Vương vấn - Knj
Tên: Vương vấn.
Nhân vật: Kim Namjoon
GE.
11/05/2017.
Sài Gòn, năm 1985.
Tôi là t/b, một giáo viên dạy văn cho học sinh trung học. Tôi đang sống cùng mẹ ở khu chung cư gần nhà thờ Đức Bà. Cuộc sống nói chung rất đủ đầy hạnh phúc.
Nhưng lại có phần hơi nhàm chán. Cho đến ngày hôm đó, ngày tôi gặp anh.
Đó là một buổi chiều mùa hạ nắng gắt, sau khi gửi xong vài thứ cho bố đang ở Hà Nội, định trở ra nhưng trời lại quá nắng, tôi ở lại đi vài vòng quanh bưu điện. Tình cờ khi tôi đứng trước một tấm kính, tôi thấy được một chàng trai đang chụp lén tôi.
Tôi quay ngoắt lại, anh ta giật mình rồi giấu mất cái máy ảnh phía sau lưng.
"Này anh kia..."
Đó là lần đầu tiên tôi gặp anh, chàng trai nhiếp ảnh ngoại quốc yêu thích Việt Nạm nhỏ bé. Anh từng kể, cha anh là lính đánh thuê cho Mỹ, nhưng sau khi được trở về quê hương, ông luôn ngai ngái thương nhớ Việt Nam cho đến khi mất đi. Vì ông đã được một người mẹ Việt cứu khi bị thương nặng. Anh cũng vì thế mà thay cha sang đây, riết rồi mê, rồi thương Việt Nam lúc nào, hổng có muốn về.
Anh tên Kim Namjoon, tôi hay gọi anh là Kim.
Hai đứa tôi quen rồi thương nhau hồi nào mà hổng biết. Anh như một nét son điểm xuyến vào những tháng năm tuổi trẻ của tôi. Những tháng ngày mà người ta thường bảo rằng là quý nhất trong đời người, rằng là mất đi rồi thì khó lấy lại.
Thật may quá, vì có anh ở đó!
Kim hay than rằng Sài Gòn quanh năm chỉ có độc một mùa nóng, nhưng trời có nóng thế nào cũng đòi đèo tôi đi lòng vòng thành phố khi hai đứa rảnh.
Kim hay thường bảo người dạy văn như tôi hay sến súa dài dòng, nhưng cứ thích viết thư tay dài mấy trang rồi lén thả vào cửa sổ nhà tôi.
Kim hay nói anh thích con gái nhẹ nhàng yếu đuối, nhưng mỗi lần tôi khóc lại mắng tôi không biết mạnh mẽ.
Đặc biệt, anh có sở thích chụp lén tôi. Chỉ cần tôi xoay người đi, anh nhanh chóng cầm máy ảnh và "tách tách", lại ra vài phô hình. Nhưng khi tôi đòi xem, anh không cho, anh bảo đó là tài sản của riêng anh, không ai được đụng đến.
Từ khi có anh, mẹ tôi gần như cho tôi ra rìa. Bà thường làm bánh bông lan, nấu bùn bò, hay ít nhất cũng pha một ly cà phê thật ngon mỗi khi anh đến nhà. Và chỉ cần anh mở lời xin cho tôi đi chơi đâu đó, bất kể là đi đâu bà đều cho tất. Nếu mà lỡ như tôi có trở về sớm quá, bà lại mắng tôi: "Sao mày về sớm thế, cứ đi qua đêm cũng được, có làm sao đâu?".
Kim thường đến đón tôi mỗi chiều tôi tan tiết. Anh cứ đứng trước cửa lớp, lấy tay gõ nhẹ lên cánh cửa gỗ xanh cũ kĩ, thế là cả bọn học trò được nước lại nhao nhao lên: "Cô ơi, tan học thôi. Thầy đến đón cô rồi kìa!" rồi cùng nhau cười phá lên khi cô giáo của chúng, là tôi đây đỏ mặt: "Ừa! Vậy về thôi các em!".
Có một tối, mưa to lắm, tôi đang ngồi soạn giáo án ngoài phòng khách. Tự dưng có người kêu cửa ầm ầm, tôi mới vội vàng chạy ra xem.
Vừa mới mở cửa ra, một vòng tay ôm chầm lấy tôi. Là Kim!
Không biết tại sao trong cái tiết trời quỷ quái này anh lại qua nhà tôi, cả người anh ướt đẫm nước mưa, bàn tay anh lạnh ngắt ôm lấy tôi. Chẳng nói gì, anh cứ đứng ôm tôi như thế một lúc thật lâu.
Đến lúc tôi tưởng như anh đã ngủ quên rồi, anh chợt lên tiếng:
"T/b à! Phải làm sao đây? Tôi không muốn rời xa em!"
Thì ra là gia đình anh bên kia hối anh về lấy vợ, muốn anh mau chóng yên bề gia thất, xây dựng sự nghiệp. Anh hỏi tôi có muốn đi với anh không, tôi chỉ ngồi yên lặng, không nói. Cả hai chúng tôi biết điều đó là không thể, tôi không thể bỏ mặc mẹ tôi một mình ở đây, anh cũng không chắc anh có thể thuyết phục gia đình để cưới tôi.
Câu hỏi của anh lúc đó, không phải để hỏi, nó vốn dĩ là một tiếng thở than . Thở than cho cái tình nó sao ngắn ngủi quá!
Ngày anh đi, anh có tặng tôi một chậu xương rổng nhỏ.
"Khi nào xương rồng này ra hoa, anh sẽ về! Em chờ nghen!"
Thế là tôi cứ tin mãi vào cái lời hẹn ấy. Đã hơn 30 năm trôi qua, cây xương rồng nhỏ ấy đã không biết bao nhiêu lần nở hoa rồi, anh cũng có về đâu.
