Pythagoras - Nhà toán học thiên tài và cái chết lãng xẹt bậc nhất lịch sử!
Có lẽ không ai không biết tới Pythagoras, nhà toán học, triết học, khoa học nổi danh nhất nhì thời cổ đại. Tên ông và những định lý toán học cơ bản luôn có trong sách giáo khoa.
Pythagoras hay quen thuộc hơn với chúng ta là Pitago là nhà , khoa học, vĩ đại bậc nhất trong lịch sử. Ông là người đầu tiên tin và chứng minh được rằng tổng 3 góc trong 1 tam giác luôn bằng 180 độ.
Có lẽ chúng ta quen hơn với định lý Pitago (từ đây chúng tôi sẽ dùng Pitago thay cho Pythagoras để quen thuộc hơn với độc giả), nội dung chính như sau:
"Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bao giờ cũng bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại". Đây được coi là tiền đề cơ bản trong hình học và cũng chính định lý này khiến cho tên tuổi Pitago nổi danh khắp thế giới!
Những đóng góp của Pitago cho khoa học là không thể đong đếm hết. Có 1 điều thú vị là nhiều người gọi định lý Pitago bằng 1 cái tên khác là định lý 100 con bò. Theo truyền thuyết, vì quá vui sướng khi chứng minh được định lý trên, ông và các học trò đã giết liền 100 chú bò tốt để ăn mừng.
Pitago sinh ra vào khoảng năm 580-570 TCN và mất vào 500-490 TCN tại hòn đảo Samos xinh đẹp (bờ biển phía Tây Hy Lạp). Khi đang tuổi thanh niên, ông đã nổi tiếng với sự thông minh, kiệt xuất của mình. Đó cũng là nguyên nhân Pitago được khuyên nên tới Memphis, Ai Cập để học hỏi những người tế lễ tài giỏi ở đó, dù cho đã rời quê hương đến Crotone, miền Nam nước Ý.
Chính Thales (được coi là cha đẻ của khoa học), người cũng có những đóng góp quan trọng cho hình học thế giới với định lý Thales cũng vô cùng ấn tượng trước khả năng và trí thông minh của Pitago.
Sau này, Pitago theo đuổi nền khoa học ở các dân tộc khác nhau, điều này khiến ông từng dành nhiều năm nghiên cứu tại Ấn Độ, Ai Cập, Babilon và đương nhiên Pitago trở nên uyên bác ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: Số học, hình học, y học, triết học, thiên văn học....
Đam mê theo đuổi và nghiên cứu học thuật, mãi đến những năm 50 tuổi, Pitago mới trở lại quê nhà. Sau này, ông mở 1 trường học tại miền Nam nước Ý, tại đây Pitago thu nhận hàng trăm học sinh, đặc biệt là ngôi trường này chấp nhận cho cả phụ nữ theo học.
Ở đó, Pitago đưa ra chương trình 5 năm học gồm 4 bộ môn chính là: Hình học, toán học, thiên văn và âm nhạc, nhưng chỉ có những môn sinh từ năm 3 trở lên mới được ông trực tiếp giảng dạy.
Ngoài ra, chúng ta còn nhớ tới ông như người sáng lập của trường phái Pythagoras, một tổ chức theo đuổi sự hoàn hảo về đạo đức. Những người thuộc đó sẽ sống trong trường, không được có sở hữu chung cũng như bắt buộc phải ăn chay.
Trường phái Pitago có niềm tin vô cùng lớn vào các con số, họ tin rằng tất cả những gì tồn tại trên đời đều phụ thuộc vào các con số, kể cả sự luân hồi! Chính chúng tạo ra vật chất, con người, thế giới, vì vậy qua đó, có thể tiên đoán trước phần nào tương lai.
Không những thế, những môn sinh của trường phái Pythagoras cũng luôn được chú trọng tới âm nhạc, họ coi đó là nhân tố then chốt cấu thành cuộc sống và thường cùng nhau hát vang ca ngợi thần Apollo, dùng đàn lyre để chữa bệnh cho cả tâm hồn lẫn thể xác, hay đặc biệt là tăng cường trí nhớ bằng cách... ngâm thơ.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, tổ chức đó lại có khá nhiều nguyên tắc kỳ lạ, ví như không được bước qua các thanh giằng hay nổi tiếng nhất là quy định không được động chạm vào hạt đậu dưới mọi hình thức.
Cũng chính bởi những quy định có phần cứng nhắc, mang màu sắc mê tín này mà truyền thuyết về cái chết "lãng xẹt" của Pitago được lưu truyền cho đến tận ngày nay!
Giai thoại này kể rằng, do có nhiều mâu thuẫn nảy sinh, Pitago bị 1 toán người truy sát, ông mải miết chạy mà không cần biết mình sắp tới đâu chỉ để bảo toàn tính mạng. Thế nhưng được 1 hồi, Pitago phát hiện ra mình bị 1 cánh đồng trồng đậu chắn ngang.
Dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy, nhưng do trường phái Pythagoras nghiêm cấm đụng chạm hay sợ vào đậu dưới mọi hình thức nên Pitago thà chết chứ không chịu chạy ngang qua cánh đồng đậu thoát thân. Và rồi kết quả là ông phải bỏ mạng tại đây chỉ bởi những quy định kỳ lạ về hạt đậu!
Còn 1 giai thoại khác nữa về Pitago, có người cho rằng, Pitago không phải là người chứng minh được định lý về tam giác vuông mà là 1 môn sinh của ông. Nhưng bởi ngày đó, thành tích của học trò cũng được xem là của người thầy chỉ dẫn nên Pitago mới được lưu danh hàng ngàn năm như vậy.
Thực tế, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được điều này là đúng hay sai nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp không biết mệt mỏi về mặt học thuật của Pitago đối với nhân loại. Các phát hiện, định lý của ông như đánh dấu những bước tiến khổng lồ trong sự phát triển của lịch sử loài người.
Tham khảo nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top