bao 13.4

Bạo lực gia tăng tại Bangkok

Đám đông áo đỏ xúm quanh chiếc xe mà họ cho là chở Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva, đập phá và ngăn cản nó rời trụ sở khỏi Bộ Nội vụ ở Bangkok, Thái Lan, hôm qua. Bất chấp sự can thiệp của quân đội, cuộc biểu tình ngày càng trở nên hỗn loạn.

Các cuộc biểu tình của phe áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Sinawatra bắt đầu mạnh lên từ cuối tuần trước. Những người áo đỏ phong tỏa khu vực có trung tâm hội nghị ở khu nghỉ mát Pattaya, khiến Hội nghị cấp cao ASEAN và các nước đối tác phải hoãn. Nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài phải sơ tán bằng trực thăng để đảm bảo an ninh.

Tại Bangkok, người biểu tình bao vây các tòa nhà của chính phủ, mang theo các khẩu hiệu yêu cầu thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ chức. Họ đốt các đống lửa trên đường phố, phong tỏa nhiều ngả đường, đập phá xe cộ.

Chính phủ của Thủ tướng Abhisit ban bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok hôm qua. Khoảng 4 giờ sáng nay, quân đội tiến vào thành phố để lập lại trật tự. Tuy nhiên, bất chấp sự hiện diện của xe tăng, xe bọc thép và các quân nhân có vũ khí, người biểu tình áo đỏ tiếp tục các hoạt động phản đối của mình, chơi trò "mèo đuổi chuột" với cảnh sát và quân đội.

Lực lượng an ninh Thái Lan trong ngày hôm nay đã sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn bắn chỉ thiên để đẩy lùi dòng người biểu tình. Chính phủ tuyên bố áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho những cơ sở quan trọng như nhà ga, sân bay. Đến chiều nay, giới chức Thái cho biết đã có 70 người bị thương trong đụng động giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, trong đó có 23 người của phía cảnh sát và quân đội.

Thủ tướng bị lật đổ Thaksin, đang sống lưu vong ở nước ngoài, kêu gọi người ủng hộ ông bất chấp lệnh tình trạng khẩn cấp, đồng thời kêu gọi người dân xuống đường.

Thủ tướng Abhisit lên nắm quyền cách đây 4 tháng, sau khi những người ủng hộ Liên minh Dân chủ vì Nhân dân (PAD) - áo vàng - tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình và chiếm đóng sân bay cuối năm ngoái. Tòa án hiến pháp khi đó đã ra một phán quyết tước quyền của chính phủ thân Thaksin, khiến thủ tướng Somchai - em vợ của Thaksin - mất chức.

Khủng hoảng chính trị Thái Lan bùng nổ từ năm 2006 với nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ. Tháng 9/2006, thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Tranh chấp giữa hai phe thân và chống Thaksin tồn tại dai dẳng từ đó đến nay.

..................

ATM Đông Á bị gắn camera quay trộm

Cuối chiều chủ nhật 12/4, khi đang rút tiền ở cây ATM của Ngân hàng Đông Á trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), chị Giang giật mình nhìn thấy hộp nhựa màu trắng gắn trên nóc máy.

Theo mô tả của chị Giang, chiếc hộp được gắn bằng băng dính keo, dễ dàng tháo rời, mặt ngoài khoét một lỗ nhỏ, bên trong đựng camera dạng thẻ nhớ USB 2GB. Ngay lập tức chị Giang thông báo sự việc với ngân hàng.

Chị Giang không rút được tiền, vì lúc đó mạng chập chờn. Tuy nhiên, chị đã nhập số PIN (mật khẩu truy cập vào tài khoản) trước khi nhìn thấy chiếc camera, vì vậy nhanh chóng báo tổng đài của Đông Á trong TP HCM yêu cầu khóa mã thẻ.

Bề ngoài chiếc hộp nhựa màu trắng có khoét lỗ. Ảnh độc giả cung cấp

Bên trong chứa chiếc camera. Ảnh độc giả cung cấp

Đây là camera dạng thẻ nhớ USB 2GB. Ảnh độc giả cung cấp

Đại diện Ngân hàng Đông Á xác nhận có vụ việc nêu trên và đã nhận hiện vật do khách hàng Giang gửi tới. Có mặt tại hiện trường (cây ATM số 100 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chiều nay, Phó tổng giám đốc Trần Đạo Vũ khẳng định với VnExpress.net đây không phải là thiết bị của ngân hàng, mà do người ngoài gắn vào. Chiếc USB có chức năng quay được gắn ở nóc trên ATM, một vị trí dễ dàng ghi lại các thao tác trên bàn phím, và nó nằm không xa camera của chính ngân hàng lắp trong thân máy.

