baotrihethong
1
Câu 1: Mục đích, nhiệm vụ của việc bảo trì máy tính.
1. Mục đích của việc bảo trì.
a. Đảm bảo cho việc hoạt động của máy tính ổn định hơn.
b. Kéo dài tuổi thọ của máy tính.
c. Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng máy tính.
d. Giảm chi phí đầu tư, hoặc giá thành sản phẩm.
e. Giúp người bảo trì có kinh nghiệm trong công tác bảo trì và khám phá ra những hỏng
hóc phát sinh.
2. Nhiệm vụ của việc bảo trì.
Gồm có 2 nhiệm vụ: Bảo trì thiết bị phần cứng & bảo trì phần mềm.
a. Bảo trì thiết bị phần cứng.
i. Vệ sinh bụi bẩn.
ii. Khử oxi hóa.
iii. Khử từ màn hình.
iv. Tra dầu.
b. Bảo trì phần mềm.
i. Xóa bỏ các file rác.
ii. Kiểm tra lỗi ổ đĩa.
iii. Chống phân mãnh.
iv. Cập nhật phần mềm diệt vi rút, quét vi rút.
v. Lưu trữ dự phòng dữ liệu.
vi. Gỡ bỏ các chương trình không sử dụng, gây xung đột.
vii. Hướng dẫn, nhắc nhở người dùng sử dụng, lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
Câu 2: Nêu yêu cầu đối với người làm bảo trì máy tính ?. Những dụng cụ cần thiết
cho việc bảo trì.
1. Yêu cầu đối với người làm bảo trì.
a. Có dụng cụ đầy đủ cho công tác bảo trì.
b. Sử dụng đúng kỹ thuật cho công tác bảo trì.
c. Coi trọng dữ liệu của người dùng.
d. Có tính cẩn thận, sáng tạo trong việc bảo trì.
e. Tuân thủ an toàn dữ liệu.
f. Phải có hiểu biết căn bản về phần cứng, cũng như phần mềm máy tính.
2. Những dụng cụ cần thiết cho việc bảo trì.
a. Tô - Vít đa năng.
b. Kìm mỏ vịt.
c. Bút thử điện.
d. Băng dính.
e. Kéo cắt.
f. Bàn chải bằng lông mềm.
g. Miếng vải mềm.
h. Một hộp khí nén.
2
i. Một chất tẩy rửa mềm, như chất lau thủy tinh.
j. Máy hút bụi nhỏ (dùng tay hoặc pin) có gắn bàn chải.
k. Giẻ lau bằng vải.
l. Bộ lau chuột.
m. Bộ lau ổ đĩa mềm.
Câu 3: Trình bày quy trình lắp ráp máy tính.
1. Chuẩn bị dụng cụ & linh kiện máy tính.
a. Dụng cụ: Tô - Vit, kìm mỏ vịt, bút thử điện, băng dính, kéo,...
b. Link kiện: ( Main board, CPU, RAM, HDD, Case, Power, Monitor, key, mouse,...).
2. Nơi lắp ráp.
a. Nơi để máy tính cần khô và thoáng, ít bụi bẩn. Bề mặt để máy tính cần phẳng và vững
chắc.
3. Chú ý dòng điện tĩnh.
a. Cơ thể người có dòng điện tĩnh chứa từ 300V dòng điện tĩnh trở lên. Nếu bạn chạm vòa
một bộ phận điện nào thì dòng điện tĩnh này sẽ được xả qua nó. Bởi vậy trước khi lắp
ráp, tránh tổn hại cho các thiết bị máy tính bạn cần khử dòng điện tĩnh này bằng cách:
tiếp xúc với những vật bằng sắt có tiếp xúc với dất trước.
4. Trình tự các bước lắp đặt máy tính.
a. Bước 1: Lắp nguồn vào Case.
i. Lắp nguồn vào đúng vị trí trên Case sau đó tra ốc vít gắn nguồn với Case.
b. Bước 2: Lắp linh kiện vào Main
i. Lắp RAM vào slot của main. Chú ý: Thanh RAM có các rãnh tương ứng với các rãnh
tại bo mạch chủ. Tại mỗi đầu khe cắm có các chốt định vị thanh RAM, bạn bật ra hai
đầu rồi mới gắn ram vào sao cho ram xuống hết khe căm và các chốt gắn chặt vào
RAM.
ii. Lắp CPU: Ban đầu bạn bật cần khóa CPU lên, đặt CPU nhẹ nhành vào đúng vị trí sao
cho khit các chân CPU, tiếp đến bạn gạt cần khóa CPU xuống. Sau đó bạn lắp bộ tản
nhiệt CPU vào và lắp dây nguồn quạt của bộ tản nhiệt vào vị trí chân cắm có chữ
CPU FAN. Chú ý thao tác lắp CPU phải chuẩn nếu không sẽ bị gẫy chân CPU, dẫn
đến hỏng CPU.
