bao 16.5
Giá vàng lên cao nhất trong lịch sử
Giá mua vào - bán ra vàng miếng tại các cửa hàng vàng bạc đạt trung bình 20,05 - 20,12 triệu đồng mỗi lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Nhiều người dân mang vàng đi bán ngay từ đầu buổi sáng. Hàng dài người dân đi bán vàng trong cơn sốt hôm 13/2. Ảnh: Hoàng Hà
Sau một ngày án binh bất động, giá mua vào vàng miếng SJC niêm yết tăng 30.000 đồng trong sáng nay, đạt 20,05 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi đó, giá bán ra tăng 50.000 đồng, lên 20,11 triệu đồng một lượng. Tại Hà Nội, giá niêm yết phổ biến tại các cửa hàng, đại lý SJC là 20,03 - 20,13 triệu đồng mỗi lượng (mua vào - bán ra).
Giá mua vào - bán ra vàng miếng PNJ của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận tăng lần lượt 50.000 - 60.000 đồng so với chiều qua, đạt 20,05 - 20,11 triệu đồng. Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) niêm yết giá bán ra vàng miếng Rồng Vàng Thăng Long tăng 60.000 đồng, lên 20,12 triệu đồng một lượng. Giá mua vào đạt 20,05 triệu đồng, tăng 40.000 đồng so với hôm qua.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Tổng giám đốc Công ty vàng Agribank cho biết, giá mua vào, bán ra tại các cửa hàng đã lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngay từ đầu buổi sáng, hàng dài người dân đã đến các cửa hàng vàng bạc để bán vàng. Nhân viên cửa hàng Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội cho biết, đang làm việc liên tục để đáp ứng số lượng khách lớn ngay từ đầu ngày. Diễn biến này sẽ còn tiếp tục trong hai ngày cuối tuần khi giá có thể chưa điều chỉnh giảm khi thị trường thế giới tạm nghỉ.
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ đợt tăng hôm 13/5 vừa rồi, các cửa hàng cho rằng cơn sốt bán vàng sẽ không ồ ạt như hôm 21/3. Các chuyên gia nhận định, người dân còn nắm giữ rất nhiều vàng, nhưng một phần lớn trong số đó nắm giữ vàng như là một phương thức bảo lưu giá trị, thay vì mua bán.
Trong khi đó, giới buôn bán vàng vật chất chưa có lợi nhiều khi giá chỉ tăng dè dặt trung bình 40.000 đồng sáng nay. Nhất là với những ai mua với giá trung bình 20,03 trong tuần này, hầu như họ không có lời nếu đem vàng đi bán.
Giá vàng thế giới tăng đạt đỉnh trong ngày 15/5 vào giữa phiên giao dịch tại New York, đạt gần 934 USD mỗi ounce. Vàng giảm nhiệt vào cuối phiên và chốt giá cuối tuần tại 930,9 USD mỗi ounce. Quy ra tiền Việt theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương, vàng thế giới tăng hơn 100.000 đồng so với đầu giờ sáng qua. Hiện mỗi lượng vàng thế giới đạt 20,06 triệu đồng, cao hơn giá mua vào của các cửa hàng trung bình 10.000 đồng.
Vàng tăng giá phiên cuối tuần do lo ngại lạm phát gia tăng. Khi đồng tiền mất giá, giới đầu tư tìm đến vàng như là một kênh đầu tư an toàn. Hôm qua, Mỹ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng, không tính thực phẩm và năng lượng, tăng 0,3% trong tháng 4/2009. Con số cao hơn dự đoán này khiến giới đầu tư lo lắng, mặc dù chỉ số lạm phát vẫn đang bình ổn. Trong vài tháng trở lại đây, mối lo lạm phát là yếu tố chính thúc giục các nhà đầu tư đi mua vàng dự trữ.
Chỉ số Standard & Poor's 500 quay đầu giảm 5% trong tuần này khi các nhà đầu tư cho rằng đà phục hồi của chứng khoán vượt nhanh hơn tăng trưởng lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế. Trước đó, chỉ số S&P 500 đã tăng gấp 8 lần chỉ trong vòng 9 tuần lễ do thị trường phấn chấn với dự đoán suy thoái đã chạm đáy.
