Báo cáo TTTH (ăn cắp)

Lời nói đầu

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tiến dần tới nền kinh tế thị trường. Ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển đó. Là một sinh viên ngành ngân hàng, em nhận thấy, những hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng cũng như những yếu tổ tác động đến hoạt động của hệ thống ngân hàng là rất quan trọng. Vì vậy, được sự giúp đỡ của khoa Tài chính – Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai và sự hướng dẫn tận tình của cô Đỗ Thị Diên, em đã có thêm những hiểu biết  về hoạt động ngân hàng. Kết hợp kiến thức em đã được học trên giảng đường, cùng thực tế trong quá trình thực tập, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về lịch sử hình thành, cơ cấu và tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai.

Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm bốn phần

-         Phần một: Giới thiệu về đơn vị thực tập.

-         Phần hai: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động.

-         Phần ba: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

-         Phần bốn: Đề xuất hướng đề tài khóa luận.

MỤC LỤC

I.                   Giới thiệu về đơn vị thực tập.

1.      Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

2.      Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai

II.               Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của chi nhánh trong 3 năm 2009, 2010, 2011.

1.      Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của chi nhánh.

2.      Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.      Một số nhận xét về tình hình hoạt động của chi nhánh.

III.            Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

IV.             Đề xuất hướng đề tài khóa luận

 NỘI DUNG

I.                   GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.      Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

-     Tên viết tắt: NHNo&PTNT

-     Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development

-     Địa chỉ: số 02, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

-     Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại Nhà nước

-     Sơ đồ mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam.

(...)

(Nguồn: Phòng hành chính chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)

2.      Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.

Đứng trước tình hình đổi mới của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu NHNo&PTNT Việt Nam đã thành lập thêm nhiều chi nhánh trên cả nước đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Gia Lai...

Trên địa bàn Hà Nội, ngày 18/3/1997 Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam đã quyết định thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai trực thuộc trung tâm điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trụ sở chính: 813 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà nội

Ngay từ khi thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã được phép thực hiện mọi hoạt động ngân hàng tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ.

Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai là một đại dịên được ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với NHNo&PTNT Việt Nam. Về pháp lí chi nhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam .

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai là một chi nhánh ngân hàng mới được thành lập nên quy mô hoạt động còn nhỏ nhân sự còn hạn chế. Bởi vậy phương châm  hoạt động của chi nhánh là gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Chính phương châm này, chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã tự hoàn thiện mình,   luôn phát huy những kinh nghiệm tiếp thu được, sáng tạo năng động, dám nghĩ dám làm để phát triển và kinh doanh có lợi nhuận.

NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai là chi nhánh loại 1, là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam bao gồm các chi nhánh được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 1, có các chi nhánh hoạt động hạn chế phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc. Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo&PTNT Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý và điều hành chi nhánh bao gồm

(Nguồn: Phòng hành chính chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)