c. Bước 3: Lắp Main vào Case.
i. Lắp Main vào Case: Đầu tiên phải bắt các chân để sau này bắt ốc vít cố định main
trong Case. Lắp main vào và bắt ốc vít gắn main với case lại. Chú ý: không lên bắt ốc
vít gắn main với Case quá chặt, nếu không main sẽ dễ bị hỏng. Sau đó cắm các dây
như: nguồn điện, nút bật tắt, nút khởi động lại, đèn đĩa cứng, đèn nguồn.
d. Bước 4: Lắp ráp HDD, CDR vào Case.
i. Lắp rấp HDD, CDR vào Case theo đúng vị trí sau đó bắt ốc vít cố định các thiết bị đó
với case. Chý ý: HDD lắp ráp bên trong Case, CDR phần trên cùng của Case và lắp từ
bên ngoài vào.
e. Bước 5: Cắm dây, hoặc cap dữ liệu vào Main, HDD, CDR.
i. Cắm dây: nguồn điện, nút bật tắt, nút khởi động lại, đèn đĩa. Cắm dây từ nguồn vào
HDD và CDR. Cắp dây từ main vào HDD và CDR. Chú ý: khi cằm dây vào các vị trí
3
thì tại các đầu cắm luôn tương thích với chân cắm, nếu thấy không tương thích bạn
nên xem lại và chọn đầu cắm khác cho phù hợp.
f. Bước 6: Lắp ráp vỏ cây 2 bên.
i. Tiến hành lắp vỏ cây hai bên lại sau đó bắt ốc vít nó lại cố định với Case.
g. Bước 7: Cắm thiết bị ngoại vi( Monitor, speaker, key, mouse).
i. Tiến hành cắm các dây Monitor, speaker, key, vào Case. Chú ý: ứng với mỗi đầu
cắm các thiết bị đều có các khe cắm riêng, tương thích với chúng, bạn nên chọn khe
cắm cho đúng, khe cắm chuột và bàn phím đều đã có màu phân biệt.
h. Bước 8: Cắm nguồn + bật nguồn. Tiến hành kiểm tra lỗi thì thực hiện lại.
i. Cắm dây nguồn điện vào case, sau đó bật nguồn, bật màn hình. Kiểm tra máy xem đã
chạy ổn định chưa, nếu thấy nỗi ở chỗ nào bạn kiểm tra lại ở vị trí đó.
Câu 4: Lịch sử ra đời và phát triển của PC?
1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vi xử lý 16 bit 8086 của Intel.
1980: Đưa ra khái niệm máy tính cá nhân (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vi xử lý 8bit 8085
của Intel.
1981-1982: IBM cho công bố chiếc máy tính cá nhân IBM PC đầu tiên, sử dụng bộ vi xử lý
(CPU) Intel có tần số làm việc (tốc độ) 4,77 MHz, một ổ đĩa mềm 5,25 inch với dung lượng lưu
trữ 160 KB và bộ nhớ RAM dung lượng 64 KB.
1984: IBM tung ra thị trường máy PC-AT (Advanced Technllogy) với CPU Intel 80286 tốc độ 6-
8 MHz. Cho đến lúc này, thuật ngữ máy tính cá nhân (Personal Computer - PC) dùng để gọi
chung các máy tính có thiết kế nền tảng phần cứng khác nhau như: Apple, IBM.
1987: Thế hệ PC mới ra đời với CPU 80386. Bắt đầu từ đây IBM công khai cấu tạo máy và nội
dung chương trình hệ điều hành vào ra cơ sở (BIOS), điều này giúp các hãng khác có thể sản
xuất các máy tính tương thích và các bản mạch cắm tương thích khiến cấu truc IBM-PC trở
thành một cấu trúc chuẩn công nghiệp. Từ lúc này, thuật ngữ máy tính cá nhân (Personal
Computer - PC) thường được dùng như chữ viết tắt của "máy tính tương thích IBM PC" (người
ta không gọi máy tính của Apple là PC nửa mà dùng hẳn tên riêng của từng dòng máy để phân
biệt với máy PC). Lịch sử máy tính cá nhân từ đây gắn liền với chặng đường phát triển liên tục
của máy tính tương thích IBM-PC cùng bộ vi xử lý Intel.
1990: 80486 xuất hiện với tần số làm việc đặc trưng của máy tính trong thời kỳ này là 66MHz.
Hệ điều hành DOS 5.0 và Windows 3.0
1993: Vi xử lý Pentium đầu tiên ra đời mở ra một kỷ nguyên mới cho máy tính cá nhân. Hệ điều
hành DOS 6.0 và Windows 3.1, Windows NT 3.1
1995: Pentium MMX , Pentium Pro, Pentium II lần lượt ra đời, tốc độ cao nhất 300 MHz. Hệ
điều hành Windows 95.
1999: Pentium III ra đời. Hệ điều hành Windows 98.