Tuy nhiên, ông Vũ cho biết đây chỉ là loại camera ghi hình thông thường, không phải thiết bị công nghệ cao cho phép thu phát tín hiệu từ xa. Vì vậy loại trừ khả năng có một nhóm tội phạm nào đó ngồi từ xa để ghi lại hình ảnh và ăn cắp dữ liệu. Ngoài chiếc USB này, trên ATM không có thiết bị lạ nào khác.

Đông Á đang xem lại phần ghi hình để tìm ra người gắn chiếc USB, và cân nhắc các biện pháp xử lý. Theo phỏng đoán của ngân hàng, thiết bị này có thể bị gắn vào trong thời gian từ chiều thứ bảy cho tới sáng chủ nhật, vài giờ trước khi chị Giang phát hiện ra vụ việc. Hằng ngày, Đông Á đều tiếp tiền cho các ATM, ngoại trừ chủ nhật.

Tuy nhiên theo phản ánh của chị Giang, trong USB còn một file video đề ngày 2/4.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra camera lạ gắn vào ATM của ngân hàng. Đông Á đánh giá cao hành động của chị Giang, đã thông báo kịp thời với ngân hàng. Qua đây, chúng tôi cũng mong khách hàng nâng cao ý thức cảnh giác, phối hợp với ngân hàng nếu phát hiện thiết bị lạ", ông Vũ nói.

Trong sáng nay, đại diện chi nhánh Hà Nội của Đông Á đã tới làm việc với chị Giang và hứa sẽ có câu trả lời sớm nhất.

Để hỗ trợ giám sát an ninh, an toàn cho giao dịch tại máy, phần lớn các ngân hàng đều trang bị camera ở khu vực ATM. 80% ATM của Đông Á thuộc dòng công nghệ mới, gắn camera bên trong thân máy. 20% còn lại là máy đời cũ, camera phải gắn bên ngoài.

Dịch vụ ATM của Đông Á được xem là tiện ích nhất hiện nay, không chỉ cho phép rút mà còn gửi tiền, đổi ngoại tệ, hỗ trợ âm thanh cho người khiếm thị. Đông Á cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ ATM lưu động, song đã bị yêu cầu dừng lại.

,,,,,,,,,,,,,,

Hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng 'xin' khất nợ

Hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines đã không thanh toán số tiền nợ xăng dầu 3,1 tỷ đồng cho nhà cung cấp nhiên liệu Vinapco theo đúng kế hoạch 9/4. Lý do được hãng giải thích là Tổng giám đốc nhạc sĩ - Hà Dũng vắng nhà.

>Hãng hàng không tư nhân đầu tiên cất cánh / Hãng hàng không của Hà Dũng gặp khó vì cái tên / Indochina nợ tiền xăng

Trong công văn gửi cho phía Công ty cổ phần Xăng dầu Hàng không (Vinapco) - Indochina Airlines đề nghị được lùi thời điểm thanh toán khoản nợ quá hạn 3,1 tỷ đồng vào ngày mai. Lẽ ra số tiền này phải được trả vào ngày 9/4 theo đúng cam kết mà Indochina Airlines đã tuyên bố.

Việc chậm thanh toán khoản nợ trên được Indochina Airlines lý giải là lịch làm việc của Tổng giám đốc - Hà Dũng kín từ ngày 7/4 đến 10/4 nên việc ký ủy nhiệm chi chuyển tiền vào tài khoản của Vinapco đã không thực hiện được. Indochina đề nghị Vinapco cho phép hãng được lùi thời điểm thanh toán đến 14/4.

Cuối tháng 3, nhà cung ứng nhiên liệu hàng không - Vinapco có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị đứng ra giải quyết chuyện nợ nần giữa công ty và Hãng hàng không Indochina. Vinapco cho rằng, dù đã "quá tam ba bận" gửi trát "thúc" mà phía Indochina vẫn đành bài lờ khiến số nợ đã lên tới hàng chục tỷ đồng.

Đáp lại, phía Indochina Airlines cho rằng khoản nợ của hãng chỉ vào khoảng vài tỷ đồng chứ không lên tới con số vài chục như Vinapco nói. Hãng cũng lý giải về nguyên nhân chậm thanh toán tiền nhiên liệu là do có nhiều chuyến bay bị chậm hủy chuyến khiến hoạt động kinh doanh gặp khó.