Bộ máy lãnh đạo gồm có

Các phòng ban

Tên cán bộ

Chức vụ

Ban giám đốc

Hà Thị Phương Hoa

Trưởng ban

Nguyễn Văn Chinh

Giám đốc

Đỗ Đình Hồng

Phó giám đốc

Nguyễn Xuân Thanh

Phó giám đốc

Nguyễn Thị Hiền

Phó giám đốc

Phòng kế toán và ngân quỹ

Trịnh Văn Quang

Trưởng phòng

Phòng hành chính và nhân sự

Lê Đức Giang

Phó phòng

Nguyễn Huy Hải Phong

Phó phòng

Phòng dịch vụ & Marketing

Vũ Quốc Trung

Trưởng phòng

Nguyễn Thị Mai Hiên

Phó phòng

Phòng điện toán

Trịnh Văn Quang

Trưởng phòng

Phòng kế hoạch và kinh doanh

Đinh Tường Vân

Phó phòng

Bùi Thị Thùy Liên

Tổ phó

Phòng kinh doanh ngoại hối

Vũ Thị Hạnh

Trưởng phòng

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Đoàn Thị Oanh

Trưởng phòng

Đỗ Thị Nhẫn

Phó phòng

Phòng giao dịch Giáp Bát

Trần Thị Kim Oanh

Trưởng phòng

Lê Đắc Hòa

Phó phòng

Phòng giao dịch Đại Kim

Lương Tuấn Huy

Trưởng phòng

Phòng giao dịch Nguyễn Trãi

Tạ Duy Dũng

Trưởng phòng

Nguyễn Thị Thu Phương

Phó phòng

Phòng giao dịch Ngã Tư Sở

Nguyễn Thị Thúy Hường

Trưởng phòng

Ngô Văn Tuấn

Phó phòng

Phòng giao dịch Cửa Nam

Đặng Thị Tùng

Trưởng phòng

Dương Lệ Hằng

Phó phòng

Phòng giao dịch số 6

Phạm Thị Thanh

Trưởng phòng

(Nguồn: Phòng nhân sự chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc

  Phụ trách điều hành các công việc sau:

1. Thực hiện phân công lao động trong cơ quan như

- Công tác tổ chức cán bộ.

- Công tác kiểm soát kế hoạch.

- Công tác kế toán tài chính, thống kê kho quỹ.

- Công tác ký duyệt cho vay.

- Công tác quan hệ đối ngoại với các địa phương và các đơn vị bạn.

2. Quyền hạn của giám đốc

- Nhận vốn, đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do Ngân hàng Nhà nước giao để quản lí, sử dụng theo mục tiêu mà cấp trên giao, bảo toàn và phát triển vốn.

- Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và hàng năm của Ngân hàng. Đề ra các phương án kinh doanh về đề án tổ chức quản lý của Ngân hàng để trình cấp trên có thẩm quyền.

- Tổ chức điều hành Ngân hàng.

- Thực hiện nhiệm vụ bổ nhiệm khen thưởng, kỉ luật cán bộ.

Giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước cấp trên về mặt pháp lí về mọi hoạt động của Ngân hàng. Sau khi có quyết định của cấp trên, giám đốc có thẩm quyền điều hành cao nhất của Ngân hàng và thực hiện chức năng quản lí đối với các phòng .

Chức năng và nhiệm vụ của các phó giám đốc

Nhiệm vụ của phó giám đốc là giúp việc cho giám đốc, chỉ huy điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước giám đốc về nhiệm vụ đã được giao.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

 Phòng kinh doanh

- Trưởng phòng: Nắm hoạt động chung của cả phòng với nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các khoản tín dụng.

- Phó phòng: giúp việc cho trưởng phòng .

- Nhân viên: có nhiệm vụ theo dõi phần tín dụng cho các pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân, thống kê và báo cáo kết quả thống kê tổng hợp cho lãnh đạo.

 Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

- Nhiệm vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với khách hàng (chủ yếu là trên địa bàn Hà nội - nơi Ngân hàng phụ trách ).

- Tư vấn cho các đối tượng trong các trường hợp khó khăn trong việc vay vốn .

 Nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế

Chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực ngoại tệ bao gồm mua bán và tổ chức thanh toán với các ngân hàng và khách hàng có ngoại tệ.

Nhiệm vụ của phòng kế toán ngân quỹ

- Kế toán trưởng: phụ trách chung mọi công việc trong phòng và giữ những ấn chỉ quan trọng.

- Phó phòng: kiểm soát chứng từ, tính ký hiệu mật và giữ ấn chỉ thường.

- Các nhân viên: phụ trách tiền gửi, tiền vay của các tổ chức kinh tế vào máy tính, nhận chứng từ hàng ngày, thực hiện kế toán thanh toán liên ngân hàng, kế toán tài sản nội bộ, kế toán chi tiêu, truyền tin thanh toán liên hàng vào các chứng từ hàng ngày, tham gia vào công bù trừ hàng ngày.

Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ tổ chức hành chính, phục vụ kinh doanh ngân hàng, văn thư lưu trữ, giao dịch đối nội, đối ngoại, quản lý nhân sự, quản lý tài sản, bảo vệ an toàn cơ quan.

Nhiệm vụ của phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bổ nhiệm một đồng chí trưởng phòng. Tuy mới được tổ chức nhưng Phòng kiểm  tra kiểm toán nội bộ đã phát huy tốt vai trò của mình. Công tác kiểm tra, kiểm  soát nội bộ đã góp phần quan trọng cho việc chỉ đạo điều hành kinh doanh, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc thực hiện nghiệp vụ nâng cao chất lượng kinh doanh, an toàn tài sản cho ngân hàng.

II.               TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1.      Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của đơn vị trong 3 năm 2009, 2010, 2011

2.      Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong 3 năm 2009, 2010, 2011

a.      Năm 2009

Nguồn vốn huy động

-         Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 (quy đổi) là 1.352 tỷ VNĐ, tăng

228 tỷ so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 20,3%. Trong đó, nguồn vốn nội tệ là 1191 tỷ VNĐ, và nguồn vốn ngoại tệ là 8971 USD ( đã quy đổi số ngoại tệ là EUR)

Cơ cấu nguồn vốn

-         Phân theo thời gian:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: 226 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 76 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 121% so với 2008.

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 181 tỷ VNĐ (đã quy đổi)

+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: 944 tỷ VNĐ ( đã quy đổi)

-         Phân theo tính chất nguồn vốn

+ Tiền gửi dân cư: 421 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 35 tỷ đồng so với 2008

+ Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD: 895 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 542 tỷ đồng so với năm 2008.

Dư nợ cho vay

-         Tổng dư nợ đến 31/12/2009 (đã quy đổi) là 1452 tỷ VNĐ, tăng 328 tỷ đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 29%.

-         Cơ cấu tín dụng theo nguyên tệ

+ Dư nợ cho vay nội tệ: 1333 tỷ VNĐ, tăng 325 tỷ đồng so với 2008, tỷ lệ tăng là 32,24%. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 935 tỷ VNĐ, tăng 309 tỷ so với 2008, tỷ lệ tăng là 49,3%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 360 tỷ VNĐ, giảm 22 tỷ đồng so với 2008.

+  Dư nợ cho vay USD: 5598 ngàn USD, tăng 178 ngàn USD so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 3,3%.

-         Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

+ Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước: 20 tỷ VNĐ (đã quy đổi), giảm 17 tỷ so với 2008.

+ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1205 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 295 tỷ đồng so với 2008, tỷ lệ tăng là 32,4%

+ Dư nợ hộ gia đình, cá nhân: 225 tỷ VNĐ (đã quy đổi), tăng 108 tỷ đồng so với 2008, tỷ lệ tăng là 92,3%.

b.      Năm 2010

Nguồn vốn huy động

-         Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 (quy đổi) là 1.994 tỷ VNĐ, tăng 642 tỷ so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 48%, đạt 110% kế hoạch giao. Trong đó nguồn vốn nội tệ là 1.845 tỷ, tăng 654 tỷ so với 2009, tỷ lệ tăng 55%, chiếm 92,5 % tổng nguồn vốn, đạt 111% kế hoạch giao năm 2010. Còn nguồn vốn ngoại tệ là 7.897 ngàn USD (đã quy đổi số ngoại tệ là EUR) giảm 1,074 ngàn USD, tỷ lệ giảm 12% so với 2009, chiếm 7,5 % tổng nguồn vốn, đạt 89% kế hoạch 2010.

Dư nợ cho vay

-         Tổng dư nợ đến 31/12/2010 (quy đổi) là 1.710 tỷ VNĐ, tăng 258 tỷ đồng, tỷ

lệ tăng 18% so với 2009, đạt 97% kế hoạch được giao.

Trong tổng dư nợ cho vay có 340.373 EUR là dư nợ cho vay theo chỉ định của NHNo VN và 20.381.250 ngàn đồng là dư nợ CV bằng vốn tài trợ UTĐT (JICA) không nằm trong kế hoạch dư nợ giao năm 2010.

