bao 1.4
Được giảm trừ nhiều hơn khi nộp thuế thu nhập cá nhân
Mẹ kế, bố dượng cũng được coi là đối tượng phụ thuộc đưa vào diện giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới do Bộ Tài chính vừa ban hành.
>Nhiều vướng mắc xung quanh thuế thu nhập cá nhân
Thông tư 62 do Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn chi tiết liên quan đến việc giảm trừ gia cảnh, đầu tư vốn, cổ phiếu thưởng, cho thuê nhà, tài sản... theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Đây là những điểm mới mà thông tư số 84 ban hành hồi tháng 9/2008 chưa quy định rõ hoặc không hợp lý.
Cha mẹ kế cũng được xét vào diện người phụ thuộc được miễn trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo quy định mới, người nộp thuế có mẹ kế, bố dượng cũng được tính là người phụ thuộc nếu thỏa mãn một số điều kiện như có bản sao giấy khai sinh của đối tượng nộp thuế và bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh là bố dượng, mẹ kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan trong đó có nội dung xác định là bố dượng, mẹ kế. Quy định cũ tại thông tư số 84 không cho phép cá nhân khai mẹ kế, bố dượng thuộc diện người phụ thuộc.
Ngoài ra, thông tư cũng hướng dẫn cụ thể hơn về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại, cô dì, chú bác, cậu ruột, anh chị em ruột, cháu ruột và các cá nhân khác vào người phụ thuộc, kể cả những người mà người nộp thuế không trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo quy định mới này, khái niệm "phải nuôi dưỡng trực tiếp" cũng được mở rộng hơn rất nhiều. Người phụ thuộc không chỉ ở cùng hộ khẩu với người nộp thuế mà có thể ở nơi khác hoặc không cùng chung hộ khẩu. Thông tư 84 cũ cũng cho phép người phụ thuộc là ông bà, cô dì, con cái... thỏa mãn các điều kiện: ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập, tàn tật... Tuy nhiên, những người này chỉ được công nhận khi đối tượng nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng hoặc chung hộ khẩu.
Đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, Thông tư 62 quy định về trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trừ khi số cổ phiếu này được đem đi bán hoặc chuyển nhượng cho người khác mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Khi đó, số thuế phải nộp được tính là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn. Trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức, cổ phiếu thưởng với giá thấp hơn mệnh giá thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì cá nhân nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 0,1% trên giá thực chuyển nhượng hoặc theo mức thuế suất 20% trên chênh lệch giữa giá thực tế chuyển nhượng với mệnh giá hoặc giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán...
Quy định mới cũng bổ sung các khoản thu nhập phát sinh chưa được tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương như khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia, gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.
Đối với khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học. Còn khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
.....................
Vn-Index đảo chiều, tiến sát 290 điểm
Chứng khoán sáng nay đồng loạt bật xanh trở lại sau 2 phiên điều chỉnh. Sức cầu liên tục dâng cao, áp đảo lệnh bán, giúp Vn-Index tăng mạnh gần 9 điểm.
Mở cửa thị trường, lượng lệnh mua lớn xuất hiện, báo hiệu phiên giao dịch khả quan cho Vn-Index. Chỉ số của sàn TP HCM tăng mạnh 5,84 điểm (2,08%) ngay trong đợt khớp lệnh mở cửa, lên mức 286,51 điểm. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức khá, với 4 triệu đơn vị, trị giá 85,6 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán mở cửa sau 2 phiên giảm điểm đầu tuần, nhưng thanh khoản giữ ở mức cao, với trên 20 triệu đơn vị qua khớp lệnh mỗi phiên. Phiên hôm qua, đà mất điểm chậm lại, với diễn biến giằng co mạnh giữa lực bán và mua. Nhà đầu tư nước ngoài cùng ngày mua ròng trên 25 tỷ đồng.
Diễn biến phiên hôm nay được đánh giá sẽ quyết định đường đi của dòng tiền ngắn hạn vào thị trường trong những ngày tới. Một số nhà đầu tư nhận định, trong trường hợp Vn-Index mất điểm và lùi về sát 270 điểm, có khả năng nhiều người sẽ tiếp tục bán ra chốt lời và tạm thời đứng ngoài thị trường.
