$&báo cáo thực tập kế toán$%

MỞ ĐẦU

Hiện nay trong nền kinh tế nước ta, dệt may là một trong những ngành có đóng góp lớn cho ngân sách của Nhà nước. Không những thế còn giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Trong ngành dệt may ở Việt Nam, Công ty may Thanh Trì là một đơn vị sản xuất, kinh doanh và gia công xuất khẩu các mặt hàng dệt may. Trước đây, Công ty thuộc Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex), trong gần 20 năm phát triển Công ty đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý vì thành tích của mình. Năm 2008, Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định số1397/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội. Để tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao như ngày nay, một mặt Công ty đã đầu tư thay đổi công nghệ ngay từ những năm 90, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, Công ty đã chú trọng đến công tác quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày một phát triển. Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả, giúp quản lý chặt chẽ tài sản, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc. Đây cũng là một thành công của Công ty may Thanh Trì. Chính vì vậy, em đã chọn Công ty làm nơi nghiên cứu, nắm vững cách thực hành kế toán trong thực tế. Bài viết của em ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 phần chính như sau:

Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phẩn may Thanh Trì.

Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần may Thanh Trì.

Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hach toán kế toán tại Công ty cổ phần may Thanh Trì.

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -

KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành

Tên đầy đủ : Công ty cổ phần may Thanh Trì

Tên thường gọi : Công ty may Thanh Trì

Tên giao dịch tiếng Anh:: Thanh Tri Garment Join Stock Company

Địa chỉ : Km 11, Quốc lộ 1A, Thị trấn Văn Điển,Thanh Trì, Hà Nội.

Điện thoại:84-4-38615334; 38614239

Fax: 84-4-38614239

Website: www.hapro.com.vn

Công ty cổ phần may Thanh Trì tiền thân là xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trực thuộc công ty sản xuất và xuất khẩu tồng hợp Hà Nội ( Haprosimex). Xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì được thành lập tháng 12 năm 1992, chính thức đi vào hoạt động tháng 5 năm 1993.Quy mô ban đầu gồm 4 dây chuyền sản xuất tại Phân xưởng may 1 và một số cán bộ quản lý.Tổng số lao động là 320 người. Tháng 5 năm 1994, Xí nghiệp thành lập thêm Phân xưởng may 2 với 4 dây chuyển sản xuất.Lúc này toàn Xí nghiệp có 2 Phân xưởng sản xuất với 8 dây chuyền may và 5 phòng ban.Tổng số lao động là 870 người. Năm 1995 Xí nghiệp đầu tư thêm 1 Phân xưởng thêu phục vụ sản xuất.Tổng số lao động là 875 người. Kể từ khi thành lập ,xí nghiệp vẫn là đơn vị trực thuộc Công ty sản xuất- xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đều phải thông qua tổng công ty.Chỉ cho đến khi có quyết định số 2032/QĐ-UB ngày 13/6/1996 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập xí nghiệp may Thanh Trì thì xí nghiệp mới có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Vietcombank chi nhánh HàNội và có tên giao dịch đối ngoại là Thanh Trì Garment Factory.Cũng trong năm này Xí nghiệp mở rộng thêm phân xưởng may 3 nâng tổng số lao động lên là 989 người

Đến năm 1998, xí nghiệp đầu tư thêm một dây chuyền sản xtuất tại phân xưởng 1, với tổng số lao động là 1127 người, thu nhập bình quân là 575000đ/ lao động/ tháng.

Đến năm 1999, xí nghiệp đằu tư chiều sâu, trang bị thêm thiết bị máy móc, thành lập thêm phòng KCS, với tổng số lao động là1130 người, thu nhập bình quân là 638000đ/lao động/tháng, Tháng 9 năm 2000, XN được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002

Năm 2002, Xí nghiệp mở rộng sản xuất thêm phân xưởng may 3 chuyên sản xuất hàng dệt kim, thu hút thêm 400 lao động , nâng tổng số lao động lên 1480 người.

Năm 2003, Xí nghiệp thành lập thêm Phân xưởng may 4 chuyên sản xuất hàng dán vào thánh 10, thu hút thêm trên 300 lao động.Cũng trong năm Xí nghiệp đã chuyển đổi thành công Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT chứng nhận.

Năm 2006, Xí nghiệp tích hợp thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và SA 8000, được Công ty QMS cấp giấy chứng nhận.

Song song với quá trình phát triển về sản xuất kinh doanh, các chế độ chính sách của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đối với người lao động ngày càng được hoàn thiện, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao.

Ngày 18 tháng 4 năm 2008, Công ty cổ phần may Thanh Trì được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì theo Quyết định số1397/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội. Theo phương án cổ phần hoá nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, công nhân viên trong Công ty giữ 49%. Hiện nay quy mô của Công ty gồm 2 phân xưởng may, 1 phân xưởng thêu với hơn 700 nhân viên.

1.1.2 Thành tích đạt được

Với nỗ lực của lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV, Công ty may xuất khẩu Thanh Trì đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất và các phong trào thi đua.. Cu thể:

- Huân chương lao động hạng 3 của Thủ tướng Chính phủ năn 1999

- Huân chương lao động hạng 2 của Chủ tịch nước năm 2004

- Bằng khen của Chính phủ về công tác sản xuất kinh doanh năm 2002

- Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác Bảo hộ lao động năm 1999, 2000,2001,2002

- Cờ thi đua xuất sắc, bằng khen, giấy khen trong phong trào " Xanh sạch đẹp, An toàn và vệ sinh lao đông" của Tổng Liên đoàn Lao dộng Việt Nam liên tục các năm

- Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Thành phố Hà Nội về công tác thi đua năm 2003

- Đơn vị quyết thắng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc của Thành phố Hà Nội liên tục trong các năm

- Nhiều bằng khen, cờ thi đua khác của các Ban ngành và Thành phố tỏng công tác BHXH, BHYT, dân quân tự vệ, người tốt việc tốt...

- Sản phẩm của Công ty tham gia các hội chợ đạt Huy chương vàng, Cúp sen bạc...

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

* Nhiệm vụ:

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ sản xuất mới, ứng dụng các phương pháp sản xuất có hiệu quả nhất

- Giải quyết tốt các nguồn thu nhập và phân phối thu nhập trong doanh nghiệp

- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp

- Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, giải quyết thoả đáng các quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc cùng bình đẳng cùng có lợi

- Đảm bảo việc làm chăm lo đời sống của người lao động

- Bảo toàn, tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh

- Bảo vệ môi trường

- Chấp hành đầy đủ ngân sách với nhà nước, với địa phương.

* Chức năng:

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, côn ty đã xác định hướng hoạt động chủ yếu lầ may gia công xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đây thực sự là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt may của nước ta lúc bấy giờ, song phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh này có ưu tiên là an toàn , ít rủi ro vì công ty chỉ cần hoàn thành sản phẩm và giao hàng nhận tiền gia công từ bạn hàng theo như hợp đồng đã ký kết. Kể từ khi đi vào sản xuất thì công ty chủ yếu phát triển kinh doanh theo hướng này. Đến năm 1998, công ty đã có sự chuyển dịch trong phương hướng kinh doanh sang thị trường trong nước. Tuy nhiên nghiệp vụ may gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng 80%, nhưng công ty đã có bước cải thiện đáng kể nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào khách hàng bằng cách tự tìm kiếm nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất sản phẩm của khách hàng chứ không cần chờ được cung cấp nguyên vật liệu như trước nữa. Biện pháp này làm công ty chủ động hơn trong sản xuất và tạo ra thêm giá trị gia tăng mới. Do nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao, công ty luôn đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lướng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, từng bước nâng cao uy tín và mở rộng thị trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Với những nỗ lực cố gắng như vậy, chỉ sau vài nảm doanh thu của công ty đã đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 15- 20%, đời sống người lao động được đảm bảo, công ty còn hoàn thành tốt cá nghĩa vụ đối với nhà nước.