4
2000: Pentium 4 chạy với tốc độ từ 1.5GHz tới 2GHz. Hệ điều hành Windows ME, 2000, XP
(2001).
2006: Intel Core 2. Hệ điều hành Windows Vista (2007).
Câu 5: Trình bày quy trình cài đặt phần mềm. Lấy ví dụ minh họa?
- Xác định các thành phần hiện có cho phần mềm và cập nhật các logo Cài đặt phần mềm là
quá trình xác định nguồn tài nguyên mà hệ điều hành, phần mềm đo được sử dụng trên
hệ thống và các thành phần của phần mềm được sử dụng. Từ đó phân bố các thông tin này
vào các file chương trình khởi động hay các file cấu hình cho phù hợp. Có thể đơn cư quá
trình cài đặt chung của phần mềm gồm các bước sau:
- Kiểm tra các tài nguyên hệ thống co đảm bảo không như CPU, RAM, Màn hình, Bàn phím,
Chuột, không gian đĩa v.v...
- Xác định các thành phần của phần mềm cài đặt.
- Chép các file chương trình, dữ liệu lên đĩa đích.
- Kiểm tra tất cả các thành phần hệ thống và đưa thông tin vào các file *.sys hay *.ini.
- Cập nhật các thông tin đi cùng với chế độ khởi động cũng như các điều kiện làm việc. Tiêu
biểu là các file Config.sys và Autoexec.bat đi cùng.
- Xây dựng các trình điều khiển thiết bị hệ thống cho phu hợp nếu cần.
trình cài đặt
Ví dụ: Cài đặt Office 2003
1. Cho chạy file Setup.exe đi kèm với bộ chương trình nguồn để thực hiện tiến trình cài đặt.
2. Cho số xê_ri (Serial number) và các thông tin liên quan đến người sử dụng.
3. Chọn nơi để cài đặt Microsoft Office. (Mặc định là thư mục PROGRAM
FILE\MSOFFICE). Chương trình cài đặt sẽ chép các file cần thiết vào đây.
4. Chọn chế độ cài đặt Typical, Custom, Minimum.
5. Chọn Custom và chọn các thành phần cài đặt lên máy tính của bạn.
6. Chương trình Setup sẽ cập nhật hệ thống để hoàn thành quá trình cài đặt.
7. Kiểm tra các thành phần cài đặt đã hoàn thiện chưa. Bằng cách vào từng
thành phần một và kiểm tra các chức năng.
3. Hoàn thiện các thành phần sau khi cài đặt
5
Sau khi cài đặt hoặc sau một thời gian sư dụng ta thấy phần nào còn thiếu hoặc thừa ta có thể sửa
lại như sau:
1. Cho bô nguồn Office vào thiết bị để sẵn sàng.
2. Chạy file setup cho đến mục Add, Remove.
3. Chọn Add và chọn các thành phần để thêm vào.
4. Chọn Remove và chọn các thành phần cần bỏ đi.
5. Xem lại các thành phần vừa sửa xong.
Câu 6: Trình bày cách thức cài đặt hệ điều hành WinXP, Vista, Seven.
I - Cách thức cài đặt hệ điều hành WinXP.
1. Yêu cầu phần cứng.
Ram tối thiểu 64MB.
Ổ cứng cài đặt trống 1, 5 GB.
Ổ đĩa CD-ROM or DVD drive
Bước 1: Chọn chế độ khởi động CD - Rom từ CMOS:
Khởi động Window nhấn Deletevào Advanced bios features vào First boot Device
Chọn chế độ CDROM vào "save to cmos to exit" rồi nhấn "Y" enter để lưu và thoát.
Bước 2: Cho đĩa Win vào ổ đĩa, khởi động lại máy tính nhấn một phím bất kỳ để tiến hành cài
đặt.
Màn hình xanh xuất hiện Windows setup sau đó màn hình dừng lại ở window profeectional
setup nhấn enter để tiếp tục một lúc sau màn hình dừng lại nhấn F8 để tiếp tục một lúc su
màn hình dừng lại có 3 sự lựa chọn.
Enter =Intall.
C = Create Partition.
F3 = Quit.
Đối với máy tính mới thì ta nhấn C để tạo phân vùng ổ đĩa.
Muốn cài đặt bình thường ta nhấn Enter.
6
chọn ổ đĩa cài đặt hệ điều hành( vd: ổ C:) sau đó chọn chế độ Format the partition using
the NTFS file system( Quick) sau đó nhấn Enter để đồng ý Format sau đó máy tính sẽ Reset
máy tính lại lần nữa sau đó bạn yêu cầu nhập key và các thông số cho máy tính bạn nhập
key và điền thông số cho máy tính Kết thúc cài đặt HDH Win XP.
II - Cài đặt Windows Vista.
Để cài được Windows Vista bạn cần phải có 1 ổ DVD.
