Bảo tồn _ Trùng tu

7.1 Những quan điểm, nguyên tắc và đặc điểm của việc bảo tồn di tích.

Có rất nhiều quan điểm đối lập về nhiệm vụ và phương pháp bảo tồn, trùng tu các di tích

kiến trúc:

- Những quan điểm phủ nhận hoàn toàn khả năng có thể trung tu các di tích, các công trình

kiến trúc cổ

- Những quan điểm công nhận rộng rãi khả năng phục hồi lại các di tích bị phá hủy

Thực tế cho thấy nếu một di tích quý giá từ thời cổ bị bao bọc trong nhiều lớp bổ sung sau

này,bị làm sai lệch qua các đợt xây dựng và sửa chữa lại. Một di tích như thế chỉ là cái xác

chết với chúng ta nhưng về mặt khoa học nó có thể chứa đựng rất nhiều giá trị về lịch sử,

văn hóa và nghệ thuật.

Sự phát triển của khoa học, lịch sử , khảo cổ học, kiến trúc học,… đã vũ rang cho việc trùng tu

và bảo tòn di tích những phương tiện hiện đại để tìm hiểu và phục hồi lại những cái tưởng

trùng như thời gian đã mai một đi.

Những nguyên tắc về bảo tồn và trung tu hiện đại:

1- Nhiệm vụ chủ yếu của công tác trùng tu là gia cố di

tích, bảo đám cho di tích tồn tại lâu dài ở dạng nguyên

trạng

2- Phải có thái độ thận trọng đối với những lớp và bộ

phận bổ sung sau này, những giá trị lịch sử, lịch sử - Kiến

trúc hoặc giá trị thẩm mỹ.

3- Chỉ trùng tu những cái gì được chưng minh một cách

thật chính xác.

4- Trước khi trùng tu và trong khi trùng tu phải đồng

nhất với tiến hành khảo sát và ghi chép tỉ mỉ những thứ

được trùng tu. Tìm hiểu các tài liệu ghi chép khảo cổ ,

các ghi chép lịch sử về di tích và những công trình cùng

thời đại hoặc các công trình tương tự.

5- Phải thảo luận rộng rãi , đầy đủ các phương án bảo

tồn và trùng tu.

Trên đây là những nguyên tắc căn bản, nhưng trong thực

tế công tác bảo tồn và trùng tu di tích còn phong phú và

đa dạng hơn lý luận rất nhiều.

07/04/2013

3

Đặc điểm những khó khăn trong công tác bảo tồn và trùng tu di tích.

- Công tác đánh giá chủ quan của các lớp bổ sung sau này và tìm cách giải pháp ứng sử

đúng đắn và đầy đủ cơ sở với vấn đề đó.

- Phương pháp phần tích và so sánh nhằm đánh giá và xác định giá trị nguyên gốc hay giá

trị bỏ sung cũng gặp khó khăn, vì các lớp thương bị trồng lấp hoặc bị pha trộn với nhau.

Việc trùng tu để đưa ra được giá trị nguyên bản là vô cùng khó khăn bởi các dự liệu

không đủ.

- Trùng tu chỉ có nghĩa là gia cố di tích kiến trúc trong chừng mực nào đó, trùng tu không

có ghĩa là xây mới ( giả cổ) hay bỏ toàn bộ cái cũ hoặc đã hư hỏng vì trùng tu là nhằm

phục hồi lại, phát hiện và khảng định vai trò của văn hóa , lịch sử và nghệ thuật của

chúng.

7.2 Phương pháp của việc trùng tu và bảo tồn di tích:

Khái niệm “ Phương pháp trung tu” bắt đầu

hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX. Mặc dù nó chưa

được hoàn chỉnh ở bất kỳ một công trình nghiên cứu

khoa học nào cả nhưng đó là một biện pháp nhất định và

cách hành động khi bảo tồn và trùng tu các di sản.