Ở đầu đợt khớp lệnh liên tục, lượng bán ra lớn kéo đà tăng điểm của Vn-Index chậm lại. Song lệnh mua tăng dần, bắt đầu từ các mã nhỏ, lấy lại đà tăng mạnh cho chỉ số của sàn TP HCM. Những mã dẫn dầu đà tăng điểm phiên này đều là những cổ phiếu nhỏ, với một loạt tăng trần, như MHC, PIT, SMC, KMR, LAF, DDM, DNP.
Trong khi đó, các blue-chip có sự hồi phục chậm hơn. VNM, SSI, DPM đầu phiên tăng nhẹ, trong khi DHG giữ giá tham chiếu. Riêng FPT tăng trần, song khối lượng giao dịch dừng lại ở 330.000 đơn vị. Về cuối phiên, đà tăng điểm của các blue-chip tăng mạnh cùng diễn biến của thị trường, trong đó REE, PVT, DPM không còn dư bán.
Kết thúc phiên giao dịch, Vn-Index đóng cửa tại 289,52 điểm, tăng 8,85 điểm (3,15%). Khối lượng giao dịch qua khớp lệnh giảm nhẹ so với các phiên trước, song vẫn giữ ở mức cao, với 20,4 triệu đơn vị, trị giá 424,5 tỷ đồng.
Toàn thị trường có 159 mã tăng điểm, 15 giảm giá và 7 mã giữ giá tham chiếu. STB dẫn đầu về khối lượng giao dịch, với 2,4 triệu đơn vị, SSI kế tiếp với 1 triệu.
Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index tái lập mốc 100 điểm, và đóng cửa tại 100,83 điểm, tăng 2,46 điểm (2,5%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,8 triệu đơn vị, trị giá 223,8 tỷ đồng.
...............
Kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm: "Hồng" hay "xám"?
Nhận xét về kinh tế Việt Nam quý 1/2009, các chuyên gia có hai sự đánh giá khác nhau. Có loại ý kiến nghiêng về màu xám, có ý kiến nghiêng về màu hồng.
Tích cực
Nhìn tổng quát, kinh tế quý 1 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Gọi là tích cực bởi kết quả đạt được trong điều kiện khó khăn ở trong nước cộng hưởng với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đạt được khi so sánh với các nước khác.
Kết quả tích cực được thể hiện trên các mặt sau. Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng dương, trong điều kiện hầu hết các nền kinh tế trên thế giới bị suy giảm mạnh. Tăng trưởng dương đạt được ở cả ba nhóm ngành. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản có giá trị sản xuất tăng 0,9%, giá trị tăng thêm tăng 0,4%, tạo nên sự ổn định cơ bản của nền kinh tế.
Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 1,5%, trong đó ngành xây dựng nếu năm trước bị giảm thì quý I này đã tăng khá (6,9%) - kết quả tích cực của kích cầu đầu tư và là tín hiệu tăng trưởng đón đầu kinh tế phục hồi.
Nhóm ngành dịch vụ thông thường bị tác động lớn nhất của khủng hoảng nhưng vẫn tăng trưởng khá (5,4%), chứng tỏ sự cố gắng của các ngành trong nhóm ngành này.
Thứ hai, lạm phát tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp. Tháng 1 tăng thấp, tháng 2 tăng cao hơn, tháng 3 giảm, nên tính chung 3 tháng tăng thấp so với cùng kỳ của mấy năm trước. Đây cũng là tốc độ tăng thấp hơn mức lãi suất gửi tiền tiết kiệm, nên lãi suất tiếp tục thực dương.
Thứ ba, tiêu thụ trong nước đã có dấu hiệu phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 21,9%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân so với cùng kỳ năm trước (14,47%), thì tăng xấp xỉ 6,5%.
Tốc độ tăng này là kết quả của các giải pháp kích cầu tiêu dùng, vừa góp phần bù đắp cho sự sụt giảm tốc độ tăng của xuất khẩu, vừa góp phần làm cho tăng trưởng giá trị tăng thêm của nhóm ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung và kéo tốc độ tăng trưởng chung cao hơn tốc độ tăng của hai nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng.
Thứ tư, xuất khẩu tăng 2,4%, trong đó của khu vực kinh tế trong nước tăng khá cao (40,3%); xuất khẩu một số nông sản tăng khá, như gạo (tăng 71,3% về lượng, tăng 76,2% về kim ngạch), sắn và sản phẩm của sắn tăng 123,4%, hạt tiêu (tăng 64,5% về lượng và tăng 15,5% về kim ngạch), chè (tăng 10,2% về lượng và tăng 10,5% về kim ngạch),...
Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu sang xuất siêu trong quý 1; khả năng cả năm không nhập siêu lớn.
Nhưng chưa khả quan
Tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Sự sụt giảm thể hiện ở cả 3 nhóm ngành, trong đó 2 nhóm ngành sản xuất - nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng - là hai nhóm ngành thuộc kinh tế thực đã bị sụt giảm sâu hơn.
Điều quan trọng là kinh tế quý I đã là đáy chưa? Nếu chưa là đáy, thì có nghĩa là sẽ còn tăng thấp hơn ở quý II; nếu là đáy rồi thì hy vọng sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn trì trệ trong trong quý 2 để hồi phục dần từ quý 3, quý 4.
Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư đang bị đe dọa là sẽ tiếp tục giảm. Tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng GDP theo giá thực tế ước đạt 311,4 nghìn tỷ đồng; nếu tốc độ tăng GDP chỉ đạt 3,1%, thì tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cao gấp 12 lần tốc độ tăng trưởng.
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện, lượng vốn khu vực nhà nước đạt 57,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,3% và tăng 20%; lượng vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 39,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,1% và tăng 30%; lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 19,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,6% và giảm 32%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký ước đạt 6 tỷ USD, giảm 40,1%, gồm có vốn đăng ký mới 2,2 tỷ USD, giảm 69,7%; vốn đăng ký bổ sung 3,8 tỷ USD.
Như vậy, trong điều kiện vốn đầu tư nước ngoài giảm thì vốn trong nước đã tăng khá, bù vào sự sụt giảm của vốn đầu tư nước ngoài.
Tốc độ tiêu thụ trong nước thấp chỉ bằng trên một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ (6,5% so với 11%). Nguyên nhân chính là do thu nhập có khả năng thanh toán của dân cư tăng thấp, đối với một bộ phận do thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn bị giảm; do người tiêu dùng có tâm lý chung là tiếp tục thắt chặt hầu bao.
Xuất khẩu nếu không kể tái xuất vàng thì giảm khoảng 15%, do bốn yếu tố: thị trường bị thu hẹp, nhất là những thị trường lớn do bị suy thoái kinh tế; giá cả nhập khẩu giảm; việc thanh toán của các nhà nhập khẩu gặp khó khăn; nguồn hàng một số mặt hàng hạn hẹp.
Trong khi có một lượng hàng từ các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, Thái Lan do xuất khẩu vào các thị trường lớn bị sụt giảm sẽ quay sang Việt Nam.
Kết quả tích cực có tác dụng tạo lòng tin, trong khi lòng tin vào lúc này là rất quan trọng, không chỉ để động viên mà còn yên tâm sử dụng các giải pháp đã được coi là đúng, kết quả chưa khả quan để tránh chủ quan, thỏa mãn và là một cảnh báo cần thiết.
...........
Những quả bong bóng ngân sách
31/03/2009 16:45 (GMT+7)
Phản hồi (1) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
Minh họa: Khều.
Sau những quả bong bóng giá cả trên thị trường tài chính, nhà đất và hàng hóa, trên thế giới đang hình thành một nguy cơ mới: những quả bong bóng ngân sách.
Những quả bong bóng này được hình thành với mục tiêu tiếp "sức sống mới" cho những nền kinh tế đang xì hơi, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến những trở ngại rất lớn cho tăng trưởng bền vững nhiều năm sau.
Chi tiêu quá nhiều, vay nợ quá nhiều
Nhìn vào bảng dự kiến thâm hụt ngân sách 2009 mà tờ Economist đưa ra, dễ thấy đa số các quốc gia đều được dự đoán sẽ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách khá lớn: rất nhiều nước đều có mức thâm hụt ngân sách so với GDP trên 5%, trong đó có những nước "cá biệt" như Mỹ và Anh được dự đoán có mức thâm hụt trên 10% GDP.
Để thấy rõ ràng hơn mức đáng lo ngại của những con số này, chỉ cần nhìn vào con số tuyệt đối của Mỹ. Quốc hội Mỹ ước tính mức thâm hụt của chính phủ trong năm 2009 sẽ là 1.800 tỉ Đô la và với kế hoạch ngân sách hiện tại của tổng thống Obama, có thể tổng thâm hụt từ 2010-2019 sẽ lên đến 9.300 tỉ Đô la.
