson có cái nhìn tích cực về sự phát triển ở Việt nam nhiều hơn đa số “những người sáng suốt”, thì ông lại bị nản lòng khi họ nói về sự phát triển chính trị ở Hoa Kỳ. Ông sẵn sàng bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc ngừng ném bom một phần như là cách xoa dịu những chỉ trích ông, và ông tin rằng vấn đề ngừng ném bom sẽ thu được nhiều sự chú ý khi ông mời Arthur Goldberg, đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, tới gặp “những người sáng suốt”. Goldberg thúc giục ngừng ném bom hoàn toàn Bắc Việt nam.
George Ball tất nhiên, đồng ý với Goldberg, và đưa thêm một người mới vào danh sách “những người sáng suốt”, Cyrus Vance, cựu thứ trưởng bộ quốc phòng. Ball, tuy thế, nghĩ rằng tổng thống lẽ ra đừng công khai đưa vấn đề ngừng ném bom cho đến khi Giáo Hoàng hoặc Tổng thư ký Liên hợp quốc gợi ý. Tướng Bradley đồng ý rằng ngừng ném bom ý tưởng tốt nếu Giáo Hoàng đề xuất. Những người còn lại của nhóm cảnh giác việc dừng ném bom trong khi lính Mỹ gần khu phi quân sự bị lực lượng cộng sản đe doạ từ hai phía biên giới.
Việc ngừng ném bom một phần cho phép Johns ném bom quân đội cộng sản và những đường tiếp vận bắc biên giới - và tránh được sự phản đối rằng ném bom thêm gần Hà Nội và Hải Phòng. Ba ngày trước cuộc gặp của ông với “những người sáng suốt”, Johnson đã phát biểu với nhà văn Harry C. McPherson, Jr., và ngoại trưởng Rusk về việc chấm dứt ném bom bắc vĩ tuyến 20 (toàn bộ Bắc Việt Nam trừ vùng cán xoong sẽ không bị Mỹ ném bom). Cuộc gặp “những người sáng suốt” ít nhất không làm chuyển hướng Johnson ra khỏi suy nghĩ quan trọng này trong bài phát biểu trước truyền hình ngày 31-3. Về sau Johnson nói với những lãnh tụ Nhà Trắng và Thượng viện rằng cuộc gặp của ông với “những người sáng suốt” trực tiếp đưa đến bài phát biểu trên. Trong hồi ký của mình, tuy thế, ông hết sức cố gắng chỉ ra rằng những điểm chính trong bài phát biểu của ông đã được hình thành trước cuộc gặp “những người sáng suốt” (và như thế, vai trò của bộ trưởng Clifford trong bài phát biểu là ít hơn những gì người ta quảng cáo). Những hồi ức của Johnson hình như gần sự thật hơn nỗ lực của ông lúc đó để liên kết “những người sáng suốt” với quyết định của ông. Ông thường xuyên mời “các cố vấn” có ảnh hưởng chia sẻ bổn phận cho một quyết định mà trên thực tế ông đã làm.
Tuyên bố của tổng thống Johnson về hạn chế ném bom giành được tác động to lớn (ít nhất đối với công chúng Mỹ) đi kèm trong bài diễn văn ngày 31-3 với lời tuyên bố rằng ông không ra tái tranh cử. Ông đã đưa ra khả năng này cho các cố vấn chủ chốt của mình ngay từ đầu tháng 10-1967, thậm chí ông làm cho họ ngạc nhiên. Gần ba ngày sau, bài phát biểu gây ngaic nhiên của ông được sự đồng tình cũng đáng ngạc nhiên của phía Bắc Việt nam đồng ý gặp đại diện của chính phủ Mỹ. Trong mùa hè năm 1967, Johnson đã đưa ra đề nghị ngừng ném bom hoàn toàn Bắc Việt Nam đổi lấy thương lượng hoà bình. Giờ đây họ chấp nhận một cuộc ngừng ném bom một phần để thương lượng không chính thức. Chỉ hai tháng sau khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân hình như đã đóng cánh cửa những sáng kiến hoà bình, Bắc Việt were cuối cùng sẵn sàng nói chuyện với những quan chức chính phủ Mỹ.
Chứng cớ mạnh nhất mà Bắc Việt phải thay đổi suy nghĩ của họ xảy ra vào cuối tháng 2-1968, thông qua đại sứ Ấn Độ ở Washington. Trong báo cáo ngày 1-3, CIA cũng nói rằng Bắc Việt sẵn sàng nói chuyện trong khi tiếp tục chiến đấu vì họ tin rằng việc ngừng ném bom không những giúp họ khôi phục kinh tế và lực lượng của họ tại Nam Việt nam, mà còn đánh bại ý chí và như thế làm mất ổn định chính phủ Nam Việt nam(1).
______________________
(1) Mùa hè năm 1967, kế hoạch tổng tấn công đông-xuân của Bắc Việt nam hình như bám chặt khả năng rằng tổng tấn công thành công sẽ dẫn đến thương lượng trong khi giao tranh vẫn tiếp tục. Xem Ronnie E. Ford, Tết 1968: Hiểu biết Ngạc nhiên (London, 1995), đặc biệt trang 67-86.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:38:57 PMNhững hy vọng về đàm phán hoà bình thường bị xô đẩy trước đó. Johnson từng khước từ, việc ném bom trở lại sẽ được khôi phục lại khi thời tiết tốt vào tháng 5 - và ít nhất đây được hiểu rằng phe đối lập với chính sách của Johnson khi đó khá xúc động khi rút quân nhanh khỏi Việt nam. Nhưng Bắc Việt chọn chiến lược thương lượng và chiến đấu cho phép người thừa kế Johnson rút ra một cách từ từ đến mức nó hình như có thể giúp Nam Việt nam chạy thoát khỏi bị cộng sản xâm chiếm.
Bắc Việt thất bại với sự đáp lại hạn chế ném bom của Johnson, những người đối lập với Johnson ở đồi Capitol đang nằm biểu tình trước cửa dinh tổng thống. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi giữa bài diễn văn 31-3 của Johnson và câu trả lời tích cực của Bắc Việt nam, thượng nghị sỹ Fulbright khiển trách Johnson vì sai lầm trong việc lãnh đạo đất nước khi hứa ngừng ném bom Bắc Việt Nam “trừ vùng bắc khu phi quân sự”. Lời hứa của tổng thống hoà hợp như thế nào với cuộc không kích của hải quân xảy ra ngày hôm sau vào bãi xe vận tải gần Thanh Hoá, cách khu phi quân sự hơn hai trăm dặm về phía bắc và cách Hà nội gần một trăm dặm về phía nam?
Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Richard Russell, và John Stennis bảo vệ quan điểm của tổng thống trong điểm này. Họ đã bàn bạc với Johnson về bài phát biểu của ông trước khi ông đọc nó, và ông đã nói với họ rằng sẽ không ném bom bắc vĩ tuyến 20. Thanh Hoá nằm đúng phía nam vĩ tuyến 20.
Thượng nghị sỹ Mansfield (bang Montana), lãnh tụ phe đa số, vạch ra rằng tổng thống là đúng khi tuyên bố rằng 90% dân chúng Bắc Việt vùng không bị ném bom. Trong khi Thanh Hoá cách Nam Việt nam hơn hai trăm dặm, vùng cán xoong đang bị ném bom là khá hẹp đến mức chỉ là nhỏ hơn một phần ba Bắc Việt nam.
Thượng nghị sỹ Russell, Chủ tịch Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện, nói thẳng rằng ông không đồng ý hạn chế ném bom và ông từng khuyên tổng thống đừng làm việc đó “trừ khi có một vài dấu hiệu nhân nhưượng từ phía Bắc Việt nam”. Nhưng tổng thống “như thường làm trong quá khứ” không có nghe lời khuyên người bạn cũ của ông - thượng nghị sỹ Russell, người đã từng bị chống đối tiến hành chiến tranh và vị chống đối cách mà họ tiến hành chiến đấu. Suốt hai năm liền ông đã thúc đẩy phong toả bờ biển Bắc Việt nam. Chúng ta có khoảng hai năm đằng sau những gì mà chúng ta đang để chiến đấu kể từ khi bắt đầu chiến tranh”. Russell đã “không có giải pháp của chính tôi để đưa chiến tranh đến kết cục thành công mà không có leo thang cần thiết”. Ông dự đoán rằng bài phát biểu của tổng thống sẽ không dẫn đến một “hội nghị có kết quả” với Bắc Việt nam - thượng nghị sỹ Thurmond cảnh báo rằng những kiểu đàm phán hoà bình sẽ rơi vào bế tắc. Trong các cuộc hội đàm về chiến tranh Triều Tiên, Thurmond gợi lại, Hoa Kỳ mất rất nhiều lính trong chiến đấu trước khi những cuộc hội đàm bắt đầu.
Sự ủng hộ tổng thống Johnson tại Thượng nghị viện không làm ông đủ can đảm đứng trên đất của mình tại vĩ tuyến 20. Ông có lẽ hối tiếc lời khuyên của thứ trưởng ngoại giao Katzenbach xoá bỏ sự tính đến vĩ tuyến 20 trong bài phát biểu ngày 31-3, nhưng bị Fulbright thách thức, tổng thống Johnson ngay lập tức rút xuống vĩ tuyến 19. Thanh Hoá và một phần ba vùng cán xoong trở thành nơi an toàn bảo vệ toàn bộ Bắc Việt Nam trừ dải đất hẹp có chiều rrộng nhỏ hơn 50 dặm bắt đầu từ Vinh chạy về phía nam 150 dặm đến khu phi quân sự.
Ưu điểm khi rút về vĩ tuyến 19 là đã loại loại bỏ được gốc rễ sự va chạm giữa không quân Mỹ và hải quân về trách nhiệm ném bom. Vĩ tuyến 18 cắt ngang khu vực mục tiêu mới và nằm gần ranh giới giữa những gói mục tiêu được xác định từ trước đây. Gói mục tiêu 1 của không quân nằm giữa vĩ tuyến 18 và khu phi quân sự (tại vĩ tuyến 17), trong lúc tại phía bắc, gói mục tiêu Hai của và một phần gói mục tiêu Ba hải quân nằm giữa vĩ tuyến 18 và 19.
Không quân và hải quân trút toàn bộ hoả lực mà họ trước đây đã trút xuống khắp Bắc Việt Nam nay trút vào một khu vực tương đối nhỏ hẹp. Một số người đề xuất hạn chế ném bom ưa thích kiểu dồn nén này vì nó rất gây được ấn tượng về hiệu quả ngăn chặn(1). Bộ trưởng quốc phòng Clifford trở thành một người ủng hộ mạnh mẽ hạn chế ném bom, đặc biệt khi Bắc Việt đồng ý thương lượng. Các sĩ quan cấp dưới của ông lâm vào tình trạng khó xử: họ đã từng tranh luận chống lại việc hạn chế ném bom, lẽ nào bây giờ cùng với sếp của mình tìm kiếm phía sáng chói của nó. Nhiều người trong giới lãnh đạo quân đội xác định rằng chính sách ném bom mới có nhiều chất lượng, đặc biệt khi so sánh với việc không ném bom chút nào.
______________________
(1) Hình như thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai khiển trách Bắc Việt Nam chấp nhận đàm phán hoà bình đổi lấy hạn chế ném bom. Ngày 29-6-1968 tại Bắc Kinh, Chu Ân Lai nói với Phạm Hùng: “Trong thực tế, các cuộc ném bom mới đây trở nên dữ dội hơn, được tập trung bào một khu vực nhỏ, như vậy gây cho các bạn nhiều trở ngại hơn trong việc giúp đỡ miền Nam. Việc các bạn chấp nhận ném bom hạn chế, và đồng ý nói chuyện với Mỹ đã làm cho tình thế của họ tốt hơn so sánh với tình thế của họ năm 1966 hoặc 1967. Mặc dù các bạn vẫn còn kiên trì những nguyên tắc của các bạn trong hội đàm, nhưng các bạn đã làm giảm một lượng khó khăn của Mỹ trong năm bầu cử này. Đây là lỗi của Liên Xô”. Xem Odd Arne Westad, Chen Jian, Stein Tonnesson, Nguyen Vu Tung, và James G. Hershberg, ed., “77 Cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và những lãnh tụ nước ngoài trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương, 1964-1977”, Woodrow Wilson International Center for Scholars, Cold War International History Đề án, Working Paper No. 22, tháng 5-1998, p 138.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 02:39:31 PM
Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, nói với tổng thống Johnson ngày 9-4 rằng Hoa Kỳ chẳng mất thứ gì bởi việc ngừng ném bom ở vùng Hà nội-Hải Phòng, nhưng ông cho rằng cần phải ném bom Thanh Hoá - nghĩa là trở về đến vĩ tuyến 20. Trời nhiều mây không bị tan ra trên đồng bằng sông Hồng, việc ném bom tương đối nhỏ có thể tiến hành ở đó trong vài tuần, mặc dù thời tiết ở Thanh Hoá chẳng tốt hơn là bao. Chắc chắn rồi Thanh Hoá đang tăng lên hàng ngày về mức độ quan trọng là các kho hàng và trung tâm vận tải. Sau hết, nó là một thành phố nằm ở phía cực nam của Bắc Bộ từ lâu không bị ném bom, và Bắc Việt nhanh chóng tận dụng thuận lợi này. Wheeler đã dự đoán (chúng tôi chính xác) rằng tổng thống có nhiều khả năng quay về vĩ tuyến 20 hơn là ném bom đồng bằng sông Hồng. Trong thủ thuật chính sách leo thang, đối tượng bị ném bom luôn là một mẩu tiếp theo bé hơn.
Bộ trưởng quốc phòng Clifford cố gắng ngăn chặn những nỗ lực quay trở về vĩ tuyến 20 trước tiên vì đường giao thông của địch chạy qua Bắc Việt nam và vùng cán xoong ở Lào. Khi tờ New York Times trích dẫn lời ông nói rằng ông “không nhận thấy có sự tăng thâm nhập”, Clifford bắt buộc phải thảo một lá thư giải thích cho tổng thống rằng thông tin “đáng bị khiển trách” này là một sự hiểu nhầm cố ý đối với cách mà bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng ngoại giao đã quyết định xử lý câu hỏi này. Clifford và Rusk chỉ đơn thuần nói rằng đã có một bắt đầu gia tăng thâm nhập trước khi Johnson đọc diễn văn ngày 31-3 và nói rằng việc tăng cường thâm nhập đang tiếp tục. “Chúng tôi không nói về tình hình có sự gia tăng đặc biệt từ 31-3 bởi vì việc này làm tăng gánh nặng đè lên tổng thống cấm ném bom tại ngày đó”.
Luận cứ của Wheeler ủng hộ ném bom Thanh Hoá được củng cố vào tháng 5 khi cộng sản tung ra đợt tổng tấn công thứ hai tại Nam Việt nam. Mặc dù cuộc tổng tấn công lần này nhỏ hơn nhiều so với cuộc tấn công Tết Mậu Thân và tập trung chủ yếu vào Sài Gòn, chính quyền Johnson lo ngại rằng về một cuộc tấn công lớn hơn từ quân đội Bắc Việt tại Vùng chiến thuật I phía bắc Nam Việt nam. Lúc khởi đầu cuộc tổng tấn công lần thứ hai ngày 4-5, ngoại trưởng Rusk nói rằng ông hài lòng ném bom Thanh Hoá. Clifford đã tranh luận rằng họ phải để dành Thanh Hoá đổi lấy cuộc tổng tấn công lớn có thể đến chậm hơn trong quá trình đàm phán. Tổng thống Johnson không sẵn sàng quay trở về vĩ tuyến 20, nhưng ảnh hưởng của Clifford đối với ông đang bị đổ vỡ. Khi Clifford quả quyết rằng cuộc tổng tấn công hồi tháng 5 chỉ đơn thuần là một phản ứng đối với chiến thắng của chính quyền để buộc Bắc Việt phải chấp nhận Paris là nơi thương lượng hơn là Warsaw, tổng thống nhận xét cộc lốc rằng Bắc Việt thực tế thích Paris hơn.
Những cuộc tấn công vào Sài Gòn khiến cho đại sứ Bunker đề xuất rằng một trong những điều kiện ngừng ném bom Bắc Việt Nam phải là cộng sản chấm dứt tấn công vào những thành phố Nam Việt nam. Theo quan điểm Bunker, sự kiềm chế như thế cũng nằm trong ý nghĩa của công thức mà tổng thống Johnson đưa ra tại San Antonio - những người cộng sản không “tận dụng thuận lợi” của việc ngừng ném bom. Khi phân tích quan điểm của Bunker về Johnson, Rusk cho rằng đã đến lúc phải dời bỏ cách hiểu nông cạn của Clifford về công thức San Antonio, cái đó cho phép Bắc Việt làm mọi thứ trừ việc tỷ lệ gia tăng thâm nhập của họ (tỷ lệ này đã tăng gấp ba lần kể từ khi tổng thống phát biểu tại San Antonio vào tháng 9).
Đến cuối tháng 5-1968 tổng thống hình như sẵn sàng ném bom bắc vĩ tuyến 19. Ông bị ảnh hưởng khá mạnh bởi luận cứ của Wheeler rằng sân bay MIG ở Bái Thượng (cách Thanh Hoá khoảng 20 dặm về phía tây) ở vị trí gây nguy hiểm không những cho phi công hải quân hoạt động gần Vinh, mà còn cả với lính Mỹ tại Nam Việt nam. Wheeler nhấn mạnh rằng Bắc Việt đang sử dụng nơi ẩn náu của họ, rằng các máy bay MiG và Il-28s đang gấp rút luyện tập - có khả năng tấn công vào sân bay Đà Nẵng. Đề xuất của Wheeler ném bom Thanh Hoá và Bái Thượng giành được sự thu hút, tương phản với đề xuất khác cuối tháng 5 đưa B-52 ném bom lực lượng cộng sản và tiếp liệu ở Campuchia.
Nghe theo sáng kiến Campuchia của Wheeler, tổng thống Johnson tuyên bố ông sẵn sàng đưa máy bay trở lại vĩ tuyến 20 và chỉ thị cho Rusk và Clifford tính toán làm việc này một cách lặng lẽ. Việc leo thang ném bom lặng lẽ hình như vượt quá tầm của hai bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, thêm nữa họ bực mình vì phải tìm kiếm nó. Chẳng bao giờ tổng thống Johnson ra lệnh đưa máy bay đến bắc vĩ tuyến 19.
***
Còn lại một lĩnh vực nhỏ hơn để hành động, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng làm hết sức mình. Săn đuổi những xe tải trong gói mục tiêu 1 ít ra ít nguy hiểm hơn ném bom những mục tiêu ở đồng bằng sông Hồng, và Bắc Việt mong đợi thay đổi ít hơn tình hình mùa hè năm 1968. Họ tăng gần gấp đôi súng phòng không tại vùng cán xoong có lẽ 2.600 khẩu, nhưng đa số những khẩu đội SAM vẫn nằm lại gần Hà Nội và Hải Phòng - chỉ bốn hoặc năm trận địa gần vĩ tuyến 19.
Không có nỗ lực nào năm 1968 (cũng như từng có trong năm 1967) để đưa tên lửa SAM gần khu phi quân sự. Kể từ đây hải quân phải buồn phiền về gánh nặng mối đe doạ của SAM cũng như MiG.
Không quân Mỹ chỉ có một mối lo ngại về pháo cao xạ, mà nó ít nguy hiểm khi tách khỏi SAM và MiG. Tuy thế, gói mục tiêu 1 tỏ ra nhiều súng hơn gói mục tiêu 2 và 3, và không quân Mỹ bị rơi 52 máy bay ở đó trong sáu tháng Sấm Rền còn lại; 56 phi công không được cứu thoát và chỉ 11 người trong số này trở về nhà khi kết thúc chiến tranh. Những thiệt hại này xem ra còn nhẹ hơn thiệt hại của hải quân trong gói mục tiêu 2 và 3, nhưng ít thiệt hại gay gắt hơn khi cả không quân và hải quân đánh phá trong gói mục tiêu 6 (vùng Hà nội-Hải Phòng). Sau một vài tháng, sự thiệt hại ở gói mục tiêu 6 đã vượt quá 20 máy bay trên một nghìn lượt xuất kích, trong lúc tỷ lệ này vẫn còn nằm lại dưới hai phần nghìn nghìn trong gói mục tiêu 1.
Vùng cán xoong Bắc Việt, tuy thế, có nhiều chỗ nguy hiểm hơn ở vùng cán xoong bên Lào. Tại Lào không quân Mỹ bắt đầu thu được một số thành công trong việc phát hiện và oanh tạc những xe tải bằng súng gắn trên Lockheed C-130 Hercules (máy bay vận tải cánh quạt, tốc độ thấp), nhưng những khẩu súng gắn ở cánh như thế không thể sống sót ở vùng cán xoong Bắc Việt.
Những người kiểm soát trên không (FAC) có thể không dùng máy bay cánh quạt tìm kiếm mục tiêu và gọi máy bay ném bom. Thay vì việc đó, những người kiểm soát trên không (FAC) đã bay trên F-100F hai ghế lái. Thêm nữa họ may mắn nhìn thấy một xe tải vào ban ngày từ 4.500 trăm feet tại tốc độ 700 km/h, và phần lớn những xe tải Bắc Việt nam không chạy trên đường mà chờ tới khi trời tối.
Một FAC có thể quan sát tốt hơn từ phi công phụ ngồi ghế sau của F-100F hơn là từ ghế sau F-4, và F-100F có thể bay lảng vảng trên vùng cán xoong lâu hơn. Nhưng những chiếc F-100F cũ kỹ đang hụt dần vì chúng sắp về hưu. Mùa hè năm 1968, không quân Mỹ bắt đầu thay những F-100F bằng những F-4 tại sân bay Đà Nẵng để FAC làm việc trong gói mục tiêu 1. Những F-4 của sân bay Đà Nẵng làm việc khá tốt đến mức sau đó những F-4 tại những sân bay ở Thái Lan cũng hợp sức với họ để áp dụng FAC cho Lào, nơi phòng không cộng sản đang được tăng cường.
Trong thời gian ấy, nhiều tổ lái F-4 được đưa vào đánh phá ban đêm, nhưng chỉ những F-4 của phi đoàn không quân chiến thuật 497 tại sân bay Ubon (Thái Lan), từng trải bắn phá ban đêm ở vùng cán xoong Bắc Việt. Mùa xuân 1968, phi đội “Ó đêm” bắt đầu dậy kinh nghiệm bay đêm cho những phi đội khác của phi đoàn máy bay chiến thuật số 8. Tuyến giao thông bộ trong gói mục tiêu 1 khá nhiều đến mức các phi công nói là nhìn thấy khoảng ba nghìn xe tải một tháng vào tháng 5, tháng 6, và tháng 7; họ nói là đã phá huỷ hoặc làm hư hỏng khoảng 20%. Tất nhiên, những xe tải đó vẫn đi lại. Không người Mỹ nào biết được bao nhiêu ô tô được sử dụng trên đường, và bao nhiêu bị phá huỷ.
Mùa hè năm 1968, nhiều xe tải đi về hướng nam qua gói mục tiêu 1 chở đạn dược và tiếp liệu cho quân đội Bắc Việt nam đóng tại bắc khu phi quân sự. Bắc Việt chưa hề gặp nhiều khó khăn trong việc đưa quân đội qua khu phi quân sự, và có lẽ 30 nghìn lính Bắc Việt nam có mặt tại Vùng chiến thuật I (Nam Việt nam). Việc tiếp liệu cho những người trong vùng này tỏ ra là khó hơn là đưa họ đến. Phần lớn xe tải chở tiếp liệu cho lực lượng cộng sản ở Nam Việt nam chạy xung quanh khu phi quân sự sang phía tây qua các con đèo vào Lào.
Do những trận mưa lớn vào tháng 5 khiến việc vận tải trên những con đường lầy lội và sỏi đá tại Lào gặp khó khăn, Bắc Việt phải đẩy mạnh vận chuyển trong thời gian gió mùa đông bắc khô ráo từ tháng 11 đến tháng 4. Gió mùa tây nam cũng đem mưa đến vùng cán xoong Bắc Việt nam, nhưng lượng mưa ít hơn ở phí những rặng núi che chắn và những con đường đôi chút tốt hơn. Theo quan điểm Bắc Việt, khó khăn chủ yếu theo tính chất vận chuyển theo mùa là thời tiết trong mùa giúp không quân tấn công tại Lào. Khi những con đường tại Lào là khô ráo, vẫn có những đám mây bay trên đầu bảo vệ xe tải không bị Mỹ ném bom. Máy bay ném bom, tuy thế, hiếm gặp thời tiết tốt như thế ở Bắc Việt nam, bởi vì gió mùa đông bắc tương đối khô tạo ra mây mù phủ dọc bờ biển và đồng bằng sông Hồng. Cơ hội tốt nhất để ném bom Hà Nội và Hải Phòng là những ngày nằm giữa những đợt mưa rào của gió mùa tây nam khi trời trong trẻo. Kể từ lúc đó, máy bay Mỹ tập trung vào vùng cán xoong ở Lào trong gió mùa đông bắc, nhưng trong những đợt gió mùa tây nam trước đây, nỗ lực của máy bay Mỹ bị phân chia một cách cần thiết giữa vùng cán xoong Bắc Việt nam và đồng bằng sông Hồng.
Thậm chí mùa hè năm 1967, tại đỉnh cao ném bom ở đồng bằng sông Hồng, hơn một nửa máy bay không quân đã ném bom vùng cán xoong Bắc Việt. Lúc nào những đám mây che phủ vùng châu thổ không cho phép tấn công, thì máy bay cường kích không quân Mỹ chuyển hướng sang ném bom gói mục tiêu 1. Tập đoàn không quân số 7 thường xuyên tranh luận rằng thực tế này tạo ra trong gói mục tiêu 1 một sự dư thừa sức mạnh không quân cái đó lẽ ra sẽ được làm tốt hơn ở các gói mục tiêu do hải quân đảm trách ở phía bắc. Sau lệnh hạn chế ném bom năm 1968, Tập đoàn không quân số 7 có lực lượng dự trữ để tăng gấp đôi số lượt xuất kích đánh phá gói mục tiêu 1 tới hơn hơn sáu nghìn một tháng. Trong khi không quân từ xa xưa ném bom những gói mục tiêu phía bắc, gói mục tiêu 1 mà không cần phải tăng tỷ lệ máy bay để trấn áp phòng không địch. Có lần Tập đoàn không quân số 7 cho một đội hình lớn máy bay được hộ tống bay tới gói mục tiêu 1, nhưng chỉ là thao diễn kỹ thuật phòng trường hợp tổng thống một lần nữa cho phép họ ném bom những mục tiêu gần Hà Nội.
Mặc dù Tập đoàn không quân số 7 cho là trước tiên là ngăn chặn giao thông gói mục tiêu 1, thuỷ quân lục chiến đang trấn giũ những tiền đồn nằm sát nam khu phi quân sự muốn được không quân hỗ trợ thêm. Pháo binh Bắc Việt nam nằm ngay bắc vùng này đã đấu pháo với các đơn vị pháo binh của thuỷ quân lục chiến và Nam Việt nam tại những ngọn đồi phía nam vùng này. Cũng tương tự những năm trước, không quân Mỹ nghĩ là có thể hạn chế việc pháo kích của Bắc Việt nam bằng cách ngăn chặn tiếp tế đạn dược hơn là tấn công thẳng vào pháo của họ, nơi mà pháo của họ được bảo vệ trong những công sự đắp đất. Những trận dội bom mạnh mẽ của B-52 không làm câm họng những khẩu pháo của Bắc Việt nam, và không quân Mỹ đã bỏ những khu vực mục tiêu cho những máy bay ném bom to hơn về cực bắc để không làm chính quyền Johnson lo ngại đe doạ cuộc thương lượng ở Paris vì bất cứ thay đổi nào cũng có thể được coi là leo thang chiến tranh. Chắc chắn Tập đoàn không quân số 7 không muốn mở rộng nhiều máy bay ném bom của họ vào những khẩu súng ở vùng ranh giới.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 02:40:05 PM
Khắp Vùng chiến thuật I phía bắc có sự giằng co giữa lực lượng không quân và thuỷ quân lục chiến đối với việc kiểm soát sức mạnh không quân. Tập đoàn không quân số 7 từ lâu đã điều khiển máy bay của phi đoàn không quân thuỷ quân lục chiến trong gói mục tiêu 1, nơi họ đóng góp khoảng 1/5 số lượt xuất kích đánh chặn. Đầu năm 1968 khi sử dụng toàn bộ sức mạnh không quân để phá vỡ vòng vây tại Khe Sanh (Vùng chiến thuật I), tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, tướng Momyer, trở thành “người điều hành duy nhất” những chiến dịch không kích bên trong lãnh thổ Nam Việt nam, giúp thuỷ quân lục chiến kiểm soát những chiến dịch không kích. Phần nhiều, các sĩ quan của không quân và thuỷ quân lục chiến phối hợp với nhau một cách tốt đẹp dù dưới sự kình địch của hai binh chủng. Tập đoàn không quân số 7 cố gắng phối trí những chiến dịch không kích trong Vùng chiến thuật I, trong lúc cản trở chút ít khả năng tương hỗ lẫn nhau trong những năm cùng thực hành giữa không quân của thuỷ quân lục chiến và bộ binh.
Lần đầu tiên, vào tháng 7-1968, Tập đoàn không quân số 7 tham gia lớn lực lượng để phá huỷ pháo cao xạ Bắc Việt nam ở gần khu phi quân sự, dành một nửa nỗ lực trong gói mục tiêu 1 để ném bom khu vực mũi Lay, cực đông của khu phi quân sự. Vây quanh khu phi quân sự rộng sáu dặm và giáp chiều rộng chừng sáu dặm, vùng này chạy dài từ bờ biển vào đất liền tới 20 dặm. Dưới nó là những thôm xóm ở ngoại vi Vĩnh Linh, những hầm đào dưới đất cất giấu hàng hoá quân sự quan trọng, trong lúc (trên mặt đất) pháo binh di động nã đạn vào Nam Việt nam từ hơn bốn trăm trận địa chuẩn bị từ trước; những khẩu pháo này được bảo vệ tránh bị máy bay Mỹ ném bom bởi chính sự di động linh hoạt của họ, bởi súng phòng không di động trong nhiều trận địa, và bởi SAM. Trong vòng một tuần, hoả lực của tất cả bốn binh chủng Mỹ đã phối hợp tấn công Vĩnh Linh. Thuỷ quân lục chiến và tàu sân bay phối hợp với Tập đoàn không quân số 7 và B-52 thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ném một lượng bom lớn hơn lượng bom của ba binh chủng cộng lại. Cộng thêm vào tám nghìn tấn bom, thuỷ quân lục chiến và pháo binh và pháo của tàu chiến Mỹ nã hơn 40 nghìn quả đạn (khoảng hai nghìn tấn). Khi một số cuộc hành quân nhỏ hơn càn quét vùng ranh giới dọc theo khu phi quân sự kéo dài sáu tuần lễ mùa thu 1967, nỗ lực năm 1968 là khá mạnh.
Cuộc oanh tạc tiếp tục những giờ không nghỉ suốt tuần lễ với tỷ lệ một tấn thuốc nổ mỗi phút. Máy bay chỉ điểm cho pháo binh và những kiểm soát viên trên không thậm chí phải bay trên những máy bay nhẹ vào khu vực này (không lo lắm về hoả lực địch, nhưng lo ngại nhiều hoả lực ta bắn nhậm). Trong khi sở chỉ huy chiến dịch tuyên bố đã phá huỷ gần hai trăm pháo chiến trường và gần tám trăm pháo cao xạ, không quân Mỹ đánh giá con số bị phá huỷ khá khiêm tốn: khoảng một trăm pháo chiến trường và ba trăm pháo cao xạ. Tập đoàn không quân số 7 nghi ngờ rằng phần lớn những trận địa này có pháo bị tấn công. Những bức ảnh xác nhận phá huỷ chỉ hai trận địa pháo chiến trường và mười một trận địa pháo cao xạ. Tốt nhất là có thể nói chắc chắn rằng trong một vài tuần lễ sau khi đánh phá, pháo binh Bắc Việt nam nã đạn từ vùng này giảm nhiều.
Mặc dù B-52 tiếp tục ném bom địch ở khu phi quân sự, máy bay ném bom của không quân tập trung đánh phá đường giao thông. Tân tư lệnh Mỹ ở Việt nam, tướng Abrams, ủng hộ đánh phá đường giao thông vì ông lo ngại rằng cộng sản đang chuẩn bị của tổng tấn công lần thứ ba có lẽ lớn hơn đợt tổng tấn công tháng 5 và có lẽ trội hơn đợt tổng tấn công Tết. Vì hai đợt tổng tấn công đã tiêu hết dự trữ đạn dược của họ tại Nam Việt nam, Bắc Việt tăng vòng quay vận tải nếu họ đang chuẩn bị tung ra cuộc tổng tấn công lần thứ ba tại Nam Việt nam năm 1968.
Trong đợt gió mùa tây nam, Bắc Việt tập trung đưa tiếp liệu cho các đơn vị đóng sát bắc khu phi quân sự. Nhưng dường như họ chọn sự thâm nhập qua khu phi quân sự và từ bỏ khoe khoang rằng không có lính Bắc Việt nam tại Nam Việt nam, cộng sản cần chuẩn bị lực lượng của hoặc tại Nam Việt nam để chiến đấu. Điều này có nghĩa là đưa thêm xe tải qua Lào trong mùa mưa, và việc giao thông ngay từ đầu tháng 7 đã phát triển trên những tuyến đường dẫn tới đèo Mụ Giạ và đèo Ban Karai dọc theo biên giới Lào.
Tập đoàn không quân số 7 cố gắng phong toả những con đèo này bằng cách đóng những con đường dẫn tới chúng. Những con đèo, cũng như những con đường tại Lào, bị máy bay ném bom và B-52 oanh tạc dữ dội, nhưng hiếm khi bị ngưng trệ hơn vài giờ. Ngay từ hồi đầu chiến tranh, ném bom đôi khi khoá được một con đường bằng những tảng đá, nhưng đợt ném bom tiếp theo cũng tại điểm này đã biến tảng đá thành cát sỏi nên lực lượng sửa chữa đường của Bắc Việt nam lại có thêm thuận lợi. Dù từng trải tại Lào, Tập đoàn không quân số 7 vẫn nghĩ rằng còn có những con đèo ở phía Bắc Việt việc ném bom có thể làm ngưng trệ nó ít nhất vài tuần.
Những người ủng hộ hăng hái nhất việc phá đường (nhưng phản đối đánh phá xe tải) chính là các sĩ quan tình báo. Khả năng phân tích không ảnh của họ tỏ ra rất hữu ích trong chiến dịch đánh phá xe vận tải, vì những xe tải chuyển động nhanh hơn phim chụp được. Những chuyên gia không ảnh đôi khi phát hiện ra một khu vực nhỏ trong rừng rậm là nơi đỗ xe tải, nhưng những phi công nghi ngờ việc họ thực tế ném bom mục tiêu có giá trị của địch trừ khi những tiếng nổ của bom được có thêm những tiếng nổ thứ hai trong trường hợp đánh vào điểm nghẽn, mục tiêu ít nhất phải nằm lại đó và (một lần những phân tích tình báo chọn ra) phi công dễ dàng nhìn thấy - đặc biệt sau khi họ quay trở lại nó hàng ngày mang theo nhiều bom hơn hơn.
Khi xe tải từ Vinh chạy vào Nam, họ có thể dùng Đường số 1 qua dải đất hẹp ven biển hoặc Đường số 15 đi vào những rặng núi cao theo hướng đèo Mụ Giạ và Lào, dài khoảng 75 dặm. Xe tải nhằm đèo Ban Karai bỏ lại Đường số 15 chừng 20 dặm về phía bắc đèo Mụ Giạ và chạy theo Đường số 101, 40 dặm phía nam Đường số 137, băng qua những rặng núi vào Lào 40 dặm từ khu phi quân sự. Dưới sự chỉ huy của thiếu tướng George J. Keegan, Jr., Phó tham mưu trưởng tình báo thuộc Tập đoàn không quân số 7, những nhân viên phân tích chọn một điểm nghẽn trên một trong ba con đường của Bắc Việt nam nối Vinh đến những con đèo nói trên.
Ngay phía bắc chỗ giao nhau giữa Đường số 101 và Đường số 15 là một con đường hẹp một làn xe lượn quanh co qua những vách đá dốc đứng. Từ giữa tháng 7 điểm nghẽn Xóm Ve (Khe Ve) bị đánh phá nhiều lần là một điểm ít triển vọng trên Đường số 101. Những nỗ lực này rất ít thành công, mặc dù điểm nghẽn Xóm Ve (Khe Ve) được coi là bị tắc nghẽn hơn một phần ba thời gian. Điểm nghẽn thoả đáng hơn nằm trên Đường số 137 được gợi ý bởi đại tá Frederick I. Brown, Jr., trưởng phòng tình báo của phi đoàn trinh sát chiến thuật 432 tại sân bay Udorn, Thái Lan. Đường số 137 lượn quanh một vách đá nơi có một con sông chảy băng qua đường và chảy vào một hang đá vôi. Brown đã thấy đắp đập trên sông và làm ngập nước con đường đó vĩnh cứu. điều này không xảy ra, nhưng bất cứ lúc nào trời mưa, con đường bị ngập nước như một vũng nước và các phi công gọi nó là “hồ Brown”. Những cơn mưa to vào cuối tháng 7 khiến Đường số 137 bị nghẽn hai phần ba thời gian.
Vào tháng 8, Tập đoàn không quân số 7 đưa thêm ba điểm nghẽn và danh sách mục tiêu. Sáu mục tiêu bị ném bom khá thường xuyên đến mức nó giống như những điểm nghẽn cũ tại Lào. Nhưng việc đánh phá giao thông ném bom tại Lào được tiến hành trong thời gian khô ráo gió mùa đông bắc. Những cơn mưa trong thời gian gió mùa tây nam chứng tỏ lợi ích của phương pháp đánh điểm nghẽn, vì mưa biến những điểm nghẽn thành bùn. Cơn bão Rose giữa tháng 8 tiếp theo cơn bão Bess và Wendy đầu tháng 9. Tướng Keegan hài lòng vấn đề những gì mà ông cho là thành công: “Giảm bớt 90% lượng hàng hoá vận chuyển thông qua Lào là hoàn thành nhiệm vụ”. Những năm sau này, Hà nội xuất bản cuốn sách Lịch sử Quân đội nhân dân Việt nam cho biết Tập đoàn không quân số 7 đã thành công trong việc tạo ra mưa nhân tạo để cắt đứt những con đường tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam trong mùa hè năm 1968.
Tướng Keegan tin tưởng ông có thể biết đếm được số lượng xe tải từ Bắc Việt Nam đến vùng cán xoong ở Lào bằng cách tăng cường sử dụng bộ cảm biến điện tử để phát hiện chuyển động và tiếng động. Những bộ cảm biến là đề án của cựu bộ trưởng quốc phòng McNamara xây dựng hàng rào chống lại sự thâm nhập vào Nam Việt nam. Mặc dù “Hàng rào McNamara” chưa được xây dựng xong, một phần của đề án tiếp tục triển khai. Tại nam khu phi quân sự, thuỷ quân lục chiến củng cố vị trí đóng quân của họ trừ Khe Sanh, từ đó họ đã rút đi sau khi phá tan vòng vây của cộng sản. Khi họ lần đầu tiên đến Khe Sanh, thuỷ quân lục chiến ở phần bắc Vùng chiến thuật I sử dụng những bộ cảm biến điện tử cảnh báo chuyển động của địch. Không phải người Mỹ và người Nam Việt nam đến mọi nơi xây dựng một đường ngăn chặn gồm 40 vị trí từ bờ biển đến tận rừng núi.
Phần núi phía tây hàng rào McNamara chưa bao giờ có nhiều những sợi dây treo nững bộ cảm biến được theo dõi bởi không quân, họ sẽ đưa máy bay đến tấn công khi những xe tải và binh lính địch bị bộ cảm biến phát hiện. Tại Nam Việt nam và Lào, những bộ cảm biến có thể được thả bởi những toán thám báo hoặc thả từ máy bay. Trước mùa hè năm 1968, Tập đoàn không quân số 7 cũng thả những bộ cảm biến vào gói mục tiêu 1. Máy bay giám sát radar EC-121 từ sân bay Korat, Thái Lan, phát hiện được những tín hiệu cảm biến và truyền những tín hiệu đó về trung tâm kiểm soát tại sân bay Nakhon Phanom nằm gần biên giới phía tây của Thái Lan, sát ngay phía bắc cạnh sông Mekong của Lào.
Cảm biến điện tử khẳng định sự quan sát của các phi công rằng có ít xe tải chạy ở các đường rừng núi giữa Bắc Việt Nam và Lào. Kết quả này đưa đến việc tướng Keegan viết rằng những nỗ lực của Tập đoàn không quân số 7 đánh phá những con đường này trong gió mùa tây nam năm 1968 là “một trong chiến dịch ngăn chặn thành công nhất trong lịch sử hiện đại”. Không phải ai cũng đồng ý. Những người ủng hộ đánh phá xe tải ngượng nghịu phát hiện rằng hải quân cũng tuyên bố đã phá huỷ hoặc làm hỏng gần bốn nghìn xe tải từ tháng 7 đến tháng 10-1968, trong lúc không quân Mỹ có thể tuyên bố ít hơn họ 1.200. Kết quả này, tuy thế, không chảy một cách đơn giản từ sự cống hiến của Tập đoàn không quân số 7 1/5 số lượt xuất kích của nó để ném bom những điểm nghẽn. Một số ít xe tải vẫn được nhìn thấy trên những con đường thậm chí ở các gói mục tiêu do hải quân đảm trách, và vẫn còn một số ít xuất hiện ở gói mục tiêu 1.
Tướng Abrams hình như ít có ấn tượng hơn với việc đánh phá đường giao thông trên vùng rừng núi và đánh phá xe tải so với sự giảm giao thông ở vùng cán xoong. Nhưng ông có thể đưa cho không quân sự nhiều điểm hơn đối với sự thay đổi này hơn là họ ứng đáng nhận được. Sáng sớm ngày 23-8, Abrams thông báo cho Walt Rostow việc đánh chặn là “tác nhân đầu tiên” cắt giảm xe tải được phát hiện ở vùng cán xoong Bắc Việt từ hơn 1.000 chiếc một ngày xuống còn giữa 150 và 200 một ngày. Đây là sự u mê. Giữa tháng 7 những phát hiện xe tải tăng lên tới mức chưa từng thấy, nhưng trong tháng 5, tháng 6, và tháng 7 (những tháng vận tải nhiều) chỉ khoảng 200 xe một ngày. Về sau, những phát hiện giảm xuống dưới 150 xe một ngày của ba tháng tiếp theo, có một sự xuống dốc nào đó hơn là từng trải trong mùa mưa bão năm trước.
Tổng thống Johnson vui mừng nhận bằng chứng về sự suy giảm giao thông chỉ còn 80%, theo số lượng xe tải bị phát hiện ở Bắc Việt Nam (rơi từ 1.000 xuống còn 200). Ông đưa số liệu của tướng Abrams cho các nhà báo và cũng sử dụng nó trong thư gửi McGeorge Bundy, người tiền nhiệm của Walt Rostow, là Cố vấn an ninh quốc gia và sau đó người trẻ nhất trong số “những người sáng suốt”. Bundy, giống như khá nhiều người khác, bây giờ đang kêu gọi một cuộc ngừng ném bom không điều kiện (nghĩa là chấm dứt ném bom mà không cần có cái gì đó đáp lại từ phía Bắc Việt nam).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 02:41:22 PM
Johnson đã đối mặt tại của đấu tranh của đảng tại Hội nghị toàn thể đảng dân chủ, tổ chức tại Chicago vào thứ hai tới, 26-8-1967. Mặc dù những sinh viên phản đối chiến tranh đang xô xát với cảnh sát ngoài toà nhà, một hội nghị chia rẽ tồi tệ nhất đã cử phó tổng thống Humphrey ra ứng cử tổng thống.
Vào tháng 8 việc chính quyền không muốn ngừng ném bom dựa vào ít nhất là một phần khi chờ đợi cộng sản sẽ tung ra tổng tấn công đợt ba.
Trong thời gian ấy, sự tạm lắng giao tranh khắp Nam Việt nam khích lệ tờ New York Times, trong số những tờ báo khác, hỏi tại sao tổng thống không đáp lại bằng việc ngừng ném bom. Ngày 19-8, tân tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc John S. McCain, Jr., cảnh báo Washington rằng trong khi Bắc Việt đang sẵn sàng tung đợt tổng tấn công thứ ba, họ có thể làm hy vọng cổ vũ người Mỹ đang chủ trương ngừng ném bom. Khi mức bạo lực tăng lên vào hai tuần cuối tháng 8, bao gồm cuộc nã rocket vào Sài Gòn, chính quyền không dám chắc đợt tổng tấn công thứ ba đã đến chưa. Nếu nó đến, thì nó cũng không mạnh.
***
Sấm Rền là một chiến dịch ném bom có một thời hạn. Nó bắt đầu sau khi tổng thống Johnson được tái cử năm 1964. Một vài ngày trước cuộc bầu cử 1968, Sấm Rền đã đến hồi kết thúc, sự dừng lại đúng lúc của nó chưa hoàn toàn đủ để đưa những người đảng Dân chủ đến Nhà Trắng. Nhưng triển vọng cho một nền hoà bình và cho Hubert Humphrey cũng còn mờ mịt đáng kể ít ngày đầu ngừng ném bom, ngày 1-11, khi tổng thống Thiệu nói trước Quốc hội rằng ông còn chưa muốn tham gia cuộc thương lượng ở Paris.
Thiệu có ấn tượng rằng ứng cử viên đảng Cộng Hoà, Richard Nixon, ít có khả năng hơn Humphrey đưa Nam Việt nam rơi vào sự thống trị của cộng sản. Trong chiến dịch bầu cử, Humphrey đặt khoảng cách vừa đủ giữa ông ta và Johnson để tuyên bố rằng chính quyền Humphrey sẽ kết thúc ném bom Bắc Việt nam. Tình thế của Nixon rất khó đoán. Nixon cho phép đảng của ông đưa vào cương lĩnh hoà bình trong tuyên ngôn của họ, và ông tuyên bố rằng ông có một kế hoạch bí mật để chấm dứt chiến tranh. Nhưng tổng thống Nam Việt nam không đơn độc dựa vào lời tuyên bố mơ hồ khi nghiên cứu kế hoạch Nixon.
Suốt từ nhiều tháng, tổng thống Thiệu đã nghe những quan điểm của Nixon từ bà nữ Chủ tịch phụ nữ đảng Cộng Hoà, Anna Chennault, người vợ goá gốc Trung Quốc của thiếu tướng Claire L. Chennault. Chồng bà đã phục vụ ở Trung Quốc trong thế chiến II, là tư lệnh đầu tiên Nhóm tình nguyện Mỹ (phi đoàn “Cọp bay”) và sau đó là tư lệnh Tập đoàn không quân số 14. Vợ chồng Chennaults đã dời đến Đài Loan theo chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1949, khi Trung Quốc rơi vào tay cộng sản. Sau khi tướng Chennault qua đời năm 1958, Anna Chennault tiếp tục xây dựng mối quan hệ với những lãnh tụ chống cộng không những ở Đài Bắc và Washington, mà còn ở Sài Gòn.
Bất cứ điều gì Anna Chennault nói với Thiệu hoặc với Bùi Diễm - đại sứ của Thiệu ở Washington, Nixon sớm thất vọng tất cả bọn họ. Gần một tuần sau khi đắc cử, những sứ giả của Nixon, bao gồm lãnh tụ phe thiểu số ở Thượng nghị viện Everett Dirksen, bắt đầu gợi lại cho Bùi Diễm bức thông điệp mà Nixon muốn chính phủ Thiệu tham gia đàm phán hoà bình Paris. Anna Chennault từ chối mang thông điệp này. Mãi đến cuối tháng 11 Thiệu mới chấp nhận trước áp lực của cả hai đảng chính trị ở Mỹ. Những năm nói chuyện ở Paris lúc đó cũng là những năm ném bom ở Bắc Việt nam, trong lúc cuộc chiến vẫn tiếp tục ở Nam Việt nam lính Mỹ ngày một ít hơn.
Tổng thống Johnson và các cố vấn thân cận nhất của ông có thể can dự vào chuyện cuộc thương lượng ở Paris kéo dài suốt nhiều tháng, nhiều năm mà không trở lại ném bom Bắc Việt nam. Họ nghĩ rằng tình thế đàm phán của họ dựa trên bài diễn văn của tổng thống tại San Antonio một năm trước, khi ông đưa ra đề nghị ngừng ném bom để đổi lấy những cuộc đàm phán hữu ích. Dù sao thì họ cũng chấp nhận, đơn thuần Bắc Việt Nam nhượng bộ rằng chính phủ Nam Việt nam được phép tham gia những cuộc đàm phán - bất kể có hữu ích hay không.
Khi lời nhượng bộ của Bắc Việt nam tới Washington giữa tháng 10, Johnson và những cố vấn của mình lấy làm ngạc nhiên, hài lòng, và nghi ngờ.
Họ biết rằng Hà Nội đang ủng hộ bầu cho Humphrey, và họ nghi ngờ rằng cuộc đàm phán là hữu ích. Ngoại trưởng Rusk gợi ý rằng họ ngừng ném bom và cùng với cuộc đàm phán chính thức và rộng rãi ở Paris mãi tới 1-12-1968. Nếu một hiệp định hoà bình là không đạt được lúc đó, họ sẽ quay lại ném bom. Nhưng bản thân Johnson không cam kết giới hạn thời gian nào cả. Sau hết, thời tiết vẫn xấu trên bầu trời Bắc Việt Nam và cũng chẳng tốt hơn trong sáu tháng.
Tổng thống cố gắng sử dụng cả lời hứa quay lại ném bom và cả sự tấn công của gió mùa đông bắc để thuyết phục những người cầm đầu quân sự ủng hộ việc ngừng ném bom. Ông mời toàn bộ các tham mưu trưởng liên quan đến Nhà Trắng chiều 14-10. Khi ông yêu cầu họ bộc lộ quan điểm về việc ngừng ném bom, Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng McConnell, ngay lập tức đưa ra câu hỏi về khả năng ném bom trở lại. Johnson cam đoan với McConnell rằng nếu việc ném bom mạnh hơn chứng tỏ là cần, họ sẽ không chỉ đơn thuần khôi phục lại - họ sẽ dời sang ném bom hạn chế.
Tổng thống và Walt Rostow giải thích cho các tham mưu trưởng liên quân rằng những cuộc đàm phán vô bổ không phải là lý do để quay lại ném bom Bắc Việt nam. Nhóm đám phán Paris do Averell Harriman và Cyrus Vance cầm đầu đã nói với Bắc Việt nhiều lần rằng bất cứ việc ngừng ném bom nào cũng dựa vào hai “sự thật của cuộc sống”: không được tấn công hoặc thâm nhập qua khu phi quân sự và không tấn công vào các thành phố của Nam Việt nam. Các tham mưu trưởng liên quân bày tỏ hoài nghi chính quyền sẽ quay lại ném bom dưới một hoàn cảnh nào đấy, nói thí dụ nếu Bắc Việt đơn thuần làm ngừng trệ hoà đàm Paris. Quan điểm là của thượng nghị sỹ Russell, Chủ tịch Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện, tham gia cuộc gặp Johnson ngày 14-10 cùng với các tham mưu trưởng liên quân. Tuy thế, Russell nói rằng đa số uỷ ban của ông cũng nghiêng theo cùng với việc ngừng ném bom.
Khi Harriman và Vance trở lại Paris, họ yêu cầu Bắc Việt đồng ý gặp đại diện chính phủ Nam Việt nam một ngày sau khi tuyên bố ngừng ném bom. Bắc Việt phản đối bởi vì họ muốn tránh những hiểu biết công khai rằng ngừng ném bom là cái gì đó khác hơn không điều kiện; cuối tháng 10, họ cuối cùng cắt giảm từ một vài tuần lễ xuống một tuần lễ đề nghị có một khoảng trống thời gian giữa tuyên bố ngừng ném bom và một cuộc gặp với Nam Việt nam. Toàn bộ cũng trao đổi là vô ích vì Nam Việt nam không muốn gặp Bắc Việt chút nào. Trong thời gian ấy, tổng thống Johnson có hai tuần lễ để hãm lại những lời chỉ trích từ những người đảng Cộng Hoà và những người Mỹ đòi ngừng ném bom Bắc Việt Nam trước ngày bầu cử.
Trước khi tuyên bố quyết định ngừng ném bom của mình, tổng thống Johnson bàn bạc với hai tướng. Tướng Abrams được mời từ Sài Gòn để nói với Johnson rằng ngừng ném bom là việc đáng làm. Vì tướng Momyer đã thôi chức tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 mùa hè ấy để giữ chức vụ Bộ chỉ huy không quân chiến thuật (có trụ sở tại căn cứ không quân Langley, Virginia), ông không phải đến gặp tổng thống. Giống như McConnell, Momyer muốn làm một điều chắc chắn rằng máy bay trinh sát sẽ tiếp tục bay trên bầu trời Bắc Việt nam. Johnson hứa hẹn tiếp tục những chuyến bay trinh sát và nói rằng Bắc Việt hiểu đây là một trường hợp. Ông chỉ thị cho Harriman và Vance cam kết Hoa Kỳ chỉ ngừng “hành động vũ lực” ném bom Bắc Việt nam hơn là “hành động chiến tranh”. Theo quan điểm của Bộ ngoại giao, trinh sát là một hành động chiến tranh chứ không phải là một hành động vũ lực.
Tổng thống giữ lời hứa của mình với Momyer về các chuyến bay trinh sát, nhưng Johnson cũng khẳng định sự lo xa của những người nghi ngờ rằng ông sẽ quay lại ném bom Bắc Việt nam. Thậm chí sau khi chính phủ Nam Việt nam đồng ý cuối tháng 11 tham gia thương lượng, mất gần hai tháng tranh cãi về hình dạng của chiếc bàn thương lượng. Phía cộng sản muốn một chiếc bàn bốn phía để tuyên bố rằng Bắc Việt Nam và mặt trận giải phóng miền nam Việt nam là những bên riêng rẽ tham gia thương lượng. Chính phủ Nam Việt nam được thích chiếc bàn hai phía, những người cộng sản cùng nhau ngồi một bên. Bốn ngày trước khi Richard Nixon nhậm chức, các nhà thương lượng đồng ý một cái bàn tròn. Vấn đề quay trở lại ném bom Bắc Việt Nam hay không là câu hỏi được chuyển sang người đàn ông từng nói ông có một kế hoạch bí mật cho hoà bình ở Việt nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:05:49 PM
6. Phản ứng tự vệ
Việc ngừng ném bom ở Bắc Việt Nam đã cổ vũ nhân dân ở cả hai nước tin rằng cuộc chiến tranh lâu dài sắp kết thúc. Họ nhận ra rằng cuộc chiến tranh đã đơn thuần bước vào thời kỳ mới. Bị chịu đựng những thiệt hại nặng nề trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, lực lượng cộng sản ở Nam Việt nam ít hung hăng hơn trong ba năm sau đó. Họ có thể chờ một cơ hội tốt và xây dựng lại sức mạnh của họ trong khi Hoa Kỳ rút dần lực lượng của mình. Đổi lấy việc rút quân, Hoa Kỳ không yêu cầu gì tại bàn thương lượng ở Paris và không nhận gì cả.
Trong thời gian ấy, Hoa Kỳ cố sức xây dựng quân đội Nam Việt nam với sự giúp đỡ của không quân Mỹ, để họ có khả năng chặn đứng tổng tấn công của cộng sản. Mặc dù không quân Nam Việt nam có khả năng tăng lên để đảm bảo hỗ trợ cho lục quân của nó, nhưng sự trở lại ném bom ở mức toàn diện xuống Bắc Việt Nam chỉ có Mỹ đảm nhận được. Liệu rằng bom sẽ lại rơi xuống Bắc Việt nam hay không còn là một câu hỏi được cân nhắc không những ở Washington, mà tất nhiên còn ở Hà Nội.
Khi ném bom đã ngừng bắc ở vĩ tuyến 19 tháng 4-1968, Bắc Việt nhanh chóng bắt đầu khôi phục lại hệ thống vận tải rệu rã. Trong ba tháng, cầu Long Biên qua sông Hồng đã cho xe lửa chạy qua một lần nữa. Hàng trăm chiếc cầu nhỏ được xây dựng lại, và những đầu máy xe lửa kéo những đoàn tàu hoả vào ban ngày về phía nam đến Thanh Hoá. Sau khi chấm dứt ném bom toàn bộ Bắc Việt Nam vào tháng 11, tuyến đường sắt giữa Thanh Hoá và Vinh được mở lại. Hàng nghìn tàu thuyền hoạt động dọc bờ biển và trên những con sông, và hàng nghìn xe tải chạy nhanh trên đường vào ban ngày không lo ngại bị oanh tạc. Một mạng lưới đường mọc lên đặc biệt ở phía nam vùng cán xoong, để xe tải có thể trì hoãn chạy sang Lào (nơi bom vẫn tiếp tục rơi) cho tới khi họ ở ngay bắc khu phi quân sự. Một đường ống dẫn dầu, bắt đầu xuất hiện vào tháng 7-1968 trong khi bom vẫn còn rơi, kéo dài một cách vững chắc xuống tây nam từ Vinh qua đèo Mụ Giạ vào Lào. Một đường ống dẫn dầu thứ hai khi đó được xây dựng từ Quảng Khê (một cảng cách Vinh khoảng 90 dặm về phía nam) chạy sang Lào ở ngay sát bắc khu phi quân sự. Nếu ném bom trở lại, những đường ống dẫn dầu này còn khó bị trúng bom thậm chí vào ban ngày hơn những xe tải về ban đêm, và những xe tải không chở dầu chuyển sang chở những hàng tiếp liệu khác.
Việc đẩy nhanh khôi phục hệ thống vận tải tương phản với nhịp điệu ì ạch tái xây dựng ở chỗ khác. Hoặc là Bắc Việt và đồng minh của họ không cung cấp những mục tiêu mới máy bay ném bom Mỹ. Với Trung Quốc, việc không muốn làm này là do sự lạnh nhạt trong quan hệ của họ với Bắc Việt nam. Trung Quốc phản đối cuộc thương lượng Paris, và CIA nhận những báo cáo rằng đề nghị của Trung Quốc về đưa quân đội sang Việt nam đã bị Bắc Việt Nam từ chối. Thêm nữa, hơn một trăm nghìn lính Trung Quốc tại Bắc Việt Nam đã về nước. Khi Mỹ thôi ném bom, lính Trung Quốc không cần phải làm việc trên tuyến đường xe lửa Bắc Việt nam hoặc giữ vị trí pháo cao xạ của họ. Trung Quốc cũng bỏ lại đằng sau đống đổ nát một đồ án công nghiệp lớn Bắc Việt nam, khu gang thép Thái Nguyên. Bắc Việt Nam hoãn những kế hoạch mở lò luyện thép vô hạn và thậm chí không mặn mà việc tái sản xuất gang.
Việc không thực hiện xây dựng lại Thái Nguyên không đơn thuần là kết quả mối quan hệ đang xấu đi với Trung Quốc, có thể còn lý do nữa là những dự án công nghiệp khác được Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu tài trợ. Trước chiến dịch Sấm Rền, Hà Nội và Hải Phòng có vài nhà máy nhiệt điện nối với nhau thành một lưới. Bom Mỹ đã phá huỷ trạm phân phối lưới điện này, khiến cho các nhà máy điện vận hành ít hơn 1/3 công suất so với khả năng trước đây. Bắc Việt đã đưa vào vận hành hàng trăm máy phát điện diesel nhỏ nhập khẩu trong thời gian bị ném bom, và (thậm chí cả khi ngừng ném bom) những nhà máy lớn hơn được hồi phục một cách chậm chạp và chỉ được một phần nào. Bắc Việt cố gắng che giấu việc hồi phục khả năng hữu ích bằng cách thay những ống khói bị ném bom bằng những hệ thống thoát khói ngầm dưới đất. Trong thời gian ấy, trạm phân phối điện Đông Anh không được sửa chữa, đề án thuỷ điện Lang Chi (Thác Bà) cách Hà nội 65 dặm về phía tây bắc, có tiến độ xây dựng chậm chạp. Khi hoàn thành, đề án này cung cấp nhiều điện hơn tất cả những nhà máy nhiệt điện cộng lại. Tình báo Mỹ ước lượng rằng Liên Xô và Bắc Việt nam có thể đưa Lang Chi vào sản xuất trong vòng chín tháng, nhưng họ phải mất ba năm.
Nhân dân Bắc Việt Nam ít thận trọng hơn những người lãnh đạo của họ. Việc chính phủ muốn sơ tán dân chúng và công nghiệp không thể giữ nhân dân Hà Nội ra khỏi nhà của họ khi bom chưa ném xuống đồng bằng sông Hồng. Trong bất kỳ trường hợp nào, trong suốt chiến tranh rất ít bom rơi xuống Hà nội - một trong những chỗ an toàn nhất ở Việt nam.
Mặc dù hơn nửa triệu người rời bỏ thành phố trong thời gian ném bom, trong vòng ba năm Hà Nội đã có dân số vượt hơn thời kỳ trước chiến tranh là khoảng một triệu. Ngay khi họ quay về thành phố, số lượng lớn dân chúng vượt quá năng lực của chính phủ để nuôi họ và chợ đen mọc lên để lấp đầy những nhu cầu thiết yếu. Ở Hà nội và những thành phố khác, thời gian chơi bời phởn phơ trôi qua mong đợi rằng việc ngừng ném bom sẽ sớm dẫn đến kết thúc cuộc chiến tranh.
Hà Nội gặp khó khăn tăng thêm vào tháng 8 và tháng 9-1968 khi những cơn bão nhấn chìm vụ thu hoạch lúa và làm hư hỏng khá nặng thành phố. Không giống máy bay ném bom Mỹ, những cơn bão không cần tránh Hà Nội. Ngày 9-9, nhiều cây đổ làm đứt đường dây điện và phải cắt điện một vài ngày. Chính quyền thành phố phản ứng khá chậm chạp với tình hình khẩn cấp này. Nhiều cần cẩu, máy kéo, và xe tải đứng chơi trong khi chỉ vài công nhân làm việc chậm chạp. Một quan sát viên người Anh lưu ý rằng một nạn nhân bị cây ép suốt sáu giờ và ông băn khoăn thành phố sẽ xử lý như thế nào khi thành phố bị ném bom.
Tại Washington, chính quyền Johnson hài lòng kết thúc sự điều hành chiến tranh khi bầu chính trị không cho phép ném bom. Mặc dù không tập trung vào những mục tiêu riêng biệt, tác hại do bão gây ra rất lớn ở Bắc Việt nam. Walt Rostow thông báo cho tổng thống rằng những cơn bão mới đây đã gây nhiều thiệt hại hơn sáu tháng ném bom.
***
Một năm rưỡi sau khi lệnh ngừng ném bom tháng 11-1968, Hoa Kỳ hạn chế những cuộc không kích xuống Bắc Việt nam để trả đũa những trận địa phòng không bắn vào máy bay Mỹ. Tại đỉnh cao chiến dịch Sấm Rền năm 1967, Hoa Kỳ có hơn một trăm nghìn lượt xuất kích đánh phá Bắc Việt Nam (không tính những lượt xuất kích hộ tống, trinh sát, và tiếp dầu). Năm 1969, có khoảng 5 nghìn chuyến bay trinh sát ở đó, được hộ tống bởi 15 lượt xuất kích. Không quân Mỹ đóng khoảng 60% lượt xuất kích trinh sát và cung cấp máy bay hộ tống ít hơn chút ít so với hải quân.
Những chuyến bay trinh sát đầu tiên trên bầu trời Bắc Việt Nam sau khi ngừng ném bom không cần máy bay hộ tống. Mười bốn lượt xuất kích trong bốn ngày vào vùng cán xoong trước khi Bắc Việt phản ứng. Đêm ngày 7-11-1968, một máy bay hải quân RA-3B bị bắn trong trong gói mục tiêu 3. Mặc dù tổng thống Johnson về sau cho phép máy bay hộ tống, Bắc Việt vẫn tiếp tục bắn. Chiều ngày 23-11, một máy bay RF-4C của không quân trúng đạn tại độ cao khoảng ba nghìn feet trong lúc tiến hành chụp ảnh một trận địa SAM nằm ở tây bắc Đồng Hới. Tổ lái chiếc máy bay hộ tống không nhìn thấy nhảy dù, nhưng đại uý Mark J. Ruhling, hoa tiêu máy bay bị rơi, ngay lập tức liến lạc và nói rằng ông đang bị địch bao vây. Ruhling ngồi tù đến hết chiến tranh, phi công đại uý Bradley G. Cuthbert, bị chết.
Chỉ hai ngày sau, hai chiếc máy bay của không quân trúng đạn cao xạ gần Đồng Hới trong khi chụp ảnh một con đường ở độ cao hơn một nghìn feet. Lần này máy bay hộ tống bị băn rơi. Một lần nữa người ta liên lạc với tổ lái, thiếu tá Joseph C. Morrison và trung tá San D. Francisco, nhưng họ bị chết. Mặc dù mỗi máy bay trinh sát hải quân được hai máy bay hộ tống (hiếm khi một chiếc hộ tống như không quân sử dụng hồi đầu), hải quân bị rơi một RF-4C gần Vinh, cũng vào ngày 25-11. Bị mất thêm 3 chiếc nữa chỉ trong hai ngày. Để trả đũa, máy bay Mỹ ném bom các trận địa cao xạ. Bộ trưởng quốc phòng Clifford báo cáo sự kiện này tại cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia, phàn nàn rằng việc này là bi kịch nếu vấn đề trinh sát kéo theo làm hỏng thương lượng với Bắc Việt ở Paris. Nhưng Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, cho rằng trinh sát Bắc Việt Nam là cần thiết cho sự an toàn của lính Mỹ sát bờ nam khu phi quân sự.
Tổng thống Johnson vẫn giữ nguyên chương trình trinh sát mà ông đã đề ra. Máy bay Mỹ có thể trả đũa khi bị bắn, nhưng ông không muốn lấy cớ việc Bắc Việt nam bắn vào máy bay trinh sát Mỹ để quay trở lại ném bom Bắc Việt nam. Những phái viên của ông phàn nàn với đại sứ Liên Xô tại Washington và với Bắc Việt nam ở Paris. Mặc dù Hoa Kỳ mất một máy bay RF-4 khác vào tháng 12 (tổ lái được cứu thoát), đó là chiếc cuối cùng bị mất trong hơn một năm. Bắc Việt hình như quyết định không ép vận may của họ, và từ dạo đấy súng của họ ít khi bắn vào máy bay trinh sát hoặc máy bay hộ tống nữa.
Sự thận trọng của Hà nội có thể do họ lo ngại chính quyền mới của đảng Cộng Hoà lên nắm quyền ở Washington cuối tháng 1-1969. Người ta đồn rằng tổng thống Richard Nixon là một trong những người thù địch mạnh mẽ cộng sản. Ông lần đầu tiên tỏ ra xuất chúng năm 1948, là một Hạ nghị sĩ trẻ bang California, ông đóng vai trò chỉ đạo trong việc điều tra Alger Hiss, chủ tịch Carnegie Endowment về hoà bình quốc tế và là cựu quan chức ngoại giao. Việc Nixon hết sức nỗ lực để chứng minh Hiss là một điệp viên cộng sản đã bắt đầu làm ông xa rời những người tự do, bao gồm cả nhiều phóng viên. Sự căm thù Nixon tăng lên trong cuộc chạy đua thành công và tàn nhẫn của ông vào Thượng nghị viện đối với Helen Gahagan Douglas.
Dù hùng biện chống cộng sản, Nixon tránh việc khá gần giống với những người cánh tả đảng Cộng Hoà. Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 1952, khi đảng Cộng Hoà phải chọn giữa thượng nghị sỹ Robert A. Taft (con trai cựu tổng thống William Howard Taft) và tướng Dwight D. Eisenhower, Nixon hợp nhiều với Eisenhower nổi tiếng và nhũn nhặn. Đây là quyết định sắc bén. Nixon tròn 40 khi ông trở thành phó tổng thống.
Trong tám năm dưới thời Eisenhower, Nixon đi khắp thế giới. Một lần nữa những bài diễn văn chống cộng được thiên hạ biết đến tốt hơn quan điểm phức tạp những rắc rối quốc tế. Vào mùa thu 1953, ông có chuyến đi thăm châu Á hai tháng, nơi Hoa Kỳ và Trung Quốc vừa mới đồng ý ngừng bắn ở Triều Tiên và đang chuyển chú ý vào Đông Dương. Khi máy bay Nixon hạ cánh ở Hà nội, lực lượng cộng sản Hồ Chí Minh đã kiểm soát khu vực rừng núi vây quanh đồng bằng sông Hồng. Sau khi một đêm làm việc với Toàn quyền Pháp, Nixon đã bay trên máy bay vận tải của Pháp đến một làng nằm ở góc vùng châu thổ. Ở đó, ông quan sát hàng rào pháo binh và ăn trưa theo kiểu boeuf bourguignon và rượu vang. Ông bực mình về thái độ kiêu căng người Pháp đối với những người lính Việt nam, và ông yêu cầu đi thăm một bữa ăn của lính Việt nam và có vài lời động viên họ.