7.2.1 Phương pháp bảo quản

Phương pháp bảo quản là nhằm bảo vệ các di

tích kiến trúc ở dạng mà nó giữ được cho tới ngày nay với

những bổ sung sau này và một số bộ phận ban đầu đã bị

mất. Phương pháp này không vi phạm tới tính nguyên

gốc và xóa bỏ bất kz yếu tố nào khi chưa được làm sáng

tỏ.

Phương pháp bảo quản được áp dụng cho các

công trình :

- Các di tích có lịch sử xây dựng phức tạp mà

những lớp xây dựng bổ sung lại có giá trị về mắt nghệ

thuật,…

- Các di tích cổ đại nay chỉ còn lại ở dạng phế

tích.

- Các di tích và các bộ phận kết cấu của chung

mang đặc điểm tạo hình, hoặc nếu phá dỡ sẽ làm hỏng

các vấn đề khác hoặc mất đi giá trị nguyên gốc quan

trọng/

07/04/2013

4

Các điều kiện của phương pháp bảo quản.

- Tiến hành nghiên cứu khoa học, thực hiện các khâu công tác dưới sự giám sát và

chỉ đạo của chuyên gia trùng tu. Việc nghiên cứu không chỉ làm ở bước đầu khảo sát mà còn

trong cả khi thi công.

- Giữ lạo tối đa chất liệu, hình dang, giá trị nguyên gốc của các di tích. Mặ c dù có

những di tích bị hư hỏng hay bị đe doa nguy hiểm vẫ phải phục hồi lại mới nhưng cố gắng sử

dụng các phương pháp, chất liệu của ngày xưa, giữ lại giá trị của bề mặt. Hoàn toán không

được phép uốn nắn, sửa chữa cái nguyên gốc làm sai giá trị.

- Với những kết cấu bên trong thì có thể đã bị hư hỏng hoặc nguy hiểm sắp làm

hỏng các giá trị khác thì có thể bổ sung, gia cố thêm bằng những vật liệu mới cho bên chắc.

Tuy vậy cần phải làm rõ các chất liệu mới bổ sung, tránh sự nhậm lẫn cho các đời sau hoặc

làm giả cổ.

-Những di tích bị sai lệch hay bị xuyên tác qua các quá trình trùng tu trước thì

chúng ta cần phải làm rõ các lớp khác nhau để người xem và đời sau có thể hiểu rõ được giá

trị của chúng.

- Các công trình là phế tích thì không bao giờ có thể trở thành một bố cục kiến trúc

hoàn chỉnh. Vì vậy khi bảo tồn và trùng tu phải là rõ những phần tại dựng và đặc biệt không

được làm mất đi giá trị cổ xưa bởi giá trị không hoàn chỉnh đó đã tạo ra giá trị lịch sử vốn có

tạo ra nó như ngày nay.

- Với việc bảo quản các di tích cần phải làm rõ bố cục mặt bằng một cách chi tiết

theo nghiên cứu. Việc bổ xung hay xây dựng lại những mảng tường chỉ khi măt bằng được

xây dựng lại một cách tuyệt đối và việc xây dựng mới cần làm rõ để tránh nhầ lẫn với giá trị

nguyên gốc. Không được phép mô tả lại bất kz chi tiết kiến trúc khác nào.

7.2.2 Phương pháp trùng tu từng phần

Phương pháp trùng tu từng phần được coi như viecj mở rộng một số mặt riêng

biết nào đó của phương pháp bảo quản. Mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm còn bị che

khuất của kiến trúc , kết cấu hoặc lịch sử xây dựng.

Phương pháp trùng tu từng phần được áp dụng cho các công trình : Di tích là phế tích, đặc

biệt các di tích phải gia cố lại kết cấu.

Các điều kiện của phương pháp bảo quản.

- phải đảm bảo đầu đủ 2 giai đoạn: khảo sát làm rõ di tích bằng cách tước bỏ

những yếu tố bổ sung làm cho sai lệch các giá trị của di tích. Khôi phục lại hững yếu tố đã bị

đánh mất.