Tuổi xuân người con gái đã qua, tôi giờ đã trở thành một bà giáo già nghỉ hưu, sống một mình ở cái chung cư cũ gần nhà thờ Đức Bà. Bánh xe thời gian vô tình, vạn vật đổi thay, chỉ có con người là vẫn thích cái gọi là hoài niệm. Phải chi lúc đó anh cứ đi mà không để lại cho tôi bất kì sự hy vọng nào, thì tốt biết mấy. Lâu lâu, tôi lại nhìn chậu cây xương rồng đặt trên bệ cửa sổ, thầm nghĩ rốt cuộc anh có về với tôi nữa không?
Cái gì mà nghe vô vọng lạ!
Nhưng, đời người vốn là không biết trước được điều gì.
Đó là một buổi sáng mát trời của rất nhiều năm về sau...
"Cho hỏi....."
Tôi nghe được tiếng người trước cửa khi đang xem ti vi. Nhìn ra thì là một cậu trai trẻ, khoảng hơn 20 một chút. Tôi đẩy gọng kính lên, hình bóng này thật giống người đó quá!
Nhưng bao nhiêu năm rồi, người đó làm sao...
Cậu ta cất tiếng chào, nghe rõ phát âm ngọng nghịu của người nước ngoài:
"Có phải là cô t/b không ạ! Con là..."
.
.
.
"Thì ra cậu là con ông ấy à! Chà, giống nhau như đúc vậy. Thoạt đầu tôi còn nhìn nhầm."
"Vâng!"
"Vậy cậu gặp tôi có chuyện gì? Còn ông ấy đâu, không đi cùng cậu sao?"
"Không đâu ạ! Ông ấy, bố con... mất rồi, bệnh tim, hai tháng trước..."
Tim tôi phút chốc như bị ngàn cây kim đâm vào, đau nhói. Anh mất rồi sao? Ngay cả một lần gặp lại, chúng tôi cũng không có. Đời người ta thực là ngắn ngủi.
Rồi không rõ từ lúc nào, tôi thấy sống mũi mình cay cay, đôi mắt sao lèm nhèm quá. Tôi cố ngước mắt lên để ngăn nước mắt rơi, vô tình lại nhìn thấy chậu xương rồng, trong lòng lại thầm trách. Trách người, trách cả mình.
Cậu đưa cho tôi một tờ khăn giấy, kiên nhẫn lặng yên đợi cho tôi bình tĩnh lại. Cuối cùng cậu kéo cái vali đen đến gần, mở dây kéo, lấy ra một cái hộp gỗ cũ hình chữ nhật, trông như cái hộp mà mẹ tôi ngày xưa hay dùng để cất những bức thư ba tôi hay gửi cho bà từ phương xa. Cậu lấy tay phủi phủi lớp bụi mỏng phủ trên cái hộp, trông có vẻ lưu luyến lắm. Rồi cậu ta thở dài, đưa cái hộp cho tôi.
"Con đến đây...để đưa cho cô cái này! Cô mở ra xem đi."
Tay tôi run run đón lấy cái hộp, nhẹ nhàng mở ra cái khóa kim loại đã bị thời gian làm cho rỉ sét.
Trời ơi, bên trong toàn là hình chụp, hình anh chụp tôi. Khi tôi đang ngồi trước thềm nhà thờ Đức Bà, khi tôi đang đứng trên bục giảng, khi tôi đứng dưới mái hiên trú mưa,...
Đó đều là những bức ảnh ngày xưa anh nhất quyết không cho tôi xem, có cả trăm tấm. Một số trong đó không còn lành lạnh, giống như từ nhiều mảnh nhỏ được băng keo tỉ mỉ dán lại, có tấm lại bị đốt mất một góc, có tấm như bị ngâm nước và hong khô lại, cong queo, xấu xí.
"Mấy tấm đó...mẹ con...bà ấy ghen. Có lần bố đi vắng, bà ấy lén mang đi xé nát, bố biết được chỉ cặm cụi xếp từng mảnh lại rồi dán vào. Có tấm bị mẹ con đốt, ông ấy không dám dẵm chân lên dập lửa, đành phải dội nước. Nên chúng bị như vậy."
.
.
.
Bố con lấy mẹ cũng vì gia đình bắt ép thôi, nhưng ông ấy chưa bao giờ đối xử tệ với mẹ con và con cả. Nhưng mẹ con vẫn cứ ghen, tại ông không yêu bà.
Ông hay dành thời gian rảnh cuối ngày ngồi trong thư phòng, mở cái hộp này ra, vừa xem vừa cười tủm tỉm. Ông không cho bất cứ người nào đụng vào nó. Chỉ có lần, ông đi ra ngoài, mẹ con có lén lấy ra rồi xé, đốt hết.
Sau lần đó, ông buồn lắm, rồi lâu ra sinh bệnh.
Đến lúc yếu rồi, ông gọi riêng con ra, đưa cho con cái hộp này, dặn dò rằng nhất định nếu như ông mất đi, phải đi tìm cô, trao lại cho cô cái hộp này.
Và gửi lời đến cô:
"Anh luôn nhớ em!"
Cậu ta về rồi, tôi cứ ngồi thừ ra cả một buổi, ôm khư khư cái hộp cũ trong lòng. Cảm nhận như nghe được trái tim anh đập liên hồi như cái thuở anh hay ôm tôi vào lòng.
Tự dưng, tôi bật cười thành tiếng, tôi chẳng có lý do nào phải buồn. Anh đang ở đây, ngay ở cạnh tôi, anh trở về cùng tôi rồi.
End.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top