bao 7.5

'Bắt mạch' cổ phiếu FDI

Tính từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hồi phục vào ngày 24/2, nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp FDI tăng 17,46%, trong khi Vn-Index hồi phục 33% và HaSTC-Index 40%.

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất thế giới của Việt Nam trong những năm qua có một vai trò quan trong của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các công ty vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện có 7 công ty tiền thân là doanh nghiệp FDI đang niêm yết trên 2 sàn giao dịch, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ quần áo phụ kiện (Mirae mã KMR, Mirae Fiber - KMF), vật liệu xây dựng (Công nghiệp gốm sứ Taicera - TCR , Công ty gạch men Chang Yih - CYC), vật liệu cơ bản (Tung Kuang - TKU), cung ứng công nghiệp (Công ty dây và cáp điện Taya - TYA) hay xây dựng nặng (Full Power - FPC).

Điểm mạnh của doanh nghiệp FDI là có vốn lớn và kinh nghiệm triển khai các dự án sản xuất mang tính quốc tế. Họ có trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thường chú trọng và có điều kiện áp dụng công nghệ sản xuất quản lý tiên tiến. Các công ty này cũng thuận lợi trong xuất khẩu, đặc biệt là sang nước bản xứ. Một số công ty vừa chiếm lĩnh được thị trường nội địa vừa có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu nên doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng bền vững và ổn định hơn.

Nhưng điểm yếu của các công ty niêm yết này là chưa thu hút được sự quan tâm từ giới đầu tư, đồng thời có quy mô vốn điều lệ tương đối thấp, chỉ 100-355 tỷ đồng. Mặt khác, phần lớn cổ phần thuộc chi phối của nhóm cổ đông sáng lập hoặc công ty mẹ, có vốn nước ngoài. Do đó, những doanh nghiệp này chỉ có thể niêm yết một phần số lượng cổ phiếu lưu hành, khiến cho tính thanh khoản bị những ảnh hưởng nhất định. Thông tin về các công ty này còn yếu và thiếu, nên nhà đầu tư chưa có cơ sở để tham gia đầu tư. Tính minh bạch về sở hữu cũng như hạch toán kinh doanh của công ty tại Việt Nam trong mối quan hệ với công ty mẹ trong một số trường hợp còn gây lo ngại cho nhà đầu tư.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 đầy biến động. Là các doanh nghiệp FDI, nên khối doanh nghiệp này có khó khăn nhất định trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Mặt khác, khách hàng của nhóm doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và xuất khẩu, trong khi đây lại là 2 lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh nhất từ suy thoái toàn cầu. Điều này phản ánh trên mức sinh lợi trên vốn đầu tư (ROIC) ở mức thấp (dưới 10%).

Trong giai đoạn 2/1/2008-27/04/2009, khi Vn-Index giảm 65,94% và HaSTC-Imdex mất 66,09%, nhóm cổ phiếu của các công ty này giảm trung bình 71,79%. Trong đó, giảm mạnh nhất là KMR và KMF, mất hơn 80%. Tính từ khi thị trường chạm đáy và bắt đầu hồi phục vào ngày 24/2/2009, nhóm cổ phiếu này cũng chỉ tăng 17,46% so với mức hồi phục 33% của Vn-Index và 40% của HaSTC-Index.

Diễn biến cổ phiếu nhóm doanh nghiệp FDI và Vn-Index

(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Eurocapital)

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và suy thoái được dự báo kéo dài đến hết năm 2009, nhà đầu tư khi lựa chọn nhóm cổ phiếu này cần quan tâm các yếu tố sau:

- Cơ cấu sở hữu rõ ràng, minh bạch

- Công ty sở hữu thương hiệu quen thuộc, có thị trường nội địa và xuất khẩu bền vững

- Thị trường hoạt động có tiềm năng tăng trưởng tốt

- Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định, các chỉ số sinh lời cao

- Công ty chú trọng vào cải tiến và áp dụng công nghệ quản lý hiện đại

Một ví dụ cho công ty hội tụ tương đối đầy đủ các yếu tố trên là công ty Everpia Việt Nam đang được giao dịch trên thị trường OTC. Năm 2008, Everpia đạt doanh thu tăng 39% so với năm 2007, lợi nhuận sau thuế tăng 146%. EPS đạt 6.194 đồng cho mỗi cổ phiếu, tương đương top 30 doanh nghiệp có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán hiện nay. ROE đạt xấp xỉ 45% và ROIC 52,8%.

.................

Thêm 3 cổ phiếu sàn Hà Nội rơi vào diện cảnh báo

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) vừa thông báo đưa mã TKU vào cảnh báo, nâng tổng số cổ phiếu thuộc diện này lên 12.

Theo HASTC, cổ phiếu của Công ty Công nghiệp Tungkuang bị đưa vào diện cảnh báo do doanh nghiệp này có lợi nhuận sau thuế năm 2008 âm.