Chỉ tính riêng trong 3, đã có 16 chuyến bay từ TP HCM đi Hà Nội và 8 chuyến từ TP HCM đi Đà Nẵng của hãng bị hủy, tương đương 52 giờ bay. Chuyến bay bị hủy khiến cho lượng dầu không được tiêu thụ vào khoảng 119 tấn, tương ứng với số tiền khoảng 1,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kể từ 15/2, số chuyến bay của Indochina Airlines cũng giảm đi 2 chuyến một ngày chiều TP HCM - Hà Nội và ngược lại. Trong khi số tiền xăng dầu mà Vinapco yêu cầu ứng trước tháng 3 lại căn cứ vào số lượng tiêu thụ của tháng 1 (mà tháng 1 là cao điểm của Indochina Airlines, với tần suất bay cao hơn hiện nay 2 chuyến một ngày). Vì vậy, số lượng dầu thực tế sử dụng trong tháng 3 sẽ ít đi rất nhiều so với số dầu tạm tính của Vinapco.

...............

Bốn kịch bản hồi phục kinh tế

Trước tình hình khủng hoảng toàn cầu, các nền kinh tế đều bị suy giảm như Trung Quốc, Việt Nam hay suy thoái, tức tăng trưởng âm như Mỹ, châu Âu, Singapore, các nhà kinh tế gợi ý 4 kịch bản hồi phục mô phỏng theo các chữ viết hoa V, U, W và L.

Dưới đây là bài viết của chuyên gia Lê Đăng Doanh về khả năng phục hồi của kinh tế thế giới và liên hệ với Việt Nam.

1. Kịch bản hồi phục theo hình chữ V

Theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế suy giảm nhanh và hồi phục ngay, thời gian nền kinh tế ở dưới đáy rất ngắn, thường ít hơn một năm. Đây là kịch bản lạc quan nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra mô hình này cho nền kinh tế toàn cầu trong dự báo tháng 1/2009.'

Chữ V không nhất thiết phải cân đối, có thể đường hồi phục chậm hơn đường suy thoái, song chắc chắn đây là kịch bản tối ưu mà các nền kinh tế đều kỳ vọng và hướng tới.

2. Kịch bản hồi phục hình chữ U

Theo kịch bản này, nền kinh tế phải vật lộn ở dưới đáy lâu hơn kịch bản 1, thường là hơn một năm, tùy theo chữ U này béo hay gầy.

Đây là biến thể của kịch bản trên nhưng sát với thực tế hơn vì thời gian để tái cơ cấu, hay cải cách kinh tế có độ trễ nhất định, không thể phát huy hiệu lực ngay. Kịch bản hình chữ U này cũng được coi là kịch bản tốt, cần đạt tới.

3. Kịch bản hồi phục hình chữ W

Theo kịch bản này, nền kinh tế có thể hồi phục rồi lại suy giảm hay suy thoái một hay vài lần trước khi đạt được mức tăng trưởng tương đối ổn định.

Theo đó, chúng ta có thể có 1 hay 1,5 hoặc 2 chữ W vì việc cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế rất phức tạp. Có những vấn đề chậm được phát hiện hay chậm được cải cách do có xung đột lợi ích và lợi ích nhóm, chính vì thế mà quá trình hồi phục diễn ra không dễ dàng, suôn sẻ.

4. Kịch bản hồi phục chữ L

Đây là kịch bản bi quan nhất, sau khi suy thoái, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp hoặc ở dưới đáy trong nhiều năm. Kinh tế Nhật Bản là ví dụ điển hình cho kịch bản này với cả thập kỷ trì trệ trong những năm cuối của thế kỷ 20.

Một số dự báo

Nhiều nhà kinh tế dự báo cuộc khủng hoảng hiện nay có thể kéo dài nhiều năm, có thể là một thập kỷ. Nhà kinh tế Jeffrey Sachs còn cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ đồng hành với chúng ta trong cả một thế hệ tới do có quá nhiều việc phức tạp phải thiết kế, thống nhất và tổ chức thực hiện.

Vì vậy, kịch bản chữ V được coi là ít hiện thực hơn so với các biến thể hình chữ U hay chữ W. Kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ hồi phục, song không thể nhanh vì mô hình tiêu dùng dựa trên vay mượn, thấu chi thẻ tín dụng, nhập siêu... chắc chắn sẽ phải điều chỉnh. Các hoạt động của ngân hàng thương mại, chứng khoán, công ty đầu tư mạo hiểm, công ty tư vấn xếp hạng tín nhiệm... sẽ phải điều chỉnh.

Vai trò của Mỹ sẽ bị suy giảm tương đối trên thế giới, song suy giảm đến mức nào thì cần phải tiếp tục đánh giá, phân tích.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng kinh tế Mỹ và thế giới có thể hồi phục theo hình chữ V, đường đỏ là không có gói kích thích, đường xanh là có gói kích thích (đồ thị 1).