Vài tháng sau khi Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ, Nixon phát biểu tại cuộc họp Hội ban biên tập các tờ báo Mỹ ở Washington rằng ông ủng hộ đưa lính Mỹ sang Đông Dương nếu đó là cách duy nhất cứu nó thoát khỏi sự chiến thắng của cộng sản. Ông thất bại để kế tục Eisenhower năm 1961, tuy thế, ông ủng hộ đảng Dân Chủ đưa lính Mỹ sang Việt nam. Khi Nixon trở thành tổng thống năm 1969, người Mỹ rõ ràng mong chờ ông đưa lính Mỹ về nước.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:08:30 PM
Nixon chủ động né tránh tránh nói ông sẽ kết thúc chiến tranh như thế nào. Kế hoạch bí mật của ông phảng phất lời hứa hẹn mập mờ của Eisenhower năm 1952 về kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Năm đó Eisenhower chẳng giữ bí mật việc ông đe doạ Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Eisenhower nói báo chí đầu năm 1968 rằng vũ khí hạt nhân không nên sử dụng ở Việt nam, và ông thúc đẩy tổng thống Johnson tiến hành những cuộc ném bom thông thường Bắc Việt nam nhưng mãnh liệt hơn. Khi Nixon nhậm chức tháng 1-1969, Eisenhower đang lâm bệnh và hai tháng sau thì qua đời, trước khi ông có thể chứng kiến Nixon không giữ được mưu kế kết thúc chiến tranh ở Việt nam.
Không đe doạ Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân, Nixon mường tượng đến việc bình thường hoá mối quan hệ với đất nước này. Trong một bài báo năm 1967 đăng trên Foreign Affairs, ông đề nghị rằng trong đường lối lâu dài Hoa Kỳ nên cố lôi kéo Trung Quốc “quay lưng lại thế giới cộng sản”. Ông cảnh báo rằng sẽ là sai lầm nếu Mỹ liên minh với Liên Xô chống lại Trung Quốc, điều đó sẽ chia cắt thế giới bằng chạy đua. Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông có cơ hội nghe lời khuyên khi Liên Xô bí mật đề nghị rằng là hạt nhân Liên Xô và Mỹ liên hợp lại tấn công các nhà máy hạt nhân Trung Quốc. Nixon bắt đầu chơi trò sử dụng phía này chống lại phía kia và chủ động cải thiện mối quan hệ của Mỹ đối với cả hai nước Liên Xô và Trung Quốc. Rút cục, sự thay đổi này trong bầu chính trị quốc tế tạo điều kiện cho Mỹ ném bom Bắc Việt Nam mà không gặp phải phản ứng từ Trung Quốc hoặc Liên Xô.
Trong thời gian ấy, Nixon muốn tìm cách nào đấy đe doạ Bắc Việt Nam mà không khuất động sự bất bình ở Hoa Kỳ. Sau cuộc bầu cử, thậm chí những sinh viên đại học tương đối im lặng về chiến tranh khi họ chờ đợi xem Nixon sẽ làm gì. Người ta cam đoan một lần nữa với những nhà báo tự rằng Nixon sẽ chọn Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh quốc gia cho ông. David Kraslow và Stuart H. Loory của tờ Los Angeles Times mới đây đã xuất bản cuốn The Secret Search for Peace ở Vietnam, trong đó bao gồm một đoạn miêu tả vai trò của vị giáo sư Đại học Harvard trong các cuộc tương lượng với Bắc Việt Nam qua trung gia Pháp mùa hè năm 1967.
Nixon gặp Kissinger tháng 12-1967 tại bữa tiệc Giáng sinh do Claire Boothe Luce tổ chức. Mặc dù Kissinger lúc đó là cố vấn đối ngoại cho thống đốc New York Nelson Rockefeller, một người cạnh tranh ứng cử viên đảng Cộng Hoà, Nixon nhớ lại rằng ông từng gửi một bức thư ca ngợi cuốn sách đầu tiên của Kissinger 10 năm trước đây. Thêm nữa, cuốn sách Vũ khí hạt nhân và chính sách đối ngoại hình như thuyết phục Nixon rằng ông và Kissinger cùng chung ý nghĩ. Điều này đã biến vị trợ giáo trẻ vô danh (từ chối giảng dậy tại đại học Harvard) thành một nhà chiến lược sáng chói mà sự uyên thâm đáng giá ở Washington cũng như Cambridge.
Cuốn sách của Kissinger lo ngại chiến lược trả đũa ồ ạt, cái đó ngăn cản sự bành trướng của cộng sản bằng cách đe doạ tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân. Kissinger đồng ý với những người nói rằng sự đe doạ như thế là không tin được, nhưng ông đưa ra sự lựa chọn đối với sự trả giá của việc Liên Xô chạy đua sức mạnh trong lực lượng thông thường. Kissinger tán thành tin tưởng vào vũ khí hạt nhân rằng chiến thuật mà ông nghĩ sẽ ngăn cản hoặc, nếu cần, sẽ chiến thắng những cuộc chiến tranh mà không cần phải leo thang đến vũ khí hạt nhân chiến lược. Theo quan điểm của Kissinger, một cuộc chiến tranh có giới hạn phải là một cuộc chiến tranh đánh nhau bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Cuốn sách Vũ khí hạt nhân và chính sách đối ngoại được nhiều người bạn của ông trong số những nhà tư tưởng chính trị và dân sự ủng hộ hơn là những sĩ quan quân sự. Họ nghi ngờ công trình của một nhà chiến lược dân sự nói chung, và Kissinger gắn tưởng tượng chiến lược của mình với đề xuất tái tổ chức Bộ quốc phòng. Kissinger muốn thay thế các binh chủng bằng một lực lượng chiến lược (do sĩ quan không quân chỉ huy) và một lực lượng chiến thuật (do sĩ quan bộ binh chỉ huy). “Điều này có thể là - Kissinger viết - sự chia rẽ giữa lục quân và không quân Mỹ năm 1948 [sic] xảy ra hai thập kỷ sau và tại một thời điểm chính xác khi sự khác biệt giữa bộ binh và không quân chiến lược trở nên không còn nữa”. Tốt hơn sẽ phải là, ông nghĩ, “sát nhập hai tổ chức này một cách triệt để hơn”.
Là một người Do thái tỵ nạn thoát khỏi nước Đức Hitler, Kissinger hiểu biết nhiều về chính trị và lịch sử châu Âu, nhưng lại biết ít hơn về về châu Á. Năm 1965 ông được đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge mời thăm Nam Việt nam.
Trong chuyến đi này và những chuyến đi tiếp theo sau, Kissinger tăng mối hoài nghi về những triển vọng của một chiến thắng quân sự của Mỹ. Một mặt, ông tin rằng Hoa Kỳ cam kết khá nhiều về tiềm lực và uy tín của mình để từ bỏ Nam Việt nam. Ông hy vọng rằng một cách có thể là thông qua thương lượng.
Vai trò của Kissinger thương lượng bí mật với Bắc Việt trong mùa hè năm 1967 đã củng cố sự tiếp xúc với chính quyền Johnson. Khi cuộc thương lượng công khai bắt đầu ở Paris năm sau, Kissinger duy trì sự tiếp xúc của mình ở đó và ở Bộ ngoại giao. Đoàn thương lượng của chính quyền Johnson đã lúng túng khi biết rằng Kissinger đang chuyển những thông tin thu được theo cách này tới ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hoà. Trong khi không đưa cho Nixon những chi tiết thương lượng, Kissinger đã cảnh báo ông ta trong chiến dịch bầu cử rằng việc ngừng ném bom đang đến gần.
Một thời gian ngắn sau khi tổng thống Johnson chấm dứt ném bom Bắc Việt nam, Kissinger viết bài báo nhan đề “Thương lượng Việt nam” đăng ở Foreign Affairs, tờ báo này xuất bản dẫn tới tuyên bố của Nixon rằng Kissinger sẽ là Cố vấn an ninh quốc gia của ông. Bởi vậy, đây là một bài báo phân tích kỹ lưỡng triệt để và toàn diện cho dòng suy nghĩ đối với chính sách của chính quyền mới.
Trong khi không chỉ trích tổng thống Johnson việc ngừng ném bom, Kissinger phát biểu rằng Hà Nội có lẽ “nghi ngờ chút ít rằng việc ngừng ném bom không chạy đi đâu được nếu nó không đếm xỉa đến những điểm được bộ trưởng Bộ ngoại giao Rusk và tổng thống Johnson phát biểu công khai”, rằng nếu Bắc Việt Nam vi phạm khu phi quân sự hoặc tấn công những thành phố của Nam Việt nam.
Kissinger chỉ trích chính quyền Johnson về việc năn nỉ chính quyền Sài Gòn tham gia cuộc thương lượng ở Paris. Đồng thời ông nghĩ chính phủ Nam Việt nam nên để vấn đề cho người Việt nam làm việc với chính họ, việc “rút quân có đi có lại” quân đội Mỹ và Bắc Việt nam có thể được hai nước này thảo luận một cách độc lập.
Việc tăng sự thù địch trong quan hệ Xô-Trung có lẽ thúc ép Bắc Việt Nam phải tìm kiếm sự dàn xếp với Hoa Kỳ. Tuy thế, nếu Bắc Việt từ chối rút quân, khi đó “chúng ta sẽ tìm kiếm để có khả năng đơn phương nhiều khách quan” bằng cách tránh thương vong lính Mỹ, củng cố quân đội quân đội Nam Việt nam, và ít nhất rút một phần lực lượng của chúng ta. Điều này chứng tỏ sự yếu kém tai hại của chính sách chính quyền Nixon: Bắc Việt không khích lệ rút quân chừng nào họ nghĩ rằng Mỹ phải rút quân đơn phương.
Trong khi tung ra những từ cam đoan một lần nữa trong một vài chỉ dẫn, bài báo của Kissinger không đưa ra được một kế hoạch hoà bình ở Việt nam, và “kế hoạch bí mật” của Nixon vẫn nằm trong vòng bí mật. Thêm nữa, thuộc tính chính của những kế hoạch và những quyết định về Việt nam là cực kỳ bí mật điều này sẽ cho phép chút ít dựa trên khả năng của Nixon và Kissinger. Nixon không tin quan chức chính phủ giữ bí mật và lòng trung thành của họ đối với ông. Thậm chí ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, và giám đốc CIA thường bị bỏ lại vào bóng tối. Giám đốc Helms là người còn sót lại từ chính quyền Johnson được giữ lại bởi sự khăng khăng của Kissinger. William P. Rogers, tân ngoại trưởng, từng là bộ trưởng tư pháp dưới thời Eisenhower và ít hiểu biết về ngoại giao. Nixon sự bổ nhiệm ông làm ngoại trưởng. Về Bộ trưởng quốc phòng, Nixon muốn thượng nghị sỹ Henry M. Jackson (đảng Cộng Hoà, Washington), người được xem là đã giúp chiếm nhiều cử tri của đảng Dân Chủ. Khi Jackson không được chọn, Nixon quay sang Hạ nghị sĩ Melvin R. Laird (đảng Cộng Hoà, Wisconsin), một thời gian dài là uỷ viên Uỷ ban phân bổ ngân sách của Nhà Trắng.
Laird chứng tỏ là một thành viên dữ dội nhất của nội các mới. Nixon và Kissinger không thể hoàn toàn loại bỏ Laird từ sự thận trọng của họ, bởi vì Laird có nhiều đồng minh trong Quốc hội và đảng Cộng Hoà. Ông Bộ trưởng quốc phòng rất năng lực, nhưng được các tham mưu trưởng ưa thích hơn McNamara bởi vì ông chú ý nhiều hơn đến các lời khuyên của giới quân sự. Người cung cấp chủ yếu lời khuyên này cho Nixon cũng như cho Laird là vị Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, không phải do sức khoẻ đang đi xuống và xác định cho Laird rõ rằng bộ trưởng quốc phòng nên là người đưa những lời khuyên như thế tới tổng thống. Trong số các tham mưu trưởng, vai trò có ảnh hưởng tăng lên được thừa nhận bởi đô đốc Thomas H. Moorer, tham mưu trưởng những chiến dịch hải quân, người thay thế Wheeler làm Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân năm 1970.
Khi tướng McConnell, tham mưu trưởng không quân Mỹ, về hưu mùa hè năm 1969, người thay ông là phó tham mưu trưởng, tướng Ryan, từng là tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương mùa hè năm trước. Mặc dù McConnell đã chuẩn bị cho Ryan nắm giữ công việc, hai người này rất khác nhau. Trong khi cấp dưới thường chạm trán với tính cục cằn của McConnell, thì ông có mối quan hệ nồng ấm với nhiều chính khách Washington, bao gồm tổng thống Johnson. Cả Nixon và Ryan không có sự chân thành như thế, và sự xa lánh của Ryan có thể làm mất đi ít nhiều ủng hộ từ đồi Capitol. Nhưng tân bộ trưởng không quân, Robert C. Seamans, Jr. (một kỹ sư hàng không tốt nghiệp Trường Đại học kỹ thuật Massachusetts), dứt khoát thích thay đổi. Sau khi vài tháng chịu đựng tính “chua chát” và không mềm dẻo của McConnell, Seamans phát hiện Ryan làm sống lại sự thay đổi bộ mặt: “Tôi cho rằng tôi chưa từng bao giờ làm việc với người nào mà tôi kính trọng nhiều đến thế, người khá cởi mở, khá thẳng thắn và khá thực dụng”.
Seamans cũng thích một vị tướng, người đang chuẩn bị thay thế Ryan, đó là tướng George S. Brown. Là trợ lý của Wheeler từ lâu, Brown được cử đến Sài Gòn làm tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 mùa hè năm 1968. Thậm chí trước khi nhận chức Tham mưu trưởng, Ryan nói với Brown rằng Brown là người kế tục ông. Cả hai người tốt nghiệp học viện West Point mà toàn bộ sự nghiệp của họ đã sớm nổi tiếng trong thế chiến II. Brown đã cầm đầu nhóm máy bay ném bom tiến hành cuộc tập kích nổi tiếng vào những nhà máy lọc dầu ở Ploesti (Rumania) vào tháng 8-1943, và gần một năm sau đó ông trở thành đại tá lúc mới 26 tuổi. Ông vẫn chỉ là một đại tá trong 13 năm sau khi ông trở thành sĩ quan điều hành cho Tham mưu trưởng, tướng Thomas H. White. Tính tình Brown dịu dàng, tính hài hước khiến người ta giữ ông ở Lầu Năm Góc với chức danh trợ lý quân sự cho hai bộ trưởng Bộ quốc phòng, người đầu là Thomas S. Gates và sau đó là McNamara. Brown có khả năng ở lại trong một thời hạn tốt với cả McNamara và người thừa kế của White chức tham mưu trưởng, tướng LeMay, hình như tính phi thường và thực tế khiến họ chọn Brown làm trợ lý cho Wheeler và sau đó làm tư lệnh Tập đoàn không quân số 7.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:09:13 PM
Việc chuyển vị từ tướng Momyer sang tướng Brown làm tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 thậm chí gây ấn tượng về thay đổi nhiều hơn là thay đổi Tham mưu không quân từ McConnell sang Ryan. Momyer là tác giả của chiến tranh không quân chiến thuật, và ông liên tục nhúng tay vào những chi tiết chiến dịch. Trưởng phòng tình báo của ông, thiếu tướng George Keegan, sau này nhớ lại rằng “Momyer vận hành mọi cuộc hành quân hiếm khi sử dụng ban tham mưu của mình”. Brown, mặt khác, là tác giả ủy quyền. Ông là người khá cao để trở thành một phi công, và ông không có sự tinh thông đặc biệt trong những chiến dịch. Đẹp trai và thân hình thể thao, Brown dùng thời gian hàng ngày chơi quần vợt. Ông nói cấp dưới đừng bắt ông ta giải quyết những vấn đề trừ khi họ muốn ông phải quyết định việc mà họ không thể làm được. Một chỉ huy phi đoàn, người đã gọi điện cho Brown giữa đêm khuya để báo cáo việc tấn công của rocket địch, viên chỉ huy phi đoàn được ông nhẹ nhàng trả lời rằng hãy gọi lại nếu có một cái gì đó mà Brown có thể xử lý tình hình.
Khi Momyer ở Sài Gòn ông đã tự thấy mình có nhiều bất đồng với tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng Ryan. Brown có nhiều may mắn hơn về mặt này, nhưng không quá nhiều bởi vì sự thành thạo giao tiếp của ông là ngoại lệ hoặc bởi vì Ryan đã bị tướng Joseph J. Nazzaro thay thế, nhưng phần nhiều bởi vì Sấm Rền đang đến hồi kết. Thiếu Sấm Rền, tư lệnh Thái Bình Dương, và cấp dưới trực tiếp của ông ở Hawaii (tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, và tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương) mất nhiều ảnh hưởng trong sự theo đuổi chiến tranh. Trong Sấm Rền, Tư lệnh Thái Bình Dương, đô đốc Sharp, đã không muốn tướng Westmoreland kiểm soát những chiến dịch không kích trong gói mục tiêu 1 ở Bắc Việt Nam cũng như tại Lào - với phạm vi này, đại sứ Mỹ tại Lào cho phép kiểm soát quân sự ở đó ở đó. Từ quan điểm của Brown, Sharp đã viết cho người kế nhiệm mình (đô đốc John S. McCain, Jr.) toàn bộ cuộc chiến tranh. Vì phi vụ máy bay trinh sát chiến thuật ở Bắc Việt Nam tiếp tục bay theo tuyến đường cũ (không quân trong gói mục tiêu 1 và hải quân trong gói mục tiêu 2 và 3), chỉ trong những gói mục tiêu của hải quân McCain mới có nhiều vai trò. Không giống Momyer, Brown chỉ phải lo ngại tướng Abrams, người kế nhiệm Westmoreland ở Sài Gòn.
Qua sự thành đạt chính của mình, Brown - tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 thuyết phục Abrams rằng ít nhất một nửa nỗ lực không quân nên mở rộng sang Lào. Vào mùa hè năm 1968 lúc Brown tới, khoảng 60% lượt xuất kích của không quân nhằm tới Nam Việt nam. Brown nghĩ rằng nhiều xuất kích có thể sẽ tốt hơn nếu được sử dụng ở Bắc Việt Nam hoặc Lào. Sau khi ngừng ném bom Bắc Việt nam, Brown biết chắc chắn Lào phát hiện được lượt xuất kích vượt hơn mà không phải là Nam Việt nam. Khi Abrams cắt giảm đưa bộ binh Mỹ vào chiến đấu, ông sẵn lòng chuyển hướng lượt xuất kích chiến dịch ngăn chặn tại Lào.
Lào trở thành mối bận tâm duy nhất của các phi công đóng tại Thái Lan, và tính mạng của họ trở nên an toàn nhiều hơn. Thiệt hại về máy bay giảm từ gần hai trăm chiếc một năm xuống còn dưới 50 chiếc (trong khoảng sáu trăm máy bay không quân Mỹ đóng tại Thái Lan). Tuy thế, phi công Mỹ ở Thái Lan vẫn còn chịu đựng nguy hiểm lớn hơn các đồng nghiệp của họ tại Nam Việt nam, và có sự oán giận đáng kể trong số những cựu phi công khi Sở thuế tước đi sự ưu đãi miễn thuế thu nhập của họ. Tại Nam Việt nam, thu nhập của tất cả lính Mỹ được miễn thuế theo hệ thống tính thuế là 5 nghìn dollars đầu tiên đối với mỗi sĩ quan. Tại Thái Lan, chỉ những tổ lái bay vào Bắc Việt Nam được hưởng miễn thuế thu nhập. Vì Hoa Kỳ tiếp tục che dấu rằng họ không có lực lượng chiến đấu tại Lào, nên việc kết thúc ném bom Bắc Việt Nam đe doạ sự miễn thuế đối với tổ lái tại Thái Lan.
Tướng Brown trình vấn đề miễn thuế khi ông gặp tổng thống Nixon tại Nhà Trắng đầu tháng 2-1969. Nixon cũng lo ngại tinh thần của những phi công có thể bị tổn hại do ngừng ném bom. Brown cam đoan với Nixon rằng nếu có vấn đề về tinh thần, thì có thể sửa chữa được bằng cách giữ nguyên miễn thuế thu nhập. Nixon đáp rằng việc tước đi sự miễn thuế thu nhập của tổ lái ở Thái Lan “lố lăng” và nói Kissinger giải quyết vấn đề này.
Brown ra về sau cuộc nói chuyện của ông với Nixon với ấn tượng không giống như những nhân viên dân sự khác mà Brown tiếp chuyện ở Washington, tân tổng thống chẳng nói gì đến việc rút quân khỏi Đông Nam Á. Trên thực tế, Brown có khuyên Nixon kiềm chế và Nixon hình như sẵn sàng làm nhiều hơn. Vì thời tiết cho phép ném bom chút ít Bắc Việt Nam trong ba tháng qua thậm chí không có ngừng ném bom, Brown có khả năng nói đúng sự thật rằng việc ngừng ném bom thực tế không làm tổn hại đến nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Khi tổng thống băn khoăn liệu có thể làm một cái gì nhiều hơn tại Nam Việt nam, Brown cảnh báo cho Nixon những hậu quả chính trị nếu tỷ lệ thương vong của lính Mỹ tăng lên.
Nixon hình như đặc biệt háo hức muốn bóp Campuchia, nơi ẩn náu của địch và thậm chí ông nói với Brown rằng nếu Abrams “chơi bẩn” ở Campuchia, tổng thống sẽ ủng hộ ông ta.
Nixon có lẽ bị ngạc nhiên trước sự cảnh báo của Brown, vì tân tổng thống đã nghe giọng Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân ủng hộ ông ném bom Bắc Việt nam. Trong cuộc gặp lần đầu tiên với tân tổng thống ngày 30-1, Wheeler had đã tranh luận về việc ném bom và bộ trưởng Laird đã tranh luận chống lại. Các tham mưu trưởng liên quân còn lại lập tức tán thành với Wheeler rằng việc trở lại ném bom của Bắc Việt nam và thả mìn cảng Hải Phòng có thể đưa chiến tranh đến kết quả tốt hơn. Nhưng quan điểm của họ đưa ra cho tổng thống cùng với quan điểm bất đồng của Văn phòng bộ trưởng quốc phòng và CIA - cả hai nghĩ rằng Bắc Việt Nam sẽ không sợ đe doạ và có khả năng nhập khẩu bất cứ thứ gì họ cần qua biên giới Trung Quốc dưới bất cứ chiến dịch ném bom nào. Cuộc đáp trả luận cứ cũ này cùng với những luận cứ khác được Henry Kissinger tiến hành, ông thuyết phục Nixon gửi cho cơ quan chính quyền một danh sách dài các câu hỏi về cuộc chiến tranh. Nhiều câu hỏi này được Daniel Ellsberg của tổ hợp RAND chuẩn bị, Daniel Ellsberg lúc ấy đang làm việc về lịch sử chiến tranh tại Văn phòng bộ trưởng quốc phòng.
Bản danh sách gồm 28 câu hỏi chính và 50 câu hỏi phụ đã sẵn sàng khi Nixon nhậm chức và trong ngày làm việc đầu tiên tại văn phòng ông đã ký và đặt tên Bản ghi nhớ nghiên cứu an ninh quốc gia số 1. Kissinger, theo cách này, đã làm công khai ngay từ đầu cái việc mà những đối thủ tiềm năng trong chính phủ không những vẫn không đồng tình về cuộc chiến tranh, nhưng không đồng tình theo một khuôn mẫu được xác lập dưới thời chính quyền Johnson. Cái nhìn tích cực nhất về năng lực quân sự của quân đội Mỹ thu được kết quả ủng hộ chiến tranh của giới quân sự và đại sứ Bunker. Ngược lại, Văn phòng bộ trưởng quốc phòng, CIA, và Bộ ngoại giao tỏ thái độ hoài nghi nhiều hơn.
Tình hình tương tự ở các cơ quan chính phủ có thể phần nào liên quan đến sự thật là chính quyền mới vừa bổ nhiện nhiều người vào chức vụ mới. Nhưng những người có trách nhiệm lại có tính liên tục về lối nghĩ về chiến tranh bên trong những mảng của hai chính quyền. Tính liên tục này đánh nhiều vào Văn phòng bộ trưởng quốc phòng. Trong khi tham mưu trưởng liên quân nhận thấy tân bộ trưởng là một ông chủ tương đắc hơn McNamara hoặc Clifford, thì Laird được xác định phải đưa lính Mỹ ra khỏi Việt nam. Ông hy vọng làm việc này bằng cách tăng sức chiến đấu của quân đội Nam Việt nam .
Trước khi Laird có thể thuyết phục tổng thống Nixon bắt đầu đơn phương rút quân, thì cộng sản mở một cuộc tổng tấn công nhỏ tại Nam Việt nam. Ngày 23-2-1969, ngay khi Nixon bắt đầu chuyến thăm châu Âu, họ bắt đầu nã rocket vào Sài Gòn và những thành phố khác. Nhưng những thành phố này còn ít bị cuộc tấn công trên bộ, trong lúc bộ binh cộng sản tấn công những mục tiêu chỉ ở những khu vực xa xôi. Mặc dù những cuộc tấn công bằng rocket lẻ tẻ tiếp tục qua tháng 3, cuộc tổng tấn công này chẳng đáng giá gọi tên. Nó là một sự biểu dương lực lượng, tuy thế, tổng thống Nixon không buộc phải hiểu rằng nó phụ thuộc vào lệnh ngừng ném bom tổng thống Johnson.
Tổng thống Johnson công khai nói bóng gió rằng Hoa Kỳ nên trở lại ném bom Bắc Việt Nam nếu lực lượng cộng sản vi phạm khu phi quân sự hoặc tấn công các thành phố Nam Việt nam. Chính quyền Johnson và Nixon không chọn cách phản ứng chống lại việc Bắc Việt nam tiếp tục đưa quân đội và tiếp liệu qua khu phi quân sự. Những cuộc tấn công bằng rocket vào Sài Gòn không thể bỏ qua được, tuy thế, vì họ nhận được nhiều tin tức phong phú trên báo chí. Khi trả lời câu hỏi của một phóng viên ngày 4-3 rằng phải chăng cộng sản ở Việt nam đang nắn gân chính quyền mới, Nixon cho rằng những cuộc tấn công bằng rocket có lẽ là một sự vi phạm mang tính “kỹ thuật” của những sự hiểu biết tháng 10-1968. Nhưng ông vẫn còn xem xét sự vi phạm này có “đủ lớn” để phản ứng hay không.
Một phóng viên khác sau đó hỏi sự trở lại ném bom có thể là một phản ứng thích đáng hay không. Nixon đáp lại rằng có “một vài kế hoạch phòng ngờ”, nhưng ông không đe doạ Bắc Việt Nam bằng lời. Tất nhiên ông không để lộ chút nào những kế hoạch này, cái đó bao gồm thả mìn Hải Phòng và ném bom những mục tiêu ở ngoại vi. Ông nói với báo chí rằng ông thích nói với bản thân họ: “Tôi sẽ chỉ ra rằng chúng tôi sẽ không tha thứ việc tiếp tục kiểu tấn công này mà không có sự đáp trả thích đáng”.
Phản ứng công khai của tổng thống là cử Bộ trưởng quốc phòng Laird và tướng Wheeler đi Nam Việt nam. Mặc dù tướng Abrams thúc ép quay lại ném bom đến vĩ tuyến 19, bộ trưởng Laird cho rằng những cuộc tấn công bằng rocket chưa có dấu hiệu lớn để đảm bảo ném bom Bắc Việt nam. Tướng Wheeler đồng ý rằng cuộc tổng tấn công vừa rồi là yếu, nhưng nghĩ rằng phản ứng yếu kém của Mỹ đã xác nhận lời rêu rao của Bắc Việt nam rằng ngừng ném bom vô điều kiện.
Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 đưa ra một lý do không ném bom. Theo Brown, Bắc Việt có lẽ đang kích động Hoa Kỳ ném bom và do vậy làm hồi sinh phong trào chống chiến tranh. Brown gửi tướng Abrams một biên bản ghi nhớ gợi ý sự lựa chọn hành động ít gây kích động về mặt chính trị: “hay trung hoà” những căn cứ của địch gần biên giới Nam Việt nam với Campuchia và Lào; thả mìn cảng Hải Phòng; phong toả cảng Sihanoukville (Campuchia). Sự lựa chọn của Brown hình như có khả năng gây ra nhiều xôn xao trong nước hơn việc ông chỉ ra, nhưng (như Brown biết) Abrams và tổng thống Nixon đang rất chú ý loại bỏ những khu vực đất thánh nằm sát biên giới.
Ngay sau khi Brown gặp Nixon đầu tháng 2, Abrams đã yêu cầu cho phép đưa B-52 ném bom vùng đất thánh ở Campuchia. Trong tất cả những ý tưởng đưa đến tân tổng thống trong những tuần lễ đầu tiên cầm quyền, Nixon thích ý tưởng này nhất. Vì từ đầu năm, ông đã bàn với Kissinger về sự tăng cường của địch ở Campuchia. Đề xuất dùng B-52 đưa ra cách ném bom trả đũa Bắc Việt nam mà không khuấy động sự chỉ trích ở Hoa Kỳ - nếu các cuộc không kích B-52 có thể được giữ bí mật. Bí mật hình như có thể, bởi vì Bắc Việt Nam chối bai bải rằng họ không có quân đội ở Campuchia và do đó họ chẳng có cớ gì phàn nàn việc họ bị ném bom; ở khía cạnh này tình hình ở Campuchia khá giống như ở Lào. Với sự tán thành của Nixon, những B-52 khổng lồ của Bộ tư lệnh không quân chiến lược khởi đầu một năm ném bom biên giới Campuchia.
Sự kiện bẩn thỉu này có thể phá hỏng nhiệm kỳ tổng thống của Nixon và làm mất đi sự chính trực không quân. Việc ném bom Campuchia khá bí mật đến mức những báo cáo bí mật thông thường không dám nói thật để bảo vệ nó. Thay vào đó, những báo cáo này lấp đầy bằng những thông tin giả cho là B-52 ném bom tại Nam Việt nam.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:14:08 PM
Những sĩ quan không quân bắt đầu lừa tổng thống, và sự lừa dối không ngừng lại khi sau vài tuần ném bom, tờ New York Times phơi bày sự kiện này ra. Thêm nữa, sự phơi bày này buộc Nixon và Kissinger phải cho phép ghi âm cấp dưới của họ với hy vọng tìm ra ai là người tiết lộ cho báo chí. Mặc dù bộ trưởng quốc phòng ủng hộ ném bom ở Campuchia, nhưng ông không tin trợ lý Nhà Trắng, đại tá không quân Robert E. Pursley, từng phục vụ hai bộ trưởng McNamara và Clifford. Bởi vậy, Cục điều tra liên bang (FBI) ghi âm những cuộc trao đổi điện thoại, nhưng cuốn băng chẳng có gì để làm hại Pursley hoặc hai sếp của ông, những người tiếp tục cung cấp cho Nixon và Kissinger những lời khuyên đôi khi không được đón nhận trong ba năm sau này.
Sự nghi ngờ của Nixon đối với Laird không hạn chế ông từ bỏ gây áp lực với những nỗ lực của bộ trưởng Laird để chính quyền có bộ mặt đẹp đẽ hơn trong hành động. Một số lời miêu tả của Laird được nuôi dưỡng bởi chính quyền và báo chí.
Nixon nhìn thấy sự xuất sắc trong việc dùng chính sách “Việt nam hoá chiến tranh” của Laird thích hợp hơn “giảm Mỹ hoá” như là cách miêu tả và hợp lý hoá việc rút quân Mỹ ra khỏi Việt nam. Một câu khác của Laird, “phản ứng tự vệ”, được tạo ra trong chuyến đầu tiên ông thăm Việt nam. Tờ New York Times nói rằng một trăm thuỷ quân lục chiến Mỹ chiếm giữ một số ngọn núi ở Lào trong một tuần. Khi được hỏi có phải đây là leo thang chiến tranh của Mỹ hay không, Laird từ chối xác nhận câu chuyện, nhưng nói rằng các tư lệnh Mỹ có quyền sử dụng những hành động cần thiết để bảo vệ lính của họ. Trong nhiều tháng và năm sau này, câu nói của Laird “phản ứng tự vệ” đã tạo ra một cái nhãn vạn năng dán lên khoảng rộng của những hoạt động quân sự, bao gồm những cuộc không kích trả đũa những trận địa phòng không ở Bắc Việt nam.
***
Trừ việc ném bom bí mật Campuchia, tổng thống Nixon có khó khăn tìm cách hăm doạ Bắc Việt Nam mà không khuấy động những chỉ trích của dân Mỹ cuộc chiến tranh. Trong năm đầu tiên ở Nhà Trắng, sự đe doạ của ông vẫn còn trống rỗng, và đa số những hành động của ông để lộ sự yếu ớt của mình. Sau khi quyết định không trở lại ném bom Bắc Việt nam, một cơ hội tiếp theo đầy hóc búa cho Nixon xảy ra tháng 4-1969 khi một máy bay hải quân EC-121 bị bắn rơi tại ven biển Bắc Triều Tiên và tổ lái 31 người bị mất tích. Sự kiện này là thử thách sự giải quyết của chính quyền Nixon không đơn thuần ở Bình Nhưỡng, mà còn ở Moscow, Bắc Kinh, và Hà Nội, Kissinger ủng hộ tấn công trả đũa sân bay Bắc Triều Tiên.
Bộ trưởng quốc phòng Laird kiềm chế và bằng chính nỗ lực của mình, huỷ bỏ toàn bộ các chuyến bay trinh sát của Mỹ, không những gần Bắc Triều Tiên, mà còn gần Trung Quốc, Liên Xô, Địa Trung Hải, và Cuba. Mặc dù điên tiết với Laird, tổng thống Nixon quyết định không liều lĩnh gây chiến với Bắc Triều Tiên. Nixon sau này cho biết ông nói với Kissinger: “Họ thoát được lần này, nhưng họ không bao giờ có lần sau”.
Biết rằng việc rút quân Mỹ sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng nào đấy mà ông có thể có đối với Bắc Việt nam, Nixon có tuyên bố việc rút đợt đầu 25 nghìn lính cho mãi tới tháng 6-1969. Việc bắt đầu Việt nam hoá chiến tranh chờ đợi quá lâu đã giúp sự phản đối trầm lặng ở Hoa Kỳ đối với chiến thuật tìm-diệt của Mỹ, sự phản đối này xảy ra vào tháng 5 thành một trận xô xát đẫm máu trên đồi Hamburger (đồi Thịt băm). Tại Ấp Bia gần biên giới Lào, lính Bắc Việt đã không chạy vào rừng như thường lệ mà ở lại và chiến đấu. Trong những đợt tấn công nhiều lần vào đồi, hơn 50 lính Mỹ bị giết. Sau khi lấy được quả đồi này, lính Mỹ từ bỏ nó, vì mục tiêu của họ ở nơi này và nơi kia không phải là chiếm đất, mà là giết quân địch. Mặc dù phía địch thiệt hại nhiều hơn phía Mỹ và Nam Việt nam, công chúng Mỹ chống lại việc tiêu sinh mạng lính Mỹ theo cách này.
Gần một tháng trước khi tuyên bố rút toán lính đầu tiên, Nixon phát biểu trên truyền hình đề xuất một cuộc ngừng bắn theo sau đó là rút quân phần lớn quân Mỹ và Bắc Việt nam. Vì Hoa Kỳ bắt đầu rút quân đơn phương, có chút ít khích lệ Bắc Việt Nam đồng ý như thế và rút quân của họ. Để cho Hà Nội sự khích lệ cần thiết, Nixon quyết định đầu tháng 7 ông sẽ bí mật gửi một tối hậu thư.
Sứ giả đầu tiên của tổng thống Nixon là Jean Sainteny, một thương nhân Paris, người từng là tổng đại diện Pháp tại Hà Nội. Bức thư của Nixon gửi Hồ Chí Minh thúc đẩy hoà bình, nhưng Nixon chỉ thị cho Sainteny nói cho Bắc Việt rằng trừ khi có một sự đột phá trong thương lượng trước ngày 1-11-1969 (kỷ niệm một năm ngày ngừng ném bom) Nixon sẽ phải sử dụng đến “những biện pháp vũ lực gây hậu quả lớn”. Tối hậu thư của Nixon thực tế không đi cùng bức thư của ông gửi Hồ Chí Minh. Bắc Việt Nam từ chối cấp visa cho Sainteny, và ông phải chuyển thư của Nixon tới Mai Văn Bộ ở Paris. Kissinger, người từng là phiên dịch cho Nixon trong cuộc nói chuyện với Sainteny, viết trong hồi ký rằng ông chẳng biết gì về tối hậu thư của Nixon suốt hai tuần lễ. Có hay không có tối hậu thư, một vài ngày sau Bắc Việt đề nghị cuộc gặp bí mật ở Paris giữa Kissinger và Xuân Thuỷ, trưởng đoàn đại diện Bắc Việt nam tại hội đàm hoà bình.
Kissinger bắt đầu cuộc thương lượng vụng trộm ở Paris báo cáo với chính phủ Pháp chuyến đi châu Á cuối tháng 7-1969 của Nixon. Hình ảnh yếu ớt được truyền đạt bởi chuyến đi của Nixon có thể mang đến sức nặng ở Hà nội nhiều hơn tối hậu thư bí mật chưa từng đến, nhưng tổng thống vẫn gắn chuyến đi của mình để quảng cáo sức mạnh của Mỹ. Ngày 23-7, ông đã bay đến tàu sân bay Hornet tại nam Thái Bình Dương, chúc mừng những phi hành gia trở về trái đất sau chuyến bay đến mặt trăng. Nixon hăm hở nói với họ rằng “đây là tuần lễ lớn nhất thế giới trong lịch sử thế giới kể từ đấng sáng tạo”, một sự nhấn mạnh mà sau này ông phải giải thích cho nhà truyền giáo Billy Graham.
Theo quan điểm của Hà Nội, sự thú nhận của Nixon về sự suy yếu của Mỹ diễn ra trong cuộc họp báo ở Guam. Nixon tuyên bố ông đã xác định rõ tránh bị “lôi kéo” vào những cuộc xung đột khác giống như ở Việt nam. Trong tương lai, đồng minh sẽ phải tự chiến đấu bằng sức của chính mình không có chiến tranh hạt nhân - có lẽ bằng vũ khí của Mỹ chứ không phải bằng lính Mỹ. “Học thuyết Nixon” được đón nhận nồng nhiệt ở Hoa Kỳ, nhưng hoặc là nó không được chấp nhận hoặc là bản thân học thuyết chẳng làm được cái gì cả hơn là giảm sự đe doạ của Nixon về những hành động tàn nhẫn ném bom Bắc Việt nam.
Khi thăm các nước châu Á, Nixon nói với mọi người việc ông xác định rõ sẽ ra tay hành động nếu cuộc thương lượng với Bắc Việt Nam không có đạt được tiến bộ trước 1-11-1969. Kissinger sau đó đưa tối hậu thư của Nixon tận tay đại diện Bắc Việt nam ở Paris trong tuần lễ đầu tháng 8-1969. Cuối tháng đó, Hồ Chí Minh gửi một bức thư bác bỏ những đề xuất của Nixon và phớt lờ tối hậu thư của ông.
Ba ngày sau đó, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thọ 79 tuổi. Vì bị đau tim từ vài năm trước, thực tế ông ủy quyền cho một tập thể từng gắn bó với ông nhiều thập kỷ. Tuy thế, ở Washington và Sài Gòn, một số người nghĩ rằng có sự đấu đá trong số những người thừa kế Hồ Chí Minh. Có ít người tỏ ra lạc quan như tổng thống Thiệu, ông nói với báo chí rằng Tổng bí thư Lê Duẩn nổi bật lên, vì Lê Duẩn là người ôn hoà, quan điểm thân Liên Xô cho phép nhanh chóng thương lượng kết thúc chiến tranh. Đây là sự đánh giá khá kỳ lạ, vì Lê Duẩn lãnh đạo lực lượng cộng sản ở miền Nam đánh nhau với Pháp và được biết là người lãnh đạo tất cả chiến thắng ở đó. Mặc dù Lê Duẩn leo dần lên vị trí ảnh hưởng nhất trong chính phủ, nhưng có sự tranh cãi không rõ ràng ở Hà Nội, hoặc không có sự thay đổi nào về chính sách.
Tổng thống Nixon muốn tìm cách để Bắc Việt tin vào tối hậu thư của ông và đáp lại. Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Kissinger và Tham mưu trưởng liên quân nhanh chóng đưa ra những cách bổ xung cho tối hậu thư, bao gồm thả mìn những cảng và sự xâm lược Bắc Việt nam cũng như ném bom trở lại. Có một số chú ý tới khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để làm bẩn đường giao thông bằng phóng xạ. Không giống sự điều hành của tổng thống Eisenhower trong chiến tranh Triều Tiên, Nixon không muốn kết thúc chiến tranh Việt nam bằng cách đe doạ dứt khoát sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông quyết định cho Bắc Việt Nam biết rằng ông đang cân nhắc xâm lược và thả mìn Hải Phòng. Nixon tiết lộ những lựa chọn này cho báo chí bằng cách nói ngắn gọn cho vài thượng nghị sĩ.
Nixon cũng cố sức gây sức ép Liên Xô để tác động với Bắc Việt Nam kết thúc cuộc chiến tranh. Khi đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin yêu cầu gặp Kissinger cuối tháng 9, tổng thống và cố vấn an ninh quốc gia của ông dàn một màn kịch. Như họ đã có kế hoạch từ trước, Nixon gọi điện đến cắt ngang cuộc gặp, và sau khi đặt ống nghe xuống, Kissinger buồn rầu nói với Dobrynin rằng Nixon nói “tàu hoả đã rời ga và đang lao về phía trước”. Dobrynin đáp lại rằng ông hy vọng đó là một máy bay hơn là một đoàn tàu hoả, bởi vì máy bay có thể vẫn thay đổi được hành trình.
Vào tháng 10, Nixon cố gắng nhấn mạnh đến sự nghiêm trọng của tối hậu thư gửi Moscow và Hà Nội mà không tính đến sự hồi phục phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ. Ngày 10-10, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, ra lệnh cho Bộ tư lệnh không quân chiến lược và Sở chỉ huy liên hợp sự sẵn sàng một cuộc thử nghiệm tạo ra những hành động “nhận thấy được đối với Liên Xô, nhưng không đe doạ chính họ”. Tướng Bruce K. Holloway, tư lệnh SAC, đã tăng gần gấp đôi số lượng máy bay B-52 trong tình trạng báo động đến 144 chiếc. Hai phần ba số máy bay còn lại được nạp vũ khí hạt nhân ngày 25-10, và hai ngày sau những B-52 chở vũ khí hạt nhân trong đợt báo động trên không lần đầu tiên kể từ tháng 1-1968 (khi một B-52 rơi gần Thule, Greenland). Nhưng ngày 28-10, chính quyền kết thúc vụ thử thách này.
Chiến dịch của Nixon mục đích thuyết phục Moscow và Hà Nội rằng ông là người nghiêm túc với tối hậu thư của mình đã đưa ra công khai ngày 13-10, ngày đầu tiên thử thách, khi thư ký báo chí của ông tuyên bố rằng tổng thống sẽ phát biểu cho nhân dân Mỹ trên truyền hình ngày 3-11. Việc chọn thời gian phát biểu có nghĩa là gợi ý khả năng mà Nixon có thể sử dụng cơ hội công bố những biện pháp thảm khốc ông đang đe doạ. Nhưng phe cộng sản gọi đó là trò bịp bợm của ông, và tuần lễ đầu tiên của tháng 11 trôi qua mà không có leo thang chiến tranh.
Nixon đổ lỗi thất bại của tối hậu thư của ông cho phong trào chống chiến tranh, đang tăng lên đỉnh cao mới sau khi một năm im lặng. Từ khi ngừng ném bom, sự băn khoăn của sinh viên phần nhiều vào vấn đề chủng tộc. Sau khi những sinh viên da đen của trường Đại học tổng hợp Cornell vào mùa xuân 1969 mang súng đến trường, Nixon không đơn độc lo ngại cái gì mà sự hồi phục phong trào chống chiến tranh có thể mang đến. Nhưng mối đe doạ bạo lực tại trường Đại học Cornell, tiếp theo cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình tại hội nghị đảng Dân Chủ ở Chicago trước tháng 8, đã tạo ra sự phát triển chiến thuật mới bên trong phong trào chống chiến tranh. Mùa hè năm 1969, những người tổ chức lên kế hoạch “ngừng hoạt động” toàn quốc bào ngày 15-10, kêu gọi dân chúng không làm những công việc thông thường hàng ngày để phản đối chiến tranh. Ý tưởng lôi kéo càng nhiều người trong tầng lớp trung lưu càng tốt - để rũ bỏ hình ảnh “hippie” gây tai tiếng ở những cuộc biểu tình trước đây ủng hộ đứng đắn tóc ngắn. Những người đồng tình với “sự kiện tạm ngừng hoạt động” được yêu cầu đeo băng tay đen. Cộng với tuần hành, còn có những hoạt động khác, bao gồm đọc diễn văn và thắp nến suốt đêm.
Việc tăng cao sự ủng hộ cho “sự kiện tạm ngừng hoạt động” ở bờ đông và tây hình như chỉ ra rằng nhiều người Mỹ muốn rút ra khỏi chiến tranh ngay lập tức, không cần đếm xỉa đến hậu quả đối với Nam Việt nam. Thăm dò của viện Gallup cho thấy hơn một nửa người Mỹ được hỏi đã ủng hộ rút quân hoàn toàn trước cuối năm 1970. Tổng thống Nixon cố gắng phá phong trào chống chiến tranh bằng cách tuyên bố đợt rút quân thứ hai gồm 35 nghìn lính. Ông cũng đưa trung tướng Lewis B. Hershey (lục quân) làm giám đốc Hệ thống phục vụ chọn lọc. Chưa từng bao giờ kể từ thế chiến II Hoa Kỳ thực hiện bắt lính quân dịch đối với thanh niên, Hershey đã điều hành việc này, và trong cuộc chiến tranh Việt nam ông trở thành mục tiêu ưa thích của phong trào chống chiến tranh. Trong vòng một năm, tiếp tục rút quân từ Việt nam kết hợp với sổ xố quân dịch mới (miễn thuế cho đa số thanh niên bị theo chế độ quân dịch) đã tước đi nhiều động lực của phong trào chống chiến tranh, nhưng những việc làm của Nixon mùa thu 1969 đã kiềm chế nó ít hơn là cướp đoạt sức nặng nào đấy tối hậu thư của ông đối với Hà Nội.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:15:16 PM
Chiến dịch của Nixon mục đích thuyết phục Moscow và Hà Nội rằng ông là người nghiêm túc với tối hậu thư của mình đã đưa ra công khai ngày 13-10, ngày đầu tiên thử thách, khi thư ký báo chí của ông tuyên bố rằng tổng thống sẽ phát biểu cho nhân dân Mỹ trên truyền hình ngày 3-11. Việc chọn thời gian phát biểu có nghĩa là gợi ý khả năng mà Nixon có thể sử dụng cơ hội công bố những biện pháp thảm khốc ông đang đe doạ. Nhưng phe cộng sản gọi đó là trò bịp bợm của ông, và tuần lễ đầu tiên của tháng 11 trôi qua mà không có leo thang chiến tranh.
Nixon đổ lỗi thất bại của tối hậu thư của ông cho phong trào chống chiến tranh, đang tăng lên đỉnh cao mới sau khi một năm im lặng. Từ khi ngừng ném bom, sự băn khoăn của sinh viên phần nhiều vào vấn đề chủng tộc. Sau khi những sinh viên da đen của trường Đại học tổng hợp Cornell vào mùa xuân 1969 mang súng đến trường, Nixon không đơn độc lo ngại cái gì mà sự hồi phục phong trào chống chiến tranh có thể mang đến. Nhưng mối đe doạ bạo lực tại trường Đại học Cornell, tiếp theo cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình tại hội nghị đảng Dân Chủ ở Chicago trước tháng 8, đã tạo ra sự phát triển chiến thuật mới bên trong phong trào chống chiến tranh. Mùa hè năm 1969, những người tổ chức lên kế hoạch “ngừng hoạt động” toàn quốc bào ngày 15-10, kêu gọi dân chúng không làm những công việc thông thường hàng ngày để phản đối chiến tranh. Ý tưởng lôi kéo càng nhiều người trong tầng lớp trung lưu càng tốt - để rũ bỏ hình ảnh “hippie” gây tai tiếng ở những cuộc biểu tình trước đây ủng hộ đứng đắn tóc ngắn. Những người đồng tình với “sự kiện tạm ngừng hoạt động” được yêu cầu đeo băng tay đen. Cộng với tuần hành, còn có những hoạt động khác, bao gồm đọc diễn văn và thắp nến suốt đêm.
Việc tăng cao sự ủng hộ cho “sự kiện tạm ngừng hoạt động” ở bờ đông và tây hình như chỉ ra rằng nhiều người Mỹ muốn rút ra khỏi chiến tranh ngay lập tức, không cần đếm xỉa đến hậu quả đối với Nam Việt nam. Thăm dò của viện Gallup cho thấy hơn một nửa người Mỹ được hỏi đã ủng hộ rút quân hoàn toàn trước cuối năm 1970. Tổng thống Nixon cố gắng phá phong trào chống chiến tranh bằng cách tuyên bố đợt rút quân thứ hai gồm 35 nghìn lính. Ông cũng đưa trung tướng Lewis B. Hershey (lục quân) làm giám đốc Hệ thống phục vụ chọn lọc. Chưa từng bao giờ kể từ thế chiến II Hoa Kỳ thực hiện bắt lính quân dịch đối với thanh niên, Hershey đã điều hành việc này, và trong cuộc chiến tranh Việt nam ông trở thành mục tiêu ưa thích của phong trào chống chiến tranh. Trong vòng một năm, tiếp tục rút quân từ Việt nam kết hợp với sổ xố quân dịch mới (miễn thuế cho đa số thanh niên bị theo chế độ quân dịch) đã tước đi nhiều động lực của phong trào chống chiến tranh, nhưng những việc làm của Nixon mùa thu 1969 đã kiềm chế nó ít hơn là cướp đoạt sức nặng nào đấy tối hậu thư của ông đối với Hà Nội.
Giới lãnh đạo Bắc Việt nam tỏ ra hài lòng về những hoạt động của phong trào chống chiến tranh ở Mỹ. Một ngày trước khi “sự kiện tạm ngừng hoạt động”, đoàn đại biểu Bắc Việt nam ở Paris cung cấp cho báo chí một bức thư ngỏ của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi “những người bạn Mỹ” chúc mừng họ “thành công lớn” trong “cuộc đấu tranh tháng 8”. Tổng thống Nixon sau này nhớ lại rằng khi ông biết về bức thư của Phạm Văn Đồng “Tôi biết chắc chắn rằng tối hậu thư của tôi đã thất bại”.
Không những “sự kiện tạm ngừng hoạt động” ngày 15-10 lần đầu tiên phong trào chống chiến tranh đã thành công trong việc phối hợp những sự kiện chính trong một vài thành phố cùng một lúc, mà còn cả nhiều nhóm cũng tụ tập số lượng lớn người tham gia kéo đến Washington và San Francisco giữa tháng 11. Chỉ hai ngày sau khi “sự kiện tạm ngừng hoạt động”, Kissinger khuyên tổng thống Nixon tốt nhất hãy hoãn kế hoạch ném bom Bắc Việt nam mạnh hơn. Cùng ngày, Nixon nhận một lời khuyên tương tự từ Sir Robert Thompson người Anh, tác giả của chống nổi dậy, ông cho rằng Hoa Kỳ cần thuyết phục Hà Nội và Sài Gòn cùng tồn tại, đừng leo thang.
Liên Xô đã đóng chiếc đinh cuối cùng vào chiếc quan tài tối hậu thư của Nixon. Ngày 20-10, đại sứ Dobrynin trình Nixon công hàm chính phủ Liên Xô đồng ý tham gia đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược. Đồng thời, Dobrynin bày tỏ sự không hài lòng của Liên Xô về những lời đề nghị của Nixon với Trung Quốc. Đây là thời gian xấu đối với Nixon vì vướng với báo chí Mỹ ông đồng ý đàm phán về vũ khí với Liên Xô mà lại liều lĩnh leo thang chiến tranh Việt nam. Nixon nhân dịp may này nói với Dobrynin là Liên Xô không đủ sức giúp kết thúc chiến tranh. “Nếu Liên Xô không giúp đỡ chúng tôi thu được hoà bình - Nixon đe doạ một lần nữa, - lúc đó chúng tôi sẽ phải tìm cách của chúng tôi để đưa chiến tranh đến chỗ kết thúc”. Ông thêm rằng Liên Xô đừng mong đợi nhiều tiến bộ ở những vấn đề khác nếu chiến tranh chưa kết thúc.
Việc quyết định không tuyên bố những hành động mới về chiến tranh, Nixon đã bỏ lại những vấn đề phải nói với nhân dân Mỹ ngày 3-11. May mắn thay họ không biết về tối hậu thư của ông, và ông tận dung cơ hội này để chống đỡ việc ủng hộ đang co lại trong cuộc chiến tranh. Ông gợi lại khán giả truyền hình rằng khi cộng sản chiếm Huế trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, họ đã hành quyết khoảng ba nghìn dân thường. Ông nhắc lại lời đề nghị rút quân lính Mỹ khỏi Nam Việt nam nếu Bắc Việt cũng làm như thế, và ông đọc bức thư của Hồ Chí Minh bác bỏ đề xuất này. Nhưng Nixon nói rằng ông có kế hoạch kết thúc vai trò của Mỹ trong chiến tranh không phụ thuộc vào việc thương lượng với Hà nội. Thông qua Việt nam hoá chiến tranh, ông sẽ dần dần thay thế lính Mỹ bằng lính Nam Việt nam. Nếu Bắc Việt Nam cố gắng lợi dụng cơ hội này đưa thêm quân chống lại những lính Mỹ còn lại, Nixon hứa rằng ông sẽ “không ngần ngại sử dụng sức mạnh và những biện pháp hiệu quả để đối phó với tình hình này”.
Hà Nội bây giờ có nhiều lý do nghi ngờ thiện chí của Nixon khi ông tung ra những lời đe doạ, ông tỏ ra mạnh mẽ và hợp lý đối với nhân dân người nghe tối hôm ấy. Ông chỉ cho họ quá khứ khi những người biểu tình thúc giục ông như họ từng thúc giục tổng thống Johnson. Nixon biết rằng Việt nam hoá chiến tranh sẽ cần nhiều thời gian hơn là những người phản đối tuần hành trên phố hình như nghiêng về phía ông, và ông gọi họ “đa số thầm lặng” ủng hộ ông.
Những thăm dò của Gallup sau bài phát biểu của Nixon cho thấy hơn ba phần tư người nghe đã ủng hộ ông. Đây là lần đầu tiên hơn hai phần ba dân Mỹ hình như chấp thuận sự lãnh đạo của Nixon ở Nhà Trắng. Người đi đầu chỉ trích ông tại Quốc hội, thượng nghị sỹ Fulbright, quyết định hoãn lại cuộc điều trần công khai về chiến tranh. James Wright (đảng Cộng Hoà, Texas) và khoảng ba trăm nhân viên Nhà Trắng ký ký bản kết luận ủng hộ “những nỗ lực thương lượng và giành hoà bình ở Việt nam” của tổng thống. Nixon cám ơn những người ủng hộ ông trong Quốc hội ngày 13-11 khi ông phát biểu trước Nhà Trắng và Thượng nghị viện, lần đầu tiên khi ông với tư cách tổng thống.
Khi Nixon phát biểu trên đồi Capitol, những người phản đối chiến tranh tụ tập ở Washington cho cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng có ở đây, vượt trội hơn thậm chí cuộc biểu tình Luật dân sự ở Washington hồi tháng 3-1963. Ít nhất một phần tư triệu người tham gia năm 1969 và có lẽ hai hoặc ba lần như thế này. Trong thời gian ấy, hơn một trăm nghìn biểu tình ở San Francisco, và hàng chục những cuộc biểu tình nhỏ hơn ở Hoa Kỳ và châu Âu. Ở Washington những “sự kiện 3 ngày” bắt đầu bằng “cuộc tuần hành chống lại chết chóc” từ nghĩa trang Arlington đến đồi Capitol, nơi 46 nghìn người tuần hành, mỗi người mang theo một tấm thẻ ghi tên một lính Mỹ bị chết hoặc một làng mạc bị phá huỷ ném vào một trong 40 chiếc quan tài đen. Số lượng thanh niên đông đảo tuân theo kỷ luật của những người tổ chức, nhưng một số người quá khích ném vỡ cửa sổ, phá xe cảnh sát, và treo một lá cờ Việt Cộng lên Trụ sở Toà án trước khi bị giải tán bởi hơi cay.
Mặc dù tổng thống Nixon chứng minh sự tồn tại của đa số tương đối thầm lặng, một thiểu số rộng lớn và có ảnh hưởng đang có tiếng nó tăng lên rõ ràng. Chính phủ Bắc Việt nam có thể hài lòng việc này, cũng thất bại của Nixon trong tối hậu thư của ông. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nixon hình như cam kết rút quân - chỉ có nhịp điệu rút quân vẫn còn là một câu hỏi. Một vài ngày trước khi một cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Washington, có một “cuộc chạy đua đoàn kết” ở Hà nội nhân chuyến đi thăm của nhà hoạt động Mỹ chống chiến tranh Richard J. Barnet (đồng giám đốc Viện nghiên cứu chính sách ở Washington) và William Meyers (giám đốc Uỷ ban luật sư về chính sách Mỹ ở Việt nam ở New York). Khi thúc giục rút ngay lập tức tất cả lính Mỹ, Barnet nói rằng ông và Bắc Việt đang chiến đấu với cùng những kẻ xâm lược.
***
Tháng 11-1969 là thời gian chưa đủ điều kiện để bắt đầu chiến dịch ném bom Bắc Việt nam trừ khi dùng B-52 ném bom những mục tiêu diện rộng. Cứ vào tháng 11, gió mùa đông bắc bắt đầu tràn về đồng bằng sông Hồng với những đám mây và mưa phùn. Trong thời gian ấy, bầu trời trong xanh vùng cán xoong ở Lào cũng như những con đường khô ráo ở đó, người ta phát hiện số lượng xe tải Bắc Việt nam chở hàng vào Nam tăng lên. Trước cuối năm, hơn sáu trăm lượt B-52 xuất kích một tháng (40% khả năng của toàn bộ B-52 ở Đông Nam Á) ném hơn mười nghìn tấn bom xuống đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào.
Tách khỏi những hậu quả chính trị, một luận cứ khác chống lại việc sử dụng B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng là dễ bị SAM bắn rơi. Từ đầu cuộc chiến, SAM không đe doạ B-52 ở Lào, nhưng ngày 19-12-1969, trận địa ở đèo Ban Karai của phía Bắc Việt phóng hai tên lửa chống lại tốp ba chiếc B-52 tại Lào. Một trong những tên lửa bắn trượt chiếc B-52 thứ ba. Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, tướng Brown, yêu cầu cho phép ném bom trận địa SAM và những trận địa SAM không được ở Bắc Việt Nam đang đe doạ máy bay của ông tại Lào. Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, tướng Wheeler, quyết định không chuyển yêu cầu này tới bộ trưởng Laird. Nhưng Wheeler đã xem xét đề nghị khác của Brown cho phép những máy bay F-105G “Con chồn hoang” hoạt động ở Bắc Việt nam.
Từ khi ngừng ném bom đối với Bắc Việt nam, “Những con chồn hoang” hai ghế lái bị hạn chế bay dọc theo phía Lào ở biên giới Lào-Bắc Việt nam, hạn chế sử dụng tối đa thiết bị phát hiện radar, tên lửa không đối đất tìm kiếm radar, và những vũ khí khác bắn vào trận địa tên lửa ở Bắc Việt nam. Tổng thống Nixon không chấp thuận dùng “Những con chồn hoang” ở Bắc Việt Nam cho mãi tới cuối tháng 1-1970. Ngày 28-1-1970, hai chiếc F-105G “Con chồn hoang” hộ tống một máy bay trinh sát RF-4C vào Bắc Việt nam. Sau khi tránh được hai quả SAM phóng lên từ một trận địa gần đèo Mụ Giạ, “Những con chồn hoang” ném một tá bom 500 cân Anh vào trận địa SAM. Một trong những “Con chồn hoang” sau đó oanh tạc một trận địa thứ hai cách trận địa đầu tiên vài dặm về phía bắc và bị trúng đạn cao xạ khi rời khỏi mục tiêu. Đại uý phi công Richard J. Mallon, và sĩ quan chiến tranh điện tử, đại uý Robert J. Panek, cả hai thoát ra.
Một nỗ lực cứu phi công không thành công dẫn đến một kết thúc buồn thảm gần ba giờ sau đó, khi chiếc trực thăng cứu phi công đang bay gần Lào bị tên lửa tầm nhiệt của MiG-21 bắn rơi. Trực thăng nổ ngay trên không và tất cả tổ lái sáu người được coi là chết ngay: thiếu tá Holly G. Bell, đại uý Leonard C. Leeser, thượng sĩ William D. Pruett, thượng sĩ William C. Sutton, thượng sĩ William C. Shinn, và trung sĩ Gregory L. Anderson. Hai đại uý Mallon và Panek không trở về nhà cuối chiến tranh.
Bị mất tinh thần bởi sự mất mát này và thất vọng rằng không được phép đánh trả trận địa tên lửa gần biên giới Lào ở Bắc Việt nam, tướng Brown quyết định sử dụng tối đa quyền lực mà ông có. Từ mùa thu 1968, có chút ít thay đổi quy tắc cơ bản về chiến đấu trong những chiến dịch ở Bắc Việt nam. Brown có thể đưa máy bay trinh sát cũng máy bay hộ tống xa hơn về phía bắc vĩ tuyến 19. Nếu bị những máy bay MiG, SAM, hoặc pháo cao xạ bắn, những máy bay hộ tống có thể bắn trả - trừ những trận địa SAM hoặc pháo cao xạ nằm ở bắc vĩ tuyến 19.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:15:54 PM
Từ đầu mùa hè năm 1969, Brown đôi khi cho phép một phi đội gồm bốn máy bay chiến đấu phối hợp với phi vụ trinh sát khi bị tấn công, để họ có thể phản ứng với lực lượng mạnh hơn là chỉ có hai máy bay thông thường yểm trợ chỉ một máy bay trinh sát. Giờ đây, đầu năm 1970, Brown nghe lời khuyên của viên chỉ huy thứ hai của mình, thiếu tướng Robert J. Dixon, và ông mở rộng sức mạnh phản ứng ít nhất một tá máy bay. Sự tăng viện này có thể gợi lại đây là một trong những ít lần ông thấy Brown thể hiện nhiều cảm động: Brown đập bàn và tuyên bố ông muốn “mỗi máy bay bị nguyền rủa chúng ta có thể nhận một cuộc luyện tập trên không”.
Ngày 2-2-1970, Tập đoàn không quân số 7 đưa hai máy bay trinh sát RF-4C (mỗi chiếc được hai F-4 hộ tống) bay đến một trận địa SAM gần biên giới Lào. Trên bầu trời Lào lúc đó còn có 15 chiếc F-4 khác. Mặc dù một trong những một trong những phi đội máy bay trinh sát bị pháo cao xạ gần đèo Mụ Giạ bắn lên, nhưng họ không chạm trán với SAM. Sau khi những máy bay hộ tống ném bom vào trận địa pháo cao xạ, Tập đoàn không quân số 7 đưa máy bay ném bom trận địa pháo cao xạ khác gần đèo Ban Karai (nằm giữa đèo Mụ Giạ và khu phi quân sự). Trận địa pháo cao xạ đã bắn vào máy bay Mỹ tại Lào một ngày trước đó, và sự phản ứng được phép trong vòng 24 giờ. Tướng Brown hy vọng rằng trận địa SAM nằm phía bắc đèo Ban Karai sẽ đáp trả. Sau khi phóng một quả SAM, trận địa bị tám máy bay F-4 do đại tá Donald N. Stanfield, tư lệnh phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 (Ubon (Thái Lan) chỉ huy ném bom. Đây là một cuộc không kích hiệu quả khác thường: ít nhất hai tên lửa bị phá huỷ trên mặt đất, đồng thời những bệ phóng và trận địa pháo cao xạ liên kết bị thiệt hại nặng nề.
Tròn một tuần sau cuộc không kích đèo Ban Karai, tổng thống Nixon không những nới rộng thời gian phản ứng chống lại hoả lực Bắc Việt Nam tới ba ngày, mà còn cho phép những cuộc không kích ưu tiên vào những trận địa SAM và pháo cao xạ gần biên giới Lào.
Khi thời tiết xấu ngăn cản những cuộc tấn công vào những trận địa đó, tuần đầu tiên sau khi ông cho phép, Nixon tỏ ra nóng vội - chỉ một ngày sau đó ông đã rút lại sự cho phép. Đầu tháng 3, ông phục hồi phản ứng được phép trong thời hạn 3 ngày và sau đó cho phép phản ứng xa hơn về phía bắc vĩ tuyến 20, nhưng ông không lại cho phép không kích ưu tiên. Thay vào đó, ông bắt đầu xem xét cho phép mở rộng vùng không kích.
Cơ hội để Nixon tiếp tục quan tâm đến việc ném bom Bắc Việt Nam là cuộc đảo chính lật đổ chính phủ thái tử Sihanouk ở Campuchia được tiến hành bởi tướng Lon Nol - người muốn lính Mỹ tống cổ quân đội Bắc Việt nam ra khỏi nước ông.
Gạt ra rìa thoả hiệp ngọt ngào của Sihanouk giữa quyền lợi của Mỹ và Bắc Việt nam, Lon Nol ngay lập tức đánh nhau với lực lượng lớn Bắc Việt nam trên đất Campuchia sát biên giới Nam Việt nam.
Suốt một năm, B-52 đã ném bom bí mật lực lượng này, và tướng Abrams đã từ lâu muốn đưa lính Mỹ chống lại kẻ thù của ông tại vùng đất thánh cùng với cảng Sihanoukville (Campuchia). Lon Nol đổi tên cảng này thành Kompong Som và không cho phép nó sử dụng để phục vụ tiếp liệu cho cộng sản. Nếu Abrams có thể phá huỷ được hàng tiếp liệu chứa dọc theo biên giới trước khi Việt nam hoá chiến tranh vắt kiệt phần lớn lực lượng của ông, thì cơ hội để Nam Việt nam sống sót sẽ được cải thiện - khi quân đội Lon Nol và Mỹ còn lại ở Nam Việt nam.
Khi tổng thống Nixon quyết định tấn công quân đội Bắc Việt nam ở Campuchia, ông biết rằng ông sẽ đối đầu với phản ứng trên đồi Capitol, với báo chí, và với các trường đại học. Ông gợi ý Kissinger rằng có lẽ họ phải ném bom trở lại Bắc Việt Nam và thả mìn các cảng. Kissinger không tin tổng thống nghiêm túc, và gạt ra lời gợi ý ra bên cạnh, bình luận họ đang có đống việc đau đầu. Nhưng sau chiến tranh, Kissinger ngờ rằng ông nhận được lời khuyên tốt dịp đó: “Sự suy sụp của hành động quân sự ở Việt nam là do sự ngần ngừ của họ; chúng ta đang sẵn sàng tính toán với độ chính xác cao sử dụng lực lượng cực ít hoặc thời gian cực ít, không bỏ lại sai lầm hoặc sự hỗn độn, không khuyến khích kẻ thù năm giữ chừng nào những nghi ngờ của chúng ta làm kiệt sức những nỗ lực của chúng ta”.
Mặc dù Nixon không khôi phục chiến dịch ném bom toàn diện Bắc Việt nam, nhưng ông quyết định ném bom những kho tiếp liệu nằm sát bắc khu phi quân sự và gần những con đèo ở biên giới Lào. Trong bốn ngày đầu tiên tháng 5, khi lính Mỹ phối hợp với lính chiến đấu ở Campuchia, máy bay của không quân và hải quân đã bay hơn 7 trăm lượt xuất kích ném bom Bắc Việt nam. Không có cái gì giống điều này từng xảy ra từ khi ngừng ném bom tháng 11-1968. Quy mô của chiến dịch chôn vùi phòng không Bắc Việt nam, và không quân Mỹ và hải quân mỗi bên chỉ rơi một máy bay. May mắn, cả hai tổ lái F-4D được cứu thoát.