Một trong những nguyên nhân khiến tình hình thâm hụt ngân sách của các chính phủ trở nên trầm trọng là vì những gói kích thích kinh tế để đưa các quốc gia vượt ra khỏi khủng hoảng. Những mức chi tiêu ngân sách khổng lồ như vậy, một phần sẽ dùng cho kích thích giáo dục, y tế, giảm khí thải như ở Mỹ, hay gần đây ở Trung Quốc cùng vài nước khác là đổi mục tiêu chi tiêu kích cầu từ hạ tầng "cứng" sang các khoản mục y tế, giáo dục, đổi mới công nghệ, thì thật ra chúng cũng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Nhưng câu hỏi sẽ là tiền lấy ở đâu ra? Câu trả lời nằm ở chỗ hoặc là tăng thuế hoặc là vay nợ (một cách khác nữa là ngân hàng trung ương (ngân hàng trung ương) in tiền cho chính phủ mượn, cũng là một dạng vay nợ lẫn nhau trong bộ máy điều hành).
Đơn giản là vì những nguồn thu khác (ví dụ từ những công ty quốc doanh thuộc chính phủ) trong bối cảnh khủng hoảng sẽ rất hạn chế. Và như một thượng nghị sĩ Mỹ nhận xét, Chính phủ Mỹ đang vay mượn, chi tiêu và đánh thuế quá nhiều. Trường hợp của Mỹ không phải là trường hợp duy nhất, mà cũng là tình hình chung của nhiều nước.
... và thu thuế quá nhiều, lạm phát quá cao...
Nguy cơ thật sự sẽ đến: bong bóng ngân sách càng phình to sẽ buộc phải tiếp tục vay nợ và in tiền, dẫn đến cả bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương cũng phình to (một điều đang diễn ra ở nhiều nước), và nợ vay nước ngoài cũng phình to.
Kết quả là, để điều chỉnh những quả bong bóng tài chính tư nhân thì những quả bong bóng tài chính chính phủ (ngân sách, tiền của ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế, nợ nước ngoài) phình to. Rủi ro thấp nhất là lạm phát, nội tệ mất giá; cao nhất là khủng hoảng nợ.
Dù là sử dụng giải pháp nào, cũng có thể dự đoán sau khủng hoảng, các chính phủ sẽ cần gia tăng thu thuế để cố gắng đưa ngân sách về cân bằng. Thật ra khi kinh tế hồi phục có thể các chính phủ sẽ thu được nhiều thuế hơn mà không cần phải tận thu thuế. Nhưng nếu tốc độ hồi phục không đủ nhanh, các chính phủ đứng trước sức ép trả nợ lớn sẽ phải tìm mọi cách tận thu. Vì vậy, chi tiêu quá nhiều để kích thích kinh tế, và vay nợ quá nhiều, sẽ dẫn đến thu thuế quá nhiều trong tương lai.
Với tình huống sử dụng giải pháp in tiền để tài trợ cho chi tiêu, chính phủ sẽ đứng trước một rủi ro khác: lạm phát cao. Tung một lượng lớn tiền vào nền kinh tế, với mục tiêu kích thích kinh tế, sẽ làm gia tăng rủi ro lạm phát. Có ý kiến cho rằng lạm phát sẽ chỉ tăng khi tổng cầu của nền kinh tế tăng lên trở lại (nghĩa là chỉ khi kinh tế hồi phục), và miễn là lúc đó có nhiều giải pháp để thắt chặt tiền tệ trở lại, sẽ không gây lạm phát quá cao, mà chỉ tạo ra lạm phát tích cực.
Nhưng điều đáng quan ngại sẽ là kỷ luật chi tiêu của chính phủ có thể sẽ không thể được duy trì, thâm hụt ngân sách vẫn lớn. Người ta đã quen chi mạnh tay thì không dừng tay lại được, nhất là khi kinh tế đã hồi phục. Kết quả là ngân sách sẽ ngày càng khó cân bằng và sẽ ngày càng khó bù đắp.
Tự vay tiền của chính mình, rồi đi vay thêm tiền người khác, để kích thích kinh tế vượt qua khủng hoảng, là một giải pháp mà nhiều nước áp dụng trong thời điểm này. Việt Nam cũng đang áp dụng việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ - một điều cũng nằm trong xu thế giống các nước - để đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế. Nhưng vấn đề là chúng ta có thể tự tạo ra kỷ luật cho chính mình hay không, nghĩa là khi ra khỏi khủng hoảng phải ngay lập tức siết lại chi tiêu, cân bằng tài chính quốc gia?