+ Dư nợ cho vay nội tệ: 1.584 tỷ, tăng 251 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 19% so với năm 2009, đạt 97% kế hoạch giao, chiếm 92,5% tổng dư nợ

Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 1.205 tỷ, tăng 270 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20% so với năm 2009, chiếm 76% tổng dư nợ nội tệ. Còn dư nợ trung và dài hạn là 379 tỷ, giảm 19 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 5% so với 2009, chiếm 24% tổng dư nợ nội tệ.

+ Dư nợ cho vay USD: 6.162 ngàn USD, tăng 564 ngàn USD, tỷ lệ tăng 10% so với 2009, đạt 95% KH giao năm 2010, chiếm 7% tổng dư nợ.

+ Dư nợ cho vay EUR: 340 ngàn EUR, giảm 327 ngàn EUR so với 2009, chiếm 0.5% tổng dư nợ.

-         Dư nợ theo thành phần kinh tế:

+ Dư nợ DNNN: 37 tỷ đồng (quy đổi), tăng 17 tỷ, tỷ lệ tăng 88% so với 2009, chiếm 2% tổng dư nợ.

+ Dư nợ DN ngoài quốc doanh: 1.432 tỷ đồng (quy đổi), tăng 227 tỷ, tỷ lệ tăng 18% so với 2009, chiếm 84% tổng dư nợ.

+ Dư nợ hộ gia đình cá nhân: 239 tỷ đồng, tăng 14 tỷ, tỷ lệ tăng 6% so với 2009, chiếm 14% tổng dư nợ.

Dư nợ bình quân đầu người đạt 16.7 tỷ đồng/người.

Kết quả kinh doanh ngoại hối

-         Tổng doanh số thanh toán XNK năm 2010: 49,228 ngàn USD, tăng 37% so với 2009.

Trong đó, thanh toán xuất khẩu là 12,961 ngàn USD, tăng 38% so với 2009. Thanh toán nhập khẩu là 36,267 ngàn USD, tăng 37% so với 2009.

-         Tổng doanh số mua, bán ngoại tệ năm 2010: 88,594 ngàn USD, tăng 46% so với năm 2009.

Trong đó, doanh số mua là 44,328 ngàn USD, tăng 48% so với 2009. Doanh số bán là 44,266 ngàn USD, tăng 45% so với 2009.

-         Tổng lãi lũy kế hoạt động TTQT&KDNT năm 2010 là 4,6 tỷ đồng, tăng 119% so với 2009, chiếm 64% tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh.

c.      Năm 2011

Nguồn vốn huy động

-         Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 (quy đổi) là 1.793 tỷ VNĐ, giảm 201 tỷ so với 2010, tỷ lệ giảm là 10%, đạt 89% kế hoạch giao.

Trong đó

+ Nguồn vốn nội tệ là 1.623 tỷ, giảm 222 tỷ so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 12%, chiếm 90,5% tổng nguồn vốn, đạt 87% kế hoạch giao 2011.

+ Nguồn vốn ngoại tệ là 8,153 ngàn USD (đã quy đổi số ngoại tệ là EUR), tăng 256 ngàn USD, tỷ lệ tăng là 3,2% so với 2010, chiếm 9,5% tổng nguồn vốn, đạt 116% kế hoạch giao năm 2011.

Dư nợ cho vay

-         Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2011 (quy đổi) là 1.628 tỷ VNĐ, giảm 82 tỷ VNĐ, tỷ lệ giảm 4,8% so với 2010, đạt 105% kế hoạch giao.

Trong tổng dư nợ cho vay có 18,9 tỷ đồng là dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư (JICA) không nằm trong kế hoạch dư nợ giao 2011.

-         Dư nợ phân theo nguyên tệ

+ Dư nợ cho vay nội tệ 1.509 tỷ VNĐ, giảm 75 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4,7% so với năm 2010, đạt 103% kế hoạch được giao, chiếm 92,7% tổng dư nợ.

Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 1.147 tỷ đồng, giảm 58 tỷ đồngm tỷ lệ giảm 4,8% so với 2010, chiếm 76% tổng dư nợ nội tệ. Dư nợ trung và dài hạn là 362 tỷ đồng, giảm 17 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4,5% so với 2010, chiếm 24% tổng dư nợ nội tệ.

+ Dư nợ cho vay USD: 5,538 ngàn USD, giảm 624 ngàn USD, tỷ lệ giảm 10% so với năm 2010, đạt 138% kế hoạch giao năm 2010, chiếm 7% tổng dư nợ.

Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 4,618 ngàn USD, giam 408 ngàn USD, tỷ lệ giảm 8,1% so với năm 2010, chiếm 83,4% tổng dư nợ cho vay ngoại tệ (USD).

Dư nợ trung và dài hạn là 920 ngàn USD, giảm 216 ngàn USD, tỷ lệ giảm 19% so với năm 2010, chiếm 16,6% tổng dư nợ cho vay ngoại tệ (USD).

+ Dư nợ cho vay EUR (trung, dài hạn): 157 ngàn EUR, giảm 183 ngàn EUR, tỷ lệ giảm là 53,8% so với 2010, chiếm 0,3% tổng dư nợ.

-         Dư nợ dựa theo thành phần kinh tế:

+ Dư nợ doanh nghiệp nhà nước: 94 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 57 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 154% so với 2010, chiếm 5,8% tổng dư nợ.

+ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.387 tỷ đồng (đã quy đổi), giảm 45 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3,1% so với 2010, chiếm 85,2% tổng dư nợ.

+ Dư nợ hộ gia đình, cá nhân: 147 tỷ đồng, giảm 92 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 38,5% so với các năm 2010, chiếm 9% tổng dư nợ.

Dư nợ bình quân đầu người đạt 15,36 tỷ đồng/người.

Kết quả kinh doanh ngoại hối

-         Tổng doanh số thanh toán XNK năm 2011: 73,290 ngàn USD, tăng 48,9% so với 2010. Trong đó:

+ Thanh toán nhập khẩu: 42,621 ngàn USD, tăng 17,5% so với 2010.

+ Thanh toán xuất khẩu: 29,751 ngàn USD, tăng 130% so với 2010.

+ Chuyển tiền kiều hối: 918 ngàn USD.

-         Tổng doanh số mua, bán ngoại tệ năm 2011: 130,952 ngàn USD, tăng 47,8% so với 2010. Trong đó:

+ Doanh số mua: 65,444 ngàn USD, tăng 47,6% so với 2010.

+ Doanh số bán: 65,508 ngàn USD, tăng 48% so với năm 2010.

-         Thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã

thu hút được nguồn vốn giá rẻ như ký quỹ thanh toán LC (lãi suất 0%/năm), ký quỹ mua ngoại tệ (lãi suất 2,4%/năm), với số dư bình quân khoảng 10 tỷ đồng/năm (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi). Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã thu hút được khách hàng sử dụng các dịch vụ khác, đặc biệt là dịch vụ tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền trong nước, các dịch vụ tư vấn tài chính… tăng thu dịch vụ khác ngoài tín dụng cho chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh cũng được Agribank hỗ trợ phí điều tiết nội bộ do bán ngoại tệ cho hệ thống.

-         Tổng lãi lũy kế hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2011 là 5,7 tỷ đồng, chiếm 57% tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh.

3.      Một số nhận xét về tình hình hoạt động của đơn vị dựa trên các số liệu.

-         Về công tác huy động vốn:

Chi nhánh đã kịp thời đưa ra những biện pháp linh hoạt trong điều hành lãi suất nhằm giữ  sự ổn định của nguồn tiền gửi dân cư trong điều kiện các NHTM đua nhau áp dụng các hình thức khuyến mại, tăng lãi suất, lôi kéo khách hàng gửi tiền ở thời điểm cuối 2010 => Mức tăng trưởng đạt 6,6% so với 2009.