Những sĩ quan tình báo Bộ chỉ huy Thái Bình Dương tin rằng những cuộc không kích tháng 5 gây nhiều thiệt hại cho đối phương, họ ưóc chừng đã phá huỷ từ mười nghìn và 50 nghìn tấn tiếp liệu. Dù sao đi nữa, như tổng thống Nixon đã đánh giá, cái giả phải trả cho mối quan hệ công chúng đối với chiến dịch không kích hình như giảm bớt đáng kể do sự kiện này xảy ra giữa những tiếng la ó về vấn đề Campuchia. Khi lính vệ sĩ quốc gia bắn chết bốn sinh viên Đại học Kent (bang Ohio), sinh viên hàng trăm Đại học xuống đường tấn công, và khoảng một trăm nghìn sinh viên đến Washington tham dự cuộc biểu tình lớn nhất cuối cùng trong thời gian chiến tranh.
Trong bối cảnh này, những cuộc tập kích Bắc Việt nam tương đối ít được chú ý. Khi báo chí được thông tin về cuộc tập kích ngày 4-5-1970, báo cáo viên của Bộ quốc phòng không biết rằng hải quân cuộc tập kích đèo Mụ Giạ và do vậy chối bỏ - sai lầm này được phản ánh ngay ngày hôm sau. Nhưng báo chí được cung cấp nhiều thông tin với cuộc tập kích hơn là các sĩ quan ở Hawaii ghi trong bản báo cáo bí mật của họ. Mưu mô xảo quyệt này Bộ tư lệnh không quân chiến lược từng sử dụng làm giả báo cáo về những cuộc tập kích B-52 vào Campuchia, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương và không quân Mỹ ở Thái Bình Dương phải xoá những cuộc tập kích ra khỏi những báo cáo tuyệt mật của họ. Bản tổng kết dài và chi tiết những chiến dịch ở Đông Nam Á của không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, thí dụ, viết rằng chỉ có ba lượt xuất kích ném bom Bắc Việt nam trong toàn bộ tháng 5.
Mặc dù chính quyền Nixon khá thành thực hơn đối với báo chí, nhưng họ cũng thừa sức đánh lừa các phóng viên. Chính quyền bám vào câu nói “phản ứng tự vệ” của Bộ trưởng quốc phòng Laird để bênh vực những cuộc tập kích. Có một sự mỉa mai ở đây, vì Laird không ủng hộ Nhà Trắng, bằng cách chống lại sự xâm lược Campuchia. Tuy thế, ông đang bênh vực chính quyền một cách công khai và đề nghị rằng nếu Bắc Việt trả đũa sau chiến dịch ở Campuchia cuộc hành quân bằng cách tấn công qua khu phi quân sự, thì ông ủng hộ ném bom trở lại Bắc Việt nam.
Một vài tháng trước đó, Laird đã áp dụng câu “phản ứng tự vệ” để trả đũa phòng không Bắc Việt nam. Đến lúc này, câu nói của ông ta (cũng áp dụng với những chiến dịch quân đội Nam Việt nam sang qua biên giới Lào) luôn gắn liền với việc kết thúc những chiến dịch tìm - diệt do lính Mỹ tại Nam Việt nam tiến hành - nơi mà “phản ứng tự vệ” nói bóng gió rằng lính Mỹ không tìm kiếm khó khăn, mà đơn thuần phản ứng khi bị tấn công.
Trong năm đầu của chính quyền Nixon, phó tổng thống Spiro T. Agnew thường là cây gậy cảnh sát trong các trận đánh nhau với báo chí. Một lần nữa ông bênh vực những hành động của Nixon trên một chiến tranh phỏng vấn truyền hình. Khi được hỏi về những cuộc tập kích xuống Bắc Việt nam, ông nói rằng những cuộc tấn công của Mỹ ở đó “là những cuộc tấn công theo truyền thống mà chúng tôi gọi là phản ứng tự vệ. Tôi biết, những cuộc tấn công mà các bạn ám chỉ, chính là hạng này”. Ngoại trưởng Rogers cũng nhấn mạnh rằng những cuộc không kích chỉ nhằm vào phòng không Bắc Việt nam, và người phát ngôn Bộ quốc phòng khẳng định quan điểm này khi chỉ ra rằng quy mô những cuộc tập kích là mới bằng cách gọi chúng là “những cuộc không kích phản ứng tự vệ được tăng cường”. Không ai trong chính quyền công khai thú nhận việc này, mặc dù những mục tiêu phòng không mà họ tấn công bao gồm cả những kho tiếp liệu.
Dù bị đập tơi bời, tổng thống Nixon vẫn thách thức sinh viên các trường đại học và giới báo chí trong chiến dịch ở Campuchia, ông tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đa số dân chúng Mỹ. Thăm dò của viện Gallup cho thấy hơn 80% người lớn trên 21 tuổi phản đối sinh viên nổi loạn để phản đối “cách điều hagnh đất nước”. Tổng thống Nixon cuối cùng đã có một hành động công khai làm ngạc nhiên giới lãnh đạo Bắc Việt nam. Mặt khác, sự bất đồng mạnh ở Mỹ, một lần nữa ông cam đoan với họ rằng ông sẽ không hành động như thế nữa. Nếu Bắc Việt tin kết luận này, Nixon sẽ chứng minh họ sai lầm.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:18:52 PM
7. Tù binh và những người khác còn sống sót
Ngày 1-5-1970, trong lúc lính Mỹ hùng hổ tiến vào Campuchia và những máy bay F-4 ném bom vùng cán xoong Bắc Việt nam, hơn một nghìn người vợ và cha mẹ lính Mỹ tụ tập ở Washington để xử lý tác động đặc biệt của chiến tranh đến gia đình họ. Mặc dù một số chồng, con của họ đang bị tù hoặc mất tích ở Đông Nam Á từ 1964, không có có cuộc tụ họp nào như thế từng xảy ra trước đó. Chính quyền Johnson đã làm mất can đảm những gia đình này khỏi sự tổ chức; người ta nói với họ rằng hoạt động ngoại giao thầm lặng là cách tốt nhất để bảo vệ chồng con họ an toàn trở về, mà sự sống sót của họ có thể bị đe doạ bởi sự công khai. Nhưng các gia đình tăng thêm nghi ngờ về hoạt động ngoại giao thầm lặng, đặc biệt sau khi một dòng thác tin tức về tàu Pueblo (tàu thám báo của hải quân, mà toàn bộ thuyền viên bị Bắc Triều Tiên bắt giam tháng 1-1968 và được cộng sản thả năm đó).
Chính quyền Nixon quyết định công khai lên án sự tàn bạo của Bắc Việt nam đối với những tù binh Mỹ. Tháng 5-1969, Bộ trưởng quốc phòng Laird tuyên bố công khai quyết định của chính quyền đưa ra công khai hoàn cảnh những người Mỹ bị bắt. Ba tù binh sau đó được Bắc Việt Nam thả vào tháng 8-1969 đã kể cho báo chí về thực tại ác nghiệt của trại tù ở Bắc Việt nam - một chủ đề được thảo luận chỉ trong những cuộc thẩm vấn bí mật sáu những tù binh được thả năm 1968. Đại diện Mỹ tại Uỷ ban về quyền con người tại Liên hợp quốc phàn nàn về điều kiện ở những nhà tù Bắc Việt nam tới một uỷ ban của đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 11-1969.
Trong thời gian ấy, những người vợ của những người Mỹ mất tích ở Đông Nam Á đã thăm Đoàn đại biểu Bắc Việt nam tại đàm phán hoà bình ở Paris để hỏi xem chồng họ sống hay chết. Họ không nhận được câu trả lời, và khi Philip Habib thay thế Henry Cabot Lodge là trưởng đoàn tại cuộc thương lượng vào tháng 12, ông đưa ra toàn bộ lời tuyên bố công khai đối với vấn đề tù binh chiến tranh.
Tháng 3-1970, thượng nghị sỹ Robert Dole (đảng Cộng Hoà, bang Kansas) đề nghị Liên đoàn những gia đình tù binh Mỹ và mất tích ở Đông Nam Á tới dự cuộc họp tại Toà nhà Hiến pháp ở Washington vào Ngày luật quốc tế, 1-5-1970. Nhiều người đã bay đến Washington bằng máy bay của Đội cảnh vệ quốc gia. Mặc dù bộ trưởng Laird và phó tổng thống Agnew phát biểu, nhưng nhiều ý kiến công khai bị nhận chìm trong sự tranh cãi về vấn đề Campuchia. Nhưng đây là lần đầu tiên có cuộc tập hợp nhiều người tham gia, và Liên đoàn thành lập một văn phòng ở Washington xúc tiến quyền lợi của họ.
Nỗi lo âu của thượng nghị sỹ Dole phản ánh sợi dây ràng buộc giới quân nhân bang Kansas cộng với từng trải của bản thân ông từng là thương binh nặng trong thế chiến II. Fort Riley đã đưa một sư đoàn bộ binh đầu tiên của nó đến Việt nam, và nhiều sĩ quan quân đội đã nằm trong Bộ chỉ huy và Ban tham mưu trường Đại học Fort Leavenworth. Nhưng đây là căn cứ không quân McConnell gần Wichita đang đào tạo phi công F-105 tấn công những mục tiêu ở Bắc Việt nam.
Trong khi người ta cho rằng rất ít người Mỹ mất tích ở Nam Việt nam hoặc Lào là vẫn còn sống, hình như việc có nhiều khả năng cầm tù đối với những tổ lái của hơn chín trăm máy bay bị bắn rơi đối với Bắc Việt nam. Mặc dù dưới một trăm những phi công bị bắn rơi được cứu thoát, bằng chứng việc bị giam cầm dự đoán là khoảng bốn trăm, và có hy vọng rằng một số người mất tích khác cũng bị giam cầm. Trung tâm đào tạo phi công F-105, McConnell không những đóng góp nhiều tù binh và mất tích, mà ban tham mưu bao gồm nhiều sĩ quan từng chiến đấu trên bầu trời Bắc Việt nam.
Một năm sau khi tổng thống Johnson ra lệnh tháng 3-1968 ngừng ném bom khu vực Hà Nội-Hải Phòng, những cựu chiến binh Sấm Rền bay tới căn cứ McConnell tham dự lần đầu tiên “thống nhất thực hành”. Họ gọi nó là “thống nhất thực hành” bởi vì họ tuyên bố rằng “thống nhất thực” không thể xảy ra trừ khi những người bạn bị giam ở Bắc Việt Nam có thể trở về với họ. Khoảng một trăm phi công đỗ máy bay quân sự của họ trên đoạn dốc, trong lúc vài trăm phi công khác tới Wichita bằng máy bay thương mại hoặc ô tô. Họ ăn uống ba ngày, làm hiến chương, và bầu một Johnson khác, đại tá Howard C. “Gây gổ” Johnson làm tổng thống của họ.
Đại tá Johnson đã đưa ra thống nhất thực hành đầu tiên tại Thái Lan. Khi ông trở thành một sĩ quan hành quân tại sân bay Korat năm 1966, sếp của ông nói về sự nổi tiếng rằng ông lập kỷ lục bay cao trên chiếc F-104. Nhưng ông cũng bay trong nhiều phi vụ trên chiếc F-51 trong chiến tranh Triều Tiên, và ông nghĩ rằng những phi công chiến đấu trên không tốt hơn nếu họ biết từng người mặt đất. Lực lượng tấn công Bắc Việt Nam rải rác trong số sân bay và những tàu sân bay, sự phối hợp trên không thường chẳng biết ai cho phép chia sẻ hoàn toàn ý tưởng và từng trải. Vì thế Johnson thuyết phục tư lệnh phi đoàn của ông, thiếu tướng William S. Chairsell, mời những phi đoàn khác tới dự hội nghị chiến thuật tại Korat.
Hội nghị Korat ngày 22-5-1967, là dịp để bớt căng thẳng do cuộc chiến. Họ được cưỡi voi và diễu hành qua căn cứ với đội nhạc. Những cuộc tụ hợp tương tự được tổ chức tại Ubon, Takhli, và Udorn trước khi ngừng ném bom. Do vậy sinh ra Hội những phi công chiến đấu thung lũng sông Hồng. Họ tự gọi mình là “Những con chuột sông”, và họ kết nạp những người từng bay ở gói mục tiêu 6, cộng với những người từng bị tù ở Bắc Việt nam. Những phi công không quân, hải quân và thuỷ quân lục chiến phi công đã bay đến tụ họp, và những người tham gia cứu nạn trên không bằng trực thăng cũng được đón chào nồng nhiệt.
Hai hoạt động ưa thích tại ngày hội “Những con chuột sông” là “con rệp chết” và “MiG xuất kích”. Tại Sở chỉ huy “con rệp chết” (dead bug), một người đàn ông nắm một vị trí có thể (lưng, chân tay ở trên không) mang đồ uống cho những người còn lại. Những người tham gia “MiG xuất kích” nối những cánh tay và cố gắng đấm ngã những người khác trong phòng. Khi phi công hải quân có mặt, “hạ cánh trên tàu sân bay” được thêm vào - một chiếc bàn ướt đóng vai trò tàu sân bay và một phi công đóng vai trò một máy bay.
Trò đùa tinh nghịch và những bộ quàn áo dạ hội tại Wichita năm 1969 khi đại tá Johnson trở thành CINCRAT. Nhưng trước khi tổ chức tại Thái Lan, cũng có mục đích nghiêm túc hơn ủng hộ những người tham gia liên hoan. Sau khi ngừng ném bom và họ trở về Hoa Kỳ, “Những con chuột sông” tiến hành một công việc mới của họ trợ cấp cho những gia đình của những người bạn bị giết, mất tích, hoặc giữ làm tù binh ở Đông Nam Á. Các thành viên chung sức tìm kiếm tin tức của gia đình họ và làm cho họ tin rằng họ đang nhận nhiều sự giúp đỡ về tài chính và tinh thần. “Những con chuột sông” tăng tiền học bổng cho những đứa con của những đồng nghiệp không may mắn của họ; đây là sự cam kết mà “Những con chuột sông” sẽ phải chống đỡ hơn hai thập kỷ cho tới khi những đứa trẻ này học xong.
Trước thời gian “Những con chuột sông” gặp nhau “thống nhất thực hành” lần thứ hai tại San Antonio vào tháng 5-1970, họ đã kiếm được được ở Thái Lan một chiếc “chuông tự do”, chuông này sẽ rung đến khi nào những tù binh được thả ra. Giống như nhiều người Mỹ khác, gia đình “những con chuột sông” bắt đầu đeo vòng tay khắc tên những tù binh và những người còn mất tích - hứa rằng sẽ đeo đến khi những tù binh trở về nhà.
Theo cách này, những tù binh bắt đầu được coi như một nhóm lừng danh nhất trong số những anh hùng trong cuộc chiến mà một số người Mỹ nghĩ ngu đần trong chủ nghĩa anh hùng. Trong những năm chiến tranh, những phi công nhìn vào những phi công ưu tú như là những người nổ danh chủ yếu của họ, nhưng năm 1970 không có phi công nào bắn rơi nổi con số 5 máy bay cần thiết. Mặc dù thường có một nết nhơ gắn với việc bị máy bay khác bắn rơi, đa số phi công rơi ở Bắc Việt Nam là do súng cao xạ. Những phi công này nhận nguy hiểm khi lao xuống thấp hơn để có độ chính xác cao hơn đã làm chính họ bị nguy hiểm nhiều hơn.
Và mỗi tù binh thiếu từng trải có thể đã đóng góp số phận của mình, có những người khác mà những tài năng của họ được nhiều kính trọng. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự thử thách dài và gian khổ của những tù binh đã được cảm tình và kính trọng của các phi công đồng nghiệp cũng như dân chúng Mỹ nói chung.
Yêu cầu đưa những tù binh về nước được phản ánh qua xã hội Mỹ. Vào tháng 6-1970 bằng chứng về những điều kiện sống của họ được đưa ra tại toà nhà Quốc hội Mỹ. Một mô hình kích thước thật phòng giam tình báo ở Bắc Việt nam cho thấy tù binh sống như chuột và gián. Cạnh đó là một mô hình một cái chuồng giam làm bằng tre của Việt Cộng bên trong là tù binh bị cùm chân. Mặc dù bằng chứng này không miêu tả sự tra tấn, khách tham quan bị mất tinh thần vì sự tàn khốc mà họ nhìn thấy.
Người cung cấp bằng chứng cho Capitol là một doanh nhân bang Dallat trẻ và giàu có, H. Ross Perot - sau khi tốt nghiệp học viện hải quân năm 1953, đã có gặp may trong ngành công nghiệp máy tính còn mới mẻ. Sự quan tâm của ông về vấn đề tù binh và những người mất tích trong chiến đấu năm 1969 khi một số người vợ của họ đề nghị ông tài trợ cho chuyến đi thăm Đoàn đại biểu Bắc Việt nam ở Paris. Không những ông cung cấp tiền cho họ mà ông còn ngay lập tức bắt đầu ném hàng trăm nghìn dollars vào chiến dịch quảng cáo cho tình thế tù binh. Lễ Giáng sinh 1969 ông thu thập hàng tấn gói quà Giáng sinh (gồm thực phẩm, quần áo, và thuốc men) cho tù binh, nhưng nhà cầm quyền Bắc Việt không cho phép máy bay vận tải của ông hạ cánh. Bắc Việt cũng từ chối tiếp ông khi ông đã bay tới Lào hoặc Paris, và họ từ chối lời đề nghị của ông một trăm triệu dollarsđể đổi lấy những tù binh.
Do đề nghị của Perot, cùng với sự công khai hoá do ông ta và những người khác tạo ra, mà Bắc Việt biết không cần câu hỏi rằng vài trăm tù binh Mỹ là một tài sản, mà giá trị của nó ngày một tăng lên. Ngược lại, Bắc Việt chẳng chỉ ra cái gì ngoài sự khinh bỉ về 36 nghìn tù binh cộng sản tại Nam Việt nam và không tỏ ra quan tâm nhận họ trở về. Bắc Việt Nam thậm chí không nhận rằng khoảng 7 nghìn trong số 36 nghìn tù binh nói trên là lính Bắc Việt nam, vì Bắc Việt nam tiếp tục nói rằng không có quân đội Bắc Việt nam tại Nam Việt nam. Nếu người Mỹ muốn được trả những tù binh Mỹ, thì người Mỹ phải trao đổi một cái gì quan trọng hơn nhiều những tù binh cộng sản tại Nam Việt nam.
Khi chính quyền Nixon đề nghị cắt giảm B-52 ném bom ở Nam Việt nam để đổi lấy những tù binh, Bắc Việt nói họ chẳng cần cái gì hơn là rút hoàn toàn lính Mỹ ra khỏi Nam Việt nam - và thậm chí họ có thể chờ đợi nhận một cách nào đó như là kết quả của Việt nam hoá chiến tranh. Sau hết, chính quyền Nixon sẵn sàng cắt giảm B-52 xuất kích và rút quân mà không cần bất cứ sự nhượng bộ nào của Bắc Việt Nam. Không khó để nhậ thấy rằng, trừ khi có thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ, chính quyền Nixon muốn rút đa số lính Mỹ rút về trước cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào năm 1972. Nhưng Bắc Việt mới trao đổi tù binh mong muốn về nước sớm hơn, vì nó là chính sách cốt lõi của chính quyền Nixon kéo dài Việt nam hoá chiến tranh chừng nào có thể (đến cuộc bầu cử 1972) sao cho chính phủ Nam Việt nam có cơ hội tự đứng vững bằng sức của mình.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:19:44 PM
Chính quyền Nixon không thể dùng vấn đề tù binh để duy trì sự ủng hộ của Mỹ cho chiến tranh hoặc cải thiện tình hình tù binh mà không có tăng giá trị thương lượng những tù binh đối với Bắc Việt Nam. Nhưng vị thế thương lượng chính quyền Nixon đang khá yếu, nó không có ý nghĩa quan trọng. Chừng nào Việt nam hoá chiến tranh hứa hẹn rằng lính Mỹ sẽ rút đi thực tế trong bất kỳ trường hợp nào, Bắc Việt có chút khích lệ đồng ý rút quân đội của họ ra khỏi Nam Việt nam. Ngay khi lính Mỹ đã rút hết về nước, cái gì ngăn cản Bắc Việt giữ tù binh Mỹ vô hạn?
Vào tháng 8-1970 tổng thống Nixon tìm kiếm mạnh mẽ để hiểu thêm sự ngược đãi của Bắc Việt nam đối với những tù binh Mỹ bằng việc cử đại tá Frank Borman, một cựu phi hành gia vừa mới về hưu, làm phái viên đặc biệt của ông đi thăm mười bốn nước (kể cả Liên Xô). Borman đã thu hút chú ý của Nixon ngày 24-12-1968 khi ông đọc những lời cuốn sách “Chúa sáng tạo ra thế giới” bay quanh mặt trăng. Về sau, Borman gây được ấn tượng tốt khi phát biểu tại một phiên họp Quốc hội và thăm một vài thủ đô nước ngoài. Giờ đây Nixon muốn ông ta trình diễn một cách tương tự nhân danh những tù binh.
Chuyến đi của Borman theo sau những phát giác về những điều kiện tàn nhẫn tại nhà tù Côn Đảo (Nam Việt nam), 50 dặm ngoài khơi. Nhà tù này được người Pháp xây dựng (lúc ấy người ta gọi nó là đảo Poulo Condore) gần 40 năm giam cầm những người tù cứng cổ chống chế độ thực dân (bao gồm Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ). Don Luce thuộc Hội đồng nhà thờ thế giới đã thuyết phục hai trong số những hạ nghị sĩ đi thăm nhà tù. Augustus F. Hawkins (đảng Cộng Hoà, California) là một người chống đối từ đầu cuộc chiến tranh Việt nam. William R. Anderson (đảng Cộng Hoà, Tennessee) một đại uý đã về hưu, ông từng là thuyền trưởng tầu ngầm nguyên tử đầu tiên của hải quân, tàu Nautilus. Cả hai người bị sốc bởi những gì mà họ nhìn thấy. Tại một toà nhà, họ nhìn xuống dưới qua chấn song sắt vào những ngăn nhỏ bây giờ bê tông mà họ gọi là “những chuồng cọp”. Mỗi ngăn nhốt 5 tù binh (đàn ông hoặc đàn bà) có diện tích 6 nhân 10 (chừng 6 mét vuông). Một người đàn ông nói rằng người ta đã chặt đứt những ngòn tay của ông khi tra tấn. Những người khác phàn nàn rằng do bị cùm khá lâu nên họ bị liệt .
Cuối tháng 7-1970, những bức ảnh “chuồng cọp” Côn Đảo nổi bật trên tạp chí Life, và Gloria Emerson của tờ New York Times dùng hết sức mình để đánh tan bài tường thuật của Don Luce. Luce, người từng đến Nam Việt nam vào những năm 1950 từ Đại học Cornell với tư cách một chuyên gia khoai tây ngọt, bây giờ trở thành người hùng của phong trào chống chiến tranh. Ông tìm được liều thuốc giải độc đối với sự độc ác nổi tiếng mà Bắc Việt đang ngược đãi những tù binh Mỹ.
Khi Frank Borman đến Sài Gòn cuối tháng 8, ông cũng yêu cầu đi thăm nhà tù Côn Đảo. Trước lúc này, “những chuồng cọp” không còn được dùng nữa và một số chuồng cọp đã bị phá đi. Ông thuyết phục rằng những tù binh còn bị giam ở Côn Đảo chỉ là một số ít những tù hình sự tại các trại tù thông thường giống như nhà tù Phú Quốc, nơi ông đến thăm - những nhà tù này thường xuyên được Hội chữ thập đỏ quốc tế thanh tra. Trong bài phát biểu của ông tại phiên họp Quốc hội ngày 22-9-1970, Borman một lần nữa thúc ép rằng “chúng ta sẽ tiếp tục gây sức ép bằng cách sử dụng Hội chữ thập đỏ quốc tế thanh tra những trại tù ở Bắc Việt nam”.
***
Năm 1949 Uỷ ban chữ thập đỏ quốc tế đã tổ chức một hội nghị tại trụ sở của nó ở Geneva, Thuỵ Sĩ, để dự thảo những công ước mới về bảo vệ nạn nhân chiến tranh. Một trong những công ước này là về sự đối xử tù binh chiến tranh. Trước 1958, những Công ước Geneva được cả Bắc và Nam Việt nam, cũng như Hoa Kỳ chấp nhận. Nhưng Bắc Việt Nam theo đuôi Liên Xô đồng ý với công ước về tù binh chiến tranh chỉ với một điểm riêng quan trọng nhất: Bắc Việt Nam không chấp nhận điều 85, viết rằng “những tù binh chiến tranh áp dụng theo luật quyền cầm tù về những hành động cam kết trước khi bị bắt sẽ bị giữ lại, thậm chí còn bị buộc tội, những lợi ích của Công ước”.
Trong suốt cuộc chiến với Hoa Kỳ, Bắc Việt Nam tuyên bố rằng quân nhân Mỹ nào nhúng tay vào tội ác, không phải là tù binh chiến tranh. Vì Bắc Việt gọi việc ném bom đất nước họ là một tội ác hơn là một hành động chiến tranh, họ từ chối những điều chính đáng của Công ước Geneva - những thanh tra viên của Uỷ ban chữ thập đỏ quốc tế không được đến Bắc Việt nam. Người Mỹ phàn nàn rằng Bắc Việt đang phá vỡ những điều khoản công ước về những tù binh có thể bị gạt bỏ đơn thuần khi nhấn mạnh rằng Bắc Việt Nam bác bỏ áp dụng những điều khoản này.
Thậm chí bên trong những giới hạn dành riêng cho nó, sự đối xử của Bắc Việt nam đối với tù binh Mỹ là không thể bào chữa được. Mặc dù Bắc Việt Nam đe doạ họ, những phiên tòa xử tội ác chưa bao giờ diễn ra ở Hà Nội. Nhà triết học người Anh Bertrand Russell đã đứng ta tổ chức những phiên toà nhạo báng xử án tội ác chiến tranh ở Thuỵ Điển và Đan Mạch, nhưng tất nhiên, mục đích của ông ta là kích động dư luận quốc tế chống lại chính quyền Johnson hơn là xử tội những phi công . Những sự biện hộ tốt nhất mà Bắc Việt Nam có thể tạo ra để không công nhận quyền của những người Mỹ theo công ước tù binh chiến tranh là những sự nhận tội moi được bằng cách tra tấn tù binh trong việc vi phạm công ước này.
Không được những Công ước Geneva bảo vệ, người Mỹ bị bắt ở Bắc Việt Nam có lý do ngờ rằng họ sẽ thoát khỏi giam cầm. Cuốn sách “Con đường đau khổ”(Street Without Joy) của Bernard Fall mô tả cái chết của hàng trăm tù binh Pháp trong những trại tù cộng sản đầu những năm 1950; một số íy bị giết - đa số bị chết do nhiễm trùng, bệnh tật, và suy dinh dưỡng. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, lực lượng cộng sản thường tiến hành chiến tranh du kích, và những người du kích hiếm khi giữ tù binh hoặc đối xử tốt với họ. Trước khi đánh nhau với Hoa Kỳ, Bắc Việt đã thừa hưởng những nhà tù Pháp để lại và có thể đối xử nhân đạo dễ dàng hơn nếu họ muốn.
Thay vì làm chuyện đó, Bắc Việt không những phớt lờ những Công ước Geneva, mà còn học tập kinh nghiệm của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong chiến tranh Triều Tiên về cách đối xử như thế nào với tù binh Mỹ. Công chúng Mỹ bị mất tinh thần trong cuộc chiến tranh này khi lính nhân Mỹ tại những trại tù ở Trung Quốc nhận tội tiến hành chiến tranh vi trùng. Mặc dù sự viện lẽ chiến tranh vi trùng chẳng ai tin cả, Bắc Việt hăm hở để ít nhất có được phi công nhận tội chủ ý ném bom bệnh viện, trường học, nhà cửa, và những mục tiêu dân sự khác. Bắc Việt trở nên giỏi giang trong việc sử dụng sự tra tấn để moi “sự nhận tội” như thế.
Những người tra tấn thường dùng dây buộc tay tù binh ra đằng sau, ép khuỷu tay vào với nhau và tắng sức ép và hình phạt đau đớn - đôi khi đến lúc vai họ ra rời. Tù binh cũng buộc phải tự tra tấn mình: sự đau đớn có thể bị gây ra đơn giản là quỳ trên nền bê tông trong nhiều giờ. Tù binh bị thương khi họ nhảy dù cũng bị tra tấn và không được điều trịn thuốc men cho đến khi họ “nhận tội”. Những tù binh thoát khỏi nhà tù cho biết chỉ có 12 người chết ở Bắc Việt Nam sau khi bị bắt. Điều này ít nhất là tương phản với chiến tranh Triều Tiên, khi hơn một phần ba trong số 7 nghìn tù binh Mỹ bị bắt đã chết - đa số là chết rét khi thời tiết dưới không độ.
Một tù binh mới có thể đối mặt khủng khiếp với nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng giam cầm đầu tiên do bị cùm và bị cách ly với những tù binh khác. Khi tù binh này bị tra tấn, anh ta không biết rằng đa số tù binh đồng nghiệp của anh ta cũng mủi lòng thông cảm nhưng biết tập hợp sức mạnh của họ để chống lại. Đôi lúc trước khi giám thị làm dịu bớt sự cách ly bằng cách cho anh ta gặp một bạn tù, những cựu tù binh này tiếp xúc với tù binh mới và dạy ánh ta truyền thông tin bằng cách gõ vào tường hoặc viết thư trên giấy vệ sinh bằng mực làm từ tàn thuốc lá. Đối với một số tù binh người nhiều năm trong tù, thì cách liên lạc bí mật này đặc biệt ưa thích.
Bộ mật mã gõ được đưa đến nhà tù Hoả Lò (Hà nội) bởi đại uý Carlyle S. Harris biệt danh “áo lót phụ nữ”, phi công F-105 bị bắn rơi tháng 4-1965 trong khi ném bom cầu Hàm Rồng. Thoạt đầu Bắc Việt không tra tấn tù binh Mỹ, và số lượng tù binh tăng lên khiến Harris được đưa vào buồng giam với ba tù binh Mỹ khác. Ông dậy họ bộ mật mã gõ ông đã học tại trường học tự cứu mạng của căn cứ không quân Stead, bang Nevada.
Bộ mật mã không phải là một phần bộ mã mà Harris được dậy, nhưng một thượng sĩ dậy khoá này kể về câu chuyện những tù binh liên lạc với nhau bằng cách gõ tẩu thuốc. Nghĩ rằng họ đã dùng mật mã Morse, Harris hỏi viên thượng sĩ xem có sự khác nhau như thế nào giữa những dấu chấm và gạch ngang. Viên thượng sĩ giải thích rằng mỗi nhát gõ chỉ ra một vị trí của chữ cái trong bảng ma trận 5 dòng ngang và 5 cột. Chữ cái “A” được quy ước là một nhát gõ cho dòng ngang và một nhát gõ cho cột dọc; chữ cái “Z” là 5 nhát gõ cho dòng ngang và 5 nhát gõ cho cột dọc; chữ cái “K” rơi khỏi ma trận để ủng hộ chữ cái “C”, chỉ bỏ lại 25 chữ cái cần thiết để điền ma trận.
Việc tăng số lượng tù binh Mỹ sớm dẫn đến sự chuyển chỗ Harris và những bạn tù đầu tiên - thế là bộ mật mã gõ lan rộng đến những tù binh khác. Qua thời gian, bộ mã này đã được phát triển. Nếu truyền bằng tay và nhận bằng mắt là đủ gần nhau, tín hiệu yiếng nói có thể được sử dụng. Đại uý Kyle D. Berg, F-105 của anh ta bị rơi cùng với bốn phi công khác ngày 27-7-1965, có một chị gái cùng mẹ khác cha bị điếc và đã dậy những bạn tù của anh ta làm thế nào để ra hiệu.
Cho tới tháng 9-1965, đa số tất cả tù binh Mỹ ở Bắc Việt Nam bị giam ở nhà tù Hoả Lò, nhà tù này được người Pháp xây dựng gần trung tâm Hà Nội gần 70 năm trước đó. Mặc dù “Hà Nội Hilton” (tù binh Mỹ gọi Hoả Lò) đủ sức giữ ít nhất bốn trăm tù binh, Bắc Việt quyết định không tập trung người Mỹ ở đó. Thay vào đó, phần lớn diện tích Hoả Lò tiếp tục để giam những tù hình sự Việt nam, đồng thời những nhà tù khác trong và ngoài Hà nội được hoán cải thành những trại giam tù binh Mỹ.
Nhà tù lớn nhất trong số các nhà tù một xưởng phim cũ tại Cự Lộc phía nam Hà Nội; khoảng hai trăm những tù binh bị giam ở đây trong cái mà họ gọi là “Sở thú” (“Zoo”). Một nhà tù nhỏ hơn được xây dựng ở một nhà kho của một biệt thự từng là nhà của thị trưởng người Pháp. Tại “Đồn điền” (“Plantation” hoặc “Country Club”), những nhà báo nước ngoài và những nhà hoạt động chống chiến tranh người Mỹ gặp những tù binh ở “Nhà lớn” (hoặc “Nhà người Pháp”). Một số buồng giam được mở cho khách tham quan. Tù binh được xem xét được thả sớm được đưa đến “Đồn điền”, trong lúc một số tù binh có ít nhiều hợp tác được đưa đến “Cung điện” (Alcatraz), một nhà giam nhỏ đằng sau Bộ quốc phòng .
Lo ngại Mỹ có thể ném bom Hà Nội, việc sơ tán tù binh để đảm bảo an toàn cho họ. Một mặt, một nhóm tù binh được chủ tâm đưa vào chỗ nguy hiểm trong mùa hè năm 1967, khi họ được đưa đến vùng đất của nhà máy nhiệt điện Yên Phụ (Hà nội). Nhà máy này là một trong số ít những mục tiêu từng bị ném bom. Bắc Việt may hy vọng rằng những thương vong của ững tù binh có thể làm cho Mỹ càng không muốn ném bom Hà Nội. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc sơ tán những tù binh đã hạn chế những cố gắng của họ để tổ chức.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:21:13 PM
Trong mỗi nhà tù, những tù binh vẫn liên lạc và xác định nhân dạng sĩ quan theo cấp bậc. Trách nhiệm nguy hiểm này sớm rơi xuống đầu trung tá Robinson Risner, một phi công ưu tú trong chiến tranh Triều Tiên, bị bắn rơi vào tháng 9-1965. Sau khi hai tuần lễ tại nhà giam Hoả Lò, ông là một trong số những tù binh đầu tiên đưa tới “Zoo”. Mặc dù ông tiếp tục bị giam riêng, ông luôn học mật mã gõ và thậm chí có thể nói chuyện bằng cách huýt sáo với một tù binh buồng bên. Risner ở “Zoo” chỉ vài tuần. Nỗ lực của ông tổ chức tù binh và gửi yêu cầu của họ về điều kiện sống tử tế hơn đã buộc người ta mang ông quay về nhà giam Hoả Lò, nơi ông bị giam một tháng trong nhà kho và là một trong những tù binh đầu tiên bị tra tấn.
Ban quản lý nhà tù canh chừng những dấu hiệu người cầm đầu nổi bật trong số tù binh và sẽ tra tấn và cách ly bất kỳ ai nắm vai trò lãnh đạo. James B. Stockdale và Jeremiah A. Denton, Jr., thường xuyên nhận thấy họ ở vị trí lãnh đạo nguy hiểm ở nhà giam Hoả Lò hoặc “Zoo” hoặc “Alcatraz”, như là thiếu tá Lawrence N. Guarino và James H. Kasler (là một phi công ưu tú trong chiến tranh chiến tranh Triều Tiên giống như Risner) ở “Zoo”. Những người như thế thay phiên lãnh đạo và chịu những hậu quả. Mạng lưới liên lạc mỏng manh của họ đôi khi bị phá vỡ, nhưng hiếm khi tù binh Mỹ thiếu sự lãnh đạo lâu. Một mặt, hơn hai năm Bắc Việt đã thành công trong việc cách ly những tù binh Mỹ bên trong nhà giam Hoả Lò ra khỏi bốn đại tá bị bắt năm 1967 và 1968.
Những người lãnh đạo tù binh thường là 40 tuổi, trong lúc đa số tù binh những đại uý khoảng 30 tuổi. Một số ít những người già hơn là cựu chiến binh thế chiến II. Thiếu tá Guarino thậm chí từng oanh tạc đầu máy xe lửa Nhật bản trên đường sắt gần Hà Nội, và đại uý Richard P. “Pop” Keirn đã được bị phát xít Đức bắt; Keirn bị bắn rơi tại phi vu thứ 10 trên máy bay B-17 ở châu Âu và phi vụ thứ tư trên F-4 ở Đông Nam Á - 15 phi vụ của ông đưa tới hơn tám năm trong tù. Mặc dù những người trẻ hơn không nhập ngũ sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, họ cũng quan tâm đến những cuộc chiến tranh mới đây, thí dụ làm thế nào mà một tù binh chiến tranh có thể giữu được cốt cách. Thông qua phim ảnh, truyện, và học hành, những thí dụ này đóng góp vào hỗn độn của tù binh.
Vài ngày sau khi về nhà giam Hoả Lò, đại tá Risner nghĩ rằng đây là một trung tâm xử lý và ông sớm được “chuyển đến một khu trại giam để bắt đầu cuộc sống của một tù binh chiến tranh bình thường”. “Zoo” là trại ông khó nghĩ đến. Đó là một doanh trại, ở đó những tù binh đánh bài bàn cách vượt ngục? Rõ ràng là sự từng trải tương đối ít của những tù binh Mỹ ở Đức trong thế chiến II không thích ứng trong những nhà tù ở Hà nội. Thậm chí sự tàn bạo khủng khiếp của những trại tù Nhật bản còn thua sức xô đẩy về tinh thần và tuyên truyền ở nhà tù Bắc Việt nam. Nguồn kinh nghiệm thích hợp nhất đối xử với tù binh Mỹ ở Hà nội là giống hệt Ban quản lý nhà tù áp dụng trong các trại giam mà Trung Quốc và Bắc Triều Tiên sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên.
Sự lo âu về tư cách tù binh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên dẫn tổng thống Eisenhower năm 1955 thông qua Bộ luật Hướng dẫn quân nhân lực lượng vũ trang. Từ lúc ra đời, bộ luật là sự thoả hiệp giữa các binh chủng. Họ không đồng ý về ý nghĩa của nó năm 1955, và họ tiếp tục dậy những giải thích trái ngược của họ về bộ luật suốt cuộc chiến tranh Việt nam. Bởi vậy, phi công Mỹ bị bắn rơi ở Bắc Việt Nam cũng mang theo sự bất đồng này vào nhà tù.
Điều V bộ luật nói rằng một tù binh chiến tranh was “bị giới hạn chỉ cung cấp tên, cấp bậc, số lính, và ngày sinh” - rằng anh ta nên “tránh trả lời những câu hỏi khác tới mức tối đa năng lực của tôi”. Chưa bao giờ kể từ Công ước Hague 1899, luật quốc tế đòi hỏi những tù binh chiến tranh cung cấp cho các giám thị của họ tên và cấp bậc; năm 1929 Công ước đầu tiên Geneva quan hệ đối xử với tù binh chiến tranh bao gồm số lính, và công ước Geneva năm 1949 thêm ngày sinh. “Bốn mục lớn” này về thông tin tạo điều kiện cho những quốc gia tham dự chiến tranh nhấn mạnh khác nhau về nhân dạng những người bị bắt đến mức gia đình mỗi tù binh có thể biết rằng anh ta còn sống.
Luật quốc tế không đòi hỏi, tất nhiên, rằng tù binh từ chối trả lời những câu hỏi khác. Mọi quốc gia thẩm vấn tù binh chiến tranh của họ, và thông thường moi được những tin tình báo có lợi. Theo quan điểm của không quân, điều 5 Bộ luật Hướng dẫn chỉ đơn giản sự nhắc lại luật quốc tế với việc thêm liên từ “tránh” cung cấp thông tin làm thiệt hại đến Hoa Kỳ. Trong khi chữ “tránh” hình như gián tiếp nói rằng tù binh tự do được làm hơn là đơn giản từ chối nói chuyện, sự tham khảo vật cản điều 5 đối với “những câu hỏi khác” có lẽ nghĩa rằng tù binh nên tự giới hạn những câu trả lời của mình cho “bốn mục lớn” hoặc rằng anh ta không nên cung cấp những câu trả lời thật thà, thậm chí những câu hỏi tầm thường nhất không nằm trong phạm vi “bốn mục lớn”.
Uỷ ban tư vấn Bộ quốc phòng về tù binh chiến tranh đã soạn thảo Bộ luật Hướng dẫn, và soạn thảo hướng dẫn đi kèm nó. Trong tài liệu này, những binh chủng khác cho phép không quân Mỹ có cách riêng cho nó. Việc huấn luyện được gợi ý bao gồm “dùng những mưu mẹo và những mưu kế lừa đảo để né tránh và tránh phơi bày những thông tin quan trọng”. Những cá nhân chiến đấu trong những chiến dịch đặc biệt cũng được dạy “dùng những chuyện che phủ”. Nhưng chỉ không quân Mỹ bổ xung những gợi ý huấn luyện này. Những binh chủng khác bảo lưu rằng đa số quân nhân của họ cần sự đơn giản của “bốn câu hỏi lớn và không hơn” - nếu họ bắt đầu nói chuyện họ sẽ không biết ngừng ở đâu.
Trong khi những binh chủng khác phản ứng sự cộng tác bởi những tù binh trẻ trong chiến tranh Triều Tiên, thì không quân Mỹ đang bị dính vào một số sĩ quan không quân “nhận tội” không quân Mỹ dính líu với chiến tranh vi trùng. Trong cuộc chiến tranh này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã huấn luyện tổ lái trả lời những câu hỏi của thẩm tra viên địch mà không tiết lộ thông tin quan trọng. Không có ai trong những người được huấn luyện và sau đó chịu đựng tù đầy nằm trong những người nhận tội chiến tranh vi trùng, nhưng không rõ ràng sự lảng tránh đã dừng Trung Quốc khỏi bị lừa như thế nào.
Phần lớn tù binh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên đã nhận sự phân loại hướng dẫn xung đột. Lúc bắt đầu cuộc chiến tranh Tham mưu trưởng liên quân cho phép tù binh tiết lộ mọi thông tin mà kẻ thù đã biết. Thậm chí khi được liên lạc chính xác với những người có thể cần nó, lời hướng dẫn này cũng khó áp dụng trong thực tế và ngay sau đó được thay thế bằng một huấn thị mơ hồ khi trả lời thấm vấn của địch. Theo sau “sự nhận tội” chiến tranh vi trùng, không lực Mỹ ở Viễn Đông khuyên quân nhân của họ cung cấp cho địch mọi thông tin trong giới hạn tên, cấp bậc, số lính và ngày sinh.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên, không quân Mỹ đã loại bỏ phản ứng “bốn câu hỏi lớn của không lực Mỹ ở Viễn Đông để ủng hộ chương trình huấn luyện của Bộ tư lệnh không quân chiến lược về những mưu mẹo và những mưu kế lừa đảo. Trường dạy cách tự cứu sống thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược tại căn cứ không quân Stead (Nevada) được mở rộng thành Trường dạy cách tự cứu sống thuộc Bộ chỉ huy đào tại không quân. Những sĩ quan hải quân dự học phàn nàn về sự xuất phát của nó từ sự tín nhiệm hoàn toàn về tên, cấp bậc, số lính, và ngày sinh. Không quân Mỹ đề nghị rằng một số ít người có thể giữa được đường lối này khi bị tra tấn và tiếp tục dạy kỹ thuật rút lui rút lui bao gồm cả việc nói chuyện mà không tiết lộ thông tin quan trọng.
Nhưng vấn đề về những tù binh ở Bắc Việt Nam (và trước đó ở Bắc Triều Tiên) không có khá nhiều thông tin bí mật tránh được sự khai thác cho mục đích truyên truyền của địch. Bắc Việt có nhiều dịp may quan sát chiến thuật không quân của Mỹ và họ đã thu được nhiều xác máy bay và bom đạn chưa nổ. Đặc tính thông thường của những chiến dịch không kích Bắc Việt Nam có nghĩa là chiến tranh tiếp tục có ít phi công phi công Mỹ có thể nói với Bắc Việt họ biết gì. Những thẩm vấn viên Bắc Việt nam mất quan tâm tập hợp tin tức tình báo, nhưng họ tăng thêm quan tâm đến sự thú nhận của tội ác chiến tranh.
Tuy thế ít nhiều một tù binh nói chuyện, người ta bắt anh ta viết một “sự nhận tội” hoặc ghi băng “sự nhận tội” hoặc thuật lại “sự nhận tội” cho các nhà báo đến thăm. Đa số tù binh có thể bị tra tấn buộc phải nhận tội, nhưng nhiều tù binh biết cách làm hỏng những nhận tội này. Trong khi những sĩ quan hải quân có thể được được chuẩn bị ít hơn những sĩ quan không quân tốt nghiệp trường Stead, đã không giữ được chí khí khai tên, cấp bậc, số lính và ngày sinh, một số tù binh của hải quân tỏ ra đặc biệt thành công trong việc phá hoại Truyên truyền của Bắc Việt nam. Khi viên chỉ huy Stockdale được chọn để quay phim phỏng vấn, ông đập mặt xanh và đen bằng ghế đẩu mầu nâu. Khi viên chỉ huy Denton được đưa ra để quay phim phỏng vấn, ông chớp mắt câu “sự tra tấn” bằng luật Morse. Khi Cmdr. Richard A. Stratton được đưa ra trước một nhóm nhà báo, bộ mặt ông đờ đẫn và ông phàn nàn về những yêu cầu của Bắc Việt bắt tù binh khom lưng nhiều lần và khắc nghiệt giống như một người máy; nhờ phóng viên ảnh của tạp chí Life, Bắc Việt ngay sau đó nhận được những lời phàn nàn xung quanh từ mà “tẩy não” đối với tù binh Mỹ. Khi trung tá hải quân Charles N. Tanner và Ross R. Terry nói chuyện với người phỏng vấn truyền hình Nhật Bản, họ nói với ông này rằng trung tá Ben Casey và trung tá Clark Kent từng ra trước toà - cao thượng từ chối những phi vụ bay. Người ta biết rằng “Ben Casey” là một nhà phẫu thuật tưởng tượng nổi tiếng trong phim truyền hình Mỹ, còn “Clark Kent” được biết rõ hơn là một siêu nhân, Bắc Việt ít nhiều làm công chúng Mỹ được mẻ cười.
Nỗ lực của Bắc Việt nam dùng tù binh Mỹ cho mục đích tuyên truyền thường hình như mang kết quả ngược lại. Đôi khi là do mục tiêu của tuyên truyền không phải cho Hoa Kỳ hoặc châu Âu mà là cho chính Bắc Việt Nam. Những tù binh xuất hiện với cơ thể tiều tuỵ có thể khuấy động nhiệt tình anh dũng của dân chúng Bắc Việt. Khi những tù binh lần đầu tiên bị bắt, họ thông thường phải chịu hình phạt bị dân làng đấm đá, những người dân làng thích đánh phi công, người vừa ném bom xuống làng họ. Sau khi bắt đầu ném bom gần Hà Nội mùa hè năm 1966, 52 tù binh Mỹ bị giải trên đường phố ở khu đông dân cư Hà Nội và chịu đựng những hòn đá, chai lọ, và những nắm đấm. Cuốn phim về những sự kiện này đã kích động thậm chí cả những lãnh tụ chống chiến tranh ở Thượng nghị viện (bao gồm Fulbright, McGovern, McCarthy, Morse, và anh em nhà Kennedy) cảnh báo Hà Nội đừng đưa tù binh Mỹ ra phiên toà tội ác chiến tranh.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:23:06 PMVề sau, chính phủ Bắc Việt Nam tỏ ra kiềm chế hơn trong việc đưa tù binh Mỹ ra. Thông thường chính phủ Bắc Việt nam đơn thuần đưa quân phục của họ vào bảo tàng. Cuối năm 1969, thí dụ, Hà Nội tổ chức triển lãm lớn những bằng chứng để vinh danh lực lượng phòng không. Một mô hình máy bay treo trên những sợi dây đang chiến đấu trên bản đồ Hà nội thu nhỏ, từ đó những tiếng nổ bụp bụp của tên lửa và cao xạ phát ra từ băng ghi âm; một tá mô hìng máy bay mang phù hiệu Mỹ bị rơi trong khi người dẫn chuyện miêu tả những phi công Mỹ là “những tên giặc trời”. Quần áo bay của đại tá Norman C. Gaddis được trưng cùng với quần áo bay của hai phi công ưu tú Bắc Việt nam, đại uý Nguyễn Văn Cốc và đại uý Nguyễn Văn Bẩy(1).
Đại tá Gaddis, trợ lý phó tư lệnh về hành quân của phi đoàn máy bay chiến thuật số 12 tại vịnh Cam Ranh, bị bắn rơi gần Hà Nội trên F-4 bởi MiG-17 ngày 12-5-1967; của phi đoàn máy bay chiến thuật số 12 không hành quân trong gói mục tiêu 6, nhưng Gaddis được Đà Nẵng mời bay theo.
Mặc dù sự tuyên truyền về tù binh Mỹ có thể vụng về, Bắc Việt sử dụng Wilfred Burchett, một nhà báo cộng sản Úc, người đã reo rắc sự tuyên truyền của Trung Quốc về chiến tranh vi trùng trong chiến tranh Triều Tiên. Sau cuộc chiến tranh ấy, Burchett đã đến sống ở Hà nội hai năm trước khi sang cư trú ở Moscow. Trong cuộc chiến tranh Việt nam, ông trở lại sống ở Phnom Penh và sách những bài báo tấn công Hoa Kỳ và ca ngợi Bắc Việt Nam. Tháng 3-1966 ông tiến hành một cuộc phỏng vấn quay phim ở Hà nội với thiếu tá Guarino, người kiên cường bênh vực chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á. Khi cuộc phỏng vấn được phát trên truyền hình Mỹ, đa số người xem (kể cả gia đình Guarinoy) không thể đánh giá đúng một cách đày đủ sự can đảm của buổi trình diễn tù binh. Họ có thể chỉ tự hỏi rằng Bắc Việt cho phép một cuộc trình diễn tự do như thế.
Trước mùa xuân 1967 Bắc Việt chuẩn bị bước quảng cáo lớn sự đối xử “khoan dung” của họ đối với tù binh Mỹ theo cách có thể thuyết phục công chúng Mỹ và chia rẽ những tù binh. Sự tuyên truyền phát đi hình ảnh những tù binh nói qua loa tuyên bố những tù binh tỏ ra ăn năn có thể được thả về nước sớm - trước khi kết thúc cuộc chiến tranh. Stockdale gọi màn diễn này là “chương trình thả những tên phá hoại” và những sĩ quan đầu ngành phản đối nó với chính sách là tất cả sẽ trở về nước cùng với nhau.
Thiếu những người tình nguyện, những ứng cử viên đầu tiên cho đợt thả sớm là một tá tù binh tại trại “Zoo”, những người này dưới sự cai quản của một sĩ quan Cuba mà họ gọi là “Fidel”. Sự xuất hiện sĩ quan Cuba là sự tra tấn những tù binh đến khi họ bị khuất phục đến mức họ sẽ làm bất cứ cái gì - thậm chí bày tỏ lòng biết ơn đã thả sớm và không tiết lộ việc họ bị tra tấn. Bắc Việt chưa bao giờ đồng ý rằng đây là loại tù binh mà họ sáng suốt thả về nước sớm. Kinh nghiệm của Fidel cuối cùng đã kết thúc khi ông chạm trán với hai tù binh chống đối đặc biệt. Thiếu tá Kasler (vẫn còn bị nhiễm trùng nặng vết thương ở chân khi ông nhảy dù ra khỏi máy bay hai năm trước đó) và đại uý Earl G. Cobeil chịu đựng những trận đòn nhiều ngày. Cobeil mất trí nhớ, bỏ ăn và chết.
Trong khi Ban quản trị nhà tù Hà nội phân loại tù binh Mỹ để tìm người thả ra, thì Việt Cộng thả ba lính Mỹ bị bắt tại Nam Việt nam. Họ được đưa đến Phnom Penh, nơi họ được trao cho nhà hoạt động chống chiến tranh, Thomas E. Hayden. Là một người sáng lập ra tổ chức lớn sinh viên cánh tả ở Hoa Kỳ, Những sinh viên vì một xã hội dân chủ, Hayden có chuyến thăm Hà nội lần thứ hai. Trong chuyến đi thăm đầu tiên năm 1965 ông đến với tư cách một người bạn trẻ của hai nhà sử học, Herbert Aptheker (một người cộng sản) và Staughton Lynd (giáo sư đạo Quaker tại Đại học Yale). Mùa thu 1967, Hayden dẫn đầu một nhóm những nhà hoạt động trẻ, bao gồm Rennard C. Davis (người tham gia cùng Hayden những năm sau này tổ chức những cuộc biểu tình tại Công ước dân tộc dân chủ ở Chicago). Đăng cai nhiều khách tham quan như thế, Bắc Việt đưa nhóm Hayden tới xem một trò hết sức hấp dẫn: những quả bom chưa nổ và tù binh Mỹ.
Những nhà hoạt động tranh cãi với nhau rằng có tin được không khi một tù binh không những nói rằng anh ta được được đối xử tốt mà anh ta còn phản đối chiến tranh. Họ giục Bắc Việt nam thả một số tù binh những một bức tiến trong thương lượng, và Hayden đồng ý hộ tống tống từ Phnom Penh đến New York ba lính Mỹ bị bắt tại Nam Việt nam.
Ba tháng sau cuộc tổng tiến công Tết 1968, Hà Nội thả ba phi công Mỹ bị bắn rơi ở Bắc Việt nam. Lần này Phong trào hoà bình Mỹ cử Cha Daniel Berrigan và giáo sư Howard Zinn (Đại học Boston) hộ tống ba người này. Berrigan và anh trai của ông là Philip đã thuyết phục nhiều thanh niên đốt thẻ quân dịch; hai linh mục này từng đến nhà tù để phá huỷ những điểm ghi danh quân dịch. Tại một cuộc họp báo ở Hà nội, Berrigan lên án Mỹ ném bom vào phụ nữ, trẻ con, trường học, bệnh viện và nhà thờ. Trong khi ba phi công tuyên bố một cách miễn cưỡng cám ơn Bắc Việt đối xử nhân đạo và thả ra, thì người ít tuổi nhất (Ens. David P. Matheny) được Bắc Việt chỉ định ra nói chuyện với báo chí.
Chỉ có một cách duy nhất để người Mỹ có thể đến và đi khỏi Hà Nội một cách êm ả bằng chuyến bay hàng tuần của máy bay của Uỷ ban kiểm soát quốc tế từ Vientiane, Lào. Berrigan nhận nhiệm vụ tới Vientiane, nơi ông có kế hoạch chuyển họ sang một chuyến bay thương mại. Nhưng đại sứ William H. Sullivan gặp máy bay của Uỷ ban kiểm soát quốc tế khi nó hạ cánh và giải thích cho trung tá không quân Norris M. Overly (tù binh cao tuổi hơn vừa được thả) rằng Nhà Trắng muốn về nước bằng máy bay quân sự, họ đồng ý với ý kiến của đại sứ bất chấp sự phản đối kịch liệt từ Berrigan và Zinn.
Thiện chí của Overly, Matheny, và đại uý Jon D. Black chấp nhận được thả sớm làm phẫn nộ những tù binh đồng nghiệp, nhưng Washington háo hức có được tin tức tình báo mà họ mang theo. Mặc dù Bắc Việt đã cẩn thận chọn lựa những phi công mới bị bắt và giam họ dưới điều kiện tương đối nhẹ nhàng tại trại Plantation, nhưng ba phi công này có khả năng truyền đạt thông tin hữu ích. Nhờ sự xuất sắc liên lạc thông tin trong tù, họ có thể biết tên nhiều tù binh họ chưa từng gặp và thuật lại những thí dụ về sự tra tấn họ chưa từng được thử nghiệm. Matheny đã nhớ hơn 70 tên và nói rằng bản thân ông từng chịu đựng sự tra tấn bằng dây thừng.
Overly ở gần 5 tháng trong tù chăm sóc hai bạn tù bị thương nặng, thiếu tá John S. McCain III và thiếu tá George E. (“Bud”) Day. McCain là con trai đô đốc, người không lâu trở thành tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, và Bắc Việt muốn Overly truyền đạt bức thông điệp rằng McCain (bị gãy tay và vai khi nhảy dù khỏi A-4 của mình) đang được chăm sóc thuốc men tốt. Overly đã báo cáo rằng McCain tin những bác sỹ giải phẫu được những người Việt nam khác kính trọng. Một mặt, McCain bị đánh và không được chăm sóc thuốc men cho tới khi ông đồng ý khai báo và các giám thị của ông phát hiện được nhân dạng của cha ông.
Khi McCain được đưa vào buồng giam Overly, Overly đang chú ý chăm sóc một bạn tù khác, thiếu tá Day, mặc dù bị gẫy một cánh tay và bị thương ở cổ đã vượt ngục, chạy thoát đến gần khu phi quân sự. Khi vượt qua rừng rậm suốt hai tuần lễ, Day bị thương bởi bom Mỹ hoặc rocket và đạn của Việt Cộng. Ông tới được Nam Việt nam trước khi bị bắt lại và bị tra tấn khủng khiếp làm gẫy cổ tay. Sau chiến tranh và hơn 5 năm ở tù, Day cũng trở về nước và Huân chương Danh dự.
Vì lo ngại trì trệ thương lượng và hy vọng rằng nhiều tù binh hơn được thả, chính quyền Johnson chọn cách giữ im lặng không nói chứng cớ tra tấn. Chứng cớ đó không bị giới hạn với lời thề của những tù binh được thả. Nguồn tin tình báo khác soi sáng những thầm kín tàn nhẫn của tình trạng khó xử của tù binh. Thay vì công khai tố giác, tuy thế, chính quyền Johnson cố gắng bảo vệ nguồn tin tình báo.
Việc Hà nội thả tù binh Mỹ theo định kỳ bị ngừng ba năm sau khi chính quyền Nixon cho phép tù binh trở về nước kể chuyện công khai về sự tra tấn. Trước đó chín tù binh (ba nhóm ba người) được Hà Nội thả. Nhóm thứ hai và thứ ba đi máy bay thương mại từ Lào về New York vì nỗi khiếp sợ làm tổn thương cơ hội thả sau này do làm bực tức Hà Nội và những nhà hoạt động chống chiến tranh. Nhóm thứ hai có thiếu tá James F. Low, một trong ba phi công ưu tú trong chiến tranh Triều Tiên bị tù ở Hà Nội. Hai phi công ưu tú, đại tá Risner và thiếu tá Kasler, lãnh đạo tù binh chống lại những giám thị. Mặc dù Low bị tra tấn trước tiên, ông cẩn thận tham khảo kinh nghiệm “hình phạt” và che giấu sự thật ông từng là một phi công ưu tú. Bắc Việt đã đọc về Risner và Kasler trên báo Mỹ, nhưng họ không biết về những chiến công của Low mãi tới lúc ông được thả vào tháng 8-1968.
Nhóm thứ ba gồm ba tù binh không được Hà nội thả cho tới tháng 8-1969. Vì những chiến dịch không kích Bắc Việt Nam bị ngừng năm 1968, nhóm thứ ba này bị giam cầm lâu hơn do với những người trước đó. Họ biết nhiều về cuộc sống trong tù ở Hà nội, và một trong số họ, hoa tiêu tập sự của hải quân Douglas B. Hegdahl, trở về nước với sự đồng ý của ban lãnh đạo tù binh. Hegdahl là một trường hợp đặc biệt ở nhiều khía cạnh. Ông không phải là phi công - ông bị rơi khỏi tầu thuỷ vào mùa xuân 1967. Thoạt đầu, Bắc Việt nghiêng về nhìn anh ta là thằng nhóc đần độn hơn là phi công gây tội ác chiến tranh. Hegdahl đủ khôn ngoan đóng vai một kẻ đần độn.
Hegdahl và hai sĩ quan trong nhóm thứ ba nhớ hơn ba trăm tên tù binh. Cộng với thông tin kiểu này, ba người này cũng mang về câu hỏi sự hướng dẫn chính thức trong việc đúng mức chấp nhận được thả sớm. Qua dấu hiệu được thu xếp trước, chính phủ Mỹ sẽ nói cho tù binh cái gì trong 4 chính sách mà họ sẽ làm theo: không thả sớm; hoặc chỉ thả sớm những tù binh ốm đau và bị thương; hoặc chỉ thả sớm những tù binh ốm đau, bị thương và bị giam lâu; hoặc bất cứ ai chấp nhận được thả sớm. Bộ máy quan chức giữ lấy vấn đề này suốt nhiều tháng. Mặc dù chống lại nỗ lực đưa cho tù binh sự hướng dẫn, không quân Mỹ đồng ý với hải quân rằng sự lựa chọn thứ tư là thích hợp hơn với những người khác. Sự thích hợp hơn của bộ binh đối với sự lựa chọn thứ ba bị gạt ra bên sự thoả hiệp san cùng: “Mỹ chấp thuận mọi sự thả tù binh xứng đáng và mong muốn những tù binh ốm đau, bị thương và bị giam lâu được thả trước tiên”.
______________________
(1) Theo thống kê, cuối chiến tranh Nguyễn Văn Cốc và là phi công ưu tú nhất Bắc Việt nam đã đầu với chín chiến công. Nguyễn Văn Bẩy 7 chiến công hoặc Nguyễn Hồng Nhị (tám), Mai Văn Cương (tám), Phạm Thanh Ngân (tám), và Đặng Ngọc Ngữ (bảy). Có 10 phi công ưu tú khác của Bắc Việt nam, tổng cộng cả thảy là 16 người. Chỉ hai phi công Mỹ và ba sĩ quan hệ thống vũ khí nhận được danh hiệu phi công ưu tú trong cuộc chiến tranh Việt nam, tất cả vào năm 1972; xem chương 9. Trong khi cả hai phi công F-4 (chính và phụ) mỗi người nhận tròn một điểm cho chiến công của họ, một số phi công MiG cũng được tính điểm theo cách tính này. Thêm nữa, khi một máy bay Mỹ bị bắn rơi, việc tính điểm đôi khi kéo theo cùng một lúc cho các máy bay MiG và cao xạ mặt đất. Phi công MiG cũng nhận điểm khi bắn rơi máy bay trinh sát không người lái. Xem Istvan Toperczer, Chiến tranh trên không trên bầu trời Bắc Việt nam: The Vietnamese People’s Không lực (Carrollton, Texas, 1998).
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:24:37 PM
Khi được chỉ thị đưa chính sách mới này vào chương trình huấn luyện, trung tướng Sam Maddux, Jr. (Bộ chỉ huy đào tại không quân) phản đối rằng điều này sẽ đi ngược lại với Điều III Bộ luật Hướng dẫn: “Tôi sẽ không chấp nhận việc phóng thích kèm theo lời hứa hoặc sự ủng hộ sự ủng hộ đặc biệt từ phía kẻ thù”. Đây đúng rồi chính xác quan điểm của giới lãnh đạo tù binh ở Hà nội. Sau khi phát giác việc tra tấn tung ra từ đợt thả tù binh 1969, Hà Nội không cho tù binh Mỹ có cơ hội hành động theo quan điểm của chính sách mới của Mỹ cho tới tận 1972. Trong bất kỳ trường hợp nào, đa số tù binh tiếp tục tin rằng việc thả sớm là vi phạm Bộ luật Hướng dẫn.
Thái độ của tù binh về việc thả sớm có thể đã hạn chế việc dần dần trao đổi tù binh mà Bắc Việt đang nghiêng về. Tiếp theo sau đợt thả đầu tiên đầu năm 1968 ba thuỷ thủ Mỹ bị Bắc Việt nam bắt, ba người này đã được trở lại Hà Nội theo máy bay Uỷ ban kiểm soát quốc tế. Hộ tống họ là hai nhà báo Mỹ, Harry S. Ashmore (Encyclopaedia Britannica) và William C. Baggs (báo Miami News), người được Bộ ngoại giao yêu cầu phải tìm kiếm sự trao đổi tù binh lớn hơn. Bắc Việt hình như không quan tâm, và trong bất kỳ trường hợp nào sáng kiến này bị nhấn chìm trong sự kích động tổng lệnh hạn chế ném bom của thống Johnson và tuyên bố rằng ông đừng tìm kiếm chủ đề này nữa.
Khách tham quan Mỹ đến Bắc Việt Nam có xu hướng thông cảm với Bắc Việt hơn là với tù binh Mỹ của họ, đặc biệt bởi vì những khách tham quan như thế không chấp thuận chiến dịch ném bom mà những tù binh đã tiến hành. Những khách tham quan có suy nghĩ khác đi không được cấp visas. Trong chuyến thăm Ashmore-Baggs, những người Mỹ nổi tiếng nhất đang trú tại khách sạn Thống Nhất (Reunification) ở Hà nội là phóng viên truyền hình CBS Charles Collingwood và nhà văn Mary McCarthy. Trong trường hợp McCarthy, bà không có sự thương cảm với tù binh Mỹ, nhẫn tâm khinh bỉ họ. Sau khi tiếp chuyện đại tá Risner và một tù binh khác, bà nói họ là “những trường hợp đáng khinh thiếu tinh thần”, người đã làm cho các giám thị nhà tù băn khoăn về chất lượng giáo dục Đại học của Mỹ - ”ngây thơ, suy nghĩ ngờ nghệch, tính trẻ con”. Bà cho rằng những tù binh không hoàn toàn tin bà, nhưng bà không hề nghi ngờ họ bị tra tấn.
Mặc dù Hà Nội kiên quyết khước từ mọi đề xuất thả số lượng lớn tù binh Mỹ trước khi ngừng bắn, chính phủ Mỹ tiếp tục tìm kiếm một sự trao đổi, đặc biệt sau khi chính quyền Nixon lên cầm quyền. Bộ trưởng quốc phòng Laird bối rối vì đã hứa hẹn với những gia đình tù binh rằng tù binh Mỹ sẽ không bị bỏ rơi bởi Việt nam hoá chiến tranh. Khi lính Mỹ rời Nam Việt nam, Mỹ sẽ dùng đòn bẩy mạnh thế nào để trao đổi tù binh? Laird tìm kiếm trao đổi tù binh ngay khi có thể làm được, nhưng tất nhiên, Bắc Việt có chút khích lệ hợp tác vấn đề khác hơn là quay về vấn đề tù binh - một kết quả họ hình như không vội vã để gặt hái.
Đầu năm 1970, Laird trình ra Bộ ngoại chiến đấu dịch của ông thuyết phục chính phủ Nam Việt nam thả càng nhiều càng tốt một số tù binh trong số 7 nghìn tù binh dvn. Tổng thống Thiệu từ chối thả những tù binh xương bọc da mà không có cam đoan rằng Bắc Việt sẽ có đáp ứng tương tự, nhưng Thiệu trả 62 tù binh bệnh tật và 24 ngư dân cho Bắc Việt Nam tháng 7-1970.
Mặc dù Bắc Việt Nam không có dấu hiệu đáp lại, Thiệu đồng ý vào tháng 5-1971 gửi hơn năm trăm tù binh ốm yếu và bị thương. Sau khi Hội chữ thập đỏ quốc tế xác định rằng chỉ có 13 người muốn quay về Bắc Việt nam, tuy thế, Bắc Việt từ chối không nhận bất cứ người nào. Đây là một cảnh gợi lại chiến tranh Triều Tiên, khi không muốn tù binh Trung Quốc về nhà trong suốt hai năm trở ngại ngừng bắn. Trong cả hai trường hợp, Hoa Kỳ phản đối sự hồi hương cưỡng bức và chính phủ cộng sản tránh công khai hành động không đẹp quanh việc họ từ chối nhận người của mình. Có sự tương đồng nông cạn giữa thái độ theo hướng Bắc Việt nam thả tù binh Mỹ, nhưng tù binh Mỹ liều lĩnh muốn về nhà tất cả với cùng nhau - và chính phủ của họ rất muốn nhận họ trở về.
***
Một điều của Bộ luật Hướng dẫn ủng hộ tù binh Mỹ từ chối “lời hứa khi được phóng thích”, càng thúc đẩy họ “làm mọi nỗ lực vượt ngục và giũp những người khác vượt ngục”. Tương phản với sự giải thích rất nghiêm khắc, đa số tù binh làm “lời hứa khi được phóng thích” (mở rộng nó cho toàn bộ những người được thả), họ nghiêng về câu “vượt ngục”. Đại tá Risner làm mất can đảm kế hoạch vượt ngục năm 1966 nói rằng vượt ngục là không khả thi vì không có sự giúp đỡ từ brrn ngoài. Trong khi người Mỹ có khả năng phá trại tù, nhưng họ không thể hoà vào dân địa phương.
Cơ hội tốt nhất để vượt ngục xảy ra sớm sau khi bị bắt, đặc biệt gần khu phi quân sự. Cộng với nỗ lực thành công của thiếu tá Day, đại uý Lance P. Sijan had tránh bị bắt trong sáu tuần và sau khi bị bắt đã chạy thoát trong thời gian ngắn. Nhưng đói, bị thương, và tra tấn đưa họ đến thiệt hại, và cá nhân Sijan nhận Huân chương danh dự; ông là người đầu tiên tốt nghiệp Học viện không quân kiếm được Huân chương, và Học viện đặt tên ông cho một chung cư ở ngoại ô.