Đồ thị 1: Kịch bản phục hồi kinh tế thế giới và Mỹ với tác động của gói kích thích kinh tế từ ngân sách theo IMF.

Kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục sớm hơn Mỹ, nhưng có nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng kinh tế nước này có thể hồi phục theo hình chữ W.

Lý giải điều này, nhà kinh tế trên cho rằng bên cạnh những mặt mạnh như lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất hành tinh, tới gần 2.000 tỷ USD, xuất siêu, tỷ lệ tiết kiệm cao, lạm phát thấp, ngân sách cơ bản cân đối, thị trường nội địa rộng lớn, kinh tế Trung Quốc cũng còn nhiều vấn đề nội bộ gay gắt như tình trạng kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh, chênh lệch giàu - nghèo nghiêm trọng, tam nông có nhiều vấn đề gay gắt... nên có thể hồi phục rồi sẽ lại suy giảm rồi lại hồi phục.

Cũng cần lưu ý hiệu ứng lan tỏa (spill-over effect) của kinh tế Trung Quốc thấp, cơ cấu kinh tế Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với kinh tế Việt Nam nên sự hồi phục sớm của kinh tế Trung Quốc, bên cạnh một số tác động tích cực nhất định có thể có (như tăng nhập khẩu, đầu tư vào Việt Nam), sẽ tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử dân dụng cũng như trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.

Kinh tế Singapore có khả năng hồi phục theo hình chữ L mặc dù Singapore có chính phủ mạnh, có tiềm lực, song Singapore quá phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới.

Kịch bản hồi phục nào cho kinh tế Việt Nam?

Trong quá khứ, kinh tế Việt Nam đã hồi phục tương đối nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, trong đó vai trò ổn định của nông nghiệp rất rõ nét (đồ thị 2).

Đồ thị 2: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đóng góp của ba khu vực kinh tế.

Liệu kỳ này kinh tế Việt Nam có lặp lại kịch bản cũ không? Điều này tùy thuộc vào quyết tâm cải cách của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp và cũng tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế thế giới (vì kinh tế nước ta có tỷ lệ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài rất lớn).

Như vậy, niềm hy vọng về sự hồi phục kinh tế ngay trong tháng 5, tháng 6 này chỉ có thể diễn ra trên một số lĩnh vực cục bộ chứ chưa thể ở phạm vi toàn nền kinh tế.

Trong số các kịch bản nói trên, Việt Nam nhất thiết phải tránh kịch bản chữ L, vì nếu như vậy sẽ gây ra rất nhiều tiêu cực về kinh tế, xã hội và những hệ lụy chiến lược đối với Việt Nam là rất bất lợi.

Để thực hiện được kịch bản chữ V hay chữ U đòi hỏi Chính phủ phải sớm có một đánh giá tác động của khủng hoảng đến các mặt kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó đề ra chương trình tổng thể về cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế.

Chương trình này phải được đưa ra toàn xã hội đóng góp ý kiến, được tổ chức thực hiện có hiệu lực, được Quốc hội và các tổ chức xã hội giám sát, công bố công khai cho toàn dân biết để cùng thực hiện, cùng giám sát.

Điều quan trọng là phải nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh những vấn đề gai góc như tham nhũng, lợi ích nhóm, các vấn đề của các tập đoàn độc quyền... Nếu không làm như vậy, rất có thể kịch bản hình chữ W sẽ trở thành hiện thực.

Sau khi hồi phục nhanh ở một số lĩnh vực nhất định, tăng trưởng có thể bị suy giảm vì những yếu kém bộc lộ ra trong khi kinh tế khu vực và thế giới sẽ có thay đổi rất sâu sắc. Đó là kịch bản Việt Nam cũng cần phải tránh và chúng ta còn có thời gian và tiềm lực để tránh.

...............

Giá đôla vượt 18.000 đồng

Diễn biến thị trường tự do tiếp tục đi ngược với tỷ giá niêm yết trong ngân hàng. Giao dịch hai ngày cuối tuần nóng hơn nhiều so với tuần trước.

Tại khu vực Hà Trung, phố chuyên đổi ngoại tệ của Hà Nội sáng nay, giá bán đôla được các chủ hàng công bố phổ biến trên ngưỡng 18.000 đồng, có nơi tới 18.030 đồng. Trong khi giá mua vào cũng lên đến 17.980 đồng. So với cuối tuần trước giá USD chợ đen đã tăng 70 đồng. Khoảng cách giữa giá mua và bán được nới rộng, phổ biến tới 50 đồng.

Diễn biến sáng nay có phần dịu lại một chút so với hai ngày cuối tuần. Trong những ngày nghỉ, giao dịch sôi động, có nơi khách phải mua với giá 18.040 - 18.050 đồng một đôla.

Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố là 16.938 đồng, tăng 1 đồng so với 10/4, giá bán tại các ngân hàng thương mại ở mức 17.785 đồng.

Cùng với nhu cầu ngoại tệ tăng cao của các doanh nghiệp nhập khẩu, thị trường còn được nhận định là do yếu tố tâm lý. Nhiều người kỳ vọng giá đôla sẽ phá ngưỡng 18.000 đồng. Hơn nữa, khi đã bán một lượng vàng lớn trong tháng trước, nhiều người chuyển sang mua ngoại tệ. Tranh thủ giá lên, họ lướt sóng, hoặc chuyển sang tiền đồng gửi tiết kiệm, đợi giá vàng xuống nữa sẽ mua vào.

Nhiều ngày qua, vàng trong nước luôn đắt hơn giá thế giới. Nhiều nhận định cho rằng hiện tượng tỷ giá USD tăng trong mấy ngày gần đây không loại trừ nguyên nhân nhập lậu vàng.

Trên thực tế Ngân hàng Nhà nước chưa cấp quota cho nhập khẩu vàng, dù các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã kiến nghị cấp hạn mức nhập hơn nửa tháng qua. Gần đây, giá vàng trong nước lại thường bỏ xa giá thế giới, điều này sẽ có lợi cho giới kinh doanh ngân tệ nếu được nhập vàng trở lại. Nhìn ở tầm vĩ mô, việc nhập khẩu vàng chắc chắn sẽ khiến nhập siêu tăng mạnh. Trong khi đó, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, năm 2009, nếu VN không kiềm chế được nhập siêu thì sẽ có nguy cơ nhập siêu tới 19-20 tỷ USD và sẽ không có nguồn cân đối, ngoài nguồn của Chính phủ.

Tại một số ngân hàng, vẫn còn tồn tại một nghịch lý, thừa USD cho vay nhưng lại thiếu USD để bán. Dù tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhưng lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp bán cho ngân hàng lại rất khiêm tốn. Không những thế, doanh nghiệp xuất khẩu thì thừa USD trong khi doanh nghiệp nhập khẩu vẫn thiếu hoặc khó mua được USD.

................

930 triệu USD trả nợ nước ngoài ngay năm nay

Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài trong năm 2009, trong đó đưa ra hạn mức vay thương mại trung và dài hạn của quốc gia là 4,7 tỷ USD.

Trong số này, phần vay thương mại của Chính phủ là 1,1 tỷ USD. Hạn mức dành cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay thương mại dưới sự bảo lãnh của Chính phủ là 1,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp khu vực công được vay theo phương thức tự vay tự trả với số tiền vượt quá 600 triệu USD. 1,7 tỷ USD còn lại được giao cho khu vực tư nhân.

Ngoài hạn mức vay thương mại, Việt Nam có thêm 1,726 tỷ USD từ nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi.

Theo kế hoạch, năm nay Chính phủ sẽ dành ra 930 triệu USD để trả nợ nước ngoài.

Trong quyết định ban hành cuối tuần qua, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan rà soát số liệu và đánh giá lại tình hình vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các khoản vay trung dài hạn của các doanh nghiệp FDI, các khoản vay ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, báo cáo Chính phủ trong quý II.

...........

Cuối tháng này sẽ có xăng made in Việt Nam

Tàu chở dầu thành phẩm (CPP) thuộc Công ty cổ phần vận tải dầu Phương Đông Việt (PV OIL Shipping) vừa cập cảng an toàn sẵn sàng đón mẻ xăng, dầu đầu tiên sản xuất trong nước.

Theo kế hoạch, cuối tháng này các sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường.

Hệ thống cảng xuất sản phẩm tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, gồm 6 cầu cảng độc lập có thể đồng thời xuất sản phẩm cho 6 tàu, tiếp nhận tàu dầu sản phẩm có trọng tải đến 30.000 tấn.

Một góc của Nhà máy Lọc dầu Dung Quât. Ảnh: PVO.

