CHƯƠNG 10

*Chương 10:
           ....
Paris  là thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York và cũng là một trung tâm hành chính của vùng Île-de-France. Nằm ở miền Bắc nước Pháp. Paris được xây dựng hai bên bờ sông Seine với tâm là đảo Île de la Cité. Đây cũng là nơi hợp lưu của sông Seine và sông Marne. Từ thế kỷ 12, Paris trở thành một trong những trung tâm của châu Âu về giáo dục và nghệ thuật. Thế kỷ 14, Paris là thành phố quan trọng bậc nhất của Cơ Đốc giáo và trong các thế kỷ 16, 17, đây là nơi diễn ra Cách mạng Pháp cùng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Pháp và châu Âu. Đến thế kỷ 19 và 20, thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, thủ đô của nghệ thuật và giải trí.
              Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Paris là một trung tâm văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất. Sự nhộn nhịp, các công trình kiến trúc và không khí nghệ sĩ đã giúp Paris mỗi năm có đến 30 triệu khách nước ngoài. Thành phố còn được xem như kinh đô của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn. Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO... cộng với những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến Paris trở thành một trong những trung tâm trung chuyển lớn nhất trên thế giới và được coi như một trong bốn "thành phố toàn cầu" cùng với New York, Luân Đôn và Tokyo.
- Đúng là sáng suốt khi chúng ta đến Paris.
Robert cất lời.
-Haha. Thủ đô của Pháp, nơi có lịch sử lâu đời từ hàng trăm thế kỷ trước, hội họa và âm nhạc.
-Đúng thế.
Loeis tiếp lời Piest
- Truyền thống âm nhạc ở Paris bắt từ thời Phục Hưng. Cuối thế kỷ 12 trường phái âm nhạc đa âm điệu Notre-Dame ra đời. Dưới thời François I, công nghệ in ấn mới xuất hiện đã giúp các ca khúc trở nên phổ biến. Thời Louis XIV, nhiều vở opera lớn được giới thiệu ở Paris. Nhạc sĩ gốc Ý Jean-Baptiste Lully tới sống tại Paris và trở thành người phục trách âm nhạc của triều đình. Các vở ba lê của Lully được trình diễn tại cung điện Louvre từ năm 1655. Thế kỷ 18, Jean-Philippe Rameau làm nổi bật vai trò của dàn nhạc trong các vở opera-ba lê. Lịch sử Pháp cũng ảnh hưởng tới âm nhạc của Paris. Nhiều bài hát đại chúng được sáng tác trong thời kỳ Cách mạng Pháp, như Carmagnole trở thành ca khúc biểu tượng cho những người cách mạng vào năm 1792. Vào thế kỷ 19, Paris trở thành thủ đô của âm nhạc, các nghệ sĩ nổi tiếng nước ngoài đã tìm tới đây. Âm nhạc tiến đến Chủ nghĩa lãng mạn với những nhạc sĩ như Frédéric Chopin, Hector Berlioz hay Charles Gounod.
- Thế còn về khiêu vũ? Âm nhạc khiêu vũ thì sao?
-Mày có hứng thú với nó à? Robert.
- Haha. Âm nhạc cho khiêu vũ bắt đầu từ cuối thế kỷ 18. Chả lẽ mày không biết, đến thế kỷ 29, âm nhạc dành riêng cho khiêu vũ xuất hiện ở Paris đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới sao? Dù ở Châu Mỹ, châu Âu, hay châu Á cũng vậy. Nó ảnh hưởng đến âm nhạc truyền thống ở khắp mọi nơi, với các nhạc sĩ trên thế giới....
Robert hiếm khi giải thích rõ đến một mảng âm nhạc đến thế, Piest cười trêu chọc hắn.
Loeis nhìn họ và nói thêm vào lời của Robert
- Biết nhạc sĩ người Áo Johann Strauss I chứ?. Ông ta là người đã tới Pháp vào 1837. Không những thế, sau năm 1870, Paul Dukas, Camille Saint-Saëns hay Georges Bizet đã làm nước Pháp trở thành bậc thầy của âm nhạc ba lê.... Nhạc sĩ Maurice Ravel và Claude Debussy đã làm cho âm nhạc có cá tính hơn...
Piest gật đầu coi như hiểu rõ, anh khoác bả vai hai cậu bạn và hỏi:
- Loeis? Anh ở đây lâu rồi, vậy có biết đến người gọi là "Cô bé của Paris" không?
- À, đương nhiên biết. Loeis cười đối Piest:" Cô bé của Paris? Hay nên nói đó là câu chuyện từ thế kỷ trước cũng không khác là mấy. Trong Thế kỷ 20, những bài hát của Édith Piaf và cả Maurice Chevalier trở thành các ca khúc phổ biến ở Paris và còn được biết đến trên toàn thế giới.
- À, tôi cũng biết bà ấy. Bà còn là một diễn viên sân khấu và điện ảnh cũng như là người đỡ đầu cho nhiều ca sĩ mới mà sau đó đã trở thành ngôi sao của ca nhạc Pháp như Yves Montand và Charles Aznavour.