Một tù binh đưa về Hà Nội, những cơ hội vượt ngục của anh ta giảm bớt. Chỉ hai nỗ lực vượt ngục nổi lên ở đó trong toàn bộ những năm tù binh Mỹ bị giam cầm. Trường hợp đầu tiên đầy hứa hẹn xuất hiện khi Bắc Việt quyết định mở một nhà tù mới trong một toà nhà cũ gần nhà máy điện Yên Phụ trong khi nó đang nằm dưới sự không kích mùa hè năm 1967. Tù binh Mỹ gọi nhà tù này là “Chim bẩn”, bởi vì khói bụi nhà máy điện phủ lên mọi thứ. Khi trung tá hải quân George T. Coker và đại uý không quân George G. McKnight được đưa vào gần “Lãnh thổ chim bẩn”, họ nhìn thấy dịp may sự canh phòng lỏng lẻo và có đường dẫn ra sông Hồng. Đem ngày 12-10, họ tháo khoá cửa phòng giam và trốn ra sông. Dòng nước giúp họ bơi được, chừng 15 dặm trước khi bình minh buộc họ phải tìm kiếm nguỵ trang tại bờ sông bùn lầy và trống trải. Do vậy, họ bị những nông dân phát hiện bắt giữ.
Tấm gương can đảm âm mưu vượt ngục của Coker-McKnight làm giảm bớt những hình phạt gay gắt về sau này cho cả những người bị bắt lại cũng như những tù binh đồng nghiệp. Nhưng có một âm mưu vượt ngục nữa tại nhà tù “Zoo” ở phía nam Hà Nội. Tại đó giam giữ nhiều phi công bị bắn rơi năm 1967, có tới 70 sĩ quan trẻ. Nhiều trong số họ tù binh nhà tù “Zoo” phải chịu đựng đau khổ do sự vượt ngục không thành của hai đại uý không quân John A. Dramesi và Edwin L. Atterberry.
Mặc dù thiếu tá Conrad W. Trautman, một sĩ quan lớn tuổi, đã nghi ngờ thành công của cuộc vượt ngục và từ chối chấp thuận mó, nhưng ông không thể tự mình phủ quyết nó. Vào đêm mưa ngày thứ bẩy 10-5-1969, Dramesi và Atterberry nhẩy lên trần buồng giam, chạy cắt ngang sân nhà tù, và bò qua tường. Do Atterberry có kinh nghiệm từng là thợ mắc dây điện thoại, ông biết cách chập điện dây đèn chiếu sáng chạy dọc trên tường. Trong khi những lính canh cố gắng chữa điện tại cầu dao chính, Dramesi và Atterberry trèo qua tường và dùng những thứ kiếm được suốt nhiều tháng để nguỵ trang chính họ như những người nông dân gồng gánh. Họ qua những phố mà không bị phát hiện, nhưng tránh ban ngày họ phải ẩn vào bụi vào những bụi cây nhiều giờ trước khi bình minh. Cách trại “Zoo” vài dặm lính canh cử đi tìm kiếm đã phát hiện ra họ.
Atterberry đã chết dưới bàn tay những người tra tấn Bắc Việt nam. Dramesi lại chứng tỏ bản thân anh ta là người cực kỳ bền bỉ. Đây là âm mưu vượt ngục lần thứ hai - ông thực hiện lần vượt ngục đầu tiên khi chân phải vẫn còn một viên đạn nằm trong và bị bong gân cổ sau khi bị bắn rơi gần Đồng Hới. Cả hai lần ông đều thoát khỏi hình phạt sẵn sàng chờ đợi âm mưu vượt ngục khác. Nhưng việc Dramesi không chịu đựng và chống lại sự tra tấn và kiên trì vượt ngục không làm ông nổi tiếng. Many người chịu đựng tra tấn do việc làm của ông ta, đã không thích những âm mưu vượt ngục.
Mối quan hệ giữa âm mưu vượt ngục lần thứ 2 của Dramesis và sự tra tấn was là không thể quên được bởi vì sự đau khổ này sau này được cải thiện nhiều trong cuộc sống nhà tù. Với đa số tù binh, không có hoặc rất ít tra tấn sau khi Hồ Chí Minh qua đời ở độ tuổi 79 ngày 3-9-1969. Phải chăng người ta thay thế người cầm đầu hệ thống trại tù và có những sự thay đổi những thay đổi tích cực sau cái chết của Hồ Chí Minh hoặc việc Bắc Việt nam tra tấn tù binh được đưa ra công khai, chỉ có ít tù binh muốn liều lĩnh trở về chịu sự tra tấn vì âm mưu vượt ngục có ít triển vọng thành công.
Nếu sự giúp đỡ bên ngoài là cần thiết cho việc vượt ngục thành công, như đại tá Risner đã tranh luận, sau đó những người bạn tù của họ không thể có nhiều hy vọng trở về nhà trước khi kết thúc cuộc chiến tranh. (về điểm này có thể chấp nhận được đối với đa số họ). Người Mỹ đã có thời gian khó khăn để cướp những tù binh từ một thành phố được bảo vệ khá tốt. Những triển vọng cứu tù binh được cải thiện với những tù binh bị giam ở ngoai vi Hà Nội. Mùa xuân 1970, những phân tích tình báo không quân dựa trên không ảnh cho thấy có tù binh Mỹ bị giữ ở một vùng đất cách phía tây Hà nội khoảng 24 dặm, gần thị trấn Sơn Tây. Tăng thêm khả năng chú ý, những tù binh tạo dấu hiệu sự hiện diện của họ bằng cách phơi quần áo và xếp những tảng đất .
Đây không phải lần đầu tiên một trại tù được xây dựng ở Sơn Tây. Trong thế chiến II người Nhật đã giam lính Việt nam ở đó, và tại thời điểm đó Nguyễn Cao Kỳ (phó tổng thống tương lai Nam Việt nam) còn là đứa bé con ở thị trấn này. 25 năm sau, vào mùa hè năm 1970, một đội đặc nhiệm hỗn hợp Mỹ luyện tập công việc cứu tù binh ở Sơn Tây tại căn cứ không quân Eglin (Florida), nơi huấn luyện những chiến dịch đặc biệt.
Thiếu tướng Leroy J. Manor chỉ huy cả hai Lực lượng chiến dịch đặc biệt của không quân và đội đặc nhiệm hỗn hợp for cuộc tập kích Sơn Tây. Ông có nhiều kinh nghiệm chiến đấu ý tưởng thế chiến II, khi ông lái P-47 ở châu Âu. Trong khi chỉ huy phi đoàn máy bay chiến thuật số 37 tại Phủ Cát (Bình Định) năm 1968, Manor đã bay vào gói mục tiêu 1. người thứ hai là viên chỉ huy đội đặc nhiệm cuộc tập kích Sơn Tây - đại tá Arthur D. “Bull” Simons từ Trung tâm chiến tranh đặc biệt của lục quân tại Fort Bragg, Bắc Carolina. Simons (cựu chiến binh trong thế chiến II đặc biệt những chiến dịch ở Philippines) sẽ lãnh đạo cuộc tập kích xuống Sơn Tây, lúc ấy Manor theo dõi cuộc hành quân từ trung tâm liên lạc ở Sơn Trà, gần Đà Nẵng. Từ đêm này sang đêm kia những biệt kích tập tành tại Eglin với một mô hình trại giam Sơn Tây và được dỡ đi ban ngày để che mắt vệ trinh trinh sát Liên Xô.
Đội đặc nhiệm của Manor đã sẵn sàng vào tháng 10, nhưng tổng thống Nixon quyết định hoãn lại cuộc hành quân đến tận tháng 11 - sau cuộc bầu cử giữa kỳ và sau khi Nixon có thể có một lời đề nghị tới Trung Quốc cải thiện mối quan hệ. Tháng 11 cũng bị chuyển xa thêm vì bài diễn văn Nixon đọc ngày 7-10-1970 đưa ra đề nghị ngừng bắn (với tất cả các bên) và trao đổi tất cả 30 nghìn tù binh cộng sản tại những nhà tù Nam Việt nam lấy một số nhỏ những tù binh chiến tranh bị cộng sản giam giữ. Vì Manor muốn một phần tư mặt trăng chiếu đủ ánh sáng nhưng không quá sáng, nên thời gian thuận lợi là từ 21 đến 25-11-1970.
Đội đặc nhiệm của Manor đến sân bay Takhli, Thái Lan, ngày 18-11-1970. Sau 5 năm chiến đấu, những F-105 của phi đoàn không quân chiến thuật 355 vừa rời Đông Nam Á như là một phần rút quân của Nixon.
Không may Takhli không có đường liên lạc được bảo mật với Sở chỉ huy không quân Mỹ số 7 hoặc trung tâm chỉ huy Sơn Trà. Trong khi một hệ thống liên lạc tạm thời được đặt ở đây, hai máy bay T-39 bay con thoi báo cáo thời tiết từ Sài Gòn đến Takhli, nơi Manor chỉ còn vài giờ trước khi cuộc tập kích. Trước ngày 20-11, Manor được nói rằng cơn bão Patsy sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian của phi vụ vào những đêm đã được ấn định nights (21 đến 25-11), và ông quyết định tiến hành cuộc tập kích sớm hơn một ngày.
Đại tá Simons đưa 55 lính lên khoang máy bay vận tải, bay tới sân bay Udorn, ở đây họ được chuyển sang 3 trong số 6 chiếc trực thăng của không quân trực chỉ Sơn Tây. Sau khi tiếp dầu ở Lào, sáu trực thăng và 5 chiếc máy bay cánh quạt A-1 được dẫn đường tới Bắc Việt Nam bởi hai máy bay vận tải bốn động cơ C-130E đi kèm những chiến dịch đặc biệt. Khi họ đến trại tù, hai chiếc C-130 bò lên cao 1500 feet và thả pháo sáng trên đầu trại giam và một trung tâm huấn luyện gần đó.
Họ cũng bắn đạn xuống trung tâm huấn luyện để lừa nhóm bộ đội tại đây. Biện pháp này chứng tỏ không cần thiết, bởi vì trực thăng của Simons đã hạ cánh tại trung tâm huấn luyện (có thể là Sở chỉ huy của lính Trung Quốc) thay vì hạ cánh xuống trại giam theo đúng kế hoạch - sai lầm may mắn này là đã giết và làm bị thương nhiều lính mà lực lượng Simons không bị thiệt hại. Trại giam bản thân nó cũng chỉ được bảo vệ sơ sài, vì tù binh đã được chuyển đi hết từ ba tháng trước đó, thậm chí trước khi đội đặc nhiệm của Manor hình thành(1). Những biệt kích đột nhập gần như vào trái tim của Bắc Việt Nam và trở về nhà với một người bị thương nhẹ ở mắt cá chân, và không giải thoát được tù binh.
______________________
(1) Trại giam Sơn Tây nằm ở nam sông Hồng gần sông Con, thường bị lụt vào mùa hè năm 1970. Sự thật việc mực nước dâng cao sát trại tù là lý do Bắc Việt quyết định chuyển tù binh đi. cuốn Raid của (New York, 1976) Benjamin F. Schemmer đã thảo luận một sự gắn kết giữa lụt và những chiến dịch làm mưa nhân tạo tại Lào. Khi biết thông tin về những chiến dịch này, thượng nghị sỹ Claiborne Pell (đảng Cộng Hoà, Rhode Island) đã thành công trong việc nhận nhân viên Bộ quốc phòng và cung cấp Tiểu ban đối ngoại của ông một tin tức tuyệt mật về chủ đề này vào tháng 3-1974; phiên điều trần này được tiến hành công khai vào tháng 5-1974 dưới têng gọi “biến đổi thời tiết”. Cuộc hành quân Popeye (nhiều người biết rõ về về sự chỉ dẫn của nó) bắt đầu tại Lào vào cuối năm 1966, và hơn hai năm sau những máy bay RF-4 cũng tạo mầm những đám mây giáp khu vực vùng cán xoong Bắc Việt. Sau khi kết thúc Sấm Rền, những máy bay WC-130 và RF-4 tiếp tục tạo mầm những đám mây tại Lào mãi tới tháng 7-1972; những chiến dịch làm mưa nhân tạo ở Bắc Việt Nam chưa bao giờ được hồi phục lại sau năm 1968. Tổng cộng khoảng 2.600 lượt xuất kích ném gần 50 nghìn gói thuốc tạp mầm (chỉ khoảng 1.100 gói trong số này rơi xuống Bắc Việt nam). Rất ngờ rằng mưa nhân tạo ở Đông Nam Á làm được những sự thay đổi nhận thấy được. Nó không (và không có ý định) tăng những cơn mưa lớn trong vùng. Kết quả tạo ra những cơn mưa lớn trên đường mòn Hồ Chí Minh có thể chưa bao giờ đo được, bởi vì chẳng có sự định vị những cơn mưa từ năm này sang năm khác trong bất kỳ trường hợp nào. Rainfall ở Đông Nam Á luôn là nặng hạt và to. Tại đồng bằng sông Hồng Bắc Việt nam, yếu tố quan trọng nhất gây ra lụt là những cơn bão từ biển. Trong những chiến dịch Popeye, xem Van Staaveren, Ngăn chặn, đánh chặn ở bắc Lào, pp 226-28; John F. Fuller, Thor’s Legions: Sự ủng hộ thời tiết đối với không lực Hoa Kỳ và Lục quân, 1937-1987 (Boston, 1990), pp 291-94; Charles C. Bates và John F. Fuller, America’s Thời tiết Warriors (College Station, Tex., 1986), pp 224-32; và Craig Stevaux, “Thời tiết War”, Vietnam, Dec. 1997, pp 31-36.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:25:20 PMHenry Kissinger cũng khiển trách việc cuộc tập kích vào trại giam không người này coi đó “sự thất bại quá lớn của tình báo”, nhưng một vài ngày trước khi cuộc tập kích, Cục tình báo quân đội đã kết luận rằng tù binh có thể đã được chuyển đi. Bộ trưởng quốc phòng Laird và đô đốc Moorer, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, cũng thiên về cuộc tập kích, có khả năng sau khi bàn với Nixon (nếu không phải Kissinger) về những tin tức tình báo mới nhất. Khi Laird làm chứng trước khi uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện, ông bỏ sót một đề cập sự đánh giá này và tuyên bố nhiều lần rằng máy chụp ảnh trên máy bay trinh sát không thể nhìn qua trần nhà được.
Thượng nghị sỹ Fulbright và nhiều người trong uỷ ban tỏ ra bối rối, không những về cuộc tập kích, mà còn về những cuộc không kích được tiến hành ngày hôm sau ném bom lại vùng cán xoong Bắc Việt nam. Thêm nữa, có sự hỗn độn đáng kể giữa hai chiến dịch này. Chính quyền lúc đầu tuyên bố chỉ không kích tại vùng cán xoong ngày 21-11. Nhưng Hà Nội phàn nàn với báo chí về việc ném bom gần Hà Nội và thậm chí nói rằng tù binh Mỹ đã bị thương khi trại giam họ bị tấn công. Theo sau những lời tố giác này, bộ trưởng Laird bắt đầu nói với dân Mỹ về cuộc tập kích Sơn Tây.
Laird dẫn Manor và Simons đến một cuộc họp báo và nói những nhân viên không quân thuộc hải quân đã thu hút sự chú ý của địch xa cuộc tập kích bằng cách thả pháo sáng gần Hải Phòng (họ không được phép thả bom). Không may, sau đó Laird bị lật tẩy. Dần dần báo chí biết rằng cả máy bay của hải quân và không quân đã đánh lạc hướng phòng không địch bằng cách phóng tên lửa Shrike vào gần Hà Nội và Hải Phòng, một trong những máy bay này (một chiếc F-105 “Con chồn hoang” của không quân) trúng phải SAM và chỉ có thể quay về Lào trước khi tổ lái nhảy dù (cả hai được cứu thoát), rằng những chiếc A-1 đã oanh tạc một chiếc cầu gần trại giam để cắt đứt khỏi lính địch, và rằng biệt kích tham gia cuộc tập kích Sơn Tây đã tấn công một kho hàng quân của địch gần trại giam. Việc giải thích lung tung câu chuyện cuộc tập kích Sơn Tây khiến nhiều người Mỹ có ấn tượng rằng chính phủ của họ đã khôi phục ném bom đồng bằng sông Hồng và sau đó lừa dối việc này.
Chính quyền Nixon thể hiện việc thực hiện hai chiến dịch mạo hiểm về mặt chính trị. Với việc tấn công Campuchia và ném bom vùng cán xoong Bắc Việt vào mùa xuân, mức độ chỉ trích được khích lệ bởi hai chiến dịch. Thêm nữa, thậm chí việc thất bại cuộc tập kích Sơn Tây cũng gây được hình ảnh đầy đủ để giảm bớt bớt chỉ trích việc ném bom ở vùng cán xoong.
Một mặt, khó chứng minh sáu giờ ném bom tại vùng cán xoong đã có thành công nhiều. Với cuộc hành quân lớn hơn vào mùa xuân, chính quyền Nixon gọi của không kích ngày 12-11 là “phản ứng tự vệ”, nhưng bây giờ một quan chức nặc danh Bộ quốc phòng tiết lộ rằng sự thật máy bay cường kích tấn công không những trận địa SAM và pháo cao xạ mà còn tấn công hàng tiếp liệu chứa trong các kho dự trữ mùa khô trên đường mòn Hồ Chí Minh. Một mạng lưới đường tại Lào vào mùa khô có thể cho vận chuyển nhiều hơn tiếp liệu tới Nam Việt nam.
SAM và pháo cao xạ ở vùng cán xoong Bắc Việt đe doạ không những máy bay trinh sát ở Bắc Việt Nam, mà còn đe doạ cả B-52 và máy bay cường kích tấn công hệ thống giao thông tại Lào. Đây là một sự thật mà chính quyền Nixon hy vọng thuyết phục Bắc Việt từ bỏ bắn vào máy bay trinh sát Bắc Việt nam. Sau trận không kích tháng 5-1970, máy bay trinh sát ít gặp sự chống đối trừ một chiếc RF-4C của không quân bị bắn rơi hôm thứ sáu 13-11, làm chết cả hai phi công .
Cuộc không kích mang tên “Con mồi tự do” ngày 21-11 kéo dài chỉ sáu giờ bởi vì cơn bão Patsy đang đổ bộ vào bờ biển Việt nam.
Tập đoàn không quân số 7 và hạm đội 7 tiến hành hơn hai trăm lượt xuất kích (phần lớn là F-4 của không quân và A-7 của hải quân) cho cuộc hành quân. Các phi công nói đã bắn trúng có lẽ 90 xe tải và ba kho chứa dầu, nhưng ít chắc chắn hơn về trận địa SAM. Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc McCain, thông báo cho đô đốc Moorer rằng bốn trận địa SAM đã bị đánh, nhưng “chỉ có hai tổ hợp SAM được ghi nhận”.
Về sau này những phi đoàn tham gia đã biết được sự không may mắn của họ với cách “Con mồi tự do” tiến hành. Buổi chiều ngày 20-11, Tập đoàn không quân số 7 thông báo cho những phi đoàn tại Udorn, Ubon, và Korat, Thái Lan, cũng như Đà Nẵng và Phủ Cát (Bình Định) rằng họ sẽ sớm tung máy bay nhưng các các tư liệu về mục tiêu đánh phá được dán kín. Mãi đễn giữa đêm khuya họ được phép vào những tư liệu này, và sau đó những mục tiêu được phân cho từng phi đoàn. Việc cấm đoán này gây khó chịu đặc biệt cho phi đoàn 388 tại Korat, phi đoàn này đang chuẩn bị cung cấp “Con chồn hoang” giúp đỡ những phi đoàn khác.
Việc thiếu thời gian chuẩn bị chiến dịch “Con mồi tự do” là do những mệnh lệnh đặc biệt giữ bí mật mà họ nghĩ là cần thiết nếu nhiệm vụ vụ giải thoát tù binh ở Sơn Tây không phải là nguy hiểm. Các mệnh lệnh “Con mồi tự do” được gửi bằng những thông điệp “kênh đen” được chuyển đi chậm nhất và được bảo vệ cẩn mật nhất. Tập đoàn không quân số 7 bắt đầu gửi từng đoạn mệnh lệnh cho phi đoàn 432 ở Udorn trước khi 7 giờ chiều. Nhưng phi đoàn không nhận được lệnh này cho đến tận nửa đêm ngày 20-11.
Trong thời gian ấy, những phi đoàn đang tiến hành những phi vụ bình thường cũng như giúp cuộc tập kích Sơn Tây và chuẩn bị những phi vụ bình thường hàng ngày mà họ được phân công. Những phi vụ bình thường hàng ngày không bị huỷ bỏ cho mãi đến 7 giờ chiều, gần ba giờ trước khi những phi đoàn được tung ched vào cuộc hành quân lớn nhất trong vòng sáu tháng. Khi họ tất tả chuẩn bị chiến dịch “Con mồi tự do”, những phi đoàn khó tin rằng họ thực tế sẽ bay đối mặt với cơn bão đang ập vào. Nhưng lúc 4 giờ sáng ngày 21-11, ngay khi những người cuộc tập kích Sơn Tây trở về, những phi đoàn được lệnh thi hành chiến dịch “Con mồi tự do”.
Theo chỉ thị, những phi đoàn đánh phá mục tiêu theo những đợt, mỗi đợt một tá máy bay. Các phi công ưa thích không đánh theo đợt mà chia thành tốp gồm bốn chiếc có hai làm trinh sát vũ trang thường sử dụng trong gói mục tiêu 1 và trên đường mòn Hồ Chí Minh. Phòng không ở vùng cán xoong và ở những mục tiêu không cho phép đưa ra những đội hình kềnh càng đến mức để cho nhiều xe tải phát hiện chạy thoát mà không bị hư hại.
Như mọi chiến dịch trên không chống Bắc Việt nam, chiến dịch Con mồi tự do và cuộc tập kích Sơn Tây làm kẻ địch ít bị thiệt hại hơn là báo hiệu cho họ. Lần này tín hiệu cũng có chút tốt đẹp, trong lúc không bị chết một người nào và chỉ có một máy bay F-105 “Con chồn hoang” rơi khi bảo vệ cuộc tập kích. Những người thừa hưởng chính của trận cuộc tập kích là những tù binh Mỹ ở Bắc Việt nam. Lo sợ những âm mưu khác cứu tù binh Bắc Việt rút hết tù binh về tập trung their ở Hoả Lò, “Hà Nội Hilton”. Thậm chí trại “Zoo” ở góc thành phố cũng được sơ tán đồng thời. Tại nhà giam Hoả Lò, hơn ba trăm tù binh Mỹ phải sống ở những chái nhà hở, chứa từ 20 đến 50 người trong một buồng giam.
Việc tập hợp nhiều tù binh cũng đem lại một củng cố tinh thần lớn hơn, và tù binh gọi chái nhà họ đang ở là “trại tù Thống nhất”. Một tù binh lớn tuổi, đại tá John P. Flynn, giữ chức tư lệnh phi đoàn tù binh chiến tranh đồng minh số 4 - họ gọi như vậy bởi vì người Mỹ đã tham chiến 4 cuộc chiến tranh đồng minh trong thế kỷ 20 và chỉ ít bạn đồng minh người Nam Việt nam và Thai bị giam cùng với họ. Bắc Việt sớm đưa những tù binh gây rối ra khỏi trại Thống Nhất, một số họ được đưa đến những trại nằm ngoài Hà Nội. Nhưng đối với đa số tù binh Mỹ, cuộc sống trong trại giam cuối cùng cũng đi đến giống với những trại tù Đức trong thế chiến II.
Chính quyền Nixon miêu tả cuộc tập kích Sơn Tây như là một cố gắng không những cắt ngắn sự tù đầy mà còn hơn thế nữa là cứu mạng sống người Mỹ. Bắc Việt vừa mới đây trao cho bà Cora Weiss, một nhà hoạt động chống chiến tranh của bang New York City, tên của 17 người Mỹ đã chết ở Bắc Việt nam - bao gồm mười một người mà Hoa Kỳ có chứng cớ họ bị bắt. Trong trường hợp đại uý không quân Wilmer N. Grubb, Bắc Việt từng đưa ra những bức ảnh Wilmer N. Grubb xuất hiện trong trạng thái khoẻ mạnh sau khi bị bắt tháng 1-1966. Tháng 11-1970 không những họ tiết lộ Grubb đã chết, mà còn cái chết của anh ta xảy ra chỉ chín ngày sau khi bị bắt - trước khi báo chí cộng sản đưa ra bức ảnh của anh ta.
Mặc dù việc đưa tên những tù binh đã chết là một bước tích cực ở mức độ nào đấy chính sách nhân đạo mà Bắc Việt Nam bắt đầu bổ xung một năm trước đó, những cái tên này truyền đạt ấn tượng của tình hình tuyệt vọng hơn những tình thế đang được cải thiện đối với tù binh. Với vụ cuộc tập kích Sơn Tây, ấn tượng này tạo ra suy đoán hợp lý rằng Bắc Việt có thể đưa ra khỏi Hà Nội những tù binh thể trạng tiều tuỵ để khách tham quan không nhìn thấy họ.
Sự điên dại được khuấy động bởi bản danh sách của bà Weiss đã giúp ngăn bớt nối lo sợ của gia đình những tù binh về sự liều lĩnh mà cuộc tập kích Sơn Tây tiến hành để cứu tù binh. Mặc dù tác động tích cực của cuộc tập kích sau đó không thể được biết bởi những người vợ và bố mẹ tù binh, Liên đoàn những gia đình tù binh đã hoan nghênh cuộc tập kích như là bằng chứng rằng chính quyền Nixon thực tế muốn làm một cái gì đó cho những tù binh bị tù khá lâu. Một số gia đình thất vọng với giới lãnh đạo, và một người vợ chỉ trích những nỗ lực giải thoát tù binh như là một mánh khoé vô đạo lý rằng “người ta đã chùi sạch những trận ném bom ra những tin quan trọng trên mắt báo”. Đa số những gia đình phát biểu với báo chí, tuy thế, là những người nhiệt tình.
Vợ của đại uý không quân Howard J. Hill, thí dụ, không biết rằng chồng bà đã được chuyển từ một trại ở phía tây Hà nội đến trại “Hilton” tốt hơn. Nhưng bà nói báo chí rằng bà “đang gào rú với sự vui sướng hoàn toàn” và rằng cuộc tập kích không dẫn đến những điều kiện tồi tệ hơn cho chồng bà: “Nếu có một thứ gì đấy, tôi nghĩ Hà nội sẽ đủ sức đối xử tốt hơn với họ. Nếu những trực thăng mang về được những tù binh trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, một số có thể nằm trên bờ vực của cái chết, điều này sẽ chuốc tội Bắc Việt nam như thế nào?”
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:26:02 PM
8. Phi vụ của tướng Lavelle
Ham muốn về âm mưu cứu tù binh tại Sơn Tây đặc biệt mạnh mẽ trong số những người biết những tù binh đang bị giam ở Bắc Việt nam. Nhiều người trong không quân Mỹ từng làm việc với những tù binh này, và những mối quan hệ cá nhân đặt ra đằng sau sự phục vụ cùng nhau. Trung tướng John D. Lavelle lần đầu tiên gặp đại tá Flynn, người có cấp bậc cao nhất trong hàng ngũ tù binh, khi họ là những đứa trẻ học trường dòng Cleveland, Ohio. Lavelle nhiều hơn 6 tuổi và đã hẹn hò chị gái của Flynn. Nhưng Lavelle có mối giao thiệp trực tiếp với cuộc tập kích, và chí khí yếu ớt mối giao thiệp này khẳng định chiều sâu sự nghiệp của chính ông hình như đã rơi xuống.
Mặc dù là phó tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng Lavelle không được biết gì về cuộc tập kích trước và hoặc thậm chí sau khi sự kiện đã xảy ra - mãi tới khi ông nhìn thấy bộ trưởng Laird nói chuyện với nhân dân trên truyền hình. Sếp của Lavelle, tướng Joseph Nazzaro, đã được giới thiệu cùng với những thành viên chủ chốt trong ban tham mưu của mình, một nhóm mà Lavelle bị loại trừ ra khỏi. Trong cuộc tập kích, Nazzaro dời khỏi trụ sở trong một trong những chuyến đi thường xuyên của ông thăm các đơn vị; như thường lệ, ông được tháp tùng bởi các thành viên chủ chốt của tham mưu của mình. Khi tình báo báo cáo có tiếng rất to đài phát thanh Bắc Việt nam, Lavelle cố gắng thông báo cho đô đốc McCain, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, và cuối cùng được một trong những thuộc cấp của McCain nói rằng nên bỏ qua toàn bộ câu chuyện đi.
Sau những năm đày ắp những công việc nặng nề, Lavelle đơn thuần đang nghĩ chuyện. Âm mưu ban đầu là làm một quyết định trong khi sếp của ông vắng mặt bị chấm dứt nhanh khi Nazzaro trở về. Dù quyền lực yếu, Lavelle vẫn ở lại căn cứ không quân Hickam, Hawaii, bất cứ khi nào Nazzaro không có mặt ở căn cứ thậm chí vài giờ. Điều này nghĩa là bất cứ lúc nào Lavelle muốn dời căn cứ, ông phải xin phép Nazzaro.
Lavelle phản ánh tình trạng khó xử của ông lên Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng Ryan, người mà Lavelle có một số bất đồng trong nhiệm vụ trước đây. Họ rất khác nhau về cá tính. Ryan rất cẩn thận, trầm lặng, hầu như không cởi mở. Lavelle có thói đàn đúm và bốc đồng.
Trước khi chạm trán với Ryan, tính bốc đồng của Lavelle thực tế làm ông khó khăn. Là tư lệnh không lực số 17 năm 1967, Lavelle gần như đưa lực lượng báo động của mình tại căn cứ không quân Wheelus (Libya), đánh chặn những máy bay MiG của Algeri không mang dấu hiệu trên đường họ hạ cánh tại một sân bay gần đó; bất cứ sự đương đầu nào cũng có thể nổ ra, bởi vì Libya đang nổi loạn chống lại sự ủng hộ của Mỹ cho Israel trong “chiến tranh sáu ngày”. Lavelle lâm vào khó khăn thậm chí nhân viên của ông đã khởi động máy, nhưng ông giữ họ trên mặt đất. Mặc dù nhiệm vụ sắp tới của ông đến sớm hơn ông nghĩ, đó là một nhiệm vụ quan trọng.
Trong suốt ba năm, Lavelle lãnh đạo Nhóm kế hoạch liên lạc Bộ quốc phòng, một tổ chức hỗn hợp đã được thành lập ở Washington để bổ xung cho kế hoạch của Bộ trưởng quốc phòng McNamara nhằm xây dựng hàng rào điện tử chống lại sự thâm nhập của Bắc Việt nam vào Nam Việt nam. Lavelle nắm quyền lãnh đạo nhóm này trước khi McNamara rời khỏi Bộ quốc phòng và tập trung vào đề án có không quân tham gia, đó là một cánh đồng những bộ cảm biến trên đường mòn Hồ Chí Minh được theo dõi bởi Lực lượng đặc nhiệm Alpha tại căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan).
Khi đặt thành phần không quân Mỹ vào đề án hàng rào, Lavelle gặp ít nhiều chống đối từ những binh chủng khác. Thuỷ quân lục chiến đã hy vọng xây dựng một hàng rào được bảo vệ tốt dọc theo khu phi quân sự cách bờ biển 30 dặm, và họ vui vẻ tránh tham gia vào cái mà đối với họ hình như là một ý tưởng tồi. Tướng Ryan hoài nghi hiệu quả của những bộ cảm biến và ông không muốn góp những F-4 được trang bị đặc biệt để thả chúng một cách chính xác - đó là sử dụng các trạm dẫn đường từ mặt đất cho hoa tiêu tầm xa (loran).
Thời điểm này thậm chí Lavelle đề nghị từ chức cả công việc của mình lẫn không quân. Tuy thế, Ryan đã hiểu được những thuận lợi trong đề án Lavelle (bao gồm tài trợ cho đạn dược mới, cộng với những ưu thế dẫn đường tầm xa ném bom trong mọi thời tiết thậm chí không cần những bộ cảm biến), và mối quan hệ Ryan-Lavelle không bị mất di vì chuyện hàng rào.
Cảm thấy rằng những triển vọng sự nghiệp của mình có thể tốt hơn nếu ông trở lại không quân, Lavelle làm cho họ biết rằng ông muốn một nhiệm vụ của không quân. Nhưng khi Ryan đề cập khả năng của Lavelle chặn lại giá thành cao tại nhà máy Lockheed, nơi sản xuất máy bay vận tải khổng lồ C-5 đang gây tranh cãi, Lavelle dùng những luận cứ của mình chống lại sự điều hành của không quân trong nhà máy với thứ trưởng John L. McLucas và bộ trưởng Robert Seamans. Ryan hình như khá giận dữ đến mức Lavelle tin rằng sự nghiệp của mình đến đây là chấm hết, sự giải thích, cái đó theo quan điểm của ông được ủng hộ bởi người sếp mới, tướng Nazzaro.
Gần một năm sau khi bổ nhiệm Lavelle đến Hawaii, tuy thế, tướng Ryan cho ông một ngôi sao thứ tư và cử ông đến Sài Gòn làm tư lệnh Tập đoàn không quân số 7. Khi Lavelle nhận chức tư lệnh cuối tháng 7-1971, ông giống như một sự lựa chọn tự nhiên, bởi vì người tiền nhiệm của ông tại Tập đoàn không quân số 7, tướng Lucius D. Clay, Jr., cũng đi trước ông làm Phó tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương; bây giờ Clay đang trở lại để thay thế Nazzaro sắp về hưu. Nhưng Lavelle không nghiêng về cung cấp cho Ryan nhiều điểm cho sự thăng tiến mà Lavelle kết luận là do gợi ý của người sếp mới của ông, tướng Abrams.
Lavelle trở nên quen biết nhiều với Abrams trong khi làm việc về hàng rào điện tử, và Lavelle biết rằng người tiền nhiệm của Clay ở chức tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, tướng Brown, đã vận động hành lang để hoặc Lavelle hoặc tướng J. C. Meyer (Phó tham mưu trưởng của Ryan) trở thành tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 khi Ryan đưa Clay sang việc khác.
Lần này Ryan đi cùng với sự thăng tiến Lavelle, điều kiện chứng tỏ rằng Tham mưu trưởng xem công việc của Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7 đang giảm bớt quan trọng. Trước hết, phần lớn lính Mỹ có xu hướng rút khỏi Nam Việt nam trước khi bầu cử tổng thống 1972, và Thái Lan ngày càng ít nhiệt tình tiếp đón lính Mỹ khá đông. Trước khi nhận nhiệm vụ ở Việt nam, Lavelle dùng một tuần ở Washington để cố gắng gặp Ryan, nhưng phải thu xếp một cuộc gặp với phó tham mưu trưởng. Meyer chẳng đưa ra chỉ thị nào khác ngoài việc cải tiến mối quan hệ với lục quân.
Lavelle phát hiện ra rằng sự mắc míu ra giữa Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Việt nam, và Tập đoàn không quân số 7 ở Sài Gòn xoay quanh hai sếp tình báo. Vì sếp tình báo của Lavelle đang quay cuồng, nên vấn đề này được giải quyết sớm. Nhưng vấn đề chính của Lavelle mới chỉ vừa bắt đầu.
Khi gió mùa tây nam đến, Bắc Việt bắt đầu chuẩn bị tăng vận chuyển tiếp liệu lên qua vùng cán xoong ở Lào từ tháng 11 đến tháng 3. Năm nay việc bảo vệ cũng tăng lên. Cộng với pháo cao xạ là chỗ dựa của phòng không ở giáp vùng cán xoong Lào và Bắc Việt nam, Bắc Việt tăng cường số lượng trận địa SAM ở vùng cán xoong Bắc Việt từ hai hoặc ba tá, và những trận địa tên lửa đầu tiên nghi ngờ rằng cũng có mặt tại Lào. Trong thời gian ấy, Bắc Việt đã xây dựng đường băng mới bằng ghi sắt hoạt động trong mọi thời tiết tại Quan Lang ở sông Cả, khoảng 50 dặm về phía tây bắc Vinh, và họ đang sửa chữa phi trường dùng trong thời tiết tốt tại Đồng Hới cách bắc khu phi quân sự chỉ 35 dặm.
Phòng không ở vùng cán xoong Bắc Việt Nam và Lào đang có sự tương đồng với phòng không mạnh mẽ gần Hà Nội và Hải Phòng. Nỗi khiếp sợ của những B-52 đối với lực lượng phòng không tại đây tăng lên vào ngày 4-10, khi lần đầu tiên, một MiG đánh chặn B-52 tại Lào, và 20-11, khi một MiG bắn tên lửa vào một B-52 gần đèo Mụ Giạ. Mặc dù không có B-52 nào bị MiG hoặc SAM bắn rơi trong thời kỳ 1971-72, nhưng một tên lửa SAM đã bắn rơi một chiếc C-130 (Gunship) tại Lào cuối tháng 3. Trước đó, những nỗ lực của tướng Lavelle để chống lại sự tăng cường của Bắc Việt nam và phòng không của nó khiến ông gặp nhiều khó khăn.
Ngày 22-3-1972, tướng Lavelle được gọi về Washington, ở đây tướng Ryan yêu cầu tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 khai thác một hệ thống báo cáo giả để che đậy những cuộc tập kích không được phép vào Bắc Việt Nam. Tướng Lavelle nói rằng ông đã được khuyến khích bởi những sếp của ông tiến hành những cuộc tập kích như thế và rằng và báo cáo giả là do hiểu lầm và sự quá hăng hái của cấp dưới.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:27:03 PM
Một trong những diện mạo kỳ cục của nhiệm vụ của Lavelle là việc ném bom tương đối vụn vặt mà ông chịu trách nhiệm tiến hành một cách bất hợp pháp - dưới 30 phi vụ, khoảng 150 lượt xuất kích - trong những cơ hội đặc biệt ông được phép tiến hành những cuộc tập kích lớn hơn xuống Bắc Việt nam. Không giống như những cuộc tập kích không hợp pháp của mình, những cuộc tập kích được phép có thời gian lớn hơn được xác định bởi cả yếu tố chính trị mà Lavelle không kiểm soát nổi.
Trước khi Lavelle nhận chức tư lệnh, chính quyền Nixon muốn tấn công những mục tiêu Bắc Việt nam. Cuộc không kích phản ứng tự vệ lớn đầu tiên kết hợp sự xâm lược Campuchia vào mùa xuân 1970 và cuộc không kích thứ hai kết hợp với trận tập kích Sơn Tây vào mùa thu. Khi bộ binh Nam Việt nam tấn công trung tâm hậu cần của Bắc Việt nam tại vùng cán xoong ở Lào trong tháng 2 và tháng 3 năm 1971, không quân Mỹ được phép đánh trận địa SAM, xe vận tải, và các kho hàng ở vùng cán xoong Bắc Việt với khoảng ba trăm lượt xuất kích; một số lần xuất kích này là vào ngày 20, 21, và 28-2, nhưng phần lớn là vào ngày 21, 21 và 22-3, trong lúc quân đội Nam Việt nam rút khỏi Lào.
Tháng 9-1971, gần hai tháng sau khi Lavelle nhận chức tư lệnh, ông có dịp may hợp pháp đầu tiên tiến hành không kích lớn vào Bắc Việt nam. Lavelle không nhiệt tình về lệnh cấm ông đánh những mục tiêu trong vòng 20 dặm khu phi quân sự, và thậm chí ông buồn vì phải tiến hành trong thời tiết xấu. Nhưng Washington đồng ý hoãn thêm một ngày, và ngày 21-9, Lavelle cho gần hai trăm lượt xuất kích đánh ba kho chứa xăng dầu. Thời tiết khá xấu nên hải quân chỉ có bốn lượt xuất kích, và Tập đoàn không quân số 7 hoàn toàn dựa vào F-4 được dẫn bởi hệ thống dẫn đường tầm xa mà Lavelle đã mất công để xây lắp được coi như là một phần của hàng rào McNamara. Không mất một máy bay nào cả, ông tuyên bố đã phá huỷ khoảng 30 téc xăng chôn dưới đất tổng cộng khoảng 150.000 gallons (khoảng 600.000 lít). Theo quan điểm của Lavelle, lượng xăng dầu này bị phá huỷ không xứng đáng với nỗ lực bỏ ra, nhưng ông tự hào đã chỉ huy một cuộc không kích lớn đầu tiên được dẫn đường tầm xa.
Người ta chưa bao giờ nói tại sao Lavelle được phép tiến hành cuộc không kích đầu tiên được dẫn đường tầm xa, nhưng ông không ngạc nhiên khi biết rằng đây là một phần của quá trình. Những cuộc đàm phán bí mật của Henry Kissinger với Bắc Việt ở Paris chẳng đi đến đâu cả. Bất chấp lời đề nghị của vào tháng 5-1971 về ngừng bắn, cái đó không đòi Bắc Việt nam rút quân ra khỏi Nam Việt nam, chính phủ Bắc Việt nam yêu sách rằng chính phủ Thiệu ở Nam Việt nam phải bị loại bỏ trước khi ngừng bắn. Cuộc không kích được dẫn đường tầm xa phục vụ cho câu trở lại của tổng thống Nixon đối với thất bại của những cuộc đàm phán bí mật.
Mặc dù những cuộc đàm phán với Bắc Việt không tiến triển tốt, Nixon và Kissinger được khuyến khích bởi sự tiến bộ trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô. Nixon có kế hoạch viếng thăm chưa từng thấy đến Bắc Kinh và Moscow năm 1972. Thêm nữa, một tuyên bố gây ngạc nhiên vào tháng 7-1971 rằng Trung Quốc sẽ tiếp đón Nixon vào tháng 2-1972 đã làm lạnh mối quan hệ giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Bằng những biểu hiện này, Nixon đã giành được đủ sự ủng hộ của dân chúng Hoa Kỳ để liều lĩnh tiến hành một số cuộc ném bom hạn chế ở Bắc Việt nam. Tin rằng Bắc Việt đang chuẩn bị một cuộc tổng tấn công năm 1972, tháng 12-1971 Nixon cho phép những cuộc tập kích lớn nhất đầu tiên xuống Bắc Việt nam kể từ sau chiến dịch Sấm Rền.
Tập đoàn không quân số 7 và hạm đội 7 tiến hành khoảng một nghìn lượt xuất kích ném bom Bắc Việt nam từ 26-12 đến 30-12, trong thời gian lễ Giáng sinh và Tết dương lịch. Lần đầu tiên kể từ Sấm Rền, cuộc không kích được phép lên xa phía bắc đên vĩ tuyến 20 - hơn hai trăm dặm cách phía bắc khu phi quân sự, chỉ cách Hà nội 75 dặm về phía nam. Mặc dù ngày lễ Giáng sinh thời tiết trong xanh, thời tiết bỗng dưng xấu đi vào buổi sáng ngày 26-12 đúng lúc hai phi đội F-4 của không quân tiến sát doanh trại quân đội và xưởng sửa chữa xe tải ở Thanh Hoá. Các máy bay tấn công bay dưới độ cao 1500 feet và bị rơi một F-4, hình như do đạn cao xạ. Những ngày còn lại của chiến dịch kéo dài 5 ngày này, việc ném bom phải tiến hành xuyên qua những đám mây. Những F-4 Tập đoàn không quân số 7 được dẫn đường tầm xa đã có hai phần ba lượt xuất kích, trong lúc những A-6 của hải quân dùng radar gắn trên máy bay của họ để dẫn những F-4 và A-7 (của tàu sân bay) tới những mục tiêu của họ.
Gạt ra bên cạnh dấu hiệu chính quyền Nixon có thể sắn lòng trở lại ném bom toàn diện Bắc Việt nam, những cuộc tập kích tháng 12-1971 không thu được những kết quả gây ấn tượng. Hiệu quả hệ thống dẫn đường tầm xa ném bom đòi hỏi việc chụp ảnh phải chú giải mối quan hệ mục tiêu chính với hệ thống dẫn đường; công việc gian khổ này không được làm cho phần lớn lãnh thổ Bắc Việt nam. Trong bất kỳ trường hợp nào, khoảng cách từ trạm dẫn đường càng lớn, thì sự chính xác càng thấp. Chỉ khoảng một phần tư bom trúng gần mục tiêu để gây được thiệt hại theo đánh giá của việc chụp ảnh.
Cuộc không kích vào phi trường Quan Lang nằm trong số chính xác nhất, với hơn 160 hố bom trong những bức ảnh sau khi khoảng hai trăm quả bom được ném xuống. Nhưng thậm chí ở đây đường băng bằng ghi sắt bị trúng bom chỉ mười bốn chỗ và nhanh chóng được sửa chữa. Truyền hình Đông Đức đã cho thấy hai MiG-21 bị lật tung lên. Cuộc không kích 13 kho dầu chôn dưới đất tuần đó, theo đánh giá phá huỷ được từ 194.000 gallons đến 870.000 gallons trong số khoảng 3,500.000 gallons.
***
Tướng Lavelle không bằng lòng với cơ hội hiếm hoi để ném bom Bắc Việt Nam trong thời tiết xấu. Ông muốn được phép đánh phá phòng không Bắc Việt nam và lực lượng bộ binh Bắc Việt nam tại thời gian do chính ông chọn. Nhưng chính quyền Nixon không chấp thuận cho Lavelle nhiều quyền như thế, ít nhất là một cách chính thức. Về cá nhân, Nixon cằn nhằn việc không quân thể hiện kém và thiếu sự nổi bật trong giới lãnh đạo quân sự. Trong khi Nixon ngưỡng mộ sự can đảm lính không quân, bộ binh và thuỷ thủ, thì ông đánh giá thấp các tướng và đô đốc. Tổng thống thích trích dẫn lời bình của H.G. Wells rằng trí tuệ quân sự là xoàng bởi vì những người thông minh không chịu theo sự nghiệp quân sự.
Từ khi bắt đầu cầm quyền, Nixon mong mỏi kết thúc chiến tranh thậm chí trong khi rút quân bộ binh khỏi Nam Việt nam và không phải trở lại chiến dịch ném bom kéo dài ở Bắc Việt nam. Vì không quân Mỹ không chứng tỏ họ có khả năng làm công việc thần kỳ này cho ông, nên ông đổ lỗi cho giới lãnh đạo không quân và hứa hẹn với các phụ tá của mình rằng ông sẽ ném bom Bắc Việt Nam triệt để trước khi rút quân hoàn toàn.
Tuy thế, Nixon đã cẩn thận tiếp tục công khai ném bom của Bắc Việt nam trong thời gian có giới hạn để giảm đến mức tối thiểu sự phản đối. Trước khi tung ra những cuộc tập kích lớn nhất trong khi phần lớn sinh viên đại học Mỹ đang về nhà nghỉ lễ Giáng sinh, Nixon làm nản lòng thêm sự đối lập của sinh viên luôn nguội lạnh bởi xổ số quân dịch, cắt giảm chế độ bắt lính quân dịch, và cắt giảm sự tham gia của bộ binh chiến đấu Mỹ. Tình hình ở Việt nam trở nên tồi tệ trước khi tổng thống sẵn sàng cho phép những chiến dịch ném bom kéo dài đối với Bắc Việt nam.
Trong thời gian ấy, Lavelle nhiều lần đòi sử dụng tối đa quyền mà ông ta có. Đây cũng chẳng phải là cái gì mới trong cuộc đối thoại. Tướng Clay và tướng Abrams đã yêu cầu mở rộng quyền suốt nhiều tháng, và bộ trưởng Laird đã nhiều lần từ chối. Ngày 24-7-1971, ngay trước khi Lavelle nhận chức tư lệnh, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Moorer, truyền đạt sự khước từ mới nhất của Laird tới tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương - đô đốc McCain - với lời cảnh báo “sử dụng tất cả thuận lợi” của quy tắc hiện hành. Đô đốc McCain đến lượt mình thúc đẩy “sử dụng tối đa”, và tướng Abrams trong một trong những thông điệp chính thức đầu tiên của ông gửi tướng Lavelle đã đánh vần sự giải thích của quy tắc hiện hành:
“Sự cài răng lược và hỗ trợ lẫn nhau của hệ thống phòng không Bắc Việt nam đã tạo thành mối nguy hiểm không chấp nhận được đối với tổ lái mưu toan xác định từng trận địa tên lửa SAM và pháo cao xạ. Theo đó, trong sự kiện có tên lửa SAM hoặc pháo cao xạ bắn lên hoặc kích hoạt chống lại máy bay của chúng ta, điều đó được coi là xứng đáng cho lực lượng máy bay hộ tống tiến hành không kích phản ứng tự vệ tức thời chống lại bất cứ phần tử nào có thể nhận biết được của tổ hợp phòng không đang bắn lên hoặc kich hoạt.
Những từ “cài răng lược” và “bắn lên hoặc kích hoạt” sẽ cung cấp những chỉ dẫn chính của cơ sở hợp lý của tướng Lavelle đối với cách của ông sử dụng tối đa quy tắc đó. Trước khi nhận chức chỉ huy, tổ lái F-105 “Con chồn hoang” được phép bắn tên lửa Shrike vào bất cứ trận địa SAM mà radar của nó đang theo dõi một máy bay F-105 hoặc máy bay hộ tống nó. Một F-105 không phải chờ trận địa SAM bắn lên, chỉ cần kích hoạt radar của nó là vừa đủ để thiết bị cảnh báo radar mang trên máy bay F-105 và F-4 phát hiện. Theo quan điểm của tướng Lavelle, thật là ngốc nếu cứ chờ tín hiệu của thiết bị cảnh báo radar, bởi vì thiết bị này chỉ phát âm thanh báo động đối với radar của SAM. Trong một hệ thống cài răng lược, những radar cảnh báo sớm và radar điều khiển MiG - có thể đưa những dữ liệu này vào trận địa tên lửa, bởi vậy radar của trận địa sẽ không kích hoạt phát sóng cho đến phút cuối cùng. Lavelle đã tranh luận rằng Tập đoàn không quân số 7 nắm chắc hệ thống phòng không của địch đã kích hoạt mỗi lần máy bay Mỹ bay vào Bắc Việt nam. Kể từ đây, bất kỳ máy bay nào tấn công vào phòng không Bắc Việt Nam nhất thiết phải làm sau khi hệ thống phòng không Bắc Việt nam kích hoạt và do vậy cũng nằm trong khuôn khổ những quy tắc chiến đấu được Lavelle phiên dịch.
Sự giải thích của Lavelle cho phép Tập đoàn không quân số 7 lập kế hoạch tấn công vào phòng không Bắc Việt nam và thực hiện những kế hoạch này không cần chờ Bắc Việt bắn trước. Trong khi cấp trên của ông được phấn khích, bởi sự giải thích một cách tự do quy tắc chiến đấu, điều này có khả năng không phải rằng họ là những người không có trí tuệ. Cách quen thuộc thổi phồng những quy tắc, và người ta khai thác hiệu quả đặc biệt này bởi hải quân, là “nhử mồi”. Máy bay trinh sát sử dụng làm con mồi; ngay khi Bắc Việt phản ứng, những mục tiêu được lựa chọn trước đã bị lực lượng chờ gần đấy ném bom. Ưu thế của hải quân trong việc nhử mồi là họ có lực lượng không kích đông hơn. Trong khi Lavelle chấp thuận điều này, ông không thích sử dụng những phi công của ông làm con mồi. Nhử mồi hình như đối với ông là trò yếu đuối, nguy hiểm và không cần thiết.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 06:27:32 PM
Lavelle khẳng định rằng nhiều ý tưởng của ông bẻ cong quy tắc được khẳng định bởi chuyến thăm của Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân tới Nam Việt nam đầu tháng 11-1971. Thời điểm này, Lavelle liên quan đến việc hai MiG-21 có mặt tại phi trường Quan Lang, đang đe doạ B-52 tại Lào. Khi Lavelle gợi lại cuộc nói chuyện của họ, Moorer chỉ ra rằng cuộc không kích phản ứng tự vệ có thể đánh trúng phi trường thậm chí đó là một vùng đất rộng thường xuyên được máy bay hải quân tuần tra. Hồi ức của Moorer, mặt khác, là ở chỗ ông và Lavelle đã thảo luận những bức ảnh do máy bay trinh sát chụp, không phải là cuộc không kích phản ứng tự vệ.
Ngày 8-11, một máy bay RF-4 của không quân cùng hai F-4 hộ tống đã bay trên phi trường Quan Lang. Họ báo cáo rằng pháo cao xạ đang bắn vào họ và họ tấn công phi trường. Những máy bay MiG không bao giờ nhìn thấy ở đây, nhưng các F-4 vẫn ném bom gần đường băng. Lavelle chỉ cho Moorer những bức ảnh phi trường trống rỗng ngay trước khi vị chủ tịch rời Việt nam. Ngay sau đó Lavelle biết được từ phía tướng Clay rằng tướng Ryan phàn nàn rằng cuộc tập kích Quan Lang phá hoại được ít thế vậy. Lavelle kết luận rằng sai lầm của ông là đã đưa một lực lượng khá nhỏ chỉ mang phần nhiều là bom bi để áp đảo súng phòng không.
Đây không phải là lần đầu tiên Washington hình như khuyến khích dùng những cuộc không kích thông thường phản ứng tự vệ đánh phá những mục tiêu hơn là đánh phá súng phòng không bắn vào máy bay trinh sát. Tiếp theo cuộc tập kích Sơn Tây, tổng thống Nixon nói tại một cuộc họp báo rằng nếu máy bay Mỹ bị bắn lên, ông sẽ “ra lệnh phá huỷ trận địa tên lửa và những tổ hợp quân sự xung quanh trận địa hỗ trợ nó”. Trước đó tất nhiên, Nixon sẵn sàng phái những cuộc không kích đặc biệt đánh phá những kho tiếp liệu ở Bắc Việt Nam dưới chiêu bài phản ứng tự vệ.
Mùa xuân 1971, bộ trưởng Laird thậm chí gợi ý sử dụng những cuộc không kích thông thường phản ứng tự vệ để đánh phá pháo chiến trường. Khi Laird đến Sài Gòn đầu tháng 12, ông nói chuyện với Lavelle tại nhà riêng đại sứ Bunker. Khi Lavelle gợi lại cuộc nói chuyện của họ, Laird chỉ ra rằng Lavelle lẽ ra đừng hỏi bộ trưởng quốc phòng để giải thích một cách hơi tự do những quy tắc, nhưng điều mà Lavelle giải thích một cách hơi tự do những quy tắc, Laird sẽ hậu thuẫn cho ông ta hoặc ít nhất không hỏi ông ta.
Lavelle nghĩ rằng bức thông điệp được truyền đạt bởi trung tướng John W. Vogt, sĩ quan không quân, giám đốc Tham mưu trưởng liên quân. Vogt đại diện cho đô đốc Moorer tại một hội nghị tổ chức ở Hawaii thảo luận cách bảo vệ tốt nhất B-52 tại Lào. Tướng Bruce K. Holloway, Tư lệnh SAC, tỏ ra lo ngại về mối đe doạ của MiG nên ông không dám cho B-52 ở Đông Nam Á cất cánh được trong vài ngày. Phó tư lệnh của Lavelle, thiếu tướng Winton W. Marshall, từ Hawaii trở về báo cáo với Moorer rằng muốn được giải thích tự do những quy tắc và rằng hội nghị đã quyết định tăng cả hai số lượng phi vụ trinh sát và số lượng máy bay hộ tống máy bay trinh sát cũng như B-52.
Giữa tháng 12, Lavelle tham dự hội nghị các tư lệnh không quân tại căn cứ không quân Andrews gần Washington. Trong khi ông ở đó, 5 máy bay F-4 của không quân bị bắn rơi ở Lào - ba chiếc trong số này do MiG bắn rơi ở bắc Lào. Đây là ba ngày tồi tệ nhất mà không quân Mỹ từng nếm mùi kể từ sau chiến dịch Sấm Rền. Lavelle sau này nhớ lại rằng tướng Meyer, phó tham mưu trưởng không quân, mời ông đến Lầu Năm Góc để nghe họp bàn việc làm thế nào phá huỷ trạm radar Mộc Châu, trạm này điều khiển các máy bay MiG trên vùng trời bắc Lào. Nhưng Mộc Châu nằm ở xa bắc vĩ tuyến 20 Bắc Việt Nam và ngoài giới hạn đối với máy bay trinh sát không tính đến việc hộ tống chúng. Khi Lavelle nhớ lại cuộc gặp, ông không được hỏi về ném bom Mộc Châu - ném bom nó như thế nào.
Sau đó, hai chiếc F-105 “Những con chồn hoang” tấn công trạm radar Mộc Châu bằng tên lửa chống radar Standard. Trạm radar từ lâu vẫn đang nằm chờ bị tấn công, bởi vì những F-105 nguỵ trang như là những F-4 (không mang tên lửa Standard hoặc Shrike kiểu cũ) mà bật tín hiệu mã nhận dạng điện tử. Sự đánh lừa về mặt chiến thuật là hiếm xảy ra trong cuộc chiến trên bầu trời Đông Nam Á, và nó được được Tập đoàn không quân số 7 nghĩ ra tỏ ra thích hợp hơn kế hoạch của tham mưu không quân. Khi Tập đoàn không quân số 7 báo cáo về sự nới rộng mới phản ứng tự vệ, đô đốc Moorer thông báo cho tướng Abrams rằng cuộc tấn công radar điều khiển MiG là không được phép - hoặc là được tiến hành những chiến dịch kiểu này ở bắc vĩ tuyến 20 trừ khi truy kích nóng máy bay MiG. Trước cuối tháng 1-1972, tuy thế, Moorer được Laird đồng ý cho phép không kích phản ứng tự vệ đánh phá các trạm radar điều khiển MiG nằm ngoài gói mục tiêu 6 báo cáo lúc nào MiG xuất hiện trên không đe doạ máy bay Mỹ.
Mặc dù cuộc không kích Mộc Châu là một trong những cố gắng đầu tiên của Lavelle mở rộng quy tắc chiến đấu, nhưng đó là lần cuối cùng mà ông báo cáo những chi tiết cho các sếp của ông.
Khi ông phái 5 chiếc F-4 đánh phá phi trường Đồng Hới ngày 23-1, tổ lái nói rằng không thấy có phản ứng của địch trước khi họ ném bom phi trường. Báo cáo đầu tiên này gửi đến Lavelle ở Sở chỉ huy Tập đoàn không quân số 7, và ông phàn nàn với phó chỉ huy chiến dịch, thiếu tướng Alton D. Slay, rằng tổ lái không nên báo cáo “không có phản ứng của địch”.
Cuộc tấn công Đồng Hới và phần nhiều những cuộc tấn công không hợp pháp tiếp theo được tiến hành bởi phi đoàn trinh sát chiến thuật 432 tại sân bay Udorn, Thái Lan, dưới sự chỉ huy của đại tá Charles A. Gabriel. Không giống như những phi đoàn tại Thái Lan, phi đoàn 432 có cả máy bay trinh sát lẫn máy bay chiến đấu, và do vậy quyền phản ứng tự vệ, có thể thật hoặc trả vờ.
Yêu cầu báo cáo mới của Lavelle đặt trước Gabriel những vấn đề mà Lavelle có thể chẳng biết gì về nó. Chẳng có cách chân thực nào dịch nổi bức thông điệp tướng Lavelle rằng hệ thống phòng không Bắc Việt luôn kích hoạt chống lại máy bay Mỹ. Bức thông điệp sau khi hành động phải công bố chính xác thực chất sự phản ứng của địch - súng nào bắn lên hoặc radar SAM nào theo dõi.
Tướng Slay và đại tá Gabriel tạo ra hệ thống báo cáo đưa số liệu giả vào những thông điệp chính thức sau khi hành động tới Washington và đưa những số liệu chính xác vào thông điệp theo kênh riêng chỉ chạy từ Gabriel đến Slay. Quy trình này giống với lần tổng thống Nixon ba năm trước cho phép nguỵ trang những cuộc tập kích B-52 ở Campuchia. Vì Lavelle hình như chưa khi nào nhìn thấy những thông điệp chính thức (cái đó có thể đọc dễ dàng tương tự người ta điền số liệu), ông có thể nắm rằng họ đơn thuần làm ra sự tham khảo mơ hồ đối với sự kích hoạt hệ thống phòng không kẻ thù. Trong thực tế họ thường ghi rõ việc bắn lên của địch, mà điều này lại không hề xảy ra.
Slay và Gabriel gọi những cuộc không kích đặc biệt do họ chỉ huy là “nặng nề” vì họ phải tung ra từ 4 đến 12 “máy bay hộ tống”, ít khi theo thường lệ là hai chiếc. Tổ lái được lệnh ném bom không cần biết súng phòng không của địch có bắn bắn lên hay không. Thường là những mục tiêu của họ không phải là pháo cao xạ, trận địa SAM, hoặc thậm chí những sân bay, mà là xe chở SAM và xe tải. Ngay khi xe tải sang vượt sang Lào, chúng là những mục tiêu hợp pháp, nhưng khi những ô tô này còn ở trên đất Bắc Việt Nam thì khả năng cơ sở hợp lý nhất là những xe tải này đang chở tiếp liệu cho những trận địa phòng không. Trong trường hợp xe tăng, những xe này đang tập hợp ở vùng cán xoong Bắc Việt để xâm lược Nam Việt nam, Lavelle không thể tìm ra cơ sở hợp lý để tấn công chúng thậm chí vận dụng cả sự giải thích quy tắc quy về phản ứng tự vệ; ông đành phải không ném bom xe tăng. Trong thời gian ấy, Slay và Gabriel quyết định bức thông báo chính thức sau khi hành động không nên nói về việc phá huỷ xe tăng, mà đơn thuần chỉ dùng công thức “những kết quả không được quan sát”.
Những cuộc không kích bất hợp pháp của Lavelle lẽ ra không gây được ấn tượng ở Washington nếu không có báo cáo của nhân viên tình báo tại Udorn, trung sĩ Lonnie D. Franks, anh ta viết việc này gửi cho một trong những thượng nghị sĩ bang Iowa của mình, Harold E. Hughes, một người thuộc đảng Dân Chủ và tích cực chỉ trích những nỗ lực chiến tranh. Tướng Ryan cử tổng thanh tra không quân Mỹ, trung tướng Louis L. Wilson, đi điều tra. Một cuộc điều tra nhỏ được tiến hành, bởi vì Lavelle, Slay, và Gabriel sắn lòng nói cái gì mà họ đang làm. Lavelle giải thích rằng ông không thông báo đầy đủ cho Ryan và Clay bởi vì điều đó có thể đưa họ vào tình thế khó xử. Tướng Abrams ủng hộ Lavelle khẳng định không nhận ra việc vi phạm quy tắc chiến đấu.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:29:23 PM
Theo chuỗi chính thức chỉ huy, Tham mưu trưởng không quân Mỹ không có quyền lãnh đạo tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, người trực tiếp làm việc cho những tư lệnh liên quân của lục quân hoặc hải quân ở Sài Gòn và Hawaii. Nhưng mỗi binh chủng đều mong xoá sạch những tai tiếng của chính họ nhanh chừng nào hay chừng ấy. Trong khi tướng Lavelle và bạn của ông nghĩ rằng tướng Ryan nên bênh vực Lavelle thay vì bắt ông ta về hưu, Ryan cố gắng làm giảm thiểu những tai tiếng tai hại đối với không quân. Việc báo cáo giả (mở rộng quy tắc chiến đấu) hình như đối với Ryan là vấn đề lớn.
Đây là không phải lần đầu tiên Ryan phải rứt bỏ một sĩ quan, người đang cố gắng nguỵ trang việc phá bỏ quy tắc. Mùa hè năm 1967, trong lúc chỉ huy không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Ryan đã phát hiện rằng đại tá Jacksel M. Broughton, phi đoàn phó tư lệnh tại Takhli, đã phá huỷ chứng cớ sự kiện việc một phi công oanh tạc tàu thuỷ Liên Xô Turkestan. Mặc dù Broughton anh dũng nhận tội, Ryan và Bộ trưởng không quân Mỹ Seamans đồng ý rằng công khai hoá việc Lavelle anh dũng nhận lỗi là không đúng lúc. Họ khuyên Bộ trưởng quốc phòng Laird cất chức chỉ huy của Lavelle và cho phép họ nói chuyện này với vị chủ tịch Uỷ ban quân lực Thượng nghị viện và chủ tịch Uỷ ban quân lực Nhà Trắng.
Tuy thế, Laird thậm chí tỏ ra thận trọng hơn và yêu cầu giới lãnh đạo không quân Mỹ từ bỏ nói chuyện với những lãnh tụ Quốc hội về vấn đề này. Ông nói Seamans và Ryan rằng công khai hoá việc Lavelle ném bom có thể khuyến khích Bắc Việt tiến hành xâm lược mà họ đang chuẩn bị tung ra. Laird đích thân nói chuyện với thượng nghị sỹ Symington và một số người khác, nhưng hình như không nói hoàn toàn câu chuyện.
Việc Laird lặng lẽ thuyên chuyển Lavelle sau đó trở thành nổi bật. Thượng nghị sỹ Hughes khăng khăng đòi tăng hình phạt không những tướng Lavelle mà còn cả người khác. Vị thượng nghị sỹ không thích một sự thật là Lavelle về hưu trước khi người ta thuyên chuyển ông ra khỏi chức chỉ huy Tập đoàn không quân số 7, ông ta nhận tiền lương hưu ở mức tướng bốn sao mặc dù Thượng nghị viện bác bỏ gợi ý của Ryan thăng cấp cho Lavelle từ thiếu tướng lên trung tướng trong danh sách về hưu. Tiền hưu ở mức tướng bốn sao trả cho Lavelle theo quy tắc được áp dụng chỉ đối với người về hưu ốm đau - cái đó cũng giúp bớt nhiều thuế thu nhập. Đây là việc ngoại lệ đối với những sĩ quan làm việc suốt cả sự nghiệp và sau đó ốm đau phải về hưu, nhưng trong trường hợp Lavelle, thực tế này khuấy động sự nghi ngờ; trong số bệnh tật của ông có vấn đề về tim khiến ông qua đời 7 năm sau đó.
Thượng nghị sỹ Hughes làm việc ở uỷ ban quân lực, mà Uỷ ban này đang tổ chức phiên điều trần về việc Lavelle không những được thăng cấp thăng cấp trong danh sách về hưu mà còn việc tướng Abrams với tư cách Tham mưu trưởng lục quân bổ nhiệm ông ta. Những phiên điều trần việc gây ấn tượng nhất của Uỷ ban là việc điều tra ném bom Bắc Việt Nam từ năm 1967, khi uỷ ban đã ủng hộ các tham mưu trưởng liên quân trong nỗ lực của họ đòi bỏ bớt kiềm chế áp đặt bởi Bộ trưởng quốc phòng McNamara và tổng thống Johnson. Một lần nữa, thượng nghị sỹ Stennis ngồi ghế chủ tịch, nhưng lần này uỷ ban hình như ủng hộ việc kiềm chế hoặc ít nhất phản đối bất cứ sự chọc thủng kiểm soát của phái dân sự đối với phái quân sự.
Tướng Abrams, đô đốc Moorer, và tướng Ryan cả 3 người đều chối việc họ đã nói Lavelle vi phạm vỡ quy tắc chiến đấu. Lavelle chỉ khẳng định rằng ông tin rằng sự giải thích tự do của mình về quy tắc chiến đấu được hỗ trợ bởi những huấn thị của họ để sử dụng hết quy tắc. Nếu ông đã nhận những chỉ thị rõ ràng hơn, ông chẳng phải nói gì cả về chúng trước Uỷ ban Thượng nghị viện - hoặc làm bởi vì ông muốn để bảo vệ cấp trên của ông hoặc bởi vì ông tin vào sự biện hộ nào đấy rằng sự giải thích quy tắc đang thắng thế tại Quốc hội. Cuộc điều trần trước đó do uỷ ban quân lực tổ chức là hữu nghị hơn, và nhóm này hoan nghênh Lavelle trình ra sáng kiến làm một thứ gì đó chống lại sự tăng cường của địch.
Trong trường hợp phi trường Quan Lang, tuy thế, Lavelle tường thuật câu chuyện có khả năng đưa cấp trên của ông vào chỗ khó. Đô đốc Moorer và tướng Ryan ít nhiều vất vả để bác bỏ sự bất đồng của Lavelle rằng họ chờ đợi tổ lái của Lavelle không kích những máy bay MiG trên mặt đất. Moorer khẳng định rằng ông chỉ quan tâm vào những bức ảnh xác định có máy bay MiG ở đó hay không, nhưng Ryan phàn nàn về chất lượng ném bom và lời khai của ông hoàn toàn không xua tan ấn tượng rằng những mục tiêu bị trượt là nhiều hơn súng phòng không. Quy tắc chiến đấu tìm kiếm những cuộc tấn công tự giới hạn vào những máy bay MiG đang bay trên không; những máy bay MiG trên mặt đất và đường băng của sân bay bị giới hạn. Chỉ những mục tiêu hợp pháp trên mặt đất đối với phản ứng tự vệ thông thường là pháo cao xạ và SAM đang bắn vào máy bay Mỹ hoặc ít nhất bắn theo máy bay Mỹ. Hình như không có sự quan tâm nhiều trong số những thượng nghị sĩ của uỷ ban quân lực đang tìm kiếm vấn đề này.