Cách cài đặt của Windows Vista về cơ bản là giống với WinXP.
Bước 1: Đầu tiên bạn chọn boot từ DVD. Màn hình sẽ xuất hiện menu yêu cần bạn chọn phiên
bản cài đặt. Lưu ý: (x86) là phiên bản chạy trên nền 32 bit và (x64) là phiên bản chạy trên nên 64
Bit.
Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt và một vài thuộc tính của từng quốc gia
Bước 3: chọn Install now để xác nhận quá trình cài đặt.
Bước 4: yêu cầu nhập vào Product key. Bạn để trống và ấn Next để đi tiếp.
Một bản thông báo sẽ xuất hiện và bạn ấn Cancel để tiếp tục quá trình cài đặt
Bước 5: Lựa chọn phiên bản cho Windows.
Gồm có:
Windows Vista Home Basic (x86) or (x64)
Windows Vista Home Basic N (x86) or (x64)
Windows Vista Home Premium (x86) or (x64)
Windows Vista Business (x86) or (x64)
Windows Vista Business N (x86) or (x64)
Windows Vista Ultimate (x86) or (x64)
Windows Vista Starter (x86)
Ở đây mình chọn cài đặt phiên bản Ultimate
Bước 6: Check vào ô I accept the license terms để tiếp tục
Buớc 7: Chọn Custom để cài đặt mới windows Vista
Bước 8: Chọn phân vùng cài đặt cho Win.
Bước 9: Bắt đầu tiến trình cài đặt Win. Chương trình cài đặt bắt đầu copy file từ đĩa cài sang
phân vùng cài đặt. Sau khi copy, trình Setup bắt đầu update HĐH. Tiếp theo máy sẽ Reboot lại,
sau 1 thời gian chờ đợi khi quá trính cài đặt bắt đầu, ta config các tùy chọn cho đến khi hoàn
thành.
III - Cài đặt Windows Seven.
Đầu tiên bạn đưa đĩa Windows 7 DVD vào trong ổ DVD và khởi động lại máy. Bị yêu
cầu nhấn một phím bất kì để khởi động từ DVD hoặc CD, bạn hãy nhấn một phím. Một cửa sổ
màu đen ngay lập tức xuất hiện khi đĩa DVD được đọc.
7
Kế tiếp, màn hình cài đặt Windows sẽ xuất hiện Starting Windows. Nếu màn hình cài đặt
Windows không xuất hiện và bạn không được yêu cầu nhấn một phím để khởi động từ DVD
hoặc CD, bạn phải vào CMOS để cấu hình cho máy tính khởi động từ DVD hoặc CD.
Bước 3: Giao diện của chương trình cài đặt
Giống như Windows Vista và Windows Server 2008, và không giống như các phiên bản trước
của Windows, Windows 7 không có đoạn thông báo bằng chữ của tiến trình cài đặt, và nó sẽ
khởi động trực tiếp vào chế độ đồ họa (GUI).
Sau một lát bạn sẽ thấy màn hình hiện ra hộp thoại ngôn ngữ/thời gian và kiểu gõ phím.Nhấn
Next nếu bạn không muốn thay đổi thiết đặt về vị trí và khu vực cho quá trình cài đặt. Nhấn nút
Install. Sau đó, chấp nhận những điều khoản đăng kí.
Nếu bạn không nâng cấp bản Windows đang tồn tại, nhấn nút Custom (Advanced)
Chú ý trong trường hợp này, nút Upgrade bị vô hiệu hóa bởi vì bản cài đặt này làm trên một
máy tính mới mà không có bất kì hệ điều hành nào trước đó.
Tiếp theo sẽ chọn phân vùng cài đặt. Khi máy tính này có một ổ đĩa chưa được format trước đó,
bạn sẽ chỉ có một lựa chọn là tạo một phân vùng mới trên nó.
Nếu bạn không muốn chỉ rõ một phân vùng để cài đặt Windows, hoặc tạo những phân vùng trên
đĩa cứng của bạn, nhấn Next để bắt đầu quá trình cài đặt. Nếu bạn đã có một phân vùng khác với
đủ dung lượng trống cần thiết và muốn cài đặt Windows 7 Beta lên phân vùng đó để tạo một cấu
hình multiboot, chọn phân vùng mà bạn muốn dùng, và sau đó nhấn Next để bắt đầu quá trình
cài đặt. (Đảm bảo rằng cài đặt bản Beta trên một phân vùng khác với phân vùng của bản
Windows hiện tại đã được cài đặt). Nếu bạn muốn tạo, mở rộng, xóa, hoặc format một phân
vùng, nhấn Drive options (advanced), nhấn tùy chọn mà bạn muốn, và sau đó làm theo hướng
dẫn. Nhấn Next để bắt đầu cài đặt.
Khi không cần xem thêm bất cứ phần việc nào hãy nhấn nút Next. Tiến trình cài đặt sẽ tạo một
phân vùng trên không gian đĩa sẵn có, và format nó.