Hôm qua, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tăng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại tệ từ 1,6% lên 3% trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, tin tức này không có tác động gì lên giá vàng thế giới . Tháng trước, nước này cũng hé lộ thông tin cho thấy họ đã bí mật tăng lượng vàng dự trữ trong kho lên 1.054 tấn và trở thành kho vàng lớn thứ tư thế giới.
......................... Triều Tiên hủy mọi thỏa thuận với Hàn Quốc
Bình Nhưỡng hôm qua tuyên bố hủy tất cả hợp đồng với Seoul tại khu phức hợp công nghiệp chung Kaesong nằm trên đất Triều Tiên, góp phần làm mối quan hệ liên Triều thêm căng thẳng. Các công nhân Triều Tiên làm việc tại Kaesong. Ảnh: Reuters.
Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc phải chấp nhận các quy định mới một cách vô điều kiện, hoặc rời khỏi nhà máy tại Kaesong. Seoul lập tức có phản ứng gay gắt, gọi tối hậu thư này là điều "không thể chấp nhận và vô trách nhiệm". Triều Tiên đưa ra quyết định trên chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc đề nghị có các cuộc đàm phán mới về dự án Kaesong.
Bình Nhưỡng cho biết họ muốn vạch ra những quy định riêng về vấn đề lương và thuế đối với công nhân của mình, đồng thời thương lượng lại các điều khoản thuê đất. Hồi tháng 4 vừa qua, các cuộc thương thảo kinh tế hiếm hoi giữa hai miền về khu công nghiệp Kaesong đã kết thúc chóng vánh chỉ trong 22 phút mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Khu công nghiệp vùng biên Kaesong chỉ nằm cách khu phi quân sự vài trăm mét và khánh thành năm 2005. Đây được coi là nguồn thu lớn của miền bắc và là biểu tượng hòa giải giữa hai miền. Tại đây có khoảng 38.000 công nhân Triều Tiên đang làm việc trong hơn 100 công ty của Hàn Quốc.
Trong khi đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dâng cao kể từ khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa hôm 5/4. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố chỉ trích hành động này. Triều Tiên đáp trả bằng cách rút khỏi vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân, trục xuất các thanh sát viên quốc tế và tái khởi động cơ sở hạt nhân Yongbyon. ................. Giá cả lại rục rịch tăng
Với lý do xăng đắt đỏ và lương điều chỉnh, nhiều mặt hàng ngoài thị trường và trong siêu thị lại vào đợt tăng giá mới. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều nhà sản xuất quan niệm phải ổn định giá để giữ chân khách hàng trong thời buổi khó khăn. Người tiêu dùng đang đối diện với một đợt tăng giá mới trên thị trường thực phầm và hàng hóa tiêu dùng. Ảnh: Hoàng Hà
Tại TP HCM, trong khi giá cả các loại gạo, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản khá ổn định, thì tại các chợ rau xanh đang biến động, tăng 1.500-3.000 đồng mỗi kg. Theo đó, cải xanh, cải ngọt lên 10.000 đồng, xà lách Đà Lạt gần chạm 30.000 đồng một kg.
Tại Hà Nội, hầu như tất cả các loại rau xanh đều tăng giá. Ngọn su su tăng 2.000 đồng, lên 10.000 đồng một kg. Rau muống tăng lên 2.500 đến 3.000 đồng một mớ, so với trước đây chỉ 1.500 đến 2.000 đồng. Cà chua tăng lên 15.000 đồng mỗi kg, so với giá cách đây hơn 1 tháng chỉ có 7.000 đồng.
Đường đậu các loại cũng điều chỉnh lên 1.500 đồng mỗi kg, giá bán đến tay người tiêu dùng mỗi kg đường trắng, đường vàng đã lên 12.000-13.000 đồng.
Theo chị Hoa, tiểu thương chợ Bà Chiểu (TP HCM) cho biết, mưa thường xuyên khiến các ruộng rau ngập úng, hư hỏng nhiều, sản lượng thu hoạch do đó giảm sút, nguồn cung sụt giảm đẩy giá tăng nhẹ. Những người bán hàng tại Hà Nội cũng giải thích thời tiết là lý do chính khiến rau xanh tăng giá.
Hiện một số siêu thị đã nhận được thông báo tăng giá từ phía nhà cung cấp, đề xuất áp dụng trong tháng tới.