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm

Hiện nay cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước công ty chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khách hàng cung cấp toàn bộ nguyên liệu, mẫu mã công ty tổ chức sản xuất vấn đề là phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ( thông số kỹ thuật, vệ sinh sản phẩm...) và đặc biệt thời gian giao hàng vì sản phẩm ngành may rất nhạy cảm đòi hỏi tính kịp thời tính khẩn trương. Công ty đang sản xuất gia công các mặt hàng chủ yếu

- Áo jacket (1 đến 5 lớp), áo phông, áo lông vũ

- Các mặt hàng quần áo dán ép

- Bộ thể thao và trượt tuyết

Sản phẩm sản xuất là các sản phẩm may mặc theo yêu cầu mẫu mã của bạn hàng nên phải trải qua rất nhiều công đoạn, có nhiều sản phẩm dở dang.Yêu cầu về tính thời trang, mẫu mốt và hình thức của sản phẩm tương đối cao. Mỗi chủng loại sản phẩm tùy theo từng vùng, từng mùa lại có yêu cầu hết sức khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông số kỹ thuật, chất liệu vải...Do đó trong công tác tổ chức thực hiện sản xuất trước hết phải quan tâm tới những đặc tính riêng có của sản phẩm may để từ đó lên kế hoạch thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Qua quá trình hình thành và phát triển hiện nay công ty đã thiết lập được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp và có quan hệ với hơn 20 nước trên thế giới.Trong đó có những thị trường mạnh và đầy tiềm năng như EU, Nhật Bản, Mỹ. Công ty may Thanh Trì luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.Vì vậy, hiện nay công ty đã đề ra và đang thực hiện một chiến lược phát triển như sau:

Đối với thị trường gia công: Công ty tiếp tục duy trì và giữ vững những khách hàng truyền thống như EU, Nhật Bản, Mỹ và tiếp tục phát triển sang các thị trường như châu Á, châu Mỹ Latinh nhằm xây dựng một hệ thống khách hàng đem lại những cơ hội kinh doanh cũng như những nguồn lợi nhuận mới.

Đối với thị trường nội địa: phát triển thị trường nội địa và tăng tỉ trọng nội địa hoá trong các đơn hàng xuất khẩu cũng là vấn đề được công ty quan tâm.

1.2.2.2 Đặc điểm vật liệu sử dụng

Do đặc điểm sản xuất của công ty cổ phần may Thanh Trì là vừa sản xuất hàng gia công xuất khẩu vừa sản xuất hàng may nội địa theo đơn đặt hàng do vậy mà đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty cũng rất đa dạng. Có thể chia nguyên vật liệu của công ty theo nguồn gốc thành hai loại chính: đối với các hợp đồng gia công thì nguyên vật liệu chủ yếu do bên gia công gửi sang, chỉ có một phần nhỏ nguyên vật liệu có thể bên gia công nhờ mua hộ, đối với nguyên vật liệu dùng vào sản xuất cung ứng hàng nội địa hay đối với những hợp đồng gia công bao thầu toàn bộ thì công ty tự mua ngoài ( cả trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài). Nguyên vật liệu của công ty cổ phần may Thanh Trì chủ yếu ở dạng: vải các loại, bông, xốp, chỉ may, cúc áo, khoá các loại... Có thể phân loại nguyên vật liệu của công ty theo công dụng tính năng như sau

- Nguyên vật liệu chính : là các đối tượng lao động chủ yếu cấu thành sản phẩm đó là các loại vải ngoài ( vải bò, thô, kaki) vải lót, mex, bông ... với nhiều chủng loại màu sắc và đặc tính khác nhau.

- Nguyên vật liệu phụ : là các loại vật liệu phụ đi kèm với NVL chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh như: chỉ, khuy, khoá, nhãn, mác, chun...

- Nhiên liệu : cung cấp năng lượng cho máy móc dầu mỡ máy khâu, xăng, dầu..

- Phụ tùng thay thế bao gồm các loại vật tư được sủ dụng cho hoạt động sửa chữa bảo dưỡng các loại máy khâu, maý cắt như: bàn đạp, day curoa..

- Bao bì : là các loại vật liệu được sử dụng để đóng gói làm đẹp cũng như bảo quản sản phẩm như túi nilon, hộp cácton, đai nẹp...

- Phế liệu thu hồi : các loại vải thừa, vải vụn, bông vụn còn lại sau quá trình sản xuất.

- Hoá chất : các loại hoá chất sử dụng ở các công đoạn giặt, in, tẩy.

Vì chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu do vậy đòi hỏi công tác bảo quản nguyên vật liệu là hết sức cần thiết.

Thị trường cung ứng nguyên vật liệu: hàng năm công ty sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu tương đối lớn với các nguồn cung ứng đa dạng cả trong nước và nhập khẩu nước ngoài như: Công ty dệt Nam Định, Công ty Việt Tiến, Công ty dệt 8/3, Công ty dệt Việt Thắng, Công ty Kim Won Hàn Quốc và một số công ty của Đài Loan, Singapore.Vì vậy khi mua nguyên vật liệu công ty cũng phải chịu sự biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thế giới, hơn nữa khi nhập từ nước ngoài về công ty còn gặp phải mốt số trở ngại như: thủ tục hải quan, thuế khoá gây ứ đọng vốn, thời gian kéo dài có thể đình đốn sản xuất.

Xuất phát từ những khó khăn trên, công ty đã chủ động ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số bạn hàng chuyên sản xuất nguyên vật liệu mà công ty cần sử dụng trong sản xuất. Một yêu cầu tất yếu đặt ra phải có sự quản lý và hạch toán nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, đặc biệt là khâu mua, tiếp nhận nguyên vật liệu khi nhập khẩu hoặc mua trong nước.

1.2.2.3 Đặc điểm về lao động

• Lao động công nghệ : Theo quy trình công nghệ, sản phảm hoàn chỉnh phải trải qua các khâu: cắt bán thành phẩm, may hoàn chỉnh, đóng gói bao kiện. Lao động chủ yếu là lao động công nghệ, bố trí làm việc ở một tổ cắt, 16 tổ sản xuất may, 1 tor đóng gói. Tổ sản xuất chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng sản phẩm công đoạn mình phụ trách.

Bậc thợ bình quân công nhân công nghệ xấp xỉ bậc 2/6, hệ số lương cơ bản = 1,58. Lao động công nghệ chủ yếu là lao động nữ(85%) hay biến động do hoàn cảnh gia đình, khi nghỉ thai sản ...Lực lượng lao động công nghệ là một bộ phận chủ yếu trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

• Lao động quản lý và lao động phục vụ : lao động quản lý là 24 nguời trong đó trình độ Đại học là 13 nguời, trình độ cao đẳng, trung cấp là: 11 người.

Lao động phục vụ là : 35 người trong đó có nhân viên cơ điện ( sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, điện, vận hành nồi hơi) và 20 nhân viên kỹ thuật may, bậc thợ bình quân của nhân viên kỹ thuật may xấp xỉ bậc 4/6, hệ số lương cơ bản = 2.01. Lao động phục vụ không trực tiếp tạo ra sản phẩm.

1.2.2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị bao gồm máy may công nghiệp 1 kim (máy thông thường), máy 2 kim, máy vắt sổ, máy thuỳ khuy, máy đính cúc...( máy chuyên dùng) và một số dụng cụ làm việc khác như bàn là hơi, bàn là điện, kéo, thước...

Máy móc thiết bị được bố trí theo dây chuyền sản xuất, hiện nay 1 chuyền sản xuất được bố trí 45 lao động, bao gồm 30 máy 1 kim, 3 máy 2 kim, 3 máy vắt sổ, 2 máy đính cúc, 2 bàn là hơi, máy khuy đầu dùng cho 16 tổ sản xuất.

Hiện nay cơ cấu thiết bị của Công ty tương đối đồng bộ. Từ năm 1995 đến nay, Công ty thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại bổ sung cho dây chuyền sản xuất.

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

1.2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Công ty có 2 loại hình tổ chức sản xuất sau

Thứ nhất Nhận may gia công xuất khẩu: đây là nhiệm vụ chủ yếu của công ty chiếm hơn 80% hoạt động sản xuất. Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khâu nhận mẫu mã nguyên phụ liệu từ phía khách hàng nước ngoài đến giao thành phẩm tại cửa khẩu xuất hàng. Vì vậy phải tuỳ thuộc vào từng đơn hàng, từng vùng, từng nước, từng mùa, từng khách hàng để thiết kế quy trình sản xuất thích hợp, kết hợp chặt chẽ hợp lý các yếu tố sản xuất cho phù hợp với từng mã hàng.

Quy trình sản xuất được thực hiện tuần tự theo các bước công đoạn sau

Sau khi ký kết các hợp đồng ngoại, khách hàng nước ngoài cung cấp các tài liệu kỹ thuật ( bao gồm sản phẩm mẫu, mẫu giấy, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, cùng với việc cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất). Công ty tiến hành chế thử sản phẩm mẫu, sản phẩm này sau đó được chuyển tới khách hàng để đánh giá chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Nếu mẫu được khách hàng chấp nhận, đơn hàng sẽ được khách hàng đồng ý cho sản xuất hàng loạt.