Tiến trình cài đặt bây giờ bắt đầu copy file từ đĩa DVD đến ổ cứng.
Việc này đỏi hòi một ít thời gian, nhưng sau đó, tiến trình cài đặt sẽ cài đặt bản cập nhật cho hệ
điều hành. Máy tính sẽ tự động khởi động lại
Bây giờ không còn mất nhiều thời gian chờ đợi nữa. Điều đó phụ thuộc vào phần cứng máy tính
của bạn.
Sau khi chờ đợi, hệ thống sẽ khởi động lại một lần nữa
8
Kế đó, màn hình cài đặt Windows xuất hiện. Hãy nhập vào một username và tên của máy tính.
Mặc định, tên của máy tính là username-PC, ở đây username là username mà bạn đã điền vào.
Chú ý: user bạn tạo là user duy nhất có trên hệ thống. Giống như Vista, tài khoản Administrator
bị disable.
Điền vào password cho user đó, và xác nhận nó. Nếu bạn muốn, điền vào một password
hint. Nhấn Next. Mặc dù trình cài đặt sẽ để cho bạn tiếp tục mà không cần điền vào password,
nhưng chú ý rằng rất đáng để điền vào password ở đây, và lựa chọn tốt nhất là chọn một
password phức tạp có ít nhất 7 kí tự hoặc hơn (ví dụ như p@ssw0rd hoặc Mypa$$w0rd). Hãy
chắc rằng bạn nhớ nó.
Gõ vào product key.
Nếu bạn không có product key bạn vẫn có thể nhấn Next, và tiếp tục cài đặt. Bạn sẽ được yêu
cầu nhập vào product key sau khi Windows đã được cài đặt.
Chọn kiểu bảo vệ nào mà máy tính của bạn cần. Thiết đặt được đề nghị là tốt nhất cho những ai
không có kế hoạch che giấu máy tính của họ phía sau tường lửa (và mặc dù trong một số trường
hợp, thiết đặt này là lựa chọn tốt nhất). Nếu bạn có kế hoạch cài đặt một phần tường lửa của hãng
thứ 3 bạn có thể chọn lựa sau. Chú ý rằng thiết đặt này sẽ tác động đến máy tính sử dụng tính
năng Microsoft Windows Update (Automatic Updates) như thế nào.
Sau đó đến cửa sổ thiết đặt Time Zone. Chọn vùng của bạn và nhấn Next
Chọn kiểu mạng của bạn. Thiết đặt này có thể thay đổi sau, nhưng chú ý lựa chọn một profile sẽ
tác động đến Windows Firewall và thiết đặt chia sẻ.
Windows sẽ kết thúc cài đặt và desktop của bạn sẽ xuất hiện.
Chú ý rằng nếu máy tính có kết nối Internet trong khi cài đặt, nó sẽ tự động download và thúc
giục bạn cài đặt bất cứ bản hotfix bị lỗi nào hoặc cập nhật bản mới nhất về.
Câu 7: Trình bày các bước biến USB thành đĩa Hiren's Boot.
Do tính phổ dụng của bộ công cụ và tiện ích trong đĩa CD Hiren's Boot (hiện nay đã có
phiên bản 10.3) . Nhưng một lúc nào đó vì một lý do nào đó mà không có ổ CD. Khi đó Usb sẽ
là một công cụ rất hữu ích để tạo đĩa Hiren's Boot khởi động rất tuyệt vời.
Đầu tiên kết nối USB vào máy tính (Usb từ 256Mb trở lên).
9
Bước hai, bạn vào trang chủ Hiren's Boot theo địa chỉ
http://www.hiren.info/pages/bootcd-on-usb-disk để download gói USB Disk Storage Format .
Giải nén tệp trên và chạy file exe để format Usb.
Bước 3, download tệp grubinst_gui giải nén và chạy ở chế độ Run as Administrator.
Trong mục Device name Click vào tùy chọn Disk chọn tên Usb muốn sử dụng, nếu chưa thấy
bạn nhấn Refresh để làm tươi lại. Mục Partlist chọn Whole Disk và nhấn Refresh, tiếp theo bạn
nhấn Install.
Bước 4, chép file grldr và menu.lst (có trong thư mục HBCD) vào ổ đĩa USB.
Bước 5, đưa đĩa Hiren's Boot vào ổ CD, hoặc cách khác bạn có thể download file iso
phiên bản mới nhất tại trang chủ (hiện tại đã có phiên bản 10.3) http://www.hiren.info/download
và sau đó dùng ổ đĩa ảo để mở file (có thể dùng Ultra Iso, Power Iso hoặc DAEMon Toolite để
tạo ổ đĩa ảo). Copy tất cả các file có trên đĩa vào ổ USB.Bước 6, kiểm tra ổ Usb đã boot được
hay không. Để kiểm tra Usb đã boot được hay chưa, bạn phải khởi động lại máy, đăng nhập vào
Bios bằng cách nhấn phím Del, trên 1 số dòng Bios khác có thể là F1 hoặc F2, sau đó vào mục
Menu Boot chọn First Boot Device thiết lập ở chế độ USB-ZIP.