Việc kiểm tra hệ thống xuất sản phẩm xăng, dầu, gồm các công đoạn thử, cập cảng, rời cầu, cột tàu và nối tất cả các cần tại tất cả các bến, thử hệ thống theo dõi cập dời cầu và nối dây cột tàu, thử hệ thống van, đường ống, đồng hồ tại toàn bộ 6 cầu cảng xuất. Sau khi kết thúc việc thử hệ thống xuất sản phẩm, Nhà máy Dung Quất bắt đầu xuất chuyến xăng dầu "Made in Vietnam" đầu tiên đến các miền của Tổ quốc. Việc kiểm tra hệ thống dự kiến kết thúc vào ngày 12/4.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được khởi công năm 2005 trên diện tích rộng hơn 600 ha, tương đương với 1.200 sân bóng đá. Tối 22/2, 7.000 tấn dầu diesel và 2.000 tấn dầu hỏa đã được cất thành công tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Theo kế hoạch, tháng 4 nhà máy tiếp tục đưa ra thị trường xăng A90, A92, A95 và xăng máy bay. Khi hoạt động hết công suất thiết kế vào tháng 8, mỗi tháng nhà máy cung cấp cho thị trường 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu Diesel, 30.000 tấn xăng máy bay Jet-A1và 25.000 tấn dầu FO.

Dự kiến trong năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn xăng dầu các loại.

.............

Hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng 'xin' khất nợ

Hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines đã không thanh toán số tiền nợ xăng dầu 3,1 tỷ đồng cho nhà cung cấp nhiên liệu Vinapco theo đúng kế hoạch 9/4. Lý do được hãng giải thích là Tổng giám đốc nhạc sĩ - Hà Dũng vắng nhà.

>Hãng hàng không tư nhân đầu tiên cất cánh / Hãng hàng không của Hà Dũng gặp khó vì cái tên / Indochina nợ tiền xăng

Trong công văn gửi cho phía Công ty cổ phần Xăng dầu Hàng không (Vinapco) - Indochina Airlines đề nghị được lùi thời điểm thanh toán khoản nợ quá hạn 3,1 tỷ đồng vào ngày mai. Lẽ ra số tiền này phải được trả vào ngày 9/4 theo đúng cam kết mà Indochina Airlines đã tuyên bố.

Việc chậm thanh toán khoản nợ trên được Indochina Airlines lý giải là lịch làm việc của Tổng giám đốc - Hà Dũng kín từ ngày 7/4 đến 10/4 nên việc ký ủy nhiệm chi chuyển tiền vào tài khoản của Vinapco đã không thực hiện được. Indochina đề nghị Vinapco cho phép hãng được lùi thời điểm thanh toán đến 14/4.

Cuối tháng 3, nhà cung ứng nhiên liệu hàng không - Vinapco có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị đứng ra giải quyết chuyện nợ nần giữa công ty và Hãng hàng không Indochina. Vinapco cho rằng, dù đã "quá tam ba bận" gửi trát "thúc" mà phía Indochina vẫn đành bài lờ khiến số nợ đã lên tới hàng chục tỷ đồng.

Đáp lại, phía Indochina Airlines cho rằng khoản nợ của hãng chỉ vào khoảng vài tỷ đồng chứ không lên tới con số vài chục như Vinapco nói. Hãng cũng lý giải về nguyên nhân chậm thanh toán tiền nhiên liệu là do có nhiều chuyến bay bị chậm hủy chuyến khiến hoạt động kinh doanh gặp khó.

Chỉ tính riêng trong 3, đã có 16 chuyến bay từ TP HCM đi Hà Nội và 8 chuyến từ TP HCM đi Đà Nẵng của hãng bị hủy, tương đương 52 giờ bay. Chuyến bay bị hủy khiến cho lượng dầu không được tiêu thụ vào khoảng 119 tấn, tương ứng với số tiền khoảng 1,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kể từ 15/2, số chuyến bay của Indochina Airlines cũng giảm đi 2 chuyến một ngày chiều TP HCM - Hà Nội và ngược lại. Trong khi số tiền xăng dầu mà Vinapco yêu cầu ứng trước tháng 3 lại căn cứ vào số lượng tiêu thụ của tháng 1 (mà tháng 1 là cao điểm của Indochina Airlines, với tần suất bay cao hơn hiện nay 2 chuyến một ngày). Vì vậy, số lượng dầu thực tế sử dụng trong tháng 3 sẽ ít đi rất nhiều so với số dầu tạm tính của Vinapco.

...........

Giá vàng đứng yên

Thị trường vàng biến động chậm trong nhiều phiên liên tiếp khiến Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ổn định tại 19,5 - 19,56 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra), áp dụng cho TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ. Tại Hà Nội giá bán ra ở mức 19,58 triệu.

> Thị trường vàng uể oải cuối tuần / Nhà đầu tư án binh bất động dù sàn vàng không thiếu sóng

Thị trường vàng trong nước đang tạo mặt bằng giá mới. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp cho biết đang tìm điểm mua vào khi dự báo khả năng tăng giá trở lại của vàng vẫn còn khả quan. Tính quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá USD/VND tự do: 18.050 đồng thì mỗi lượng vàng đạt xấp xỉ 19,5 triệu đồng (đã bao gồm thuế và các chi phí liên quan). Như vậy, vàng thế giới đang tương đương với vàng SJC được giao dịch bên ngoài thị trường. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư tính đến chuyện mua vào.