Nguyên phụ liệu nhận về được kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng, để đảm bảo sản xuất đủ theo tài liệu kỹ thuật, số lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Căn cứ vào số liệu báo cáo của bộ phận kiểm tra, phòng kỹ thuật xây dựng quy trình công nghệ định mức vật tư, giác sơ đồ trên mẫu giấy. Nguyên liệu chuyển cho cho phân xưởng cắt để pha cắt thành bán thành phẩm, bán thành phẩm được kiểm tra chi tiết đánh số thứ tự ( tránh sai màu) và chuyển cho phân xưởng may, nếu loại quầm áo nào có yêu cầu thêu in thì phần chi tiết cần thêu, in sẽ được chuyển tới phân xưởng thêu hoặc thuê gia công ngoài trước khi tới công đoạn may, vải đầu tấm sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong nội địa.

Căn cứ vào quy trình sản xuất của phòng kỹ thuật, phân xưởng may thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm từ công đoạn may đến khâu công đoạn hoàn chỉnh cả làm khuy, đính cúc, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm, với những mâ hàng có yêu cầu giặt là được đem đi giặt là trước khi hoàn thiện.Toàn bộ các khâu công đoạn đều được cán bộ OTK kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo đủ chất lượng xuất khẩu, sản phẩm được chuyển tiếp cho các công đoạn sau, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra lần cuối cùng nếu đạt yêu cầu ( không có lỗi nào) sẽ được bao gói để tại xưởng chờ xuất khẩu.

Thứ hai, sản xuất hàng bán nội địa, hàng xuất khẩu: hình thức này chiếm 20% hoạt động sản xuất cuả công ty. Công ty sản xuất các mặt hàng quần áo theo đơn đặt hàng của nước ngoài và trong nước cũng như với may gia công nhưng trong trường hợp này nguyên liệu là do công ty tự mua vào trên thoả thuận của cả hai bên ( công ty và khách hàng).

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất có thể khái quát như sau:

Nguồn: Phòng kỹ thuật

1.2.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh

Tại công ty may Thanh Trì sản phẩm sản xuất được thực hiện trên quy trình công nghệ đơn giản, kiểu chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất, và được tổ chức khép kín trong từng phân xưởng sản xuất. Tổ chức sản xuất của công ty theo trình tự

công ty - phân xưởng - tổ sản xuất - nơi làm việc.

Công ty có 2 phân xưởng may đều được tổ chức sản xuất như nhau, bao gồm bộ phận cắt, bộ phận may và bộ phận hoàn thiện.Qua mỗi khâu công đoạn đều có nhân viên phòng OTK và chuyền trưởng tổ trưởng đảm nhiệm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các bộ phận được tổ chức theo hình thức công nghệ với phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi chế thử sản phẩm mẫu - lập trình mẫu mã kích thước - pha cắt bán thành phẩm - may lắp ráp hoàn chỉnh cả khuy cúc - là - đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm.

Phân xưởng thêu được tổ chức tách biệt 2 phân xưởng may với 10 công nhân thêu và 1 máy thêu công nghiệp. Phân xưởng nhận các chi tiết cần thêu hoàn thành và chuyển lại cho phân xưởng may. Tuy nhiên nếu khách hàng có yêu cầu gia công thêu theo đơn vị họ chỉ định thì các bán thành phẩm này được đưa tới đơn vị thêu đó.

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo phương án cổ phần hoá năm 2008, công ty may Thanh Trì đã trở thành một công ty cổ phần trong năm 2008. Do đó phương thức quản lý của Công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng như sau:

• Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

• Ban kiểm soát do hội đồng quản trị bầu có nhiệm vụ giám sát việc ra quyết định của giám đốc.

• Giám đốc: là lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước vể mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo hệ thống quản lý chất lượng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Tổ chức, điều hành công ty hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao

- Xây dựng chính sách chung, chính sách chất lượng, chính sách môi trường và chính sách trách nhiệm xã hôộ. Đề ra các mục tiêu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội của công ty.

- Tổ chức, thường xuyên xem xét hoạt động của các hệ thống quản lý tại công ty theo ISO 9000, SA 8000.

- Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong hệ thống quản lý.

- Cung cấp đầy đủ nguồn lực để duy trì hoạt dộng của cá hệ thống quản lý.

- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, kiểm tra các hoạt động của công ty.

- Định kỳ tổ chức các cuộc họp kiểm tra xem xét các hoạt dộng của các hệ thống quản lý tại công ty.

- Phân công trách nhiệm, quyền hạn cho ban giám đốc, trưởng các bộ phận.

• Phó giám đốc tổ chức hành chính:

- Thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc đi vắng.

- Tổ chức điều hành công tác tổ chức, quản lý hành chính của công ty.

- Chỉ đạo các công tác đoàn thể ( Đảng, các đoàn thể,...)

• Phó giám đốc phụ trách kinh doanh :

- Chịu trách nhiệm khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cả trong và ngoài nước.

- Chịu trách nhiệm giao dịch, tìm đơn hàng trình giám đốc phê duyệt, phối hợp với các phòng ban, thực hiện tốt các hợp đồng đã ký với khách hàng.

- Chịu trách nhiệm tiếp thị, quảng cáo.

• Phòng tổ chức hành chính có các chức năng sau:

* Về hành chính: Phục vụ tốt công tác lễ tân tiếp khách. Đảm bảo tiếp nhận, phát hành, lưu trữ, bảo mật công văn theo đúng chế độ, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt , cung cấp đầy đủ văn phòng phẩm, nước uống, và công tác vệ sinh, y tế trong toàn công ty.

* Về quân sự, bảo vệ: Đảm bảo an toàn , duy trì trật tự kỷ luật trong toàn công ty. Đồng thời có phương án luyện tập phòng chống cháy nổ cho đội phòng cháy chữa cháy và đội tự vệ của công ty.

* Về tổ chức lao động tiền lương: Có kế hoạch tuyển dụng đủ lao động cho sản xuất, đào tạo cho công nhân mới để tạo nguồn lao động ổn định. Phối hợp với phòng KD- XNK chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để đánh giá, bảo đảm đúng chính sách tiền lương, BHXH, BHYT,BHTT cho CBCNV trong toàn công ty. Thực hiện tốt chế độ chính sách với người lao động,

• Phòng kế toán :

Nhiệm vụ của phòng kế toán là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý cá thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định của bộ tài chính. Đồng thời, phòng kế toán còn cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty.

• Tổ cơ điện có nhiệm vụ sau:

- tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống ISO 9001:2000

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối, đầy đủ về máy móc, thiết bị điện, hơi nước.

- Giám sát việc sử dụng các thiết bị giữa các phân xưởng, đảm bảo tiết kiệm cân bằng hiệu quả.

- Đảm nhận điện cho sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng máy móc, giám sát quản lý hệ thống nồi hơi phục vụ cho khâu ủi, là sản phẩm của các phân xưởng, theo dõi lịch làm việc của toàn bộ máy móc trong công ty.

• Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn nhằm đảm bảo doanh số sản xuất.

- Bám sát sản xuất, điều tiết kế hoạch cho phù hợp, kịp thời tại các phân xưởng sản xuất .

- Cân đối vật tư kịp thời, chính xác, cung cấp và quyết toán nguyên phụ liệu cho sản xuất; phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan để tổ chức sản xuất, nắm bắt và quản lý thông tin kịp thời.

- Phục vụ kịp thời và chính xác các nguyên phụ liệu cho sản xuất, đặc biệt là những nguyên phụ liệu do công ty tự cung ứng.

- Chủ động đào tạo nhân lực để thực hiện kế hoạch được giao một cách tốt nhất.

- Tiếp tục phát huy và duy trì các khách hàng cũ, lựa chọn các khách hàng mới với đơn hàng ổn định và hiệu quả kinh doanh cao; mạnh dạn nghiên cứu mở rộng thị trường Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường các nước Châu Á khác để phát triển thêm nguồn hàng.

- Kết hợp với phòng kỹ thuật đưa ra nhiều mẫu mã mới mở rộng kinh doanh thị trường nội địa. Phát triển thương hiệu hàng hoá gắn nhãn mác của công ty tiêu thụ ở thị trường trong nước và nước ngoài; lo đủ và đều đặn đơn hàng trong cả năm, phối hợp với phòng tài vụ thu hồi nhanh công nợ.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và được cấp chứng chỉ đẻ đưa vào hoạt động hệ thống SA 8000, ISO 14000

• Phòng kỹ thuật

- May mẫu đối với mẫu chào hàng đảm bảo chất lượng, đáp ứng kịp thời cho sản xuất.

- Đáp ứng kịp thời bảng màu, định mức, bản vẽ, quy trình công nghẹ với chất lượng cao cho các phân xưởng sản xuất.

- Phối hợp với phòng KD- XNK xây dựng mẫu mã, sản phẩm mang thương hiệu của công ty để có thể đem tiêu thụ ở thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.