Theo bà Bùi Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, đa số mặt hàng tăng có nguồn gốc nhập khẩu do chịu biến động của tỷ giá đồng USD. Nhóm hàng điện, gia dụng có sự điều chỉnh mạnh nhất 10-15%, thậm chí có mặt hàng nhà cung cấp đề xuất mức tăng gần 20%.
Hiện, phía Co.op vẫn chưa đàm phán với nhà cung cấp, song theo bà Thu, hệ thống siêu thị sẽ từ chối những mặt hàng tăng giá bất hợp lý.
Tại Citimart, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nước xả vải đã có bảng báo giá mới với mức tăng 10%, nước rửa chén lên 5%, một số loại sữa bột nhích 10%, nhóm dầu gội cũng đề xuất nâng giá 5-10% trong tháng 6. Theo ông Ngô Văn Hải, Phó giám đốc kinh doanh Citimart: "Sức mua các mặt hàng đã chậm lại, nhất là sau dịp lễ 30/4. Trong khi một số đơn vị thực hiện chương trình giảm giá thì cũng có doanh nghiệp nhích giá lên". Một số trường hợp, doanh nghiệp chỉ điều chỉnh mức giá cho bằng với trước kỳ nghỉ lễ, chứ không phải tăng lên.
Hệ thống siêu thị Hapro Mart tại Hà Nội cho biết mới có hai nhóm hóa mỹ phẩm và thực phẩm được nhà sản xuất gửi thông báo tăng giá. Mức tăng đề nghị dành cho 2 loại sản phẩm này từ 5 đến 10%. Lý do phía các hãng đưa ra là giá xăng tăng cao khiến cho chi phí vận chuyển tăng. Bên cạnh đó, đồng USD lên giá dẫn đến chi phí nhập khẩu bị đội cao. Tuy nhiên, Hapro vẫn chưa áp dụng mức giá mới tại hệ thống siêu thị.
Đại diện Hapro cho biết theo quy định, siêu thị phải dành ra vài tuần khảo sát thị trường để chứng thực những lý do nhà sản xuất đưa ra. Nếu những lý do này không hợp lý, Hapro sẽ không điều chỉnh giá.
Tại hệ thống siêu thị Big C, giá một số loại rau, củ, quả, đường, dầu ăn... những ngày qua dao động nhẹ. Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Big C, một số nhà cung cấp cũng có đề xuất nâng giá, ví dụ gà của CP. Tuy nhiên, hiện siêu thị vẫn giữ giá ổn định mặt hàng này.
Trong khi nhiều loại thực phẩm chế biến rục rịch tăng giá, các đại lý sữa tại Hà Nội cho biết trong vài tháng tới giá sữa sẽ không đắt thêm do người tiêu dùng mới đối mặt với một đợt tăng giá hồi tháng trước.
Theo đại diện các siêu thị, lý do nhà cung cấp đề xuất báo giá mới là do từ 1/5, lương tối thiểu cho người lao động được nâng lên, giá xăng dầu, điện nước điều chỉnh tăng đã đội chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Những yếu tố khách quan này tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty, giá thành sản phẩm do vậy cũng nhích theo.
"Trong bối cảnh doanh nghiệp rất cần đẩy mạnh khâu tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm như hiện nay, việc tăng giá là vạn bất đắc dĩ", đại diện một doanh nghiệp chia sẻ. Song, giá nguyên liệu đầu vào biến động, chi phí vận chuyển, mặt bằng lương cho người lao động tăng... buộc doanh nghiệp phải tính lại giá thành.
Trong khi đó, đại diện nhiều siêu thị điện máy tại Hà Nội cho biết các nhà sản xuất không đề nghị tăng giá mặt hàng điện máy trong thời gian này dù lương cơ bản và giá xăng tăng. Anh Phan Thành Đạt, phụ trách PR của siêu thị Pico Plaza nói: "Để cạnh tranh được trong thời buổi người dân thắt lưng buộc bụng, không hãng sản xuất lớn nào lại nghĩ đến việc tăng giá"
................. Vn-Index lên đỉnh của 7 tháng
Lần lượt đạp đổ các ngưỡng cản, Vn-Index chốt tuần tiến rất gần mốc 400, đạt mức cao nhất kể từ ngày 16/10/2008. Tâm lý vững vàng của nhà đầu tư khiến giao dịch cả tuần sôi động và ấn tượng. > Cổ phiếu ào ào tăng trần, Vn-Index vượt 390 điểm
Kết thúc tuần trước, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM dừng chân ở 366,22 điểm. Nhiều dự báo khả năng Vn-Index sẽ điều chỉnh trong tuần này và khuyên nhà đầu tư nên thận trọng mua bán. Song, diễn biến 5 ngày giao dịch vừa qua của Vn-Index đã trái ngược với những dự đoán.