Trước đó vài ngày, cổ phiếu của Công ty Thuỷ sản Bạc Liêu (BLF) và Công ty Cà phê An Giang (AGC) cũng vào diện cảnh báo do kết quả kinh doanh theo báo cáo kiểm toán năm 2008 là thua lỗ.

Cả ba mã này sẽ được đưa ra khỏi diện cảnh báo khi khắc phục được tình trạng lợi nhuận sau thuế âm.

Đến nay, đã có 12 cổ phiếu tại HASTC rơi vào diện cảnh báo. Ngoài TKU, BLF và AGC, trước đó, 9 cổ phiếu đã bị đưa vào diện này, gồm TLT, SRA, NVC, CMC, HNM, KLS, BVS, VE1, HPC. Lý do đều là các công ty này có lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2008 âm.

Ngọc Ch

...............]

Cổ phiếu ngân hàng khuynh đảo thị trường thế giới

Sau những phút giao dịch hỗn loạn, phố Wall bất ngờ tăng điểm nhờ kết quả khả quan của đợt sát hạch ngân hàng. Khắp các thị trường cổ phiếu Âu, Á, ngành ngân hàng cũng là điểm nóng của phiên 6/5.

Kết thúc phiên, chỉ số Dow Jones Industrial tích lũy thêm 101,63 điểm tương ứng 1,2%, chốt 8.512,28 điểm. Standard & Poor 500 đánh dấu mốc 919,53 điểm - cao nhất kể từ ngày 6/1 bằng mức tăng 1,7% giá trị. Chỉ số công nghệ Nasdaq sau khi rơi vào vùng đỏ trong suốt ngày giao dịch đã kịp bứt phá 0,3% số điểm vào cuối phiên. Trên thị trường New York, số mã cổ phiếu tăng gấp đôi mã giảm.

Theo báo cáo của ADP Employer Services về tình hình việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân Mỹ cho thấy, trong tháng 4, số lao động bị xa thải đã giảm xuống 491.000 người, thấp hơn 25% so với dự báo trước đó của các chuyên gia kinh tế và hạ 30% so với tháng 3.

Giới đầu tư cổ phiếu nín lặng chờ đợi kết quả bài sát hạch 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, dự kiến sẽ được FED công bố ngày 7/4. Tâm lý "bùng nổ" của các tín đồ chứng khoán khi những nguồn tin rò rỉ ban đầu cho thấy rằng hầu hết các ngân hàng đều khỏe hơn những gì phố Wall đã nghĩ trước đó về họ.

Chỉ số tổng hợp 80 định chế tài chính lớn nhất trên S&P bao gồm cả các ngân hàng tăng vụt 8,1% trong phiên này, giữa những phỏng đoán về giai đoạn tồi tệ nhất của thị trường tín dụng đã lùi vào quá khứ. Chỉ số này đã tăng hơn 100% kể từ khi thị trường chạm đáy ngày 6/3.

Giới đầu tư vẫn lạc quan bất chấp tin nhiều ngân hàng cần huy động thêm vốn. Ảnh: Reuters

Giá cổ phiếu 3 đại gia hùng mạnh nhất trong ngành ngân hàng Mỹ là Bank of America, Citigroup và Wells Fargo tăng mạnh trên 16% giá trị. Giới đầu tư vẫn tin tưởng bất chấp tin đồn Bank of America sẽ cần thêm 34 tỷ đôla, Citi là 5 tỷ đôla trong khi Wells Fargo cần tối thiểu 15 tỷ đôla để tiếp tục được hoạt động. Nhiều khả năng các ngân hàng này có thể huy động thêm vốn mới dễ dàng do nguồn cổ phiếu ưu đãi mà Chính phủ Mỹ đang nắm giữ ở 3 định chế này là rất lớn và nhiều khả năng sẽ được sử dụng nhằm chuyển sang dạng phổ thông.

Bữa tiệc bớt vui do cổ phiếu ngành sản xuất ôtô thất thế hoàn toàn trên thị trường New York, khi mà bức tranh kinh doanh quý I hết sức ảm đạm của các doanh nghiệp trong khối này sắp được công bố. Giá cổ phiếu General Motor tụt dốc mạnh nhất trong số 30 công ty cấu thành lên chỉ số Dow, đóng cửa mất 10% giá trị. Giới đầu tư dự liệu GM phải tiếp tục đối mặt với quý làm ăn thua lỗ thứ 8 trong lịch sử hoạt động.

Chứng khoán châu Âu đón nhận phiên khởi sắc ngày thứ ba trong tuần. Cùng với làn gió mát đền từ bờ kia Đại Tây Dương, lợi nhuận kinh doanh quý I khả quan của nhiều ngân hàng trong khu vực là động lực chính đẩy thị trường tiếp tục đi lên.

Chỉ số chứng khoán khu vực DJ Stoxx 600 tiến thêm 1,4% giá trị, lên ngưỡng 208,02 điểm, đây là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này. Bảng giao dịch điện tử ở 18 thị trường chính trong khu vực Euro Zone cùng đồng loạt xanh màu. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 59,55 điểm (1,4%) chốt tại 4.396,49 điểm. Chỉ số DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp ghi thêm 0,6% và 1,8% giá trị.