- Phối hợp chặt chẽ với khách hàng, phòng kế hoạch, phòng KDXNK để thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng một cách tốt nhất.

- Tuân thủ và duy trì việc chấp hành triệt để hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 để phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai hỏng trong sản xuất.

• Các phân xưởng sản xuất :

- Thường xuyên nghiên cứu cải tiến về phương pháp quản lý sản xuất; tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng.

- Phân cấp quản lý, phân cấp trách nhiệm tới từng nhóm, từng dây chuyền.

- Duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001:2000

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

Bảng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: 1000 đ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch

2008 với 2007 2007 với 2006

+/- % +/- %

Tổng tài sản 33108802 34148809 32438412 -1040007 -3.04 1710397 5.27

Doanh số 44156953 70488259 64770611 -26331306 -37 5717648 8.82

Lợi nhuận 2152016 1805713 1838595 346303 19.18 -32882 -1.78

Tỷ suất doanh lợi(%) 4.87 2.56 2.83 2.31 - -0.27 -

Đầu tư TC 5360000 1990000 1990000 3370000 169 0 0

TN từ HĐTC 399469 114726 86902 284743 248 27824 32

CPBH và QLDN 8429121 15594074 13756620 -7164953 - 46 1837454 13.36

Thu nhập bình quân đầu người /tháng 2650 2400 2100 250 10.42 300 14.28

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch

2008 với 2007 2007 với 2006

+/- % +/- %

Tổng tài sản 33108802 34148809 32438412 -1040007 -3.04 1710397 5.27

Doanh số 44156953 70488259 64770611 -26331306 -37 5717648 8.82

Lợi nhuận 2152016 1805713 1838595 346303 19.18 -32882 -1.78

Tỷ suất doanh lợi(%) 4.87 2.56 2.83 2.31 - -0.27 -

Đầu tư TC 5360000 1990000 1990000 3370000 169 0 0

TN từ HĐTC 399469 114726 86902 284743 248 27824 32

CPBH và QLDN 8429121 15594074 13756620 -7164953 - 46 1837454 13.36

Thu nhập bình quân đầu người /tháng 2650 2400 2100 250 10.42 300 14.28

Nguồn: Phòng kế toán

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch

2008 với 2007 2007 với 2006

+/- % +/- %

Tổng tài sản 33108802 34148809 32438412 -1040007 -3.04 1710397 5.27

Doanh số 44156953 70488259 64770611 -26331306 -37 5717648 8.82

Lợi nhuận 2152016 1805713 1838595 346303 19.18 -32882 -1.78

Tỷ suất doanh lợi(%) 4.87 2.56 2.83 2.31 - -0.27 -

Đầu tư TC 5360000 1990000 1990000 3370000 169 0 0

TN từ HĐTC 399469 114726 86902 284743 248 27824 32

CPBH và QLDN 8429121 15594074 13756620 -7164953 - 46 1837454 13.36

Thu nhập bình quân đầu người /tháng 2650 2400 2100 250 10.42 300 14.28

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch

2008 với 2007 2007 với 2006

+/- % +/- %

Tổng tài sản 33108802 34148809 32438412 -1040007 -3.04 1710397 5.27

Doanh số 44156953 70488259 64770611 -26331306 -37 5717648 8.82

Lợi nhuận 2152016 1805713 1838595 346303 19.18 -32882 -1.78

Tỷ suất doanh lợi(%) 4.87 2.56 2.83 2.31 - -0.27 -

Đầu tư TC 5360000 1990000 1990000 3370000 169 0 0

TN từ HĐTC 399469 114726 86902 284743 248 27824 32

CPBH và QLDN 8429121 15594074 13756620 -7164953 - 46 1837454 13.36

Thu nhập bình quân đầu người /tháng 2650 2400 2100 250 10.42 300 14.28

Trong những năm gần đây quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp tương đối ổn định, ít biến động.Năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007 là 3.04% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới môi trường kinh doanh cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Tuy nhiên khoản mục đầu tư tài chính có xu hướng biến động mạnh năm 2008 so với năm 2007 tăng tới169%, điều này cho thấy Công ty đang có xu hướng đa dạng hoá kinh doanh sang lĩnh vực tài chính. Với mức gia tăng đáng kể trong thu nhập từ hoạt động TC năm 2008 tăng 248% so với năm 2007 thì đây có thể là hướng phát triển đúng đắn của Công ty. Hơn nữa công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất thông qua việc tuyển dụng, đào tạo ngày càng nhiều những công nhân viên trình độ cao với chế độ đãi ngộ thích đáng thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân liên tục tăng qua các năm; cơ sở vật chất máy móc thiết bị cũng thường xuyên được đổi mới.

Cùng với sự ổn định trong hoạt động và cải thiện điều kiện làm việc, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng trưởng và ổn định. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người. Doanh thu của công ty trong 3 năm có sự biến động đáng kể, năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006, trong khi năm 2008 giảm tới 37% so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do nền kinh tế của các thị trường chủ lực của công ty như Mỹ, Châu Âu gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 kéo theo sự giảm sút mạnh của các đơn đặt hàng, đồng thời giá gia công cũng có xu hướng giảm do sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Hai nhân tố này tác động làm doanh thu năm 2008 sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn có xu hướng tăng , năm 2008 tăng tới 19.18% so với năm 2007. Có được thành tích này là do công ty đã quản lý tốt chi phí, đồng thời có được thu nhập lớn từ hoạt động tài chính. Đây có thể coi là một trong những thành tựu của Công ty. Tóm lại qua bảng phân tích tình hình kinh doanh trên ta thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc. Công ty đã đạt được những thành công trong lĩnh vực kinh doanh mới , tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây là những nhân tố tích cực công ty cần phát huy hơn.

PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của Công ty may Thanh Trì được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được thực hiện tại phòng kế toán của công ty từ khâu lập tập hợp số liệu ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán...

Tại các phân xưởng có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện, hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ, thu nhận ghi chép vào sổ kế toán. Cuối tháng chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng kế toán của công ty để xử lý và tiến hành công tác kế toán.

Về mặt nhân sự bộ máy kế toán gồm có: kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện các phần hành kế toán khác như: kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán doanh thu...

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán được biên chế 4 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:

- Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, là người chịu trách nhiệm chung toàn công ty. Kế toán trưởng kiêm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Đồng thời kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán và lập các báo cáo kế toán theo quy định, báo cáo chi tiết về các khoản chi phí thực tế, cóơso sánh với kỳ trước

- Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán TSCĐ:

+ Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu thu chi, hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc, uỷ nhiệm chi và sổ chi tiết rồi đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Làm công tác thanh toán quốc tế, kiểm và phối hợp với các bộ phận có liên quan lập và hoàn chỉnh các bộ chứng từ thanh toán, gửi ra ngân hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của ngân hàng.

+ Thực hiện phân loại TSCĐ hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính; theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty, cuối tháng lập bảng phân bổ số 3.

+ Theo dõi các khoản phải thu giữa công ty và khách hàng.

- Kế toán vật tư, lương

+ Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152,153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo cáo cho kế toán tổng hợp tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê.

+ Hàng tháng căn cứ bảng tính lương do phòng hành chính gửi sang kế toán tiến hành tập hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty và bảng phân bổ số 1.

+ Theo dõi và ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng nhà cung cấp.

- Thủ quỹ:

+ Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty; hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ; cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền.

+ Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo quy định.

2.2. Tổ chức hệ thống kế toán

2.2.1. Các chính sách kế toán chung

- Công ty cổ phần may Thanh Trì là một doanh nghiệp nhà nước với quy mô tương đối lớn vì vậy chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 .

- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Việt Nam đồng

- Phương pháp kế toán ngoại tệ: theo tỷ giá thực tế phát sinh

- Niên độ kế toán: được xác định theo năm Dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Kỳ kế toán: quý

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp tuyến tính

- Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ,thành phẩm: phương pháp giá thực tế.

- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: giá thực tế đích danh

- Hạch toán hàng tồn kho : phương pháp kê khai thường xuyên

- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song.

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang : theo đơn đặt hàng

- Phương pháp tính thuế GTGT : phương pháp khấu trừ.

- Hình thức ghi sổ: nhật ký chung trên cơ sở dùng phần mềm kế toán.

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Theo chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành thì mọi nghiệp vụ kế toán tài chính phát sịnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán phải lập chứng từ đúng quy định và ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh. Công ty cổ phần may Thanh trì áp dụng tất cả các mẫu biểu chứng từ kế toán do bộ tài chính và nhà nước ban hành bao gồm:

- Các chứng từ về lao động và tiền lương như: bảng kê lương chi tiết, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, biên bản điều tra tai nạn lao động...

