Các thế hệ và những nỗi niềm.

"Hồi còn đi học, trong những lúc khủng hoảng tâm lý, mình nói với gia đình rằng gia đình không ai hiểu mình, và vì thế,  mình rất muốn người khác tôn trọng những quyền riêng tư và quyền tự quyết của bản thân. Đó là cuộc đời mình, chứ không phải cuộc đời của ai khác và ,mình đã gào lên như vậy. Hẳn là, ai cũng có những giây phút như vậy, và cậu phải thông cảm cho mình. Mình nhớ những lần cắn răng chịu đựng và ngầm ngấm chống đối, hủy hoại bản thân, để có thể hả hê trước sự dằn vặt của họ. Tuy hả hê nhưng không vui, nhưng mình không biết cách nào khác để có thể hiểu nhau hơn. Theo bản năng mách bảo và cách đơn giản nhất mà tớ làm lúc đó, là chiến tranh, là xung đột, và cho rằng tranh cãi là nguyên liệu cho sự hòa hợp. Cái sự thiếu hiểu biết một cách ngây thơ đó, cậu nghĩ sao?..."

Trước đây có một bạn cũng đã từng bày tỏ quan điểm với mình như vậy và không chỉ mình bạn ấy mà hẳn nhiều bạn đã và đang mắc phải. Nhưng yên tâm mình chắc cùng bạn gỡ rối những nút thắt trong tình cảnh này.

Thông thường thì mỗi thế hệ thường cách nhau 20 đến 30 năm, đó là khoảng thời gian đủ cho một lớp người có ý thức đầy đủ về bản thân đồng thời hình thành nên thế hệ tiếp theo. Thế hệ sau được nuôi dưỡng trong ý thức cũng như mong mỏi của thế hệ đi trước, đồng thời sẽ tự định hình những giá trị riêng của mình. Những giá trị riêng này phụ thuộc vào sự thay đổi trong hình thái xã hội hay xu thế thời đại, tuy nhiên vẫn gắn kết với thế hệ cũ thông qua dòng chảy huyết thống cùng các giá trị bản sắc văn hóa gia đình và dân tộc.

Trong cuộc sống hiện nay, không khó để chúng ta nhìn thấy sự nứt vỡ trong những mối gắn kết này. George Orwell, một nhà văn người Anh có câu nói:

"Each generation imagines itself to be more intelligent than the one that went before it, and wiser than the one that comes after it.".
Tạm dịch là:

''Mọi thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước, và sáng suốt hơn thế hệ sau."

Và trong 10 năm trở lại đây thì khoảng cách thế hệ trở nên gay gắt hơn bởi chịu nhiều tác động từ xã hội, giáo dục, công nghệ, nhất là từ Internet. Bất đồng quan điểm thế hệ đã gây ra những "đứt gãy vô hình" mà cần sự thấu hiểu đồng thời từ cả hai bên.

Mình sinh ra trong một gia đình Việt Nam gồm ba thế hệ chung sống. Là con út, từ bé mình đã chứng kiến những tranh cãi và bất đồng giữa các thế hệ. Giữa ông bà nội và bố mẹ, giữa bố mẹ và anh trai hơn mình 6 tuổi, và rồi tự mình cũng đã trải nghiệm những bất đồng đó.

Trong cơn lửa giận của sự tranh cãi, bằng cách nào đó mỗi người trong cuộc đều tự làm tổn thương bản thân. Và sau khi cơn giận nguôi ngoai, mình tự hỏi điều gì đã khiến những người mình quan tâm lại phải làm tổn thương lẫn nhau như vậy.

Lý do mà mọi người thường hay dùng để giải thích cho những xung đột là "Do tình cảm quá nhiều" hay "Bất đồng về quan điểm của thế hệ". Nhiều người vịn vào đó để bình thường hoá tranh cãi trong gia đình, nhưng quên mất rằng nó có thể để lại hậu quả rất nặng nề. Và điều này khiến cho tình cảm rạn nứt thêm.