Thượng nghị sỹ Hughes quay lại chú ý đến Lavelle, cấp trên, cấp dưới của Lavelle. Suốt hai năm, Hughes đã theo dõi danh sách thăng tiến để ngừng sự thăng tiến của bất cứ sĩ quan nào nhúng tay vào những phi vụ bất hợp pháp hoặc làm báo cáo giả. Nhưng đến năm 1973 những sự phát giác hệ thống làm báo cáo giả được chấp thuận bởi tổng thống Nixon về ném bom Campuchia đã cắt xén chiến dịch của Hughes chống lại cấp dưới của Lavelle. Dù vậy, đa số đồng nghiệp của Hughes thấy rõ sự xuất sắc ở vị thế tướng Ryan mà cấp dưới của tướng Lavelle không có cách nào hiểu được nổi những mệnh lệnh mệnh lệnh họ nhận được từ Lavelle xuất phát từ cấp cao nào? Ba cấp dưới của họ thu được bốn sao (Slay, Gabriel, và phó tư lệnh của Gabriel, Jerome F. O’Malley), và một trong những người này trở thành Tham mưu trưởng không quân (Gabriel).
Không những người này bị ảnh hưởng trực tiếp, mà còn tất cả những sĩ quan có lý do cân nhắc những hành động của tướng Lavelle. Giống như ông ta, họ có thể là đối tượng bị gây sức ép từ cấp trên để bẻ cong quy tắc. Giống như ông ta, họ muốn bẻ cong quy tắc để giúp đỡ cấp dưới giải quyết vấn đề. Sự cứng rắn lớn nhất của tướng Lavelle với tư cách tư lệnh là sự lo lắng của ông về an toàn của những người này. Nhưng ở Việt nam mối lo lắng của ông đã đưa ông vào khó khăn, đưa họ vào khó khăn, đưa không quân Mỹ vào khó khăn - tất cả đều vì mục đích ném bom khá được xem nhẹ để gây nhiều sự khác nhau. Một người đàn ông ít khoan dung có thể coi thường mạng sống những người đàn ông của mình dám bẻ cong quy tắc theo cách có thể chấp nhận được. Một người đàn ông thông minh sẽ tránh sự liều lĩnh cho sự chính trực của mình và của người khác để ít có lợi cho nỗ lực chiến tranh. Thậm chí trước khi ông có thể về hưu, sự xâm lược của Bắc Việt nam đối với Nam Việt nam đã biện hộ quân sự và sự vô nghĩa quân sự của sự ném bom không hợp pháp của ông trở nên rành mạch.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:30:25 PM
9. Linebacker
Sự xâm lăng của Bắc Việt nam đối với Nam Việt nam vào mùa xuân 1972 sớm trở thành làm đổ chính quyền Thiệu. Trong khi gần như tất cả bộ binh Mỹ đã được rút về nước, sức mạnh trọng yếu của không quân Mỹ vẫn còn ở chiến trường và được bổ xung nhanh chóng. Tổng thống Nixon chứng tỏ thiện chí dùng không lực Mỹ ở mức ít kiềm chế hơn người tiền nhiệm, và bộ đội Bắc Việt phô bầy họ trước không lực Mỹ khi những xe tăng của họ chạy trên những con đường và pháo của họ khạc lửa hỗ trợ những chiến dịch thông thường.
Sự thành công của không lực Mỹ trong việc ngăn chặn Bắc Việt xâm lược có thể bị che lấp bởi sự sụp đổ của Nam Việt nam dưới một cuộc tổng tấn công tương tự chỉ ba năm sau, khi Quốc hội Mỹ không cho không lực Mỹ tham chiến. Nhưng năm 1972, tổng thống Nixon sử dụng không lực Mỹ thuận lợi hơn tổng thống Johnson, và không quân Mỹ thể hiện rằng họ có vũ khí mới mạnh mẽ bằng bom dẫn bằng laser.
Từ khi mang bom dẫn bằng laser đưa sang Đông Nam Á năm 1968, không quân Mỹ đã phát hiện ra một số ít mục tiêu là tốt cho bom dẫn bằng laser và đã dùng hàng nghìn bom này cắt đứt những con đường tại Lào trước khi Bắc Việt tổng tấn công năm 1972.
Để đẩy lùi cuộc tổng tấn công, không quân Mỹ đã sử dụng khoảng bốn nghìn quả riêng ở Bắc Việt Nam, và trước khi kết thúc cuộc chiến tranh, toàn bộ số bom ném xuống ở Đông Nam Á vượt quá 28 nghìn quả - gấp ba lần số bom dùng trong chiến tranh vùng Vịnh hai thập kỷ sau, nhưng đưa vào Đông Nam Á đánh phá những mục tiêu tầm xa hẹp hơn và ít công khai hơn bom dẫn sau này ở Tây Nam Á. Sự chính xác do dẫn đường bằng laser thường có nghĩa là có thể bỏ qua kiểu cũ ném nhiều bom xuống để có một hoặc hai quả trúng mục tiêu. Một máy bay F-4 mang hai bom dẫn bằng laser bây giờ có thể ném một nhịp cầu, có lẽ hai. Nhưng những bom “thông minh” này đòi hỏi thời tiết tốt, và để chống hệ thống phòng không mạnh mẽ của Bắc Việt nam những bom này được ném chỉ vào ban ngày (bởi vì những máy bay phản lực không mang theo thiết bị nhận dạng mục tiêu ban đêm tin cậy trên mười nghìn feet). May mắn, Bắc Việt tung ra đợt tổng tấn công chỉ vài tuần trước khi thời tiết tốt để ném bom.
Mãi đến 30-3-1972 bắt đầu Bắc Việt Nam mở đầu cuộc xâm lược, tận dụng hoàn toàn mây trừ gió mùa đông bắc khô để chuyển tiếp liệu vào những kho dự trữ hàng gần nơi xuất phát tấn công. Hai sư đoàn vượt qua khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt nam và một phần ba di chuyển từ Lào về phía đông theo hướng Quảng Trị. Trong vòng một tuần, nhiều sư đoàn Bắc Việt nam tác chiến sâu xuống phía nam - hai sư đoàn tác chiến ở Tây Nguyên, đe doạ cắt đôi Nam Việt nam bằng cách phối hợp với những đơn vị Việt Cộng sẵn sàng hành quân dọc bờ biển. Sài Gòn nằm trong dải của một sư đoàn Bắc Việt nam khác và hai sư đoàn Việt Cộng đổ xuống từ Campuchia vào An Lộc. Cả thảy, đợt tổng tấn công vào dịp lễ phục sinh này sử dụng hơn một trăm nghìn lính và hàng trăm xe tăng trong những trận công kích riêng rẽ và rộng lớn.
***
Trước khi những cơn mưa gió mùa tây nam dọn sạch những đám mây và sương mù và cho phép máy bay Mỹ tấn công, lính Bắc Việt nam có hai tuần lễ không bị những cuộc không kích chính xác của Mỹ. Đây là thất bại đối với quân đội Mỹ, nó thậm chí còn là thất bại nặng hơn đối với tổng thống Nixon. Khi Nixon gặp Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân ngày 4-4-1972, Nixon yêu cầu đô đốc Moorer truyền đạt tới tướng Abrams - tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn, cần phải sử dụng không lực Mỹ “công kích tối đa”. Nixon lo lắng rằng chỉ có 136 lượt xuất kích chiến thuật chống lại quân xâm lược gần khu phi quân sự trong 24 giờ qua. Moorer giải thích rằng do vấn đề thời tiết và nhấn mạnh rằng những B-52 đang ném bom qua những đám mây. Mặc dù việc sử dụng B-52 lôi cuốn tổng thống, ông không thấy bớt nguôi ngoai. Moorer được phép ngày 2-4 không kích tới 25 hải lý bắc khu phi quân sự. “Điều này đối với tôi hình như toàn bộ không quân với tất cả khả năng chỉ để làm một cuộc chiến tranh trên sa mạc vào tháng 7”, Kissinger sau này nhớ lại. “Tôi cho rằng nếu họ không thể bay được họ có thể đi taxi về phía bắc 25 dặm”.
Ngày hôm sau Nixon phàn nàn với bộ trưởng tư pháp John Mitchell rằng thời tiết thật ra không phải là vấn đề: “Thời tiết không xấu. Không quân chẳng ra làm sao cả - tôi nghĩ, họ không bay”. Dù thiếu kiên nhẫn, Nixon chỉ ra rằng ông sẵn sàng ra tay. “Chưa từng bao giờ ném bom tàn nhẫn giống như họ đang ném bom lần này”, ông tuyên bố, “nhưng các bạn phải có thời tiết”.
Ông gặp tân tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 - tướng John W. Vogt, người từng là giám đốc Tham mưu trưởng liên quân. Nixon nói với Vogt rằng ông ta phải làm công việc bất kể thời tiết như thế nào - sử dụng tối đa B-52. Nếu Vogt không thành công ở Việt nam, tổng thống nhấn mạnh, không quân Mỹ không thể mong đợi sự ủng hộ của Nhà Trắng; ngoài ra, đây có thể là trận chiến đấu lớn cuối cùng của không quân Mỹ và sẽ là bi thảm cho binh chủng kết thúc sự nghiệp chiến đáu trong nhục nhã. Nhớ lại những hạn chế đối với các tư lệnh trước kia của Tập đoàn không quân số 7, Vogt yêu cầu cho quyền để làm việc - ông muốn là phó tư lệnh của tướng Abrams và không đơn thuần là về không quân; Nixon nói với Kissinger phải làm việc đó và điều này được làm hai tháng sau. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nixon khuyên Vogt đứng bên Abrams và liên lạc trực tiếp với Washington. Nixon cam đoan với Vogt rằng Vogt có toàn quyền ông cần, nhưng Vogt sau này hối tiếc rằng tổng thống không viết cam đoan này bằng văn bản.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Nixon muốn cho viên tư lệnh không quân tự do hành động, nhưng cũng tương tự như mọi người Vogt có một sự thúc ép bên trong. Việc chọn ông làm tư lệnh Tập đoàn không quân số 7 đã nhấn mạnh sự lôi cuốn mật thiết của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng theo hướng chiến tranh không quân. Ông là một sĩ quan tham mưu tài giỏi, thân cận với đa số các sếp, đô đốc Moorer, và có quan hệ tốt với Henry Kissinger. Thêm nữa, Kissinger đã gợi ý Nixon thay thế Lavelle bằng Vogt. Vogt từng học Ivy League (Yale, Columbia, và Harvard, nơi lần đầu tiên gặp Kissinger), nhiều lần thực hiện nhiệm vụ tham mưu chủ chốt, và do thiếu năng lực chỉ huy nên ông bị gạt khỏi đa số những tướng không quân. Từ những năm 1940, khi là một phi công ưu tú và chỉ huy phi đội máy bay ở châu Âu, Vogt đã chỉ huy một đơn vị ở chiến trường. Nhưng ông đã được giao nhiệm vụ nặng nề hơn trong kế hoạch phát triển và chính sách về Đông Nam Á từ 1954, khi ông được cử đến Paris sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ. Lúc bắt đầu Sấm Rền, ông làm việc ở văn phòng bộ trưởng quốc phòng, giúp McNamara và Paul Nitze chọn lựa danh sách mục tiêu. Trong phần lớn thời gian Sấm Rền, Vogt là phụ tá kế hoạch và chiến dịch của không quân Mỹ ở Thái Bình Dương tại Hawaii, nơi ông làm việc cho tướng Ryan (trước khi Ryan trở thành Tham mưu trưởng không quân).
Ở Sài Gòn, người ta thấy Vogt thường trả lời những cuộc gọi điện thoại từ đô đốc Moorer. Đôi khi phiền toái, những cuộc điện thoại này chỉ ra việc tiến triển tăng lên của Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7. Vì phần lớn bộ binh Mỹ sẵn sàng về nước, nên không quân cũng phải tính đến. Dù vậy, sếp của Vogt ở Sài Gòn, tướng Abrams, không được sự ủng hộ ủng hộ chính quyền Nixon.
Nixon và Kissinger đổ lỗi cho Abrams về số phận buồn thảm mà quân đội Nam Việt nam gánh chịu tại Lào đầu năm 1971. Trước mắt họ Abrams hình như là một tư lệnh chán nản và thất bại, người sau đó ba năm nỗ lực cũng không đủ khả năng thực hiện những yêu cầu chiến đấu mới.
Nixon đã làm một nỗ lực khập khiễng để khắc phục cái mà Kissinger gọi là “bệnh tâm thần phân liệt được thể chế hoá” của hệ thống gói mục tiêu phân chia trách nhiệm cho cuộc chiến tranh trên không ở Bắc Việt nam. Nhưng khi Bộ trưởng quốc phòng Laird và đô đốc Moorer phản đối cố gắng thay đổi thể chế hoá trong thời điểm giữa cuộc khủng hoảng, Nixon chùn bước. Nhờ sự ủng hộ tại Quốc hội, Laird tiếp tục quyền hành xử hoàn toàn với tổng thống. Hai người này xử lý rất khác nhau về sự xâm lược của Bắc Việt nam. Laird nhìn thấy sự xâm lược như là cơ hội thử thách tốt Việt nam hoá chiến tranh. Bởi vậy, ông nghĩ tốt nhất đừng làm một cái gì đặc biệt cho Nam Việt nam, và ông cực lực phản đối ném bom trở lại Bắc Việt nam; ở phía đối lập ông được Bộ trưởng không quân Mỹ Seamans lặng lẽ ủng hộ. Trong những cuộc khủng hoảng trước đó, Nixon tìm kiếm làm việc với những người quanh Laird bằng cách làm việc trực tiếp trực tiếp với đô đốc Moorer ở Washington và đại sứ Bunker ở Sài Gòn; Bunker truyền đạt hướng dẫn “kênh bí mật” từ Kissinger tới các tướng Generals Abrams và Vogt. Trong thời gian ấy, Laird có thể gây sức ép của mình lên Moorer, và kết quả là Laird đôi khi đặt giới hạn cho việc ném bom trở lại ở Bắc Việt nam.
Tình thế của Moorer đặc biệt khó xử bởi vì mối quan hệ của ông với Kissinger từng va chạm bởi những sĩ quan liên lạc của Moorer trong văn phòng Kissinger - chuẩn đô đốc Rembrandt C. Robinson và người kế nhiệm của ông, chuẩn đô đốc Robert O. Welander, đã dùng tay trong Charles Radford, nhân danh Moorer, đánh cắp những bài báo nhậy cảm (về Trung Quốc và Pakistan) từ Kissinger. Người làm tay trong, đã đưa một số bí mật này cho người phụ trách chuyên mục báo và chuyển cho các đồng nghiệp Morman, Jack Anderson, cũng như Welander, và Kissinger đã đóng cửa văn phòng sĩ quan liên lạc. Có lẽ Nixon nghi ngờ rằng Kissinger khao khát về thắng lợi ngoại giao của mình đã đưa ra công khai trên báo chí, nên mối quan hệ của Moorer với tổng thống không có sự dung thứ.
Cả Nixon và Kissinger vẫn cần Moorer như cách để thu thập những người đối lập quanh Bộ trưởng quốc phòng Laird để sử dụng quyền lực quân sự của họ. Nhiều cuộc đấu đầu giữa Nhà Trắng và Laird ở dạng những cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa trợ lý quân sự của Kissinger, thiếu tướng Alexander M. Haig, Jr. (lục quân), và trợ lý quân sự của Laird, thiếu tướng Robert E. Pursley (không quân). Haig đã tốt nghiệp học viện quân sự Mỹ West Point năm 1947 hai năm trước khi Pursley tốt nghiệp. Cả hai người thăng tiến tới thiếu tướng nhờ các sếp dân sự của họ. Sau khi kiếm được bằng thạc sĩ về kinh doanh từ Harvard, Pursley là trợ lý quân sự cho ba bộ trưởng quốc phòng, bắt đầu từ Robert McNamara năm 1966. Đây là Laird, tuy thế, người hai lần thăng cấp cho ông. Trong thời gian ấy, Haig là trợ lý quân sự cho bộ trưởng lục quân Cyrus Vance trước khi trở thành tiểu đoàn trưởng ở Việt nam.
Một sự kiện đặc biệt tiêu cực trong mối quan hệ giữa Pursley và Haig (và các sếp dân sự của họ) là việc Bắc Triều Tiên bắn rơi một máy bay trinh sát EC-121 ngày 15-4-1969. Nixon ra lệnh cho một lực lượng đặc nhiệm hải quân vào vùng lãnh hải Triều Tiên, và ông trở nên thiếu kiên nhẫn khi không có sự di chuyển nào xảy ra. Các cuộc gọi liên tiếp của Haig tới Pursley để lại Haig ấn tượng rằng Pursley đang lẩn tránh. Cuối cùng kết luận rằng Laird đã không truyền lệnh của tổng thống, Nhà Trắng gửi lệnh trực tiếp xuống cho hải quân. Ba năm sau khi xảy ra sự việc đáng buồn này, Nhà Trắng mở lại cuốn băng ghi âm cuộc điện thoại của Pursley. Pursley vẫn còn ngu dốt về sự thật rằng mùa xuân 1972, khi ông thăm Haig để làm lành. Haig phát giác rằng Nhà Trắng đang giữ một cuộn băng trong dó Pursley thúc giục một vị tướng không quân Mỹ cho ông ta về hưu, nhưng Laird nói với Pursley nhận một công việc ở Nhật Bản. Cũng như Haig, Pursley trở nên có nhiều ảnh hưởng với tổng thống. Vì Haig không chia sẻ với Kissinger nghiêng về ném bom Bắc Việt nam để phục vụ chính sách ngoại giao, Haig có thể kiên định bênh vực Nixon thiên về dùng sức mạnh không lực Mỹ.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:31:09 PM
Nixon và Moorer nhanh chóng tăng cường không lực Mỹ ở Đông Nam Á. Trong khi Việt nam hoá chiến tranh bỏ lại không lực Mỹ ở chiến trường, sự dư thừa ít nhiều lực lượng đang đương đầu với cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Sau đó riêng không quân Mỹ có hơn 1.700 máy bay ở Nam Việt nam và Thái Lan, không tính đến số máy bay khác, như B-52 ở Guam và Okinawa. Giờ đây chỉ có dưới 800 máy bay ở Đông Nam Á, và một nửa số này ở Nam Việt nam dự kiến hoặc là đưa sang tới Thái Lan hoặc mang về Hoa Kỳ. Nixon cho phép, nhưng ông thay đổi bằng cách đưa 350 F-4 và 50 B-52 vào Thái Lan, và 150 B-52 về Guam.
Triển khai máy bay tới Thái Lan bao gồm những F-4E mới, mỗi chiếc có pháo 20 ly gắn ở mũi. 72 chiếc F-4E từ Bắc Carolina và Florida chen chúc nhau ở sân bay Udorn và Ubon cùng với hơn 100 F-4 từng ở đó. Những F-4D cũ cũng đưa về tới Thái Lan. Thêm nữa, toàn bộ phi đoàn máy bay chiến thuật số 49 gồm 72 F-4D từ New Mexico đến tăng cường cho sự hiện diện của Mỹ ở sân bay Takhli. Từ khi phi đoàn không quân chiến thuật 355 rút đi năm 1970, Phần của Mỹ tại căn cứ này chỉ còn trần trụi điện, nước, giường chiếu, và đồ gỗ. Sự thiếu thốn như thế được cải thiện vào đúng lúc phải đối xử với phi đoàn không quân chiến thuật 366, chuyển từ Đà Nẵng về Takhli vào tháng sáu. Phi đoàn không quân chiến thuật 388 tại Korat (sân bay nhà của F-105 “Những con chồn hoang” và máy bay gây nhiễu EB-66) cũng thu hút nhiều F-4, và những máy bay, giống như những F-4 ở Takhli, dành nhiều cố gắng ném bom lính Bắc Việt tại Nam Việt nam. Điều đó đã bỏ lại trách nhiệm chính những chiến dịch ở Bắc Việt Nam cho phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tại Ubon và phi đoàn trinh sát chiến thuật 432 tại Udorn.
Trong khi có 150 máy bay ít hơn khả năng trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, những tàu sân bay hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ tăng cường từ 2 đến 5 chiếc trước đó xuống còn bốn chiếc, một chiếc hoạt động thường xuyên hơn trên tuyến này từ năm 1968. Thuỷ quân lục chiến đưa hai phi đoàn F-4 và một phi đoàn A-6 đến một căn cứ bỏ hoang gần Nam Phong, cách Udorn 50 dặm về phía nam; thuỷ quân lục chiến vào những lều bạt, trồng những bụi hoa hồng, và đặt tên căn nhà mới của họ là “Vườn hồng”. Một số lượng B-52 nhiều gấp 2 lần chưa từng có ở Đông Nam Á và dư thừa loại bom mới dẫn bằng laser dùng cho F-4 của không quân Mỹ, Nixon tập hợp lại thành một hạm đội trên không dữ dội hơn Bắc Việt đã từng chạm trán.
Nixon nhấn mạnh nhiều lần yêu cầu của ông tăng thêm B-52. Đầu tháng 2, ông đáp ứng yêu cầu của Abrams trở lại ném bom của Bắc Việt nam bằng cách đưa 29 máy bay B-52 đến Guam. U-Tapao (Thái Lan), đưa tổng số tối đa 51 máy bay B-52 và số lượng gần bằng như thế máy bay tiếp dầu. Nhờ ưu thế ở gần, những B-52 tại U-Tapao có giá trị hơn những máy bay đậu ở Guam, cách đó 2.400 dặm. Nhưng Guam là căn cứ mới được triển khai B-52. Căn cứ không quân Kadena (Okinawa) không được dùng làm căn cứ cho B-52, bởi vì Nixon đồng ý trao trả Okinawa cho Nhật vào tháng 5. Người Nhật cho phép máy bay tiếp dầu, không phải B-52, được sử dụng Kadena. Guam phải thu hút chừng 150 B-52,vượt xa khả năng mà căn cứ Andersen có thể xử lý một cách thoải mái.
Phản ứng tức thời của Nixon đối với cuộc tổng tiến công Lễ phục sinh là triển khai 54 máy bay B-52 đến Guam và 36 máy bay F-4 đến sân bay Ubon (Thái Lan). Như vậy Nixon có tổng cộng 134 chiếc B-52 để dùng ở chiến trường, nhưng ông sớm nhận ra rằng kế hoạch của ông sử dụng những máy bay này ở Bắc Việt Nam thường xuyên vấp phải sự phản đối của Abrams và Laird, vì họ dùng B-52 ở Nam Việt nam trong lực lượng tấn công. Trong sự tức giận, vào tháng 5 Nixon gọi thêm 100 chiếc B-52 khác. Không ai ở Lầu Năm Góc hoặc Thái Bình Dương có thể hình dung được làm thế nào nhết thêm 100 chiếc B-52 vào Guam.
Sau cuộc hội đàm thất bại với Nixon về sự triển khai mới, Moorer kể cho các tham mưu của mình câu chuyện về một chủ trang trại định chở bốn tấn gà tây trên chiếc xe tải hai tấn bằng cách giữ một nửa gà tây trên không.
Tập đoàn không quân số 8 ở Guam cuối cùng cũng thu xếp nhận 58 chiếc B-52 bằng cách đóng một trong hai đường băng sân bay Andersen và dùng nó làm bãi đỗ. Những chỗ đỗ cũ cho B-29 từ thế chiến II đơn giản không dùng được cho những chiếc B-52 to hơn.
Tư lệnh Tập đoàn không quân số 8, trung tướng Gerald W. Johnson, sau này nhớ lại rằng một chiếc B-29 nhú ra “đưa hộp số chính và mọi thứ khác đang treo ở phía trên … và sau khi họ quay vào chỗ, chúng tôi chạy ra ngoài để nhận những máy bay và thấy chúng chìm chỗ đỗ hẹp chỉ còn cách một bước chân”. Trong hai tháng khi đội xây dựng “Ong biển” của hải quân xây dựng bãi đỗ mới và mở rộng bãi cũ, Johnson chỉ có một đường băng cất cánh. Ông cho làm sạch cỏ một đường băng cũ từ thế chiến II đường băng để hạ cánh khẩn cấp, và trạm không quân hải quân cũng sử dụng cho mục đích này.
Việc ăn ở cho những người đến triển khai B-52 cũng gây ra nhiều vấn đề. Căn cứ không quân Andersen, chỉ vài tuần trước đó có dưới ba nghìn người, bây giờ phải phục vụ hơn chín nghìn người. Với 2 nghìn người, điều đó nghĩa là phải sống ở lều bạt; với 200 người có thể sống ở những khách sạn sang mà du khách Nhật bản thường dùng. Đa số mọi người phải mất nhiều công sức và thời gian để sửa sang lại nhà. Sau nhiều năm “vận hành kiệt sức”, Andersen và U-Tapao (Thái Lan), bắt đầu những phi vụ vừa nhiều nguy hiểm và nhiều rủi ro để cứu Nam Việt nam.
Những nguy hiểm mới đối mặt B-52 là không những là SAM gần khu phi quân sự và thậm chí tại Nam Việt nam, mà còn do quyết định của tổng thống Nixon đưa B-52 vào sâu Bắc Việt Nam. Ít nhất từ khi những cuộc tập kích vụng trộm của B-52 vào Campuchia năm 1969, Nixon quan tâm đặc biệt đến B-52. Trong Sấm Rền, Những cuộc tập kích B-52 vào Bắc Việt Nam bị giới hạn phía nam vùng cán xoong và những con đèo vào Lào. Nhưng Nixon không có chia sẻ nỗi sợ hãi của Johnson về phản ứng ở Moscow và Bắc Kinh, cả hai nước này hưởng ứng với những lời đề nghị của Nixon. Nixon không bị cản trở bởi khả năng mà hoả lực phòng không mạnh mẽ quanh Hà Nội và Hải Phòng có thể gây thiệt hại cho B-52.
Nixon vẫn còn chưa ra lệnh ném bom ngay lập tức Hà Nội và Hải Phòng. Phải mất một tuần để ông chấp thuận một loạt thay đổi trong giới hạn ném bom Bắc Việt nam thậm chí đến vĩ tuyến 19, nơi bị ném bom trong sáu tháng của Sấm Rền. Hình như Moorer đề xuất những hành động gây ấn tượng để tổng thống phê chuẩn. Nhưng Moorer cũng chẳng thấy chịu nhìn ra sự quá dư thừa không lực Mỹ sắp đổ xuống Đông Nam Á, và Laird thì đang chống đối bất cứ cuộc ném bom nào xuống Bắc Việt nam. Tuy thế, ngày 8-4-1972 khi Nixon lại phàn nàn rằng chỉ thấy những chiến dịch “thông thường”, Moorer hứa rằng ít nhất sáu B-52 sẽ không kích mục tiêu nằm sâu ở Bắc Việt Nam trước bình minh ngày 10-4.
Mười hai chiếc B-52 từ U-Tapao đánh phá kho dầu và nhà ga Vinh trước bình minh ngày 10-4. Để đưa 12 chiếc máy bay ném bom này vào Bắc Việt Nam, một hạm đội gồm 53 chiếc đóng vai trò yểm trợ. Những máy bay hải quân A-6 và A-7 bắt đầu tấn công những trận địa SAM. F-105 “Những con chồn hoang” sau đó trấn áp những trận địa này, trong lúc đó 20 F-4 rải một đường nhiễu kim loại cho B-52. đây là lần sử dụng đầu tiên nhiễu kim loại kể từ thế chiến II. Những F-4 không thể vươn tới độ cao của B-52 (trên 35 nghìn feet), và B-52 muốn bay càng cao hơn tầm bắn súng phòng không càng tốt. Như vậy, B-52 bay dọc theo phía trên đường rải nhiễu kim loại, đám nhiễu này che giấu được vị trí chính xác của họ khỏi radar Bắc Việt nam và báo động radar đang dõi theo dải bay của họ..
Bắc Việt bắt đầu phóng SAM vào những kẻ tấn công thậm chí trước khi họ vượt qua biên giới từ Lào vào Bắc Việt Nam. Hơn 30 tên lửa tạo thành vòng cung đội hình B-52, chẳng trúng cái gì cả trừ việc phá vỡ kế hoạch bay thẳng và độ cao. Những phi công B-52 đã theo lệnh “ấn nút” bất chấp SAM hoặc MiG làm nhiễu, và MiG không tới gần thách thức cuộc tập kích ban đêm này - vì rằng, họ chỉ có kinh nghiệm bay ban ngày.
Mười hai chiếc B-52 thả tổng cộng gần tám trăm quả bom, phần nhiều là bom có sức công phá mạnh 750 cân Anh và 500 cân Anh, nhưng bao gồm một số bom bi. Cuộc tập kích, tuy vậy không hiệu quả, có thể do tổ lái cố gắng dùng dẫn đường định vị bằng rada mặt đất để ném bom.
Vinh nằm ở khá xa những trạm radar ở Thái Lan và Nam Việt nam, dường như B-52 có ý định giữ vững đường bay thẳng và độ cao để thả bom. Moorer ra lệnh cuộc tập kích nữa ngày 13-4, lần này vào sâu phía bắc và thêm B-52 nữa (tổng cộng 18 chiếc, tất cả chỉ thả bom sức công phá cao và tất cả dùng máy ném bom bằng radar gắn trên máy bay chứ không sử dụng hệ thống dẫn đường từ mặt đất. Lưu tâm đến mức độ không chính xác cuộc tập kích Vinh, mục tiêu mới được chọn tương đối biệt lập với khu dân cư cũng như tầm quan trọng của nó. Sát ngay nam vĩ tuyến 20 có phi trường Bái Thượng (Thanh Hoá) (sân bay Sao Vàng gần Lam Sơn, Thanh Hoá -ND), tổ hợp phi trường được mở rộng để hỗ trợ không lực gồm hơn hai trăm máy bay MiG (gấp đôi số lượng trong Sấm Rền). Một lần nữa B-52 đã ném bom ngay trước khi bình minh. Họ phá huỷ một MiG-17 trên mặt đất và không có chiếc MiG nào tới gần chống lại họ; họ bỏ lại 17 hố bom trên đường băng. Bắc Việt phóng một lượng lớn SAM nhưng kết quả thì ít ỏi.
Các tham mưu trưởng liên quân đã vạch kế hoạch ở Hawaii một cuộc tập kích không kích thứ ba, ba ngày sau cuộc thứ hai. Lần này những mục tiêu sẽ là Hải Phòng và Hà Nội. Đề xuất tăng quy mô tập kích lên 40 chiếc B-52, tuy thế, việc đưa mười tám chiếc B-52 đánh phá kho dầu tại Hải Phòng trước khi bình minh kéo theo hơn một trăm máy bay không quân và hải quân tấn công những mục tiêu Hải Phòng và Hà Nội vào ban ngày. Thậm chí lực lượng B-52 tuy đã được cắt giảm, cũng là khá nhiều đối với Abrams, người phản đối đưa B-52 ra khỏi Nam Việt nam trong khi An Lộc dưới nhiều sức ép. Khi nhận bức thông điệp của Abrams, Nixon tỏ ra bối rối bởi vì ông ngờ rằng cuộc chiến ở An Lộc xấu đi, người ta đổ lỗi cho ông việc chuyển B-52 ra ném bom Bắc Việt nam. Kissinger, người từng ủng hộ tập kích, bây giờ suy nghĩ khác. Nhưng Moorer chỉ ra rằng những B-52 đã sẵn sàng xung trận và sẽ phải thả bom xuống Vịnh Bắc Bộ. Nixon quyết định cho phép phi vụ tiến hành theo dự định.
Một B-52 bỏ cuộc do hỏng máy, nhưng 17 chiếc còn lại thả bom trước khi bình minh ngày chủ nhật 16-4-1972, và phá huỷ hoặc làm hư hỏng hơn 30 téc xăng tại Hải Phòng. Dù không thả nhiễu kim loại tạo thành đường, hơn một trăm SAM đã bắn trượt B-52 và phần lớn số máy bay hộ tống. Nhưng một tên lửa bắn rơi một chiếc F-105 “Con chồn hoang” dù nó được bảo vệ bằng máy bay F-4 thả nhiễu kim loại. Sau khi nghỉ một ngày, hải quân mất một chiếc A-7 khi đánh phá những kho hàng ở Hải Phòng.
Cuộc tập kích của những F-4 vào một kho dầu gần Hà Nội đã không bị mất chiếc nào, và hỗ trợ cho những F-4 tuần tra trên không thậm chí bắn rơi ba MiG-21. Tướng Vogt vẫn không hoàn toàn hài lòng với công việc ngày hôm đó. Một số lúng túng của ông xuất phát từ vai trò toàn cục của chính ông trong kế hoạch được vạch ra phần nhiều ở Hawaii do một toán hỗn hợp dưới sự lãnh đạo của một đô đốc và một đại tá từ Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Vì kho dầu Hà nội nhỏ hơn nhiều kho dầu Hải Phòng và vì 17 chiếc B-52 có thể ném tổng cộng số bom gấp 10 số bom của 32 chiếc F-4, cuộc tập kích F-4 của Vogt cũng chẳng hoành tráng - dù cho những F-4 được khen vì tỷ lệ phá huỷ cao. Lúc đó, Vogt khoác lác rằng cuộc tập kích bằng F-4 này là “một trong những cuộc tập kích tốt nhất chưa từng có” ở khu vực Hà nội. Nhưng ông bực mình vì hoàn toàn không trúng mục tiêu; chúng có khả năng làm thương vong dân thường và thúc Washington phải đặt ra giới hạn những mục tiêu quan trọng. Vogt trở nên càng muốn sử dụng tối đa bom dẫn đường.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:31:56 PMBất cứ thứ gì mà Vogt làm, lần đầu tiên kể từ khi cuộc tổng tấn công Lễ phục sinh, tổng thống không thất vọng. “Tốt”, Nixon nói với Tham mưu trưởng, “chúng ta sẵn sàng bỏ lại thẻ gọi điện thoại tuần này”. Nhìn vào sự đánh giá này, những cuộc tập kích của B-52 ở Bắc Việt Nam bị giới hạn để tiếp tục trong một lúc nào đó lâu hơn. Khoảng một tuần sau, lần không kích ngày 21-4 và 23-4 dùng gần 40 lượt xuất kích B-52 đánh phá những kho hàng gần Thanh Hoá. Đa số xuất kích theo kế hoạch những mục tiêu khác ở Thanh Hoá, như chiếc cầu nổi tiếng từng đứng vững trước khá nhiều cuộc tấn công trong Sấm Rền, đã bị huỷ bỏ do thời tiết xấu. Chiếc B-52 được hộ tống thường lệ là những F-4 và F-105 “Những con chồn hoang”, nhưng lần đầu tiên bay trên Bắc Việt Nam một chiếc B-52 bị thương do trúng SAM. Chiếc máy bay bị thương này còn kịp ném hết bom và hạ cánh xuống Đà Nẵng với ba trong số tám động cơ bị ngừng. Đây là chiếc máy bay B-52 thứ hai bị thương trong chiến đấu, chiếc thứ nhất trúng SAM ba tuần trước đó gần Quảng Trị, Nam Việt nam.
Những cuộc tập kích Thanh Hoá nhằm để tăng sức mạnh của Henry Kissinger trong chuyến thăm Moscow từ 20 đến 24-4. Trong khi chủ trương không kích nam vĩ tuyến 20, Kissinger thúc ép tổng thống không ném bom trở lại gần Hà Nội và Hải Phòng ít nhất cho đến khi Kissinger đàm phán với Liên Xô ở Moscow và Bắc Việt ở Paris, nơi ông có kế hoạch gặp Lê Đức Thọ ngày 2-5-1972. Kissinger hy vọng đạt được “cuộc gặp thượng đỉnh” cho Nixon ở Moscow, vào cuối tháng 5 Nixon sẽ ký hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược. Nhưng Nixon nghĩ rằng việc đe doạ ngừng cuộc gặp thượng đỉnh có thể thuyết phục Liên Xô gây sức ép lên Bắc Việt Nam. Trong chuyến đi thăm Moscow tháng 4-1972, Kissinger phớt lờ những chỉ thị của Nixon.
Trước thời gian Kissinger gặp Lê Đức Thọ, Bắc Việt chiếm được thành phố Quảng Trị và không có ý thương lượng. Kissinger trở lại Washington mà không có một luận cứ ngoại giao mạnh chống lại mong muốn của Nixon dùng B-52 chống lại Hà Nội. Kissinger quay lại sự lựa chọn quân sự mà lần đầu tiên ông từng cân nhắc năm 1969 - thả mìn các cảng Bắc Việt và ngăn chặn đường vận tải bằng không kích. Những cố gắng của Sấm Rền ngăn chặn những con đường giao thông từ Bắc Việt Nam vào Lào và Nam Việt nam đã bỏ lại Hải Phòng và các cảng của Bắc Việt nam tự do nhập khẩu hàng hoá từ Liên Xô, Trung Quốc, và các nước khác. Cảng Sihanoukville (Campuchia) cũng là nơi vận tải tiếp liệu cho lực lượng cộng sản ở Nam Việt nam cho tới khi chính quyền Lon Nol đóng cửa nó năm 1970. Sự xâm lược của Bắc Việt nam đối với Nam Việt nam cần một lượng lớn đạn dược và tiếp liệu khác, Kissinger thấy khả năng lớn trong việc ngăn chặn cùng một lúc vận tải trên biển và trên bộ.
“Sự hoà dịu” Nixon đã tạo ra đủ để Liên Xô và Trung Quốc không làm ông phải sợ hãi như Johnson lo rằng hai nước này can thiệp quân sự. Nixon có cuộc gặp thượng đỉnh ở Bắc Kinh vào tháng 2-1972. Liên Xô có thể không từ bỏ cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 5, nhưng họ không có có xu hướng làm gì về mặt quân sự hơn là tái cung cấp cho Bắc Việt nam - việc này có thể bị gây khó khăn do thả mìn những hải cảng. Liên Xô sau này buộc phải vận chuyển hàng tiếp liệu qua một quốc gia ít thân thiện là Trung Quốc, nếu Trung Quốc cho phép. Nixon rất thích sự táo bạo của đề xuất, và sau một thời gian làm rối trí trong việc đưa B-52 ném bom trở lại. Ngày 4-5-1972, ông huỷ bỏ kế hoạch tập kích B-52 và máy bay chiến đấu vào Hà Nội và Hải Phòng dự kiến vào tháng 5, 6 và 7-1972.
Nixon muốn làm một việc chắc chắn rằng hành động của ông ở Việt nam tương phản rõ ràng với người tiền nhiệm. Cựu tổng thống Johnson đóng góp trực tiếp cho quyết tâm của Nhà Trắng, nói rằng những sai lầm của ông là hậu quả của việc nghe những lời khuyên chống lại bản năng của chính ông. Nixon nói với những phụ tá thân cận của ông rằng ông có kinh nghiệm những vấn đề như thế. Khi Bắc Triều Tiên bắn rơi chiếc máy bay EC-121 năm 1969, ông suýt nữa theo bản năng của mình ném bom Bắc Triều Tiên. Khi ông đưa lính Mỹ vào Campuchia năm 1970, ông suýt nữa theo bản năng của mình mở một chiến dịch ném bom toàn diện Bắc Việt nam thay vì một số ít lượt xuất kích sau đó. “Nếu chúng ta làm điều này khi đó, thì cuộc chiến tranh chết tiệt này không còn đến bây giờ”.
Ôm chặt ý định thả mìn và đánh chặn, Nixon rất bí mật tiến hành công việc chuẩn bị. Trước lúc Nixon cho phép Hội đồng an ninh quốc gia thảo luận đề xuất ngày 8-5, thì ông đã sẵn sàng quyết định từ trước. Tuy thế, ông vượt qua những kiến nghị nghe những lời chỉ trích. Đúng như ông đoán, Bộ trưởng quốc phòng Laird phản đối kế hoạch, và Laird được CIA ủng hộ ở phe đối lập. Họ đã tranh luận rằng Bắc Việt có thừa đủ đủ kho dự trữ hàng tiếp liệu cho tổng tấn công và trong bất kỳ trường hợp nào không lực Mỹ cũng thất bại ngăn chặn những con đường từ Trung Quốc đến Bắc Việt Nam. Kissinger sau này nói trong hồi ký của mình về sự đồng ý của ông lúc đó rằng hiệu quả chiến dịch ném bom đến khá chậm để ngăn Bắc Việt tổng tấn công: “Tôi đồng ý, nhưng tôi lo lắng với những hành động của Hà nội sau khi tổng tấn công”.
Bốn ngày trước cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia, Nixon gọi đô đốc Moorer vào phòng riêng trong toà nhà văn phòng điều hành cổ để nhận quan điểm của chủ tịch hội đồng và cho ông biết kế hoạch theo cách lặng lẽ. Moorer cam đoan với tổng thống rằng chính Moorer đã từng vạch kế hoạch hành quân như thế tám năm trước khi ông chỉ huy hạm đội 7 và rằng những chuẩn bị cần thiết có thể được làm mà báo chí chẳng biết được một tý gì hết về việc này. Moorer nói là làm. Khi Nixon phát biểu trên truyền hình buổi chiều 8-5-1972 rằng một chiến dịch mới đang thực hiện, ông gây cho dân Mỹ và Bắc Việt nam ngạc nhiên.
Tướng Abrams, tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn, nằm trong số những người Mỹ ngạc nhiên bởi việc thả mìn Hải Phòng. Bất ngờ hải quân rút bỏ sự yểm trợ hoả lực đối với những chiến dịch trên bộ theo dự kiến tại Nam Việt nam. Mối quan hệ giữa Abrams và đô đốc John McCain - tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, ở Honolulu, luôn căng thẳng. Lần này Abrams phàn nàn chua chát với trợ lý bộ trưởng quốc phòng đang ở thăm về sự thiếu hợp tác của hải quân, biết rằng những tàu hải quân đã được kéo đi để hỗ trợ thả mìn Hải Phòng. Điều này là tín hiệu rõ ràng nhất rằng Abrams mất lòng tin của chính quyền. Ít nhất ông cũng chẳng ngày nào còn phải tranh luận chống lại việc điều chuyển B-52 từ những mục tiêu ở Nam Việt nam sang không kích Bắc Việt Nam. Trong một lúc nào đó công việc này nên tốt nhất là giao cho máy bay chiến đấu.
***
Khi tổng thống Nixon xuất hiện trên truyền hình quốc gia để nói với đồng bào của mình về việc thả mìn các hải cảng Bắc Việt nam, lúc đó là 9 giờ tối ngày 8-5-1972. Ở Hải Phòng lúc đó là chín giờ sáng ngày 9-5-1972.
Trong lúc Nixon phát biểu, máy bay A-6 từ tàu sân bay Coral Sea thả thuỷ lôi xuống con kênh hẹp nối cảng Hải Phòng với Vịnh Bắc Bộ. Như Nixon giải thích, thuỷ lôi sẽ chưa bị kích hoạt trong vòng ba ngày, trong lúc đó có 28 tàu nước ngoài ở cảng Hải Phòng có thể tự do nhổ neo. Điều làm cho họ không rời được cảng Hải Phòng té ra là do Bắc Việt nam chối đưa tàu lai dắt khi nào những tàu này chưa dỡ xong hàng. Họ vẫn còn ở đó cho tới năm sau. Tại sao Bắc Việt không đưa tàu rà mìn vào kênh, đô đốc Moorer khẳng định rằng đây là những thuỷ lôi nổ theo từ tính; chính hải quân Mỹ đã rà phá mìn khi kết thúc chiến tranh.
Một ngày sau khi thả mìn cảng Hải Phòng, bắt đầu một chiến dịch đánh phá đường bộ từ biên giới Trung Quốc qua Bắc Việt Nam. Trong tháng 4, máy bay chiến thuật không quân và hải quân xuất kích hai nghìn lượt tấn công Bắc Việt nam, một số đánh phá vùng cán xoong trong một chiến dịch gọi là “tàu hoả tự do”; máy bay chiến thuật cũng phối hợp với B-52 tấn công một số mục tiêu bắc vĩ tuyến 19. Giờ đây B-52 được rút ra khỏi Bắc Việt nam, và khi họ trở lại vào tháng sáu, thì nó chỉ hoạt động ở vùng cán xoong. Số lượt xuất kích tấn công Bắc Việt nam, mặt khác, tăng gấp ba lần lên đến sáu nghìn lượt một tháng - bao gồm khoảng một nghìn trong gói mục tiêu 6.
Mặc dù những đợt không kích đầu tiên ngày 10-5-1972, đã bay dưới tên gọi cũ “Sấm Rền”, nhưng chiến dịch mới này được gọi là “Linebacker”.
Tên gọi của chiến dịch thường xuất phát ngẫu nhiên từ những danh sách chấp thuận và không có ý nghĩa nào khác, nhưng “Sấm Rền” và “Linebacker” hình như có nhiều sự lựa chọn hơn. Cái tên “Sấm Rền” đã truyền đạt chính sách leo thang của chiến dịch này, “Linebacker” là thuật ngữ bóng đá gợi ý bản chất phòng vệ của chiến dịch mới. Có lẽ đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà nhiều phi công là những cổ động viên bóng đá giống như tổng thống của họ; Người ta biết rằng Nixon thậm chí so sánh đường lối quốc tế với môn thể thao mà ông ưa thích. Chiến dịch ném bom cố gắng ngăn chặn đường tiếp liệu của Việt nam. Sấm Rền cũng từng là một chiến dịch đánh chặn quy mô lớn. Tại sao Linebacker lại thành công hơn? Người đề xướng ra chiến dịch Linebacker nhìn thấy sự thật là lực lượng bộ binh lớn của Bắc Việt nam lần đầu tiên xài nhanh đạn dược và tiếp liệu tại Nam Việt nam, trong lúc Nixon đi nước cờ táo bạo để đóng cửa các cảng Bắc Việt nam. Một yếu tố hy vọng khác trong phương trình mới này là bom dẫn bằng laser.
“Laser” là từ viết tắt của “ánh sáng được khuyếch đại bởi sự phát bức xạ đồng thời”. Chùm tia ánh sáng mạnh này ra đời lần đầu tiên tại Hughes năm 1960. Những nhà khoa học quân sự tại Huntsville, Alabama, bắt đầu khai thác những ưu thế của tia laser để dẫn đường cho tên lửa. Dựa vào chùm tia laser mạnh, họ giảm được trọng lượng của một máy phát laser đủ cho máy bay chở được. Chùm tia laser có thể định rõ (hoặc “chiếu sáng”) mục tiêu một cách hoàn toàn để một tên lửa gắn đầu thu laser bắn trúng. Khi nguồn tiền chi cho nghiên cứu laser bị cạn năm 1965, nhóm nghiên cứu ở Huntsville đưa ý tưởng của họ tới Bộ tư lệnh hệ thống không quân Mỹ. Đại tá Joseph Davis tại căn cứ không quân Eglin chuyển những nỗ lực này từ tên lửa sang bom rơi tự do. Một F-4 có thể dễ dàng chở một máy định hướng laser gắn với người vận hành hệ thống vũ khí ở ghế sau, trong lúc bộ đầu dò bằng laser gồm những bộ cảm biến gắn vào bom sẵn sàng thu nhận tín hiệu. Davis ủng hộ hoàn tất những đề xuất sản xuất đầu dò bằng laser từ một vài hãng; Texas Instruments và North American Aviation tham gia thi đua. Những cuộc thử nguyên mẫu năm 1966 cho thấy thiết kế của Texas Instruments rẻ hơn.
Dù áp dụng dễ dàng thiết bị dẫn đường bằng laser cho bom 750 cân Anh, thì việc thử ở Đông Nam Á trong mùa hè năm 1968 càng tăng sức thuyết phục rằng bom 2.000 cân Anh cũng có thể làm được như vậy. Bom dẫn bằng laser rõ ràng đắt tiền hơn bom thường, và không quân Mỹ muốn có cú đấm đủ mạnh để cắt cầu nó. Sau một thời gian ngắn sử dụng ở vùng cán xoong Bắc Việt, Sấm Rền kết thúc có nghĩa là trong ba năm, bom laser được dùng phần lớn ở Lào, nơi có ít mục tiêu tốt. Phá huỷ những chiếc cầu nhỏ và xuyên qua cửa hang là những nhiệm vụ thích hợp nhất ở đây, nhưng chọc thủng những con đường lầy lội vẫn phổ biến hơn.
Thậm chí Nhà Trắng từng cho phép những cuộc tập kích vào vùng Hà nội-Hải Phòng trong những năm “phản ứng tự vệ”, nhưng bom dẫn bằng laser vẫn không được sử dụng. vấn đề này không những chỉ đơn thuần bom dẫn đường bằng laser đòi hỏi thời tiết tương đối trong trẻo để hoạt động, mà còn ở chỗ không quân Mỹ vẫn còn chưa làm thế nào để định vị mục tiêu mà không phải phơi những máy bay phát tia laser ở độ cao nguy hiểm dễ bị lực lượng phòng không mạnh của địch bắn rơi. Vì mục tiêu phải được chiếu liên tục suốt thời gian bom lao xuống, nên máy bay chiếu tia laser phải bay theo quỹ đạo trên đầu mục tiêu cho đến khi tất cả bom được một trong những máy bay F-4 thả xuống hết. Mặc dù chỉ có một chiếc F-4 được thả bom dẫn bằng laser, phòng không cộng sản tại Lào và Nam Việt nam là quá yếu cho những máy bay AC-130, C-130, và OV-10 cũng như những F-4 bay theo quỹ đạo để chiếu tia laser.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 06:34:00 PM
Những F-4 có thể dùng cùng một quỹ đạo bay chiến thuật chiếu tia laser tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam, nhưng thả bom dẫn bằng laser trong khu vực phòng không mạnh gần Hà Nội và Hải Phòng đòi hỏi công nghệ định vị mới. May mắn, trước mùa xuân 1972, Tập đoàn không quân số 7 có một cái mấu ở cánh treo máy laser định vị mục tiêu trong khi bay lượn - cho phép máy bay chiếu vào mục tiêu bằng cách xoay chuyển một cách độc lập với những thao tác F-4; chiếc máy bay F-4 định vị tia laser không phải bay theo quỹ đạo và bản thân nó có thể ném bom. Không may, Tập đoàn không quân số 7 chỉ có sáu chiếc “Pave Knife” và không có triển vọng nhận thêm những chiếc mới vào mùa hè ấy.
Do vậy tướng Vogt bố trí phần tham gia của không quân trong Linebacker sử dụng tối đa sáu chiếc “Pave Knife” dành riêng cho chúng. Điều này có nghĩ phải hộ tống chúng bằng những đội hình lớn giống như đội hình ông đã sử dụng cho B-52 vào tháng 4 vừa rồi. Trước tiên, tám chiếc F-105 “Những con chồn hoang” dẫn đầu, nhưng những chiếc sau phải phối hợp với những F-4 ở toán săn MiG, vì những tên lửa chống radar của F-105 chỉ tấn công radar mà không tấn công bệ phóng SAM; nên những F-4 mang bom bi CBU-52, loại bom gây thiệt hại cho thiết bị, máy móc mạnh hơn loại bom bi CBU-24 để sát thương người trong Sấm Rền. Thông thường, lực lượng máy bay thả nhiễu kim loại dưới 20 chiếc F-4 cho B-52 - thông thường tám chiếc F-4 thả nhiễu kim loại, nhưng đôi khi phải lên đến mười sáu chiếc. Thoạt đầu chúng chỉ là những máy bay không cần hộ tống, nhưng khi MiG trở nên hoạt động tích cực và thành thục hơn, thì phải thêm tám chiếc F-4 khác để hộ tống F-4 thả nhiễu kim loại. Lực lượng không kích hiếm khi quá tám chiếc F-4, bởi vì khói bụi tung lên do bom nổ ngay lập tức làm nhiễu bộ dẫn đường bằng laser của những máy bay sau. Lực lượng không kích có sự hộ tống sát sườn gồm tám F-4, không tính đến một tá máy bay khác hoặc một số lượng nhiều hơn nữa F-4 bay tuần tra bên ngoài. Lúc khởi đầu Linebacker, máy bay hỗ trợ đông hơn máy bay tấn công theo tỷ lệ hơn 3/1; đầu mùa hè, tỷ lệ này vượt 5/1, và chưa tính đến máy bay hỗ trợ từ xa, chẳng hạn EB-66 (gây nhiễu), EC-121 (cảnh báo MiG), và KC-135 (tiếp dầu).
Những gói không kích lớn của Vogt dành bốn “Pave Knife” suốt chiến dịch. Chỉ hai máy bay mang máy định vị laser “Pave Knife” bị bắn rơi, cả hai đều vào tháng 7 - chiếc đầu tiên là F-4 mang “Pave Knife” bị tên lửa SAM bắn rơi và chiếc thứ hai là F-4 bốc lửa và nổ lốp khi cất cánh. Vogt chống lại Washington và Hawaii gây sức ép tăng số lượng máy bay ném bom phải trả giá đắt cho hộ tống. Chỉ khi thời tiết bắt đầu xấu đi vào tháng 8 và tháng 9, ông cho phép dùng nhiều bom không đẫn đường trong gói mục tiêu 6 với một lượng nhỏ hộ tống. Thậm chí sau khi tổng số lượt xuất kích của không quân, hải quân và thuỷ quân lục chiến không vượt quá con số hai trăm hàng ngày bằng lúc bắt đầu Linebacker; chiếm khoảng một phần ba khả năng huy động được số lượt xuất kích ở Đông Nam Á. Trước cuối mùa hè, các máy bay đã phối hợp tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam với khoảng 20 lượt xuất kích B-52 hàng ngày (một phần năm khả năng huy động).
Từ khi bắt đầu Linebacker, hai trăm lượt xuất kích một ngày đối với Bắc Việt Nam hình như là khá ít cho tổng thống Nixon. “Tôi đang lo âu bởi kế hoạch quân sự chỉ có 200 lượt xuất kích đối với Bắc Việt Nam là ảm đạm, cái đó là đặc trưng của việc ném bom dưới thời chính quyền Johnson…” ông viết cho Kissinger vào tháng 5. Nixon nhấn mạnh rằng Mỹ có đủ sức mạnh đánh tan “khả năng gây chiến” của Bắc Việt nam, và rằng chỉ có vấn đề là liệu chính quyền có dám sử dụng sức mạnh này hay không. “Điều làm khác biệt tôi với Johnson - ông tuyên bố - đó là điều tôi đã dám nói toạc ra”.
Nhưng Nixon không đơn giản ra lệnh cho giới quân sự tăng thêm nỗ lực đối với Bắc Việt nam. Ông chỉ thị Kissinger bắt giới quân sự và Hội đồng an ninh quốc gia tham mưu đưa ra “một số ý tưởng của chính họ”. Kết quả của chỉ thị này là vạch kế hoạch trong mùa hè đưa B-52 ném bom Hà Nội. Trong thời gian ấy, tình hình chiến sự ở Nam Việt nam được cải thiện vững chắc đã làm Nixon giảm bớt khăng khăng làm một cái gì đó quyết liệt hơn ở Bắc Việt nam.
Tuy thế, tướng Vogt tiếp tục phải nghe đô đốc McCain ở Hawaii tăng cường lượt xuất kích đối với Bắc Việt nam, đặc biệt gói mục tiêu 6. Do Vogt nhấn mạnh đến ném bom dẫn bằng laser, cuộc chiến tranh của không quân ở Bắc Việt Nam năm 1972 hình như khác nhiều so với hải quân. Số lượt xuất kích ném bom Bắc Việt nam của hải quân nhiều gấp khoảng hai lần so với không quân, và số lượt xuất kích của hải quân phân bố chống lại nhiều mục tiêu hơn. Không những kế hoạch của hải quân tấn công nhiều hơn mục tiêu cố định mỗi ngày (thường bốn hoặc năm trong khi không quân Mỹ chỉ một hoặc hai), nhưng số lượt xuất kích trinh sát vũ trang của hải quân thường tấn công một tá hoặc nhiều hơn những mục tiêu cố định ở gói mục tiêu 6.
Vogt hạn chế trinh sát vũ trang của không quân ở Bắc Việt Nam hầu như hoàn toàn đối với gói mục tiêu 1, nơi có ít mục tiêu cố địuh và bom dẫn bằng laser cũng đóng một vai trò quan trọng chống lại pháo binh và xe tăng (hai thứ này bị công kích bằng bom dẫn bằng laser tại Nam Việt nam, nơi Tập đoàn không quân số 7 ném khoảng nửa số bom dẫn bằng laser). Trong gói mục tiêu 1 và Nam Việt nam, Vogt có thể dùng hệ thống dẫn đường laser cũ hơn với máy bay định vị bay trên mục tiêu. Sự nhấn mạnh về bom dẫn đường không được chia sẻ với hải quân, hải quân ném dưới năm trăm quả bom dẫn bằng laser và dẫn bằng truyền hình xuống Bắc Việt nam trong khi Tập đoàn không quân số 7 ném xuống chừng bốn nghìn quả.
Vogt khăng khăng ném bom dẫn bằng laser bởi vì gây được những kết quả đáng chú ý về độ chính xác hơn ném bom trước đây. Ông có thể tính được từng phi vụ phá huỷ mục tiêu của nó trừ thời tiết nhiều mây. Tuy vậy, Tập đoàn không quân số 7 đã ngừng sử dụng bom dẫn bằng truyền hình trong gói mục tiêu 6, thậm chí mặc dù cả hải quân và không quân Mỹ đã phát triển một loại bom nặng hơn 2.000 cân Anh (và như thế đã bù lại thiếu hụt bom Walleye của hải quân trong Sấm Rền). Trong khi những tổ lái F-4 không kích có hiệu quả bằng bom dẫn bằng laser từ độ cao tầm trung trên mười nghìn feet, thì việc có được độ tương phản đày đủ để “khoá” những quả bom dẫn bằng truyền hình khá đắt tiền đòi hỏi họ phải bay thấp hơn vào phòng không địch.
Dẫn đường bằng laser không phải không có trở ngại riêng của nó. Tại khu vực nguy hiểm cao nó không thể được dùng về ban đêm vì những bộ cảm biến ban đêm trên F-4 yếu và phải dựa vào tổ lái nhìn thấy mục tiêu bằng mắt thường. Không những mây cản trở định vị mục tiêu, mà việc mây bay qua cũng có thể làm nhiễu laser suốt thời gian bom đang rơi. Khói và bụi có thể làm cho bom bị mù. Tất nhiên Bắc Việt cũng cố gắng làm tăng thêm vấn đề này bằng cách thả khói, nhưng thường một cơn gió nhẹ không đủ làm quang quẻ mục tiêu đủ lâu đẻ bom rơi trúng. Sau khi một vài quá trúng mục tiêu tạo ra bụi và khói có thể làm cho những quả bom sau bị trượt.
Sự thiếu hụt hệ thống dẫn đường bằng laser buộc Tập đoàn không quân số 7 tập trung đa số chúng ở phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tại sân bay Ubon (Thái Lan).
Phi đoàn này đã làm tất cả các vụ ném bom dẫn bằng laser của không quân trong gói mục tiêu 5 và 6 và cũng như phần lớn bom ném trong gói mục tiêu 1 và Nam Việt nam. Trong Sấm Rền, phi đoàn số 8 mệnh danh là “sát thủ MiG” và đặc biệt trong những chiến dịch không chiến, khi những F-105 tại Takhli và Korat phải vứt bỏ đa số số bom. Trong thời kỳ “phản ứng tự vệ”, phi đội số 555 “Bộ ba Nickel” nổi tiếng và những trận không chiến đã chuyển sang phi đoàn trinh sát chiến thuật 432 (được hỗ trợ bởi phi đoàn 366 và phi đoàn 388). Dưới sự chỉ huy của đại tá Carl Miller, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 trong Linebacker kiếm được một biệt danh mới “Chiếc cầu Busters”. Miller đã lái F-84 trong chiến tranh Triều Tiên và F-100 ở Nam Việt nam ngay từ đầu 1967. Ông từng đích thân dẫn đầu nhiều phi vụ ném bom dẫn bằng laser vào Bắc Việt Nam.
Miller không tập trung vào ném bom dẫn đường đơn độc. Vào tháng 4 các phi đội gồm 4 chiếc F-4 của ông đã tạo ra một cái buồng cho hai phi đội gồm hai F-4 của căn cứ không quân Seymour Johnson, Bắc Carolina. Hai phi đội có nhiệm vụ tạm thời này kết hợp với AC-130 hỗ trợ bộ binh Nam Việt nam, cũng như những phi vụ tại Lào và Campuchia. Bốn phi đội F-4 của Miller có những nhiệm vụ khác ngoài việc ném bom dẫn đường. Họ thả nhiễu kim loại cho B-52 và cho máy bay ném bom của chính họ, và họ cung cấp kiểm soát trên không trong gói mục tiêu 1, cả ngày lẫn đêm. Để thực hiện nhiều chức năng này, Miller có một căn cứ đông nghịt với khoảng một trăm F-4 và một tá AC-130.
Như biệt danh của họ “Chiếc cầu Busters” được thử thách, đây là ném bom dẫn đường cho những tổ lái phi đội máy bay chiến thuật số 8 nổi tiếng nhất năm 1972, và những mục tiêu chính của họ là những chiếc cầu. Sự phát triển của bom dẫn đường gắn chặt với ném bom cầu cống kể từ thế chiến II. Trong khi những chiếc cầu giống như những chiếc cầu bắc qua sông Seine ở Pháp bị cắt đứt bởi bom không dẫn đường, các phi công phải khá nguy hiểm bay ở tầm thấp để ném trúng cầu. Trước khi kết thúc cuộc chiến tranh, tuy thế, không quân của lục quân Mỹ đã phát triển thiết bị dẫn đường cho bom bằng vô tuyến có thể gắn vào bom 1.000 cân Anh và 2.000 cân Anh. Những quả bom chính xác sơ khai có thể được dẫn chỉ theo đường cong, không phải tầm xa. Mặc dù máy bay B-24 thả chúng có thể đứng ở độ cao tám nghìn feet, nhưng nó phải vẫn nằm trên đầu mục tiêu trong khi các phi công cố gắng dẫn bom bằng mọi cách. Những quả bom như thế chỉ được dùng ở Miến điện, nơi mà phòng không tương đối yếu và ở đó chừng năm trăm bom dẫn đường bằng vô tuyến đã thành công phá huỷ được hơn 20 chiếc cầu.
Trong chiến tranh Triều Tiên, không quân Mỹ sử dụng bom dẫn đường bằng vô tuyến được cải tiến. Việc đưa thêm điều khiển, tuy có chút ít cải thiện độ chính xác của bom dẫn đường bằng vô tuyến và cũng chẳng giảm bớt nhược điểm máy bay ném bom. Trong khi những phi công B-29 có thể phán đoán đường cong chính xác, họ gặp khó khăn điều chỉnh tầm xa. Ở Triều Tiên, việc bom dẫn đường 1.000 cân Anh chạm đúng chiếc cầu mà không đủ sức phá sập nó đã kích thích không quân Mỹ làm một loại bom 12.000 cân Anh. Khi nó trúng một chiếc cầu, quả bom lớn này phá huỷ nó, nhưng tổ lái tỏ ra bị mất tinh thần lúc bom nổ khi chạm đất; một máy bay bị thương khi bay sát ngôi nhà tại tầm thấp có thể bị thổi bay nếu nó cố gắng ném tống bom dẫn đường lớn.
Quay lại Bắc Việt nam, hải quân và không quân Mỹ thoạt đầu dùng bom dẫn đường khá nhẹ với một số chiếc cầu. Những tên lửa Bullpup của hải quân (không quân cũng dùng chúng) được làm từ bom dẫn đường bằng vô tuyến trong chiến tranh Triều Tiên có thêm một động cơ tên lửa, nhưng điều này không đem lại an toàn bởi vì máy bay phải ở đủ gần để phi công nhìn thấy được mục tiêu - và khói động cơ tên lửa giúp súng địch phán đoán vị trí máy bay. Bullpup 250 cân Anh có sức công phá nhỏ. Trong bất kỳ trường hợp nào, Bullpup không thể dùng để chống lại phòng không mạnh mẽ trải khắp Bắc Việt Nam. Bom Walleye của hải quân dẫn bằng truyền hình dùng đánh phá những chiếc cầu được bảo vệ tốt hơn, bởi vì nó cho phép máy bay rời khỏi khu vực sau khi khoá mục tiêu. Nhưng những mẫu bom Walleye trong Sấm Rền có sức công phá quá nhẹ (1.100 cân Anh với đầu đạn nổ 825 cân Anh) không đủ sức phá sập nhịp cầu của những chiếc cầu vững. Chiếc cầu khó nhai nhất ở Bắc Việt Nam là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã (Thanh Hoá).
Chỉ hai nhịp cầu đặt trên một trụ bằng bê tông, chiếc cầu này mất 7 năm xây dựng và tới tận 1964 vẫn chưa xong. Bắc Việt quan tâm đặc biệt đến độ bền vững của cầu không những vì cầu có đường ray duy nhất của đường sắt Bắc-Nam song song với quốc lộ chính, mà còn bởi vì chính họ đã phá sập cầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ bố trí hai đầu máy xe lửa chứa đầy thuốc nổ đâm đầu vào nhau để phá cầu.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:34:35 PM
Trong ba năm Sấm Rền, hàng trăm lượt xuất kích với mười một chiếc máy bay bị rơi trong khi tấn công cầu Hàm Rồng bằng bom Walleye, tên lửa Bullpup, thuỷ lôi và bom không dẫn đường. Máy bay vận tải C-130 thậm chí thả thuỷ lôi 5.000 cân Anh phía thượng nguồn về ban đêm để những quả thuỷ lôi này trôi theo dòng nước và đâm vào trụ cầu, nhưng âm mưu này cũng thất bại - bị rơi một C-130 và toàn bộ tổ lái. Cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững, không nhịp cầu nào bị sập, và không có hư hại nào khiến nó trở thành chiếc cầu vô dụng trong một thời gian rất dài.
Ngày 27-4-1972, hai tuần lễ trước khi thả mìn Hải Phòng, tám chiếc máy bay của không quân trở lại cầu Hàm Rồng mang theo bom dẫn đường thế hệ mới. Một phi đội mang những quả bom 2.000 cân Anh dẫn bằng laser và phi đội khác mang bom 2.000 cân Anh dẫn bằng truyền hình. Mặc dù bom dẫn bằng laser ít nhậy với thời tiết, nhưng bom dẫn bằng truyền hình thừa đủ để khoá được 5 quả để ném xuống; sự che phủ của đám mây vừa đủ để chùm tia laser không thể nhắm vào mục tiêu đủ lâu để bom rơi trúng, và thế là chẳng có quả bom nào dẫn bằng laser được thả. Những bom dẫn bằng truyền hình đã làm hư hỏng cầu, nhưng không sập nhịp cầu.
Khi phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 trở lại cầu Hàm Rồng ngày 13-5-1972, ngày thứ tư của Linebacker, 5 trong số 14 máy bay F-4 mang theo vũ khí nặng nhất của họ, bom 3.000 cân Anh dẫn bằng laser, còn những chiếc còn lại mang bom 2.000 cân Anh bom dẫn bằng laser hoặc bom 500 cân Anh không dẫn đường. Thời tiết tốt, và lần đầu tiên một nhịp cầu Hàm Rồng bị gục. Tuy thế đây vẫn chưa phải là cuộc tập kích cuối cùng vào chiếc cầu này. Trong khi tàu hoả vẫn không qua được chiếc cầu này trong những năm sau, thì xe tải lại sớm sử dụng lại cầu. Không quân Mỹ quay lại ném bom cầu hai lần, và hải quân cũng không dưới mười một lần. Bắc Việt phải làm cầu phao bắc sông Mã. Khi bom dẫn đường có ưu thế đánh chặn, thì chúng không dễ dàng làm nổi việc này.
Cả thảy, không quân Mỹ phá huỷ hơn một trăm chiếc cầu trong Linebacker, một số trong những cầu này bị đánh đi đánh lại vài lần. Chiếc cầu đầu tiên bị gục, thậm chí trước cả cầu Hàm Rồng, là cầu Long Biên ở Hà nội. Do vị trí của nó, cầu Long Biên là một mục tiêu bị cấm trong Sấm Rền mãi tới tháng 8-1967, khi những F-105 và F-4 ném bom dẫn đường. Trong cuộc tập kích 1967, những F-105 mang bom 3.000 cân Anh phá sập một trong 19 nhịp cầu. Mặc dù họ thả bom từ 7 nghìn feet và vọt lên thấp bốn nghìn feet, không có máy bay nào bị bắn rơi; một F-105 và một F-4 bị thương, cả hai lết về tới Thái Lan. Phi công phụ trong chiếc F-4 bị thương, trung uý Thomas “Mike” Messett, trở lại tới Đông Nam Á với chức vụ đại uý năm 1972 và ngồi ghế lái chính một F-4 khác trong cuộc tập kích vào cầu Long Biên lần thứ hai. Phần lớn những phi công đồng nghiệp từng bay vào Hà nội.