Cùng chấp nhận bội chi ngân sách để vượt khủng hoảng, nhưng ai chi tiêu khôn ngoan hơn, và thành công trong việc giảm bội chi sau khủng hoảng thì đó sẽ là nước ít bị hiệu ứng phụ và vượt qua khủng hoảng với chi phí thấp.
Ai không thành công, tiếp tục vay nợ nhiều để chạy đua tăng trưởng, sẽ tự mình đi vào khủng hoảng mới.
Quốc gia Ước tính mức cân bằng ngân sách 2009 (% trên GDP)
Mỹ -13,7
Nhật -5,6
Trung Quốc -3,6
Anh -11,3
Khu vực sử dụng đồng Euro -4,6
Nga -6,1
Ấn Độ -7,2
Singapore -4,1
Thái Lan -4,7
Việt Nam -7,03 đến -11,31(*)
(*) Số liệu theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (CEPR); Các số liệu khác là số liệu ước tính của EIU hoặc do tạp chí Economist phỏng vấn các chuyên gia
/..............
31/03/2009 18:36 (GMT+7)
Đây là xu hướng chung của các nước tư bản chủ nghĩa, khi mà tư tưởng tiền tệ giá rẻ của Keynes đã được thấm nhuần. Điển hình là Mỹ.
Theo như một bài báo gần đây, chủ nợ lớn nhất của Mỹ chính là FED, khi mà FED hiện đang nắm 50% trái phiếu của chính phủ Mỹ, với trị giá khoảng 5.000 tỷ USD.
Theo như kế hoạch kích thích kinh tế của Chính phủ Obama, khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được bơm vào trong nền kinh tế, mà phần lớn trong đó sẽ vay từ FED.
FED là một tổ chức tư nhân với cổ đông là các ngân hàng lớn trên thế giới. Thực là buồn cười, khi mà thủ phạm và nạn nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế này chính là các ngân hàng và các định chế tài chính.
Nếu như kế hoạch 1.000 tỷ USD này được thực thi, thì khoản nợ của các ngân hàng lại tự động chuyển sang cho người dân Mỹ gánh lấy, mà chủ nợ lại chính là các ngân hàng.
...............
Lộ diện những "cú sốc" rủi ro tỷ giá
MINH ĐỨC
30/03/2009 11:28 (GMT+7)
Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
Nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì tỷ giá tăng quá nhanh và mạnh.
Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, đánh tụt kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Những rủi ro đó vẫn chưa dừng lại...
Quý 4/2008, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) có đột biến. So với quý 3/2008, doanh thu tăng 11,8%; đặc biệt, lợi nhuận sau thuế đạt tăng tới 49,5%.
Có thể xem Gilimex là một hiện tượng khi đặt trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng từ thế giới, nhất là đối với hoạt động xuất khẩu. Nhưng, một thuận lợi tác động trực tiếp đến kết quả trên là do tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong quý 4/2008.
Gilimex cũng là một điển hình nhận được lợi ích từ chính sách tỷ giá, cũng như mục đích chính hỗ trợ xuất khẩu nói chung trong những đợt điều chỉnh vừa qua của Ngân hàng Nhà nước. Đã có nhiều ý kiến bình luận, đánh giá về mặt lợi. Nhưng, trên thực tế, có một "mặt thứ hai" đang lộ diện ở diện rộng: nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì tỷ giá tăng quá nhanh và mạnh.
Bóp méo cả kết quả kinh doanh
Trong câu chuyện với phóng viên, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty niêm yết nói: "Rủi ro tỷ giá đã được thấy trước, lường trước và có thể chỉ là ảnh hưởng nhỏ đối với kết quả kinh doanh nếu so với dự phòng đầu tư tài chính. Thế nhưng, khi kết toán, nó làm méo mó kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp không dễ ứng xử với cổ đông và nhà đầu tư".
Đó cũng là lý do để trong tháng 2 và 3 vừa qua, một loạt doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) phải có văn bản giải trình chênh lệch số liệu trong báo cáo tài chính kiểm toán 2008.
Như với Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn (SHC), kết quả kinh doanh năm 2008 được báo cáo với doanh thu đạt 174,436 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2007, đạt 116% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 17,979 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2007, đạt 120% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế 15,462 tỷ đồng.