Câu 8: Trình bày tác dụng, cấu tạo, phân loại, cách lựa chọn, nhận biết: Main, CPU,
RAM, HDD, Mouse, Key, Monitor, Case
1. CPU:
A. Công dụng của CPU:
CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit, là một trong những phần tử cốt lõi nhất của
máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU điều khiển và xử lý toàn bộ thông tin số liệu trên máy
tính,Do đó có thể nói CPU đóng vai trò quyết định phần lớn tốc độ của máy tính.
B. Cấu tạo của CPU: Được tích hợp IC công nghệ cao chân của CPU được mạ 1 lớp vàng
mỏng. Về mặt kiến trúc bao gồm:
a. ALU (Arithmetic Logic Unit): Đơn vị số học logic: Khối này thực hiện các phép tính
số học và logic cơ bản trên cơ sở các dữ liệu.
b. Control Unit : Khối này chuyên tạo ra các lệnh điều khiển như điều khiển ghi hay đọc
v v..
c. Registers: Các thanh ghi: Nơi chứa các lệnh trước và sau khi xử lý
C. Phân loại CPU:
Phân loại dựa vào hãng sản xuất ,chia làm 2 loại:
+ CPU của hãng Intel :
10
- Đời cũ: 8080,8086,8088,80286,80386,80484SX,80486DX...
- Pentium I: PR 75 - PR166, PR166MMX - PR 233MX
- Pentium II: 266 - 450, Celeron.
- Pentium III -IV.
+ CPU AMD: k5 (PR75 - PR 166), k6 (PR 166 - PR 233)
+ CPU IBM:
- M1: PR123, PR 133, PR150, PR166,PR200
- M2: PR 166, PR200, PR233
2. Bo mạch chủ ( mainboard):
A. Tác dụng của bo mạch chủ:
Mainboard - còn gọi là Motherboard (Bo mạch chính) hoặc System board (Bo mạch Hệ thống
bao gồm các khe gắn (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch chức năng.
Mainboard còn chứa các kênh truyền dữ liệu (bus), các bộ xử lý (chipsets), các khe chứa bộ nhớ
(memory sockets), các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất như: máy in, màn
hình, bàn phím, chuột.... kết nối các thành phần gắn chết trên Mainboard và các thiết bị mở rộng
của nó.
B. Cấu tạo của mainboard:
- Các thành phần bên trong Mainboard:
+ ChipSet cầu bắc: là 1 con chíp tao nằm ráp với CPU và thường được kí hiệu bằng 1
vật vàng ở một góc trên Chip thường ghi hãng sản xuất như Intel,SIS,..Nhiệm vụ của nó là kết
nối các thiết bị như CPU,Ram,Card màn hình,đồng thời nó thực hiện điều phối Bus truyền giữa
các thiết bị này để đảm bảo luồng thông tin giữa các thiết bị hợp lý.
+ ChipSet cầu nam: nhỏ hơn Chipset cầu bắc đặt giáp IC giao tiếp và nằm dưới ChipSet
cầu Bắc.Trên con Chip cũng ghi tên các hãng sản xuất như VIA,Intel...Nhiệm vụ của nó là quản
lý ,điều khiển các thiết bị ngoại vi kết nối với nó dưới sự điều khiển của bộ điều khiển .Như vậy
có thể nói trên Mainboard thành phần quan trọng nhất là ChipSet cầu Bắc và Nam.
+ Khe cắm Ram:Cho khe cắm Ram kết nối với Mainboard.khe này thường có màu đen
và xanh và nó có thanh gạt ở 2 đầu.
11
+ Khe cắm PCI Express :chỉ có trên các dòng máy tính đời mới từ Pen IV trở lên vowiss
bus truyền khe là 100MHZ,nó dùng để cắm các Card đồ họa có dung lượng lớn:256Mb,512Mb.
+Khe cắm ISA: Khe cắm cho các card mở rộng theo tiêu chuẩn cũ, hiện nay các khe cắm
này chỉ tồn tại trên các dòng máy Pentium II và Pentium III,IV.
+ Khe căm PCI :Với các dòng máy tính Pen III thường có 3,4 khe cắm PCI,nhưng với
dòng Pen IV chỉ có 2 khe cắm PCI,khe này dùng để cắm các thiết bị mở rộng theo chuẩn cắm
PCI, có bus truyền thông thường là 33MHz.
IC giao tiếp:dùng để quản lý các thiết bị vào,ra kết nối với nó như cổng cắm COM,LPT..
và khe cắm các DL ổ mềm
Các thành phần khác: Bộ nhớ đệm Cache, ROM Bios, Các cổng giao tiếp, Jumper và
switch...