- Các chứng từ về chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản bàn giao nguyên vật liệu, bộ hồ sơ liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu, thẻ kho, các báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm; phiếu báo tiết kiệm vật tư cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư...

- Các chứng từ về bán hàng: Hoá đơn Giá trị gia tăng, hoá đơn ban hàng thông thường, hoá đơn cước vận chuyển, hoá đơn dịch vụ...

- Các chứng từ chỉ tiêu tiền tệ: phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, phiếu báo nợ, phiếu báo có, phiếu tính lãi tiền vay...

- Các chỉ tiêu TSCĐ: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ,biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê đánh giá lại TSCĐ...

*Quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty được tiến hành như sau:

- Từ bên ngoài hoặc từng bộ phận trong công ty lập chứng từ theo đúng chế dộ quy định của Nhà nước và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ.

- Công tác kiểm tra, hoàn thiện chứng từ được thực hiện thường xuyên ngay từ khâu lập và các khâu sau đó.

- Sau khi được sử dụng cho việc chỉ đạo các nghiệp vụ ở từng bộ phận điều hàng trực tiếp, chứng từ được chuyển về phòng kế toán để ghi sổ.

- Cuối cùng chứng từ kế toán đã sử dụng được lưu trữ ( sắp xếp, phân loại , bảo quản, cất giữ) tại phòng kế toán.

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản sử dụng hiện tại theo quyết định 15/2006/BTC. Cách chi tiết một số tài khoản tại công ty như sau:

Tài khoản 131 được chi tiết theo từng đối tượng khách hàng

Tài khoản 141 tạm ứng chi tiết theo đối tượng được tạm ứng.

Tài khoản 152 chi tiết theo đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất

1521: nguyên vật liệu chính như các loại vải ngoài, vải lót, mex, xốp thêu...

1522 phụ liệu may gồm các loại chỉ, phấn may, cúc dập...

1523 nhiên liệu như xăng, dầu máy, cồn...

1524 vật tư, cơ khí như các loại chi tiết máy, kim, bóng đén, công tác điện

1525 : các loại thùng catton, đai nẹp nhựa... dùng để đóng hàng

Tài khoản 153 không mở chi tiết tk cấp 2

Tài khoản 155 chi tiết theo đơn đặt hàng

Tài khoản 331 chi tiết theo từng nhà cung cấp và theo dõi tình hình thanh toán theo mỗi hoá đơn.

Tài khoản 338 chi tiết theo quy định....

Tài khoản 211 mở chi tiết theo nơi sử dụng

Tài khoản 214 mở chi tiết theo phân loại TSCĐ hữu hình và vô hình.

Tài khoản : 621 mở chi tiết tài khoản cấp 2 theo vật liệu chính, phụ, bao bì.

Tài khoản 622 mở chi tiết tk cấp 2 theo phân xưởng

Tài khoản 627 mở chi tiết theo hướng dẫn trong chế độ.

511 chi tiết theo đối tượng đối tượng khách hàng

5111 doanh thu từ gia công xuất khẩu nước ngoài

5112 doanh thu từ gia công tiêu thụ nội địa

Tài khoản 002 vật tư giữ hộ do bên đặt gia công gửi sang thì không chi tiết.

2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Các báo cáo kế toán của công ty được lập vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán( ngày 01 tháng01). Theo chế độ kế toán hiện hành doanh nghiệp đã lập các báo cáo sau:

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả kinh doanh

Thuyết minh báo cáo tài chính

Sau khi lập báo cáo, công ty gửi tới : sở tài chính, chi cục thống kê, cơ quan thuế và lưu tại công ty một bản.

Ngoài các báo cáo tài chính trên công ty còn lập các báo cáo tổng hợp phục vụ cho công tác quản trị nội bộ như:

- Báo cáo tổng hợp nhập, xuất vật liệu trong quý.

- Báo cáo kiểm kế TSCĐ, vật tư, thành phẩm.

- Báo cáo tồn quỹ tiền mặt; Báo cáo số dư tiền gửi ngân hàng

- Báo cáo tổng hợp kiểm kê công nợ hàng quý

- Báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ

- Báo cáo tình hình khấu hao TSCĐ

- Báo cáo chi tiết doanh thu bán hàng

Các báo cáo này là cơ sở cho việc quản lý theo dõi đánh giá của nhà quản lý cấp cao.

2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là: nhật ký chung trên cơ sở phần mềm kế toán AMS

Nguồn: Phòng kế toán

Ghi chú

Ghi hàng ngày :

Ghi cuối quý :

Đối chiếu kiểm tra:

Trình tự ghi sổ

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán ban đầu hợp lệ như hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, bảng tính lương và trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao...kế toán bộ phận nhập chứng từ vào phần mềm.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp( Sổ Cái, Sổ Nhật ký chung) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối quý kế toán thực hiện thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn dảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán tổng hợp có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối mỗi quý , cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.3 Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể

2.3.1 hạch toán nguyên vật liệu

2.3.1.1 chứng từ

 Chứng từ sử dụng

Do đặc tính vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập- xuất- tồn kho cho từng thứ, từng loại cả vể số lượng, chủng loại và giá trị.Thông thường qua việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu, kế toán sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Vậy để có thể tổ chức thực hiện được toàn bộ công tác vật liệu nói chung và kế toán chi tiết vật liệu nói riêng thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ liên quan đến nhập - xuất vật liệu.Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán. Hiện nay, kế toán vật liệu của công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm vật tư, biên bản kiểm kê vật tư, biên bản giao nhận vật liệu ( đối với vật liệu nhận từ bên đặt gia công)

 Trình tự luân chuyển chứng từ

* Đối với vât liệu nhập:

Vật liệu của công ty được nhập chủ yếu từ các nguồn: mua ngoài, từ đơn vị đặt hàng, vật liệu không dùng hết nhập kho, vật liệu thừa qua kiểm kê, phế liệu thu hồi.

- Với vật liệu nhập kho do mua ngoài, từ các đơn vị đặt hàng hay thuê gia công chế biến : quy trình luân chuyển chứng từ tuân thủ đúng chế dộ kế toán. Riêng với những nguyên vật liệu do bên đặt gia công mua thì kế toán chỉ theo dõi trên chỉ tiêu số lượng căn cứ trên phiếu nhập kho và biên bản giao nhận vật tư.

Với phế liệu nhập kho do tiết kiệm được trong sản xuất hoặc phế liệu thu hồi. Trong trường hợp này ở phân xưởng sản xuất sau khi sản xuất ra sản phẩm mà không sử dụng hết nguyên vật liệu ( do tiết kiệm) hoặc trong quá trình sản xuất thu được phế liệu thì đem lên kho. Thủ kho sẽ làm một số thủ tục như kiểm tra, xác định số lượng sau đó phòng kế hoạch tiến hành lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên. Một liên để lại phòng kế hoạch làm chứng từ lưu, một liên giao cho phân xưởng sản xuất, một liên giao cho thủ kho làm căn cứ ghi vào thẻ kho ( chỉ tiêu số lượng ) sau đó gửi lên cho kế toán vật liệu theo dõi.

* Đối với xuất vật liệu

Vật liệu xuất kho của công ty chủ yếu xuất cho các phân xưởng sản xuất

Người có nhu cầu đề nghị xuất kho. Thủ trưởng đơn vị ( phó giám đốc SXKD) và kế toán trưởng ký duyệt lệnh xuất. Bộ phận cung ứng ( phòng kế hoạch) lập phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất kho tiến hành kiểm giao hàng xuất, ghi số thực xuất và cùng với người nhận ký nhận, thủ kho giữ lại liên gốc ghi thẻ kho, liên còn lại chuyển cho kế toán vật tư.

2.3.1.2 Hạch toán chi tiết

Công ty may Thanh trì hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Trình tự hạch toán cụ thể như sau

Tại kho

Việc hạch toán chi tiết ở kho được tiến hành kiểm tra trên thẻ kho.Thẻ kho do thủ kho lập khi có chứng từ nhập, xuất NVL. Sau khi kiểm tra tính hợp lý chính xác của chứng từ và đối chiếu với số nguyên vật liệu thực nhập hoặc thực xuất với số nguyên vật liệu nhập kho trên chứng từ vào thẻ kho, tính ra số tồn trên thẻ kho, dựa vào đó để đối chiếu kiểm tra số liệu trên thẻ kho với số nguyên vật liệu hiện có trong kho.

Các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu hàng ngày được thủ kho sắp xếp phân loại riêng theo từng loại và định kỳ gửi lên phòng kế toán để kế toán vật tư ghi sổ.

Tại phòng kế toán

Kế toán vật liệu ở công ty sử dụng sổ chi tiết vật tư để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn cuả từng thứ, từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị, đối với vật tư do bên đặt hàng cung cấp sổ chi tiết chỉ phản ánh chỉ tiêu số lượng. Công tác quản lý số vật liệu này chủ yếu do phòng kế hoạch đảm nhiệm, kế toán vật tư chỉ có trách nhiệm theo dõi số lượng nhập, xuất.

Định kỳ khoảng 2- 3 ngày, kế toán vật tư nhận chứng từ do thủ kho chuyển lên rồi tiến hành sắp xếp, phân loại theo thứ tứ của phiếu nhập, phiếu xuất. Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất, kế toán nhập số liệu vào máy tính để theo dõi trên sổ chi tiết vật liệu. Do vậy, các phiếu nhập, phiếu xuất, là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán chi tiết vật liệu. Riêng với các chứng từ xuất kho vật liệu, kế toán tiến hành phân loại theo từng nhóm, từng thứ vật liệu xuất dùng tập hợp theo đối tượng sử dụng là từng đơn hàng, mã hàng để từ đó lập bảng kê xuất vật liệu. Bảng kê xuất vật liệu là căn cứ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho từng đơn hàng, mã hàng phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Cuối quý kế toán in báo cáo nhập xuất tồn kho vật liệu và bảng kê chứng từ nhập xuất vật liệu. Trong bảng liệt kê các chứng từ nhập, xuất vật liệu bao gồm hai phần. Phần liệt kê các chứng từ xuất, phần liệt kê các chứng từ nhập. Bảng này liệt kê các chứng từ nhập, xuất trong quý theo thứ tự từng chứng từ phát sinh, từng danh điểm vật tư, kèm theo số lượng và đơn giá của từng chứng từ. Cụ thể quá trình hạch toán chi tiết như sau:

- Đối với vật liệu nhập kho:

+ Đối với hàng gia công, phiếu nhập kho chỉ phản ánh khối lượng vật liệu thực nhập, kế toán ghi vào sổ chi tiết chỉ tiêu số lượng

+ Đối với vật liệu mua về để sản xuất, phiếu nhập kho ghi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị của vật liệu nhập và trên sổ chi tiết phản ánh cả hai chỉ tiêu này.

- Đối với vật liệu xuất kho:

+ Đối với hàng gia công, phiếu xuất kho chỉ phản ánh số lượng vật liệu thực xuất, kế toán chi tiết vào sổ chi tiết chỉ tiêu số lượng.

+ Đối với vật liệu mua ngoài để sản xuất, giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh.

Qua đó ta có thể khái quát lại quá trình ghi chép kế toán chi tiết vật liệu ở công ty như sau:

Nguồn: Phòng kế toán

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Đối chiếu kiểm tra:

2.3.1.3. Hạch toán tổng hợp vật liệu

Kế toán tổng hợp có chức năng phản ánh số hiện có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị mà kế toán chi tiết vật liệu chưa đảm bảo được yêu cầu này. Công ty may thanh trì theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do đó khi áp dụng kế toán tổng hợp vật liệu, công ty sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản 152: nguyên vật liệu

- Tài khoản 111: tiền mặt

- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng

- Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ

- Tài khoản 331: Phải trả cho người bán ( chi tiết cho từng đối tượng)

- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

- Tài khoản 641: Chi phí bán hàng

- Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Tài khoản 002: Vật liệu bên đặt gia công giao.

* Kế toán tổng hợp nhập vật liệu

- Đối với hàng gia công : Giá trị nguyên vật liệu của bên đặt gia công không thuộc quyền sở hữu của công ty nên khi nhận vật liệu của bên đặt hàng giao kế toán không theo dõi chỉ tiêu giá mà chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng. Do đó nó không phản ánh trên sổ kế toán tổng hộp.Giá trị của loại vật liệu này chỉ là toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu từ cảng đến kho của công ty. Kế toán căn cứ vào hoá đơn vận chuyển và các chứng từ liên quan định khoản

Nợ TK 621

Nợ TK 133

Có TK 111,331

Sau đó nhập dữ liệu vào máy tính, máy tính sẽ tự cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 621,133,111,331.

Đối với vật liệu mua ngoài kế toán phải phản ánh đầy đủ chính xác các chỉ tiêu liên quan đến nghiệp vụ phát sinh như: giá hóa đơn, thuế GTGT, chi phí mua hàng và mọi yêu cầu khác của nhà cung cấp như hình thức thanh toán, thời hạn...Trong thực tế công ty không sử dụng tài khoản 151 tức là ít xảy ra trường hợp hoá đơn về hàng chưa về. Với vật liệu mua trong nước căn cứ vào các chứng từ bao gồm hoá hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán, kế toán định khoản ghi nợ TK 152, ghi có TK liên quan.

Với hàng nhập khẩu, kế toán căn cứ vào phiếu nhập, các hoá đơn chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu để định khoản

Căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan hải quan lập định khoản

Nợ TK 133

Có TK 3331

Đối với hàng nhập khẩu mua về để sản xuất hàng xuất khẩu thì công ty không phải nộp thuế xuất khẩu vì đây là dạng nhập nguyên vật liệu dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Đối với hình thức sổ nhật ký chung hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu kế toán sử dụng sổ nhật ký chung, sổ nhật ký mua hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, sổ cái các tài khoản 331,112,111,152,333. Các sổ tổng hợp được tự động cập nhật sau khi kế toán xác định ghi định khoản nợ có cho các tài khoản và nhập số liệu vào máy tính. Cuối quý kế toán tiến hành in các sổ tổng hợp này theo quy định.

* Kế toán tổng hợp xuất vật liệu

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, quản lý, phục vụ cho quá trình sản xuất, thuê ngoài gia công...Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu, kế toán tiến hành định khoản

Nợ TK 154 : nếu xuất đi thuê gia công

Nợ TK 621,627,642: xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, quản lý

Có TK 152

Sau khi đã xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có kế toán nhập số liệu vào phần mềm, máy tự động vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản liên quan.

2.3.2 Hạch toán TSCĐ

2.3.2.1 Chứng từ sử dụng

* Kế toán tăng TSCĐ

Khi phát sinh các nghiệp vụ làm tăng tscđ do mua sắm thì bước đầu tiên là kế toán phải làm đầy đủ thủ tục giấy tờ cần thiết để hoàn chỉnh hồ sơ, công ty lập hồ sơ lưu trữ bao gồm những giấy tờ có liên quan, cần thiết đến TSCĐ để phục vụ cho yêu cầu quản lý và sử dụng như: Đơn đề nghị của bộ phận có nhu cầu về tài sản: tờ trình giám đốc; Quyết định của Giám đốc Công ty; Hợp đồng mua TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ; Hoá đơn bán hàng; Hóa đơn GTGT; Bản sao bộ hồ sơ nhập khẩu do bên nhận uỷ thác nhập khẩu cung cấp

Sau khi công việc mua TSCĐ hoàn thành, kế toán tập hợp toàn bộ chứng từ trên cùng một số chứng từ bổ sung thêm như: giấy báo giá của bên bán, giấy đề nghị chi tiền của bộ phận có nhu cầu, phiếu chi tiền mặt và lưu tại phòng kế toán.

Với các tài sản tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành thì chứng từ sử dụng ngoài 2 loại chứng từ đầu trong hồ sơ mua sắm tscđ thì thủ tục giấy tờ còn gồm có: Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp;Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình; Biên bản thanh lý hợp đồng xây lắp; Hóa đơn GTGT; Phiếu chi

* Kế toán giảm TSCĐ

Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Tờ trình giám đốc của bộ phận có nhu cầu thanh lý TSCĐ; Thông báo thanh lý nêu rõ thời gian tiến hành thanh lý; Biên bản mở thầu thanh lý; Quyết định của giám đốc về việc thanh lý TSCĐ cho đơn vi., cá nhân trúng thầu; Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn GTGT; Biên bản thanh lý TSCĐ; Phiếu thu; Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế; Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Khi sửa chữa bảo dưỡng nâng cấp TSCĐ kế toán sử dụng các chứng từ như: hợp đồng sửa chữa, tờ trình về dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, hoá đơn GTGT, phiếu chi, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao nghiệm thu TSCĐ,...

Tất cả chứng từ trên đều được bộ phận kế toán TSCĐ phân loại tập hợp vào bộ hồ sơ riêng của từng loại TSCĐ và lưu tại phòng kế toán.

Cuối quý kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ từng phân xưởng bộ phận sử dụng.Vào cuối niên độ kế toán công ty tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ và sử dụng biên bản kểm kê và đánh giá lại tài sản.