Bên cạnh đó, chi nhánh thường xuyên duy trì được nguồn tiền gửi không quá kỳ hạn bình quân ở mức 300 đến 400 tỷ, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên ngàn tỷ đồng góp phần tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động một cách đều đặn.

-         Về công tác tín dụng.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai trong năm 2009 có những thuận lợi nhất định nhưng cũng gặp không ít khó khăn do sự diễn biến bất thường của nền kinh tế. Trong năm 2009 chi nhánh Hoàng Mai đã có những lựa chọn hướng đầu tư phù hợp , đảm bảo lượng tín dụng , không đầu tư cho vay vào những lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao như cho vay kinh doanh chứng khoán, tạm dừng giải ngân đối với các dự án kinh doah bất động sản, chú trọng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đối với các khách hàng truyền thống mở rộng cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình hộ kinh doanh làm ăn có hiệu quả.

Trong năm 2010 và 2011, chi nhánh đã có những lựa chọn hướng đầu tư phù hợp, chú trọng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đối với khách hàng truyền thống, hạn chế, giảm dư nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh không hiệu quả, rủi ro. Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với khách hàng mới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều dịch vụ mang lại lợi ích cho Ngân hàng.

III.            NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.

1.      Lãi suất đầu vào cao, tính ổn định của nguồn vốn chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tiền gửi dân cư vẫn còn ở mức thấp (chỉ chiếm tỷ trọng 22,5% tổng nguồn vốn huy động).

Nguyên nhân:

 Trong 3 năm gần đây, sự diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới đã có tác động trực tiếp đến thị trường, kinh tế Việt Nam. Giá vàng, giá đô la Mỹ cao làm cho thị trường vốn, lãi suất thay đổi đột biến, các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng cạnh tranh quyết liệt trong việc huy động vốn làm cho nguồn vốn huy động từ dân cư có nguy cơ bị suy giảm, lãi suất đầu vào bị đẩy lên cao, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy độn vốn.

2.      Chất lượng tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu ở giữa các năm cao hơn mức cho phép ( 2010 là 7%, 2011 là 5%). Nợ  xấu tập trung ở một số khách hàng có số dư nợ lớn do sử dụng vốn vay không có hiệu quả, hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém không có khả năng trả nợ.

Nguyên nhân:

Trình độ, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán độ ở công tác tín dụng, việc thẩm định, điều tra, xem xét trước trong và sau khi cho vay chưa chặt chẽ, việc thiết lập và quản lý hồ sơ tín dụng còn thiếu tính pháp lý, chưa thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng dẫn đến 1 số khoản vay lớn phát sinh nợ xấu, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

3.      Việc thu hồi nợ đã xác lập rủi ro không đạt, không đáp ứng được yêu cầu về mặt tài chính, dẫn đến âm quỹ thu nhập. Hoạt động kinh doanh của mạng lưới các phòng giao dịch chưa đạt hiệu quả cao, nguồn vốn tăng trưởng chậm, không đều và chưa vững chắc.

4.      Việc đưa vào áp dụng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng, các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ… còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, chưa chú trọng việc đào tạo chuyên sâu theo từng chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn cụ thể.

5.      Mức độ tăng trưởng vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh chỉ đạt mức trên trung bình. Mặc dù doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng đáng để lưu tâm của ngân hàng trong thời điểm hiện tại.

Nguyên nhân:

Điều này là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng được điều kiện cho vay vốn lưu động của ngân hàng.

IV.             ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.

Đề tài 1: Vay vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai – Thực trạng và giải pháp.

-         Học phần: Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại

-         Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán

Đề tài 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai.

-         Học phần: Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại

-         Bộ môn: Ngân hàng - chứng khoán

     Đề tài 3: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án trong hoạtđộng cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai.

-         Học phần: Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại

-         Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #sonwrong