- Phương pháp này nhăm giải phóng di tích khỏi những lớp sai lệch nhằm phát huy

giá trị nguyên gộc đã bị bịt kín hoặc bố cục hình khối của một số phần quan trọng trong công

trình. Tuy vậy cần phải làm rõ việc tước bỏ từng phần của giá trị bổ sung sau này có làm rõ

được giá trị cần phát huy hay không và có đầy đủ dữ liệu để khổi phục nguyên gốc hay

không.

- Không được phá bỏ hay bọc rỡ những giá trị nguyên gốc nếu các giá trị này làm

phá hủy di tích , hoặc làm di tích không còn hoàn chỉnh và mất giá trị về thẩm mỹ và văn

hóa.

- Phải làm rõ những phần phục hồi tránh nhầm lẫn với các phần nguyên gốc khác.

Cố gắng sử dụng các dữ liệu nghiên cứu chính xác để phục dựng.

07/04/2013

5

7.2.3 Phương pháp trùng tu toàn bộ

khác với trùng tư từng phần là có mục đích tìm hiểu làm sáng tỏ đầu đỉ các đặc

điểm cổ xưa của công trình, phát hiện đặc tính cơ bản của một công trình. Và điều này dựa

trên những nghiên cứu và tư liệu chính xác

Phương pháp trùng tu toàn bộ được áp dụng cho toàn bộ các công trình : khi việc phục hồi

toàn bộ trở thành một l{ do cần thiết, các công trình bị tán phá do chiến tranh, thiên tai hay

do đã đầu đủ nghiên cứu và tài liệu về công trình đó.

Các điều kiện của phương pháp bảo quản.

- Việc bảo tồn toàn bộ cần phải được cân nhắc thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Chỉđược

làm và coi như trường hợp ngoại lệ. Và phải làm rõ ràng những giá trị làm lại là sự kế thừa

của nghiên cứu bài bản và chuẩn xác.

- Trong giai đoạn thi công cần phải chú { bảo vệ các xắc thái biểu hiện nghệ thuật

của di tích. Tránh làm di tích mất đi cái hồn riêng của nó.

- Trung tu toán bộ phải thật nghiêm khắc và chỉ thực hiện kho đầy đủ các dữ liệu và

được các chuyên gia và xã hội công nhận.

- Không được phép lợi dụng việc trùng tu toàn bộ làm sai, làm hiện đại hóa, thay

đổi chức năng, … làm mất đi giá trị nguyên gốc của công trình.

Chương 8: Các bước trong việc thiết kế và trung tu, bảo tồn di sản kiến trúc

8.1 Các phương pháp nghiên cứu đối tượng

8.1.1 Nghiên cứu tư liệu Lịch sử-thư mục và lưu trữ

8.1.2 Nghiên cứu bản chất của các di tích kiến trúc

8.1.3 Nghiên cứu khảo cổ các di tích kiến trúc

8.1.4 Cách nghi lại các di tích kiến trúc

8.2 Thiết kế trùng tu các di tích riêng lẻ

8.3 Trùng tu quần thể các di tích Kiến trúc

8.4 Thiết kế quy hoạch khu vực di tích

8.5 Báo cáo khoa học về công tác trùng tu.

8.6 Công tác thực hiện và thi công trùng tu các di sản.

07/04/2013

6

8.1 Các phương pháp nghiên cứu đối tượng

8.1.1 Nghiên cứu tư liệu Lịch sử-thư mục và lưu trữ

Khái niệm về nghiên cứu tư liệu lịch sử - thư mục và lưu trữ gồm có:

- Nghiên cứu những hiểu biết về công trình cần được trùng tu, các lần trùng tu được ghi lại

trong sách sử, hồi k{, các công trình khoa học, các chuyên đề, tài liệu của nhà quản l{, …

- Phát hiện và nghiên cứu những tài liệu chưa được công bố và được lưu giữ ở tại các cơ

quan quản l{ hay các ngành có liên quan.