Già vàng đứng yên trong những phiên gần đây. Ảnh: T.A

Thị trường vàng trong nước hai ngày cuối tuần khá ảm đạm, dù đã giảm so với mức đỉnh hơn 500.000 đồng mỗi lượng nhưng giới đầu tư vàng vật chất cũng như trên các sàn giao dịch cũng không mặn mà nhiều với vàng do chứng khoán trong nước thời gian gần đây có hướng đi lên. Giới đầu tư chuyển mối quan tâm sang chứng khoán, dòng vốn cũng đang được luân chuyển khá rõ.

Quản lý một sàn giao dịch vàng trong nước cho biết, lượng nhà đầu tư tham gia sàn vàng giảm không nhiều, nhưng một lượng vốn lớn được rút ra chuyển sang thị trường chứng khoán. "Xu hướng này tập trung ở những nhà đầu tư chuyên nghiệp từ chứng khoán chuyển sang vàng trước đó", một quản lý sàn vàng nhìn nhận.

Giá vàng giảm lại trong những phiên gần đây do hoạt động chuyển vốn của giới đầu tư trên thế giới từ vàng sang chứng khoán bất chấp sự rủi ro từ thị trường này. Hoạt động chuyển vốn này được nhiều nhà phân tích đánh giá có thể còn hỗ trợ cho vàng thế giới đi xuống về ngắn hạn. Triển vọng dài hạn cho vàng vẫn được hỗ trợ tốt theo hướng tăng khi viễn cảnh kinh tế Mỹ không mấy khả quan.

Đợt giảm giá này có thể chỉ là sự điều chỉnh cho quá trình tăng khi mối lo ngại mới đang dấy lên trên thị trường tài chính Mỹ là khả năng thanh khoản của các ngân hàng còn rất kém dù trong thời gian qua một số ngân hàng có hoạt động trả lại khoản tiền hỗ trợ từ chính phủ khi họ không muốn chính phủ và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh.

Với nguồn vốn bị co hẹp, giới đầu tư trên thế giới không còn nguồn vốn dài hơi để có thể cùng một thời điểm có thể đầu tư vào hai mục song song là vàng và chứng khoán. Rõ ràng vàng đang chịu tác động từ hoạt động bán của giới đầu tư nhỏ lẻ nhưng các quỹ, Ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục có động thái tăng nắm giữ vàng như một công cụ đầu tư, bảo đảm tài sản tốt nhất hiện nay.

Trong báo cáo mới nhất của Hiệp hội vàng Bombay cho biết, trong hai tháng liên tiếp là tháng 2 và tháng 3, Ấn Độ không nhập vàng vào. Vàng dường như không còn được coi là hàng hóa quan tâm nhất của người tiêu dùng nước này. Như vậy, tổng lượng vàng được nhập khẩu vào của Ấn Độ trong quý I này chỉ đạt 1,9 tấn (mức kỷ lục trong tháng 1).

,,,,,,,,,,,,,

Vn-Index vượt mốc 340 điểm

Tiếp tục chuỗi phiên giao dịch hứng khởi, sáng nay Vn-Index tăng gần hết biên độ và vượt qua ngưỡng 340 điểm. Bên mua tranh nhau gom, trong khi bên bán kiên trì găm hàng.

> Tâm lý hưng phấn đẩy chứng khoán bứt phá

Kịch bản của phiên giao dịch tiếp diễn như phiên cuối tuần trước, với gần như tất cả chứng khoán được đặt mua với lệnh ATO và được khớp giá trần trong đợt khớp lệnh mở cửa. Vn-Index tăng mạnh 9,38 điểm (2,88%), lên mức 334,43 điểm. Khối lượng giao dịch giảm so với các phiên trước, đạt 4,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 119,85 tỷ đồng.

Diễn biến chính từ đợt thứ hai của phiên giao dịch là động thái kìm hàng của bên bán, trong khi dòng tiền vẫn ráo riết tìm gom cổ phiếu. Trên bảng điện tử, gần như toàn bộ bên dư bán bị bỏ trống từ giữa đợt khớp lệnh liên tục. Dư mua đều ở giá trần. Thanh khoản sụt mạnh, chỉ đạt 22,6 triệu đơn vị trong đợt này.