Tài khoản sử dụng

- TK211 được mở chi tiết các tiểu khoản theo nơi sử dụng như sau:

2111 máy móc thiết bị cho sản xuất

2112 máy móc thiết bị cho văn phòng

2113 máy móc thiết bị kho nhà ăn, bể chứa

2114 máy móc thiết bị tổ cơ điện

2115 phương tiện vận tải

- TK 214 được mở chi tiết

2141: hao mòn TSCĐ hữu hình

2142: hao mòn TSCĐ vô hình

- TK 627

- TK642

- TK142,242. Công ty không tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ nên không sử dụng TK 335

2.3.2.2 Hạch toán chi tiết

Khi mua sắm TSCĐ , kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan để xác định nguyên giá TSCĐ từ đó nhập dữ liệu vào máy tính vào thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ và vào sổ theo dõi TSCĐ. Do sổ chi tiết TSCĐ được mở theo nơi sử dụng nên trước khi vào sổ TSCĐ tài sản cố định được phân loại. Cuối quý kế toán tính ra số khấu hao phải trích cho từng bộ phận sử dụng. Số liệu này được chuyển cho kế toán giá thành để tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng, từng mã hàng sau đó đưa vào sổ chi tiết tài khoản 627.

Khi phát sinh nghiệp vụ làm giảm TSCĐ, sau khi lập biên bản thanh lý TSCĐ kế toán tiến hành huỷ thẻ TSCĐ, vào sổ theo dõi TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ.

2.3.2.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ :

Các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm tài sản cố định được kế toán định khoản xác định tài khoản nợ, có sau đó nhập dữ liệu vào máy tính, máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tại khoản 211,214 và các tài khoản liên quan khác. Cuối quý kế toán căn cứ vào sổ cái TK 211 và các chứng từ gốc về tăng giảm tscđ của từng bộ phận sử dụng cũng như bảng tính và phân bổ khấu hao quý trước để lập bảng tính và phân bổ khấu hao quý này. Sau khi tính được số khấu hao phải trích trong quý kế toán lập định khoản

Nợ TK 627

Có TK 214

Bút toán này được phản ánh trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK liên quan.

2.3.3 Hạch toán chi phí giá thành

Xuất phát từ đặc điểm là công ty nhận sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng của các hãng để thực hiện xuất khẩu, quy trình sản xuất giản đơn và liên tục, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn hàng, đối tượng tính giá thành là các mã hàng của từng đơn hàng.

2.3.3.1 Chứng từ sử dụng

- Đối với việc hạch toán chi phí vật tư kế toán sử dụng các chứng từ sau:

+ Bảng kê xuất vật tư cuối quý.

+ Báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu chính, báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ, báo cáo tổng hợp đai nẹp hòm.

+ Bảng phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cho từng đơn hàng, mã hàng

+ Bảng kê các phiếu chi đi kèm các hoá đơn liên quan đến việc mua vật liệu cho sản xuất không qua kho

- Đối với chi phí lao động

+ Bảng kê lương chi tiết.

+ Bảng thanh toán tiền lương.

+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

- Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao

+ Bảng phân bổ chi phí sữa chữa TSCĐ

- Đối với chi phí về dự phòng, phí ,lệ phí, thuế phải ghi chi : các bảng kê khai phí, lệ phí đã chi trả

- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: bảng kê chứng từ mua ngoài gồm các hoá đơn, bảng tổng hợp chi phí thuê gia công.

- Đối với các khoản chi bằng tiền khác: các chứng từ tiền mặt, chứng từ về tiền gửi( séc, uỷ nhiệm chi ), bảng kê thanh toán tạm ứng và chứng từ gốc kèm theo, bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.

Tài khoản sử dụng

TK621 chi tiết 6211: chi phí vật liệu chính trực tiếp

6212: chi phí vật liệu phụ trực tiếp

6213: chi phí bao bì

TK 627 chi tiết theo chế độ

TK 622 chi tiết theo phân xưởng

6221: chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 1

6222: chi phí nhân công trực tiếp phân xưỏng 2

6223: chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thuê

TK 154 không mở chi tiết

2.3.3.2 Hạch toán chi tiết

Để hạch toán chi tiết các khoản chi phí phục vụ cho công tác tính giá thành công ty mở các sổ chi tiết 621, 622, 627, 154 theo từng đơn hàng, mã hàng

• Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hàng gia công ở công ty may Thanh Trì có đặc điểm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với giá thành do toàn bộ nguyên vật liệu kể cả bao bì chu yếu do khách hàng( bên đặt hàng) cung cấp theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công.

Trong loại hình sản xuất gia công dưới hình thức nhận vât liệu từ khách hàng kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượng nguyên vật liệu nhập kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp cho các phân xưởng. Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ.

Đối với mặt hàng tự sản xuất mua nguyên vật liệu đầu vào thì quá trình hạch toán bình thường, kế toán theo dõi cả mặt lượng và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất.

Cuối quý căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu, báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu chính, báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ, báo cáo tổng hợp đai, nẹp, hòm do kế toán vật tư chuyển sang kế toán giá thành tiến hành tổng hợp lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho từng đơn hàng, mã hàng. Sổ chi tiết TK 621 được mở chi tiết cho từng đơn hàng, mã hàng nên bảng phân bổ nguyên vật liệu trên là căn cứ trực tiếp vào sổ chi tiết TK 621. Đối với những vật liệu do bên gia công gửi sang cuối quý kế toán tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu này cho từng đơn hàng, mã hàng theo tiêu thức số lượng sản phẩm từng mã hàng cần hoàn thành theo đơn hàng. Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ chi phí này cho từng đơn hàng, mã hàng để ghi vào sổ chi tiết TK 621.

• Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty có đặc điểm sản xuất là gia công nên chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm tỉ trọng lớn. Đối với hàng gia công thì chi phí này chiếm 50% tổng chi phí, bao gồm các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, được tính trên đơn giá lương sản phẩm và các khoản trích theo lương.

Trong quý chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho đơn đặt hàng nào, mã hàng nào thì tập hợp vào đơn hàng, mã hàng đó. Căn cứ vào đơn giá tiền công khi có đơn đặt hàng mà phòng kế hoạch đã tính và số sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng bộ phận sản xuất, phòng tổ chức hành chính tính lương cho từng công nhân viên, lập bảng tính lương sản xuất sản phẩm và bảng thanh toán lương theo từng tháng.

Cuối kỳ tính giá thành, kế toán nhận bảng thanh toán lương bên phòng tổ chức hành chính và bảng kê lương chi tiết để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, các khoản trích theo lương để tính giá thành cho các sản phẩm và từng mã hàng. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho từng mã hàng là cơ sở để vào sổ chi tiết TK 622.

• Hạch toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là các loại chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng và các chi phí đó liên quan đến quá trình sản xuất trong kỳ mà không thể hạch toán riêng cho từng đơn đặt hàng thì được hạch toán và theo dõi bằng các chi phí sau:

Chi phí nhân viên phân xưởng

Bao gồm tiền lương nhân viên ở bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng và các nhân viên phục vụ khác, tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất. Cuối quý kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương của khối công nhân viên phân xưởng, bảng kê các phiếu chi thanh toán với nhà ăn( được tập hợp hàng tháng) để tính được tổng chi phí về nhân viên phân xưởng.

Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ

Bao gồm các vật liệu cơ khí như: kim máy may, đèn điện, mũi khoan dây da...dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may; vật liệu sản xuất như: phấn may, băng dính; chi phí về kéo bàn là, bảo hộ lao động, các chi tiết máy...

Kế toán căn cứ vào bảng kê xuất vật tư, công cụ dụng cụ cho từng phân xưởng để tổng hợp chi phí vật liệu, công cụ .

Chi phí khấu hao TSCĐ

Là trích khấu hao hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất trong phân xưởng và các chi phí sửa chữa TSCĐ. Dựa vào bảng tính và phân bổ KHTSCĐ trong quý kế toán tập hợp được chi phí khấu hao. Về chi phí sửa chữa TSCĐ: kế toán căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ từ các kỳ trước, các chứng từ thanh toán về sửa chữa TSCĐ phát sinh trong quý như phiếu chi, hóa đơn GTGT... đê tập hợp khoản chi phí này.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng,thuê gia công sản xuất ngoài, chi phí hàng giặt thuê ngoài. Tất cả chi phí này được tập hợp căn cứ vào các phiếu chi về các khoản liên quan. Riêng với khoản chi phí thuê gia công, công ty tập hợp riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công vì vậy khoản chi này được tập hợp trực tiếp vào sổ chi tiết TK 627 không cần qua phân bổ.

Chi phí bằng tiền khác

Chi phí này bao gồm các khoản như: tiền trông xe ngoài giờ, tiền in áo bảo hộ lao động, tiền kiểm định dụng cụ đo lường...Với các loại chi phí này kế toán căn cứ vào các phiếu chi, các chứng từ có liên quan phát sinh trong kỳ cho các phân xưởng để tập hợp chi phí SXC.

Cuối mỗi quý sau khi tập hợp các loại chi phí sản xuất chung vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành phân bổ cho từng dơn hàng, mã hàng từ đó lấy số liệu để vào sổ chi tiết TK 627.

Cuối mỗi quý nếu đơn hàng chưa hoàn thành kế toán không lập thẻ tính giá thành, không đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ bởi vì công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn hàng. Khi đơn hàng hoàn thành dựa trên các sổ chi tiết TK 621, 622, 627 kế toán lập thẻ tính giá thành cho từng mã hàng, sau đó lập sỏ chi tiết TK 154.

2.3.3.3 Hạch toán tổng hợp

Căn cứ vào các chứng từ về chi phí NVL kế toán nhập số liệu về các chi phí NVL phát sinh vào máy, sau đó máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ Cái TK 621.

Dựa trên các chứng từ kế toán về chi phí NCTT đã phát sinh kế toán tiền lương phản ánh trên sổ nhật ký chung và sổ Cái TK 622.

Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp xác định TK ghi có đối ứng với nợ TK 627 từ đó phản ánh trên sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 627.

Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên nợ TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối mỗi quý, kế toán chuyển toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào bên nợ của TK 154 hình thành bút toán trên sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 154. Nếu đơn hàng hoàn thành trong quý giao ngay cho khách hàng thì kết chuyển giá vốn phản ánh vào TK 632, nếu chưa giao ngay trong kỳ thì kết chuyển vào thành phẩm (phản ánh vào TK 155), số lượng hàng nào còn dở dang thì thể hiện trên số dư nợ TK 154.

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ

3.1 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty may Thanh Trì được xây dựng trên mô hình tập trung là phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất của công ty. Các phòng ban phân xưởng phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán đảm bảo công tác hạch toán diễn ra nhịp nhàng đều đặn.

Để quản lý và tổ chức sản xuất được thuận lợi và có hiệu quả công tác kế toán ở công ty rất được coi trọng. Công ty đã đầu tư, trang bị cho bộ phận kế toán những trang thiết bị hiện đại. Công ty áp dụng chế độ kế toán máy, làm cho công tác kế toán trở lên thuận tiện, dễ dàng mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Phòng kế toán với đội ngũ kế toán viên có năng lực, giàu kinh nghiệm, được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của từng cán bộ. Do vậy các phần hành kế toán đều thực hiện một cách trôi chảy, tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện khoa học, kịp thời, chính xác luôn bám sát và phản ánh được thực tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đạt được trong tổ chức bộ máy kế toán tại công ty vẫn còn một số vấn đề cần được hoàn thiện Đó là đội ngũ kế toán của công ty mặc dù có trình độ cao nhưng số lượng còn thiếu, một người phải đảm nhận rất nhiều phần hành nên có những phần hành kế toán chưa hoàn chỉnh được. Trong khi quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, số lượng nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều, nếu phòng kế toán không được bổ sung người thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác kế toán và có thể gây ra những sai sót, nhầm lẫn.

3.2 Tổ chức công tác kế toán

* Về áp dụng chế độ hạch toán và ghi chép ban đầu

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường công ty đã nhanh chóng chuyển đổi và áp dụng chế độ kế toán mới vào hạch toán. Nó cho phép phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đáp ứng nhu cầu cơ chế quản lý mới, yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Mặt khác, công ty đã thực hiện đúng các quy dịnh về chế độ ghi chép ban đầu trên các chứng từ, các sổ kế toán tổng hợp. Việc sử dụng chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ đảm bảo chứng từ lập ra có cơ sở thực tế giúp cho quá trình hạch toán được kịp thời, cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế cho các bên có liên quan. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và lãnh đạo công ty.

Cách tổ chức sổ khoa học : Trong công ty việc hạch toán kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy vi tính thông qua phần mềm kế toán, điều này giúp giảm nhẹ công việc kế toán , tiết kiệm thời gian công sức để đối chiếu, kiểm tra sổ. Mặt khác với hình thức sổ Nhật ký chung việc áp dụng kế toán máy cũng trở nên thuận tiện hơn vì sổ sách theo hình thức này không nhiều. Hệ thống sổ chi tiết cũng được các kế toán phần hành mở và theo dõi chặt chẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản trong công ty. Tuy nhiên việc áp dụng chế độ kế toán máy vẫn chưa được toàn diện, phần mềm kế toán chưa giải quyết được vấn đề tính giá thành, phân bổ khấu hao TSCĐ... mà kế toán phải tính giá thành trên Exel rồi mới copy sang. Điều này gây ra một số khó khăn nhất định trong công tác hạch toán.

* Về việc vận dụng chế độ kế toán vào từng phần hành cụ thể

 Kế toán NVL: Với đặc điểm vận động của vật liệu trong công ty là tình hình nhập xuất vật liệu diễn ra hàng ngày và rất nhiều nên việc lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên có ưu điểm hơn. Nó cho phép nhận biết một cách thường xuyên tình hình nhập- xuất-tồn kho vật liệu trong công ty.

Công tác kế toán chi tiết vật liệu: ở công ty may Thanh Trì phương pháp kế toán chi tiết vật liệu được áp dụng là phương pháp ghi thẻ song song. Về cơ bản công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán chi tiết vật liệu. Tuy nhiên do thẻ kho và sổ chi tiết vật tư được mở theo quý cho nên việc kiểm tra đối chiếu chỉ được kế toán và thủ kho thực hiện vào cuối quý. Về việc mở bảng cân đối vật tư của hàng giao công: do hạn chế về số nhân viên kế toán, mỗi người đảm nhận nhiều công tác kế toán khác nhau việc quản lý vật tư chưa thật sự hoàn chỉnh. Hiện nay công ty chỉ mở bảng cân đối vật tư mà công ty mua về, không mở cho vật tư do bên khách hàng gửi sang nên quản lý vật liệu này chưa đảm bảo yêu cầu.

 Kế toán chi phí giá thành: Với đặc điểm chính là nhận gia công sản phẩm may mặc theo đơn dặt hàng nên Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là các mã hàng của các đơn đặt hàng là hợp lý. Việc xác định kỳ tính giá thành theo từng quý và phương pháp tính giá thành giản đơn nhìn chung là thích hợp, đảm bảo công tác tính giá thành, tiết kiệm lao động.

KẾT LUẬN

Qua giai đoạn thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần may Thanh Trì, em đã được tiếp cận với thực tiễn của công tác hạch toán kế toán một số phần hành chính, hệ thống các chứng từ cũng như hệ thống sổ sách và Báo cáo tài chính của công ty. Từ đó em hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức mình đã được học trong bộ môn tổ chức hạch toán kế toán đồng thời thấy rõ được vai trò quan trọng của công tác kế toán trong quản lý.

Trong quá trình thực tập đợt 1, em đã tìm hiểu về tình hình tổng quan của công ty nói chung và hệ thống kế toán nói riêng. Qua đó em đã thấy được những ưu điểm cũng như những mặt còn tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán tại công ty.

Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập tổng hợp về hoạt động kinh doanh, quản lý và công tác kế toán tại công ty cổ phần may Thanh Trì. Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân , đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thuỷ cùng sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cô giám đốc, và các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán Công ty cổ phần may Thanh Trì.

Tuy vậy, do thời gian có hạn, trình độ của nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong bài báo cáo này có thể sẽ còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cô giáo.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.1 Lịch sử hình thành 2

1.1.2 Thành tích đạt được 4

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 5

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 5

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 6

1.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 6

1.2.2.2 Đặc điểm vật liệu sử dụng 7

1.2.2.3 Đặc điểm về lao động 9

1.2.2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị 10

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 10

1.2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất 10

1.2.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh 12

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 13

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh 18

PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 21

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 21

2.2. Tổ chức hệ thống kế toán 23

2.2.1. Các chính sách kế toán chung 23

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 24

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 25

2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 26

2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 27

2.3 Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể 28

2.3.1 hạch toán nguyên vật liệu 28

2.3.1.1 chứng từ 28

2.3.1.2 Hạch toán chi tiết 30

2.3.1.3. Hạch toán tổng hợp vật liệu 32

2.3.2 Hạch toán TSCĐ 34

2.3.2.1 Chứng từ sử dụng 34

2.3.2.2 Hạch toán chi tiết 36

2.3.2.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ : 37

2.3.3 Hạch toán chi phí giá thành 37

2.3.3.1 Chứng từ sử dụng 37

2.3.3.2 Hạch toán chi tiết 39

2.3.3.3 Hạch toán tổng hợp 42

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 43

3.1 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán 43

3.2 Tổ chức công tác kế toán 44

KẾT LUẬN 46

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huong