Sáng ngày 10-5-1972, mười sáu máy bay F-4 tấn công cầu Long Biên từ độ cao 12 nghìn feet bằng bom dẫn đường. Đại tá Miller dẫn đầu phi đội đầu tiên đánh bốn mục tiêu và thả bom dẫn bằng truyền hình, không có quả nào trong số này trúng cầu. Cả Miller và sếp của ông ở Sài Gòn, tướng Vogt, chua cay về bom truyền hình. Ba phi đội khác ném bom 2.000 cân Anh dẫn bằng laser làm sập một nhịp cầu. Vogt đưa một phi đội gồm bốn F-4 quay trở lại ngày hôm sau mang theo 2 quả bom 3.000 cân và sáu quả 2.000 cân khác dẫn bằng laser. Lần này ba nhịp cầu bị sập. Không những quả bom này hiệu quả như những bom không dẫn đường năm 1967, mà việc giữ định vị mục tiêu laser dễ dàng hơn do chỉ đương đầu với phòng không nhỏ hơn.
***
Trong khi tất cả máy bay tấn công cầu Long Biên ngày 10 và 11-5 hoàn thành nhiệm vụ của họ mà không bị thiệt hại, thì hai F-4 đi hộ tống bị MiG-19 do Trung Quốc sản xuất bắn rơi. Những MiG-19 (hoặc J-6 theo cách gọi của Trung Quốc) thao tác kém hơn MiG-17 cũ và chậm hơn MiG-21. Giống MiG-17 và không giống MiG-21, MiG-19 ở Bắc Việt Nam dựa trước hết là súng trong không chiến. Cả thảy Trung Quốc cung cấp hơn 30 MiG-19 sau khi kết thúc Sấm Rền - chiếm khoảng một phần bẩy không lực Bắc Việt nam năm 1972. Trong khi những MiG-19 này không giúp thêm được gì cho khả năng mới Bắc Việt Nam, chúng là những máy bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất cung cấp cho Bắc Việt. Đầu tháng 9-1965, một chiếc MiG-19 Trung Quốc sản xuất đã bắn hạ một F-104 của không quân khi nó bay lạc vào Trung Quốc, và hai chiếc A-6 của hải quân bị bắn hạ hai năm sau cũng bởi sự lạc hướng. Giờ đây những máy bay của không quân và hải quân đã cụng đầu với MiG-19 ở Bắc Việt nam, và những mất mát đầu tiên này đặc biệt đáng giá với không quân.
Những đối thủ trong cuộc đua năm 1972 để giành 5 ngôi sao trong những trận không chiến và trở thành phi công ưu tú, thiếu tá Robert A. Lodge và phi công phụ, đại uý Roger C. Locher, phi đoàn trinh sát chiến thuật số 432 ở Udorn, bị MiG-19 hạ rơi ngày 10-5 ngay sau chiến thắng thứ ba của họ. Thiếu tá Lodge bị chết cùng với đại uý Jeffrey L. Harris và đại uý Dennis E. Wilkinson, khi F-4 rơi trong cùng trận không chiến đó. Không bận tâm với MiG-21, những phi công F-4 hết sức ngạc nhiên khi thấy MiG-19 bám ở phía sau. Đại uý Locher không những nhảy dù sống sót được, mà còn lẩn tránh để không bị bắt gần ba tuần lễ và được cứu thoát cách Hà nội 60 dặm về phía tây bắc Hà nội khi một trong những lần trực thăng vào sâu nhất lãnh thổ Bắc Việt nam.
Những sự thiết hại này là một phần trong những ngày có những trận không chiến mạnh nhất trong cuộc chiến tranh Việt nam. Để đổi hai máy bay F-4 của không quân, mười một máy bay MiG bị rơi; F-4 của không quân bắn rơi ba MiG-21 bằng tên lửa dẫn bằng radar Sparrow; F-4 hải quân bắn rơi 7 MiG-17 và một MiG-21, tất cả đều bằng tên lửa tầm nhiệt Sidewinder. Hải quân giữ chiến công không bị mất trong trận không chiến này, nhưng lại bị pháo cao xạ bắn rơi một F-4 và SAM bắn rơi một chiếc khác. Chiếc F-4 này là chiếc duy nhất đã thành công hạ ba máy bay MiG chỉ riêng chiều hôm đó. Đã bất ngờ có chiến thắng thứ năm và trở thành phi công ưu tú đầu tiên trong cuộc chiến tranh Việt nam, trung uý Randy Cunningham và trung uý William Driscoll rơi xuống Vịnh Bắc Bộ. May mắn là họ được cứu thoát. Driscoll (sĩ quan radar) là thành viên của tổ lái khác với phi công nhận điểm chính thức cho 5 chiến công kể từ thế chiến I; không lực của bộ binh không thấy ghi nhận về những tay súng trong thế chiến II bởi vì số lượng lớn các tay súng tham chiến có những lời tuyên bố trái ngược để phân loại.
Không phải đến tận cuối mùa hè đại uý Richard “Steve” Ritchie và sĩ quan vận hành súng, đại uý Charles B. DeBellevue, mới trở thành phi công ưu tú đầu tiên của không quân trong cuộc chiến tranh. Họ giành chiến công đầu tiên của họ ngày 10-5 trong hỗn chiến mà Lodge, Harris, và Wilkinson bị chết. Sự hiếm hoi những trận không chiến mạnh như thế có nghĩa là cuộc chiến tranh Việt nam sẽ sản sinh ra một phi công Mỹ ưu tú, đại uý Jeffrey S. “Fang” Feinstein, sĩ quan vận hành vũ khí của không quân. Chỉ có DeBellevue nhận sáu chiến công. Chiến tranh Triều Tiên, ngược lại, đã sản sinh ra nhiều gấp tám lần phi công Mỹ ưu tú, và phi công ưu tú dẫn đầu với mười sáu chiến công trong khoảng một trăm lượt xuất kích (số lượt xuất kích vào Bắc Việt nam trong một đợt phục vụ trọn vẹn của phi công).
Trong một ngày khác giống như ngày 10-5-1972, có khá nhiều cơ hội cho MiG bắn gục những F-4. Sự rủi ro này xảy ra khá khác thường đối với máy bay không quân hơn là máy bay hải quân. Trong năm 1972, không quân Mỹ mất 23 F-4 và một F-105 “Con chồn hoang” do MiG hạ; hải quân mất đúng hai F-4 và một máy bay trinh sát RA-5 cũng do MiG bắn hạ. Sự không bình đẳng này là do sự phân bổ máy bay địch. MiG-21 tại Phúc Yên đối đầu với phần lớn những cuộc tập kích của không quân vào khu vực Hà nội, trong lúc những lượt xuất kích của hải quân gần bờ biển hơn tập trung vào những MiG-17 tại sân bay Kép. MiG-21 có ưu thế mạnh ở dải từ phía sau, trong lúc MiG-17 bay chậm hơn phụ thuộc vào tính cơ động trong không chiến. Các cuộc tấn công của MiG-21 thường chính xác hơn cũng chịu mất mát lớn. Những phi đội rải nhiễu kim loại phải bay trên 20 nghìn feet, tại độ cao này có lợi cho MiG-21 hơn là độ cao máy bay hải quân trong Linebacker hoặc máy bay của cả hai binh chủng trong chiến dịch Sấm Rền. Những F-4 của không quân trong Linebacker đối mặt với những MiG-21 được nâng cấp mang bốn tên lửa tầm xa hơn sinh viên hai tên lửa thông thường họ mang trong chiến dịch Sấm Rền. Cả thảy, những F-4 của không quân bắn rơi 47 MiG năm 1972 (bao gồm 39 MiG-21), trong lúc những F-4 của hải quân bắn rơi 24 máy bay MiG (có 14 MiG-17).
Tuy vậy, không quân Mỹ gặt hái nhiều chiến công trong không chiến xảy ra vào mùa hè năm ấy. Vào tháng 5 và tháng 6, những F-4 của không quân chỉ bắn rơi 12 máy bay MiG, trong lúc MiG bắn hạ 13 chiếc F-4. Đây là lần đầu tiên không quân Mỹ chịu tỷ lệ thiệt hại trong không chiến, và cơn đau này rất nặng bởi vì những F-4 hải quân giành 19 chiến công mà không bị thiệt hại trong cùng hai tháng ấy. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7 phải tự mình giải quyết vấn đề này. Tham mưu trưởng không quân Mỹ rất quan tâm. Tướng Ryan thăm Sài Gòn tháng 7, và quyết định thay thế trưởng ban hành quân của Vogt, thiếu tướng Alton D. Slay, bằng thiếu tướng Carlos M. Talbott, giám đốc những chiến dịch của chính Ryan.
Tướng Slay từng là trưởng phòng hành quân thuộc tướng Lavelle và trở thành tiêu điểm trong một số vụ tranh cãi quanh vụ việc Lavelle. Mùa hè năm 1972, trong không quân Mỹ có nhiều chia rẽ giữa những người ủng hộ Lavelle và những người ủng hộ Ryan - những người muốn xử bắn ông ta, Lavelle nói rằng rằng ông không biết việc làm báo cáo giả mà người ta mang đến, và nhiều bạn bè của ông đổ lỗi Slay về quy trình làm báo cáo giả (Xem chương 8). Mùa hè ấy, tuy thế, Slay gặp khó khăn không những với những người bạn của Lavelle, mà còn với cả Ryan. Tham mưu trưởng không ưa cách tiến hành chiến dịch tại Tập đoàn không quân số 7.
Tướng Talbott (thay tướng Slay) từng phục vụ ở Sài Gòn năm 1966 với chức vụ phó giám đốc Trung tâm kiểm soát chiến thuật. Việc ông được cử lại đến Sài Gòn đã phá vỡ quy luật bất thành văn rằng không quân Mỹ không có cử các tướng của mình tới Đông Nam Á lần thứ hai. Ông nhận thấy đại bản doanh rất khác lạ so với lần ông rời đây sáu năm trước. Chỉ thấy nhiều mệnh lệnh hơn, và số lượng nhân viên trong trụ sở ngày càng phình to. Trung tâm những chiến dịch chiến tranh ở ngoài nước Mỹ đã sát nhập hợp Trung tâm kiểm soát chiến thuật chiến tranh trong nước, và Trung tâm mới này chuyển qua căn cứ không quân Tân Sơn Nhất trở thành Trung tâm hành quân Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ. Gần giống như mọi người khác tại Đại bản doanh không quân Mỹ số 7, Talbott “đội một cái mũ thứ hai” - đó là, ông nắm giữ cùng một việc trong một trụ sở phối hợp mà ông đã làm ở Tập đoàn không quân số 7. Sự hợp nhất này có nhiều thuận lợi, ít nhất là không đưa tướng Vogt làm phó tư lệnh dưới trướng tư lệnh MACV mới, tướng Fred C. Weyand.
Slay từ chối nói chuyện với Talbott và bỏ đi vài giờ sau khi Talbott đến. Ấn tượng của Talbott là ở chỗ Slay đã cắt đi nhiều sự điều hành ngày này sang ngày khác của những chiến dịch. Trưởng phòng tình báo trực tiếp báo cáo với Vogt về những mục tiêu, và các phòng ban không họp hàng ngày rút kinh nghiệm kết quả của ngày hôm trước và vạch kế hoạch cho những chiến dịch ngày hôm sau. Talbott quy lỗi cho Slay là làm yếu kinh nghiệm hành quân. Trong bất kỳ trường hợp nào, những người giống như Talbott tin rằng sự nghiệp của Slay chứng tỏ sai lầm. Ông kiếm được hai sao và thực tế chuyển về Bộ chỉ huy hệ thống không quân.
Trước lúc Talbott đến Sài Gòn vào tháng 8, Vogt đã có một số động thái cải thiện điều hành của Bộ chỉ huy. Bị sức ép từ Ryan, ông cyêu cầu các tư lệnh của ông đến Sài Gòn vào tháng 7 và nói với họ tổ chức các cuộc họp thường xuyên sau khi tiíen hành Linebacker tại Udorn. Từ giữa tháng 8 đến tháng 12, các đơn vị điều khiển và bay cử các đại diện đến họp hàng ngày tại Udorn để xem xét những phi vụ ngày hôm trước. Chưa từng có tiền lệ cho nhiều sự phối hợp, và nó có nghĩa rằng lôi tổ lái và những người điều khiển ra khỏi công việc của họ để tới Udorn. Trong Sấm Rền, chỉ có “thống nhất thực hành” một cách hoạ hoằn nhấn mạnh tình đồng chí trong việc trao đổi thông tin.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:35:13 PMĐối tượng chính trong cuộc họp hàng ngày Linebacker vào cuối năm 1972 là việc cải tiến quá trình những người điều khiển cảnh báo lực lượng không kích về những cuộc tấn công MiG. Thêm nữa, tướng Vogt tin rằng vấn đề chủ yếu của Tập đoàn không quân số 7 đối với MiG là yếu kém trong việc cảnh báo. Tháng 12-1971, một số F-4D bắt đầu khai thác khả năng mới của chính họ để nhận dạng MiG và không dựa vào EC-121 làm các cuộc hỏi-đáp. Sáu tháng sau, chỉ ba máy bay F-4D gắn thiết bị “Cây chiến đấu” còn sống sót tại Udorn cho đến khi 20 chiếc nữa đến thêm vào tháng 7. Trong một số tình huống, khả năng nhận dạng này cho phép F-4 phóng Sparrows từ xa bằng mắt thường, nhưng Bắc Việt tóm được sự thay đổi và tắt máy phát một lúc lâu. Tàu radar hải quân ở Vịnh Bắc Bộ thu thập thông tin từ một vài nguồn về hoạt động của MiG tại bờ biển của Bắc Việt nam nơi Những máy bay hải quân đang hoạt động. Vogt muốn một cái gì đó so sánh được đối với không quân Mỹ để đưa cho nhau thông tin từ tất cả nguồn trinh sát có thể (bao gồm cả liên lạc radio của Bắc Việt nam). Trong Sấm Rền, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng thực hiện chức năng “hợp nhất” này tại Sơn Trà gần Đà Nẵng. Nhưng năm 1972, Tập đoàn không quân số 7 rời khỏi Nam Việt nam, và Vogt thành lập một trung tâm hợp nhất mới tại căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan), với tín hiệu gọi “Teaball”. Vogt mong chờ Teaball cung cấp cảnh báo MiG sớm nhất cho những gói không kích của ông.
Việc Vogt tin rằng Teaball xoay ngược tình thế không chiến xung quanh hình như là do sự ủng hộ của mối quan hệ rõ ràng giữa sự khởi đầu những chiến dịch đầu tháng 8 của Teaball và động thái cải thiện khá ấn tượng của Tập đoàn không quân số 7 chống lại MiG. Trong ba tháng sau, tỷ số điểm là 20 MiG bị hạ với chỉ bốn F-4 của không quân. Trong và sau chiến tranh, tuy thế, nhiều phi công đã thắc mắc về tầm quan trọng của Teaball. Theo Vogt, việc phi công ít quý trọng Teaball xuất phát từ chỗ tín hiệu yếu của chúng vừa đủ bí mật để biết về những nguồn Teaball.
Trung tâm vũ khí máy bay chiến thuật của không quân Mỹ tại căn cứ không quân Nellis (Nevada), tập hợp lại một cách hệ thống những tài liệu về chiến đấu trên không và phỏng vấn các những phi công. Trung tâm vũ khí máy bay kết luận rằng sự đóng góp của Teaball tương đối nhỏ và rằng tàu radar của hải quân tiếp tục cung cấp tin tức cảnh báo hữu ích hơn thậm chí hơn cả những máy bay của không quân. Những người bênh vực Teaball phản đối rằng Trung tâm vũ khí máy bay lo âu chỉ với tiện ích của những cảnh báo dẫn đến bắn hạ MiG - mục đích thực của Teaball là ngăn cản việc bắn hạ F-4. Nhưng vì sự hộ tống và tuần tra của F-4 đã mang gánh nặng thiệt hại do MiG gây ra giành được gần như hầu hết tất cả chiến công chống lại họ, những máy bay sự hộ tống và tuần tra cần nhất những cảnh báo để phòng vệ cũng như mục đích công kích. Sự thật máy bay khác đã cơ động đáp ứng với những cảnh báo MiG. Nhưng bẩy máy bay của không quân nhiễu kim loại, không kích, máy bay “Con chồn hoang” bị MiG bắn rơi năm 1972, ba chiếc bị bắn rơi sau khi đưa Teaball vào sử dụng.
Phần chủ yếu của vấn đề Teaball là sự liên lạc, đặc biệt sự liên lạc từ Nakhon Phanom tới lực lượng không kích. Bởi vì khoảng cách lớn từ Hà Nội, Teaball dùng một máy bay tiếp vận tín hiệu. Vì một lý do nào đấy máy bay tiếp vận tín hiệu this không làm tốt. Một giả thuyết là nhiễu từ máy bay gây nhiễu EB-66 gây ra cản trở liên lạc, nhưng quan điểm này xuất hiện chỉ vào cuối năm - quá muộn để chữa được.
Sau đó sự cải tiến ấn tượng như thế nào trong hoạt động của Tập đoàn không quân số 7 chống lại MiG? Trung tâm vũ khí máy bay không nhấn mạnh đến tầm quan trọng kinh nghiệm tổ lái. Phi công hải quân có kinh nghiệm tốt hơn lúc khởi đầu Linebacker bởi vì hải quân đã tiến hành chương trình huấn luyện không chiến sau Sấm Rền. Không quân Mỹ không có chiến tranh như thế, và những phi công của không quân cần vài tháng chiến đấu để có đủ kinh nghiệm bắn hạ MiG. Luận cứ này hoàn toàn thuyết phục không quân Mỹ đưa ra chương trình hành xử Cờ Đỏ tại Nellis, nơi kinh nghiệm không chiến và ném bom cọ xát cùng nhau - bao gồm một “phi đoàn kẻ xâm lược” gồm những T-38 và F-5 giả MiG-21. Kết quả của việc huấn luyện thực tế này là không quân quyết định từ bỏ đội hình phi đội “bốn dòng” nghiêng về “hai lỏng lẻo”. Trong khi đội hình “bốn dòng” luôn có xu hướng thành hai cặp, một cặp về mặt lý thuyết ít nhất rất chật hẹp, và ít mềm dẻo hơn cặp hải quân. Đội hình “hai lỏng lẻo” được mọi người trong phi đoàn ủng hộ là bay tại khoảng cách xa từ chiếc dẫn đầu và giữ vai trò chính chiến đấu với MiG khi khả thi.
Trong Linebacker, không quân Mỹ đã làm gì để hỗ trợ những phi công của mình với công cụ tốt hơn. Sự thể hiện đáng buồn tên lửa không đối không gây nhiều chú ý. Dù gắng sức cải tiến chúng, nhưng khả năng để tên lửa phá huỷ mục tiêu của nó vẫn còn dưới 20%. Vấn đề cơ bản của tên lửa Sparrow là ở chỗ nó được thiết kế cho các kiểu không chiến khác nhau kind trong đó phi công Mỹ would được phép bắn Sparrows từ tầm nhìn xa. Ở Đông Nam Á, những phi công cần nhận dạng máy bay địch bừng mắt thường trước khi họ phóng Sparrow. Có lần, một F-4 bị bắn rơi trong khi vọt lên phía trước phi đội vì biết chắc rằng MiG là mục tiêu của mình. Giả thuyết rằng chiếc F-4 này trúng tên lửa Sparrow do một chiếc khác cùng phóng ra đã được không quân loại trừ, kết luận rằng một chiếc MiG-21 thứ hai đã làm việc đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, yêu cầu phải nhìn thấy bằng mắt MiG lại đụng một cách nguy hiểm rằng phải đủ tầm xa để dùng Sparrow.
Năm 1972, Tập đoàn không quân số 7 sử dụng cái gọi là “Sparrow không đối không”, nhưng nó vẫn không thể phóng ra từ khoảng cách gần như tên lửa tầm nhiệt Sidewinder. Tổ lái thường vất vả phóng tên lửa bên trong các thông số đòi hỏi về tầm xa và hướng. Thậm chí khi những thông số này phù hợp, thì tên lửa Sparrow lại trục trặc. Một sĩ quan bảo trì F-4 tại Korat phát hiện rằng có một số vấn đề ở Sparrow có thể quy cho việc bị sóc khi vận chuyển khiến ốc vít và những linh kiện khác có thể bị hút vào động cơ tên lửa.
Trên biển, điều kiện dùng Sparrows thậm chí tồi hơn và hải quân hoàn toàn chọn Sidewinders. Có tin đồn họ coi trọng Sidewinder tốt hơn không quân. Sidewinders bất kỳ trường hợp nào cũng là tên lửa tầm gần thích hợp, cơ động khi không chiến với MiG-17. Sparrows, mặt khác, là thích hợp hơn để hạ MiG-21 nay nhanh hơn và chiến thuật đánh bắn xong là chạy của họ. Do chiến thuật này, năm 1972 những tổ lái của không quân ít dùng Sidewinders. Khi những phi công không có được kinh nghiệm chiến đấu dùng Sparrow, thì tên lửa này trở thành hiệu quả hơn trong tay họ và tiếp tục được sử dụng nhiều hơn Sidewinder thậm chí sau khi Sidewinder được cải tiến được mang đến sân bay Udorn vào tháng 8. Sidewinder cải tiến đã hạ hai MiG-19 ngày 9-9, đó là chiến công thứ năm 5 và sáu của đại uý DeBellevue - và là hai trong ba chiến công của phi công trong phi vụ này, đại uý John A. Madden, Jr.
Chiến thuật bắn và chạy của MiG-21 cũng làm cho súng của F-4 ít hiệu quả. Sự phàn nàn của tổ lái về thiếu súng trên F-4C đã đưa đến việc triển khai những F-4D gắn súng ở cánh năm 1967. Sau Sấm Rền, những F-4E súng gắn ở mũi xuất hiện Đông Nam Á. Sự xâm lược của Bắc Việt đã khích lệ triển khai các phi đoàn F-4E, nhưng F-4D vẫn còn đông hơn F-4E theo tỷ lệ 2/1 tại hai sân bay (Udorn và Ubon) đến mức nó đảm nhận đa số số lượt xuất kích vào khu vực nguy hiểm cao ở Bắc Việt nam. Nhờ việc nâng cấp F-4D, nó có thể nghiêng ngửa so sánh được với F-4E và một số F-4D có thể định vị được MiG bằng mắt thường bằng cách phát máy nhận dạng của họ. Thêm nữa, những F-4D đã từng trải với sự mất mát chỉ bằng nửa của F-4E do MiG bắn hạ năm 1972 trong khi họ bắn rơi MiG nhiều hơn; cả ba phi công ưu tú của không quân đều lập chiến công trên cả hai phiên bản của F-4. Súng của F-4E hạ rơi một MiG-19 và bốn MiG-21; một súng của F-4E kết hợp với một tên lửa Sidewinder bắn bị thương một MiG-21 khác, và một F-4D súng gắn dưới cánh đã hạ rơi chiếc MiG-21 thứ sáu.
Ít ra, sự cải thiện xuất phát từ kinh nghiệm chiến đấu của không quân đã làm suy giảm khả năng của MiG trong Linebacker. Bắc Việt đã tung ra cuộc tổng tấn công mùa xuân của họ năm 1972 với một lực lượng không quân mạnh đáng kể hơn là trong Sấm Rền. Khi không lực Mỹ bắt đầu tấn công những sân bay Bắc Việt nam vào mùa xuân 1967, Bắc Việt có khoảng 150 máy bay MiG. Số máy bay chưa bị phá hỏng không thể để ở những sân bay của họ gần Hà nội mà phải sử dụng những sân bay ở nam Trung Quốc. Nhưng vào cuối năm 1967 không quân Bắc Việt có thể hài lòng rằng 20 chiếc MiG-21 của họ đã bắt đầu bắn rơi máy bay Mỹ với chiến thuật mới làm một đường tạt từ phía sau. Sau khi kết thúc Sấm Rền năm 1968, Bắc Việt đã xây dựng một lực lượng không quân mạnh hơn. Số lượng máy bay MiG tăng lên gần 250 chiếc, bao gồm hơn 80 MiG-21. Trừ khoảng 30 chiếc MiG-17, toàn bộ lực lượng không quân Bắc Việt nam rút từ Trung Quốc về các sân bay Bắc Việt nam. Nhiều máy bay được cất trong kho hoặc trong hang đá hoặc hầm chống bom. Bắc Việt Nam xây dựng những sân bay mới tại vùng cán xoong trong vòng đe doạ Nam Việt nam.
Ngay sau khi bắt đầu tổng tấn công mùa xuân 1972, máy bay Mỹ trở lại ném bom những sân bay Bắc Việt nam. Đa số những cuộc tập kích này nhắm vào những sân bay nằm ở vùng cán xoong, và Bắc Việt không đưa nổi máy bay của họ về phía nam trong Linebacker. Một mặt, những chiến dịch chưa bao giờ ngừng hơn vài giờ tại bốn sân bay chính của Bắc Việt nam: Phúc Yên (chủ yếu MiG-21), Yên Bái (chủ yếu MiG-19), Kép (chủ yếu MiG-17), và Gia Lâm. Không quân Mỹ không có ý đồ ném bom máy bay MiG trong hầm tránh bom hoặc trong hang đá. Một vài cuộc tập kích tấn công hầm Sở chỉ huy không quân tại sân bay Bạch Mai phía nam ngoại vi Hà nội. Tướng Vogt tin rằng các phi công của ông đánh sập căn hầm này, nhưng nhân viên tình báo ngờ rằng hầm bị hư hại; nhưng vẫn còn cứng cáp khi nhìn từ độ cao mười nghìn feet.
Phòng không Bắc Việt nam tiếp tục hoạt động suốt thời gian Linebacker. Những máy bay MiG không sơ tán đến Trung Quốc như họ từng làm vào năm 1967. Tuy thế, hiệu quả của MiG cũng giảm bớt. Trong khi kinh nghiệm của tổ lái Mỹ tăng lên, lực lượng MiG co lại từ gần 250 chiếc xuống còn dưới 200. Khoảng một nửa MiG-21 bị phá huỷ. Việc mất mát này có thể kể cả một số phi công Bắc Việt nam xông xáo nhất, và đòi hỏi Bắc Việt Nam điều chỉnh khó khăn với một lực lượng khá nhỏ bé.
Mặc dù phi công MiG có lúc khá hơn những phi công Mỹ, năm 1972 họ chỉ hạ được thêm hơn một máy bay Mỹ (28 chiếc) so với họ đã làm vào năm 1967. Thêm nữa, sự từng trải của máy bay Mỹ trên Bắc Việt Nam năm 1972 là khá nhiều hơn so với năm 1967. Trong khi họ số lượt xuất kích giảm đi khoảng 25%, mà sự thiệt hại của họ giảm tới 50%, còn khoảng một trăm chiếc. Sự khác nhau lớn năm 1972 là hiệu quả pháo cao xạ Bắc Việt nam bị giảm bớt nhiều. Năm 1967, pháo cao xạ đóng góp khoảng 2/3 mất mát của máy bay Mỹ ở Bắc Việt nam; năm 1972, pháo cao xạ đóng góp chỉ còn dưới 1/3.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 06:36:40 PM
Mỹ đánh giá số lượng pháo cao xạ Bắc Việt nam cỡ nòng 37 ly giảm từ gần tám nghìn năm 1967 xuống còn ít hơn một nghìn năm 1972. Sự giảm khá nhiều này có thể do nhiều khẩu pháo cao xạ bị phá huỷ hoặc đưa vào Lào và Nam Việt nam. Phân tích tình báo Mỹ khá giỏi phân biệt được những khẩu pháo cao xạ thật và giả. Bản thống kê số lượng pháo cao xạ Bắc Việt nam có thể lớn hơn những gì họ có trong thực tế, đặc biệt nếu những khẩu pháo cỡ nòng nhỏ hơn đôi chút được tính đến. Bắc Việt có lẽ có ba nghìn khẩu cỡ nòng 23 ly.
Đây không phải khá nhiều pháo cao xạ Bắc Việt nam thay đổi, mà là chiến thuật không quân Mỹ sử dụng chống lại nó. Tướng Vogt và bom dẫn bằng laser đã dời những gói không kích của không quân lên độ cao cao hơn tầm với của đa số pháo cao xạ. Nhưng máy bay hải quân tiếp tục bổ nhào thấp hơn, và pháo cao xạ chiếm một nửa mất mát của máy bay hải quân .
Tại độ cao trung bình Tập đoàn không quân số 7 đưa ra, kẻ thù chính là máy bay MiG và SAM. Chúng chỉ quấy nhiễu máy bay hải quân trên đường bay đến mục tiêu và quay về tàu sân bay. Thêm nữa, hải quân chịu đựng nhiều mất mát do SAM hơn là không quân, có lẽ do không quân Mỹ sử dụng nhiều nhiễu kim loại. Năng lực F-4 tạo ra hành lang nhiễu kim loại được cải tiến vào tháng 7 là thôi thả những nhiễu kim loại vững chắc hơn là những bó sợi kim loại được sử dụng trong những năm trước đó.
F-4 không đơn độc dựa vào nhiễu kim loại. Việc sử dụng máy gây nhiễu trong Sấm Rền là một thành công lớn, và năm 1972 mỗi chiếc F-4 mang hai máy gây nhiễu (năm 1967 thông thường chỉ mang một chiếc)(1). Trong sáu tuần những F-4 thả bom dẫn bằng laser từ một đội hình được thiết kế được máy gây nhiễu bảo vệ tối đa. Sau này phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 phát hiện nó có thể vẫn còn kết quả tốt ngay khi có máy định vị laser ở mỗi phi đội, nếu phi đội gạt bỏ đội hình phát nhiễu chừng một phút để vọt lên và bổ nhào sao cho cả bốn F-4 có thể ném vào “cái rổ” laser tạo ra bởi sự định vị laser của chiếc F-4 đi đầu.
Trong khi Tập đoàn không quân số 7 vẫn phụ thuộc vào máy gây nhiễu, điều đáng ghi nhận là không có chiếc F-4 bị bắn rơi trong hành lang nhiễu kim loại. Cái giá mà không quân Mỹ phải trả để bảo vệ bom dẫn lasere bằng nhiễu kim loại là một loạt cuộc tấn công của MiG vào những đội hình lớn của máy bay Mỹ. Tướng Vogt có thể an tâm, dù trên thực tế hiếm khi máy bay MiG lọt qua những chiếc F-4 hộ tống và tuần phòng, để bắn được F-4 thả nhiễu kim loại hoặc F-4 không kích. Những F-4 hộ tống và tuần phòng chịu thiệt hại, nhưng đã thành công trong phi vụ của họ bảo vệ được gói không kích .
Cũng chẳng phải nhiễu kim loại hoặc máy gây nhiễu loại bỏ được trò mèo vờn chuột với trận địa SAM do F-105 “Những con chồn hoang” tiến hành. Tên lửa chống radar Standard đưa vào cuối thời kỳ Sấm Rền bây giờ lại được dùng nhiều, nhưng nó không kịp cung cấp đủ, và cũng thường xuyên trục trặc vì thế phải sử dụng Shrike cũ hơn, chậm hơn, tầm bắn ngắn hơn. Tất cả “Những con chồn hoang”F-105 ở Đông Nam Á đậu tại Korat, và những F-4E ở đó phối hợp với chúng trong toán “thợ săn” dùng CBU-52 - bom bi mới được thiết kế để phá hỏng máy móc trận địa SAM và mà không cần trấn áp chúng. Bom CBU-52 chắc chắn mạnh hơn CBU-24 trong Sấm Rền, nhưng việc tuyên bố thành công chống lại SAM thông thường khó chứng minh được - phải chăng thiết bị SAM không bị hư hại hoặc chúng đã dời đi.
Mặc dù SAM không còn là vấn đề dễ dàng cho Tập đoàn không quân số 7, nhưng chúng cũng làm cho những sĩ quan ở Đông Nam Á và Washington một số lo lắng. Bản báo cáo, từ sau Sấm Rền có sự tăng cường SAM, từ 180 bệ phóng SA-2 lên đến 240. Nếu đúng vậy, Mỹ ước lượng rằng Bắc Việt phóng lượng SA-2 năm 1972 bằng với lượng phóng năm 1967 - khoảng 4.000. Dường như chỉ một nửa của số này thực tế được phóng lên, dưới 4% số này bắn rơi được một máy bay(2). Nhưng trong một vài tháng, tổ lái và phân tích tình báo lo ngại rằng SA-4 với bệ phóng di động đã được đưa vào Bắc Việt Nam. Tổ lái thường báo cáo là họ nhìn thấy một loại SAM mới mà họ gọi là “SAM đen”. Những máy gây nhiễu mới cho F-4 được đưa đến Thái Lan trước khi các nhà phân tích tình báo kết luận rằng “SAM đen” và phiên bản SA-2 do Trung Quốc sản xuất và dứt khoát không có sự cải tiến. Đến đầu năm 1973 SA-3 (bắn máy bay Mỹ tầm thấp hiệu quả hơn) chưa có mặt ở Bắc Việt nam. Chỉ có một loại tên lửa SA-7 là loại nhỏ, mới, phóng trên vai quấy rầy Tập đoàn không quân số 7 năm 1972, đe doạ máy bay bay chậm và thấp tại Nam Việt nam.
***
Phòng thủ hiệu quả nhất của Bắc Việt nam luôn luôn là thời tiết. Từ tháng 5 tới giữa tháng 7, thời tiết ít mây nhất trong năm ở đồng bằng sông Hồng (có nghĩa là khoảng một nửa số lượt xuất kích có thể không kích những mục tiêu và không bị huỷ bỏ hoặc chuyển hướng sang vùng cán xoong). Điều kiện thời tiết tương đối trong trẻo đến tháng 9. Năm 1972, tuy thế, sáu tuần lễ thời tiết nhiều mây khác thường trước khi vài tuần thời tiết tốt vào tháng 9. Sau đó, bắt đầu gió mùa đông bắc mang thêm mây và sương mù phá vỡ kế hoạch ném bom dẫn bằng laser cho sáu tháng tới.
Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng Ryan, đã quen từ lâu vấn đề gió mùa đông bắc. Là tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương năm 1967, ông đã tìm cách ít nhất để nâng khả năng ném bom thời trong tiết xấu bằng cách hoán chuyển chiếc F-105F hai ghế lái “Con chồn hoang” thành máy bay ném bom bằng radar. Những máy bay F-105 này được thiết kế hoàn hảo để ném bom hạt nhân, nên radar của nó không đủ độ chính xác ném bom thông thường.
“Đội đột kích của Ryan” vẫn chưa có việc; hoặc chưa có những F-4. Ryan phải chờ đến khi sáu chiếc máy bay F-111 cánh cụp xoè do General Dynamics sản xuất có thể được triển khai tháng 3-1968. Vì những F-111 đến cận ngày ném bom hạn chế xuống vùng cán xoong Bắc Việt nam, nên F-111 không có nhiều mục tiêu để thử radar. Nhưng vấn đề lớn năm 1968 hình như là radar tránh va chạm với đất là cần thiết cho sự sống còn của những phi vụ tầm thấp. Ba chiếc F-111 bị rơi nhanh chóng kết thúc triển khai chiến đấu sau chỉ một tháng. Trong khi vấn đề bảo trì được biết là đã gây ra một trong những mất mát này, thật không thể giải thích nổi tại sao hai chiếc kia bị rơi, người ta suy đoán rằng chúng đâm vào núi.
Cuộc thăm viếng đầu tiên của F-111 tới Đông Nam Á năm 1968 là một vết nhơ lớn trong sự tranh cãi và khiến sản phẩm của Bộ trưởng quốc phòng McNamara phải bỏ dở ý đồ phát triển loại máy bay đa tác dụng dùng cho cả không quân và hải quân. Hải quân gạt bỏ chuyện này, và không quân Mỹ có loại máy bay có khả năng ném bom nhưng không thể đánh nhau với MiG. Ryan từ bỏ F-111, vì ông nhìn nhận nó như là hy vọng tốt nhất của không quân về tính năng ném bom trong mọi thời. Độ chính xác cao hơn “Đội đột kích của Ryan”. Người ta không chọn nó ném bom cầu bởi vì F-111 vẫn chưa có thiết vị laser định vị mục tiêu chỉ rõ. Nhưng nhà ga, những sân bay, và những kho tiếp liệu là những mục tiêu thích hợp cho F-111 ném bom không dẫn đường trong thời tiết xấu và về ban đêm.
Khi thăm Sài Gòn tháng 7-1972, Ryan thúc đẩy Vogt đưa F-111 tới Đông Nam Á. Vogt là phó phòng chiến dịch của Ryan ở Hawaii trong Sấm Rền, và cả hai người này đều hăng hái về sự cần thiết một loại máy bay ném bom chính xác trong mọi thời tiết. Vogt có thể nhìn thấy sự xuất sắc của F-111 hơn là B-52, không những do F-111 ném bom chính xác hơn, mà còn do F-111 có thể thâm nhập Bắc Việt Nam đơn lẻ không cần một đoàn máy bay hộ tống lớn mà B-52 đòi hỏi. Một mặt, Vogt không mặn mà khi Ryan đề xuất gửi 48 F-111 đến Takhli, thay thế 95 F-4 đang đậu ở đấy. Những F-4 này, cùng với hơn 50 chiếc tại Korat, là trụ cột của nỗ lực Tập đoàn không quân số 7 tại Nam Việt nam.
Sau khi nghe Vogt phản đối, Ryan lui lại kế hoạch thay thế những F-4 tại Takhli bằng F-111 bắt đầu gần cuối tháng 9. Một vài ngày sau, những A-7 của Vought bắt đầu thay thế F-4 tại Korat. Mặc dù hải quân từng phát triển cả F-4 và A-7, vẫn dùng phiên bản A-7 cho tầu sân bay ở Đông Nam Á từ cuối năm 1967, đây là lần đầu tiên phiên bản máy bay không quân Mỹ được triển khai chiến đấu. Những A-7 ở Korat, bay trong thời tiết xấu có ưu thế hơn những F-4, đã gắng sức cùng với F-4 tại Takhli và Korat hoạt động tại Nam Việt nam. Nhưng bộ binh cộng sản đang kéo vào Nam Việt nam, Ryan muốn Vogt dùng phần lớn nguồn máy bay của mình ném bom Bắc Việt nam. Không may, A-7 và F-111 chẳng thể thay được F-4 tại Korat và Takhli trong việc đánh nhau với máy bay MiG để bảo vệ gói không kích, và những phi vụ không chiến đã hoàn toàn do F-4 tại Udorn đảm nhận. Một mặt, do A-7 và F-111 có thể bay đến những mục tiêu không cần nạp dầu, Ryan có khả năng rút từ Thái Lan và Đài Loan hơn một phần tư số 172 máy bay tiếp dầu đang hoạt động ở Đông Nam Á. Thêm nữa, Thái Lan khăng khăng đòi ngừng hoạt động của máy bay tiếp dầu tại sân bay Bangkok trước giữa tháng 10, việc này giúp cho luận cứ Ryan thay những F-4 bằng F-111 và A-7.
______________________
(1) Sự cải tiến máy gây nhiễu cho phép đội hình ít cứng nhắc hơn trong Sấm Rền, và năm 1972 (trong khi không áp dụng chiến thuật “hai chiếc lỏng lẻo” của hải quân) những phi đoànF-4 không quân Mỹ phát triển mỏng hơn, tạo ra những đội hình để giúp tổ lái quan sát được máy bay MiG.
(2) Theo Mỹ đánh giá, hiệu quả SA-2 giảm đi từ khoảng 30 tên lửa hạ một máy bay năm 1966 đến khoảng 60 tên lửa hạ một máy bay năm 1972. Năm 1998, tuy thế, một tướng Nga về hưu đưa ra những số liệu tiêu thụ SA-2 từ 1972 nghi ngờ về đánh giá của Mỹ. Xem Mark Vorobyov, “Dvina: Guarding Vietnam’s Skies”, Military Parade, Jul-Aug 1998, trang 101-3. Vorobyov đã tranh luận rằng tỷ số tiêu tốn SA-2 hạ một máy bay Mỹ năm 1972 là dưới 5/1. Tỷ số của Vorobyov, tuy thế, phụ thuộc vào sự đánh giá đã thổi phồng lên mất mát của Mỹ. So sánh số liệu tiêu thụ SA-2 do Vorobyov đưa ra với máy bay Mỹ bị rơi, thì tỷ số này khoảng 30 SA-2 bắn rơi 1 máy bay Mỹ năm 1972. Không may, Vorobyov không đưa ra được số liệu tiêu thụ SA-2 hàng năm của những năm trước đây, mặc dù ông nói rằng tổng cộng tiêu thụ SA-2 trong thời gian chiến tranh cộng với “những lỗi chưa tìm thấy” là khoảng 6800 quả. Ông cũng chỉ ra rằng hiệu quả SA-2 năm 1966 khoảng bốn tên lửa phóng lên hạ một máy bay sau này giảm mạnh đến năm 1967 chỉ khoảng 10/1 và khôi phục được năm 1972. Có lẽ rằng tỷ lệ phóng SA-2 hạ máy bay Mỹ là 50/1 vào cuối năm 1967 trước khi đổi hướng năm 1972. Tôi cám ơn Barry Watts về những phân tích của ông về bài báo của Vorobyov.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:37:29 PMTrong khi F-111 và A-7 cả hai chứng minh sự đóng góp có giá trị vào kho vũ khí của Vogt, ông phải bận rộn nhiều để bố trí lại giữa lúc đang đánh nhau. Thậm chí tại các căn cứ ở Thái Lan đang chứa F-4, Ryan phải giải quyết một vấn đề khó khăn là đề nghị họ tham gia hoàn toàn trong việc chuyển đổi bảo trì từ tổ chức bảo trì của phi đoàn sang tổ chức bảo trì gọn nhẹ của từng sân bay. Những lượt xuất kích trước đây của F-111 đã làm được chút ít bộ mặt sáng sủa những thay đổi áp đặt bởi Washington.
Vài giờ sau khi những chiếc F-111 đầu tiên tới Takhli, 5 chiếc trong số này cất cánh trong những phi vụ riêng rẽ vào gói mục tiêu 5. Trước khi nó bị radar Bắc Việt nam phát hiện ra, mỗi F-111 hạ thấp một nghìn feet và bay thấp dưới năm trăm feet để bom rơi. Một chiếc F-111 trong số này không quay về căn cứ và được coi là đâm xuống đất. Mặc dù chiến dịch dùng F-111 ngừng lại một tuần trong khi tổ lái hai người thực hành tại Thái Lan, thêm ba chiếc F-111 biến mất trong sáu tuần lễ sau. Nhưng phi đoàn máy bay chiến thuật 474 Takhli vẫn tiến hành ít nhất 20 lượt xuất kích F-111 vào ban đêm, và tỷ lệ mất mát do máy bay đâm xuống đất so với khả năng ném bom chính xác nhất trong thời tiết xấu không phải là quá xấu. Một tạp chí của phi đoàn ở nước ngoài cảnh báo: “Súng phòng không hiệu quả 5% - tên lửa hiệu quả 8% - mặt đất hiệu quả 100% - HÃY TRÁNH MẶT ĐẤT”.
Trong thời gian ấy, tướng Vogt tìm được cách tiếp cận ném bom trong thời tiết xấu để chứng minh sự thành công tốt đẹp trong vùng cán xoong, nhưng không giúp nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Khi thả những bộ cảm biến xuống đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào, Tập đoàn không quân số 7 đòi hỏi một hệ thống dẫn đường chính xác. Là giám đốc những chiến dịch không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trong Sấm Rền, Vogt hăng hái dùng Hệ thống dẫn đường tầm xa bảo vệ bờ biển cho mục đích này cũng để ném bom khi thời tiết xấu. Một máy bay có thể xác định vị trí của nó bằng cách đo hiệu số thời gian nhận tín hiệu do hai trạm radar mặt đất dẫn đường tầm xa. Dù mang tên như thế, nhưng tín hiệu dẫn đường tầm xa từ trạm radar mặt đất tại Thái Lan không đủ mạnh vươn tới Hà nội một cách tin cậy.
Tuy thế, Vogt đã làm những gì mà ông có thể làm để radar dẫn đường tầm xa hoạt động. Thậm chí khi những tín hiệu từ trạm mặt đất có thể nhận được, dẫn đường tầm xa không thể giúp ném bom chính xác trừ khi định vị chính xác mục tiêu được biết. Trong thời tiết tốt vào tháng 9, Vogt phái những RF-4 của phi đoàn trinh sát chiến thuật 432 tại Udorn đi chụp ảnh theo kiểu kẻ ô. Những RF-4 cũng dùng như máy dẫn đường tầm xa cho những F-4 thả bom đánh dấu trong thời tiết tốt cũng như xấu. Việc thả bom 1.000 cân Anh chưa được dùng trước đây, hố bom khác nhau sẽ nói cho những người phân tích không ảnh nơi bom được dẫn đường tầm xa rơi trúng và cho phép điều chỉnh độ tín hiệu dẫn đường tầm xa gắn với từng mục tiêu. Những vụ xuất kích dẫn đường tầm xa lượt được yểm trợ bởi những F-4 khác ném bom không dẫn đường, không cần sử dụng dẫn đường tầm xa. Họ cùng nhau trả lời từng phần những yêu cầu từ Washington và Hawaii để tăng thêm xuất kích tấn công những gói mục tiêu ở Bắc Việt nam. Với một số lượng ít các phi vụ ném bom dẫn bằng laser, nhiều máy bay F-4 có thể ném bom hơn thay vì làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tuần phòng. Những phi vụ dẫn đường tầm xa không cần đội hộ tống lớn, và F-111 không cần hộ tống chút nào.
***
Khi gió mùa đông bắc tràn vào Bắc Việt Nam vào tháng 10 và mang đến việc kết thúc tự nhiên chiến dịch đánh phá cầu, nhân viên tình báo Mỹ vẫn không bị thuyết phục rằng Linebacker cắt giảm nhiều nhập khẩu của Bắc Việt nam hoặc dừng được cung cấp tiếp liệu cho lực lượng của họ tại Nam Việt nam. Khi quân đội Nam Việt nam tái chiếm được thành Quảng Trị vào tháng 9, họ bị bắt được một số lính Bắc Việt nam bị đói ăn một vài ngày và cạn hết đạn dược. Nhưng việc thiếu thốn như thế có thể lo vấn đề hậu cần địa phương. Trong việc thiếu những chứng cớ thuyết phục, sự chỉ trích và tán thành gây tranh cãi ầm ĩ. Khi Bộ trưởng không quân Mỹ Seamans thông báo với báo chí một cách lạc quan rằng có lẽ chỉ 1/4 tiếp liệu Bắc Việt gửi vào Nam là tới đúng nơi nhận, ông tự thấy mình lâm vài thế bí với Nhà Trắng vì sự công khai bi quan.
Bom dẫn bằng laser đã làm giới hạn đường sắt chỉ chạy con thoi giữa những chiếc cầu gẫy gục, nhưng đôi khi tổ lái quá mức dũng cảm. Ngày 22-5, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tấn công tám chiếc cầu bằng 15 quả bom dẫn bằng laser và khẳng định rằng sáu chiếc cầu bị phá huỷ; sau đó phân tích không ảnh cho thấy ba trong số những chiếc cầu mà họ khẳng định vẫn còn hoạt động. Rất khó đánh giá sự phá hoại của bom khi cầu bị giáng trúng, việc sửa cầu thường nhanh chóng cho phép ít nhất những xe tải chạy qua. Thí dụ, ngày 30-7, 13 những chiếc cầu bị gục trên tuyến đường sắt tây bắc từ Trung Quốc đến Hà Nội; một tuần sau chỉ có bốn chiếc cầu bị ngừng giao thông. Trong trường hợp những chiếc cầu dài giống như một số cầu trên tuyến đường sắt đông bắc quan trọng hơn nối Trung Quốc và Hà Nội, việc sửa cầu có lẽ cần một tháng hoặc hơn. Rất ít hoặc chẳng có chiếc cầu bị sập nào không thể qua được ít nhất bằng phà hoặc cầu phao. Một chiếc cầu cơ động có thể được giấu dọc sông vào ban ngày và bắc qua sông vào ban đêm.
Tuy thế, không quân Mỹ dựa nhiều hầu như hoàn toàn vào ném bom dẫn bằng laser vào những chiếc cầu để ngăn chặn trong gói mục tiêu 5 và 6. Điều này xuất phát từ hồi Sấm Rền, khi một nỗ lực đáng kể để phá huỷ những đầu máy xe lửa và toa xe. Năm 1972 hải quân có một số thành công chống lại những mục tiêu như thế trong vùng cán xoong, nhưng chẳng cố gắng đánh phá dọc tuyến đường bộ từ Trung Quốc về Hà Nội. Có một số cuộc tập kích vào ga ở đây, nhưng trúng một ít đầu máy xe lửa và Bắc Việt vẫn tiếp tục dùng hơn hai nghìn toa xe hàng. Trong chiến dịch Sấm Rền, những ga gần biên giới Trung Quốc vẫn không bị đụng đến, cũng như một ga ở khu đông dân cư Hà Nội (ý nói ga Hàng cỏ - ND). Những thành công rất lớn phá huỷ nhiều cầu bằng bom dẫn bằng laser đã khiến Mỹ từ bỏ những cuộc tập kích nguy hiểm hơn đánh phá đầu máy xe lửa. Thêm nữa, bom dẫn bằng laser hình như vạch ra con đường cho một loại chiến tranh mới ít đổ máu cho kẻ tấn công và kẻ bị tấn công.
Chiến dịch đánh phá cầu năm 1972 là đủ thành công để buộc Bắc Việt lần đầu tiên dựa nhiều vào xe tải để nhận tiếp liệu từ Trung Quốc chở đến Hà nội và đưa vào phía nam. Phía nam Hà Nội, Bắc Việt cũng dựa nhiều vào xe tải trong Sấm Rền, nhưng với sự giúp đỡ của Trung Quốc họ có thể mở được đường sắt chạy từ Trung Quốc về Hà Nội. Khi bom dẫn bằng laser phá vỡ giao thông bằng đường sắt phía bắc Hà Nội năm 1972, Bắc Việt quay sang sử dụng xe tải. đối với hình thức vận tải này, họ cũng phải mang ơn nhiều với Trung Quốc.
Nhà máy sản xuất xe tải lớn nhất Trung Quốc tại tỉnh Trường Xuân (vùng Mãn Châu Lý) sản xuất khoảng 65 nghìn xe tải một năm, việc thay thế những xe tải bị mất mát ở Bắc Việt nam chừng bốn nghìn chiếc năm 1972 không phải là việc không làm được. Suốt năm đó, tình báo Mỹ đánh giá số lượng xe tải của Bắc Việt nam là hơn 20 nghìn chiếc hoặc gần gấp đôi số này trong thời gian Sấm Rền. Tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam, phi đội “Ó đêm” thuộc phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 săn lùng xe tải bằng pháo sáng xua tan bóng tối.
Đa số mất mát xe tải của Bắc Việt nam mùa hè năm 1972 xảy ra ở vùng cán xoong. Trinh sát vũ trang cho thấy khá nguy hiểm trong gói mục tiêu 5 và 6, nơi những xe tải tự do chạy cả ngày lẫn đêm.
Trước ngày 7-6-1972, giao thông trên 90 dặm của quốc lộ 1 song song với tuyến đường sắt đông bắc từ Trung Quốc đến Hà Nội có 10 xe tải trên một dặm. Sau ngày đó hàng nghìn xe tải đỗ đầy các bãi chứa xe dọc biên giới Trung Quốc bỗng nhiên sạch trơn, và mật độ giao thông tăng lên có lẽ 40 xe tải trên một dặm tất cả con đường tới Hà Nội. Một tháng sau khi khởi đầu Linebacker, trước khi số xe tải chạy tăng vọt lên được cho là Trung Quốc chủ ý ngăn lại để trừng phạt Bắc Việt nam vì mối quan hệ nồng ấm với Liên Xô. Nhưng việc phong toả cảng Hải Phòng đòi hỏi một tháng để mở lại tiếp liệu vào đất liền. Trong bất kỳ trường hợp nào, giao thông trên tuyến đường sắt đông bắc tiếp tục hoạt động cho đến ngày 7-6. Chỉ khi ném bom cắt đứt đường sắt, giao thông bằng xe tải tăng lên.
Trong khi tấn công xe tải ở vùng cán xoong, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng cắt giảm xe tải chạy trong gói mục tiêu 5 và 6 bằng cách đánh phá cầu, các cơ sở bảo trì, và các kho hàng. “Chúng tôi biết chúng tôi không thể dừng giao thông xe tải”, tướng Vogt nói với các tư lệnh của mình vào tháng 7. Bắc Việt Nam chắc chắn việc cung cấp dầu cho xe tải của họ bằng việc mở một đường ống dẫn dầu mới từ Trung Quốc nối với một đường ống đang có sẵn đến Hải Phòng và Nam Việt nam. Trong Sấm Rền, những xe tải phải chở theo những phuy dầu trên xe để nạp dầu cho chính xe của họ. Giờ đây họ bớt kiểu nạp dầu này, và những đường ống dẫn dầu cung cấp cho họ nguồn dầu tin cậy. Những đường ống dẫn dầu rất khó bị trúng bom, thậm chí bom dẫn bằng laser; nếu ném trúng, những đường ống dẫn dầu rất dễ dàng sửa chữa. Được cung cấp những đường ống bằng hợp kim bền chắc với dầu nhập khẩu, những cuộc tấn công vào kho dầu ở Bắc Việt Nam có thể chỉ có tác động nhỏ.
Những xe tải tiếp tục lăn bánh, nhưng không ai trong cơ quan tình báo Mỹ có thể biết chắc liệu họ chở đủ tiếp liệu để thay thế cho dòng hàng thường qua cảng Hải Phòng hay không. Chắc chắn rằng Bắc Việt đang phải nhập khẩu thực phẩm. Vấn đề nông nghiệp một thời kỳ dài trở nên trầm trọng hơn khi cơn bão mùa hè năm 1971. Một năm sau Bắc Việt vẫn còn phải sửa chữa hoàn toàn hệ thống đê điều bằng đất ven sông Hồng và mất mùa. Bây giờ là lại là mùa bão. Cái gì xảy ra nếu đê điều bị bom chọc thủng thêm?
Việc Bắc Việt nam nhiều lần viện lẽ Mỹ đang ân mưu đánh phá đê điều có thể xuất phát nỗi lo sợ rằng họ đang thực sự thiếu lương thực. Trong Sấm Rền, Bộ quốc phòng đã nghiên cứu khả năng ném bom đê điều, nhưng đa số các nhà phân tích phán đoán rằng một vài bom ném sát nhau mới có thể chọc thủng một trong con đê lớn dọc theo sông Hồng; là tám mươi feet ngang qua tại đường dẫn nước cao. Những con đê nhỏ, theo phán đoán cũng không nhiều và dễ sửa chữa sửa chữa. Tuy thế, một số nhà phân tích có thể nhìn thấy trước kết quả hứa hẹn từ việc ném bom đê điều sông Hồng khi mực nước cao trong mùa hè giông bão - gây lụt lội không những mất mùa, mà còn làm hỏng nhiều cơ sở hạ tầng gần sông ở Hà nội.
Việc tin rằng lụt lội sẽ phá hoại những mục tiêu, điều này rõ ràng là phái quân sự bênh vực trường hợp hợp pháp ném bom đê điều. Trước khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, không quân Mỹ đã ném bom những đập nước tưới tiêu như là cách gây lụt lội đường sắt - thậm chí sau đó rõ ràng đe doạ việc cung cấp thực phẩm Bắc Triều Tiên và điều này hình như đóng góp mạnh cho việc ngừng bắn. Những sĩ quan có ảnh hưởng lớn trong không Mỹ quan tâm ném bom đê điều trong Sấm Rền là tướng Ginsburgh, sĩ quan liên lạc tham mưu trưởng liên quân với ban tham mưu Hội đồng an ninh quốc gia. Tham mưu trưởng không quân Mỹ lúc đó, tướng McConnell, nghĩ rằng nông nghiệp là một mục tiêu hợp pháp nên kết luận rằng ném bom đê điều sẽ là “một cuộc hành quân vô ích”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:37:56 PM
Tính hợp pháp đang tranh cãi việc tấn công những mục tiêu liên kết chặt với nông nghiệp, cùng với khả năng báo chí lên án, làm mất can đảm việc thử nghiệm ném bom đê điều trong chiến dịch Sấm Rền và tiếp tục như vậy thậm chí năm 1972 - sau khi bom dẫn bằng laser đã cải thiện tính khả thi của nó. Một số ít bom đã ném vào đê điều hoặc do lạc hướng từ một mục tiêu gần đó hoặc tìm kiếm pháo cao xạ hoặc những tên lửa nằm trên đê điều. Cuối tháng 7, khi nhiều phóng viên Mỹ phổ biến lời tuyên bố của Hà nội về việc Mỹ cố ý ném bom đê điều, tổng thống Nixon tuyên bố công khai rằng nếu Hoa Kỳ muốn chọc thủng đê điều, thì họ có thể làm trong một vài ngày. Luận cứ này thuyết phục nhiều người, và một số người cho rằng chính phủ Bắc Việt nam đơn thuần lên án máy bay Mỹ đang làm cho họ thất bại sửa chữa đê điều do bão gây ra. Trong bất kỳ trường hợp nào, Bắc Việt Nam vượt qua một cơn bão tồi tệ và một trận lụt lớn năm 1972.
Đê điều không phải chỉ là những mục tiêu tiềm năng mà Mỹ tiếp tục từ chối trong những chiến dịch Linebacker rất nhiều như đã từng xảy ra trong những chiến dịch Sấm Rền. Mặc dù quy tắc chiến đấu là ít hạn chế năm 1972, họ vẫn phải đặt ba vùng chính của Bắc Việt nam là gần như giới hạn: Hà Nội, Hải Phòng, và biên giới phía bắc dọc biên giới Trung Quốc. Vòng hạn chế cũ xung quanh Hà Nội được cắt giảm từ bán kính 30 hải lý xuống 10 hải lý - bên trong bán kính này mọi mục tiêu đòi hỏi sự phê chuẩn của Bộ trưởng quốc phòng Laird. Bán kính vòng hạn chế tại Hải Phòng vẫn giữ nguyên 10 hải lý.
Tương tự, vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc giữ chiều sâu cũ: 25 hải lý từ Vịnh Bắc Bộ qua tuyến đường sắt đông bắc đến kinh tuyến 106; 30 hải lý từ đó qua đường sắt tây bắc đến Lào. Cũng như trong chiến dịch Sấm Rền, những cuộc tập kích vào những mục tiêu đường sắt được phép thâm nhập vùng đệm biên giới; chiều sâu thâm nhập được tăng từ 10 hải lý đến 15 hải lý trên tuyến đường sắt đông bắc (và từ 15 hải lý đến 20 hải lý trên tuyến đường sắt tây bắc). Những chiếc cầu chính ở vùng đệm biên giới có thể bị ném bom, nhưng những bãi xe tải gần đó thì không đụng dến.
Vì nhiều mục tiêu tiềm năng nằm bên trong vùng hạn chế, quyền phủ quyết của bộ trưởng Laird có thể tạo ra sự khác nhau. Trong Sấm Rền, tổng thống Johnson, Bộ trưởng quốc phòng McNamara, và ngoại trưởng Rusk sàng lọc những mục tiêu tại bữa ăn trưa - bàn bạc nhiều với nhau cắt giảm những mục tiêu mà McNamara không đồng ý cắt. Trong Linebacker, sự ủng hộ nước đi lớn của tổng thống Nixon bị giảm bớt bởi sự trao cho Laird quyền phủ quyết những mục tiêu.
Vào tháng 5 và tháng 6, Laird chấp thuận hơn một trăm mục tiêu, khoảng 2/3 trong số này nằm trong vùng hạn chế; những mục tiêu này cần được phê chuẩn bởi vì họ cũng đem đến nguy hiểm thương vong dân thường. Laird bắt đầu nói “không” thường xuyên hơn.
Khi Tham mưu trưởng liên quân yêu cầu ông ta chấp thuận 44 mục tiêu ngày 6-6, Laird chỉ cho phép 28. Trong số mục tiêu ông phủ quyết, bao gồm sân bay Gia Lâm (MiG sử dụng nhiều). Trong một số trường hợp, chẳng hạn Tổng đài điện thoại ở Hà nội, ông thực tế mủi lòng. Nhưng khi đô đốc Moorer yêu cầu 29 mục tiêu ngày 30-8 Laird từ chối tất cả.
Một mục tiêu bị Laird phủ quyết nhiều lần là nhà máy nhiệt điện Hà nội mà hải quân đã không kích thành công bằng bom Walleye dẫn bằng truyền hình năm 1967. Sau cuộc không kích đó, Bắc Việt giữ tù binh Mỹ tại trận địa một vài tháng. Điều này không loại bỏ mục tiêu khỏi việc cân nhắc, nhưng Laird phản đối không kích bất cứ mục tiêu nào khá gần trung tâm Hà Nội - trừ cầu Long Biên. Mặc dù Laird chấp thuận ném bom đa số những nhà máy điện khác, Moorer phải tìm đến Nixon xin phê chuẩn ném bom nhà máy thuỷ điện lớn Lang Chi (Thác Bà) cách Hà nội 70 dặm về phía tây bắc.
Vì ba tổ máy phát của thuỷ điện Lang Chi có thể cung cấp khoảng nửa nhu cầu điện của Bắc Việt nam, nên việc phá huỷ nó là cần thiết. Không may, các máy phát nằm ngay trên đỉnh đập tràn bê tông nằm giữa đập nước bằng đất, một mục tiêu bị cấm giống như đê điều. Tập đoàn không quân số 7 hy vọng phá huỷ được những tổ máy phát điện mà không làm vỡ đập nước. Thậm chí bằng bom dẫn bằng laser, đây là một yêu cầu cao. Tướng Vogt đích thân đến Ubon để khẳng định rằng đại tá Miller và tổ lái đã hiểu tầm quan trọng không phá vỡ đập nước. Vogt nói đùa rằng nếu họ ném vào đập nước họ phải bay đi Ấn Độ, nơi ông cùng đi đày. Khi họ phá huỷ được toàn bộ ba tổ máy phát điện ngày 10-6 và đập nước không hề hấn gì, Vogt khá hài lòng khi ông nói với một phóng viên rằng cuộc tập kích là “chiến công lớn nhất trong lịch sử ném bom hiện đại”.
Trừ những cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất và phân phối điện, Linebacker chỉ tập trung vào những mục tiêu liên quan trực tiếp đến việc ngăn chặn. Trong Sấm Rền, việc ngăn chặn đã được mở rộng đến những mục tiêu ném bom giống như nhà máy xi măng tại Hải Phòng (sửa chữa đường xá và đường băng) và khu gang thép Thái Nguyên (sản xuất xà lan, xây dựng), nhưng những mục tiêu này ít được chú ý năm 1972. Cục tình báo quân đội thậm chí khuyên Uỷ ban hỗn hợp định ra mục tiêu của Lầu Năm Góc cắt khu gang thép ra khỏi danh sách mục tiêu. Điều này không được chấp thuận và khu gang thép bị ném bom cuối tháng 6. Những mục tiêu khác tại Thái Nguyên cũng bị ném bom - bao gồm xưởng sửa chữa toa xe, kho quân nhu, và một nhà máy điện.
Dù những cuộc ném bom vào giao thông và điện gây thêm khó khăn cho đời sống ở Bắc Việt nam, Linebacker theo cách nhìn khác chỉ làm những nỗ lực yếu đuối để cắt giảm năng lực của nhà cầm quyền Bắc Việt nam lãnh đạo nhân dân họ. Không quân Mỹ đã ném hơn nửa tỷ truyền đơn xuống Bắc Việt nam. Những chiếc C-130 và B-52 ném một số lượng truyền đơn; nhiều truyền đơn được thả trên Vịnh Bắc Bộ thường hy vọng chút ít rằng những truyền đơn này trôi ngược chiều gió và tới đồng bằng sông Hồng. Tháng 12-1967, một chiếc C-130 bị rơi trong gói mục tiêu 5 sau khi rải truyền đơn gần Hà Nội. Những F-4 và máy bay không người lái chính là người mang truyền đơn bay trên vùng trời Hà Nội năm 1972.
Ngoài việc cảnh báo nhân dân tránh xa những mục tiêu, truyền đơn nói đến sự cần thiết để chính phủ Bắc Việt nam ký hiệp định ngừng bắn để chấm dứt ném bom ở miền Bắc và gây chết chóc ở Nam Việt nam. Mỹ thả cả tiền giả Bắc Việt Nam; những tù binh được báo rằng họ có thể tiêu những đồng tiền giả này vào ban đêm, nhưng màu mè của nó dễ bị lộ vào ban ngày. Trong một cố gắng khác cung cấp công cụ tuyên truyền thu hút và có ảnh hưởng hơn truyền đơn thông thường, không quân Mỹ thả những máy thu radio nhỏ để nhiều người có thể nghe những buổi phát thanh từ Nam Việt nam. Không có những chiến dịch chiến tranh tâm lý thu được kết quả khá rõ ràng .
Chưa từng bao giờ kể từ khi bắt đầu Sấm Rền, cuộc tấn công trực tiếp vào giới lãnh đạo ở Hà nội đã được vạch ra. Chính quyền Johnson cam kết rằng Mỹ không đe doạ lật đổ chính phủ cộng sản ở Hà nội - trong khi những người cộng sản đang nỗ lực lật đổ chính phủ không cộng sản ở Sài Gòn. Mặc dù Nixon đôi khi hình như sẵn sàng làm nhiều hơn, nhưng suốt mùa hè năm 1972 ông vẫn giữ bên trong ranh giới của chính sách cũ.
Không quân Mỹ yêu cầu ném bom Bộ quốc phòng Bắc Việt nam ở khu đông dân cư Hà Nội, nhưng Cục tình báo quân đội đưa ra khả năng là những tù binh Mỹ có thể bị giam ở đó và đặt câu hỏi rằng liệu nó có còn là một đại bản doanh quan trọng nữa không. Bộ trưởng Laird chỉ cho phép không quân Mỹ tấn công hầm chỉ huy phòng không tại sân bay Bạch Mai.
Thậm chí bên trong việc chế ngự chính sách ném bom hạn chế sự lãnh đạo của địch, một nỗ lực mạnh mẽ hơn có thể được làm để cắt đứt những đường điện thoại chỉ huy quân đội và dân chúng. Không may, hai trạm điện thoại chính ở Bắc Việt Nam lại nằm cạnh những cơ sở ở Hà nội trong vùng hạn chế ném bom; một trạm kề với Uỷ ban kiểm soát quốc tế và trạm kia sát cạnh đại sứ quán Liên Xô. Đã định vị một tá những điểm nút liên lạc khác (bao gồm đài phát thanh Hà Nội) và chúng vẫn chưa bị tấn công.
Linebacker hạ thấp tất cả những cái khác để ngăn chặn tiếp liệu đến Bắc Việt Nam và chuyển về phương nam. Số lượng xe tải vẫn tiếp tục lăn bánh, nên hiệu quả chiến dịch có thể còn là câu hỏi. Những chiến dịch không kích ở Nam Việt nam có vai trò rõ ràng hơn trong việc chặn đứng cuộc tổng tấn công của dịch ở đó. Chắc chắn không quân Mỹ có ưu thế tại Nam Việt nam. Đa số những quả bom không dẫn đường hạng nặng do B-52 và máy bay chiến đấu ném xuống Nam Việt nam, và nhiều bom dư thừa ném xuống gói mục tiêu 1. Khoảng một nửa bom dẫn bằng laser tiêu thụ năm 1972 ném xuống những mục tiêu ở Nam Việt nam và Lào, đặc biệt pháo chiến trường và xe tăng.
Bắc Việt nam dần dần xây dựng những kho dự trữ hàng của mình và đưa tiếp liệu vào Nam trước khi tung ra của tổng tấn công mùa xuân. Sự tiêu hao nhanh tiếp liệu này vào mùa xuân và hè năm 1972 có nghĩa là những kho dự trữ hàng có thể duy trì được chỉ bằng cách đẩy mạnh chiến dịch vận tải. Linebacker, cùng với thả mìn, gây khó khăn cho Bắc Việt Nam đưa hàng tiếp liệu vào nam. Để cung cấp cho lực lượng của mình tại Nam Việt nam, Bắc Việt nam phải cắt giảm nhu cầu của dân chúng ở Bắc Việt Nam, người đang phải đương đầu với những cuộc ném bom hàng ngày.