- Các thành phần bên ngoài:
+ Cổng nối Card màn hình:dùng để nối các tín hiệu của card màn hình với màn hình.
+ Cổng cắm USB (4 port): là cổng dẹt cho phép cắm các thiết bị cổng USB
+ Cổng cắm LPT1:dùng để cắm các thiết bị cổng LPT1.Cổng này thường để cắm máy in.
+ Cổng COM :dùng để cắm các thiết bị cổng cắm COM.
+ Cổng cắm GamePort:có màu đặc trưng là màu vàng dùng để cắm cần điều khiển của
GamePort
+Cổng cắm PS/2:dùng để cắm chuột và bàn phím.
C. Phân loại Mainboard:
- Dựa vào chân cắm nguồn trên Main:
+ Gồm có 3 loại: -Main dùng nguồn AT.
-Main dùng nguồn ATX.
-Main dùng nguồn ATX.
-AT:chân cắm nguồn chỉ có 1 hàng gồm 12 chân.
- ATX:20 chân cắm ,chia ra làm 2 hàng.
12
- ATX:tổng số chân cắm nguồn trên Main là 24 chân.Đối với các dòng Main Socket
478 thì 4 chân được tách rời ra để cáp phát riêng điện áp cho CPU công suất lên tới
95w,HĐT vào CPU 1,75V.
- Dựa vào đế cắm CPU
+ Main board được chia làm 2 loại:
-Sử dụng CPU của hãng Intel
-Sử dụng CPU của hãng AMD.
D. Cách lựa chọn Main:
-Lựa chọn Main chính hãng của các hãng có tên tuổi như Intel, Asus, Gigabyte... hỗ trợ
cả CPU và RAM.
- Đối với Main cũ không nên lựa chọn loại Main đã bị khò hàn.
3. Ram
A. Công dụng của Ram
RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên dùng để lưu trữ thông
tin trong quá trình CPU xử lý, các thông tin được lưu trữ trên Ram sẽ mất đi khi người dùng tắt
máy hoặc khởi động lại.
B. Cấu tạo
Ram được cấu thành bởi các IC nhớ. IC nhớ càng nhiều thì dung lượng Ram càng tăng.
C. Phân loại: Gồm 2 loại
a. SIMM: Là bộ nhớ 1 hàng cắm, được dùng trong các dòng máy tính Pentium II trở về
trước (Tốc độ < = 233MHz). Đặc điểm: Không có ngắt chia, chỉ có 1 chân cắm mạ vàng.
b. DIMM: Là bộ nhớ 2 hàng cắm, sử dụng cho các dòng máy Pentium II trở lên, bộ nhớ này
có ngắt chia. Trong dòng DIMM được chia thành 2 loại: SDRAM và DDRAM( Gồm
DDR, DDR2, DDR3.
- SDRAM: Thường được sử dụng cho các dòng máy Pentium III, bộ nhớ có 2 ngắt
chia Bus truyền là 66/100/133 MHz.
- DDR1: Thường sử dụng trên các dòng máy Pentium 4 Socket 478. Bộ nhớ gồm 2
ngắc chia: R1 =(xấp xỉ) 1/3R ; R2 = 2/3R. Bus truyền từ 266-400MHz (
266/333/400 MHz).
13
- DDR2: Thường sử dụng phổ biến trên các dòng Pentium IV socket 775. Bộ nhớ
có 1 ngắc chia nhỏ như dòng DDR1 nhưng R1 xấp xỉ bằng R2. Có bus truyền
trong khoảng 533/667/800/1066 MHz.
- DDR3: Là loại Ram được sử dụng trên các dòng máy tính có cấu hình cực mạnh
với bus truyền của Ram trên 1066. Loại Ram này chỉ cắm được trên những
Mainboard có hỗ trợ DDR3. Về đặc điểm, ngắc chia bộ nhớ cũng giống DDR2.
Bus truyền thuộc khoảng 1066/1333/1666/2000 MHz.
D. Cách lựa chọn:
Lựa chọn Ram bắt buộc phải lựa chọn Main có hỗ trợ về khe cắm và bus truyền hay
không.
Với dòng Main hỗ trợ Pentium 3 trở xuống - Sử dụng dòng SDRam, với dòng Main
Pentium IV Socket 478 - sử dụng loại DDR, Socket 775 - sử dụng loại Ram DDR2...
4. Ổ cứng (HDD)
A. Công dụng của ổ cứng:
Đĩa cứng là một bộ phận của máy tính để lưu trữ thông tin một dài hạn. Đĩa cứng giúp lưu trữ
thông tin vĩnh viễn, cho phép bạn lưu chương trình, files và các dữ liệu khác...Các thông tin này
không bị mất đi khi người sử dụng tắt máy hoặc Restart.