Thế nhưng, sau khi kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ có 13,925 tỷ đồng, không đạt kế hoạch (92,8%). Nguyên nhân là do SHC chưa tính đến khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lưu Tiến Ái, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SHC, cho biết, những điều chỉnh trên là do khoản chênh lệch tỷ giá kết toán đối với khoản vay ngoại tệ mua tàu (USD) lên tới hơn 3,6 tỷ đồng, dù khoản chênh lệch tỷ giá này chỉ là dự phòng chưa xẩy ra (vì thời hạn của hợp đồng vay vốn là 5 năm). Ông Ái cũng kiến nghị Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể hơn về mặt kỹ thuật kiểm toán đối với khoản mục này.
Do chỉ là dự phòng chưa xẩy ra nên ông Ái cho rằng doanh nghiệp không mất và không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng các cổ đông phải chịu thiệt thòi, cụ thể là tỷ lệ chi trả cổ tức bị giảm, giá cổ phiếu trên sàn có thể bị ảnh hưởng...
Tương tự, rủi ro về tỷ giá cũng nổi bật trong loạt báo cáo giải trình của nhiều doanh nghiệp niêm yết khác, với tác động chính là làm giảm lợi nhuận hoặc đánh tụt kết quả kinh doanh so với kề hoạch đề ra.
Chỉ riêng sự kiện ngày 26/12/2008, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3% cũng đã làm cho chi phí tài chính của nhiều doanh nghiệp biến động mạnh. Tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá, chênh lệch tỷ giá cuối năm tính vào chi phí quý 4/2008 đã tăng thêm tới hơn 441 triệu đồng, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm tương ứng.
Hay tại Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình, lợi nhuận quý 4/2008 giảm 15,7% cũng có nguyên nhân chính là tỷ giá USD/VND "có quá nhiều biến động". Công ty đã phải hạch toán vào chi phí chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện cuối năm với số tiền lên tới 909.931.314 đồng. Với Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, lợi nhuận giảm 17,7 tỷ đồng trong quý 4/2008 cũng chủ yếu do chênh lệch tỷ giá và trích dự phòng tài chính.
Ngoài ra, rủi ro tỷ giá có thể thấy ở tổn thất của nhiều doanh nghiệp niêm yết khác. Và không loại trừ ở nhiều trường hợp chưa niêm yết, khi thông tin tài chính thường chưa công bố công khai và cụ thể.
Thụ động hay rủi ro từ chính sách?
Năm 2008, chính sách tỷ giá và tỷ giá trên thị trường chứng kiến tần suất điều chỉnh và những mức tăng chưa từng có trong lịch sử. Biên độ liên tục được nới rộng; tỷ giá liên ngân hàng đã tăng tới 5%, của các ngân hàng thương mại tăng tới 9% - một mức tăng gây sốc trong báo cáo tài chính ở những trường hợp nói trên.
Năm 2009, đặt trong câu chuyện này, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục đón một năm không bình yên. Ít nhất, từ ngày 24/3, biên độ tỷ giá đã được nới rộng lên +/-5%, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng đã tăng thêm gần 2%.
Suốt những năm trước đó, tỷ giá USD/VND liên tục được duy trì ổn định, thường chỉ tăng quanh 1% mỗi năm. Thay đổi này ảnh hưởng không nhiều đối với chi phí tài chính của doanh nghiệp, và là một phần giải thích vì sao phần lớn chưa mặn mà với các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Cũng không loại trừ mức thay đổi quen thuộc và ổn định đó đã hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp trước những điều chỉnh nhanh và khác thường của chính sách vừa qua.
Còn trong giải thích của một doanh nghiệp, năm 2008, tỷ giá đã có quá nhiều biến động khiến họ không thể thích nghi kịp thời để ổn định sản xuất kinh doanh.
Một giải pháp được đặt ra là doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh của các ngân hàng thương mại. Nhưng, bên cạnh phí dịch vụ, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương tạm ngừng cung cấp các sản phẩm này.
Ở một ứng xử khác, như định hướng mà ông Lưu Tiến Ái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHC, đưa ra là trong thời gian tới sẽ hạn chế dần những khoản vay bằng ngoại tệ. Trong khi đó, giải pháp mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen xác định là chuyển đổi các hợp đồng vay USD thành vay VND để tránh rủi ro tỷ giá trong năm 2009.
Liệu đây có phải là một phần nguyên nhân khiến cầu vay ngoại tệ tại các ngân hàng đầu năm nay có xu hướng giảm?
....................
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top