Trước mùa thu, cả cuộc tổng tấn công của Bắc Việt nam và cuộc phản công của Nam Việt nam đã mất đà. Lính Bắc Việt nam phải rút khỏi các thành phố Nam Việt nam nhưng không rúit khỏi nông thôn. Đòn bẩy chủ yếu còn lại mà Mỹ có ở Bắc Việt nam là thể hiện khả năng ném bom những mục tiêu ở đó - và đòn bẩy ấy bị gió mùa đông bắc làm suy yếu.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:38:28 PM
Ngày 23-10-1972, tổng thống Nixon ngừng ném bom bắc vĩ tuyến 20. Những người cầm đầu quân sự như tướng Vogt nghĩ đây là một bước đi nhỏ để tạo thuận lợi cho hiệp định ngừng bắn. Henry Kissinger đã tranh luận rằng ông và Lê Đức Thọ đã đồng ý tất cả những điểm quan trọng ở Paris; Lê Đức Thọ cuối cùng cũng thừa nhận rằng chính quyền Thiệu sẽ không phải từ chức trước khi ngừng bắn. Nhưng tổng thống Thiệu không đón nhận tin tức mới này. Mặc dù hơn một năm rồi, hình như ông sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn tại chỗ (quân đội Bắc Việt nam vẫn ở lại Nam Việt nam), ông không mong đợi hoặc hoặc muốn hiệp định như thế. Trong bất kỳ trường hợp nào, cuộc xâm lược mùa xuân đã tăng cường quy mô của lực lượng Bắc Việt nam sẽ ở lại Nam Việt nam.
Như là sự trả ơn Bắc Việt nam và một tín hiệu với Sài Gòn rằng đây là lúc phải quyết định, Kissinger muốn ngừng ném bom Bắc Việt nam một cách hoàn toàn. Nixon không muốn làm điều ấy. “Tôi chưa đón nhận những triển vọng nhỏ của một hiệp định như Johnson năm 1968”, Nixon viết về sau này. Việc cắt giảm ném bom vùng cán xoong lúc bắt đầu gió mùa đông bắc, Nixon từ bỏ đa số những gì thời tiết không cho phép ông làm. Việc ném bom bởi F-111, A-6, và F-4 dẫn đường tầm xa có thể tiếp tục ở đồng bằng sông Hồng, nhưng thời tiết làm cho việc đánh phá cầu bằng bom dẫn bằng laser thường là không có khả năng. Chỉ B-52 có thể làm thay đổi lớn ở vùng châu thổ trong thời tiết xấu, và suốt nhiều tháng họ đã bị hạn chế ở vùng cán xoong. Tại thời điểm này, vấn đề của Nixon đối với Sài gòn là nhiều hơn đối với Hà nội, ông vẫn chưa sẵn sàng đưa B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng.
Việc Kissinger bất đồng với Nixon về việc tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam chỉ là một phần của những bất đồng lớn giữa họ thương lượng ngừng bắn như thế nào. Suốt nhiều tháng Nixon đã khó chịu với việc Kissinger sử dụng hạn chế việc ném bom để mở đường thương lượng. Bộ trưởng quốc phòng Laird, mặt khác, hài lòng với Kissinger trong thực tế này. Bởi vậy, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân tự thấy mình phải làm những thay đổi mà ông không thích. “Kissinger gắng sức dần xếp ném bom”, Moorer sau này nhớ lại. “Cá nhân tôi không nghĩ Bắc Việt có một ý tưởng nào liệu chúng tôi đưa một trăm máy bay ném bom hoặc tám mươi máy bay ném bom hoặc liệu những máy bay đó trên vĩ tuyến 21 hoặc trên vĩ tuyến 20”.
Trước khi đến Moscow vào tháng 5, Nixon đề nghị rằng không giảm bớt ném bom trong cuộc gặp thượng đỉnh. Nhưng, trên thực tế, ném bom bị cấm bên trong 10 hải lý từ trung tâm Hà Nội hoặc 5 hải lý từ trung tâm Hải Phòng trong cuộc gặp đó. Sau này, suốt một tuần giữa tháng 6, những cuộc không kích bị cấm không những ở khu vực hạn chế bình thường, mà còn bất cứ chỗ nào trong gói mục tiêu 5 và 6 - tránh gây tai nạn trong khi chủ tịch Quốc hội Liên Xô Nikolai Podgorny thăm Hà Nội (thậm chí mặc dù Kissinger chỉ hứa hẹn với Liên Xô không ném bom Hà Nội và Hải Phòng). Sau khi Podgorny rời Hà Nội, ném bom được khôi phục trở lại khắp Bắc Việt Nam trừ vùng hạn chế (Hà Nội, Hải Phòng, và vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc); không có một cuộc không kích nào được phép cho tới lúc Kissinger hoàn thành chuyến thăm Bắc Kinh cuối tháng 6. Vì Nixon cũng muốn tận dụng mối quan hệ đang được cải thiện với Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép Bắc Việt Nam, ông đồng ý với Kissinger hạn chế ném bom.
Bất đồng căn bản nhất giữa Nixon và Kissinger trong việc thương lượng ngừng bắn liên quan đến thời hạn. Kissinger tin rằng Mỹ có thể đưa ra một hiệp định trước bầu cử tổng thống tháng 11. Nhưng Nixon mong đợi sự thắng phiếu đối thủ đảng Dân Chủ của ông, thượng nghị sỹ George McGovern bang Nam Dakota, mà không cần ngừng bắn. Mặc dù McGovern từng ném bom Đức trong thế chiến II khi là phi công B-24, ông bây giờ hứa hẹn rút ra khỏi Đông Nam Á thậm chí trước khi thu xếp để cộng sản trả tù binh Mỹ. Việc thăm dò quan điểm công chúng chỉ ra rằng chính sách của Nixon về Việt nam, bao gồm ném bom Bắc Việt nam, được ủng hộ. Ngừng bắn trước khi bầu cử có thể chỉ làm tăng những câu hỏi về quan điểm chính trị của ông ta, như ông đã hỏi tổng thống Johnson bốn năm trước đây.
Sự thất bại và dũng cảm chịu đựng của Johnson tiếp tục tác động đến Nixon, thậm chí làm ông sáng suốt thêm. Khi ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân Chủ, Sargent Shriver, gọi Nixon là “máy bay ném bom số 1 suốt thời gian”, Nixon nói đùa với cựu thư ký báo chí của Johnson rằng Johnson sẽ hài lòng. “Tôi không tin như thế”, George Christian đáp lại. “Lyndon Ben Johnson chưa khi nào thích là số hai trong mọi thứ”. Nhưng Nixon đang suy tính ông có thể dùng B-52 như thế nào sau khi bầu cử gây nhiều ấn tượng hơn họ từng được dùng.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:ngao5
trong29 Tháng Tư, 2010, 06:39:06 PM
10. B-52 lúc cuối cùng
Mười một trong số 12 đêm từ 18-12 đến 29-12-1972, B-52 đã nghiền những nhà ga và những mục tiêu khác từ ngoại vi Hà nội và Hải Phòng đến biên giới Trung Quốc. Những radar trên chiếc máy bay khổng lồ này cho phép chúng làm việc trong điều kiện không đếm xỉa đến thời tiết. F-111 dùng radar địa hình để làm những cuộc không kích tầm thấp vào những sân bay ngay trước khi những B-52 đến bầu trời Bắc Việt nam. Vào ban ngày, những máy bay chiến đấu khác ném bom xuyên qua những đám mây sử dụng những tín hiệu yếu từ máy phát dẫn đường tầm xa tại Thái Lan. Khi thời tiết trong trẻo một thời gian ngắn, những F-4 tấn công những mục tiêu trong hoặc gần trung tâm Hà Nội bằng bom dẫn bằng laser. Chỉ ngày Nô-en mới ngừng ném bom. Tuy thế, báo chí vẫn gọi chiến dịch này là “chiến dịch ném bom Giáng sinh”. Tham mưu trưởng liên quân gọi nó là “Linebacker II”.
Linebacker II là việc ném bom mạnh nhất kéo dài hai tuần lễ tại Vùng Hà nội-Hải Phòng. Tất cả không lực Mỹ gần Đông Nam Á tập hợp lại và tập trung vào một vùng này. Hai trăm chiếc B-52 đậu ở Thái Lan và Guam ném khoảng 15 nghìn tấn bom trong gói mục tiêu 6, và các máy bay chiến đấu ném hơn hai nghìn tấn. Lượng thuốc nổ này không đủ san bằng Hà Nội và Hải Phòng, nhưng chính quyền Nixon muốn B-52 ném bom chỉ ở ngoại vi thành phố - đủ gần để xua đuổi dân chúng thành phố trong khi không sát hại nhiều người trong số họ. Mặc dù một số bom rơi lạc hướng và số địch bị chết có lẽ hai nghìn, điều này tương phản với hàng chục nghìn người chết chỉ trong một đêm ném bom trong thế chiến II.
Trong khi sự mất mát B-52 ít hơn theo dự đoán của không quân là 3% cho toàn bộ chiến dịch, họ nghi ngờ rằng đêm thứ ba và tên lửa SAM bắn rơi 15 chiếc B-52 (ít hơn 3% của hơn 7 trăm lượt xuất kích). Điều này gây hoảng loạn với tổ lái B-52 đã quen thuộc với nhiều năm xuất kích về phía nam mà không mất một chiếc B-52 nào cho đến tận tháng 11-1972 ném bom ở Vinh. Giờ đây trong hai tuần lễ chấn động họ nhìn hơn 30 đồng đội của họ bị chết và hơn 30 bị bắt. Sau khi sáu chiếc B-52 rơi trong đêm thứ ba, những thay đổi chiến thuật cắt giảm mất mát B-52 xuống còn không quá hai chiếc một đêm.
Suốt chiến dịch Linebacker II, B-52 vẫn ở trên tầm hiệu lực của pháo cao xạ và những máy bay MiG hình như chỉ có thể làm được chút ít về ban đêm là phán đoán độ cao B-52 cho SAM. Những phi công MiG-21 tuyên bố rằng bắn rơi hai chiếc B-52, nhưng Mỹ cho rằng tất cả những mất mát B-52 là do SAM bắn. Trong thời gian ấy, các tay súng trên B-52 đã bắn rơi ít nhất hai máy bay MiG; hai F-4 hộ tống cũng bị các tay súng B-52 bắn vào - may mắn là kém chính xác.
Tổ lái không quân và hải quân F-4 bắn rơi bốn máy bay MiG phải trả giá hai F-4 và một máy bay trinh sát hải quân RA-5. Trong thời gian ấy, Bắc Việt Nam xài hoang phí tên lửa trong những ngày đầu tiên dẫn đến những cuộc tấn công của Mỹ vào kho chứa tên lửa và trận địa tên lửa, sau đó đã suy yếu theo số lượng phóng lên. Mặc dù những cuộc tấn công vào trận địa tên lửa không gây nhiều thiệt hại, nhưng những cuộc tấn công vào những kho nơi Bắc Việt lắp ráp tên lửa có thể góp phần làm giảm tên lửa sử dụng - hoặc sự tiêu tốn tên lửa có thể đơn giản nhanh hơn cung ứng.
Tổng thống Nixon không khai thác sự thiếu hụt tên lửa bằng cách ném bom thêm, tuy thế, khi Bắc Việt Nam đồng ý quay trở lại bàn thương lượng ở Paris. Nhiều người chỉ trích Nixons nhấn mạnh rằng hiệp định ngừng bắn ký tháng 1-1973 chỉ tốt hơn chút ít so với bản hiệp định mà Bắc Việt Nam đồng ý vào tháng 10-1972. Có một số từ ngữ mới về đánh giá khu phi quân sự, nhưng (như Nixon viết cho tổng thống Thiệu) không có điều khoản nào của hiệp định nói đến khả năng buộc họ không được hiện diện bộ binh Mỹ. Linebacker II kết luận cuộc biểu dương không lực Mỹ của Nixon là điều được ngưỡng mộ, và chiến dịch có thể thuyết phục chính phủ Nam Việt nam đồng ý hiệp định ngừng bắn. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nixon để lại cho Nam Việt nam ít sự lựa chọn, và trước lúc họ cần không lực Mỹ quay lại, ông đã bị buộc ra khỏi Nhà Trắng.
***
Những kế hoạch của không quân ném bom Hà Nội bằng B-52 đã bị gạt ra rìa từ 1964. Sau khi Bắc Việt Nam được viện trợ SAM mùa hè năm 1965, tướng McConnell tăng thêm cảnh báo dùng B-52. Nhưng người kế nhiệm ông là Tham mưu trưởng, tướng Ryan, nghĩ rằng những mất mát B-52 trên vùng trời Hà Nội phải ở mức thấp chấp nhận được. Thời tổng thống Nixon, không quân Mỹ có được người lãnh đạo tiến xa hơn ý nguyện của tổng thống Johnson đưa B-52 ra bắc. Tuy thế, sau 5 cuộc tập kích trên vĩ tuyến 20 tháng 4-1972, B-52 bị rút vào nam trước khi không kích Hà Nội. Việc tướng Abrams muốn dùng tất cả B-52 gần nơi giao chiến ở Nam Việt nam được Henry Kissinger ủng hộ vì tránh được những rắc rối về chính trị và ngoại giao vì chỉ dùng máy bay cường kích đánh phá khu vực đông dân cư Bắc Việt nam.
Suốt mùa hè năm 1972, tân tư lệnh Bộ tư lệnh không quân chiến lược, tướng John C. (thường gọi là “J. C”.) Meyer, thúc đô đốc McCain ở Hawaii đưa B-52 ra bắc. Khi McCain không cho phép một cuộc leo thang gây ấn tượng, ông nói với Meyer và tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng Lucius D, Clay, vạch kế hoạch B-52 tập kích vào những sân bay Bắc Việt nam. Vì Meyer và Clay quan tâm nhiều đến dùng B-52 ném bom những nhà ga và kho tiếp liệu, McCain đồng ý sự lựa chọn đầu tiên của Meyer - ga Kim Nỗ bắc Hà Nội. Nhưng các tham mưu trưởng liên quân gạt đi. Khi McCain về hưu cuối mùa hè ấy, thay thế ông là đô đốc Noel Gayler. Sự tập trung vào kế hoạch B-52 ném bom Bắc Việt Nam sau đó nhắm vào sân bay, và đến mùa thu, những F-111 vừa được đưa tới đã bổ xung cho B-52 trong kế hoạch không kích sân bay.
Một nét không bình thường mà đô đốc Gayler thực thi kế hoạch B-52 là ông quyết định đặt sự phối hợp hành quân dưới quyền tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, ông này lại ủy quyền trách nhiệm cho tư lệnh hạm đội 7, người này lại ủy quyền tiếp công việc cho tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm 77, đô đốc Damon W. Cooper. Meyer phải gửi những kế hoạch của mình cho Cooper để phối hợp máy bay và xuất kích hỗ trợ. Khi Linebacker II được tiến hành vào tháng 12, tuy thế, vai trò chính phối hợp hỗ trợ máy bay chiến đấu lại chuyển cho tướng Vogt tại Tập đoàn không quân số 7. Trong bất kỳ trường hợp nào, Linebacker II phần lớn do Meyer chỉ huy, và những tư lệnh không quân thường vứt bỏ những gói hỗ trợ lẫn nhau tại phút cuối cùng.
Việc B-52 quay lại những gói mục tiêu ở phía bắc đưa đến việc tăng cường leo thang. Suốt mùa hè, họ đã hạn chế vào gói mục tiêu 1 và những điểm ở phía nam. Gió mùa đông bắc vào mùa thu, tuy thế, làm cho ném bom dẫn bằng laser hiếm khi thành công - càng củng cố luận cứ dùng B-52 trong những gói mục tiêu phía bắc. Vào tháng 10, tướng Ryan có thuận lợi khi thúc Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề xuất đưa B-52 ra xa thêm về phía bắc - vĩ tuyến 19. Mặc dù các tham mưu trưởng liên quân chấp thuận đề xuất Ryan, nhưng sau đó họ kéo B-52 quay lại gói mục tiêu 1 khi tình báo cho biết rằng Bắc Việt đang có thuận lợi biết trước những mục tiêu và thời gian không kích. Bộ trưởng quốc phòng Laird lo ngại đến mức ông phải tung ra một cuộc điều tra vào chỗ rò rỉ của chiến dịch không kích cho tình báo địch. Nhưng chưa bao giờ có sự ngạc nhiên dính dáng đến ném bom Bắc Việt nam - kể cả những chỗ nhỏ nhất của đất nước, những mục tiêu lựa chọn bị hạn chế, sự phụ thuộc vào tiếp dầu trên không với tất cả sự quy củ của nó, và kẻ thù dễ dàng bằng mắt có thể quan sát máy bay cất cánh từ các căn cứ ở Đông Nam Á. Tàu đánh cá Liên Xô nằm sát Guam có thể cung cấp cảnh báo sớm khi B-52 cất cánh từ đây. Thậm chí không cần ngăn chặn sự liên lạc gián điệp bên trong (cả hai thứ là quá thừa), những chiến dịch không kích có xu hướng là lớn và rõ ràng.
Bất chấp nguy hiểm cho B-52 và những tổ lái, tổng thống Nixon muốn sử dụng chúng để cho Bắc Việt thấy rằng sự háo hức của Mỹ để giải quyết vẫn không làm chùn bước ông sử dụng vũ khí trong mọi thời tiết. Sự háo hức đó tăng lên vào tháng 10 cùng với việc công chúng biết chính phủ Nam Việt nam không bằng lòng với bản dự thảo hiệp định ngừng bắn. Chỉ hai ngày sau khi Nixon cắt giảm ném bom của Bắc Việt nam đến vĩ tuyến 20, Đài phát thanh Hà Nội phát đi bản dự thảo hiệp định ngừng bắn và cáo buộc Hoa Kỳ phản bội nó. Khi Henry Kissinger xuất hiện trên truyền hình quốc gia giải thích cần phải xét lại bản hiệp định, ông làm tăng sự mong đợi không chính đáng bằng lời tuyên bố “hoà bình trong tầm tay”.
Trong hoàn cảnh này, Nixon biết rằng mọi ý định công khai leo thang chiến tranh phải được giới hạn không cho công chúng biết. Nhưng ông lặng lẽ mở rộng phạm vi những cuộc ném bom của B-52 đầu tháng 11 với giới hạn trên tại 18°45’ và sau đó 19°15’. Sau khi tái cử ngày 7-11 Nixon mới chấp thuận B-52 ném bom bắc vĩ tuyến 20. Giới hạn này vẫn còn khi Kissinger trở lại Paris đoàn đại biểu Nam Việt nam đề nghị một số thay đổi trong bản hiệp định ngừng bắn.
Nixon đã thất vọng ít hơn Kissinger khi thương lượng với Bắc Việt đã ngần ngại trước ngày bầu cử. Biết chắc mình sẽ thắng ứng cử viên đảng Dân Chủ - thượng nghị sỹ McGovern, Nixon không cần ngừng bắn để thắng cuộc bầu cử. Thêm nữa, dư luận theo hướng một cuộc dàn xếp trước bầu cử đã mở cho tổng thống buộc tội chơi con bài chính trị. Ngoài ra, sau khi bầu cử, Nixon có thể dùng B-52 mà không cần bận tâm về tác động của nó đến việc tái đắc cử. Dù chiến thắng áp đảo ngày 7-11, Nixon nhận thấy mình như bị trói chân trói tay về vấn đề Việt nam. Chiến lược tranh cử của ông ở lại Nhà Trắng vượt trên những cuộc đấu đá chính trị khiến ông được sự ủng hộ tại Quốc hội.
Thậm chí trước khi bầu cử, phái đa số ở Thượng nghị viện đã bỏ phiếu đòi rút ra khỏi Đông Nam Á thậm chí không cần ngừng bắn; điều kiện duy nhất của Thượng nghị viện là cộng sản trả tù binh Mỹ. Mặc dù ủng hộ những hành động của Nixon chống lại sự xâm lược của Bắc Việt nam, cử tri Mỹ bầu Quốc hội mới vẫn còn nhiều băn khoăn hơn là Nixon để kết thúc sự lôi cuốn của Mỹ trong chiến tranh. Nixon hiểu rằng ông chỉ còn dưới hai tháng trước khi Quốc hội mới sẽ cắt ngân sách chiến tranh. Ông phải hành động nhanh hoặc chẳng có gì cả.
Khi Kissinger mang những yêu cầu của Nam Việt nam đến Paris, Bắc Việt không tỏ ra muốn đưa hội đàm tiến xa; kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở Mỹ hứa hẹn trả ơn cho cộng sản không chịu thoả hiệp. Không có những cơ hội để Bắc Việt Nam sẽ chấp nhận yêu cầu của Thiệu đòi rút quân Bắc Việt nam ra khỏi Nam Việt nam. Chính quyền Nixon có thời gian dài kể từ khi phải từ bỏ nỗ lực thu kiếm được nhượng bộ này. Kissinger cố gắng tìm tiếng nói khẳng định sự tôn trọng khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt nam. Kết hợp với lời hứa của Bắc Việt nam rút quân khỏi Lào và Campuchia, một khu phi quân sự thực về mặt lý thuyết sẽ bịt kín Nam Việt nam khỏi sự thâm nhập của Bắc Việt nam. Để đưa những điều khoản có ý nghĩa, Kissinger tìm cách tạo ta một Uỷ ban thanh tra quốc tế đủ lớn để quan sát những vi phạm hiệp định. Trưởng đoàn thương lượng Bắc Việt nam, Lê Đức Thọ, đã kìm hãm sự tiến triển hội đàm bằng cách từ chối xem xét những biên bản bổ xung cho bản hiệp định cơ sở trong khi nó vẫn còn đang tranh cãi. Hết lúc này sang lúc khác ông đưa ra yêu cầu mới của chính ông, hoặc ông rút lại những điều ông đã đồng ý từ trước. Kissinger đi tới kết luận rằng Bắc Việt đã quyết định không giải quyết vấn đề trước khi bầu xong Quốc hội mới. Theo điểm của Kissinger, Lê Đức Thọ tiếp tục thương lượng về mặt nguyên rắc để tránh đưa Nixon tiến hành leo thang ném bom. Cuối cùng ngày 12-12-1972, Lê Đức Thọ tuyên bố quyết định về Hà Nội để tham vấn. Ông và Kissinger có một cuộc gặp cuối cùng không thành công ngày 13-12. Giáng sinh khá gần, Lê Đức Thọ có thể nghĩ rằng ít có khả năng nguy hiểm mà Nixon tiến hành hành động quân sự gây ấn tượng.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:40:20 PMTrên thực tế, Kissinger bản thân cũng muốn ngừng thương lượng, và ông gợi ý Nixon tăng cường ném bom Bắc Việt nam. Không may, tổng thống đã nghe lời khuyên của Kissinger cuối tháng 11 cắt bớt một phần tư số lượt xuất kích đánh phá Bắc Việt Nam.
Từ lâu Nixon ủng hộ dùng B-52 đánh Hà Nội trước khi ký kết ngừng bắn, bây giờ ông nhận ra rằng những máy bay ném bom khổng lồ này có thể đốt cháy cảm nghĩ “hoà bình trong tầm tay”. Ông chê trách cuộc họp báo của Kissinger về một vài quan điểm, nhưng chê trách những vấn đề mà Bắc Việt nam phơi bày ra để có thể chấp nhận được đối với số đông dân chúng Mỹ. Vấn đề gốc rễ là Thiệu từ chốii ký hiệp định. Nixon miễn cưỡng kết luận rằng ông sẽ phải đe doạ Hà Nội cũng như Sài Gòn nếu ông muốn rút ra khỏi Việt nam bằng một hiệp định ngừng bắn đáng kính trọng trước khi Quốc hội mới làm những vấn đề khó khăn hơn.
Ngày 30-11, Nixon báo động một số người cấp dưới về khả năng ông sẽ ra lệnh đưa B-52 đánh Hà Nội nếu Bắc Việt từ chối ký hiệp định ngừng bắn - hoặc ký hiệp định, nhưng xé hiệp định, nhưng vi phạm nó. Ông nói nhiều trong cuộc gặp ngày hôm đó với Bộ trưởng quốc phòng Laird và Tham mưu trưởng liên quân; Kissinger cũng đang ở Washington trong thời gian ngừng thương lượng ở Paris và tham dự cuộc họp với tướng Haig, cố vấn của Nixon. Hơn hai tuần lễ sau, chính quyền đứng trước câu hỏi có leo thang hay không và leo thang mạnh như thế nào. Laird phản đối bất cứ cuộc leo thang ném bom nào. Như thường lệ, Moorer thấy mình đứng giữa Laird và Nixon. Mãi tới Nixon quyết định, Moorer vẫn hoàn toàn lạnh lùng theo hướng dùng B-52 đánh Hà Nội đến mức Laird có thể nói với Nixon rằng Moorer cũng phản đối việc đó. Khi Haig gọi điện để kiểm tra tin này, Moorer nói rằng Laird hiểu nhầm ông. Moorer có thể đúng là có hai suy nghĩ. Ông nghe Tham mưu không quân lo ngại những mất mát B-52 và Liên Xô biết máy bay Mỹ có ưu thế về khả năng làm nhiễu radar. Cái giá phải trả này hình như là lớn khi Bộ quốc phòng đang gạch tên Việt nam đi và nhìn tới tương lai.
Kissinger cũng miễn cưỡng dùng B-52 đánh Hà Nội. Ông nghiêng về giới hạn công việc này cho máy bay cường kích như trong quá khứ và giữ B-52 ở xa phía nam. Nhưng gió mùa đông bắc cản trở nhiều đến việc ném bom trước màu xuân, và dường như Quốc hội vẫn còn cho phép ném bom sau đó, những máy bay cường kích có thể chỉ tiến hành những gì mà Bắc Việt đã có kinh nghiệm. Kissinger không thể đưa ra sự lựa chọn nào khác trong việc B-52 không kích Hà nội-Hải Phòng, mà tướng Haig tán thành mạnh mẽ. Ngày 14-12, Nixon ra lệnh một chiến dịch kéo dài 3 ngày (sau đó kéo dài thêm) trong gói mục tiêu 6 bằng B-52 và không quân chiến thuật. Theo lệnh ban đầu của Nixon, việc ném bom đi trước khi thả thuỷ lôi những cảng Bắc Việt nam. Những lệnh này bị sửa lại đến nỗi việc thả mìn tiếp sau việc ném bom và không khỏi gây ra ngạc nhiên. Các binh chủng tranh thủ một ngày để chuẩn bị thi hành quyết định của Nixon bắt đầu ném bom vào thứ hai ngày 18-12-1972, hơn là ngày chủ nhật; ông không muốn biểu tượng bắt đầu ném bom vào ngày chủ nhật, và Kissinger muốn chờ cho đến khi Lê Đức Thọ rời Bắc Kinh.
Vấn đề thời tiết xấu cũng gây khó khăn cho Nixon, ông đành phải im lặng. Ông nói Kissinger giải thích cho báo chí tại sao cuộc đàm phán bị phá vỡ, và trong chiến dịch Linebacker II, tổng thống sẽ từ chối bình luận. Những người phát ngôn của chính quyền phản đối lời buộc tội rằng Hà Nội bị B-52 “ném bom rải thảm”, nhưng họ không đưa ra những bức ảnh tình báo để chứng minh điểm này cho đến tận những tháng sau này. Mặc dù những người thân chính quyền thất vọng về sự im lặng của tổng thống, nhưng nó cũng có những thuận lợi. Vì ông không đưa ra tối hậu thư, Hà Nội có thể quay lại bàn thương lượng với ít sự bẽ mặt. Vì hình như cá nhân ông không lo ngại lý do phải san bằng Hà Nội, ông có khả năng để làm ngay việc đó - sự công khai có thể không tệ hơn. Trên thực tế, Nixon đang lừa bịp, và B-52 chỉ đánh những mục tiêu ngoại vi Hà nội.
***
Trong thời gian phục vụ tại Nam Việt nam, tướng Haig từng nhìn thấy B-52 ném bom quân địch bên trong một số khu vực của lính Mỹ. Độ chính xác lạ thường này khiến ông có ấn tượng lớn, và ông thừa nhận rằng B-52 có thể ném bom Hà nội với độ chính xác như thế. Haig không hiểu rằng hệ thống điều khiển ném bom mặt đất không thể nào vươn tới đồng bằng sông Hồng. Do vậy B-52 phải dựa vào radar của chính nó. SAM và máy bay MiG của địch làm cho việc ném bom chính xác khó khăn hơn nhiều so với khi họ ném bom ở Nam Việt nam. Trong hoàn cảnh ấy, Linebacker II cũng ném bom chính xác đáng nể. Những trái bom lạc hướng tạo thuận lợi cho Bắc Việt nam truyên truyền rằng Mỹ ném bom nhà cửa và một bệnh viện.
Bắc Việt quan tâm tới khách Mỹ tới thăm, những người ưa thích thắng lợi của cộng sản trong chiến tranh. Hôm thứ bẩy, 16-12, bốn người Mỹ tới Hà nội mang thư Giáng sinh cho những tù binh Mỹ. Qua kiểu trưng ra này, chính phủ Bắc Việt nam và phong trào chống chiến tranh Mỹ tiếp tục khai thác vấn đề tù binh.
Khách tham quan thường đưa ra những bài phỏng vấn ca ngợi Bắc Việt nam đối xử tốt với tù binh Mỹ - sau khi chỉ gặp mấy tù binh tin cậy. Trong mấy tháng gần đó, khách Mỹ tới Hà nội bao gồm cựu Bộ trưởng tư pháp Ramsey Clark và nghệ sĩ điện ảnh Jane Fonda, cả hai người này đều trình diễn vai trò tuyên truyền của họ với sự thích thú. Fonda thậm chí còn chụp ảnh cùng với các pháo thủ pháo cao xạ; bà trở về Mỹ và cưới một sinh viên cánh tả Tom Hayden, người đã từng thăm Hà Nội hai lần trong Sấm Rền.
Vào Giáng sinh 1972 nhóm này bao gồm Telford Taylor, giáo sư Đại học Columbia, người từng là thiếu tướng lục quân ngay sau khi thế chiến II, thu thập tội ác chiến tranh của Đức Quóc Xã tại Nuremberg. Giống như những khách tham quan khác, Taylor công khai nhận mình là người chống đối sự lôi cuốn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt nam. Nhưng sự hiểu biết của Taylor về Đức Quốc Xã và những trận ném bom ở đó giúp ông có một tiêu chuẩn so sánh sự thiếu sót nghiêm trọng trong số những người Mỹ đến thăm Hà nội. Trước cùng một chứng cớ, một cái gì đó ủng hộ ông nói về Bắc Việt hoặc về tới hạn của những chiến dịch không kích sẽ mang nhiều sức nặng hơn là những phản ứng ít thông tin về những sự so sánh trong chuyến đi của mình. Michael Allen, trợ giảng của Trường thần học Yale; Barry Romo, một người “Maoist” và đại diện cho cựu chiến binh chống chiến tranh; Joan Baez, ca sĩ và một người hoà bình mà người chồng cũ của bà đã bị bắt giam vì chống chế độ quân dịch.
Hai ngày trước chiến dịch Linebacker II, nhóm Taylor gặp gỡ một đám đông người lớn và trẻ em. Cũng như bình thường trong quá khứ, lệnh sơ tán của chính quyền bị phớt lờ. Người dân từ lâu biết rằng Hà Nội là nơi an toàn nhất ở Việt nam. Đêm thứ hai 18-12, khi bom bắt đầu rơi với số lượng chưa từng thấy xuống sân bay và nhà ga phía bắc và phía tây thành phố, một cuộc sơ tán thực sự bắt đầu. Trước khi kết thúc chiến dịch, hơn một nửa dân chúng đã đi sơ tán, ít nhất một thời gian ngắn. Họ rời đi không xa và sớm nhận ra rằng họ đã rời khỏi một chỗ tương đối an toàn của Hà Nội để tới khu vực mục tiêu ngoại ô.
Nhóm Taylor nhận ra rằng họ không thể rời Hà Nội để hoặc tới Hải Phòng và những nơi khác hoặc về nước. Cuộc viếng thăm của họ dự kiến một tuần đã bị kéo dài đến hai tuần lễ, bởi vì chuyến bay của họ bị huỷ bỏ sân bay Gia Lâm bị hư hại do những quả bom có thể là định ném xuống một nhà ga gần đó. Một chiếc máy bay Trung Quốc tới một cách tình cờ là cách duy nhất để họ rời Bắc Việt nam, và Taylor phải cầu xin đại sứ Trung Quốc thu xếp. Nhóm này rời Hà nội ngày 29-12, vài giờ trước khi những quả bom cuối cùng rơi xuống đồng bằng sông Hồng.
Những ngày họ ở Hà nội cũng ứng với nhịp điệu ném bom. Lúc đầu, B-52 đến làm ba đợt chia ra suốt đêm. Sau này từng đợt riêng rẽ cho phép ngủ được ban đêm đặc biệt khi nó đến trước lúc nửa đêm. Một đợt B-52 ném bom ban đêm, Hà Nội có thể mong mỏi một vài giờ yên tĩnh cho khi bình minh phá tan những đám mây cho phép máy bay chiến đấu ném bom dẫn bằng laser vào những mục tiêu ở khu đông dân. Những giờ yên tĩnh vào buổi sáng giờ là thời gian lý tưởng để khách Mỹ đi thăm những nơi bị bom Mỹ tàn phá, những tổ lái B-52 bị bắt, và những tù binh. Những ngày và đêm còn lại họ sống trong hầm trú ẩn ở khách sạn Hoà Bình, nơi Baez hát những bài hát của mình, ghi âm chúng với tiếng bom rền từ xa để làm một album mới.
Bản báo cáo nhanh đầu tiên của Taylor gửi cho tờ New York Times xuất hiện ngày Nô-en trong khi ông vẫn còn ở Hà nội. Ông viết nó ngay sau khi thăm bệnh viện Bạch Mai, nơi bị bom Mỹ rơi xuống, những quả bom đúng ra nhắm vào kho hàng hoá nằm đối diện với sân bay Bạch Mai. Taylor có thể nhìn thấy phi trường và các kho nhiên liệu; ông thừa nhận rằng chúng là những mục tiêu và không phải là bệnh viện. Taylor thổi phồng thiệt hại, nói rằng bệnh viện “bị phá huỷ”. Sau này, một số độc giả biết rằng chỉ một phần của bệnh viện bị phá huỷ, rằng bệnh nhân đã được sơ tán trước khi ném bom, và rằng nhà cầm quyền Bắc Việt nam đưa ra con số người chết là 29 người (không ai là bệnh nhân). Lúc Taylor rời khỏi “cảnh tượng khủng khiếp”, ông biết rằng (sau khi bốn ngày ném bom) “Hà nội không có cái gì giống như Berlin hoặc Hamburg trong thế chiến II”, rằng bom được ném “một cách tương đối tập trung trong những khu vực xác định”, và rằng “mọi người có thể đi qua thành phố nhiều khu phố và nhìn thấy hư hại bất cứ thứ gì”.
Giữa những lời nguyền rủa nhức óc việc ném bom trên báo chí, bao gồm tờ New York Times, Taylor cung cấp một số thông tin chính xác hợp lý. Ở khía cạnh này, những bài báo của ông khá tương phản với loạt bài của Harrison Salisbury 5 năm trước. Không giống Salisbury, Taylor nhìn thấy chiến dịch ném bom cũng như thiệt hại do bom gây ra. Thậm chí mặc dù ông không đồng ý chiến dịch này, Taylor có quan điểm rõ ràng việc những phi công bị bắn rơi được đối xử như thế nào. Ông không thích nhìn thấy Bắc Việt mang những tù binh mới bị bắt ra trình diễn công khai. Sau cuộc họp báo đầu tiên tại Câu lạc bộ quốc tế, ông phàn nàn với nhà cầm quyền, và nhóm của ông không được mời lại - thậm chí Baez, người cho rằng các phi công đó phạm tội diệt chủng và nghĩ rằng các quan chức Bắc Việt đối xử với những tù binh bằng sự“kiềm chế lớn”.
Taylor thậm chí không hài lòng khi biết rằng tù binh Mỹ không có hầm trú ẩn. Nhóm của ông được đưa đến ngoại ô phía nam thành phố thăm tù binh Mỹ ở trại giam “Zoo”; một số ít tù binh có xu hướng muốn kết thúc chiến tranh được giam ở đây và được biết dưới cái tên “trại giam những chàng trai tốt” so với số đông tù binh bị giam ở khu đông dân hoặc dọc biên giới Trung Quốc. Sau khi Taylor chỉ trích việc thiếu hầm trú ẩn, người ta nói là những tù binh được cấp xẻng và bắt đầu đào hầm trú ẩn. May mắn cho Bắc Việt nam, Taylor không có nhận ra rằng điều kiện mà ông đang phản đối lại là một trong số những điều kiện nhẹ nhất mà tù binh từng chịu đựng.
Tiền đồ của Taylor khác nhiều so với những tù binh ở Hoả Lò (hoặc “Hà Nội Hilton” như họ gọi nó), những người mà ông không được tiếp xúc mặc dầu buồng giam của họ gần khách sạn nơi ông ở hơn là trại giam “Zoo”. Ông nghĩ dân chúng Hà nội có nghị lực cực kỳ tốt dưới làn bom và thể hiện nhiều “lòng tự hào London” mà ông hồi được gợi lại từ thế chiến II. Tù binh tại nhà giam Hoả Lò, mặt khác, có thể so sánh thái độ những cai ngục trong những cuộc tập kích này với những gì trước đó. Lần đầu tiên, nhiều cai ngục hình như sợ và thậm chí vẻ cung kính. Một số ít cố ngăn cản tù binh tỏ vẻ vui mừng vì B-52.
Trừ cuộc không kích ban ngày bằng bằng bom laser vào một nhà ga duy nhất (ga Hàng Cỏ - ND) gồm vài khối nhà phía tây, chỗ giam tù binh ở Hoả Lò cách đó ít nhất một dặm bom vẫn tồn tại sau khi Giáng sinh. Sau đó một loạt bom B-52 rơi xuống cửa hàng và nhà cửa dọc theo phố Khâm Thiên gần phía nam nhà ga (Hàng Cỏ- ND). Hơn hai trăm người bị chết trong một sai lầm chết người lớn nhất của chiến dịch. Giả thuyết rằng khu đông dân gần nhà ga được coi là mục tiêu là sai. Chỉ có bom dẫn bằng laser được phép ném xuống những mục tiêu lân cận khá đông dân cư. Những mục tiêu B-52 ném bom về ban đêm phải xa hơn vài dặm.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:40:59 PM
Sai sót ở Bạch Mai vài đêm trước (sự sai lạc rất nhỏ) có thể là do B-52 trúng SAM ngay trước khi thả bom. Một sự việc tương tự góp phần sai sót ném bom phá huỷ những ngôi nhà mảnh dẻ phố Khâm Thiên, sai sót lớn là tổ lái B-52 đã nhầm lẫn khu đông dân gần nhà ga với một trong bốn nhà ga ngoại ô đêm ấy: Gia Lâm, Kinh Nỗ, Dục Nội, và Giáp Nhi. Ga Gia Lâm thường được gọi “ga Hà nội” trong các bản kế hoạch và khác biệt với ga Hàng Cỏ, vì thế có sự hiểu lầm về nhà ga này bị tấn công. Có nhiều khả năng, hình ảnh radar khu nhà ga đông dân (Hàng Cỏ) bị lẫn với những nhà ga khác. Giống như ga Hàng Cỏ, ga Giáp Nhi nằm ở tây nam sông Hồng. Trong trường hợp Kinh Nỗ, một kho hàng cực kỳ rộng nằm cạnh ga và bom rơi vào bên ngoài kho hàng cũng như bên trong nhà ga.
Trong đêm Khâm Thiên bị ném bom, hai chiếc B-52 bị trúng SAM gần lúc họ thả bom. Một chiếc (mục tiêu của nó là ga Giáp Nhi) đâm xuống đông nam Hà Nội - hai phi công chết và bốn người sống sót bị tống vào trại giam. Còn chiếc B-52 thứ hai bị thương (mục tiêu của nó là ga Kim Nỗ và kho hàng) bò được về Thái Lan với một xạ thủ bị thương. Lẽ ra họ nhảy dù ở bắc Thái Lan, viên phi công kể rằng ông phải mang xạ thủ súng máy bị thương về U-Tapao. Nhưng còn một phi công, hoa tiêu, và hoa tiêu radar, và sĩ quan chiến tranh điện tử sống dở chết dở khi máy bay chạm đất. Xạ thủ bị thương phải tự kéo mình ra khỏi xác máy bay. Các phi công chạy thoát được nhờ sự can đảm của đại uý Brent O. Diefenbach, người vừa hạ cánh. Ông nhìn thấy máy bay bị vỡ, đã ra hiệu cho người lái xe tải Thái Lan bảo chở ông đến chỗ máy bay rơi, ông lôi tất cả các phi công ra khỏi khoang lái ngay trước lúc máy bay phát nổ.
Một trong hai chiếc B-52 rơi đêm thứ tám của Linebacker II là đặc biệt ít bị nguy hiểm bởi vì chiếc B-52 khác trong đội hình 3 chiếc vứt bỏ được những khó khăn về cơ khí. Nhóm 2 chiếc tỏ ra ít hiệu quả hơn nhóm 3 chiếc khi làm nhiễu radar tên lửa và tín hiệu dẫn đường. Bộ tư lệnh không quân chiến lược tiếp tục dùng nhóm hai chiếc “ấn nút”, và đêm hôm sau thì thêm hai chiếc B-52 nữa bị bắn rơi cùng một cách như vậy.
Đến cuôi Linebacker II, Bộ tư lệnh không quân chiến lược vẫn duy trì đòi hỏi mỗi tổ lái B-52 phải ấn nút trừ khi máy bay của họ méo mó về cơ khí; nếu một số máy phát nhiễu của họ không làm việc hoặc nếu chiếc máy bay kia phải bỏ cuộc, thì một chiếc B-52 cũng vẫn chờ ấn nút cho dù tăng khả năng nguy hiểm trước phòng không địch. Tuy thế, Bộ tư lệnh không quân chiến lược có những thay đổi chiến thuật lớn sau đêm thứ ba, khi sáu chiếc bị rơi đã tăng sự chỉ trích từ Nhà Trắng cũng như từ tổ lái. Dù Kissinger cam đoan rằng tỷ lệ mất mát B-52 đang giảm xuống khi những B-52 khác tấn công những mục tiêu xa Hà Nội, tổng thống Nixon vẫn bối rối. “Nỗi khiếp sợ của tôi tăng lên - Nixon hồi tưởng - về sự thật là họ vẫn giữ cùng mục tiêu, cùng thời gian”. Mặc dù chuẩn đoán của Nixon là sai lầm về những vấn đề chiến thuật chính trong Linebacker II, ông cho mình là đúng khi nghĩ rằng Bộ tư lệnh không quân chiến lược có thể làm tốt hơn.
Vấn đề chính của Bộ tư lệnh không quân chiến lược là sức ép không chịu đựng nổi. Trong đêm đầu tiên, 129 chiếc B-52 đã bay vào đồng bằng sông Hồng mỗi tốp 3 chiếc B-52 cùng một lúc. Họ đến bằng ba đợt cánh nhau bốn giờ, mỗi đợt cần nửa giờ thả bom. Quy trình ba đợt lặp lại đêm thứ hai và đêm thứ ba với 90 chiếc B-52 mỗi đêm và bay theo những tuyến đường như trước.
Khoảng thời gian giữa các đợt giúp bệ phóng SAM đủ thời gian để nạp đạn. Có khoảng 70 bệ phóng tên lửa bên trong tầm xuất hiện của B-52; chẳng khi nào họ đủ khả năng để hạ hơn 3 chiếc B-52 trong một đợt thậm chí khi mỗi đợt kéo dài hơn nửa giờ. Cuối cùng, ngày 26-12 Bộ tư lệnh không quân chiến lược đưa hơn 113 chiếc B-52 vào vùng châu thổ chỉ trong 15 phút; các bệ phóng tên lửa chỉ có thể bắn lên một lần trong khoảng thời gian ít ởi vào nhiều mục tiêu - họ bắn trúng 2 chiếc B-52 so với 6 chiếc họ bắn trúng đêm 20 rạng 21-12, khi đợt tấn công riêng rẽ tạo điều kiện để họ nạp đạn. Chiến thuật cấp tập ngày 26-12 có kết quả là do đưa B-52 từ 7 hướng khác nhau đến cùng một lúc.
Vì chiến thuật cấp tập chứng tỏ là khá hiệu quả, tại sao Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã chờ khá lâu để tung ra? Trên thực tế, Bộ tư lệnh không quân chiến lược nghĩ là việc mở đợt tấn công cấp tập ngày 18-12 là cực kỳ dồn ép.
Chưa từng bao giờ có hơn 40 chiếc B-52 ném bom cùng một mục tiêu trong vòng nửa giờ, và chúng là một phần của gói không kích khoảng một trăm máy bay (không kể máy bay tiếp dầu cho B-52 từ Guam hoặc máy bay tiếp dầu cho máy bay chiến đấu từ Thái Lan). Việc tiếp nhận một lực lượng lớn B-52 trên không ngay lập tức cũng là một thách thức, không tính đến việc ghép những B-52 từ Guam và Thái Lan vào một đợt tấn công. Những phi công nhớ lại nỗi khiếp sợ va chạm nhau trên không trong vụ bốn chiếc B-52 rơi trong một tai nạn khi đang tiếp dầu trên không giết toàn bộ phi hành đoàn cùng một thiếu tướng.
Bộ tư lệnh không quân chiến lược tìm kiếm cách bảo vệ phi vụ đối với mà tổ lái quen bay ở Nam Việt nam. Từng tốp ba chiếc B-52 sẽ cạnh nhau cùng một đường đến mục tiêu, mỗi tốp tại một thời điểm. Điều quá dở là người vạch kế hoạch của SAC đã làm cho công việc của kíp điều khiển tên lửa SAM thậm chí dễ dàng hơn khi họ đòi hỏi B-52 quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu khi họ đã ném hết bom. Về lý thuyết, quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu đưa B-52 ra khỏi khu vực mục tiêu ngay khi có thể. Trên thực tế, đó là quay vào vùng gió mạnh mà chiếc B-52 vừa bay qua Hà Nội từ phía tây bắc. “Họ bắt chúng tôi quay vào một cái hố gió mạnh, khoảng 100 knots (185 km/h) thổi từ tây sang phía đông - một phi công nhớ lại - Khi ra (tốc độ mặt đất) khoảng 200 knots (370 km/h) nhỏ hơn khi vào, chẳng giúp được chúng tôi chút nào”. Không những B-52 đã ném bom mục tiêu nhanh hơn tiếp tục về phía đông nam, mà sự quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu cản trở khả năng của họ làm nhiễu radar SAM; đa số B-52 bị rơi trong ba đêm Linebacker II là bị trúng tên lửa khi quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu. Đặc biệt ít bị nguy hiểm là B-52G đã nhận thiết bị gây nhiễu mới lắp trên những B-52D cũ và một số B-52G. Sau khi đêm thứ ba thảm khốc, Bộ tư lệnh không quân chiến lược để B-52G cách xa những mục tiêu gần Hà Nội cho đến những ngày còn lại của chiến dịch. Bộ chỉ huy đã dần dần từ bỏ lệnh quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu mà họ được học những năm trước đây để ném bom hạt nhân. Thà rằng vứt bỏ nó, còn hơn là Bộ tư lệnh không quân chiến lược thả nhiễu kim loại bảo vệ B-52 khi quay ngoắt, một kỹ thuật bị những nhà phân tích của Bộ chỉ huy khinh thường.
Để hỗ trợ ba đợt một đêm, Tập đoàn không quân số 7 cung cấp hai máy bay F-4 thả nhiễu kim loại cho mỗi đợt. Mỗi máy bay thả nhiễu kim loại trong số này có thể tạo ra một hành lang nhiễu, nên Bộ tư lệnh không quân chiến lược bị hạn chế thành 2 dòng máy bay ném bom trên một đợt. Sự hạn chế này chứng tỏ thất bại tồi hơn, bởi vì gió mạnh trên 30 nghìn feet sẽ tàn phá hành lang nhiễu kim loại, và đa số B-52 đã bay không cần hưởng lợi của lớp màn chắn nhiễu kim loại cho đến khi Bộ tư lệnh không quân chiến lược và Tập đoàn không quân số 7 đồng ý bỏ hành lang nhiễu kim loại. Cách duy nhất Tập đoàn không quân số 7 có thể cung cấp đủ nhiễu kim loại chắn Hà nội là dồn ba đợt những đêm trước đây thành một đợt một đêm - việc dồn lại, thậm chí là ưu thế quan trọng hơn được mang ra thảo luận. Suy nghĩ những thay đổi này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược suốt bốn đêm đơn giản là cắt giảm những nỗ lực một đợt 30 chiếc B-52 trên một đêm và đa số ném những mục tiêu cách xa Hà nội nhiều dặm từ Hà Nội. Sau đó, đêm hôm sau lễ Giáng sinh, tất cả những bộ phận chủ chốt của Bộ tư lệnh không quân chiến lược đi ném bom với đầy đủ quân số hơn một trăm chiếc B-52, dồn vào một đợt, một lớp phủ nhiễu kim loại và bỏ việc quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu bằng cách rút ra nhẹ nhàng.
Bằng tất cả những cải thiện này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược chỉ mất hai B-52 trong đêm 26-12. Như đã kể, cả hai B-52 mất đêm đó đã bị mất đi khả năng che chở của máy phát nhiễu khi một trong ba máy bay của tốp đã bỏ dở với khó khăn về cơ khí. Nhưng Bộ tư lệnh không quân chiến lược không tiến hành những bước tiếp theo đòi hỏi toàn bộ tốp phải bỏ dở nếu một trong một trong ba chiếc B-52 của tốp không hoàn thành nhiệm vụ. Tư lệnh SAC, tướng Meyer, đề nghị những B-52 của ông “ấn nút” để giữ những yêu cầu của Washington về “nỗ lực tối đa”. Kiểu cách này từ thế chiến II áp dụng cho kế hoạch Linebacker II bởi trung tá Richard Secord, một sĩ quan những chiến dịch đặc biệt của không quân, sau đó làm việc ở Văn phòng bộ trưởng quốc phòng.
Việc Secord khăng khăng trong “nỗ lực cực đại” đã kích thích Tham mưu trưởng liên quân về ý nghĩa của nó, nếu có, trừ khi nó cộng hưởng với Meyer - một trong những phi công ưu tú hàng đầu của thế chiến II.
Meyer yêu cầu không những tất cả B-52 của mình ấn nút, mà hai phi công khác trong thế chiến II chỉ huy lực lượng Linebacker II cũng tấn công trận địa SAM hiệu quả hơn. Giống Meyer, tướng Johnson Tập đoàn không quân số 8 ở Guam và tướng Vogt ở Tập đoàn không quân số 7 gần Sài Gòn đều là những phi công ưu tú. Giống Meyer, cả hai đều lập chiến công ở châu Âu. Mặc dù Johnson bắn rơi 17 máy bay Đức, ông cũng bị bắn rơi, bị tù và một thời gian bị lu mờ bởi một phi công ưu tú cùng tên ở Thái Bình Dương (trừ chữ “R” thay vì “W”) với hơn 5 chiến công. 24 chiến công của Meyer xếp ông vào hàng thứ 20 trong số những phi công Mỹ trong thế chiến II và ông có thêm 2 chiến công khi lái máy bay phản lực ở Triều Tiên. Trong khi tám chiến công của Vogt trong thế chiến II có thể đưa lên hàng đầu những gì mà mọi người thu được trong cuộc chiến tranh Việt nam, chúng không đủ để đưa ông vào hàng ngũ những phi công ưu tú hàng đầu gồm hàng trăm phi công ưu tú. Ông nhận thấy mình trong Linebacker II bị loại bỏ xuống thứ ba theo xếp hạng được hình thành ba thập kỷ trước đây trên bầu trời Đức.
Meyer rõ ràng là nắm quyền, và Vogt thông thường nghe những kế hoạch Meyer với thời gian đủ trống để hỗ trợ lẫn nhau. Suốt cuộc chiến tranh Việt nam, Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã từ chối cho cấp dưới tham gia và chỉ huy hành quân của Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7. Điều này làm Volgt luôn khó chịu. Giờ đây Bộ tư lệnh không quân chiến lược không đơn thuần đi theo cách của nó, mà đang chỉ thị Tập đoàn không quân số 7 đi theo một cách khôn ngoan. Sau khi những mất mát lớn B-52 đêm thứ ba, Meyer biểu lộ thất vọng của ông đối với Vogt: “Nếu không trấn áp nổi SAM như yêu cầu, hãy cho tôi biết chi tiết”. Trong khi Vogt hứa hẹn “nỗ lực tối đa”, ông cảnh báo rằng kế hoạch của Meyer cùng một lúc theo đuổi những mục tiêu cách xa nhau như phi trường Hà Nội và Quang Te (30 dặm nam Hà nội) sẽ làm ông phải chia lực lượng trấn áp SAM, cái đó, trong bất kỳ trường hợp nào, không đáng cho công việc ban đêm.
Mùa hè 1972, Vogt có thành công đáng kể trong vụ toán thợ săn-sát thủ bằng cách cặp F-105 “Những con chồn hoang” và F-4E dùng bom bi, nhưng những phi vụ này được sử dụng vào ban ngày và thời tiết tương đối tốt. Một số F-105 Weasels được thay bằng F-4C, làm ông kiềm chế việc đưa máy bay đến đồng bằng sông Hồng bởi vì, trong cấu hình Weasel, họ chỉ mang một máy gây nhiễu không phải là hai. Nhưng trong Linebacker II, Vogt liều lĩnh đưa F-4C Weasels ra bắc với lực lượng tối đa để trấn áp SAM. Chúng có ưu điểm dễ dàng bay trong đội hình F-4E hơn là trong đội hình F-105 Weasels - được bỏ lại hành động một cách độc lập toán thợ săn-sát thủ. Nếu Bộ tư lệnh không quân chiến lược tự gom lại thành một đợt tấn công những mục tiêu gần nhau, Vogt có thể cung cấp 5 toán thợ săn-sát thủ (tổng cộng 10 F-4), cộng 5 F-105 Weasels và tám máy bay hải quân A-7E.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:41:36 PM
F-4C Weasels và F-105 Weasels đụng phải một vấn đề mới trong Linebacker II. Một trạm radar xuất hiện tham gia bắn rơi một nửa trong số mười một chiếc B-52 mất trong bốn đêm đầu tiên. Thay thế radar Fan Song liên kết với SAM từ Sấm Rền, một trạm radar mới “radar Team Work” dùng tần số mà Weasels không thể bắt được. Những radar Team Work hoạt động tích cực suốt mùa hè, nhưng chỉ hỗ trợ pháo cao xạ. Việc không quân đề cao thả bom laser từ độ cao trung bình, pháo cao xạ thông thường không thể vươn tới độ cao đủ độ chính xác. Việc chuyển những radar Team Work sang hỗ trợ tên lửa bất ngờ làm cho không quân Mỹ không trở tay kịp. Chẳng có máy phát nhiễu nào của B-52 chống lại Team Work một cách hiệu quả, và việc phát nhiễu tự nó lại chỉ đường bay cho SAM bắn lên thành hàng rào.
Vogt cho rằng việc toán thợ săn-sát thủ của ông không trấn áp nổi SAM trong Linebacker II chủ yếu là do đội này hoạt động về ban đêm. Tất cả các thứ họ có thể làm sau đó là phóng những tên lửa chống radar vào nơi nghi ngờ trận địa ngay trước khi B-52 tới. Điều này làm cho trận địa không bật được radar của họ. Các máy bay Weasels sớm cạn hết tên lửa chống radar Standard và phải trông vào loại cũ Shrikes. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ chỉ có thể hăm doạ được radar Fan Song chứ không phải là Team Work. Trong khi Meyer quan tâm nhiều đến thành công của Vogt hơn là những vấn đề của Vogt, thì Vogt nhận được sự ủng hộ bằng lời từ tướng Clay - tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương - người thậm chí triệt để đòi chấm dứt kế hoạch Linebacker II mạnh hơn Vogt. Clay đề nghị những cuộc tập kích B-52 vào ban ngày để toán thợ săn-sát thủ có thể làm tốt hơn công việc trấn áp SAM.
Do thời tiết xấu, tuy thế, F-4E không có nhiều dịp may tấn công trận địa tên lửa vào ban ngày. Bất cứ sự cải tiến nhỏ nào để trấn áp tên lửa cũng phải trả giá bởi sự đe doạ lớn của MiG, mà họ đã hoạt động tốt hơn vào ban ngày. Meyer đáp lại rằng ông cố gắng một cuộc tập kích B-52 vào ban ngày trong những phần đất Bắc Việt nam phòng không kém hơn, nhưng thậm chí sau đó ông tiếp tục hoạt động chỉ về ban đêm.
Meyer tăng thêm ý tưởng tấn công trận địa tên lửa bằng B-52, F-111, và A-6. Bởi vì Bộ tư lệnh không quân chiến lược được phổ biến tấn công tất cả những mục tiêu của nó trong ba đêm, không ai nghĩ tới khi đó mưu đồ “đánh” phòng không Bắc Việt nam. Giờ đây sự mở rộng Linebacker II và thiệt hại nặng nề B-52 kết hợp lại đã kích thích trực tiếp tấn công hệ thống phòng không và mà không cần đánh chúng bằng “Những con chồn hoang” và toán thợ săn-sát thủ. Đêm thứ năm, tất cả 30 chiếc B-52 được lệnh ném bom những mục tiêu gần Hải Phòng, Bộ tư lệnh không quân chiến lược yêu cầu hải quân tấn công trận địa tên lửa trong vùng này bằng A-6 trước khi B-52 tới. Hải quân hoàn thành nhiệm vụ, và không có chiếc B-52 nào bị bắn rơi đêm đó. Đêm hôm sau, B-52 tự thân tấn công trận địa tên lửa, và những F-111 cũng chú ý đánh trận địa tên lửa sau khi Giáng sinh.
Các chuyên gia phân tích không quân Mỹ ở Thái Bình Dương sau này đã đặt câu hỏi về sự uyên thâm của những cuộc không kích vào trận địa tên lửa, bởi vì những cuộc không kích này dùng toàn bộ sức công phá cao “của bom sắt” hơn là bom bi. Trừ việc đầu nổ tên lửa tìm radar trúng vào radar địch, những máy móc tại một trận địa tên lửa khó bị đánh trúng. Bởi vậy, toán thợ săn-sát thủ sử dụng hiệu quả sát thương gần của bom bi. Nhưng A-6 và F-111 đến mục tiêu tại độ cao một vài trăm feet không được phép liều lĩnh thả bom bi. B-52, mặt khác, có khả năng thả bom bi một cách an toàn, nhưng lại không có. Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương ước lượng rằng bốn chiếc B-52 thả bom bi có thể trấn áp một trận địa tên lửa hiệu quả hơn hai trăm chiếc B-52 thả bom sắt - đó là cách nói khác rằng 21 lượt xuất kích B-52 thực tế sử dụng chống lại trận địa tên lửa có ít cơ hội thành công. Hai trong số 13 trận địa bị B-52 và F-111 tấn công, tuy thế, ước đoán là 50% bị phá huỷ, và B-52 ghi điểm cho một trong những trận địa này. Hai trận địa khác trống rỗng khi tấn công; vì Bắc Việt nam chuyển bệ phóng tên lửa đi chỉ trước đó bốn giờ, những người tấn công gặp may rằng điều này không phải là một vấn đề lớn.
Chiếc B-52 cuối cùng mất trong Linebacker II là bị trúng một tên lửa ngày 27-12 ngay sau khi thả bom đánh một trận địa tên lửa. Tổ lái đưa được máy bay quay về tới Thái Lan trước khi nhảy dù; họ trở về an toàn, đại uý John D. Mize nhận huân chương chữ thập đầu tiên tặng cho phi công của Bộ tư lệnh không quân chiến lược ở Đông Nam Á. Tổ lái của anh gặp phải nhiều khó khăn khi B-52 của họ bị thương trong hai đêm trước đó. Lần này họ nghĩ rằng bom của họ rơi rất trúng trận địa tên lửa, Họ bị trúng đạn 10 giây sau khi thả bom và bom của họ đòi hỏi 50 giây để tới được mục tiêu. Nhưng Bộ tư lệnh không quân chiến lược kết luận không những bom của họ ném trượt trận địa tên lửa, mà quả tên lửa được phóng bởi một trận địa tên lửa khác, trận địa này đã bị ném bom bởi B-52 và F-111- và đã bị đánh phá lại bởi B-52 ngày 27-12 không thành công.
Trong khi trận địa tên lửa có thể là một mục tiêu tồi cho F-111 và B-52, việc chuyển chúng ra sang tấn công sân bay có thể là ý tưởng tốt. Những máy bay MiG đã gây chút ít khó khăn cho B-52 về ban đêm, và có những bằng chứng rằng những cuộc tấn công phi trường đem lại nhiều kết quả. Yếu tố chính hình như kinh nghiệm bay đêm của một phần phi công MiG là yếu kém. Mặc dù đường băng thường xuyên bị bỏ bom lỗ chỗ, họ vẫn hoạt động đa số thời gian. Thời điểm thành công nhất của F-111 là khi xuất kích đơn độc nhằm cắt đứt chiến dịch tại sân bay Yên Bái sau cuộc tập kích lớn của 44 A-7 và F-4 thất bại không gây được một ấn tượng. Nhưng một hoặc hai lượt xuất kích F-111 không đủ bom đạn đối với một phi trường mà chỉ mang tính quấy rối.
Tuy thế, Linebacker II là một sự chọc thủng đối với những F-111 cho đến khi chúng buồn tẻ đâm xuống đất. Khi 48 F-111 đến sân bay Takhli, Thái Lan, gần ba tháng trước đó, họ còn dưới đám mây chịu đựng mất mát trong đợt triển khai năm 1968. Bốn chiếc F-111 mất vào mùa thu 1972 không cải thiện hình ảnh này. Người ta nghi ngờ mạnh rằng những cơn mưa lớn làm cho radar chống va chạm mặt đất của F-111 bị trắng xoá - đó là một cú sốc tai hại đối với tổ lái quen bay thấp trên những sa mạc miền tây nước Mỹ. Tuy vậy, giữa tháng 12 cơn cuồng phong gió mùa tây nam sớm cho những đám mây không ngừng và những cơn mưa nhẹ gió mùa đông bắc. Trong Linebacker II, những F-111 không đâm xuống đất. Thêm nữa, những cuộc tập kích phi trường và trận địa tên lửa được tiến hành mà không bị mất mát. Hai trong số F-111 bị bắn rơi những cuộc tập kích gần khu đông dân Hà Nội; một chiếc sau khi tấn công một trạm phát thanh và chiếc thứ hai sau khi tấn công cảng bên sông Hồng (Phà Đen - ND). Tổ lái chiếc thứ hai vọt được đủ độ cao để nhảy dù an toàn và bị bắt; khi về nước, họ báo cáo rằng đạn từ súng nhỏ làm đứt hệ thống thuỷ lực F-111 của họ. Khi bay thấp, thông thường F-111 không ngại tên lửa và pháo cao xạ, nhưng lại gặp những nguy hiểm mới từ vũ khí nhỏ.
Một khả năng hiệu quả hơn những cuộc không kích vào sân bay hoặc trận địa tên lửa là không kích vào kho nghi ngờ chứa tên lửa và xưởng lắp ráp. Ngay trước khi Giáng sinh, Bộ tư lệnh không quân chiến lược gợi ý không kích kho Quỳnh Lôi ở đông nam Hà Nội. Ảnh trinh sát cho thấy những cấu kiện tên lửa chở đến đó, đi đến kết luận rằng ít nhất khoảng 20 kho vũ khí có thể chứa tên lửa. Khi các tham mưu trưởng liên quân phủ quyết dùng B-52 đánh mục tiêu dân cư này bởi vì có khả năng gây ra thương vong dân thường, tướng Meyer ở Omaha gọi tướng Vogt ở Sài Gòn. Vogt sau đó yêu cầu Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân cho phép một cuộc trận tập kích ban ngày bằng máy bay chiến đấu dùng trạm dẫn đường tầm xa tại Thái Lan. Trạm dẫn đường tầm xa thường hoạt động không tốt tại mép khu vực Hà nội, nơi đạn cao xạ rất mạnh làm mất can đảm những phi công F-4 khiến họ không dám lao thẳng và bay ngang ném bom. Việc đô đốc Moorer cho phép trận tập kích Quỳnh Lôi chỉ ra rằng Washington nhìn thấy sự đe doạ của tên lửa.
Vogt thực hiện sự cho phép này, và ngày 28-12 phái 32 A-7 được dẫn đường bởi tám F-4 có mang thiết bị dẫn đường tầm xa. Thời tiết tốt đã cho phép một nửa lực lượng thả bom bằng mắt, và 5 kho vũ khí bị hư hại nặng. Hai đêm sau, tổng cộng 43 chiếc B-52 ném bom cơ sở ráp tên lửa tại Phúc Yên gần sân bay chính của MiG; có nhiều những cuộc tập kích mạnh (20 dặm về phía tây bắc Hà nội) gây nhiều thiệt hại hơn cuộc tập kích Quỳnh Lôi. Trong thời gian ấy, những F-4 và A-7 tập kích ban ngày vào xưởng lắp ráp tên lửa Trại Cả, 30 dặm về phía bắc Hà Nội. Mục tiêu này ở vùng nông thôn và 15 chiếc B-52 không kích nó về ban đêm. Nhưng ở đấy không có những tiếng nổ thứ hai như tại Phúc Yên; hàng trăm bom hố bom nằm rải rác qua một khu vực chật hẹp hơn tại Quỳnh Lôi.
Số lượng tên lửa phóng lên được tình báo Mỹ phát hiện đã giảm từ 73 quả ngày 27-12 xuống 48 quả ngày 28-12 và 25 quả ngày 29-12, nên trận tập kích Phúc Yên, Quỳnh Lôi và Trại Cả có thể coi là rất thành công. Tướng Vogt đặc biệt vui sướng về thành công tập kích Quỳnh Lôi, và sau chiến tranh ông thích kể “những máy bay B-52 của SAC được cứu đúng theo nghĩa đen bởi việc áp dụng chiến thuật ném bom trong mọi thời tiết”. Ngoài sự thật cuộc trận tập kích Phúc Yên đã gây ra thiệt hại rõ ràng, còn có câu hỏi lớn hơn về hiệu quả tất cả những cuộc trận tập kích và các cơ sở lắp ráp tên lửa trong hai ngày cuối cùng của chiến dịch. Đô đốc Moorer sau này nhớ lại rằng đánh giá của tình báo Mỹ về sự giảm bớt tên lửa dựa trên không những tên lửa được phóng lên, mà còn dựa vào những phàn nàn của Bắc Việt nam về sự thiếu hụt tên lửa.
Tuy thế, nên lưu ý rằng ngay trước Linebacker II, số tên lửa phóng lên đã giảm xuống, thậm chí giảm mạnh hơn. Sau khi phóng nhiều nhất hơn hai trăm quả đêm thứ ba, số tên lửa phóng lên giảm xuống còn 40 trong đêm thứ tư và dưới 4 quả trong đêm thứ sáu (23-12). Trong thời kỳ này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược cắt bớt số lượt xuất kích B-52 từ khoảng một trăm trong ba đợt một đêm xuống 30 lượt một đợt một đêm. Cũng sau đó, những mục tiêu bị tấn công nằm xa Hà nội. Chỉ có đêm thứ sáu hầu như không có tên lửa, B-52 bắt đầu ném bom các trận địa tên lửa lần đầu tiên; ba trận địa 50 dặm về phía đông bắc Hà nội bị ném bom trước khi những chiếc B-52 khác thả bom xuống ga Lang Dang (ga Lạng Giang, gần Kép - ND) - thậm chí xa hơn Hà nội và được bảo vệ chủ yếu bởi ba trận địa tên lửa vừa vị không kích. Để bổ xung cho bốn SAM phóng lên, những máy bay MiG làm một nỗ lực khác thường, nhưng tên lửa không đối không của họ bắn trượt. Việc một xạ thủ B-52 nói rằng bắn rơi hai MiG là không thể kiểm chứng được, đây là một đêm rất tồi đối với phòng không Bắc Việt nam. Từ điểm đen đủi này, số tên lửa phóng lên trong hai đêm sau Giáng sinh tới khoảng 70 chiếc trên một đợt (khá tương đương với số lượng ba đêm đầu tiên).
Phán đoán đơn độc số tên lửa phóng lên sau đó, không có gì đảm bảo rằng kéo dài Linebacker II sẽ không gặp phải sự hồi sinh số tên lửa phóng lên. Một mặt, Bắc Việt thực tế đang chịu đựng sự thiếu hụt tên lửa liên tục. Việc sử dụng hoang phí cũng Mỹ đã làm cạn loại tên lửa mới chống radar Standard, chỉ loại cũ hơn Shrikes. Nhưng khi nguồn cung cấp nhiễu kim loại bị thiếu hụt, họ được được bổ xung từ bên ngoài. Tương tự, đối với Bắc Việt Nam, họ phụ thuộc nhiều và những tên lửa loại mới của Liên Xô đang được chở qua biên giới Trung Quốc. Dù sao đi nữa, Linebacker II chẳng có cách nào chặn được giao thông.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:42:37 PM
Tuy Bộ tư lệnh không quân chiến lược có một vài thay đổi quan trọng về chiến thuật trong Linebacker II, tổ lái B-52 cằn nhằn rằng những thay đổi đó nên được dạy nhiều trước đó, thậm chí trước khi bắt đầu chiến dịch. Tháng 11, một tổ lái phải nhảy dù trên đất Thái Lan sau khi B-52 của họ trúng SAM gần Vinh, Bắc Việt Nam(1), Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị kẻ thù bắn rơi, và tổ lái B-52 ở Thái Lan và Guam không nghĩ rằng Bộ tư lệnh không quân chiến lược trụ sở ở Omaha, Nebraska, lo lắng đầy đủ về mất mát này. Sự cố chấp của tư lệnh SAC rằng mọi máy bay B-52 “ấn nút” tương phản với sự hướng dẫn trước đây thúc giục tránh xa phòng không địch. Tướng Meyer biết trước có một số mất mát như là hậu quả, dù ông có một mô hình máy tính đánh giá sự mất mát B-52 trong phi vụ ném bom hạt nhân chống lại Liên Xô, nhưng Meyer không so sánh được chiến tranh thông thường. Trưởng phòng tình báo của ông nghi ngờ rằng Meyer có thể áp dụng “chính trị kiểu Anh”; Việc Meyer đánh giá mất mát khoảng 3% số lượt xuất kích báo động chính quyền rằng sinh mạng người Mỹ có thể bị mất và chỉ ra rằng Bộ tư lệnh không quân chiến lược có thể làm việc này tại mức giá khiêm tốn theo tiêu chuẩn thế chiến II.