- Nghiên cứu từ dữ liệu đồ họa.

- Liên hệ giữa công trình cần trùng tu với các công trình có cùng niên đại, cùng phong cách

và địa phương. Đây sẽ là những tìa liệu quan trọng để bảo tồn và trùng tu các di tích

- Hệ thống hóa các khâu trong nghiên cứu để trở thành các dữ liệu quan trọng khi thực hiện

bảo tồn và trùng tu.

8.1.2 Nghiên cứu bản chất của các di tích kiến trúc

Việc nghiên cứu bản chất kiến trúc được bắ đầu

bằng cách khảo sát trên thực địa. Cần phải nắm

chắc được đặc điểm,cơ cấu, bố cục, trang trí, … của

công trình.

- Tìm hiểu, phân tích và phán đoán các bộ phận

hay các vị trí của công trình và đưa ra những

quan điểm chủ quan ban đầu về công trình.

- Sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng cần đưa ra

thảo luận và trao đổi với các chuyên gia về bảo

tồn khác để nhìn nhận vấn đề theo nhiều

hướng.

- Khảo sát { kiến của mọi người và mọi giới để

thu thập được nhiều thông tin nhất về công

trình cần được bảo tồn và trung tu và phát huy

đúng giá trị vốn có của công trình đó

07/04/2013

7

8.1.3 Nghiên cứu khảo cổ các di tích kiến trúc

Sau khi có các khái niệm chung về công trình cần xác định tính chất của công trình cần thăm

do và tiến hành các bước khảo cổ các di tích.

- Thăm do là việc thí nghiệm, nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định được các giai đoạn, các

phần của di tích. Việc xác định những thứ này không chỉ làm rõ được cách cấu tạo và hình

thành nên di tích, thuận tiện cho việc bảo tồn và trùng tu vè sau.

- Việc khảo cổ và đào xung quanh các di tích là tàn tích còn phát hiện ra được những tầng

trồng lấp của công trình. Việc này giúp xác định được công trình không chỉ được xây dựng

8.1.4 Cách nghi lại các di tích kiến trúc

- Hình vẽ

- Chụp ảnh

- Vẽ can

- Hình đổ khuôn,dập khuôn.

- Đo đạc

- Làm mô hình

07/04/2013

8

8.2 Thiết kế trùng tu các di tích riêng lẻ

a. Lập dự án trùng tu:

- Lập dự án trùng tu phải mang tính cụ thể và đầy đủ với từng chủ đề ứng với từng giai

đoạn khác nhau. Làm rõ 2 vấn đề. Thứ 1: bằng cách gì để đảm bảo trạng thái lâu dài và ổn

định của di tích. Thứ 2: cái gì quyết định điểm chủ đạo về mặt giá trị xã hội của di tích, va

đưa ra các phương pháp bảo tồn và trùng tu di tích.

- Trong giai đoạn lập dự án cán bộ làm bảo tồn và trùng tu phải thu thập và sử dụng các {

kiến chuyên gia, đề xuất phương án đảm bảo sự ổn định và tính bảo quản đối với đối

tượng đó. Cũng như đưa ra những kiến giải trong tương lại của công trình sau khi trùng

tu.

- Công tác khảo sát bước đầu nhằm đưa

ra nhiệm vụ của việc trùng tu, xác định

các công việc nghiên cứu bước đầu,

bản vẽ thi công và dự toán kinh phí tổ

chức thực hiện.

- Nhiệm vụ trùng tu do các cơ quan bảo

vệ di tích của nhà nước phê duyệt.

Trong nhiệm vụ phải đảm bảo nguồn

dữ liệu chính trong suốt quá trình

trùng tu, các cơ sở dữ liệu ban đầu,

Khái quát chi tiết các quá trình của việc

trùng tu. Chỉ rõ các giá trị cần bảo tồn

trùng tu và nếu rõ phần bổ sung mới

hay cũ hay nguyên gốc.