Dù có 2 phiên "ngã ngựa", nhưng với sự suy giảm không đáng kể, Vn-Index tính chung có tổng mức tích lũy 23,94 điểm, chinh phục ngưỡng 370 rồi 380 và đạt 390,16 điểm phiên chốt tuần - đây được xem là mức cao nhất kể từ giữa tháng 10 năm 2008. Nếu so với đáy trong 7 tháng qua là 235,5 điểm (chạm vào ngày 24/3), Vn-Index tăng hơn 60%. Nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng khả năng chỉ số chứng khoán tái lập mốc 400 chỉ với một phiên tăng mạnh nữa. T
Đáng chú ý, thời điểm Vn-Index lên ngưỡng 390 vào 7 tháng trước, giao dịch của chỉ số dao động quanh mức 20 triệu chứng khoán một phiên đã tạo tâm lý hưng phấn, niềm vui tràn ngập thị trường. Còn hiện tại, những phiên giao dịch tầm 20 triệu đã trở nên bình thường, mà thường vọt lên 40-50 triệu mỗi ngày. Bình quân, khối lượng chuyển nhượng từng phiên trong tuần ở mức cao, 49,4 triệu, tăng gần 20% so với trung bình tuần trước. Giá trị giao dịch cũng được dịp ăn theo qua những cuộc mua bán tấp nập với trị giá đều trên 1.000 tỷ đồng mỗi phiên, vốn rất hiếm hoi đạt được trong năm 2008.
Lực mua dàn đều cho các mã, chứ không chỉ hướng chủ yếu vào blue-chip. Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ kéo nhau tăng giá, tính từ đầu tháng 4, ACL lên gần 23%, BBC cao hơn 30%, BMI nâng gần 50%, HAP vượt gần 60%... Những nhà đầu tư giữ cổ phiếu vốn đang hot trên thị trường như STB, DPM, REE, PPC, PVD... đều nắm chắc mức lời hơn 20% nếu mua từ đầu tháng 4 và còn giữ đến nay. Trong khi đó, với việc hạn chế giao dịch từ ngày 14/5, dẫn đến hủy niêm yết (từ 1/7) cổ phiếu BTC của Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu, 3 phiên cuối tuần BTC đều giảm sàn và đang chốt giá 19.200 đồng.
Theo Phó tổng giám đốc Quách Mạnh Hào, Công ty chứng khoán Thăng Long: "Điều quan trọng là niềm tin vào sự tăng trưởng trong dài hạn của thị trường đang ở mức cao, do vậy, dường như sự điều chỉnh đã diễn ra rất nhỏ". Ông Hào dự báo thị trường có thể sẽ hướng tới 454 điểm, mức tối đa cho năm nay. Con đường tới đó sẽ bao gồm hai xu hướng nhỏ hơn, với điểm dừng tại 422-425.
Vn-Index sẽ bắt đầu tuần mới tại 390,16 điểm. Theo ông Hào, 388-390 là mức kỳ vọng an toàn, các hành động chốt lời sẽ diễn ra từ đây cho đến mốc 406-409 điểm. Ngoài ra, ông cũng cho rằng: "Nhà đầu tư nên tìm kiếm những giá trị riêng biệt của từng cổ phiếu, thay vì mua theo xu thế thị trường".
Nhà đầu tư nước ngoài duy trì xu hướng bán ròng, có phiên chênh lệch bán mua lên đến 197 tỷ đồng. Tổng lượng mua của khối ngoại đạt 18,1 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, lượng bán ra 10,6 triệu.