Giá cổ phiếu 2 ngân hàng lớn BNP của Pháp và Standard Chartered của Anh sau báo cáo lợi nhuận quý I đạt vượt kỳ vọng đã cùng bật tăng mạnh trong phiên này với biên độ 7,3% và 9,2% giá trị.

Sắc xanh tiếp tục ngự trị trên các bảng giao dịch điện tử châu Á. Đà tăng điểm được củng cố bởi thông tín tích cực đến từ lợi nhuận kinh doanh quý I của các ngân hàng trong khu vực, qua đó xóa đi những quan ngại ban đầu của giới đầu tư.

Doanh thu của 2 ngân hàng United Overseas - nhà cung ứng tín dụng lớn thứ hai Singapore và Oversea-Chinese Banking Corp của Trung Quốc cùng tăng vượt dự báo của các chuyên gia phân tích, khi United Overseas lãi 280 triệu đôla trong khi Oversea-Chinese đạt lợi nhuận 369 triệu đôla riêng trong quý I. Giá cổ phiếu 2 ngân hàng này đóng cửa tăng với biên độ lần lượt là 13% và 4,6% giá trị.

Đóng cửa thị trường, với tỷ lệ giữa số cổ phiếu tăng giảm là ngang bằng, chỉ số MSCI châu Á tiến thêm 0,8% giá trị, lên ngưỡng 299,75 điểm.

Đà tăng điểm mạnh vẫn được duy trì trên nhiều thị hàn thử biểu trong phiên này, khi Straits Times Index của Singapore bật tăng kỷ lục 5,1% lên mức cao nhất trong 7 tháng qua, chứng khoán Hong Kong cũng bứt phá thêm 2,5%. Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc nhích 1% giá trị.

Cùng ngày, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định: "Con đường phục hồi của các nền kinh tế châu Á còn rất dài và chính phủ các quốc gia cần đưa ra nhiều biện pháp tài chính mạnh tay hơn nữa nhằm cứu kinh tế khu vực".

.................

10 thương hiệu ôtô nổi tiếng thế giới về chung một nhà

Thay vì âm mưu thôn tính, Porsche sẽ sáp nhập với Volkswagen và gom các thương hiệu xe sang như Audi, Lamborghini, Bentley... về chung một mái nhà.

Logo của hãng xe sang Porsche và nhà sản xuất ôtô lớn nhất châu Âu Volkswagen. Ảnh: AFP.

Trong cuộc họp kín hôm thứ Tư, ban lãnh đạo cùng các cổ đông chính hai bên Porsche và Volkswagen quyết định sẽ dành 4 tuần để đưa ra cơ cấu mới của liên minh. Những cuộc gặp sắp tới sẽ có sự tham gia của bốn bên bao gồm hai nhà sản xuất, chính quyền bang Lower Saxony nơi VW đóng và đại diện công nhân.

Vụ sáp nhập này sẽ đưa 10 thương hiệu về chung một mái nhà, trong đó có 9 thương hiệu của VW và một của Porsche. Dưới trướng VW hiện có các thương hiệu như Audi, Volkswagen ở Đức, Skoda tại Czech, Seat tại Tây Ban Nha, Lamborghini ở Italy, Bentley ở Anh và Bugatti.

Với nhiều tên tuổi danh tiếng trong tay, Volkswagen đang đứng đầu châu Âu về doanh số bán xe. Porsche khẳng định tuy được điều hành bởi một bộ máy nhưng tính độc lập của các thương hiệu này vẫn được đảm bảo.

Porsche từng nuôi tham vọng mua lại Volkswagen. Hồi tháng 1, Porsche tăng lượng cổ phần nắm giữ tại VW lên hơn 50% và đặt mục tiêu con số 75%. Tuy nhiên, có một thực tế là kể cả khi Porsche sở hữu 75% trong tay, họ cũng khó có thể nuốt gọn người khổng lồ VW. Một cổ đông quan trọng khác là bang Lower Saxony nắm giữ một phần năm Volkswagen và theo luật pháp Đức, họ hoàn toàn có quyền phủ quyết trong những quyết định quan trọng.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đem đến nhiều đổi thay trong cục diện ngành công nghiệp ôtô thế giới. Sức mua suy giảm đe dọa sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất. Người khổng lồ Mỹ Chrysler vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản tuần trước, dọn đường cho nhà vô địch người Italy Fiat ra tay nắm giữ cổ phần. Ngoài ra, Fiat còn đang nhòm ngó đến Opel, đứa con người Đức của đại gia Mỹ General Motor.

Nếu như mới cách đây 5 năm, hãng xe Italy này còn ngấp nghé bờ vực phá sản, thì nay tham vọng bành trướng của họ có thể đưa Fiat lên ngang hàng với Volkswagen ở vị trí hãng xe lớn thế hai thế giới sau Toyota.

..............

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bao