- Trong việc lập dự án đầu tư chúng ta

không chỉ quan tâm đến đối tượng

trùng tu mà cần chú { những yếu tố

cảnh quan hay công trình xung quanh.

Điều đó nhằm bảo vệ môi trường và

giá trị lịch sử xung quanh.

07/04/2013

9

b. Bản vẽ thiết kế sơ bộ trùng tu:

- Bản vẽ được lập dựa trên những khảo sát nghiên cứu về di tích. Bản vẽ bao gồm các phần sơ

đồ, cấu tạo, và giải thích rõ các giá trị và nguyên nhân phá hủy hay trạng thái ổn định của di

tích.

- Bản vẽ sơ đồ dự kiến biến đổi của đối tượng và thuyết minh trùng tu:

+ Phân tích những kiến giải về trạng thái của di tích, đánh giá và đưa rõ ra các lớp cấu thành

nên di tích và giá trị của đối tượng nghiên cứu trong hiện trạng.

+ Kiến giải của tác giả trùng tu về các đối tượng trong nghiên cứu. Phân tích và đưa ra giá trị của

việc sau trùng tu.

+ Những giải tích của tác giả về việc lựa chọn các chi tiết, các phương pháp của việc trung tu các

đối tượng.

- Những bản vẽ chi tiết về các đối tượng khác trong các di tích cần được làm rõ và có phương

án đối sử với đối tượng đó trong việc trung tu tạo ra các cảnh quan phù hợp và ăn nhập.

c. Bản vẽ thiết kế thi công:

- Bản vẽ thi công trùng tu chỉ được lập sau khi

đã có nghiên cứu và những tài liệu chính xác,

được các chuyên gia thẩm định.

- Bản vẽ thi công được coi là cơ sở của việc xác

định các phương pháp trung tu và thể hiện

chi tiết kỹ thuật của việc trùng tu nhằm đưa

ra hiện trường để sử dụng làm tài liệu thi

công.

- Trong các trường hợp khi ra hiện trường sẽ

xuất hiện những vấn đề mới ( hoặc phát hiện

ra những giá trị mà trong các bước nghiên

cứu cơ sử chưa phát hiện ra) phải báo cáo,

tạm dừng và nghiên cứu kỹ hơn để đưa ra

bản vẽ thi công hòa chỉnh hơn với đối tượng

cần nghiên cứu.

- Trên thực tế cho thấy dù bản vẽ tho công

được thực hiện tỉ mỉ và công phu nhưng thực

tế trên hiện trường thi công vẫn khó có thể

đạt được toàn bộ như bản vẽ, bởi vậy việc

báo cáo và lập bản vẽ hoàn công nhằm xác

định và đánh giá công trình cần phải thực

hiện.

07/04/2013

10

8.3 Trùng tu quần thể các di tích kiến trúc.

- Ngày nay với những l{ luận và nguyên tắc bảo tồn và trùng tu thì khái niệm về bảo tồn di

tích cũng có sự thay đổi. Với khái niệm đó thì di tích không chỉ là một công trình mà có thể

được đặt trong hoàn cảnh nhiều công trình khác nhau, và nằm trong một quần thể các

công trình khác tạo giá trị cho nhau và bổ xung cho nhau.

- Quần thể kiến trúc có thể hiểu là nhiều công trình khác nhau, niện đại khác nhau, …

nhưng khi hợp với nhau lại trở thành quần thể các công trình kiến trúc có liên quan. Và

việc trùng tu các di tích này là rất phức tạp và công phu.

- Điều kiện để xây dựng và lập thiết kế trùng tu các quần thể kiến trúc:

+ Phân tích về mặt khoa học về sự hình thành và nguyên tắc bố cục chính của tổng

thể công trình và quần thể các công trình.

+ Khảo sát tỉ mỉ từng chi tiết và đưa ra các dự kiến trùng tu dựa vào các chi tiết đó.

+ xác định giá trị của khu di tích về quy hoạch trong thành phố và đề ra sự phát

triển trong tương lại của di sản.