HaSTC-Index sàn Hà Nội đã có thể tăng tốc hơn nữa, chứ không dừng lại ở 136,16 điểm cuối tuần nếu không có 3 phiên tuột dốc. Dẫu vậy, số chứng khoán trao tay vẫn duy trì đều đặn ở mức cao, bình quân mỗi phiên đạt 26,8 triệu chứng khoán, xấp xỉ tuần trước, trị giá 731 tỷ đồng.
....................
Những 'thủ phạm' của suy thoái kinh tế
Trong số 25 cái tên được điểm, có cả những nhân vật như 2 vị cựu tổng thống của Mỹ là Bill Clinton, George Bush và CEO các tập đoàn tài chính có ảnh hưởng nhất nước Mỹ.
Khi suy thoái tài chính thế giới dường như đã chạm đến đáy, người ta có thời gian kiểm nghiệm lại nguyên nhân sâu xa dẫn đến thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ những năm 1930. Báo cáo về 25 nhân vật có "công" lớn nhất đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay vừa được tạp chí Time công bố.
1. Angelo Mozilo
Angelo Mozilo là cái tên đứng đầu trong danh sách "thủ phạm". Ảnh: CNN
Là con trai của một người bán thịt, Mozilo trở thành đồng sáng lập Công ty Countrywide vào 1969 và nhanh chóng biến nó trở thành nhà cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ. Trong "phong trào" cho vay thế chấp dưới chuẩn, Countrywide đã giúp bất cứ người Mỹ nào cũng có thể vay tiền dù người đó chưa chắc có khả năng trả nợ. Sau khi bong bóng bất động sản tan vỡ, những món nợ khó đòi khiến Countrywide là một trong những công ty thua lỗ và sa thải nhân công sớm nhất. Mozilo bị dư luận và Quốc hội Mỹ chỉ trích mạnh mẽ khi vẫn điềm nhiên nhận khoản tiền thưởng hậu hĩnh khi kinh doanh thất bát. Đầu 2008, Mozilo ra đi sau khi bán Countrywide cho Bank of America lấy 4 tỷ USD.
2. Phil Gramm
Phil Gramm không thừa nhận vai trò của ông trong việc nhấn chìm thị trường chứng khoán. Ảnh: worldpress.
Phil Gramm ngồi ghế Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ cho đến năm 2000. Năm 1999, Thượng nghị sĩ Phil Gramm hô hào bãi bỏ Đạo luật Glass-Steagall Act lập từ sau Cơn Đại Suy thoái 1930. Đạo luật này tách bạch vai trò của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, xuất phát từ quan điểm ngăn ngừa các ngân hàng đem tiền gửi của người dân "nướng" vào các canh bạc chứng khoán. Tuy nhiên, nhờ "công lao" của Phil Gramm, nó đã bị bãi bỏ và thay bằng Đạo luật Hiện đại hóa Giao dịch Tương lai áp dụng từ năm 2000. Sản phẩm của Phil Gramm hủy bỏ sự kiểm soát của Ủy ban Giao dịch Tương lai Mỹ đối với các giao dịch phái sinh OTC như hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Phil Gramm nhanh chóng được các ngân hàng đầu tư tung hô. Tuy nhiên chỉ 8 năm sau, chính hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã hạ gục nhiều nạn nhân, trong số đó có nhà bảo hiểm lớn nhất thế giới AIG. Tuy nhiên, hồi tháng 1/2009, Phil Gramm đã lên tiếng phản đối vai trò của ông trong suy thoái.
3. Alan Greenspan
"Thầy phù thủy" của nền kinh tế Mỹ đã mắc sai lầm. Ảnh: newsday.
Cựu Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan là một chuyên gia kinh tế dày dạn kinh nghiệm trên thương trường và là học trò cưng của nhà lý luận nổi tiếng người Mỹ Ayn Rand. Sau khi chèo chống vượt qua thời kỳ chứng khoán đen tối năm 1987 và đạt thành công vang dội suốt những năm 1990, ông được toàn nước Mỹ phong tặng danh hiệu Thầy phù thủy. Tuy nhiên, nguy cơ dần nảy nở từ đầu năm 2000, khi Greenspan áp dụng mức lãi suất siêu thấp và bãi bỏ sự kiểm soát đối với các định chế tài chính lớn. Hồi tháng 10 năm ngoái, ông phải cay đắng thừa nhận trước Quốc hội Mỹ rằng mình đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi ngộ nhận các hãng tài chính có thể tự kiểm soát hoạt động của họ.