B. Cấu tạo của ổ cứng
Bên trong ổ cứng được cấu tạo bởi 1 lớp chân không, có đĩa từ, trục từ, mắt đọc/ghi, bộ cơ. Bên
ngoài là một bảng mạch điều khiển.
Lưu ý: Do tốc độ quay của ổ cứng là rất lớn ( thường là 5600 vòng/p, 7600 vòng/p) vì vậy mà
bên trong ổ cứng là một lớp chân không nhằm bảo đảm tốc độ quay của ổ, không tạo áp lực bên
trong ổ. Do đó nếu tháo ổ cứng ra không khí bên ngoài tràn vào sẽ gây hỏng ổ.
C. Phân loại
Chia theo thương hiệu sản phẩm: Gồm 8 loại gồm SamSung, Maxtor, Seagate, Hitachi,
Western, Quantium, IBM, Fuijuitsu.
Chia theo chuẩn cáp dữ liệu: 2 loại gồm
- ATA/(PATA): sử dụng đầu cắm IDE/(EIDE).
- SATA.
D. Cách lựa chọn
14
Lựa chọn Mainboard hỗ trợ chuẩn cắm cáp theo ổ cứng.
Lựa chọn ổ chính hãng.
Lựa chọn ổ có bộ cache đệm lớn, tốc độ vòng quay cao.
Với ổ cũ không nên lựa chọn ổ đã có hiện tượng sửa chữa trên phần mạch điện tử, khi
quay không được phát ra tiếng kêu, nên sử dụng các phần mềm kiểm tra lỗi sector như
MHDD, Scandisk surface, Test Harddisk.
5. Keyboard (Bàn phím)
A. Công dụng
Các phím bấm (key) dùng để nhập dữ liệu vào cho máy tính xử lý.
B. Cấu tạo
Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với 1 công tắc đấu chập giữa một chân hàng A và
chân cột B. Mỗi phím bấm có 1 địa chỉ hàng và địa chỉ cột duy nhất, người ta lập trình cho các
phím này để tạo ra các mã nhị phân 11bit gửi về máy tính khi phím được nhấn. Trong dữ liệu
11bit gửi về có 8bit mang thông tin nhị phân và 3bit mang thông tin điều khiển.
C. Phân loại
Gồm 3 loại: Cổng PS/2 - Cổng COM - Cổng USB.
D. Cách lựa chọn
Nên lựa chọn bàn phím có thương hiệu, và chính hãng, có thời hạn bảo hành cao.
6. Chuột
A. Công dụng
Dùng để giao tiếp trên bề mặt môi trường đồ họa của máy tính, nhằm mục đích thao tác
dữ liệu thông qua cách nhấp, di chuột.
B. Cấu tạo
Gồm 1 con IC xử lý tín hiệu, tục lọc, bi chuột ( hoặc có thể là đèn quang trong chuột
quang), nút nhấn, phím cuộn, thanh cảm biến trái phải...
C. Phân loại
Theo nhà sản xuất: Mitsumi, Genius...
Theo chủng loại: Chuột cơ, chuột quang, chuột không dây...
Theo đầu cắm: Cổng P/S2, USB, COM...
D. Cách lựa chọn
15
Nên sử dụng các loại chuột có thương hiệu
7. Monitor (Màn hình)
A. Công dụng
Đối với các máy tính cá nhân, màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính
xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Mục đích của nó thị nội
dung thông tin ra.
B. Cấu tạo
C. Phân loại
Gồm 2 loại: Màn hình đèn CRT ( có thể là CRT phẳng), LCD
D. Cách lựa chọn
Câu 9-10 (2 câu này na ná nhau J): Trong quá trình lắp ráp cài đặt, bảo trì máy
tính thường gặp những khó khăn gì?Vì sao? Liên hệ với thực tế.
Câu này nếu mà gặp các bác phải tự bịa nhá
Câu 12: Sinh viên CNTT hiện nay trong việc làm bảo trì máy tính tại doanh nghiệp
thường gặp trở ngại gì?. Việc đào tạo môn học em thấy có gắn kết với yêu cầu của
doanh nghiệp ko?. Em hãy đề xuất cho công tác đào tạo.
Đối với sinh viên CNTT hiện nay trong việc làm bảo trì máy tính doanh nghiệp thường gặp trở
ngại là
- thời gian thực hiện
- thời gian làm việc của sinh viên thường ngắn nên thường thì các công ty và các doanh
nghiep không thuê họ để họ thực hiện công việc này
- nhiều khi sinh viên không có khả năng đòng bộ dữ liệu ngay cho công ty mà phải mất một
thời gian sau
- chưa có thời giân để tìm hiểu về đầy đủ các linh phụ kiện và các thong tin về giá cả của các
công ty trên địa bàn mà doanh nghiệp về công ty đó .
Việc đào tạo môn học này thấy có gắn kết với yêu cầu của doanh nghiệp không: Có.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top