- Piest. Cậu nên nghe "La Vie en rose" của bà ấy, một bản tình ca trứ danh của nữ danh ca huyền thoại.
- Tôi có nghe qua bản nhạc đó. bài hát này được phát hành dưới dạng đĩa đơn trích từ album Chansons parisiennes. Tôi rất tâm đắc với giọng điệu trong bản nhạc của bà ấy, có lời nhận xét còn cho rằng , giọng ca còn quan trọng hơn cả lời nhạc và câu từ.
Bản nhạc ấy nếu nói được viết ra từ một hoàn cảnh thực tế thì cũng không khác là mấy. Vào một ngày đẹp trời năm 1945, nữ danh ca Edith Piaf khi ấy đang ngồi với người bạn của mình là Marianne Michel trong một quán cà phê trên đại lộ Champs-Elysées. Cuộc trò chuyện ngày hôm đó đã thúc đẩy bà chắp bút viết tặng cho bạn mình một bài hát, mà sau này đã theo giọng ca của danh ca này thổi một "cơn gió lãng mạn" khắp nước Pháp, mang theo tiếng nói của đồng cảm và hy vọngxua đi tàn dư đau thương hậu Thế chiến II vẫn đè nặng tinh thần mỗi người dân nước này, để rồi sau này tiếp tục làm "tan chảy" trái tim toàn thế giới.
Edith Piaf được mệnh danh là giọng ca "quốc dân" của Pháp, và La Vie En Rose chính là ca khúc nổi tiếng nhất gắn với tên tuổi bà.
Đó là Bản tình ca sinh ra từ "đất nước của tình yêu"-Paris. Thực ra, Edith Piaf đã "ấp ủ" La Vie En Rose từ một năm trước đó. Ca từ "Quand il me prend dans ses bras..." (Khi chàng ôm tôi trong vòng tay...) đến với bà một cách tình cờ vào một buổi tối năm 1944, khi bà đứng trước một người đàn ông Mỹ. Từ đó, "cơn say nắng" hòa với xúc cảm từ những đau thương của Thế chiến II, và cả những đau thương trong cuộc đời cá nhân bà, đã thúc đẩy Edith Piaf viết nên những ca từ lãng mạn, tràn đầy "màu hồng" hy vọng cho La Vie En Rose.
Điều làm nên sự lan tỏa cho La Vie En Rose tại Pháp, đó là nó đã chạm đến được trái tim của những con người vừa bước ra khỏi cuộc chiến, khơi gợi ở họ xúc cảm yêu thương và sự lạc quan để thoát khỏi bóng đen chiến tranh. Mang ý nghĩa "Cuộc sống màu hồng" hoặc "Cuộc sống qua lăng kính hoa hồng", La Vie En Rose là lời của một người con gái say đắm trong tình yêu, những gì người đàn ông của cô mang đến, cả thế giới đều mang một màu hồng của hy vọng.
Chất giọng run run ngọt ngào của "chim sẻ nước Pháp" say sưa đắm chìm trong từng giai điệu mơ mộng lãng mạn, uốn lượn với nhịp điệu chậm rãi uể oải gợi cảm giác thong thả của một cuộc tản bộ dọc bờ sông Seine thơ mộng. Chất Pháp thấm đẫm không thể bàn cãi, và có lẽ không công thức nào tuyệt hảo hơn thế cho một bản tình ca trứ danh.
Làm rung động cả thế giới, nhưng ban đầu La Vie En Rose không được Edith Piaf và ê-kíp của bà coi là ca khúc tiềm năng, bởi nó yếu hơn các bài hát trước đây. Thế nên La Vie En Rose đã bị "vứt xó" thời gian dài, chỉ được lôi ra dùng 1 năm sau, trong một concert của Edith Piaf. Trong sự bất ngờ của chính "mẹ đẻ" và cả ê-kíp, nó đã được đón nhận nhiệt liệt từ khán giả và trở thành bài hát để đời gắn liền với tên tuổi của Edith Piaf.
- Nhưng theo như tài liệu tôi tìm được ở thư viện, cái cuộc sống trong ca từ của bà,,, nó lại trái ngược hoàn toàn với hiện thực.
Dù cái đẹp nó có hiện rõ ràng đến đâu, nhưng cũng chỉ tồn tại trong lời hát, câu viết. Cuộc sống có thể huy hoàng và choáng ngợp ,đó là bi kịch. Không có cái đẹp, tình yêu hay nguy hiểm, sống hẳn sẽ thật dễ dàng.
Giống như Mary Kay Ash đã từng nói:"Tôi nghĩ khi bi kịch xảy ra, nó cho bạn hai lựa chọn. Bạn có thể khuất phục trước sự trống rỗng, nỗi trống trải tràn ngập trái tim bạn, phổi bạn, hạn chế khả năng bạn suy nghĩ, thậm chí là hít thở. Hoặc bạn có thể thử tìm ra ý nghĩa"

( Chương này đa số đều đề cập đến nghệ thuật âm nhạc, cuộc đời của nhạc sĩ. CÁM ƠN!!)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top