4. Chris Cox
Chân dung cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ. Ảnh: worldpress
Cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) Chris Cox có thể viện cớ quanh co để phủ nhận vai trò của ông trong vụ lừa đảo lịch sử Bernard Madoff. Tuy nhiên, giới đầu tư không chấp nhận bất cứ bào chữa nào về sự tắc trách khi ông còn đương chức. Cox biện hộ rằng SEC không đủ quyền hành để hạn chế sự lạm dụng đòn bẩy tài chính, vốn là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Tuy nhiên, sự thật là Ủy ban Chứng khoán Mỹ hoàn toàn có khả năng nắm thông tin hoạt động của những ngân hàng lớn như Lehman Brothers và Merrill Lynch.
5. Người tiêu dùng Mỹ
Trước khi suy thoái xảy ra, hàng triệu người dân Mỹ đã đặt niềm tin mãnh liệt vào sự giàu có. Ảnh: chicstores.
Chính người tiêu dùng Mỹ cũng bị liệt vào hàng "thủ phạm" trong suy thoái toàn cầu. Người Mỹ bắt đầu chính sách thắt lưng buộc bụng từ quý III/2008 do lo sợ kinh tế sẽ yếu đi. Trong khi suốt 40 năm trước đó, thị trường Mỹ đã quen với phong cách thoải mái chi tiêu của người dân. Họ vay mượn để mua sắm, vay mượn để tiêu dùng và đặt niềm tin mãnh liệt vào sự giàu có của nước Mỹ. Tuy nhiên, vào thời điểm bong bóng chứng khoán và bất động sản tan vỡ cuối năm 2007, nợ tiêu dùng của người dân đã lên đến 130% so với mức thu nhập trung bình. Hàng triệu người Mỹ vỡ nợ và nhận ra họ đã không giàu có như đã tưởng.
6. Hank Paulson
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson. Ảnh: telegraph
Khi Hank Paulson rời ghế Chủ tịch Goldman Sachs để trở thành Bộ trưởng Tài chính Mỹ năm 2006, mối bận tâm lớn nhất của ông là làm thế nào để gây ảnh hưởng càng lớn càng tốt. Cuối cùng ông đã thành công, tuy nhiên đó không phải là ảnh hưởng tích cực. Vào cuối thời tổng thống Bush - con, ông đã một tay thao túng toàn bộ nền kinh tế Mỹ bằng các chính sách kinh tế. Kết quả của chúng là 3 sai lầm đã được các nhà phân tích đúc kết lại. Sai lầm đầu tiên là ông đã chậm chân trong việc ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Sai lầm nghiêm trọng tiếp theo của Hank Paulson là để Ngân hàng Lerman Brothers sụp đổ. Cuối cùng, người ta gọi gói cứu trợ tài chính trị giá 750 tỷ USD của vị cựu Bộ trưởng Tài chính chỉ là một đống hỗn độn tốn kém.
7. Joe Cassano
Chân dung Joe Cassano. Ảnh: worldpress.
Trước khi ngành tài chính Mỹ đóng băng, ít người biết đến khái niệm hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Đó là một loại hợp đồng bảo hiểm, trong đó một bên trả cho bên kia khoản phí để đổi lại được nhận bồi thường trong trường hợp vỡ nợ trái phiếu. Một trong số những người hiểu rất rõ bản chất của công cụ này là Joe Cassano, thành viên sáng lập bộ phận đầu tư tài chính của tập đoàn bảo hiểm AIG. Trong thời kỳ hoàng kim, việc kinh doanh bảo hiểm CDS đã đem lại cho AIG nhiều món lợi khổng lồ. Tuy nhiên, chúng trở thành rắc rối chính của người khổng lồ này khi thị trường bất động sản đi xuống và rủi ro tín dụng vùn vụt tăng cao. Cho đến nay, chính phủ Mỹ đã phải chi đến hơn 150 tỷ USD để duy trì sự sống cho AIG với quyết tâm không thể để tập đoàn này sụp đổ.