Theo cách nhìn nhận của các tổ lái B-52, tướng Meyer nằm ở Omaha xa xôi đang đương đầu tình hình thực tại của họ một cách đày đủ. Tham mưu của Meyer đã rất khó khăn nhận quyết định từ ông đủ sớm trong vòng được hoạch định. “Sau khoảng hai ngày chiến đấu, bao gồm trao những bao cho tổ lái khi họ lăn bánh ra đường băng”, trưởng phòng tình báo của ông nhớ lại, “một biểu đồ đang phát triển để giúp “khơi dậy” tướng Meyer đi đến một quyết định. Biểu đồ này dài xấp xỉ 20 feet, và tỏ ra là một công cụ khá hữu ích”. Rõ ràng đối với Meyer có nhiều bước cần thiết phải được làm trong thời gian hạn chế giữa quyết định của ông và bom rơi vào mục tiêu. Tại bất cứ thời điểm nào trong chiến dịch, ban tham mưu vạch kế hoạch không kích hai ngày trước khi có những thay đổi trong mệnh lệnh cho ngày hôm sau và nhận phản hồi trong ngày hôm đó. Với sự chênh lệch thời gian mười một giờ, cuộc không kích về ban đêm ở Hà nội xảy ra trong phiên ban ngày tại đại bản doanh Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Ban tham mưu làm việc quanh một giờ ở đó cũng như ở các trụ sở khác tương ứng với những mệnh lệnh từ Omaha: Tập đoàn không quân số 8 ở Guam, Tập đoàn không quân số 7 ở Sài Gòn, và Lực lượng đặc nhiệm 77 ở Vịnh Bắc Bộ. Khi những hướng dẫn cuối cùng đến được những phi đoàn và các phi đoàn, thì chỉ còn ít thời gian dư thừa.
Trước lúc bắt đầu, Meyer có ba ngày biết trước một chiến dịch ném bom ba ngày; một phần tư ngày chuẩn bị thêm về những lý do chính trị và ngoại giao để được phép triển khai đúng lúc nhiều máy bay tiếp dầu hơn.
Việc dồn nén hàng trăm lượt xuất kích hàng ngày thành ba đợt một đêm (khác hẳn nhiều lần so với những xuất kích thông thường đưa một B-52 xuất kích trong vòng một giờ của tốp ba chiếc) gây ra căng thẳng trong việc bảo trì và điều khiển cũng như tiếp dầu trên không. May mắn, Guam có được một số kinh nghiệm thích đáng vài tuần trước đó khi một cơn bão buộc họ phải sơ tán nhanh B-52. Tuy thế, có những tiếng thở dài khi trận ném bom đêm đầu tiên bị tổn thất. Mất ba chiếc B-52 đêm đó nằm trong dự tính 3% của Meyer, và việc không mất chiếc nào trong đêm thứ hai hình như xác nhận rằng Meyer biết cách làm việc.
Nhưng mất 6 chiếc B-52 vào đêm thứ ba khiến cho cả cấp dưới và cấp trên của Meyer bối rối. Khi đợt đầu tiên mất hai B-52Gs (do thiết bị gây nhiễu kém) và một B-52D khi tấn công ga Yên Viên nằm ở đông bắc Hà nội, tướng Johnson gọi từ Guam cho Meyer và Meyer quyết định dồn đợt hai và ba lại, đồng thời huỷ bỏ đợt không kích thứ hai bằng sáu B-52G vào ga Gia Lâm và nhà máy sửa chữa xe toa xe bên kia sông Hồng.
Đợt không kích thứ ba bằng B-52D vào Gia Lâm được trả giá bằng một B-52D. Khi hai B-52G trong đợt ba bị bắn rơi lúc tấn công ga Kim Nỗ và khu kho hàng ở tây bắc Hà nội, Meyer đưa B-52G ra khỏi khu vực Hà nội trong những ngày còn lại của chiến dịch đến nỗi tổng thống Nixon đã phải kéo dài vô hạn trong ngày thứ hai.
Việc cho phép những mục tiêu mới đôi khi buộc Meyer phải chỉnh sửa những mệnh lệnh của ông lúc cuối kế hoạch. Thí dụ, ngày 23-12 sau khi đưa cho Tập đoàn không quân số 8 những mục tiêu để ném bom đêm hôm sau (24-12) ở khu vực Thanh Hoá cũng như ở nam Hà Nội, Meyer nhận được phép đánh nhà ga Kép và Thái Nguyên; ông thay đổi những mục tiêu ném bom ngày 24-12 một cách phù hợp, hơn là chờ đến tận sau lễ Giáng sinh mới đánh những mục tiêu mới.
Mặc dù Meyer nắm quyền chỉ huy suốt chiến dịch Linebacker II, thực tế ông san sẻ cho Johnson ở Guam nhiều trách nhiệm trong các phi vụ. Đối với cuộc tập kích lớn nhất sau Giáng sinh, những mệnh lệnh của Johnson là đưa 7 đoàn máy bay cùng một lúc từ các hướng khác nhau vào đồng bằng sông Hồng - bốn đoàn B-52D đổ về khu vực Hà nội trong khi ba đoàn B-52G đánh Hải Phòng và Thái Nguyên. Johnson và ban tham mưu Tập đoàn không quân số 8 chọn những trục tấn công và mũi tấn công cho từng đoàn; đây là sự thử thách khắt khe để phối hợp đồng bộ khá nhiều máy bay tụ hợp đông đúc mà không gây ra va chạm.
Bộ trưởng quốc phòng Laird đòi quyền của mình trong Linebacker II ngay lúc ông tham gia Linebacker. Mãi tới tháng 27-12, đô đốc Moorer phải xin được Laird tán thành từng mục tiêu; hôm đó, Laird đồng ý để Moorer được phép lựa những mục tiêu cho máy bay chiến thuật ở ngoại vi vùng hạn chế Hà Nội và Hải Phòng và vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc, đó là những mục tiêu đã được phép trong Linebacker. Trong khi cho phép phần lớn mục tiêu mà Moorer chọn, thì bộ trưởng không đồng ý ném bom phi trường Gia Lâm - sợ rằng bom rơi lạc vào ga Gia lâm. Tuy thế, ông đồng ý dùng bom dẫn đường ném xuống nhà máy điện Hà nội, từng bị hạn chế ném bom trong thời gian Linebacker.
Meyer thường xin Washington cho phép tấn công các mục tiêu, nhưng trong trường hợp ga Lạng Giang, Moorer liên tục đề nghị được không kích. Ga này trở thành mục tiêu bị bỏ bom nặng nhất trong chiến dịch. Hơn tám mươi lượt B-52 xuất kích ném khoảng 4500 bom xuống Lạng Giang trong bốn cuộc tập kích. Người ta lý luận rằng rằng có một số lượng lớn xe tải chở hàng mà ảnh trinh sát đếm được ở mục tiêu này. Lạng Giang nằm ở vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc, và Bắc Việt dùng tuyến đường sắt đông bắc chở tiếp liệu từ Trung Quốc ít nhất là đến được Lạng Giang. Sức lôi cuốn của Moore vào Lạng Giang là khả năng không bị tổn thất của B-52 khi không kích nó. Cuộc tấn công đầu tiên vào Lạng Giang ngày 23-12 đã cho thấy điều này. Đây là một chỗ tốt cho B-52G, vì máy phát nhiễu của chúng không đủ mạnh chống lại mạng radar phòng không Hà nội.
Bất chấp tất cả những thay đổi về mục tiêu và chiến thuật nhằm cho các tổ lái B-52 sống sót trong Linebacker II, một số phi công B-52 vẫn mang nỗi cay đắng với Meyer. Đây là sự thật đặc biệt ở Guam. Khi ông tới căn cứ không quân Andersen sau khi chiến dịch để tặng huân chương, sự căng thẳng suýt dẫn đến chuyện gần như nổi loạn - dù chuyện này xảy ra trong óc những người căm ghét Meyer.
Mặc dù chỉ có một tổ lái B-52 ở sân bay U-Tapao từ chối phi vụ Linebacker II, nhưng những vụ bất bình nhỏ hơn lại sôi sục lên ở đó hơn là ở Guam.
Ba đêm đầu tiên, U-Tapao chỉ hai chiếc rơi, trong khi Guam là 7. Tất cả B-52G của tập đoàn không quân số 8 đỗ tại Guam, và những mục tiêu quan trọng đầu tiên và những mục tiêu khác gần Hà Nội phần nhiều được giao cho những máy bay ở Guam. Trong đêm đầu tiên, những B-52 của Guam trước tiên ném bom những mục tiêu: nhà ga Kim Nỗ, Yên Viên, và Gia Lâm - trong khi B-52 của U-Tapao cố gắng trấn áp MiG bằng cách ném bom sân bay Phúc Yên, Kép, và Hoà Lạc (xa Hà nội hơn nhà ga). Trong khi tổ lái Guam gặp những mất mát đặc biệt gay gắt vào đêm thứ ba, một nhân viên tổ lái ở U-Tapao thậm chí còn hài hước bằng cách huýt sáo; những đồng đội của anh ta về sau này thề rằng Bắc Việt ngừng phóng tên lửa trong vòng 90 giây.
Tổ lái Guam mất nhiều thời gian hơn tổ lái U-Tapao để nguôi đi những mất mát của họ. Ba trong bốn đêm sau, các tổ lái U-Tapao đã bay tất cả những phi vụ Linebacker II và những tổ lái Guam trở lại những phi vụ tương đối an toàn ở Nam Việt nam. Thậm chí khi bay ở phía nam, tổ lái Guam cũng chẳng bay nhiều hơn mọi ngày, mà phần đông còn bay ít hơn. Những phi vụ kéo dài 12 giờ cắt giảm tần suất bay của tổ lái Guam, cũng đem lại nhiều giờ rỗi rãi trên không để họ kêu ca.
Trong 5 đêm đầu tiên Linebacker II, phần đông tổ lái U-Tapao đã bay. Trong khi phi vụ của họ kéo dài chỉ ba giờ, đêm này sang đêm kia chiến đấu làm mệt lử và Tập đoàn không quân số 8 cuối cùng phải luân phiên đủ tổ lái từ Guam đến U-Tapao để tổ lái ở đó chỉ bay vào những đêm khác.
Việc sử dụng tối đa U-Tapao là sự khôn ngoan; một B-52D từ U-Tapao có thể chở lượng bom tới Hà Nội (30 tấn) hơn ba lần mà một B-52G từ Guam (chín tấn) và gần gấp đôi một B-52D bay từ Guam (mười sáu tấn), với thời gian bốn lần nhanh hơn. B-52D đã được cải tiến để chở bom thường nặng hơn ở Đông Nam Á, trong lúc loại mới hơn B-52G tầm xa vẫn tiếp tục chuẩn bị khả năng chiến tranh hạt nhân chống lại Liên Xô. Với một phần ba B-52, tổ lái U-Tapao ném gấp hai lần lượng bom tổ lái Guam trong Linebacker II. Khi tổ lái Guam ngừng bay do những mất mát lớn của đêm thứ ba, tổ lái U-Tapao bắt đầu ném bom những mục tiêu dễ dàng hơn bằng chiến thuật được cải tiến do Bộ tư lệnh không quân chiến lược đề xuất. Vì phần đông tổ lái Guam không tham gia vào sự cải tiến này, nên nhiều người có ấn tượng sai lầm rằng Đại bản doanh Omaha đã thất bại phản ứng cho đến sau Giáng sinh.
Đối với U-Tapao, tinh thần được nâng lên đêm thứ năm, khi chiến thuật mới kết hợp với may mắn không có chiếc máy bay nào bị rơi. Một số biểu ngữ viết tỷ số vào sáng hôm đó; “Christians 30; Gomers 0”. Tổ lái nhắc câu nói này của vua hề Bob Hope để kỷ niệm vua hề nổi tiếng đã biểu diễn cho họ, vừa tròn hơn một năm ông tới đây.
“Điều đáng nguyền rủa nhất xảy ra toàn bộ cuộc chuyến bay không dừng tại ra áp lực là buổi diễn của vua hề Bob Hope - một đại uý nhớ lại - Nó cứu nhiều các chàng trai”. Sau buổi diễn, Hope gặp tất cả tổ lái trong cuộc gặp ngắn. “Ông rất tỉnh táo về việc đó, - một đại uý khác nhớ lại. - Ông nói ông không biết gì buồn cười để kể tình hình”, nhưng ông đã nói với những lính Bắc Phi trong thế chiến câu chuyện “làm dịu bầu không khí”.
Một khía cạnh cổ vũ khác của Linebacker II là MiG hoạt động lờ đờ. Một số bay gần vào ban đêm, có lẽ để xác định độ cao của B-52 cho tên lửa SAM. Khi máy bay MiG đe doạ B-52 trực tiếp, các xạ thủ B-52 chứng tỏ có cơ hội hơn. Tuy thế, sự đáp trả thành công của các xạ thủ là ít nổi hơn chiến công lừng danh của các phi công. Lính không quân hạng nhất Albert E. Moore, người bắn rơi một trong hai chiếc MiG để các xạ thủ B-52 nhận điểm, cảm thấy có chút băn khoăn.
“Trên đường về căn cứ - sau này ông kể - tôi không tin rằng mình có thể hạnh phúc hoặc rủi ro. Anh biết đấy, có một chàng trai trên chiếc MiG đó. Tôi tin rằng anh ta có lẽ cũng muốn bay về căn cứ. Nhưng đó chỉ là hoặc anh ta hoặc tổ lái chúng tôi”.
______________________
(1) Vài tuần trước khi chiếc B-52 đầu tiên bị rơi, lực lượng phòng không Bắc Việt nam đã tổ chức một hội nghị bàn về kỹ thuật tốt nhất dùng SAM hạ rơi B-52; một tài liệu được phát triển từ 1969 được đưa ra sau hội nghị. Trong Linebacker II, tuy thế, ra khỏi lời khuyên đôi khi gặp thành công rõ rệt. Xem bản dịch “Linh Cuu My” tướng Hoàng Văn Khánh “Nhằm thẳng B-52” trong tạp chí Vietnam magazine, tháng 4-1996, đặc biệt trang 30-31. Một bản khác về hội nghị và chiến thắng bắn rơi ban đầu do Merle Pribbenow dịch “Lịch sử quân đội nhân dân Việt nam” tập 2 (Hà Nội, 1994), chương 12, phần 4.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:43:36 PMTrong thời gian ấy, khả năng không chiến mới nhất của Tập đoàn không quân số 7 có ít dịp may để chứng tỏ. Ngay khi Linebacker II đang trên đường đi, nửa tá F-4E “Rivet Haste” được nâng cấp đã đến Udorn tháng 11. Tháng 12 lực lượng mới bổ xung này thể hiện khả năng nhận dạng MiG dựa trên tầm nhìn xa bằng thiết bị nhận dạng bạn thù, một khả năng chưa từng xuất hiện ở F-4E tại Đông Nam Á trừ một số F-4D sử dụng vài tháng nay. Tất cả 12 chiếc F-4E mới, tuy thế, có một ống nhòm điện tử cho phép vào ban ngày nhận dạng được máy bay địch dựa vào tầm nhìn xa dường như những máy nhận dạng bạn thù của họ không cần bật lên. Tất cả 12 chiếc F-4E có đầu cánh được gắn những thanh mỏng tăng tính cơ động không chiến. Những khả năng này không thành công bắn được MiG nào trong Linebacker II, nhưng ống nhòm điện tử không ngăn được một F-4E bắn rơi một F-4E khác ngày 29-12. Những chiến thắng không chiến vào tháng 12 của ba phi đội thuộc về tổ lái F-4 cũ và mà không thuộc về những người mới đến, những người chưa từng trải để thay thế nổi những cựu chiến binh dày dạn của liên đoàn “Bộ ba Nickel” nổi tiếng (từng có nhiều chiến thắng không chiến hơn mọi phi đội không quân khác trong chiến tranh).
Trong khi rất hài lòng với cách trị MiG từ khi bắt đầu chiến dịch, những tổ lái B-52 phàn nàn SAM bắn họ, đặc biệt trong ba đêm đầu tiên chiến dịch. Mặc dù nhiều lời phàn nàn của họ đã được đáp ứng bằng sự cải tiến những mệnh lệnh Đại bản doanh Bộ tư lệnh không quân chiến lược đưa ra, những lời phàn nàn khác chạm phải sự chống đối bằng mọi cách ở mắt xích chỉ huy. Những B-52 khổng lồ chậm chạp hơn máy bay tiêm kích tự thân tỏ ra không chịu đựng được tên lửa, và sau những phi vụ ban đầu, các tư lệnh phi đoàn tại U-Tapao và Andersen trách móc một số phi công của họ không làm những động tác thoát ra khi bom đang rơi. Không những sự ném bom cứng nhắc này liên quan đến cách làm cũ của tướng LeMay trong thế chiến II, mà nó còn là lý do kỹ thuật mới để ủng hộ nó. Sự vững vàng khi ném bom luôn luôn cải thiện độ chính xác, nhưng bây giờ theo cách này, B-52 có thể duy trì một tốp ba chiếc sử dụng tốt nhất máy gây nhiễu điện tử để tránh được SAM.
Sự lôi cuốn thủ đoạn khi ném bom rất khó chống lại. Những phi công B-52 chưa từng trải kiểu căng thẳng này trước đây, và phải mất vài ngày họ mới dần quen được bầu không khí nguy hiểm quanh họ. Một hoa tiêu lưu ý sự hỗn độn do sao băng phát sáng trên bầu trời trong đêm đầu tiên: “Phi công nhìn thấy một thứ tệ hại và nghĩ rằng đó là một quả SAM, nhưng đó là một sao băng cháy sáng trên bầu trời”. Mặc dù họ bay cao hơn 30 nghìn feet và ngoài tầm chính xác của đạn pháo cao xạ ở phía dưới, nhưng cũng làm yếu bóng vía. Một phi công kể “nó giống như nhìn ngày quốc khánh 4-7 từ trên đỉnh cao nhìn xuống”.
Việc Bộ tư lệnh không quân chiến lược vạch ra phần lớn kế hoạch Linebacker II ở Nebraska nằm không có khoảng cách với Hà Nội, nhưng có khoảng cách tổ lái. Ban tham mưu tại Offutt được trang bị mạnh và tốt nhất, nhưng những phi công đang thực hiện phi vụ chiến đấu đương nhiên có cái nhìn mờ mịt về những mệnh lệnh của Đại bản doanh từ nơi xa bắt họ liều mạng như thế nào. Thà rằng là Đại bản doanh Omaha giúp đỡ tư lệnh Tập đoàn không quân số 8 ở chiến trường - hơn là nói họ chính xác phải làm gì. Quy trình này không cần thiết phải đưa ra những mệnh lệnh tốt hơn, nhưng các phi công phải nhận chúng từ một vị chỉ huy giữa chừng.
Việc tướng Meyer chú trọng ném bom nhà ga và kho hàng tiếp liệu đã gây ồn ào. Chúng là những mục tiêu rộng và đã bị ít nhiều hư hại trước trận ném đầu hè bằng bom dẫn bằng laser. Quan trọng nhất là một vài mục tiêu này nằm ở ngoại vi Hà nội và Hải Phòng nơi có số ít dân thường bị chết, nhưng nhiều người sống giáp thành phố có thể hoảng sợ bởi những tiếng bom nổ mạnh khá chưa từng thấy khá gần.
Chỗ yếu của các nhà ga được xem như hệ thống mục tiêu là vị trí nhà ga lớn nhất và quan trọng nhất ở trái tim Hà nội. Trong khi ga tàu hoả thành phố bị tấn công bởi bom dẫn bằng laser trong Linebacker II, thì toàn bộ sân ga ó thể chỉ bị hư hại nặng nề bởi B-52 ném bom diện rộng và điều này là bị cấm để bảo vệ dân cư khu trung tâm. Nhà ga Gia Lâm nằm bên kia sông Hồng bị B-52 làm hư hại nặng nề không những đầu máy xe lửa, và những đường ray trong sân ga, mà thiết bị sửa chữa còn bị. Đây là một trong chín nhà ga mà tình báo không quân phán đoán bị phá huỷ hơn 50% trong Linebacker II. Một kho hàng gần đó tại Gia Thượng cũng chịu những thiệt hại nặng, và kho dầu Thanh Am (kho xăng Đức Giang) kề giáp cũng bị ném bom lại sau khi mất hai phần ba năng lực chứa trong năm trước đây.
Nhà ga và kho chứa hàng tại Yên Viên, qua sông Đuống một dặm trên tuyến đường sắt đông bắc, nơi giao nhau với tuyến đường sắt tây bắc cũng bị thiệt hại vô cùng nặng nề. Tuy là tuyến đường sắt tây bắc tới Trung Quốc dài và ít quan trọng hơn, nhưng Kim Nỗ là một ga rất quan trọng (ở đây tuyến đường sắt tây bắc cắt một tuyến đường ngắn tới khu gang thép Thái Nguyên và nối với tuyến đường sắt đông bắc tại Kép). Những nhánh đường sắt xung quanh ga Kim Nỗ là một tổ hợp kho tàng rộng lớn nhất ở Bắc Việt nam. Suốt nhiều tháng, ga này được Meyer để ý trước tiên, và Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã ném bom phá huỷ 75% nhà ga này trong Linebacker II. Mặc dù ga Dục Nội cạnh đó theo phán đoán bị phá huỷ 50%, một kho thiết bị phụ tùng giáp đó cũng bị bay sạch hoàn toàn.
Lượng bom khổng lồ ném xuống ga Kim Nỗ đã vượt lượng bom ném xuống ga Lạng Giang (trên tuyến đường sắt đông bắc cách Hà nội 60 dặm gần biên giới Trung Quốc), nhưng tình báo Mỹ phán đoán rằng chỉ dưới một phần ba cơ sở hạ tầng bị phá huỷ. Khi Washington yêu cầu đánh lại nhà ga này nhiều lần ở cuối chiến dịch, hàng nghìn quả bom đã thổi bay đa số thiết bị của nó. Vận may trả ơn cuộc không kích vào nhà ga xe lửa tại Thái Nguyên và Kép, cũng như vào nhà ga gần Hải Phòng (ga Thượng Lý). Nhà ga ở khu đông dân cư Hải Phòng, như ga Hàng Cỏ ở Hà nội, vẫn chưa bị B-52 đụng đến, nhưng kho dầu ở rìa Hải Phòng đã bốc khói.
Chiến dịch đánh chặn, những đợt không kích vào nhà ga xe lửa và kho tàng đã hạn chế tiềm lực của Bắc Việt nam. Cuộc tấn công những cây cầu vào buộc Bắc Việt phải chuyển tải hàng nhập khẩu bằng xe tải. Sự thay đổi này thậm chí dễ dàng hơn trong Linebacker II, khi thời tiết xấu cho phép chỉ bom laser tấn công vào một chiếc cầu; một phi đội F-4 đánh gục cầu Đuống. Những cuộc tấn công F-111 tầm thấp với bom thường đã không hạ gục nổi chiếc cầu khác. Chỉ những mục tiêu khác liên quan hoàn toàn tới xe tải là kho xăng dầu và các xưởng sửa chữa. Xưởng sửa chữa xe tải tại Văn Điển rìa phía nam Hà Nội; 21 lượt xuất kích B-52 phá hỏng một phần tư máy móc ở đây. Thậm chí sự phá huỷ toàn bộ cũng chỉ có tác động vừa phải, vì Trung Quốc láng giềng không những nguồn hàng, mà còn là nguồn cung cấp xe tải.
Nỗi sợ hãi, không phải là do đánh chặn, chính là những cuộc tấn công của B-52 vào Văn Điển, Gia Lâm, Yên Viên, Kim Nỗ, và những mục tiêu khác quanh Hà Nội. Cuộc tấn công B-52 về ban đêm được bóng đêm bảo vệ tránh bị MiG tấn công, nhưng bóng cũng là thời gian sợ hãi nhất khi bị tấn công. Hà Nội đã quen với những cuộc tấn công ban ngày bởi một số máy bay chiến đấu. Giờ đây hàng trăm B-52 khổng lồ ném hàng nghìn quả bom ở rìa thành phố. Một sai sót ngẫu nhiên nào đó bom B-52 rơi vào trung tâm thành phố và bóng gió đe doạ nhiều trận nữa sẽ tiếp tiếp theo. Nếu Mỹ hài lòng đưa máy bay chiến đấu ném bom ga xe lửa (dù là bom dẫn đường), họ rút cục phải dùng B-52 ở đó ngay khi họ ném bom tất cả nhà ga ở ngoại ô? Thêm nữa, vệt bom B-52 ném xuống phố Khâm Thiên phía nam ga Hàng Cỏ (Hà nội) gây ấn tượng sai lầm rằng Mỹ muốn làm như thế.
Cơn sốc mạnh của Linebacker II được mở rộng bởi yếu tố bất ngờ ban đầu. Nấc thang của chiến dịch này là quá xa những gì Bắc Việt nam dự kiến. Tuy thế, cũng có những tín hiệu cảnh báo giúp Bắc Việt nam chuẩn bị. Việc đổ vỡ cuộc nói chuyện ngày 13-12, tiếp theo là máy bay trinh sát chiến thuật bay trở lại vùng đồng bằng sông Hồng ngày 15-12, cùng với việc tăng SR-71 và máy bay không người lái trinh sát. 30 máy bay tiếp dầu từ Hoa Kỳ tới Okinawa ngày 17-12 và 18 chiếc để hỗ trợ những đợt B-52 từ Guam; 25 máy bay tiếp dầu khác đến Philippines sau khi bắt đầu chiến dịch, đưa tổng cộng số máy bay tiếp dầu làm việc ở chiến trường gần hai trăm chiếc.
Ngày 16-12, Bắc Việt huỷ bỏ lệnh đưa trung đoàn SAM của Hà Nội vào Nam Việt nam. Điều này làm giảm số lượng trận địa tên lửa sẵn sàng chiến đấu từ 12 xuống tám. Trung đoàn trưởng trung đoàn đã quyết định di chuyển, cũng như hai tiểu đoàn trưởng và nhiều người khác. Thậm chí khi Tổng tham mưu trưởng báo động mức độ cao nhất sẵn sàng chiến đấu ngày 17-12, thì trung đoàn trưởng vẫn đang ở trạng thái chuyển đi.
Trong thời gian ấy, những tín hiệu cuộc tấn công lơ lửng trên đầu. Sáng sớm ngày 18-12, Bắc Việt bắt được bức thông điệp của tàu sân bay điều động trực thăng cứu phi công và buổi chiều bắt đượcbức thông điệp RF-4 báo cáo thời tiết khu vực Hà nội. Khi hơn 40 chiếc B-52 cất cánh từ Guam vào buổi chiều, chẳng có cách nào giấu được tàu đánh cá Liên Xô ở gần đó. Luôn luôn đi trước, Guam tung những tốp ba chiếc hơn nửa giờ một đợt - trừ vĩ tuyến 17, chẳng có xuất kích B-52 nào. Bộ tổng tham mưu Bắc Việt ra lệnh lực lượng phòng không chờ đợi B-52 tấn công đêm đó. Một xe được cử đi tìm trung đoàn trưởng. Vị trung đoàn trưởng đến đúng lúc đợt tấn công đầu tiên, nhưng một trong những tiểu đoàn trưởng của ông không kịp về. Tuy thế, tiểu đoàn khác của ông đã bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trong Linebacker II.
“Kẻ địch không thể gây được bất ngờ - trung tướng Hoàng Phương nói - bởi vì họ không thể giữ được bí mật ý định chiến lược, những mục tiêu họ dự định tấn công, lực lượng mà họ sử dụng, hướng tấn công, đường bay đến mục tiêu, dịp may đối với những cuộc tấn công v.v… Mặc dù đây là một thứ gì đó chưa từng bao giờ được làm trong những chiến dịch quân sự, đây là một sai lầm mà kẻ địch mắc phải”. Điều này chỉ ra rằng ít nhất thì việc bắn rơi B-52 là yếu tố quan trọng về mặt tinh thần của Bắc Việt nam. Giá như B-52 từ Guam không xuất phát trước B-52 ở U-Tapao thì Bộ tư lệnh không quân chiến lược có thể gây bất ngờ lớn nhất cho đợt đầu tiên. Về sau, sự bất ngờ bị mất tác dụng. Sự biến hoá chiến thuật trong ba đêm đầu tiên có thể đã giúp được cuộc đọ sức với tên lửa SAM. Mặc dù yếu tố bất ngờ đã thu được trong đêm đầu tiên bất chấp có một số cảnh báo, dân chúng Hà nội ít nhiều phải quen với B-52 đêm này qua đêm khác ném bom ngoại vi thành phố. Tuy thế họ bắt đầu cảm thấy bất lực nếu việc ném bom vẫn tiếp tục mà không gặp phải sự chống trả của tên lửa SAM.
Các máy bay chiến đấu cũng đóng góp vào tác động tinh thần trong Linebacker II. Hà nội chỉ còn ít điện thắp sáng. Nhà máy điện thành phố, từng được hạn chế ném bom trong Linebacker, đã ngừng vận hành sau khi một phi đội gồm bốn F-4 ném bom dẫn bằng laser vào nồi hơi, máy phát, phòng điều độ, và xuống sửa chữa. Linebacker đã làm hư hại nặng lưới điện quốc gia và một vài mục tiêu điện lực bị bỏ bom trong Linebacker II. Trong bốn cơ hội, sáu F-111 không kích tầm thấp bằng bom thường vào trung tâm điều độ, trạm biến thế Đông Anh ngay bắc Hà Nội. Một lần nữa Đông Anh bị ngừng hẳn, như nó từng bị trong chiến dịch Sấm Rền và Linebacker.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:44:31 PMCó lẽ vụ máy bay chiến đấu bị trục trặc hệ thống dẫn đường laser để bom trượt nhà máy điện Hà nội và rơi vào một toà nhà văn phòng là sự việc quan trọng nhất. Sự việc xảy ra vào chiều ngày 21-12, khi thời tiết tạo cơ hội may mắn ném bom dẫn bằng laser. Tướng Vogt đưa ba tốp F-4 đánh phá ba mục tiêu khác nhau ở Hà nội. Dù thời tiết tương đối trong trẻo, phi đội tấn công nhà máy điện gặp phải đám mây đến mức những F-4 có định vị laser phải lao xuống 2500 feet. Thậm chí hành động nguy hiểm như thế không đem lại thành công ném tám quả bom vào mục tiêu. Hai quả không thành công. Khi phi đội trở về Ubon, tổ lái nói rằng một trong những quả bom không được dẫn đã rơi trúng vào một toà nhà phía nam nhà máy điện. Tình báo Tập đoàn không quân số 7 kết luận rằng bom ném trúng một trụ sở của Đảng cộng sản, và tướng Vogt chờ đợi những hậu quả thảm khốc. Nhưng vì Bắc Việt Nam chẳng nói gì về việc này, và nó cũng chẳng lên mặt báo. “Và như bạn biết - Vogt nói - Tôi nghĩ điều này có tác dụng bổ ích đối với kết quả thương lượng, bởi vì tôi thực tâm nghĩ rằng những chàng trai này nghĩ bây giờ chúng ta sẽ tìm giới lãnh đạo cộng sản”.
Dù Vogt suy diễn thế nào đi nữa, quyết định của Hoa Kỳ lúc bắt đầu cuộc chiến tranh là không đe doạ sự tồn vong chế độ Bắc Việt đã hạn chế tác động những chiến dịch không kích ở đây. Trong Linebacker II, chỉ cho phép ném bom mục tiêu duy nhất liên quan trực tiếp với giới cầm quyền là Đài phát thanh Hà Nội. Công cụ tuyên truyền và biểu tượng của chế độ này bị ném bom một vài lần, nhưng thậm chí bom dẫn bằng laser không thành công trong việc bịt miệng nó. Washington đã háo hức ném bom mục tiêu này, và trong hai đêm đầu tiên, tướng Meyer cho B-52 ném bom nó. Việc ném bom diện rộng là không thích hợp với mục tiêu khá nhỏ. Một vài mục tiêu thông tin và trận địa tên lửa bị B-52 ném bom đã không mang lại hiệu quả. Những phi vụ như thế làm thất vọng khả năng ném bom chính xác trong thời tiết xấu.
Thời tiết xấu cũng buộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược và Tập đoàn không quân số 7 không nhìn thấy những gì mà họ đã ném bom. Đánh giá thiệt hại vì bom rất khó khăn khi không có được những bức ảnh mà phải chờ thời tiết tốt. Thậm chí máy bay trinh sát không người lái, có thể bay tầm thấp trong bất kỳ thời tiết nào, có thể trá hình trong sương mù của gió mùa đông bắc. Dù rằng Bộ tư lệnh không quân chiến lược đưa bốn máy bay không người lái một ngày bắt đầu từ Linebacker II; sau Giáng sinh tốc độ phóng tăng lên sáu chiếc một ngày khi một phần ba máy bay mẹ C-130 phóng nó được triển khai. Bay tại độ cao vài trăm feet trên đồng bằng sông Hồng, máy bay không người lái bị hạn chế số lượng mục tiêu nó có thể chụp ảnh. Thông thường, sự dẫn đường không tốt làm cho máy bay không người lái lệch khỏi hoàn toàn mục tiêu. Phân nửa máy bay không người lái bay theo đường vạch sẵn. Đôi khi đường vạch sẵn này là vấn đề. Hai máy bay không người lái chụp ảnh sai bệnh viện Bạch Mai bởi vì Cục tình báo quân đội đã cung cấp địa chỉ phố bị sai .
Nhấn mạnh sai sót ném bom bằng chụp ảnh bệnh viện Bạch Mai chỉ ra phạm vi mà máy bay không người lái phải trả lời cho yêu cầu của quan chức Washington hơn là chiến thuật chiến trường. Việc phá huỷ một phần những mục tiêu đã là sự chỉ trích đối với Linebacker II, vấn đề trinh sát lại thất bại hơn. Những phê phán Linebacker II ném nhiều bom gần Hà Nội; chừng nào không giết khá nhiều dân thường, thì điều đó không thành nhiều vấn đề đối với chính quyền Nixon những gì mà họ ném xuống.
Bao nhiêu máy bay bị bắn rơi không thành vấn đề, bởi vì những mất mát ít nhất cũng tặng cho kẻ thù của chính quyền Nixon ở Hà nội và ở Washington vũ khí chính trị. Những mất mát B-52 là rất đắt, bởi vì danh tiếng máy bay này là máy bay ném bom hạt nhân cũng như kích thước của nó và số lượng người trong tổ lái. Một tổ lái B-52 bình thường gồm sáu người (phi công, phi công phụ, hoa tiêu, hoa tiêu radar, sĩ quan chiến tranh điện tử, và xạ thủ) có nghĩa là Hà Nội có thể tăng nhanh thu thập tù binh Mỹ. Trong khi 5 trong số 15 chiếc B-52 bị rơi do SAM trong Linebacker II cố gắng lê ra khỏi Bắc Việt nam, thì một hoa tiêu radar biến mất, sau khi máy bay vượt qua Lào và đâm xuống đất khi hạ cánh tại U-Tapao khiến bốn người chết. Trong số 3/4 thành viên tổ lái B-52 bị Bắc Việt nam bắt, một người chết khi bị giam cầm: trung tá Keith R. Heggen, phó chỉ huy lực lượng không kích Andersen trong đợt ba đêm thứ ba. 27 người khác mất tích ở Bắc Việt Nam và sau này được coi là chết. Đối với nhiều người trong tổ lái B-52 sống sót, Linebacker II đã là cận kề cái chết. Cộng với 15 chiếc B-52 bị rơi, ba chiếc khác bị hư hại nặng và sáu chiếc nữa cũng bị hư hại nhẹ hơn.
Những mất mát B-52 đã lu mờ, nhưng không giảm bớt, việc mất mười một máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát, không tính đến một trực thăng cứu phi công và một EB-66 gây nhiễu do hỏng động cơ. Không quân Mỹ mất hai F-111 (ít nhất một chiếc bị súng nhỏ bắn rơi) và hai F-4 trong các trận không chiến ban ngày (do MiG bắn rơi). Hải quân mất sáu chiếc gồm hai A-6, hai A-7, một F-4 và một RA-5; pháo cao xạ hạ ba chiếc, SAM hạ một chiếc, MiG hạ một chiếc, và một chiếc không rõ ai hạ. Nguyên nhân chiếc A-6 thuỷ quân lục chiến bị rơi cũng không được rõ. Mặc dù số lượng mất mát B-52 không nhiều hơn số lượng máy bay nhỏ, nhưng tổ lái B-52 lại gấp ba lần.
Vì máy bay chiến đấu bị rơi không đắt bằng B-52 trong khi họ xuất kích gấp ba lần, nên tướng Clay tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương có thể lý luận rằng toàn bộ việc ném bom đồng bằng sông Hồng nên trao lại cho máy bay chiến đấu. Ngày 28-12, ông tuyên bố rằng chỉ còn lại “ít mục tiêu” đáng giá hy sinh nhiều B-52 hơn. Clay bất bình việc Bộ tư lệnh không quân chiến lược nắm quyền chiến dịch và vai trò của ông bị hạn chế, lời gợi ý này không có trọng lượng ở Washington. Dù vậy, tín hiệu Hà Nội tỏ ra háo hức ký hiệp định ngừng bắn đòi hỏi tổng thống Nixon ngừng ném bom toàn bộ bắc vĩ tuyến 20 ngày 29-12.
Trước lúc này tướng Haig đang thăm tổng thống Thiệu ở Sài Gòn mang theo tối hậu thư của tổng thống Nixon: phải đi cùng Mỹ ngừng bắn bây giờ hoặc đi một mình. Bằng lời hửa của Nixon phản ứng chống lại cuộc tổng tấn công khác của Bắc Việt nam, Linebacker II có thể giúp liều thuốc đi xuống một chút dễ dàng hơn - khi tăng vũ khí của Mỹ (bao gồm máy bay và xe tăng). Haig cố gắng thúc tướng Vogt cam đoan rằng Hoa Kỳ sẽ tới để trợ giúp Nam Việt nam nếu Bắc Việt Nam tấn công, nhưng Vogt từ chối. “Tôi có thể nhìn thấy nghị quyết đang được trình Quốc hội chống lại bất cứ sự ném bom trở lại”, ông nhớ lại một năm sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt nam. “Và tôi cảm thấy lương tâm tôi không thể đưa ra lời cam đoan đối với những người đang ở trong hoàn cảnh này. Tôi không thể ngủ yên nhiều đêm vì lương tâm. Tôi băn khoăn những người khác có như vậy hay không”.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát vềGửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:45:40 PM
11. Được phản ánh
Năm 1975, hai năm sau khi ký hiệp định ngừng bắn ở Paris, Bắc Việt hoàn toàn xâm chiếm Nam Việt nam. Lực lượng Bắc Việt nam di chuyển không bị cản trở qua Lào hoặc qua khu phi quân sự để phối hợp với lực lượng có sẵn của họ tại Nam Việt nam. Lần này Hoa Kỳ từ chối can thiệp. Bị cáo buộc thâm nhập trụ sở Đảng Dân Chủ tại toà nhà Watergate, Richard Nixon buộc phải từ chức nhiệm kỳ tổng thống để tránh đàn hặc.
Mặc dù Gerald Ford - người kế nhiệm Nixon - cầm đầu phe thiểu số Quốc hội, ông không thể nhận hỗ trợ xứng đáng tại Quốc hội về việc Mỹ trở lại Nam Việt nam. Thiếu không lực Mỹ, quân đội Nam Việt nam tan rã trong hai tháng.
Dư vị xấu của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt nam được dịu bớt đối với không quân Mỹ bằng thành công rõ ràng của không lực Mỹ năm 1972, hậu quả thảm hại năm 1975 do thiếu không lực Mỹ. Trong khi vị đắng của nhiều người từng phục vụ trong cuộc chiến tranh chưa nguôi, thì một thất bại khác tăng thêm bởi việc cắt giảm quân số và ngân sách phát triển kỹ thuật mới dựa trên kinh nghiệm Đông Nam Á - máy bay mới,, máy bay radar mới, những phương tiện mới chống radar địch, những phương tiện mới vận hành trong bóng đêm, và vũ khí dẫn đường mới.
Di sản học thuyết chiến tranh có lộn xộn hơn nhiều di sản kỹ thuật. Tác động của cuộc chiến tranh đôi khi tăng thêm khó khăn xác định sử dụng kỹ thuật mới một cách tốt nhất như thế nào. Trong các cuộc thảo luận công khai, không quân Mỹ có xu hướng nhấn mạnh sự đóng góp ấn tượng của B-52 trong Linebacker II hơn là sử dụng bom dẫn bằng laser đánh phá cầu ở Bắc Việt Nam và xe tăng tại Nam Việt nam. Tương phản với ném bom dẫn bằng laser, B-52 ném bom diện rộng là một kỹ thuật cũ có khả năng lúc bắt đầu cuộc chiến tranh và hữu ích trong mọi thời tiết. B-52 lẽ ra đã tấn công Bắc Việt Nam đầu năm 1965 mà không bị hạn chế bởi mây hoặc SAM; radar B-52 có thể tìm những mục tiêu trong mọi thời tiết và Bắc Việt Nam đang phải triển khai SAM. Bằng cách từ chối đưa B-52 ném bom trong mọi thời tiết và ném bom nhỏ giọt những mục tiêu, tổng thống Johnson giúp gió mùa đông bắc làm chiếc khiên che đồng bằng sông Hồng của Bắc Việt nam từ những loạt bom nhẹ của máy bay trong thời tiết tốt của Sấm Rền. Sự chậm chạp đã hạn chế ném bom nhỏ giọt trong sự trì hoãn hàng năm từ tháng 11 đến tháng 4.
Linebacker II bênh vực luận cứ của không quân rằng B-52 sử dụng ở đồng bằng sông Hồng ngay lúc khởi đầu cuộc chiến, thì chiến tranh có lẽ kết thúc nhanh hơn và có những kết luận thoả đáng thoả đáng.
Tình hình năm 1972 khác nhiều so với 1965. Bắc Việt Nam công khai xâm lược và giúp đỡ lực lượng nổi dậy ở Nam Việt Nam. Xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc nhằm cắt giảm sự giúp đỡ của họ cho Bắc Việt Nam, tổng thống Nixon chỉ tìm kiếm ngừng bắn mà quân đội Bắc Việt nam ở Nam Việt nam và đem tù binh về nước. Những khác nhau đó trong bối cảnh Sấm Rền và Linebacker gây nghi ngờ về những lời tuyên bố rằng chiến tranh có thể chiến thắng bằng Linebacker II lúc bắt đầu chiến dịch Sấm Rền. Hoài nghi trong nội bộ không quân Mỹ đã biểu lộ công khai, nổi bật nhất là cuốn sách The Limits của Không lực Mỹ (New York, 1989) của thiếu tá Mark Clodfelter. Là một thanh niên rất trẻ từng tham gia chiến tranh Việt nam, vị giáo sư học viện không quân thấy “khó đo được” “sức thuyết phục” của những tướng lĩnh không quân, mà theo học không lực Mỹ có thể quyết định cuộc chiến tranh hạn chế. Clodfelter lo âu nhất về chiến tranh du kích, nhưng ông cũng băn khoăn về sự hữu ích của không lực Mỹ hình thức thông thường một của cuộc chiến tranh hạn chế dưới sự răn đe trả đũa hạt nhân.
Ngay sau khi xuất bản cuốn sách của Clodfelter, diễn ra một sự chuyển đổi tận gốc chính trị thế giới. Trong những ngày tàn lụi của Liên Xô, không lực Mỹ chứng tỏ rất hiệu quả chống lại cuộc chiến tranh thông thường do Iraq tiến hành mà không cần Đồng minh. Sự thuyết phục này là do cuộc chiến tranh Việt nam, không lực Mỹ không hiệu quả, chiến tranh vùng Vịnh dẫn tới sự ngạc nhiên lớn - không phải vì nhà độc tài Iraq - Saddam Hussein khoác lác về năng lực của ông so với chiến thắng của Hà Nội. Tháng 8-1990, Saddam nói với Dan Rather - hãng truyền hình CBS rằng “Hoa Kỳ phụ thuộc vào không quân. Không quân Mỹ chưa bao giờ quyết định một cuộc chiến tranh trong lịch sử chiến tranh”.
Vì Iraq không phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hoá học, nên chiến tranh vùng Vịnh bị giới hạn không những vũ khí thông thường, mà còn những mục tiêu có thể bị bắn phá không gây nguy hiểmcho dân chúng. Sự né tránh của chính quyền Johnson về thương vong dân thường đã được khắc sâu khá triệt để đến mức nó là một phần tâm tư chiến dịch ném bom không quân Mỹ do tổng thống George Bush tiến hành. Nhưng chính tự điều này - sự kiềm chế không trói tay không lực Mỹ, bởi vì Bão táp sa mạc đã khai thác sự chính xác ném bom dẫn bằng laser thao cách mới.
Bom dẫn bằng laser trên xe tăng ở Kuwait đã có người tiền nhiệm là bom bom dẫn bằng laser từng phá huỷ xe tăng tại Nam Việt nam. Ném bom dẫn bằng laser ở Iraq, tuy thế, khác xa ném bom dẫn bằng laser ở Bắc Việt nam. Bom dẫn bằng laser trong Linebacker phá huỷ phần lớn là cầu. Bom dẫn bằng laser trong Desert Storm trước hết là phá Sở chỉ huy trung tâm của Iraq và mạng liên lạc. Không giống nhà cầm quyền Bắc Việt Nam, chế độ Iraq bị đe doạ từ khởi đầu. Máy bay trinh sát Mỹ có nhiều bức ảnh về phòng không Iraq tốt hơn là giới lãnh đạo không quân Iraqi. Bị đánh ỏng ngay từ nan đầu, phòng không Iraq chưa hề tỏ ra chống cự.
Tên lửa không đối không được cải tiến (đặc biệt Sparrows) đã hạ một số máy bay Iraq dù chúng đã bay bên trong tầm xa. Mặc dù số lượng nhiều hơn Bắc Việt Nam, đa số không lực Iraq bị phá huỷ trên mặt đất hoặc chạy sang Iran. Tương phản với những nơi trú ẩn ở những sân bay Bắc Việt nam trong Sấm Rền, những sân bay Iraq bị tấn công một cách có phương pháp - từng hầm chứa máy bay bị không kích bằng bom dẫn bằng laser.
Độ chính xác của bom dẫn bằng laser được cải tiến có nghĩa là những mục tiêu của họ ở Iraq có thể được xác định chính xác hơn - không phải là một toà nhà công sở mà là từng căn phòng. Thêm nữa, độ chính xác của bom thường vượt hơn độ chính xác tin tình báo hoạt động của địch. Ban thân bom có thể nhìn mục tiêu, một camera truyền hình ảnh theo tín hiệu điện tử với mức độ lớn hơn, rộng hơn ở trung tâm bom rơi và nhìn thấy đến lúc nổ.
Khi một số băng video đưa ra truyền hình, công chúng Mỹ có hình ảnh mới về không lực Mỹ. Trong cuộc chiến tranh Việt nam, sự thận trọng của tổ lái nhằm tránh thương vong dân thường chưa bao giờ vượt qua được những thành phố bị san phẳng mà công chúng nhận thấy từ chiến tranh thế giới thứ hai. Trong Desert Storm, công chúng thấy được độ chính xác khá ấn tượng cuộc không kích mà không gây thương vong dân thường chút nào.
Một tai nạn dính đến thương vong dân thường ở Iraq xảy ra khi hai bom dẫn bằng laser ném vào một hầm ngầm. Sự cải tiến bom dẫn bằng laser sử dụng trong Desert Storm là khả năng đâm xuyên hầm ngầm, nhưng tin tình báo về điều này là bom không xuyên qua.
Những người vạch kế hoạch không biết rằng giới cầm quyền Iraq sử dụng hầm ngầm làm hầm trú ẩn cũng như trung tâm chỉ huy. Sự công khai về những thương vong này khiến Washington ngăn trở ném bom ở thủ đô Baghdad để nó còn sót lại sau chiến tranh vùng Vịnh. Những người chiến đấu trên bầu trời Bắc Việt Nam chẳng lạ gì thủ đoạn của kẻ địch cất đạn dược vào chỗ dân sinh sống hoặc một nơi nào khác mà bom Mỹ hướng tới sự tuyên truyền có lợi cho họ. Kinh nghiệm như thế nào chế độ Iraq trên thực tế, thua xa những người cộng sản Việt nam.
Tốt hơn người Iraq, Bắc Việt cũng có thuận lợi lớn về thời tiết xấu để ném bom. Mặc dù không lực Mỹ làm được bước đi lớn trong thập kỷ 1980 về năng lực hoạt động ban đêm, nhưng ném bom dẫn bằng laser tiếp tục phụ thuộc vào thời tiết trong trẻo. Thậm chí thời tiết Desert Storm ở Iraqi tương đối nghèo, bầu trời đủ trong trong sáu tuần lễ, bom dẫn bằng laser ném xuống Iraq hàng ngày, trừ 1 ngày. Tương phản với Bắc Việt Nam hiển nhiên khi nó làm chúng ta nhớ lại hai tuần lễ Linebacker II, ném bom dẫn bằng laser chỉ tiến hành được trong hai ngày.
Khi thời tiết xấu trong Linebacker II, tướng Vogt chỉ có bốn máy bay chiếu tia laser có thể sử dụng ở trên cao - đe doạ khu vực xung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Hai thập kỷ sau, tướng Charles A. Horner, tư lệnh không quân trong Desert Storm (ông từng bay trong chiến dịch Sấm Rền và xác định không lặp lại sai lầm nữa), có thể gọi hơn một trăm máy bay có khả năng chiếu tia laser. Horner không phải xây dựng những đội hình lớn để bảo vệ máy bay ném bom chính xác, không những bởi vì họ giàu có hơn, mà cdo lực lượng của ông tấn công phòng không địch tức thời. Một số máy bay của ông sử dụng kỹ thuật “tàng hìng”mới để radar địch không phát hiện ra khi họ ném bom xuống trung tâm kiểm soát phòng không Iraq; Tàng hình là sản phẩm nghiên cứu mạnh mẽ chống phòng không Bắc Việt nam. Trong chiến dịch Sấm Rền, không quân Mỹ đã bị cấm tấn công sân bay địch trong hai năm. Trong Desert Storm, những sân bay Iraq bị tấn công ngay đêm đầu tiên.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5
trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:46:23 PM
Cường độ ném bom dẫn bằng laser trong Desert Storm là chức năng của giới lãnh đạo Mỹ và được hoạch địch trong thời tiết tốt và công nghệ cải tiến. Mặc dù một số tướng lĩnh đề xuất leo thang trong kế hoạch ban đầu Desert Storm, nhưng sự ác cảm cũ đối với chính sách leo thang đã tự nó xác nhận trong không quân Mỹ và ở Nhà Trắng. Người ta nhận ra rằng, thời gian chiến dịch quan trọng chẳng kém gì sức nặng nỗ lực. Sự thật này đã bị giầy xéo vào thập kỷ 1960 bởi chiến dịch không kích Sấm Rền.
Thực tế, phần lớn những mục tiêu ở Bắc Việt Nam trong bản danh sách gốc 94 mục tiêu đã bị ném bom, nhưng thực tế gần như không đủ sớm. Những mục tiêu lẽ ra phải bị ném bom trong vài ngày đầu tiên, thì lại bị hoãn đến hàng năm.
Trong thời gian ấy, bom vẫn rơi xuống những mục tiêu ít quan trọng hơn, đến mức khi kết thúc chiến tranh, Bắc Việt Nam thu hút gần tám trăm nghìn tấn baom. Đây là 1/10 của tám triệu tấn bom ném xuống toàn bộ Đông Nam Á, mà Nam Việt nam chịu gánh nặng của sự công kích dữ dội này và công gần tám triệu tấn đạn pháo. Chưa có mảnh đất nào trên thế giới từng bị ném bom ác liệt như vậy. Tại Đức trong thế chiến II, tỷ lệ bom nổ đạt ở mức trước 1945, nhưng cuộc chiến tranh Việt nam kéo dài gấp đôi; Nhật Bản chịu đựng 1/2 triệu tấn trong thời gian gần một năm. Tất nhiên, ném bom Đức và Nhật Bản là phá huỷ nhiều hơn, bởi vì các thành phố chính của họ bị đổ sập. Phần ném bom mạnh ở Đông Nam Á không làm gì hơn là ném xuống rừng rậm.
Không lực Mỹ ném khoảng một trăm nghìn tấn bom xuống Iraq và Kuwait trong sáu tuần - gần bằng tỷ lệ bom ném xuống Đông Nam Á, Đức, hoặc Nhật Bản. Nhưng chiến tranh vùng Vịnh kết thúc chỉ sau sáu tuần lễ, do sự cấp tập phá huỷ mục tiêu cho phép độ chính xác lớn hơn.
Một lần nữa, B-52 bị giới hạn để ném bom đồn lính ở phía nam hơn những mục tiêu đô thị ở phía bắc Iraq. Lần này, tuy thế, các máy bay chiến đấu được trang bị để tấn công những mục tiêu đô thị tốt hơn họ đã được trong chiến dịch Sấm Rền hoặc thậm chí Linebacker. Lần này tổng thống cho phép ném bom những mục tiêu đô thị từ bắt đầu.
Bom dẫn bằng laser làm cho đô thị trở thành mục tiêu có thể chấp nhận được đối với chính sách của lãnh đạo Mỹ ngay từ ban đầu Desert Storm, nhưng độ chính xác này còn là xa hơn sự thận trọng bốn năm sau khi giới quân nhân Bosnian Serb khiêu khích NATO khi Deliberate Force tiến hành chiến dịch không kích lần đầu tiên. Deliberate Force làm sống lại tên của mình. Để tránh thương vong, thậm chí thương vong lính Bosnian Serb, việc lựa chọn cẩn thận mục tiêu do tư lệnh Mỹ ở NATO, trung tướng Michael E. Ryan (Tham mưu trưởng không quân tương lai, cựu chiến binh Sấm Rền, và con trai tướng John D. Ryan, Sr., tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Tham mưu trưởng không quân trong cuộc chiến tranh Việt nam). Trong lần đầu tiên cuộc hành quân khá lớn, đa số bom ném xuống là bom được dẫn đường; máy bay Mỹ không ném những thứ khác. Dù cưỡng ép gợi lại Việt nam, ném bom dẫn đường, cùng với tình hình được ủng hộ trên mặt đất, tạo ra một chiến dịch không kích hiệu quả mà chỉ dùng dưới một nghìn bom và kéo dài chỉ hai tuần lễ.
Ba năm rưỡi năm sau chiến dịch ở Bosnia vào mùa xuân 1999, Allied Forces NATO tiến hành đã kết thúc triều đại những phần tử khủng bố Serbian ở Kosovo. Theo tính yêu cầu của những thành viên NATO, Allied Forces bắt đầu một cách thận trọng như chiến dịch trước đó. Dần dần những mục tiêu thêm vào được chấp thuận. Mặc dù, khi kết thúc, hai lần hơn 2 lần bom không dẫn đường được dùng, hơn 7 nghìn bom dẫn đường và tên lửa tấn công những mục tiêu với độ chính xác tới mức giảm thiểu thương vong dân thường và hư hại phụ. Sai lầm của tình báo dẫn đến tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrad - thủ đô Serbiane. Tuy thế, giả thuyết về chính sách leo thang được phát triển nhanh và thành công hơn Sấm Rền. Chỉ hai máy bay NATO (cả hai thuộc không lực Mỹ) bị bắn rơi, và cả hai phi công được cứu thoát. Không có việc ngừng ném bom. Những mục tiêu như sân bay và nhà máy điện (những mục tiêu như thế này được chính quyền Johnson cho phép sau hai năm Sấm Rền) bị liên quân ném bom trong mười một tuần.
Những cuộc tấn công của Allied Forces vào cở sở của chính quyền Nam Tư ở Belgrade tương phản với việc tránh né những mục tiêu ở khu đông đô thị Hà Nội trong Sấm Rền và Linebacker.
Thậm chí trong Linebacker II, phần lớn bom không kích trung tâm Hà Nội là những bom nhằm vào những mục tiêu ở ngoại ô.
Một lần nữa Allied Forces, những B-52 cũ đóng một vai trò quan trọng - nhưng chẳng thể giống những vùng Linebacker II ném bom gần những thành phố. Ngay từ đầu B-52 của liên quân đã phóng tên lửa hành trình đánh phá những mục tiêu khắp Serbia và sau đó ném bom không dẫn đường vào nơi trú quân Serb ở Kosovo. Những máy bay B-1 cũng sử dụng bom không dẫn đường, nhưng những máy bay ném bom mới nhất của không quân, B-2 tàng hình, đã bay một mạch từ Missouri để chỉ những ném bom dẫn đường trong mọi thời tiết.
Không quân Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu (F-117, F-15, F-16, A-10) là những máy bay nổi bật sau khi cuộc chiến tranh Việt nam. Trừ B-52 và một số kiểu bom, không quân Mỹ sử dụng chỉ có rất ít những thứ còn lại sau chiến tranh Việt nam trong những hoạt động này.
Đây là một sự thật mà nhân dân cần biết. Một ngoại lệ chính là viên tư lệnh lực lượng liên quân - trung tướng Michael C. Short, đã từng lái F-4 tại Nam Việt nam. Lần này tướng Short phục vụ dưới thời tổng thống Bill Clinton - người từng phản đối chiến tranh Việt nam khi học Đại học và hiểu biết về không quân những năm ở Nhà Trắng.
Vai trò tiên phong của không quân Mỹ trong Allied Force, Deliberate Force, và Desert Storm phát triển những năm hậu Việt nam khi binh chủng này được nhìn thấy là có ưu thế trong vai trò hậu thuẫn những chiến dịch mặt đất.
Trong khi chú trọng vào phòng thủ châu Âu vào thập niên 1970 và 1980, nhiều người trong không quân Mỹ xem những phi vụ tấn công mặt đất của máy bay chiến đấu dường như bị hạn chế để ném bom lính địch và tuyến hậu cần. Việc bắn phá những thành phố Liên Xô nên là công việc của những tên lửa và máy bay ném bon hạt nhân; cái đó được tránh nếu như có thể, bởi vì nó có nghĩa là một cuộc chiến tranh hạt nhân huỷ diệt cả bạn lẫn thù. Ném bom chiến lược bắn phá đồng nghĩa với ném bom hạt nhân.
Khi không quân Mỹ phải nghĩ tới chiến tranh thông thường chống Iraq, nhiều sĩ quan không quân khó đến gần với “chiến dịch không kích chiến lược” mà cái đó lại tiến hành với bom thường thả bằng máy bay chiến đấu.
Với mức độ nào đấy, vấn đề khái niệmnày luôn hiện diện trong cuộc chiến tranh Việt nam. Một phần vì Sấm Rền và Linebacker phần đông sử dụng máy bay chiến đấu ném bom thường, các vị tư lệnh có xu hướng định rõ những chiến dịch này như chiến thuật ngăn chặn, đánh chặn hơn là một chiến dịch chiến lược.
Vì Bắc Việt phải nhập khẩu gần như tất cả tiếp liệu quân sự, một chiến dịch không kích có giới hạn ném bom Bắc Việt Nam không thể phá được nền công nghiệp mà họ phải dựa vào. Một mặt, không quân Mỹ muốn doạ giới cầm quyền địch - một đối tượng “chiến lược” về mặt truyền thống, và trong Sấm Rền, về mặt chính sách thì không thể chấp nhận được. Chính quyền Johnson giới hạn Sấm Rền quá nhiều để đánh chặn, nhưng chiến dịch Linebacker II do tổng thống Nixon tiến hành đã vượt quá đánh chặn để hăm doạ.
Thậm chí việc ngăn chặn trong Sấm Rền có một hợp thành chiến lược, đối tượng không phải đơn thuần là hạn chế dòng tiếp liệu tới Nam Việt nam mà là phải phá hoại kinh tế Bắc Việt. Viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc có thể tăng lên với sự đánh chặn của Mỹ, nhưng Bắc Việt Nam mất nền công nghiệp mà họ đang hy vọng công cuộc hiện đại hó của mình. Mặc dù Hoa Kỳ kiềm chế từ ném bom đê điều, một phần đáng kể lực lượng nông dân chuyển hướng sang nỗ lực chiến tranh; Bắc Việt Nam phải nhập khẩu gạo. Những năm ném bom gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống giao thông của Việt nam, đặc biệt đường sắt. Nhiều thành phố là làng mạc trên tuyến đường đường vận tải phải chịu đựng sự phá huỷ ghê gớm tương phản một cách tương đối với hư hại do ném bom hạn chế ở hai thành phố chính là Hà Nội và Hải Phòng. Năm 1973, tổng thống Nixon đưa đề nghị 3.25 tỷ dollas để tái thiết, nhưng Bắc Việt Nam để tuột số tiền này vì họ khăng khăng xâm chiếm Nam Việt nam.
Những nhà lãnh đạo Bắc Việt trở nên quen tập trung vào chiến tranh, thậm chí cả sau khi Nam Việt nam sự sụp đổ, họ khó nghĩ được một cái gì khác. Họ phải chống đỡ sự xâm lược của Trung Quốc trong khi sa lầy ở Campuchia. Cùng với gay gắt bất lợi áp đặt bởi ý thức hệ Marxist và bởi cấm vận của Mỹ, thế hệ thủ cựu cộng sản ở Hà nội đẩy đất nước của họ tụt hậu sau Thái Lan và những nền kinh tế đang bùng nổ của Đông Nam Á.
Thậm chí Trung Quốc khổng lồ nhanh chóng cổ vũ thực hành tư bản chủ nghĩa. Mãi đến tận thập kỷ 1980 một thế hệ mới lãnh đạo Việt nam thì kinh tế Việt nam bắt đầu cải tiến.
Tiêu đề:
Re: Bay đến Hà Nội và thoát về
Gửi bởi:
ngao5trong
29 Tháng Tư, 2010, 06:47:07 PMƯu thế của Bộ tư lệnh không quân chiến lược bắt đầu được sáng tỏ ở Đông Nam Á. Những phi công máy bay chiến đấu đóng vai trò trọng tâm hơn phi công B-52 - những người đã tiêu phần lớn bom xuống rừng rậm Nam Việt nam. Một sự thật trần trụi là một máy bay thiết kế thả bom hạt nhân xuống Liên Xô được sử dụng thay cho yểm trợ không lực gần báo hiệu sự cần thiết xem xét lại phi vụ của Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Thực tế, cựu phi công tham gia chiến đấu ở Việt nam, loại bỏ Bộ tư lệnh không quân chiến lược, và đặt máy bay ném bom tầm xa cùng với máy bay chiến đấu trong Bộ chỉ huy không quân chiến đấu mới.
Một thời gian dài trước sự phát triển này, tướng McConnell bắt đầu chuẩn bị con đường cho mình trở thành Tham mưu trưởng không quân. Ông cử tư lệnh không quân tài năng, tướng Momyer, chỉ huy Tập đoàn không quân số 7 và giúp Momyer thêm ngôi sao thứ tư. Đồng thời, McConnell cử tướng Ryan của Bộ tư lệnh không quân chiến lược học tập kinh nghiệm máy bay chiến đấu làm tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trước khi trở thành Tham mưu trưởng không quân. McConnell sau đó thay Momyer tại Tập đoàn không quân số 7 bằng tướng Brown - người bắt đầu sự nghiệp là phi công máy bay ném bom trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đã là một phi công máy bay chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù Brown chưa từng phục vụ ở Bộ tư lệnh không quân chiến lược, ông trở thành Tham mưu trưởng không quân năm 1973 và Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân một năm sau. Khi Brown tới Tập đoàn không quân số 7, McConnell cử tướng Holloway - một phi công máy bay chiến đấu ưu tú thế chiến II nắm Bộ tư lệnh không quân chiến lược; việc làm sốc này cũng đưa những người khác tới Bộ tư lệnh không quân chiến lược, và tư lệnh tiếp theo là thậm chí là phi công máy bay chiến đấu ưu tú trong thế chiến II - tướng Meyer.
Năm 1982 tướng Gabriel trở thành Tham mưu trưởng không quân, người đầu tiên lứa phi công chiến tranh Việt nam ở cương vị này. Sự thật ông đã được đưa lên đỉnh thậm chí sau khi dính líu đến vụ việc Lavelle biểu thị. Vụ Lavelle đã chia rẽ không quân Mỹ một thời gian, nhưng chỉ mình Lavelle là buồn thảm.
Trách nhiệm cần thiết của không quân đối với câu hỏi Việt nam là theo hướng thoát ra khỏi chiến tranh chiến tranh ở dạng tốt nhất nếu có thể. Vì hình như không có con đường cho phép chiến thắng cuộc chiến tranh, không quân Mỹ khoá lại con đường chiến đấu để xây dựng công nghệ của mình và bảo tồn sinh mạng quý giá của những tổ lái.
Những binh chủng khác cũng tìm kiếm những kết thúc tương tự, và trong khi không quân Mỹ làm nhiều để phát triển công nghệ mới, hải quân nhanh chóng hơn khai thác giá trị huấn luyện chiến đấu trên không thực tế. Bởi vì chiều hướng chung (được hỗ trợ bởi chính sự nghiên cứu của không quân) từ lâu chỉ ra rằng một phi công dễ bị tổn thương nhất và hiệu quả ít nhất trong vài lượt xuất kích chiến đấu ban đầu, Tập đoàn không quân số 7 tiếp theo thực hành suốt chiến tranh để tổ lái tránh khỏi gói mục tiêu 6 cho đến khi họ đã bay một vài lượt xuất kích tại Lào hoặc vùng cán xoong Bắc Việt nam. Nhưng chương trình luyện tập Top Gun của hải quân theo hướng khác và rõ ràng giúp ích không chiến cho phi công của họ trong Linebacker.
Sau chiến tranh, không quân Mỹ bắt đầu luyện tập chương trình Red Flag tại căn cứ không quân Nellis (Nevada), nơi đây các đơn vị có thể tấn công những mục tiêu mặt đất đối mặt với phòng không cực mạnh - không những máy bay chiến đấu, mà còn pháo cao xạ và SAM. Tại đây không quân đồng minh học và làm việc với người Mỹ nhiều thứ họ có được trong chiến tranh vùng Vịnh. Việc huấn luyện này cho phép những chiến dịch đáng nhớ với những mất mát thấp đáng kể từ bắt đầu chiến dịch Desert Storm.
Chiến tranh Việt nam với giá hơn một triệu người Việt nam, và hơn một triệu người Campuchia chết dưới tay Pol Pot ngay sau chiến tranh. Trong khi Hoa Kỳ mất hơn 50 nghìn người, và gấp bốn lần lính chính phủ Nam Việt nam chết trong chiến đấu. Trong cuộc chiến tranh, đa số chết chóc xảy ra tại Nam Việt nam. Ném bom của Bắc Việt nam có thể giết một vài một trăm nghìn Bắc Việt Nam.
Chiến đấu trên bầu trời Bắc Việt Nam ghi nhận một phần tư trong số hai nghìn nhân viên không quân bị giết hoặc mất tích ở Đông Nam Á. khoảng 2200 máy bay mất trong chiến tranh, hơn sáu trăm bị bắn rơi đối với Bắc Việt nam. Gần ba trăm phi công Mỹ bị bắn rơi ở đó bị bắt và trở về nước cuối chiến tranh.
Không giống đa số cựu binh Việt nam trở về với sự đối xử thậm chí khiếm nhã, nhóm những tù binh được thả được dân chúng Mỹ đón tiếp nồng nhiệt. Một sự thật bối rối là việc trao đổi tù binh bao gồm chỉ 13 người Mỹ bị bắt tại Lào (nơi đó riêng không quân Mỹ mất bốn trăm máy bay) làm người ta khiếp sợ những người cộng sản có thể còn cầm giữ tù binh Mỹ. Những gia đình có người mất tích yêu cầu Cục tình báo quân đội làm việc nhiều thập kỷ sau chiến tranh trong một nỗ lực chưa từng thấy để xác định số phận người Mỹ mất tích ở Đông Nam Á.
HẾT
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top