Vn-Index tiến sát mốc 340 điểm và dao động dưới ngưỡng này trong suốt đợt 2, nhưng chỉ dừng lại ở 339,83 điểm. Đợt khớp lệnh đóng cửa thị trường với nhiều lệnh bán hơn giúp chỉ số bật qua mốc 340 điểm, chốt phiên giao dịch tại 340,01 điểm, tăng 14.96 điểm (4,6%). Khối lượng giao dịch qua khớp lệnh đạt 24,29 triệu cổ phiếu, trị giá 599 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 175 chứng khoán tăng điểm, chỉ 4 mã đi xuống và 2 mã giữ giá tham chiếu.

SAM, STB và SSI tiếp tục được săn lùng nhiều nhất và kích thích "lòng tham" của nhà đầu tư, khi khối lượng dư mua lần lượt đạt 5,6 triệu, 4,3 triệu, và 2,4 triệu cổ phiếu. Song SAM chỉ khớp được gần 33.800 cổ phiếu, vì không có lệnh bán ra. Tương tự, STB dừng lại với 1,7 triệu và SSI với 42.600 cổ phiếu.

Trên các diễn đàn chứng khoán, nhiều nhà đầu tư tỏ ra sốt ruột vì không thể gom chứng khoán trong những phiên vừa qua và lo ngại sẽ "lỡ tàu". Song những phiên tăng mạnh với dư bán trống không cũng được nhận định là dấu hiệu của một bẫy giá và làn sóng chốt lời mạnh mẽ trong ngắn hạn.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index tiếp tục tăng mạnh 7,82 điểm (6,59 %), lên mức 126,4 điểm. Tổng khối lượn giao dịch đạt 11,8 triệu đơn vị, trị giá 274,8 tỷ đồng.

.................

Metro bành trướng bất chấp suy thoái

Tập đoàn bán lẻ Metro Cash & Carry đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới siêu thị tại Trung Quốc, Việt Nam và các thị trường khác, do tận dụng được cơ hội trong suy thoái.

CEO của Metro Cash & Carry, ông Frans Muller. Ảnh: Getty Images

Hôm qua, tập đoàn bán lẻ của Đức Metro Cash & Carry (MCC) tuyên bố kế hoạch tăng gấp ba số lượng trung tâm bán sỉ tại Trung Quốc do tin rằng nhu cầu thực phẩm và các loại hàng hóa khác của người dân nước này sẽ vẫn ở mức cao.

CEO của MCC, ông Frans Muller, cho biết hiện tập đoàn này có 38 trung tâm mua sắm tại Trung Quốc với doanh thu hàng năm 1,3 tỷ USD. Ông khẳng định: "Chúng tôi đang nhắm tới con số 100 siêu thị nhằm tương xứng với tiềm năng nhu cầu mua sắm của nước này".

Metro bắt đầu tấn công vào Trung Quốc từ năm 1996 bằng việc bán sỉ thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn và cửa hàng nhỏ. Trong năm nay sẽ có thêm 4 siêu thị nữa của MCC mở tại ba khu vực đông dân Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Ông Muller thừa nhận suy thoái toàn cầu có ảnh hưởng tới ngành bán lẻ thế giới. Doanh số bán thực phẩm và các loại hàng hóa khác đi xuống, buộc MCC phải xem xét lại nhiều chính sách giá bán sỉ. Tuy nhiên, suy thoái cũng là cơ hội cho Metro khi nhiều đối thủ khác của họ bị thua lỗ hoặc phá sản.

Metro Cash & Carry là một trong ba thành viên của tập đoàn Metro, cùng với tập đoàn bán lẻ đa dịch vụ Real và tập đoàn bán lẻ đồ điện tử Media Markt. Mới đây, nhà bán lẻ đồ điện tử lớn nhất châu Âu Media Markt cũng tuyên bố kế hoạch xâm nhập thị trường Trung Quốc và sẽ mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2010.

Việc bành trướng ra các thị trường trên toàn cầu tạo nên thành công của Metro. Mạng lưới Metro Cash & Carry đã bao phủ 29 quốc gia với doanh thu chiếm một nửa trong tổng doanh thu hàng năm của tập đoàn Metro là 68 tỷ euro, tương đương với gần 90 tỷ USD.

CEO của MCC không quên nhấn mạnh rằng tập đoàn này sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch mở rộng hệ thống siêu thị tại các thị trường tiềm năng Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Đông Âu. Sau thành công tại Nga và Ukraine, MCC sẽ tấn công vào thị trường Ai Cập trong năm nay với siêu thị đầu tiên đang trong quá trình xây dựng.

Tập đoàn Metro Cash & Carry đầu tư vào Việt Nam từ năm 2001. Từ đó đến nay đã có 8 siêu thị được mở ra tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng. MCC Việt Nam đã đề xuất lên Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc mở rộng thêm các siêu thị mới từ năm 2007.

..........

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bao