Đơn giản là sự khác biệt.

Nếu với thế hệ đi trước, sự khác biệt là một từ mang nghĩ xấu thì với thế hệ chúng ta ngày nay (Ví dụ 9x hay 2k trở đi) thì đây là một từ tốt. Những bức ảnh Selfie là minh họa cho xu hướng này. Sự phát triển của con người đã đi từ giai đoạn kế thừa và lĩnh hội sang giai đoạn bùng nổ sự thay đổi. Ở đây, tốt là không đủ. Vì tốt là bạn "tốt" giống ai đó. Bạn phải "tốt nhất", tức là độc bản, hơn hẳn người khác, không giống ai cả. Xu hướng này được tiếp sức bởi sự bùng nổ công nghệ và sự ra đời của mạng Internet, khi cái tôi cá nhân có phương tiện để ghi nhớ và tuyên truyền. Xã hội đã phát triển đủ để cung cấp cho sự ngồi không tự tưởng thưởng bản thân của các bạn trẻ hiện nay.

Tuy nhiên không như nhiều người nghĩ đây là bước lùi của văn hóa, thực sự đây là bước tiến của xã hội. Trong 1 nền tảng cung cấp đủ nhu cầu căn bản thì những nhu cầu khác của con người mới được thăng hoa. Giả sử 100 người thì 99 người dùng thời gian rảnh của mình up ảnh selfie kiếm like, chúng ta chỉ cần 1 người dùng thời gian đó mơ mộng trời sao và phát kiến ra 1 điều mới thú vị cho nhân loại. Hãy nhân từ với những điều khác biệt của mỗi người, kể cả đôi khi trông nó rất vớ vẩn.

Vấn đề ở đây là, khi con người ta chìm đắm trong những sự suy tưởng hay thú vui riêng mình, họ dễ dàng xa lánh những cộng đồng xung quanh. Những vết nứt càng sâu hơn, những sự va chạm ngày càng khắc nghiệt. Cũng giống như mọi sự thay đổi của cuộc đời này, làm thế nào để có thể cảm thông cho nhau trước cảm giác tan vỡ ấy?

Khoảng cách thế hệ và mâu thuẫn gia đình là điều không thể tránh khỏi. Việc nhận thức được hệ quả và tác hại của nó sẽ giúp các bạn có biện pháp rút ngắn khoảng cách và dung hoà các thế hệ.

Nếu thế giới bên ngoài đã quá khó khăn và mệt mỏi, việc giữ lửa trong các mối quan hệ sẽ giúp các bạn  tìm được động lực, mục tiêu để phát triển trong xã hội. Đặc biệt, người quan trọng đối với bạn sẽ luôn có một mái ấm trong tim để luôn muốn trở về.

Cần một mối quan hệ công bằng.

Những xung đột thế hệ tạo ra khoảng cách vô hình trong tình cảm trong gia đình, đôi khi còn gây ra những tổn thương không đáng có cho cả hai phía. Trong mối quan hệ có khác biệt về quan điểm thì ai cũng muốn mình đúng càng làm cho những "đứt gãy" thêm sâu hơn.

Thế nên nhiều gia đình giải quyết bất đồng bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn để cùng lý trí hơn là chính là một lựa chọn tốt. Khi cả hai cùng ngồi lại chia sẻ quan điểm của mình sẽ cảm thấy không bị cô lập. 

Cho bố mẹ hiểu con cái chính là để xoa dịu nỗi sợ hãi của thế hệ bố mẹ trước cái mới của người trẻ. Nhìn chung, trong xã hội không chỉ tồn tại khoảng cách giữa hai thệ cha mẹ - con cái mà ngay cả trong từng thế hệ cũng mâu thuẫn với nhau. Điều quan trọng là cần các bên có một cái nhìn bao dung và không áp đặt với nhau thì mối "đứt gãy vô hình" không hề đáng sợ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top