+ Phân tích những đường nét chính trong quần thể kiến trúc với thiên nhiên xung

quanh.

+ Xác định ranh giới bảo vệ quẩn thể kiến trúc

- Mục đích của việc bảo tồn và trùng tu cá quẩn thể kiến trúc là nhằm giải phóng các di tích

ra khỏi các lớp bổ sung mới gấy mất giá trị của di sản, tạo ra những vành đai để bảo vệ di sản

đó trước sự xâm hại từ mọi hướng, mọi ảnh hưởng.

07/04/2013

11

8.4 Thiết kế quy hoạch khu vực di tích.

- Khu di tích là một giá trị không thể tách rời khỏi tổng thể của một đô thị hay một công

trình trong quần thể kiến trúc cũng không thể tách rời khỏi quần thể kiến trúc đó. Việc

quy hoạch các khu di tích này nhằm tạo ra giá trị và kết nối các giá trị cảnh quan cửa di

tích với các thành phần con lại. Nâng cao gia trị của di tích với tổng thê thành phố,…

- Đối với các công trình di tích nằm trong đô thị chúng ta cần khảo sát và đánh giá gia trị

của công trình đó với đô thị. Cần lập ra những vùng bảo vệ di tích đó để sự xâm hại di sẳn

được quản l{. Tạo ra môi trường cảnh quan phù hợp để giá trị của các di tích không bị phá

vỡ. Tạo ra các tuyến , trục du lịch nhằm phát huy giá trị của di sản.

- Đối với những di tích nằm trong quần thể chúng ta cần có phương án để tạo ra mối liện

hệ trong quy hoạch các công trình. Tìm ra những đặc điểm chung hay giá trị giống nhau

của các khu di sản để lập quy hoạch. Tạo ra các phần theo thời kz hay theo giá trị di tích.

- Các bản vẽ trong quy hoạch khu vực di tích bao gồm:

+ bẳn vẽ mặt bằng tổng thể.

+ Bản vẽ hô nươc có giá trị lịch sử . Biện pháp điều chỉnh các con sông.

+ Bản vẽ thiết kế trồng cây xanh

+ Bản vẽ giao thông qua các khu vực.

+ Bản vẽ cấp thoát nước trong công trình

+ Bản vẽ cấp điện sinh hoạt

+ Các bản vẽ chi tiết thiết kế phục hồi cải tạo

+ Bản vẽ sơ đò tham quan.

+ Thuyết minh các phần.

07/04/2013

12

8.4 Báo cáo khoa học của việc trùng tu.

- Báo cáo khoa học trùng tu các di sản , di tích được thực hiện từ giai đoạn đầu cho đến giai

đoạn kết thục. Đây là một công việc nhằm đảm bảo sự tham gia một cách đầy đủ và có

trách nhiệm của người làm bảo tồn với di sản.

- Các bảo cáo khoa học được kiểm tra và thanh tra qua các ban ngành có chức năng của

nhà nước và các tổ chức của thế giới nhằm đánh giá công tác làm bảo tồn và trung tu các

di tích một cách đúng nhất và rút kinh nhiệm cho các công trình khác.

- 6 phần của báo cáo khoa học:

+ tư liệu nghiên cứu ở lưu trữ hoặc thư tịch lịch sử

+Tưu liệu nghien cứu khảo sát ở thực địa di tích

+ Các bản vẽ, tranh vẽ tài liệu ghi lại hiện trang công trình di tích đang tồn tại ở thời điểm

nghiên cứu.

+ Các tư liệu phân tích và đánh giá hình thức, bố cục của di tích, mối liên hệ của nó với môi

trường xung quanh. Thuyết minh và hiện trạng trùng tu.

+ Các tư liệu thiết kế, trùng tu di tích. ( Các bản vẽ thiết kế sơ bộ và thi công với từng giá trị

của di tích đó)

+ Phần mô tả lại quá trình thi công tại công trường.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: