baoh thanhhuongd91

Chương V BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Câu 1: Bảo hiểm tiền gửi là gì? Phân tích bản chất của bảo hiểm tiền gửi?

Khái niệm tiền gửi

Tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Điều 20 khoản 9 có đưa ra định nghĩa về tiền gửi như sau: “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”.

Khái niệm BHTG

Có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm về BHTG, nhưng nhìn chung, bảo hiểm tiền gửi có thể hiểu là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Thực chất, cam kết công khai này hình thành hợp đồng, hay còn gọi là chứng nhận BHTG giữa 3 đối tác: Tổ chức BHTG; tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền (Nguyễn Thị Kim Oanh, BHTG- Nguyên lý, thực tiễn và định hướng).

Theo tài liệu “Xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả” của Diễn đàn ổn định tài chính tháng 9/2001, “BHTG được hiểu là sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi của các tài khoản tiền gửi nhất định với một giới hạn nhất định sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán”.

Bản chất BHTG

            BHTG là hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối với tiền gửi tại các tổ chức huy động tiền gửi. Dịch vụ này là loại dịch vụ (hàng hoá) mang tính xã hội cao, xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động BHTG là góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng dịch vụ BHTG là toàn xã hội. Bản chất BHTG, theo cách phân loại của nhà kinh tế học Stiglitz, là hàng hoá công cộng (hàng hóa công) không thuần tuý

BHTG là hàng hóa công

Xuất phát từ mục đích của chính sách BHTG mà dịch vụ BHTG được coi là hàng hóa công. Tính chất công cộng của dịch vụ BHTG là ở chỗ BHTG đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, tức là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng và bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Ai cũng có quyền bình đẳng được tiếp cận đến loại hàng hoá và dịch vụ này, và việc người này sử dụng không ảnh hưởng nhiều đến người khác sử dụng chúng.

Mục tiêu cơ bản của chí sách BHTG là nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ các quyền lợi của người gửi tiền.

Điều này có thể đạt được qua hai điểm cơ bản:

Thứ nhất, bằng việc đảm bảo cho người gửi tiền rằng tiền gửi của họ sẽ không bị tổn thất ngay cả khi ngân hàng đổ vỡ, BHTG làm người gửi tiền sẽ bình tĩnh suy nghĩ sáng suốt hơn khi có ý định rút tiền khỏi ngân hàng.

Thứ hai, sự có mặt của BHTG  làm giảm hiện tượng lây nhiễm khi có hiện tượng rút tiền ồ ạt, hay còn gọi là "phản ứng dây chuyền". ở nơi có hệ thống BHTG, bạn có ít lý do hơn để rút tiền khỏi ngân hàng mình gửi tiền ngay cả khi biết rằng ngân hàng bên cạnh đang bị đổ vỡ

BHTG là hàng hóa công không thuần túy

Dù muốn hay không, ta cũng không thể loại trừ sự thụ hưởng dịch vụ BHTG một cách tuyệt đối. Mặc dù người hưởng lợi trực tiếp từ BHTG là người gửi tiền và các tổ chức tham gia BHTG thì những đối tác khác vẫn được hưởng lợi một cách gián tiếp.

Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi trực tiếp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khi có rủi ro ngân hàng, tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thanh toán, bị đóng cửa, người gửi tiền sẽ được tổ chức BHTG thanh toán tiền bảo hiểm. Đây chính là số tiền mà tổ chức BHTG cam kết với tổ chức tham gia BHTG khi thực hiện bảo hiểm.

 Các tổ chức huy động tiền gửi cũng được hưởng lợi. Hơn ai hết, người sản xuất thường biết rõ hơn người tiêu dùng về sản phẩm mà họ bán. Các chủ ngân hàng và Giám đốc ngân hàng biết rõ về tình hình tài chính của họ hơn là khách hàng. Do thiếu khả năng tiếp cận thông tin nên trong điều kiện vốn nhàn rỗi có hạn, khách hàng đắn đo khi quyết định đem tiền gửi vào tổ chức huy động tiền gửi (ngân hàng) hay lựa chọn một kênh đầu tư sinh lời khác, và cũng đắn đo khi quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền. Khi tiền gửi được bảo hiểm, khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn tổ chức nhận tiền gửi. Các tổ chức huy động tiền gửi, nhờ vậy sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng và huy động được nhiều tiền gửi hơn.

Trên thực tế khi ngân hàng được BHTG đã góp phần làm cho kinh tế ít biến động, ổn định hơn, rủi ro sẽ giảm bớt đối với các doanh nghiệp. Mặt khác các đối tượng vay tiền sẽ sử dụng tiền vay an toàn và hiệu quả hơn, các dự án đầu tư sẽ đầu tư có hiệu quả hơn, tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành nghề kinh tế khác. Xã hội bình ổn, các ngành nghề kinh tế phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp,... đời sống nhân dân được nâng cao (2).

 Như vậy dù trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta đều được hưởng lợi từ BHTG, và thật sự là không thể loại trừ sự thụ hưởng một cách tuyệt đối một cá nhân, hoặc một tổ chức trong xã hội không cho hưởng lợi từ BHTG, hoặc việc loại trừ này có thể thực hiện được song rất khó khăn và tốn kém.

Chính vì đặc tính này mà BHTG được xếp vào loại hàng hóa công không thuần túy.

Câu 2: Phân tích các vai trò của hoạt động bảo hiểm tiền gửi? Liên hệ với thực tế ở Việt Nam

Vai trò hoạt động BHTG

            Góp phần củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng

            Các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng quốc gia muốn có uy tín với công chúng, khách hàng cần có khả năng thực hiện hiệu quả các chức năng của mình, bao gồm: Chức năng làm trung gian tín dụng; chức năng làm trung gian thanh toán; và chức năng tạo tiền.

            Hoạt động BHTG nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo, duy trì sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng thông qua một loạt các hoạt động nghiệp vụ của mình như: chi trả cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm; giám sát hoạt động của các ngân hàng, cảnh báo khi có rủi ro trong hoạt động; cung cấp thông tin, hoạt động của các ngân hàng trong chừng mực nhất định tới khách hàng; hỗ trợ tài chính ngân hàng khi có khó khăn về khả năng thanh khoản…

Như vậy, hoạt động BHTG góp phần thúc đẩy các ngân hàng thực hiện tốt hơn các chức năng của mình, qua đó góp phần củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng

            Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển

Hoạt động BHTG cung cấp thông tin, tạo động lực để các ngân hàng giám sát lẫn nhau, nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động BHTG theo phương thức số đông bù số ít, đóng góp tài chính bắt buộc phụ thuộc vào qui mô hoạt động và mức độ rủi ro. Chính vì ảnh hưởng quyền lợi vật chất cùng với các yếu tố khác đã thúc đẩy các ngân hàng giám sát lẫn nhau và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hoạt động BHTG giúp các ngân hàng thực sự yếu kém, không thể tiếp tục duy trì hoạt động có thể rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không ảnh hưởng ngân hàng khác và cả hệ thống. Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra, BHTG thực hiện kiểm soát rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG, cũng qua giám sát, kiểm tra BHTG khả năng đánh giá kịp thời thực trạng của tổ chức tham gia BHTG, đối với tổ chức yếu kém, không thể duy trì hoạt động hoặc có nguy cơ đổ vỡ, tổ chức BHTG có ứng xử thoả đáng: Hỗ trợ tài chính giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính tránh nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng và ổn định kinh tế xã hội; thực hiện mua và nhận lại nợ thay; chi trả tiền BHTG cho người gửi tiền. Những hoạt động này có tác dụng trực tiếp, mạnh mẽ, giúp tổ chức nhận tiền gửi tồn tại để vươn lên hoặc được rút khỏi hoạt động có tổ chức, có trật tự không ảnh hưởng ngân hàng khác và hệ thống.