8. Ian McCarthy
Nhà kinh doanh bất động sản đầy mưu mẹo Ian McCarthy. Ảnh: rediff
Ian McCarthy được xem là thủ phạm lớn trong vụ sụp đổ thị trường nhà đất ở Mỹ. Là CEO của Công ty Bất động sản Beazer Homes, ông đã cho xây quá nhiều nhà, vượt ngoài khả năng tiêu hóa của người Mỹ. Để tiêu thụ hết số nhà đó, Ian McCarthy đã dùng đến vài mánh khóe. Một trong số đó là chiêu dối trá về khả năng trả nợ của khách hàng, khiến nhà băng sẵn sàng cho họ vay tiền mua bất động sản. Vụ việc của Ian McCarthy đang được FBI, Cơ quan phát triển Nhà của Mỹ và Cơ quan thuế IRS phối hợp điều tra.
9. Frank Raines
CEO gốc Phi đầu tiên trong danh sách Fortune 500. Ảnh: veja.abril.com.br
Khai sinh ra Ngân hàng Fannie Mae vào năm 1938 là Quốc hội Mỹ. Còn người đưa ngân hàng này đến với thành công là cựu Chủ tịch Jim Johnson. Nhưng thủ phạm chính khiến Fannie trở thành mối họa với kinh tế Mỹ là người kế nhiệm Jim Johnson, CEO Frank Raines. Frank Raines từng đứng trong bộ máy ngân khố thời Bill Blinton, và ông là CEO gốc Phi đầu tiên nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. Sau khi rời Ngân hàng vào 2004 sau một scandal, ông để lại sau lưng một mối họa tiềm ẩn với nền kinh tế Mỹ. Năm 2008, thua lỗ của Fannie cùng bạn đồng hành Freddie Mac đã lên đến 100 tỷ USD mỗi năm và bị buộc phải nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Mỹ.
10. Kathleen Corbet
Kathleen Corbet những ngày hoàng kim. Ảnh: daylife
Corbet là người điều hành tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất và uy tín nhất nước Mỹ là Standard & Poor's suốt một thập kỷ. Lợi dụng uy tín của mình, Kathleen Corbet đã dán nhãn "chất lượng cao" lên những khoản vay rủi ro nhất, khuyến khích nhà đầu tư lao đầu vào mua các giấy nợ đảm bảo bằng tài sản. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, những tờ giấy nợ này biến thành giấy loại không hơn không kém. Tiền là lý do duy nhất khiến bà làm ăn thiếu trách nhiệm. Một số nhà phát hành chứng khoán trả tiền cho Kathleen Corbet để cổ phiếu yếu kém của họ được chính S&P đảm bảo.
11. Dick Fuld
Dick Fuld đi giữa sự phản đối của người dân Mỹ trong phiên điều trần trước Quốc hội. Ảnh: Reuters
Từng nổi tiếng với biệt danh Gorilla của Phố Wall, CEO Dick Fuld là người có công đầu trong việc nhấn chìm Ngân hàng Lehman Brothers trong những phi vụ kinh doanh thế chấp dưới chuẩn. Lehman rót vốn cho các ngân hàng. Sau đó, đến lượt những ngân hàng này cung cấp khoản vay cho những người không có khả năng trả nợ. Lehman biến tiền thành trái phiếu và chuyển cho nhà đầu tư hàng tỷ USD nợ xấu. Trước khi Lehman phá sản, Dick Fuld nhanh tay tự thưởng cho mình 500 triệu USD.
12. Bill Clinton
Bill Clinton trong vai trò mới là diễn giả. Ảnh: bet
Nước Mỹ ở trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng những năm Tổng thống Bill Clinton "trị vì". Tuy nhiên, ông là người có công bãi bỏ và lập ra nhiều đạo luật, vốn làm nền móng cho những rắc rối gần đây. Năm 1999, ông quyết định bỏ luật Glass-Steagall Act, bài học sau thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Một năm sau đó, ông ký duyệt Đạo luật Hiện đại hóa Giao dịch Tương lai. Hành động này đã cởi trói cho Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Năm 1995, Clinton nới lỏng quy định về nhà đất bằng cách sửa lại Luật Tái đầu tư Công cộng. Điều luật gia tăng sức ép lên các ngân hàng, buộc họ phải tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. Các nhà phân tích vẫn đang không ngớt tranh cãi về vai trò của vị cựu tổng thống trong việc tạo ra một môi trường cho vay đầy rủi ro.
(còn tiếp)
..................
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top