            Thúc đẩy huy động vốn, phục vụ đầu tư phát triển

Hoạt động BHTG tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mới ra đời hoặc ngân hàng có qui mô hạn chế phát triển tốt. Thông thường các ngân hàng lớn, có bề dày phát triển thường có ưu thế trong hoạt động, trong đó có huy động vốn. Khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi giao dịch với ngân hàng lớn. Khi có BHTG thì người gửi tiền được bảo vệ như nhau khi họ chọn bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy tâm lý không tin tưởng ngân hàng qui mô nhỏ, ngân hàng mới khai trương sẽ không còn phổ biến trong cộng đồng người gửi tiền. Điều này tạo cơ hội cho ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới đi vào hoạt động huy động vốn dễ dàng hơn, giảm sức ép cạnh tranh về mặt ưu thế cạnh tranh.

Tóm lại BHTG là một công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao niềm tin trong công chúng, đảm bảo an toàn hệ thống cho hoạt động ngân hàng. Hoạt động BHTG thúc đẩy sự kết hợp hài hoà giữa nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi.

Câu 3: Trình bày các nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi?

            Tùy vào mục đích và mô hình tổ chức của tổ chức BHTG ở mỗi quốc gia mà tổ chức này có những nghiệp vụ cụ thể khác nhau. Nhìn chung các tổ chức BHTG trên thế giới đều thực hiện một số nghiệp vụ chính đó là: (1) nghiệp vụ giám sát tổ chức tham gia BHTG; (2) nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham gia BHTG; (3) nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng; (4) nghiệp vụ chi trả tiền BHTG. Ngoài 4 nghiệp vụ chính này tổ chức BHTG còn thực hiện một số hoạt động khác phục vụ công tác quản trị và điều hành hệ thống.

Nghiệp vụ kiểm tra khách hàng

            Hoạt động kiểm tra của các tổ chức BHTG trên thế giới đều nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu của hoạt động BHTG là bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Có 4 lý do chính để các tổ chức BHTG thực hiện kiểm tra trực tiếp:

·         Thứ nhất, kiểm tra trực tiếp giúp duy trì niềm tin của công chúng vào sự toàn vẹn của hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng. Qua kiểm tra, các kiểm tra viên có thể phát hiện được tình trạng không an toàn hoặc lành mạnh, có thể đe doạ tính ổn định của ngân hàng;

·         Thứ hai, kiểm tra trực tiếp định kỳ có thể cung cấp phương tiện tốt nhất để đánh giá sự tuân thủ luật pháp và quy định của các ngân hàng;

·         Thứ ba, qua kiểm tra có thể phát hiện được việc sửa chữa sai phạm có được thực hiện hay không và xác định tình trạng khó khăn của ngân hàng có đến mức phải cần sự trợ giúp tài chính hay không;

·         Cuối cùng, công tác kiểm tra giúp các nhà quản lý ngân hàng nắm được bản chất, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân cơ bản của vấn đề trong hoạt động ngân hàng và như vậy có một cơ sở thực tế chắc chắn để có các biện pháp sửa chữa sai phạm, hỗ trợ phục hồi các ngân hàng gặp khó khăn

            Tuy có chung những mục tiêu chính, việc thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp các tổ chức tham gia BHTG ở mỗi quốc gia lại có nội dung, quy trình, phạm vi kiểm tra cụ thể khác nhau tùy thuộc vào nền tài chính và phạm vi hoạt động BHTG của quốc gia đó.

Nghiệp vụ giám sát khách hàng

   Cùng với nghiệp vụ kiểm tra, nghiệp vụ giám sát từ xa là một công cụ để các tổ chức BHTG trên thế giới thực hiện chức năng kiểm soát các tổ chức tham gia BHTG thực hiện những quy định về BHTG và bảo đảm an toàn, lành mạnh trong hoạt động tài chính. Qua đó, tổ chức BHTG thể hiện rõ vai trò của mình trong mạng lưới bảo đảm an toàn hoạt động tài chính của quốc gia.

   Công tác giám sát tổ chức tham gia BHTG của tổ chức BHTG được tiến hành thường xuyên trên cơ sở các báo cáo định kỳ và thông tin về khách hàng tham gia BHTG nhằm đánh giá hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Trên cơ sở đó, tổ chức BHTG đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức tham gia BHTG thực hiện nghiêm túc các qui định về BHTG và qui định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

   Ngoài ra, hoạt động giám sát của tổ chức BHTG còn là cơ sở cung cấp thông tin và các phân tích cho nghiệp vụ kiểm tra trực tiếp. Trong giai đoạn đầu mới triển khai hoạt động BHTG, việc tiến hành kiểm tra trực tiếp khách hàng tham gia BHTG là khó khăn đối với cả tổ chức BHTG và khách hàng tham gia BHTG. Hoạt động giám sát sẽ cung cấp dữ liệu cho phép tổ chức BHTG có thể tiến hành kiểm tra theo phương thức chọn mẫu mà không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ các khách hàng của mình

   Xu thế chung mà các tổ chức BHTG luôn hướng tới là xây dựng một hệ thống giám sát từ xa có độ chính xác cao để phục vụ cho việc phát hiện và cảnh báo cho các tổ chức tham gia BHTG khi có hiện tượng xấu xuất hiện và là công cụ hỗ trợ nghiệp vụ kiểm tra trực tiếp, luôn đi liền với hoạt động kiểm tra.

Nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng

   Bên cạnh hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp của BHTG đối với các tổ chức tài chính được bảo hiểm thì hoạt động hỗ trợ là nghiệp vụ cơ bản của tổ chức BHTG. Kinh nghiệm của một số tổ chức BHTG thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng cho thấy hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu duy trì và phát huy tính ổn định, an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia. Những nội dung mà nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng của BHTG hiện được hầu hết các hệ thống BHTG thực hiện có thể gồm: hỗ trợ tài chính; mua và nhận nợ thay, ngân hàng bắc cầu (ổn định tổ chức) và các hỗ trợ thông thường khác. Các tổ chức BHTG trong giai đoạn đầu mới thành lập thường triển khai chủ yếu là hình thức hỗ trợ tài chính.

   Hỗ trợ tài chính thường là giải pháp được tổ chức BHTG sử dụng để hỗ trợ cho tổ chức tham gia BHTG được xác định là có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Tổ chức tham gia BHTG có thể nhận hỗ trợ theo hình thức cho vay trực tiếp, mua lại các tài sản có hoặc gánh vác các khoản nợ hoặc gửi tiền vào ngân hàng có vấn đề và bảo lãnh khoản vay. Khi có thể, tổ chức được hỗ trợ sẽ phải hoàn trả ngay khoản vay này cho tổ chức BHTG.

   Khi tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì BHTG ngay lập tức phải đưa ra các giải pháp khác nhau để xử lý tổ chức đó. Việc lựa chọn giải pháp này hay giải pháp khác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên tại một số quốc gia thì lý do để BHTG các nước chấp nhận HTTC là:

- Việc đổ vỡ của ngân hàng đe doạ nghiêm trọng tới sự ổn định của hệ thống tài chính, kinh tế địa phương và/hoặc nền kinh tế quốc gia;

- Chi phí cho việc HTTC thấp hơn chi phí ước tính đối với việc chi trả tiền gửi

   Ngoµi c¸c h×nh thøc hç trî trªn, hiÖn nay hç trî kü thuËt còng ®· ®­îc nhiÒu tæ chøc BHTG ¸p dông ®èi víi tæ chøc tham gia BHTG. §©y lµ h×nh thøc th­êng ®­îc tæ chøc BHTG ¸p dông ®èi víi c¸c tæ chøc cã qui m« tµi chÝnh nhá. Mét sè h×nh thøc mµ BHTG ®· cung cÊp cho tæ chøc tham gia BHTG lµ:

- Hç trî kü thuËt cho c¸c tæ chøc tham gia BHTG ®Ó gióp c¸c tæ chøc nµy hoµn thµnh viÖc b¸n ®Êu gi¸ c¸c tµi s¶n cña m×nh;

- Hç trî cho ho¹t ®éng thanh to¸n trùc tuyÕn cña c¸c tæ chøc tham gia BHTG;

- BHTG ph©n phèi m¹ng l­íi thÎ thanh to¸n cho c¸c tæ chøc tham gia BHTG

Nh­ vËy, khi ®iÒu kiÖn tµi chÝnh cña tæ chøc tham gia BHTG b¾t ®Çu suy gi¶m th× tæ chøc ®­îc b¶o hiÓm vµ tæ chøc BHTG ph¶i tõng b­íc cã biÖn ph¸p ng¨n ngõa vµ h¹n chÕ nh÷ng rñi ro trÇm träng x¶y ra ®èi víi c¸c ng©n hµng nh»m tr¸nh hiÖn t­îng mÊt kh¶ n¨ng thanh to¸n, h¹n chÕ sù tæn thÊt cña hÖ thèng BHTG vµ tèi ®a c¸c chi phÝ.  Song song víi ho¹t ®éng hç trî cho c¸c tæ chøc tham gia BHTG gÆp khã kh¨n th× ho¹t ®éng hç trî th«ng th­êng còng ®­îc BHTG rÊt quan t©m. §iÒu nµy kh«ng nh÷ng thÓ hiÖn xu thÕ ph¸t triÓn tÊt yÕu cña hÖ thèng BHTG mµ cßn thÓ hiÖn mèi quan hÖ mËt thiÕt cña tæ chøc BHTG víi c¸c tæ chøc tham gia BHTG.

Nghiệp vụ chi trả BHTG và giám sát thanh lý tài sản sau chi trả tiền bảo hiểm

Chi trả BHTG là hoạt động thực hiện cam kết thanh toán khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả tiền gửi gốc và tiền lãi theo một mức độ nhất định) của tổ chức BHTG cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm, tuỳ thuộc vào qui định về hạn mức chi trả tiền BHTG của mỗi hệ thống BHTG. Việc chi trả tiền bảo hiểm sẽ được thực hiện khi tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và bị mất khả năng thanh toán.

Mục đích cơ bản của hoạt động chi trả BHTG nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền cả về giá trị lẫn hình thức thực hiện. Về giá trị, mức độ chi trả tiền BHTG sẽ phụ thuộc vào chính sách BHTG của quốc gia có tính đến mức thu nhập quốc nội bình quân đầu người, yếu tố lạm phát, tính tuân thủ kỷ cương thị trường.... Về hình thức thực hiện, nghiệp vụ chi trả cần được thực hiện kịp thời, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Việc chậm trễ trong chi trả, thủ tục chi trả phiền hà, phương thức chi trả không hợp lý và thiếu an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ an tâm của cộng đồng người gửi tiền và uy tín của các ngân hàng khác trên địa bàn

Lý do để thực hiện chi trả:

Khảo sát của nhóm nghiên cứu của IADI đối với 29 hệ thống BHTG cho biết hệ thống BHTG sẽ lựa chọn thực hiện chi trả vì những lý do chính sau:

- Chi trả ngay lập tức và đúng thời gian cho những người gửi tiền được bảo hiểm có thể chống lại khủng hoảng hệ thống bất thường;

- Toà án có quyết định bắt buộc thanh lý ngân hàng, hoặc yêu cầu giải thể;

- Chi trả là giải pháp có chi phí thấp nhất về mặt kinh tế và xã hội liên quan đến việc đổ vỡ ngân hàng so với các lựa chọn khác;

- Những tổ chức khác không quan tâm tới giá trị và thương hiệu của ngân hàng đổ vỡ

Theo phản hồi của 34 hệ thống BHTG được khảo sát về kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ, việc chi trả tiền gửi có ưu và nhược điểm sau:

            Ưu điểm:

- Có thể đáp ứng nhu cầu chi trả của người gửi tiền, giúp giảm thiểu chi phí xã hội và chi phí kinh tế đối với xã hội;

- Đảm bảo đối xử công bằng với người gửi tiền trên cơ sở tổng số tiền gửi tại ngân hàng và tăng niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng;

- Có thể loại bỏ những ngân hàng "không mong muốn" trong hệ thống ngân hàng;

            Nhược điểm:

- Tất cả các hoạt động của ngân hàng đổ vỡ bị chấm dứt, từ đó có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng về niềm tin đối với các ngân hàng khác;

-  Hạn chế quyền thực thi các nghiệp vụ khác của tổ chức BHTG;

- Có thể gây mất ổn định tại địa phương nơi ngân hàng đó hoat động như khách hàng buộc phải tìm một ngân hàng mới và địa phương này có thể bị giảm những khoản tín dụng do việc đóng cửa tổ chức đó;

            - Đây là giải pháp được coi là có chi phí cao hơn so với thực hiện các giải pháp  khác, ví dụ như ở Mỹ chi trả có chi phí cao hơn so với giải pháp HTTC và P&A

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá BHTG

   Mục đích của hoạt động BHTG đạt được khi người gửi tiền an tâm, không phát sinh nghi ngờ về tình hình hoạt động của tổ chức huy động tiền gửi, không bị kích động dẫn đến rút tiền gửi ồ ạt từ các ngân hàng. Do vậy, song song với việc triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng và hoạt động hỗ trợ thì hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, công bố thông tin về cơ chế hoạt động BHTG cần được tiến hành một cách khoa học và có tính hiệu quả cao

   Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền quảng bá về BHTG cũng đã được rất nhiều hệ thống BHTG coi trọng. Một số hệ thống BHTG đã thiết kế thành chương trình cụ thể được gọi là chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về BHTG.

Mục đích của chương trình nâng cao nhận thức của công chúng

   Việc thiết kế một chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về BHTG có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau để đạt được một số mục đích nhất định.

   Thứ nhất, một chương trình nâng cao nhận thức của công chúng được thiết kế tốt có thể giúp phổ biến các thông tin về BHTG, qua đó thúc đẩy và giúp dân chúng hiểu biết một cách khái quát về hoạt động BHTG, những mặt tích cực của hoạt động BHTG và những mặt hạn chế của hoạt động này. Điều này rất quan trọng vì nếu những mong đợi từ việc xây dựng hệ thống BHTG không đạt được có thể sẽ làm suy yếu hệ thống và tác động tới sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.

   Thứ hai, chương trình nhận thức công chúng về BHTG được thiết kế tốt cũng có thể giúp khôi phục và tăng uy tín cho lĩnh vực tài chính. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng ngân hàng - tài chính.  Nếu các khách hàng gửi tiền tin tưởng vào sự an toàn của nơi mình gửi tiền, thì việc phục hồi nền kinh tế có thể đạt được nhanh hơn và có thể góp phần tăng cường sự ổn định tài chính quốc gia.

   Thứ ba, chương trình này có thể phổ biến thông tin “sống” tới các khách hàng gửi tiền khi tình trạng đổ vỡ của các tổ chức được bảo hiểm xảy ra. Dân chúng cần được đảm bảo rằng tổ chức BHTG, cùng với cơ quan giám sát ngân hàng, đang tiến hành giải quyết nhanh chóng tình trạng đổ vỡ đó và các khoản tiền gửi được bảo hiểm được bảo vệ an toàn. Ví dụ, trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi được bảo hiểm bị đóng cửa, chương trình này có thể giúp các khách hàng gửi tiền biết được họ được chi trả như thế nào.

Cuối cùng, chương trình nâng cao nhận thức công chúng thiết kế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức BHTG. Qua chương trình này, hình ảnh và vai trò của tổ chức BHTG trong nền kinh tế được công chúng hiểu và dễ dàng chấp nhận sự hiện diện của BHTG hơn. Từ đó tạo thuận lợi cho những hoạt động của tổ chức bảo hiểm, đặc biệt khi phát sinh tình trạng đổ vỡ các tổ chức được BHTG

Các hình thức tuyên truyền:

- Đào tạo

- Tuyên truyền, quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng

- Mời chuyên gia thuyết trình và giới thiệu

- Thiết lập đường dây nóng

- Xây dựng trang Web

- Diễn đàn công chúng/hội thảo cập nhật thông tin về BHTG

Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của bảo hiểm tiền gửi? Ý nghĩa của việc nghiên cứu? Liên hệ thực tế ở với Việt Nam hiện nay?

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động BHTG

Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia BHTG

Đóng góp tài chính

Để triển khai hoạt động BHTG yếu tố tài chính đóng vai trò quyết định khả năng đảm bảo mục đích của hoạt động này. Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia BHTG là một trong những nguồn tài chính quan trọng của tổ chức BHTG. Theo từng điều kiện cụ thể, các tổ chức BHTG của mỗi quốc gia có thể áp dụng một trong 3 hình thức đóng góp tài chính sau:

- Hình thức đóng góp trước;

- Hình thức đóng góp sau;

- Hình thức hỗn hợp.

 Đóng góp trước

Sự tích lũy các quỹ BHTG an toàn và có tính thanh khoản cao là hoàn toàn có thể khi lựa chọn phương thức đóng góp trước. Những quỹ tích lũy này sẽ sẵn sàng cho việc chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm trong trường hợp có tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Việc huy động nguồn cho quỹ BHTG để trang trải chi phí hoạt động của tổ chức BHTG cũng phải sẵn sàng. Khi huy động vốn theo hình thức đóng góp trước, tất cả các tổ chức tham gia BHTG phải đóng góp để xây dựng và duy trì một quỹ BHTG. Kết quả là, các tổ chức tham gia BHTG có khả năng bị đổ vỡ cũng đóng góp một phần vào chi phí cho việc chi trả cho những người gửi tiền được bảo hiểm tại chính những tổ chức này.

Một hệ thống BHTG theo cơ chế đóng góp trước có thể được thiết kế kết hợp với cách tính phí theo mức rủi ro (để thu phí BHTG của các tổ chức khác nhau theo mức độ rủi ro) hoặc phí đồng hạng. Dù mức phí BHTG được thu dựa vào mức độ rủi ro hay được thu đồng hạng, việc đóng góp trước buộc tổ chức tham gia BHTG phải đóng phí đều đặn trong suốt chu kỳ kinh doanh. Do vậy, tổ chức BHTG có thể chi phí ở mức giới hạn khi nền kinh tế ổn định, và đủ sức chống chọi khi có tình trạng xấu xảy ra. Ngoài ra, các tổ chức tham gia BHTG có cơ hội để dự tính trước khoản phí BHTG trong kế hoạch tài chính của mình. Tuy nhiên, phương pháp đóng góp trước có thể là sự lãng phí nguồn vốn của hệ thống ngân hàng khi nguồn phí BHTG không được sử dụng cho những mục đích khác.

    Thiết lập một cơ chế đóng góp trước có thể củng cố niềm tin của công chúng vào chức năng của hệ thống BHTG nếu người gửi tiền biết rằng có những quỹ được thiết lập để chi trả cho họ khi có tình trạng xấu xảy ra với ngân hàng mà họ gửi tiền và các quỹ đó được quản lý tốt. Việc sử dụng các quỹ này phải được quy định rõ ràng và nằm trong tầm kiểm soát.

Hình thức đóng góp trước có thể bao gồm đóng góp ban đầu (lệ phí thành viên) và đóng góp thường xuyên. Một hệ thống BHTG không nhất thiết phải có 2 loại đóng góp này. Hầu hết các hệ thống BHTG theo cơ chế đóng góp trước chỉ áp dụng hình thức đóng góp phí BHTG thường xuyên, còn loại đóng góp ban đầu rất ít được sử dụng.

Đóng góp sau

Đóng góp sau là hình thức đóng góp sau khi có một hoặc một số tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán, đặt ra yêu cầu chi trả BHTG. Tổ chức BHTG sẽ phân bổ khoản chi phí cần chi trả này cho các tổ chức tham gia BHTG đang hoạt động và yêu cầu họ phải đóng góp để chi trả BHTG cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG ngừng hoạt động và mất khả năng thanh toán.

Hình thức "đóng góp sau" được một số hệ thống BHTG trên thế giới quan tâm và áp dụng. Hình thức này có tác dụng khuyến khích khách hàng tham gia BHTG trong cùng một hệ thống giám sát hoạt động của nhau nhằm giảm chi phí khi một tổ chức thành viên bị đổ vỡ, đặc biệt trong trường hợp hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi một số ít những tổ chức nhận tiền gửi lớn.

Bên cạnh đó, khi ngành ngân hàng và cả nền kinh tế ổn định, việc đóng góp được tối thiểu hóa và chi phí hoạt động của hệ thống BHTG sẽ được giữ ở mức thấp.

Tuy nhiên, do việc tính toán và thu gom số tiền để chi trả xảy ra sau khi tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ, việc chi trả tiền BHTG có thể khó khăn hơn so với các phương thức khác. Một nhược điểm nữa của hình thức “đóng góp sau” là các ngân hàng bị đổ vỡ không tham gia vào việc đóng góp chi phí cho quá trình chi trả, và do vậy, công tác quản lý ngân hàng không khuyến khích xây dựng một cơ chế quản trị hiệu quả.

Do một số hạn chế nêu trên nên số hệ thống BHTG áp dụng hình thức này không nhiều, chỉ có 14 quốc gia áp dụng hình thức này trong tổng số 88 quốc gia có hệ thống BHTG và 11/14 quốc gia này là các nước châu Âu

Trên thực tế, các hệ thống BHTG thường huy động đóng góp tài chính theo cơ chế kết hợp giữa hình thức đóng góp trước và đóng góp sau. Nguồn đóng góp trước thu từ các tổ chức nhận tiền gửi, được bổ sung bằng nguồn đóng góp sau từ các tổ chức này và nhà nước, bao gồm các khoản tiền thu được của các tổ chức nhận tiền gửi và dòng tín dụng từ Chính phủ, đặc biệt trong trường hợp đổ vỡ lớn hoặc đổ vỡ hàng loạt. Khi thiết kế một cơ chế đóng góp tài chính hỗn hợp, những nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm đến những nhược điểm riêng của từng phương thức đóng góp tài chính.

Phí bảo hiểm tiền gửi

Tỷ lệ phí BHTG mà mỗi tổ chức tham gia BHTG áp dụng để tính số phí BHTG phải đóng góp đư­ợc phân làm hai loại: (i) Tỷ lệ phí BHTG đồng hạng; và (ii) Tỷ lệ phí BHTG có phân biệt căn cứ vào mức độ rủi ro trong hoạt động của mỗi tổ chức tham gia BHTG (còn gọi là tỷ lệ phí không đồng hạng).

(i) Đóng góp phí BHTG theo tỷ lệ phí BHTG đồng hạng

Là phương thức đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG theo một tỷ lệ thu phí BHTG chung áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG trong cùng một hệ thống BHTG của quốc gia. Đây là phương thức được sử dụng đầu tiên trong lịch sử hoạt động BHTG. Phương thức đóng góp này có nhiều ưu điểm trong triển khai thực hiện nhưng cũng có những hạn chế nhất định.

Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là chi phí thấp và tiện lợi khi tổ chức BHTG có ít thông tin về tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp các tổ chức BHTG mới được thành lập, nguồn nhân lực có kỹ năng cao còn hạn chế. Vì tất cả các tổ chức tham gia BHTG đều được áp dụng cùng một tỷ lệ phí BHTG đóng góp như nhau nên không nhất thiết phải đánh giá chính xác tình hình hoạt động của từng tổ chức tham gia BHTG trong việc xem xét trách nhiệm tài chính của tổ chức tham gia BHTG đối với tổ chức BHTG. Ưu điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho tổ chức BHTG trong việc thực hiện mục đích duy trì năng lực tài chính đầy đủ cho tổ chức, nhất là giai đoạn đầu mới triển khai hoạt động BHTG. Vì thế, đa số các hệ thống BHTG trên thế giới áp dụng hình thức đóng góp tài chính theo tỷ lệ phí BHTG đồng hạng trong giai đoạn mới đi vào hoạt động. 

Hạn chế: Tỷ lệ phí BHTG đồng hạng áp dụng chung cho tất cả tổ chức tham gia BHTG dễ dẫn tới việc ỷ lại, xét về góc độ quản lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, đồng thời không có tác dụng khuyến khích các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động với độ an toàn cao để được áp dụng tỷ lệ phí BHTG thấp. Nghiên cứu của Cull (1998) cho thấy đối với các hệ thống BHTG áp dụng tỷ lệ phí BHTG đồng hạng, dễ xảy ra rủi ro đạo đức vì ngân hàng có xu hướng chấp nhận các khoản vay có rủi ro cao hơn vì phí BHTG phải đóng là đồng hạng và không thay đổi .

(ii) Đóng góp theo tỷ lệ phí BHTG cóphân biệt đối với tổ chức tham gia BHTG

Theo phương thức này, cơ sở để xác định tỷ lệ phí BHTG là kết quả đánh giá, phân loại tổ chức tham gia BHTG. Ngân hàng nào hoạt động với mức độ rủi ro cao hơn sẽ phải chịu tỷ lệ phí BHTG cao. Ngược lại, ngân hàng nào hoạt động tốt, rủi ro thấp sẽ được áp dụng tỷ lệ phí BHTG thấp. Phí BHTG phân biệt theo khách hàng có nhiều ưu việt tuy nhiên trong triển khai thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.

Ưu điểm: Thu phí theo các tỷ lệ phí BHTG không đồng hạng, có phân biệt theo độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đưa ra cơ chế đối xử bình đẳng giữa các tổ chức tham gia BHTG và thể hiện xu thế thị trường trong hoạt động BHTG. Điều đó có tác dụng thúc đẩy các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn để được đóng phí với tỷ lệ thấp và qua đó cũng tăng thêm uy tín cho ngân hàng mình. Hơn nữa, hình thức này còn góp phần hạn chế rủi ro đạo đức phát sinh khi áp dụng một loại phí BHTG chung cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Đồng thời, thúc đẩy tổ chức BHTG phải đưa ra nhiều thông tin và có phương pháp đo lường rủi ro chính xác hơn.

Hạn chế: Xác định tỷ lệ phí BHTG một cách chính xác cho từng tổ chức tham gia BHTG là loại nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi chi phí lớn và nguồn nhân lực có kỹ năng cao. Theo phương thức này muốn xác định tỷ lệ phí BHTG phù hợp với từng khách hàng đòi hỏi phải đánh giá chính xác hoạt động của từng tổ chức tham gia BHTG. Đây là công việckhông đơn giản ngay cả đối với các quốc gia phát triển ở trình độ cao.

Loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm

   ViÖc quyÕt ®Þnh lùa chän tiÒn göi ngo¹i tÖ lµ ®èi t­îng b¶o hiÓm phô thuéc rÊt nhiÒu vµo t×nh h×nh sö dông ngo¹i tÖ cña tõng quèc gia. ë nh÷ng n­íc tiÒn göi ngo¹i tÖ ®­îc sö dông réng r·i vµ ®Æc biÖt nh÷ng n­íc mµ tiÒn tÖ bÞ ®« la ho¸, hÖ thèng BHTG cã thÓ b¶o hiÓm c¶ ngo¹i tÖ ®Ó thóc ®Èy æn ®Þnh tµi chÝnh. Theo nghiªn cøu míi nhÊt cña Kunt vµ Laeven, tÝnh ®Õn n¨m 2003 cã tíi 60 hÖ thèng BHTG ngo¹i tÖ.

BHTG ngo¹i tÖ lµ mét quyÕt ®Þnh phøc t¹p vµ nh¹y c¶m. Khi chÊp nhËn BHTG ngo¹i tÖ, ®iÒu quan träng nhÊt lµ ph¶i c©n nh¾c lo¹i tiÒn göi nµy ®­îc chi tr¶ b»ng ngo¹i tÖ hay néi tÖ khi mét ng©n hµng mÊt kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ bÞ ®ãng cöa. H¬n n÷a, nÕu b¶o ®¶m r»ng tiÒn göi ngo¹i tÖ sÏ ®­îc chi tr¶ b»ng ngo¹i tÖ, tæ chøc BHTG sÏ gÆp khã kh¨n trong viÖc qu¶n lý rñi ro ngo¹i hèi. NÕu tiÒn göi ngo¹i tÖ ®­îc chuyÓn ®æi sang néi tÖ tr­íc khi tiÕn hµnh chi tr¶ cho ng­êi göi tiÒn, rñi ro sÏ ®­îc chuyÓn sang cho ng­êi göi tiÒn. Trong tr­êng hîp nµy, cÇn ph¶i cã mét quy ®Þnh tr­íc vÒ ngµy chän tû gi¸ hèi ®o¸i sÏ ®­îc sö dông cho viÖc tÝnh sè tiÒn ph¶i chi tr¶. §iÒu quan träng nhÊt lµ hÖ thèng BHTG chÊp nhËn chi tr¶ cho ng­êi göi tiÒn b»ng mét lo¹i ngo¹i tÖ Ýt nhÊt ph¶i ®­îc phÐp sö dông tµi s¶n b»ng ngo¹i tÖ hoÆc nh÷ng nguån ngo¹i tÖ kh¸c ®Ó thùc hiÖn cam kÕt chi tr¶ nµy.

§Ó cã thÓ gi¶m bít rñi ro ngo¹i hèi khi thùc hiÖn BHTG ngo¹i tÖ, c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch ph¶i ch¾c ch¾n r»ng c¸c ng©n hµng tham gia BHTG thiÕt lËp ®­îc hÖ thèng qu¶n lý vµ kiÓm so¸t rñi ro ngo¹i hèi phï hîp vµ hiÖu qu¶. H¬n n÷a, tæ chøc BHTG ph¶i x©y dùng nh÷ng chÝnh s¸ch vµ thñ tôc tin cËy nh»m qu¶n lý cÈn träng bÊt kú rñi ro ngo¹i hèi nµo mµ tæ chøc ph¶i ®èi mÆt. §Ó x©y dùng nh÷ng chÝnh s¸ch vµ thñ tôc nh­ vËy, tæ chøc BHTG ph¶i thu hót ®­îc nh÷ng chuyªn gia giái tõ c¸c ng©n hµng.

Loại tiền gửi thường không được bảo hiểm

NhiÒu quèc gia ®· lo¹i khái ®èi t­îng ®­îc b¶o hiÓm c¸c lo¹i tiÒn göi sau:

-          TiÒn göi liªn ng©n hµng;

-          Chøng chØ tiÒn göi kh«ng ghi danh;

-   TiÒn göi cña c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn c¸c cÊp vµ tæ chøc kinh tÕ lín.

Hạn mức chi trả tiền BHTG

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm là khoản tiền tối đa mà tổ chức BHTG sẽ chi trả cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền.

Chi trả tiền bảo hiểm đến người gửi tiền tại tổ chức huy động tiền gửi bị mất khả năng thanh toán là một trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Qui mô tiền chi trả bảo hiểm càng cao thì quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ chi trả tiền bảo hiểm có mối liên hệ trực tiếp tới khả năng phát sinh rủi ro, đặc biệt là loại rủi ro có tên gọi là “rủi ro đạo đức”, khi có hoạt động BHTG.

Hình thức chi trả

Có hai hình thức chi trả được áp dụng ở các hệ thống BHTG trên thế giới:

- Chi trả toàn bộ số tiền gửi (cùng lãi) thuộc đối tượng được bảo hiểm (chi trả không giới hạn);

            - Chi trả tới một giới hạn nhất định (chi trả có giới hạn). Nếu số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giới hạn đó thì người gửi tiền sẽ được hoàn trả toàn bộ tiền gửi của họ (bao gồm cả tiền lãi cộng dồn). Nếu số dư tiền gửi (tính cả lãi) lớn hơn hạn mức chi trả BHTG thì người gửi tiền chỉ được nhận khoản tiền bồi thường từ tổ chức BHTG bằng hạn mức chi trả BHTG.

Chi trả có giới hạn phổ biến hơn do có tính ưu việt hơn so với chi trả không giới hạn, đặc biệt là về khả năng giảm thiểu rủi ro đạo đức, tăng kỷ cương thị trường. Theo số liệu Kunt, Baybars và Luc Laeven (2005) trong tổng số 88 quốc gia thực hiện BHTG công khai năm 2003 chỉ có 5 quốc gia cam kết chi trả BHTG không giới hạn, trong đó Chính phủ Thái Lan và Chính phủ Indonesia cam kết chi trả toàn bộ tiền gửi.

Phương thức xác định hạn mức chi trả

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm được xác định theo hai phương thức: phương thức xác định theo người gửi tiền tại một tổ chức nhận tiền gửi và phương thức xác định theo tài khoản.

   Phương thức xác định hạn mức chi trả tiền bảo hiểm theo người gửi tiền là cách xác định mức chi tiền bảo hiểm tối đa đối với một người gửi tiền tại một tổ chức nhận tiền gửi không căn cứ vào số lượng tài khoản hoặc sổ tiết kiệm mà người đó có tại một ngân hàng. Nếu người gửi tiền có nhiều tài khoản tại một ngân hàng nhưng tổng số dư của các tài khoản đó vượt mức chi trả BHTG tối đa đối với một người gửi tiền thì người đó cũng chỉ được nhận tiền bảo hiểm tối đa từ tổ chức BHTG bằng mức chi trả tối đa qui định cho một người gửi tiền.

   Phương thức này có tác dụng kích thích người gửi tiền kiểm soát hoạt động của các ngân hàng để giảm thiểu rủi ro đối với tiền gửi của mình. Một biện pháp đơn giản để giảm thiểu rủi ro đối với tiền gửi của mình là người gửi tiền có thể gửi tại nhiều ngân hàng khác nhau với mức tiền gửi ở mỗi ngân hàng không lớn hơn hạn mức chi trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng làm như vậy, xét về mặt vĩ mô, vô hình dung đã làm tăng chi phí lao động không cần thiết cho xã hội vì với một khoản tiền việc phải đi gửi tại nhiều ngân hàng sẽ làm mất thời gian cho người gửi tiền. Nếu nhìn một cách khái quát, đối với cá nhân có thể mất thời gian hơn nhưng xét về lợi ích của xã hội, tính ưu việt của hình thức này sẽ vượt trội hạn chế của nó. Đây là một trong các phương thức mà các nhà chuyên môn ở Mỹ khuyến cáo dân chúng Mỹ nên áp dụng để giảm thiểu rủi ro đối với tiền gửi của họ.

Theo kết quả nghiên cứu của Garcia, trong 67 hệ thống BHTG trên thế giới được xem xét trong nghiên cứu này thì có tới 66 hệ thống xác định hạn mức chi trả theo người gửi tiền, chỉ có nước Cộng hoà Dominica là chi trả theo tài khoản

Phương thức xác định hạn mức chi trả tiền bảo hiểm theo tài khoản là việc định mức chi trả tiền bảo hiểm tối đa cho một tài khoản tiền gửi tại một tổ chức nhận tiền gửi. Một người gửi tiền nếu có bao nhiêu tài khoản thì tiền gửi trên mỗi tài khoản đều được bảo hiểm tối đa ở mức bằng hạn mức chi trả cho một tài khoản. Phương thức này rất đơn giản cho công tác triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với các nước mà trình độ phổ cập vi tính hoá trong lưu trữ thông tin về khách hàng còn hạn chế. Song, vì không giới hạn về số lượng tài khoản mà một khách hàng có thể mở tại một tổ chức nhận tiền gửi, tác dụng của hạn mức chi trả BHTG trong việc tăng tính kỷ cương của thị trường không phát huy được. Trên thực tế rất ít nước áp dụng phương thức này. Tính đến năm 1999 chỉ có 2 hệ thống BHTG trên thế giới áp dụng hạn mức chi trả BHTG theo tài khoản

Rủi ro trong hoạt động BHTG

Trong khi thành lập tổ chức BHTG được xem là một trong các giải pháp chính sách hiệu quả thúc đẩy ổn định hoạt động ngân hàng thông qua việc phòng tránh các đổ vỡ ngân hàng có tính dây chuyền, hoạt động BHTG cũng phát sinh một số rủi ro. Rủi ro phát sinh trong hoạt động BHTG được phân làm 3 loại, đó là (1) rủi ro đạo đức, (2) rủi ro chọn nhầm đối tượng, và (3) rủi ro khác của tổ chức BHTG.

Các khía cạnh của mỗi loại rủi ro này sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo theo thứ tự: Bản chất và nguyên nhân, hậu quả của rủi ro, và giải pháp phòng tránh, kiểm soát rủi ro.

Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức phát sinh cùng với sự ra đời và hoạt động của BHTG là loại rủi ro liên quan tới việc phát sinh các cư xử thiếu đạo đức trong việc tiếp cận và/hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động BHTG và đe dọa tính an toàn của hệ thống ngân hàng.

Cư xử thiếu đạo đức do cơ chế BHTG tạo nên là hiện tượng cư xử bất cẩn trong việc tiếp cận và/hoặc thực hiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các đối tượng thụ hưởng chính sách BHTG, gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động BHTG và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một biểu hiện của cư xử thiếu đạo đức có thể thấy khi người gửi tiền được bảo hiểm hoặc tin tưởng đã được bảo hiểm sẽ ít quan tâm tới việc thu thập thông tin để kiểm soát hoạt động của ngân hàng mà họ gửi tiền. Nhờ vậy, một số ngân hàng yếu kém có thể huy động tiền gửi ở mức lãi suất cao.

Mặt khác, cư xử thiếu đạo đức cũng có thể phát sinh do hiện tượng các ngân hàng khi tham gia BHTG cho rằng việc đổ vỡ ngân hàng dường như  không xẩy ra. Vì vậy, họ có thể có các biểu hiện chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động, giảm vốn và dự trữ, và như vậy vô hình dung đã làm cho ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản, đặc biệt là trong các tình huống có khủng hoảng xẩy ra. Nhiều đối tượng khác cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp của hoạt động BHTG và vì vậy có thể có liên quan tới rủi ro về cư xử thiếu đạo đức. Ví dụ, khi có hoạt động BHTG các đối tác vay tiền ngân hàng không còn e ngại xẩy ra trường hợp ngân hàng yếu có thể bị đóng cửa và tiền vay của họ có thể bị đòi hoàn trả đột ngột trước hạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ. Đây là những biểu hiện đối lập với xu thế tuân thủ kỷ cương thị trường.

 Hoạt động ngân hàng thường tiềm ẩn rủi ro và rủi ro không đơn thuần tự động mất đi khi có hoạt động BHTG. Rủi ro đối với tiền gửi của người gửi tiền chỉ thực sự mất đi khi mà ngân hàng sử dụng tiền gửi ý thức được điều đó và đảm bảo quy định an toàn trong hoạt động. Hoạt động BHTG chỉ là cơ chế hoạt động nhằm hạn chế rủi ro thông qua các biện pháp kiểm tra, giám sát của tổ chức BHTG và thông qua việc chia sẻ rủi ro.

Việc tăng lãi suất một cách tuỳ tiện nhằm thu hút tiền gửi cho đầu tư quá mức vừa là hậu quả của việc cư xử thiếu đạo đức đồng thời là nguyên nhân gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng. Với lãi suất huy động vốn cao hơn mức cho phép, các ngân hàng đó phải cho vay các lĩnh vực đầu tư có lãi suất đủ cao sao cho sau khi trừ đi chi phí huy động vốn vẫn còn lợi nhuận để lại cho ngân hàng. Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng vào các lĩnh vực có rủi ro cao là không tránh khỏi. Với xu thế này ở nhiều nước mặc dầu mục tiêu của hoạt động BHTG là tăng tính ổn định của hệ thống tài chính, nhưng trên thực tế khi có hoạt động BHTG, tính bất ổn của hệ thống lại phát sinh do rủi ro đạo đức phát sinh cùng với sự ra đời của hoạt động BHTG.

Cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm ở Mỹ những năm 1980 là một trong các ví dụ về hậu quả của rủi ro đạo đức phát sinh khi có hoạt động BHTG. Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng rủi ro đạo đức do chính sách BHTG hữu hảo gây nên là một trong các nguyên nhân của khủng hoảng cho vay và tiết kiệm ở Mỹ những năm 1980. Hậu quả là đã làm cho nhiều ngân hàng ở Mỹ phải đóng cửa (xem Sơ đồ).

Chính sách BHTG hữu hảo ở đây là chính sách bảo hiểm có mức chi trả tiền bảo hiểm rất cao, triệt tiêu cơ chế đồng bảo hiểm. Năm 1980 mức chi trả tiền bảo hiểm ở Mỹ tăng từ 40.000 USD lên 100.000 USD/một người gửi tiền được bảo hiểm. Về thực chất, theo ông Sprague, cựu Chủ tịch của BHTG liên bang Mỹ nhận định, trong thời gian từ năm 1972 đến năm 1980, yếu tố tăng lạm phát ở Mỹ đặt ra yêu cầu mức chi trả tiền bảo hiểm chỉ cần tăng từ 40.000 USD lên đến 60.200 USD (Bradley, 2000).

Sơ đồ trên cho thấy trong giai đoạn 1980-1994 số lượng các ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ tăng lên đột ngột, đỉnh cao là năm 1988 có tới 280 ngân hàng đóng cửa. Đây là giai đoạn có các ngân hàng đóng cửa nhiều nhất kể từ khi có hoạt động BHTG Liên bang Mỹ đến nay và cũng được đánh giá là biểu hiện rõ nét nhất về ảnh hưởng của rủi ro đạo đức phát sinh cùng với hoạt động BHTG đối với tính ổn định của hoạt động ngân hàng (Kim Oanh, 2004).

Giảm thiểu rủi ro đạo đức là một vấn đề thiết yếu, quyết định hoạt động BHTG có đạt được mục tiêu cơ bản của đề ra hay không. Để giảm thiểu và tiến tới kiểm soát được rủi ro đạo đức, nhiều giải pháp cần được phối hợp một cách hài hoà trong hoạt động BHTG. Có ba giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro đạo đức.

Xác định hạn mức chi trả tiền BHTG đủ thấp

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG

Phổ cập và tuyên truyền về BHTG         

Rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi

Rủi ro gây nên chi phí cho tổ chức BHTG xuất phát trước tiên từ phía tổ chức tham gia BHTG. Tổ chức BHTG có thể sử dụng nhiều phương pháp để xác định được phần nào rủi ro mà các khách hàng của mình gây ra.

Tuy nhiên, khách hàng tham gia BHTG là người biết rất rõ các hoạt động của họ và mức độ rủi ro trong các hoạt động đó. Vì dịch vụ BHTG là loại hàng hóa công không thuần túy, có tính không loại trừ tuyệt đối đối tượng thụ hưởng nên một số lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng hoạt động với độ rủi ro thấp, có uy tín và có tiềm lực tài chính lớn có xu hướng không muốn tham gia BHTG để khỏi phải mất chi phí mà vẫn được thụ hưởng một cách gián tiếp lợi ích của dịch vụ BHTG. Ngược lại, những ngân hàng yếu, hoạt động rủi ro cao thường cần sự bảo trợ của BHTG để tăng uy tín và phòng tránh rủi ro (chuyển rủi ro của họ sang cho tổ chức BHTG).

 Vì tổ chức BHTG không phải lúc nào cũng có đầy đủ các thông tin chính xác về ngân hàng và khó có thể kiểm soát được tất cả hoạt động của khách hàng, ngay cả khi các ngân hàng đó đó là thành viên tham gia BHTG, do vậy có thể sai lầm trong việc chấp nhận thành viên tham gia BHTG là các khách hàng yếu kém. Trong trường hợp đó, tổ chức BHTG đã vấp phải rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG.

Rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng là loại rủi ro có tính phổ biến trong các hoạt động bảo hiểm xuất phát từ sự mất cân xứng về thông tin giữa tổ chức bảo hiểm và tổ chức tham gia bảo hiểm và việc kiểm soát hành vi của các tổ chức tham gia bảo hiểm.  Việc lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG sẽ gây áp  lực tài chính lớn đối với tổ chức BHTG.

Tham gia BHTG có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Việc qui định tham gia BHTG là bắt buộc sẽ loại bỏ rủi ro về chọn nhầm đối tượng. Theo qui định này, tất cả các tổ chức có huy động tiền gửi đều phải tham gia BHTG. Tính hợp lý của qui định này không chỉ dừng ở phòng tránh rủi ro chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG mà còn xuất phát từ mục đích của hoạt động BHTG là đảm bảo và thúc đẩy tính ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia. Để đạt được mục đích đó, tổ chức BHTG thực hiện chức năng quan trọng của mình là kiểm tra, giám sát các ngân hàng theo các tiêu chí nhất định trong đó tiêu chí quan trọng là đảm bảo an toàn hoạt động ngõn hàng. Vì vậy, nếu tham gia BHTG là bắt buộc thì tổ chức BHTG sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các ngân hàng trong một quốc gia.

Áp dụng qui định tham gia BHTG là bắt buộc cũng nảy sinh vấn đề gây nhiều tranh luận. Một số quan điểm cho rằng vì là tham gia bắt buộc nên bất kỳ ngân hàng nào dù hoạt động thế nào vẫn được tham gia BHTG. Điều đó không có tác dụng khuyến khích đối với ngân hàng hoạt động có hiệu quả và sẽ làm giảm vai trò của tổ chức BHTG. Để cho qui định tham gia BHTG bắt buộc thực sự có tác dụng không chỉ phòng tránh rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG mà còn không gây ânh hưởng tiêu cực khác, một số khuyến nghị sau  cần được quan tâm:

Ø  Thúc đẩy công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG;

Ø  Xây dựng các qui định có tính hiệu lực cao cho phép tổ chức BHTG có quyền từ chối chấm dứt bảo hiểm đối với các ngân hàng không chấp hành các qui định khi tham gia BHTG;

Ø  Nghiên cứu và triển khai tính phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro trong hoạt động của từng ngân hàng.

Rủi ro khác của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Tổ chức BHTG được đánh giá là tổ chức hoạt động có hiệu quả khi nó thực sự đạt được những mục tiêu cơ bản của hoạt động BHTG. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, ba khía cạnh sau đây của tổ chức BHTG cần được đảm bảo:

(i)     Rủi ro về thiếu vốn hoạt động

(ii) Rủi ro về sự phối hợp giữa tổ chức BHTG và cỏc thành phần khỏc trong mạng lưới bảo đảm an toàn tài chính

 (iii) Rủi ro về mô hình tổ chức của tổ chức BHTG.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top